Đạo giáo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 107 - 109)

- Tín ngưỡng sùng bái con ngườ

27 Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, sđd, t

8.4.2. Đạo giáo ở Việt Nam

Cuối thế kỉ II, Đạo giáo thâm nhập vào nước ta (người phương Bắc lánh nạn chiến tranh do nội chiến thời Hán gây ra, chạy xuống phương Nam, mang theo Đạo giaó truyền bá vào nước ta).

Lúc này, trong khi Nho giáo đang cố thâm nhập vào Việt Nam chưa xong thì

Đạo giáo mau chóng được tiếp nhận. Đạo giáo phù hợp với nhiều tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Người Việt vốn sẵn tính sùng bái tự nhiên, tin ma thuật. Các nhà sư Đạo Phật (Ấn Độ) cũng phải học thêm ma thuật và trị bệnh để dễ truyền bá đạo Phật.

Đạo giáo phù thủy truyền lan nhanh hơn Đạo thần tiên. Còn giới quí tộc trí thức lại quan tâm tới Đạo thần tiên, tới ngọn nguồn Đạo học.

Đạo giáo phù thủy ở Trung Hoa và Việt Nam đã từng đứng về phía nhân dân, tập hợp lực lượng chống lại giai cấp thống trị phản động. Nhân dân tin ở sức mạnh kì diệu và phép màu của”thầy phù thủy”(pháp sư) có thểđánh bại kẻ thống trị.

Đạo giáo Việt Nam thờ 2 nhóm thần linh.

Nhóm th nht: Ngọc Đế, Thái Thượng Lão Quân, thần Trấn Vũ, Quan Thánh (Quan Công),

Nhóm th 2: Đức Thánh Trần, Bà Chúa Liễu (Liễu Hạnh - nàng tiên giáng trần). Thánh và Chúa đi đôi như một cặp âm dương. Ngoài ra, các pháp sư còn thờ các thần khác: Tam Bành, Độc Cước …

Đạo sĩ cũng được vua chúa coi trọng như tăng sư Đạo Phật, được mời làm cố

vấn.

Thời nhà nhà Lê, nảy sinh một trường phái Đạo giáo lớn, gọi là Nội Đạo, do Trần Toàn quê Thanh Hóa khởi xướng, có tới 10 vạn tín đồ.

Đạo giáo thần tiên ở VN thiên về”ni tu”(còn ở Nam Trung Hoa thiên về

ngoại dưỡng: luyện thuốc trường sinh).Chử Đồng Tử được coi là ông tổ của của đạo thần tiên Việt Nam, sau được tôn thờ là 01 trong”Tứ bất tử”(Tản Viên, Thánh Gióng, Liễu Hạnh và, ChửĐồng Tử)

Đời nhà Trần, có truyền thuyết về ông quan Từ Thức (quê Thanh Hóa) gặp tiên nữ Giáng Hương, sau kết hôn mà thành tiên.

Đời Lê, truyền thuyết Trần Tú Uyên gặp gỡ tiên nữ Giáng Kiều ở xóm Bích Câu (Hà Nội), sau 2 vợ chồng cưỡi hạc bay đi. Dân chúng lập ra Bích Câu đạo quán để

thờ. Vua Lê Thánh Tông mơ gặp tiên, cho xây Vọng Tiên quán (ở cửa Nam Hà Nội). Sĩ phu Việt Nam xưa đôi khi lập đàn cầu cơ (cầu tiên, phụ tiên) để hỏi thời thế, vận mệnh đất nước.

Trong các phong trào nông dân nổi dậy đấu tranh chống chế độ PK và trong kháng chiến chống xâm lược, đạo thần tiên cũng là một phương tiện giúp dân khẳng

định niềm tin và tập trung lực lượng.

Bên cạnh 2 phái Đạo giáo phù thủy và thần tiên nói trên, nhiều nho sĩ Việt Nam

đi tới suy ngẫm về cốt lõi Đạo học, chọn lối sống thanh tĩnh, nhàn lạc (an bần lạc đạo). Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Huy Ích, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến … khi bất mãn thời cuộc đều tìm về lối sống ẩn cư, hòa hợp với thiên nhiên.

Ngày nay Đạo giáo đã tàn lụi ở Việt Nam, chỉ còn lẻ tẻ một số ít nghi lễ mang tính tín ngưỡng dân gian nhưđồng bóng, đội bát nhang, xin bùa chú, tang ma.

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)