1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bản thể luận của triết học long thọ trong tác phẩm trung quán luận

165 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận
Tác giả Phạm Tăng Bin
Người hướng dẫn PGS.TS Trịnh Doãn Chính
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Triết học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 165
Dung lượng 1,99 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (8)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài (11)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (0)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (25)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (26)
  • 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn (28)
  • 7. Kết cấu nội dung (28)
    • 1.1. BỐI CẢNH XÃ HỘI VỚI SỰ HÌNH THÀNH BẢN THỂ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC LONG THỌ TRONG TÁC PHẨM TRUNG QUÁN LUẬN (29)
      • 1.1.1. Tình hình chính trị-xã hội Ấn Độ với sự hình thành bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận (29)
      • 1.1.2. Khái quát về kinh tế Ấn Độ với sự hình thành bản thể luận của triết học (34)
      • 1.1.3. Các thành tựu văn hóa Ấn Độ với sự hình thành bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận (40)
      • 1.2.1. Triết học Phật giáo nguyên thủy với sự hình thành bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận (47)
      • 1.2.2. Các trào lưu tư tưởng đương thời và sự tranh biện của các bộ phái Phật giáo với sự hình thành bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm (54)
      • 1.2.3. Tiến trình vận động tư tưởng Đại thừa với sự hình thành bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận (65)
    • 1.3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BẢN THỂ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC (72)
      • 1.3.1. Cuộc đời-sự nghiệp của Long Thọ và những bước chuyển trong việc hình thành bản thể luận (72)
      • 1.3.2. Khái quát tác phẩm Trung quán luận (80)
  • Chương 2. NỘI DUNG, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA BẢN THỂ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC LONG THỌ TRONG TÁC PHẨM TRUNG QUÁN LUẬN (0)
    • 2.1. NỘI DUNG BẢN THỂ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC LONG THỌ TRONG TÁC PHẨM TRUNG QUÁN LUẬN (85)
      • 2.1.1. Sự phê phán các trường phái tư tưởng về bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận (85)
      • 2.1.2. Quan điểm về thực tại tuyệt đối của triết học Long Thọ trong tác phẩm (101)
    • 2.2. TÍNH CHẤT BẢN THỂ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC LONG THỌ TRONG TÁC PHẨM TRUNG QUÁN LUẬN (118)
      • 2.2.1. Tính “phi bản thể” của thực tại Tánh không qua bản thể luận của triết học (118)
      • 2.2.2. Tính kế thừa và đột phá qua bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận (122)
      • 2.2.3. Tính độc đáo của phép biện chứng phủ định qua bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận (127)
    • 2.3. Ý NGHĨA BẢN THỂ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC LONG THỌ TRONG TÁC PHẨM TRUNG QUÁN LUẬN (133)
      • 2.3.1. Cuộc cách mạng trong lịch sử triết học Ấn Độ từ bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận (133)
      • 2.3.2. Tập đại thành đầu tiên của triết học Phật giáo Đại thừa từ bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận (138)
      • 2.3.3. Nền móng tư tưởng của các tông phái Phật giáo Đại thừa từ bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận (142)
  • PHỤ LỤC (151)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (155)

Nội dung

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu về bối cảnh xã hội, tiền đề tư tưởng, các khảo cứu về nội dung cùng những nhận định, đánh giá về bản thể luận của triết học Long Thọ

Tính cấp thiết của đề tài

Trong The grand design (Bản thiết kế vĩ đại), nhà vật lý Stephen Hawking đã đề cập một sự kiện thú vị về lệnh cấm những người nuôi cá vàng trong những bể kính cong Điều này được đề xuất bởi hội đồng thành phố Monza (Italy), họ cho rằng điều đó khá tàn nhẫn vì như thế sẽ khiến những con cá nhìn sai về thực tại Stephen Hawking qua đó đã hỏi ngược: “Nhưng làm sao để biết được chúng ta có bức tranh chân thật mà không bị bóp méo về thực tại? Chẳng phải chính chúng ta cũng đang ở trong một bể cá vàng lớn, và tầm nhìn của chúng ta đã bị bóp méo bởi một thấu kính khổng lồ nào đó hay sao?” (Stephen Hawking, 2010, p.50) Một câu hỏi không cần lời giải đáp mà chỉ mang tính gợi mở, xem xét lại cách mà con người tiếp cận về thế giới Liệu con người có thực sự đang sống trong thế giới thật hay chỉ là thế giới ảo được tái biểu tượng và cấu trúc sẵn khi luôn bị giới hạn trong phạm vi cho phép của lý tính? Cấu trúc tư duy con người có thực sự phản ánh đúng bản chất thế giới vốn như nó đang là? Vậy cuối cùng thực tại là gì?

Với câu hỏi đó, hàng nghìn năm qua, con người vẫn không ngừng nỗ lực truy tìm câu trả lời về bản chất thế giới, đâu mới là bức tranh chân thật? Đâu là thực tại tận cùng của thế giới? Và lịch sử nhân loại đã cho thấy không ít tôn giáo, các trào lưu tư tưởng Đông-Tây đã ra đời để đáp lại khát vọng muôn thuở này Tuy nhiên, những tiếng nói đó dường như càng làm cho ranh giới của sự xung đột ngày thêm trở nên mở rộng Nhìn từ quá khứ phương Đông, triết học Phật giáo qua quan điểm về bản thể luận của Long Thọ đã cung cấp một góc nhìn thú vị về thực tại Trong thời đại của mình, Long Thọ (龍樹 Nāgārjuna 150-250) - luận sư vĩ đại của lịch sử triết học Phật giáo - đã tạo ra cuộc cách mạng tư tưởng tại Ấn Độ cũng từ tinh thần của câu hỏi trên

Long Thọ đã đưa ra quan điểm độc đáo đến mức “dị thường” về bản thể luận được trình bày trong tác phẩm quan trọng nhất của mình - Trung quán luận (基本中觀論誦 Mūlamadhyamakakārikā) Bộ luận này được xem là kiệt tác tạo nên tên tuổi của Long Thọ trong bối cảnh xung đột tư tưởng tại Ấn Độ đương thời, các tác phẩm sau đó của ông cơ bản cũng chỉ giải thích lại áo nghĩa của luận thư trứ danh này dưới những chiều kích khác nhau Qua đó, Long Thọ đã giải mã và phê phán các quan điểm về bản thể mà bấy lâu nay các trường phái đã chủ trương Với lập trường Tánh không (性空 Śūnyatā) - một kết luận đã làm đảo lộn toàn bộ nhận thức về thực tại tuyệt đối - Long Thọ đã chỉ ra bức tranh về thế giới ảo, vốn được dựng nên bởi các quan điểm mà ông cho là sai lầm khi đồng nhất bản thể với thực tại Có thể nói, việc tìm hiểu bản thể luận trong triết học Long Thọ có ý nghĩa quan trọng để hiểu được tư tưởng của triết gia đặc biệt này, đồng thời cũng với hy vọng sẽ góp một phần để thấy được tính đa diện về bản thể luận trong bức tranh chung của triết học thế giới

Bản thể luận của Long Thọ đã tạo ra một dấu ấn lớn trong lịch sử triết học Phật giáo, nó thậm chí được xem như “lần chuyển luân thứ hai” Ông không chỉ khẳng định lại thế giới quan Duyên khởi (縁起 Pratītyasamutpāda), mà còn đi sâu vào bản chất của nó bằng lập trường Tánh không Phải nói rằng, lập trường này đóng vai trò trung tâm trong hệ thống triết học Phật giáo, nhất là với hệ tư tưởng Đại thừa Bởi chính nó đã tạo ra sự ảnh hưởng rộng lớn lên khắp cả khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam - nơi mà Phật giáo đã du nhập từ hàng nghìn năm trước Vì thế, tìm hiểu bản thể luận trong triết học Long Thọ cũng là để hiểu thêm về hệ thống triết học Phật giáo, giúp có cái nhìn sâu và chính xác hơn về tư tưởng của tôn giáo này

Cho đến hôm nay, triết học vẫn chưa đi đến tận cùng của hồi kết trong việc tranh luận về vấn đề bản thể Có lẽ vẫn còn dài hơi cho cuộc chiến không hồi kết này ở cả ngày nay và ngày mai, dù trong tình trạng khi mà triết học không thực sự còn chức năng dẫn lối và định vị, mà giờ đây phải nhường lại vai trò đó cho khoa học Dẫu vậy, không như những mô thức đặc thù của triết học Tây phương, bản thể luận trong triết học Long Thọ vẫn đứng vững trong nét đặc trưng riêng biệt, do đó nó cần được lưu tâm vì hàm chứa những giá trị mang tính gợi mở, đặc biệt trong tinh thần khai phóng của bối cảnh khoa học hiện đại Hơn nữa, Long Thọ là triết gia có tầm ảnh hưởng lớn không chỉ đối với Phật giáo mà còn cả với lịch sử triết học Ấn Độ, tuy nhiên việc nghiên cứu về tư tưởng Long Thọ tại Việt Nam vẫn còn nhiều giới hạn, chủ yếu vẫn chỉ gói gọn trong phạm vi giáo dục Phật giáo, nên cơ bản vẫn chưa lột tả hết được hết tầm vóc của ông Vì thế, dù là một triết gia lừng danh, nhưng Long Thọ vẫn là một cái tên xa lạ đối với cả những người học triết tại Việt Nam ngày nay

Và điều đó đã đưa đến những hệ quả đáng tiếc, vì thực tế đã có không ít ngộ nhận về triết học của ông, nếu không đồng hóa Tánh không như hình thức bản thể tối hậu, thì người ta lại ví nó như một dạng Hư vô chủ nghĩa (Nihilism)

Sự nhầm lẫn đó vẫn còn tồn tại ở phần lớn nhận thức ngay nay, bởi một phần Tánh không luận xưa nay vốn được bao phủ bởi “lớp màn huyền bí” khi thông qua lăng kính nhận thức của lý luận phương Đông, đã khiến cho người ta khó có thể nắm bắt, nếu nắm bắt được thì lại khó để diễn đạt trong một trật tự hệ thống rõ ràng Ngày nay, ngôn ngữ có lẽ đã không còn là rào cản khi khảo cứu về một đề tài triết học, tính hệ thống và chuẩn mực trong sự trình bày của ngôn ngữ ngày nay hy vọng sẽ đưa đến một cách nhìn rõ ràng và chính xác hơn, và mục đích của Luận văn cũng chính là sự hy vọng nằm trong tinh thần đó

Xuất phát từ những nhu cầu cấp thiết này, tôi chọn vấn đề “Bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận” để làm đề tài cho

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu về bối cảnh xã hội, tiền đề tư tưởng, các khảo cứu về nội dung cùng những nhận định, đánh giá về bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận đã nhận được sự quan tâm rộng rãi từ các giới nghiên cứu cả trong và ngoài nước Theo đó, nguồn tài liệu có thể được phân thành ba chủ đề cơ bản như sau:

Thứ nhất, các công trình liên quan về bối cảnh xã hội và tiền đề tư tưởng cho sự hình thành bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận:

Về bối cảnh xã hội, niên đại của Long Thọ được xác định từ khoảng thế kỷ

I cho đến thế kỷ II, Ấn Độ bấy giờ bị phân thành nhiều quốc gia, mọi sử liệu ở thời kỳ này phần lớn đều thông qua hai đế quốc mạnh nhất là Kushāṇa (貴孀 Quý Sương) ở phía Bắc và Sātavāhana (娑多婆訶 Sa-đa-bà-ha) ở phía Nam Theo đó, các công trình Anh ngữ nổi bật trình bày bối cảnh ở giai đoạn này có thể kể đến như Outline of ancient Indian history and civilization (1927), Nxb The Archaeological Survey of India (ASI), Delhi của R.C Majumdar, điểm nổi bật của tác phẩm là đã hệ thống hóa về tình hình xã hội, kinh tế, tôn giáo, nghệ thuật của Ấn Độ đương thời Công trình hiếm hoi viết về lịch sử Nam Ấn là A history of South India (1958), Nxb Oxford Universit, London của K.A

Nilakanta Sastri chủ yếu nhấn mạnh về những biến động chính trị trong thời đại Long Thọ Ngược lại, The rise and fall of the Kushāṇa empire (1988), Nxb Firma KLM, Calcutta của B.N Mukherjee đã cung cấp một lượng thông tin về bối cảnh chính trị xã hội và ở khu vực Bắc Ấn Ngoài ra, Ancient India (1977), Nxb Eurasia, New Delhi của R.S Sharma là một công trình uy tín, trình bày khá rõ nét về bối cảnh Ấn Độ đương thời từ chính trị xã hội, đặc biệt là văn hóa trong thời đại Long Thọ Đáng chú ý, bài Economy and social system in Central Asia in the Kushan age (1994), Nxb Unesco, Paris của A.R.Mukhamedjanov đã cung cấp những thông tin về những thành tựu kinh tế; đặc biệt với chính sách mở cửa, nền giao thương đã tạo nên sự kết nối ở tầm liên khu vực, đưa Ấn Độ bước vào một thời kỳ đầy triển vọng Một số công trình khác như Encyclopaedia of Indian history (1999), Nxb A.P.H, New Delhi của Prakash Chander; A history of India (2004), Nxb Taylor & Francis, London của Hermann Kulke & Dietmar Rothermund;

A history of India (2010), Nxb Wiley-Blackwell, New Jersey của Burton Stein hay Indian art and culture (2018), Nxb McGraw Hill, Chennai của Nitin

Singhania… Mỗi tác phẩm cung cấp một góc nhìn về chính trị, nghệ thuật và văn hóa liên quan đến bối cảnh thời đại Long Thọ xuất hiện

Tại Việt Nam, một số công trình đã được công bố như Ấn Độ qua các thời đại (1986), Nxb Giáo dục, TP.HCM của Lê Thừa Hỷ, trình bày khái lược lịch sử và văn hóa Ấn Độ Mặc dù chỉ phác họa những nét cơ bản về lịch sử Ấn Độ, nhưng cũng đã cung cập một số thông tin về bối cảnh thời đại Long Thọ, từ điều kiện tự nhiên cho đến bối cảnh lịch sử, khoa học, văn hóa, kiến trúc Công trình khác là Đại cương lịch sử và văn hóa Ấn Độ (2021), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội của Nguyễn Thừa Hỷ đã cho biết nét đặc trưng trong sự pha trộn với nền văn hóa Hy Lạp đã ảnh hưởng đến vương triều Kushāṇa

Một số công trình tiêu biểu được dịch sang Việt ngữ như Lịch sử văn minh Ấn Độ (2006), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội của Will Durant, dù chỉ nói qua sự xuất hiện của Long Thọ, nhưng đã cung cấp một góc nhìn về bối cảnh chính trị-văn hóa Sau cuộc xâm lược của Alexander, dù chỉ trong một thời gian ngắn nhưng đã để lại một dư âm văn hóa kéo dài về sau Công trình tiêu biểu khác là

Nghiên cứu Phật giáo Tây Vực (2011), Nxb Phương Đông, TP.HCM do Trương

Mạn Đào chủ biên là một tổng tập từ nhiều bài viết của các học giả Trung Quốc và Nhật Bản Trong đó, bài Phật giáo và Tây Vực của Lương Khải Siêu đã đề cập đến nguồn gốc của bộ tộc Turkish, từ một bộ tộc nhỏ tại phía Tây Trung Quốc, trải qua các quá trình đánh chiếm để rồi kiến lập nên đế quốc Kushāṇa

Về tiền đề tư tưởng, các công trình nghiên cứu của các học giả ngoại quốc như India philosolphy-vol I (1929), Nxb Oxford Universiry, New Delhi của S.Radhakrishnan đã trình bày một cách tổng quan về toàn bộ tư tưởng Ấn Độ cổ đại Tác phẩm đã bàn về thế giới quan trong Phật giáo nguyên thủy, sự im lặng của Đức Phật về các vấn đề siêu hình Ngoài ra cũng nói đến sự khởi đầu của Phật giáo Đại thừa cũng như đề cập sơ qua về trường phái Trung quán Trong khi đó, công trình Buddhist thought in India (1962), Nxb George Allen

& Unwin, London của Edward Conze đã phân tích về lịch sử phân phái, cũng như sự xung đột giữa các quan điểm thông qua nền triết học Ābhidharma Edward Conze nhấn mạnh đến tư tưởng Bát-nhã, vốn được xem là xương sống của tinh thần Đại thừa, để rồi hướng đến nhu cầu siêu hình của thời đại mà theo ông là một “bản thể luận mới”

Công trình quan trọng khác là Nāgārjuna’s philosophy as presented in The

Mahā-prajnāpāramitā-śāstra (1966), Nxb Motilal Banarsidass, Delhi của K.Venkata Ramanan về triết học Long Thọ được trình bày trong Đại trí độ luận Bên cạnh việc xem lại niên đại của Long Thọ thì tác phẩm đã dựa theo nguồn trích dẫn của ông trong bộ luận này để xác định niên các bộ kinh Đại thừa quan trọng đã ra đời trước đó Một số công trình khác như The Prajủāpāramitā literature (1978), Nxb The Reiyukai Tokyo của Edward

Conze; A history of Buddhist philosophy: continuities and discontinuities

(1992), Nxb University of Hawaii, Honolulu của David J Kalupahana… đều cung cấp những thông tin cần thiết về tiền đề tư tưởng

Tại Việt Nam, các công trình như Lược sử Phật giáo Ấn Độ (1963), Nxb Đại học Vạn Hạnh, Saigon của Thích Thanh Kiểm đã trình bày về thế giới quan Phật giáo nguyên thủy; bên cạnh việc nêu lên bối cảnh ra đời và sự phát triển tư tưởng của các bộ phái, tác phẩm cũng nói về tiến trình vận động tư tưởng Đại thừa để dẫn đến sự ra đời của tư tưởng Long Thọ Công trình Lịch sử triết học Ấn Độ (1967), Nxb Đại học Vạn Hạnh, Saigon của Thích Mãn Giác cho biết trong thời đại Long Thọ, tư tưởng Đại thừa đã dần định hình rõ nét trên phương diện triết học, sự thành tựu của hệ tư tưởng Bát nhã là một trong những nền tảng quan trọng đã được Long Thọ vận dụng triệt để Tương tự, Những con đường đưa về núi Thứu (2020), Nxb Hồng đức, Hà Nội của Thích Nhất Hạnh cũng trình bày về tư tưởng chủ đạo và sự ảnh hưởng lẫn nhau các bộ phái Phật giáo, từ đó đã đưa ra nhận định về tinh thần cơ bản của mỗi bộ phái

Công trình Lịch sử triết học phương Đông - tập 3 (1991), Nxb Thành phố

Hồ Chí Minh, TP.HCM của Nguyễn Đăng Thục dù chỉ phác thảo qua những nét chính ở tiền đề tư tưởng, nhưng thông tin này cũng cần thiết cho đề tài Luận văn Đáng chú ý hơn cả là công trình Lịch sử triết học phương Đông (2022), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội của PGS.TS Doãn Chính (chủ biên) Tác phẩm đã khái quát gần như toàn bộ hệ thống triết học Ấn Độ cổ đại, đặc biệt là vấn đề bản thể luận của các trường phái được lý giải một cách rõ ràng Bước vào thời kỳ hậu cổ điển, triết học Ấn Độ tất nhiên đã chuyển sang một giai đoạn có tính chất mới Thông qua đó, tác giả bàn về sự phân chia của các bộ phái Phật giáo, cùng với đó là tiến trình vận động của tư tưởng Đại thừa Đó đều là cơ sở quan trọng cho tiền đề lý luận cũng như đối tượng nội dung phê phán trong bản thể luận của Long thọ Ngoài ra, một số công trình như Tìm hiểu sáu phái triết học Ấn Độ (2002), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, TP.HCM của Thích Mãn

Giác, Ấn Độ Phật giáo sử luận (2005), Nxb Phương Đông, TP.HCM của Viên Trí… đều phần nào trình bày khái quát những thông tin cơ bản về lịch sử các trường phái triết học Ấn Độ cũng như Phật giáo, đã phác họa được những nét chính về tiền đề tư tưởng của đề tài Luận văn

Bên cạnh đó, những công trình uy tín về triết học Phật giáo từ lâu đã được dịch sang Việt ngữ có thể kể đến như Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận

(1971), Nxb Khuông Việt, Saigon; Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận, quyển 1 (1969), Nxb Đại học Vạn Hạnh, Saigon; Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận, quyển 2 (1971), Nxb Khuông Việt, Saigon Đây là công trình khảo cứu công phu của học giả Kimura Taiken khi đã hệ thống toàn bộ nền triết học Phật giáo Tác phẩm đã cung cấp một góc nhìn tổng quan và xuyên suốt từ thế giới quan Phật giáo nguyên thủy, sự tranh biện giữa các bộ phái cũng như tiến trình phát triển của triết học Đại thừa Tất cả đều đóng vai trò tiền đề quan trọng cho sự hình thành bản thể luận của triết học Long Thọ Tác phẩm Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa (2015), Nxb Tôn giáo, Hà Nội của Nalinaksha Dutt cũng cho biết triết học Đại thừa đã manh nha khá sớm Sự xuất hiện tư tưởng Bát-nhã được xem như làn gió mới trong bối cảnh tư tưởng đương thời và cũng là sự trở về tinh thần cội nguồn Duyên khởi, đó chính là lý do các nhà Đại thừa đều chấp nhận nguyên lý này là tư tưởng chủ đạo

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp kết hợp giữa phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic, so sánh và đối chiếu, quy nạp và diễn dịch, phương pháp văn bản học và phương pháp thông diễn học

Sử dụng phương pháp kết hợp phân tích - tổng hợp khi khảo sát các thông tin liên quan xuyên suốt toàn bộ nội dung về bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận, bằng cách phân tích các dữ liệu thông tin thành từng bộ phận cụ thể, chia theo từng nhóm từ bối cảnh xã hội, tiền đề tư tưởng, cho đến nội dung bản thể luận nhằm đi sâu vào từng chi tiết về vấn đề mà đối tượng nghiên cứu của Luận văn đã đặt ra Dựa vào kết quả phân tích, tiếp tục tiến hành liên kết các nội dung cụ thể thông qua sự tổng hợp trên cơ sở chọn lọc để tạo nên một hệ thống quan điểm chặt chẽ, giúp toàn bộ nội dung bản thể luận hợp thành một khối thống nhất

Sử dụng phương pháp thống nhất lịch sử - logic khi đặt bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận vào đúng vị trí bối cảnh lịch sử thông qua nhiều góc độ để thấy được tính khách quan khi tái hiện bức tranh thời về đại Long Thọ một cách trung thực Bên cạnh đó, với phương pháp logic như sợi chỉ đỏ xuyên suốt nhằm liên kết các sự kiện lịch sử một cách hợp lý và hệ thống, qua đó sẽ vạch ra được tính tất yếu trong tiến trình hình thành nên bản thể luận của triết học Long Thọ Sự kết hợp hòa quyện và thống nhất của hai phương pháp này sẽ tạo ra một bức tranh chân thực và sinh động về đối tượng mà Luận văn nghiên cứu

Sử dụng phương pháp kết hợp so sánh - đối chiếu khi xem xét một cách đa diện để làm nổi bật lên những điểm tương đồng và khác biệt từ các nguồn tài liệu nghiên cứu, đặc biệt về nội dung của bản thể luận triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận Từ đó đem lại góc nhìn rõ ràng, tránh sự nhầm lẫn và xáo trộn từ các quan điểm Với việc hiểu sâu đối tượng nghiên cứu, những góc nhìn mới mang tính sáng tạo sẽ là kết quả của thao tác trên, nhất là việc nêu lên được những tính chất quan trọng từ vấn đề bản thể luận

Sử dụng phương pháp kết hợp quy nạp - diễn dịch khi tiến hành khái quát hóa toàn bộ nội dung bản thể luận triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận từ sự tổng hợp mang tính hệ thống, sau đó đúc kết thành tính chất chung nhất từ cả quá trình nghiên cứu Tuy nhiên, để tránh tình trạng quy nạp đơn giản, phương pháp diễn dịch vốn dựa trên nguyên lý của một tính chất chung nhất sẽ tiến hành xem xét trở lại các góc độ cá biệt, rồi mở rộng toàn bộ nội dung bản thể luận bằng cách loại bỏ hoặc xác nhận các thông tin về đối tượng nghiên cứu Bản thể luận do đó sẽ liên tục được xem trở lại một cách thận trọng trong cả quá trình nghiên cứu, nhằm xác minh đúng bản chất của nó

Sử dụng phương pháp văn bản học khi Luận văn xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài và chỉ tập trung vào tác phẩm Trung quán luận Qua đó, sẽ làm rõ được nguồn gốc và lịch sử phát triển của tác phẩm khi tái hiện chính xác các thông tin về tác giả, niên đại, bối cảnh ra đời, ngôn ngữ gốc, các dịch bản, kết cấu, cùng các luận giải-bình chú nổi tiếng trong lịch sử Điều này sẽ tạo ra độ tin cậy cao khi nghiên cứu lại một tác phẩm trên cơ sở khảo sát và đối chiếu một cách kỹ lưỡng các phương diện của tác phẩm

Sử dụng phương pháp thông diễn học hay thuyên thích học khi Luận văn cố gắng giải thích lại một cách phù hợp nội dung bản thể luận của triết học Long Thọ trong Trung quán luận, bởi lẽ nó rất dễ rơi vào tình trạng mơ hồ về mặt ngữ nghĩa khi khoảng cách lịch sử là quá lớn; đặc biệt, với sự khúc chiết và cô đọng của tác phẩm, nó có thể bị “hiểu lệch” khi thông qua ngôn ngữ của một nền văn hóa khác Do đó, mục đích trọng tâm của phương pháp này được áp dụng ở đây là “hiểu đúng” nội dung vấn đề, qua đó sẽ gạt bỏ những nhầm lẫn và khai thác sâu vào những ý nghĩa tiềm tàng được chứa đựng trong nội dung văn bản mà đề tài hướng đến.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần làm rõ nội dung, tính chất và ý nghĩa của bản thể luận triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận; qua đó giúp hiểu sâu sắc hơn về bản chất triết học Phật giáo, đặc biệt đối với hệ tư tưởng Đại thừa Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn hy vọng, nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung, làm sâu sắc hơn vấn đề lý luận nhận thức về bản thể luận trong quá trình tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo nói riêng, triết học Ấn Độ nói chung Đó cũng là một phần đóng góp để thấy được tính đa diện về bản thể luận đối với lịch sử tư tưởng các nền triết học thế giới Và cuối cùng, Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này.

Kết cấu nội dung

BỐI CẢNH XÃ HỘI VỚI SỰ HÌNH THÀNH BẢN THỂ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC LONG THỌ TRONG TÁC PHẨM TRUNG QUÁN LUẬN

Long Thọ (龍樹 Nāgārjuna), triết gia có tầm ảnh hưởng bậc nhất trong lịch sử triết học Phật giáo, và cũng là nhà tư tưởng lớn của triết học Ấn Độ Tuy nhiên, bối cảnh về thời đại Long Thọ vốn bị xem như chìm trong bóng tối Niên đại của ông được các học giả dự đoán vào khoảng thế kỷ II (từ khoảng năm 150 đến 250), đây là giai đoạn mà giới sử gia Ấn Độ gọi là “thời kỳ bóng tối” (dark period), bởi sau sự sụp đổ của vương triều Maurya (孔雀 Khổng tước) cho đến khi vương triều Gupta (笈多 Cấp-đa) thành lập, ước tính khoảng 550 năm, mọi tài liệu gần như thất lạc Một ít thông tin còn sót lại trong các bộ sử thi và các tư liệu kinh văn Phật giáo, nhưng chủ yếu chỉ đề cập về vấn đề tư tưởng May mắn rằng, những nỗ lực khảo cổ từ cuối thế kỷ XIX đến nay phần nào đã giải mã được những điểm nổi bật về bức tranh chính trị-xã hội, kinh tế và văn hóa của Ấn Độ thời kỳ này, những thành tựu đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của Phật giáo lúc bấy giờ cũng như sự ra đời của triết học Long Thọ

1.1.1 Tình hình chính trị-xã hội Ấn Độ với sự hình thành bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận

Về chính trị-quân sự, Long Thọ sinh ra trong bối cảnh có sự chuyển biến lớn về chính trị, sau thời đại Maurya, Ấn Độ lúc bấy giờ bị chia cắt thành nhiều quốc gia Sau thời gian định hình, chính trị Ấn Độ dần đi vào ổn định Bên cạnh các tiểu quốc thì hai đế quốc hùng mạnh nhất là Kushāṇa (貴霜 Quý Sương) ở phía Bắc và Sātavāhana ở phía Nam thống trị gần như toàn diện nền chính trị- quân sự, bởi lãnh thổ của họ đã chiếm gần hết diện tích Ấn Độ lúc bấy giờ Đáng chú ý hơn, giai đoạn thịnh trị của cả hai đế quốc này đều gắn liền với việc

“trở lại” của Phật giáo sau thời đại Maurya, cũng như phong trào Đại thừa đang bắt đầu lan rộng trên khắp Ấn Độ

Tại Nam Ấn, quê hương của Long Thọ là đế quốc Sātavāhana (娑多婆訶 Sa-đa-bà-ha) được thành lập vào năm 28 trước Công nguyên, họ vốn thuộc tộc người Andhra (案達羅 Án-đạt-la) Sātavāhana ban đầu có trụ sở tại Trung Ấn ở phía Tây Deccan, sau đó mở rộng lãnh thổ xuống khu vực Đông Nam, bao phủ toàn bộ cao nguyên Deccan và các vùng phụ cận Trải qua quá trình bành trướng, Sātavāhana đã xây dựng một nền quân sự mạnh và không có đối thủ tại phía Nam Theo R.S.Sharma trong Ancient India thì “vương quốc Andhra duy trì một đội quân gồm 100.000 bộ binh, 2.000 kỵ binh và 1.000 con voi” (R.S.Sharma, 1977, p.116) Đặc biệt đến đời vua Yajủa Śrī Śātakarṇi (娑多迦

尼 III - Sa-đa-ca-ni III 152-181 ?) - vị vua mà Long Thọ từng làm cố vấn - thì triều đại này đã đạt đến đỉnh cao của sự hùng mạnh, họ thống trị gần như tuyệt đối tại khu vực Nam Ấn

Còn tại Bắc Ấn, đế quốc Kushāṇa được thành lập vào khoảng đầu thế kỷ I, vốn thuộc bộ tộc Turkish (月氏 Nguyệt Chi-Nguyệt Thị) - một bộ tộc du mục có nguồn gốc tại Trung Á Đến khoảng năm 60 thì bắt đầu mở cuộc tấn công chiếm đóng Bactria, tiếp theo là vào các vùng Gandhāra và Parthia, và sau đó đã chinh phục toàn bộ khu vực Bắc Ấn Theo R.S.Sharma thì “Đế chế của họ kéo dài từ Oxus đến sông Hằng, từ Khorasan ở Trung Á đến Varanasi ở Uttar Pradesh” (R.S.Sharma, Ibid, 1977, p.105) Chính quá trình mở rộng lãnh thổ đã cho họ cơ hội xây dựng một nền quân sự hùng mạnh, điểm ấn tượng nhất là họ được xem như những bậc thầy về kỵ binh Từ thành công đó, người Turkish đã chính thức thành lập vương triều Kushāṇa, đây là đế chế có thể xem là quyền lực và hùng mạnh nhất tại Ấn Độ lúc bấy giờ Kaniṣka (迦腻色伽 - Ca-nị-sắc- ca 78-144) là vị vua nổi tiếng nhất của triều đại này, thuộc thế hệ thứ ba của vương triều, chính sự bảo hộ tích cực của ông đã góp phần rất quan trọng trong việc đưa Phật giáo phát triển trở lại trên mảnh đất Ấn Độ tại thời điểm này

Về ngoại giao, Ấn Độ đã đạt nhiều thành tựu lớn, một giai đoạn mở cửa toàn diện, mối quan hệ với nhiều quốc gia đã được chính thức thiết lập Ấn Độ lúc bấy giờ cũng là trọng điểm của sự kết nối với Trung Hoa và La Mã thông qua Con đường tơ lụa (Silk route) đã bắt đầu từ thế kỷ II trước Công nguyên Đây là tuyến lữ hành xuyên Á chủ đạo, kết nối Trung Hoa, Ấn Độ với La Mã và các quốc gia Địa Trung Hải Tuyến đường huyền thoại này không chỉ là sự kết nối về kinh tế mà cả một nền ngoại giao trên diện rộng, mở ra một sự kết nối Đông-Tây hiếm thấy ở thời kỳ này Bên cạnh đó, các quốc gia Trung Đông sát với biên giới, và ngay cả khu vực Đông Nam Á thông qua đường biển dù ít ràng buộc về chính trị nhưng đã mở rộng một nền ngoại giao thông qua kinh tế và văn hóa ở tầm liên khu vực

Từ thuận lợi đó, khoảng đầu thế kỷ I, Phật giáo dưới sự bảo trợ của đế quốc Kushāṇa đã chính thức được mở rộng sang Trung Hoa và các nước Trung Đông thông qua Con đường tơ lụa Đây là dấu mốc quan trọng trong lịch sử truyền bá của tôn giáo này, dù trước đó hoàng đế Aśoka (阿育王 A Dục vương) của vương triều Maurya được xem như là người mở đường cho công cuộc truyền bá Ngoài ra, việc đế quốc Sātavāhana tại Nam Ấn thiết lập giao thương với nhiều quốc gia thông qua đường biển cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Phật giáo, điều này đã kích thích tiến trình mở rộng trong lịch sử truyền bá của tôn giáo này tại châu Á

Về pháp luật, thành công lớn nhất ở thời kỳ này là việc biên soạn thành văn các bộ luật, nổi tiếng nhất là bộ luật Manu (Manusmṛiti) Nguồn gốc bộ luật này được cho là ra đời vào khoảng năm 1250 trước Công nguyên, bàn về cách thức kiến thiết quốc gia, phân chia và vận hành trật tự xã hội; quy định các phương thức tế lễ, các quy tắc ứng xử trong gia đình và xã hội Tuy nhiên, có khá nhiều bản thảo đã được phát hiện và nhiều nội dung không nhất quán Ngày nay, người ta vẫn còn tranh cãi khi cho rằng hình thức ban đầu của bộ luật đã bị thay đổi và được thêm thắt với những phần bình luận sau đó Các nhà nghiên cứu khi khảo sát về mặt văn bản học, dựa vào việc giám định ngôn ngữ với hình thức và cấu trúc văn pháp, cũng như những nội dung về số học và các loại tiền xu thì đã phỏng đoán bộ luật này được biên tập lại vào khoảng khoảng thế kỷ II Doãn Chính trong Lịch sử triết học phương Đông cho rằng, đây là “văn bản luật và hiến pháp cổ đại đầu tiên trong số rất nhiều kinh pháp của Ấn Độ” (Doãn Chính, 2022, tr.42), điều này đưa Ấn Độ mở ra một chương mới trong chính sách cai trị của đất nước Theo đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của nó đối với các nhà cai trị đương thời là hợp pháp hóa quyền lực tối cao của họ, giai cấp Bà-la-môn vốn được xem trọng nhất trong truyền thống của Ấn Độ thì giờ đây họ chỉ đóng vai phụ, quyền lực của vua chúa là trên hết

Thậm chí, ở cả Nam-Bắc Ấn, trong thời gian đầu, hình ảnh các vị vua không chỉ là người có quyền lực tối cao mà còn được đồng hóa với các vị thần, đây được xem là một bước đi “khôn ngoan” với những nhà cai trị không thuộc giống người Aryan R.S.Sharma cho rằng: “Vua Sātavāhana được thể hiện là người sở hữu những phẩm chất của các vị thần cổ đại như Rama, Bhima, Kesava, Arjuna” (R.S.Sharma, Ibid, 1977, p.117) Đặc biệt, bộ tộc đến từ ngoại quốc như Kushāṇa, họ hiểu rõ điều này và đã có những toan tính kịp thời để đảm bảo an toàn cho nền chính trị: “Người Kushāṇa đã lấy danh hiệu khoa trương là

‘vua của các vị vua’, điều này cho thấy quyền lực tối cao của họ” (R.S.Sharma,

Ibid, 1977, p.107) Tuy nhiên, thời gian về sau, sự thần thánh hóa trên đã phai nhạt dần, thời điểm này trùng với thời điểm mà Phật giáo đã phát triển trở lại trên cả hai khu vực Nam-Bắc Ấn Có lẽ “bước đi” này chỉ hợp lý trong buổi đầu thành lập triều đại, nhưng cũng chính là nét đặc trưng của thời kỳ này

Về xã hội, trong thời đại Long Thọ, Ấn Độ cơ bản vẫn là một xã hội với tính phân cấp truyền thống, tuy nhiên đã có những chuyển biến tiến bộ rõ nét mang tính cởi mở Trong giai đoạn này, đáng chú ý hơn cả là giai cấp thương nhân, họ đã đóng một vai trò rất tích cực trong xã hội đương thời, việc mở rộng trao đổi buôn bán với nước ngoài đã làm cho uy tín và địa vị của họ được nể trọng hơn Đây rõ ràng là một điểm khá tiến bộ về mặt xã hội ở giai đoạn này

Một điểm thú vị về xã hội ở giai đoạn này là tại khu vực Nam Ấn phần lớn đều theo mẫu hệ, các khảo cứu từ những tư liệu cổ đã chứng minh điều này Theo R.S.Sharma, “Sātavāhana cho thấy dấu vết của cấu trúc xã hội mẫu hệ Theo phong tục, vua của họ được đặt tên theo tên mẹ Những cái tên như Gautamiputra và Vasisthiputra cho thấy rằng trong xã hội của họ, người mẹ rất được coi trọng” (R.S.Sharma, Ibid, 1977, p.117) Có lẽ xuất phát điểm từ một bộ tộc tại tại cao nguyên Deccan, người Sātavāhana dù đã lập nên cho mình một vương triều lớn mạnh, nhưng những đặc trưng thuộc văn hóa bản địa vẫn duy trì cũng là điều dễ hiểu

Tại Bắc Ấn, vốn xuất phát từ bộ tộc du mục nên thời gian đầu họ đã bảo tồn được những đặc trưng cá biệt, nhưng khi Kushāṇa trở thành một đế quốc rộng lớn, họ gần như hòa vào dòng chảy của xã hội truyền thống Ấn Độ R.S.Sharma nhận xét điểm thú vị này rằng: “Người Kushāṇa cuối cùng đã đánh mất bản sắc của họ ở Ấn Độ Họ đã hoàn toàn bị Ấn Độ hóa theo dòng thời gian Vì hầu hết trong số họ đến với tư cách là những kẻ chinh phục nên họ đã hòa nhập vào xã hội Ấn Độ với tư cách là một tầng lớp chiến binh, tức là

Kshatriyas” (R.S.Sharma, Ibid, 1977, p.108) Các sử gia sau này xem đây là thời kỳ “đô hộ ngược” với quy mô lớn nhất trong lịch sử Ấn Độ kể từ khi đế chế Maurya sụp đổ Tuy nhiên, sự cởi mở ở giai đoạn này đã phần nào làm loãng đi tính đặc thù cố hữu của xã hội Ấn Độ, đây là một dấu hiệu tích cực

Nhìn chung, bối cảnh chính trị-xã hội Ấn Độ trong thời đại Long Thọ đã bước vào giai đoạn ổn định ở cả hai đế quốc Kushāṇa và Sātavāhana, thuận lợi đó đã đưa đời sống xã hội ở thời kỳ này chuyển biến theo xu hướng tiến bộ, kích thích cho sự nở rộ của tinh thần cởi mở và tự do trong một xã hội vốn bị cương tỏa lâu đời bởi tính truyền thống cố hữu Kết quả này có lẽ xuất phát từ những thành tựu về kinh tế mà người Ấn đã đạt được ở giai đoạn này Đây cũng là thời điểm đầu tiên trong lịch sử, người Ấn đã thực sự thiết lập được sự kết nối kinh tế ở tầm liên khu vực

1.1.2 Khái quát về kinh tế Ấn Độ với sự hình thành bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BẢN THỂ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC

1.3.1 Cuộc đời - sự nghiệp của Long Thọ và những bước chuyển trong việc hình thành bản thể luận

Cuộc đời - sự nghiệp của Long Thọ

Long Thọ (龍樹 Nāgārjuna) được xem là luận sư vĩ đại bậc nhất của lịch sử triết học Phật giáo, cuộc cách mạng về tư tưởng của ông được xem là “lần chuyển luân thứ hai”, vì vậy ông còn được tôn xưng là “Thích Ca đệ nhị” Phật giáo Đại thừa xem Long Thọ là bậc “kỳ nhân trác việt”, và có lẽ trong lịch sử Phật giáo, ngoài Phật Thích Ca thì chưa ai vượt qua được tầm ảnh hưởng của ông đối với lịch sử phát triển tư tưởng của tôn giáo này

Tuy nhiên, không như Trung Hoa, người Ấn dường như không đặt nặng về lịch sử, tư liệu về Long Thọ vì thế cũng cùng chung số phận như các triết gia cổ đại khác Một số tiểu sử của ông bằng tiếng Hán và Tây Tạng được viết sau vài thế kỷ nhưng không đáng tin cậy bởi sử liệu quá ít, chủ yếu là những ghi chép mang đậm màu sắc huyền thoại Tiểu sử Hán văn đầu tiên và phổ biến hơn cả là của Kumārajīva (鳩摩羅什 Cưu-ma-la-thập) dịch với tựa đề Long Thọ

Bồ tát truyện (龍樹菩薩傳) Lọc ra những chi tiết được thêu dệt thì thông tin về ông được phác họa đại khái: Long Thọ thuộc dòng dõi Bà-la-môn tại Nam Ấn, thời trẻ đã thông minh đỉnh ngộ, tinh thông thánh điển Véda, ông còn am tường thiên văn, toán số, địa lý, sấm vĩ và biết cả thuật giả kim Sau một thời gian trải nghiệm và du hành học hỏi, Long Thọ đã tìm tới Phật giáo như sự lựa chọn cuối cùng, ban đầu theo Tiểu thừa, sau chuyển sang Đại thừa, trong một thời gian ngắn thì ông đã thấu triệt được áo nghĩa của cả hai truyền thống trên

Niên đại của ông được các học giả sau này dự đoán vào khoảng thế kỷ II

(từ năm 150 đến 250) tại vương quốc Sātavāhana (Andhra), địa điểm được xác định cụ thể ngày nay là khu vực Vidarbha thuộc phía Đông bang Maharashtra

- Ấn Độ Đây là thời điểm mà cả hai đế quốc Kushāṇa và Sātavāhana đang trong giai đoạn thịnh trị Đáng tiếc là không có bất kỳ ghi chép nào cho thấy mối liên hệ giữa Long Thọ với hoàng đế Kaniṣka của đế quốc Kushāṇa thuộc Bắc Ấn, người có đóng góp rất quan trọng cho Phật giáo ở giai đoạn này Tuy nhiên, họ vẫn được xem là cùng thời đại, dù khoảng cách giữa họ có thể là vài thập kỷ Thời đại của Long Thọ được thừa nhận một cách chính thức là cùng thời với vua Yajủa Śrī Śātakarṇi (152-181? - cũn gọi là Gautamiputra Yajna

Sri) - vị vua nổi tiếng nhất của vương triều Sātavāhana, người được mệnh danh là “chúa tể của ba biển cả” (the lord of the three seas) và là vị vua duy nhất trong triều đại này được tôn xưng "Brāhmaṇa" Dưới sự cai trị của ông, trong hai mươi bốn năm, triều đại này đạt đến đỉnh cao của sự thịnh vượng và Phật giáo cũng đã phát triển huy hoàng ở khu vực này

Một số dữ liệu còn sót lại khẳng định Long Thọ từng làm cố vấn cho vua Yajủa Śrī Śātakarṇi, K.Venkata Ramanan trong Nāgārjuna’s philosophy as presented in The Mahā-prajnāpāramitā-śāstra cũng cho rằng, vua Yajủa Śrī Śātakarṇi, “người được cho là bạn thân của Nāgārjuna và đã xây dựng tu viện cho ông ở Sriparvata, dường như đã ly khai với đức tin của tổ tiên ông” (K.Venkata Ramanan, 1966, p.27) Như đã đề cập, dòng dõi vương triều Sātavāhana trước đú hầu hết đều theo Bà-la-mụn giỏo, nhưng từ đời Yajủa Śrī Śātakarṇi thì Phật giáo lại được ưa chuộng Chứng tích còn lại về mối quan hệ giữa Long Thọ và Yajủa Śrī Śātakarṇi chỉ là bức thư mà Long Thọ đó gửi cho vị vua này - Rājaparikathā-ratnāvalī (寶行王正論 Bảo hành vương chính luận) Qua nội dung bức thư, từ những lời khuyên răn chân thành về giá trị đạo đức trong cách cai trị của bậc quân vương, cũng như việc trau dồi đời sống nội tâm thì có thể thấy được mối liên hệ khá thân thiết giữa hai người

Không có thông tin về cuộc đời hoạt động của ông, phần lớn đều là những thông tin lặp lại về các trước tác Đáng chú ý, sử liệu Tây Tạng cho rằng Long Thọ từng đến Nālandā và làm viện trưởng của viện đại học này Tuy nhiên đây có lẽ là lời thêu dệt, bởi Nālandā mãi đến thế kỷ V mới được thành lập Thực ra, cũng không có gì ngạc nhiên bởi những chi tiết được đưa vào nhằm tô vẽ cho một nhân vật nổi tiếng vốn là khuynh hướng thường thấy trong lịch sử

Long Thọ cùng với học trò là Āryadeva (聖天 Thánh Thiên) được xem là đã khai sáng Mādhyamika (中觀宗 Trung quán tông), một trong hai trường phái chủ đạo của triết học Đại thừa tại Ấn Độ Tuy nhiên, các học giả ngày nay đều cho rằng Long Thọ không phải là người thành lập, mà việc này được thực hiện bởi Āryadeva, sau đó Long Thọ mới được tôn là sáng tổ Trường phái này phát triển rất mạnh và đã sản sinh ra rất nhiều luận sư danh tiếng như Buddhapālita (佛護 Phật Hộ), Bhāvaviveka (清辯 Thanh Biện), Candrakirt (月稱 Nguyệt

Xứng), Śāntideva (寂天 Tịch Thiên), Śāntarakṣita (寂護 Tịch Hộ), Kamalaśīla (蓮華戒 Liên Hoa Giới)… Họ đã tạo ra sự ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử tư tưởng Phật giáo về sau

Những năm cuối đời, ông trở về Śrīparvata, ngọn đồi này sau đó được gọi là Nāgārjunakoṇḍa (Đồi Long Thọ) - nay thuộc quận Guntur, bang Andhra Pradesh Mặc dù, một số bằng chứng từ các khắc bản cho rằng ở thế kỷ III-IV thì ngọn đồi này vẫn có tên là Vijayapuri, có lẽ cái tên "Nāgārjunakoṇḍa" đã được đổi lại sau đó Ông được xem là nhân vật đưa triết học Bát-nhã lên đến đỉnh cao, với những đóng góp to lớn cho nền triết học này, K.Venkata Ramanan dự đoán rằng “Nāgārjuna chắc hẳn đã giảng dạy những Kinh này trong rất nhiều năm, gần như cho đến cuối sự nghiệp của mình” (K.Venkata Ramanan, Ibid,

1966, p.31) Phần lớn, các tài liệu đều cho ông sống khá thọ, Long Thọ gần như dành phần lớn thời gian của mình cho sự nghiệp sáng tác, ông viết nhiều bộ luận, các bộ quan trọng có thể kể đến như: Căn bản Trung quán luận tụng (Mūla Madhyamaka kārikā), Đại trớ độ luận (Mahāprajủāpāramitā śāstra), Thập nhị môn luận (Dvādaśadvāra śāstra), Thập trụ tì-bà-sa luận (Daśabhūmi vibhāṣā śāstra), Đại thừa phá Hữu luận (Mahāyāna bhavabheda śāstra), Bồ- đề tư lương luận (Bodhisaṃbhāraka), Bồ-đề tâm li tướng luận (Lakṣaṇavimukta Bodhihṛdaya śāstra), Hồi tránh luận (Vigraha vyāvartanī, Vigrahavyāvartanīkārikā), Phương tiện tâm luận (Upāya hṛdaya), Tán Pháp giới tụng (Dharmadhātu stotra)…

Tầm ảnh hưởng của Long Thọ đã đưa tên tuổi của ông trở thành huyền thoại trong lịch sử tư tưởng Phật giáo Dù Phật giáo đã biến mất hoàn toàn tại mảnh đất Ấn Độ vào đầu thế kỷ XIII, nhưng người Ấn ngày nay vẫn lấy làm tự hào về sự hiện diện của ông trong lịch sử tư tưởng dân tộc này Ông không chỉ là luận sư vĩ đại của Phật giáo, mà còn là tư tưởng gia kiệt xuất của nền triết học Ấn Độ Jan Westerhoff - triết gia và học giả người Đức - trong tác phẩm của mình là Nāgārjuna's Madhyamaka - A philosophical introduction thậm chí còn xem Long Thọ là “một trong những tư tưởng gia vĩ đại nhất trong lịch sử triết học châu Á” (Jan Westerhoff, 2009, p.04)

Những bước chuyển trong việc hình thành bản thể luận Đối chiếu từ cuộc đời của Long Thọ (Nāgārjuna), có thể chia những bước chuyển cho việc hình thành bản thể luận trong triết học của ông thành ba giai đoạn: giai đoạn 1 Long Thọ chịu sự ảnh hưởng từ triết học truyền thống Ấn Độ; giai đoạn 2 Long Thọ chịu ảnh hưởng của triết học Tiểu thừa với sự tác động từ tư tưởng bộ phái; và giai đoạn 3 Long Thọ chịu sử ảnh hưởng của triết học Đại thừa sau khi bắt gặp tư tưởng Bát-nhã

Giai đoạn 1 Ảnh hưởng từ triết học truyền thống Ấn Độ

Long Thọ vốn nổi tiếng là người học rộng và sắc sảo, ngoài ra ông còn am tường khá nhiều môn học thời bấy giờ Kumārajīva (Cưu-ma-la-thập) trong tiểu sử của Long Thọ cho rằng, thời trẻ ông có nhiều bạn bè, giao du rộng rãi và là người đi nhiều nơi trong hành trình học hỏi Kimura Taiken trong Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận nhận định rằng: Long Thọ đã đặt chân trên toàn lãnh thổ Ấn Độ, dù địa bàn hoạt động chính ở tại Nam Ấn (Kimura Taiken, 1969, tr.56) Có thể thấy, thời trẻ ông đã có một nền học vấn rất tốt, tri thức quảng bác được xem là nền tảng quan trọng để Long Thọ thâm nhập dễ dàng hơn về các luồng tư tưởng đương thời Xuất phát từ thuận lợi này, ông đã đào sâu vào nền triết học truyền thống

Theo Kumārajīva trong Long Thọ Bồ tát truyện thì thời trẻ Long Thọ đã tinh thông các bộ thánh điển Véda, bởi ông vốn thuộc dòng dõi Bà-la-môn; hơn nữa việc được xem là một trí thức trong truyền thống của người Ấn thì gần như không thể không thấu hiểu các thánh điển này Còn việc Long Thọ có thực sự tìm hiểu sâu về Upaniṣad cũng như các trường phái ảnh hưởng từ nền triết học này hay không thì vẫn không thấy tài liệu nào ghi lại

Tuy nhiên, dựa vào nội dung về sự phê phán trong Trung quán luận

NỘI DUNG, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA BẢN THỂ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC LONG THỌ TRONG TÁC PHẨM TRUNG QUÁN LUẬN

NỘI DUNG BẢN THỂ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC LONG THỌ TRONG TÁC PHẨM TRUNG QUÁN LUẬN

2.1.1 Sự phê phán các trường phái tư tưởng về bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận

Trọng tâm của vấn đề bản thể luận trong Trung quán luận là hướng về thực tại tuyệt đối thông qua sự phê phán triệt để đến các hình thức bản thể Bản thể luận của triết học Long Thọ (Nāgārjuna) do đó luôn được gắn chặt với sự phê phán của ông đến các trường phái tư tưởng Ấn Độ đương thời Có thể nói, sẽ không thể hiểu được bản thể luận của triết học Long Thọ mà không thông qua sự phê phán, nó là một phần nội hàm được gắn chặt hữu cơ và được xem là cơ sở quan trọng để hiểu rõ lập trường về thực tại tuyệt đối của Long Thọ

Phê phán về bản nguyên thế giới

Mở đầu chương I của Trung Luận, Long Thọ đã phê phán mọi quan điểm xem bản thể là thực tại tuyệt đối, ông đã đưa ra lập trường tổng quan của học thuyết Duyên khởi khi phủ nhận toàn bộ mọi nguyên nhân đưa đến sự tồn tại của thế giới theo tính chất nhân-quả đối với các trường phái Sāṃkhya (Số luận), Vaiśeṣika (Thắng luận) và Nyāya (Chính lý), Jaina (Kỳ-na) và cuối cùng là Lokāyata (Phái Duy vật) dù không công khai nêu đích danh các trường phái này: “Thế giới hiện tượng (pháp - dharma) đều không được sinh ra từ chính nó, không sinh ra từ cái khác nó, không sinh ra từ chính nó và cái khác cộng lại, cũng không phải từ sự ngẫu nhiên” 諸法不自生 , 亦不從他生 ,不共不無因 (Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh, Tập 30, số 1564 [T30n1564]-Trung luận, chương I-Quán Nhân duyên, p2b06-07) Thực ra trong bốn lập trường này, hai lập trường đầu tiên mang tính chất quyết định, hai lập trường sau chỉ mang tính chất kéo theo, bởi nếu hai lập trường đầu mâu thuẫn thì hai lập trường sau chỉ là sự tổng hợp mâu thuẫn của hai lập trường trước Đối với phái Sāṃkhya, như đã đề cập thì vũ trụ này được cấu thành bởi hai bản nguyên: Prakṛti và Puruṣa Bản thân Prakṛti được xem là dạng vật chất tự nhiên đầu tiên, nhờ vào “cú hích” của tinh thần Puruṣa nên thế giới từ đó được hình thành Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tại sao Prakṛti và Puruṣa lại được sinh ra? Tiến trình nhân-quả sẽ giải thích như thế nào? Sāṃkhya cho rằng: nó tự sinh ra chính nó, và chúng tác hợp cùng một lúc để bắt đầu cho sự vận hành của thế giới Nói cách khác thì phái này xem sự xuất hiện của Puruṣa và Prakṛti là nhân và quả được tạo ra cùng một lúc (nhân-quả đồng thời) Long Thọ không chấp nhận điều đó, vì như thế là mâu thuẫn với ngay tính chất nhân-quả bởi họ đã phủ nhận sự tồn tại của quá trình nhân-quả vốn được xem như nguyên lý tất yếu của mọi sự tồn tại Điều này cũng kéo theo một nghịch lý cho cả quá trình phát triển, bởi “nếu nhân và quả là một, thì cái sinh và cái được sinh cũng là một” 若因果是一,生及所生一 (T30n1564, Trung luận, chương XX-Quán Nhân quả, p27b27)

Với quan điểm thế giới tự sinh theo tính chất nhân-quả đồng thời, Long Thọ cho rằng điều này không thể xảy ra, vì nếu chấp nhận quan điểm tự sinh thì chỉ có sự tồn tại duy nhất là bản nguyên đầu tiên mà không thể kéo theo quá trình hình thành thế giới, bởi tính chất nhân-quả đồng thời (nếu áp dụng được) thì chỉ được áp dụng cho một bản nguyên đầu tiên duy nhất, và sau đó là không bao giờ diễn ra quá trình phát triển thế giới Thứ hai, thậm chí nếu tính chất nhân-quả này có thể áp dụng được, thì thế giới sẽ được hình thành theo kiểu

“nhân bản vật chất” một cách thuần túy, bởi nhân-quả là một nên từ vật chất ban đầu sẽ được nhân bản ra vô số vật chất tương tự, toàn bộ thế giới sẽ được tạo ra từ một thứ giống nhau Cuối cùng, đó là một thế giới chết, khô cứng và thụ động Tóm lại, với tính chất nhân-quả như vậy, thế giới sẽ được tạo ra theo một kiểu “coppy vật chất” mà không phải trải qua quá trình sinh thành - phát triển - hoại diệt (sinh-trụ-diệt) Đối với Vaiśeṣika và Nyāya, vũ trụ được hình thành từ các nguyên tử nhỏ nhất, không thể phân chia và tồn tại vĩnh cửu, gọi là paramāṇu Tuy nhiên, bản chất các nguyên tử được định hình trước bởi tinh thần tối cao mà Vaiśeṣika gọi là Adrṣta, hay Nyāya gọi bằng cái tên Īśvara, dù tinh thần này không phải là nguyên nhân trực tiếp tạo ra các nguyên tử Vì thế, tính chất về bản thể luận này của hai phái theo đó được hiểu: nguyên nhân (Adrṣta-Īśvara) và kết quả (nguyên tử) Nếu phái Sāṃkhya giải thích bản thể thế giới bằng tính chất “nhân- quả đồng thời”, thì Vaiśeṣika và Nyāya giải thích bằng tính chất “nhân-quả bất nhất như”

Long Thọ đã phê phán sự vô lý từ quan điểm của hai phái này, nếu chấp nhận tính chất trên, rằng một sự vật được tạo ra, nhưng nhân không liên quan gì đến quả, thì điều này không khác gì một hòn đá có thể tạo ra một cái cây, không thể hình dung nổi một thực thể là nhân tạo ra một thực thể khác là quả mà giữa chúng không có bất kỳ một liên kết nào, điều này hoàn toàn vô lý Long Thọ nói: “Nếu nhân và quả khác biệt, thì nhân chẳng khác gì phi nhân” 若因果是異,因則同非因 (T30n1564, Trung luận, chương XX-Quán Nhân quả, p27b28) Long Thọ muốn nói tiến trình nhân-quả đó nếu có thể xảy ra thì có nhân cũng như không có, tức sự tồn tại của nhân là vô nghĩa, bởi nó không liên quan gì đến quả

Dĩ nhiên, họ có thể biện luận rằng trong quá trình sinh khởi thì nhân và quả chắc chắn phải khác nhau Tất nhiên, chúng phải khác nhau, nhưng giữa chúng hoàn toàn không có bất kỳ mối liên hệ nào là điều vô lý, giữa chúng tất yếu phải có sự liên hệ dù nhiều hay ít Hơn nữa, thậm chí chấp nhận quan điểm các nguyên tử tồn tại vĩnh hằng thì giải thích như thế nào về sự biến đổi? Bởi nếu chấp nhận sự biến đổi và phát triển thì không thể chấp nhận bất kỳ một thực thể nào tồn tại trong trạng thái bất diệt Tất nhiên, cả Vaiśeṣika và Nyāya đều cho rằng sự hiện hữu của quả là tự sự cộng hưởng của nhiều yếu tố, nhưng các yếu tố này lại vốn khác biệt và hoàn toàn xa lạ với quả từ bản chất Do đó, sự mâu thuẫn giữa mối liên hệ nhân-quả vẫn là vấn nạn cho quan điểm bản thể của của hai phái này Đối với Jaina, phái này không hoàn toàn thừa nhận “tinh thần tuyệt đối tối cao” mang tính vĩnh hằng duy nhất trong Upaniṣad cũng như tính biến dịch vô thường tuyệt đối của Phật giáo Lập trường nhị nguyên của phái này được xem là khuynh hướng thứ ba trong triết học Ấn Độ giữa Ngã của Upaniṣad và Vô ngã của Phật giáo Bởi thực thể (dravya) có hai tính chất: căn bản và ngẫu nhiên, căn bản quy định tính bản chất của thực thể, còn ngẫu nhiên quy định tính tương đối của thực thể vì chúng có rồi mất đi và thường xuyên biến đổi với các điều kiện khác nhau Đó là lý do mà lập trường bản thể luận của phái này được hiểu là: thực tại không chỉ có một bản chất duy nhất, mà nó vừa vĩnh hằng vừa biến dịch, vừa đồng nhất vừa khác biệt, vừa đặc thù vừa phổ quát

Trong bản thể luận, phái này tách biệt hoàn toàn Jīva thì Ajīva, linh hồn biệt lập với vật chất, nghĩa là nếu có kết hợp thì đó cũng là sự tổ hợp của hai thực thể tách biệt Theo đó, Ajīva với tư cách là tổ hợp bản nguyên vật chất nên nó tự tạo nên chính nó, nhưng lại hoạt động dựa vào linh hồn Jīva vốn không có mối liên hệ (tách biệt) với nó Vì vậy, mối quan hệ nhân-quả trong quan điểm bản thể luận này được hiểu theo cách gọi của Long Thọ là: “thế giới được sinh ra từ chính nó và cái khác cộng lại”

Nhìn chung, khuynh hướng của phái này dù là sự chắp vá của Upaniṣad và Phật giáo, nhưng lại là một sự tổng hợp đúng nghĩa về tính chất nhân-quả trong bản thể luận của Sāṃkhya và Vaiśeṣika Long Thọ tất nhiên đã phê phán quan điểm này dựa trên cơ sở phê phán từ Sāṃkhya và Vaiśeṣika, vì thế giới không thể sinh ra và phát triển theo quá trình: nhân và quả vừa là một, vừa không liên quan với nhau Với Long Thọ thì đây không phải là giải pháp cho hai phái trên, mà thực ra là kết quả tổng hợp sai lầm từ Sāṃkhya và Vaiśeṣika Đối với Lokāyata, trường phái duy vật thuần túy này xem bản nguyên thế giới là tứ đại: đất, nước, lửa, khí Bốn dạng vật chất đầu tiên này tạo nên thế giới và chúng không cần ai tạo ra, chúng được sinh ra một cách ngẫu nhiên và tồn tại vĩnh cửu Long Thọ gọi quan điểm bản thể luận của phái này là “vô nhân”, tức thế giới được sinh ra mà không cần một nguyên nhân nào cả Có thể thấy, nếu luận điểm của Jaina là sự tổng hợp của Sāṃkhya và Vaiśeṣika, thì luận điểm của Lokāyata là sự loại trừ cả hai chủ trương trên Quan điểm này không chỉ ngược lại với lý thuyết của các trường phái “chính thống” ảnh hưởng bởi Upaniṣad, mà còn ngược lại với tính chất của Phật giáo với quan điểm Duyên khởi Đó là lý do mà phái bày bị các phái khác phê phán nặng nề nhất

Tính chất về bản thể luận của phái này có lẽ là sự phản kháng đơn thuần về tinh thần tuyệt đối của Upaniṣad Họ xác nhận thế giới được tạo ra từ các dạng vật chất tối sơ, và không cần quan tâm đến nguyên nhân nào tạo ra chúng, tiến trình nhân-quả trước đó dĩ nhiên đã không tồn tại trong học thuyết của phái này Với Long Thọ, việc chấp nhận thế giới có khởi sinh (từ chưa thành có) mà không có nguyên nhân của sự khởi sinh là điều không thể chấp nhận Đó là một nghịch lý quá căn bản

Ngoài việc nêu lên sự mâu thuẫn trong mối quan hệ nhân-quả thì Long Thọ đã phê phán quan điểm các trường phái về cái gọi là vật chất tối sơ mang tính vĩnh hằng bất diệt Các phái (trừ Lokāyata) có thể khác nhau về “lực đẩy tinh thần” được xem như sự tác động thúc đẩy quá trình khởi sinh và vận hành của vũ trụ, nhưng tất cả đều chấp nhận có các dạng vất chất tối sơ làm nền tảng tạo ra thế giới Vật chất ban đầu này dù được các trường phái đặt với tên gọi khác nhau như: bản nguyên Prakṛti của Sāṃkhya, các nguyên tử paramāṇu của Vaiśeṣika và Nyāya, các thực thể của Jaina, hay các dạng vật cất tối sơ của Lokāyata Các phái này đều cho rằng đó là dạng vật chất nhỏ nhất, không thể phân chia, tồn tại vĩnh cửu và bất biến Nói chung, đây là quan điểm về tự tính (自性 svabhāva) của bản thể mà các phái chủ trương

Long Thọ cho rằng, điều này thật vô lý với chính khái niệm “tự tính”, bởi nếu đã là tự tính thì bất biến, nhưng nếu bất biến thì không thể giải thích được quá trình phát triển phức tạp của thế giới Long Thọ nói: vì “nếu thế giới hiện tượng thật có tự tính thì tất nhiên nó không thể biến đổi, nhưng tự tính lại biến đổi tướng trạng theo thời gian thì điều này không đúng” 若法實有,後則不應 異,性若有異相,是事終不然 (T30n1564, Trung luận, chương XV-Quán Tự tính, p18a27) Thế giới hiện tượng vì thế là một sự tương quan vô tận, được kết hợp từ vô số mối quan hệ hỗ tương chằng chịt quấn lấy nhau, triết học Phật giáo cũng như Long Thọ xem đó là thế giới vô tự tính Do đó, không có cái gọi là “bản nguyên vật chất” đóng vai trò là nền tảng đầu tiên tạo nên vũ trụ, hay nguyên tử nhỏ nhất mà các trường phái chủ trương được xem như đơn vị cấu thành thế giới

Hơn nữa, thật vô lý nếu bản nguyên vật chất không mất đi mà có thể tạo ra các hình thức khác trong sự hình thành thế giới Rõ ràng, hạt phải chuyển hóa thì mầm mới có thể đâm chồi, và sau đó mới có thể phát triển thành cây Làm sao một bản thể thường hằng bất biến lại có thể tạo ra các hiệu ứng kéo theo? Bởi theo nguyên tắc, nếu muốn tạo ra các hình thức vật chất mới thì vật chất ban đầu phải hủy diệt hoặc biến đổi theo một cách thức nào đó, nó phải loại bỏ đi tính cứng nhắc thì vật chất khác mới được sinh ra, nhưng như thế thì lại đi ngược với tính chất tự tính bất biến của bản nguyên Quan điểm bản nguyên vật chất của Sāṃkhya, các nguyên tử của Vaiśeṣika và Nyāya, hay dạng vật chất đầu tiên của Lokāyata đều không thể giải thích điều này Người ta có thể cho rằng quan điểm của Jaina như là giải pháp hợp lý khi các thực thể (dravya) vừa có tính thường hằng vừa có tính biến dịch Tuy nhiên, thực ra như đã nói thì đó chỉ là sự tổng hợp chắp vá, bởi nghịch lý mà Long Thọ đưa ra là một thực thể không thể cùng một lúc chứa đựng hai tính chất loại trừ nhau, tức vừa thường hằng mà vừa biến dịch, vừa tồn tại vừa không tồn tại

Tóm lại, theo tính chất của Duyên khởi, không có một thực thể ngoại lệ tồn tại một cách độc lập tuyệt đối được xem là bản nguyên tạo ra thế giới Theo Long Thọ, tất cả quan điểm chấp nhận tự tính vĩnh hằng bất biến của một bản thể đều là quan điểm sai lầm khi nhìn về bản chất của thực tại Với Long Thọ, chỉ vì người ta nhìn thế giới qua bề mặt hiện tượng nên mới còn thấy có cái sinh và cái được sinh, có cái diệt và có cái bị diệt Thực tại tuyệt đối là thứ không thể đồng nhất với bất cứ hình thức nào của bản thể Việc xem bản thể là thực tại đều là những góc nhìn sai lầm, thực tại qua đó đã bị bóp méo bởi những lăng kính giả định của chính họ Ông cho rằng điều đó cũng “giống như sự ảo tưởng, như giấc mộng, hay một thành phố ảo hóa giữa sa mạc” 如幻亦如夢, 如乾闥婆城 (T30n1564, Trung luận, chương VII-Quán Tam tướng, p12a23)

Phê phán về tự ngã (ātman)

Bên cạnh việc phê phán tính chất của bản nguyên thế giới, Long Thọ đã phê phán sự kéo theo của quan điểm bản ngã hay tự ngã (ātman) được xem như biểu hiện của tinh thần tối cao vốn chịu ảnh hưởng từ triết học Upaniṣad Điển hình như Sāṃkhya xem bản ngã của vạn vật khắp vũ trụ bao gồm cả con người chính là biểu hiện của tinh thần thế giới Puruṣa tối cao duy nhất Con người dù có trải qua vô số kiếp sống nhưng bản ngã là thuần khiết và bất diệt, nó chỉ trú ngụ nơi một hình thức cơ thể khác trong quá trình Luân hồi (Saṃsāra) Nhưng vì biểu hiện trong mỗi con người nên bản ngã phải chịu sự quy định riêng của mỗi cá thể, bị dục vọng chi phối nên con người cứ đắm chìm trong sự mê lầm

Vì vậy, quá trình Luân hồi chỉ chấm dứt khi con người thấu triệt được bản chất của nguyên lý cấu tạo và vận hành của vũ trụ

Tương tự, với Vaiśeṣika thì song song với thế giới của vô số nguyên tử còn có thế giới của vô số linh hồn nhỏ, và chi phối cả hai thế giới này là một linh hồn tối cao Theo đó, linh hồn tối cao được biểu hiện nơi mỗi sự vật, mỗi chúng sinh thông qua mỗi linh hồn cá biệt (ātman) Linh hồn con người vốn thanh khiết và bất diệt, nhưng phải chịu sự chi phối của thể xác bởi ý chí và dục vọng nên đã giam hãm con người trong sự tối tăm Do đó con người chỉ giải thoát khi đã thấu triệt các hình thức căn bản (padārthas) cấu thành vũ trụ

TÍNH CHẤT BẢN THỂ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC LONG THỌ TRONG TÁC PHẨM TRUNG QUÁN LUẬN

2.2.1 Tính “phi bản thể” của thực tại Tánh không qua bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận

Như đã đề cập, bản thể luôn là đối tượng được xem là thực tại tuyệt đối của thế giới, đó là thứ tồn tại tối hậu, mang tính uyên nguyên Mọi hình thức tồn tại khác có thể bị biến đổi và hoại diệt, còn bản thể tồn tại vĩnh hằng, nằm ngoài mọi sự chi phối Nói cách khác, đó chính là “viên gạch” đầu tiên và là nền tảng cho sự khởi sinh và vận hành của thế giới Do đó, trong lịch sử triết học thế giới, bản thể và thực tại được mọi trường phái tư tưởng đồng nhất là một, điều này hiện diện gần như mang tính mặc định tất yếu trong toàn bộ nền triết học Đông-Tây Bởi xu hướng tin rằng thế giới phải được tạo ra từ một “cái gì đó”, và xem đó chính là nguyên nhân đầu tiên (đệ nhất nguyên nhân) cho sự hình thành thế giới

Những ai quan tâm đến triết học có lẽ đều không còn xa lạ với các quan điểm về bản thể như của Thales xem nước là nguồn gốc thế giới, Anaximenes thì cho rằng không khí mới là bản thể, Heraclitus gọi bản thể thế giới là lửa, trong khi Democritos xem nguyên tử là hình thức khởi đầu của vũ trụ Bên cạnh đó, học thuyết về ý niệm của Platon xem thế giới hiện tượng chỉ là cái bóng của thế giới ý niệm, đó mới thực sự là thế giới đích thực, là bản thể vĩnh cửu và siêu cảm tính Từ đây, triết học phương Tây đã phân thành hai khuynh hướng cơ bản: “đường lối Democritus”- chủ nghĩa duy vật - và “đường lối Platon” - chủ nghĩa duy tâm, sự phát triển của lịch sử triết học trở về sau đều chịu ảnh hưởng sâu đậm trên hai khuynh hướng bản thể luận này Có thể thấy, dù xuất phát từ quan điểm “tâm” hay “vật” thì mọi trường phái triết học thế giới đều xác nhận phải có một bản thể uyên nguyên và xem bản thể đó là nền tảng phát sinh thế giới, Đạo(道)của Lão tử hay Brahman trong Upaniṣad cũng đều được xem là “bản thể tinh thần tối hậu” của thế giới

Tánh không của Long Thọ (Nāgārjuna) thì ngược lại với tất cả, phá vỡ cái gọi là “nền tảng” tối hậu này, triết học Tánh không phủ nhận triệt để mọi quan điểm về bản thể, thực tại tuyệt đối là thứ siêu việt mọi sự định vị Từ đây có thể thấy, mọi trường phái triết học dù có thể đưa ra nhiều cách nhìn khác nhau về bản thể, có thể khác nhau về tên gọi hay tính chất, nhưng đều có một điểm chung là sự xác định một cách mặc nhiên về một bản thể như là nền tảng của mọi sự hiện hữu Thực tại tuyệt đối với Long Thọ không phải là bản thể tối hậu, thực tại trong tư tưởng của ông chống lại mọi quan điểm về bản thể, không có một hình thức tự tính nào có thể tồn tại trong triết học Long Thọ Thực tại của thế giới - Tánh không - là một thực tại phi bản thể Đây có thể được xem là kết luận kỳ lạ nếu không muốn nói là “lập dị” nhất trong toàn bộ lịch sử nhận thức của nhân loại về bản thể luận

Thực ra, triết học Phật giáo nguyên thủy vốn đã phủ nhận sự tồn tại của “đệ nhất nguyên nhân” này dù không mang màu sắc táo bạo như sự phủ định của Long Thọ Dưới quan điểm Duyên khởi thì không có một nguyên nhân duy nhất nào tạo ra thế giới, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang tính độc lập mà không cần các mối liên hệ khác Do đó, mọi sự hiện hữu đều là kết quả của vô số tương tác liên kết tạo ra, không có một bản thể mang tính tối hậu tồn tại trong triết học Phật giáo Tuy nhiên, Long Thọ không chỉ dừng lại ở đó, ông phủ nhận luôn cả sự tồn tại tạm thời của các duyên và cả tiến trình vận hành của chúng Dưới chiều kích tuyệt đối, không có bất cứ thứ gì thực sự tồn tại dù là bản thể bất biến hay cả sự giả hợp tương đối

Long Thọ phủ định quyết liệt với mọi lập trường rằng thế giới “được sinh ra”, vì khi đã chấp nhận ý niệm “được sinh ra” thì tất yếu sẽ kéo theo ý niệm thế giới “bị mất đi” Điều này được Doãn Chính nhận xét rằng: “Long Thọ muốn chống lại quan điểm thông thường, giả tưởng cho rằng thế giới có sinh có diệt, có một có khác, có thường có đoạn, có lại có đi” (Doãn Chính, Sđd,

2022, tr.320) Đó dường như là nhận thức mang tính phổ quát trong tư duy thông thường, tức bất kỳ sự tồn tại nào cũng phải có một quá trình khởi sinh, phát triển và hủy diệt Trong khi đó, Long Thọ đã đưa ra tuyên bố ngược lại với tất cả quan niệm thông thường, rằng thế giới vốn “vô sinh”, không cần bất kỳ một nguyên nhân nào sinh ra và cũng không bị mất đi, bản chất thế giới là

“không sinh-không diệt” Mọi hiện tượng sinh-diệt chỉ là chỉ là biểu hiện tương đối tạm thời, còn bản chất “vô sinh” đó mới là thực tại tuyệt đối

Lập trường này của Long Thọ đã phủ nhận sự đồng nhất mang tính mặc định giữa thực tại và bản thể, mọi hình thức bản thể dù được xem xét ở góc độ nào cũng không thể là thực tại Như đã nói, ngay cả tên gọi “Tánh không” cũng không phải là thực tại, bởi đó chỉ là tên gọi được đặt cho thực tại, ngôn ngữ chỉ mang tính gợi ý mà không thể là biểu trưng trọn vẹn của vấn đề Vì thế, Long Thọ cũng phủ nhận cả điều này, bởi thực tại tuyệt đối không thể đồng nhất với bất cứ thứ gì, nó không thể được định danh bằng bất cứ tên gọi nào cả

T.R.V.Murti đã nhận xét rằng: “Trung quán tông không chỉ khước từ việc định tính cho cái tuyệt đối - điều mà các hệ thống tuyệt đối luận khác thường làm - mà còn khước từ việc đồng nhất nó với bất cứ thứ gì trong kinh nghiệm” (T.R.V.Murti, Sđd, 2013, tr.36)

Với Long Thọ, thực tại không thể nhận thức với cơ chế lý tính thông thường, không phải là đối tượng nằm trong suy lý, và không thể đồng hóa với bất cứ thứ gì mà con người có thể gán ghép và suy tưởng Long Thọ đã gạt bỏ triệt để mọi hình thức xem bản thể là thực tại Do đó, trong sự phê phán của mình, việc đồng nhất thực tại với bản thể mà các triết thuyết đương thời xác định theo Long Thọ đều là những “tà kiến”, kẻ nào đồng nhất thực tại với bất kỳ một hình thức bản thể là kẻ ấy đang sống trong sự ảo tưởng (vô minh) Đó chính là hệ quả từ cách tiếp cận sai lầm ngay từ bước đầu về thực tại, bởi tất cả đã lấy tri thức thông thường để áp đặt vào thực tại, và ép thực tại vào khuôn khổ phạm vi của lý tính Thực tại vì thế là “bất khả tư nghì”, nằm ngoài giới hạn của tri thức thường nghiệm, Tánh không siêu việt mọi sự định vị

Tuy nhiên, việc xem Tánh không trong triết học Long Thọ là “không có gì” theo nghĩa thông thường và đồng hóa nó với một dạng Hư vô chủ nghĩa (Nihilism) lại tiếp tục là một sai lầm, điều mà các học giả phương Tây không ít người đã từng nhầm lẫn Long Thọ phê phán mọi quan điểm về bản thể tối hậu của các trường phái không phải chỉ đơn thuần phủ nhận, để rồi chối bỏ sự tồn tại của thế giới Kể cả Đức Phật và Long Thọ trong quan điểm của mình đều luôn phủ nhận sự xác định về thực tại theo quan điểm lưỡng nguyên lệch lạc cố hữu là “thật có” và “không có gì” về bản thể thế giới dưới cái nhìn của lý tính Tánh không ở đây theo nghĩa vượt lên trên sự nhận biết của lý tính, đó là thực tại siêu nghiệm “không có” cũng “không không”, là thực tại phi bản thể, sự kỳ diệu của nó không phải là đối tượng để lý tính có thể nắm bắt

Vì vậy, triết học Phật giáo nói chung không chỉ phê phán quan điểm “có” mà thậm chí còn phê phán một cách khắt khe về quan điểm “không có gì” dưới màu sắc của hư vô Vicente Fatone trong The philosophy of Nāgārjuna cho rằng, trước những cáo buộc tư tưởng Nāgārjuna mang màu sắc hư vô thì

“Nāgārjuna đã phải nhiều lần tự biện hộ trước những cáo buộc tương tự Giáo thuyết chống chủ nghĩa hư vô là một trong những mục tiêu đầu tiên trong giáo lý của Đức Phật” (Vicente Fatone, 1991, p.148)

Tóm lại, bản thể luận trong triết học Long Thọ không chỉ phủ nhận mọi ảo tưởng đồng nhất thực tại với bản thể mà còn phủ nhận cả quan điểm thế giới vốn “không có gì” trong màu sắc của hư vô Thực tại Tánh không phủ nhận triệt để mọi hình thức bản thể với vai trò là nền tảng của mọi sự hiện hữu, là điểm khởi đầu cho sự khởi sinh và vận hành của thế giới Tánh không là thực tại phi bản thể, siêu việt mọi sự định vị, vượt ra khỏi mọi sự đồng hóa với bất kỳ hình thức bản thể nào

2.2.2 Tính kế thừa và đột phá qua bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận

Nhìn lại tiến trình vận động của lịch sử tư tưởng Phật giáo, có thể nói triết học Phật giáo nguyên thủy đã để lại một hệ thống tư tưởng khá toàn diện và hoàn chỉnh, về sau thì càng được kế thừa và phát triển Tuy nhiên trên căn bản, học thuyết Duyên khởi (Pratītyasamutpāda) vẫn luôn là tư tưởng cốt lõi và là nền tảng cho toàn bộ tiến trình tư tưởng triết học Phật giáo, đã ảnh hưởng trực tiếp cho sự ra đời tư tưởng Tánh không trong bản thể luận của triết học Long Thọ (Nāgārjuna) sau này, T.R.V.Murti đã nhận định về điều này rằng: “Toàn bộ hệ thống triết học của Trung quán tông là sự giải thích lại lý Duyên khởi” (T.R.V.Murti, Sđd, 2013, tr.28) Như thế, có thể thấy tầm quan trọng của học thuyết Duyên khởi, nó chính là “linh hồn” và là trái tim của đạo Phật, cũng là nét đặc trưng độc đáo để tạo nên sự khác biệt trong tương quan đối chiếu giữa Phật giáo với tất cả triết thuyết khác

Ý NGHĨA BẢN THỂ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC LONG THỌ TRONG TÁC PHẨM TRUNG QUÁN LUẬN

2.3.1 Cuộc cách mạng trong lịch sử triết học Ấn Độ từ bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận

Ngay giai đoạn mà theo cách gọi của Karl Jaspers là “thời trục” (Période axiale) trong thời đại của Phật Thích Ca thì triết học Ấn Độ vốn đã là vũ đài tư tưởng sôi nổi của rất nhiều trào lưu đương thời - tự do và cởi mở, tinh thần đó dĩ nhiên vẫn không ngừng vận động và được kế thừa cho đến các thời đại về sau Nói như Doãn Chính thì “Lịch sử triết lý tôn giáo Ấn Độ nói chung luôn gắn liền với những cuộc đấu tranh tư tưởng hết sức sôi động và gay gắt giữa các trường phái triết học, tôn giáo khác nhau” (Doãn Chính, Sđd, 2022, tr.313) Trong thời đại Long Thọ (Nāgārjuna), tính chất triết học của các trường phái đã đi vào giai đoạn “chín muồi” bởi sự chắt lọc cũng như tính chặt chẽ vốn được quy định một cách nghiêm ngặt trong hệ thống khoa học lý luận đương thời Một số học giả thậm chí còn cho rằng, đây là giai đoạn đỉnh cao của triết học Ấn Độ

Các nhà nghiên cứu về triết học Ấn Độ cũng như Phật giáo phần lớn đều xem Long Thọ là nhân vật tiêu biểu nhất cho giai đoạn này Bản thể luận của ông mang tính tổng kết không chỉ trong phạm vi của triết học Phật giáo mà nó còn mở rộng gần như toàn bộ nền triết học Ấn Độ, điều này được thể hiện thông qua việc Long Thọ đã xem xét một cách kỹ lưỡng và phê phán triệt để đến các trường phái đương thời Mọi quan điểm về bản thể hoàn toàn bị phủ nhận Với lập trường Tánh không, kết luận này đã làm đảo lộn toàn bộ nhận thức về thực tại tuyệt đối, đây thực sự là một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học Ấn Độ K.Venkata Ramanan nhận xét: “Độ sâu của tuệ giác, tính chặt chẽ của lý luận và sự linh hoạt trong cách diễn đạt mà ông đã mang lại khi làm một luận sư Đại thừa, con đường của trớ tuệ Bỏt-nhó (prajủāpāramitā), đó tạo nờn một cuộc cỏch mạng gần như gây sửng sốt trong lịch sử triết học Phật giáo và ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy triết học sau này cả trong và ngoài giới Phật giáo” (K.Venkata Ramanan, Ibid, 1966, p.31)

Các học giả nghiên cứu triết học Ấn Độ đã lấy làm ngạc nhiên và thích thú khi tiếp cận triết học Long Thọ, họ xem vị trí của Long Thọ trong triết học Ấn Độ cũng như vị trí của Kant trong triết học phương Tây, T.R.V.Murti cho rằng:

“Vị trí của Trung quán tông giống như vị trí của Kant trong triết học phương Tây” (T.R.V.Murti, Sđd, 2013, tr.29) Cả hai đều làm một cuộc cách mạng là phê phán trào lưu lưu đối kháng triết học đương thời, Long Thọ thì phê phán hữu ngã luận và hư vô luận, trong khi Kant thì phê phán chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy nghiệm Long Thọ và Kant đều đưa ra những giới hạn nhất định mà triết học đương thời mắc phải, họ phải đối diện với giới hạn từ quan điểm của chính mình Sự phê phán có thể được xem là linh hồn trong triết học của họ, và bản thân phép biện chứng cũng đã là triết học Về tính chất, có thể xem đây là “bước ngoặt Copernic” khi cho rằng, không phải là chủ thể xoay quanh thế giới mà là thế giới xoay quanh chủ thể, Long Thọ và Kant đã đưa đối tượng nhận thức từ thế giới khách quan về với nhận thức chủ quan

Long Thọ và Kant đều chấp nhận thực tại siêu nghiệm là Tánh không hay

“Vật tự thân” (Das Ding an sich) đều là thứ vượt lên trên mọi khả năng nắm bắt thông thường, nằm ngoài mọi giới hạn khuôn khổ của tri thức thường nghiệm Tuy nhiên, nếu Long Thọ khẳng định có thể thâm nhập vào cảnh giới tuyệt đối bằng trí tuệ Bát-nhã, đó là con đường duy nhất để đi vào thực tại tuyệt đối, thì Kant đã khước từ điều này vì nó là bất khả tri Bởi phép biện chứng có thể phô bày được những kỳ vọng của lý tính, nhưng không thể làm cho ảo tưởng siêu nghiệm mất đi Trong Phê phán lý tính thuần túy, Kant xem “ảo tưởng lô- gíc chỉ là sự bắt chước đơn thuần mô thức của lý tính (ảo tượng của các ngụy luận (Trug-schlüsse) nảy sinh hoàn toàn do việc thiếu lưu ý đến quy luật lô-gíc

Do đó, nếu sự lưu ý được mài sắt trong từng trường hợp cụ thể, ảo tượng (lô- gíc) sẽ biến mất hoàn toàn Nhưng ảo tượng siêu nghiệm, ngược lại, vẫn còn tồn tại dù đã được môn phê phán siêu nghiệm phát hiện và vạch rõ tính vô hiệu của nó” (Immanuel Kant, 2018, tr.427) Vì vậy, “biện chứng pháp siêu nghiệm tự hài lòng với việc khám phá ảo tượng của các phán đoán siêu việt và đồng thời ngăn ngừa ảo tượng ấy lừa bịp, chứ không thể - như trong trường hợp ảo tượng lô-gíc - làm cho nó hoàn toàn biến mất và không còn là ảo tượng nữa; đó là điều Biện chứng pháp siêu nghiệm không bao giờ có thể làm được” (Immanuel Kant, Sđd, 2018, tr.428) Trên cơ bản, dù đã bị vạch rõ sự lừa dối, nhưng nó vẫn tiếp tục lừa phỉnh con người Có lẽ với Kant, chân lý là thứ mà con người chỉ có thể sống dưới ánh sáng của nó, chứ không phải là hy vọng để nắm bắt nó Kant đã chuyển hy vọng này đến với thực tiễn, lý tính thực tiễn vì thế có vị trí cao hơn lý tính thuần túy

Cuộc cách mạng mà Long Thọ tạo ra trong lịch sử tư tưởng Ấn Độ tất nhiên đánh động đến cả nền tảng Upaniṣad, bởi đã từng có những nhầm lẫn khi đồng hóa Tánh không với màu sắc Brahman như S.Radhakrishnan trong Indian philosophy 1, dù xem Long Thọ là tư tưởng gia vĩ đại của Ấn Độ nhưng đã lấy ý tưởng từ Upaniṣad để triển khai cho chủ nghĩa hoài nghi (chủ nghĩa thần bí) của mình: “Nāgārjuna dường như lấy cảm hứng từ Upaniṣads, mặc dù triết học của ông được phát triển trong bóng đêm và với sự tham chiếu đặc biệt đến các quan điểm Phật giáo Kết quả là một loại tư tưởng chưa từng tồn tại trước đây, mặc dù nó được cho là bắt nguồn từ Bát-nhã-ba-la-mật” (S.Radhakrishnan,

1929, p.645) Như đã nói, sự xác quyết về thực tại Tánh không cũng như tính bất đồng của nó đối với bất kỳ màu sắc nào, kể cả là một dạng của hình thức phiếm thần đã được Long Thọ khẳng định trong triết học của mình Vì vậy, dù là hình thức phiếm thần thì sự xác nhận bản thể là một khẳng định tất yếu, thực tại thế giới luôn được đồng hóa với “nguyên nhân đệ nhất” Tánh không thì ngược lại tất cả, phủ nhận triệt để mọi hình thức bản thể dù được ẩn chứa hay tô vẽ dưới bất kỳ khía cạnh nào Mọi sự xác định về bản thể dù là “tinh thần tuyệt đối” đều đi ngược lại với triết học Tánh không

Vì vậy, nếu triết học Upaniṣad xem Brahman như “cú hích” đầu tiên tạo ra thế giới, thì với triết học Tánh không, thế giới vốn “vô sinh”, nó không cần một lực đẩy nào tác động để vận hành Đó là sự khác biệt giữa một bên được xem là “nguyên nhân đệ nhất” tạo ra thế giới, còn một bên là tính chất vốn có của thế giới (Tánh không) Hơn nữa, triết học Upaniṣad xem Brahman như là tinh thần cội nguồn mà mọi hình thức tự ngã (ātman) sẽ trở về trong quá trình thể nhập; nhưng với triết học Tánh không, mọi sự vật hiện tượng của thế giới là chính nó mà không phải là hiện thân của “tinh thần” nào, nó không cần một sự

“trở về” nào cả, nó luôn là chính nó dưới chiều sâu của trí tuệ Bát-nhã

Do đó, cần phân biệt sự khác nhau giữa nhất nguyên luận của Upaniṣad và tuyệt đối luận của Long Thọ, nói như T.R.V.Murti: “Nhất nguyên luận khẳng định chỉ có một thực thể duy nhất tồn tại, trong khi đó tuyệt đối luận kiên quyết phủ nhận thực tại tính của nhị nguyên” (T.R.V.Murti, Sđd, 2013, tr.35) Khác với thế giới bị động vốn được tạo ra bởi “tinh thần tuyệt đối tối cao”, Tánh không của Long Thọ xem thế giới vốn đã như thế, nó không sinh-không diệt nên không cần được tạo ra bởi bất kỳ nguyên nhân nào Thế giới luôn là chính nó và chưa bao giờ là kết quả thụ tạo Đó là lập trường quyết liệt của Long Thọ D.T Suzuki trong Cốt tủy của đạo Phật (1968) đại khái cũng cho rằng, trên phương diện triết học, sự thống nhất giữa chủ thể và đối tượng trong bản thể triết học Long Thọ không như hình thức của một dạng phiếm thần luận Ở phiếm thần luận, dù hợp nhất nhưng không bao giờ xóa được vết tích của nhị nguyên, bởi Thượng đế dù sao vẫn luôn ở một tầng bậc không thể chạm đến; ngược lại, Phật giáo dù không có dấu vết của Thượng đế nhưng mọi sự hợp nhất đều được bao hàm một cách trọn vẹn tuyệt đối

Nhìn kỹ lại, những bước đi táo bạo mà Long Thọ đã thể hiện trong triết học của mình thì ông dường như là đại diện cho hình ảnh của một “kẻ thách thức thời đại” “Nāgārjuna xuất hiện như một con voi dữ trong truyền thống Phật học và tư tưởng triết học Ấn Độ Đương thời, đối với các nhà hiền triết Ấn, Nāgārjuna được xếp vào hàng những tư tưởng gia Phật học lỗi lạc bậc nhất Nhưng ngay trong hàng ngũ này, Nāgārjuna lại được kính trọng như một tên phá hoại đáng sợ” (Tuệ sỹ, Sđd, 2013, tr.14) Quả thật, sự phê phán của Long

Thọ như một cơn “lốc xoáy” quét qua vũ đài tư tưởng Ấn Độ, triết học Phật giáo thông qua hệ thống Ābhidharma được đại diện bởi các bộ phái; cũng như các trường phái nổi tiếng đương thời từ Sāṃkhya, Vaiśeṣika, Nyāya cho đến Jaina hay Lokāyatika đều trở thành đối tượng phê phán của ông Có thể nói, phạm vi phê phán này là chưa có tiền lệ trong lịch sử tư tưởng Ấn Độ, Long Thọ có thể có vinh dự là người đầu tiên tiếp cận một cách hệ thống và phê phán một cách triệt để gần như toàn bộ nền triết học Ấn Độ Đây thực sự là một cuộc cách mạng tư tưởng

2.3.2 Tập đại thành đầu tiên của triết học Phật giáo Đại thừa từ bản thể luận của triết học Long Thọ trong tác phẩm Trung quán luận

Bản thể luận của Long Thọ (Nāgārjuna) ra đời mang lên mình một sứ mệnh lớn lao trong bối cảnh mà triết học Phật giáo đang rơi vào sự xáo trộn và khủng hoảng, sự xuất hiện của Long Thọ nói một cách mỹ miều theo kiểu “những thiên tài lớn đều xuất hiện trong cơn thịnh nộ” (Tuệ sỹ, Sđd, 2013, tr.14)

Nhìn lại tiến trình của triết học Ấn Độ cũng như Phật giáo, cơ bản đều trải qua ba giai đoạn chính Giai đoạn đầu là sự khai mở của một bậc đạo sư về sự thấu triệt chân lý tuyệt đối, chính thức đánh dấu sự hiện diện của một hệ tư tưởng với việc thiết lập nên con đường riêng Giai đoạn hai là quá trình hệ thống hóa những nội dung của giai đoạn đầu, cũng như xuất hiện những tranh luận phê phán từ những góc nhìn khác biệt Và giai đoạn ba là tập đại thành trong tinh thần trở về giá trị gốc, chính thức tạo ra một hệ quy chiếu chung mang tính bao trùm hoàn chỉnh Đây như một quá trình biện chứng, trở về với giá trị ban đầu nhưng ở cấp độ hoàn thiện hơn, quá trình này gần như là một hiện tượng phổ quát mang tính quy luật trong lịch sử tư tưởng thế giới

Tất nhiên, sự phân chia giai đoạn luôn mang tính tương đối bởi sự phức tạp trong tính kế thừa đan xen và cả phủ nhận của các dòng chảy tư tưởng nói chung Tuy nhiên, ở giai đoạn thứ hai, các cuộc luận chiến xuất phát từ nội bộ của các bộ phái Phật giáo trong một thời gian dài trải qua nhiều thế kỷ đã cho thấy mức độ phức tạp của nó Thực ra, sự phân hóa về tư tưởng, nhất là vấn đề bản thể luận ngày càng rõ nét thông qua các cách luận giải khác nhau trong các học thuyết của các bộ phái, điều đó không chỉ đơn thuần ảnh hưởng trên phương diện tư tưởng, mà nó còn tác động mạnh mẽ đến cả sinh mệnh tồn vong của Phật giáo lúc bấy giờ

Ngày đăng: 13/09/2024, 09:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w