1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhận thức luận trong triết học krishnamurti

199 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận thức luận trong triết học Krishnamurti
Tác giả Nguyễn Văn Bừng
Người hướng dẫn TS. Vũ Ngọc Lanh, TS. Nguyễn Anh Thường
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Luận án tiến sĩ Triết học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 199
Dung lượng 1,15 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (8)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (10)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (28)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án (0)
  • 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án (29)
  • 6. Cái mới của luận án (29)
  • 7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án (30)
  • 8. Kết cấu của luận án (30)
  • Chương 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC KRISHNAMURTI (31)
    • 1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI HÌNH THÀNH NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC KRISHNAMURTI (31)
      • 1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với sự hình thành nhận thức luận trong triết học Krishnamurti (31)
      • 1.1.2. Bối cảnh lịch sử - xã hội Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với sự hình thành nhận thức luận trong triết học Krishnamurti (43)
    • 1.2. TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC (49)
      • 1.2.1. Nhận thức luận của triết học Ấn Độ cổ đại với sự hình thành nhận thức luận trong triết học Krishnamurti (0)
      • 1.2.2. Giáo lý của Hội Thông Thiên Học với sự hình thành nhận thức luận (58)
      • 1.2.3. Phân tâm học của Sigmund Freud với sự hình thành nhận thức luận (66)
      • 1.2.4. Vật lý học của Albert Einstein với sự hình thành nhận thức luận trong triết học Krishnamurti (73)
      • 1.3.1. Cuộc đời - sự nghiệp của Krishnamurti (75)
      • 1.3.2. Tổng quan thế giới quan và nhân sinh quan của Krishnamurti với sự hình thành nhận thức luận trong triết học Krishnamurti (0)
  • Chương 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC KRISHNAMURTI (88)
    • 2.1. CHỦ THỂ, KHÁCH THỂ VÀ BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC (88)
      • 2.1.1. Sự thống nhất của chủ thể và khách thể nhận thức (88)
      • 2.1.2. Các phương diện của tâm trí và bản chất của nhận thức (92)
    • 2.2. NGUỒN GỐC VÀ MỤC ĐÍCH CỦA NHẬN THỨC (97)
      • 2.2.1. Nguồn gốc nhận thức (97)
      • 2.2.2. Mục đích của nhận thức (101)
    • 2.3. TRẠNG HUỐNG CỦA NHẬN THỨC (108)
      • 2.3.1. Tình trạng nhận thức bị quy định hay sự mất tự do của nhận thức (108)
      • 2.3.2. Điều kiện và khả năng của nhận thức (117)
    • 2.4. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP NHẬN THỨC (122)
      • 2.4.1. Các nguyên tắc của nhận thức (122)
      • 2.4.2. Phương pháp nhận thức (128)
  • Chương 3. ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC KRISHNAMURTI (136)
    • 3.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC KRISHNAMURTI (136)
      • 3.1.1. Tính phản kháng của nhận thức luận trong triết học Krishnamurti (136)
      • 3.1.2. Tính hướng nội của nhận thức luận trong triết học Krishnamurti (140)
      • 3.1.4. Tính biện chứng của nhận thức luận trong triết học Krishnamurti (148)
    • 3.2. NHỮNG GIÁ TRỊ CHỦ YẾU CỦA NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC KRISHNAMURTI (151)
      • 3.2.1. Nhận thức luận trong triết học Krishnamurti góp phần phản ánh đời sống nhân loại (151)
      • 3.2.2. Nhận thức luận trong triết học Krishnamurti góp phần định hướng phương cách giáo dục mới (157)
      • 3.2.3. Nhận thức luận trong triết học Krishnamurti góp phần chỉ dẫn cho hoạt động nhận thức tâm lý của mỗi cá nhân (167)
      • 3.2.4. Nhận thức luận trong triết học Krishnamurti thúc đẩy phong trào giải phóng con người ở phương diện tâm trí (172)
    • 3.3. NHỮNG HẠN CHẾ CƠ BẢN CỦA NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC (174)
      • 3.3.1. Nhận thức luận trong triết học Krishnamurti là duy tâm chủ quan (175)
      • 3.3.2. Nhận thức luận trong triết học Krishnamurti chủ trương cuộc cách mạng nội tâm là bất khả thi với toàn thể nhân loại (176)
      • 3.3.3. Nhận thức luận trong triết học Krishnamurti bị “tự quy định” (178)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (185)
  • PHỤ LỤC (193)

Nội dung

Pupul Jayakar đã kể lại cuộc đời của Krishnamurti trong bối cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa của người Ấn Độ, với những vấn đề quen thuộc của một nước mới giải phóng: sự phân ly, nghèo đó

Tính cấp thiết của đề tài

Từ khi đất nước tiến hành đổi mới, việc nghiên cứu, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đạt được nhiều thành tựu to lớn Sự phát triển của công tác lý luận đã góp phần giúp Việt Nam ổn định chính trị, phát triển kinh tế, và văn hóa có nhiều bước tiến trong lịch sử dân tộc Việt Nam dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế Tuy vậy, do hiện thực luôn vận động, đặc biệt trong xu thế phát triển nhanh của khoa học công nghệ, sự biến đổi mau lẹ của các vấn đề xã hội, công tác lý luận có khi không khái quát kịp, “lý luận còn lạc hậu, tính dự báo thấp, kết quả nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn Nghiên cứu về tình hình thế giới, khu vực và vấn đề thời đại chưa sâu sắc, toàn diện Kết quả nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh còn dàn trải, tính hệ thống chưa cao, chưa gắn kết chặt chẽ với những vấn đề thực tiễn đang đặt ra Nghiên cứu những trào lưu tư tưởng, học thuyết mới, lý thuyết mới chưa được nhiều” (Đảng Cộng sản Việt Nam [ĐCS], 2014)

Cũng chính vì tình hình như trên mà việc nghiên cứu thực tiễn, đúc kết thành lý luận, đưa ra những dự đoán khoa học định hướng sự phát triển của xã hội Việt Nam trong giai đoạn mới là thực sự cần thiết Muốn nghiên cứu thực tiễn hiệu quả hơn, trước hết phải có sự bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận Để bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận, tất yếu phải tích cực nghiên cứu các tư tưởng, học thuyết mới Chỉ có nghiên cứu các trào lưu tư tưởng, học thuyết mới trên tinh thần phê phán khoa học mới có thể bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách đúng đắn theo tinh thần của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác Về điều này, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nêu ra chủ đề nghiên cứu trong công tác lý luận đến năm

2030 là: “Đối với những trào lưu tư tưởng, học thuyết, lý thuyết mới, tiếp tục mở rộng và đi sâu nghiên cứu trên quan điểm khách quan, biện chứng và tiếp thu những giá trị tiến bộ Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội và các tư tưởng thù địch dưới mọi màu sắc” (ĐCS, 2014)

Dựa trên tinh thần nghiên cứu các tư tưởng, học thuyết mới của Đảng, qua sự khảo lược lịch sử triết học, chúng tôi thấy rằng tư tưởng triết học Jiddu Krishnamurti (1895 - 1986) là một trường hợp khá đặc biệt Bằng phương pháp vấn đáp giống với phương pháp của Socrates thời Hy Lạp cổ đại, Jiddu Krishnamurti đã tạo ra được sự ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nhân loại, đặc biệt là về phương pháp nhận thức chân lý

Jiddu Krishnamurti (Krishnamurti) là người được Hội Thông Thiên Học đào tạo bài bản nhất để chuẩn bị ông trở thành “Người thầy mới của thế giới”, với mục đích to lớn là có thể thống nhất các xung đột (tôn giáo, dân tộc, đảng phái…) để đi đến một thế giới đại đồng, đưa con người tiến hoá lên một tầng cao hơn của tinh thần chứ không chỉ là sự tiến hoá về mặt sinh học Krishnamurti không những được đào tạo theo chương trình giáo dục tiên tiến của nước Anh lúc bấy giờ mà ông còn được các bậc thầy thông suốt giáo lý các tôn giáo, của cả phương Đông và phương Tây, truyền dạy Ông cũng từng được hướng dẫn thực tập Thiền theo những phương pháp đặc biệt mà Hội Thông Thiên Học lúc ấy cho rằng nó có thể giúp Krishnamurti thâm nhập vào những vùng đất của chân lý, vượt qua những nỗi đau khủng khiếp nhất đời người để có thể được giải thoát Và sau đó, những điều mà Krishnamurti lựa chọn, những điều mà Krishnamurti viết và nói, những điều mà Krishnamurti thực hành đến cuối đời …, tất cả, kể cả những giá trị mà lời giảng của ông mang lại cho nhân loại, đã chứng minh rằng, phương pháp nhận thức mà Krishnamurti đưa ra không phải là sự phi lý, thậm chí cần phải xem xét, nghiên cứu một cách nghiêm túc

Lời giảng của Krishnamurti được xuất bản trong hơn 100 đầu sách, hầu hết được dịch ra các ngôn ngữ chính của thế giới, trong đó có tiếng Việt; các bài nói và thảo luận của ông cũng được xuất bản dưới dạng đĩa CD, băng từ, sao chép, bản dịch, Ông cũng từng diễn thuyết ở Liên Hiệp Quốc về chủ đề nhận thức và hòa bình và được trao tặng Huân chương Hòa bình của Liên Hiệp Quốc năm 1984 Ông cũng thường có những buổi thảo luận riêng với các nhân vật danh tiếng thế giới như: ba vị thủ tướng Ấn Độ là Jawaharlal Nehru, Indira Gandhi và Rajiv Gandhi, các nhà tôn giáo học Huston Smith, Walpola Rahula, Chogyam Trungpa Rinpoche, nhà vật lý học David Bohm, nhà văn Aldous Huxley.v.v Hầu hết các buổi thảo luận này đều có ghi âm, ghi hình, và sau đó được in ra thành sách Những điều trên đây thể hiện triết học Krishnamurti nói chung, nhận thức luận trong triết học Krishnamurti (nhận thức luận Krishnamurti) nói riêng, đang được giới trẻ Việt Nam rất quan tâm, và cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về triết học Krishnamurti Thực tế này đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu khoa học mang tính hệ thống về triết học Krishnamurti để giúp xã hội có sự định hướng đúng đắn, tránh sự sùng bái thái quá hay sự quy chụp thiển cận đối với một hệ thống tư tưởng triết học trong lịch sử

Nghiên cứu nhận thức luận Krishnamurti giúp chúng ta có thêm phương pháp hữu ích nghiên cứu con người, đặc biệt là các xung đột bên trong sự suy tư của con người trong một xã hội nhiều biến động Việc nghiên cứu trên tinh thần phê phán khoa học, dựa trên các quan điểm của triết học Mác, phương pháp của Hồ Chí Minh, luận án đưa ra được một số luận điểm khoa học, góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề tâm trí, ý thức của con người

Từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: “ Nhận thức luận trong triết học Krishnamurti ” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, nhận thức luận trong triết học Krishnamurti (nhận thức luận Krishnamurti) đã có tầm ảnh hưởng lớn đối với các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Trong suốt hành trình của cuộc đời mình, Krishnamurti đi đến bất cứ nơi nào có người quan tâm đến thảo luận các vấn đề về tự do, về sự tự giải thoát khỏi nỗi sợ hãi tiềm ẩn từ trong tiềm thức, về sự tự gỡ bỏ gông cùm của những lề thói trói buộc con người, gỡ bỏ sự sợ hãi về các loại địa ngục do các tổ chức thần quyền tạo ra để khống chế tín đồ, về tình yêu thuần khiết, về lòng từ bi thương xót, kêu gọi mỗi người phải là nguồn ánh sáng của bản thân, v.v…Điểm then chốt đặc biệt của ông là, ngay như khi đang nói về các vấn đề xã hội, chính trị, hoặc kinh tế đang xảy ra, lời giải đáp của ông cũng từ cái nhìn tận gốc rễ và vượt thời gian Ông chỉ ra cái nguyên nhân tạo vấn đề nó nằm phía sau như thế nào, và nguồn gốc của mâu thuẫn và bạo lực đã tiềm ẩn trong tâm con người ra sao

Tư tưởng của Krishnamurti được nghiên cứu và thảo luận trên khắp thế giới Có một số lượng sách khá lớn viết về những thuyết giảng và tiểu sử của ông Bản thân ông đã viết một số cuốn sách như Bàn luận về cuộc sống (commentaries on living), (ba tập), Đánh thức trí thông minh, Tự do đầu tiên và cuối cùng, Trò chuyện với hiện thể, v.v và hầu hết các cuộc đối thoại và thảo luận của ông với các nhà tư tưởng và chức sắc trên khắp thế giới hiện cũng đã được ghi lại dưới dạng sách Quỹ Krishnamurti Trusts của Mỹ, Anh và Ấn Độ tiếp tục xuất bản tài liệu này dưới nhiều hình thức kết hợp khác nhau Ngoài ra, còn có các băng video và âm thanh về các bài giảng và đối thoại của ông Những cuốn băng này cho chúng ta cơ hội không chỉ để nghe mà còn có thể xem trực tiếp và giúp hiểu nhiều hơn những thuyết giảng của Krishnamurti Vấn đề nhận thức luận trong triết học Krishnamurti được xem xét trong luận án này và các vấn đề khác của ông có mối liên hệ với nhau và thực sự không thể tách biệt chúng trong quá trình xem xét Những lời dạy của ông và cuộc sống của ông cũng liên kết không thể tách rời; có thể thấy ông đã sống theo lời dạy của mình Vì vậy, điều quan trọng là phải biết cuộc đời ông và tiểu sử của ông Cuộc đời và sự nghiệp của Krishnamurti đã để lại nhiều giá trị cho nhân loại

Qua khảo sát những công trình liên quan vấn đề nhận thức luận trong triết học Krishnamurti, thấy rằng, nhận thức luận là vấn đề xuyên suốt, nổi bật trong triết học Krishnamurti Mỗi công trình nghiên cứu thường chứa đựng nhiều hướng nghiên cứu liên quan nhận thức luận trong triết học Krishnamurt

Vì vậy, nghiên cứu sinh xin được trình bày phần tổng quan tình hình nghiên cứu này bằng cách, thông qua việc trình bày các công trình ở nước ngoài, các công trình trong nước, luận án sẽ khái quát những vấn đề chính trong các công trình nghiên cứu liên quan nhận thức luận trong triết học Krishnamurti và xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

*Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan vấn đề nhận thức luận trong triết học Krishnamurti

Luận án tiến sĩ của Alan Hunter năm 1988 có tên Seeds of truth: J Krishnamurti as religious teacher and educator (Hạt giống của chân lý: J

Krishnamurti là bậc thầy tôn giáo và nhà giáo dục) tại trường Đại học Leeds Luận án này đánh giá thành tựu của J Krishnamurti (1895-1986), gồm 02 phần: Phần thứ nhất, đánh giá việc giảng dạy tôn giáo và tư tưởng giáo dục của ông Nó bao gồm các chi tiết về tiểu sử, khảo sát tài liệu và thảo luận về tư tưởng của Krishnamurti Phát hiện ra một số điểm yếu trong công tác của Krishnamaurti, đặc biệt là việc ông đã quá cường điệu việc dùng tâm lý học cá nhân để giải thích các hiện tượng xã hội Mặc khác, luận án này cũng chỉ ra triết học của Krishnamurti có nhiều điểm tích cực, đặc biệt là năng lực giao tiếp tốt, tập trung vào tinh thần (không bị tôn giáo hóa) và nhắm vào việc không ngừng đề xuất cho sự phát triển hình thức thực dụng của giáo dục, điều đó có thể nâng cao nhận thức của học sinh và hiệu quả giảng dạy của người giáo viên Phần hai, luận án tập trung vào hai trường học do Krishnamurti thành lập Trường đầu tiên, Valley School gần Bangalore, Nam Ấn Độ là trường dành cho học sinh từ sáu đến mười tám tuổi Các đổi mới giáo dục và nỗ lực khuyến khích khả năng tự tìm hiểu của học sinh được mô tả và có báo cáo về các cuộc phỏng vấn giáo viên và học sinh Trường thứ hai - Công viên Brookwood ở Anh - một trung tâm giáo dục bao gồm một trường học dành cho thanh thiếu niên và một trung tâm nghiên cứu dành cho người lớn muốn vào học Bản tường thuật về sinh hoạt ở học đường và các cuộc phỏng vấn với giáo viên đang công tác tại trường và học sinh về những khó khăn và thành tích của Brockwood Chương kết luận trong luận án của Alan Hunter, tóm tắt những khái quát từ các trường học và thảo luận về những đóng góp quan trọng nhất mà Krishnamurti đã thực hiện với tư cách là nhà tư tưởng tôn giáo Cuối cùng luận án này của Alan Hunter đề xuất một hướng nghiên cứu mới trong tương lai

Tác phẩm Phénomène de Krishnamurti của Carlo Suarès, sau này được

Trúc Thiên dịch sang tiếng Việt với tên là “Hiện tượng Krishnamurti”, năm

1969 tác phẩm này được xuất bản tại Việt Nam Tác giả nhận định rằng khi cuộc sống con người trở nên thác loạn, chán sống và mâu thuẫn với chính mình, tư tưởng Krishnamurti xuất hiện đã có một ý nghĩa rất quan trọng vào thời điểm lúc bấy giờ: “Giữa lúc ấy, Krishnamurti xuất hiện Phải chăng đó là người mà thế giới đang chờ? Tây phương chờ đợi sự trở về của Chúa Cứu Thế, Đông Phương chờ Phật Di Lặc hạ sanh Thời thế chờ một khối óc lớn, một trái tim lớn - một thánh nhân - có thể vượt lên tất cả để mà viên dung tất cả trong ánh sáng đại đồng” (Carlo Suares, 2017, tr.11)

Tác phẩm At the Feet of the Master (được Hội Thông Thiên Học bảo trợ xuất bản và được lấy tên tác giả là Jiddu Krishnamurti), sau này được Bạch Liên dịch sang tiếng Việt với tên là “Dưới chân Thầy”, là một quyển sách được xuất bản dưới tên Juddu Krishnamurti khi ông 14 tuổi Tác phẩm này được xuất bản đầu tiên vào năm 1910 với tên là Alcyone, và quyển sách này có mối quan hệ mật thiết với kế hoạch giáo viên thế giới (World Teacher Project), đồng thời kế hoạch này chính là kế hoạch tinh thần giải cứu thế giới đương đại do Hội Thông Thiên Học khởi xướng Quyển sách này được cho rằng, là một tác phẩm kinh điển về tâm linh và đến năm 2012 được tái bản Lúc bấy giờ, hàng chục ấn bản của quyển sách này đã được xuất bản và dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau Cho đến năm 2004, phiên bản đầu tiên được phổ biến rộng rãi Trong suốt lịch sử xuất bản của mình, quyền tác giả của quyển sách này cũng đã gây ra nhiều tranh cãi Tác phẩm At the Feet of the Master được chia thành 4 chương, nói về 04 phẩm chất cơ bản của con người trên con đường hành đạo, chương 1 bàn về bản tính phân biệt (Discrimination); chương 2 đề cập đến bản tính ham muốn (Desirelessness) của con người; chương 3 đề cập đến việc kiểm soát tốt bản tính (Good

Conduct) của con người trên bước đường hành đạo; chương 4 nói về lòng bác ái (Love) - đây là bản tính luôn luôn có trong mỗi con người

Quyển The Krishnamurti Reader (Độc giả Krishnamurti) do Mary Lutyens biên tập quyển sách này Đây là một cuốn sách khá toàn diện về những lời dạy của Krishnamurti Bắt đầu với những gì con người tìm kiếm, nó thảo luận về các vấn đề của cuộc sống như mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, các vấn đề đặt ra bởi ham muốn, sợ hãi Krishnamurti đã chỉ ra hoạt động của tâm trí, cách suy nghĩ của chúng ta - sự rời rạc và phân mảnh Cách một người suy nghĩ từ nội tâm, tức là cái "tôi" thực sự cản trở sự hiểu biết của con người chúng ta cũng được Krishnamurti đề cập đến Có một số câu hỏi từ đọc giả và câu trả lời của Krishnamurti dành cho họ Các câu hỏi rất đa dạng như

“hạnh phúc là gì?”, “loại hình giáo dục phù hợp là gì?” Krishnamurti trả lời với phong thái thẳng thắn, cởi mở và cũng đưa ra những câu hỏi phản bác để người hỏi bắt đầu suy nghĩ, nhìn lại cuộc sống của chính họ Đây là một cuốn sách mà nghiên cứu sinh nghĩ rằng nó phù hợp cho những người mới bắt đầu nghiên cứu về tư tưởng của Krishnamurti

Tác phẩm The limits of Thought, discussions J Krishnamurti and David Bohm với lời dịch của Ông Không là: “Giới hạn của suy nghĩ, Bàn luận J Krishnamurti và David Bohm” Tác phẩm này được dịch sang tiếng Việt năm

2012 Tác phẩm này là những cuộc đối thoại của Krishnamurti với Tiến sĩ David Bohm Trong phần lời tựa của tác phẩm đã giới thiệu về công việc của Krishnamurti, và điểm hấp dẫn nhất trong phần này là câu hỏi: Làm thế nào một nhận biết chân lý có thể xảy ra? Krishnamurti đề nghị rằng việc này cần đến điều mà ông gọi là thiền định Chúng ta thấy, giữa Bohm và Krishnamurti đã khám phá được bản chất của ý thức và hiện trạng của con người Những cuộc đối thoại này mang tính khai sáng để giải quyết các vấn đề về sự thật, nhận thức về ước muốn, truyền thống và tình yêu Bất kỳ ai quan tâm đến cách Krishnamurti và Bohm khám phá những vấn đề quan trọng nhất trong sự tồn tại của con người, sẽ bị thu hút bởi tác phẩm tuyệt vời này

Tác phẩm “Từ điển tôn giáo và các thể nghiệm siêu việt” của Rosemary Ellen Guiley đã đề cập đến Krishnamurti trên hai phương diện Phương diện thứ nhất là trong phần giới thiệu về Theosophy (Thuyết Thần trí) từ trang

891 đến trang 896, là phần giới thiệu về Krishnamurti trong mối tương quan với Hội Thông Thiên học: “Năm 1908 Leadbeater cho biết một thanh niên Ấn Độ, Krishnamurti, sẽ trở thành “Bậc Thầy Thế giới” kế tiếp, người này là hóa thân của Maitreya (Đức Phật vị lai) Krishnamurti thu hút số lượng lớn tín đồ, nhưng vào năm 1930 phải rời Hội thần trí để đi theo con đường của riêng mình”(Rosemary Ellen Guiley, 2005, tr.195) Ở phương diện thứ hai, tác phẩm trình bày về Krishnamurti với tư cách là tiểu sử của một người nổi tiếng, có tên tuổi trong lịch sử Phần giới thiệu này từ trang 465 - 469 của tác phẩm Ngay từ đầu, Rosemary Ellen Guiley đã nhận định: “Mặc dù có lẽ ông là một trong những bậc thầy tinh thần có nhiều ảnh hưởng nhất thế kỷ nhưng Jiddu Krishnamurti (Jiddu là họ) không hề lãnh đạo một trường phái nào cũng như không hề tin vào bất kỳ một con đường nào dẫn đến chân lý Thay vào đó, ông lật tẩy mọi giả thuyết, tổ chức và phương pháp cấu trúc huyền bí như những vật cản trong việc tìm kiếm thực tại chân lý” (Rosemary Ellen Guiley, 2005, tr.465-466)

Tác phẩm Những nhà tư tưởng lớn của Ấn Độ của Albert Schweitzer, khi nhận định về cơ sở hình thành tư tưởng J.Krishnamurti, tác giả hoài nghi việc liệu J.Krishnamurti có thực sự thoát khỏi những quy định của triết học phương Đông, mà cụ thể hơn là triết học Ấn Độ hay đó chỉ là sự nối dài những tư tưởng truyền thống: “Triết học Ấn Độ gần đây có một vài khuôn mặt giá trị, mà nổi bật nhất là Krishnamurti, một thiên tài kỳ vĩ và một nhân cách khác thường Nhưng liệu nền tư tưởng ấy có thực sự đi đến việc thoát khỏi thế giá của truyền thống? Nó thực sự có hay không khả năng sáng tạo và có nắm bắt được không tất cả tầm mức của các vấn đề mà nó bàn đến? Người ta vẫn chưa có thể phán đoán điều đó” (Albert Scheweitzer, 2003, tr.211)

Tác giả René Fouère với tác phẩm Krishnamurti, the man and his teaching, bản dịch tiếng Việt là “Krishnamurti cuộc đời và tư tưởng” do dịch giả Nguyễn Ước chuyển ngữ Tác phẩm này gồm hai phần: phần thứ nhất tường thuật vắn tắt cuộc đời của Krishnamurti và phần thứ hai nói đến tư tưởng của ông Đây là một nghiên cứu mang đậm dấu ấn cá nhân như chính tác giả thừa nhận: “Để nói về Krishnamurti đó là một việc làm khó khăn và mạo hiểm, vì ông là một người tôi tin, là một trong những người đáng kể nhất của mọi thời đại” (René

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp cụ thể như: phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, đối chiếu và so sánh và sự thống nhất giữa logic và lịch sử để nghiên cứu luận án.

Cái mới của luận án

Thứ nhất, luận án đã hệ thống hoá nội dung cơ bản của nhận thức luận trong triết học Krishnamurti và rút ra được một số luận điểm khoa học

Thứ hai, luận án xác định được một số đặc điểm nổi bật, giá trị chủ yếu và hạn chế cơ bản của nhận thức luận trong triết học Krishnamurti.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

Về ý nghĩa khoa học: Luận án đã góp phần làm sáng tỏ bối cảnh và những tiền đề hình thành nhận thức luận trong triết học Krishnamurti; hệ thống hoá những nội dung cơ bản của nhận thức luận trong triết học Krishnamurti; rút ra những đặc điểm nổi bật, giá trị và hạn chế cơ bản của nhận thức luận trong triết học Krishnamurti

Về ý nghĩa thực tiễn: Thông qua việc trình bày một cách hệ thống nhận thức luận trong triết học Krishnamurti, luận án góp phần giúp cho các nhà nghiên cứu có thêm cơ sở trong hoạt động tâm lý, giáo dục; luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến tư tưởng triết học Krishnamurti.

Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, phụ lục, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm 3 chương, 10 tiết.

BỐI CẢNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC KRISHNAMURTI

BỐI CẢNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI HÌNH THÀNH NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC KRISHNAMURTI

Trong bối cảnh lịch sử - xã hội hình thành nhận thức luận Krishnamurti, dựa vào tính quy định của thời gian, không gian, vùng lãnh thổ đối với sự hình thành tư tưởng, tác giả tiếp cận thành bối cảnh lịch sử - xã hội thế giới và bối cảnh lịch sử - xã hội Ấn Độ và làm sáng tỏ đặc điểm của từng bối cảnh ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Krishnamurti

1.1.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ

XX với sự hình thành nhận thức luận trong triết học Krishnamurti

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhân loại chứng kiến nhiều đổi thay trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, từ kinh tế đến chính trị, khoa học, tôn giáo, … Krishnamurti sinh ra và lớn lên ở Ấn Độ, đến năm 14 tuổi thì được Hội Thông Thiên Học đưa sang Anh để đào tạo nhằm trở thành “Đạo sư thế giới” Vì mục đích này, sự nắm bắt thông tin, tình hình thế giới cũng như sự ảnh hưởng của tình hình ấy đến sự hình thành tư tưởng Krishnamurti là diễn ra một cách chủ động và khá đầy đủ Có thể khái quát bối cảnh lịch sử - xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như sau:

Thứ nhất, vấn đề mâu thuẫn dân tộc trên thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tác động mạnh mẽ đến sự hình thành tư tưởng Krishnamurti

Cuối thế kỷ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền rồi độc quyền nhà nước Chủ nghĩa tư bản sau gần 200 năm phát triển đối diện với ba khó khăn cơ bản: thị trường đã bão hòa, tài nguyên khoáng sản đã cạn kiệt, hàng hóa sức lao động giá rẻ khan hiếm Để giải quyết ba khó khăn này, chủ nghĩa tư bản tiến hành xâm lược các quốc gia kém phát triển hơn, đặc biệt là các quốc gia phương Đông, trong đó có đất nước Ấn Độ của Krishnamurti bị người Anh đánh chiếm, để khai thác tài nguyên khoáng sản, mở rộng thị trường và sử dụng sức lao động giá rẻ nhằm có được giá trị thặng dư lớn nhất có thể Đến năm 1914, các nước đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật chiếm một khu vực thuộc địa rộng 65 triệu km 2 với dân số 523,4 triệu người Riêng đế quốc Anh cai trị khoảng 412,2 triệu người, chiếm 23% dân số thế giới lúc đó và bao phủ diện tích hơn 35,5 triệu km 2 , gần một phần tư tổng diện tích toàn cầu

Bằng các biện pháp xuất khẩu tư bản, đầu tư khai thác thuộc địa, chủ nghĩa đế quốc đã đem lại lợi nhuận tối đa cho tư bản chính quốc Sự áp bức và thôn tính của chủ nghĩa đế quốc càng tăng thì mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa với đế quốc thực dân càng gay gắt, sự phản kháng của nhân dân ở các dân tộc thuộc địa càng quyết liệt

Trong quá trình khai thác thuộc địa, chủ nghĩa thực dân cũng đồng thời phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước thuộc địa mà trong sự phát triển ấy, con người và văn hóa ở các nước thuộc địa cũng có nhiều thay đổi Trong đó, xuất hiện những phương tiện và phương pháp để các nước thuộc địa tự giải phóng

Sự mâu thuẫn về lợi ích giữa các dân tộc vốn đã tồn tại từ lâu Trong lịch sử là mâu thuẫn giữa các khu vực tự trị trong một quốc gia, chiến tranh hay tôn giáo cũng chỉ có thể giải quyết một cách cục bộ chứ không thể giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn kinh tế Đến thời đại của Krishnamurti, những mâu thuẫn giữa các dân tộc diễn ra trên phạm vi rộng lớn hơn, trên phạm vi toàn cầu và con đường, cách thức giải phóng nào cũng chỉ là một giải pháp cục bộ, không thể giải quyết rốt ráo vấn đề mâu thuẫn giữa người với người, giữa dân tộc với dân tộc Kể cả hai cuộc thế chiến bùng nổ và kết thúc, với bao sinh mệnh con người đã ngã xuống, biết bao cái tốt đẹp đã bị hủy hoại, những mâu thuẫn vẫn ở đấy, tiềm ẩn, tồn tại dai dẳng Đầu thế kỷ XX, ở phạm vi toàn cầu, giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành thúc đẩy phong trào dân chủ tư sản bùng nổ cùng với Cách mạng năm 1905 ở Nga đã tạo ra một cao trào thức tỉnh các dân tộc phương Đông Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 biến nước Nga là nhà tù của các dân tộc thành biểu tượng cho sự tự do, mở ra thời đại giải phóng các dân tộc, trong đó có Ấn Độ, đất nước của Krishnamurti Đối với các quốc gia nô lệ, Cách mạng Tháng Mười Nga đã chỉ ra chủ nghĩa đế quốc cũng có điểm yếu và có thể đánh bại được Sau Cách mạng Tháng Mười Nga hai năm, Quốc tế Cộng Sản được thành lập Tại Đại hội II của Quốc tế Cộng Sản (1920), V.I.Lênin công bố

“Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” Trong tác phẩm này, Lênin đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức Không có bằng chứng cho thấy Krishnamurti bị ảnh hưởng bởi phong trào đấu tranh do Lênin khởi xướng, tuy nhiên xu trào đấu tranh giải phóng con người thoát khỏi gông cùn, nhất là sự ngục tù trong tư tưởng đã nhen nhúm ở bên trong Krishnamurti

Thứ hai, xung đột lợi ích giữa các nước đế quốc và sự bùng nổ hai cuộc thế chiến ảnh tưởng lớn đến sự hình thành tư tưởng Krishnamurti về nhận thức

Cuối thế kỷ XIX, khoa học phát triển mạnh và được tận dụng tốt hơn ở những quốc gia tư bản mới Dù sự phát triển diễn ra trên phạm vi toàn cầu nhưng những nước tư bản mới nổi như Mỹ và Đức ngày càng khẳng định sức mạnh của họ không những trên lĩnh vực kinh tế mà cả chính trị và quân sự Bên ngoài Châu Âu, nước Mỹ và Nhật Bản nhanh chóng trở thành những con rồng thức dậy Đến năm 1913, nền sản xuất công nghiệp của Đức và Mỹ chính thức vượt qua Anh và Pháp, những nền sản xuất công nghiệp luôn đứng đầu suốt thế kỷ XIX Đức, Nhật Bản và Mỹ cần có thị trường nhưng Anh và Pháp trước đó đã gần như chiếm hết các thị trường trên thế giới Các nước mới nổi muốn phân chia lại thị trường thế giới và các thuộc địa, cách tiếp cận của các chính phủ khác nhau đã dẫn tới những mâu thuẫn không thể giải quyết bằng hoà bình

Thế giới tư bản hình thành ba cách tiếp cận cơ bản về lợi ích: Đức, Áo- Hung, đế quốc Ottoman và Nhật Bản đòi hỏi các nước tư bản đi trước chia sẻ quyền khai thác các thuộc địa trên thế giới; còn Anh, Pháp, Nga thì kiên quyết bảo vệ lợi ích đã có về thuộc địa và thị trường rộng lớn Nước Mỹ thì cố gắng ẩn mình, giữ tuyên bố trung lập và bán vũ khí cho cả hai phe kia kiếm lợi Mâu thuẫn âm ỉ, chỉ cần một lý do, “ngọn lửa” sẽ bùng cháy Vụ ám sát thái tử Áo – Hung trở thành đóm lửa đầu tiên cho Thế chiến thứ nhất Thế chiến thứ nhất diễn ra từ cuối tháng 07/1914 đến tháng 11/1918 Cuộc chiến này có chiến trường bao trùm khắp Châu Âu và ảnh hưởng ra khắp thế giới với quy mô mà trước đó chưa từng có trong lịch sử xã hội loài người

Khi chiến tranh thế giới sắp kết thúc, Mỹ nhận thấy nếu không tham chiến thì lợi ích sau khi tàn cuộc sẽ bị rơi vào phe chiến thắng nên đến năm

1917 Mỹ mới chính thức tham chiến Và tất nhiên Mỹ là quốc gia ít thiệt hại nhất, thậm chí thu lợi nhiều nhất trong và sau cuộc chiến này

Khi thế chiến thứ nhất diễn ra, Krishnamurti đang ở độ tuổi từ 19 đến 23 tuổi và đang được Hội Thông Thiên Học đào tạo để trở thành “Người dẫn đường” cho nhân loại đi đến chân lý Trong tính ý hướng về sự trở thành trước những thực tế khổ đau phải chứng kiến, những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tư tưởng của ông Krishnamurti ở bên ngoài cuộc chiến và quan sát, ngoài những thiệt hại khổng lồ về kinh tế, Krishnamurti còn thấy hơn mười triệu người chết, hàng chục triệu người khác bị tàn phế Cuộc chiến tranh trở thành nổi ám ảnh tâm lý đối với tất cả những ai trải qua nó, trong đó, Krishnamurti càng không thể là ngoại lệ

Theo các nhà sử học, mặc dù chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra chủ yếu ở châu Âu nhưng không một quốc gia nào giành chiến thắng, tất cả đều chịu thiệt hại nặng nề về sinh mạng và của cải Sau chiến tranh, châu Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng, chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy ở các nước bại trận

(Spencer Tucker & Priscilla Mary Roberts, 2005, tr.123) Do sự khôn ngoan trong cách tiếp cận cuộc chiến, xét ở góc độ kinh tế và chính trị, Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới không bị thiệt hại thậm chí thu được lợi và vượt qua các nước châu Âu, trở thành kẻ thống trị, dẫn dắt thế giới về văn minh, vị thế mà châu Âu đã chiếm giữ suốt 300 năm trước đó

TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC

Là người được Hội Thông Thiên Học chọn, đào tạo để trở thành Bậc thầy mới của thế giới, Krishnamurti đã tiếp thu, kế thừa rất nhiều luồng tư tưởng khác nhau Trong công trình nghiên cứu này, nghiên cứu sinh khái quát được những tiền đề cơ bản hình thành nhận thức luận Krishnamurti gồm: Nhận thức luận của triết học Ấn Độ cổ đại, tư tưởng của Hội Thông Thiên Học, Phân tâm học của Sigmund Freud, Vật lý học của Albert Einstein và nhân tố chủ quan Krishnamurti

1.2.1 Nhận thức luận trong triết học Ấn Độ cổ đại với sự hình thành nhận thức luận trong triết học Krishnamurti

Từ nhỏ, Krishnamurti đã theo người mẹ nhân hậu của mình đến các ngôi đền để thực hiện các nghi thức truyền thống và được nghe kể các sử thi Mahabharata, Ramayana Sau này khi được Hội Thông Thiên Học đưa sang Anh để học chương trình giáo dục Anh và Hội này cũng tiến hành một chương trình đào tạo đặc biệt nhằm chuẩn bị cho Đạo sư thế giới giá lâm Cũng vì vậy, Krishnamurti được giảng dạy tư tưởng Ấn Độ một cách bài bản và toàn diện Ở đó, Krishnamurti không chỉ được truyền dạy tư tưởng trong kinh Veda, Upanishad mà còn được khảo cứu những hệ tư tưởng “không chính thống”, đặc biệt là tư tưởng Phật giáo Trước tiên chúng ta tìm hiểu một số nội dung trong kinh Veda và Upanishad mà Krishnamurti đã được truyền giảng và có ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng của ông

Nói đến thánh kinh Veda người ta luôn tôn sùng một cách kính cẩn, những tư tưởng chứa đựng, thể hiện trong đó đầy tinh tế, vi diệu và Upanishad là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của thánh kinh Veda

Có thể nói nó là đứa con được sản sinh ra từ quá trình phát triển và bình chú kinh Veda mà thành Do vậy, Upanishad là những lời bình chú tôn giáo về các lẽ thiết yếu, về ý nghĩa của các lễ nghi và ý nghĩa triết lý sâu xa của các bài kinh cũng như các bản thần thoại Veda

“Upanishad xuất hiện vào khoảng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ V trước công nguyên Đó là thời kì đặc biệt của nhân loại Thời kì mà Karl Jaspers đã mệnh danh là “thời đại trục” (période axiale) của lịch sử loài người, tức là thời kỳ với sự phát triển của đời sống xã hội và trí óc, như một sự gặp gỡ tất yếu, lần đầu tiên ở Hy Lạp, Trung Hoa và Ấn Độ, con người đồng thời từ bỏ vương quốc của thần thoại, tôn giáo nguyên thủy để tiến bước sang vương quốc của tư duy triết học, chuyển từ việc nghiên cứu giới tự nhiên sang tìm hiểu chính cuộc sống và thế giới nội tâm con người, với những nhà triết học lớn cùng xuất hiện, đặt cột mốc cho bước ngoặt lịch sử ấy là Socrate, Platon, Aristote ở Hy Lạp; Khổng

Tử, Lão Tử ở Trung Hoa; các tác giả Upanishad và Phật Thích Ca ở Ấn Độ” (Doãn Chính, 1997, Tr.110 – 111)

Nếu như ở phương Tây, mãi đến thế kỷ V (TCN), “bước ngoặt Socrates” mới xuất hiện thì ở phương Đông, Ấn Độ, lý thuyết phản tư đã xuất hiện từ rất sớm, trước “bước ngoặt Socrates” nhiều thế kỷ, trong kinh Upanishad Theo nhà nghiên cứu Doãn Chính thì:

“… trong các kinh Upanishad đã khai phá một con đường, một cách thức giải thoát mới, dùng trí tuệ để lý giải những vấn đề về nguồn sống của vũ trụ và khám phá bản chất đời sống tinh thần con người, tìm con đường giải thoát cho con người khỏi những nỗi khổ của cuộc đời Đó chính là sự phản tỉnh của ý thức mà chỉ đến Upanishad mới đạt được” (Doãn Chính, 1997, Tr.108 – 109)

Bản chú giải Brahma-sutras cho rằng ngu dốt và sai lầm là nguồn gốc của tội ác, và vì để đạt đến tri thức chân chính về tuyệt đối Brahman nên sự học hỏi thánh điển được khởi sự Vô minh là một ý tưởng thường diễn ra trong các tập Upanishads Do vô minh mà có mê vọng Katiha- Upanishad nói, những ai sống trong vô minh và nghĩ rằng mình là kẻ trí, những người đó lang thang đi tìm chân thực tại cũng y như những người mù bước đi theo kẻ mù Chandogya-Upanishad phân biệt vô minh và minh rằng những gì mà người ta thực hiện bằng minh trí, tín tâm và suy niệm, cái đó thực sự có năng lực mạnh mẽ Phần lớn, các Upanishads đòi hỏi sự thực hành phải được hướng dẫn bởi minh trí Vô minh là sự phân biệt có tính sai lầm, là cái nhìn lưỡng nguyên giữa chủ quan và khách quan Krishnamurti khai thác rất hiệu quả tính chất lưỡng nguyên này khi giải thích về tâm trí như một cái gì vừa chủ quan vừa khách quan và ông đòi hỏi phải triệt để không sai lầm, muốn triệt để không sai lầm thì tuyệt đối không phân biệt

Trên khía cạnh nhận thức luận, vô minh là trạng thái khi mà tâm thức tác dụng như một chủ tri, tác động trên trạng thái vô trí Vô trí là trạng thái mê mờ, là bóng tối của tâm thức bị bao phủ trong vô minh Nó được diễn tả trong kinh nghiệm thông tục như là sự không biết Bởi vì nó là bóng tối, và trong bóng tối thì đối tượng của tri thức không có tính cách xác định, không xác định là tồn tại hay không tồn tại Khi có sự hiện khởi của tác dụng trí, nghĩa là khi tâm thức tác động như một chủ tri thâu nhận đối tượng, vô trí trở thành cái phân biệt “ta” và “cái khác” Như vậy, vô trí trở thành một cơ năng nội tại để tâm thức tác dụng như một chủ tri, tạo thành sự chấp ngã

Khi một sợi dây nằm trong bóng tối, bị tưởng lầm là con rắn, mê vọng, hay vô minh chỉ có nghĩa là sự gán ghép sai lầm; Lông rùa và sừng thỏ dĩ nhiên là mê lầm, vọng tưởng, nhưng đã có thực tại sở y (những cơ sở thâu nhặt từ thực tại) cho mê lầm vọng tưởng này Đó là những khái niệm đã từng được kinh nghiệm, về sợi lông và con rùa, cái sừng và con thỏ Thế giới là mộng tưởng, là bất thực, vì đằng sau nó không có một căn bản lý tính để làm cơ sở; và bởi vì lý tính tự chứng tỏ tính cách mâu thuẫn nội tại của nó Krishnamurti không đề xuất một cơ sở cho lý tính, ông cho rằng lý tính vốn có cơ sở của nó Đó là năng lượng thông minh nhìn đối tượng như nó là; khi đó, sợi lông, con rùa, cái sừng, con thỏ được nhìn như nó là, chỉ có như vậy mới thoát khỏi sự lầm tưởng

Tư tưởng trong Upanishad nhìn thấy đằng sau sự sai lầm ấy rõ ràng có một căn bản thực tại Căn bản đó là Tuyệt đối thể Brahman Tác dụng của vô trí, nguyên nhân của mê lầm, chỉ là tác dụng sai lầm của tâm thức Sợi dây trong bóng tối mà bản tính của nó không thể xác định, bị tưởng lầm là con rắn; cũng vậy, Tự ngã (Atman) bị vọng tưởng thành sai biệt, tách khỏi Brahman Khi vô minh bị hủy diệt, tâm thức trở lại trạng thái thuần tịnh của nó, và Tự ngã được hiển lộ, Tự ngã không phải là cái mà tự nó xác lập sự tồn tại của chính nó được, Tự ngã hiểu và tin rằng nó cũng chính là Brahman Brahman ấy không có khoảng đầu, không có khoảng cuối, không có bên trong, không có bên ngoài; Brahman ấy là Atman, là đấng toàn trí, thấy và biết tất cả Krishnamurti kế thừa điều này nhưng ông không bàn về những đối tượng Atman hay Brahman, ông nói con người là toàn thế giới, mỗi con người là sự biểu hiện của toàn thể nhân loại Hay nhân loại không khác biệt về bản chất, chính kỳ vọng khác biệt tạo ra những “cái tôi” và cùng với hư vọng của cái tôi như sự tham lam, sợ hãi, bất minh, …tạo ra mọi đau khổ trong thế giới Nói cách khác, bởi vì tâm thức cho rằng, mình biết mà cái biết này vốn đã bị bao phủ mê lầm bởi vô trí có tác dụng như một chủ tri, khiến ta không nhận ra Tự ngã chân thực, bất biến và bất tử, đằng sau cái chủ tri bị chi phối bởi những đau khổ, buồn rầu Một khi chứng được nhất thể Atman, thế giới mộng tưởng biến mất Như vậy, Brahman, do vô minh, mà xuất hiện như là thế giới sai biệt của danh và sắc; thế giới này không có sự sai biệt, không biểu hiện rồi sau đó biểu hiện với danh như vậy, sắc như vậy Người ta đi tìm lại cái thực tính nguyên sơ của thế giới này phải tìm theo dấu vết của Tự ngã, bởi vì Tự ngã là dấu chân của tất cả thế gian gồm danh và sắc này Điều này như một chỉ dẫn xuyên suốt toàn bộ những bàn luận của Krishnamurti, tất cả những bàn luận của ông hầu như xuất phát từ khái niệm Tự ngã hay Bản ngã

Cái biết của chúng ta có hai bậc, thượng trí và hạ trí; do đó, thực tại xuất hiện dưới hai trường hợp Trong chân lý thông tục của thế gian, thế giới được nhìn thấy như là thực hữu Trên chiều hướng tuyệt đối, chân lý tối thượng, thế giới này như ảo Cũng vậy, Brahman, như là bản thể tuyệt đối từ đó diễn ra quá trình thành-trụ-hoại-không của thế gian, cũng được chiêm nghiệm qua hai trình độ tri thức sai biệt ấy “Tinh thần vũ trụ tối cao” - Brahman trong Upanishad là lời giải đáp cho câu hỏi “Cái gì là thực tại đầu tiên tối cao duy nhất, là căn nguyên của tất cả mà khi nhận thức được nó, người ta sẽ biết được cả vũ trụ?” và có thể giải thoát được linh hồn con người khỏi nỗi khổ của cuộc đời? Brahman có nghĩa là cái biết toàn thể, toàn năng, là nguyên lý cấu tạo nên và chi phối vũ trụ, là nguyên nhân của hết thảy sự sống Nó là cái do đó mọi vật sinh ra, cái nhờ đó mọi vật sinh trưởng, cái trong đó mọi vật nhập vào sau khi tiêu tan, cái đó chính là Brahman Brahman xuất phát từ căn tự “brah” có nghĩa là “vươn lên” (Doãn Chính, 2012, tr.62-63)

Bậc thượng trí chiêm nghiệm Brahman từ tuyệt đối vô hình, không sinh, không diệt Hạ trí chiêm nghiệm Brahman như là một Tạo hóa chủ hữu hình, toàn trí toàn năng Upanishad phân biệt hai sắc thái của Brahman: hữu hình và vô hình, tử và bất tử

Krisnamurti luôn phủ nhận khả năng ngôn từ có thể diễn đạt những chân lý có tiền đề từ lời dạy trong các bản kinh Upanishad luôn luôn phủ nhận vai trò và khả năng diễn đạt của ngôn ngữ trước tuyệt đối Brahman Trong Upanishad, chân lý tối cao chỉ có thể đi đến bằng những chuỗi phủ định liên tiếp Tri thức chỉ có công dụng là diệt trừ vô minh Tri thức này không phải do suy luận suông mà có Trước hết, đó là sự học hỏi các thánh điển, rồi do suy tư và chiêm nghiệm Tri thức nơi bậc thượng trí mới dẫn đến chỗ suy tư và chiêm nghiệm Brahman Tri thức nơi bậc hạ trí chỉ đưa đến các hành vi thờ phụng, tế tự, và chỉ đạt đến Brahman tương đối Kế thừa điều này, Krishnamurti chủ trương phải liên tục thâm nhập vào các tầng sâu thẳm của ý thức và tâm trí mới có thể hiểu rõ toàn bộ, nếu không, chỉ có thể nói về vật chứ không thật sự rõ sự vật, chỉ là thay thế sự vật như nó là bằng những ký hiệu, dấu hiệu vô cảm Krishnamurti luôn luôn phủ nhận tri thức đã có, ông cho rằng những gì đã biết đã không còn phù hợp với thế giới đang biến chuyển không ngừng Những gì ta biết của hôm qua về đối tượng đã không đúng nữa vì đối tượng hôm nay đã khác rồi

Trong tất cả những tư tưởng tiếp thu từ truyền thống Ấn Độ, Krisnamurti tỏ ra thích thú đặc biệt với tư tưởng của Phật giáo

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng, có những phát biểu của Krishnamurti, nếu xét phiến diện sẽ thấy sự mâu thuẫn với chính nội dung tư tưởng Krishnamurti Nhưng nghiên cứu sinh đã dùng các quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể và quan điểm phát triển để khảo sát, nghiên cứu và kết quả là: về bản chất, đó lại là mâu thuẫn biện chứng Chẳng hạn như, Krishnamurti kế thừa rất nhiều tư tưởng Phật giáo nhưng ông tuyên bố rằng ông không đọc bất kỳ cuốn sách nào của Phật giáo thì thật ra đúng là như vậy, vì ông từ nhỏ đã được Hội Thông Thiên Học mời những vị thầy thông suốt giáo lý Phật giáo về giảng dạy trực tiếp bằng lời, bằng những cuộc thảo luận

Và vì thế, giáo lý Phật giáo vốn đã thấm nhuần bên trong Krishnamurti mặc dầu thực tế Krishnamurti không đọc sách của Phật giáo

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC KRISHNAMURTI

CHỦ THỂ, KHÁCH THỂ VÀ BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC

2.1.1 Sự thống nhất của chủ thể và khách thể nhận thức

Trong triết học Krishnamurti, chủ thể nhận thức là tâm trí con người; khách thể nhận thức là con người với yếu tố cốt lõi là tâm trí của chính mình

Nói cách khác, chủ thể và khách thể nhận thức thống nhất nhau, đều là tâm trí Chính sự tự phân tách bản thân tâm trí thành tâm trí với tư cách chủ thể và tâm trí với tư cách khách thể đã làm cho tâm trí rơi vào trạng thái phân ly, không thể hiểu biết chính mình

Tâm trí là tổng thể ý thức cùng với tất cả sự hiện diện của nó Ý thức là nhận biết được nội dung tổng thể của đời sống Sự hiện diện là nội dung và hình thức của mọi sự tồn tại của đời sống Ý thức vốn dĩ không có một ý nghĩa tổng thể, vì nội dung tổng thể của đời sống là một sự toàn vẹn tự nó, trong khi “nhận biết được” luôn bám đuổi và chỉ đạt được một phần của nội dung đời sống Sự hiện diện mặc dù bao hàm đầy đủ tính chất tổng thể của cái mà nó biểu hiện (đời sống) nhưng vì nó phụ thuộc vào ý thức (cái có giới hạn) nên sự hiện diện thuộc tâm trí cũng bị giới hạn Vì thế con người có khuynh hướng chỉ quan tâm từng bộ phận của đời sống chứ không quan tâm đến tổng thể của đời sống Ý thức vì thế chỉ phơi bày trong tâm trí như một bộ phận, như một mảnh của cái tổng thể

Tâm trí, với tư cách chủ thể, suy nghĩ trở thành hành động của chính tâm trí Suy nghĩ là hành động của tâm trí và chính suy nghĩ tạo nên ý thức ở mỗi người Có nghĩa là suy nghĩ đã đưa vào tâm trí “cái tôi”, “bản ngã” để bản thân tâm trí có thể nhận biết “tôi là ai”, “tôi đang hạnh phúc” hay “tôi đang đau khổ” Khi “cái tôi” của tâm trí hình thành, nó ngay lập tức biến mình thành cái đối lập với mình, thành khách thể của chính nó

Khi suy nghĩ dẫn dắt từng mảnh nhỏ của đời sống tạo ra cái biết rằng

“tôi bị đau khổ” (hay “tôi đang hạnh phúc”) thì sự suy nghĩ ấy không biết rằng nó bị đau khổ, nó nghĩ rằng tôi bị đau khổ; sự suy nghĩ nghĩ rằng nó và

“cái tôi” là khác biệt nhau Suy nghĩ ấy đã đặt mình vào vị thế của tâm trí và đảo tâm trí thành cái tôi khách thể đầy đau khổ

Tâm trí là một tổng thể Nó không đồng nhất với trật tự vì nó bao hàm những yếu tố vô trật tự, và tất nhiên, tâm trí không tách biệt với trật tự, vì nó bao hàm trật tự của tất cả sự biểu hiện Ý thức là sự nhận biết và là yếu tố vô trật tự Theo Krishnamurti, ý thức thuộc vô trật tự, suy nghĩ thuộc vô trật tự, vì thế, tâm trí chứa đựng những yếu tố vô trật tự này Sự hiện diện là hình thức của tồn tại, nó luôn tồn tại trong trật tự Cái tổng thể bao gồm trật tự và vô trật tự Ý thức và suy nghĩ chỉ là vô trật tự, nó không thể nhận biết cái tổng thể Chỉ có thể đánh thức cái yếu tố tổng thể mới có thể nhận biết cái tổng thể, đó là đánh thức tâm trí Đánh thức tâm trí là làm hiển lộ tất cả những tầng sâu thẳm bên trong tâm trí, tức làm cho những cái hiện diện phải luôn là những hiện diện ý thức được Theo Krishnamurti, ý thức hay tâm thức của mỗi người là tất cả những gì người đó nghĩ, cảm nhận và nhận biết …; những động cơ và mục đích dù tiềm ẩn hay lộ rõ; những ham muốn thầm kín; sự tinh tế và xảo quyệt của tư tưởng; những thôi thúc và cưỡng bách trong sâu thẳm tâm hồn; những cá tính và khuynh hướng cá nhân; thành tựu và thất vọng; dũng cảm hay sợ hãi của anh ta; kể cả việc anh ta tin tưởng hay không tin tưởng vào một điều gì, …thì toàn bộ tiến trình tư duy của một người về tất cả như thế chính là ý thức Ông khẳng định về ý thức ở mỗi con người: “nó là một bãi chiến trường của những tham muốn mâu thuẫn nhau, là lãnh địa của hận thù, đấu tranh, đau thương, thống khổ Nó cũng là sự nổi loạn chống lại lãnh địa này, vốn là sự tìm kiếm thanh bình, điều kiện, tình thương vĩnh hằng.” (Jiddu Krishnamurti, 2007b, tr.407) Ý thức phát sinh khi chính nó là sự tự cảm nhận về xung đột, đau khổ và về lòng ham muốn loại bỏ những xung đột, đau khổ ấy; ý thức cũng phát sinh khi nó tự cảm nhận về niềm vui và lòng ham muốn có thêm niềm vui đó

Nó là một tiến trình rộng lớn của ký ức hay của quá khứ, sử dụng hiện tại như là lối đi để đến tương lai Ý thức của mỗi người chúng ta đã luôn là như vậy

Theo Krishnamurti, tâm trí với tất cả sự hiện diện, nó bao hàm sự hiện diện ý thức được (tâm trí hữu thức) và sự hiện diện không ý thức được (tâm trí vô thức) Đời sống con người trải nghiệm qua những năm tháng hạnh phúc và khổ đau, tất cả được chất chứa vào tâm trí vô thức Tâm trí vô thức trở thành nền tảng bên trong âm thầm chi phối suy nghĩ, tâm tư và hoạt động sống của con người Nó chi phối cả phương thức tồn tại của tâm trí hữu thức Tâm trí hữu thức là tất cả những gì hiển lộ ra bên ngoài đời sống, con người chỉ cần suy nghĩ sẽ thấy được tất cả nội dung và sự hiển lộ của nó Ví dụ như khi suy nghĩ của tôi vận hành, và nó vận hành như sau: “Tôi là B, tôi đang viết luận án, tôi đang hạnh phúc vì …, tôi đang đau khổ vì …, tôi biết …, tôi không biết …” Đời sống diễn tiến liên tục, rồi thì những nội dung và sự hiển lộ rõ ràng cho tâm trí này lại được vận chuyển vào trong, lại thuộc về tâm trí vô thức Ý thức vì bị giới hạn nên không thể chất chứa, đánh thức tất cả những tâm trí vô thức, vì thế phần tâm trí hữu thức luôn chỉ là những mảnh nhỏ, vụn vặt Khi con người nghĩ rằng những gì mình biết đã là tất cả (“tôi đã biết tất cả”) cũng tức là anh ta đang đồng nhất cái tâm trí tổng thể với một bộ phận rất nhỏ của nó, là tâm trí hữu thức Nhưng sự tác động của tâm trí vô thức lên mọi suy nghĩ và tâm tư con người mặc dù âm thầm nhưng cũng rất mạnh mẽ, làm cho người mà nghĩ rằng “tôi đã biết tất cả” cảm thấy còn một cái gì bên ngoài, bên trên “cái biết tất cả” của anh ta Anh ta lập tức cảm thấy bất an, sợ hãi Trong sự bất an và sợ hãi, anh ta phóng chiếu tư tưởng mình, bản thân mình thành những cái siêu thực tế, một hình tượng hay vị thần nào đó xuất hiện trong đầu óc anh ta Nói cách khác, một ảo tưởng trong tâm trí đã được hình thành

Krishnamurti khẳng định rằng, những ảo tưởng như thế được sáng chế bởi suy nghĩ (Jiddu Krishnamurti, 2010g, tr.56) Và liệu tâm trí có thể thoát khỏi những ảo tưởng? Krishnamurti khẳng định là có thể, khi suy nghĩ tự nó hiểu rõ hoạt động của chính nó Tâm trí phải tiến hành suy nghĩ về chính mình Tâm trí phải vừa là chủ thể, vừa là khách thể, ngay từ đầu cho đến cuối cùng

2.1.2 Các phương diện của tâm trí và bản chất của nhận thức

Các phương diện của tâm trí và sự tha hoá tinh thần con người

Krishnamurti thấy rằng, tâm trí con người có ba phương diện là: tâm trí đời sống, tâm trí khoa học và tâm trí tôn giáo Tâm trí đời sống là tất cả những suy nghĩ và nội dung nhận biết được của nó về những sự vật, hiện tượng thường ngày, dễ dàng nhận rõ qua kinh nghiệm của mỗi cá nhân Tâm trí khoa học là tất cả suy nghĩ và nội dung nhận biết được của nó dựa trên căn cứ đúng đắn không thể phủ nhận Tâm trí tôn giáo là tất cả những suy nghĩ và nội dung nhận biết được hoặc không thể nhận biết được về những phẩm tính, sự hiện diện của tự do, tình thương và sự sáng tạo bên trong mỗi con người Khi con người nhận thức đối tượng bằng một phương diện nào đó của tâm trí thì tất cả những gì hiện ra chỉ là một mảnh của một tâm trí chủ thể phiến diện Nếu tâm trí chủ thể đã có thể dùng tất cả các phương diện của nó, nó nhìn đối tượng một cách tổng thể (không phiến diện) nhưng do sự giới hạn của suy nghĩ trong tiến trình nhận thức, nó chỉ có thể nhìn thấy được một phương diện đối tượng (hoặc phương diện đời sống, hoặc phương diện khoa học, hoặc phương diện tôn giáo) thì tâm trí chủ thể ấy cũng không thể hiểu rõ tâm trí khách thể, cũng là không hiểu chính mình

Khi tâm trí không thể nhận thức chính mình, tâm trí rơi vào thực trạng tha hoá Sự tha hoá của tâm trí biểu hiện:

Một là, tâm trí tự đồng nhất mình với thời gian tâm lý Thời gian tâm lý là tất cả những kỷ niệm hạnh phúc hay buồn đau được chất chứa từ quá khứ đời người Tâm trí chỉ nhận biết được một mảnh của chính mình với tất cả những gì từng trải qua Tâm trí trở nên thụ động, cũ kỹ trước đời sống luôn biến đổi của chính mình

Hai là, tâm trí tự trói buộc mình bởi tri thức, tư tưởng, định kiến Tức là tâm trí tự nhốt mình vào những gì mình đã học được; những kiến thức mới, tư tưởng mới trở nên không đáng tin hoặc không thể tin với sự chưa cho phép của kiến thức cũ, của định kiến cũ

Ba là, tâm trí tự phóng chiếu mình thành cái phải trở thành, hoặc thành

Thượng đế Thông qua suy nghĩ, tâm trí xác định nó phải trở thành “cái nên là”, ví dụ như tâm trí nghĩ nó đã là một tiến sĩ mặc dù nó mới chỉ là một nghiên cứu sinh trong sự chi phối của ham muốn thành công Thậm chí tâm trí cũng tưởng tượng nó là Thượng đế hay sự biểu hiện của sự tồn tại của Thượng đế trong ham muốn thành bất tử và quyền năng

Bốn là, tâm trí tự buông thả vào sự bất lực hoặc tự lừa dối Tâm trí một khi nhận ra mình không thể nhận thức được chính mình, nó cảm thấy bất lực thật sự Trong trạng thái bất lực, tâm trí đồng nhất cái tổng thể với cái bộ phận của đối tượng Nó luôn quả quyết về “sự thật” mà nó thấy được, nó trở nên tự lừa dối

NGUỒN GỐC VÀ MỤC ĐÍCH CỦA NHẬN THỨC

Theo quan điểm của Krishnamurti, nguồn gốc nhận thức bao gồm: bộ não, các giác quan con người và thực tại cuộc sống Thực tại cuộc sống được ông phân chia thành thực tại bên trong và thực tại bên ngoài con người Trong đó, thực tại bên trong mới thật sự là nguồn gốc của nhận thức Nhưng thực tại bên trong là thực tại bị phân mảnh, chia cắt và đầy mâu thuẫn Sự xung đột của những phân mảnh, chia cắt và mâu thuẫn chính là động lực của nhận thức Điều kiện của nhận thức là đồng thời thấy được cả hai mặt đối lập của đối tượng Ta chỉ có thể biết một cái gì đó khi ta đã biết rõ tính chất cái đối lập với nó Khi ta biết tác hại của bạo lực là gì thì ta mới có thể biết được thế nào là bất bạo động Ta không thể biết tình yêu là gì nếu ta chưa nhận thức được thế nào là sự ích kỷ và thù hận (Giống với chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhận thức không thể thật sự hiểu rõ đối tượng nếu chưa có quá trình thâm nhập, chuyển hoá và hiểu rõ cái đối lập với nó) Cuộc sống là sự chuyển động không ngừng của các mối quan hệ chứa đựng tính chất mâu thuẫn phổ quát mà ở đó ta luôn cố gắng vận dụng và kiểm soát Chẳng hạn như khi ai đó lăng mạ ta, trong ta tràn ngập sự giận dữ (là vận dụng) hoặc ta cố gắng trầm tĩnh

(là kiểm soát); khi ai đó khen ngợi ta, trong ta phát khởi sự kiêu hãnh (là vận dụng) hoặc ta tự hào và tự chủ (là kiểm soát) Vấn đề thường thấy ở con người là vận dụng thì nhiều mà kiểm soát thì ít Thế nên nhiệm vụ của nhận thức theo Krishnamurti là làm cho ta có thể kiểm soát và hạn chế sự vận dụng nhằm tăng phản ứng tích cực, giảm những phản ứng tiêu cực ở ta Muốn vậy, trước hết phải hiểu các yếu tố nguồn gốc của nhận thức và cơ chế vận hành cũng như mối liên hệ của các yếu tố có liên quan

Krishnamurti khẳng định não hay một phần của nó bị quy định:

“Trước hết, ta nói rằng não bộ hay ít ra phần nào đó của não bị qui định

Sự qui định đó là do kinh nghiệm Sự qui định đó là kiến thức hay ký ức

Và bởi vì kinh nghiệm, kiến thức và ký ức bị giới hạn nên tư tưởng cũng bị giới hạn luôn” (Jiddu Krishnamurti, 2010g, tr.242-243)

Não vận hành hay hoạt động trong phạm vi bị giới hạn của tư tưởng Vì thế, “muốn khám phá hay phát hiện cái mới, tất phải, ít ra, tạm thời tư tưởng ngưng hoạt động, vắng mặt” (Jiddu Krishnamurti, 2010g, tr.243)

Krishnamurti thống nhất rằng não bộ là vật chất, tức nó có nguyên lý hoạt động của riêng nó, mang tính khách quan, không bị khống chế bởi tư tưởng Mặt khác, Krishnamurti chỉ ra rằng, qua hàng ngàn năm của nhân loại, hoạt động của não là hoạt động của tư tưởng Tư tưởng thì bị hạn chế bởi tính lịch sử của nó Cái tư tưởng bị hạn chế ấy luôn nghĩ rằng mình hoàn hảo, thậm chí tự nó coi nó như một cái gì rất thiêng liêng, rồi nó chi phối hoạt động của não, chi phối hành động của con người Tất cả những cái mà con người suy nghĩ và hành động đều dẫn đến sai lạc, xung đột

“ … tức là, đó là toàn bộ hoạt động của não – chí ít là cái phần của não được sử dụng, đã bị qui định bởi tư tưởng, và tư tưởng thì luôn luôn bị hạn chế, mà não bị qui định thì dẫn đến xung đột Cái gì bị hạn chế tất phải gây chia rẽ” (Jiddu Krishnamurti, 2010g, tr.243)

Nói về tư tưởng, Krishnamurti xem tư tưởng là sản phẩm của thời gian

Trong một ý nghĩa nào đó, tư tưởng là thời gian Giống như thời gian, tư tưởng bắt nguồn từ quá khứ xa xưa, phóng vào tương lai và tương lai bị qui định bởi quá khứ của nó Tư tưởng là vĩnh hằng trừ khi nền văn minh, văn hoá và con người không còn bị qui định nữa Nhưng văn minh, văn hoá của con người luôn bị quy định, vì thế, tư tưởng mang tính lịch sử Tư tưởng chỉ là công cụ, công cụ trọng yếu mà con người có Nhưng “Những nỗ lực và hành động khác biệt qua nhiều ngàn năm đã biến công cụ ấy không chỉ thành đần độn, u tối mà còn đẩy nó vào vòng trói buộc tột cùng” (Jiddu Krishnamurti, 2010g, tr.245) Krishnamurti yêu cầu phải chấm dứt tư tưởng Ông không dùng từ “cắt đứt”, “cắt đứt” thì cần có chủ thể, tức ai sẽ “cắt” cho nó “đứt”?, việc tách chủ thể và khách thể trong nhận thức là điều Krishnamurti phản đối; ông dùng từ

“chấm dứt” theo nghĩa, “chấm dứt” là tự nó kết thúc, không có và không cần có chủ thể tách biệt với khách thể

Khi tư tưởng là thời gian, nó có những định kiến hay truyền thống là quá khứ; nó có kỳ vọng, ước mơ và những mong muốn trở thành là tương lai; hiện tại của nó luôn bị những định kiến, truyền thống qui định, luôn bị những kỳ vọng, khao khát thôi thúc làm cho sai lạc Muốn chấm dứt tư tưởng, cần có sự tiếp xúc tức thì với cái “bây giờ”, cái “hiện tiền”, cái “đang là”

Cái “bây giờ”, cái “hiện tiền”, cái “đang là” không phải là tư tưởng Chúng là hiện tại “Hiện tại là tôi với tất cả những kỷ niệm của nhiều ngàn năm và nhiều ngàn năm ấy luôn luôn biến động đổi thay Tất cả đó là cái bây giờ, cái hiện tiền – hiện tại” (Jiddu Krishnamurti, 2010g, tr.248) Đó là hiện tại với tất cả sự tích luỹ của khổ đau, kinh nghiệm, tri thức, … và cả những hạnh phúc chớp nhoáng có được tạo thành tư tưởng Phải có sự tiếp xúc tức thì với hiện tại để chấm dứt tư tưởng

Nhưng hiện tại là cái luôn luôn động Làm sao có thể tiếp xúc với cái luôn luôn động vì khi nói đến nó thì nó đã qua rồi? Krishnamurti yêu cầu phải quan sát nó như một sự kiện chứ không như một vật cố định “Sự kiện rằng hiện tại là toàn bộ sự động đậy của thời gian và tư tưởng.” (Jiddu Krishnamurti, 2010g, tr.248-249)

Khi đã thấy sự thật của sự kiện, thì “thấy” không còn là “thấy” nữa, nó đã đạt đến một cấp độ cao hơn, là tuệ giác “Có tuệ giác, bạn giác ngộ sự kiện rằng cái “bây giờ”, cái “hiện tiền”, cái “đang là” là toàn bộ thời gian và tư tưởng” (Jiddu Krishnamurti, 2010g, tr.249) Trong tuệ giác, có giác, là của các giác quan tổng thể Đó là giác của mắt, của tai, của mũi, …; của tổng thể tất cả giác quan chứ không phải của từng phần giác quan Năng lực mà các giác quan có thể tiếp xúc tức thì sự kiện gọi là tuệ giác Và tuệ giác ấy không nằm trong phạm vi hạn chế của não

Khi tuệ giác xuất hiện, các giác quan thoát khỏi sự qui định, thì tâm trí khởi động Tâm trí là tổng thể hoạt động của giác quan giúp con người nhận thức sự kiện như nó là, bên ngoài sự qui định của tư tưởng Mặc dù não bị quy định bởi tư tưởng nhưng có một khả năng, một phần của não là tâm trí có thể thoát khỏi sự qui định để nhận thức đúng sự kiện Đó là tuệ giác Krishnamurti nói:

“Não bị quy định bởi thời gian và tư tưởng Bao lâu còn có qui định thì không có tuệ giác Bạn có thể tình cờ có được tuệ giác về một điều gì đó nhưng đấy không phải là thuần giác, tức là cái hiểu thông suốt tất cả muôn vật Tuệ giác đó không có liên hệ gì với thời gian tư tưởng và đó là toàn giác (perception of completeness) Cho nên tuệ giác cũng thuộc não nhưng não bây giờ nằm ở một chiều không gian khác” (Jiddu

Chiều không gian khác mà Krishnamurti nói có nghĩa là gì? Có nghĩa là quá trình nhận thức không phải là cái thấy ra thế giới bên ngoài nữa, đó phải là cái thấy từ ngoài vào bên trong, “Thấy nội tâm, thấy bên trong Thấy sâu vào trong hay thấu hiểu cái toàn thể, cái mênh mông” (Jiddu Krishnamurti, 2010g, tr.250) Thấy vào trong mới là thấy cái thực tại Để thấy cái thực tại bên trong, thực tại của nội tâm, tâm trí cần phải thoát khỏi tất cả những hình tướng biểu hiện của sự kiện, thoát khỏi âm thanh, sắc tướng, … và “thoát khỏi toàn bộ ý nghĩa của từ ngữ” (Jiddu Krishnamurti, 2010g, tr.250) Nếu không thoát khỏi ý nghĩa của ngôn từ, không thoát khỏi âm thanh, sắc tướng của đối tượng, tâm trí vẫn còn chịu sự cương trói của tư tưởng, sự thấy vào bên trong sẽ khởi phát ngay những xung đột, bất an “Bắt đầu từ việc nhận ra rằng: thời gian - tư tưởng luôn luôn bị hạn chế, cho nên sinh mâu thuẫn, chia rẽ và dấy khởi xung đột bất tận” (Jiddu Krishnamurti, 2010g, tr.251)

Và những mâu thuẫn, những xung đột trong chính trị, tôn giáo đang diễn ra bên ngoài xã hội là có nguyên nhân từ bên trong nội tâm con người

“Bạn có thể thấy sự kiện đó ngay trong chính trị, tôn giáo Cùng khắp thế giới, rõ ràng là khi thời gian và tư tưởng khởi hoạt là gây tạo hỗn loạn và thảm hoạ cho thế giới” (Jiddu Krishnamurti, 2010g, tr.251) Qua đây cũng thấy rõ, trong khi giải thích về nguồn gốc nhận thức, Krishnamurti đã thể hiện rõ lập trường duy tâm của ông khi ông khẳng định chính những khởi hoạt của thời gian – tư tưởng bên trong trí não con người đã gây ra những vấn đề của đời sống xã hội Điều này chúng tôi sẽ có những nhận định, đánh giá sâu hơn ở chương 3 của luận án

2.2.2 Mục đích của nhận thức

TRẠNG HUỐNG CỦA NHẬN THỨC

Trạng huống của nhận thức là tình trạng hay tình hình khó khăn, bế tắc của sự nhận thức ở con người mà theo Krishnamurti là do những yếu tố nội sinh quy định làm cho nhận thức mất tự do Và khi bàn đến trạng huống của nhận thức, Krishnamurti cũng đồng thời chỉ ra điều kiện và khả năng để nhận thức đạt đến chân lý

2.3.1 Tình trạng nhận thức bị quy định hay sự mất tự do của nhận thức

Theo Jiddu Krishnamurti, nhận thức tự do là cái hoàn toàn đối lập với tình trạng bị quy định Ông cho rằng tình trạng bị quy định có nghĩa là tất cả những áp đặt mà xã hội đã ép buộc vào con người qua tuyên truyền, qua định kiến, qua tin tưởng, qua sợ hãi thiên đàng và địa ngục Nó gồm cả tình trạng bị quy định của quốc tịch, của khí hậu, của phong tục, của truyền thống, của văn hóa và vô vàn những niềm tin, những mê tín, những trải nghiệm Tình trạng bị quy định này hình thành toàn nền tảng mà ý thức sống trong đó, và tình trạng bị quy định này được củng cố qua sự ham muốn riêng để giữ vững sự an toàn của mỗi cá thể người

“Không hề có sự quy định cao thượng hay tốt hơn gì cả; tất cả quy định đều đau đớn Khát vọng hiện hữu hay phi hiện hữu sản sinh ra quy định, và chính khát vọng này cần phải thông hiểu mới được”( Jiddu Krishnamurti, 2007b, tr.63)

Những gì đã qui định nhận thức của con người làm cho nó không thể tự do và không đạt đến chân lý? Đó là:

Sự quy định của tư tưởng

Khi bàn về vấn đề nhận thức và khả năng con người có thể có được nhận thức tự do hay không, Krishnamurti yêu cầu:

“Chúng ta hãy đặt sang một bên tất cả những khái niệm, những học thuyết về sự tự do, nhờ đó mới có thể tìm hiểu xem liệu tâm hồn của chúng ta, tâm hồn của bạn và tâm hồn của tôi, có thể nào thực sự tự do được không” (Jiddu Krishnamurti, 2007a, tr.8) Đối với Krishnamurti, những khái niệm hay học thuyết là tất cả những suy nghĩ của mỗi người Suy nghĩ là bộ phận bên trong con người và nó luôn bắt nguồn từ quá khứ và do đó không tự do Không thể có tự do khi suy nghĩ cứ bám vào quá khứ Vì vậy, Krishnamurti nói rằng tự do là một trạng thái của tâm trí, nhưng nó không phải là một trạng thái của tâm trí bị mắc kẹt trong tư tưởng Suy nghĩ bắt nguồn từ ký ức, trong quá khứ và bị giới hạn trong trí nhớ, vì vậy bạn bắt nguồn từ quá khứ và bị giới hạn Suy nghĩ đó không được tự do Krishnamurti cho thấy, cuối cùng mọi hình thức kiến tạo của con người đều dẫn đến sự chia rẽ Có kiến tạo con người mới nhận thức được gốc rễ, cơ sở, nền tảng nhưng dần dần khi có tiến bộ thì mối liên hệ với gốc rễ, cơ sở bị mai một, quên rằng thế giới con người được tạo ra từ thế giới tự nhiên Chân lý không phải là bất kỳ trong số những ý tưởng, hình ảnh, truyền thống, …;

“Tư tưởng vốn bị quy định Tâm trí, là một kho chứa kinh nghiệm và ký ức, mà từ đó tư tưởng phát sinh, tâm trí như thế, vốn tự nó đã bị quy định rồi; và bất cứ vận hành nào của tâm trí, trong bất cứ chiều hướng nào, đều tạo ra những kết quả bị giới hạn của chính nó” (Jiddu Krishnamurti, 2007b, tr.99)

Krishnamurti muốn nói rằng suy nghĩ là phản ứng của trí nhớ, kiến thức và kinh nghiệm, và do đó nó luôn là sản phẩm của quá khứ; nó không thể mang lại chân lý bởi vì chân lý là một cái gì đó có trong hiện tại đang hoạt động, trong cuộc sống hàng ngày Ngoài ra, bản ngã hay cái tôi là sản phẩm của tư tưởng, tạo ra sự phân chia giữa “tôi” và phần còn lại Nhưng không có sự phân chia trong chân lý Có quan điểm cho rằng nếu chúng ta muốn tự do, chúng ta phấn đấu cho nó, nỗ lực, làm việc dựa trên nó và cuối cùng chúng ta có tự do, nhưng theo Krishnamurti, điều đó không thể đạt được dần dần theo thời gian

“Khi tâm trí tạo ra một nỗ lực để tự chuyển hoá mình, thì nó chỉ dựng lên một khuôn mẫu khác nữa, có lẽ khác đi, nhưng vẫn là một khuôn mẫu mà thôi Mọi cố gắng của tâm trí để tự giải thoát chính nó đều là sự tiếp nối của tư tưởng; nó có thể ở một cấp độ cao hơn, nhưng nó vẫn còn nằm trong vòng giới hạn của chính nó, cái vòng tư tưởng, cái vòng thời gian” (Jiddu Krishnamurti, 2007b, tr.100)

Krishnamurti cho chúng ta thấy rằng nhận thức chân lý không phải là cuối cùng Chỉ có một bước để chân lý xuất hiện và đó cũng là bước cuối cùng, đó là tự do Ông ấy muốn nói rằng tự do không phải là thứ có thể được lên kế hoạch trước như một dự án nói về một tòa nhà Trong trường hợp đó, bạn làm việc trước khi hiện thực hóa tòa nhà trên giấy; có sự chuẩn bị công phu, thu thập nhiều vật liệu, nhân lực v.v Sau khi làm việc trên tất cả những thứ này trong một thời gian cụ thể, tòa nhà được xây dựng và có thể đưa vào sử dụng Điều này không áp dụng cho tự do Nó là tức thời, tức thì Khi bạn quan sát những gì là không có những trở ngại của ước định của bạn, định kiến, không có gánh nặng của quá khứ, có sự hiểu biết Sự hiểu biết này không phải là một cái gì đó lý thuyết hoặc lời nói Sau đó hành động đúng theo sau một cách tự động, tự nhiên Hành động đúng và tự do đều ở cùng một thời điểm, không phải học rồi mới hành động Quan sát không có quá khứ, không định kiến là tự do quan sát

Krishnamurti viết: “Xin bạn đừng chỉ lắng nghe những từ ngữ hoặc những ý tưởng – chúng chẳng hề có chút giá trị gì cả - mà qua sự lắng nghe, qua sự quan sát các trạng thái tâm hồn, bạn hãy khám phá xem liệu tâm hồn có thể nào tự do được không” (Jiddu Krishnamurti, 2007a, tr.11) Không lắng nghe những từ ngữ những ý tưởng thì con người làm gì để có được tự do? Krishnamurti trả lời rằng con người phải tự giác và

“…Để tự giác, phải tĩnh giác, cảnh giác, trong đó thoát khỏi mọi tín điều, mọi tạo tác lý tưởng bởi tín điều và lý tưởng chỉ nhuộm màu làm hỏng tri giác chân thực cái bạn đang là, bạn đừng tưởng tượng hoặc tin tưởng vào cái bạn không phải là” (Jiddu Krishnamurti, 2014, tr.37)

Những khái niệm và những ý tưởng khuôn mẫu sẽ không thể nào thay đổi được đời sống của chúng ta, chỉ có thể thấu hiểu được thực tại là gì, thì con người mới có thể thay đổi đời sống của mình; và để làm được điều này thì con người nhất định cần có một xúc cảm mãnh liệt và sự đam mê cao độ Krishnamurti tiếp tục khẳng định mỗi nhóm người đặc biệt, dầu là tôn giáo, không tôn giáo, dân tộc, đảng phái, đang tranh giành để cuốn hút và giam giữ con người bên trong khuôn mẫu của ý tưởng mà những quyển sách của nó, những người lãnh đạo của nó, một ít người đang nắm quyền suy nghĩ rằng ý tưởng đó tốt lành cho ông ta và vì thế cũng tốt lành cho mọi người Một số người lãnh đạo tôn giáo, một số chính trị gia đã cố gắng kiểm soát suy nghĩ của những người đi theo họ Krishnamurti cho rằng rất ít người có thể thoát khỏi nanh vuốt của sự kiểm soát có tổ chức về con người và suy nghĩ của con người Krishnamurti cho rằng việc phá vỡ một khuôn mẫu trong kinh tế, chính trị hay tôn giáo nhằm mục đích thâu nhận hay cố xây dựng một khuôn mẫu mới sẽ không làm giảm đi những vấn đề phức tạp của cuộc sống con người Con người đã quen với việc tạo ra các quy tắc, tin theo một người lãnh đạo này một người lãnh đạo khác, mà không hề biết rằng chính các quy tắc và sự tin theo mù quáng đã tạo ra tình trạng bị giới hạn, chật hẹp của hoạt động sống của chúng ta Lịch sử đã phơi bày rất rõ rằng nhân loại chưa từng thật sự thoát khỏi những khuôn mẫu, dù là khuôn mẫu người này tạo ra cho người kia hay khuôn mẫu mà mỗi người tự tạo ra cho mình Con người đã và hiện nay luôn bị quy định và không thoát ra được những khuôn mẫu

“Sự hiện hữu đang có là cuộc sống chứ không phải khuôn mẫu là cuộc sống Ở đâu có cuộc sống thì ở đó không có sự toàn hảo; toàn hảo là một ý niệm, một ngôn từ; cuộc sống hay hiện hữu vượt ngoài bất kỳ công thức tư tưởng nào Nó hiện diện ở đó khi mà ngôn từ, gương điển hình, và khuôn mẫu bị tiêu huỷ” (Mộc Nhiên, 2006a, tr.29)

Sự quy định của “Tự do thoát khỏi”, “Tự do đến”

Trong khi nói về “tự do thoát khỏi” và “tự do đến”, Krishnamurti đã chỉ ra rằng để đạt được tự do khỏi một điều gì đó - đau khổ, buồn phiền, đau đớn, v.v con người cần phải cầu viện vào một thứ gì đó như chất kích thích, hệ tư tưởng chính trị hoặc tham gia một số giáo phái nhưng điều này không thực sự hữu ích vì điều này có nghĩa là loại bỏ tập hợp những gì của hiện tại (niềm tin, hy vọng, truyền thống, …) và chấp nhận tập hợp niềm tin, hy vọng, truyền thống, …, tức chấp nhận một hệ thống mới hơn Do đó con người phụ thuộc vào hệ thống mới và con người bắt đầu tuân theo nó

“Một tâm trí đã được làm cho yên lặng thì không phải là một tâm trí yên lặng Đó là một tâm trí chết Bất cứ cái gì đưa đến một cứu cánh bằng áp lực đều cần phải được chế ngự lại mãi không bao giờ chấm dứt” (Jiddu Krishnamurti, 2007b, tr.372)

Krishnamurti gọi đây là tình trạng nô lệ Ý của ông là con người từ bỏ một phương pháp và chấp nhận một phương pháp mới để có tự do nhưng thực ra con người chỉ thay đổi “trang phục”, cốt lõi bên trong vẫn như cũ Trước đó con người đã quen theo một phương pháp bây giờ con người tập để quen theo một phương pháp khác Khi đó con người vẫn sẽ đau khổ như nhau, cảm thấy bị ràng buộc Điều này cũng sẽ cản trở khả năng đặt câu hỏi hoặc nghi ngờ của con người Ví dụ, khi con người chấp nhận những lời của đạo sư và tin theo thì tầm nhìn của con người trở nên hạn chế, con người hành xử theo đạo sư ấy Sau đó, tất cả các hành động của con người sẽ chỉ là bắt chước đạo sư, các hành động sẽ được thực hiện để tuân thủ một số hệ thống Và đó là đặt hàng rào xung quanh con người; tự do không thể có trong một vòng tròn bao vây “Tự do giải thoát không phải là tự do giải thoát khỏi mạng lưới, mà tự do giải thoát chỉ hiện thể khi mạng lưới không còn Tự do giải thoát khỏi một cái gì thì không phải tự do giải thoát thực sự” (Jiddu Krishnamurti, 2007b, tr.376) Tự do không phải là tự do khỏi điều gì đó, tự do khỏi điều gì đó chỉ đơn thuần là một phản ứng Ví dụ, một người đang đau khổ và anh ta muốn thoát khỏi nó, muốn thoát khỏi đau khổ Ở đây anh ta muốn tự do như phản ứng với trạng thái đau khổ, anh ta đang phủ định điều gì đó và do đó anh ta muốn tự do nhưng tự do không phải là bất kỳ loại phản ứng nào Tự do là tự do mỗi người chứ không phải tự do khỏi, hoặc đến Khi con người đang nghĩ về tự do "khỏi" hoặc “đến” thì bản thân cái

NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP NHẬN THỨC

2.4.1 Các nguyên tắc của nhận thức Đọc tới đây, có thể người đọc sẽ xuất hiện những thắc mắc như: “tại sao Krishamurti chủ trương phá bỏ nguyên tắc, lề thói cũ mà tác giả luận án lại khái quát những nguyên tắc nhận thức?” hay “có mâu thuẫn không khi khái quát các nguyên tắc nhận thức của một hệ thống, khi hệ thống ấy có vẻ phủ nhận các nguyên tắc?” … Và có thể có những câu hỏi khác có liên quan và dường như thấy nhiều mâu thuẫn Tuy nhiên xin tâm trí bạn đọc tĩnh lặng, không phân tách vội, không định hình vội giữa những gì đã đọc với toàn bộ hay với những gì chúng tôi còn chưa trình bày Nhận thức luận Krishnamurti chủ trương phá bỏ các nguyên tắc, lề thói mà theo ông chính những nguyên tắc, lề thói đã cản trở sự nhận thức của con người; và trong thái độ không nguyên tắc ấy, chính Krishnamurti đã xác lập các nguyên tắc, nó khác biệt các nguyên tắc thông thường Qua nghiên cứu thấy rằng, mặc dù đả phá các nguyên tắc, lề thói trói buộc con người nhưng không phải nhận thức luận Krishnamurti là vô nguyên tắc, thậm chí chúng tôi thấy rằng trong nhận thức luận của ông có những nguyên tắc rất nổi bật có vai trò định hướng toàn bộ hoạt động nhận thức và giảng thuyết của ông Có thể khái quát một số nguyên tắc cơ bản của nhận thức luận Krishnamurti như sau:

Nguyên tắc thứ nhất, tâm trí không xao động Nguyên tắc tâm trí không xao động bao gồm những yêu cầu sau: một là, giữ tâm trí tĩnh lặng; hai là, tỉnh thức đầu tiên và cuối cùng; ba là, không xao động không có nghĩa là bất động; bốn là, hành động không ý niệm; năm là, tâm trí chú ý mà không tập trung

Tĩnh lặng là trạng thái tâm trí trực tiếp giáp mặt với đối tượng, đối diện với đối tượng mà không có bất kỳ một yếu tố ngăn cách nào Một xao động nhỏ của tâm trí cũng sẽ làm cho nó không thể đối diện với sự kiện hay đối tượng Nếu đối tượng là một cuộc xung đột, giáp mặt hay đối diện với đối tượng bằng sự xao động, tức là châm dầu vào lửa, là thổi thêm chút gió, xung đột sẽ càng thêm xung đột Đó là dốt nát Thế nên, tâm trí phải tĩnh lặng Krishnamurti thừa nhận một hệ thống, một công thức hay một thứ kỷ luật nào đó có thể mang đến sự tĩnh lặng nhưng đó chỉ là sự tĩnh lặng tạm thời, sự tĩnh lặng giả tạo Muốn tâm trí tĩnh lặng thật sự, chỉ có thể dẹp bỏ mọi thành kiến, mọi kinh nghiệm, thoát khỏi mọi quy định để “mặt đối mặt” với đối tượng Ở một phương diện khác, sự xao động của tâm trí chính là tất cả sự hỗn độn, mâu thuẫn, khổ đau, xung đột của đời sống đã tích chứa bên trong tâm trí của mỗi người Chính vì vậy, mỗi con người đã không thể nhìn thế giới ngoại cảnh cũng như nội tâm mình bằng trạng thái tĩnh lặng Khi đó sự xao động luôn chiếm lĩnh tâm trí Tĩnh lặng trở thành cái xa lạ với mỗi cá nhân con người nhận thức Krishnamurti đòi hỏi phải giữ tâm trí ở trạng thái tĩnh lặng thì mới có thể nhận thức đối tượng

Về yêu cầu tỉnh thức đầu tiên và cuối cùng, tỉnh thức là biết được cái tổng thể bao gồm tất cả những gì đang tồn tại và quan hệ giữa bản thân chủ thể với các đối tượng của đời sống “Biết được cái tổng thể” này không chỉ là biết tất cả đồ vật xung quanh, biết tất cả đặc điểm của đối tượng mà đó còn là cái biết về những ý niệm và những thứ mà tâm trí “chế tác ra như ảo tưởng, dục vọng, và đại loại như vậy” (Jiddu Krishnamurti, 2016b, tr.141) Chính những “chế tác” của tâm trí đã làm cho nó luôn luôn không tĩnh lặng Cần dừng sự “chế tác” của tâm trí; muốn vậy, phải nhận biết toàn bộ quá trình

“chế tác” của nó, tức là phải tỉnh thức Tâm trí khi vận hành, nó thường sẽ thực hiện ngay sự “chế tác”, thế nên tỉnh thức phải đầu tiên Nhưng tỉnh thức là nhận biết được, tức là hình thành sự hiểu biết và sự hiểu biết này sẽ là nguồn cơn của những “chế tác” tiếp theo của tâm trí Vì vậy, yêu cầu đặt ra là tỉnh thức phải luôn luôn, phải là tỉnh thức đầu tiên và cuối cùng

Tâm trí không xao động nhưng cũng không được bất động Tâm trí bất động là trạng thái tâm trí đứng im, không vận hành, không chuyển động cùng sự chuyển động không ngừng của đời sống Không xao động khác với đứng im, khác với không vận hành, khác với không chuyển động Không xao động là sự vận động của tâm trí bên ngoài mọi sự quy định Tâm trí không xao động là tâm trí vận động nhưng tự do - không bị quy định bởi bất kỳ cái gì, vấn đề gì

Tâm trí không xao động còn là hành động của tâm trí bên ngoài các ý niệm Tâm trí con người đã luôn bị quy định bởi các ý niệm Các ý niệm đó là cái mỗi con người muốn làm hay không muốn làm, cái con người cảm thấy đau khổ hay hạnh phúc, những lý tưởng, những hứa hẹn và cả những điều con người kỳ vọng, … Theo Krishnamurti, giữa ý niệm và hành động của tâm trí có một hố sâu ngăn cách, có một quá trình cách biệt bởi thời gian tâm lý

“Hành động căn cứ trên ý niệm thì hời hợt nông cạn, không phải là hành động chân thực” (Jiddu Krishnamurti, 2016b, tr.363) Không thể để tâm trí vận hành trong sự ảnh hưởng, chi phối của các ý niệm

Về chú ý và sự tập trung của tâm trí, Krishnamurti yêu cầu phân biệt rõ ràng Chú ý là sự vận hành tổng thể của không chỉ các giác quan, bộ não mà còn là sự thường trực tổng thể của cái biết của tâm trí Cũng như khi nhận thức cái cây, sự chú ý giúp con người biết được không những đặc điểm của thân cây, từng chiếc lá, từng nhánh nhỏ, … mà còn nắm bắt tổng thể cái cây ấy đang được trồng ở khu vực đất nào, đang ở điều kiện thời tiết nào, đang có những thuận lợi phát triển hay những mối đe doạ nào, … ; chú ý mang lại cái biết tổng thể, toàn vẹn về đối tượng Tập trung thì khác Tập trung là trạng thái tâm trí chỉ để cho một trong số tất cả giác quan vận hành, một phần trong số tất cả tế bào não khởi động, … ; tập trung là chỉ chú ý vào một phần của đối tượng mà bỏ qua tất cả những phần còn lại Vì thế tập trung chỉ mang lại cho tâm trí sự nhận thức manh mún, từng mảnh về đối tượng Vì thế, Krishnamurti yêu cầu tâm trí chú ý mà không tập trung

Nguyên tắc thứ hai, tâm trí không phân chia Nguyên tắc tâm trí không phân chia gồm các yêu cầu sau: một là, tâm trí không phân chia nó thành chủ thể và khách thể; hai là, tâm trí không phân chia chủ thể thành từng mảnh, không phân chia đối tượng thành từng mảnh; ba là, tâm trí không xác lập ranh giới với thực tại và không khoá chặt các giác quan

Trong triết học Krishnamurti, chủ thể và khách thể nhận thức là thống nhất nhau, đều là tâm trí Tâm trí với tư cách chủ thể nó là những tri thức cũ, định kiến cũ, tư tưởng cũ; tâm trí với tư cách khách thể nó là những gì “đang là”, đang diễn ra Phân chia tâm trí thành chủ thể và khách thể như thế sẽ làm cho sự nhận thức luôn luôn là hành động chạy theo, theo sau Nhận thức mãi mãi không thể đạt đến cái biết về cái đang là Vì vậy, Krishnamurti đòi hỏi không được phân chia tâm trí thành chủ thể và khách thể

Lập trường của Krishnamurti là, chỉ có cái tổng thể mới có thể nhận thức được cái tổng thể Tâm trí là một tổng thể Khi tiến hành nhận thức, nếu tâm trí chỉ vận hành một phần của nó, nó tất nhiên không thể nhận thức đối tượng như là cái tổng thể Mặt khác, nếu chủ thể nhận thức là tâm trí đã nhất quán nhìn nhận đối tượng với tư cách như một tổng thể nhưng chỉ chú ý vào một bộ phận của khách thể thì kết quả cũng chỉ là cái biết phiến diện về đối tượng Con người không thể thấy được cái tổng thể của khách thể trong mọi sự phân chia Việc phân chia chủ thể và khách thể thành từng mảnh có thể mang lại một thành tựu nào đó trong tiến trình nhận thức nhưng thành tựu đó sẽ chính là bức tường ngăn cản từng bước tâm trí tiến về chân lý

Tâm trí một khi tự phân chia bản thân nó thành thực tại bên trong và thực tại bên ngoài thì cùng với tự ngã nó xác định ranh giới giữa cái thuộc về nó và cái không thuộc về nó Bản ngã sẽ chỉ chấp nhận thực tại bên trong với tất cả những gì quen thuộc, nó bắt đầu khoá chặt các giác quan để bảo vệ những giá trị của “Cái Tôi” đã xác lập, và xa lạ cái bên ngoài nó Điều này cản trở nhận thức Krishnamurti yêu cầu không khoá chặt các giác quan Không khoá chặt các giác quan có nghĩa là các giác quan có sự đáp trả một cách tự do và tức thì mọi tác động Sự đáp trả đó đã thoát ly khỏi mọi sự chi phối của cái đã biết, của thói quen và tư tưởng Mỗi con người trong đời sống đã tích luỹ rất nhiều các thói quen, định kiến và tư tưởng, các giác quan đã được huấn luyện phản ứng theo khuôn mẫu Khi va chạm với một đối tượng bất kỳ, các giác quan chỉ có thể phản ứng theo khuôn mẫu định sẵn

Vì vậy, những thông tin mà giác quan tiếp thu được chỉ là những hình ảnh, kiến thức, biểu tượng đã được khuôn mẫu hoá Nó cung cấp thông tin cho tâm trí theo những gì mà nó nghĩ là tâm trí thích, nó không trung thực, giác quan như một “chú chó” đã qua huấn luyện, mang về cho tâm trí cái mà tâm trí đã huấn luyện cho nó Thành ra, những gì mà tâm trí nhận thức về đối tượng hoàn toàn sai biệt Muốn có thông tin chính xác, đầy đủ về đối tượng, tâm trí không được khoá chặt các giác quan Các giác quan phải được giải phóng, phải tự do phản ứng tức thì, lúc này, mọi thông tin mà nó cung cấp về cho tâm trí hết sức trung thực và kịp thời

Nguyên tắc thứ ba, tâm trí không định hình Nguyên tắc tâm trí không định hình gồm các yêu cầu sau: một là, tâm trí không đồng nhất nó với “cái đã là”; hai là, tâm trí không đồng nhất nó với “cái nên là”; ba là, tâm trí không trốn chạy “cái đang là”

ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC KRISHNAMURTI

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC KRISHNAMURTI

Từ những nội dung phong phú và đặc sắc của nhận thức luận trong triết học Krishnamurti, xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, với cái nhìn bao quát về tình hình phát triển tư tưởng của Krishnamurti giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, có thể thấy nhận thức luận Krishnamurti nổi bật lên những đặc điểm chủ yếu sau:

3.1.1 Tính phản kháng của nhận thức luận trong triết học

Krishnamurti Đặc điểm nổi bật thứ nhất của nhận thức luận Krishnamurti chính là tính phản kháng Tính phản kháng trong nhận thức luận Krishnamurti thể hiện ở những điểm sau: một là, nhận thức luận Krishnamurti là sự phản kháng với tất cả những yếu tố cản trở sự nhận thức chân lý của con người; hai là, sự phản kháng của Krishnamurti là dứt khoát và vô điều kiện; ba là, sự phản kháng của Krishnamurti dựa trên cơ sở niềm tin vào khả năng và tình yêu đối với con người

Trước tiên, cần hiểu rằng, sự phản kháng trong nhận thức luận Krishnamurti không phải là kiểu phản kháng của người bị áp bức chống lại kẻ áp bức; cũng không phải sự phản kháng mang tính bạo lực của tập đoàn người này chống lại tập đoàn người khác Sự phản kháng của Krishnamurti chứa đựng sự thông minh nhằm cảm hoá sự phân mảnh, cục bộ cả bên trong và bên ngoài con người; Sự phản kháng của Krishnamurti chứa đựng tình yêu thương rộng lớn cảm hoá mọi sự quy định, sự tổ chức có thể cản trở con người tự tìm kiếm chân lý Phản kháng của Krishnamurti là thâm nhập, cảm hoá một cách dứt khoát trên nguyên tắc hoà bình và tình thương

Những yếu tố cản trở sự nhận thức chân lý của con người theo Krishnamurti là sự dẫn dắt của cái bên trong và sự dẫn dắt của cái bên ngoài

Sự dẫn dắt của cái bên trong bao gồm: tri thức, truyền thống, tư tưởng và bản ngã Sự dẫn dắt của cái bên ngoài bao gồm: đạo sư và các tổ chức được lập ra với mục đích dẫn dắt con người giải thoát

Krishnamurti phản kháng tri thức với thái độ nghiêm túc nhìn nhận vai trò của tri thức đối với đời sống con người Ông không phủ nhận vai trò to lớn của tri thức, đặc biệt là tri thức khoa học kỹ thuật đã giúp mang lại đời sống tiện nghi cho nhân loại Tuy nhiên ông đòi hỏi mỗi con người hãy nghiêm túc nhìn nhận lại xem nhân loại có thật sự hạnh phúc với sự xuất hiện của những tri thức ấy; ông chỉ ra thực tế cho thấy, tri thức khoa học càng phát triển, đời sống con người càng bấn loạn, con người càng phải gồng mình lên để chinh phục tri thức hoặc sẽ bị những kẻ nắm giữ tri thức chinh phục Con người bị cuốn vào vòng xoáy của trò chơi này đến mức không thể suy nghĩ thoát ra được Krishnamurti đòi hỏi con người phải vượt thoát khỏi tri kiến thức của từng lĩnh vực bị phân mảnh để đạt đến sự nhận thức toàn vẹn về cuộc sống

Krishnamurti phản kháng truyền thống như là cái thâm căn cố đế bên trong con người Truyền thống ngàn năm đã làm cho con người bị trói buộc Mỗi khi con người nghĩ ra cái gì mới, truyền thống ngay lập tức khiển trách, la rầy, chất vấn, thậm chí trừng phạt Tất cả sự khiển trách, la rầy, chất vấn, trừng phạt này không phải bởi ai khác bên ngoài mà chính là nội tâm khiển trách nội tâm, lương tri la rầy lương tri, lý trí chất vất lý trí, tâm trí tự trừng phạt chính nó Hiện trạng đó tạo ra sự mệt mỏi, nhụt chí của bất kỳ cá nhân nào vốn được trang bị một bề dày truyền thống bên trong Nó ngăn trở con người đến với sự mới mẻ Vì thế mà Krishnamurti phản kháng truyền thống Ông chủ trương nội tâm con người phải ngay lập tức dừng lại thói quen khiển trách, lương tri phải dừng lại thói quen la rầy, lý trí với những định kiến phải dừng lại thói quen chất vấn và tâm trí phải dừng lại thói quen dày vò, quở phạt đối với chính nó

Krishnamurti phản kháng tư tưởng vì tư tưởng là kết quả của sự tưởng tượng của tâm trí Sự tưởng tượng của tâm trí mang đến những nhu cầu không sao có thể thoả mãn ở con người Nhu cầu vật chất, nhu cầu yêu đương và kể cả nhu cầu trở thành Thượng đế bất tử, thậm chí có cả nhu cầu chết Krishnamurti gọi đó là sự phóng chiếu của tư tưởng Sự phóng chiếu này xuất hiện khi con người tìm kiếm được một khoảnh khắc khoái cảm cũng như chìm trong nổi sợ hãi, bấn loạn Kết quả là, sự phóng chiếu của tư tưởng không những không làm cho con người thoải mái hay hạnh phúc, nó làm cho con người hết đi từ sự thất vọng này sang sự thất vọng khác trong liên tiếp những kỳ vọng được phát sinh từ sự phóng chiếu của tư tưởng Con người luôn thất vọng, sợ hãi và đau khổ Krishnamurti vì thế kêu gọi chấm dứt tư tưởng

Krishnamurti phản kháng bản ngã và sự hình thành của bản ngã Bản ngã trong triết học Krishnamurti là sự tồn tại của những cái Tôi phiến diện, phân mảnh Mỗi con người trong đời sống đã luôn tự định hình chính mình; con người hoặc ấn định mình là một cái gì đó đã hình thành (khi họ đang là một bác sĩ, một kỹ sư, một giáo viên, …) hoặc họ tự định hướng mình phải trở thành một cái gì đó lý tưởng (họ muốn mình trở thành một bác sĩ, một kỹ sư, một giáo viên, …) Bản ngã không thể nhận thức toàn vẹn cuộc sống khi nó đã tự ấn định nó trong một phương diện của nghề nghiệp hay một địa vị xã hội Bản ngã ấy cũng chỉ có thể nhìn vạn vật bằng lăng kính của ngã bản – cái nhìn phiến diện Krishnamurti chủ trương phá bỏ bản ngã, phá bỏ cái Tôi của chính mình, hoà mình vào sự sống toàn vẹn, khi đó lăng kính của cái nhìn trong suốt xuất hiện Con người nhìn vạn vật như nó đang là

Krishnamurti phản kháng sự dẫn dắt của đạo sư và các hệ thống có tính tổ chức cũng như phản kháng các tôn giáo có tổ chức Đạo sư được hiểu là người đã giác ngộ, giải thoát rồi và sẽ dẫn dắt con người đi theo để giác ngộ, giải thoát được như Đạo sư Krishnamurti không phủ nhận khả năng có những đạo sư thật sự giác ngộ và giải thoát Ông chỉ phủ nhận việc đạo sư có thể dẫn dắt con người đến được chân lý Krishnamurti cảnh tỉnh con người bằng việc nêu ra lịch sử hàng ngàn năm đã xuất hiện (hay được suy tôn) biết bao bậc đạo sư nhưng thực tế nhân loại có thực sự được giải thoát hay chưa theo sự dẫn dắt của các đạo sư và các tổ chức giáo phái? Những đạo sư thật sự thì không bao giờ tự suy tôn mình và yêu cầu người khác để mình dẫn dắt để giải thoát, những đạo sư giả mạo thì luôn tìm cách làm điều đó Những con người nào chưa đủ sự tự chủ, dũng cảm và hiểu biết thì mới mong cầu được một vị đạo sư nào đó dẫn dắt, mong cầu lên một chiếc thuyền giáo phái để đến được bến bờ chân lý Trong tình thế bị dẫn dắt, không cá nhân nào có thể tự tìm thấy chân lý cho chính anh ta Chân lý phải là sự tự tìm kiếm chứ không thể thông qua sự dẫn dắt

Sự phản kháng của Krishnamurti là dứt khoát và vô điều kiện Năm

1929, Krishnamurti giải tán Hội Ngôi Sao Phương Đông, từ chối làm Giáo chủ và từ chối chủ sở hữu một lượng tài sản lớn do hơn bốn mươi ngàn thành viên tích cực của Hội hiến tặng ở khắp các Châu lục trên thế giới Những hội viên tích cực này đã hy vọng rằng Krishnamurti có thể dẫn dắt họ đạt đến sự giác ngộ, giải thoát, có được hạnh phúc và tự do Nhưng Krishnamurti rất dứt khoát Ông tuyên bố với mọi người rằng chân lý là mảnh đất không có lối vào, cũng không có lối mòn Việc tìm kiếm chân lý phải do mỗi con người tự thân thực hiện thì mới có thể đạt được Bằng tuyên bố đó, ông không hề bỏ rơi con người Cũng như Đức Phật nói, mỗi chúng sinh đều có phật tính bên trong, Krisnamurti khẳng định, mỗi con người đều có thể tìm thấy năng lượng thấu triệt bên trong tâm của mình

Mặc dù tuyên bố không dẫn dắt con người nhưng Krishnamurti nguyện giúp đỡ con người tìm kiếm chân lý một cách vô điều kiện Ông nêu ra những nguyên tắc cần thực hiện là tự chủ, thông minh và yêu thương Khi mỗi con người có được những điều này thì có thể loại bỏ mọi hình thức dẫn dắt làm con người sai lạc trên hành trình tiến về chân lý và tự do Triết học phản kháng của Krishnamurti là thứ triết học hoà bình, nguyên tắc là: không cần xua đuổi bóng tối, hãy thắp sáng lên, làm cho ánh sáng lan tỏa, bóng tối tự nó vắng mặt

3.1.2 Tính hướng nội của nhận thức luận trong triết học

Tính hướng nội trong nhận thức luận Krishnamurti thể hiện ở những quan điểm sau: một là, Krishnamurti nhấn mạnh sự khẩn cấp của cách mạng nội tâm; hai là, cách mạng nội tâm mang tính liên tục; ba là, nhận thức thực chất là sự thức dậy của trí thông minh ở bên trong mỗi người

Krishnamurti thường nhấn mạnh sự khẩn cấp của cách mạng bên trong, từ đó, có thể sáng tạo một thay đổi cơ bản bên ngoài xã hội Quan điểm nhất quán của ông là cái bên trong quyết định cái bên ngoài, những gì diễn ra bên ngoài xã hội chỉ là kết quả của những cục diện từ bên trong nội tâm con người Krishnamurti yêu cầu không quy trách nhiệm một cách chung chung cho xã hội kiểu như xã hội tư bản là thế, xã hội cộng sản là thế, xã hội phát xít là thế; những gì khổ đau, hoảng loạn diễn ra ở xã hội là kết quả của sự chiếu rọi bên trong mỗi con người chúng ta Nếu bên trong vốn không có sự tham lam, ích kỷ thì không có sự chiếu rọi của của tâm trí về sự tham lam, ích kỷ, không có sự chiếu rọi đó thì hành động của con người ra xã hội không có sự tranh đoạt; nếu bên trong con người vốn không có hận thù và xu hướng bạo lực thì tâm trí không chiếu rọi những điều ấy, không có sự chiếu rọi về hận thù và bạo lực thì hành động con người ra xã hội không có chiến tranh; nếu bên trong con người không có sự khôn lanh, ranh mãnh gắn liền những tri thức phiến diện thì sự chiếu rọi của tâm trí đã không dẫn đến sự dối gạt diễn ra phổ biến trong xã hội Ông chỉ ra cục diện xã hội sụp đổ trong sự tranh đoạt, chiến tranh và lừa dối “Xã hội đang vỡ vụn” và nguyên nhân là do những phân mảnh của chính tâm trí con người Và vì thế, cách mạng trước hết phải bắt đầu từ chính tâm trí

Cách mạng từ bên trong theo Krishnamurti là phải chấm dứt tất cả những yếu tố quy định tâm trí: chấm dứt sự quy định của tư tưởng, chấm dứt sự quy định của tri thức, chấm dứt sự quy định của truyền thống và chấm dứt sự quy định của cái Tôi Sự quy định của những yếu tố này là nguyên nhân tạo ra sự phân mảnh bên trong tâm trí Sự quy định của tư tưởng làm cho tâm trí phóng chiếu con người về với những hình tượng con người phải trở thành, từ những hình tượng của đời sống hiện thực (như phải trở thành bác sỹ, phải trở thành người nổi tiếng, …) và cả những hình tượng siêu nhiên (phải trở thành Đấng giác ngộ, phải trở thành bất diệt như Thượng đế, …); sự quy định của tri thức tạo ra cho tâm trí sự bám víu vào những cái đã biết, những cái đã biết thì đã sai biệt với những gì đang diễn ra của cuộc sống, vậy mà tâm trí cứ bám vào đó để nhìn nhận và ứng xử với những cái mới mẻ của cuộc sống, cuộc sống mới mẻ trở nên xa lạ với những tâm trí bị quy định; sự quy định của truyền thống làm cho tâm trí luôn phán xét hà khắc với những cách nghĩ mới và cách làm mới, nó làm nhụt chí mọi tâm trí có xu hướng mới mẻ; sự quy định của cái Tôi làm cho tâm trí luôn bị nhốt trong sự định hình bản thân của mỗi người, tâm trí của cái Tôi chỉ là tâm trí của tôi và vì thế tôi không bao giờ có thể đặt tôi trong dòng suy nghĩ của bất kỳ ai khác tôi Tôi xa rời cái “không Tôi” chân thực của mình Sự tha hoá tinh thần từ đó mà ra, tinh thần nhân loại bị tha hoá do sự quy định của những yếu tố tích luỹ vào bên trong tâm trí mỗi cá nhân Vì thế cần có một cuộc cách mạng từ bên trong

NHỮNG GIÁ TRỊ CHỦ YẾU CỦA NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC KRISHNAMURTI

Trong luận án này, chúng tôi nghiên cứu về nhận thức luận trong triết học của Krishnamurti, qua đó muốn làm sáng tỏ ý nghĩa lịch sử của vấn đề bằng cách phân tích những giá trị cơ bản của nó Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức luận trong triết học Krishnamurti có những giá trị cơ bản sau đây:

3.2.1 Nhận thức luận trong triết học Krishnamurti góp phần phản ánh đời sống nhân loại

Nhận thức luận Krishnamurti góp phần phản ánh những xung đột đang diễn ra trong xã hội và trong nội tâm của nhân loại vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Những xung đột xã hội mà nhận thức luận Krishnamurti phản ánh chính là: phản ánh sự xung đột giai cấp và xung đột dân tộc diễn ra trên thế giới mà đặc biệt là ở Ấn Độ; phản ánh sự xung đột giữa các đế quốc mà rõ nét nhất là phản ánh hai cuộc thế chiến diễn ra đầu thế kỷ XX; phản ánh sự xung đột giữa các tôn giáo; phản ánh sự xung đột giữa các hệ tư tưởng trên thế giới Xung đột nội tâm mà nhận thức luận Krishnamurti phản ánh là: phản ánh sự phân mảnh bên trong nội tâm con người và phản ánh tình trạng bị điều kiện hoá của tâm trí con người

Phản ánh sự xung đột giai cấp, nhận thức luận Krishnamurti giúp chúng ta hiểu rõ hơn mâu thuẫn giai cấp của xã hội loài người đã biến đổi đến trạng thái bất lực thật sự của các hoạt động đấu tranh Quá trình chuyển biến từ tính chất tự phát sang tự giác của các cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra xuyên suốt thế kỷ XIX Tính tự phát sang tự giác này không chỉ diễn ra ở phe người bị áp bức, mà nó còn diễn ra ở phe người đi áp bức Giai cấp thống trị đã tiến hoá hơn trong phương pháp và kỹ thuật áp bức, bóc lột của mình Những vấn đề giai cấp ở cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX ở châu Âu, nếu như vẫn là một cái gì đó rất bất công, phi lý với xã hội; thì đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX những vấn đề đó đã trở thành hiển nhiên và “rất hợp lý” Ví dụ như, khi nền dân chủ tư sản hình thành thì chính trị gia hoạt động độc lập với những nhà tư bản trong việc cai trị giai cấp dưới Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, ở châu Âu, bắt đầu có sự “đi đêm” giữa chính trị gia và các nhà tư bản Điều này vẫn là cái gì đó bất công, phi lý của xã hội Nhưng đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền nhà nước, thì việc đó đã trở thành hiển nhiên Sự hy sinh lợi ích của giai cấp bị trị cho giai cấp thống trị được giai cấp thống trị giải thích như là sự hy sinh cho lợi ích của quốc gia, dân tộc Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp bị trị trở thành hành động chống lại lợi ích quốc gia Sự khôn ngoan đó của giai cấp thống trị đã thật sự bóp chết ý chí đấu tranh của giai cấp bị trị ngay khi nó mới manh nha trong ý nghĩ; vì chống lại giai cấp thống trị chẳng khác gì là phản quốc Krishnamurti đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng, chính sự phân mảnh trong ý nghĩ, chính những định kiến về quốc gia dân tộc đã thật sự tạo ra sự bất lực trong hoạt động đấu tranh thoát khỏi áp bức, khổ đau

Phản ánh sự xung đột dân tộc, nhận thức luận Krishnamurti giúp chúng ta hiểu rõ rằng những mâu thuẫn dân tộc cũng như những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới đã đến cao trào Chủ nghĩa dân tộc cực đoan không phải được thổi bùng khi các nước đế quốc đã xâm lược các nước kém phát triển và biến các nước này thành thuộc địa Ngọn lửa mâu thuẫn dân tộc thực chất đã được giai cấp thống trị ở các nước đế quốc nhen nhúm trong tư tưởng của người dân các nước đế quốc Sự nhen nhúm này diễn ra một cách tự giác Giai cấp tư sản hiểu rằng điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích: hạn chế cuộc đấu tranh giai cấp trong nước, đoàn kết sức mạnh quốc gia, chiếm đoạt được nhiều của cải của quốc gia khác, nâng cao mức sống người dân các nước đế quốc, giới chủ tư bản càng giàu có hơn …

; nó đã diễn ra đúng như những nhà tư bản suy tính Và khi phong trào đi xâm lược các nước kém phát triển diễn ra, ngọn lửa đấu tranh ở các nước thuộc địa mới ngày càng mạnh mẽ Krishnamurti kêu gọi chấm dứt ngọn lửa đấu tranh từ nguyên nhân thực sự của nó tức là ông kêu gọi những người phương Tây, những dân tộc đi áp bức dừng lại Đó mới là chấm dứt thật sự, chứ không phải giải quyết cái ngọn của nó mà thôi; thế nên, ông chưa từng kêu gọi người Ấn Độ hay bất kỳ dân tộc bị áp bức nào dừng lại sự nghiệp giải phóng của họ

Phản ánh sự xung đột giữa các nước đế quốc, nhận thức luận Krishnamurti giúp chúng ta hiểu rõ rằng mâu thuẫn giữa các đế quốc tất yếu phải giải quyết bằng bạo lực Khi xã hội loài người phát triển đến thế kỷ XX, những cuộc đi săn mang tính cá thể, đơn độc của hổ, sói hay sư tử đối với những sinh vật sinh sống bầy đàn trên quả địa cầu bị thay thế bởi những cuộc đi săn của những bầy đàn có tính tổ chức cao đối với những bầy đàn có tính tổ chức thấp hơn Con sói săn bầy cừu trong một khu rừng thì có vẻ không phải là chiến tranh; nhưng nhiều con sói, nhiều hổ và sư tử săn bầy cừu hữu hạn trong khu rừng - quả địa cầu - thì không thể yên bình được Đại chiến giữa những kẻ đi săn tham lam, ích kỷ và khát máu là tất yếu Là người sống, chứng kiến sự phát sinh, diễn tiến và kết thúc của hai cuộc thế chiến - Krishnamurti - trong nhận thức luận của mình, ông đã chỉ cho chúng ta thấy rằng, nhân loại mặc dù có những bước tiến trong phương pháp sản xuất vật chất, trong kỹ thuật, phương tiện và khoa học đạt đến mục đích nhưng về cơ bản sự tiến hoá về tinh thần là rất hạn chế Những yếu tố bản năng (tranh đoạt và bạo lực) vẫn là một cái gì ở bên trong chi phối nhân loại một cách xuyên suốt

Phản ánh sự xung đột tôn giáo, nhận thức luận Krishnamurti giúp chúng ta hiểu rõ rằng, sự khép lại của các xung đột tôn giáo trong việc tranh thủ niềm tin của nhân loại như là một hiển nhiên Ban đầu các nhà truyền giáo đã cố gắng tận dụng khả năng xâm lược của chính quyền đế quốc để quảng bá niềm tin Mặc dù gặp không ít những phản kháng và sự cạnh tranh khốc liệt với nhau, nhưng các tôn giáo vẫn xác lập lãnh phận của mình trong các cộng đồng dân cư trên khắp thế giới Cuộc xung đột tôn giáo không diễn ra trực diện như xung đột giữa các giai cấp hay giữa các dân tộc mà thông qua các giai cấp hay dân tộc khác nhau mà xác lập niềm tin khác nhau về Đấng tối cao của họ Nhưng những khổ đau của nạn áp bức, bóc lột và sự giết chóc diễn ra trong hai cuộc thế chiến làm cho bất kỳ con người có lương tri và biết suy nghĩ đều phải đặt ra câu hỏi rằng “Đấng tối cao của mình đã ở đâu?” Và họ cũng đã có câu trả lời Từ cuối thế kỷ XIX, Friedrich Nietzsche đã khẳng định Thượng đế không còn là tiêu chuẩn cho lối sống hay đạo đức của con người Krishnamurti thì khẳng định “Chân lý là thượng đế” chứ không phải “Thượng đế là chân lý” Và như vậy, Krishnamurti đã cho thấy rằng không có Đấng tối cao nào đứng ra giải quyết vấn đề cho nhân loại, cuộc tranh luận kiểu “Thần của tôi” hay “Thần của anh” tự nó khép lại

Phản ánh sự xung đột giữa các hệ tư tưởng, nhận thức luận Krishnamurti giúp chúng ta hiểu rõ rằng những xung đột giữa hai hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa sẽ còn dai dẳng Khi niềm tin khoa học dần thay thế niềm tin tôn giáo trong đời sống chính trị, chủ nghĩa cộng sản ra đời dựa trên cơ sở khoa học tự nhiên và hệ thống triết học duy vật biện chứng cùng những học thuyết kinh tế vĩ đại của Các Mác đã xác lập hệ tư tưởng mới mang tính cách mạng và khoa học cho nhân loại cần lao Đặc biệt, khi cách mạng tháng Mười Nga thành công, chủ nghĩa cộng sản càng có cơ sở thực tiễn của nó, càng là xu thế nổi bật, càng trở nên hấp dẫn đặc biệt với nhân dân thuộc địa Tuy vậy, chủ nghĩa tư bản cũng đã tiến hoá Những người trung thành với chủ nghĩa tư bản đã thành công trong việc gắn kết lợi ích quốc gia dân tộc với lợi ích của nhà tư bản ở các nước đế quốc Thậm chí họ đã điều chỉnh lợi ích của những người công nhân ở các nước đế quốc theo hướng giảm sự bóc lột công nhân chính quốc, tăng cường bóc lột thuộc địa Nhờ đó đã điều hoà tính chất mâu thuẫn giai cấp tại các nước chính quốc Lênin và Quốc tế cộng sản III đã khơi dậy tinh thần đấu tranh cho nhân dân thế giới bằng cách chỉ ra mâu thuẫn dân tộc đang hiện diện và là vấn đề cơ bản cần phải giải quyết; và để giải quyết thì cần có sự giúp đỡ của nhân dân tiến bộ, tức giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển Trớ trêu thay, phần lớn người dân ở các nước tư bản phát triển đã được gắn liền lợi ích với đế quốc Không phủ nhận trong nhân dân các nước tư bản phát triển vẫn có nhiều người ghét bỏ sự áp bức và bất công nhưng cũng không thể làm gì khác được vì lợi ích đã được thống nhất (lợi ích của đế quốc gắn liền với lợi ích của giai cấp tư sản và lợi ích của công dân các nước tư bản ấy) Và như vậy, Hồ Chí Minh đã rất đúng khi ông cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam phải được tiến hành trên tinh thần tự lực cánh sinh, tự đem sức ta mà giải phóng cho ta Trở lại với vấn đề này, theo Krishnamurti, cuộc xung đột giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản sẽ không có sự thắng lợi cho bên nào Khiếm khuyết của Krishnamurti là chưa thấy được tính tích cực cũng như vai trò của chủ nghĩa cộng sản trong tiến trình giải phóng dần sự áp bức đối với nhân loại; nhưng điều đáng ghi nhận ở Krishnamurti là ông đã phê phán tính cục bộ dã man của cách nghĩ và cách làm của chủ nghĩa tư bản Mặc dù sự phê phán này mang phong cách tế nhị của người thầy giáo hơn là sự phê phán của của một chiến sĩ hay một chính trị gia; và cũng thông qua đó cho ta thấy rằng cuộc đấu tranh này sẽ chưa thể dừng lại

Phản ánh sự phân mảnh bên trong nội tâm con người, nhận thức luận Krishnamurti đã chỉ rõ: một là, sự phân chia giữa chủ thể và khách thể; hai là, sự định hình “cái Tôi” trong diễn tiến liên tục của sự tồn tại Con người luôn luôn nhận thức đối tượng thông qua một lăng kính của bản thân mình Lăng kính ấy là tất cả tri thức cũ, truyền thống cũ, định kiến cũ, … tạo nên Nhận thức thực chất là tâm trí tự chiếu rọi chính nó, hiểu biết chính nó Con người không biết rằng chính lăng kính này đã tách biệt bản thân tâm trí (thành chủ thể) khỏi chính nó (thành khách thể) Sự phân mảnh này của nội tâm là nguyên nhân dẫn đến mọi sai lầm trong nhận thức Và khi tâm trí tách khỏi chính mình thành chủ thể nhận thức, nó củng cố bản thân với cái “Tôi” ngày càng lớn Cái “Tôi” được định hình “Tôi” là bác sĩ, “Tôi” là giáo sư,

“Tôi” là doanh nhân thành công, … Và thế là, một bác sĩ sống với vợ con mình, cha mẹ mình, thầy cô mình với tư cách bác sĩ; một giáo sư cư xử với hàng xóm mình, cha mẹ mình, anh em mình với tư thế một giáo sư; một doanh nhân thành công cư xử với mọi người dù là ai cũng với tư cách một doanh nhân thành công; … Những con người tưởng chừng thành đạt nhưng lại rơi vào sự phiến diện, tự cá biệt hoá trong các hoạt động và các mối quan hệ sống động của cuộc sống Krishnamurti trong trường hợp này không những chỉ ra sự phân mảnh bên trong nội tâm, ông đã chỉ ra nguyên nhân sâu xa của sự phiến diện của những nhân cách, mà thường ta cứ tưởng là họ đã là những cá nhân toàn diện rồi

Tình trạng bị điều kiện hoá của tâm trí được phản ánh trong nhận thức luận Krishnamurti thể hiện trong sự giải thích của ông về: ngục tù và tự do của tâm trí trong sự quy định bởi tư tưởng; dũng cảm và sợ hãi của tâm trí trong sự quy định bởi thời gian tâm lý; thông minh và dốt nát của tâm trí trong sự quy định bởi tri thức …

Và như vậy, Krishnamurti đã xây dựng nên một triết thuyết mới trong lịch sử triết học, nhận thức luận Krishnamurti là triết học về sự tha hoá của tinh thần nhân loại

3.2.2 Nhận thức luận trong triết học Krishnamurti góp phần định hướng phương cách giáo dục mới

Nhận thức luận Krishnamurti góp phần định hướng phương cách giáo dục mới Đó là phương cách giáo dục tự chủ và phát huy toàn diện mối quan hệ giữa người dạy và người học

Krishnamurti giải thích rằng, nền giáo dục của nhân loại đang cố gắng tạo ra những con người phát triển toàn diện Nhưng thực tế không phải như vậy Nhân loại đã không đào tạo ra những con người toàn diện thật sự mà biến cái “toàn diện con người” thành những sản phẩm của nền công nghiệp giáo dục hàng loạt Và nếu đó là mục tiêu của giáo dục thì sự thất bại của những mục tiêu phải chăng là cần thiết để con người thật sự còn cái để làm lại?; và sự thành công của những mục tiêu trong giáo dục hiện nay phải chăng là những nấc thang đưa con người từng bước đi xuống chứ không phải đi lên theo tiêu chuẩn tối thượng của nhân tính và tự do Đó là vấn đề chính mà Krishnamurti đặt ra khi ông bàn về giáo dục

Thực tế nào đang diễn ra? Thực tế là nền giáo dục cũ đã đào tạo ra những kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng, mà những người này đã ngày càng bê tông hoá bề mặt của quả địa cầu với tốc độ kinh hoàng Ở những ngành nghề khác, giáo dục cũng đã làm ra điều tương tự Vũ trụ cần hàng tỷ năm để kiến tạo một hành tinh xanh, từ đó mà kiến tạo sự sống, sự thông minh và rồi sự thông minh với công trạng của nền giáo dục hàng loạt đã rất nhanh chóng phục dựng tính vô cơ của hành tinh ta về những buổi đầu sơ khởi với tất cả lý do được nêu ra là vì nhu cầu của nhân loại Trên lĩnh vực tinh thần, chúng ta đã đào tạo ra những nhà tư tưởng và những hệ thống giáo lý, chủ nghĩa mà ở đó bất kỳ cá nhân nào nếu không theo một trong số ấy thì bị coi là dốt nát, vô học hoặc kẻ điên Điều đó đã làm cho não bộ nhân loại dần bị đưa vào khuôn đúc của những tư tưởng cũ Giáo dục thông qua đó biến những tư tưởng cũ, cách làm cũ thành uy quyền và truyền thống

NHỮNG HẠN CHẾ CƠ BẢN CỦA NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC

Đánh giá một cách khách quan và toàn diện về những đóng góp của Krishnamurti, có thể nói, trong tư tưởng của ông, cùng với những tư tưởng nhận thức có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt lý luận và thực tiễn, vẫn còn những hạn chế nhất định do điều kiện lịch sử và quan điểm, lập trường cá nhân quy định

Có thể khái quát những hạn chế trong nhận thức luận của ông cơ bản như sau:

3.3.1 Nhận thức luận trong triết học Krishnamurti là duy tâm chủ quan Đứng trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng để nhìn nhận, có thể khẳng định nhận thức luận trong triết học Krishnamurti là duy tâm chủ quan Tính duy tâm chủ quan của nhận thức luận Krishnamurti được xem như một hạn chế thể hiện ở những nội dung sau: một là, nhận thức luận

Krishnamurti quá nhấn mạnh yếu tố nội tâm bên trong con người và thiếu cái nhìn toàn diện về các yếu tố xã hội như là yếu tố quyết định trong việc hình thành các vấn đề của xã hội; hai là, Krishnamurti phủ nhận việc sử dụng các phương tiện vật chất (sức mạnh của bạo lực cách mạng, sức mạnh của khoa học kỹ thuật, sức mạnh của các tổ chức, đảng phái chính trị, …) trong việc giải quyết các vấn đề của nhân loại

Trong quá trình nhấn mạnh yếu tố nội tâm bên trong con người, Krishnamurti đặc biệt lưu ý đến sự tự quy định của ý thức con người như là nguyên nhân của tất cả những dốt nát và khổ đau của nhân loại Nội tâm tích luỹ tri thức, kinh nghiệm và để cho tri thức, kinh nghiệm quy định lại mình; Nội tâm con người bồi dưỡng trong nó những định kiến, tư tưởng và để cho những định kiến, tư tưởng ấy quy định lại mình Ý thức con người trở nên phiến diện khi xem xét các yếu ngoài xã hội Trong nhận thức luận Krishnamurti, chủ thể nhận thức là tâm trí mà khách thể nhận thức cũng chính là tâm trí

Không phủ nhận tính hợp lý trong việc luận giải vai trò của yếu tố nội tâm đối với hành vi con người và các vấn đề xảy ra ngoài xã hội nhưng rõ ràng khi Krishnamurti quá nhấn mạnh yếu tố nội tâm đã một cách vô thức làm cho chính Krishnamurti xa rời các yếu tố của thực tiễn xã hội có vai trò quyết định thật sự đến suy nghĩ và hành vi của nhân loại Chính thực tiễn đời sống hay lịch sử và nền văn hoá đã tác động có tính quyết định đến sự hình thành tâm trí của mỗi con người Krishnamurti không phải là không nhìn ra vấn đề này, nhưng ông không cho rằng vòng khâu này có tính quyết định Ông cho rằng vòng khâu có tính quyết định phải là sự tác động của tâm trí đến hành vi và mọi sáng tạo mà con người gây ra ngoài xã hội Thế nên, cả cuộc đời giảng thuyết, Krishnamurti chỉ chú trọng giải phóng cái bên trong con người chứ không phải cái bên ngoài xã hội

Krishnamurti với quan điểm là tất cả những gì diễn ra ngoài xã hội đều do yếu tố nội tâm con người mà gây tạo nên Vì vậy ông chỉ chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội thông qua nguyên nhân trước tiên của nó là từ bên trong nội tâm Ông không đồng ý dùng bạo lực để chống bạo lực, không chủ trương dùng chiến tranh để bảo vệ hoà bình Ông cho rằng chiến tranh chỉ gây ra chiến tranh nhiều hơn Và thực tế cho thấy, học thuyết của ông dường như khuyên con người chấp nhận bị áp bức, bóc lột và triệt tiêu ý chí đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa Chúng tôi cũng thấy rằng, mặc dù chủ trương của Krishnamurti là rất giá trị trong việc kêu gọi giới cầm quyền, giới chủ áp bức, bóc lột hạn chế sự tha hoá tinh thần của họ và hướng đến sự cao đẹp của tâm hồn, cái đẹp của tâm trí không bị quy định và sống một cuộc đời thông minh, tinh tế, yêu thương, … nhưng điều này thật ra chỉ có giá trị với một số ít người Đa số người khi đã nhúng tay vào việc áp bức, bóc lột thì trước đó đã bị thực tại của những định kiến quy định, căn bệnh đã ăn sâu vào xương tuỷ, không thể giải quyết được thông qua sự thức tỉnh nội tâm thuần tuý theo chủ trương của Krishnamurti Muốn giải quyết các vấn đề của xã hội phải có những phương tiện vật chất thật sự khoa học và cách mạng mới có thể giải quyết được

3.3.2 Nhận thức luận trong triết học Krishnamurti chủ trương cuộc cách mạng nội tâm là bất khả thi với toàn thể nhân loại

Cuộc cách mạng nội tâm mà Krishnamurti đề xướng thực chất chỉ khả thi với tầng lớp người có một trình độ nhận thức và nhân cách cao nhất định; và không khả thi thậm chí vô nghĩa đối với những người có trình độ nhận thức trung bình và thấp

Krishnamurti có thể trong tức thời ngộ được chân lý cuộc đời và đưa ra học thuyết về cuộc cách mạng nội tâm với một trong những nội dung cốt lõi là nhận thức tức thời (dựa trên sự hiệp thông của thông minh và tình yêu) Nhưng rõ ràng, để đạt được điều đó, Krishnamurti đã trải qua quá trình đào tạo hết sức khổ cực Trí tuệ của Krishnamurti đã ở trình độ nhận thức rất cao, tình yêu thương mà ông bồi dưỡng mình cho nhân loại (để giải cứu nhân loại) đã cực kỳ sâu sắc Lượng đã tích luỹ đủ và bước nhảy ấy bên trong Krishnamurti diễn ra một cách tức thời Với người khác, để thành công trong cuộc cách mạng nội tâm như Krishnamurti đề xuất, phải tích luỹ đủ lượng như Krishnamurti Tích luỹ đủ lượng như Krishnamurti là trải qua những gì tương tự mà Krishnamurti đã trải qua (Nổi khổ mất mẹ khi mới mười tuổi - sống nghèo khó bên cạnh trụ sở Hội Thông Thiên Học – được phát hiện và được đặt vào vị thế Bậc giáo chủ, Bậc thầy mới của nhân loại – phải học tập cực nhọc để có thể trở thành điều kỳ vọng của người khác - chứng kiến quá trình người em trai yêu quý bệnh chết mà không thể làm gì được – thực tập thiền định để giác ngộ, …) Và vì thế chủ trương của Krishnamurti là bất khả thi với những người chưa trải qua quá trình tích luỹ tri thức đầy đủ và chưa đủ tình yêu, sự bao dung to lớn dành cho chúng sinh đau khổ

Cuộc cách mạng nội tâm mà Krishnamurti chủ trương còn có nội dung yêu cầu không những mỗi con người phải biết toàn thể đối tượng, biết toàn thể đời sống mà còn phải đảm bảo có sự kết hợp hoàn hảo giữa lý trí và con tim Đây là yêu cầu quá cao đối với trình độ phát triển và tiến hoá của toàn thể nhân loại Không phủ nhận nhân loại đang có những bước tiến dài trên con đường phát triển và tiến hoá của mình, một số người trong lịch sử và hiện nay đã có thể đạt đến trình độ, khả năng mà Krishnamurti yêu cầu, tuy vậy, đa số nhân loại vẫn chưa thể có cách nào thoát ra khỏi những hiểu biết phiến diện để có thể đạt đến những hiểu biết đầy đủ, toàn diện, đa số người hoặc chọn cách nghĩ cách làm lý trí hoặc ngược lại cách nghĩ và cách làm là phụ thuộc hoàn toàn vào cảm tính Có thể nói dù Krishnamurti hướng đến tất cả nhân loại, nhưng trong cách tiếp cận này có thể nói triết học của ông mới chỉ dành riêng cho giới tinh hoa (hoặc phải chờ đến khi trình độ dân trí rất cao - điều này dường như giống triết học Mác)

3.3.3 Nhận thức luận trong triết học Krishnamurti bị “tự quy định”

Nhận thức luận trong triết học Krishnamurti bị “tự quy định” trong thái độ phủ nhận tri thức, tư tưởng, truyền thống và các tổ chức xã hội Vì thế mà nó không thấy được vai trò tích cực của các học thuyết, tư tưởng, truyền thống và các tổ chức xã hội trong việc giải quyết các vấn đề của xã hội và nội tâm con người

Tất cả những vấn đề (thường mang tính tiêu cực) trong nhận thức luận Krishnamurti đều được ông luận giải thông qua sự quy định của tri thức, tư tưởng, truyền thống và các tổ chức xã hội Và Krishnamurti bị mắc kẹt luôn trong lối tư duy này của ông Ông thấy rằng những hiểu biết manh mún của một ai đó đã làm người đó hiện ra thành người dốt nát; Ông thấy rằng những học thuyết hay tư tưởng đã trói buộc niềm tin con người và khẳng định con người đã luôn tin vào những điều dối trá hơn là những sự thật; Truyền thống là những điều có giá trị tốt đẹp trong quá khứ nhưng theo Krishnamurti, con người đang sống cho hiện tại, và vì vậy truyền thống đã làm cho con người trở nên thiếu sáng tạo, bám víu vào quá khứ khổ đau; các tổ chức xã hội, mà theo Krishnamurti, tiêu biểu nhất là các giáo hội tôn giáo đã ra đời hàng ngàn năm nay, đã tuyên bố dẫn dắt con người đến với hạnh phúc và giải thoát nhưng thực tế con người qua hàng ngàn năm tin tưởng, đi theo sự dẫn dắt của các tổ chức tôn giáo vẫn không thể có được hạnh phúc hay giải thoát mà khổ đau hơn Do vậy mà Krishnamurti phủ nhận hoàn toàn vai trò của các tổ chức và tôn giáo Nghiên cứu sinh cho rằng đây là cách nhìn phiến diện của Krishnamurti

Ngày nay việc giải quyết các vấn đề của xã hội không thể phủ nhận vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội Ở phương diện sự phân chia thế giới thành các quốc gia, đó có thể được xem là điều tất yếu trong tiến trình lịch sử của nhân loại Phải có sự phân chia như thế thì các cộng đồng người mới có thể tồn tại và phát triển Nhưng với Krishnamurti, điều này là một điều gì đó phi lý Có thể ông tất nhiên thấy được vai trò của sự phân chia nhưng vì tư duy ông vốn bị mắc kẹt trong cách giải thích mọi vấn đề xã hội là do nguyên nhân từ sự phân mảnh nội tâm nên ông đã phê phán sự phân chia này một cách mạnh mẽ

Krishnamurti có xu hướng phủ nhận vai trò các tổ chức tôn giáo, các tổ chức chính trị - xã hội, các đảng chính trị, các chính thể quốc gia và ông cũng bị tự định hình tư tưởng của mình trong sự phủ nhận vai trò của các yếu tố này trong việc giải quyết các vấn đề của nhân loại Thực tiễn đời sống và đặc biệt là qua các đợt thiên tai, dịch bệnh, chúng ta đã thấy rõ các tổ chức tôn giáo, các tổ chức chính trị - xã hội đã giúp đỡ con người rất nhiều; các đảng chính trị và các chính thể quốc gia cũng rất nổ lực để duy trì hoà bình, tìm nhiều phương cách sao cho người dân của mình có cuộc sống tốt nhất, hạnh phúc nhất Giả định không có những nổ lực và sự giúp đỡ từ những yếu tố này, nhân loại chắc đã chết chóc nhiều hơn và đau khổ nhiều hơn

Từ sự nghiên cứu nội dung nhận thức luận Krishnamurti có thể khẳng định, Krishnamurti là một triết gia lớn của nhân loại trong thế kỷ XX Với vai trò như vậy, tư tưởng của ông nói chung, nhận thức luận của ông nói riêng vì thế, có những đặc điểm rất đặc sắc, góp phần nâng cao khả năng tự nhận thức thế giới và nhận thức bản thân của nhân loại, giúp nhân loại tích cực suy nghĩ và bảo vệ nền hoà bình Một là, nhận thức luận Krishnamurti là sự kế thừa tài tình không chỉ những tiền đề văn hoá - tư tưởng trong lịch sử mà còn là sự kế thừa các thành tựu khoa học lúc bấy giờ là thành tựu trong Phân tâm học của Freud và thành tựu trong Vật lý học của Albert Einstein

Hai là, nhận thức luận Krishnamurti là mang tính phản kháng lại tất cả những yếu tố gây cản trở đến quá trình con người nhận thức để đạt đến hạnh phúc và tự do Đó là phản kháng lại sự quy định của tri thức, truyền thống, tư tưởng, định kiến, thời gian tâm lý và các yếu tố có tính tổ chức nhằm dẫn dắt con người Ba là, nhận thức luận Krishnamurti mang tính hướng nội

Ngày đăng: 12/09/2024, 13:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Albert Einstein. (2018). Thế giới như tôi thấy. (Đinh Bá Anh, Nguyễn Vũ Hảo, Trần Tiễn Cao Đăng dịch). Hà Nội: NXB Tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới như tôi thấy
Tác giả: Albert Einstein
Nhà XB: NXB Tri thức
Năm: 2018
2. Albert Einstein & Leopold Infeld. (2019). Sự tiến hoá của Vật lý. (Dương Minh Trí dịch). Tp.Hồ Chí Minh: NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tiến hoá của Vật lý
Tác giả: Albert Einstein & Leopold Infeld
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2019
3. Albert Scheweitzer. (2003). Những nhà tư tưởng lớn của Ấn Độ. (Phan Quang Định dịch). Hà Nội: NXB Văn hoá thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nhà tư tưởng lớn của Ấn Độ
Tác giả: Albert Scheweitzer
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
Năm: 2003
4. Albert Scheweitzer. (2008). Tư tưởng Ấn Độ theo dòng lịch sử. (Kiến Văn, Tuyết Minh dịch). Hà Nội: NXB Văn hoá thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Ấn Độ theo dòng lịch sử
Tác giả: Albert Scheweitzer
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
Năm: 2008
5. Annie Besant. (2010). Minh triết cổ truyền. (Tô Hiệp và nhóm dịch thuật Krotona dịch). Truy xuất từ: http://thongthienhoc.net/sach/MinhTrietCoTruyen.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Minh triết cổ truyền
Tác giả: Annie Besant
Năm: 2010
6. Bùi Văn Nam Sơn. (2017). Trò chuyện triết học. Hà Nội: NXB Tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trò chuyện triết học
Tác giả: Bùi Văn Nam Sơn
Nhà XB: NXB Tri thức
Năm: 2017
7. Carlo Suares. (2017). Hiện tượng Krishnamurti. (Trúc Thiên dịch). Hà Nội: NXB Tôn giáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện tượng Krishnamurti
Tác giả: Carlo Suares
Nhà XB: NXB Tôn giáo
Năm: 2017
8. C. Mác và Ph. ngghen. (1995a). Toàn tập, Tập 4. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, Tập 4
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
9. C. Mác và Ph. ngghen. (1995b). Toàn tập, Tập 13. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, Tập 13
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
10. C. Mác và Ph. ngghen. (1995c). Toàn tập, Tập 20. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, Tập 20
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
11. C. Mác và Ph. ngghen. (1995d). Toàn tập, Tập 23. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, Tập 23
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
12. C. Mác và Ph. ngghen. (1995e). Toàn tập, Tập 32. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, Tập 32
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
13. Doãn Chính. (1997). Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1997
14. Doãn Chính Đinh Ngọc Thạch Lê Trọng Ân Trương Văn Chung Vũ Văn Gầu Trần Chí Mỹ Vũ Tình. (2003). Vấn đề triết học trong tác phẩm của C. Mác – Ph. Ăngghen – V. I. Lênin. Hà Nội:NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề triết học trong tác phẩm của C. Mác – Ph. Ăngghen – V. I. Lênin
Tác giả: Doãn Chính Đinh Ngọc Thạch Lê Trọng Ân Trương Văn Chung Vũ Văn Gầu Trần Chí Mỹ Vũ Tình
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2003
15. Doãn Chính. (2011). Veda, Upanishad – Những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Veda, Upanishad – Những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2011
16. Doãn Chính. (2012). Lịch sử triết học phương Đông. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học phương Đông
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2012
17. Doãn Chính. (2019). Từ điển triết học Ấn Độ giản yếu. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển triết học Ấn Độ giản yếu
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2019
18. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2011). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật
Năm: 2011
21. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2021). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2021
87. Jiddu Krishnamurti, 1929, Truy xuất từ: https://jkrishnamurti.org/about-dissolution-speech (ngày truy xuất: 18.02.2021) Link
w