TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠ

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 117 - 122)

- Tín ngưỡng sùng bái con ngườ

TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠ

9.1. Hằng số văn hoá Việt Nam

Những yếu tố khách quan vũ trụ (còn gọi là yếu tốđịa - văn hóa) cốđịnh đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa dân tộc, từ đó sinh ra những đặc điểm cơ bản không thay đổi trong lịch sử (và trong tương lai) - gọi là hằng số văn hóa.

Lớp văn hóa bản địa Việt Nam được tạo ra trên nền tảng Nam Á và Đông Nam Á (nguyên là vùng Đông Nam Á cổđại) đã sinh ra những đặc điểm bền vững sau đây:

Nghề nông trồng lúa nước.

Kéo theo những giá trị văn hóa khác như: kĩ thuật canh tác, một số gia súc chăn nuôi như trâu, bò, heo, gà, vịt, một số cây trồng: khoai, sắn, bắp, rau trái...

Cơ cấu bữa ăn chủ yếu vẫn là: cơm - rau - ca ù.

Từ những hằng số văn hóa ấy, một sốđặc trưng được hình thành gọi là bản sắc văn hóa dân tộc.

9.2. Bản sắc văn hoá dân tộc

Xuất phát từ nghề nông trồng lúa nước và các hằng số văn hóa, dẫn đến các giá trị văn hóa chủ yếu sau:

Tổ chức làng xã bền vững, ổn định. Tính cộng đồng, tính đoàn kết

Tính tự trị, tính dân chủ, ý thức độc lập dân tộc và lòng yêu nước nồng nàn Lối sống thiên về quân bình hài hòa âm dương,trọng tình cảm hơn lí trí, trọng văn hơn võ, mềm dẻo hiếu hòa.

Lối ứng xử năng động, linh hoạt, khả năng thích nghi cao với mọi tình huống, biến đổi.

Lối tư duy tổng hợp và biện chứng

Tinh thần dung hợp và xu hướng kết hợp, tích hợp nhiều nguồn văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc là sự kết tinh toàn bộ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tồn tại dưới dạng tinh thần (trong mỗi con người Việt Nam tiêu biểu). Bản sắc ấy còn gọi là tính cách văn hóa - cá tính văn hóa của dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc cũng chứa đựng cả mặt trái (những nhược điểm cố

hữu). Chúng ta cần nhìn nhận nhược điểm ấy để có quyết tâm và biện pháp sửa chữa Bản sắc văn hóa rất ổn định, bền vững, chậm thay đổi.

9.3. Gía trị văn hoá truyền thống

Là tất cả những giá trị văn hóa còn thích hợp với thời đại ngày nay.(Truyền: lớp trước chuyển giao, Thống: lớp sau tiếp nhận. Khi truyền và nhận đều có sự chọn lựa, gạn lọc bỏđi những giá trị lỗi thời)

Giá trị văn hóa truyền thống, bao gồm cả những giá trị văn hóa dân tộc khác vốn đã được dân tộc ta tiếp thu,trải nghiệm qua thời gian, đã được dung hợp, tích hợp (còn gọi là Việt Nam hóa).

9.4. Gía trị văn hoá tiêu biểu

Là một số trong những giá trị văn hóa truyền thống,đặc biệt riêng của Việt Nam, là phần đóng góp vào nền đại văn hóa vô cùng phong phú của nhân loại.

Gồm một số nhóm giá trị văn hóa sau:

Đồ cổ: Trống đồng,thạp đồng,đồ gốm, đồ thủ công mỹ nghệ cổ, đồng tiền cổ

… Những thứ này cần được bảo tàng. Đó là những kỉ vật của tổ tiên để lại.Viện (nhà) bảo tàng là nơi trưng bày các di vật cổ cho các thế hệ con cháu xem, nhằm thỏa mãn tình cảm của người dân một nước, giáo dục lòng tự hào dân tộc và giới thiệu, giao lưu với bạn bè dân tộc khác.Bên cạnh đó, viện baỏ tàng cũng phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Đồ cổ là những vật quí,di sản chung của dân tộc, không thể sản xuất thêm nữa.Các quốc gia đều nghiêm cấm buôn bán đồ cổ, đặc biệt không để lọt ra nước ngoài.

Công trình kiến trúc cổ: Đền đài, lăng tẩm, công trình cổ khác cần được bảo tồn (giữ gìn, trùng tu, khai thác)

Tiếng Việt: Là sản phẩm đặc biệt do tất cả người Việt tạo nên suốt trường kì lịch sử.Tiếng Việt cần được giữ gìn, phổ thông hóa, chính âm, chính tả và trong sáng.

Các giá trị văn nghệ dân gian: cần được sưu tầm, khai thác, kế thừa và phát huy. Đây là những giá trị cổ nhưng vẫn còn sức sống như:

Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ.

Âm nhạc cổ truyền, dân ca, sân khấu dân gian (Chèo, tuồng, ca tài tử Nam bộ, dân ca kịch các vùng, như Quan họ Bắc Ninh, Nghệ Tĩnh, và các dân tộc như

Khmer, Tây nguyên, Tày, Thái. v.v…

Những tác phẩm cổ điển đặc sắc như Thơ văn Lý -Trần, thơ văn Nguyễn Trãi, Truyện Kiều, Bà huyện Thanh Quan..v.v…

Một số nghề thủ công độc đáo như mây tre đan (đương), làm trống, kim hoàn, thêu may, áo dài phụ nữ, dệt lụa tơ tằm...

Những thủ thuật y học cổ truyền (Đông Nam Y), cây thuốc nam Những món ăn dân tộc độc đáo. . v. v...

9.5. Văn hoá truyền thống đứng trước công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hóa

Từ cuối thế kỉ 20 sang thế kỷ 21, Việt Nam bước vào cuộc giao lưu rộng rãi đa phương với các nền văn hóa Aâu - Mỹ, Đông Nam Á và các dân tộc khác.Chúng ta cần đặc biệt lưu ý khi giao lưu với các nền văn hóa Aâu - Mỹ.

Đứng trước thời đại mở cửa, đất nước ta tiến hành đổi mới, trước hết phải đối mặt với nền kinh tế thị trường. (Trong nền văn hóa truyền thống, dân tộc Việt Nam đã quen với kinh tế bao cấp và lối sản xuất nhỏ tiểu nông, chưa trải qua kinh tế thị

trường)

Chắc chắn sẽ có những cái được và cái mất. Được những cái hay nhưng cũng”được”cả những”cái dở”. Mất đi những cái cũ xấu, nhưng cũng có nguy cơ mất luôn cả những giá trị tốt đẹp truyền thống. Xem bảng dự báo dưới đây:

CÁI HAY CÁI DỞ

Cái

được(thêm)

Cái thoát

khỏi Cái mất mát Cái nhiễm

phải Đô thị, công nghiệp phát triển Đô thị nông thôn bị khống chế Môi trường tự nhiên Nạn ô nhiễm môi trường Đời sống vật chất cao, tiện nghi đầy đủ Sự nghèo nàn thiếu thốn Lối sống tình nghĩa Lối sống thực dụng Tinh thần tự do phê phán Thói gia trưởng Tính tập thể, Sựổn định gia đình Lối sống cá nhân chủ nghĩa Sự liên kết quốc tế rộng rãi Thói địa phương cục bộ chủ nghĩa Tính tự trị, tự lực Hiện tượng đồi trụy

Theo Trần Ngọc Thêm 2006 Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TPHCM,

t584

Trong tình hình đó , chúng ta cần phát huy những ưu điểm của bản sắc văn hóa dân tộc như : tính tổng hợp , năng động , thích nghi cao trong việc xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến .

Đặc biệt , chúng ta cần mạnh dạn , dũng cảm sửa chữa những căn bệnh như : Bệnh tùy tiện

Ý thức yếu kém về pháp luật Thói quen sản xuất nhỏ

Thói gia trưởng , bệnh quan liêu và cửa quyền Thói gia đình chủ nghĩa , xuề xòa đại khái Thói cục bộđịa phương. . .

Hiện nay , đất nước ta cũng đã có sẵn những điều kiện thuận lợi cơ bản là : Vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông , giao thương quốc tế

Tình hình an ninh chính trị quốc gia ổn định , bền vững Nhân dân đoàn kết một lòng

Tóm lại , đất nước ta đã có đủ ba điều kiện : thiên thời - địa lợi - nhân hòa để

Phụ lục

Thành phần và phân bổ các dân tộc

STT Tên gọi Tên gọi khác Các nhóm nhỏ Địa bàn cư trú

1 Kinh Việt Trong cả nước

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 117 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)