Văn chương

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 74 - 76)

- Tín ngưỡng sùng bái con ngườ

6.2.4.1.Văn chương

23 Trần Ngọc Thêm 1997, sđd, t

6.2.4.1.Văn chương

Văn chương tiếng Việt thiên về thơ ca và đạt nhiều thành tựu hơn hẳn văn xuôi. (Thử so sánh: theo 2 cuốn từđiển văn học:

Tây Âu và Nga: 21,7% thơ và văn xuôi 78,3% Việt Nam: 72,6% thơ và 27,4% văn xuôi)

Trong số văn xuôi còn cáo, hịch, chèo, tuồng chứa đầy những câu thơ. Ngay cả

văn xuôi tiếng Việt cũng chứa đầy âm điệu, nhịp điệu.)

Xuất phát từ tính chất duy cảm, dẫn đến một ngôn ngữ biểu cảm và nâng cao lên thành nghệ thuật thơ. Thơ tiếng Việt là sinh hoạt tâm hồn phổ biến, ưa thích của người Việt thành tựu thi phú dân tộc đạt nhiều đỉnh cao, từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn

Du, Hồ Xuân Hương, Nghuyễn Khuyến, Xuân Diệu, Tố Hưu, Nguyễn Bính - nhưng trước hết là thơ ca dân gian (ca dao, tục ngữ) và truyện thơ, ngâm khúc, câu đối.

Ngay cả văn xuôi (truyện, tiểu thuyết, tùy bút, văn chính luận,...) cũng giàu chất biểu cảm, chất thơ (Cáo Bình Ngô, Hịch Tướng Sĩ, Bút ký Tản Đà, Chiếu Dời Đô,

Đường chúng ta đi (Nguyễn Trung Thành), Dòng kinh quê hương (Nguyễn Thi).Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu).v. v...

Nghệ thuật thanh sắc

Âm nhạc cổ truyền:

Dân ca Việt Nam rất phong phú ở khắp các dân tộc, các vùng miền đất nước. Dân ca Việt Nam chủ yếu bộc lộ tâm tư tình cảm của người dân lao động, nhất là nông dân.

Âm nhạc không lời với nhiều nhạc cụ đa dạng, độc đáo như cây đàn bầu với 1 sợi dây. Số nhạc cụ ít ỏi trong 1 dàn nhạc đủ khả năng diễn tấu năng động, biến hóa. Không có nhạc xướng nhưng sự hòa tấu cũng điệu nghệ, các nhạc công tự chọn”nhạc trưởng”ấy là một người nhạc công giỏi nhất vừa diễn vừa lôi kéo người khác diễn theo.

Khi diễn kịch: (chèo tuồng, cải lương) diễn viên vẫn lấy giọng hát, bài ca làm chính. Việc diễn xuất, hành động chỉ là ước lệ biểu trưng, việc hóa trang nhân vật và phông cảnh tượng trưng, nói sơ qua, cốt yếu nhất là tiếng hát. Dân chúng gọi là”đi xem hát”.

Nghệ thuật Chèo là sân khấu dân gian cổ nhất, gọi là hát Chèo. Không nhằm miêu tả xung đột như kịch nói phương Tây, chèo cổ thiên về chế giễu, cảm hứng trào phúng (một kiểu trữ tình). Chèo có sự kết hợp các dân ca Bắc bộ rất nhuần nhuyễn.

Nghệ thuật Tuồng nảy sinh ở miền Trung, kết hợp giữa dân ca Trung bộ với kịch Tàu và tích truyện Tàu. Cảm hứng bi kịch, anh hùng ca và lịch sử thấm đẫm sân khấu Tuồng.

Nghệ thuật sân khấu Cải lương là sự kết hợp nhiều nguồn, từ nghệ thuật Chèo, Tuồng, âm nhạc cung đình Huế, kịch Tàu, dân ca Nam bộ đến kịch nói phương Tây.

trống nhớ chồng – LQV - của Cao Văn Lầu) - linh hồn của bài bản cải lương. Vọng cổ

chậm rãi, rõ ràng, cảm động, khi mãnh liệt khi dìu dặt, lên bổng xuống trầm, nhằm bày tỏ tình cảm, tranh cãi, thuyết phục, năn nỉ,... được ưa thích ở khắp mọi miền đất nước

Điều đó cho thấy nghệ thuật Cải lương dù có tiếp thu nghệ thuật nước ngoài vẫn giữ

vững truyền thống duy cảm của dân tộc - thế mạnh nghệ thuật của dân tộc.

Nghệ thuật Múa rối nước là một sản phẩm đặc sắc của dân tộc, gồm 3 yếu tố:

đẽo con rối, lồng tiếng hát và tài điều khiển con rối trên một sân khấu nước.

Nhìn chung đối với nghệ thuật thanh sắc, người Việt vẫn luôn ưu tiên cho thanh”hơn”sắc”- coi thanh là biểu hiện của tâm hồn (truyện tình bi đát Trương Chi)

Nghệ thuật múa còn kém phát triển ở nước ta (múa là sở trường của phương Tây, nói chung vùng văn hóa du mục). Tuy nhiên Nghệ thuật múa minh họa, diễn xuất trong nghệ thuật thanh sắcViệt Nam có nét riêng, thiên về sự tinh tế của đôi tay, ánh mắt, đạo cụ...Có thể nghệ thuật múa nước ta chịu ảnh hưởng của múa Ấn Độ, Trung Hoa nhưng vẫn có nét đẹp riêng Việt Nam. Sang thế kỉ 20, nghệ thuật múa Âu - Mỹ

lan tỏa sang Việt Nam, nhân dân ta tiếp thu có chừng mực và biết kết hợp với tính cách dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 74 - 76)