Mối quan hệ không gian văn hóa Việt Nam Trung Quốc

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 31 - 33)

15 Trần Ngọc Thêm 2001 Tìm về bản sắc văn hóa Việtnam, nxb TP.HCM ,t 62-

3.4. Mối quan hệ không gian văn hóa Việt Nam Trung Quốc

Khởi đầu, tổ tiên người Hán là một dân tộc du mục, sống ở thượng nguồn sông Hoàng Hà.Về sau, họ làm thêm nghề nông nghiệp trồng kê mạch (nông nghiệp khô). Dần dần, họ di chuyển từ Tây sang Đông, dọc theo sông Hoàng Hà xuống hạ lưu.Đến

đây, định cư và hình thành nền văn hóa sông Hoàng Hà.Thời kỳ này để lại từ”đông tiến”như một phương hướng sinh tồn và quan trọng nhất trong đời sống (đông cung,

đông sàng...)

Kế tiếp, người Hán tiếp tục vượt qua sông Hoàng, qua Trung Nguyên, vượt sông Dương Tử (Trường giang) đi xuống phương Nam - bằng con đường chiến

tranh xâm lược - nơi có khí hậu dễ chịu với đất đai màu mỡ hơn. Đó là cuộc Nam tiến với khái niệm”kim chỉ nam”(nhiều dòng người đã hợp chủng với các dân tộc phương Nam - xem lại phần Chủ thể văn hóa Việt ; nguồn gốc các dân tộc Việt nam) trong giai đoạn này, khi đã chiếm và đô hộ xong các quốc gia ở bờ nam sông Dương Tử, nhà Tần đã xua quân đánh chiếm Bách Việt; bất đầu từ năm 111TCN nhà Hán mới chính thức đô hộ vùng đất nay là phần phía Bắc và BắcTrung Bộ Việt Nam, cuộc

đô hộ này kéo dài hơn 1000 năm (sử ta quen gọi là 1000 năm Bắc Thuộc là giai đoạn này) đến năm 938 SCN với chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng (Quảng Ninh) Ngô Quyền mới dành được độc lập, tự chủ cho người Việt và các dân tộc sống trên vùgn lãnh thổ này.

Trong giai đoạn này, Người Hán đã dùng mọi thủ đoạn quỷ quyệt nhằm đồng hoá về văn hoá và dân tộc để dễ bề cai trị nước ta, chúng áp đặt văn hoá Hán (Nho giáo là trung tâm) vào nước ta và chắc chắn người Hán đã thu nhận không ít thành tựu văn hóa phương Nam để góp vào nền văn hóa Hán - sông Hoàng Hà.

Như vậy, ngay từ những buổi đầu hình thành văn hóa, dân tộc Việt và Hán đã có quá trình giao lưu văn hoá lẫn nhau (cả cưỡng bức và tự nguyện, nhưng cưỡng bức là xu thế chính)

Văn hóa Trung Hoa = Văn hóa du mục Tây Bắc + Văn hoá nông nghiệp khô Trung nguyên + Văn hóa lúa nước phương Nam. (Văn hóa du mục Tây Bắc + Văn hóa nông nghiệp khô Trung nguyên = Văn hóa Hoàng Hà)

Văn hóa Việt Nam = Văn hóa Nam sông Dương Tử + Văn hóa sông Hồng, sông Mã + Văn hóa miền Trung và sông Mekong.

Khuê Văn Các Chùa Một Cột

Tháp Chăm Chùa Khmer

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)