1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quan hệ ngoại giao hoa kỳ indonesia giai đoạn 1949 1967

138 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Indonesia giai đoạn 1949 - 1967
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Dung
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch sử thế giới
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

Với những vấn đề đặt ra ở trên, quan hệ ngoại giao giữa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa Indonesia giai đoạn 1949 - 1967 trở thành chủ đề hấp dẫn, lôi cuốn của nhiều nhà nghiên cứu l

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

Trang 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 16

5 Nguồn tài liệu 17

6 Phương pháp nghiên cứu 17

7 Đóng góp của đề tài 18

8 Bố cục của đề tài 18

CHƯƠNG 1:NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ

NGOẠI GIAOHOA KỲ - INDONESIA TỪ NĂM 1949 - 1967 19

1.1 Tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á từ năm 1949 - 1967 19

1.3 Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ và Indonesia giai đoạn 1949 - 1967 32

1.3.1 Chính sách đối ngoại chung của các Tổng thống Hoa Kỳ 32

1.3.2 Lợi ích của Indonesia trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ 35

1.3.3 Chính sách đối ngoại chung của Indonesia 42

1.3.4 Lợi ích của Hoa Kỳ trong chính sách đối ngoại của Indonesia 43

CHƯƠNG 2: QUAN HỆ NGOẠI GIAO HOA KỲ VÀ INDONESIA TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ GIAI ĐOẠN 1949 - 1967 48

2.1 Quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ và Indonesia trên lĩnh vực chính trị giai đoạn 1949 - 1956 48

2.2 Quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ và Indonesia trên lĩnh vực chính trị giai đoạn 1957 - 1967 66

Trang 4

CHƯƠNG 3: QUAN HỆ NGOẠI GIAO HOA KỲ VÀ INDONESIA TRÊN

LĨNH VỰC KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1949 - 1967 87

3.1 Quan hệ trên lĩnh vực kinh tế giai đoạn 1949 - 1956 87

3.1.1 Buôn bán, đầu tư 87

3.1.2 Viện trợ 94

3.2 Quan hệ trên lĩnh vực kinh tế giai đoạn 1957 - 1967 99

3.2.1 Buôn bán đầu tư 99

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới

sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Ngọc Dung Các kết quả và số liệu nghiên

cứu được trình bày trong Luận văn là trung thực Những kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023

Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CENTO Central Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước Trung tâm CIA Central Intelligence Agency

Cơ quan Tình báo Trung ương

CMGPDT Cách mạng Giải phóng Dân tộcECA Economic Cooperation Administration Quản lý Hợp tác Kinh tế

KNIP Komite Nasional Indonesia Pusat

Ủy ban Trung ương quốc gia Indonesia MDAP Mutual Defense Assistance Program Chương trình Hỗ trợ Phòng thủ chung NAM Non- Aligned Movement

Phong trào không liên kết NATO North Atlantic Treaty Organization

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương PKI Partai Komunis Indonesia

Đảng Cộng sản Indonesia PNI Partai Nasional Indonesia

Đảng Dân tộc Indonesia SEATO Southeast Asia Treaty Organization

Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á STEM United States Special Technical and Economic Mission Phái đoàn kinh tế và kỹ thuật đặc biệt của Hoa Kỳ

Trang 7

TBCN Tư bản chủ nghĩa XHCN Xã hội chủ nghĩa LHQ Liên hợp quốc TCA Technical Cooperation Administration Cục Hợp tác kỹ thuật

USAID United States Agency For International Development Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

Trang 8

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Indonesia bắt đầu từ thế kỷ 19, khi những thương nhân Hoa Kỳ đến quốc gia này để buôn bán Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và chính sách cởi mở của thực dân Hà Lan, Indonesia thu hút khá đông thương nhân Hoa Kỳ đến buôn bán và định cư Nhằm hỗ trợ công dân và thúc đẩy hoạt động kinh doanh, Lãnh sự của Hoa Kỳ tại nước này đã được thành lập vào ngày 24 tháng 11 năm 1801, do đại sứ Thomas Hewes là người đứng đầu Đây là cơ quan đại diện chính quyền Hoa Kỳ đầu tiên tại Indonesia Tuy nhiên, các hoạt động thương mại và ngoại giao giữa hai nước trong giai đoạn này chưa được chính thức hóa Đến năm 1949, khi Indonesia là quốc gia độc lập hoàn toàn, Hoa Kỳ là nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 28 tháng 12 năm 1949

Giai đoạn từ năm 1949 - 1967 là thời kỳ quan trọng trong quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ và Indonesia, nhiều sự kiện đã diễn ra đối với lịch sử hai nước Trong 18 năm đó quan hệ ngoại giao hai nước diễn ra như thế nào? Quan hệ Hoa Kỳ - Indonesia giai đoạn 1949 - 1967 tác động đến các chủ thể và quan hệ hai nước sau này ra sao? Với những vấn đề đặt ra ở trên, quan hệ ngoại giao giữa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa Indonesia giai đoạn 1949 - 1967 trở thành chủ đề hấp dẫn, lôi cuốn của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử về quan hệ quốc tế quan tâm, và đây cũng chính là đối tượng nghiên cứu của luận văn này

Về ý nghĩa khoa học, đề tài khái quát quan hệ ngoại giao hai nước Hoa Kỳ và Indonesia từ năm 1949 - 1967 trong hai lĩnh vực chính trị và kinh tế Đây là giai đoạn tiền đề trong quan hệ hai nước, có nhiều ảnh hưởng đến quan hệ giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á và quốc tế Khi đi sâu nghiên cứu quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Indonesia trên hai lĩnh vực trên, luận văn giải quyết một phần câu hỏi đặt ra bên trên Đây là mối quan hệ cộng sinh, ảnh

Trang 9

hưởng trực tiếp lẫn nhau Lý giải chính sách của Hoa Kỳ đối với Indonesia nói riêng, Đông Nam Á nói chung trong hơn 20 năm đầu của trật tự hai cực Yalta và chính sách Indonesia đối với Hoa Kỳ trong những năm đầu độc lập dưới thời Tổng thống Sukarno Qua đó làm tiền đề quan trọng cho một loạt các chính sách của hai nước đối với khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương và thế giới sau này

Về ý nghĩa thực tiễn, tại Việt Nam, hiện nay có khá nhiều cơ quan và một số tổ chức nghiên cứu về Đông Nam Á nói chung và Indonesia nói riêng: Viện nghiên cứu Đông Nam Á, tạp chí Đông Nam Á, Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao, các khoa lịch sử, đông phương học và bộ môn Indonesia học tại các trường đại học trên khắp cả nước Tuy nhiên, quan hệ Hoa Kỳ và Indonesia giai đoạn 1949 - 1967 chỉ được đề cập trong một số công trình, bài báo và cho đến nay vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề này Chưa kể, Indonesia là quốc gia lớn trong khu vực Đông Nam Á và các chính sách đối ngoại của nước này có sự ảnh hưởng đến định hướng đối ngoại của các quốc gia xung quanh Đối với Việt Nam, Indonesia là quốc gia có khá nhiều điểm tương đồng Cả hai đều từng là thuộc địa của các nước thực dân trong thời gian dài, cùng nhau tuyên bố độc lập vào tháng 8 năm 1945, ủng hộ phong trào đấu tranh và giải phóng dân tộc các nước trên thế giới Mối quan hệ giữa Việt Nam và Indonesia được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno đặt nền móng và phát triển Sau khi giành độc lập, Indonesia ủng hộ Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995 Ngày nay, Indonesia là đối tác chiến lược trong quan hệ quốc tế của Việt Nam

Hoa Kỳ là cường quốc số một thế giới, có sự chi phối mạnh trong quan hệ quốc tế Quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và các nước trên thế giới được rất nhiều học giả trong và ngoài nước tìm hiểu và nghiên cứu Do đó, tìm hiểu về quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ và Indonesia từ năm 1949-1967 là rất cần thiết Bởi

Trang 10

giúp chúng ta có thêm nhiều hiểu biết về hai quốc gia lớn của khu vực và thế giới Từ việc tập hợp tư liệu và hệ thống hóa một cách toàn diện về quan hệ hai nước, góp phần bổ sung vào mảng tư liệu thiếu về Indonesia và quan hệ quốc tế Đây là nguồn tư liệu mới cho những ai quan tâm đến lịch sử Indonesia nói riêng, Đông Nam Á nói chung

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

a) Ngoài nước

Từ lâu quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Indonesia là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học quốc tế Tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Anh và một số quốc gia châu Âu khác, từ năm 1945 các công trình nghiên cứu về quan hệ của Indonesia và các nước xuất hiện ngày càng nhiều

Báo cáo của “World Economic report 1949 - 1950” của Liên hợp quốc

năm 1950 đã cung cấp các số liệu kinh tế của Indonesia và thế giới, qua đó có phân tích cụ thể về lợi thế và hạn chế của nền kinh tế nước này Trong báo cáo đã đề cập về việc Hoa Kỳ đã ký hiệp định về hỗ trợ kinh tế và kỹ thuật, giáo dục đối với Indonesia vào tháng 10 năm 1950 Tuy nhiên, đây chỉ là báo cáo chung về kinh tế thế giới, chưa có nhiều dữ liệu về quan hệ kinh tế Hoa Kỳ và Indonesia

“Foreign policy and national integration: The case of Indonesia” của tác

giả Jon M.Reinhardt xuất bản vào năm 1971 Công trình đề cập đến chính sách đối ngoại, chủ nghĩa dân tộc, con đường giành độc lập của Indonesia Tuy nhiên, quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Indonesia 1949-1967 chưa được đề cập cụ thể, chi tiết

Cuốn sách “Indonesian foreign policy and the dilemma of dependence,

from Sukarno to Suharto” (1976) của Franklin B Weinstein, phân tích các

chính sách ngoại giao của Indonesia từ khi giành được độc lập năm 1945 đến

Trang 11

thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Suharto Bằng cách tiến hành cuộc phỏng vấn với những nhà lãnh đạo Indonesia một cách chi tiết về quan điểm của họ trong quan hệ quốc tế, tác giả đã tạo ra một tài liệu đầy đủ và sâu sắc nhất về chính sách ngoại giao của Indonesia đến năm 1975 Nghiên cứu tập trung vào vấn đề phổ quát: làm thế nào để đảm bảo các nguồn lực bên ngoài cho sự phát triển mà không đặt vào nguy cơ độc lập quốc gia Chính vì vậy, quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Indonesia 1949-1967 chưa được đề cập nhiều

Công trình “Colonialism and Cold War: The United States and the

Struggle for Indonesian Independence, 1943-1949” (1981) của Robert J

McMahon Ithaca, N.Y do Cornell University Press Công trình bắt đầu với một cái nhìn tổng quan về lịch sử cai trị của thực dân Hà Lan ở Indonesia và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở khu vực Đông Ấn Tiếp theo, tác giả trình bày sự phát triển của chính sách của Hoa Kỳ đối với Indonesia trong suốt 4 năm xung đột Hà Lan - Indonesia, phân tích các yếu tố làm thay đổi tiến trình của chính sách đó từ hỗ trợ ban đầu cho người Hà Lan sang hỗ trợ tạm dừng và miễn cưỡng cho những người theo chủ nghĩa dân tộc Tác giả đã chứng minh mối liên hệ cơ bản giữa chính sách thuộc địa của Hoa Kỳ và Chiến tranh Lạnh, cho thấy thái độ chính thức đối với Indonesia được xác định bởi một chiến lược địa chính trị toàn cầu nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản Nghiên cứu chính sách của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, trong bối cảnh lịch sử bằng cách thảo luận về nguồn gốc của chính sách đó và so sánh các trường hợp ở Indonesia và Đông Dương

Luận văn thạc sĩ “United States - Indonesian relations, 1945 - 1949:

negative consequences of early American Cold War policy” (1998) của Robert

Earl Patterson thuộc University of Richmond (Hoa Kỳ) Nội dung của luận văn phân tích chính sách đối nội và đối ngoại của Indonesia giai đoạn 1945 - 1949 và sự ảnh hưởng của Chiến tranh Lạnh trong việc định hình mối quan hệ giữa

Trang 12

Hoa Kỳ với Indonesia Tác giả đã giành 1 chương viết về sự phát triển của Chủ nghĩa dân tộc của Tổng thống Sukarno Đây là nền tảng quan trọng của chính sách đối ngoại của Indonesia Các kết quả nghiên cứu của công trình đã giúp luận văn có cơ sở tiền đề để triển khai các nội dung quan hệ ngoại giao hai nước giai đoạn 1949 - 1967

Bài báo “U.S relations with Indonesia, the Kennedy - Johnson

transition, and the Vietnam connection, 1963 - 1965” (2002) của Matthew

Jones đăng trên Diplomatic History, Vol 26, No 2, tr 249-281 Nội dung của bài báo phân tích sự chuyển tiếp trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ - Indonesia giữa Tổng thống Kennedy và Tổng thống Lyndon B Johnson và mối liên hệ với chiến tranh Việt Nam Các diễn biến cụ thể của sự chuyển tiếp này được bài báo đề cập chi tiết thông qua các con số và các dự luật liên quan Quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Indonesia được đặt trong bối cảnh cuộc chiến tranh Việt

Nam đang diễn ra ác liệt, Hoa Kỳ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

ở miền Nam Việt Nam

Cuốn sách “Chính sách ngoại giao và truyền thông Hoa Kỳ trong con

mắt người Indonesia” (năm 2006) của Jarno S Lang Nội dung của tác phẩm

tìm hiểu phản ứng của giới truyền thông Indonesia đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bằng cách phân tích hơn 400 bài báo Trong bối cảnh Tổng thống

Obama tuyên bố “xoay trục sang châu Á”, hai nước cần tìm cách thúc đẩy quan

hệ tốt đẹp Đồng thời, tác giả đã phân tích phản ứng của báo chí Indonesia đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời chính quyền của Tổng thống Bush và Obama Tác giả lập luận rằng cách công chúng Indonesia nhìn nhận thế giới có tác động đến hình ảnh bản thân quốc gia, điều này một lần nữa ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động đối ngoại quốc gia Trên cơ sở đó, tác phẩm đã giúp luận văn có cái nhìn tổng quát về quan hệ Hoa Kỳ và Indonesia trong những năm đầu của thế kỷ XXI và qua đó có sự đối sánh với giai đoạn nghiên

Trang 13

cứu Tuy nhiên, các dữ liệu về quan hệ hai nước giai đoạn 1949 - 1967 chưa được đề cập

Bộ sách “The Foreign Relations of the United States” là công trình tổng

hợp các hồ sơ lịch sử tài liệu chính thức về các quyết định chính sách đối ngoại quan trọng của Hoa Kỳ và hoạt động ngoại giao Bộ sách do Văn phòng Nhà sử học của Bộ Ngoại giao xuất bản Trong đó, từ Volume VI đến Volume XXVI là các ghi chú, điện tích, báo cáo phân tích về tình hình Indonesia 1949-1967 của các quan chức, đại sứ Hoa Kỳ phụ trách hoặc liên quan đến Indonesia Tuy vậy, các vấn đề quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Indonesia trong giai đoạn này được trình bày dưới dạng biên niên

Các điện tín, báo cáo của Văn phòng Chính phủ Hoa Kỳ xuất bản giai đoạn 1949 - 1967 về các cuộc trao đổi, một số báo cáo, đánh giá về các nội dung nước này đang triển khai tại Indonesia Nội dung các bức điện tín này liên quan đến các nội dung phối hợp, bày tỏ quan điểm hoặc kế hoạch sắp triển khai, các báo cáo, đánh giá tiềm lực của Indonesia Trong báo cáo của Hội đồng An ninh Quốc gia bởi Thư ký Điều hành (Lay) ngày 17 tháng 5 năm 1951 đã phân tích một cách chi tiết và đánh giá tình hình của Indonesia trong bối cảnh khu vực, lợi ích của Hoa Kỳ có được khi liên kết Trong bản ghi nhớ của Ngoại trưởng gửi Tổng thống Truman ngày 9 tháng 1 năm 1950 về việc đề nghị hỗ trợ cho Indonesia, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã phân tích vị trí chiến lược, tình hình chính trị của quốc gia này Trong bức điện tín của Đại sứ quán tại Indonesia gửi tới Bộ Ngoại giao ngày 16 tháng 9 năm 1960 đã phân tích lợi ích của Tổng thống Sukarno tại chính trường Indonesia và đề xuất chuyến thăm không chính thức tới Hoa Kỳ của ông vào năm 1960

Công trình “Developing country debt and economic performance,

Volume 3: Country studies - Indonesia, Korea, Philippines, Turkey” (2007) của

nhóm tác giả Jeffrey D Sachs và Susan M Collins thuộc Nhà xuất bản Đại học

Trang 14

Chicago đã phân tích chi tiết về các vấn đề của kinh tế Indonesia giai đoạn từ năm 1951 đến 1959 Nhóm tác giả đã chỉ ra các đặc điểm kinh tế Indonesia trong từng giai đoạn Trong tập sách, các số liệu về kinh tế Indonesia đề cập trong các bảng biểu Tuy nhiên, quan hệ ngoại giao kinh tế giữa Hoa Kỳ và Indonesia chưa được đề cập nhiều

Bài báo “Regimes in Motion: The Kennedy Administration and

Indonesia's New Frontier, 1960 - 1962” (2009) của David Webster đăng trên

Diplomatic History , Vol 33, No 1 đã phân tích chính sách ngoại giao của tổng

thống John F Kennedy đối với Indonesia trong bối cảnh quốc gia này đang tập

trung cho chiến tranh Việt Nam Bài báo đã phân tích mặc dù đồng thuận với

chính sách ngoại giao “trung lập” của tổng thống Sukarno nhưng ông quan ngại

trước xung đột tại vùng Tây Irian gây ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á Bởi đối với Tổng thống John F Kennedy trọng tâm lúc này của ông là chiến tranh Việt Nam Cuộc xung đột Tây Irian nên được giải quyết theo hướng hòa bình, không nên xảy ra cuộc chiến nào tại Đông Nam Á nữa

Luận án tiến sĩ “The Cold War in the City of Heroes: U.S - Indonesian

Relations and Anti-Communist Operations in Surabaya, 1963 - 1965” của

Setiyawan, Dahlia Gratia, (2014) thuộc Đại học của California, Hoa Kỳ Nội dung của luận án phân tích quan hệ Hoa Kỳ-Indonesia và hoạt động chống Cộng ở Surabaya, 1963 - 1965 một cách chi tiết Đây là giai đoạn quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ và Indonesia căng thẳng khi Tổng thống Sukarno ủng hộ chủ nghĩa Cộng sản Tác giả chỉ ra quan điểm và các tuyên bố của hai nước trong thời gian này Các thông tin của luận án đã giúp luận văn có một số thông tin quý báu Tuy vậy, thời gian trong luận án nghiên cứu từ năm 1963 đến năm 1965 chưa bao hàm được quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ và Indonesia

Bài báo “The United States, the Cold War and Indonesia-People's

Republic of China Relations, 1950-1955” của Richard Mason (2016) thuộc

Trang 15

trường Đại học Kebangsaan, Malaysia đăng trên tạp chí: The Asian Journal of Humanities (Tập 23, Số 1, 2016, Trang 1 đến 20) Bài báo đã phân tích quan điểm của Hoa Kỳ về mối quan hệ giữa Indonesia và Trung quốc trong giai đoạn 1950-1955 Đây là thời kỳ mà Indonesia có sự giằng co trong quan hệ giữa các cường quốc Tuy vậy, bài báo cũng chưa chỉ ra cụ thể hệ quả trực tiếp của việc Hoa Kỳ can thiệp vào quan hệ giữa Indonesia và Trung Quốc trong giai đoạn trên và ảnh hưởng đối với ba bên

b) Trong nước

Indonesia quốc gia khá gần gũi về văn hóa và có quan hệ thân thiện với Việt Nam Hiện công tác nghiên cứu về Indonesia tập trung chủ yếu tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Tại các trường đại học, các vấn đề lịch sử Indonesia được giảng dạy trong các môn học liên quan đến Đông Nam Á, ASEAN tại các bộ môn, khoa Đông phương học, Đông Nam Á học trong các trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, Tại Việt Nam cũng đã có một số nhà nghiên cứu mà tên tuổi của họ gắn liền với các công trình nghiên cứu về Indonesia như: GS.TS Lương Ninh, GS.TS Vũ Dương Ninh, PGS.TS Đỗ Thanh Bình, TS Huỳnh Văn Tòng, TS Hồ Thị Thành, ThS Trần Thị Hà…

Tác phẩm “Lịch sử Đông Nam Á” do GS.TS Lương Ninh (Chủ biên), NXB Giáo dục (2005) là công trình tổng hợp lịch sử các quốc gia trong khu

vực từ thời tiền sử cho đến năm 2005 Đối với Indonesia, tác phẩm đã nêu và phân tích các dấu mốc quan trọng của nước này từ khi ra đời đến nay Các sự kiện được trình bày theo diễn trình thời gian và đặt trong bối cảnh chung của khu vực để thấy được mối liên hệ chung Trong tác phẩm, lịch sử Indonesia giai đoạn 1949 - 1967 được đề cập qua các cột mốc lịch sử như: Hà Lan trao

Trang 16

trả độc lập tháng 12 năm 1949, Indonesia gia nhập Liên hợp quốc, cuộc đảo chính nước này năm 1965… Qua đó, giúp ta có cái nhìn khái quát về tình hình Indonesia trong 10 năm đầu sau khi tuyên bố độc lập Tuy nhiên, thông tin về quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Indonesia trong giai đoạn luận văn nghiên cứu chưa được đề cập nhiều

Tác giả Ngô Văn Doanh với công trình Indonesia - những chặng đường lịch sử (1995), NXB Chính trị quốc gia - Sự thật Nội dung của tác phẩm trình bày lịch sử đất nước từ khi ra đời cho đến những năm 90 của thế kỷ XX, các đặc trưng về địa lý, văn hóa một cách chi tiết, cụ thể Lịch sử Indonesia giai

đoạn 1949 - 1967 được nêu tại 2 chương “bảo vệ nền độc lập” và “Mười năm

nền dân chủ có chỉ đạo” với dung lượng 12 trang Dựa trên dữ kiện mà tác

phẩm cung cấp đã giúp luận văn nắm được tình hình nội tại trong giai đoạn nghiên cứu Tuy nhiên quan hệ ngoại giao của Indonesia và các nước, trong đó có Hoa Kỳ vẫn chưa được đề cập

Công trình của TS Huỳnh Văn Tòng, Lịch sử Indonesia (từ thế XV-XVI đến những năm 1980), Bộ Giáo dục và Đào tạo (1992) đã nêu ra diễn trình lịch sử Indonesia từ khi người châu Âu đặt chân đến năm 1980, thời điểm mà Indonesia có biến động về chính trị Trong tác phẩm này, quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Indonesia được tác giả đề cập qua một số dữ kiện như: Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng thống Sukarno Các vấn đề liên quan đến quan hệ ngoại giao hai nước chưa được đề cập nhiều và phân tích kỹ

Tác phẩm “Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX - một

cách tiếp cận” (2006), tác giả Đỗ Thanh Bình, NXB Đại học Sư phạm Nội

dung của tác phẩm đề cập đến những quan điểm, những ý kiến về chủ nghĩa thực dân, về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các tác giả kinh điển chủ nghĩa Marx - Lenin cũng như những lãnh tụ hàng đầu của phong trào giải phóng

Trang 17

dân tộc, như Hồ Chí Minh Quá trình xâm chiếm các nước Á, Phi, Mỹ - Latinh và ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước và cuộc đấu tranh giành độc lập cũng như quá trình xây dựng xã hội hiện đại sau khi giành được độc lập của các dân tộc mới giải phóng Tác phẩm đã đi sâu phân tích về điều kiện đặc thù của các quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia…có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn con đường giành độc lập Qua đó, công trình đã cung cấp cho tác giả luận án cơ sở để lý giải về việc lựa chọn chính

sách đối ngoại “trung lập” của Indonesia

Bên cạnh các tác phẩm, công trình nghiên cứu, còn có nhiều báo, tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Châu Hoa Kỳ, Những vấn đề kinh tế - chính trị thế giới, các tài liệu từ Thông tấn xã Việt Nam…cũng đã có nhiều bài viết về Indonesia nói chung

và quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Indonesia nói riêng Bài báo “Khuynh

hướng dân chủ nghị viện trong chính sách đối ngoại của Indonesia dưới thời Tổng thống Sukarno (1950 - 1957)” (2011) của tác giả Lê Thị Liên đăng trên

tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á đã chỉ ra lập trường trong quan hệ ngoại giao của Tổng thống Sukarno Đồng thời, bài báo cũng phân tích khuynh hướng dân chủ nghị viện và hệ quả đối với Indonesia Bởi khuynh hướng này dẫn đến việc Indonesia phản đối chính sách của Hoa Kỳ tại Đông Dương và cấm vận các nước khác

Bài báo “Những tác động của chiến lược toàn cầu của Mỹ đến cuộc

chiến tranh của Pháp ở Đông Dương (1945 - 1954)” (2014) được đăng trên

tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ của tác giả Phạm Đức Thuận đã

phân tích nội dung của học thuyết Truman Trong đó, tác giả chỉ ra: “Trong

chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ, các giá trị lợi ích của chủ nghĩa tư bản Hoa Kỳ được thể hiện rất rõ ràng, Hoa Kỳ quan tâm đến địa chính trị của các quốc gia châu Âu, châu Á cùng với đó là nguồn tài nguyên to lớn của các quốc gia,

Trang 18

nhất là khu vực châu Á đến nền kinh tế Hoa Kỳ Sự mở rộng thị trường nguyên liệu và tiêu thụ hàng hóa Hoa Kỳ là vấn đề căn bản cho chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ trong việc dùng các yếu tố quân sự, chính trị để đạt được các lợi ích to lớn cho nền kinh tế tư bản Hoa Kỳ” Chiến lược không chỉ được Hoa Kỳ

thực thi ở Đông Dương mà còn ở Indonesia Qua đó, cung cấp cho luận văn một số quan điểm và ảnh hưởng của học thuyết Truman đối với khu vực Đông Nam Á Tuy nhiên, bài báo không đề cập về quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Indonesia trong giai đoạn luận văn nghiên cứu

Bài báo “Trật tự mới” ở Indonesia - mô hình cải cách “Nửa vời” (2016)

đăng trên tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ của tác giả Phạm Thị

Phượng Linh Chính sách “Trật tự mới” đã giải quyết một phần các vấn đề nội

tại của Indonesia từ năm 1965 đến năm 1997 Tuy nhiên, trong quá trình thực thi chính sách này đã bộc lộ nhiều hạn chế và vướng mắc Bài báo đã chỉ ra và

phân tích các nhược điểm của mô hình “trật tự mới” của Tổng thống Suharto

và hệ quả đối với kinh tế - xã hội Indonesia Liên quan vấn đề luận văn nghiên cứu, bài báo chỉ ra nguyên nhân ra đời của mô hình này là xuất phát từ những

bất cập trong chính sách trước đó của Tổng thống Sukarno Mô hình “trật tự

mới” được hình thành nhằm giải quyết những khủng hoảng trong xã hội mà

thời kỳ “Trật tự cũ” đã không làm được là hiện đại hóa đất nước và ngăn ngừa

nguy cơ khủng hoảng chính trị do lực lượng cánh tả gây ra Từ đây, quan hệ ngoại giao của Indonesia đối với Hoa Kỳ đã thay đổi từ thế đối đầu căng thẳng trở thành đồng minh tại khu vực Đông Nam Á

Bài báo “Indonesia trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ 1945 - 1965”

(2021) đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á của PGS TS Nguyễn Văn Tận và Nguyễn Thị Hồng Hạnh đã phân tích vai trò của Indonesia trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ Indonesia là nước duy nhất ở Đông Nam Á thực hiện chính sách đối ngoại trung lập trong quan hệ với các nước lớn giai đoạn

Trang 19

1945 - 1965 Chính sách đã đạt được hiệu quả trong giai đoạn đầu đưa đến việc Hà Lan buộc phải trao trả độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho Indonesia vào năm 1949 Sang giai đoạn hai từ 1950 đến 1965, Indonesia cũng là nước tiên phong trong phong trào không liên kết và thực hiện chính sách trung lập trong quan hệ với Hoa Kỳ Dẫu cho chính sách này đã bị Hoa Kỳ ngăn cản và tiến hành can thiệp, lật đổ chính quyền của Tổng thống Sukarno, những con đường ngoại giao mà Indonesia đã lựa chọn trong giai đoạn 1945 - 1965 vẫn được các Tổng thống Indonesia kế tiếp duy trì và được coi là nét đặc trưng trong đường lối đối ngoại của Indonesia từ sau năm 1945 cho đến nay Đây là các bài báo viết về quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Indonesia có giá trị khoa học cao viết về quan hệ ngoại giao của Indonesia trong giai đoạn hiện đại

Các tài liệu trong và ngoài nước khá phong phú về quan hệ ngoại giao Indonesia và Hoa Kỳ Tuy nhiên, các tài liệu hiện nay chủ yếu nghiên cứu về sự can thiệp của Hoa Kỳ với các xung đột của Indonesia tại các khu vực tranh chấp hoặc các cuộc đấu tranh chống chính quyền Tổng thống Sukarno Các tài liệu về quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Indonesia 1949-1967 trên lĩnh vực chính trị và kinh tế hiện nay chưa có nhiều, chủ yếu bằng tiếng Anh và tiếng Indoneisa Quan hệ ngoại giao hai nước trong giai đoạn này chủ yếu được lồng ghép trong các sách, bài báo và các công trình nghiên cứu Đồng thời, các tài liệu chưa chỉ ra đặc trưng và ảnh hưởng của mối quan hệ này đối với tình hình khu vực, thế giới trong giai đoạn 1949-1967 cũng như sau này

Do đó với những hạn chế được chỉ ra và trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của các học giả trước đó, luận văn phác thảo bức tranh tổng thể về quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Indonesia trên hai lĩnh vực chính trị và kinh tế từ đưa ra một số nhận xét về quan hệ ngoại giao giữa hai nước giai đoạn nghiên cứu, bổ sung vào mảng tư liệu còn thiếu

Trang 20

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a) Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ ngoại giao giữa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa Indonesia giai đoạn 1949 - 1967 tập trung ở hai lĩnh vực là chính trị và kinh tế, gồm các vấn đề sau:

+ Những nhân tố tác động đến quan hệ ngoại giao giữa hai nước giai đoạn 1949 - 1967

+ Quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ và Indonesia trên lĩnh vực chính trị giai đoạn 1949 - 1967

+ Quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ và Indonesia trên lĩnh vực kinh tế giai đoạn 1949 - 1967

b) Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt động đối ngoại tại Hoa Kỳ và Indonesia trên lĩnh vực chính trị và kinh tế và một số quốc gia khác có liên quan đến các hoạt động ngoại giao hai nước giai đoạn 1949 - 1967 + Thời gian: Nghiên cứu giai đoạn 1949 - 1967

Mốc thời gian mở đầu được chọn là năm 1949, bởi đây là năm Hoa Kỳ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Indonesia, mở đầu trong quan hệ hai nước Năm 1967, được chọn là năm kết thúc vì đây là năm đánh dấu sự sụp đổ chính quyền Tổng thống Sukarno, Indonesia chuyển sang giai đoạn mới dưới sự cầm quyền của Tổng thống Suharto Quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Indonesia chuyển đổi theo chính sách của Tổng thống mới, Indonesia từ lợi ích trung lập (trước năm 1967) dưới thời Tổng thống Sukarno trở thành đồng minh của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á.

Trang 21

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

a) Mục đích: Làm rõ các hoạt động trong quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Indonesia giai đoạn 1949 - 1967 trong hai lĩnh vực chính trị và kinh tế Bởi đây là hai nội dung xuyên suốt trong hoạt động đối ngoại giữa hai quốc gia, tác động lớn đến những lĩnh vực khác Chính trị được xem là nội dung cốt lõi trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Indonesia, liên quan đến chính sách của chính quyền hai nước, quan điểm của các bên đối với các vấn đề nội tại và khu vực Đối với Hoa Kỳ, đó là việc thực thi chính sách bành trướng có hệ thống từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc Đối với Indonesia, do sự ổn định và phát triển quốc gia nên cần sự có mặt một cường quốc như Hoa Kỳ để cân bằng quyền lực khu vực

Về lĩnh vực kinh tế, tận dụng những lợi thế tài nguyên thiên nhiên, địa kinh tế và những di sản của Hà Lan để lại, trong quan hệ với Indonesia, Hoa Kỳ sử dụng ngoại giao kinh tế là công cụ để thâm nhập và khống chế quốc gia này thông qua các khoản đầu tư, viện trợ

Từ những dữ liệu và dẫn chứng cụ thể nhằm đưa ra những chuyển biến trong hoạt động ngoại giao hai nước trong thời kỳ này Qua đó, giúp người đọc hiểu rõ hơn về mối quan hệ - hợp tác giữa một quốc gia Đông Nam Á với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong hơn 20 năm đầu của Chiến tranh Lạnh Đưa ra một số nhận xét về phạm vi ảnh hưởng của quan hệ Hoa Kỳ đối với biến động tại Indonesia nói riêng, biến động tại khu vực Đông Nam Á nói chung Đề tài nêu lên ảnh hưởng của chính quyền Hoa Kỳ trong các chính sách chính trị, kinh tế tại Indonesia

b) Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của các học giả trước đó, đề tài phác thảo bức tranh tổng thể về quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và

Trang 22

Indonesia trên hai lĩnh vực chính trị và kinh tế, qua đó đưa ra một số nhận xét về quan hệ ngoại giao giữa hai nước giai đoạn 1949-1967 bằng các nhiệm vụ cụ thể:

- Tổng hợp các công trình nghiên cứu, bài báo, các nguồn tư liệu từ đó tiến hành chọn lọc, phân tích các vấn đề liên quan đến quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Indonesia giai đoạn 1949 - 1967 trên lĩnh vực chính trị, kinh tế; từ đó đưa ra những đánh giá về quan hệ song phương này

- Làm rõ các nhân tố tác động đến quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ và Indonesia giai đoạn 1949 -1967 trên các lĩnh vực:

+ Chính trị + Kinh tế

5 Nguồn tài liệu

Tài liệu chính được sử dụng trong đề tài bao gồm: - Tài liệu gốc: Các báo cáo, ghi chép của các quan chức Chính phủ và các cơ quan chức năng; Phát biểu của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Indonesia có liên quan đến chủ đề

- Các công trình chuyên khảo của một số chuyên gia về Quan hệ Quốc tế, Đông Nam Á học, Indonesia học, Hoa Kỳ và Lịch sử Hiện đại

- Một số công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước có giá trị tham khảo về nội dung thông tin, quan điểm đánh giá và cách tiếp cận nhiều chiều liên quan đến chủ đề nghiên cứu của nhiều đề tài

6 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn thuộc phạm trù lịch sử nên phương pháp chủ yếu sử dụng trong luận văn này là phương pháp lịch sử Phương pháp này được sử dụng để tái hiện các hoạt động ngoại giao hai nước giai đoạn 1949 - 1967 trên hai lĩnh vực

Trang 23

chính trị và kinh tế, theo trình tự thời gian với những nội hàm cụ thể Cùng với đó, luận văn sử dụng phương pháp logic Trên cơ sở các sự kiện diễn ra luận văn sử dụng phương pháp logic để chỉ ra đặc điểm, thành tựu và thách thức trong quan hệ ngoại giao hai nước trong giai đoạn nghiên cứu

7 Đóng góp của đề tài

Trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước, đề tài tổng hợp các nguồn tài liệu liên quan đến quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Indonesia từ năm 1949-1967 Tìm hiểu về quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Indonesia giúp chúng ta có thêm hiểu biết mới về một quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, một quốc gia có ảnh hưởng và vai trò quan trọng đối với tiến trình hòa bình - mở cửa - hội nhập của Việt Nam Bổ sung thêm vào nguồn tư liệu về Indonesia và Hoa Kỳ nói chung, quan hệ quốc tế trong Chiến tranh Lạnh nói riêng

Trang 24

CHƯƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ NGOẠI GIAO

HOA KỲ - INDONESIA TỪ NĂM 1949 - 1967 1.1 Tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á từ năm 1949 - 1967

1.1.1 Tình hình thế giới

a) Chính trị Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc đã mở ra một giai đoạn phát triển mới của tình hình thế giới Một trật tự thế giới mới được hình thành (trật tự Yalta) với đặc trưng lớn là thế giới chia thành hai phe: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa do Hoa Kỳ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe Các quốc gia trên thế giới trong những năm đầu sau chiến tranh dần dần bị phân hoá theo trật tự này Liên hợp quốc ra đời như một công cụ duy trì trật tự thế giới mới vừa được hình thành

Tại châu Âu, tương lai của nước Đức trở thành vấn đề trung tâm trong nhiều cuộc gặp giữa nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh với những bất đồng sâu sắc Tại Hội nghị Potsdam, ba cường quốc đã khẳng định nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hoà bình, dân chủ: Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít; Thỏa thuận việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh, quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng lãnh thổ phía Đông nước Đức, quân đội Anh chiếm vùng Tây Bắc, quân đội Hoa Kỳ chiếm vùng phía Nam, quân đội Pháp được chiếm một phần lãnh thổ phía Tây nước Đức Nhưng Hoa Kỳ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình Tháng 9 năm 1949 lập ra nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức Tháng 10 năm 1949, được sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức Như vậy, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau

Trang 25

Tại châu Á, Triều Tiên chia thành 2 miền thuộc ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Liên Xô Ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng Sản Cách mạng thắng lợi, đưa đến sự thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949), chính quyền Quốc Dân Đảng chạy sang Đài Loan với sự bảo trợ của Hoa Kỳ Ở Đông Nam Á, ba nước Indonesia, Việt Nam, Lào giành được độc lập vào năm 1945, thành lập các chính quyền nhà nước của mình nhưng sau đó đã phải tiến hành cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược trở lại của các nước thực dân Hà Lan và Pháp

b) Kinh tế Trong những năm 1945 - 1947, các nước Đông Âu đã tiến hành nhiều cải cách quan trọng như: Xây dựng bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân, cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ v.v… Đồng thời, Liên Xô cùng các nước Đông Âu ký kết nhiều hiệp ước tay đôi về kinh tế như: Trao đổi buôn bán, viện trợ lương thực, thực phẩm v.v… Năm 1949, Hội đồng Tương trợ Kinh tế được thành lập Nhờ đó, sự hợp tác về chính trị, kinh tế, mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu ngày càng được củng cố, từng bước hình thành hệ thống xã hội Xã hội Chủ nghĩa Chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới

Hoa Kỳ đề ra “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (còn gọi là “Kế hoạch

Marshall”), nhằm viện trợ các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, đồng thời tăng

cường ảnh hưởng và sự khống chế của Hoa Kỳ đối với các nước này Nhờ đó, nền kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhanh chóng Như vậy, ở châu Âu đã xuất hiện sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối nước: Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa

1.1.2 Tình hình khu vực Đông Nam Á

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á diễn ra mạnh mẽ Bên cạnh đó, sự thay đổi chính sách của

Trang 26

các nước phương Tây nhằm tranh giành ảnh hưởng tại Đông Nam Á có ảnh hưởng lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Như đã biết, Đông Nam Á là khu vực thuộc địa truyền thống của các nước thực dân phương Tây, khu vực này trở thành mối quan tâm đặc biệt của các nước Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Hà Lan trong và sau Chiến tranh Thế giới thứ hai Tuy nhiên, ý đồ và tham vọng của các nước đế quốc đối với khu vực có vị trí chiến lược quan trọng này rất khác nhau Đối với Hoa Kỳ, trong những năm Chiến tranh Thế giới thứ hai, quan điểm của Hoa Kỳ là tìm cách làm suy giảm vai trò của Anh, Pháp, Hà Lan ở Đông Nam Á và mở rộng ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở khu vực này Tổng thống F.Roosevelt đã nhiều lần khẳng định về việc thiết lập một chế độ uỷ trị quốc tế ở Đông Dương và phản đối việc Pháp quay trở lại thống trị Đông Dương Trong khi đó, nước Anh, một nước thực dân có nhiều thuộc địa ở Đông Nam Á, lại ủng hộ việc Pháp quay trở lại khu vực này (Aachimedes L.A.Patti, 1994, tr.380) Quan điểm của Anh xuất phát từ lợi ích chính bản thân nước Anh, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của thực dân Anh ở Đông Nam Á Sự bất đồng giữa Hoa Kỳ và Anh về vấn đề thuộc địa xuất phát từ lợi ích chiến lược của mỗi quốc gia Tuy nhiên cuối cùng họ đã nhân nhượng được với nhau để đạt tới thỏa thuận trong những vấn đề quốc tế quan trọng và rộng lớn hơn Đó là thoả thuận khu vực Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây Quyết định này mở đường cho các nước thực dân quay trở lại Đông Nam Á Bên cạnh đó, ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện Đây chính là thời cơ thuận lợi để nhân dân các nước Đông Nam Á giành độc lập Tùy theo bối cảnh và điều kiện lịch sử cụ thể, nhân dân các nước Đông Nam Á đã vùng dậy đấu tranh giành độc lập tự do Đông Nam Á trở thành khu vực đầu tiên trong hệ thống thuộc địa của đế quốc thực dân diễn ra các cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi, đưa đến việc thành lập các quốc gia độc lập, điển hình là hai nước Indonesia và Việt Nam

Trang 27

Mặc dù vậy, phong trào giành độc lập ở các nước Đông Nam Á diễn ra không đồng đều, kết quả thu được cũng không giống nhau Phong trào đấu tranh chống quân Nhật ở Thái Lan và Campuchia không có sự bứt phá lên để trở thành một cao trào quyết liệt Phong trào đấu tranh giành độc lập trong những năm Chiến tranh Thế giới thứ hai ở Miến Điện, Malaysia, Philippines mặc dù diễn ra quyết liệt, nhưng do chủ trương của những người cầm đầu phong trào dựa vào lực lượng bên ngoài, mà thực chất là dựa vào kẻ thù của dân tộc (hoặc quân phiệt Nhật hoặc thực dân Anh hoặc quân đội Hoa Kỳ ) để giành độc lập Trên thực tế dù Nhật, Anh, hay Hoa Kỳ thì ở thời điểm lúc bấy giờ đều có bản chất giống nhau: Đó là xâm lược, đặt ách cai trị, biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa của mình Sai lầm này đã dẫn đến kết cục là mặc dù nhân dân ở đây chiến đấu rất kiên cường, hy sinh xương máu cho cuộc đấu tranh giải phóng đất nước và thậm chí họ đã tự giải phóng được phần lớn đất nước trước khi có quân Anh, Hoa Kỳ vào nhưng sau đó thành quả lại rơi vào tay các nước này Còn những người chủ trương dựa vào Nhật để thoát khỏi sự cai trị của thực dân phương Tây, nhưng đến khi quân Anh, Hoa Kỳ hay Hà Lan tháo chạy, đất nước hết thực dân thì người Nhật lại phản bội họ, biến họ thành những người phục vụ cho công cuộc cai trị của Nhật ở chính đất nước của mình Ngoài ra, cũng có những nước chủ trương dựa vào sức mạnh nội lực, chuẩn bị tốt những nhân tố chủ quan và khách quan, tích cực góp sức cùng các lực lượng dân chủ thế giới thúc đẩy nhân tố khách quan nhanh chóng chín muồi kịp thời nắm bắt thời cơ, khi thời cơ đến phát động cả dân tộc đứng lên giành chính quyền (Trần Khánh, 2012, tr.518) Những diễn biến chính của tình hình thế giới trong những năm 50, 60 của thế kỷ XX đã khiến Đông Nam Á trở thành điểm nóng của quan hệ quốc tế Không những thế, thời gian này, phong trào giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á bùng lên hết sức mạnh mẽ và giáng những đòn chí mạng vào các nước thực dân đế quốc Đồng thời hệ thống Xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh, đặc biệt là sau chiến thắng Điện Biên Phủ,

Trang 28

sức lan tỏa về sức mạnh của chủ nghĩa cộng sản càng lớn khiến các nước đế quốc, thực dân càng rơi vào nỗi lo sợ Các nước tư bản lo sợ chủ nghĩa cộng sản từ Trung Quốc, Việt Nam sẽ lan tỏa đến các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á

Do đó, ngày 23/12/1953, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Nixon đã tuyên bố

trên vô tuyến truyền hình Hoa Kỳ: “Nếu Đông Dương bị mất thì Thái Lan sẽ

đặt vào một tình trạng không thể đứng vững được Điều đó cũng đúng với Malaysia với tài nguyên phong phú về cao su và thiếc Điều đó cũng đúng cả với Indonesia Nếu tất cả phần đất này của khu vực Đông Nam Á bị rơi vào sự thống trị của cộng sản hoặc chịu ảnh hưởng của cộng sản thì Nhật do bắt buộc phải buôn bán với khu vực vì sự sống còn của mình, nhất định phải hướng vào chế độ cộng sản.” (Tocqueville, Alexis de, 2008, tr.171) Với mối lo sợ sự lan

tràn của chủ nghĩa cộng sản sang các nước thuộc địa của mình nên Hoa Kỳ và Anh đã tìm mọi cách để ngăn chặn với nhiều hình thức và biện pháp khác nhau Hoa Kỳ tìm mọi cách tiêu diệt Đảng Cộng sản ở Indonesia, Malaysia Còn Anh và các đồng minh có mưu đồ muốn sử dụng Malaysia như một sân sau chống chủ nghĩa cộng sản trên toàn Đông Nam Á

1.2 Tình hình Hoa Kỳ và Indonesia 1949-1967

1.2.1 Tình hình ở Hoa Kỳ

a) Chính trị: Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chính sách đối nội của chính quyền Hoa Kỳ là tiếp tục duy trì những thể chế của chế độ dân chủ tư sản được hình thành từ khi lập quốc (Hiến pháp Hoa Kỳ ban hành hơn 200 năm nay vẫn chưa có sự thay đổi nào đáng kể), nhưng nếu vượt quá khuôn khổ những luật pháp này sẽ bị nghiêm cấm hoặc trừng trị nghiêm khắc Trước ảnh hưởng và sự phát triển lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trong những năm 40 và đầu những năm 50, Tổng thống Truman đã ban hành nhiều đạo luật nhằm

Trang 29

chống lại sự hoạt động của các công đoàn và phá hoại phong trào bãi công của công nhân, nghiêm cấm công nhân bãi công và cấm những người cộng sản không được tham gia vào các ban lãnh đạo công đoàn (Nguyễn Anh Thái, 2006, tr.289) Các cơ quan nhà nước và các chủ tư bản Hoa Kỳ không chấp nhận cho những người cộng sản vào làm việc trong biên chế của mình, nhằm cô lập về kinh tế, chính trị đối với những người cộng sản

Ở Hoa Kỳ, chính sách phân biệt chủng tộc giữa người da trắng với người da đen và da màu vẫn tiếp tục tồn tại Sự phân hoá thành hai cực trong xã hội Hoa Kỳ ngày càng trở nên hết sức trầm trọng: Một cực là một số ít những nhà triệu phú, tỷ phú, những tầng lớp trên trong xã hội sống một cách xa hoa, sung túc Cực còn lại là đông đảo công nhân, những người lao động sống còn khổ cực, luôn luôn bị nạn thất nghiệp đe doạ Ở Hoa Kỳ có khoảng 400 người có thu nhập hàng năm từ 185 triệu USD trở lên, trong khi đó lại có 25 triệu người sống trong cảnh nghèo túng, dưới mức tối thiểu (Nguyễn Anh Thái, 2006, tr.289)

Phong trào đấu tranh của 25 triệu người da đen bắt đầu bùng lên mạnh mẽ từ năm 1963, lan rộng ra 125 thành phố Ở đây, nhà cầm quyền Hoa Kỳ đã phải huy động quân đội, xe tăng, máy bay lên thẳng đến đàn áp Cuộc đấu tranh của người da đỏ từ năm 1969 đến năm 1973 cũng dẫn đến những cuộc bạo động vũ trang Ngoài ra, giữa những năm 60, các thành thị Hoa Kỳ luôn luôn sôi động vì những cuộc biểu tình đấu tranh ngoài đường phố, trong các trường đại

học của thanh niên và sinh viên mà người ta thường gọi là “sự nổi loạn của thế

hệ trẻ”

b) Kinh tế Trong khi các nước đồng minh châu Âu bị tàn phá vì chiến tranh thì Hoa Kỳ kiếm được 114 tỷ USD lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí Do chiến tranh không lấn tới, Hoa Kỳ có điều kiện hoà bình và an toàn để ra sức phát triển kinh tế: Sản lượng công nghiệp trung bình hàng năm tăng 24% (trước Chiến

Trang 30

tranh thế giới thứ hai, tốc độ tăng trung bình hàng năm chỉ 4%), sản xuất nông nghiệp tăng 27% so với thời kỳ 1935 - 1939 Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Hoa Kỳ trở thành nước giàu mạnh nhất, nắm ưu thế hơn hẳn về kinh tế, tài chính trên toàn thế giới Trong những năm 1945 - 1949, sản lượng công nghiệp Hoa Kỳ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,4% năm 1948), sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Cộng hoà liên bang Đức, Italy, Nhật Bản cộng lại (năm 1949), nắm trong tay gần ¾ dự trữ vàng của toàn thế giới (khoảng 25 tỷ USD, năm 1949), trên 50% tàu bè đi lại trên các mặt biển(Nguyễn Anh Thái, 2006, tr.286) Trong khoảng hai thập niên đầu sau chiến tranh, Hoa Kỳ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới Sở dĩ Hoa Kỳ phát triển nhanh chóng về kinh tế do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, quốc gia này thừa hưởng thành tựu các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và là quốc gia khởi xướng cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ 2 Do đó, các ngành kinh tế có sự điều chỉnh về cơ cấu sản xuất, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm

Thứ hai, Hoa Kỳ là quốc gia có trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản rất cao (các công ty độc quyền của Hoa Kỳ là những công ty khổng lồ, tập trung hàng chục vạn công nhân, có doanh thu hàng chục tỷ USD, vươn ra khống chế lũng đoạn các ngành sản xuất trên phạm vi toàn thế giới)

Thứ ba, điều kiện tài nguyên phong phú được khai thác có kiểm soát, nhân công dồi dào có trình độ Đất nước này không bị chiến tranh tàn phá cũng là những nguyên nhân làm kinh tế Hoa Kỳ phát triển nhanh chóng, thuận lợi hơn các nước khác (Nguyễn Anh Thái, 2006, tr.287)

Nhưng mặt khác nền kinh tế Hoa Kỳ cũng bộc lộ nhiều hạn chế:

Trang 31

Thứ nhất, Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất công nông nghiệp và tài chính nhưng vị trí kinh tế của Hoa Kỳ ngày càng giảm sút do sự cạnh tranh của các quốc gia Tây Âu và Nhật Bản sau chiến tranh

Thứ hai, nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển nhanh nhưng thường xuyên bị suy thoái và khủng hoảng, trung bình cứ 8 đến 10 năm xảy ra một lần Các cuộc khủng hoảng làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và nền kinh tế thế giới, gây ra những bất ổn trong nội bộ đất nước

Thứ ba, Hoa Kỳ là quốc gia phát triển nhưng có sự chênh lệch khá lớn trong thu nhập giữa các tầng lớp dân cư Các tầng lớp cư dân có thu nhập cao thường có khả năng chi tiêu các sản phẩm cao cấp tiếp cận dịch vụ giáo dục tốt Trong khi đó, những tầng lớp có thu nhập thấp phải đối mặt với khó khăn trong việc chi trả các chi phí cơ bản như nhà ở, chăm sóc sức khỏe và giáo dục Đây là nguồn gốc tạo nên sự không ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã di cư sang Hoa Kỳ vì ở đây có điều kiện hoà bình và những phương tiện đầy đủ nhất để làm việc Cũng vì thế, Hoa Kỳ là quốc gia khởi đầu cuộc Cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai vào giữa những năm 40 của thế kỷ XX Kết quả, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đạt được những thành tựu trong hầu hết các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đi đầu trong việc sáng tạo ra những công cụ sản xuất mới (máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động…), nguồn năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời…), những vật liệu mới (chất polymer, những vật liệu tổng hợp do con người tự chế tạo ra với những

thuộc tính mà thiên nhiên không sẵn có…), cuộc “cách mạng xanh” trong nông

nghiệp, cách mạng trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc, trong khoa học chinh phục vũ trụ (đưa người lên thám hiểm mặt trăng, tàu con thoi Đitxcôvơri và Atlăngta…) và trong sản xuất vũ khí hiện đại (tên lửa chiến lược,

Trang 32

máy bay tàng hình, bom khinh khí…) Chính nhờ những thành tựu cách mạng khoa học - kỹ thuật này mà nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển nhanh chóng và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Hoa Kỳ đã có nhiều thay đổi khác trước (Nguyễn Anh Thái, 2006, tr.287)

1.2.2 Tình hình ở Indonesia

a) Chính trị Chiến tranh Thế giới bùng nổ, Indonesia trở thành thuộc địa Nhật Bản Để chống lại ách thống trị phát xít Nhật Bản, nhân dân Indonesia đã tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập Một loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Singapore, Indoramadu, Xem Arang… Các cuộc nổi dậy của công nhân, trí thức, học sinh tại các đô thị đã tác động mạnh mẽ vào nền thống trị của bọn thực dân Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng quân đội Đồng Minh, Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt Trong ngày 15/8, cuộc họp giữa lãnh đạo các nhóm yêu nước diễn ra và đưa ra hai quyết định quan trọng:

- Nền độc lập của Indonesia phải do nhân dân Indonesia tuyên bố, mà

không cần phải là “quà tặng” từ tay Nhật

- Yêu cầu Sukarno và Hatta không chậm trễ tuyên bố độc lập Sáng ngày 17/8/1945, lúc 10 giờ, tại số nhà 56 phố Pegangsaan, trước 500 người là những đại biểu cho các tầng lớp nhân dân Indonesia, Sukarno đọc

bản Tuyên ngôn độc lập Nội dung: “Chúng tôi, dân tộc Indonesia, trịnh trọng

tuyên bố nền độc lập của Indonesia Các vấn đề liên quan tới việc chuyển giao chính quyền và các vấn đề khác sẽ được thực hiện đúng thời gian” (Lương Ninh

(cb), Đỗ Thanh Bình & Trần Thị Vinh, 2005, tr.391) Sau khi Sukarno tuyên bố độc lập, các cuộc tuần hành, biểu tình cướp chính quyền về tay nhân dân diễn ra trên khắp lãnh thổ Indonesia Tại các thành phố lớn như: Jakarta,

Trang 33

Surabaya,…đến những địa phương xa xôi ở đảo Java, Sumatra…quần chúng nổi dậy chiếm các cơ quan quan trọng của phát xít Nhật: công sở, đài phát thanh, tòa thị chính…và bước đầu thành lập chính quyền mới Một ngày sau khi tuyên bố độc lập, Hội nghị Ủy ban trù bị độc lập Indonesia họp phiên đầu tiên, thông qua Hiến pháp mới, bầu Sukarno làm Tổng thống và Mohammad Hatta làm Phó Tổng thống, thành lập Ủy ban Nhà nước Trung ương Indonesia với nhiệm vụ hỗ trợ Tổng thống trước cuộc bầu cử nghị viện Quân đội được thành lập để bảo vệ nước Cộng hòa non trẻ và sẵn sàng đối phó trước âm mưu phá hoại, xâm lược của các nước đế quốc

Tuy nhiên, tháng 9 năm 1945, quân đội Anh lấy danh nghĩa quân Đồng minh, đổ bộ vào Indonesia thay thế quân đội Nhật tại nước này Lợi dụng cơ hội này, Hà Lan thông đồng với quân đội Anh nhằm tái chiếm lại Indonesia Tháng 10 năm 1946, Anh rút khỏi Indonesia sau khi trao lại cho thực dân Hà Lan những vùng đất mà chúng chiếm được Từ năm 1946 đến năm 1949, Indonesia tiếp tục chịu sự thống trị của thực dân Hà Lan Để khôi phục lại nền thống trị của mình tại Indonesia, Hà Lan một mặt chuẩn bị vũ khí và quân đội để tiến hành chiến tranh, một mặt xúc tiến việc đàm phán với chính phủ Tướng Syria Ngày 25/3/1947, Indonesia và Hà Lan ký Hiệp định Linggarjati Theo đó, Hà Lan công nhận quyền thực tế của Chính phủ Indonesia tại Java, Madura và Sumatra, nước Cộng hòa Indonesia phải gia nhập Liên bang Indonesia do Hà Lan lập nên (bao gồm cả khu vực Hà Lan chiếm đóng) Đồng thời, Indonesia là thành viên của Liên hiệp Hà Lan - Indonesia do Nữ hoàng Hà Lan đứng đầu Hiệp định Linggarjati đã gây nên những phản ứng trái chiều trong lòng xã hội Indonesia Xét ở mặt tích cực, Hiệp định này là sự thừa nhận bước đầu và hạn chế của chính quyền Hà Lan đối với nền độc lập của Indonesia Mặt trái của Hiệp định này, Indonesia vẫn đặt dưới ách thống trị của thực dân Hà Lan Ngay sau ký Hiệp định Linggarjati, tháng 6 năm 1947 Hà Lan tiến hành chiến tranh

Trang 34

chống lại Cộng hòa Indonesia Trước làn sóng phản đối mạnh mẽ của dư luận quốc tế và sự chống trả quyết liệt của nhân dân Indonesia, Hà Lan ký Hiệp định Renvin (17/1/1948) Hiệp định Canvin gồm những điều khoản có lợi cho Hà Lan Indonesia chỉ kiểm soát những khu vực xa xôi ở Trung Java và vùng núi Sumatra và một Ủy ban hòa giải được thành lập với sự tham gia của Australia, Hoa Kỳ, mục đích can thiệp công việc nội bộ của Indonesia Tương tự như Hiệp định Linggarjati, các cuộc biểu tình phản đối ngay sau Hiệp định Canvin diễn ra rầm rộ Công cuộc đầu tranh giành lại độc lập của nhân dân Indonesia nhận được sự ủng hộ của cộng đồng ưa chuộng hòa bình trên khắp thế giới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết yêu cầu Hà Lan ngừng bắn và trả tự do cho các nhà lãnh đạo Indonesia Trước sức ép của quốc tế và những khó khăn của đất nước do sa lầy vào các cuộc chiến tranh, chính quyền thực dân Hà Lan buộc thả tự do Sukarno và một loạt lãnh đạo khác, tiến hành đàm phán hòa bình (Lương Ninh, Đỗ Thanh Bình & Trần Thị Vinh (2005), tr.424)

Từ ngày 23 tháng 8 đến ngày 2 tháng 11 năm 1949, Hội nghị La Haye (Hà Lan) được triệu tập, gồm đại diện của Hà Lan, Cộng hòa Indonesia, 15 đại diện của chính quyền địa phương do Hà Lan lập nên ở Indonesia và đại diện Ủy ban Indonesia của Liên hợp quốc Hiệp định Lahaye được ký kết, Hà Lan công nhận và trao trả chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Indonesia (trừ miền Tây Irian) chậm nhất là ngày 30 tháng 12 năm 1949 Hiệp định Lahaye đã chấm dứt sự thống trị hơn 3 thế kỷ của thực dân Hà Lan đối với Indonesia Tuy nhiên về kinh tế, thực dân Hà Lan vẫn kiểm soát các hoạt động ngoại giao, thương mại Tại 15 bang địa phương, Hà Lan vẫn nắm giữ và có vai trò quan trọng về kinh tế và chính trị, chi phối quyền lực mạnh mẽ tại các bang này Miền Tây Irian, vẫn bị thực dân Hà Lan chiếm đóng Nhân dân Indonesia tiếp tục đấu tranh bảo vệ và giành lấy sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Năm 1950, 15 bang địa

Trang 35

phương tuyên bố gia nhập Cộng hòa Indonesia và xóa bỏ chế độ Liên bang Ngày 15 -8 - 1950, Cộng hòa Indonesia thống nhất được thành lập

Sau năm 1950, tình hình chính trị Indonesia không ổn định, do sự tranh giành quyền lực các phe phái trong nước được bên ngoài hậu thuẫn Từ năm 1945 đến năm 1957, có hơn 10 nội các liên tục thay nhau cầm quyền Sự bất ổn về chính trị đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, buộc Tổng

thống Sukarno tiến hành cải tổ chính trị với chủ trương thực hiện “nền dân chủ

có chỉ đạo” Ông thực hiện cải tổ bộ máy chính trị theo Hiến pháp năm 1945

Theo đó, luật tự trị tại các bang bị xóa bỏ, nghị viện giải tán Ngày 15 tháng 8 năm 1960, Quốc hội Hiệp thương Nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất được thành lập Một mặt ổn định chính quyền, một mặt Sukarno và nội các của mình tiếp tục cuộc đấu tranh giành lại vùng Irian Đến tháng 5 năm 1963, Hà Lan buộc phải trao trả vùng Irian cho Indonesia, công cuộc thống nhất đất nước hoàn tất (Lương Ninh (cb), Đỗ Thanh Bình & Trần Thị Vinh, 2005, tr.448)

Tuy trong quá trình thực thi kế hoạch “nền dân chủ có chỉ đạo” đã bộc lộ

nhiều hạn chế, lạm phát tăng phi mã, tăng trưởng kinh tế chậm Sự suy giảm của nền kinh tế châm ngòi những mâu thuẫn của các phe phái chính trị tại Indonesia Cuối tháng 9 năm 1965, cuộc đảo chính của một nhóm sĩ quan và Đảng Cộng sản diễn ra nhưng thất bại Sau sự kiện này, chính phủ Indonesia tổ chức cuộc thanh trừng những người tham gia đảo chính và đảng viên Đảng Cộng sản Kết quả hơn 1 triệu đảng viên Đảng Cộng sản và những người dân tộc cánh hữu bị giết hại hoặc đi đày Đảng Cộng sản bị đặt ra ngoài vòng pháp luật Cuộc thanh trừng của chính phủ Indonesia đối với những người cộng sản và cánh hữu gây nên rất nhiều tranh cãi, Indonesia sau sự kiện này đã chịu nhiều sức ép từ dư luận

quốc tế Đây được xem như “vết dơ” trong thời gian cầm quyền của Tổng thống

Sukarno Trước áp lực của quân đội, Sukarno buộc trao quyền Tổng thống cho

Trang 36

Tướng Suharto Indonesia chuyển từ thời kỳ “trật tự cũ” sang “trật tự mới”

(Lương Ninh (cb), Đỗ Thanh Bình & Trần Thị Vinh, 2005, tr.448)

b) Kinh tế Sau ngày độc lập, nền kinh tế Indonesia gặp khá nhiều khó khăn Trên 70% dân số nước này là nông dân, nông nghiệp chiếm ¾ trong cơ cấu kinh tế Sản xuất công nghiệp chiếm tỉ lệ thấp (13%), nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng Bản thân Indonesia là một nước nông nghiệp nhưng vẫn thường xuyên nhập khẩu lương thực, nhất là bột mì và lúa gạo là hai loại lương thực cơ bản trong bữa ăn của cư dân nước này Chính vì vậy, giá lương thực luôn ở mức cao, một số nơi tình trạng thiếu đói thường xuyên xảy ra Indonesia có rất nhiều đồn điền trồng hồ tiêu, cao su, cà phê nhưng phần lớn nằm trong tay các nhà tư bản Hà Lan và một số quốc gia khác (Anh, người Hoa)

Trong những năm 1950 - 1956, Indonesia triển khai chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu Nhà nước chủ trương kinh tế tự do, khuyến khích tư bản trong nước đầu tư và phát triển mạng lưới sản xuất buôn bán, từng bước thay thế các nhà buôn nước ngoài Tạo điều kiện về vốn, thuế, nhân công đối với doanh nghiệp trong nước, hạn chế nước ngoài đầu tư Tuy nhiên, nền kinh tế Indonesia do các thương nhân người Indonesia gốc Hoa và Hà Lan nắm giữ Trên cơ sở sở khai thác một loạt các điều kiện có sẵn, Indonesia bước đầu khắc phục tình trạng nghèo đói Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trên 5% Tuy vậy, những bất ổn về chính trị vẫn làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế (Lương Ninh (cb), Đỗ Thanh Bình & Trần Thị Vinh, 2005, tr.445)

Từ năm 1957, chính phủ Indonesia chuyển sang “chính sách kinh tế chỉ

đạo”, với cơ chế nền kinh tế tập trung Chính phủ vừa củng cố kinh tế Nhà

nước, vừa tăng cường kiểm soát các hoạt động thương mại của tư bản trong và ngoài nước thông qua thực hiện kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân 5 năm (1957 - 1961) và kế hoạch 8 năm (1961 - 1968) Nhà nước độc quyền ngoại thương

Trang 37

và ngân hàng Dù nhà nước có nhiều cố gắng, song Indonesia đã không đạt được những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đặt ra Nguyên nhân là: Mâu thuẫn chính trị âm ỉ trong nội bộ nước này, bộ máy hành chính yếu kém, không đồng nhất chỉ đạo từ trên xuống; nạn tham nhũng và ngân sách cho quốc phòng lớn, nợ nước ngoài…dẫn đến cán cân thanh khoản nhà nước yếu, bội chi ngân sách tăng cao từng năm Đến năm 1965, sản lượng công nghiệp tăng 0,4%, nông nghiệp tăng 0,7% Chỉ số lạm phát tăng phi mã 650%; Nền kinh tế Indonesia khủng hoảng trầm trọng kéo theo đó là khủng hoảng chính trị

1.3 Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ và Indonesia giai đoạn 1949 - 1967

1.3.1 Chính sách đối ngoại chung của các Tổng thống Hoa Kỳ

a) Chính sách đối ngoại của tổng thống Harry S.Truman (1945 - 1953) Sau khi trúng cử Tổng thống lần thứ hai, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S Truman đề ra học thuyết mang tên mình Học thuyết Truman xem Liên Xô là

đối tượng chủ yếu và lập luận rằng “một số phong trào cách mạng giải phóng

dân tộc cũng là tay sai của cộng sản do Moscow điều khiển, sử dụng chiêu bài dân tộc để bành trướng chủ nghĩa cộng sản” (Henry Navare, 2004) Do vậy,

chiến lược của Hoa Kỳ là phải ngăn chặn Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa Đồng thời, phải chống lại những phong trào giải phóng dân tộc do những người cộng sản lãnh đạo Ủng hộ phong trào dân tộc không theo chủ nghĩa cộng sản như các phong trào ở Nam Á, Trung Đông, Đông Nam Á, Đông Bắc Á Để củng cố lực lượng đồng minh của Hoa Kỳ, học thuyết Truman chấp nhận kế hoạch Marshall ở châu Âu Kế hoạch Marshall do G.Marshall, Quốc vụ khanh Hoa Kỳ nêu ra ngày 5 tháng 6 năm 1947, nhằm khôi phục lại Châu Âu bằng viện trợ của Hoa Kỳ Theo đó các nước Anh, Pháp, Bỉ, Áo, Hà Lan, Luxembourg, Đan Mạch và một số quốc gia thuộc châu Á (trong đó có Indonesia) sẽ nhận được một kế hoạch viện trợ khổng lồ Việc tiếp nhận viện trợ với điều kiện các nước này phải giành cho Hoa Kỳ những đặc quyền kinh

Trang 38

tế theo yêu cầu của Hoa Kỳ, ủng hộ chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản của Hoa Kỳ

b) Chính sách đối ngoại của Tổng thống Dwight D.Eisenhower (1953 - 1961) Tổng thống Dwight D Eisenhower triển khai học thuyết Domino tại Đông Nam Á Chính quyền ông cho rằng, nếu để mất Đông Dương sẽ gây ra những hậu quả xấu về tâm lý, chính trị, kinh tế, quân sự trọng yếu và sẽ mất nốt phần còn lại của Đông Nam Á (Phạm Đức Thuận, 2014, tr.37) trong thời gian ông nắm quyền từ năm 1953 đến năm 1961 Chiến lược này nhằm đối phó với chủ nghĩa cộng sản và xây dựng liên minh với các quốc gia Đông Nam Á để chống lại sự lan truyền của chủ nghĩa cộng sản trong khu vực Ông khuyến khích các quốc gia Đông Nam Á thành lập một mạng lưới chống lại chủ nghĩa cộng sản Kết quả là Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) ra đời vào năm 1954, gồm các quốc gia châu Á và các nước phương Tây nhằm bảo đảm an ninh và ổn định khu vực Đồng thời, Tổng thống Dwight D.Eisenhower tìm cách thiết lập mối quan hệ với các quân đội và chính quyền ở Đông Nam Á Ông hỗ trợ việc đào tạo quân sự và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, kinh tế để củng cố các chính quyền đối phó với sự xâm lược của phe cộng sản

Hỗ trợ quân sự và kinh tế: Tổng thống Dwight D Eisenhower cung cấp hỗ trợ quân sự và kinh tế đáng kể cho các quốc gia Đông Nam Á để chống lại chủ nghĩa cộng sản Ông tăng cường viện trợ quân sự, cung cấp vũ khí và tài trợ cho các hoạt động quân sự và phòng thủ của các quốc gia trong khu vực

c) Chính sách đối ngoại của Tổng thống John F Kennedy (1961-1963) Tổng thống John F Kennedy, nắm quyền từ năm 1961 đến năm 1963,

sau khi triển khai một chiến lược đối ngoại mang tên “Chiến lược Đổi mới”

(New Frontier Strategy) tại Đông Nam Á Một số nội dung chính trong chiến lược này:

Trang 39

Chống lại chủ nghĩa cộng sản: Tương tự như tổng thống Dwight D.Eisenhower, Tổng thống John F Kennedy thực hiện chính sách ngăn chặn sự lan truyền của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á Ông nhấn mạnh sự cam kết của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ các quốc gia Đông Nam Á khỏi sự xâm lược của chủ nghĩa cộng sản Tuy nhiên, khác với người tiền nhiệm, chương trình hành động của ông có sự linh hoạt mềm mỏng hơn, không dùng quân sự để can thiệp (Lê Tùng Lâm, 2018, tr.75) Tổng thống John F Kennedy chủ trương đối thoại và đàm phán bên cạnh viện trợ kinh tế giáo dục thay vì viện trợ quân sự và cấm vận

Chính sách đổi mới kinh tế: Chính quyền Tổng thống John F Kennedy khuyến khích các quốc gia Đông Nam Á tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa Ông tạo điều kiện cho việc hợp tác kinh tế, cung cấp viện trợ và đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm độ nghèo trong khu vực

Chính sách tăng cường quân sự: Tăng cường viện trợ quân sự và huấn luyện cho các quốc gia Đông Nam Á Hoa Kỳ tăng cường cung cấp vũ khí và hỗ trợ quân sự để nâng cao khả năng phòng thủ của các quốc gia trong khu vực tìm cách xây dựng mối quan hệ hợp tác với các liên minh khu vực, như SEATO và CENTO Ông hy vọng sẽ có một cộng đồng quốc tế mạnh mẽ hơn để chống lại sự mở rộng của chủ nghĩa cộng sản

d) Chính sách đối ngoại của Tổng thống Lyndon B Johnson (1963 - 1969) Tổng thống Lyndon B Johnson, nắm quyền từ năm 1963 đến năm 1969, tiếp tục và mở rộng chiến lược chống lại chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á,

được gọi là “Chiến lược Đồng minh và Xây dựng Quốc gia” (Alliance and

Nation Building Strategy) Một số nội dung chính trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Lyndon B Johnson, đó là:

Trang 40

- Chiến tranh Việt Nam: Chính sách ngoại giao tại Đông Nam Á chủ yếu tập trung vào chiến tranh Việt Nam Chính quyền Tổng thống Lyndon B Johnson tiếp tục triển khai và mở rộng sự tham gia quân sự của Hoa Kỳ ở Việt Nam, từ việc cung cấp tư trang và cố vấn quân sự ban đầu đến việc triển khai quân đội (Lê Tùng Lâm, 2018, tr.95)

- Chính sách Đổi mới kinh tế và xây dựng quốc gia:Tổng thống Lyndon B Johnson hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á trong việc xây dựng và phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng và các chương trình xã hội thông qua viện trợ và đầu tư Ông tập trung giúp các quốc gia trong khu vực giải quyết và đối phó với thách thức kinh tế và xã hội

- Mở rộng viện trợ quân sự và kinh tế: Chính quyền Hoa Kỳ tăng cường viện trợ quân sự và kinh tế cho các đồng minh Đông Nam Á như Nam Việt Nam, Thái Lan và Philippines Viện trợ bao gồm cung cấp vũ khí, đào tạo quân sự và hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường khả năng phòng thủ và chống lại chủ nghĩa cộng sản

- Hợp tác khu vực: khuyến khích hợp tác khu vực trong việc chống lại sự lan truyền của chủ nghĩa cộng sản Tổng thống Lyndon B Johnson tìm cách tăng cường sự hợp tác với các tổ chức khu vực như SEATO và liên minh ngoại giao châu Á - Thái Bình Dương (ANZUS) để đảm bảo an ninh và ổn định khu vực

1.3.2 Lợi ích của Indonesia trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

a) Lợi ích vị trí địa lý: Thứ nhất, Indonesia nằm ở vị trí là trung tâm của Đông Nam Á Lãnh thổ nước này là hơn 17.000 hòn đảo trải dài theo những tuyến đường biển quan trọng nối liền khu vực Trung Đông với Đông Á và kiểm soát những tuyến hàng hải thương mại trên biển vô cùng quan trọng Đó là eo biển Malacca, nằm giữa Indonesia, Malaysia, Singapore và là tuyến đường giao thông huyết mạch, vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Trung Đông

Ngày đăng: 13/09/2024, 09:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tỷ giá thị trường tại Indonesia từ năm 1949 đến năm 1956 - quan hệ ngoại giao hoa kỳ indonesia giai đoạn 1949 1967
Bảng 1 Tỷ giá thị trường tại Indonesia từ năm 1949 đến năm 1956 (Trang 98)
Bảng 2. Các chỉ số phát triển kinh tế của Indonesia, 1960-1965 - quan hệ ngoại giao hoa kỳ indonesia giai đoạn 1949 1967
Bảng 2. Các chỉ số phát triển kinh tế của Indonesia, 1960-1965 (Trang 105)
Bảng 3. Số liệu xuất, nhập khẩu của Indonesia đối với Hoa Kỳ - quan hệ ngoại giao hoa kỳ indonesia giai đoạn 1949 1967
Bảng 3. Số liệu xuất, nhập khẩu của Indonesia đối với Hoa Kỳ (Trang 109)
Bảng 4. Giá trị nợ nước ngoài của Indonesia tính đến - quan hệ ngoại giao hoa kỳ indonesia giai đoạn 1949 1967
Bảng 4. Giá trị nợ nước ngoài của Indonesia tính đến (Trang 110)
Bảng 5. Số liệu các khoản viện trợ của USAID dành cho Indonesia - quan hệ ngoại giao hoa kỳ indonesia giai đoạn 1949 1967
Bảng 5. Số liệu các khoản viện trợ của USAID dành cho Indonesia (Trang 113)
Hình 1.1 Bản ghi nhớ gửi Nhà Trắng về tình hình chính trị ở Indonesia - quan hệ ngoại giao hoa kỳ indonesia giai đoạn 1949 1967
Hình 1.1 Bản ghi nhớ gửi Nhà Trắng về tình hình chính trị ở Indonesia (Trang 132)
Hình 1.2 Bản ghi nhớ gửi Nhà Trắng về tình hình chính trị ở Indonesia - quan hệ ngoại giao hoa kỳ indonesia giai đoạn 1949 1967
Hình 1.2 Bản ghi nhớ gửi Nhà Trắng về tình hình chính trị ở Indonesia (Trang 133)
Hình 1.3 Thư của Tổng thống Sukarno gửi Tổng thống John F. Kennedy - quan hệ ngoại giao hoa kỳ indonesia giai đoạn 1949 1967
Hình 1.3 Thư của Tổng thống Sukarno gửi Tổng thống John F. Kennedy (Trang 134)
Hình 2.1 Bản đồ Indonesia - quan hệ ngoại giao hoa kỳ indonesia giai đoạn 1949 1967
Hình 2.1 Bản đồ Indonesia (Trang 135)
Hình 2.3 Tổng thống Sukarno - quan hệ ngoại giao hoa kỳ indonesia giai đoạn 1949 1967
Hình 2.3 Tổng thống Sukarno (Trang 136)
Hình 2.4 Tổng thống Surkano và Tổng thống  Dwight D. Eisenhower - quan hệ ngoại giao hoa kỳ indonesia giai đoạn 1949 1967
Hình 2.4 Tổng thống Surkano và Tổng thống Dwight D. Eisenhower (Trang 136)
Hình 2.5 Tổng thống Sukarno phát biểu tại Quốc hội Hoa Kỳ năm 1956 - quan hệ ngoại giao hoa kỳ indonesia giai đoạn 1949 1967
Hình 2.5 Tổng thống Sukarno phát biểu tại Quốc hội Hoa Kỳ năm 1956 (Trang 137)
Hình 2.6 Tổng thống Sukarno (phải) bắt tay Ngoại trưởng Hoa Kỳ  John Foster Dulles (trái), tổng thống Richar Nixon (giữa) - quan hệ ngoại giao hoa kỳ indonesia giai đoạn 1949 1967
Hình 2.6 Tổng thống Sukarno (phải) bắt tay Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Foster Dulles (trái), tổng thống Richar Nixon (giữa) (Trang 137)
Hình 2.7 Tổng thống John F. Kennedy và Tổng thống Sukarno - quan hệ ngoại giao hoa kỳ indonesia giai đoạn 1949 1967
Hình 2.7 Tổng thống John F. Kennedy và Tổng thống Sukarno (Trang 138)
Hình 2.8 Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy và Tổng thống Sukarno tại - quan hệ ngoại giao hoa kỳ indonesia giai đoạn 1949 1967
Hình 2.8 Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy và Tổng thống Sukarno tại (Trang 138)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w