1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ ngoại giao giữa việt nam và các nước phương tây dưới triều nguyễn nửa đầu thế kỷ xix (1802 1858)

135 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Hệ Ngoại Giao Giữa Việt Nam Và Các Nước Phương Tây Dưới Triều Nguyễn Nửa Đầu Thế Kỷ XIX (1802-1858)
Tác giả ThS. Trần Nam Tiến
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Trường
Năm xuất bản 2005
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 7,19 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

QUAN HE NGOAI GIAO GIUA

VIET NAM VA CAC NUGC PHUONG TAY

DUGI TRIEU NGUYEN NUA DAU

THE KY XIX (1802-1858)

Chủ nhiệm đề tài: ThS Trần Nam Tiến

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC . -©22©22222S22+.1222111112 2271112471112 11A mm 1

LOE NOI DAU 288 ,ÔỎ 3 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC

PHƯƠNG TÂY TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVIH - 8

I Quan hệ giữa Việt Nam với Bê Đào Nha từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVH 9

II Quan hệ giữa Việt Nam với Ha Lan ti thé ky XVI đến thế kỷ XVH 13

1H Quan hệ giữa Việt Nam với nước Anh từ thế kỷ XVI 'đến thế kỷ XVII 18

IV Quan hệ giữa Việt Nam với nước Pháp từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII 21

V Vấn để đạo Thiên Chúa trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước phương Tây từ

thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIH - 5-scirieeiterrrrirrrrririrrrrrrriien 27 VI Những nhận xét về quan hệ của Việt Nam với các nước phương Tây từ thế kỷ

XVI đến thế kỷ XVIHH . - c2 SSCcrrrrrtrtririrrriiriiiriiriiriirirrrrre 30

CHƯƠNG II: QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY

THỜI GIA LONG (1802 - 1820) . nnrrrrtrrrrrrtrrirrrrirrrre 233

I Bối cảnh quốc tế, khu vực và đường lối ngoại giao của Gia Long đối với các nước

phương Tây - seeerrrerritrrtrtrrrrrrrre " 11 33

II Quan hệ của triều Nguyễn với các nước phương Tây dưới thời Gia Long (1802-

1820) .ccccceree LH nHHHHH.H.21 0-0711.170/000017101 ml 36

1 Quan hệ với nước Pháp . eerrrrerrrrerrrrrrrrrrrrtrrrrerrtrtrrrrerrernttrrrttrtrrriie 36

2 Quan hệ với nước Anh "— TT (AI U,, Nq— 39

3 Quan hệ với Hoa Kỳ -+setrerrrrrrrrerrrrrrrtrrrrttrrrtrrrrrrtrtrrrrrterreerrrrtrrrrrerri 42

II Vấn để đạo Thiên Chúa trong quan hệ của triều Nguyễn với các nước phương Tây thời Gia Long (1802-1820) eeerrrrrrrer errrtterttrrrrtriirrerretttrimrrtirrrrie 46 1V Những nhận xét về quan hệ của triểu Nguyễn với các nước phương Tây dưới thời

Trang 3

CHƯƠNG III: QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY THỜI KỲ MINH MẠNG (1820-1840) ceserrrrrrrirrrrriirirree 52

I Bối cảnh quốc tế, khu vực và đường lối ngoại giao của Minh Mạng đối với các nước

phương TÂy - 7-9 0 03 2111011127111 32

II Quan hệ của triểu Nguyễn với các nước phương Tây dưới thời Minh Mạng (1820-

0 — sa an 55

“Quan hé v6i nuGc PHA nh 55

2 Quan hệ với Hoa Kỳ HH1 01c 67 3 Quan hệ với nước Anh ecsesesssesrseaneensenenseansrssreceseetsesesesenesrerersrecemeaseauenaeee 75

TIL Chính sách cấm đạo của triều Nguyễn dưới thời Minh Mạng (1820-1840) .79 IV Những nhận xét về quan hệ của triểu Nguyễn với các nước phương Tây dưới thời

Minh Mang (1 820-1840) "— ÐƠỊ 82

CHUONG IV: QUAN HE GIUA VIET NAM VỚI CÁC NƯỚC PHƯƠNG TAY THỜI KỲ THIỆU TRỊ (1841-1847) VÀ TỰ ĐỨC (1847-1858) - 85

I Bối cảnh thế giới, khu vực và đường lối ngoại giao của Thiệu Trị và Tự Đức đối với

các nước phương TÂy . : - "— Ô 85

Il Quan hệ của triểu Nguyễn với các nước phương Tây dưới thời Thiệu Trị (1841-

1847) và Tự Đức (1847-1858) -csrrerrrerrrrrrrirrrirriiirrrridrrrrrrrie 87

1 Quan hệ với Hoa Kỳ -cceneeeriterrtrrerrrrerrrrrerrierrirriertirrntrrtttrrrrr 87 2 Quan hệ với nước Anh c-eerrreeerrrrrrrerrirrrrrertrrrdtrrirrrrrerrrrrrreerreer 89 3 Quan hệ với nước Pháp . -: . - "— , 90

II Chính sách cấm đạo của triểu Nguyễn đưới thời Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức

(1847- Ôn 95

IV Những nhận xét về quan hệ của triểu Nguyễn với các nước phương Tây đưới thời

Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1847-1858) ceeeeeerrnrrrrnmerree 90

KẾT LUẬN -22tttnttt222922ttn — ÔỎ 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO nìnnnhhthttnttthtrerrrtrrrrer 115

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

1 Trong lịch sử Việt Nam, triều Nguyễn tổn tại khơng dài nhưng có một vị trí hết sức đặc biệt Đây là triểu đại được thiết lập trong giai đoạn cuối của thời kỳ

trung đại và chiếm gần trọn thời cận đại trong lịch sử Việt Nam (1802-1945) Ra

đời trong bối cảnh khá đặc biệt và sau đó lại phải đối mặt với một loạt khó khăn thử thách mà thử thách lớn nhất là họa xâm lăng của chủ nghĩa tư bản phương Tây,

triều Nguyễn đã tổn tại trong sóng gió và phải chịu khơng ít búa rìu dư luận Từ trước đến nay, những vấn để của triểu Nguyễn đã thu hút được sự chú ý của đông _

đảo học giả trong và ngoài nước

Riêng trong lĩnh vực ngoại giao, những đóng góp và hạn chế của triểu

Nguyễn trong tiến trình xây dựng đất nước trong nửa đầu thế kỷ XIX (1802 -

1858), đã và đang đặt ra nhiều vấn để thời sự và khoa học trong nghiên cứu lịch sử

nói chung và lịch sử ngoại giao nói riêng Đã có nhiều cơng trình để cập đến các vấn để về chính sách đối ngoại dưới triểu Nguyễn, quan hệ của triều Nguyễn đối với các nước nhưng cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nào để cập một cách toàn diện và đầy đủ về những vấn để lên quan đến chính sách đối ngoại của triều Nguyễn trong quan hệ với các nước phương Tây

Trên cơ sở đó, để tài “Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước

phương Tây dưới triều Nguyễn nủa đầu thế kỷ XIX (1802 - 1858)” nhằm góp phần

khơi phục lại bức tranh lịch sử ngoại giao của Việt Nam thời kỳ cận đại, đồng thời

tăng cường sự hiểu biết về vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế nửa đầu thế kỷ XIX Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương

hóa, đa dạng hóa với phương châm “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước

trên thế giới”, trong đó các nước lớn như Hoa Kỳ, Anh, Pháp Có thể nói, các chiến lược, động thái, chính sách của của các nước này, đặc biệt là Hoa Kỳ đều

trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới tình hình tồn cầu, cũng như bản thân Việt

Trang 5

Để tài đi sâu vào nghiên cứu quan hệ ngoại giao của triểu Nguyễn với các

nước phương Tây, qua đó góp phần lý giải đường lối ngoại giao của của triểu

Nguyễn đối với các nước phương Tây, chủ yếu là Pháp, Anh, Hoa Kỳ Trên cơ sở lý giải đó, để tài rút ra những tién để đưa đến việc hoạch định đường lối ngoại

giao của triều Nguyễn và góp một đánh giá thỏa đáng hơn về những đóng góp và

hạn chế của triều Nguyễn trong chính sách đối ngoại trong quan hệ với các nước

phương Tây

Bên cạnh đó, nghiên cứu lịch sử quan hệ giữa Việt Nam với các nước phương

Tây dưới thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX nhằm rút ra những bài học về quan hệ biện chứng giữa nội trị và ngoại giao, từ đó có thể xây dựng nên những luận cứ

khoa học cho đường lối ngoại giao hiện đại của Việt Nam hiện nay trước yêu cầu

hội nhập, mở cửa và tăng cường mở rộng các mối quan hệ quốc tế rộng lớn

2 VỀ quan hệ ngoại giao và những hoạt động ngoại giao của triểu Nguyễn đã có nhiều học giả trong và ngoài nước để cập đến Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một cơng trình nào để cập một cách toàn diện và đầy đủ về quan hệ ngoại giao của triều Nguyễn với các nước phương Tây giai đoạn 1802 - 1858

Trước hết, có thể kể đến các bộ sách của Quốc sử quán triểu Nguyễn như Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên, Quốc triều chính biên tốt yếu, Minh Mệnh

chính yếu, Lịch triểu hiến chương loại chí đã cung cấp những hoạt động ngoại giao của triều Nguyễn theo hình thức biên niên Các sự kiện ngoại giao được đặt

theo thứ tự thời gian, không thành hệ thống chuyên biệt về ngoại giao Mặc đù

vậy, đây được coi là những tài liệu có độ tin cậy cao

Thời kỳ trước năm 1975, các hoạt động ngoại giao của triểu Nguyễn với các

nước phương Tây được đề cập trong các tác phẩm như Quốc sử di biên (1973) của Phan Thúc Trực, Việt Nam sử lược (1971) của Trần Trọng Kim, Việt Nam ngoại

giao sử (1953) của Ung Trình, Chống xâm lăng, Lịch sử cận đại Việt Nam (1961)

của Trần Văn Giàu, Việt sử tân biên (1961) của Phạm Văn Sơn, Ngoại thương Việt Nam hôi thế kỷ XVI, XVIII và đâu XIX (1961) của Thành Thế Vỹ, Kinh tế và xã hội

Trang 6

được viết dưới dạng những biên khảo, chưa trình bày tồn diện chun về lĩnh vực

ngoại giao Sách chuyên khảo chuyên sâu về quan hệ ngoại giao của triều Nguyễn đối với các nước phương Tây không nhiều Đáng chú ý có tác phẩm Việ: - Pháp bang giao sử lược (1950) của Phan Khoang, Đạo Thiên Chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam (1857-1914) (1968) của Cao Huy Thuần nhưng chỉ phân tích quan hệ

giữa triểu Nguyễn với nước Pháp Đáng chú ý trong thời kỳ này có thể kể đến một

số tiểu luận Cao học Sử: Việt Nam và Tây dương (cuộc tiếp xúc từ năm 1784 đến

năm 1820) của Nguyễn Triều Vân (1969), Việc bang giao giữa Đại Nam và các

nước Tây dương dưới triều vua Thánh Tổ (1820-1840) (1913) của Nguyễn Đức Chí

cũng đã bước đầu để cập đến quan hệ bang giao của các vua Gia Long và Minh

Mạng với các nước phương Tây, trong đó chủ yếu là với người Pháp

Trong các cuốn sách viết về quan hệ ngoại giao của triều Nguyễn xuất bản ở

nước ngoài thời kỳ này, có thể kể đến A Voyage to Cochinchine (1823) cia John White, The Smail Dragon a Political History of Vietnam (1958) cia Buttinger Joseph, Contribution & Uhistoire de la nation Vietnamienne cia Jean Cheneaux

Nhìn chung, các tác phẩm này vẫn chưa đi sâu vào quan hệ giữa triểu Nguyễn và

các nước phương Tây

Từ năm 1975 đến nay, đã có nhiều cơng trình, bài viết đi sâu vào nghiên cứu về quan hệ ngoại giao của triều Nguyễn có giá trị, phẩn ánh nhận thức mới về triểu Nguyễn Một số luận án Tiến sĩ, luận văn Cao học nghiên cứu về ngoại giao triểu Nguyễn, đáng chú ý là cơng trình Đường lối ngoại giao của Nguyễn Ánh Gia

Long (1997) của thạc sĩ Phan Kim Dung, Quan hệ ngoại giao của triểu Nguyễn nửa

đầu thế kỷ 19 (2001) của tiến sĩ Đinh Thị Dung đã có dé cập đến quan hệ của

triểu Nguyễn với các nước phương Tây trong giai đoạn này Các cơng trình xuất

bản ở nước ngoài, đáng chú ý nhất là tác phẩm The United States and Vietnam

1787-1941 (1990) cha Robert Hopkins Miller đã để cập đến quan hệ giữa triểu Nguyễn và Hoa Kỳ Mặc dù vậy, vấn để quan hệ ngoại giao của triều Nguyễn với các nước phương Tây giai đoạn 1802 - 1858 vẫn chưa được nghiên cứu hệ thống và cụ thể

Trang 7

tạp chí chuyên ngành trong nước như Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu Đông Nam Á, Xưa & Nay và các tạp chí nước ngồi như Bulletin des Amis du Vieux Hué (B.A.V.H.), Bulletin de la l’Ecole Frangaise d’Extréme-Orient (B.E.F.E.O.), “Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises (B.S.E.L)

Những nguồn tư liệu trên sẽ được kiểm tra, đối chiếu, xử lý và phân loại theo yêu cầu của đề tài Kế thừa tất cả các nguồn tư liệu trên, chúng tôi sẽ tập trung _ nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu hơn về quan hệ ngoại giao của triểu Nguyễn

với các nước phương Tây giai đoạn 1802-1858

3 Thực tế, những hoạt động ngoại giao không phải là một sự kiện lịch sử độc

lập, có q trình phát sinh, phát triển riêng, mà chỉ là những hoạt động của một

nhà nước, đại diện cho một dân tộc Nhà nước dân tộc đó có q trình phát sinh,

phát triển riêng của nó Cho nên lịch sử ngoại giao cũng chỉ có thể bắt đâu và kết thúc cùng với sự ra đời và kết thúc của Nhà nước Tóm lại, một nên ngoại giao chỉ có thể xác lập từ khi có Nhà nước Vì vậy lịch sử ngoại giao chính thức chỉ có thể

bắt đầu từ khi Nhà nước ra đời Trên cơ đó, chúng ta cũng có thể nghiên cứu lịch

sử ngoại giao như một đối tượng khoa học

Đối tượng nghiên cứu của để tài là lịch sử quan hệ ngoại giao của Việt Nam

và các nước phương Tây dưới triều Nguyễn Nội dung của nó có thể xác định là

“lịch sử các hoạt động của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với các nước phương

Tây dưới triểu Nguyễn”, mục đích nhằm đảm báo lợi ích của đân tộc, của đất nước Xác định mốc khởi đầu và nội dung của đối tượng, chúng ta có thể thấy rõ

sự vận động của đối tượng, tức những quy luật nảy sinh và phát triển của nó trong q trình lịch sử Có những quy luật chung nhất của sự vận động ngoại giao, như

quy luật “thống nhất và khác biệt, hợp tác và đấu tranh” giữa hai quốc gia có quan

hệ ngoại giao Ở đây, quan hệ giữa Việt Nam với các nước phương Tây được khảo

sát trong khoảng thời gian mà nhà Nguyễn còn là một nhà nước độc lập, tự chủ,

tức trong khoảng thời gian nửa đầu thế kỷ XIX (1802-1858)

Trang 8

thiệp với nhau, mà chỉ có một phía là Nhà nước Việt Nam Cịn phía kia chỉ là cá

nhân hay tập đoàn thương nhân giáo sĩ, chứ chưa có quan hệ chính thức của Nhà

nước Nhưng xét về thực chất thì chính giới thương nhân, giáo sĩ lại làm theo mệnh

lệnh của các nhà nước tư bản đế quốc phương Tây Núp đưới danh nghĩa thông thường truyền giáo, họ đi điều tra, thám thính làm gián điệp; cuối cùng theo sau các thương gia, giáo sĩ phương Tây là các hạm đội viễn chỉnh xâm lược của chúng

Như vậy cũng là ngoại giao theo sau con đường kinh tế, vẫn là lợi dụng tôn giáo

để mở đường cho xâm lược quân sự, chính trị Lịch sử đã chứng minh, các “con

đường tơ lụa”, “con đường vàng bạc”, “con đường hương liệu” trên thế giới trước

kia và có tơn giáo đi theo đều là mở đầu cho con đường ngoại giao và quân sự xâm lược Do đó, xét quan hệ ngoại giao với phương Tây của Nhà nước phong kiến Việt Nam, ta thấy nó bắt đầu từ thế kỷ XVI, XVII Do đó, để thấy được xuyên suốt và trọn vẹn, để tài cũng xin được để cập khái quát đến mối quan hệ giữa Việt

Nam và các nước phương Tây trước triểu Nguyễn

Trong nửa đầu thế kỷ XIX, tiểu Nguyễn có quan hệ ngoại giao với Pháp, Anh, Mỹ là các nước phương Tây, nhưng chủ yếu là với Pháp Điều đó bắt nguồn

từ quan hệ Nguyễn Ánh với Pháp ở thế kỷ trước, lúc đó chính Nguyễn Ánh đi cầu cứu Pháp Trong mối quan hệ này, người chủ động đặt quan hệ ngoại giao lại là

các nước tư bản phương Tây Nhà Nguyễn luôn đứng ở thế bị động đối phó, khơng

có liên minh và hồn tồn cơ độc Việc nhà Nguyễn bế quan tỏa cảng về mặt kinh tế, và kể về chính trị, ngoại giao chủ yếu là để đối phó với các nước phương Tây,

trong đó có Pháp là chính Vì vậy, lịch sử ngoại giao các nước phương Tây ở thời

kỳ này điễn ra chủ yếu giữa Việt Nam và Pháp trong mối liên quan với hoạt động

ngoại giao của Anh và Mỹ

Tuy nhiên, do đây là một để tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, thời gian

và kinh phí đều có hạn, vấn để nghiên cứu lại rất phức tạp, khả năng của bản thân

lại có hạn, nên những kết quả nghiên cứu đạt được của chúng tôi chỉ là bước đầu, không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, nên rất mong nhận được các ý kiến

Trang 9

CHUONG I

KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ GIỮA

VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY

TU THE KY XVI DEN THE KY XVIII

Vào thế kỷ XVIL, sau những phát kiến mới về địa lý “báo hiệu buổi bình minh

của thời đại tư bản chủ nghĩa”', nhiễu nước tư bản phương Tây bắt đầu quá trình

xâm nhập vào phương Đơng để tìm kiếm thị trường buôn bán và truyền đạo Tây Ban Nha được coi là quốc gia phương Tây đầu tiên thiết lập được hành lang Đông sang Tây trên con đường đến châu Á

Riêng Việt Nam với một vị trí chiến lược quan trọng, có bờ biển dài 1.200 km

nối liển Trung Quốc với vịnh Thái Lan, nằm xen giữa hai nước lớn của châu Á là

Trung Quốc và Ấn Độ, là vị trí lý tưởng cho các nhà hàng hải, thương nhân, với các hải cảng và đảo quan trọng (Phú Quốc, Hồng Sa, Cơn Đảo ) Như vậy, Việt

Nam trở thành mục tiêu mà nhiều nước tư bản phương Tây, trong đó có các thương

nhân người Bê Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp muốn tìm cách đặt chân tới

Cuối thé ky XVI, đầu thế ky XVII khi chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong cho phép người phương Tây đến dến giao dịch thì nền

ngoại thương Việt Nam bắt đầu phát triển Các thương nhân Bào Đào Nha, Hà

Lan, Anh, Pháp lần lượt đến buôn bán, qua đó góp phần hình thành hai trưng tâm thương mại nổi tiếng thời bấy giờ là phố Hiến ở ở ngoài Bắc và Hội An ở trong

Nam

Quan hệ đâu tiên giữa Việt Nam và các nước phương Tây chỉ là quan hệ

buôn bán Từ thế kỷ XVI, quan hệ mua bán đã được thiết lập giữa chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong với các nước phương Tây Nhìn chung, trong quan hệ với người châu Âu, Việt Nam không hề bị lấn ép, thiệt thòi Ở Đàng

Trang 10

Trong cũng như Đàng Ngồi, chính quyền phong kiến Việt Nam “cho phép họ đến

buôn bán lập thương qn mà thơi, ngồi ra họ không được hưởng điều gì cố thiệt

hại đến quyền lợi của mình, có khi hứa điểu này điểu nọ, cũng là hứa một cách

ngoại giao mà thôi”,

Trong buổi đầu tiếp xúc với người phương Tây, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong tuy chưa định ra một đường lối ngoại giao cụ thể, nhất

quán nhưng Việt Nam chưa hể nghỉ ky, thù ghét phương Tây Các chúa sẵn sàng mở cửa, hợp tác, giúp đỡ công việc mua bán của họ Trái lại, người phương Tây thì

tỏ rõ tham vọng của họ trong việc xâm chiếm Việt Nam thông qua các hành động

can thiệp vào công việc nội chiến của Việt Nam, cho quần cướp phá và chiếm đất

đai của ta

Để cập đến ngoại giao với các nước phương Tây của các nhà nước Việt Nam

thời trung đại, điều đầu tiên không tránh khỏi là cần phân biệt hoạt động buôn bán

với nước ngoài và hoạt động ngoại giao với các nước đó Hoạt động ngoại giao

nào chẳng liên quan đến mục đích kinh tế bên trong, nhưng đặc biệt ở thời đại

phát triển tư bản chủ nghĩa ở các nước phương Tây, việc buôn bán thông thương từ Tây sang Đông lại gắn chặt với ngoại giao Vậy thì, khi trình bày lịch sử ngoại giao, không tránh khỏi để cập đến ngoại thương trong chừng mực ngoại thương ấy

gắn chặt với ngoại giao

I QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VOI BO ĐÀO NHA TỪ THẾ KỶ XVI DEN THẾ KỶ XVH

Bồ Đào Nha là một trong những nước phương Tây có mặt ở phương Đông từ

rất sớm Năm 1536, người Bồ Đào Nha đến Ma Cao thành lập căn cứ buôn bán lớn trên đất Trung Quốc Từ đây họ làm bàn đạp để tiến xuống các nước ở khu vực

Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam

Có thể nói, các thương nhân, giáo sĩ người Bồ Đào Nha đã đến Đại Việt với tư cách những người phương Tây đầu tiên Theo Manguin, cuộc tiếp xúc đầu tiên

giữa người Bổ Đào Nha với cảng Champa và Việt Nam diễn ra vào năm 1516 và

Trang 11

cuộc tiếp xúc chính thức đâu tiên với bờ biển Champa diễn ra vào năm 1523' Người phương Tây đầu tiên đến vùng đất Thuận Quảng nước ta có lẽ là Duarte

Coelho vào năm 1523, sau khi thực hiện sứ mệnh lập quan hệ thông thương với

Đại Việt không thành công Trước khi rời Quảng Nam, “ông đã tạc trên núi đá Cù

Lao Chàm một hình thánh giá lớn, có ghi niên hiệu và chính danh cla minh” Hon

10 năm sau, Autonio de Faria lại có cơ hội đến vùng vịnh Đà Nắng Ông đã quan

sát phố xá và sự nhộn nhịp ghe thuyền ở vùng cảng này”” Đến năm 1584 đã có một số người Bổ Đào Nha sống tại Đàng Trong Lúc này, việc buôn bán giữa người Bổ Đào Nha và Đàng Trong xem ra rất phụ thuộc vào quan hệ buôn bán

giữa Ma Cao và Nhật Bản dau thé ky XVII‘

Năm 1613, thương nhân người Bồ Đào Nha Ferdinand Costa đến vết kiến

chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) ở Dinh Cát Qua Costa, chúa Sãi nhờ vận động người Bê Đào Nha đến buôn bán tại Phủ Chúa” Nhờ các giáo sĩ làm mối lái, họ

đậu thuyển ở Hội An mua các thứ hàng như tơ lụa, đường, kỳ nam, trầm hương Họ

không xin phép đặt thương điếm và chỉ dong thuyển qua lại mua bán vào tháng chạp, tháng giêng hàng năm Họ chỉ đến bán diêm sinh, cánh kiến, chì, đổ sành sứ, hợp kim kẽm ~ đồng, chì v.v Trong số các hàng hóa được lãi cao nhất là các hợp

kim Các thương nhân Bổ Đào Nha mua tơ, gỗ quý, quế, đường chở về Ma Cao hay Malacca Họ chịu một khoản thuế thương chính cao nhất trong số các thương

thuyển đến Hội An Thuế nhập cảng: 4.000 quan, thuế xuất cảng: 400 quanŠ Lịch

sử đã ghi lại, vào khoảng năm 1614, một thương nhân người Bê Đào Nha tên là

Loao Da Crus (Jean đe la Croix) đã được chúa Nguyễn cho lập lò đức súng ở

Thuận Hóa, sau này người ta còn gọi chỗ ấy là Phường đúc” Để tưởng thưởng cơng lao khó nhọc, chúa Nguyễn ban đặc ân cho Jean đe la Croix được phép lấy

vợ Việt Nam và thiết lập bàn thờ Thiên Chúa trong tư thất để cầu nguyệnŠ

! Wang Zai Jin, Hai Fang Cuan Yao, tip 10 Din theo Li Tana, Xt Dang Trong - Lịch sử kinh tế - xã

hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Nxb Trẻ, 1999, tr 106

? Võ Văn Dật, Lịch sử Đà Nẵng, Luận án Cao học Sử học, Đại học Văn khoa Huế, 1974, tr 41

3 Nguyễn Thanh Nhã, Tableau Economique du Viemam au XVIT et XVIIF siecle, cujas, Paris, 1970, tr 201

* Li Tana, Sdd, tr 106

5 Nguyễn Văn Ngọc, “Cửa Việt dưới thời chứa Nguyễn và chúa Sãi, Cửa Việt, số 6-1991, tr 103 Š° Vũ Minh Giang, Người Nhật, Phố Nhật và di tích Nhật Bản ở Hội An, Hội thảo quốc tế, Hội An,

1990, tr 210

7 Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, quyển ïI, Trung tâm học liệu xuất bản, 1971, tr 96,

Trang 12

Thương nhân Bồ Đào Nha được chúa Nguyễn ưu đãi Chúa Nguyễn đã quyết định cấp đất cho người Bổ Đào Nha lập một thành phố gần cảng Đà Nẵng để buôn

bán và cạnh tranh với người Hà Lan, nhưng không rõ lý do gì người Bồ Đào Nha

đã không thực hiện ý định này! C Borri cho biết: “Vua xứ Đàng Trong rất ưa người Bổ Đào Nha đến buôn bán trong vương quốc của ơng Có lần ông ban cho họ 3 hay 4 dặm đất trong xứ — nơi có ưu thế nhất, có thể là vùng cảng Turơn để họ xây dựng ở đó một thành phố với tất cả tiện nghỉ của họ, giống như phương thức Trung Hoa và Nhật Bản đã Am”,

Theo các lái buôn khác, họ tự nguyện chấp nhận mọi quy định của chúa

Nguyễn, “quá phục tùng các tục lệ nước Nam”, cé lúc họ tìm cách thuyết phục

các chúa “ghét bỏ”, “ruồng rẫy” các thương nhân Hà Lan Fernando da Costa là vị sứ thần của Bồ được chúa Nguyễn nể trọng nên đã trục xuất thương nhân Hà Lan

theo yêu cầu của Costa vì sự cạnh tranh của hai đối thủ thương nhân phương Tây

này tại Hội An vào đầu thế kỷ XVII” Thương nhân Bỏ Đào Nha không đặt thương

điểm ở Hội An Họ chỉ sử dụng tầng lớp “mại biện” và cho đại diện ở lại thu mua

hàng trong những tháng “áp đông” để chuẩn bị cho mùa mậu dịch năm tới

Gitta thé ky XVII, người Bổ Đào Nha cập bến Đàng Ngoài xin buôn bán

Giáo sĩ Bandinôti, người dẫn đường đã kể: “Đồn chúng tơi vừa đến Kẻ Chợ thì

được giáo sĩ Giuliô Piani dua vao chau chúa Chúa tiếp đãi chúng tơi rất niểm nở,

khỗn đãi chúng tôi một bữa tiệc có nhiều món ăn, lại hứa với chúng tôi là khi cần

đến, chúa sẽ hết sức giúp đỡ Sở đĩ chúa ban cho các đặc ân như vậy là hình như là vì chúa mong cho người Bồ Đào Nha luôn luôn qua lại buôn bán để cả nước và

chúa đểu có lợi”” Thực tế cho thấy, trong thời gian này người Bồ Đào Nha buôn

bán với Đàng Trong nhiều hơn Đàng Ngoài

Về phía chúa Nguyễn, việc buôn bần với người Bề Đào Nha chỉ có ý nghĩa

' Đỗ Bang, Phố cảng vàng Thuận Quảng (Hội An - Thanh Hà ~ Nước Mặn) thế kỷ XVII-XVHI, Nxb Thuận Hóa, 1996, tr 54

? Borri, Relation de la nouvelle Mission des Peres de la Compagnie de Jésus au Royaume de la Cochinchine, B.A.V.H, 1931, tr 346

3 Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tap I, Nxb Gido duc, Ha N6i, 1999, tr 376

* Borri, Sdd, tr 374

Trang 13

thực sự khi xây ra cuộc chiến tranh với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, bởi vì đại bác là mặt hàng quan trọng nhất trong việc trao đổi giữa hai bên Theo Boxer, các chúa

Nguyễn “rất lo lắng làm sao để có được súng từ xưởng đúc súng nổi tiếng của

Bacarro ở Ma Cao Xưởng này hoạt động vào các năm từ 1627 đến 1680 và sản

xuất ra các sản phẩm được nhìn nhận là loại súng đồng tốt nhất tại phía Đơng”, Cũng nên ghỉ nhận là xưởng đúc ở Ma Cao đã được thiết lập vào chính năm xảy ra

cuộc chiến tranh giữa chứa Nguyễn và chúa Trịnh và thời gian hoạt động của nó

cũng gần trùng với năm tháng xảy ra chiến tranh giữa hai bên (1627-1672) Do đó, trong thời điểm này chúa Nguyễn và chúa Trịnh rất có thể đã có thể là hai khách hàng lớn, nếu khơng nói là lớn nhất của xưởng đúc này),

Bên cạnh đó, mặc dù tự thâm tâm rất thù ghét việc truyền bá đức tin Kitô

giáo trong lãnh thổ của mình, chúa Nguyễn cũng ít nhiều nhắm mắt làm ngơ trước

sự có mặt của các thừa sai Công giáo Roma với mục đích là có được súng đạn và đại pháo từ Ma Cao Ngoài việc chấp nhận sự hiện diện của các thừa sai đòng Tên

trên vùng đất của mình để được đúng đạn, chúa Nguyễn còn sử dụng các thừa sai

này vào các việc khác Năm 1686, chúa Hiển đã bắt Bartholomêô da Costa, bác st

của chúa đang chuẩn bị về lại châu Âu, phải từ Ma Cao trở lại Dang Trong để tiến tục chăm sóc sức khỏe cho chúa Chúa Nguyễn Phúc Chu đã ding Antonio de Arnedo năm 1704 và De Lima năm 1724 để dạy ông toán và thiên văn học Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát cũng đã dùng Neugebauer và Sienert và sau khi những

người này qua đời năm 1745, đã dùng Slamenski và Koffler thế chỗ của họ Năm

1752, chúa sử dụng thừa sai dòng Tên Xavier de Moteiro, nha hinh hoc va Jean de Loureira, bác sĩ Việc người phương Tây chính thức làm việc tại triểu đình, dù với

tính cách là bác sĩ, cũng là một sự kiện hoàn toàn mới trong truyền thống Việt

Nam’,

Tuy nhiên, đến thế kỷ XVHI, do bị người Ha Lan cạnh tranh gay gắt, thương nhân Bổ Đào Nha qua lại buôn bán với các Đàng Ngoài và Đàng Trong thưa thớt dan

' Boxer, Portuguese Conquest and Commerce in Southern Asia, 1500-1750, Variorum Reprigts, London, 1985, tr VII 167

Trang 14

II QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI HÀ LAN TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KY XVII

Ngay từ năm 1601, hạm đội Hà Lan đã đến vùng biển Chămpa, sau đó đổ bộ

lên đất Đàng Trong và bị nhân dân địa phương đánh lui Năm 1602, công ty Đông

Ấn Hà Lan được thành lập ở thủ đô Amsterdam và năm 1609 một thương điểm Hà Lan được thành lập ở Phirando (Nhật Bản) Năm 1613, giám đốc thương điếm ở

đây cho thuyền chở các thứ ngà voi, len đạ, chè đến Đàng Trong xin buôn bán, nhưng không đạt kết quả Các năm 1617 đến 1618, chúa Nguyễn gửi thư cho các

công ty Đông Ấn Hà Lan mời sang buôn bán; nhưng mãi đến năm 1633 việc buôn

bán của người Hà Lan ở đây mới được bắt đầu

Từ năm 1633 đến 1637, mỗi năm có hai tàu Hà Lan tới Đàng Trong để trao

đổi, buôn bán Hai tàu này thường xuất phát từ Firando, qua Taiyuwan (cảng An Bình ở Đài Loan) tới Đàng Trong Nhưng trong thời điểm này, các thương nhân Hà

Lan không địch nổi người Nhật Bản trong việc thu mua tơ, nguồn lợi chính yếu của

họ Không xâm nhập được thị trường tơ ở Đàng Trong, người Hà Lan phải hướng tới Đàng Ngoài

Tháng 3-1637, tàu Hà Lan Grol đến Đàng Ngoài Thuyển trưởng Korel

Hartsinck dâng chúa Trịnh hai khẩu đại bác, nhiều đạn dược và xin được buôn bán Chúa Trịnh cho phép người Hà Lan đặt thương điếm ở phố Hiến Chúa Trịnh đã nhận Hartsinck làm con nuôi và cho phép người Hà Lan được tự do buôn bán ở

Đàng Ngồi Có thể nói, thương điếm này là thương điếm của Hà Lan tổn tại lâu

nhất với 64 năm (1637-1700) Sau đó chúa Trịnh lại tiến thêm một bước, đặt vấn

để liên minh với người Hà Lan để đánh Đàng Trong Trong năm 1637, chúa Trịnh

đã gửi cho Tồn quyền cơng ty Đông Ấn Hà Lan để nhờ người Hà Lan giúp đỡ chống chúa Nguyễn ở Đàng Trong Bức thư có đoạn: “( ) Một số người hung bạo

(tức họ Nguyễn) đã thiết lập một chính quyền tách biệt tại biên giới phía nam của

Bản quốc Chúng đang dựa vào vị trí phịng thủ vững chắc của chúng để chống lại

triểu đình (của nhà Lê tại Thăng Long) Bản quốc chưa làm gì chúng cả vì e ngại rằng có một cái gì đó khơng đốn trước có thể xảy ra trên biển Vì Quý quốc

Trang 15

tau, hodc 200 lính bắn giỏi được không, như một bằng chứng về sự tốt bụng của Quý quốc vương Những người lính đó có thể giúp Bản quốc bắn đại bác Ngoài ra,

xin hãy cho Bản quốc 50 thuyển chiến với binh lính chọn lọc và đại bác có sức cơng phá mạnh Sau khi chiến thắng, Bản quốc sẽ tặng cho binh lính của Quý

quốc vương 20.000 đến 30.000 lạng bạc Còn về phần Quý quốc vương, bản quốc sẽ trao cho Quý quốc vương Quảng Nam để trị vì ”L,

Sau những cuộc đàm đạo liên tục giữa năm 1637 và 1638 về liên kết quân sự,

năm 1639, người Hà Lan quyết định cử 4 tàu đến giúp chúa Trịnh tấn công Đàng Trong vào năm sau để đổi lấy những nhượng bộ thương mại từ phía chúa Trịnh

Được tin đó, chúa Nguyễn tỏ thái độ lạnh nhạt đối với người Hà Lan Năm 1639,

thương điếm của người Hà Lan phải đóng cửa Từ đó, người Hà Lan chỉ qua lại

bn bán với Đàng Ngồi Chúa Trịnh cho phép người Hà Lan đi sâu vào trong

nước mua hàng, có khi lên tận Yên Bái, nhưng lại bắt phải mua tơ của chứa và các

quan lại

Năm 1641, chúa Trịnh Tráng gửi thư cho Toàn quyển Hà Lan ở Indonesia

yêu cầu giúp 5 chiến hạm, 600 binh lính vũ trang đẩy đủ, vài trăm đại bác, 200

pháo binh” Ngày 14-5-1641, Toàn quyển Hà Lan tại Batavia gửi thư cho Trinh

Tráng, viết rằng họ đã sẵn sàng cử tàu đến để phối hợp đánh Đàng Trong Một sự

kiện xảy ra vào tháng 11-1641 đã khiến cho người Hà Lan càng thêm cứng rắn

trong thái độ đối với chúa Nguyễn ở Đàng Trong Ngày 26-11-1641, hai chiếc tàu Eulden Buis và Maria de Medicis bị đấm ở bờ biển Đàng Trong Tất cả những người Hà Lan sống sót (82 người) đều bị bắt giam tại Hội An và tàu thì bị Đàng

Trong tích thu Các cuộc thương thuyết để thả các con tin Hà Lan đều thất bai’,

Tháng 5-1642, phía Hà Lan cử một hạm đội gồm 5 tàu cùng 125 thủy thủ và 70 lính Chỉ huy của hạm đội này là Jan Van Linga Ngày 31-5-1642, phía Hà Lan cập vịnh Cambir (Quy Nhơn), đốt cháy 400 hoặc 500 ngơi nhà và kho thóc và bắt

' Iwao Seiichi, About the letter asking help from the Duch Navy, sent by Annam to Wulan (Ha Lan),

TohoGaKu, s6 23, 1962, tr 109-118

? Dẫn theo Nguyễn Phan Quang - Trương Hữu Quýnh ~ Nguyễn Cảnh Minh, Lịch sử Việt Nam (1427-

Trang 16

giữ 38 người' Ngay lập tức, người Hà Lan nhận ra rằng “chính quyển Quinam

(Đàng Trong - TG) đã bày binh bố trận tại các vùng ven biển trong thế trận phòng thủ rồi”? Do đó, khi 150 lính Hà Lan tiến vào đất liển, họ đã bị quân đội chúa

Nguyễn tấn công thiệt hại 15 người cùng với viên chỉ huy Van Liesvelt Khi Jan Van Linga yêu cầu chúa Trịnh đem quân tấn công quân chúa Nguyễn, Trịnh Tráng

nói rằng ơng đã phái quân đi nhưng phải hổi binh vì người Hà Lan không xuất

hiện Nhưng điều này có vẻ như là một sự lừa dối mang tính ngoại giao của chúa

Trịnh nhằm che đậy sự khơng sẵn lịng liên kết lực lượng chống Nguyễn)

Thang 1-1643, phia Ha Lan lại gửi đến một hạm đội gồm 5 tàu chiến do Johanes Lamotius chỉ huy, đến Đàng Ngoài nhằm liên kết với chúa Trịnh tấn công

Đàng Trong Nhưng khi đến nơi, họ nhận thấy rằng quân đội của chúa Trịnh chưa

sẵn sàng cho sự hợp tác Tiếp đó, vào tháng 7-1643, phía Hà Lan vẫn kiên nhẫn

phái đến một hạm đội khác do Pieter Beak chỉ huy đến phối hợp với chúa Trịnh đánh chúa Nguyễn Vừa đến Dang Trong, hạm đội Hà Lan đã đụng độ quân đội

của chúa Nguyễn Theo Lê Thành Khôi: “Cuộc chiến này quả là một tai họa Tàu De Wijdeness (tau hoa tiêu) bị tiêu diệt, Beak bị giết, hai tàu khác phải mở đường máu tháo chạy ”” Theo các tư liệu Hà Lan, trong cuộc đối đầu này, có 7 chiến

thuyền của Đàng Trong bị phá hủy, 700 đến 800 lính bị giết Sử triểu Nguyễn đã

ghi lại trận đánh quân này như sau: “Bấy giờ giặc Ơ Lan đậu thun ngồi biển,

cướp bóc lái bn Quân tuần biển báo tin Chúa (Nguyễn Phúc Lan) đang bàn kế

hoạch đánh dẹp Thế tử (sau này là chúa Nguyễn Phúc Tần) tức thì mật báo với

Chưởng cơ Tôn Thất Trung ước đưa thủy quân ra đánh Trung lấy cớ chưa bẩm

mệnh, ngần ngại chưa quyết Thế tử đốc suất chiến thuyền của mình tiến thẳng ra

Trung bất đắc dĩ cũng đốc suất chiến thuyền theo ải, đến của biển thì thuyên Thế tử

đã ra ngoài khơi Trung lấy cớ vẫy lại, nhưng Thế tử không quay lại Trung bèn giục

binh thuyên tiến theo Chiến thuyên trước và sau lướt nhanh như bay Giặc trông

! Thuận Hóa, “Những cuộc đối đầu giữa nhà Nguyễn & người Hà Lan” Trong Những vấn để lịch sử về (riêu đại cuối càng ở Việt Nam, Sđd, tr 245

* Buch, De Qost Indische Compagne en Quinam, Amsterdam, H-I, Paris, 1929 Din theo Thuda Héa,

Badd, tr 247

* Thudn Héa, Bad, tr 247

“Lé Thanh Khéi, Le Viet Nam, Les Editions de Minuit, Paris, 1955, tr 248 Theo Qudng Nam qua cdc thời đại, Cổ học tùng thy, quyéa I, 1974, tr 144 cho rằng “người Hà Lan quá mất tinh thần đến nỗi tự

Trang 17

thấy cả sợ, nhằm thẳng phía đơng mà chạy, bô rơi lại một chiến thuyên lớn Thế từ đốc quân vây bắn Tướng giặc thế cùng phóng lửa tự đốt chết Thế tử bèn thu quân về”!, Trước thất bại này, Trịnh Tráng lại gửi thư cho Toàn quyền Hà Lan yêu cầu”:

1 Nếu thực bụng giúp Trịnh thì phải giúp đủ 200 chiến hạm và 4 vạn lính

2 Nếu khơng, thì từ nay lui tới buôn bán xin cứ theo lệ cũ: 25.000 lạng bạc thuế, 40.000 lạng bạc đặt trước để mua tơ cho chúa Không thực hiện một trong hai

điều trên thì xin đừng đến Đàng Ngồi bn bán nữa

Biết khó lịng can thiệp qn sự vào Việt Nam, Toàn quyển Hà Lan ở

Indonesia đành chịu nộp thuế và đặt tiền mua tơ của chúa Bằng cách hàng năm

mua 25.000 lạng bạc tơ của chúa, 10.000 lạng bạc tơ của thế tử và một số khác cho

các viên quan to trong triểu, người Hà Lan mở rộng việc buôn bán với Đàng Ngoài Họ chở đến vũ khí, bạc Nhật, diêm sinh, lưu hoàng, diêm tiêu, hổ phách,

vải lanh, len đạ và chở đi các loại tơ lụa, đồ sành sứ Thực tế, những mặt hàng

do người Hà Lan đem đến Việt Nam bán đều thu được ít lời Trong đó, phần kiếm lời được là những mặt hàng mưa ở Việt Nam đến đi bán ở các nước khác Mặt

hàng chủ yếu và sinh lợi nhiều nhất đó là tơ Năm 1644, thương nhân Hà Lan Van Brouckhrst mua tơ ở Đàng Ngoài đem sang Nhật Bản bán lãi được 104% Năm sau, tức năm 1645, tàu buôn Hà Lan Le Campen cũng lãi tổng cộng 400.000

florins nhờ mua tơ tại Việt Nam” Sau tơ là các mặt hàng đường, vàng, quế, đổ mỹ

nghệ, lâm thổ sản đặc biệt, để gốm Đàng Ngoài thời bấy giờ rất tỉnh xảo, đạt

trình độ kỹ thuật cao như gốm Bát Tràng, Thổ Hà đã thu hút được sự chú ý của các thương nhân Hà Lan

Năm 1651, Toàn quyển Hà Lan ở Batavia muốn tiếp tục buôn bán với Đàng

Trong nên cử Willem Verstegen di sứ sang thương nghị với chúa Nguyễn Cuối

năm 1651, Verstegen cho tàu vào Đàng Trong ký với chúa Nguyễn một thương

ước 10 điều, mua nhà, lập thương điểm ở Hội An Khi ấy, Nguyễn Phúc Tần lên

' Quốc sử quán triểu Nguyễn, Đại Nam thực lục tiền biên, bản dịch Viện Sử học, Nxb Sử học, 1962,

tr 73-74

‡ Lịch sử Việt Nam, Sđủ, tr 150

Trang 18

ngôi chúa, muốn giao hảo với người phương Tây, sắn sàng ký hòa ước với Hà Lan,

trong đó nhấn mạnh ba điều về buôn bán':

“1, Công ty Đông Ấn của Hà Lan có thể ra vào đất Đàng Trong buôn bán tự

do và được miễn thuế, Sứ thần Hà Lan ở Hội An có thể chọn miếng đất thích hợp

dựng một ngơi nhà cho những người ở lại thương điếm

2 Những tàu thuyển Hà Lan không phải khám khi đến Đàng Trong, được miễn thuế ra vào, trong khi thuế đó vẫn tiến hành thu đối với người Trung Quốc,

người Bồ Đào Nha và người các nước khác

3 Sứ thần Hà Lan sẽ chú ý đến những hàng hóa mà chúa Nguyễn muốn được

tàu Hà Lan mang đến, hàng đó sẽ được trả hoặc bằng bạc, hoặc đổi lấy hàng “

Nhận được tin báo là có người của Đàng Ngồi ẩn nấp ở đây, chúa Nguyễn

đã ra lệnh bắt tất cả những người Hà Lan ở thương điếm đuổi về Indonesia Trước

sự việc đó, công ty Hà Lan bất mãn, thôi không buôn bán với Dang Trong nữa Do

đó, quan hệ giữa người Hà Lan và Đàng Ngoài được thúc đẩy mạnh mẽ

Để công việc buôn bán được thuận lợi với Đàng Ngoài, các tàu Hà Lan mỗi

lần cập bến đều biếu chúa Trịnh một vài khẩu súng, một số xa xỉ phẩm Trong

những năm đói kém, tàu Hà Lan còn chở gạo đến bán Năm 1682, tàu Hà Lan chở

sang 40 kiện gạo Rồi liên tiếp trong hai năm 1688, 1689, tàu Hà Lan đều mang đến Đàng Ngoài mỗi năm 80 kiện gạo

Trong quá trình kinh doanh ở Đàng Ngoài, các thương nhân Hà Lan cũng gặp

khơng ít khó khăn Van Riebeck trong báo cáo gửi cho Ban giám đốc Phòng thương mại Amsterdam (Hà Lan) trong năm 1648, đã than phiển rằng công việc

buôn bán của họ gặp sự quấy nhiễu, chèn ép của các vị quan đại thần ở trong triều Tuy vậy, họ vẫn cố nhịn nhục vì cơng việc Van Riebeck giải thích: “Kết tội bọn hoạn quan trước mặt chúa là một việc vơ ích, là húc đầu vào tường Của cải

' Hiệp ước đã được thỏa thuận ngày 8-12-1651 Xem thém Li Tana - Anthony Reid (chi bién),

Southern Vietnam under the Nguyen Documents on the Economic, History of Cochinchina (Dang Trong) 1602-1777, ANU/Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, 1993, tr 34

? Dẫn theo Nguyễn Lương Bich, Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước, Nxb Quân đội nhân dân,

Trang 19

và tính mạng nhân viên của công ty lập tức bị đe dọa, và có thể là phải bỏ hẳn

việc bn bán với Dang Ngồi Cần phải hành động thật khéo léo, khơn ngoan, vì người Đàng Ngoài rất tự ái và bướng bỉnh”! Bên cạnh đó, người Hà Lan cũng gặp sự cạnh tranh dữ dội từ phía các thương nhân người Trung Quốc, người Pháp, người

Anh Đến năm 1699, thấy việc buôn bán ngày càng ít lợi, thương nhân Hà Lan quyết định đóng cửa thương điếm ở Phố Hiến và Kẻ Chợ

Sang thé ky XVIII, thỉnh thoảng người Hà Lan dong thuyén đến Đàng Trong buôn bán Năm 1733 thấy việc đúc tiền có lợi, cơng ty Đơng Ấn Hà Lan nhận với

chúa Nguyễn lập xưởng đúc tiền đồng Tuy nhiên sau một năm không thấy lãi,

công ty đã rúi lui Năm 1758, do sự hạch sách của chúa Nguyễn và cạnh tranh của các thương nhân Trung Quốc, công ty Hà Lan phải rút khỏi Đàng Trong

il QUAN HE GIỮA VIỆT NAM VỚI NƯỚC ANH TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THE KY XVIII

Vào đầu thế kỷ XVII, người Anh đã bắt đầu lui tới Việt Nam để đặt quan hệ

thông thương buôn bán Năm 1600, công ty Đông Ấn Anh được thành lập ở Ấn Độ,

qua đó mở đầu cho việc giao lưu buôn bán với các nước phương Đông Các năm 1613, 1616, phái đồn của Cơng ty Đơng Ấn Anh đã đến Đàng Trong và Đàng Ngoài dâng tặng các phẩm vật để xin được thông thương buôn bán, nhưng do bị

các thương nhân ngoại quốc khác chèn ép nên vẫn chưa có cơ hội phát triển việc buôn bán ở Việt Nam Năm 1613, Richard Cocks, Giám đốc thương điếm Anh ở

Hirado (Nhật Bản) đã phái một chiến thuyển tới Hội An kèm với một bức thư của

vua James I gửi cho chứa Nguyễn mong được đặt quan hệ thông thương Nhưng khi

đại điện phái đoàn, ông Walter Carwarden và người thông ngôn lên đất liên thì bị

ám sát Một vài năm sau đó, thương điếm Anh ở Hirado còn cử một phái đoàn khác ra Đàng Ngồi nhưng cũng khơng thành công do bị người Hà Lan ngăn cản

Năm 1654, sau khi người Hà Lan thua trận và chịu ký Hòa ước Wesminter với

người Anh, công ty Đông Ấn Anh bắt đầu hoạt động mạnh ở Đông Nam Á

! Dẫn theo Phạm Hữu Đăng Đại, T1ớd CỐ

? Lị Tana, Sđd, tr 112; Phan Khoang, Việ? sử: Xứ Đăng Trong 1558-1777, Khai Trí, Sài Gòn, 1967, tr

Trang 20

Tháng 6-1672, một phái đoàn thương nhân Anh do William Gyfford din d4u

trên chiếc tàu Zant đã đến Đàng Ngoài gặp chúa Trịnh xin đặt quan hệ thông thương Chúa Trịnh đồng ý nhưng với diéu kiện là người Anh phải đem súng ống,

đạn dược phương Tây sang bán cho chúa Trịnh để chúa Trịnh tiến hành chiến tranh đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong Một năm sau, năm 1673, người Anh được phép lập thương điếm ở Phố Hiến và sau đó, năm 1683, họ được cho phép lập thương điếm ở Kẻ Chợ Sản phẩm buôn bán của các thương nhân Anh ở đây chủ

yếu là đồ xa xỉ, len dạ, súng Mặt hàng mua về chủ yếu là hàng tơ lụa Về sau, do việc buôn bán ở Đàng Ngồi khơng cịn thuận lợi nữa, “nợ cũ thì hầu như khơng địi được mà bọn quan lại mua, thì ít khi trả tiền ngay Khơng thể trần tình lên chúa được nếu như không thông qua các bà phi, mà như thế thì tốn không biết bao nhiêu

lễ lạt” nên đến năm 1697, họ đóng cửa các thương điếm ở đây, nhưng sau này vẫn thỉnh thoảng cho thuyển đến mua hàng chở đi

Ở Đàng Trong, năm 1695, Nathaniel Higginson, Toàn quyển Anh ở Madras,

đã phái Thomas Bowyear đến Hội An xin được mở thương điếm buôn bán và được

chúa Nguyễn chấp thuận Nhưng không được bao lâu thì bị phá hoại, do đó họ phải

rút để,

Trong khi tới lui buôn bán ở Việt Nam, người Anh cũng đã tỏ rõ tham vọng

muốn xâm chiếm Việt Nam Năm 1702, Allen Catchpole, giám đốc công ty Ấn Độ

của Anh đã mộ 200 quân Mã Lai đến chiếm đóng đảo Cơn Lơn (Cơn Đảo), xây

thành đấp lũy tại đây với ý định biến vùng đất này thành một căn cứ chiến lược

của chúng nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương Năm 1703, chúa Nguyễn

cử quan trấn thủ ở Trấn Biên (Biên Hòa) là Trương Phúc Phan tìm cách chiếm lại

đảo Trương Phúc Phan đã mộ 15 người Mã Lai giả trá hàng và vận động binh sĩ Mã Lai làm nội ứng Không đợi quân chúa Nguyễn tới, nhân dân trên đảo cùng binh si Ma Lai dén thi đã nổi đậy giết chúa đảo, đánh đuổi binh lính người Anh

Người Anh run sợ trước cuộc nổi đậy này nên khơng cịn dám quấy phá trắn trợn

nữa Sự kiện này được sách Đại Nam nhất thống chí ghi lại như sau: “Năm Nhâm

Ngọ, Hiển Tông thứ l1 (1702), giặc biển An Liệt đi thuyên đến đậu ở đảo Côn Lôn, người tù trưởng là bọn Rô Lạt Gia Thi 3 người chia làm 5 ban, cùng đồ đẳng hơn

' §đd, tr, 61

Trang 21

200 người kết dựng trại sảnh, của câi rất nhiều, bốn mặt đêu đặt súng, ở hơn một

căm Trấn thủ Trấn Biên là Trương Phác Phan chiêu mộ 15 người Chà Và, bí mật

sai họ trả hàng, rồi nhân đêm phóng lửa đốt trại, đâm chết nhất ban, nhị ban, bắt

được ngũ ban, còn tam ban, tứ ban thì theo đường biển trốn thoát Nhận được tin

báo thì Trương Phúc Phan sai bình ấi thuyên ra đảo tha hết của cải, dâng nộp”

, Tuy nhiên về sự kiện này, phía Anh lại đưa ra cách giải thích khác Phía

người Anh nói rằng Allen Catchpole, giám đốc thương điếm của công ty Đơng Ấn

Anh, có mang theo “một số người Maccassar được dùng làm lính và giúp dựng một công sự và ký với họ một hợp đồng ba năm” Vì một lý do nào đó, ơng này vào

phút cuối đã không thực hiện hợp đồng Do đó, những người Maccassar “đẩy căm

thù và độc ác” đã giết gần hết số người Anh vào năm 1705 Về thời gian diễn ra biến cố trên, các tài liệu từ phía người Anh đều khẳng định một cách mạnh mẽ

rằng không phải là năm 1703 Theo Nhật ký của công ty Đông Ấn buôn bán với

Trung Hoa, 1635-1834, thi một chiếc tàu của công ty Anh, tên là Catherine, tới Côn Đảo ngày 5-7-1704 Trước khi khởi hành, “vị giám đốc và hội đồng đã ra lệnh

đem bốn cái rương từ dưới tàu lên bờ để sử dụng” Vị giám đốc này chính là Alien, và ông vẫn sống vào năm 1704 Điều này tiếp tục được xác nhận bởi 5 cơn tàu

khác: Kent, Eaton, Loyal Cooke, Herne và Stretham, trên đường đi sang Trung

Hoa, đều đã ghé Côn Đảo để nhận lệnh vào cuối tháng 7-1704 Qua khảo sát, các tài liệu thu được đều có một lỗ hổng 7 năm (từ 1705 đến 1711) trong phân ghi

chép về buôn bán thương mại của Anh tại Trung Hoa, có thể phần ghi chép năm

1705 đã bị hủy khi người Maccassar tấn công người Anh ở Côn Đảo

Bắng đi một thời gian, tàu thuyền Anh mới trở lại buôn bán với Đàng Trong,

và năm 1777 khi thuyển trưởng Anh là Chapman đến Đàng Trong thì ở đây, nghĩa

quân Tây Sơn đang quản lý vùng đất này Ông được Nguyễn Nhạc cho phép mua

và bán một số hàng hóa rồi rút về Khi về Ấn Độ, Chapman báo cáo: “Khơng có

' Quốc sử quán tiểu Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, bản dịch Viện Sử học, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội, 1971 Phụ lục: Quần đảo Côn Lôn

? Alexander Hamilton, “A new account of the East Indies”, trong John Pinkerton, A General Collection

of the Best and Most Intereting Voyages and Travels in all Parts of the World, London, 1811, quyển 8,

tr 480-481

Trang 22

xứ nào ở châu Á sân xuất vật dụng nhiều và tốt hơn là xứ này, các thứ rất lợi cho sự

buôn may bán đắt là: quế, tiêu, tơ, bông, đường, gỗ quý, ngà voi Ở đây thì vàng từ

đất moi lên đã là vàng xanh rồi Nếu chúng ta có căn cứ trên đất Đàng Trong và

có một thế lực mạnh ở đó, thì với sân vật ở Ấn Độ và châu Âu, chúng ta sẽ dễ đàng

mua rất nhiều hàng hóa kể trên"! Năm 1792, một đoàn sứ bộ Anh do Macartnay cầm đầu đến Đà Nẵng vào lúc Quang Toản lên ngôi thay cho vua Quang Trung vừa mới mất Họ được tiếp đón chu đáo Tại đây, Macartnay đã ghỉ chép khá rộng

rãi về Đà Nắng Ông nhận định “Xứ Đàng Trong là một vùng thuận lợi cho thương

nghiệp Các của khẩu thuận lợi trên bờ biển và đặc biệt là cảng Đà Nẵng cống hiến một vàng an toàn cho tàu bè lớn nhất suốt trong mùa mưa bão”2,

Năm 1793, Barrow được cử đến Đà Nẵng Ông được các giới chức Tây Sơn

tiếp đãi tử tế Tuy không đến được Hội An nhưng Barrow điều tra gián tiếp tình hình khu vực thương cảng này — và cũng cho vì hậu quả chiến tranh nên tình hình

buôn bán ở Hội An đã suy sút nhiều” Từ đó, người Anh lo củng cố thế lực ở Ấn

Độ và để vùng biển Đông Dương lại cho thương nhân Pháp hoạt động

IV QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI NƯỚC PHÁP TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN

THE KY XVII

Người Pháp đến buôn bán với Đại Việt khá muộn Vào thế kỷ XVII, người

Pháp mới xuất hiện tại Việt Nam, vào thời kỳ chiến tranh Trịnh - Nguyễn phân tranh Người Pháp, cũng như các nước phương Tây khác, m đường đến Việt Nam, ngoài sự thôi thúc cấp bách của nhu cầu mở rộng thị trường, cịn vì nhu cầu mở mang phạm vi truyền giáo, bành trướng thuộc địa Với người Pháp thì những việc

mua bán đầu tiên chỉ được thực hiện sau khi các giáo đường Gia tô được thành

lập” Vào thời điểm này, những hoạt động truyền giáo của người Pháp ít nhiều đe dọa sự tổn tại của các nguyên lý đạo đức — chính trị Nho giáo, cơ sở vững chắc của xã hội cổ truyền Việt Nam Do vậy, vào đầu năm 1630 chúa Trịnh đã trục xuất

! Nguyễn Lương Bích, Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội,

2000, tr 193, „

2 Nguyễn Văn Xuân, “Việt Nam và các nước Đông Nam Á xưa”, Tạp chí Dư Lịch, số 4-1998, tr 12

* Barrow, A Voyage to Cochinchina in the Year, 1792 and 1793, London, 1806, tr 310

Trang 23

giáo sĩ Alecxandre de Rhodes và thực hiện việc cấm đạo ở Đàng Ngoài

Cuối thế kỷ XVII, người Pháp lại tiếp tục sang Việt Nam và kiên trì tìm kiếm

một thỏa thuận thơng thương Năm 1669, chiếc tàu đầu tiên của công ty Đông Ấn

Pháp đến Đàng Ngoài xin chúa Trịnh cho phép lập thương điếm ở Phố Hiến

Nhưng mãi đến năm 1681, thuyển trưởng Sappơlanh mới được chúa Trịnh cho

phép thành lập thương điếm và buôn bán ở phố Hiến Họ bán hàng và mua tơ lụa,

xạ hương chở về Năm 1682, chiếc tàu Saint-Josept từ Xiêm sang Việt Nam xin

thông thương nhưng không được đón tiếp niểm nở, nhân đó, cơng ty Đơng Ấn Pháp

tạm đình việc bn bán với Đàng Ngoài, chỉ để lại các giáo sĩ truyền đạo

Sang thế kỷ XVIII, Pháp tiếp tục sang Việt Nam với những đề nghị xin thông

thương Lần này họ đến Đàng Trong Jacques O' Friell, nhân viên công ty Đông

Ấn Pháp đã gặp chúa Nguyễn Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát và được chúa chấp

nhận cho buôn bán ở Đàng Trong và cấp sắc phong cho người Pháp Tuy nhiên,

trong những năm đầu thế kỷ XVHI, quan hệ giữa người Pháp và Việt Nam chưa

gắn bó mật thiết

Năm 1740, Pierre de Poivre, một thương nhân kiêm giáo sĩ đã đến thăm đò

Việt Nam Năm 1744, Poivre gửi về Pháp một bản báo cáo khá tỉ mỉ về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa của Đàng Trong rồi được Bộ Hải quân Pháp giao nhiệm vụ liên lạc buôn bán với Đàng Trong Năm 1749, Poivre mang thư và quà của vua

Pháp tặng Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, chúa Nguyễn đã trả lời rất trân trọng:

“Tơi kính gửi hồng thượng cát thư này để bày tơ lịng tơi kính mến quý quốc, thấy

hoàng thượng sai một chiếc tàu sang nước tơi thì tơi lấy làm vui lòng và cẩm ơn

hồng thượng lắm Ước gì từ rày trở đi quý quốc với nước tôi hai bên thân cận với nhau như là một nước, thì tơi lấy làm thơa lịng lắm” Sau đó, Poivre đã nhiều lẫn

chở hàng hóa sang bán ở Đàng Trong, xin làm một số việc, xin thuê người, mua nô

lệ và mua các thứ tơ lụa, lâm sản chở đi

Tuy nhiên, một số kiện đáng tiếc xdy ra khiến quan hệ giữa Việt Nam và

Trang 24

Pháp gặp khá nhiều khó khăn Năm 1750, Poivre đã có một số hành động ngang

ngược; coi thường pháp luật Việt Nam Trước khi rời Việt Nam, Poivre đã cho bắt

một thông ngôn người Việt khiến chúa Nguyễn và dân chúng rất bất bình, phẫn

nộ Đó chính là lý do Võ Vương ra lệnh trục xuất hết giáo sĩ ra khỏi Đàng Trong

Cuối cùng viên toàn quyền Pháp ở Ấn Độ phải xin lỗi và thương lượng trả tự do

cho viên thơng ngơn thì vụ việc trên mới được dàn xếp

Năm 1763, Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh với Anh phdi ky hòa ước

Paris nhường vùng thuộc địa của Pháp tại Ấn Độ cho người Anh Cuộc chiến tranh

giành giật thuộc địa giữa Anh và Pháp đã cắt đứt mối giao thương với Việt Nam

Như vậy, đến trước thế kỷ XVII, Pháp vẫn chưa có một vị trí đáng kể trên lĩnh vực thương mại với Việt Nam Thực tế, “các việc của công ty Đông Ấn thu

gọn trong vài chuyến đi có tính cách bn bán, còn kế hoạch xây dựng cơ sở thì

chẳng bao giờ thực hiện được cả Chúng ta có thể nói rằng cho đến thế kỷ 18

thương mại của Pháp không có đại diện nào ở Việt Nam ngoài các nhà truyền

dao”! Tir thé kỷ XVI đến thế kỹ XVII, những hiểu biết về nhau giữa hai nước

Việt Nam và Pháp còn chưa nhiều Phương Đông và phương Tây vẫn còn xa lạ nhau, chưa có nhiều quan hệ tương giao và phát triển Tuy vậy, những cuộc tiếp xúc đầu tiên đã có giữa Việt Nam và Pháp sẽ là tién để quan trọng cho mối quan

hệ Việt - Pháp về sau

Nim 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra và phát triển mạnh mẽ trong cả nước lật đổ cả hai tập đoàn phong kiến chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn

ở Đàng Trong Ở Đàng Trong từ năm 1777, sau khi chúa Nguyễn Phúc Thuần,

Nguyễn Phúc Dương bị giết, Nguyễn Ánh thoát chết và được một giám mục người

Pháp ia Pigneau de BéhaineỶ, còn gọi là Bá Đa Lộc giúp đỡ Bá Đa Lộc đã

khuyên Nguyễn Ánh nên cầu viện nước Pháp để chống lại Tây Sơn Nguyễn Ánh

! Cao Huy Thuần, Đạo Thiên Chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam, 1996, Luận án tiến sĩ quốc gia Pháp, Pans, tr 94

? Sinh ở Béhaine thuộc Pháp, về sau được phong lầm giám mục xứ Adran nên cũng gợi là Giám mục Evêque d' Adran Sau khi học xong ở chủng viện của Hội truyền giáo ngoại quốc, Bá Đa Lộc được cử

sang trông coi một chủng viện ở Hòa Đất (Hà Tiên) Nhờ sự che chở của trấn thủ Hà Tiên là Mạc

Trang 25

đồng ý Nguyễn Ánh đã quyết định giao hoàng tử Cảnh cho Bá Đa Lộc đưa sang Pháp làm tin Để cầu viện Pháp, Nguyễn Ánh đã cùng một cận thần của ông thảo một văn bản 13 điểu, theo đó nếu được người Pháp giúp đỡ, Nguyễn Ánh sẽ nhường cù lao Hàn, Côn Lôn và quy định Pháp được tự do buôn bán ở Việt Nam Ngoài văn bản, Nguyễn Ánh còn viết thư riêng cho hoàng đế Pháp Bức thứ có

đoạn: “Mộc dà bản quốc và quý quốc cách xa nhau vạn dặm, nhưng tơi chắc rằng Hồng đế sẽ vui lòng tin tưởng ở lịng thành thực của tơi nên tôi mới quyết định, sau

khi đã thÃo luận với giám mục Bá Đa Lộc, để đệ lời yêu câu lên hồng đế Tơi gửi

giám mục con tôi để hồng đế có thể tin ở giám mục, và để giám mục giúp tôi trữ

lại bản quốc ”Ì,

Có thể nói, “Nguyễn Ánh và giám mục Bá Đa Lộc mỗi người đeo đuổi một

dự kiến riêng của mình trong khi vẫn lừa phỉnh nhau”2? Thực chất, Nguyễn Ánh

muốn tạo lập quan hệ với người Pháp, trước mắt chỉ muốn lợi dụng thực lực và kỹ

thuật quân sự của họ để giúp phục hổi quyền binh cho họ Nguyễn chống Tây Sơn, còn Bá Đa Lộc thì muốn phát triển ảnh hưởng Thiên Chúa giáo, ảnh hưởng chính trị cho nước Pháp tại Việt Nam Như vậy, vì quyển lợi của một dòng họ mà

Nguyễn Ánh đã xem nhẹ hậu quả của những ràng buộc với Pháp sau này Có thể

nói, mối liên hệ giữa Nguyễn Ánh và người Pháp đã khởi đầu một bi kịch cho

dòng họ Nguyễn trong suốt lịch sử thời cận đại

Ngày 19-11-1784, Bá Đa Lộc cùng hoàng tử Cảnh mang theo thư cầu viện của Nguyễn Ánh xuống thuyền sang Pháp Tháng 2-1875, khi đến Pondichéry (Ấn

Độ), Bá Đa Lộc đã vận động các nhà cầm quyền Pháp ở Ấn Độ, lại gửi thư về Bộ

trưởng Bộ Hải quân Pháp, yêu cầu giúp đỡ Nguyễn Ánh Tháng 2-1787, Bá Đa

Lộc về đến Pháp Thời gian ở Paris, Bá Đa Lộc đã ra sức tuyên truyền về những

lợi ích buôn bán ở Đông Dương Trong một báo cáo gửi về Pháp, giám mục Bá Đa

Lộc đã trình bày rõ vị trí quan trọng của Việt Nam như sau: “Một căn cứ Pháp ở Nam Kỳ chắc chắn sẽ tạo ra một phương tiện đối lập lại ảnh hưởng lớn lao của người Anh Với những tài nguyên chắc chắn hơn, và những viện trợ ở xa hơn là trông chờ ở châu Âu, để có thể khống chế trên tất cả những biển Trung Quốc,

Trang 26

những quần đảo, cuối cùng là để làm chủ tất cả thương mại ở phần đất này trên

thế giới”'

l Dựa vào thế lực của mấy viên giám mục ở thành Toulouse và xứ Narboune,

tháng 5-1787, Bá Đa Lộc đã được tiếp kiến vua Pháp là Louis XVI và Bộ trưởng

Hai quan De Castries Ngay 25-11-1787, bản dự thảo Hiệp ước viện trợ cho

Nguyễn Ánh được đệ lên Louis XVI xét duyệt Và ngày 28-11-1787, bản hiệp ước

được chính thức ký kết giữa Thượng thư Bộ Ngoại giao Mont Morin, đại diện vua

Pháp và Bá Đa Lộc, đại điện cho Nguyễn Ánh Bản hiệp ước gồm 10 khoản, với

những nội dung chủ yếu sau”:

- Vưa Pháp cam đoan giúp Gia Định khôi phục lại đất đai, gửi sang thường xuyên 4 tàu chiến, 1,200 người, 200 pháo binh và 250 lính châu Phi, cùng mọi quân khí, quân trang và trọng pháo

- Vua Gia Định nhường cho nước Pháp chủ quyền và sở hữu tuyệt đối về cảng

Hội An ngay sau khi quân đội Pháp lấy lại được cảng ấy Người Pháp được quyền xây dựng nhà ở trên đất liền và mở rộng cảng khi thấy cẩn thiết và có lợi Vua Pháp có quyển sở hữu về quần đảo Côn Lôn Thần dân của vua Pháp được hồn

tồn tự đo bn bán ở trong nước, tự do xuất, nhập khẩu mợi hàng hóa, được chính

quyển Gia Định bảo vệ tính mạng và tài sản một cách đặc biệt Khi vua Pháp có chiến tranh với bất cứ nước nào ở Âu hay Á, vua Gia Định cam đoan gửi giúp binh lính, thủy thủ, lương thực, tàu chiến và nhận đài thọ mọi trang bị và nuôi dưỡng)

Hiệp ước Versailles ghi một mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam và Pháp Tuy nhiên, bản Hiệp ước Versailles nói trên đã cho thấy tõ dã

tâm xâm lược của người Pháp và cũng là một bằng chứng đẩy đủ nói lên mưu đổ

của Nguyễn Ánh định bán rẻ chủ quyển quốc gia để phục hổi địa vị thống trị của

một dòng họ phong kiến phần động

† Gosselin, L' Empire đ"Annam, tr 36

? Xem toàn văn ở phần Phụ lục

? Xem Nguyễn Phan Quang, Lịch sử Việt Nam (1427-1858), quyền 2, tập 2, Nxb Giáo dục, 1976, tr

Trang 27

Sau khi hiệp ước Versailles được ký kết, do tình hình quẫn bách về nội trị và ngoại giao, vua Pháp đã giao cho hầu tước De Conway, Tổng chỉ huy các lực lượng

Pháp ở Ấn Độ thực hiện việc giúp đỡ Nguyễn Ánh Nhưng rồi cuộc cách mạng -Pháp 1789 bùng nổ, Chính phủ Pháp khơng thực hiện được hiệp ước Versailles Trước tình hình đó, Bá Đa Lộc đã không từ bỏ cơ hội để thực hiện mục đích của mình Bá Đa Lộc đã đứng ra vận động giới tư bản thuộc địa, quyên tiển mua tàu

chiến, sắm khí giới và mộ người sang giúp Nguyễn Ánh Tháng 9-1788, chiếc tàu

Diyade đã đến Côn Lôn chở theo 1.000 súng Mấy tháng sau, tàu Garonne chở đại

bác đến, rồi tàu Cook, tàu Moyse chở đến các loại quân trang, quân dụng

Một số tài liệu còn ghi lại rõ tên tuổi 18 người Pháp và 2 người Âu trước sau sang giúp Nguyễn Ánh, trong số đó có một số người chỉ ở một thời gian ngắn rồi

lại đi, nhưng cũng có những người ở lại rất lâu và sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi (1802) họ đã nhận quan chức, làm việc trong triểu đình nhà Nguyễn như

Chaigneau, Vannier Bên cạnh đó, trong quân đội của Nguyễn Ánh thời kỳ này có

rất nhiều người phương Tây tham gia Theo tác giả G Taboulet trong cuốn Hanh động của người Pháp ở Đông Dương dẫn lời của Vannier, thì bấy giờ trong quân

đội của Nguyễn Ánh có 14 sĩ quan và 80 binh sĩ người Pháp Taboulet cũng dẫn một bức thư của Bá Đa Lộc để ngày 18-7-1794 nói rằng có khoảng 40 người Âu trong lục quân Taboulet dựa vào hai nguồn tài liệu nói trên, ước đốn rằng số

lượng người Pháp giúp Nguyễn Ánh có khoảng 100 người'

Tuy nhiên, bên cạnh những người Pháp đến giúp Nguyễn Ánh do sự vận động

của Bá Đa Lộc, còn có một số người phương Tây khác Năm 1796, có hai người

Anh là Ba-lăng-hy và Ba-la-di được Nguyễn Ánh phong làm cai đội và cử đi mua khí giới ở Mã Lai Năm 1799, Ba-la-di đã tập hợp các thuyển buôn của Anh, chuẩn

bị 6 chiến thuyển lớn, 100 chiến thuyển nhỏ và 5.000 lính Chân Lạp để dự chiến Trước đó, từ năm 1791, Nguyễn Ánh đã nhờ một lái buôn người Bồ Đào Nha là Chu-đi-nô-nhi đi mua một vạn khẩu súng săn, 2.000 cỗ đại bác bằng gang, hai nghìn viên đạn lửa

! Nguyễn Phan Quang, Sđủ, tr 136

Trang 28

Thực chất, số lượng người và vũ khí do Bá Đa Lộc mang đến cho Nguyễn Ánh không nhiều lắm, do đó khơng phải đã có tác dụng quyết định công cuộc hồi

phục của Nguyễn Ánh sau này Tuy nhiên những người Pháp sang giúp Nguyễn

.Ánh đã đóng vai trị đáng kể trong quân đội của chúa Nguyễn, chủ yếu là trong

việc huấn luyện kỹ thuật chiến đấu, sử dụng vũ khí, xây thành lũy và giúp Nguyễn

Ánh mua vũ khí các cơng ty tư bản phương Tây ở Ma Cao, Indonesia, Mã Lai, Ấn Độ Đặc biệt họ đã giúp Nguyễn Ánh “lập một đội pháo binh cùng thủy quân hiện

đại”!, qua đó đắc lực giúp Nguyễn Ánh phân nào “thay đổi cán cân lực lượng ”

Tuy nhiên, sự cầu viện của Nguyễn Ánh và sự “viện trợ” của giới tư bản Pháp càng chứng tổ tính chất bán nước, “cõng rắn cắn gà nhà” của Nguyễn Ánh

cũng như âm mưu xâm lược lâu dài, có hệ thống của thực dân Pháp đối với nước ta Chính những người Pháp sang giúp Nguyễn Ánh đã ngày càng tham gia nhiều

vào nội nh Việt Nam và qua quan hệ với Nguyễn Ánh, họ “trở thành những sứ

giả trung gian và tích cực trong các hoạt động mượn quân và mua súng của tập

đoàn Nguyễn Ánh, những điệp viên và cố vấn đắc lực trong các hoạt động do thám và tác chiến”” Những người này, trên thực tế đã giúp đỡ Nguyễn Ánh về

quân sự, chính trị và “cung cấp tình hình Việt Nam về Pháp” Các hoạt động này được xem là bước khởi đầu cho quá trình xâm lược thuộc địa của Pháp tại Việt Nam

VY VẤN ĐỀ ĐẠO THIÊN CHÚA TRONG QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ -

CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVII

Hình thành từ thế kỷ I ở đế quốc Roma cổ đại, Thiên Chúa giáo ngày càng

phổ cập ở châu Âu và giữ vai trò thống trị trong cuộc sống tâm linh của người châu Âu Vào các thế kỷ XYI-XVII, khi người phương Tây phát hiện ra con đường đi

vòng quanh thế giới, bắt đầu trao đổi, buôn bán và chỉnh phục các vùng đất thuộc

các châu lục khác thì Thiên Chúa giáo cũng trở thành một phương tiện thâm nhập

hết sức quan trọng của họ Các giáo sĩ Thiên Chúa giáo thuộc nhiều dòng tu khác nhau đã theo các thuyển buôn thâm nhập hầu hết các nước ngoài châu Au

! Cao Huy Thuần, Sđd, tr 50

? YoshiharuTsuboi, Nước Đợi Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885, Hội Sử học Việt Nam, -

Hà Nội, 1992, tr 61

Trang 29

Ở Việt Nam, sử cũ đã ghỉ lại sự kiện, năm 1533, một người phương Tây tên phiên âm là I-nê-Kha (Ignace) đã lén lút lên truyền đạo ở xã Ninh Cường (Nam

Trực, Nam Định), xã Trà Lũ (Thái Bình) và xã Quân Anh (Hải Hậu, Nam Định)!

.Ở Đàng Trong, Pétrus Ký có ghi lại rằng năm 1596 dưới triều Nguyễn Hồng đã

có một giáo sĩ Tây Ban Nha tên là Diego Adverte đã tới giảng đạo Thiên Chúa”

Tuy nhiên vì sự ln ln lui tới của nhiều thuyển Tây Ban Nha, chúa Nguyễn ở Đăng Trong sợ ảnh hưởng lan rộng nên đã trục xuất họ ra khỏi hải phận Thời kỳ

này, các giáo sĩ Italia như Mateo Ricci, Bổ Đào Nha như B Ruize cũng theo thuyển buôn vào Đại Việt Tuy nhiên do không biết tiếng Việt lại thiếu kinh

nghiệm nên hoạt động khơng có kết quả |

Từ thế kỷ XVII, các giáo sĩ phương Tây đã đến Việt Nam truyền đạo nhiều hơn, trong đó chủ yếu là các giáo sĩ thuộc Hội truyền giáo Bồ Đào Nha, của dòng

Tên (Jesuites) Trong khoảng 10 năm 1615 đến 1625 đã có 21 giáo sĩ vào Đại Việt Năm 1627, một giáo sĩ người Pháp là Alexandre de Rhôdes cùng một giáo sĩ

người Bồ Đào Nha là Marquez đến cửa Bạng (Thanh Hóa), được chúa Trịnh Tráng đưa về Thăng Long giảng đạo Năm 1630, Alexandre de Rhôdes bị trục xuất ra

khỏi Đàng Ngoài Theo sự vận động của ông, các giáo sĩ Pháp tách khỏi sự khống

chế của Hội truyền giáo Bồ Đào Nha và hoạt động ngày càng có kết quả Năm 1640, Alexandre de Rhôdes được cử vào Đàng Trong nhưng sau 7 tháng hoạt động

thi bị chính quyền triều Nguyễn trục xuất Từ đó cho đến năm 1645, Alexandre de Rhôdes qua lại nhiều lần Đàng Ngoài, Đàng Trong, sau đó mới về Pháp Với

những đóng góp trên, người Pháp sau này đã đánh giá Alexandre de Rhôdes là người “đã làm cho nước Pháp có một vai trò quan trọng bậc nhất trên bán đảo Đông Dương”Ẻ

Lúc này, các chính quyền Lê - Trịnh và Nguyễn đã bắt đầu cấm đạo ráo riết nhưng các giáo sĩ vẫn tiếp tục hoạt động Hội truyền giáo đối ngoại Paris thành

lập, và năm 1660 cử Lãmbe sang Viễn Đông, phụ trách Đàng Trong Năm 1662,

Paluy được cử sang phụ trách Đàng Ngoài Chủ trương của họ là phải kết hợp giữa

Ì Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Sđú, tr 386

? Thái Văn Kiểm, “Lịch sử bang giao giửa Việt Nam và Tây phương” Trong Đất Việt trời Nam, Sử, - tr 408

Trang 30

truyền đạo và phát triển thương mại Do đó, các giáo sĩ vẫn lén lút hoạt động

được Năm 1665, Đâyđiê được cử ra Đàng Ngoài Bấy giờ, theo báo cáo của các

giáo sĩ, ở Đàng Ngoài đã có 35.000 giáo dân, 200 giảng đường, 75 nhà thờ hay phòng họp Dựa vào sự suy thoái của Nho giáo, cuộc sống khổ cực của nhân dân vì chiến tranh, đói kém, quan lại nhũng nhiễu, các giáo sĩ phương Tây đã truyền bá

giáo lý về Chúa cứu thế, về tình thương và sự an ủi, về sự bình đẳng của mọi người trước Chúa, lại tìm cách cứu giúp những người nghèo khổ Vì vậy, số giáo

dân ngày càng tăng lên, mặc dù các giáo sĩ luôn luôn vấp phải sự phản kháng của

truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn sùng các thần linh cứu nước, ý thức dân tộc

Trong công cuộc truyền bá này, chữ Quốc ngữ góp một phan quan trọng Chữ

Quốc ngữ trở thành một công cụ truyền giáo oo

Các giáo sĩ đã giảng bằng tiếng Việt, viết nhiều sách giáo lý bằng Quốc ngữ

Giáo dân không học chữ Nho mà chỉ học Quốc ngữ Các chúa Trịnh, Nguyễn nghĩ

đến mối nguy, đã nhiều lần ra lệnh “cấm tà đạo Gia Tô”, “phá hủy các nhà thờ

đạo, kinh sách”, trục xuất các giáo sĩ, bắt giáo đân bổ đạo nhưng không nhất quán

và kém hiệu quả vì giáo lý Thiên Chúa ăn sâu và đầu óc giáo dân Năm 1670, Giám mục khu đầu tiên được thành lập ở Đàng Ngoài Các giáo sĩ phương Tây nối

tiếp nhau hoạt động Ở nửa đầu thế kỷ XVII, được các nhà nước cho tự do, họ hoạt động càng mạnh, thành lập chủng viện, trường dạy thần học ở Kẻ Vĩnh (Nam

Định), đưa thanh niên đi du học ở Bangkok (Thái Lan) Nấp dưới dạng nhà buôn, thấy

thuốc, thợ chữa đồng hỗ và các dụng cụ toán học, họ đi lại nhiều nơi truyền đạo

Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng, trên bước đường hình thành và phát triển của chủ nghĩa thực dân phương Tây, Thiên Chúa giáo hầu như là bạn đồng hành Các giáo sĩ Bổ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp vào Đại Việt đều có những hoạt động ít nhiều xác nhận điều nói trên

Quan hệ này yếu đi vào nửa sau thế kỷ XVHI, mặc dầu các giáo sĩ Thiên

Chúa vẫn lén lút tăng cường hoạt động Trong cuộc chiến tranh với Tây Sơn,

Nguyễn Ánh đã nhờ giáo sĩ Bá Đa Lộc đưa hoàng tử Cảnh sang Pháp xin viện trợ

quân sự Mặc dâu hiệp ước giữa hai bền không thực biện được vì sự ngăn trở của

Trang 31

giáo ra sức hoạt động truyền giáo Dưới thời Tây Sơn, đã có lúc giáo sĩ được tự do

đi lại, giảng đạo, nhưng rồi sau đó bị cấm đoán, hạn chế Từ khi phong trào cách

mạng bùng lên ở Tây Âu, một số quan chức thực dân tìm cách dựa vào các giáo sĩ để tạo điều kiện nhảy vào Việt Nam Các giáo sĩ S'S-Phalles, Bá Đa Lộc, Pellerin

v.v đã giúp họ Nhiều giáo dân bất bình với các tệ nạn xã hội, với chế độ nhà Nguyễn đã bị họ xúi giục, từ bỏ các tục lệ cổ truyền dân tộc, theo họ một cách

cuồng tín Số giáo dân tăng lên, mâu thuẫn lương — giáo nảy sinh, có lúc gây thành xung đột Và đây cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến chính sách cấm

đạo của các triều sau, đặc biệt là dưới thời nhà Nguyễn

VI NHỮNG NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ˆ PHƯƠNG TÂY TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVIH

Như vậy, bắt đầu từ thế kỷ XVL, người phương Tây đã đến buôn bán ở Việt Nam, qua đó đánh dấu thời kỳ Đại Việt đi vào luồng giao lưu buôn bán quốc tế

Vào các thế kỷ XVH-XVII, việc buôn bán với các thương nhân phương Tây da _ phát triển và mở rộng hơn thế kỷ trước Việc buôn bán với các thương nhân

phương Tây đã ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của công thương nghiệp trong

nước, mở rộng tầm nhìn và hiểu biết của người Việt Sự khởi sắc của nền kinh tế hàng hóa làm cho nền kinh tế Việt Nam bớt đi tính chất tự cung tự cấp, nông nghiệp thuần túy và địa phương chủ nghĩa' Có thể nói, chủ trương mở cửa của các chính quyền Đàng Trong cũng như Đàng Ngồi có ý nghĩa rất quan trọng Tuy

nhiên, nên kinh tế Đại Việt thời kỳ này, do nhiều hạn chế đã không tạo cơ sở cho

sự phát triển mạnh mẽ và liên tục của công thương nghiệp, chưa tạo được một thế

đứng tự chủ và chủ động trong giao thương với bên ngồi

Việc bn bán với người phương Tây có nhiễu tác dụng tốt đối với sự phát triển kinh tế Đại Việt nói chung, nhưng các thế kỷ XVII-XVIH cũng là các thế kỷ

hình thành và phát triển của chủ nghĩa thực dân Giao lưu buôn bán với phương

Đông không chỉ là công việc của các thương nhân phương Tây mà cịn là cơng

việc của các nhà nước phương Tây đương thời đang mong muốn xâm chiếm lãnh

thổ của các nước khác, cướp đoạt và khai thác của cải, tài nguyên Công việc mô

Trang 32

tả, tường thuật về đất nước và con người ở xứ sở mà mình đến bn bán hay truyền đạo, ngồi sở thích còn là nhiệm vụ của các thương nhân và giáo sĩ phương

Tây Poivre từng viết: “Đường mía với khối lượng lớn hấp dẫn các lái buôn và

buôn loại này suất lãi lên đến 400% nhưng hàng dệt lại còn thu hút hơn ”, ông

viết: “ở đất Đàng Trong còn có một nguồn lợi nữa cho các thuộc địa Pháp là người

Quảng Nam quốc Ta có thể chuyển người Đàng Trong sang các thuộc địa của tạ

để làm thợ ” Chapman cũng nhận xét: “Vị trí Đàng Trong rất thuận lợi cho việc

“buôn bán” hoặc “giải phóng cho một dân tộc đang rên xiết dưới ách áp bức cực kỳ hung bạo (của quân Tây Sơn - TG) sẽ là một việc xứng đáng với tính nhân đạo

của dân tộc Anh” ' Những hành động mang tính xâm lược của người Anh, Pháp, Hà Lan đã chứng tỏ điều đó _

Nhìn chung, chính quyền Trịnh - Nguyễn ở Đàng Ngoài và Đàng Trong tuy

có lúc mở rộng ngoại thương, cho phép thuyền buôn người Anh vào buôn bán

nhưng trước sau vẫn nắm độc quyển về ngoại thương nhằm ưu tiên phục vụ cho nhu cầu chiến tranh và sự xa xỉ của các tầng lớp vua chúa, quý tộc Bọn quan lại

kiểm soát ngoại thương, lại thường ức hiếp các thương nhân nước ngoài, mua rẻ,

bán đắt và gây nhũng nhiễu Tình trạng đó gây ra nhiều trở ngại cho sự hoạt động của các thuyển buôn người Anh Quá trình bn bán này kết thúc vào nửa sau thế kỷ XVIII khi các chúa Trịnh - Nguyễn ra lệnh cấm những giáo sĩ phương Tây

không được vào truyền dao 6 Viét Nam’

Tiếp theo đó là cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn nổ ra (1771), chiến tranh lan tràn khắp nơi, do đó các thương nhân phương Tây cũng ít iui tới bn bán nữa

Quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và các nước phương Tây sa sút dan Trong thời

gian này, quan hệ giữa Việt Nam và phương Tây chủ yếu được phản ánh qua mối quan hệ cá nhân giữa Nguyễn Ánh và người Pháp Trong đó, Hiệp ước

! Dẫn theo Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Sđd, tr 379

? Trước sự bành trướng của đạo Thiên Chúa với nhiều tín đổ tham gia, qua đó có sự hờ hững đối với những phong tục, tập quấn xưa của dân tộc, các chúa ở Đăng Trong và Đàng Ngoài đã ban ra các chiếu dụ cấm đạo Ở Đàng Trong, năm 1631, chúa Nguyễn Phúc Lan cấm không cho người nước

Trang 33

Versailles là một thỏa thuận cam kết chính trị - quân sự đầu tiên giữa Nguyễn Ánh và người Pháp Thông qua việc cầu việc Pháp, Nguyễn Ánh đã nhận thức sức

mạnh của văn minh phương Tây ~ văn minh vật chất, nhưng qua đó sự yếu ớt của phương Đông cũng được phơi bày một cách rõ ràng nhất Đó cũng chính là nguyên

nhân sâu xa dẫn tới thái độ đè chừng trong quan hệ với Pháp của Gia Long sau khi

Trang 34

CHUONG I

QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY THỜI GIA LONG (1802 - 1820)

I BOI CANH QUOC TE, KHU VUC VA DUONG LOI NGOAI GIAO CUA GIA LONG DOI VGE CAC NUGC PHUONG TAY

Năm 1802, sau khi đánh bại triểu Tây Sơn; làm chủ toàn bộ lãnh thổ Dang Trong và Đàng Ngoài cũ, Nguyễn Ánh lên ngôi vua tự đặt niên hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn - triểu đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam Gia Long lên ngôi trong một bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều biến động, phải

đối mặt với những yêu cầu cấp bách của lịch sử đặt ra

Trong bối cảnh chung của thế giới vào cuối thế kỷ XVII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang ở vào giai đoạn phát triển cực thịnh tạo ra sự thịnh vượng cho các

quốc gia tư bản, giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị trên thế giới Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước lớn càng làm tăng nhu

cầu về thuộc địa cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa Các cuộc

chiến tranh xâm lược thuộc địa ngày càng được đẩy mạnh Bước vào đầu thế kỷ

XIX, vùng châu Á rộng lớn đầy tiểm năng trở thành mục tiêu của các nước đế quốc Trong bối cảnh các nước phương Tây ráo riết xâm lược thuộc địa như vậy,

phần ứng của các nước châu Á như thế nào?

Trước xu thế bành trướng sang phương Đông của các nước tư bản đế quốc,

nhiệm vụ lịch sử chung của các nước châu Á lúc này là bằng mọi cách phải bảo vệ độc lập dân tộc Tuy nhiên, con đường thực hiện điểu này ở từng nước lại khác

nhau Trong khi Nhật Bản và Thái Lan sớm nhận thức được cục diện chính trị thế

giới và xây dựng được chương trình hành động phù hợp để bảo vệ chủ quyền thì

nhiều quốc gia châu Á khác đã không chống chọi được với sức mạnh vũ bão của

chủ nghĩa thực dân phương Tây Hầu hết các quốc gia châu Á đều đứng trước nguy

Trang 35

Malaysia thé ky XVIL

Bên cạnh đó, vấn để tôn giáo cũng đặt nhà Nguyễn trước sự lựa chọn khó khăn Thực tế, quá trình bành trướng của chủ nghĩa tư bản phương Tây gắn liển

với sự xâm nhập của Thiên Chúa giáo Đây được coi là công cụ hữu hiệu phục vụ

đắc lực cho chính sách xâm lược thuộc địa của các nước tư bản phương Tây Thông

qua con đường truyền giáo, các giáo sĩ phương Tây đã trở thành lực lượng tiên phong cho chính quốc trong việc truyền bá, giảng đạo, nip dưới danh nghĩa các giáo sĩ, thầy tu để thực hiện âm mưu đen tối của mình Như vậy, trước tình bình trên giai cấp phong kiến Việt Nam phải có một chính sách như thế nào để thốt

khối tình trạng này pe

Phương Đông bước vào thế kỷ XIX trở thành nơi tranh giành quyết liệt của các cường quốc phương Tây đang hăm hở chiếm thị trường và phát triển thuộc địa: giáo sĩ, thương nhân và binh lính đổ bộ lên đất liên với bất kỳ lý do gì cũng gây

một ác cẩm về sự đe dọa nền an ninh của các nước phương Đông, làm các vương

triểu ở đây luôn trong tư thế cảnh giác, đối phó khơng những với người phương

Tây mà cả giáo dân và thương nhân bản xứ Một người như Gia Long tiếp xúc

nhiều với thế giới phương Tây, hiểu ho hon hét so với các nguyên thủ phương

Đông cùng thời, lại phải hơn 25 năm chịu đựng tủi nhục, thất bại, khổ công cuối cùng mới giành lại được ngôi báu, không lẽ nào Gia Long thờ ở trước họa ngoại

xâm từ phía phương Tây

Nhìn chung, vào đầu thế kỷ XIX Việt Nam khơng có nhiều những mối quan

hệ rộng rãi với các nước phương Tây Dưới triểu vua Gia Long, để phòng sự bành

trướng của “Tây dương”, Việt Nam hạn chế tối đa những cuộc tiếp xúc ngoại giao

với các nước tư bản Âu - Mỹ Đối với nước Pháp, do những ràng buộc tìnhxảm cá nhân nhà vua Việt Nam với giám mục Bá Đa Lộc và những người Pháp đã từng giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn, nên Gia Long phải hoạch định một đường lối

ngoại giao mềm dếo, khơn khéo Ơng phân biệt rạch ròi quan hệ với nước Pháp và

người Pháp Đối với nước Pháp, Gia Long vô cùng thận trọng trong giao tiếp Ông mm mồng, linh hoạt trong mọi tiếp xúc, nhưng nguyên tắc cứng rắn, kiên quyết

Trang 36

Gia Long luôn biệt đãi, nhưng thật tâm ông cũng chẳng quý trọng gì cả người Âu lẫn đạo Thiên Chúa

Trên thực tế, Gia Long khơng có ý định thiết lập quan hệ chính thức với phương Tây, nhưng với những liên hệ đã có với nước Pháp, Gia Long không thể cự

tuyệt thẳng thừng quan hệ với nước này Ông đã cố gắng thể hiện một sách lược

ngoại giao mang tính “lưỡng xứ”, dung hòa và cố gắng rút khoảng cách giữa Việt Nam và những người Pháp hiện diện trên đất nước ta Đường lối trị nước của ơng

hồn tồn độc lập, không hể bị chỉ phối và chịu ảnh hưởng bởi người Pháp tại

triều Toàn cảnh chính trị — ngoại giao thời Gia Long đã toát lên một tinh thần ứng

xử tỉnh tế nhẹ nhàng đây cẩn trọng, ông cảnh báo với người kế vị “Hãy biết ơn

người Pháp, nhưng đừng bao giờ để họ đặt chân vào triểu đình của con”! Gia

Long suy nghĩ và thực sự lo lắng trước hiểm họa đến từ phương Tây, nhưng Gia

Long khơng có và khơng thể có được một chính sách thích ứng với tình hình mới,

việc mà ông làm được với một sự cố gắng chỉ là: duy trì quan hệ bình thường với

người Pháp, nước Pháp Trong 20 năm trì vị, Gia Long đối đãi ơn hịa, tử tế và kìm chế với người Pháp từ nhà buôn, giáo sĩ hay người đại diện cho vua Pháp đến Việt

Nam

Tuy tàu thuyển buôn ngoại quốc vẫn đến Việt Nam trao đổi buôn bán nhưng Việt Nam dưới triểu Nguyễn cũng như một số nước trong vùng, trước sự bành trướng về mọi mặt của phương Tây tại châu Á đã thực hiện đối sách “đóng cửa”

(bế quan tỏa cảng), không biệt đãi bất kỳ một nước nào khi tới Việt Nam đề nghị

thông thương, để tránh phải dành cho các nước đó những đặc quyền chính trị, thương mại Đây là sự cẩn trọng trong quan hệ với phương Tây và không hẳn là sự

thể hiện một cách “mù quáng” trong đối ngoại nói chung, và ngoại thương nói riêng Thực tế, nhà vua không e ngại xa lánh văn minh Âu - Mỹ mà lo sợ các

phần tử hoạt động chính trị kèm theo

Đường lối ngoại giao không phương Tây của triều Nguyễn thời Gia Long tuy bảo thủ, nhưng cũng có những yếu tố tích cực Triểu Gia Long giao thiệp bình

thường với các nước phương Tây, nhưng tránh được những ký kết chính thức với

Trang 37

các nước, mà theo Gia Long, từ những ký kết đó có thể gây nguy hại cho an ninh

quốc gia Nhìn chung, đưới triểu Gia Long quan hệ giữa Việt Nam và các nước

phương Tây chưa có gì khó khăn, mâu thuẫn để dẫn đến xung đột

II QUAN HỆ CỦA TRIỀU NGUYỄN VỚI CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY DƯỚI

THỜI GIA LONG (1802-1820)

1 Quan hệ với nước Pháp

Sau khi lên cầm quyền, Gia Long đã “trả ơn” cho những người Pháp có cơng

giúp ơng ta về nhiều mặt trong cuộc chiến chống Tây Sơn bằng cách giữ lại một vài người làm quan trong triéu nhu Jean Baptiste Chaigneau, Philippe Vannier, de Forsans, Despiau Những người này được Gia Long đối đãi rất hậu, phong cho họ các chức võ quan cao cấp, được mang tên Việt như Vanmnier là Chấn, De Fortmans

là Lê Văn Lang, Jean Chaigneau là Nguyễn Văn Thắng Đặc biệt, để tổ lòng ưu ái, Gia Long ra lệnh miễn cho họ lệ mỗi khi vào chầu không phải sụp lạy năm lần như các quan lại người Việt mà chỉ cần khấu đầu năm vái Nhà vua còn cấp cho họ

mỗi người mộ đội lính hầu 50 người hoàn toàn thuộc quyển sai phái của họ!

Những người này tuy làm quan tại triểu Nguyễn, nhưng họ vẫn không quên “nước Mẹ” mà họ rắp tâm tìm cơ hội phục vụ quyền lợi cho chính quốc Pháp Năm 1805,

những người này đã xúc tiến việc thành lập Tòa lãnh sự Pháp ở Huế”

Trong thời kỳ này, nước Pháp đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp,

nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nước phát triển mạnh mẽ, kinh tế Pháp vươn

lên xếp hàng thứ nhì trên thế giới (sau Anh) Công nghiệp Pháp phát triển địi hỏi

nhân cơng, khống chất, nguyên liệu sản phẩm nhiệt đới Điều này thôi thúc tư bản Pháp cấp thiết vươn mình tới những “vùng đất mới” Nhu cầu của nền kinh tế

trong thời kỳ hồn thành cách mạng cơng nghiệp, là yếu tố quyết định đường lối chính sách đối ngoại xâm lược thực dân của người Pháp Trong đó, Việt Nam từ lâu là vùng đất mà Pháp có sự quan tâm đặc biệt Một trong những lý do là vị trí quan trọng của Việt Nam như: “một căn cứ hệ trọng mà người Anh chưa chăm chú

! Dẫn theo Đình Xuân Lâm, “Triều Nguyễn trước âm mưu bành trướng của tư bản phương Tây (1802-

1858)”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 11-12/1993, tr 5

Trang 38

đến”, Ngày 25-11-1801, nguyên Toàn quyển Pondichéry là Charpentier de

Cossigny đã gửi báo cáo về nước để nghị Chính phủ Pháp cử gấp sứ thần và tàu chiến sang Việt Nam để “ký kết một Hiệp ước liên minh hữu nghị và thương mai”,

.với chúa Nguyễn Tuy nhiên, do cả hai bên đều đang “bận rộn” đối đâu với những

công việc cấp bách trong nước nên việc này bị gác lại

Thực tế, từ năm 1802 đến I§12, do bận chiến tranh ở châu Âu, nên Pháp - không có hoạt động bn bán gì đáng kể ở Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực Sau khi lên nắm quyền ở Pháp, của Napoleon Bonaparte bắt đầu

chú ý đến Việt Nam Người Pháp nhắm đến Việt Nam bởi việc “thành lập một căn

cứ Pháp trong vùng bể Trung Hoa, đứng về mặt quân sự mà thôi, là một điểu kiện rất lợi trong trường hợp giao chiến với Anh”2 Trong việc thực hiện nhiệm vụ đó, Bonaparte đặt nhiều tin tưởng vào vai trò của Giáo hội và các giáo sĩ Chính

Napoléon I đã khẳng định rằng: “Hội truyền giáo ở nước ngồi sẽ rất có ích cho tôi ở châu Á Tấm áo của họ sẽ che chở cho họ và sẽ dùng để che giấu những

mưu đề chính trị và thương nghiệp ”Š

Sau khi Đế chế I của Napoléon hoàn toàn sụp đổ (1815), chiến tranh đã chấm

dứt ở châu Âu, việc giao thương của người Pháp lại được mở rộng Trong suốt thời

gian từ 1815 đến 1817, rất nhiều để nghị đã được đưa lên triểu đình Pháp yêu cầu

nối lại quan hệ với Việt Nam

Cho đến năm 1817 những chiếc tàu mang cờ Pháp mới xuất hiện ở nước ta

Như vậy, sau một thời gian dài gần 30 năm vắng bóng, các tàu bn Pháp mới cập

bến Sài Gòn và Đà Nẵng Theo Mục lục châu bản triều Nguyễn: “Tàu trưởng tàu ˆ

Ba-lãng-sa, tên là Đa-nhét-xích-lâu cùng An-tơn-bơn-liên tới Cần Giờ từ ngày 12- 6 xin thành Sài Gòn ứng hiệu và ra cửa Hàn bn bán”, tiếp đó * tàu Phi Giác,

hiệu Xuy Lê đến cửa Hàn ngày 6-1-1818, có đem lại những lễ vật: I cái đồng hồ,

khẩu súng hẹp do vua Ba-lăng-sa tặng vua nước Việt Nam để tổ tình bang giao

' Phan Khoang, Việt Nam Pháp thuộc sử (1862 - 1954), Tủ sách sử học Phủ Quốc vụ khanh Đặc trách Văn hóa xuất bản, 1951, tr 31

? Nguyễn Phan Quang, Phong trào nông dân Việt Nam nữa đầu thế kỳ 19, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội, 1986, tr 518

Trang 39

nghĩa như anh em”Ì, Những chuyến đi của thương nhân Pháp đến Việt Nam đều

được Gia Long hoan nghênh, giúp đã

Trường hợp tàu Henry và tàu Lapaix khi đến Đà Nẵng và Sài Gòn đều được Gia Long phái 2 người Pháp trong triểu là Vannier và Chaigneau đến giúp đỡ, vua

còn cho các quan địa phương giúp thủy thủ đoàn mua bán, cho họ tới Huế Gia

Long lại miễn thuế hoàn toàn cho tàu buôn Pháp Gia Long cũng từng đích thân

chỉra những thứ hàng gì nên đem sang Việt Nam bán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán của thương nhân Pháp Các chuyến tàu sau, hàng Pháp mang sang Việt Nam bán rất chạy Ngay người Pháp cũng thừa nhận quan hệ thương mại giữa

Pháp với triểu Nguyễn Gia Long là rất tốt đẹp, “thái độ Gia Long niềm nở đón tiếp, hàng hóa mang sang bán hết và được thanh tốn sịng phẳng, đến lúc ra về

còn cho nhiều hàng quý như: đường, trà, bạc nén ”? Nhìn chung, dưới thời Gia Long trị vì, có nhiều tàu bn Pháp sang Việt Nam mua bán, việc giao thương tiến

triển khá đễ dàng và chính phía Pháp khuyến khích các tàu buôn sang Việt Nam Trong khi quan hệ buôn bán giữa hai nước đang phát triển thuận lợi thì có một sự kiện khiến Gia Long không thể không để phòng ý đổ của Pháp Năm 1817, tàu Pháp La Cybèle đến cửa Hàn, viên thuyển trưởng là Kergariou xin đến Huế

dâng quà tặng của vua Pháp và nhắc lại Hiệp ước 1787 Gia Long sai quan tiếp đãi

tàu La Cybèle tử tế, nhưng ông không cho thuyền trưởng triểu kiến và không nhận

tặng phẩm với lý do Kergariou khơng có quốc thư Cuộc vận động ngoại giao này

của Pháp đã không gặt hái một kết quả nào bất chấp có sự vận động ráo riết bên

trong của Chaigneau và Vannier Xung quanh sự thất bại ngoại giao này, người Pháp lúc đó khi thì cho là do tính chất độc tài, chuyên chế của Gia Long; khi thì đổ lỗi cho De Kergariou đã nhắc đến Hiệp ước Versailles năm 1787 làm cho Gia Long phật ý

Trước sự việc này, ngày 17-9-1817, Thủ tướng Pháp là Richelieu tìm cách

liên hệ với Chaigneau và Vannier trước mắt nhằm mục đích thiết lập mối quan hệ

L Mục lục châu bản triểu Nguyễn, tập 1, Huế, 1960, tr 196

? Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 4, Nxb Giáo đục, Hà Nội, 1960, tr 519,

Trang 40

buôn bán thường xuyên với Việt Nam Trong thư gửi cho Chaigneau, Richelieu đã

dé nghị Chaigneau cung cấp những tin tức cần thiết về triểu đình Huế để ơng ta thấy cần phải làm gì để có thể thiết lập quan hệ buôn bán thường xuyên với Việt

-Nam!,

Thực tế, sau sự kiện này, triểu đình Huế đã có phần lo ngại trước các cuộc

viếng thăm của các phái viên, các tàu buôn và các chiến hạm Pháp Xét cho cùng

chính là triểu Nguyễn sợ hãi một sự quan hệ với kẻ mạnh hơn mình, sợ một hịa

ước có tính chất đầu hàng như đã ký năm 1787 tái diễn Vì vậy, mọi quan hệ kinh

tế riêng lẻ và tư nhân triều Nguyễn hồn tồn có thể thỏa mãn, nhưng ký kết, dù

- 1à thỏa ước gì cũng đáng nghỉ ngại |

Năm 1819, tàu Henry của Pháp đến Việt Nam, vua Gia Long cũng cho phép họ đến Huế mở cửa hàng cạnh nhà của Vannier, vua có đến thăm và đặt hàng Khi

tàu Henry về Pháp, Chaigneau xin phép về nước 3 năm Gia Long đã ưu tiên cho Chaigneau chở hàng về và miễn thuế khi ông này chở hàng trở lại Việt Nam

Trong thời gian này, các công ty thương mại ở các thành phố lớn của Pháp như

Nates, Lorient, Bordeaux được các nhà cầm quyền hết lòng giúp đỡ, khuyến khích nên đã tăng cường hoạt động, liên tiếp cử tàu chở hàng sang Việt Nam trao đổi,

buôn bán Nhìn chung, dưới triểu Gia Long, quan hệ thương mại Việt — Pháp còn chưa bị gây khó khăn Việc buôn bán giữa hai nước diễn ra khá thuận lợi Gia

Long tạo điều kiện cho thương nhân, ưu tiên cho họ nhưng không cho họ một đặc quyền nào Mọi để nghị ký kết các hiệp ước thương mại từ Pháp, đều bị Gia Long

tìm mọi lý do để từ chối |

2 Quan hệ với nước Anh

Dưới thời Gia Long, quan hệ Việt - Anh không phát triển thuận lợi Trước khi

Gia Long lên ngôi, giữa ông và người Anh đã có xích mích Vào năm 1798, trong

lúc lo đối phó với nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã giao cho một viên quan người Pháp chỉ huy lo việc buôn bán với bên ngoài Cũng trong năm này, trong một

! Cordier (M.H), “Le Consulat đe France à Huế sous la Révolution”, Tập san Viễn Đông, 1883 Dẫn

Ngày đăng: 16/11/2023, 14:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w