1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm

145 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
Tác giả Trần Bội Ân
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Mai Liên
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm lý Lâm sàng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp.HCM
Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 3,12 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (20)
    • 1.1 Các định nghĩa, khái niệm (20)
      • 1.1.1 Kỹ năng sống (20)
      • 1.1.2 Huấn luyện kỹ năng sống (20)
      • 1.1.3 Biểu hiện trầm cảm (21)
      • 1.1.4 Huấn luyện KNS và biểu hiện trầm cảm (23)
    • 1.2 Lý thuyết tiếp cận (24)
      • 1.2.1 Lý thuyết nhận thức hành vi (24)
      • 1.2.2 Lý thuyết của Maslow về động cơ thúc đẩy con người (28)
    • 1.3. Những giả thuyết, những lý giải trước đây về vấn đề nghiên cứu (31)
      • 1.3.1. Nghiên cứu ở Việt Nam (31)
      • 1.3.2 Nghiên cứu trên thế giới (33)
    • 1.4. Phân tích và đánh giá những nghiên cứu trước đây về vấn đề nghiên cứu (46)
    • 1.5. Xác định những tồn tại, những khoảng trống về vấn đề cần nghiên cứu (49)
    • 1.6. Nêu cách giải quyết vấn đề trong nghiên cứu (50)
    • 1.7. Cơ sở xây dựng nội dung chương trình huấn luyện KNS (51)
      • 1.7.1 KNS trong chương trình huấn luyện so với Tháp nhu cầu Maslow (56)
  • CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU (63)
    • 2.1. Thiết kế nghiên cứu (63)
    • 2.2. Đối tượng nghiên cứu (63)
      • 2.2.1 Thời lượng và hình thức huấn luyện (63)
      • 2.2.2 Thông tin về người đứng lớp huấn luyện KNS (65)
    • 2.3. Nghiệm thể nghiên cứu (66)
      • 2.3.1 Cỡ mẫu của nghiên cứu (66)
      • 2.3.2 Nghiệm thể của nghiên cứu (68)
    • 2.4. Công cụ thu thập số liệu (70)
      • 2.4.1 Thang Dass-21 (70)
      • 2.4.2 Bảng đánh giá KNS (71)
    • 2.5. Quy trình nghiên cứu (75)
      • 2.5.1. Giai đoạn chuẩn bị (75)
      • 2.5.3. Tuyển chọn nghiệm thể (79)
      • 2.5.3. Sàng lọc nghiệm thể (80)
      • 2.5.3. Phân nhóm nghiệm thể (80)
      • 2.5.3. Giai đoạn thực nghiệm (81)
      • 2.5.4. Kết thúc nghiên cứu (83)
    • 2.6. Phương pháp phân tích dữ liệu (84)
    • 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu (85)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (87)
    • 3.1 Trước huấn luyện KNS (T1) (87)
      • 3.1.1 Đặc điểm của nhóm tham gia nghiên cứu (87)
      • 3.1.2 Biểu hiện trầm cảm của 2 nhóm trước huấn luyện KNS (T1) (89)
      • 3.1.3. Điểm đánh giá KNS của 2 nhóm trước huấn luyện KNS (T1) (89)
      • 3.1.4. So sánh giữa hai nhóm trước huấn luyện KNS (T1) (90)
    • 3.2. Kết quả câu hỏi nghiên cứu (1) (91)
    • 3.3. Kết quả câu hỏi nghiên cứu (2) (92)
    • 3.4. Kết quả câu hỏi nghiên cứu (3) (96)
    • 3.5. Tóm tắt kết quả nghiên cứu (99)
    • 3.5 Kết quả phỏng vấn nhóm TN sau huấn luyện KNS (101)
      • 3.5.1. Phần A: Cảm nhận sau khóa học KNS (101)
      • 3.5.2 Phần B: đạt được/chưa đạt gì sau khóa học (103)
      • 3.5.3 Phần C: Nhu cầu, đề xuất (103)
    • 3.6 Bàn luận (105)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (116)
  • PHỤ LỤC (124)

Nội dung

Điều này giúp học viên tiết kiệm rất nhiều thời gian; Anh Lê Ngọc Huy – người đã tài trợ quà tặng cho sinh viên tham gia lớp học; anh Nguyễn Tấn Trực và bạn Phạm Thị Mai Trang luôn là ng

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Các định nghĩa, khái niệm

1.1.1 Kỹ năng sống (Life skills)

Kỹ năng sống (được viết tắt là KNS) là một khái niệm phổ biến và có nhiều cách định nghĩa khác nhau Theo (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc [UNESCO], 2004), KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày thông qua học tập (UNESCO, 2004) Theo UNICEF, KNS bao gồm kỹ năng nhận biết để sống với chính mình và sống với người khác (UNICEF, 2012) Theo WHO, KNS là kỹ năng về giao tiếp để tương tác hiệu quả với người khác, là khả năng thích nghi và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, tình huống trong cuộc sống bằng những hành vi tích cực (WHO, 1999) Theo các tác giả nghiên cứu gồm Steven Danish, Tanya Forneris, Ken Hodge & Ihirangi Heke đã định nghĩa KNS là những kỹ năng giúp các cá nhân thành công trong các môi trường khác nhau mà họ sống như trường học, gia đình và trong khu phố của họ KNS có thể là hành vi (giao tiếp hiệu quả với bạn bè và người lớn) hoặc nhận thức (ra quyết định hiệu quả); giữa các cá nhân (quyết đoán) hoặc nội tâm (đặt mục tiêu) (Danish et al., 2011)

WHO cho rằng KNS rất cần thiết cho cuộc sống và cho tất cả các giai đoạn của cuộc đời (thời thơ ấu, thanh niên và thanh thiếu niên) WHO đã xác định năm lĩnh vực cơ bản của KNS mà tổ chức này cho là đã được áp dụng trên khắp các nền văn hóa: (a) ra quyết định và giải quyết vấn đề, (b) tư duy sáng tạo và tư duy phản biện, (c) kỹ năng giao tiếp, (d) tự nhận thức và đồng cảm, và (e) đối phó với cảm xúc và căng thẳng (WHO, 1999)

1.1.2 Huấn luyện kỹ năng sống

Giáo dục KNS nhằm mục đích tạo điều kiện phát triển các kỹ năng tâm lý xã hội cần thiết để giải quyết các yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày (WHO, 1999)

Năm 1999, WHO đề xuất giáo dục KNS như một cách để thúc đẩy sự phát triển xã hội và cảm xúc và do đó ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe và xã hội WHO đề xuất chín KNS cốt lõi: (1) giải quyết vấn đề, (2) quản lý căng thẳng, (3) tính quyết đoán, (4) thích nghi với xã hội, (5) chịu áp lực, (6) ra quyết định, (7) tư duy phản biện, (8) kỹ năng giao tiếp, và (9) kỹ năng xã hội (WHO, 1999)

Huấn luyện KNS là hoạt động được thực hiện nhằm nâng cao năng lực cá nhân trong việc ra quyết định, giải quyết vấn đề, sáng tạo và tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp và giao tiếp, tự nhận thức và đồng cảm, cũng như đối phó với cảm xúc và căng thẳng Ngoài ra, KNS có thể cải thiện khả năng của thanh thiếu niên và người lớn (Kingsnorth et al., 2007)

Các kỹ năng sống khỏe (KNS) là những năng lực thích ứng và hành vi tích cực cho phép cá nhân đảm nhiệm trách nhiệm xã hội, vượt qua thách thức và vấn đề thường ngày một cách hiệu quả (Giannotta & Weichold, 2016) KNS được coi là nguồn tài nguyên thiết yếu để phát triển các kỹ năng toàn diện về tinh thần, xã hội, cảm xúc, nhận thức và hành vi, cũng như sự linh hoạt để đối mặt với thách thức hàng ngày và tham gia xã hội hiệu quả (Huang et al., 2012) Vì vậy, việc hiểu rõ kiến thức, kỹ năng và thái độ của những người tham gia là rất quan trọng để thiết kế chương trình nâng cao KNS và đảm bảo rằng mọi cá nhân đều có thể tiếp cận được các nội dung và kiến thức trong chương trình đào tạo Nhận thức được tầm quan trọng của KNS trong việc phòng ngừa và tăng cường sức khỏe tinh thần, việc dạy những kỹ năng này là vô cùng cần thiết (Botvin & Kantor, 2000) Mục tiêu chung của tất cả các chương trình phát triển kỹ năng là giúp mọi người vượt qua thách thức và sống khỏe mạnh (Nasheeda et al., 2018).

(Theo Hiệp hội Tâm lý Mĩ [APA], 2018) định nghĩa Trầm cảm [Depression] là một trạng thái cảm xúc tiêu cực, từ bất hạnh và bất mãn đến cảm giác buồn bã, bi quan và tuyệt vọng, cản trở cuộc sống hàng ngày Nhiều thay đổi

Triệu chứng trầm cảm có thể biểu hiện ở nhiều khía cạnh thể chất, nhận thức và xã hội, bao gồm thay đổi thói quen ăn ngủ, thiếu năng lượng, khó tập trung, đưa ra quyết định và tránh né các hoạt động xã hội Ngoài ra, trầm cảm còn là triệu chứng điển hình của một số rối loạn sức khỏe tâm thần được Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) công nhận.

WHO định nghĩa rối loạn trầm cảm được đặc trưng bởi nỗi buồn, mất hứng thú hoặc niềm vui, cảm giác tội lỗi hoặc giá trị bản thân thấp, rối loạn giấc ngủ hoặc thèm ăn, cảm giác mệt mỏi và kém tập trung Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, làm suy giảm đáng kể khả năng của một cá nhân trong công việc, học tập hoặc đối phó với các công việc hàng ngày Ở mức độ nghiêm trọng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự sát (WHO, 2017)

Trong phạm vi đề tài, người làm nghiên cứu chỉ đề cập đến rối loạn trầm cảm chính (Major Depressive Disorder) Trầm cảm được thảo luận trong nghiên cứu này không là chẩn đoán trầm cảm của bệnh tâm thần từ các bệnh viện mà chỉ đề cập đến những biểu hiện triệu chứng của rối loạn trầm cảm chính được đề cập theo hướng dẫn chẩn đoán tâm lý tâm thần theo DSM-5 của tác giả Phạm Toàn được Nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 2021 (Phạm Toàn, 2021) Theo tác giả Phạm Toàn, tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm chính:

(1) Khí sắc trầm hầu như cả ngày, gần như hàng ngày, khi được chỉ ra bởi hoặc là trình bày của chủ thể (ví dụ, cảm thấy buồn, trống rỗng, không hy vọng) hoặc là sự quan sát của những người khác (ví dụ, thấy đầy nước mắt).(Chú ý: ở trẻ em và vị thành niên, có thể là cảm xúc dễ cáu bẳn)

(2) Giảm hứng thú hoặc sở thích rõ rệt tất cả, hoặc hầu như tất cả những hoạt động hầu như cả ngày, gần như hàng ngày (khi được chỉ ra bởi hoặc là báo cáo của chủ thể hoặc sự quan sát bên ngoài)

(3) Giảm cân đáng kể khi không ăn kiêng hoặc lên cân (ví dụ, thay đổi hơn 5% trọng lượng cơ thể trong 1 tháng), hoặc giảm hoặc tăng khẩu vị gần như hàng ngày (Chú ý: ở trẻ em, xem xét đến sự thất bại trong việc mong lên cân)

(4) Mất ngủ hoặc ngủ nhiều gần như hàng ngày

(5) Kích động hoặc chậm vận động tâm thần gần như hàng ngày (có thể quan sát được bởi người khác, không chỉ đơn thuần những cảm nhận của chủ thể về sự hiếu động, không yên tĩnh hoặc đang chậm chạp lại)

(6) Sự mệt mỏi hoặc mất năng lượng gần như hàng ngày

(7) Cảm nhận thấy vô giá trị hoặc tội lỗi thái quá, không thích hợp (điều này có thể là hoang tưởng) gần như hàng ngày (không chỉ đơn thuần lời trách mắng, sỉ nhục bản thân hoặc hoặc tội lỗi về đang có bệnh)

Lý thuyết tiếp cận

Các chương trình phòng ngừa hiệu quả thường dựa trên các phương pháp tiếp cận trị liệu nhận thức hành vi (CBT), trị liệu chấp nhận và cam kết (ACT) hoặc trị liệu liên cá nhân (IPT) (Werner-Seidler và cộng sự, 2021).

1.2.1 Lý thuyết nhận thức hành vi (Cognitive Behavior Therapy - CBT)

Nội dung chương trình huấn luyện KNS chủ yếu dựa trên cơ sở lý thuyết của Nhận thức Hành vi (CBT), được trích từ sách “Theory and Practice of

Counselling and Psychotherapy” tạm dịch "Lý thuyết và Thực hành Tư vấn và Trị liệu Tâm lý" của tác giả Gerald Corey, ấn bản thứ 8, xuất bản bởi Brooks/Cole vào năm 2009 (Corey, 2009)

Aaron Beck đã phát triển một cách tiếp cận được biết đến là liệu pháp nhận thức (CT) như là một kết quả của nghiên cứu của ông về trầm cảm Những quan sát của Beck về những thân chủ trầm cảm tiết lộ rằng họ đã có một thành kiến tiêu cực trong việc diễn dịch về những biến cố của cuộc đời nhất định, điều góp phần vào sự bóp béo nhận thức của họ

Những nguyên lý cơ bản của liệu pháp nhận thức:

Beck dám chắc rằng con người với những khó khăn về cảm xúc có khuynh hướng cam kết những đặc điểm “lập luận sai lầm” sẽ làm lệch thực tại chủ quan theo chiều hướng tự phản đối (self-deprecation) Hãy xem xét một vài sai lầm cấu trúc trong lập luận dẫn tới những nhận định sai lệch và nhận thức sai, điều được gọi là sự bóp méo nhận thức:

 Kết luận tùy tiện theo cảm hứng cá nhân (Arbitrary inferences) muốn nói tới việc đưa ra những kết luận mà không có nền tảng và bằng chứng thích đáng Điều này bao gồm “thảm họa hóa,” hoặc việc nghĩ về viễn cảnh và kết quả vô cùng tệ hại cho hầu hết tình huống

 Trừu tượng hóa lựa chọn (Selective abstraction) bao gồm việc hình thành những kết luận dựa trên một chi tiết riêng biệt về một sự kiện Trong quá trình này những thông tin khác bị lờ đi, và sự quan trọng của toàn bộ ngữ cảnh bị bỏ qua Nhận định rằng những sự kiện có ý nghĩa là những sự kiện đối mặt với thất bại và túng thiếu/ bị cướp đoạt/ nghèo khổ

 Khái quát hóa quá mức (Overgeneralization) là một quá trình của việc giữ những niềm tin tột cùng trên cơ sở của một sự kiện bất thường đơn lẻ và áp dụng chúng một cách không phù hợp cho những sự kiện hoặc bối cảnh không thích hợp

 Phóng đại và Giảm thiểu (Magnification and minimization) bao gồm việc nhận thức một trường hợp hoặc tình huống trong một phương diện lớn hơn hoặc ít hơn mà nó thật sự xứng đáng

 Sự cá nhân hóa (Personalization) là một khuynh hướng cho những cá nhân để liên hệ những sự kiện bên ngoài với bản thân họ, kể cả khi không có cơ sở để tạo nên sự liên kết này

 Dán nhãn và dán nhãn sai (Labeling and mislabeling) bao gồm việc miêu tả sinh động nhân dạng của một người dựa trên cơ sở của sự không hoàn hảo và

19 lỗi lầm đã làm trong quá khứ và cho phép họ định nghĩa nhân dạng thật của một người

 Suy nghĩ lưỡng phân (Dichotomous thinking) bao gồm phân loại những trải nghiệm chọn một trong hai ở mức độ cùng cực Với suy nghĩ phân cực như vậy, những sự kiện được dán nhãn dưới dạng đen hoặc trắng

Các nguyên tắc điều trị của CBT:

 Nguyên tắc 1: Các kế hoạch điều trị CBT dựa trên khái niệm nhận thức không ngừng phát triển

 Nguyên tắc 2: CBT yêu cầu một mối quan hệ trị liệu lành mạnh: Một số khách hàng, đặc biệt là những người bị rối loạn nhân cách, đòi hỏi nhiều hơn nhấn mạnh vào mối quan hệ trị liệu và các chiến lược tiên tiến để tạo nên một liên minh làm việc hiệu quả (Beck, 2005; Beck et al., 2015; Young, 1999)

 Nguyên tắc 3: CBT liên tục theo dõi tiến trình của khách hàng Cẩm nang điều trị CBT sớm nhất, Liệu pháp Nhận thức về Trầm cảm (Beck et al., 1979), khuyên các nhà trị liệu nên sử dụng danh sách kiểm tra triệu chứng hàng tuần và gợi ra cả phản hồi bằng lời nói và bằng văn bản từ khách hàng vào cuối phiên Kể từ đó, nhiều nghiên cứu đã kiểm chứng rằng việc theo dõi thường xuyên giúp cải thiện kết quả (Boswell et al., 2015; Lambert et al.,

2001, 2002; Weck et al., 2017) Kết quả của khách hàng được nâng cao khi cả hai khách hàng và các nhà trị liệu nhận được phản hồi về tiến triển của thân chủ Với sự nhấn mạnh ngày càng tăng vào định hướng phục hồi, nhiều nhà trị liệu CBT bây giờ cũng đo chức năng chung của khách hàng, tiến tới tiêu và cảm giác hài lòng, kết nối và hạnh phúc

 Nguyên tắc 4: CBT thích nghi về mặt văn hóa và điều chỉnh phù hợp với cá nhân

 Nguyên tắc 5: CBT nhấn mạnh mặt tích cực Nghiên cứu gần đây cho thấy tầm quan trọng của việc nhấn mạnh cảm xúc và nhận thức tích cực trong điều trị trầm cảm (Chaves et al., 2019)

 Nguyên tắc 6: CBT nhấn mạnh sự hợp tác và tham gia tích cực

 Nguyên tắc 7: CBT mang tính khát vọng, dựa trên giá trị và hướng đến mục tiêu

Những giả thuyết, những lý giải trước đây về vấn đề nghiên cứu

Các nghiên cứu về đề tài trầm cảm được triển khai thực hiện ở Việt Nam trong đó có nghiên cứu của Trần Văn Công và cộng sự đã chỉ ra rằng 28.75% trẻ thường xuyên bị ít nhất một hình thức bắt nạt nào đó ở bắt nạt ẩn/quan hệ (như nói xấu, tung tin đồn) hoặc bắt nạt ngoài/cơ thể (như đấm, đá, đánh) và cho thấy mối liên hệ giữa các hình thức bắt nạt và trầm cảm là khá rõ ràng trong đó bắt nạt ẩn/quan hệ có liên quan lớn hơn tới trầm cảm (Thang CDI = 0.53) (Trần Văn Công et al., 2009)

Nghiên cứu của tác giả Phan Thanh Trúc Uyên vào năm 2016 ở Đại học Y Dược – TP.HCM, chỉ ra tỷ lệ sinh viên có trầm cảm từ mức độ nhẹ trở lên là 52,63% (Phan Thanh Trúc Uyên et al., 2016) Đỗ Xuân Tiến (2017) đã thực hiện nghiên cứu về thực trạng và biện pháp giáo dục KNS cho sinh viên Đại học Sư phạm khối ngành khoa học xã hội trường

25 Đại học Đồng Nai nhằm đề xuất các biện pháp giáo dục KNS (Đỗ Xuân Tiến, 2017)

Phan Diệu Mai (2019) chỉ ra rằng trầm cảm ở Học sinh THPT được biểu hiện qua các mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi và sinh lí Biểu hiện qua mặt nhận thức thường khó tập trung chú ý, làm giảm khả năng học tập, giảm suy nhớ, hay nhớ bài không đầy đủ, tư duy rời rạc Qua mặt cảm xúc như chán chường, buồn bã, vô vọng, mất hứng thú, tăng cảm xúc tiêu cực, giảm cảm xúc tích cực Về mặt hành vi giảm hoạt động như chậm chạp, ít linh hoạt, ít biểu cảm ở nét mặt, ít tươi tỉnh, thờ ơ, hoặc ngược lại tăng hoạt động như luôn cử động, đứng ngồi không yên Về mặt sinh lý, có rối loạn giấc ngủ và ăn uống (Phan Diệu Mai, 2019)

Trần Thị Mỵ Lương & Phan Diệu Mai (2019) chỉ ra rằng 20% số học sinh được hỏi có biểu hiện trầm cảm ở các mức độ khác nhau, trong 6 trường tham gia nghiên cứu thì trường Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP.Hà Nội có tỉ lệ trầm cảm thấp nhất (9%) vì hiện nay trường này đang thực hiện các chương trình tâm lí nhằm giáo dục kĩ năng sống, chăm sóc SKTT cho học sinh (Trần Thị Mỵ Lương & Phan Diệu Mai, 2019)

Theo Nguyễn Thị Hoài Phương (2021), chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Mỹ được phân loại dựa trên mục tiêu Mô hình can thiệp 3 cấp độ cho thấy:

Tầng 1: Các chương trình chăm sóc SKTT với mục tiêu phòng ngừa ban đầu – phòng ngừa khả năng gây hại; áp dụng cho hệ thống toàn trường, toàn lớp học cho tất cả học sinh trong toàn trường; tác động khoảng 80% học sinh

Tầng 2: Các chương trình SKTT dành cho nhóm học sinh có nguy cơ phát triển các vấn đề liên quan đến SKTT hoặc học tập với mục tiêu đảo ngược khả năng gây hại; áp dụng hệ thống nhóm chuyên biệt cho học sinh có nguy cơ nhằm theo dõi và can thiệp kịp thời; tác động khoảng 15% học sinh

Tầng 3: Chương trình SKTT hướng đến các học sinh còn lại chiếm khoảng 5% nhằm mục tiêu giảm khả năng gây hại; áp dụng cho hệ thống cá nhân chuyên biệt cho học sinh có nguy cơ cao cần can thiệp chuyên sâu

Hình 3 Mô hình can thiệp 3 cấp độ (Lane, Kalberg & Menzies, 2009)

Một nghiên cứu thực nghiệm lần đầu tại Việt Nam của các tác giả Đỗ Tuyết Mai, Nguyễn Thanh Tâm & Trần Thị Thanh Hương nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu của can thiệp tâm lý nhóm cho trầm cảm tại Thái Nguyên năm 2021 và kết quả cho thấy tỷ lệ trầm cảm giảm từ 100% xuống 49,4%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (Đỗ Tuyết Mai et al., 2022)

1.3.2 Nghiên cứu trên thế giới

Các nghiên cứu trên thế giới về các đề tài trầm cảm rất phong phú và đa dạng Jacob và cộng sự (2022) phát hiện rằng việc đặt mục tiêu là hữu ích cho người trẻ tuổi có lo âu hoặc trầm cảm vì nó giúp xây dựng mối quan hệ trị liệu tốt thông qua cởi mở giao tiếp và xây dựng lòng tin (Jacob et al., 2022) Một nghiên cứu tổng quan khám phá mối quan hệ giữa thiết lập mục tiêu, theo đuổi mục tiêu và trầm cảm (Street, 2002) Knapen và cộng sự đã kết luận rằng tập thể dục là một cách trị liệu trầm cảm hiệu quả (Knapen et al., 2009) Tương tự nghiên cứu của Dinas và cộng sự cho thấy rằng tập thể dục và hoạt động thể chất có lợi đối với các triệu

27 chứng trầm cảm, có thể so sánh với các phương pháp điều trị chống trầm cảm khác (Dinas et al., 2010)

Rey, Bella-Awusah & Liu (2015) đã nhận xét về các can thiệp bằng liệu pháp tâm lý xã hội với trầm cảm (Xem hình 4 – Tóm tắt bằng chứng hiệu quả trị liệu tâm lý xã hội với trầm cảm chính), theo các tác giả có bằng chứng về mặt hiệu quả của các can thiệp bằng Liệu pháp CBT và Liệu pháp tâm lý liên cá nhân

(Interpersonal Therapy) Bằng chứng cho thấy có hiệu quả với Liệu pháp gia đình so với việc không điều trị Cần tìm thêm bằng chứng kiểm chứng tính hiệu quả của trị liệu nhóm (chủ yếu dựa trên nền tảng của CBT) và Tự giúp đỡ (ví dụ thư giãn, giáo dục bằng tờ rơi, sách vở) Rất ít bằng chứng kiểm chứng tính hiệu quả của Liệu pháp phân tâm (Rey et al., 2015)

Hình 4 Tóm tắt bằng chứng hiệu quả trị liệu tâm lý xã hội với trầm cảm chính (Rey et al., 2015)

Ngoài các liệu pháp nêu trong Hình 4 tóm tắt bằng chứng hiệu quả của liệu pháp tâm lý - xã hội đối với trầm cảm chính, một số nghiên cứu khác cũng đưa ra các chương trình và liệu pháp can thiệp khác nhau để làm giảm các triệu chứng trầm cảm về mặt lâm sàng Các nghiên cứu này được tổng hợp trong Bảng 1 là nguồn tham khảo hữu ích cho các chuyên gia y tế và người đang tìm kiếm các lựa chọn điều trị trầm cảm hiệu quả.

28 tài liên quan đến liệu pháp và chương trình can thiệp trầm cảm) Trong số đó có nghiên cứu của Warmerdam và cộng sự kết luận rằng Phương pháp điều trị bằng CBT và Phương pháp trị liệu giải quyết vấn đề (Problems Solving Therapy) dựa trên Internet đều có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng trầm cảm, mặc dù hiệu quả của Phương pháp trị liệu giải quyết vấn đề là nhận ra nhanh hơn (Warmerdam et al., 2008) Cuijpers và cộng sự chỉ ra hai loại trị liệu có ý nghĩa (g = 0,38) là khóa học Ứng phó với Trầm cảm (Coping with Depression) và Liệu pháp Tự kiểm tra (Self-Examination Therapy) (Cuijpers et al., 2020)

Bảng 1 Nhóm đề tài liên quan đến chương trình hoặc liệu pháp can thiệp trầm cảm (Tác giả tự tổng hợp)

(Năm) Nghiên cứu Kết quả

Những hứa hẹn và rủi ro của các can thiệp dựa trên web (Web-based

Interventions) trong điều trị trầm cảm (Promises and risks of web-based interventions in the treatment of depression)

Các can thiệp dựa trên web hứa hẹn sẽ là một phương pháp cung cấp tài nguyên hiệu quả và tiếp cận rộng rãi với hỗ trợ tâm lý trị liệu Phân tích tổng hợp các nghiên cứu tổng hợp sử dụng liệu pháp tâm lý trực diện như một công cụ so sánh cung cấp bằng chứng về hiệu quả chống trầm cảm tương đương Các can thiệp dựa trên web dường như đặc biệt hiệu quả khi chúng được kèm theo một số hình thức hướng dẫn chuyên nghiệp Tuy nhiên, chúng cũng được liên kết với nhiều rủi ro có thể xảy ra (ví dụ: khủng hoảng tự tử có thể bị bỏ qua) và các tác động không mong muốn (ví dụ: tăng suy nghĩ và rối

29 loạn chuyển dạng cơ thể do tự giám sát) cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu

Phân tích và đánh giá những nghiên cứu trước đây về vấn đề nghiên cứu

Nguyễn Thị Hoài Phương (2021) chỉ ra rằng việc triển khai các chương trình chăm sóc SKTT theo mô hình 3 cấp độ dựa vào trường học tại Mĩ là có hiệu quả và tác giả đề xuất một số định hướng để phát triển các chương trình theo từng cấp độ nhằm thực hiện tại các trường học ở Việt Nam như sau (Nguyễn Thị Hoài Phương, 2021): Đối tượng tham gia Mục tiêu Một số hoạt động / chương trình Cấp độ 1: Phòng ngừa tổng quát (Nhóm an toàn)

Tất cả học sinh, giáo viên và cán bộ trong nhà trường

- Cung cấp kiến thức và kỹ năng cho học sinh và giáo viên về một số vấn đề liên quan đến SKTT

Thông qua việc sử dụng các công cụ đánh giá được công nhận như DASS 21 và GAD 7, các chuyên gia đánh giá và chẩn đoán các vấn đề liên quan đến nhận thức, học tập, cảm xúc, hành vi và xã hội ở cá nhân Những công cụ này cung cấp thông tin chi tiết về phạm vi và mức độ nghiêm trọng của các vấn đề gặp phải, hỗ trợ đưa ra các can thiệp điều trị phù hợp để cải thiện sức khỏe tinh thần và đảm bảo phúc lợi tổng thể cho cá nhân.

- Kết nối với các cá nhân, trung tâm, tổ chức xã hội thực hiện các chương trình ngoại khóa

- Thực hiện đánh giá sàng lọc đối với học sinh để xác định nhóm học sinh có nguy cơ mắc phải Trầm cảm, Lo âu hoặc Stress

- Các chương trình phòng ngừa tổng quát với các chủ đề về SKTT, định hướng nghề nghiệp, phát triển bản thân

- Chương trình giáo dục kỹ năng – nhận thức – xã hội

Cấp độ 2: Phòng ngừa lựa chọn và chỉ định (Nhóm nguy cơ)

Một số học sinh đã được sàng lọc và xác định có nguy cơ mắc phải

- Hỗ trợ ban đầu với học sinh thông qua can thiệp nhóm/cá nhân

- Tổ chức các buổi tập huấn về kỹ năng ứng phó và quản lý cảm xúc

40 các vấn đề hướng nội (trầm cảm, lo âu, stress, tự tử…)

- Nâng cao kỹ năng ứng phó và điều hòa cảm xúc cho học sinh

- Tạo mạng lưới kết nối với gia đình, trung tâm/cơ sở xã hội, cơ sở y tế và chính quyền địa phương

- Tổ chức các buổi can thiệp nhóm đồng đẳng (các em học sinh có cùng 1 vấn đề về tâm lý-xã hội)

Cấp độ 3: Can thiệp/trị liệu chuyên sâu (Nhóm có vấn đề)

Cá nhân học sinh được chẩn đoán mắc phải một số triệu chứng rối loạn tâm thần nặng

- Đánh giá vấn đề và lập kế hoạch can thiệp - Kết nối và cung cấp thông tin, dịch vụ hỗ trợ cho gia đình

- Chuyển gửi đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong lĩnh vực SKTT (bác sỹ tâm thần, nhà tâm lý lâm sàng)

- Can thiệp/trị liệu cá nhân

- Điều phối, kết nối và chuyển gửi

Kết quả nghiên cứu của Trần Bội Ân và cộng sự (2022) cho thấy 3/3 trường học được khảo sát đều áp dụng mô hình can thiệp 3 cấp độ để phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh Mô hình này phân loại các biện pháp can thiệp thành 3 cấp độ: sơ cấp là các biện pháp hướng đến toàn thể học sinh nhằm tăng cường sức khỏe tâm thần và phòng ngừa các vấn đề; thứ cấp là các biện pháp can thiệp sớm đối với học sinh có nguy cơ cao; và cuối cùng là tam cấp là các biện pháp can thiệp chuyên sâu đối với học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng.

Để ứng phó hiệu quả với vấn nạn sức khỏe tâm thần trẻ em (SKTT), các chương trình phòng ngừa ba cấp độ là rất cần thiết Cấp độ 1 nhắm tới 80% học sinh, trong khi cấp độ 2 và 3 tập trung vào nhóm nguy cơ và can thiệp cá nhân chuyên sâu Để đạt hiệu quả tối đa, 95% SKTT, bao gồm cả trầm cảm, có thể được giải quyết bằng cách triển khai tốt các chương trình phòng ngừa cấp độ 1 và 2 tại trường học Do đó, xây dựng nội dung chương trình phòng ngừa chọn lọc cho nhóm nguy cơ trầm cảm tại trường học là ưu tiên hàng đầu Tuy nhiên, mặc dù kĩ năng sống (KNS) đã được coi trọng ở Việt Nam từ năm 2017, nhưng việc thiếu tài liệu hướng dẫn thực hiện được xác định là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục KNS cho học sinh tiểu học.

- xã hội đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới, đồng thời phù hợp với đặc điểm tự nhiên, lịch sử chiến tranh của tỉnh Quảng Trị, thì tài liệu GDKNS hiện nay thực sự chưa đáp ứng được” (Lê Thị Hương & Nguyễn Xuân Hiếu, 2019, tr.8)

Trong các nghiên cứu thực nghiệm đã kiểm chứng rằng việc huấn luyện KNS làm giảm trầm cảm ở nhóm TN so với nhóm ĐC (Chen et al., 2015; Entezami

& Souri, 2018; Habibi et al., 2013; Lee et al., 2020; Mirseify & Goli, 2019; Wahl et al., 2011) Điểm giống nhau có thể học tập từ 8/8 nghiên cứu thực nghiệm được đề cập ở bảng Bảng 2 - Các nghiên cứu thực nghiệm: đánh giá hiệu quả của việc huấn luyện KSN với trầm cảm nêu rõ các phương pháp tiến hành thực nghiệm từ các khâu lấy mẫu nghiên cứu với tiêu chí thu nhận và tiêu chí loại trừ để tránh gây

42 nhiễu cho kết quả nghiên cứu, các công cụ đo lường được sử dụng rất đa dạng, quy trình rất chuẩn, bài bản và tuân theo các yêu cầu của một nghiên cứu thực nghiệm Đối với chương trình huấn luyện, thời gian huấn luyện, thời lượng huấn luyện của mỗi buổi và danh sách các kỹ năng cũng được liệt kê sẵn trong các nghiên cứu

Tuy nhiên để tìm hiểu chi tiết nội dung chương trình huấn luyện, có 3/8 nghiên cứu, các tác giả không lý giải tại sao họ huấn luyện kỹ năng này mà không huấn luyện kỹ năng khác, người nghiên cứu theo sau không tiếp cận được phần lý thuyết nền tảng cho các kỹ năng được giảng dạy trong chương trình huấn luyện Nghiên cứu của Williams và cộng sự (2022) cho thấy tác giả xây dựng nội dung chương trình huấn luyện KNS cho trầm cảm và lo âu dựa trên Lý thuyết CBT nhưng kết quả chỉ ra rằng sự khác biệt giữa các nhóm là không có ý nghĩa thống kê và việc huấn luyện KNS được thực hiện trực tuyến.

Xác định những tồn tại, những khoảng trống về vấn đề cần nghiên cứu

UNICEF (2021) báo cáo rằng, lĩnh vực chăm sóc SKTT ở Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển Cho đến gần đây, việc quan tâm và điều trị về SKTT tại Việt Nam chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống y tế, đặc biệt là dành cho những trường hợp tâm thần nặng Ngành giáo dục đã bắt đầu thực hiện chính sách tư vấn học đường từ năm 2005, và ngành xã hội đã áp dụng chính sách SKTT cộng đồng từ năm 2011 (UNICEF, 2021)

Nghiên cứu của Williams và cộng sự (2022) tuy có đưa ra nội dung chương trình huấn luyện dựa trên nền tảng lý thuyết của CBT kết quả chỉ ra rằng sự khác biệt giữa các nhóm là không có ý nghĩa thống kê và việc huấn luyện KNS được thực hiện trực tuyến (Williams et al., 2022) Các nghiên cứu thực nghiệm được nêu ở bảng

2 có những hạn chế sau:

(1) Trong suốt 8 tuần đến 12 tuần triển khai huấn luyện không đề cập đến việc thực hành các KNS

(2) Mục tiêu của nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá tác động của việc huấn luyện KNS đối với việc giảm mức độ trầm cảm, nhưng hầu hết các tác giả

43 không kiểm chứng việc giảm mức độ trầm cảm do nội dung chương trình huấn luyện tác động.

Nêu cách giải quyết vấn đề trong nghiên cứu

Người làm nghiên cứu sẽ áp dụng và kế thừa những quy trình phương pháp nghiên cứu thực nghiệm chuẩn trên thế giới từ việc sàng lọc mẫu đến tiêu chí thu và loại trừ mẫu để có được nghiệm thể bớt nhiễu nhất trong mẫu và đặc biệt sẽ tuân thủ đạo đức trong nghiên cứu để đảm bảo đúng yêu cầu của nghiên cứu thực nghiệm là kiểm soát biến độc lập và phân nhóm ngẫu nhiên Đối với nội dung chương trình huấn luyện KNS: người nghiên cứu xây dựng sẽ tham khảo bốn nguồn tài liệu: Một là nội dung chương trình huấn luyện của Williams và cộng sự (2022) “Chương trình Kỹ năng sống Trị liệu Hành vi Nhận thức (CBT) Trực tuyến cho bệnh trầm cảm: Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng ngẫu nhiên” (Williams et al., 2022) vì CBT ban đầu đạt được sự công nhận như một tiếp cận hiệu quả để chữa trị trầm cảm (Das et al., 2016; Rey et al., 2015); Hai là kết quả của 06 nghiên cứu thực nghiệm đã kiểm chứng có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng trầm cảm (Chen et al., 2015; Entezami & Souri, 2018; Habibi et al., 2013; Lee et al., 2020; Mirseify & Goli, 2019; Wahl et al., 2011); Ba là sử dụng một phần nội dung từ chương trình chăm sóc trầm cảm - hướng dẫn kỹ năng kiểm soát trầm cảm xuất bản năm 2014 của tác Bilsker & Paterson (Bilsker & Paterson, 2014); Bốn là các khóa học Ứng phó với Trầm cảm (Coping with Depression) được cho rằng có hiệu quả giảm mức độ trầm cảm (Cuijpers et al., 2020) Sau đó thích nghi nội dung chương trình huấn luyện bằng cách “đo ni đóng giày” cho phù hợp đặc điểm sinh viên Việt Nam và tham khảo kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Xuân Tiến về thực trạng và biện pháp giáo dục KNS cho sinh viên Đại học Đồng Nai vào năm 2017 (Đỗ Xuân Tiến, 2017) nhằm thiết kế nội dung phù hợp với bối cảnh Việt Nam và phù hợp với đặc điểm của sinh viên Sau đó so sánh các KNS được huấn luyện với tháp nhu cầu của Maslow.

Cải thiện phương pháp đào tạo: lý thuyết chiếm tỉ lệ thời gian 1/3, hoạt động, thực hành chiếm 2/3 thời lượng chương trình và áp dụng việc giao bài tập về nhà theo cấu trúc của một phiên tham vấn trị liệu theo CBT

Thiết kế bài đánh giá KNS và nghiệm thể sẽ làm khảo sát 3 lần trước huấn luyện, sau huấn luyện và theo dõi 01 tháng sau huấn luyện Nhằm kiểm chứng tác động của nội dung chương trình huấn luyện KNS có hiệu quả giảm trầm cảm thể hiện mối tương quan nghịch của điểm đánh giá KNS và điểm trầm cảm hay nói cách khác sau tham gia huấn luyện KNS sinh viên có điểm đánh giá KNS càng cao thì điểm trầm cảm càng thấp.

Cơ sở xây dựng nội dung chương trình huấn luyện KNS

Theo lý thuyết của Maslow, con người có xu hướng đưa ra những nỗ lực đặc biệt để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ, những nhu cầu mà họ quan tâm hàng đầu (Maslow, 1943) Sharma, Joshi & Yadav (2020) đã chỉ ra rằng khi nhu cầu vẫn chưa được đáp ứng, chúng tác động vào não do đó khiến một cá nhân phát triển rối loạn tâm lý khác nhau Maslow phân loại nhu cầu của con người theo thứ tự thứ bậc bắt đầu từ những nhu cầu còn thiếu như nhu cầu sinh lý, an toàn, xã hội đến nhu cầu tăng trưởng chẳng hạn như nhu cầu được quý trọng và nhu cầu hiện thực hóa bản thân (Sharma et al., 2020) Nhưng các triệu chứng của trầm cảm theo DSM-5 (Phạm Toàn, 2021) khiến cho bản thân người trầm cảm khó có thể đáp ứng từng bậc nhu cầu theo tháp nhu cầu Maslow Các triệu chứng của trầm cảm tấn công sự phát triển bản thân người trầm cảm trên tháp nhu cầu Maslow theo 5 cách chính:

1) Trầm cảm thường làm giảm động lực chăm sóc bản thân và nhu cầu sinh lý của người trầm cảm bị chi phối bởi khí sắc trầm (Tầng đầu tiên của Tháp nhu cầu Maslow – Nhu cầu sinh lý)

2) Những ý nghĩ tái diễn về cái chết, tái diễn ý nghĩ tự sát không có kế hoạch chuyên biệt, hoặc có mưu toan tự sát hoặc có kế hoạch cho tự sát rất đáng sợ và khiến người trầm cảm cảm thấy không an toàn trong thế giới (Tầng thứ

45 hai của Tháp nhu cầu Maslow – Nhu cầu an toàn) Nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển của chứng rối loạn tâm thần như trầm cảm là “lo lắng về an toàn” vốn cơ bản hơn nhu cầu sinh lý hay nói cách khác trong thời gian căng thẳng, nhu cầu an toàn sẽ xuất hiện trước nhu cầu sinh lý (Zheng et al., 2016)

3) Giảm rõ rệt hứng thú hoặc sở thích, sự mệt mỏi hoặc mất năng lượng khiến người ta khó giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ tin tưởng (Tầng thứ ba của Tháp nhu cầu Maslow – Nhu cầu thuộc về) Các tác giả Thomas W Baskin, Bruce E Wampold, Stephen M Quintana & Robert D Enright đã thực hiện nghiên cứu với đề tài Sự thuộc về như một yếu tố bảo vệ chống lại cô đơn và nguy cơ trầm cảm ở Trường Trung học đa văn hóa vào năm 2010 (Belongingness as a Protective Factor Against Loneliness and Potential

Depression in a Multicultural Middle School) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự thuộc về đóng vai trò quan trọng trong việc giảm ảnh hưởng của việc được chấp nhận bởi đồng trang lứa đối với cảm giác cô đơn và trầm cảm Điều này ngụ ý rằng sự thuộc về có thể đóng vai trò là một yếu tố bảo vệ quan trọng chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của việc không được chấp nhận và cảm giác cô đơn (Baskin et al., 2010).

4) Cảm nhận thấy vô giá trị hoặc tội lỗi thái quá, không thích hợp tấn công lòng tự trọng của người trầm cảm (Tầng thứ tư của Tháp nhu cầu Maslow – Nhu cầu được tôn trọng)

Zalenski & Raspa (2006) cho thấy thấy nhu cầu được quý trọng và nhu cầu được yêu thương và thuộc về có liên quan đến người bị trầm cảm Do đặc điểm của người trầm cảm cảm thấy lòng tự tôn, sự tự tin và thành tích thấp và do đó sẽ không thể đáp ứng được những nhu cầu này Hơn nữa, những người bị trầm cảm thường trở nên cô lập và không kết nối xã hội và cảm thấy như thể không ai hiểu họ, yêu thương họ hoặc quan tâm đến họ Vì vậy, họ sẽ gặp khó khăn lớn trong việc thực hiện nhu cầu yêu thương và thuộc về (Zalenski & Raspa, 2006)

5) Giảm khả năng suy nghĩ, hoặc tập trung, hoặc lưỡng lự, không quả quyết vì thế rất khó để dồn năng lượng vào sự sáng tạo khi luôn trong trạng thái mệt mỏi, mất năng lượng, mất hứng thú (Tầng thứ năm của Tháp nhu cầu Maslow – Nhu cầu hiện thức hóa bản thân) Trong nghiên cứu tổng quan

“Khám phá mối quan hệ giữa việc thiết lập mục tiêu, theo đuổi mục tiêu và trầm cảm”, Helen Street (2002) đã phát biểu phản ứng với việc mất mục tiêu và mục tiêu thất bại cũng là một chủ đề quan trọng của mục tiêu và nghiên cứu trầm cảm tập trung vào những cá nhân dễ bị tổn thương không có khả năng thoát khỏi những mục tiêu quan trọng đã thất bại (Street, 2002)

Theo "Chương trình chăm sóc trầm cảm" của Bilsker & Paterson (2014), trầm cảm là kết quả của sự tương tác giữa năm yếu tố: tình huống, suy nghĩ, cảm xúc, hành động và sinh lý Những yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau, củng cố và duy trì trạng thái trầm cảm.

Nguyên nhân gây ra trầm cảm) Từ các nguyên nhân gây ra trầm cảm, tác giả

Bilsker & Paterson (2014) hướng dẫn 3 kỹ năng có thể làm ngừng tâm trạng chán nản, giảm trầm cảm và giúp ngừa tái phát là (1) Thay đổi cách sống; (2) Suy nghĩ tích cực; (3) Giải quyết vấn đề (Xem hình 7 – ba kỹ năng giúp kiểm soát trầm cảm) (Bilsker & Paterson, 2014)

Việc so sánh các triệu chứng trầm cảm với nhu cầu cơ bản theo tháp nhu cầu Maslow, có vẻ như người có biểu hiện trầm cảm đang gặp khó khăn trong việc tự đáp ứng những nhu cầu cơ bản Giả định rằng việc huấn luyện KNS được thiết kế để trang bị các kỹ năng hỗ trợ họ từng bước tự đáp ứng các nhu cầu theo tháp nhu cầu Maslow Trong trường hợp này, khi họ tự đáp ứng các nhu cầu cơ bản theo tháp nhu cầu Maslow, liệu có giúp họ giảm các triệu chứng trầm cảm không?

Hình 6 Nguyên nhân gây trầm cảm (Bilsker & Paterson, 2014)

Hình 7 Ba kỹ năng kiểm soát trầm cảm (Bilsker & Paterson, 2014)

Người làm nghiên cứu đã tham khảo các KNS trong chương trình chăm sóc trầm cảm của Bilsker & Paterson (2014), nghiên cứu thực nghiệm của Williams và

48 cộng sự (2022) và 6/8 nghiên cứu thực nghiệm đã chứng KNS có hiệu quả làm giảm trầm cảm đã được đề cập ở bảng 3 – Các KNS được huấn luyện trong các nghiên cứu thực nghiệm và nhận thấy 5 KNS đã được các nghiên cứu kiểm chứng có hiệu quả giảm trầm cảm là: (1) Thay đổi lối sống; (2) Cách giải quyết vấn đề; (3) Quản lý cảm xúc; (4) KN tự nhận thức; (5) KN thiết lập mục tiêu

Người làm nghiên cứu kết hợp với 5 KNS này với nguyên nhân gây trầm cảm của tác giả Bilsker và Paterson, nhận thấy rằng:

(1) Đối với nguyên nhân từ sinh lý: huấn luyện các kỹ năng nhằm thay đổi lối sống cải thiện tâm trạng, ăn uống lành mạnh, tập thể dục và kết nối với người khác Jan Knapen, Davy Vancampfort, Michel Probst & Pascal Sienaert (2009) cho rằng, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tập thể dục là một phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả Đối với trầm cảm ở mức độ nhẹ và vừa, tác dụng của việc tập thể dục có thể so sánh với thuốc chống trầm cảm và liệu pháp tâm lý; đối với mức độ nặng, tập thể dục dường như là một liệu pháp bổ sung có giá trị cho các phương pháp điều trị truyền thống Luyện tập thể dục không chỉ cải thiện chứng trầm cảm mà còn tạo ra “tác dụng phụ tích cực” đối với các bệnh thể chất liên quan đến trầm cảm và suy giảm nhận thức (Knapen et al., 2009)

PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thiết kế thực nghiệm với ba thời điểm đo lường bao gồm trước khi can thiệp, ngay sau khi can thiệp và một tháng sau khi can thiệp Thiết kế này cho phép so sánh sự thay đổi giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng qua thời gian.

Thiết kế thực nghiệm có 2 biến độc lập: (1) Huấn luyện KNS với 2 tầng

Có huấn luyện và Không huấn luyện; (2) Thời gian huấn luyện với 3 tầng Trước huấn luyện, Sau huấn luyện và Theo dõi 01 tháng sau huấn luyện Biến phụ thuộc là điểm trầm cảm theo thang Dass-21 như hình 5 Thiết kế thực nghiệm

Hình 5 Thiết kế thực nghiệm (Tác giả tự tổng hợp)

Đối tượng nghiên cứu

2.2.1 Thời lượng và hình thức huấn luyện

Thời lượng và hình thức tổ chức huấn luyện còn phụ thuộc vào độ tuổi và cấp học Các chương trình huấn luyện KNS trong 6 nghiên cứu thực nghiệm có kết quả cho thấy KNS có tác động làm giảm biểu hiện trầm cảm ở Bảng 2 có thời lượng từ 8 buổi trở lên Trong số các nghiên cứu này, 2/6 nghiên cứu có tần

Các nghiên cứu thực nghiệm về huấn luyện nhận thức thường sử dụng 2 buổi/tuần với tổng thời lượng 945 phút Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ áp dụng 1 buổi/tuần.

Phân tích tổng hợp của Werner-Seidler và cộng sự (2021) cho thấy các can thiệp phòng ngừa đích mang lại hiệu quả cũng cần thời lượng khoảng 6 buổi trở lên (Werner-Seidler et al., 2021)

Tóm tắt bằng chứng hiệu quả trị liệu tâm lý xã hội với trầm cảm chính của Rey và cộng sự (2015) cho thấy trị liệu CBT cá nhân có hiệu quả trong thời gian ngắn (8-16 buổi hàng tuần, mỗi buổi 60 phút) Trị liệu nhóm chủ yếu trên nền tảng CBT được sử dụng nhiều hơn trong can thiệp dự phòng với các nhóm có nguy cơ (Xem hình 4) (Rey et al., 2015)

Các KNS trong nội dung chương trình huấn luyện được dựa vào nền tảng lý thuyết của CBT và nghiệm thể là các cá nhân không có chẩn đoán tâm bệnh chỉ có biểu hiện trầm cảm theo thang Dass-21 do cá nhân tự đánh giá Mục tiêu của nghiên cứu là can thiệp dự phòng theo nhóm có nguy cơ Vì thế người làm nghiên cứu chọn 6 buổi 1 tuần/buổi 1 buổi/180 phút Tổng thời lượng của chương trình huấn luyện là 1,080 phút nhiều hơn số phút trung bình 945 phút của các nghiên cứu thực nghiệm của Cheng và cộng sự (2015), Entezami & Souri (2018), Hibiti và cộng sự (2018), Mirseify & Goli (2019 và Wahl và cộng sự (2011) (Chen et al., 2015; Entezami & Souri, 2018; Habibi et al., 2013; Mirseify

Thời lượng của một buổi huấn luyện trong nghiên cứu này là 180 phút nhằm khắc phục hạn chế của các nghiên cứu thực nghiệm trước đó (60 phút ~ 90

58 phút) là tăng thời gian cho việc thực hành và trải nghiệm trong buổi huấn luyện Nội dung chương trình 1 buổi:

Stt Nội dung Thời lượng

1 Lý thuyết: hoạt động, game, clip, giải bài tập về nhà

3 Thực hành: làm việc nhóm, cá nhân 60 ~ 90 phút

4 Tổng kết: giải đáp, bài tập về nhà 15 phút

 Lý thuyết chiếm tỉ lệ thời gian 1/3

 Thực hành và các hoạt động trải nghiệm chiếm 2/3 thời lượng chương trình

 Áp dụng việc giao bài tập về nhà theo cấu trúc của một phiên tham vấn trị liệu theo CBT

2.2.2 Thông tin về người đứng lớp huấn luyện KNS

Người làm nghiên cứu sẽ đảm nhận vai trò trực tiếp giảng dạy chương trình huấn luyện KNS Đồng thời, trong giai đoạn dạy thử và thực nghiệm sẽ có sự hỗ trợ từ một người đồng nghiệp có chuyên môn trong lĩnh vực tâm lý Nhiệm vụ của người hỗ trợ trong mỗi buổi huấn luyện: quan sát, hỗ trợ những người tham gia nghiên cứu và phản hồi cho người đứng lớp những cải thiện ở những buổi tiếp theo Mục tiêu là tạo ra một môi trường học tập tích cực, hỗ trợ và giúp người tham gia trong quá trình huấn luyện và thực hành KNS Bằng cách này, đảm bảo rằng quá trình thu thập dữ liệu sẽ diễn ra một cách suôn sẻ và chương trình huấn luyện sẽ mang lại những kết quả chất lượng và ứng dụng cao

Người đứng lớp chính đã hoàn thành chứng chỉ “Phương pháp giảng dạy giá trị sống và kỹ năng sống” (xem Phụ lục 8) để đảm bảo có sự chắc chắn về chất lượng giảng dạy và hiệu quả của quá trình huấn luyện.

Nghiệm thể nghiên cứu

2.3.1 Cỡ mẫu của nghiên cứu

Xem xét số lượng cỡ mẫu thực tế trong các nghiên cứu thực nghiệm ở bảng 5 thấy rằng 3/8 nghiên cứu chọn cỡ mẫu N = 30 với mỗi nhóm là 15 người (Entezami & Souri, 2018; Habibi et al., 2013; Mirseify & Goli, 2019); nghiên cứu của Williams và cộng sự (2022) có cỡ mẫu dưới 40 (N = 37); 3/8 nghiên cứu có cỡ mẫu lớn hơn 60 (Chen et al., 2015; Lee et al., 2020; Zoun et al., 2019) và nghiên cứu còn lại của Wahl và cộng sự (2011) không đề cập đến số lượng thực tế của cỡ mẫu (Wahl et al., 2011)

Phạm Hiệp và cộng sự (2022, tr.224) đã đưa khuyến nghị chọn mẫu đối với nghiên cứu định lượng: “cỡ mẫu tối thiểu cần 30 khách thể để đảm bảo ý nghĩa thống kê Để phân tích sự tương tác (test of interaction) giữa các biến độc lập, cần ít nhất 10 khách thể của mỗi nhóm và đảm bảo tỉ lệ tương đối giữa nhóm là 1/3” (Phạm Hiệp & Cộng sự, 2022 tr.224)

Người làm người nghiên cứu sẽ chọn cỡ mẫu cho phương pháp nghiên cứu thực nghiệm bằng cách sử dụng bảng Cohen với kích thước hiệu ứng là 50/0 và alpha là 5/0 và kiểm tra sức mạnh 95 lần cho 30 người Nhằm đảm bảo ý nghĩa thống kê, đạt các mục tiêu nghiên cứu và để phòng ngừa người tham gia rút khỏi nghiên cứu, cỡ mẫu sẽ tuyển chọn trong nghiên cứu này từ 30 đến 50 người tham gia.

Bảng 5 Cỡ mẫu thực tế trong các nghiên cứu thực nghiệm (Tác giả tự tổng hợp)

Tác giả (Năm) Nghiên cứu Cỡ mẫu

Kết quả cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm là không có ý nghĩa thống kê

Chương trình kỹ năng sống Trị liệu Hành vi Nhận thức (CBT) Trực tuyến dành cho Người Trầm cảm:

Thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát

Hiệu quả của khóa đào tạo tự quản lý cho bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu hoặc trầm cảm mãn tính và kháng trị đối với chất lượng cuộc sống, triệu chứng và trao quyền: kết quả của một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát

Kết quả cho thấy KNS có tác động làm giảm mức độ trầm cảm

Nghiên cứu của Lee và cộng sự (2020) với tiêu đề "Hiệu quả của chương trình kỹ năng sống trong trường học đối với điều tiết cảm xúc và trầm cảm ở học sinh tiểu học: Một nghiên cứu ngẫu nhiên" đã điều tra tác động của chương trình kỹ năng sống trong trường học đối với điều tiết cảm xúc và các triệu chứng trầm cảm ở học sinh tiểu học.

Hiệu quả của việc đào tạo kỹ năng sống đối với chứng trầm cảm và lo âu ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2

Huấn luyện kỹ năng sống giảm trầm cảm và nâng cao lòng tự trọng ở mẹ

61 của trẻ thiểu năng trí tuệ Nhóm ĐC: N = 15

Huấn luyện Kỹ năng Thích nghi với Cuộc sống (LAST) cho người bị trầm cảm: A nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chương trình đào tạo kỹ năng quản lý căng thẳng có tác dụng hiệu quả trong việc giảm mức độ trầm cảm, lo âu và căng thẳng ở những người nghiện ma túy sau khi cai nghiện Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc can thiệp dựa trên bằng chứng để hỗ trợ những người phục hồi sau nghiện, giúp họ phát triển các chiến lược đối phó hiệu quả với căng thẳng, từ đó cải thiện sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống tổng thể.

Một chương trình phổ cập tại trường học để ngăn ngừa trầm cảm và xây dựng các kỹ năng sống

2.3.2 Nghiệm thể của nghiên cứu:

Chọn mẫu là sinh viên với lý do: sinh viên sẽ nguồn nhân lực lao động tương lai vì thế việc quan tâm đến SKTT của sinh viên cũng là yếu tố cần thiết và cấp thiết nhằm tạo ra một lực lượng có chất lượng chuyên môn và tinh thần cho xã hội để cống hiến giúp xã hội trong tương lai Trầm cảm và lo âu là vấn đề thường xảy ra nhất ở sinh viên so với dân số nói chung (Mautong et al., 2021; Veldena et al., 2020)

Nghiệm thể của nghiên cứu là sinh viên có biểu hiện trầm cảm được sàng lọc theo thang DASS-21với điểm trầm cảm từ 10 trở lên Nghiệm thể được chỉ định ngẫu nhiên vào hai nhóm TN và ĐC Trong mỗi nhóm sẽ đảm bảo có đủ tiêu chí sau:

Tiêu chí thu nhận: là những sinh viên chính quy từ sinh viên năm thứ nhất đến năm thứ tư ở độ tuổi từ 18 đến 22 tuổi, điểm trung bình học tập, nơi cư trú, tình trạng kinh tế gia đình (khó khăn, trung bình, khá)

Tiêu chí loại trừ: Nghiên cứu loại trừ các nghiệm thể đang có ý định tự tử hoặc đang tham gia các can thiệp điều trị song song; những đối tượng đã điều trị tâm thần hoặc tư vấn tâm lý trong quá trình nghiên cứu; và những đối tượng đã tham gia khóa đào tạo về KNS trong vòng 3 tháng trước khi nghiên cứu.

Cách kiểm soát nhiễu trong thực nghiệm: Để kiểm soát nhiễu trong nghiên cứu, người làm nghiên cứu sẽ áp dụng tiêu chí loại trừ trong quá trình chọn lọc nghiệm thể Dưới đây là các bước cụ thể:

(1) Lựa chọn nghiệm thể cẩn thận dựa vào tiêu chí loại trừ: bằng cách thu thập thông tin ở bảng hỏi:

 Trong 2 tuần gần đây, bạn có gặp những khó khăn mà liên quan đến các sự kiện như tự tử, mất người thân không?

 Bạn đã từng /đang điều trị các bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần không? Nếu có ghi rõ

 Bạn có đang trong quá trình tham vấn-trị liệu tâm lý không? Nếu có, ghi rõ khoảng thời gian

 Trong vòng 3 tháng nay, bạn đã có hoặc đang tham gia khóa tham gia đào tạo kỹ năng sống không?

(2) Hướng dẫn nghiệm thể rõ ràng:

 Cung cấp hướng dẫn chi tiết về tiêu chí và điều kiện không tham gia vào chương trình nghiên cứu

 Đặt cơ chế để nghiệm thể có thể báo cáo và nhận hỗ trợ khi có sự kiện nào ảnh hưởng đến tâm lý như khi có sự kiện như mất mát

63 hoặc chia tay ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần hoặc chỉ số DASS-21, khuyến khích nghiệm thể báo cáo để được hỗ trợ (3) Sử dụng 01 nhóm đối chứng: Áp dụng phương pháp so sánh với một nhóm đối chứng không tham gia can thiệp để đánh giá tác động của biến thử nghiệm một cách chính xác.

Công cụ thu thập số liệu

Công cụ dùng để sàng lọc và thu thập dữ liệu là Bảng câu hỏi DASS-21 của tác giả là Lovibond S.H & Lovibond P.F (1995), rất phổ biến để chẩn đoán những người bị lo âu, căng thẳng và trầm cảm Thang đo cũng đã được chẩn hóa bởi tác giả Trần Thạch Đức và cộng sự (2013) với đánh giá về độ nhạy, độ đặc hiệu với ngưỡng xác định trầm cảm = 10; lo âu = 8 và căng thẳng = 14, hệ số tin cậy Cronbach’s alpha = 0,88 Mục đích của thang DASS-21 nhằm sàng lọc, chọn mẫu nghiên cứu lâm sàng trong tâm lý học và nhằm lượng giá mức độ để đo lường về:

 Lo âu (Anxiety): Đo về những kích thích tự động, triệu chứng cơ thể, những lo âu trong những tình huống, những ảnh hưởng chủ quan của việc lo âu

 Trầm cảm (Depression): Đo mức tuyệt vọng, hủy hoại cuộc sống và mất hứng thú

 Căng thẳng (Stress): Đo mức độ nhạy cảm của những kích thích không đặc hiệu: khó thư giãn, căng thẳng, dễ kích thích thần kinh, dễ cáu gắt, mất kiên nhẫn

Đ thang đo DASS-21 gồm 21 câu hỏi, với bảy câu hỏi được cân nhắc cho mỗi trạng thái cảm xúc: Lo âu, Trầm cảm và Căng thẳng Mỗi câu hỏi sử dụng thang điểm Likert 4 điểm, từ "Không bao giờ" đến "Hoàn toàn".

Hình thức trả lời câu hỏi: đọc câu hỏi và trả lời theo 4 mức:

 Mức 0: không có biểu hiện

 Mức 2: phần lớn thời gian

 Dựa vào các mức điểm, tính tổng điểm của từng mục (có 3 mục) là Lo âu (A); Trầm cảm (D); Căng thẳng (S)

 Nhân với 2 cho tổng điểm của mục A; tương tự với D và S

 Chiếu điểm của từng mục sẽ có 5 mức độ tương ứng như bảng bên dưới:

Mức độ Lo âu (A) Trầm cảm (D) Căng thẳng (S)

Mục đích: Đo lường và đánh giá các KNS của nghiệm thể trước, sau huấn luyện và theo dõi 01 tháng sau huấn luyện; cung cấp điểm số cụ thể để phản ánh mức độ KNS do nghiệm thể tự đánh giá

Dựa vào mục đích đào tạo, người nghiên cứu xây dựng bài đánh giá kiểm soát nhiễu khi thao túng biến độc lập, đảm bảo mục đích nghiên cứu giảm trầm cảm là do tác động của chương trình đào tạo KNS Bảng đánh giá được tiến hành qua nhiều bước.

- Bước 1: Soạn nội dung bảng đánh giá KNS

- Bước 2: Khảo sát thử với 5 người để kiểm tra mức độ đọc hiểu và nhận phản hồi từ người làm khảo sát Chỉnh sửa bảng đánh giá

- Bước 3: Khảo sát thử với 71 sinh viên Trường Đại học Sài Gòn, kết quả được phân tích với phần mềm thống kê SPSS 20.0 để đánh giá độ tin cậy, kết quả cho thấy các câu đều chỉ số Cronback' alpha đều đạt (>0,6) chỉ riêng câu CS1 (câu hỏi thuộc tiểu mục kỹ năng tự chăm sóc - Tôi ngủ bình quân từ 6 đến 8 giờ mỗi đêm) không đạt chỉ số vì tương quan item-tổng mục < 0,3 Vì thế người làm nghiên cứu loại câu CS1 ra khỏi bộ câu hỏi đánh giá KNS và tổng câu hỏi sẽ còn

24 câu Nhưng trong phần câu hỏi nhân khẩu sẽ thêm 01 câu hỏi khảo sát liên quan đến trung bình nghiệm thể ngủ nhiêu giờ mỗi đêm

Nội dung bảng đánh giá KNS:

Bảng đánh giá KNS bao gồm 24 câu hỏi cho 5 tiểu mục gồm: (1) Kỹ năng giải quyết vấn đề; (2) Kỹ năng quản lý cảm xúc; (3) Kỹ năng tự nhận thức; (4) Kỹ năng tự chăm sóc; (5) Kỹ năng thiết lập và quản lý mục tiêu Mỗi tiểu mục (1), (2), (3) và (5) mục có 5 câu hỏi, riêng tiểu mục (4) có 4 câu hỏi Mỗi câu hỏi có thang đo Likert 5 điểm từ Hoàn toàn Không đến Hoàn toàn Đúng

Stt Những câu sau đây có đúng với bạn không?

Kỹ năng giải quyết vấn đề

11 Tôi biết cách thoát khỏi những tình huống nếu chúng quá căng thẳng (stress) hoặc khiến tôi khó chịu

24 Mỗi khi gặp khó khăn trong việc hoàn thành một việc được giao, tôi biết cách giải quyết hoặc nhờ ai đó để công việc được hoàn thành đúng hạn

3 Khi đối mặt với một vấn đề khó khăn, tôi cố gắng nghĩ ra nhiều giải pháp

Tôi nắm vững ít nhất một quy trình hoặc mô hình có thể được áp dụng để đối mặt với các tình huống khó khăn Tôi tin rằng mình có có khả năng áp dụng các quy trình hoặc mô hình đó một cách hiệu quả.

6 Khi giải quyết vấn đề, tôi cố gắng hiểu nhu cầu của mọi người liên quan để tìm giải pháp đôi bên cùng thắng/cùng có lợi (win-win)

Kỹ năng quản lý cảm xúc

23 Tôi nhận biết được cảm xúc của bản thân/người khác khi đang vui/buồn/tức giận/sợ

4 Tôi biết bất kỳ cảm xúc nào dù tiêu cực hay tích cực cũng đều có hai mặt lợi ích và tác hại

20 Tôi giữ bình tĩnh ngay cả khi tôi cảm thấy căng thẳng/tức giận/khó chịu

15 Tôi có thể đương đầu với sự thất vọng, tổn thương và tức giận của mình mà không làm vỡ đồ đạc hoặc trả thù

14 Tôi có nhiều cách để giúp bản thân thư giãn, giải tỏa những lúc tâm trạng tiêu cực (viết nhật ký, giải trí, nghỉ ngơi… )

Kỹ năng tự nhận thức

21 Tôi hiểu rõ bản thân (Ước mơ, khát vọng, điểm mạnh/yếu; thích/không thích)

19 Tôi chắc chắn về khả năng và tài năng thực sự của mình và tôi tự tin về bản thân là người có giá trị

7 Tôi biết cách nâng cao lòng tự trọng của mình (ghi lại những thành công của mình, yêu bản thân, câu tự thoại tích cực,…)

2 Hầu hết các ngày, tôi cảm thấy tự hào về cách tôi đang sống và tôi thấy hạnh phúc/hài lòng với chính mình

13 Tôi có cái nhìn tích cực về tương lai của mình

Kỹ năng tự chăm sóc

9 Tôi biết cách sử dụng máy giặt, bàn ủi để giặt sạch và ủi quần áo của mình

16 Tôi có thể nấu ăn khi cần để tự phục vụ nhu cầu ăn uống của bản thân

5 Tôi biết cách chăm sóc khi tôi/người xung quanh bị đứt tay, bỏng, cảm cúm, sốt

8 Tôi biết cách quản lý sức khỏe tinh thần của mình một cách tích cực khi tôi đang trải qua một ngày khó khăn

Kỹ năng thiết lập và quản lý mục tiêu

22 Tôi ứng dụng công thức S.M.A.R.T (mục tiêu thông minh) trong quá trình thiết lập mục tiêu

12 Tôi biết mục tiêu lâu dài của mình (ví dụ: nghề nghiệp, tài chính, gia đình)

1 Tôi theo dõi và làm việc chăm chỉ mỗi ngày để đạt được mục tiêu

17 Tôi có thể xác định những vấn đề khiến tôi không đạt được mục tiêu của mình

10 Tôi biết cách tự tạo động lực cho bản thân và tự thưởng trong quá trình hoàn thành mục tiêu

Hình thức trả lời câu hỏi: Nghiệm thể đọc câu phát biểu và tự đánh giá tự đánh giá về KNS của bản thân ở đang các mức độ bên dưới:

Phương pháp chấm điểm: Dựa vào mức điểm của nghiệm thể tự đánh giá, cộng điểm của các câu theo tiểu mục nhỏ thì có điểm KNS của từng tiểu mục và cộng

5 tiểu mục có tổng điểm đánh giá KNS của nghiệm thể Cụ thể như sau:

 (1) KN Giải quyết vấn đề: là tổng điểm của các câu hỏi: 3, 6, 11, 18, 24

 (2) KN Quản lý cảm xúc: là tổng điểm của các câu hỏi: 4, 14, 15, 20, 23

 (3) KN Tự nhận thức: là tổng điểm của các câu hỏi: 2, 7, 13, 19, 21

 (4) KN Tự chăm sóc: là tổng điểm của các câu hỏi: 5, 8, 9, 16

 (5) KN Thiết lập và quản lý mục tiêu: là tổng điểm của các câu hỏi: 1, 10,

Quy trình nghiên cứu

2.5.1.1 Đánh giá nội dung chương trình huấn luyện

Bước 1: Sử dụng phương pháp chuyên gia đánh giá

Stanley Presser & Johnny Blair (1994) cho rằng, phương pháp chuyên gia đánh giá đã được sử dụng như một phương pháp kiểm tra trước (Presser &

Blair, 1994) Với chuyên môn của chuyên gia sẽ giúp đánh giá và góp ý cho nội dung chương trình huấn luyện Dựa vào đánh giá và góp ý của chuyên gia, người làm nghiên cứu sẽ tiến hành sửa và hoàn thiện nội dung chương trình huấn luyện KNS

Các chuyên gia đánh giá nội dung chương trình huấn luyện KNS đều có trình độ Tiến sĩ trong các lĩnh vực liên quan như Tâm lý lâm sàng, Tâm lý giáo dục và Giáo dục, và có kinh nghiệm từ 10-15 năm trong lĩnh vực chuyên môn Họ đã đánh giá chương trình độc lập bằng cách xem xét tài liệu và hoàn thành phiếu khảo sát được thiết kế bằng Google Form, đảm bảo tính khách quan và giữ bí mật danh tính của người đánh giá.

Các chuyên gia đánh giá nội dung từng buổi huấn luyện trên 5 tiêu chí: [1] Dễ hiểu/dễ truyền đạt cho sinh viên; [2] Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu; [3] Khả thi để triển khai; [4] Có thể ứng dụng sau huấn luyện; [5] Không có nguy cơ /rủi ro tiềm ẩn nào Kết quả 4/5 chuyên gia đã đánh giá và kết quả được tổng hợp thành bảng Bảng 6 Thống kê đánh giá của chuyên gia cho nội dung chương trình huấn luyện Nhìn chung hầu hết các chuyên gia đánh giá “Rất đồng ý” và

“Đồng ý” cho các tiêu chí [1], [2], [3] Với tiêu chí [4], [5] có nhiều ý kiến

“Trung lập” vì theo phản hồi của chuyên gia khó đo lường Có 01 đánh giá

“Không đồng ý” cho tiêu chí [2] của Buổi 3 – KN Tự bảo vệ vì theo ý kiến chuyên gia nội dung chương trình huấn luyện không phù hợp với tiêu đề của

Buổi 3 Nội dung chương trình huấn luyện KNS đã được chỉnh sửa theo những ý kiến đóng góp và phản hồi của chuyên gia tham gia đánh giá và người làm nghiên cứu đã đổi tiêu đề của Buổi 3 thành kỹ năng giải quyết vấn đề thay vì Kỹ năng tự bảo vệ

Mục tiêu: Tiến hành dạy thử trên 03 sinh viên (2 sinh viên có biểu hiện trầm cảm và 01 sinh viên không có biểu hiện trầm cảm) nhằm đánh giá mức độ hiểu nội dung chương trình huấn luyện của sinh viên và tiến hành điều chỉnh nội dung chương trình trước khi tiến hành thực nghiệm

Kế hoạch triển khai như sau:

Thông báo tuyển chọn trên các trang Fanpage để thu hút người tham gia từ ngày 24/08/2023 đến 08/09/2023 Kết quả có 8 sinh viên đăng ký tham gia học thử

Chốt danh sách tham dự và gởi email chi tiết đến người tham gia về thời gian, địa điểm và nội dung chương trình huấn luyện

 Mục tiêu: nhằm trang bị kiến thức và thực hành các kỹ năng cơ bản để giúp sinh viên gia tăng nhận thức và trải nghiệm việc chăm sóc SKTT đặc biệt là trầm cảm

Chương trình huấn luyện KNS tập trung vào giáo dục tâm lý về trầm cảm và trang bị năm kỹ năng quan trọng Các kỹ năng này gồm KN Tự chăm sóc, KN Giải quyết vấn đề, KN Quản lý cảm xúc, KN Tự nhận thức và KN Thiết lập cũng như quản lý mục tiêu.

 Thời lượng: 6 buổi 1 buổi/tuần, 180 phút/buổi

 Phương pháp đào tạo: lý thuyết, hoạt động và thực hành trải nghiệm (giải quyết tình huống, sắm vai, thảo luận nhóm, suy ngẫm…)

 Thời gian tổ chức: 08:00 – 11:00 các ngày Thứ Bảy 09/09; 16/09; 23/09; 30/09 & 07/10/2023

 Tại: Phòng TH 10 - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – cơ sở 1: 10-12 Đinh Tiên Hoàng, P Bến Nghé, Q.1, TP.HCM

Tại bước 3, sau khi dạy thử, người làm nghiên cứu sẽ cùng giảng viên hướng dẫn đánh giá phản hồi của học viên Dựa trên đó, họ cùng nhau thảo luận và quyết định điều chỉnh nội dung chương trình huấn luyện Kỹ năng sống (KNS) sao cho phù hợp với nhu cầu và phản hồi của học viên.

 Ghép (4) Kỹ năng Tự chăm sóc & (5) Kỹ năng Thiết lập và quản lý mục tiêu huấn luyện 01 buổi thay vì 2 buổi như lúc dạy thử vì đây là đối tượng sinh viên đã biết và hiểu nhiều khái niệm liên quan đến tự chăm sóc

 Thứ tự các KNS sẽ huấn luyện sẽ tiếp cận theo mô hình CBT cụ thể KNS được dạy theo thứ tự như sau: (1) Kỹ năng Giải quyết vấn đề; (2) Kỹ năng Quản lý cảm xúc; (3) Kỹ năng Tự nhận thức; (4) Kỹ năng KN Tự chăm sóc & (5) Kỹ năng Thiết lập và quản lý mục tiêu Có sự điều chỉnh này vì giai đoạn dạy thử thứ tự KNS được huấn luyện theo mô hình tháp nhu cầu Maslow với kỹ năng Tự chăm sóc đầu tiên và học viên phản ánh quá dễ so với họ

Bước 4: PGS.TS Trần Hữu Đức đánh giá và góp ý cho nội dung chương trình huấn luyện KNS trước khi tiến hành thực nghiệm

Bảng 6 Thống kê đánh giá của chuyên gia về nội dung chương trình huấn luyện KNS

Phương pháp tuyển chọn dựa vào hình thức trực tuyến trong khoảng thời gian từ 18/09/2023 đến 23/10/2023 thông qua các trang Fanpage của các nhóm Sinh viên-Cựu sinh viên Trường ĐH KHXH&NV- ĐHQG-HCM; Hội Sinh Viên Làng Đại Học Quốc Gia TPHCM; Làng Đại Học Thủ Đức; Sinh viên KTX ĐHQG TP.HCM; Nhà Văn Hóa Sinh Viên Làng Đại Học Tp.HCM;….Ngoài ra, còn dựa vào hình thức trực tiếp như giới thiệu chương trình nghiên cứu tại lớp chính quy, nhờ sự hỗ trợ thông tin từ giảng viên của Trường Đại học Khoa học

Xã hội Nhân văn TP.Hồ Chí Minh và Đại học Mở TP.HCM, sinh viên ở nhóm học thử giới thiệu đến bạn bè cùng lớp và cuối cùng là phát tờ rơi tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh tại Cơ sở 2 – Thủ Đức với tổng số lượng của 3 lần phát là 780 tờ rơi Tất cả các hình thức tuyển chọn từ các nguồn khác nhau được liệt kê ở Bảng 7 mà người nghiên cứu đã sử dụng giúp hoàn thành mục tiêu tuyển chọn nghiệm thể với quy mô mẫu cần tuyển từ 30 đến 50 người tham gia đã được đáp ứng trong thời gian tuyển chọn đề xuất (tháng 9 năm 2023 đến tháng 10 năm 2023)

Bảng 7 Tuyển chọn nghiệm thể

Hình thức tuyển chọn Ngày Ghi chú

Quảng cáo Facebook Từ ngày 18/09 đến 23/10/2023 18 bài quảng cáo

Giảng viên; SV nhóm học thử giới thiệu Từ ngày 20/09 đến 17/10/2023

Phát tờ rơi 28/09/2023 Số lượng: 120 tờ

Giới thiệu ở lớp chính quy của Thầy Nguyễn

Phát tờ rơi 06/10/2023 Số lượng: 120 tờ

Phát tờ rơi 13/10/2023 Số lượng: 540 tờ

Như được hiển thị trong sơ đồ quy trình nghiên cứu (Xem Hình 10), có

Trong nghiên cứu này, 289 sinh viên đã đồng ý tham gia Sau khi sàng lọc theo các tiêu chí loại trừ, 144 sinh viên đã bị loại bỏ, bao gồm 6 trường hợp có nguy cơ cao về ý định tự làm hại bản thân hoặc tự tử Nhóm sinh viên có nguy cơ cao này được cung cấp thông tin về các nguồn hỗ trợ sức khỏe tâm thần, bao gồm nơi thăm khám tại các bệnh viện và đường dây trợ giúp tâm lý Ngoài ra, họ còn được cung cấp tài liệu và hướng dẫn về cách xử trí với trầm cảm.

145 sinh viên tiềm năng đã được đánh giá đủ điều kiện có chỉ số trầm cảm trong thang DASS-21 từ 10 điểm trở lên với tiêu chí thu nhận được mời tham gia nghiên cứu

Việc phân nhóm nghiệm thể dựa vào câu trả lời của người tham gia cho câu hỏi “Với thông tin chung về khóa học và lịch dự kiến, bạn có quyết định tham gia khóa học huấn luyện KNS này không?” được đề cập trong Thư mời tham gia nghiên cứu

Phương pháp phân tích dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng hai phần mềm chính và chủ yếu là Excel 2013 nhập liệu và SPSS 20 để tổng hợp, thống kê và phân tích số liệu, thống kê đặc điểm

78 nhân khẩu học của mẫu, thống kê và phân tích biểu hiện trầm cảm trước, sau và theo dõi 01 tháng sau huấn luyện kết thúc nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu

Phân tích Independent Sample T-Test dùng để so sánh sự khác biệt về điểm trầm cảm trung bình theo thang Dass-21 giữa nhóm thử nghiệm (TN) và nhóm đối chứng (ĐC) ở các thời điểm trước huấn luyện, sau huấn luyện kỹ năng nhận thức (KNS), và sau theo dõi 1 tháng kể từ khi huấn luyện kết thúc.

Phân tích Paired Samples T-Test được áp dụng để so sánh sự khác biệt trong cùng một nhóm giữa các lần đo trước, sau huấn luyện KNS và theo dõi 01 tháng sau huấn luyện

Phân tích tương quan Pearson để kiểm tra mối tương quan của điểm đánh giá KNS và điểm trầm cảm.

Đạo đức trong nghiên cứu

Người tham gia nghiên cứu được thông báo rằng việc tham gia nghiên cứu là tự nguyện và họ có thể rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào Sự riêng tư của người tham gia đã được đảm bảo bằng cách ẩn danh dữ liệu Nghiên cứu đã được phê duyệt bởi Hội đồng đạo đức của Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TP.Hồ Chí Minh

Những lợi ích của người tham gia nghiên cứu: sẽ tham gia một khóa học KNS miễn phí trong 05 tuần, giấy chứng nhận đã tham gia nghiên cứu đối với nhóm TN và ĐC và quà lưu niệm sau kết thúc khoá huấn luyện

Trong quá trình thông tin đến người tham gia đều gởi email dưới hình thức BCC Trong 289 sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu được sàng lọc thành

4 nhóm: Nhóm bình thường có điểm trầm cảm dưới 10 điểm; nhóm nguy cơ cao; Nhóm có biểu hiện trầm cảm với điểm trầm cảm từ 10 điểm trở lên được phân thành 2 nhóm nhỏ có đăng ký huấn luyện KNS và nhóm không đăng ký huấn luyện KNS Người làm nghiên cứu không chỉ email làm việc với nhóm có biểu hiện trần cảm mà cả nhóm Bình thường và Nhóm nguy cơ cao đều có email chi tiết đến từng nhóm Ví dụ nhóm bình thường, gởi email cảm ơn và xin thông tin

Đề nghị các bạn cung cấp họ tên, mã số sinh viên (nếu cần cấp giấy chứng nhận hỗ trợ nghiên cứu để tính điểm rèn luyện của trường) Nhóm nguy cơ đã được gửi email hướng dẫn chi tiết về các bệnh viện có thể hỗ trợ tâm lý tại Chi hội Hoa Súng và tập sách "Chương trình chăm sóc trầm cảm".

Xin phép người tham gia việc ghi hình những buổi học trong khóa huấn luyện KNS và xin phép ghi âm buổi phỏng vấn Thông báo rõ ràng về mục đích và kế hoạch sử dụng các hình ảnh này và được nghiệm thể đồng ý

Trong suốt quá trình tham gia thực nghiệm, nghiệm thể được cung cấp số điện thoại đường dây nóng 090.7875.020 và email: lanmian85@gmail.com để liên hệ Nghiệm thể được hướng dẫn: Nếu có bất kỳ sự kiện nào (Mất mát, chia tay) ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần hay các chỉ số DASS-21 vui lòng báo để được hỗ trợ Hoặc vì bất cứ lý do riêng nào những người tham gia nghiên cứu, dừng đột ngột sẽ được bố trí gặp tâm lý để được hỗ trợ và nhằm đảm bảo họ được an toàn (nếu cần)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trước huấn luyện KNS (T1)

3.1.1 Đặc điểm của nhóm tham gia nghiên cứu

Theo Bảng 9 Đặc điểm chung của các nhóm nghiên cứu, trong 60 nghiệm thể tham gia nghiên cứu, đa số là nữ (chiếm 81,7%), chủ yếu là sinh viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.Hồ Chí Minh chiếm khoảng 86,7%, còn lại 13,3% là sinh viên đến từ các trường Đại học khác như Đại học Luật TP.HCM; Đại học Quốc tế; Đại học Công nghệ Thông tin; Đại học

Khoa học Tự nhiên và Đại học Mở TP.HCM Phần lớn nghiệm thể tham gia nghiên cứu là sinh viên năm nhất chiếm 56,7%

Chi tiêu cho sinh hoạt phí và học phí của các bạn nghiệm thể trong nghiên cứu được báo cáo phần lớn được gia đình hỗ trợ 100% (chiếm 70%), có 3,3% là các bạn tự thân 100% để trang trải cho sinh hoạt phí và học phí, còn lại 26,7% được báo cáo rằng chi phí các bạn đến từ cả hai vừa được gia đình hỗ trợ vừa tự thân làm việc thêm hoặc cố gắng học để nhận học bổng Phần lớn các bạn sinh viên đang ở ký túc chiếm 48,3%, ở cùng gia đình chiếm 23,3%, share phòng cùng bạn 21,7% còn lại 6,7% là ở trọ một mình

Câu hỏi khảo sát số giờ ngủ mỗi đêm cho thấy 50% nghiệm thể tham gia nghiên cứu ngủ từ 4 giờ đến 6 giờ/đêm, và khoảng 40% ngủ từ 6 giờ đến 8 giờ/đêm

Bảng 9 Đặc điểm chung của nhóm nghiệm thể Đặc điểm chung

Trường ĐH Khoa học xã hội và

Chi tiêu đến từ nguồn:

82 Ở trọ một mình 1 2,9% 3 12,0% 4 6,7% Ở cùng gia đình 9 25,7% 5 20,0% 14 23,3%

3.1.2 Biểu hiện trầm cảm của 2 nhóm trước huấn luyện KNS (T1)

Kết quả từ biểu đồ 1 cho thấy, biểu hiện trầm cảm ở mức độ bình thường là 0% ở cả 2 nhóm ĐC và TN, điều này cho thấy trước huấn luyện KNS (T1) nghiệm thể của nghiên cứu có biểu hiện trầm cảm từ mức độ nhẹ đến rất nặng Ở nhóm TN, phần lớn biểu hiện trầm cảm tập trung ở mức độ vừa chiếm 40%, còn lại là 28%, 20% và 12% tương ứng với các mức độ nhẹ, nặng và rất nặng Ở nhóm ĐC, phần lớn biểu hiện trầm cảm tập trung ở mức độ vừa chiếm

54%, mức độ nhẹ chiếm 14%, mức độ nặng chiếm 23% và còn lại 9% là mức độ rất nặng

3.1.3 Điểm đánh giá KNS của 2 nhóm trước huấn luyện KNS (T1) Điểm đánh giá KNS là tổng điểm của các nhóm kỹ năng gồm kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng quản lý cảm xúc; kỹ năng tự nhận thức; kỹ năng tự chăm sóc bản thân và kỹ năng thiết lập & quản lý mục tiêu

Kết quả từ biểu đồ 2 cho thấy, điểm trung bình đánh giá KNS ở trước huấn luyện (T1) của nhóm TN (M = 75,9) thấp hơn 4,2 điểm so với ĐC (M =

80,1) Phần lớn các tiểu mục của bài đánh giá KNS gồm các kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng tự nhận thức và kỹ năng thiết lập & quản lý mục tiêu ở nhóm TN thấp hơn so nhóm ĐC Nhưng riêng kỹ năng tự chăm sóc thì nhóm TN cao hơn nhóm ĐC

3.1.4 So sánh giữa hai nhóm trước huấn luyện KNS (T1) Để kiểm tra sự khác biệt của hai nhóm TN và ĐC trước huấn luyện KNS (T1), Independent Sample T-Test được sử dụng và kết quả ở Bảng 10 cho thấy, trước huấn luyện KNS (T1) không có sự khác biệt về mặt thống kê của điểm trung bình trầm cảm (t = -0,46, p = 0,644) và điểm trung bình đánh giá

KNS (t = 1,28, p = 0,203) giữa 2 nhóm ĐC và TN

Biểu đồ 1 Biểu hiện trầm cảm trước huấn luyện KNS (T1)

Bình thường Nhẹ Vừa Nặng Rất nặng

Biểu hiện trầm cảm trước huấn luyện KNS (T1)

Biểu đồ 2 Điểm trung bình đánh giá KNS trước huấn luyện KNS (T1)

Bảng 10 So sánh giữa 2 nhóm trước huấn luyện (T1) ĐC (n5) TN (n%) So sánh 2 nhóm p Điểm

TB Độ lệch chuẩn Điểm

TB Độ lệch chuẩn Điểm

(T1) Điểm trầm cảm 18,23 5,71 19,04 7,83 0,81 6,85 0,644 Điểm đánh giá KNS 80,06 12,08 75,92 12,51 -4,14 12,30 0,203

Kết quả câu hỏi nghiên cứu (1)

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu (1) “Có sự khác biệt nào về biểu hiện trầm cảm giữa nhóm TN và nhóm ĐC trước và sau huấn luyện KNS không?”, người làm nghiên cứu áp dụng Independent Sample T-Test để kiểm định sự khác biệt trung bình về điểm số trầm cảm giữa 2 nhóm TN và ĐC trước và sau huấn luyện KNS và sử dụng Paired - Samples T-Test để kiểm tra hiệu quả của chương trình huấn luyện KNS lên nhóm TN Kết quả như sau:

Kết quả ở Bảng 11 cho thấy, trước huấn luyện KNS (T1) điểm trung bình trầm cảm ở nhóm TN (M = 19,04) cao hơn 0,81 điểm so với nhóm ĐC (M = 18,23), sau huấn luyện KNS (T2) điểm trung bình trầm cảm ở nhóm TN (M =

100 ĐC TN Điểm trung bình đánh giá KNS trước huấn luyện (T1)

KN Giải quyết vấn đề KN Quản lý cảm xúc

KN Tự nhận thức KN Tự chăm sóc

KN Thiết lập & quản lý mục tiêu Điểm TB đánh giá KNS

12,64) thấp hơn 5.65 điểm so với nhóm ĐC (M = 18,29) Kết quả kiểm định

Independent Sample T-test cho thấy, điểm trung bình trầm cảm giữa 2 nhóm TN và ĐC sau huấn luyện KNS (T2) có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê, t

Kết quả ở Bảng 13 cho thấy, điểm trung bình trầm cảm của nhóm TN trước (T1) và sau) huấn luyện (T2) Ở T1, điểm trung bình trầm cảm là (M = 19,04) và sau huấn luyện (T2) (M = 12,64) giảm 6,4 điểm Để kiểm tra hiệu quả của chương trình huấn luyện lên nhóm TN, Paired Samples Test đã được sử dụng, kết quả cho thấy điểm trung bình trầm cảm của nhóm TN trước và sau huấn luyện có sự khác biệt về mặt thống kê, t = 5,08, p < 0,001 Trong khi điểm trung bình trầm cảm của nhóm ĐC không có sự khác biệt, t = -0,059, p = 0,953

Bảng 11 So sánh trước và sau huấn luyện KNS giữa 2 nhóm ĐC (n5) TN (n%) So sánh 2 nhóm p Điểm

TB Độ lệch chuẩn Điểm

TB Độ lệch chuẩn Điểm

Trước huấn luyện (T1) Điểm trầm cảm 18,23 5,71 19,04 7,83 0,81 6,85 0,644

Sau huấn luyện (T2) Điểm trầm cảm 18,29 8,36 12,64 9,32 -5,65 8,85 0,017**

** có ý nghĩa thống kê < 0,05 *** có ý nghĩa thống kê < 0,01

Kết quả câu hỏi nghiên cứu (2)

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu (2) “Hiệu quả của chương trình huấn luyện

KNS có được duy trì 01 tháng sau khi huấn luyện KNS kết thúc không?”, người làm nghiên cứu áp dụng Independent Sample T-Test để so sánh sự khác biệt giữa

2 nhóm và sử dụng Paired-Samples T-Test để so sánh sự khác biệt trong cùng một nhóm Kết quả như sau:

Kết quả nghiên cứu trong Bảng 12 cho thấy sự khác biệt đáng kể về điểm trung bình trầm cảm giữa hai nhóm thanh niên (TN) và đối chứng (ĐC) Sau một tháng theo dõi (T3), nhóm TN có điểm trung bình trầm cảm là 11,36, thấp hơn 6,41 điểm so với nhóm ĐC.

86 ĐC (M = 17,77) Kết quả kiểm định Independent Sample T-Test cho thấy, điểm trung bình trầm cảm giữa 2 nhóm TN và ĐC theo dõi 01 tháng sau huấn luyện (T3) có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê, t = 3,09, p < 0,01

Kết quả ở Bảng 13 cho thấy sự khác biệt về điểm trung bình trầm cảm trong cùng 01 nhóm như sau: so sánh kết quả giữa theo dõi 01 tháng (T3) với kết quả sau huấn luyện KNS kết thúc (T2), ở nhóm TN có điểm trung bình trầm cảm giảm 1,28 điểm trong khi đó ở nhóm ĐC có điểm trung bình trầm cảm giảm 0,52 điểm Kết quả kiểm định Paired Samples T-Test trong mỗi nhóm cho thấy điểm trung bình trầm cảm của nhóm TN giữa (T3) và (T2) không có sự khác biệt về mặt thống kê, t = 0,91, p = 0,369 Tương tự kết quả, điểm trung bình trầm cảm của nhóm ĐC giữa (T3) và (T2) không có sự khác biệt về mặt thống kê, t = 0,44, p = 0,662 So sánh kết quả giữa theo dõi 01 tháng (T3) với kết quả trước huấn luyện (T1), ở nhóm TN có điểm trung bình trầm cảm giảm 7,68 điểm trong khi đó ở nhóm ĐC có điểm trung bình trầm cảm giảm 0,46 điểm Kết quả kiểm định Paired Samples T-Test trong mỗi nhóm cho thấy điểm trung bình trầm cảm của nhóm TN giữa (T3) và (T1) có sự khác biệt về mặt thống kê, t = 4,81, p < 0,001 Trong khi điểm trung bình trầm cảm của nhóm ĐC không có sự khác biệt, t = 0,43, p = 0,673

Từ những kết quả được trình bày ở mục 3.3 cho thấy hiệu quả của chương trình huấn luyện KNS được duy trì 01 tháng sau khi huấn luyện kết thúc

Bảng 12 So sánh trước, sau huấn luyện và theo dõi 01 tháng giữa 2 nhóm ĐC (n5) TN (n%) So sánh 2 nhóm Điểm

TB Độ lệch chuẩn Điểm

TB Độ lệch chuẩn Điểm

Trước huấn luyện (T1) Điểm trầm cảm 18.23 5.71 19.04 7.83 0.81 6.85 0.644 Điểm đánh giá KNS 80.06 12.08 75.92 12.51 -4.14 12.30 0.203

Sau huấn luyện (T2) Điểm trầm cảm 18.29 8.36 12.64 9.32 -5.65 8.85 0,017** Điểm đánh giá KNS 79.63 11.19 92.16 9.00 12.53 10.16 0,000***

Theo dõi 01 tháng (T3) Điểm trầm cảm 17.77 8.39 11.36 7.15 -6.41 7.79 0,003*** Điểm đánh giá KNS 80.91 12.26 98.12 8.79 17.21 10.67 0,000***

** có ý nghĩa thống kê < 0,05 *** có ý nghĩa thống kê < 0,01

Bảng 13 So sánh trước, sau huấn luyện và theo dõi 01 tháng trong cùng 1 nhóm

Sau huấn luyện (T2) Theo dõi 01 tháng (T3) So sánh (T2) và (T1) So sánh (T3) và (T2) So sánh (T3) và (T1) Điểm

TB Độ lệch chuẩn Điểm

TB Độ lệch chuẩn Điểm

TB Độ lệch chuẩn Điểm

TB Độ lệch chuẩn p Điểm

TB Độ lệch chuẩn p Điểm

TB Độ lệch chuẩn p Điểm trầm cảm

** có ý nghĩa thống kê < 0,05 *** có ý nghĩa thống kê < 0,01

Kết quả câu hỏi nghiên cứu (3)

Câu hỏi nghiên cứu (3): “Huấn luyện KNS có làm giảm biểu hiện trầm cảm trên sinh viên có biểu hiện trầm cảm không?” Để trả lời câu hỏi nghiên cứu

(3), người làm nghiên cứu áp dụng Independent Sample T-Test để so sánh sự khác biệt giữa 2 nhóm, sử dụng Paired Samples T-Test để so sánh sự khác biệt trong cùng một nhóm và cuối cùng dùng tương quan Pearson để kiểm tra mối tương quan giữa điểm đánh giá KNS và điểm trầm cảm Kết quả như sau:

Nhìn biểu đồ 3 và 4 cho thấy, so với nhóm ĐC, nhóm TN có điểm trung bình trầm cảm và điểm đánh giá KNS có sự khác biệt đáng kể, p < 0,05 Kết quả kiểm định Independent Sample T-Test cho thấy, sau huấn luyện (T2) giữa 2 nhóm TN và ĐC có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê của điểm trung bình trầm cảm, t = 2,45, p < 0,05 và điểm trung bình đánh giá KNS, t = -4,62, p < 0,001 Theo dõi 01 tháng sau huấn luyện (T3) giữa 2 nhóm TN và ĐC có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê của điểm trung bình trầm cảm t = 3,09, p < 0,01 và điểm trung bình đánh giá KNS, t = -5,99, p < 0,001 Để kiểm tra hiệu quả của chương trình huấn luyện tác lên nhóm TN, Paired Samples Test đã được sử dụng kết quả cho thấy, so sánh kết quả giữa trước huấn luyện (T1) và sau huấn luyện (T2) có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê của điểm trung bình trầm cảm, t = 5,08, p

Ngày đăng: 13/09/2024, 09:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  1.Mô hình  CBT (Tác giả tự tổng hợp) - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
nh 1.Mô hình CBT (Tác giả tự tổng hợp) (Trang 28)
Hình  2. Tháp Nhu cầu Maslow (Dutch Renaissance Press LLC,  2013) - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
nh 2. Tháp Nhu cầu Maslow (Dutch Renaissance Press LLC, 2013) (Trang 31)
Hình  3. Mô hình  can thiệp 3 cấp độ (Lane, Kalberg &amp; Menzies, 2009) - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
nh 3. Mô hình can thiệp 3 cấp độ (Lane, Kalberg &amp; Menzies, 2009) (Trang 33)
Hình  4. Tóm tắt bằng chứng  hiệu quả trị liệu tâm lý xã hội với trầm cảm - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
nh 4. Tóm tắt bằng chứng hiệu quả trị liệu tâm lý xã hội với trầm cảm (Trang 34)
Bảng 1.  Nhóm đề tài liên quan đến chương trình hoặc liệu pháp can thiệp trầm cảm  (Tác giả tự tổng hợp) - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
Bảng 1. Nhóm đề tài liên quan đến chương trình hoặc liệu pháp can thiệp trầm cảm (Tác giả tự tổng hợp) (Trang 35)
Bảng 2.  Các nghiên  cứu thực nghiệm:  đánh giá hiệu quả của việc huấn luyện KSN với trầm cảm (Tác giả tự tổng hợp) - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
Bảng 2. Các nghiên cứu thực nghiệm: đánh giá hiệu quả của việc huấn luyện KSN với trầm cảm (Tác giả tự tổng hợp) (Trang 40)
Hình  6. Nguyên nhân gây trầm cảm (Bilsker &amp; Paterson, 2014) - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
nh 6. Nguyên nhân gây trầm cảm (Bilsker &amp; Paterson, 2014) (Trang 54)
Hình  7. Ba kỹ năng kiểm soát trầm cảm (Bilsker &amp; Paterson, 2014) - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
nh 7. Ba kỹ năng kiểm soát trầm cảm (Bilsker &amp; Paterson, 2014) (Trang 54)
Bảng 3. Những  KNS được huấn luyện trong các nghiên  cứu thực nghiệm  (Tác giả tự tổng hợp) - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
Bảng 3. Những KNS được huấn luyện trong các nghiên cứu thực nghiệm (Tác giả tự tổng hợp) (Trang 60)
Bảng 4. Các KNS được huấn luyện nhằm đáp ứng Tháp nhu cầu Maslow (Tác giả - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
Bảng 4. Các KNS được huấn luyện nhằm đáp ứng Tháp nhu cầu Maslow (Tác giả (Trang 61)
Hình  8. Kỹ năng  sống theo Tháp nhu cầu Maslow (Tác giả tự tổng hợp) - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
nh 8. Kỹ năng sống theo Tháp nhu cầu Maslow (Tác giả tự tổng hợp) (Trang 62)
Hình  5. Thiết kế thực nghiệm (Tác giả tự tổng hợp) - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
nh 5. Thiết kế thực nghiệm (Tác giả tự tổng hợp) (Trang 63)
Bảng 5. Cỡ mẫu thực tế trong các nghiên  cứu thực nghiệm  (Tác giả tự tổng hợp) - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
Bảng 5. Cỡ mẫu thực tế trong các nghiên cứu thực nghiệm (Tác giả tự tổng hợp) (Trang 67)
Bảng 6. Thống kê đánh giá của chuyên gia về nội dung chương trình - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
Bảng 6. Thống kê đánh giá của chuyên gia về nội dung chương trình (Trang 78)
Bảng Dass-21  Bảng đánh giá KNS - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
ng Dass-21 Bảng đánh giá KNS (Trang 81)
Hình  10. Quy trình nghiên  cứu (Tác giả tự tổng hợp) - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
nh 10. Quy trình nghiên cứu (Tác giả tự tổng hợp) (Trang 84)
Bảng 9. Đặc điểm chung  của nhóm  nghiệm  thể - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
Bảng 9. Đặc điểm chung của nhóm nghiệm thể (Trang 88)
Bảng 11. So sánh trước và sau huấn luyện KNS giữa 2 nhóm - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
Bảng 11. So sánh trước và sau huấn luyện KNS giữa 2 nhóm (Trang 92)
Bảng 12. So sánh trước, sau huấn luyện và theo dõi 01 tháng  giữa 2 nhóm - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
Bảng 12. So sánh trước, sau huấn luyện và theo dõi 01 tháng giữa 2 nhóm (Trang 94)
Bảng 13. So sánh trước, sau huấn luyện và theo dõi 01 tháng trong cùng 1 nhóm - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
Bảng 13. So sánh trước, sau huấn luyện và theo dõi 01 tháng trong cùng 1 nhóm (Trang 95)
Bảng 14. Tương quan giữa điểm trầm cảm và điểm đánh giá KNS sau huấn - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
Bảng 14. Tương quan giữa điểm trầm cảm và điểm đánh giá KNS sau huấn (Trang 99)
Bảng 21.  KNS thích nhất và muốn ứng dụng vào thực tế cuộc sống - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
Bảng 21. KNS thích nhất và muốn ứng dụng vào thực tế cuộc sống (Trang 104)
Bảng 23. Đề xuất giúp cải thiện chương trình  huấn luyện KNS - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
Bảng 23. Đề xuất giúp cải thiện chương trình huấn luyện KNS (Trang 105)
Hình  3.7. Top 10 nguyên nhân  hàng đầu gây ra số năm sống chung với khuyết   tật trên toàn cầu (YLD), 2019 - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
nh 3.7. Top 10 nguyên nhân hàng đầu gây ra số năm sống chung với khuyết tật trên toàn cầu (YLD), 2019 (Trang 124)
Hình  thức: Google Form - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
nh thức: Google Form (Trang 131)
Hình  ảnh lớp học kỹ năng sống diễn ra tại Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa   Học Hành  Vi CBSR vào ngày 28/11/2023 - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
nh ảnh lớp học kỹ năng sống diễn ra tại Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Hành Vi CBSR vào ngày 28/11/2023 (Trang 140)
Hình  CBT - tác động của chương trình huấn luyện kỹ năng sống trên nhóm sinh viên có biểu hiện trầm cảm
nh CBT (Trang 143)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN