a Theo Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo hộ quyềntác giả không?...b Ai là chủ sở hữu hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo liên quan đến bộtruyện tranh Thần đồng đất
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
BUỔI THẢO LUẬN LẦN THỨ HAI
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆGiảng viên: Th.S Nguyễn Phương Thảo
Trang 2DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 3MỤC LỤCA PHẦN CÂU HỎI SINH VIÊN LÀM, NỘP BÀI VÀ THẢO LUẬN TẠILỚP
A.1 thuyết: Lý
1 Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là gì? Tìm hiểu quy định củapháp luật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với các quy định hiện hànhcủa pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2 Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tácgiả 3 Phân tích trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian đốivới hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trườngInternet
A.2 Bài tập: 1 Nghiên cứu tranh chấp quyền tác giả trong vụ việc Truyện tranh ThầnĐồng Đất Việt và đánh giá các vấn đề pháp lý sau:
a) Theo Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo hộ quyềntác giả không? b) Ai là chủ sở hữu hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo liên quan đến bộtruyện tranh Thần đồng đất Việt? c) Ai là tác giả hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo? d) Công ty Phan Thị có quyền gì đối với hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần,Mẹo? e) Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi có phù hợpvới quy định pháp luật không?
2 Nghiên cứu Bản án số 213/2014/DS-ST của Tòa án nhân dân quận TânBình ngày 14/8/2014 và trả lời các câu hỏi sau:
a) Ai là tác giả tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian”? Tác phẩmnày có được bảo hộ quyền tác giả không? Vì sao b) Từng “cụm hình ảnh” trong tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dângian” có được bảo hộ quyền tác giả không? Vì sao? c) Hành vi của bị đơn có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nguyên đơnkhông? Nêu cơ sở pháp lý
B PHẦN CÂU HỎI SINH VIÊN LÀM VÀ NỘP BÀI, KHÔNG THẢOLUẬN TẠI LỚP
Trang 4Phân tích quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trítuệ năm 2022 về Giả định quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tácgiả
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5A PHẦN CÂU HỎI SINH VIÊN LÀM, NỘP BÀI VÀ THẢO LUẬN TẠI LỚPA.1 Lý thuyết:
1 Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là gì? Tìm hiểu quy định của phápluật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với các quy định hiện hành của phápluật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Bảo vệ lợi ích tác giả và lợi ích công cộng Bảo vệ một tgian sau đó chia sẻ vớicộng đồng để nghiên cứu
Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (fair use) có nghĩa là: sử dụng hợp pháp tác phẩm có bảnquyền, bao gồm cả việc sử dụng bằng cách tái tạo bằng bản sao hoặc dưới dạng ghiâm hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào khác trong điều này quy định, cho những mụcđích như phê bình, bàn luận, báo cáo, giảng dạy (bao gồm cả việc sao chép nhiều bảnđể sử dụng trong lớp học), học bổng, hoặc nghiên cứu, không phải là vi phạm bảnquyền Để xác định xem việc sử dụng tác phẩm trong bất kỳ trường hợp cụ thể nào cóphải là sử dụng hợp pháp hay không, các yếu tố được xem xét sẽ bao gồm:
(1) mục đích và đặc điểm của việc sử dụng, bao gồm việc việc sử dụng đó mang tínhchất thương mại hay cho mục đích giáo dục phi lợi nhuận;
(2) bản chất của tác phẩm có bản quyền;(3) số lượng và tính chất của phần được sử dụng liên quan đến toàn bộ tác phẩm cóbản quyền;
(4) ảnh hưởng của việc sử dụng đối với thị trường tiềm năng hoặc giá trị của tác phẩmcó bản quyền
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật SHTT 2005, các trường hợp sử dụng tác phẩm đãcông bố không phải xin phép, không phải trả thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họatrong tác phẩm của mình;
Trang 6c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩmđịnh kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả,không nhằm mục đích thương mại;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổisinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụngđược trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêngSo sánh với Hoa Kỳ
Trang 7Ví dụ: tại bản án 127/2007/DS-PT Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội, cùng mộthành vi trích dẫn toàn bộ 4 tác phẩm văn học nhưng Tòa án cấp sơ thẩm cho có viphạm quyền tác giả còn Tòa án cấp Phúc thẩm cho rằng không vi phạm quyền tác giả.- Không phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
* Điểm khác:
Với nguyên tắc sử dụng hợp lý (fair use) được ghi nhận trong pháp luật sở hữu trítuệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có 2 điểm khác biệt:
– Về việc xác định sử dụng hợp lý:Theo Luật bản quyền Hoa Kỳ, việc sử dụng hợp lý được xem xét với 4 yếu tố:(1) Mục đích và đặc điểm của việc sử dụng, bao gồm việc sử dụng đó có tính chấtthương mại không hay là chỉ nhằm mục đích giáo dục phi lợi nhuận
(2) Bản chất của tác phẩm được bảo hộ;(3) Số lượng và thực chất của phần được sử dụng trong tác phẩm được bảo hộ nhưlà một tổng thể;
(4) Vấn đề ảnh hưởng của việc sử dụng đó đối với tiềm năng thị trường hoặc đốivới giá trị của tác phẩm được bảo hộ;
Khác với Luật Quyền tác giả Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Namxác định các trường hợp sử dụng hợp lý bằng phương pháp liệt kê, theo quy định tạiđiều 25 Luật Sở hữu trí tuệ
– Về ngoại lệ của nguyên tắc sử dụng hợp lý:
Trang 8Theo quy định tại điều 107 Luật Quyền tác giả Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, tác phẩmđược bảo hộ quyền tác giả đều có thể sao chép nếu đáp ứng 4 yếu tố được nêu ở trên,kể cả việc sao chép tác phẩm nhằm mục đích học tập.
Ngược lại, theo khoản 3 điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định tác phẩm kiếntrúc, tác phẩm mỹ thuật, chương trình máy tính, việc làm tuyển tập, hợp tuyển các tácphẩm không được áp dụng nguyên tắc sử dụng hợp lý Bên cạnh đó, việc sử dụng tácphẩm nhằm mục đích học tập cũng không được công nhận là sử dụng hợp lý
2 Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.
Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định: “Quyền tácgiả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sởhữu”.
Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định: “Quyềnliên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cánhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệtinh mang chương trình được mã hóa”
Theo quy định của pháp luật, để có được quyền liên quan, những chủ thể như: ngườibiểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình… phải biểu diễn, thể hiện, tổ chức, phátsóng dựa trên tác phẩm gốc của chủ sở hữu quyền tác giả Tức là người biểu diễn, nhàsản xuất bản ghi âm, ghi hình, người phát sóng phải đóng vai trò trung gian, truyền đạtnội dung, thông tin, giá trị của tác phẩm gốc đến với công chúng Đó cũng chính là lýdo tại sao quyền trung gian này được gọi tên là: quyền liên quan đến quyền tác giả
Khi một tác phẩm được ra đời, nhằm để cộng đồng có thể đón nhận và tiếp thu hếtgiá trị, thông tin mà tác phẩm đó mang lại, phải thông qua những chủ thể trung giancủa quyền liên quan, tác phẩm đó có thể dễ dàng đi vào lòng người hơn, được côngchúng đánh giá cao hơn bởi khả năng truyền đạt hấp dẫn, kỹ xảo của người biểu diễn,tổ chức phát sóng, ghi âm, ghi hình…
Quyền liên quan đến quyền tác giả chỉ được bảo hộ với điều kiện không gâyphương hại đến quyền tác giả Quyền liên quan này tồn tại song song và gắn liền với
Trang 9tác phẩm, chỉ khi tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả cho phép khai thác và sử dụngtác phẩm thì những chủ thể của quyền liên quan mới có thể thực hiện để tạo ra sảnphẩm Và cũng tương tự như quyền tác giả, những chủ thể của quyền liên quan cũngđược bảo vệ quyền nhân thân, quyền tài sản đối với sản phẩm của mình Có thể khẳngđịnh quyền liên quan giữ vai trò quan trọng giúp cho công chúng tiếp cận được tácphẩm, thu hút được nhiều người biết đến tác phẩm, nâng cao giá trị tác phẩm.
Điều 17: mục đích là đưa ra công chúng nên cần đối tượng đưa ra với công chúngĐây là mlh 2 chiều
1 Quyền tác giả là yếu tố quyết định quyền liên quan, phải có quyền tác giả mớicó quyền liên quan
2 QLQ có tác động trở lại qtg làm tăng lên hoặc giảm đi giá trị của tác phẩm (cótác động tốt/xấu đến quyền tác giả )
3 Phân tích trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian đối vớihành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường Internet
Doanh nghiệp cung cấp trung gian là “Doanh nghiệp cung cấp phương tiện kỹ thuật
để tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ đưa nội dung thông tin số lên môi trường mạngviễn thông và mạng Internet; cung cấp kết nối trực tuyến cho công chúng tiếp cận, sửdụng nội dung thông tin số trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet.” (gọitắt là ISP) căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 198 Luật SHTT 2022; Điều 111, 112,
113, 114 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có thể thấy rõ 2 loại trách nhiệm của loại doanhnghiệp này là trách nhiệm bảo vệ và trách nhiệm pháp lý Trong từng loại trách nhiệmsẽ có những đặc điểm riêng biệt để phân tích
Thứ nhất, đối với trách nhiệm bảo vệ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gianđối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường Internet(quy định tại các khoản 1,2,3,4 Điều 111 Nghị định 17/2023)
Tại khoản 1 điều này, có thể thấy ISP có trách nhiệm bảo vệ quyền tác giả,quyền liên quan thông qua việc thiết lập các công cụ tiếp nhận yêu cầu gỡ bỏhoặc ngăn chặn việc truy nhập tới nội dung thông tin số xâm phạm đến cácquyền này
Trang 10 Khoản 2 cũng có quy định cụ thể về việc ISP có trách nhiệm thông báo đầumới liên lạc của cơ quan tiếp nhận khiếu nại, phản ánh về xâm phạm quyền tácgiả đến có quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả thuộc Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch, Hoặc tại khoản 3, khoản 4 quy định về trách nhiệmcảnh báo cho người sử dụng dịch vụ về trách nhiệm pháp lý của họ khi thựchiện hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan ; gỡ bỏ hay ngăn chặnviệc truy cập tới nội dung thông tin số khi biết nội dung thông tin số đó xâmphạm quyền tác giả thông qua việc nhận được yêu cầu của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền,,,.
Thứ hai, đối với trách nhiệm pháp lý của ISP bao gồm 2 đặc điểm được thể hiện rõnhư sau:
1 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian nếu không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý sẽ phải chịu tráchnhiệm liên đới bồi thường thiệt hại nếu xảy ra hành vi vi phạm đến quyền tácgiả, quyền liên quan của người sử dụng dịch vụ gây ra (Căn cứ theo điểm bkhoản 3 Điều 198 Luật SHTT; Điều 112,113,114 Nghị định 17/2023) Mặtkhác, nếu Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cũng như tuân quy định tạicác Điều nêu trên sẽ được miễn trừ trách nhiệm pháp lý nếu có hành vi vi phạmxảy ra
2 Nếu ISP là chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi xâm phạm đến các quyền tác giả,quyền liên quan… sẽ phải chịu các trách nhiệm pháp lý theo quy định của phápluật
=> Trách nhiệm bảo vệ và pháp lý của ISP đối với quyền tác giả, quyền liên quan trênmôi trường Internet được thể hiện cụ thể
Bao gồm:1 Những doanh nghiệp thuần túy truyền dẫn internet: không phải chịu trách nhiệmnếu có hành vi xâm phạm qtg, qlq Cung cấp đường truyền chứ không cung cấp nộidung, không trực tiếp can thiệt vào ndung
Trang 112 Nhóm doanh nghiệp có thể can thiệp vào nội dung: MXH, youtube (có cảnh báocan thiệp quyền tác giả) TYN: gỡ bỏ tt vi phạm, btth trong trường hợp có hành vixâm phạm xảy ra, cảnh báo người dùng nội dung đó xâm phạm quyền tác giả Nếu bị xâm phạm có thể kiện facebook hoặc trực tiếp người đăng lên
A.2 Bài tập:1 Nghiên cứu tranh chấp quyền tác giả trong vụ việc Truyện tranh Thần ĐồngĐất Việt và đánh giá các vấn đề pháp lý sau:
a) Theo Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo hộ quyền tácgiả không?
Việc sáng tác và cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả diễn ra vào giai đoạn chưa cóLuật Sở hữu trí tuệ điều chỉnh nên cần áp dụng quy định về Sở hữu trí tuệ của Bộ luậtdân sự 1995 và các văn bản hướng dẫn phần này của Bộ luật dân sự năm 1995 Truyện tranh Thần Đồng Đất Việt sẽ được bảo hộ quyền tác giả vì quyền tác giả vìtheo điều kiện một tác phẩm được bảo hộ thì Truyện tranh đả bảo đủ các yêu tố: (i) Thuộc các loại hình tác phẩm được bảo hộ theo Điều 747 BLDS 1995; (ii) Thể hiện ra bên ngoài dưới dạng vật chất nhất định chính là đã được xuất bảndưới dạng truyện tranh;
(iii) Có tính nguyên gốc, không sao chép, không bắt chước vì ông Lê Phong Linh đãtự mình lên ý tưởng sáng tạo hình vẽ nhân vật không trùng với các tác phẩm được bảohộ trước đây;
(iv) Không trái pháp luật, đạo đức xã hội (Điều 8) vì đây là truyện tranh, văn họcdành cho thiếu nhi
b) Ai là chủ sở hữu hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo liên quan đến bộtruyện tranh Thần đồng đất Việt?
Theo Điều 746 BLDS 1995 thì Công ty Phan Thị là chủ sở hữu của hình tượng nhânvật Tí, Sửu, Dần, Mẹo Đối với công ty Phan Thị đây là quyền tài sản và quyền nhânthân gắn với tài sản vì Công ty Phan Thị được Cục bản quyền cấp Giấy chứng nhậnghi nhận là chủ sở hữu bản quyền của 4 hình tượng nhân vật trên và được tác giả ký
Trang 12tên đồng ý Theo Điều 750, khoản 1 Điều 751 và khoản 1 Điều 763 Bộ luật dân sựnăm 1995:”quyền của tác giả gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩmdo mình sáng tạo ra, tác giả không được chuyển giao quyền nhân thân cho người kháctrừ quyền cho hoặc không cho người khác sử dụng, công bố, phổ biến hoặc cho ngườikhác công bố, phổ biến tác phẩm của mình.” Vì vậy việc ông Linh ký tên công nhậnquyền sở hữu đối với bộ truyện của công ty Phan Thị là đúng pháp luật
c) Ai là tác giả hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo?
Theo Điều 745 BLDS 1995 :”Tác giả là người trực tiếp sáng tạo toàn bộ hoặc mộtphần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học” Ông Linh là người đã lên ý tưởng vàsáng tạo ra bộ truyện gồm các nhân vật: Tí, Sửu, Dần, Mẹo thành bộ truyện nên đượcbảo hộ bởi quyền tác giả Sự tham gia của bà Phan Thị Mỹ Hạnh chỉ dừng lại ở việcgóp ý tại giai đoạn đã xây dựng xong nội dung truyện Do đó, theo nhận định của Tòacó căn cứ để công nhận ông Lê Phong Linh là tác giả duy nhất của hình thức thể hiệncủa các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo; bà Phan Thị Mỹ Hạnh khôngphải là tác giả của tác phẩm trên
Khoản 2 Điều 12
d) Công ty Phan Thị có quyền gì đối với hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo?
Công ty Phan Thị có quyền chủ sở hữu đối với hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần,Mẹo
Do việc sáng tác tác phẩm chưa có Luật Sở hữu trí tuệ điều chỉnh nên cần áp dụng quyđịnh về Sở hữu trí tuệ của Bộ luật dân sự 1995 và các văn bản hướng dẫn phần nàycủa Bộ luật dân sự năm 1995
Theo điểm c khoản 1 Điều 746 Bộ luật Dân sự 1995 thì “Cơ quan, tổ chức giao
nhiệm vụ cho tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do tác giả sángtạo theo nhiệm vụ mà cơ quan hoặc tổ chức giao” Do đó, Công ty Phan Thị là tổ
chức giao nhiệm vụ cho ông Lê Phong Linh vẽ minh họa nên là chủ sở hữu tác phẩmThần Đồng Đất Việt nên chủ sở hữu có toàn bộ quyền tài sản bao gồm: quyền làm tácphẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối,