1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mối quan hệ của quá tải vai trò độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ

109 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối quan hệ của quá tải vai trò, độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ
Tác giả Phan Minh Hiền
Người hướng dẫn TS. Trì Thị Minh Thúy
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 2,35 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (12)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (13)
  • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu (13)
  • 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu (14)
  • 5. Phạm vi nghiên cứu (14)
  • 6. Đóng góp của nghiên cứu (14)
  • 7. Ý nghĩa của nghiên cứu (16)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (18)
    • 1.1. Các khái niệm chính (18)
      • 1.1.1. Giai đoạn chuyển đổi sang làm mẹ (18)
      • 1.1.2. Độ hài lòng trong hôn nhân (22)
      • 1.1.3. Các biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ (24)
      • 1.1.4. Tình trạng quá tải vai trò (26)
    • 1.2. Lý thuyết hệ thống gia đình (28)
    • 1.3. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước (31)
      • 1.3.1. Độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm (31)
      • 1.3.2. Vai trò của tình trạng quá tải vai trò trong mối quan hệ của độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm (36)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (40)
    • 1.5. Giả thuyết nghiên cứu (40)
    • 1.6. Mô hình nghiên cứu (41)
  • CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU (42)
    • 2.1. Thiết kế nghiên cứu (42)
    • 2.2. Khách thể nghiên cứu (43)
      • 2.2.1. Đặc điểm mẫu (43)
      • 2.2.2. Kích cỡ mẫu (44)
      • 2.2.3. Tiêu chí chọn mẫu và loại trừ (44)
      • 2.2.4. Phương pháp thu thập mẫu (44)
      • 2.2.5. Địa bàn nghiên cứu khi thu thập mẫu trực tiếp (45)
      • 2.2.6. Quy trình sàng lọc mẫu (46)
    • 2.3. Công cụ nghiên cứu (47)
      • 2.3.1. Thang đo quá tải vai trò của Reilly (1982) (47)
      • 2.3.2. Bảng hỏi về mối quan hệ của Barbara Figueiredo (2008) (48)
      • 2.3.3. Thang đo trầm cảm sau sinh Edinburgh (1987) (49)
      • 2.3.4. Các biến số nhân khẩu (49)
    • 2.4. Quy trình nghiên cứu (50)
      • 2.4.1. Thời gian nghiên cứu (50)
      • 2.4.2. Chuyển ngữ thang đo (50)
      • 2.4.3. Khảo sát thí điểm (51)
      • 2.4.4. Bàn luận về vấn đề thích nghi Bảng hỏi Mối quan hệ (RQ) (52)
      • 2.4.5. Quy trình liên hệ khi thực hiện lấy mẫu trực tiếp (55)
      • 2.4.6. Quy trình khảo sát chính thức (55)
    • 2.5. Đạo đức nghiên cứu (56)
    • 2.6. Kế hoạch phân tích dữ liệu (57)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (59)
    • 3.1. Kết quả (59)
      • 3.1.1. Sơ lược về khách thể nghiên cứu (59)
      • 3.1.2. Đánh giá kết quả (60)
    • 3.2. Bàn luận (65)
      • 3.2.3. Triển vọng và hướng phát triển của nghiên cứu (70)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (76)
  • PHỤ LỤC (90)

Nội dung

TÓM TẮT Nghiên cứu này muốn tìm hiểu về mối quan hệ của tình trạng quá tải vai trò, độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm; trong đó tình trạng quá tải vai trò được xem

Mục đích nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu này chính là tìm hiểu về mối quan hệ của quá tải vai trò, độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ; trong đó quá tải vai trò được xem là yếu tố điều tiết mối quan hệ giữa độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Xác định cơ sở lý luận, lịch sử hình thành về các vấn đề xung quanh ba yếu tố là tình trạng quá tải vai trò, độ hài lòng trong hôn nhân và các biểu hiện trầm cảm trong giai đoạn chuyển đổi sang làm mẹ; sau đó tóm lại các quan điểm khoa học về cách tiếp cận vấn đề này Bên cạnh đó là đề xuất những nghiên cứu sâu rộng góp phần làm rõ các khía cạnh

Tập trung khảo sát về giai đoạn chuyển đổi sang làm mẹ; trong đó có các yếu tố quan trọng về tình trạng quá tải vai trò, độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm của nhóm khách thể

Tìm hiểu về mối liên hệ giữa ba yếu tố trên và xác định được có tồn tại vai trò điều tiết của tình trạng quá tải vai trò trong mối quan hệ giữa độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm của nhóm khách thể.

Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Mối quan hệ giữa tình trạng quá tải vai trò, mức độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm

- Những người phụ nữ trưởng thành, tuổi từ 18 trở lên, người Việt Nam, đã kết hôn và lần đầu làm mẹ có con trong độ tuổi từ 06 tháng – 24 tháng.

Đóng góp của nghiên cứu

Tầm quan trọng và tính cấp thiết của đề tài

Hiểu được giai đoạn chuyển đổi sang làm mẹ (TTM), tác động của việc mang thai và nuôi dạy con sớm đối với mối quan hệ của một cặp vợ chồng là điều cần thiết vì chất lượng mối quan hệ tốt rất quan trọng đối với hạnh phúc của cá nhân (Proulx, Helms, & Buehler, 2007) Đối với cặp đôi, chất lượng của các mối quan hệ đã được chứng minh là có liên quan đến kết quả tích cực ở các cá nhân (Reynolds và cộng sự, 2014), ví dụ tăng thành tích (Marjoribanks, 2016) và cải thiện thể chất (Robles và cộng sự., 2014) và sức khỏe cảm xúc (Figueriedo và cộng sự., 2008)

Ngoài ra, nghiên cứu về các khó khăn của những người lần đầu làm mẹ đặc biệt quan trọng bởi vì hệ quả nghiêm trọng và không mong đợi khi họ có con đầu lòng mà có chứng trầm cảm Điều này có liên quan đến những khiếm khuyết trong phong cách nuôi dạy con cái và kết quả tâm lý xã hội kém ở trẻ sơ sinh và trẻ em (Johnson và cộng sự., 1999) Chất lượng mối quan hệ thấp và tỷ lệ xung đột cao giữa cha mẹ cũng có liên quan đến sự gắn bó không an toàn giữa trẻ sơ sinh và cha mẹ (Finger và cộng sự., 2009) đồng thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của trẻ (Sroufe, 2005) Ngoài yếu tố tâm lý, nó còn liên quan đến những hệ quả về mặt thể lý của trẻ sơ sinh đặc biệt là về trọng lượng và chiều cao Trẻ em có nguy cơ bị nhẹ cân cao gấp 3 lần ở tháng thứ 3 và cao gấp 4 lần ở tháng thứ 6 đồng thời chiều cao có nguy cơ thấp hơn 3,3 lần ở tháng thứ 3 và tháng thứ 6 Thêm vào đó, khi mẹ có chứng trầm cảm thì sẽ có khả năng cao cho trẻ ngừng bú sớm, điều này gây nên tình trạng dễ mắc các bệnh về tiêu chảy và truyền nhiễm (Department of Health, 2006)

Bên cạnh đó, tầm quan trọng của quá tải vai trò cũng được chứng minh bằng rất nhiều kết quả có hại cho các cá nhân, tổ chức và xã hội nói chung Từ các nghiên cứu cho thấy tình trạng quá tải vai trò thường có mối quan hệ với các vấn đề về sức khỏe tinh thần, đặc biệt có liên quan đến việc giảm hạnh phúc (well – being); thậm chí đóng vai trò là yếu tố dự báo về tình trạng kiệt sức và mức độ hài lòng trong công việc suy giảm (Bacharach và cộng sự., 1991; Kahn và cộng sự., 1964) Duxbury và Higgins (2003) cũng phát hiện tình trạng quá tải vai trò cao có liên quan đến tỷ lệ vắng mặt trong công việc cao hơn, mức độ cam kết với tổ chức thấp hơn, suy nghĩ bỏ việc tăng lên, sức khỏe thể chất và tinh thần kém hơn, sử dụng nhiều hơn hệ thống chăm sóc sức khỏe và tốn nhiều chi phí chăm sóc (Duxbury & Higgins, 2003)

Vậy nên, việc hiểu được tác động của TTP/TTM đối với các mối quan hệ trong xã hội hiện đại để phát triển các dịch vụ hỗ trợ và mang lại các thông tin phù hợp Đặc biệt nghiên cứu này sẽ làm nổi bật các lĩnh vực tiềm năng nhằm can thiệp nếu phát hiện các yếu tố bệnh lý và hỗ trợ phòng ngừa trong quá trình chuyển đổi cuộc sống quan trọng này

Tính mới của đề tài

Với tình hình nghiên cứu, các cơ sở lý luận và tầm quan trọng đã được nêu ở phía trên thì nghiên cứu này sẽ xem xét vai trò điều tiết của tình trạng quá tải vai trò lên trên mối quan hệ của mức độ hài lòng trong mối quan hệ hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ Đây cũng là một trong những điểm mới đóng góp vào tiến trình nghiên cứu khoa học của Việt Nam và thế giới vì chưa có bài nghiên cứu nào từng thực hiện

Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu này sẽ bước đầu giúp các nghiên cứu trong tương lai nối tiếp sự tìm hiểu về tác động của yếu tố tình trạng quá tải vai trò lên trên mức độ biểu hiện trầm cảm và độ hài lòng trong hôn nhân ở giai đoạn chuyển sang làm cha mẹ như mở rộng nghiên cứu về người làm cha mới và sau đó là những nghiên cứu về dự báo.

Ý nghĩa của nghiên cứu

Ý nghĩa lý luận Đề tài nghiên cứu mô tả và trình bày rõ ràng về lý thuyết nền tảng, định nghĩa và một số khái niệm liên quan đến quá tải vai trò, độ hài lòng trong hôn nhân và các biểu hiện trầm cảm dưới góc nhìn Tâm lý học Bên cạnh đó, thông qua việc xác định vai trò điều tiết của quá tải vai trò trong mối quan hệ giữa mức độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ các biểu hiện trầm cảm chính là mong muốn đóng góp một phần nhỏ cơ sở cho lĩnh vực này để có thể vẫn được tiếp tục đào sâu và mở rộng khám phá trong những nghiên cứu ở tương lai Ý nghĩa thực tiễn

Tìm hiểu một trong nhiều khía cạnh quan trọng liên quan đến các vấn đề về sức khỏe tinh thần, các mối quan hệ xung quanh của nhóm khách thể “những người lần đầu làm mẹ” để tạo nên sự quan tâm chú ý nhiều hơn từ cộng đồng, bên cạnh đó mong muốn họ có được nhiều điều kiện hơn để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi này một cách toàn diện nhất Hơn nữa, đề tài cũng giúp các nhà chuyên môn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần nắm bắt được những vấn đề khó khăn của nhóm khách thể này để kịp thời can thiệp và giúp đỡ Mặt khác có thể sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu làm công cụ để cố vấn cho các nhà chuyên môn trong việc hình thành những phương pháp hỗ trợ phù hợp trong tương lai ở bối cảnh văn hóa Việt Nam.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Các khái niệm chính

1.1.1 Giai đoạn chuyển đổi sang làm mẹ

Quá trình chuyển sang làm mẹ (TTM) là một trong những quá trình chuyển đổi cuộc đời phổ biến nhất mà phụ nữ trải qua, thường biểu thị là một giai đoạn có nhiều xáo trộn lớn Ban đầu chưa có bất kể định nghĩa chính thức nào, các tác giả thông thường sẽ mô tả và đánh dấu cột mốc bằng việc mang thai và sinh con Sau đó, càng lúc càng nhiều tác giả nghiên cứu về chủ đề này và họ đan xen các cách hiểu đến từ nhiều chuyên ngành khác nhau, bên cạnh đó là tìm hiểu về quá trình chuyển đổi sang làm mẹ (transition to motherhood) – chỉ ở một cá nhân và song song đó cũng tập trung nghiên cứu vào quá trình chuyển đổi sang làm cha mẹ (transition to parenthood) – ở cặp đôi Vậy nên, trước hết thì đề tài này sẽ đề cập và tham khảo nhiều hướng định nghĩa Đầu tiên có thể ghi nhận thấy quá trình chuyển đổi sang làm cha mẹ (TTP) được tìm hiểu và được định nghĩa khá sớm; ban đầu được đề cập bởi Goldberg (1988) là một giai đoạn bắt đầu từ việc mang thai và kết thúc vài tháng sau sinh; sau đó được mở rộng từ hai tác giả Wright và Leahey (1994) là một giai đoạn khởi đầu từ việc quyết định mang thai (ngừng các biện pháp tránh thai) của cặp vợ chồng và kết thúc khi trẻ từ hai đến ba tuổi (như trớch dẫn trong Entsieh & Hallstrửm, 2016; Lilius, 2020)

Từ điển tiếng Anh Cambridge cũng định nghĩa parenthood là “một trạng thái làm cha mẹ” và motherhood như là “một trạng thái làm một người mẹ” và transition như là “sự chuyển đổi và khi chuyển đổi từ một hệ thống hoặc phương thức này sang một điều khác thì thường thường là sự phát triển” (Cambridge English Dictionary, n.d.) Transition to parenthood hoặc transition to motherhood khá gần nghĩa nhau đều hướng đến chức năng và vai trò của bậc phụ huynh; vậy nên transition to motherhood được hiểu là quá trình một người phụ nữ trở thành mẹ

Trong lĩnh vực y khoa, TTM được định nghĩa là một quá trình bao gồm sự thích nghi với tác nhân gây căng thẳng mới ví dụ nỗi đau thể xác khi sinh nở, quá trình cho bú và sự gắn bó khi nuôi dưỡng trẻ Các quá trình này được coi là phụ thuộc vào việc tiết oxytocin, bắt đầu từ khi sinh con đến thời kỳ hậu sản và sau đó đóng vai trò làm giảm phản ứng căng thẳng của người mẹ, hỗ trợ cảm xúc tích cực và điều chỉnh hành vi của người mẹ (Bell và cộng sự., 2014)

Trong các nghiên cứu về phụ nữ, TTM được định nghĩa là một quá trình năng động, đa dạng và phức tạp chứ không phải là một quá trình cố định một cách tự nhiên mà cần được diễn giải trong bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế và chính trị (Yopo Díaz, 2018) Hơn nữa, quá trình này không chỉ bao gồm việc mang thai, sinh con và nuôi dưỡng trẻ em, mà nó còn liên quan đến các hoạt động khác như công việc, giải trí và kinh tế Mặt khác TTM được xem là giai đoạn xác định lại bản sắc cá nhân và trải qua những thay đổi sinh học đối với người phụ nữ

Còn riêng trong lĩnh vực tâm lý học, nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa TTM liên quan đến những thay đổi về thể chất và nội tâm mà phụ nữ có được khi làm mẹ, điều này xác định lại vị trí của họ trong cấu trúc văn hóa xã hội Được đánh dấu bằng những thay đổi về sinh lý, các mối quan hệ, hoạt động xã hội và văn hóa (Uriko, 2019) bắt đầu từ khi đứa trẻ còn sơ sinh đến một tuổi (Camberis và cộng sự., 2014)

Với các nguồn tham chiếu trong lịch sử hình thành các khái niệm, giai đoạn chuyển đổi sang làm mẹ được sử dụng trong nghiên cứu này như là những thay đổi về thể chất, tâm lý, xã hội và các mối quan hệ (mối quan hệ giữa mẹ và con/quan hệ giữa các cá nhân) xảy ra với người phụ nữ, bắt đầu từ việc quyết định mang thai (ngừng các biện pháp tránh thai) của cặp vợ chồng và kết thúc khi trẻ từ hai đến ba tuổi

1.1.1.2 Đặc điểm tâm lý của những người phụ nữ trong giai đoạn chuyển đổi sang làm mẹ

Những người phụ nữ trong TTM là nhóm đối tượng được rất nhiều những nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu trải dài nhiều thập kỷ Trong mọi xã hội thì “làm mẹ” được xem là thiên chức đặc biệt và vô cùng quan trọng của phụ nữ, không chỉ là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, cảm xúc và tâm lý mà còn là thời điểm quan trọng để thử thách khả năng của những người phụ nữ trong việc thích nghi với vai trò làm mẹ của mình Hiện tại trong rất nhiều nghiên cứu và hầu hết cho thấy những đặc điểm tâm lý tích cực lẫn tiêu cực trong giai đoạn mà họ có con đầu lòng

Quá trình chuyển đổi sang vai trò làm mẹ được nhiều tác giả đề cập rất sớm từ những năm 1960, họ đều xem quá trình chuyển đổi là một phương tiện mang lại cơ hội phát triển (Parens, 1975) và là một nhiệm vụ của sự phát triển (Rogan, 1997) Tác giả Rubin – một trong những người quan tâm đến thời kỳ hậu sản và chất lượng mối quan hệ hôn nhân ở những người phụ nữ kể từ năm 1961 đến 1984, tác giả coi việc đạt được bản sắc làm mẹ là một phần của quá trình để phát triển bản sắc của người phụ nữ và giúp họ có cách tiếp cận cuộc sống tích hợp (Rubin, 1961, 1984) Mặt khác, Winnicott (1960) đã trình bày rằng những thay đổi này ban đầu hầu hết là về sinh lý, bắt đầu bằng việc dung chứa đứa bé trong tử cung Sau đó, phụ nữ sẽ thay đổi định hướng đối với bản thân mình và thế giới, nhưng cho dù những thay đổi này có gốc rễ sinh lý sâu xa cỡ nào, thì chúng đều có thể bị biến đổi bởi trạng thái không khỏe mạnh về tâm trí ở phụ nữ Vậy nên, chắc chắn rằng những thay đổi về sinh lý sẽ khiến người phụ nữ trở nên nhạy cảm với những thay đổi tâm lý tinh tế hơn theo sau Ngay sau khi thụ thai, hoặc khi biết được việc thụ thai là có thể, người phụ nữ sẽ bắt đầu thay đổi trong định hướng của mình, và quan tâm đến những thay đổi đang diễn ra trong chính mình Bằng nhiều cách khác nhau, chính cơ thể họ sẽ khích lệ họ quan tâm đến bản thân mình Người mẹ sẽ chuyển một vài cảm giác về bản thân lên đứa trẻ đang lớn lên bên trong mình (như trích dẫn trong Truong, 2020)

Sau đó những phát hiện của Pancer và cộng sự (2000) cũng củng cố thêm rằng sự gia tăng mức độ phức tạp của suy nghĩ trước và sau khi sinh cho thấy rằng quá trình chuyển đổi này là thời điểm tăng sự trưởng thành của phụ nữ (thậm chí là với nam giới) (Pancer và cộng sự., 2000) Đồng thời còn làm gia tăng cảm nhận liên kết giữa bản thân người phụ nữ và thế giới, tăng cường sức sống, độ hài lòng trong cuộc sống và sự cam kết cũng như khả năng kiểm soát tốt hơn trong hoạt động chăm sóc người khác

Năm 2003, Nelson có phát hiện khác từ quá trình tổng hợp của mình là phụ nữ phần lớn không được chuẩn bị để đối phó với thiên chức làm mẹ Những tháng đầu sau sinh được mô tả là mệt mỏi về thể chất và tinh thần; khoảng thời gian không chắc chắn và không ổn định về mặt cảm xúc đối với người mẹ (Nelson, 2003); xoay quanh bốn khía cạnh chính: cho đi bản thân, xác định lại bản thân, xác định lại các mối quan hệ và xác định lại các mục tiêu nghề nghiệp (Sethi, 1995) Sự thay đổi tâm lý này có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều khía cạnh từ tình trạng thể chất cá nhân của một người phụ nữ, đến quan điểm và niềm tin của cô ấy, điều kiện kinh tế và xã hội, sự chuẩn bị và kiến thức của cô ấy về tình huống cũng như trạng thái tâm lý của cô ấy

Một nghiên cứu sử dụng phương pháp luận giúp hệ thống lại các nghiên cứu về chủ đề này vào năm 2022; các tác giả là Woon Young Hwang, Sun Yeob Choi, and Hae Jeong An đã xác định các thuộc tính trong TTM, cụ thể như:

(1) Việc thích nghi với những thay đổi về thể chất sau khi mang thai và sinh con: cơ thể người mẹ sẽ thay đổi rất nhiều về nội tiết tố đó là sự sụt giảm nghiêm trọng nồng độ hormone estrogen và progesterone Mức độ tuyến giáp cũng có thể giảm, vậy nên việc thay đổi những chất này bên trong cơ thể có thể dẫn đến sự mệt mỏi và trầm cảm Những thay đổi quá nhanh chóng này cùng với những thay đổi về huyết áp, hoạt động của hệ thống miễn dịch và quá trình trao đổi chất mà các bà mẹ mới sẽ trải qua có thể gây ra các biểu hiện của trầm cảm

(2) Trải qua những thay đổi tâm lý khác nhau: Sau khi sinh, nhất là với người sinh con lần đầu, nhiều người mẹ mới dễ rơi vào tâm trạng chợt vui, chợt buồn, lo âu, dễ bị kích thích, khó tập trung, mất cảm giác ngon miệng hoặc khó ngủ…tuy nhiên giai đoạn này thường không kéo dài, chỉ khoảng vài ngày trong tuần đầu sau sinh

(3) Thay đổi nhận thức xã hội của cô ấy từ một người phụ nữ thành mẹ của ai đó: Người phụ nữ sẽ bước vào thời kỳ thay đổi được gọi là "trưởng thành", quá trình mà cô ấy đảm nhận toàn bộ trách nhiệm làm mẹ trước vô số thay đổi về danh tính của mình (Raphael, 1976), đặc biệt là địa vị của cô ấy trong các nhóm, thậm chí cả bản sắc cá nhân và có một phong cách sống mới

(4) Hình thành và phát triển mối quan hệ với trẻ sơ sinh, điều chỉnh các ưu tiên và xác định lại mối quan hệ giữa gia đình và những người khác

Lý thuyết hệ thống gia đình

Quan điểm chính của lý thuyết hệ thống gia đình là sự tương tác, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên và những gì xảy ra với một thành viên ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống Việc thêm một em bé làm cho cặp vợ chồng trở thành một bộ ba và do đó làm tăng thêm độ phức tạp cho hệ thống Có ba hệ thống phụ trước khi đứa con đầu lòng ra đời đó là mỗi cá nhân (2) và mối quan hệ giữa hai vợ chồng (1) Sau khi đứa trẻ được sinh ra thì hệ thống được mở rộng và có bảy hệ thống phụ: mỗi cá nhân (3), ba mối quan hệ đó là mẹ và con, mẹ và cha, cha và con (3), cuối cùng là mối quan hệ giữa cả ba với nhau (1) Đối với một số nhà trị liệu hệ thống (ví dụ, Minuchin 1974) sự căng thẳng bắt đầu khi một đứa trẻ được sinh ra có thể đến từ sự cạnh tranh giữa hệ thống phụ vợ chồng và hệ thống phụ cha mẹ; cụ thể hơn là mối quan hệ vợ chồng có thể bị tổn hại thông qua nhu cầu bổ sung của việc chăm sóc và nuôi dạy một đứa trẻ (Encyclopedia.com, 2018)

Trong nhiều tài liệu về lý thuyết hệ thống gia đình, có hai tác giả là Carolyn Pape Cowan và Philip A Cowan đã bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu về quá trình chuyển đổi sang làm cha mẹ ngay từ thập niên 1980 cho đến thời điểm hiện tại Tuy nhiên lý thuyết sẽ chỉ tập trung chủ yếu ở trong xã hội của nước Mỹ, vậy nên có thể sẽ còn nhiều sự khác biệt ở các bối cảnh văn hóa khác Đầu tiên, hai tác giả đã đưa ra một phép ẩn dụ của sự “chuyển đổi” như một chuyến đi giữa các trạng thái ổn định và việc đi từ bờ này sang bờ khác đòi hỏi một quá trình chuyển tiếp – “thời kỳ” mà có sự thay đổi, mất cân bằng và một số căng thẳng hoặc sự bối rối về tâm lý Thứ hai, hai tác giả trình bày về sự khác biệt giữa thay đổi và chuyển đổi đó là không phải tất cả những sự thay đổi của các cá nhân hay gia đình thực hiện trong cuộc đời đều phù hợp với định nghĩa chuyển đổi Chuyển đổi sẽ liên quan đến việc tái tổ chức danh tính cá nhân, thế giới nội tâm, vai trò xã hội và các mối quan hệ thân thiết Lý thuyết hệ thống cho rằng quá trình chuyển đổi có thể khiến các vai trò sẽ thay đổi theo những cách khác nhau—bằng cách sẽ cộng thêm các vai trò (ví dụ: trở thành cha mẹ), hoặc giảm vai trò (ví dụ: trở thành góa phụ) hoặc sửa đổi các vai trò (ví dụ: phân loại lại công việc) Sự thay đổi trong thế giới nội tâm và bản sắc của một người cũng như việc tổ chức lại các vai trò chính trong cuộc sống gần như chắc chắn đi kèm với sự mất cân bằng trong các mối quan hệ trung tâm của một người trong và ngoài gia đình

Từ một cái nhìn hệ thống về các cá nhân và môi trường xã hội của họ, có những tác động trở lại trong toàn bộ hệ thống gia đình khi một cá nhân hoặc một cặp vợ chồng vật lộn với sự thay đổi lớn trong cuộc sống (ví dụ: Walsh, 2006) Khái niệm chuyển đổi là hữu ích để mô tả các bước ngoặt trong quỹ đạo cuộc đời khi một người đảm nhận các nhiệm vụ mới trong cuộc sống (Cowan & Cowan, 1992, 2012) Năm 1992, Carolyn Pape Cowan và Philip A Cowan đã đưa ra năm khía cạnh trung tâm của cuộc sống gia đình bị ảnh hưởng khi cặp vợ chồng trở thành cha mẹ:

- Thứ nhất là đời sống nội tâm của cả gia đình, đặc biệt là ý thức về bản thân (hạnh phúc và/hoặc khó khăn) của mỗi thành viên

- Thứ hai là chất lượng của mối quan hệ vợ chồng, đặc biệt quan tâm đến vai trò trong gia đình và các kiểu giao tiếp của họ

- Thứ ba là chất lượng mối quan hệ liên quan đến gia đình gốc, cụ thể là ông bà, cha mẹ và con cái

- Thứ tư là mối quan hệ giữa các thành viên với các cá nhân hoặc tổ chức quan trọng bên ngoài gia đình, cụ thể là công việc, bạn bè…

- Thứ năm là chất lượng mối quan hệ giữa mỗi bậc phụ huynh với đứa con đầu lòng

Thông qua 5 yếu tố nêu trên thì Carolyn Pape Cowan và Philip A Cowan đã đưa ra một mô hình bao gồm các đặc điểm trung tâm của các phương pháp tiếp cận hệ thống gia đình dựa trên 2 tác giả là Wagner và Reiss (1995) để phân tích sự phát triển và vấn đề sức khỏe tâm thần Cấu trúc hoặc tổ chức của các mối quan hệ gia đình sẽ ảnh hưởng đến chính từng cá nhân, chất lượng của các mối quan hệ giữa bất kỳ thành viên nào trong gia đình và ngược lại Theo lý thuyết hệ thống gia đình thì các mối quan hệ nhân quả là vòng tròn chứ không phải tuyến tính (ví dụ cha mẹ ảnh hưởng đến con cái, và con cái ảnh hưởng đến cha mẹ…), điều này mang lại sự tự điều chỉnh trong đó sự xáo trộn của hệ thống đặt ra các lực chuyển động cố gắng đạt đến trạng thái cân bằng mới và thích ứng hơn Mô hình này giúp xem xét quá trình chuyển đổi sang làm cha mẹ trong gia đình để cho thấy sự thay đổi trong nhiều lĩnh vực cùng với mối liên hệ năng động giữa sự thích ứng trong hôn nhân, chất lượng mối quan hệ cha mẹ - con cái và sự phát triển của con cái (Cowan & Cowan, 2012)

Có rất nhiều tài liệu về quá trình chuyển đổi sang làm cha mẹ cho thấy rằng phần lớn những cặp vợ chồng có thể có sự phục hồi theo thời gian khi họ thích nghi

CĂNG THẲNG CUỘC SỐNG, CÔNG VIỆC VÀ HỖ TRỢ XÃ HỘI ÔNG BÀ MẸ

CĂNG THẲNG CUỘC SỐNG, CÔNG VIỆC VÀ HỖ TRỢ XÃ HỘI

Mô hình 1: Các yếu tố/miền của cuộc sống gia đình liên quan đến sự phát triển của trẻ với vai trò gia đình mới của mình (Lawrence và cộng sự., 2007) tuy nhiên cũng có không ít tài liệu cho thấy đây là giai đoạn khó khăn Các tác giả cũng thấy rằng những thay đổi xảy ra trong cuộc sống của vợ chồng trong thời kỳ đầu sau sinh là tiêu cực hơn là tích cực Hai tác giả đã đặc biệt đề cập về một phát hiện nhất quán trong việc sinh con đầu lòng có thể mang đến sự thay đổi đáng lo ngại trong mối quan hệ vợ chồng đó là giảm độ hài lòng trong mối quan hệ hôn nhân của họ (Cowan & Cowan,

1992, 2012) Mặt khác, việc tăng thêm một vai trò ở cặp đôi cũng sẽ tác động rất lớn đến những thay đổi về nội tâm (cảm xúc, ý thức về bản sắc cá nhân…), đặc biệt là ở những người phụ nữ Các yếu tố này sẽ xung đột với nhau bên trong hệ thống gia đình, thậm chí còn tạo nên sự xung đột với các vai trò bên ngoài hệ thống (ví dụ: vai trò trong công việc) khi họ phải đối diện với thử thách dàn xếp các trách nhiệm và cân bằng thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ mà các trách nhiệm mang lại.

Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước

1.3.1 Độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm

1.3.1.1 Độ hài lòng trong hôn nhân ở quá trình chuyển đổi sang làm mẹ

Mối quan hệ hôn nhân luôn là chủ đề được quan tâm rất nhiều bởi vì hàng triệu cặp vợ chồng trên khắp thế giới kết hôn mỗi năm Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về độ hài lòng trong hôn nhân trong nhiều năm kéo dài (Bradbury và cộng sự., 2000) Những năm gần đầy ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy việc làm cha mẹ có liên quan đến sự ổn định hơn trong hôn nhân (Roy và cộng sự., 2014), với những người lần đầu làm cha mẹ thường hài lòng với mối quan hệ của họ hơn so với các cặp vợ chồng không có con (Guttmann & Lazar, 2004) Tuy nhiên vẫn ghi nhận nhiều báo cáo rằng mối quan hệ hôn nhân suy giảm trong suốt thời kỳ mang thai và sau khi sinh khi mà sự gần gũi và giao tiếp giảm đi, đồng thời gia tăng xung đột và mâu thuẫn giữa hai vợ chồng Giai đoạn có con đầu lòng tạo ra những thay đổi trong mối quan hệ vợ chồng và đã được chứng minh là có tác động đáng kể đến chức năng hôn nhân (Doss và cộng sự., 2009), dẫn đến căng thẳng (Nelson và cộng sự., 2014), giảm chất lượng hụn nhõn (Ahlborg, Misvổr, & Mửller, 2009) và giảm sự hài lũng trong mối quan hệ vợ chồng (Mortensen và cộng sự., 2012)

Mối quan hệ bất hòa trong TTP có thể liên quan một số yếu tố, ví dụ căng thẳng trong việc thay đổi vai trò (Twenge và cộng sự., 2003), nhận thức về sự công bằng trong phân công lao động (Chong & Mickelson, 2013) và cũng gia tăng cơ hội hoặc tình huống xung đột (Roy và cộng sự., 2014) Các yếu tố liên quan đến việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ như mô hình nuôi dạy con cái được phát triển sau khi sinh cùng với sự liên minh trong nuôi dạy con cái của cha mẹ (Van Egeren, 2004), sự tự tin vào năng lực bản thân của cha mẹ và căng thẳng khi nuôi dạy con cái có liên quan đến sự hài lòng trong mối quan hệ (Kwan và cộng sự., 2015) Xung đột liên quan đến tài chính cũng phổ biến trong các nghiên cứu về mối quan hệ hôn nhân và thường rơi vào các tình huống là tăng chi tiêu khi chăm sóc em bé, cha mẹ thường bị mất thu nhập do thay đổi công việc để có thể nghỉ phép chăm con Thời gian nghỉ thai sản (Feldman và cộng sự., 2004), thời gian phụ nữ quay trở lại làm việc (Spiteri

& Xuereb, 2012) hoặc ngừng làm việc để toàn thời gian chăm sóc con cái (Keizer và cộng sự., 2010) cũng liên quan tiêu cực của tình cảm vợ chồng Mang thai và sinh con gây ảnh hưởng đến quan hệ tình dục của cặp vợ chồng (Yeniel & Petri, 2014), được chứng minh là bị ảnh hưởng bởi hình ảnh cơ thể thay đổi (Olsson và cộng sự., 2005), ham muốn không phù hợp và ít dành thời gian hơn cho hoạt động tình dục do phải nuôi dạy con cái (Houston và cộng sự., 2002)

Phần lớn các nghiên cứu định lượng về TTP và mối quan hệ hôn nhân tập trung vào những thay đổi trong các yếu tố như sự hài lòng trong mối quan hệ (Mortensen và cộng sự., 2012; Shapiro và cộng sự., 2000), chất lượng mối quan hệ (Doss và cộng sự., 2009; Kluwer, 2007) và các kiểu tương tác trong các cặp đôi (Belsky & Rovine, 1990; Cox và cộng sự., 1999) Trong khi đó, các nghiên cứu định tính cung cấp sự hiểu biết về trải nghiệm sống (Al-Busaidi, 2008) và tập trung vào các khía cạnh cụ thể của mối quan hệ trong TTP như sự thân mật (Olsson, 2005), giới tính (Sevón, 2012) và vai trò làm cha (Deave & Johnson, 2008) Các tài liệu định tính cung cấp sự phong phú về kinh nghiệm của các cặp vợ chồng trong TTP và do đó giúp phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn về hiện tượng phức tạp này

Ngoài ra, các mối quan hệ có thể góp phần điều chỉnh tâm lý của cá nhân, đặc biệt khi mức độ căng thẳng, dễ bị tổn thương và thách thức phát triển cao trong quá trình chuyển đổi quan trọng này Tuy nhiên, các mối quan hệ cũng có thể là bối cảnh của các sự kiện căng thẳng, dẫn đến hậu quả là sức khỏe và tâm lý kém Ví dụ, phụ nữ sinh con có mức độ triệu chứng cao hơn và khả năng thích ứng xã hội kém trong giai đoạn cuối thai kỳ và giai đoạn đầu sau sinh so với phụ nữ không sinh con (O’Hara và cộng sự., 1990) Sức mạnh của mối quan hệ hôn nhân ảnh hưởng đến sự điều chỉnh tâm lý của cha mẹ (Figueriedo và cộng sự., 2008) và là yếu tố dự báo tâm trạng chán nản sau sinh (Matthey và cộng sự., 2000) Có bằng chứng cho thấy việc trải qua những tổn thương tâm lý khi sinh con có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng (Delicate và cộng sự., 2017), có sự tương đồng về các vấn đề sức khỏe tâm thần ở cả vợ và chồng (Roberts và cộng sự., 2006) Những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần thường báo cáo mối quan hệ hôn nhân kém hơn (Parfitt & Ayers, 2014) Đặc biệt, phụ nữ cũng cho biết họ gặp nhiều căng thẳng trong cuộc sống hơn và ít hài lòng hơn với sự hỗ trợ mà họ nhận được sau khi sinh (Goldstein và cộng sự., 1996)

Chất lượng của mối quan hệ hôn nhân trong TTP phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm mối quan hệ không tốt với cha mẹ trong thời thơ ấu (Florsheim và cộng sự., 2003; Rholes và cộng sự., 2001), hay sự hiện diện của một rối loạn tâm lý ở chính cá nhân hoặc ở người bạn đời Ví dụ, sự hài lòng trong hôn nhân giảm đã được ghi nhận trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh ở phụ nữ hoặc nam giới bị trầm cảm, và đặc biệt là khi người bạn đời bị trầm cảm (Feeney và cộng sự., 2003; Zelkowitz & Milet, 1996)

1.3.1.2 Ảnh hưởng của độ hài lòng trong hôn nhân lên mức độ biểu hiện trầm cảm

Trong quá trình chuyển đổi sang vai trò làm cha mẹ, mối quan hệ và sự hỗ trợ do người bạn đời cung cấp có liên quan đến sự điều chỉnh tâm lý của cả phụ nữ và nam giới Nhiều nghiên cứu báo cáo tỷ lệ mắc các triệu chứng tâm lý trong quá trình chuyển đổi này là rất cao, đặc biệt là trầm cảm cả khi mang thai (Andersson và cộng sự., 2006; Dietz và cộng sự., 2007; Marcus và cộng sự., 2003; Westdahl và cộng sự.,

2007; Wu và cộng sự., 2002) và giai đoạn hậu sản (Dietz và cộng sự., 2007; Eberhard- Gran và cộng sự., 2003; Bifulco và cộng sự., 2004)

Các biểu hiện trầm cảm đã được quan sát thấy ở rất nhiều bà mẹ trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh (Da Costa và cộng sự., 2017; Rứsand và cộng sự., 2011) Trầm cảm ở phụ nữ mang thai (PNMT) ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng

Tỷ lệ trầm cảm trong khi mang thai dao động từ 10-15% (như trích dẫn trong Trần Thơ Nhị, 2018) và tỷ lệ này tăng dần theo tuổi thai Một nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ trầm cảm sau sinh của các bà mẹ là 10,4% từ đầu quý đầu tiên của thai kỳ đến cuối năm đầu tiên sau sinh, tăng lên 25% trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng sau khi sinh (Paulson & Bazemore, 2010) Một nghiên cứu cắt dọc khác về trầm cảm ở phụ nữ mang thai của Lima và cộng sự năm 2017 cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở 3 tháng đầu là 27,2%; 3 tháng giữa và 3 tháng cuối lần lượt là 21,7% và 25,4% (như trích dẫn trong Tran, 2018) Mặt khác, tỷ lệ trầm cảm ở PNMT cũng khác nhau theo khu vực, ví dụ Shakeel và cộng sự năm 2015 đã khảo sát trên 749 thai phụ cho thấy: tỷ lệ trầm cảm trong khi mang thai khác nhau giữa khu vực Tây Âu (8,6%), Trung Đông (19,5%), Nam Á (17,9%) và khu vực khác là 11,3% (Shakeel và cộng sự., 2015) Riêng ở Việt Nam, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào khảo sát trầm cảm ở phụ nữ sau sinh hoặc rối loạn tâm thần (common mental disorders) Như nghiên của Fisher và cộng sự năm 2013 thực hiện ở Hà Nam cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị rối loạn tâm thần chu sinh là 17,4% (Fisher và cộng sự., 2013) Hay nghiên cứu của Niemi và cộng sự năm 2013 thực hiện trên 334 phụ nữ ở Ba Vì cho kết quả rối loạn tâm thần trước sinh (antenatal common mental disorders) là 37,7% (Niemi và cộng sự., 2013) Một số nghiên cứu khác của Niemi và cộng sự năm 2010 tập trung vào bối cảnh văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến trầm cảm ở người mẹ thực hiện ở Huế (Niemi và cộng sự., 2010) Hiện nay, Viện Nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, số bệnh nhân trầm cảm sau sinh đến khám chiếm khoảng 20-30% tổng số ca mỗi ngày (Bệnh viện Bạch Mai, 2017) Ghi nhận tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương số bệnh nhân trầm cảm sau sinh đến khám và gọi tới tư vấn trong năm 2021 tăng lên khoảng 20% so với những năm trước (Bộ Y tế, 2022)

Cùng với các nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng và tỷ lệ thì cũng có rất nhiều nghiên cứu đưa đến kết quả rằng các biểu hiện trầm cảm cao hơn có liên quan đến việc giảm chất lượng mối quan hệ trong quá trình chuyển sang làm cha mẹ (ví dụ, Bower và cộng sự, 2012; Parfitt và Ayres, 2009; Salmela-Aro và cộng sự, 2006) Từ năm 1985 thì Cowan và cộng sự đã báo cáo kết quả rằng sự hài lòng trong hôn nhân của phụ nữ giảm 6 tháng sau khi sinh con (Lu, 2006) Kết quả cho thấy tầm quan trọng của việc xem xét chất lượng hôn nhân và hỗ trợ xã hội trong ước tính nguy cơ trầm cảm (Diaz và cộng sự., 2007) Xung đột, khó khăn, thiếu hỗ trợ và thiếu thân mật trong các mối quan hệ khi mang thai cũng có thể dẫn đến rối loạn tâm lý sau khi sinh (Collins và cộng sự., 1993; Demyttenaere và cộng sự., 1995) Các yếu tố giữa các cá nhân là một trong những yếu tố rủi ro khiến phụ nữ dễ bị rối loạn tâm trạng trong những năm sinh nở Đặc biệt trong thời kỳ hậu sản, các mối quan hệ hôn nhân không tốt dự đoán sẽ làm gia tăng các triệu chứng lo âu và trầm cảm (Kingsbury và cộng sự., 2015), và được xác định là một yếu tố nguy cơ cao gây trầm cảm sau sinh (Norhayati và cộng sự., 2015) Tiếp đến 2018, nghiên cứu của Bárbara Figueiredo cũng cho thấy độ hài lòng trong hôn nhân là yếu tố dự báo mạnh mẽ cho sự hạnh phúc của cá nhân, duy trì mối quan hệ của cặp vợ chồng và các vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm và lo âu (Figueiredo, 2018) Tuy nhiên, cũng có một nghiên cứu cho thấy chiều ngược lại rằng trầm cảm có khả năng dẫn đến suy giảm chất lượng mối quan hệ của các cặp vợ chồng (Barnes, 2006; Najman và cộng sự., 2014) Có bằng chứng mới cho thấy việc trải qua tổn thương tâm lý khi sinh con có ảnh hưởng đến mối quan hệ hôn nhân (Delicate và cộng sự., 2018), và các báo cáo về những người có vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến hơn các báo cáo về mối quan hệ với bạn đời kém (Parfitt & Ayers, 2014) Bên cạnh đó, cũng không ít nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu các biến số góp phần gây ra sự thay đổi trong mối quan hệ giữa mức độ hài lòng trong mối quan hệ hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm, ví dụ các yếu tố làm tăng độ mạnh của mối quan hệ là căng thẳng thâm niên (Vento & Cobb, 2011), xung đột trong hôn nhân (Kouros và cộng sự., 2008)

Vậy nên, vấn đề quan trọng về mối liên quan giữa các mức độ biểu hiện trầm cảm và sự hài lòng trong hôn nhân là việc kiểm tra các yếu tố có thể làm trầm trọng thêm hoặc làm đổi chiều hướng của mối liên hệ này trong quá trình chuyển đổi sang làm cha mẹ mới Trong lý thuyết hệ thống gia đình của Carolyn Pape Cowan và Philip

A Cowan đã nêu ra rằng một trong những yếu tố quan trọng khi có con đầu lòng là cách mà họ tổ chức lại gia đình, đặc biệt là việc phân công các nhiệm vụ về hoạt động chăm sóc trẻ và công việc nhà (Cowan & Cowan, 1992) bởi vì sự hiện diện của trẻ em ảnh hưởng đến khả năng cân bằng trách nhiệm gia đình với nhu cầu công việc của một cá nhân (Neilson & Stanfors, 2014) Đôi khi những nhiệm vụ này mang lại nhiều mâu thuẫn trong mối quan hệ của cặp vợ chồng, thậm chí là cả hoạt động nghề nghiệp (Kazley và cộng sự., 2016) Bên cạnh đó, quá trình này còn ảnh hưởng đến những vai trò khác của người phụ nữ đặc biệt là nghề nghiệp của họ và họ sẽ thường tập trung nhiều hơn vào vai trò làm mẹ mới mà ít tập trung vào hoạt động nghề nghiệp (Cowan

& Cowan, 1992) dù rằng sau khi sinh khoảng 6 tháng họ sẽ cần quay trở lại với công việc (Bình Thảo, 2022) Điều này có thể gây ra tình trạng quá tải vai trò ở những đối tượng chuyển đổi sang làm mẹ mới khi phải đối diện với việc phân chia thời gian để hoàn thành các nghĩa vụ của từng vai trò mà các cá nhân đang gánh vác

1.3.2 Vai trò của tình trạng quá tải vai trò trong mối quan hệ của độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm

Trong nhiều thập kỷ qua có rất nhiều nghiên cứu về tình trạng quá tải vai trò cả ở nhóm khách thể lần đầu làm mẹ và cả ở các nhóm khách thể khác Quá tải vai trò thường được đo chung cùng với các yếu tố khác như xung đột vai trò, căng thẳng trong mối quan hệ giữa công việc và gia đình Chính vì sự liên quan mật thiết của các yếu tố này nên nhiều tác giả thường xuyên mô hình hóa tình trạng quá tải vai trò như một tiền đề của xung đột giữa công việc và gia đình (Barnett & Baruch, 1985) Bên cạnh đó, một vấn đề được đặt ra là khái niệm của xung đột vai trò và quá tải vai trò thường bị chồng lắp lên nhau, vậy nên các tác giả thường xuyên đo lường quá tải vai trò như một yếu tố của xung đột vai trò (Hecht, 2001; Creary & Gordon, 2016; L Duxbury và cộng sự., 2018) Một số nghiên cứu đã cho thấy kết quả của tình trạng quá tải vai trò có liên quan đến việc gia tăng mức độ lo lắng, mệt mỏi, kiệt sức, trầm cảm và căng thẳng về cảm xúc – sinh lý (Kahn và cộng sự., 1964; Cooke & Rousseau, 1984; Barnett & Baruch, 1985; Coverman, 1989; Bacharach và cộng sự., 1991; Duxbury và cộng sự., 2003) Tuy nhiên, các kết quả giữa nghiên cứu này với nghiên cứu khác thường không nhất quán làm chúng ta không hiểu rõ rằng khía cạnh nào của vai trò đang gây khó khăn nhất (Hecht, 2001)

Thêm vào đó, khi nghiên cứu về quá trình chuyển đổi sang làm cha mẹ, các tác giả nhận thấy căng thẳng phát sinh từ các yêu cầu đối lập của công việc và gia đình có thể khiến các cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc thích nghi với vai trò mới của họ, đú là vai trũ của người mẹ hoặc người cha (Mửller và cộng sự., 2008) Một nghiên cứu về những người lần đầu làm mẹ cũng cho thấy trong năm đầu đời của đứa trẻ thì những yếu tố trong việc chăm sóc trẻ đặc biệt là vấn đề khóc đêm làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sự hài lòng trong hôn nhân của cả hai người (Meijer & Van Den Wittenboer, 2007)

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Mối quan hệ giữa độ hài lòng trong hôn nhân với mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ như thế nào?

Câu hỏi 2: Mối quan hệ giữa độ hài lòng trong hôn nhân với tình trạng quá tải vai trò ở những người lần đầu làm mẹ như thế nào?

Câu hỏi 3: Mối quan hệ giữa quá tải vai trò với mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ như thế nào?

Câu hỏi 4: Quá tải vai trò có là yếu tố điều tiết trong mối quan hệ giữa mức độ hài lòng trong hôn nhân với mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ hay không?

Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Độ hài lòng trong hôn nhân có tương quan nghịch đến mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ

Giả thuyết 2: Độ hài lòng trong hôn nhân có tương quan nghịch đến tình trạng quá tải vai trò ở những người lần đầu làm mẹ

Giả thuyết 3: Quá tải vai trò có tương quan thuận đến mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ

Giả thuyết 4: Quá tải vai trò là yếu tố điều tiết trong mối quan hệ giữa mức độ hài lòng trong mối quan hệ hôn nhân với mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ.

Mô hình nghiên cứu

Kết thúc chương 1, đề tài đã làm rõ các khái niệm cơ bản về tình trạng quá tải vai trò, độ hài lòng trong mối quan hệ hôn nhân và các biểu hiện của trầm cảm Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu cũng trình bày cụ thể về lịch sử nghiên cứu vấn đề, đặc biệt là chỉ ra được một số vấn đề nổi bật trong mối liên hệ giữa ba yếu tố quan trọng của đề tài Mặt khác, đề tài dùng lý thuyết hệ thống gia đình của hai tác giả là Carolyn Pape Cowan và Philip A Cowan như là khung lý thuyết chung cho đề tài Như vậy, đề tài sẽ đi đến trình bày các phương pháp và cách triển khai nghiên cứu ở chương 2 ĐỘ HÀI LÒNG

MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN TRẦM CẢM

TÌNH TRẠNG QUÁ TẢI VAI TRÒ

Mô hình 2 : Tình trạng quá tải vai trò là yếu tố điều tiết cho mối quan hệ giữa độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm

PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế cắt ngang – mô tả: thu thập dữ liệu định lượng một lần và một nhóm khách thể

Các biến trong nghiên cứu này:

- Biến dự đoán: mức độ hài lòng trong mối quan hệ hôn nhân

- Biến kết quả: mức độ biểu hiện trầm cảm

- Biến điều tiết: tình trạng quá tải vai trò

- Biến kiểm soát: độ dài trong mối quan hệ, độ tuổi, trình độ học vấn

Với thiết kế chính ở trên thì đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để có thể đưa ra được những kết quả chính xác nhất cho mục tiêu nghiên cứu Việc sử dụng kết hợp các phương pháp nhằm giúp đề tài nhìn nhận được vấn đề vừa cụ thể, vừa toàn diện, đảm bảo được độ tin cậy của kết quả nghiên cứu

2.1.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý thuyết luôn luôn cần thiết trong các đề tài, thường bắt đầu từ việc phân tích và tổng hợp các tài liệu để tìm ra cấu trúc, các xu hướng phát triển của các nghiên cứu hiện đại trên thế giới Đầu tiên, đề tài sử dụng phương pháp phân tích lý thuyết nhằm phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết và chọn lọc các thông tin cần thiết, phù hợp cho đề tài nghiên cứu Thực hiện thông qua việc phân tích nguồn tài liệu từ tạp chí, báo cáo khoa học và nhiều nguồn khác thuộc các tác giả trong và ngoài nước về Tâm lý học, đặc biệt là các nghiên cứu về khó khăn tâm lý của nhóm khách thể trong giai đoạn chuyển đổi sang làm cha mẹ

Kế đến thì phương pháp tổng hợp sẽ bổ trợ cho sự liên kết các thông tin đã được phân tích và thu thập từ trước bằng các nội dung như là sắp xếp các thông tin theo trình tự trước – sau hoặc dạng nhân – quả, bên cạnh đó giải thích và kết nối các thông tin nhằm tạo nên một chỉnh thể về hệ thống lý thuyết nền tảng thống nhất và rõ ràng

2.1.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Sử dụng các thang đo để đo lường các biến trong nghiên cứu này với mục đích là bước đầu đưa ra những kết luận cho các giả thuyết của nghiên cứu này Các thang đo đều đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt, sau đó được tổ chức khảo sát thí điểm (pilot) một lượng mẫu nhỏ để nhận phản hồi từ những mẫu này Cuối cùng là điều chỉnh các thang đo sao cho phù hợp nhất và triển khai khảo sát chính thức Có hai hình thức để thực hiện đó là khảo sát trực tiếp và trực tuyến trên các kênh thông tin Khách thể sẽ trả lời thành thật và không có sự can thiệp của người nghiên cứu trong các câu trả lời

Sử dụng bảng hỏi thông tin nhân khẩu: Ghi nhận một số thông tin cá nhân có liên quan đến các biến trong nghiên cứu này

2.1.3 Nhóm phương pháp xử lý thông tin

Sử dụng phần mềm thống kê là SPSS 25.0 nhằm xử lý kết quả định lượng thu thập từ phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi Sau đó tiến hành phân tích và so sánh các dữ liệu bằng các thuật toán, đảm bảo được tính khoa học trong thống kê.

Khách thể nghiên cứu

Quá trình chuyển đổi sang làm cha mẹ ban đầu được định nghĩa bởi Goldberg (1988) là một giai đoạn bắt đầu từ việc mang thai và kết thúc vài tháng sau sinh; sau đó được mở rộng từ hai tác giả Wright và Leahey (1994) là một giai đoạn khởi đầu từ việc quyết định mang thai (ngừng các biện pháp tránh thai) của cặp vợ chồng và kết thỳc khi trẻ từ hai đến ba tuổi (như được trớch dẫn trong Entsieh & Hallstrửm,

2016; Lilius, 2020) Bởi vì nghiên cứu nhóm khách thể “những người lần đầu làm mẹ” nên nhà nghiên cứu sẽ lựa chọn khách thể đã sinh con mà không lựa chọn nhóm khách thể đang trong giai đoạn quyết định mang thai hoặc đang mang thai

Sử dụng phần mềm G – Power tính cỡ mẫu phù hợp với thiết kế nghiên cứu

Cỡ mẫu dự kiến tối thiểu 119 người sẽ tham gia vào nghiên cứu sau khi loại bỏ những mẫu chưa phù hợp (Effect size f 2 = 0.15; α = 0.05; β = 0.95)

2.2.3 Tiêu chí chọn mẫu và loại trừ

- Khách thể: Những người trưởng thành, tuổi từ 18 tuổi trở lên, người Việt Nam, đã kết hôn và lần đầu làm mẹ có con trong độ tuổi từ 06 tháng – 24 tháng

- Tất cả khách thể khỏe mạnh, đủ sức khỏe để đáp ứng được việc trả lời bảng hỏi

- Tất cả các khách thể có đủ khả năng nghe, hiểu, trả lời được bằng tiếng Việt

- Tất cả các khách thể đồng ý tham gia nghiên cứu

- Những người thuộc nhóm khách thể tuy nhiên có mắc các bệnh thể lý và/hoặc tâm thần

- Những người thuộc nhóm khách thể tuy nhiên họ không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc đang trong quá trình khảo sát mà họ không muốn tiếp tục hợp tác

2.2.4 Phương pháp thu thập mẫu

Các khách thể được chọn theo phương pháp phi xác suất “thuận tiện” và “hạn ngạch” Thu thập mẫu bằng hai dạng hình thức đó là lấy mẫu trực tiếp và trực tuyến, đa phần bộ công cụ sẽ được gửi đến những người dễ tiếp cận và mạng lưới quen biết của nhà nghiên cứu Với hình thức trực tuyến, sử dụng giao diện Google Form để hình thành bộ công cụ và sẽ mời các khách thể tham gia nghiên cứu thông qua các phương tiện truyền thông như Facebook và Zalo Với hình thức trực tiếp, nguồn khách thể chủ yếu từ các trường mầm non và bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.5 Địa bàn nghiên cứu khi thu thập mẫu trực tiếp a) Các bệnh viện trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

Khoa Nhi – Bệnh viện Lê Văn Thịnh

Giới thiệu tóm tắt về đơn vị: Khoa Nhi trực thuộc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, là khoa lâm sàng có chức năng thực hiện thăm khám và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhi trong khu vực thành phố Thủ Đức và các khu vực lân cận (ví dụ Nhơn Trạch, Đồng Nai) Khoa Nhi tập trung điều trị nội trú và ngoại trú các mặt bệnh: Nhiễm, tiêu hóa, hô hấp sơ sinh, dinh dưỡng Bên cạnh đó là các hoạt động lâm sàng như sơ cấp cứu Nhi, khám sơ sinh và tiêm chủng cho người lớn/trẻ em Địa điểm cụ thể khi thu thập mẫu là phòng khám Nhi ngoại trú và phòng tiêm chủng thuộc khu C của Bệnh viện Lê Văn Thịnh

Số lượng mẫu thu thập: 37 khách thể đạt tiêu chí của mẫu nghiên cứu

Giới thiệu tóm tắt về đơn vị: Bệnh viện Nhi Đồng 1 được thành lập vào năm

1975, tọa lạc tại Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh – là bệnh viện tuyến đầu chuyên về Nhi khoa hàng đầu tại miền Nam, có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho trẻ Tôi dưới

12 tuổi tại TP HCM và các tỉnh thành lân cận Bệnh viện Nhi Đồng 1 luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và luôn không ngừng phát triển (Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2019) Địa điểm cụ thể khi thu thập mẫu là khu vực chờ thăm khám (dưới sân và gần cổng)

Số lượng mẫu thu thập: 45 khách thể đạt tiêu chí của mẫu nghiên cứu b) Các trường mầm non trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh: Bao gồm 2 trường tại Thành phố Thủ Đức và 1 trường tại Quận Bình Thạnh

Trường mầm non Vương quốc tí hon (Tiny Kingdom Preschool)

Giới thiệu tóm tắt về đơn vị: Trường mầm non tư thục Vương quốc tí hon tọa lạc tại thành phố Thủ Đức (Quận 2 cũ), được thành lập vào năm 2019 Trường là chi nhánh thứ hai của Tiny Kingdom ở Thành phố Hồ Chí Minh Hiện tại, trường đang tiếp nhận dạy học cho các trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi Số lượng các trẻ trong độ tuổi từ

6 – 24 tháng chỉ gói gọn trong 1 lớp với số lượng là 10 em (Kiddihub, n.d)

Số lượng mẫu thu thập: 5 khách thể đạt tiêu chí của mẫu nghiên cứu

Trường mầm non Sao Việt

Giới thiệu tóm tắt về đơn vị: Trường mầm non tư thục Sao Việt tọa lạc tại thành phố Thủ Đức (Quận 2 cũ) Với hơn 7 năm hình thành và phát triển thì hiện tại trường đang tiếp nhận dạy học cho các trẻ từ 12 tháng đến 6 tuổi Số lượng các trẻ trong độ tuổi từ 6 – 24 tháng chỉ gói gọn trong 1 lớp với số lượng khoảng 20 em (Kiddihub, n.d)

Số lượng mẫu thu thập: 10 khách thể đạt tiêu chí của mẫu nghiên cứu

Giới thiệu tóm tắt về đơn vị: Trường Mầm Non 25B là trường công lập tọa lạc ở vùng ven Quận Bình Thạnh Trước đây là nhà trẻ Hoa Phượng 25B, tuy nhiên từ tháng 9 năm 1997 sáp nhập nhà trẻ và mẫu giáo thành Trường mầm non 25B Hiện tại, trường tiếp nhận dạy học cho các trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi Số lượng các trẻ trong độ tuổi từ 6 – 24 tháng chỉ gói gọn trong 1 lớp với số lượng là 10 – 20 em (Kiều Thị Mai Trang, 2014)

Số lượng mẫu thu thập: 7 khách thể đạt tiêu chí của mẫu nghiên cứu

2.2.6 Quy trình sàng lọc mẫu

Bộ công cụ của đề tài được phát với số lượng lớn, chủ yếu các khách thể sẽ là người tự thực hiện mà không có nhà nghiên cứu chỉ dẫn ngay tại thời điểm đó, đặc biệt là khi mời gọi khách thể tham gia nghiên cứu bằng hình thức trực tuyến và khi được gửi vào các trường mầm non

Mặc dù đề tài đã cung cấp đầy đủ các thông tin tổng quan của nghiên cứu, tiêu chí của khách thể, tuy nhiên thực tế thì đa số người tham gia đều không thực sự đọc hết Do đó, nhà nghiên cứu thêm vào trong bộ công cụ vài câu hỏi để sàng lọc đúng nhóm khách thể theo tiêu chí của đề tài Cụ thể là :

- Thứ nhất là xác nhận khách thể chỉ có 1 đứa con : Chị có bao nhiêu đứa con ?

- Thứ hai là xác nhận tháng sinh của trẻ có nằm trong khoảng từ 6 tháng – 24 tháng : Con của chị được bao nhiêu tháng tuổi ?

- Thứ ba là xác nhận các vấn đề về sức khỏe tinh thần : Chị có đang thăm khám hoặc được chẩn đoán những vấn đề về sức khỏe tinh thần trong thời điểm hiện tại không ? (Ví dụ rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu )

Công cụ nghiên cứu

2.3.1 Thang đo quá tải vai trò của Reilly (1982)

Giới thiệu thang đo: Năm 1982, Reilly đã phát triển một thang đo để đo lường tình trạng quá tải vai trò Thang đo này đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu liên quan đến vai trò của người phụ nữ và nó xuất phát nền tảng từ lý thuyết vai trò của các nhà xã hội học Ngoài ra thì Reilly còn xây dựng thang đo dựa trên một thước đo trước đó về xung đột vai trò và sự mơ hồ về vai trò được thiết kế bởi House và Rizzo vào 1972 Nó là một bảng câu hỏi tự báo cáo bao gồm 13 mục đánh giá mức độ cảm thấy của các cá nhân bị choáng ngợp bởi trách nhiệm và thiếu thời gian cho bản thân Khách thể sẽ đánh dấu vào đáp án mà bản thân thấy phù hợp Trước đó họ được yêu cầu suy nghĩ về cảm nhận về tình trạng quá tải vai trò trong 2 tháng qua để quyết định về mức độ đồng ý với từng mục trên thang điểm kiểu Likert 5 điểm: từ 1 (rất không đồng ý) đến 5 (rất đồng ý) Kết quả được tính cộng dồn và điểm số nằm trong khoảng từ 13 đến 65 và dưới 13 là không có quá tải vai trò, với điểm số cao hơn thể hiện tình trạng quá tải vai trò nhiều hơn và điểm số thấp hơn thể hiện tình trạng quá tải vai trò ít hơn Reilly đã báo cáo Cronbach’s alpha là 0.88 Ngoài ra, trong một nghiên cứu về phụ nữ đã kết hôn, Perry-Jenkins và cộng sự (1992) đã báo cáo Cronbach’s alpha là 0.89

2.3.2 Bảng hỏi về mối quan hệ của Barbara Figueiredo (2008)

Giới thiệu thang đo: Barbara Figueiredo đã phát triển một bảng câu hỏi tự báo cáo ngắn gọn trong nghiên cứu Partner relationships during the transition to parenthood (2008) tên là Bảng hỏi về mối quan hệ (RQ) Liên tục trong gần 10 năm thì tác giả và các cộng sự đã sử dụng bảng hỏi này cho nhiều nghiên cứu với chủ đề tương tự và đều cho thấy tính nhất quán cao Bảng câu hỏi này được thiết kế để hoàn thành trong thời gian ngắn khoảng 3 – 4 phút Bên cạnh đó, bảng hỏi phù hợp cả với các ông bố và bà mẹ, được sử dụng để đánh giá các tương tác tích cực và tiêu cực của các cặp vợ chồng trong quá trình chuyển sang làm cha mẹ RQ gồm 12 mục và được chia thành 2 tiểu mục tương tác tích cực (8 mục – 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8 và 9) và tương tác tiêu cực (4 mục – 5, 10, 11, 12) Tiểu mục tương tác tích cực bao gồm cảm giác được hỗ trợ và chăm sóc, tình cảm, sự gần gũi và các hoạt động và sở thích chung (ví dụ: Bạn và đối tác của bạn có thể hiện tình cảm với nhau không?) Tiểu mục tương tác tiêu cực bao gồm cáu kỉnh, tranh luận và chỉ trích (ví dụ: Bạn và đối tác của bạn có cáu kỉnh với nhau không?) Trong nghiên cứu khách thể sẽ đánh dấu vào đáp án mà bản thân thấy phù hợp Trước đó họ được yêu cầu suy nghĩ và cảm nhận để quyết định về mức độ đồng ý với từng mục trên thang điểm kiểu Likert 4 điểm: từ 1 (không bao giờ) đến 4 (luôn luôn) Khi phân tích kết quả nhà nghiên cứu tiến hành đảo điểm

4 câu thuộc tương tác tiêu cực (5, 10, 11, 12); sau đó tính cộng dồn tất cả các câu lại và tổng điểm RQ càng cao thì mối quan hệ với bạn đời càng tốt (Figueiredo và cộng sự., 2008, 2018) Bảng hỏi cũng đã cho thấy độ tin cậy tốt với Cronbach's alpha là 0.79 cho thang đo tổng, 0.90 cho tiểu mục tích cực và 0.72 cho tiểu mục tiêu cực, cũng như độ tin cậy test-retest tốt (r = 0.74) cho tổng quy mô (Figueiredo và cộng sự., 2008)

2.3.3 Thang đo trầm cảm sau sinh Edinburgh (1987)

Giới thiệu thang đo: Thang đo trầm cảm sau sinh Edinburgh – EPDS được

J.Cox và cộng sự xây dựng năm 1987, đây là một bảng câu hỏi tự báo cáo bao gồm

10 mục để tìm hiểu các biểu hiện trầm cảm ở các phụ nữ đang mang thai và sau sinh trong vòng bảy ngày trước đó; ví dụ tâm trạng phiền muộn, cảm giác có lỗi, lo âu và các ý tưởng tự sát (Cox và cộng sự., 1987) Các mục bao gồm các câu như “Bạn có thể cười và cảm nhận những điều vui vẻ”, “Bạn nhìn về tương lai với niềm hân hoan” Thang đo đã được thử nghiệm rộng rãi ở các nền văn hóa khác nhau, được dịch ra nhiều thứ tiếng và được chuẩn hóa để phù hợp với từng quốc gia trên thế giới như Anh, Australia, Thụy Điển, Chile… Trong đó, phiên bản tiếng Bồ Đào Nha EPDS đã cho thấy sự nhất quán nội bộ tốt cho cả ông bố và bà mẹ và có giá trị hợp lý như một công cụ sàng lọc trầm cảm ở bà mẹ khi mang thai và sau khi sinh (Tendai và cộng sự., 2014); bên cạnh đó Cronbach’s alpha nằm trong khoảng từ 0,78 đến 0,88 cho mẹ và cha (Figueiredo và cộng sự., 2018) Năm 2011, Trần Tuấn đã báo cáo kết quả của độ tin cậy nội bộ Cronbach's alpha cho EPDS là 0,75 khi thực hiện tại Việt Nam (Tran, 2011) Trong nghiên cứu thì khách thể sẽ đánh dấu vào đáp án mà bản thân thấy phù hợp Trước đó họ được yêu cầu suy nghĩ về 7 ngày vừa qua để quyết định về mức độ đồng ý với từng mục trên thang điểm kiểu Likert 4 điểm: từ 0 (không bao giờ) đến 3 (hầu hết mọi lúc) Khi phân tích kết quả, nhà nghiên cứu tiến hành đảo điểm một số câu là 3, 5, 6, 7, 8, 9 và 10; sau đó tính cộng dồn tất cả các câu lại và tổng điểm nằm trong khoảng từ 0 đến 30 Tổng điểm số càng cao thì mức độ biểu hiện trầm cảm càng nhiều

2.3.4 Các biến số nhân khẩu

Các tài liệu trước đây cho rằng các triệu chứng trầm cảm thay đổi theo độ tuổi, độ dài trong mối quan hệ, trình độ đại học; đồng thời các biến này cũng đã được kiểm soát trong các phân tích hồi quy (Turner & McLaren, 2011) Vậy nên, ngoài 3 công cụ đo lường được đưa vào sử dụng ở phía trên, nhà nghiên cứu thiết lập thêm các thông tin về nhân khẩu (biến kiểm soát) vào bảng hỏi chung khi thu thập mẫu nghiên cứu: Độ dài trong mối quan hệ, độ tuổi và trình độ học vấn

- Độ tuổi: Tính theo năm dương lịch

- Trình độ học vấn: Phân theo nhóm từ Dưới tiểu học, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Trên trung học phổ thông

- Độ dài mối quan hệ: Tính từ thời điểm bắt đầu thiết lập mối quan hệ cặp đôi cho đến hiện tại.

Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11/2022 đến tháng 11/2023 Trong đó, thời gian thực hiện khảo sát thí điểm từ tháng 02/2023 và thời gian thu thập số liệu định lượng từ tháng 03/2023

Bước 1: Dịch xuôi và dịch ngược

Hai thang đo là Bảng hỏi về mối quan hệ (RQ) và Thang đo Quá tải vai trò (RO) được chuyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt, thông qua hoạt động của một nhóm dịch thuật Đội ngũ dịch thuật gồm bốn người – 2 nam, 2 nữ có trình độ tiếng Anh tốt và đều đã tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành tâm lý học, trong đó tất cả đều có các chứng chỉ tiếng Anh và/hoặc đang sống và làm việc tại đất nước sử dụng tiếng Anh Với quy trình dịch xuôi, hai thành viên (1 nam, 1 nữ) được phát hai thang đo gốc bằng tiếng Anh để tự thực hiện phần dịch của mình Cả hai thành viên sẽ họp lại để lần lượt đưa ra nhận xét, đánh giá của bản thân về ngữ nghĩa các mục đã được dịch và đưa ra một bản tổng hợp bằng tiếng Việt Sau đó, nhà nghiên cứu phát bản dịch thử nghiệm này cho 2 thành viên (1 nam, 1 nữ) còn lại trong nhóm dịch thuật tiến hành dịch ngược Quy trình về sau cũng được triển khai tương tự giống như dịch xuôi Bước 2: Tổng hợp hoàn chỉnh

Sau khi hoàn thiện bảng dịch sang tiếng Việt, nhà nghiên cứu lựa chọn 2 – 3 khách thể phù hợp với tiêu chí chọn mẫu để thực hiện bước lượng giá dịch thuật để làm rõ các tiêu chí đầu ra cho công cụ được thích ứng (ví dụ: Khi đọc qua 2 thang đo thì khách thể có đánh giá thấy ngữ nghĩa rõ ràng, phù hợp với bối cảnh văn hóa không? Hoặc có mục nào khó hiểu và gây mâu thuẫn không?) Điều chỉnh lần cuối và hoàn thiện bảng dịch để phục vụ cho việc khảo sát thí điểm

Bộ công cụ của đề tài được tiến hành khảo sát thử thông qua nền tảng mạng xã hội Sau đó, nhà nghiên cứu tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo được thực hiện bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thông qua phần mềm xử lý SPSS cho cả hai thang đo là Quá tải vai trò (ROS) và Bảng hỏi về mối quan hệ (RQ) Quá trình khảo sát thử cụ thể như sau:

Lần 1 – Khảo sát thử trên 39 khách thể trên cả 2 thang đo Thang đo Quá tải vai trò của Reilly (bao gồm 13 câu hỏi) có kết quả độ tin cậy là 0.914 (Phụ lục 3.2.1) cho thấy đây là thang đo lường tốt Bảng hỏi về Mối quan hệ của Barbara Figueiredo (bao gồm 12 câu hỏi) có kết quả độ tin cậy là 0.860, tuy nhiên trong thang đó có câu RQ10 gặp vấn đề với hệ số tương quan biến tổng là - 0.326 trong khi các biến quan sát còn lại đều lớn hơn 0.3 (Phụ lục 3.2.2) Điều này cho thấy bảng dịch đầu tiên cần điều chỉnh

Lần 2 – Trước khi khảo sát thí điểm lần 2, nhà nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 5 – 7 khách thể đã tham gia thực hiện khảo sát thí điểm lần 1 Tập trung làm rõ cách hiểu của từng khách thể với hai cách dịch của câu RQ10 – Do you feel upset when your partner is away from you? (Bản gốc):

- Cách 1 – Chị có cảm thấy khó chịu khi chồng của chị không ở bên cạnh chị không? (Đây là câu được đưa vào bộ công cụ để khảo sát thí điểm lần 1)

- Cách 2 – Chị có cảm thấy buồn và khó chịu khi chồng ở xa chị không? (Đây là câu được dịch sát nghĩa bản gốc, away from – có hàm nghĩa về khoảng cách) Tổng kết phỏng vấn, đa số các khách thể (5 người) hiểu theo hai nghĩa khác nhau về hai cụm từ “ở bên cạnh” và “ở xa”; “ở bên cạnh” nghĩa là chỉ không ở bên cạnh trong thời gian ngắn (ví dụ chồng đi làm và chiều tối về) còn “ở xa” nghĩa là ở một khu vực khác và không ở cạnh (ví dụ chồng đi làm xa và ở lại chỗ làm không về nhà) Vậy nên, khi lựa chọn mức đánh giá về cảm nhận “buồn và khó chịu” ở cách dịch đầu thì khách thể chỉ chọn mức 2 (chỉ thỉnh thoảng buồn và khó chịu) và ở cách dịch hai thì chọn mức 3 (thường xuyên) hoặc 4 (luôn luôn) Điều này có thể đã gây ra vấn đề trong chỉ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha khi khảo sát lần đầu tiên Chỉ có

2 khách thể hiểu cả hai cách dịch này như nhau và cũng không có sự khác biệt trong việc lựa chọn mức tự đánh giá cảm nhận

Nhà nghiên cứu điều chỉnh lại bảng hỏi một lần nữa và sử dụng cách dịch số

2 cho câu RQ10 – Chị có cảm thấy buồn và khó chịu khi chồng ở xa chị không? Tiếp tục khảo sát thử trên 22 khách thể với Bảng hỏi về Mối quan hệ Sau đó, nhà nghiên cứu tiến hành kiểm định và kết quả độ tin cậy là 0.818, tuy nhiên câu RQ10 vẫn tiếp tục gặp vấn đề với hệ số tương quan biến tổng là 0.084 (Phụ lục 3.2.3) Nhà nghiên cứu quyết định loại bỏ câu RQ10 và chỉ sử dụng 11 câu còn lại để tiến hành phân tích dữ liệu chính thức

2.4.4 Bàn luận về vấn đề thích nghi Bảng hỏi Mối quan hệ (RQ)

Từ kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha đều cho thấy biến quan sát RQ10 có hệ số tương quan biến tổng lần lượt là - 0.326 và 0.084 đều nhỏ hơn 0.3 Nhà nghiên cứu đã quyết định bỏ RQ10 ra khỏi bảng hỏi về Mối quan hệ để tiến hành các kiểm định chính trong đề tài

Trong 2008, Figueiredo đã phát triển bảng câu hỏi này để đo lường về độ hài lòng trong hôn nhân với cảm nhận tích cực và tiêu cực Biến quan sát RQ10 – Do you feel upset when your partner is away from you? là một trong những biến quan sát thuộc cảm nhận tiêu cực, nghĩa là nếu cặp vợ chồng xa nhau trong giai đoạn này thì họ sẽ thấy khó khăn, buồn phiền và khó chịu (làm giảm đi độ hài lòng trong mối quan hệ) Tác giả đã báo cáo rằng những cặp vợ chồng sống cùng nhau có điểm số về mối quan hệ bạn đời tốt hơn ở những cặp vợ chồng không sống cùng nhau Dữ liệu tương tự đã được báo cáo bởi những người khác (Cox và cộng sự., 1999; Diaz và cộng sự., 2007), và họ gợi ý rằng mối quan hệ với đối tác trong TTP bị ảnh hưởng bởi việc cặp đôi đó có đang sống cùng nhau hay không Tác giả đã đề xuất rằng đây là khía cạnh cần được đánh giá khi sàng lọc cha mẹ để can thiệp sớm (Figueiredo và cộng sự., 2008) Bên cạnh đó, nhóm khách thể tham gia nghiên cứu đa số sống ở Mỹ với nhiều nhóm sắc tộc khác nhau (ví dụ: người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ da đen và Mỹ da trắng) Khi tiếp tục nghiên cứu về TTP thì Figueiredo vẫn giữ nguyên các biến quan sát và báo cáo kết quả độ tin cậy tốt với Cronbach's alpha là 0.79 cho thang đo tổng, 0.90 cho tiểu mục tích cực và 0.72 cho tiểu mục tiêu cực, cũng như độ tin cậy test- retest tốt (r = 0.74) cho tổng quy mô (Figueiredo và cộng sự., 2008)

Với hai lần thử nghiệm về Cronbach’s Alpha ở khách thể là người Việt Nam thì yếu tố về việc sống cùng nhau và không sống cùng nhau cho thấy một kết quả rất khác Biến quan sát RQ10 từ một yếu tố thuộc cảm nhận tiêu cực được chuyển hẳn sang cảm nhận tích cực (Phụ lục 3.2.2 và 3.2.3) Nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành kiểm định độ tin cậy lần 3 với lượng mẫu là 148 thì vẫn cho thấy kết quả của hệ số tương quan biến tổng của RQ10 là - 0.226 (Phụ lục 3.2.6) Vì vậy, sau quá trình thí điểm thì đề tài tiến hành phỏng vấn 7 – 10 khách thể về ý nghĩ và cảm nhận của họ trong việc lựa chọn thang điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách thể đến từ vấn đề tài chính, sự hỗ trợ của các thành viên khác trong gia đình Điều này gợi ý cho nhà nghiên cứu cần tìm hiểu về tình trạng sinh sống ở Việt Nam khi các gia đình tập trung vào kiếm tiền cho sinh hoạt sống và vì thế người vợ thấy an tâm khi có bà nội/ngoại ở bên cạnh cùng mình chăm sóc trẻ

Trong văn hóa ở cả phương Đông và phương Tây thì phụ nữ vẫn có nhiều khả năng xin nghỉ phép và giảm giờ làm sau khi sinh con đầu lòng nhiều hơn nam giới; điều này dẫn đến những thay đổi về mặt kinh tế của gia đình trong TTP Gần đây nhất vào năm 2022, Kingsbury và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu về những yếu tố dự báo cho độ hài lòng trong hôn nhân ở TTP Trong đó, đề tài khảo sát mức độ căng thẳng tài chính ở những người tham gia là cặp vợ chồng đó là “liệu gia đình có thể xoay xở nếu không có thu nhập của vợ khi đang mang thai hay không” và nghiên cứu cho thấy căng thẳng tài chính là một trong những yếu tố dự báo cho việc suy giảm độ hài lòng trong hôn nhân khi có con đầu lòng (Kingsbury và cộng sự., 2022) Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây căng thẳng ở nhiều cá nhân và các cặp vợ chồng người Mỹ chính là vấn đề tài chính (Financial Services, 2022) Từ năm

1960 đến 2000, tỷ lệ có việc làm của các bà mẹ có con nhỏ tăng nhanh hơn bất kỳ nhóm nào khác, từ 28% lên 65% (Cotter và cộng sự., 2007) Đi cùng với sự phát triển của thế giới những thập kỷ qua thì phụ nữ có nhiều khả năng tiếp tục làm việc sau khi sinh (Juhn & McCue., 2017; Musick và cộng sự., 2017) Phụ nữ quay lại làm việc nhanh hơn so với trước đây (Laughlin, 2011) và ít có khả năng rời khỏi thị trường lao động khi chuyển sang giai đoạn làm mẹ (Byker, 2015; Musick và cộng sự., 2017) Đáng ngạc nhiên nhất khi Việt Nam là quốc gia có 70% phụ nữ quay trở lại làm việc sau khi sinh con để đảm bảo nguồn thu nhập cho gia đình Mặc dù đã có các chính sách hỗ trợ cho giai đoạn nghỉ thai sản nhưng đối tượng thụ hưởng chính sách mới chỉ giới hạn trong khoảng 36% bởi vì có rất nhiều phụ nữ đang làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức 1 và họ không được thừa hưởng chính sách này (Minh Hà, 2023) Kể từ 2015 đã có chế độ nghỉ thai sản dành cho nam giới tuy nhiên chỉ dành cho những người tham gia vào BHXH (Bảo hiểm xã hội điện tử, n.d), nếu không tham gia BHXH thì họ phải tiếp tục hoạt động công việc để đảm bảo thu nhập cho gia đình Vậy nên, dường như ở Việt Nam việc duy trì và đảm bảo tài chính cho gia đình được đặt lên hàng đầu

Bên cạnh vấn đề tài chính thì sự hỗ trợ của các thành viên khác trong gia đình cũng là một trong những yếu tố quan trọng Nó thường được coi là có lợi cho những người mới làm cha mẹ về khả năng hỗ trợ vật chất, tình cảm hoặc tâm lý xã hội (Mbekenga và cộng sự, 2010, 2011) Tài liệu từ các quốc gia khác nhau cho thấy hỗ trợ xã hội là một thành phần thiết yếu để tăng cường kết quả tích cực cho các gia đình trải qua các sự kiện chuyển tiếp trong cuộc sống, chẳng hạn như sinh con và nuôi dạy con cái (Mbekenga và cộng sự, 2010, Habel và cộng sự, 2015, Hamelin-Brabant và cộng sự, 2015) Tương tự trong lý thuyết hệ thống của Carolyn Pape Cowan và Philip

Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức thuộc Khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt theo quyết định số 39/GXN-XHNV-TLH, ngày 20 tháng 02 năm 2023 (Phụ lục 2)

Khách thể tham gia nghiên cứu được giải thích hoặc được cung cấp rõ ràng về mục đích của nghiên cứu và có quyền từ chối tham gia trả lời bảng hỏi Sau đó, nếu đồng ý thì khách thể sẽ ký vào bản đồng thuận tham gia nghiên cứu Trong quá trình thực hiện, khách thể có quyền không trả lời bất cứ câu hỏi nào mà không muốn trả lời cũng như có quyền được dừng phỏng vấn giữa chừng vì bất cứ lý do gì Các thông tin cá nhân của khách thể hoàn toàn được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, vậy nên chỉ người làm nghiên cứu và hội đồng nghiên cứu được quyền truy cập vào kho dữ liệu

Trước khi thu thập dữ liệu, nhà nghiên cứu đã liên hệ đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe tinh thần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Phụ lục 1.3) để giới thiệu và đề xuất chuyển gửi những trường hợp khách thể bị kích hoạt những vấn đề khó khăn khi đọc và thực hiện khảo sát, các tổ chức này sẽ tạo điều kiện để hỗ trợ kịp thời Với các khách thể thực hiện khảo sát trực tuyến, sau khi thực hiện trên nền tảng Google Form sẽ hiện 1 danh sách các cơ sở, đơn vị hỗ trợ sức khỏe tinh thần Còn với các khách thể thực hiện khảo sát trực tiếp thì sau được nhà nghiên cứu phát một danh sách giấy (cỡ A5) cũng với nội dung tương tự

Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu cũng để lại thông tin cá nhân và thông tin của Khoa Tâm lý học trong bảng đồng thuận nghiên cứu (Phụ lục 1.1), các khách thể nghiên cứu đều có thể liên hệ trực tiếp với nhà nghiên cứu hoặc gián tiếp với Khoa Tâm lý học để được giải đáp hoặc được hỗ trợ kịp thời.

Kế hoạch phân tích dữ liệu

Sử dụng phần mềm phần tích dữ liệu SPSS (Statistical Package for Social Sciences) phiên bản 25.0 dành cho Windows và ứng dụng Macro Process của tiến sĩ Andrew F Hayes (Hayes, 2013) trên SPSS (cho phân tích chính là mô hình điều tiết đơn giản)

Bước đầu tiên, nhà nghiên cứu kiểm tra các thang đo bằng cách phân tích Cronbach’s Alpha, sau đó thực hiện thống kê mô tả đặc điểm mẫu với các giá trị như tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (SD) và phạm vi điểm

Bước tiếp theo, để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 1, 2 và 3 thì nhà nghiên cứu sử dụng phân tích tương quan Pearson, tuy nhiên trước đó nhà nghiên cứu sẽ kiểm tra giả định của tương quan Pearson (ví dụ như kiểm tra biến số từ thang khoảng trở lên, phân phối chuẩn, điểm dị biệt, mối quan hệ tuyến tính) Nếu giả định không thỏa, thì tương quan Spearman sẽ được sử dụng thay thế cho tương quan Pearson

Cuối cùng, để kiểm tra vai trò của biến điều tiết là tình trạng quá tải vai trò trong nghiên cứu này, nhà nghiên cứu sử dụng phân tích mô hình điều tiết đơn giản bằng hồi quy tuyến tính (Hayes, 2013) Trong tất cả các phân tích thì mức độ hài lòng trong mối quan hệ hôn nhân, tình trạng quá tải vai trò và sự tương tác giữa mức độ hài lòng trong mối quan hệ hôn nhân và tình trạng quá tải vai trò là biến dự đoán Mức ý nghĩa được xác định là p < 0.05 cho tất cả các phân tích hồi quy

Kết thúc chương 2, các phương pháp và cách triển khai đề tài đã được nhà nghiên cứu trình bày rõ ràng với các mô tả cụ thể về tiêu chí sàng lọc – chọn mẫu, các công cụ đo lường, quy trình thực hiện nghiên cứu và kế hoạch phân tích dữ liệu

Tiếp theo đến chương 3, nhà nghiên cứu sẽ trình bày kết quả và nêu một số ý tưởng bàn luận xoay quanh các giả thuyết đã được kiểm định.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Kết quả

3.1.1 Sơ lược về khách thể nghiên cứu

Nhà nghiên cứu sử dụng công cụ Stats Tools Package (Gaskin, 2016) để vệ sinh dữ liệu từ tổng số lượng khách thể được thu thập trong khảo sát chính thức là

186 còn lại 148 dùng để phân tích kết quả, cụ thể như sau:

Bảng 3 2 Đặc điểm nhân khẩu

Thời gian mối quan hệ (năm) 4.74 3.201

Cảm nhận về cuộc sống vợ chồng

Loại do có điểm dị biệt 14

Loại do các câu lựa chọn trùng trên 5 câu thuộc 1 bảng hỏi 22

Mẫu còn lại dùng để phân tích 148

Chồng là trụ cột kinh tế 3.64 1.326

Hài lòng về mối quan hệ vợ chồng 4.46 0.836

Có người khác hỗ trợ chăm con 3.98 1.454

Ghi chú: Điểm số ở các câu thuộc “Cảm nhận về cuộc sống vợ chồng” được tính từ

1 (Không đồng ý hoàn toàn) đến 5 (Đồng ý hoàn toàn)

Trong tổng số lượng khách thể tham gia nghiên cứu thì tuổi trung bình mà phụ nữ mang thai lần đầu là dưới 30 tuổi (M = 28.09, SD = 4.429), bên cạnh đó trình độ học vấn trên trung học phổ thông chiếm ưu thế vượt trội với 77% và khoảng thời gian trung bình gắn bó mối quan hệ của cặp đôi là trên 4 năm (M = 4.74, SD = 3.201)

Nhìn chung trong TTM thì nhóm khách thể này khá hài lòng về mối quan hệ vợ chồng (M = 4.46, SD = 0.836), ngoài ra thì trung bình những người chồng cũng đảm nhiệm vai trò trụ cột kinh tế chính (M = 3.64, SD = 1.326) và đa số các cặp vợ chồng đều có sự hỗ trợ của những người khác (M = 3.98, SD = 1.454) với 79,1 % (Phụ lục 3.3.1)

Nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành các bước xử lý số liệu, kiểm định các giá trị để làm rõ các câu hỏi nghiên cứu trong đề tài này Bước đầu tiên sẽ kiểm tra dữ liệu chung ban đầu, các thang đo ROS, RQ và EPDS lần lượt được sử dụng để tìm hiểu về tình trạng quá tải vai trò, độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm trong nhóm khách thể nghiên cứu Số liệu chi tiết được hiển thị trong bảng dưới đây:

Bảng 3 3 Thống kê mô tả ROS, RQ, EPDS Mean SD Min Max Skewness Shapiro-Wilk

Kiểm tra thống kê mô tả đối với các thang đo ROS, RQ và EPDS cho thấy cả ba tập dữ liệu đều không có điểm dị biệt, trong đó phân phối dữ liệu của RQ và EPDS bị lệch âm còn ROS khá cân xứng Trong nhóm khách thể của nghiên cứu này thì cảm nhận về tình trạng quá tải vai trò ở ngưỡng trung bình, không quá cao cũng không quá thấp (M = 35.24, SD = 11.538), mặt khác độ hài lòng trong hôn nhân khá cao (M

= 34.80, SD = 4.687) và các biểu hiện trầm cảm trung bình tương đối thấp (M = 9.07,

SD = 5.674) Tuy nhiên, thống kê tần suất thang đo EPDS còn cho thấy có 28 khách thể, tương đương với 19% người tham gia có điểm số từ 1 trở lên ở câu số 10 (EPDS10) và họ có điểm toàn thang từ 11 – 13 điểm (Phụ lục 3.3.3) Ngoài ra còn có

31 khách thể (21.3%) có điểm số toàn thang EPDS từ 14 trở lên (Phụ lục 3.3.2) Theo đề xuất của Walfisch và cộng sự (2011) cần liên hệ với các khách thể này để có quá trình đánh giá và can thiệp kịp thời về sức khỏe tinh thần

3.1.2.2 Phân tích tương quan Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 1, 2 và 3 về mối liên hệ giữa tình trạng quá tải vai trò, mức độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm, kiểm định tương quan Pearson’r được sử dụng, số liệu chi tiết được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3 4 Tương quan Pearson’r giữa ROS, RQ và EPDS

Ghi chú: ** Tương quan có ý nghĩ ở mức độ 0.01 (2 đuôi)

Qua kết quả của bảng 3.4 cho thấy:

Mức độ hài lòng trong hôn nhân có tương quan nghịch đến mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ, r (148) = -.395, p < 001 Điều này có nghĩa là những người lần đầu làm mẹ có mức độ hài lòng trong hôn nhân càng cao thì mức độ biểu hiện trầm cảm càng thấp và ngược lại

Mức độ hài lòng trong hôn nhân có tương quan nghịch đến tình trạng quá tải vai trò ở những người lần đầu làm mẹ, r (148) = -.440, p < 001 Điều này có nghĩa là những người lần đầu làm mẹ có mức độ hài lòng trong hôn nhân càng cao thì tình trạng quá tải vai trò càng thấp và ngược lại

Tình trạng quá tải vai trò có tương quan thuận đến mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ, r (148) = 546, p < 001 Điều này có nghĩa là những người lần đầu làm mẹ có tình trạng quá tải vai trò càng cao thì mức độ biểu hiện trầm cảm càng cao và ngược lại

Như vậy, từ kết quả nêu trên các giả thuyết 1, 2 và 3 đã được chứng minh

3.1.2.3 Mô hình điều tiết đơn giản Để kiểm tra giả thuyết số 4 “Tình trạng quá tải vai trò là yếu tố điều tiết trong mối quan hệ giữa mức độ hài lòng trong hôn nhân với mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ”, mô hình điều tiết đơn giản được sử dụng (Hayes, 2013)

Bảng 3 5 Mô hình điều tiết với dữ liệu ROS gốc

Coeff SE t p LLCI ULCI constant 8.895 425 20.928 000 8.055 9.736

Nhà nghiên cứu đã kiểm định giả thuyết cuối cùng với tập dữ liệu ROS gốc và với kết quả trong bảng 3.5, phân tích điều tiết cho thấy sự tương tác giữa quá tải vai trò và mức độ hài lòng trong hôn nhân không có ý nghĩa thống kê (p = 340) trong việc dự đoán mức độ biểu hiện trầm cảm; nghĩa là quá tải vai trò trong trường hợp này không có tác dụng điều tiết mối quan hệ giữa mức độ hài lòng trong nhân nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ Do vậy, giả thuyết 4 không được ủng hộ

❖ Dữ liệu ROS được cut-off

Sau khi kiểm định với dữ liệu của ROS gốc cho thấy kết quả không có ý nghĩa thống kê thì nhà nghiên cứu tiến hành cắt dữ liệu, đầu tiên là chia đôi sau đó là chia bốn, chi tiết như sau:

Dữ liệu được cắt đôi sẽ có 2 nhóm – nhóm 1 bao gồm điểm dưới 36 và nhóm 2 gồm điểm trên 36

Dữ liệu được cắt bốn sẽ có 4 nhóm

Kế tiếp, nhà nghiên cứu vẫn sử dụng phương pháp phân tích mô hình điều tiết đơn giản để kiểm tra giả thuyết cuối cùng với các tập dữ liệu được cắt đôi và cắt bốn, cụ thể như sau:

Bảng 3 6 Mô hình điều tiết với dữ liệu ROS được cut-off

Bàn luận

3.2.1 Mối quan hệ giữa tình trạng quá tải vai trò, độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm

Kết quả nghiên cứu này không có gì đáng ngạc nhiên mà một phần nó bổ sung thêm cho các nghiên cứu về TTP và TTM trong bối cảnh văn hóa Việt Nam bởi vì nó đồng nhất với lịch sử nghiên cứu hiện tại trên thế giới Cụ thể, nghiên cứu đã chứng minh được 3 giả thuyết như sau (1) Mức độ hài lòng trong hôn nhân có tương quan nghịch đến mức độ biểu hiện trầm cảm, (2) Mức độ hài lòng trong hôn nhân có tương quan nghịch đến tình trạng quá tải vai trò và (3) Tình trạng quá tải vai trò có tương quan thuận đến mức độ biểu hiện trầm cảm Với giả thuyết cuối cùng, tình trạng quá tải vai trò không là yếu tố điều tiết trong mối quan hệ giữa mức độ hài lòng trong hôn nhân với mức độ biểu hiện trầm cảm ĐỘ HÀI LÒNG TRONG HÔN NHÂN

MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN TRẦM CẢM

Mô hình 3 Mô hình dự đoán cho mức độ biểu hiện trầm cảm Đầu tiên dựa vào bảng 3.4, nghiên cứu đã chứng minh được giả thuyết 1 và kết quả này đã được tìm thấy trong rất nhiều tài liệu khác nhau, ví dụ trong nghiên cứu của Matthey, Barnett, Ungerer và Waters (2000) cũng nêu rằng có mối quan hệ giữa các yếu tố về tâm trạng chán nản và mối quan hệ bạn đời, nhất là đối với các bà mẹ (Matthey và cộng sự., 2000) Một nhóm tác giả là Figueiredo và cộng sự đã dành hơn 10 năm đóng góp các kết quả nghiên cứu của mình trong lĩnh vực nghiên cứu về sức khỏe tinh thần ở TTM và TTP Trong đó có 1 nghiên cứu năm 2018 cho thấy kết quả khá tương đồng với đề tài này đó là khi mối quan hệ hôn nhân tiêu cực hơn, những người mẹ (có cả các ông bố) đều có các triệu chứng trầm cảm gia tăng mạnh hơn từ 3 đến 30 tháng sau sinh (Figueiredo và cộng sự., 2018) Ngoài ra, Norhayati, Hussain, Asrenee, and Emilin (2015) đã thực hiện một nghiên cứu tổng hợp từ năm

2005 đến năm 2014 về các yếu tố liên quan đến biểu hiện trầm cảm, trong đó có mối quan hệ không tốt với người bạn đời (Norhayati và cộng sự., 2015) Vậy nên với tương quan này, đề tài đã kế thừa được các kết quả nghiên cứu trước đây và sự kế thừa này hợp lý trên mặt số liệu được công bố Ngoài ra, trong nghiên cứu này còn tiến hành các kiểm định về hồi quy, dựa vào bảng 3.7 cho thấy các kết quả đó là mức độ hài lòng trong hôn nhân là một biến dự báo nghịch và có ý nghĩa cho mức độ trầm cảm Kết quả này tương đồng với những tài liệu được công bố trên thế giới Điển hình như trong nghiên cứu cắt dọc của Kingsbury và cộng sự (2015) mô tả các biểu hiện trầm cảm của phụ nữ trong 21 năm sau khi sinh con và xác định các yếu tố dự báo sớm về quỹ đạo trầm cảm của các bà mẹ sau sinh Nghiên cứu đã báo cáo kết quả các mối quan hệ hôn nhân không tốt dự đoán sẽ làm gia tăng các triệu chứng lo âu và/hoặc trầm cảm và được xác định là một yếu tố nguy cơ cao gây ra trầm cảm sau sinh trong cho phụ nữ về lâu dài (Kingsbury và cộng sự., 2015) Cùng cũng năm 2015 thì Norhayati và cộng sự đã báo cáo một kết quả tương tự về việc mối quan hệ trong hôn nhân tiêu cực sẽ là một yếu tố dự báo mạnh cho trầm cảm sau sinh ở những người lần đầu làm mẹ (Norhayati và cộng sự., 2015) Tiếp đến 2018, nghiên cứu của Bárbara Figueiredo về nhóm khách thể những người lần đầu làm cha mẹ đã cho thấy độ hài lòng trong hôn nhân là yếu tố dự báo mạnh mẽ cho sự hạnh phúc của cá nhân, duy trì mối quan hệ của cặp vợ chồng và các vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm và lo âu (Figueiredo, 2018)

Thứ hai dựa vào bảng 3.4, nghiên cứu đã chứng minh được giả thuyết 2 Với tương quan này, đề tài đã kế thừa được các kết quả nghiên cứu trước đây đó là tình trạng quá tải vai trò có liên quan đến việc làm giảm sự hài lòng cả trong gia đình và công việc (Kahn và cộng sự., 1964; Cooke & Rousseau, 1984; Barnett & Baruch, 1985; Bacharach và cộng sự., 1991; Frone và cộng sự., 1997) Cụ thể hơn là nghiên cứu của Pleck và cộng sự (1980) cho thấy tình trạng quá tải vai trò có liên quan đến việc làm giảm sự hài lòng trong mối quan hệ hôn nhân khi mà thời gian và năng lượng của một người bị cạn kiệt bởi sự tham gia của quá nhiều vai trò (Pleck và cộng sự 1980) Ngoài ra, còn có nghiên cứu của Perry-Jenkins và cộng sự (2017) trong TTP cũng đưa ra kết quả đó là khi tình trạng quá tải của cha mẹ tăng lên thì các báo cáo về xung đột trong mối quan hệ cũng tăng lên

Thứ ba dựa vào bảng 3.4, nghiên cứu đã chứng minh được giả thuyết 3 và phát hiện này nhất quán với những tài liệu được công bố trên thế giới Từ năm 1975 thì tác giả Pearlin đã đưa ra kết quả rằng “quá tải công việc nhà” làm tăng khả năng trầm cảm ở những người phụ nữ đã kết hôn và có việc làm (Pearlin, 1975) Nghiên cứu của Glynn và cộng sự (2009) về tình trạng quá tải vai trò và sức khỏe tâm thần ở phụ nữ cũng cho thấy đây là 2 yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ (Glynn và cộng sự, 2009) Gần đây nhất vào 2017, Perry-Jenkins nghiên cứu về TTP đưa ra những kết luận tương đồng với đề này này, đầu tiên là gia tăng tình trạng quá tải vai trò có liên quan tích cực đến trầm cảm Thứ hai, tác giả còn cho thấy một kết quả sâu hơn khi tình trạng quá tải của các ông bố và bà mẹ tăng lên thì các triệu chứng trầm cảm của họ cũng tăng theo, ở các bà mẹ thì với mỗi đơn vị của quá tải vai trò thì mức độ trầm cảm sẽ tăng thêm 1.06% (Perry-Jenkins., 2017) Kết quả thứ hai này tương tự với các kiểm định về hồi quy thuộc đề tài này, dựa vào bảng 3.7 cũng cho thấy các kết quả đó là quá tải vai trò là một biến dự báo thuận và có ý nghĩa cho mức độ trầm cảm

Cuối cùng dựa vào các bảng 3.5 – 3.6, nghiên cứu đưa ra kết quả tình trạng quá tải vai trò không là yếu tố điều tiết trong mối quan hệ giữa mức độ hài lòng trong mối quan hệ hôn nhân với mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ Mặc dù nghiên cứu tìm thấy rằng tình trạng quá tải vai trò của người mẹ dự đoán đáng kể mức độ biểu hiện trầm cảm, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy rằng tình trạng quá tải vai trò điều tiết cho mối quan hệ giữa độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người mới làm mẹ Điều này có thể cho thấy tình trạng quá tải vai trò nên được xem xét là một trong những yếu tố dự đoán độc lập đóng góp vào việc gia tăng các biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ (xem bảng 3.7) và cần được mở rộng nghiên cứu trên một nhóm mẫu phổ lớn hơn tại Việt Nam Đề tài này đã tham khảo việc tính kích cỡ mẫu trong một phần mềm là G-power, tuy nhiên khi tham khảo thêm các nghiên cứu về điều tiết trong việc xem độ mạnh – yếu của mối quan hệ giữa độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm thì các tác giả thường thu thập lượng mẫu trung bình gần 200 khách thể trở lên Bên cạnh đó thì thiết kế nghiên cứu đa phần là cắt dọc đã giúp cho các nghiên cứu có được một bức tranh tổng quát hơn liên quan đến những thay đổi về độ hài lòng trong hôn nhân và các biểu hiện trầm cảm Ví dụ nghiên cứu của Vento và Cobb năm

2011 đã thực hiện một nghiên cứu kéo dài 2 năm với 190 cặp đôi (380 người) đã chứng minh được căng thẳng mãn tính điều tiết mối quan hệ này, bên cạnh đó củng cố mạnh mẽ cho khía cạnh độ hài lòng trong hôn nhân dự báo mức độ biểu hiện trầm cảm Cả hai tác giả cho rằng việc thu thập lượng cỡ mẫu lớn là một thế mạnh trong nghiên cứu của họ bởi vì nó sẽ cung cấp đủ sức mạnh thống kê cho các nghiên cứu có thiết kế đa biến, cũng như khi các biến kết quả được đo lường ở cấp độ liên tục, thứ tự hoặc phân loại/định danh (Vento & Cobb, 2011) Một nghiên cứu khác theo chiều dọc của Lachance-Grzela & Bouchard (2009) đã thử nghiệm về mô hình điều tiết – trung gian với 150 cặp vợ chồng (300 người), theo đó các nỗ lực lập kế hoạch mang thai sẽ điều tiết mối liên hệ giữa tình trạng hôn nhân và sự hài lòng trong việc nuôi dạy con cái và quá trình điều tiết này được điều chỉnh bởi tình trạng quá tải vai trò Với số lượng mẫu lớn và thiết kế cắt dọc là một trong những ưu điểm của nghiên cứu này (Lachance-Grzela & Bouchard, 2009) Ngoài những vấn đề về phương pháp nghiên cứu thì yếu tố văn hóa và bối cảnh sinh sống tại Việt Nam có thể đã tạo nên nhiều khác biệt lớn Trong nhóm khách thể của nghiên cứu này có đến 79,1% các bà mẹ (Phụ lục 3.3.1) đều có sự hỗ trợ của những người khác, yếu tố này có thể đã phần nào tác động và giúp những người mới làm mẹ có thể hoàn thành các trách nhiệm của mình một cách phù hợp mà không cảm thấy quá tải và kiệt quệ Thậm chí, họ cũng sẽ có thời gian dành cho bản thân và mối quan hệ quan hệ vợ chồng mà không phải luôn túc trực chỉ cho một hoạt động duy nhất là chăm sóc trẻ Một nghiên cứu ở Việt Nam của tác giả Trần Thơ Nhị năm 2018 cũng đã cho thấy tỉ lệ các bà mẹ có sự hỗ trợ của người khác chiếm tỷ lệ phần trăm cao (95,3%) và những bà mẹ không được gia đình hỗ trợ sau sinh có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp hơn 3 lần so với được gia đình hỗ trợ (Trần Thơ Nhị, 2018) Ngoài quan điểm của Carolyn Pape Cowan và Philip A Cowan thì các tác giả khác thuộc trường phái hệ thống cũng đã trình bày về việc liên hệ đến gia đình gốc của các cặp vợ chồng – thường là cha mẹ của họ (Aubel, 2021) Thêm vào đó các lý thuyết về văn hóa tập thể (collectivist cultures) đã nêu lên một trong những khía cạnh nổi bật ở TTP về việc xem người lớn tuổi là “thầy” của các thế hệ sau và các thành viên phụ thuộc lẫn nhau (Aubel, 2021; Ngọc Vũ, 2014) Vậy nên, nhu cầu kết nối và kêu gọi sự giúp đỡ của những người mẹ với gia đình gốc của họ trong TTM là rất lớn – một nét đặc trưng có thể thấy rõ trong mỗi gia đình, đặc biệt là ở các nước Châu Á trong đó có Việt Nam Một yếu tố khác liên quan trực tiếp đến văn hóa Việt Nam đó là quan niệm vai trò của người phụ nữ trong gia đình rất được đề cao, đặc biệt là khi trở thành một người mẹ Khi họ nắm giữ rất nhiều sự kỳ vọng từ các thành viên, thậm chí còn được gửi vị trí điều hòa các mối quan hệ và xây dựng hạnh phúc trong gia đình (Nhật Quỳnh, 2022; Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, 2010) dường như điều này trở thành giá trị, niềm vui và trách nhiệm được mặc định Như vậy, các nghiên cứu hiện đại cần xem xét và lưu ý đến yếu tố văn hóa vô cùng đặc biệt này có thể đã đóng góp những ảnh hưởng vào lĩnh vực nghiên cứu về TTP/TTM

3.2.2 Đóng góp và hạn chế của nghiên cứu

Với kết quả nghiên cứu và đánh giá nêu trên, đề tài đã đóng góp cho hệ thống các nghiên cứu tâm lý một góc nhìn về quá trình chuyển đổi sang làm mẹ ở ba yếu tố về tình trạng quá tải vai trò, độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm trong bối cảnh văn hóa Việt Nam Đồng thời, nghiên cứu đã chỉ ra được những mối quan hệ giữa ba yếu tố này Bên cạnh đó, đề tài cũng mang ý nghĩa như một cơ sở gợi dẫn thiết thực để tiến hành các nghiên cứu sâu hơn bởi vì nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện trên một nhóm khách thể dễ tiếp cận nên chưa mang tính đại diện trên phổ rộng Ngoài ra, nhóm mẫu trong nghiên cứu này có trình độ học vấn tương đối cao với 77% khách thể học trên THPT (xem bảng 3.3) vậy nên có thể xem xét việc thực hiện nghiên cứu này trên nhóm dân số có trình độ học vấn thấp hơn Mặt khác, đề tài cũng gặp hạn chế trong việc sử dụng hai thang đo mới chưa từng được chuyển ngữ hay thích nghi tại Việt Nam, hơn nữa nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở việc xác định các mối liên hệ giữa các yếu tố chưa thể khai thác sâu và rộng hơn những ảnh hưởng của các yếu tố này lên nhau Một trong những hạn chế rất đặc biệt đó là phụ nữ Việt Nam ít khi tâm sự những vấn đề sức khỏe tinh thần và mối quan hệ hôn nhân với người khác, nhà nghiên cứu thường bị từ chối bởi vì khách thể không muốn thực hiện bảng hỏi về độ hài lòng trong hôn nhân; đây sẽ là tiền đề để các nhà nghiên cứu có thể từ đó tìm hiểu một cách cụ thể và chi tiết hơn về những vấn đề trong hôn nhân ở Việt Nam

3.2.3 Triển vọng và hướng phát triển của nghiên cứu

Với đề tài nghiên cứu này, nhà nghiên cứu mong muốn sẽ mở ra các hướng nghiên cứu tiếp tục về các chủ đề sau:

- Thích nghi bảng hỏi về mối quan hệ (RQ) và thang đo tình trạng quá tải vai trò (RO)

- Mở rộng nghiên cứu về tình trạng quá tải vai trò, độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm cha

- Mức độ tác động lẫn nhau giữa tình trạng quá tải vai trò và độ hài lòng trong hôn nhân ở những người lần đầu làm cha mẹ trong bối cảnh văn hóa Việt Nam

- Mức độ tác động lẫn nhau giữa tình trạng quá tải vai trò và mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm cha mẹ trong bối cảnh văn hóa Việt Nam

- Vai trò của độ hài lòng trong hôn nhân trong giai đoạn chuyển đổi sang làm cha mẹ ở bối cảnh văn hóa Việt Nam

Kết thúc chương 3, đề tài đã chứng minh được ba giả thuyết về tương quan giữa quá tải vai trò, độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ Bên cạnh đó, đề tài cũng đã nêu bật các ưu điểm – giới hạn trong quá trình thực hiện nghiên cứu, ngoài ra còn đưa ra các phân tích sâu hơn về kết quả nghiên cứu Điều này giúp đề tài đưa ra một số hướng nghiên cứu trong tương lai và những khuyến nghị ở chương kế tiếp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu về mối quan hệ của tình trạng quá tải vai trò, độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm ở TTM là một trong những vấn đề rất thực tiễn và quan trọng, đặc biệt là đối với tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Lý thuyết hệ thống gia đình của hai tác giả là Carolyn Pape Cowan và Philip A Cowan (2012) về giai đoạn chuyển đổi sang làm cha mẹ được sử dụng là khung cơ sở lý thuyết chính của đề tài Nhà nghiên cứu lựa chọn phương pháp thiết kế cắt ngang – mô tả tại một thời điểm, khảo sát mẫu thuận tiện bằng hai hình thức trực tiếp và trực tuyến trên 148 những người phụ nữ đã kết hôn và có con trong độ tuổi từ 6 – 24 tháng chủ yếu sống tại TP.HCM và một vài tỉnh thành ở Việt Nam Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là thang đo quá tải vai trò (1982), bảng hỏi về mối quan hệ (2008) và thang đo trầm cảm sau sinh Edinburgh (1987), cả 3 thang đo đều được kiểm tra độ tin cậy và sau đó mới tiến hành các kiểm định chính là tương quan và mô hình điều tiết đơn giản Nghiên cứu đã chứng minh được:

(1) Mức độ hài lòng trong hôn nhân có tương quan nghịch đến mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ

(2) Mức độ hài lòng trong hôn nhân có tương quan nghịch đến tình trạng quá tải vai trò ở những người lần đầu làm mẹ

(3) Tình trạng quá tải vai trò có tương quan thuận đến mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ

Nghiên cứu không chứng minh được tình trạng quá tải vai trò là yếu tố điều tiết mối quan hệ giữa độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm; thay vào đó nghiên cứu phân tích thêm được tình trạng quá tải vai trò là yếu tố dự báo cho mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ

Từ kết quả nghiên cứu nêu trên, đề tài đã bước đầu mang đến sự quan tâm cho các nhà nghiên cứu trong tương lai để nối tiếp sự tìm hiểu về các yếu tố trong TTP/TTM và bên cạnh đó đưa ra một vài kiến nghị nhằm hỗ trợ cho nhóm những người lần đầu làm mẹ ở phần kế tiếp

Ngày đăng: 13/09/2024, 09:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng hỏi mối quan hệ - mối quan hệ của quá tải vai trò độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ
Bảng h ỏi mối quan hệ (Trang 10)
Bảng 3. 1. Số lượng - mối quan hệ của quá tải vai trò độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ
Bảng 3. 1. Số lượng (Trang 59)
Bảng 3. 3. Thống kê mô tả ROS, RQ, EPDS  Mean  SD  Min  Max  Skewness  Shapiro-Wilk - mối quan hệ của quá tải vai trò độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ
Bảng 3. 3. Thống kê mô tả ROS, RQ, EPDS Mean SD Min Max Skewness Shapiro-Wilk (Trang 60)
Bảng 3. 4. Tương quan Pearson’r giữa ROS, RQ và EPDS - mối quan hệ của quá tải vai trò độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ
Bảng 3. 4. Tương quan Pearson’r giữa ROS, RQ và EPDS (Trang 61)
Bảng 3. 5. Mô hình điều tiết với dữ liệu ROS gốc - mối quan hệ của quá tải vai trò độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ
Bảng 3. 5. Mô hình điều tiết với dữ liệu ROS gốc (Trang 62)
Bảng 3. 6. Mô hình điều tiết với dữ liệu ROS được cut-off - mối quan hệ của quá tải vai trò độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ
Bảng 3. 6. Mô hình điều tiết với dữ liệu ROS được cut-off (Trang 63)
Bảng 3. 7. Mô hình hồi quy Poisson dự đoán mức độ biểu hiện trầm cảm - mối quan hệ của quá tải vai trò độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ
Bảng 3. 7. Mô hình hồi quy Poisson dự đoán mức độ biểu hiện trầm cảm (Trang 64)
BẢNG HỎI VỀ MỐI QUAN HỆ (RQ) - mối quan hệ của quá tải vai trò độ hài lòng trong hôn nhân và mức độ biểu hiện trầm cảm ở những người lần đầu làm mẹ
BẢNG HỎI VỀ MỐI QUAN HỆ (RQ) (Trang 94)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w