Trong đó, có thể kể đến sự hình thành củamột Vatican cổ kính, đậm tính tôn giáo, tâm linh ; một Kosovo tự trị, đầy xungđột, tranh cãi ; một Israel với bề dày lịch sử và tôn giáo đáng nể,
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC ISRAEL
Khái quát về đất nước Israel
- Israel nằm ở ngã ba châu lục, là một quốc gia ở khu vực Trung Đông,
- Dân số Israel gần 10 triệu người (2023), người Do Thái chiếm khoảng 70%.
- Israel có diện tích trên 20000 km , có chung biên giới với Liban ở phía Bắc; 2 Syria, Jordan và Bờ Tây ở phía Đông, Ai Cập và Dải Gaza ở phía Tây Nam.
- Là một quốc gia độc lập có chủ quyền, duy trì thể chế Cộng hòa nghị viện,nhà nước đơn nhất, Tổng thống chế, dân chủ đại nghị kết hợp dân chủ trực tiếp.
Lịch sử hình thành nhà nước Israel
- Dân tộc Do Thái định cư ở vùng đất Israel từ thời kỳ cổ đại Hơn 2000 năm trước, vương quốc Israel cổ đại bị các đế quốc xung quanh đô hộ :
- Năm 63 TCN đến năm 313 : Sự cai trị của Đế chế La Mã
- Năm 313 đến năm 636 : Sự cai trị của Đế chế Byzantine (Đông La Mã)
- Năm 636 đến năm 1099 : Sự cai trị của Đế quốc Ả Rập
- Năm 1099 đến năm 1291 : Sự thống trị của quân Thập tự chinh 1
- Năm 1291 đến năm 1516 : Mamluk rule 2
- Năm 1517 đến năm 1917 : Sự cai trị của Đế chế Ottoman
- Năm 1918 đến năm 1948 : British rule 3
Vì vậy người Do Thái (Israel là đất nước của người Do Thái) đã rời bỏ quê hương, phân tán đi qua các vùng khác, đặc biệt là châu Âu, Ấn Độ, châu Phi,
- Năm 1897, Chủ nghĩa Zion (Hay còn được biết đến Chủ nghĩa phục quốc Do Thái) được Theodor Herzl lập ra ở Đế quốc Nga Phong trào Phục quốc Do Thái nhằm mục đích chống lại ách bức, ngược đãi người Do Thái và tìm về
1 Cuộc chiến tranh thời trung cổ về vấn đề tôn giáo, chính trị và văn hóa
2 Vương quốc Hồi giáo Mamluk (1250-1517), quốc gia cai trị Ai Cập và Levant, sau bị Đế chế Ottoman chinh phục
3 “Quyền cai trị của Anh” : Thời kỳ lịch sử khi Anh Quốc chiếm, cai trị các vùng lãnh thổ khác trên toàn thế giới.
4 mảnh đất quê hương Jerusalem Phong trào Phục quốc Do Thái dẫn đến các cuộc Aliyah của người Do Thái diễn ra trên toàn thế giới 4
- 02/11/1917, Ngoại trưởng Balfour viết thư cho Nam tước Rothschild bày tỏ ủng hộ của chính phủ Anh Quốc với việc thành lập nhà nước Do Thái ở Palestine Bức thư gọi là “Tuyên bố Balfour” (hay “Balfour Declaration”)
- 1922, sau Thế chiến I, Hội Quốc Liên trao quyền ủy trị Palestine cho Anh 5 6
- Thế chiến II (1939-1945) nổ ra, thảm họa diệt chủng của phát xít Đức cướp đi sinh mạng của 6 triệu người Do Thái Số lượng người Do Thái di cư sang Palestine tăng cao nhằm chạy trốn khỏi Đức quốc xã.
- Năm 1947, Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết phân chia vùng Palestine sau khi xóa bỏ quyền ủy trị của Anh, chia Palestine thành hai quốc gia độc lập của người Ả Rập (Palestine) và người Do Thái.
- 14/5/1948, người Do Thái tuyên bố thành lập nhà nước Israel ở Palestine.Các cuộc xung đột giữa người Do Thái và người Ả Rập gia tăng 5/1949,UNGA thông qua Nghị quyết 273 (III) thừa nhận Israel là thành viên LiênHợp Quốc.
Tình hình từ sau khi thành lập đến hiện tại của đất nước Israel
- Nhà nước Israel ra đời, người Palestine phản đối dẫn đến chiến tranh Ả Rập - Israel vào ngày 15/05/1948 Israel giành thắng lợi và chiếm thêm được lãnh thổ của Palestine Năm 1964, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) thành lập.
- Cuộc chiến Sáu ngày 1967 : Các nước Ả Rập tấn công Israel, Israel chiến thắng vang dội, giành được quyền kiểm soát Đông Jerusalem, dải Gaza, bán đảo Sinai, Bờ Tây và cao nguyên Golan Nghị quyết 242 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi Israel rút khỏi Đông Jerusalem, tuy nhiên bị Israel bác bỏ.
4 Aliyah : một tư tưởng nguyên lý cơ bản của tư tưởng Do Thái, là khái niệm cơ bản trong chủ nghĩa phục quốc
Do Thái, mang ý nghĩa là sự nhập cư của người Do Thái vào đất của Israel.
5 Tiền thân của Liên Hợp Quốc ngày nay
6 Gồm có vùng đất của Israel
- Cuộc chiến Yom Kippur 1973 và Hiệp định Camp David : Ai Cập và Syria 7 bất ngờ tấn công Israel, tuy nhiên thất bại Theo Hiệp định David Camp, Israel trả lại Bán đảo Sinai cho Ai Cập, trong khi Ai Cập công nhận nhà nước Israel và rút khỏi liên minh chống Israel.
- Chiến tranh Nam Lebanon và Hiệp định Oslo 1993 : PLO ở miền Nam Lebanon tấn công miền Bắc Israel và bị Israel đáp trả Hiệp định Oslo 1993, PLO thừa nhận sự tồn tại của nhà nước Israel và cam kết từ bỏ đấu tranh; Israel công nhận PLO là đại diện của người dân Palestine Tuy nhiên vấp phải sự phản đối từ các nhóm hồi giáo cực đoan Palestine, nổi bật là Phong trào Hamas.
- Những cuộc chiến ở Dải Gaza : Israel và Hamas đã xảy ra nhiều cuộc chiến ở dải Gaza vào những năm 2008-2009, 2012, 2014 và 2021.
- 7/10/2023, Hamas tấn công các thành phố của Israel Israel cũng tuyên bố tình trạng chiến tranh và đáp trả Cho đến hiện tại, chiến sự Israel – Hamas vẫn còn là vấn đề nan giải, cấp bách toàn cầu.
- Năm 1947, Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết phân chia vùng Palestine sau khi xóa bỏ quyền ủy trị của Anh, chia Palestine thành hai quốc gia độc lập của người Ả Rập (Palestine) và người Do Thái.
Mở rộng
- Theo Sáng Thế ký , Abraham vâng lời Đức Chúa Trời nên Ngài hứa ban 8 phước lành và làm dòng tộc của ông lớn mạnh, cũng chính là dân tộc Do Thái sau này
- Ngoài ra, đoạn Sách Xuất Hành của Kinh Thánh Torah, Do Thái giáo cũng ghi chép rằng dân tộc Do Thái có giao ước với Chúa.
Tổng kết
7 Yom Kippur : Lễ đền tội – ngày lễ thiêng liêng nhất của người Do Thái,
8 Mở đầu cho Cựu Ước, Kinh thánh Công Giáo.
Quá trình thành lập nhà nước Israel là một sự kiện quan trọng của thế giới, về cả trong quá khứ cho đến hiện tại Nó là nguồn gốc của nhiều cuộc xung đột, thách thức ở khu vực Trung Đông, Tuy nhiên, ta cũng không nên phủ nhận vào ý chí, sự kiên cường của người Do Thái trong công cuộc xây dựng và bảo vệ nhà nước Israel cũng như đấu tranh để thoát khỏi áp bức, vươn lên trở thành một đất nước hùng mạnh về cả kinh tế và quân sự.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC PALESTINE
Khái quát về đất nước Palestine
- Palestine nằm ở ngã ba châu lục, là một quốc gia ở khu vực Trung Đông,
- Palestine nằm giữa biển Đỏ và Địa Trung Hải, biên giới giáp Israel, Jordan và Ai Cập
- Dân số Palestine khoảng hơn 5 triệu người (2023).
- Diện tích lãnh thổ Palestine khoảng 27000km Diện tích Bờ Tây là 5900km 2 2 và Dải Gaza khoảng 365km 2
- Hiện tại, Palestine là quốc gia quan sát viên phi thành viên Liên Hợp Quốc.
- Theo luật pháp, Palestine theo Cộng hòa nghị viện, tuy nhiên cũng có quan điểm rằng thực tế nhà nước Palestine là Cộng hòa bán tổng thống.
Lịch sử hình thành đất nước Palestine
- Người dân Palestine định cư ở vùng Palestine từ thời kỳ cổ đại Hơn 2000 năm trước, vương quốc Palestine cổ đại bị các đế quốc xung quanh đô hộ
- Năm 63 TCN đến năm 313 : Sự cai trị của Đế chế La Mã
- Năm 313 đến năm 636 : Sự cai trị của Đế chế Byzantine (Đông La Mã)
- Năm 636 đến năm 1099 : Sự cai trị của Đế quốc Ả Rập
- Năm 1099 đến năm 1291 : Sự thống trị của quân Thập tự chinh
- Năm 1291 đến năm 1516 : Mamluk rule
- Năm 1517 đến năm 1917 : Sự cai trị của Đế chế Ottoman
- Năm 1918 đến năm 1948 : British rule
- 02/11/1917, Ngoại trưởng Balfour viết thư cho Nam tước Rothschild bày tỏ sử ủng hộ của chính phủ Anh Quốc đối với việc thành lập nhà nước Do Thái ở Palestine Bức thư gọi là “Tuyên bố Balfour” (hay “Balfour Declaration”)
- 1922, Sau Thế chiến I, Hội Quốc Liên trao quyền ủy trị Palestine cho Anh 9
- 14/05/1948, Nhà nước Israel thành lập Sau đó, các quốc gia Ả Rập đã tấn công Israel Chiến tranh kết thúc vào tháng 7/1949 với việc ký kết hiệp định ngừng bắn giữa các bên Lãnh thổ Palestine bị chia cắt, kiểm soát bởi Israel ở phía Tây và Jordan ở phía Đông Nhiều người Palestine trở thành dân tị nạn (Nakba)
- Năm 1964, Tổ chức giải phóng Palestine (PLO) được thành lập
- Năm 1967, Chiến tranh Sáu ngày diễn ra Sau đó, nghị quyết 242 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã kêu gọi Israel rút khỏi Đông Jerusalem, nơi Palestine tuyên bố sẽ là thủ đô của Nhà nước Palestine tương lai Tuy nhiên, Israel đã bác bỏ nghị quyết trên.
- Năm 1978, Israel và Ai Cập ký kết hiệp định Camp David, qua đó Israel rút quân ra khỏi bán đảo Sinai.
- Năm 1982, PLO ở miền Nam Lebanon tấn công vào miền Bắc Israel.
- Năm 1987 – 1993, trong cuộc Intifada lần thứ nhất, Phong trào kháng chiến 10 Hồi giáo (Hamas) ra đời.
- Ngày 15/11/1988, Hội đồng Quốc gia Palestine tuyên bố thành lập Nhà nướcPalestine trên các khu vực đã chiếm đóng Nhiều quốc gia, trong đó có ViệtNam, đã công nhận chủ quyền của Palestine Bên cạnh đó, vẫn có những tranh cãi quốc tế về tình trạng chính thức cũng như ranh giới lãnh thổ củaPalestine.
Tình hình từ sau khi thành lập đến hiện tại của đất nước Palestine
- Theo hiệp định Oslo 1993, PLO thừa nhận sự tồn tại của nhà nước Palestine và cam kết từ bỏ đấu tranh; trong khi đó Israel công nhận PLO
9 Tiền thân của Liên Hợp Quốc hiện nay.
10 Cuộc nổi dậy đồng loạt, kéo dài nhiều năm của người Palestine chống lại nhà nước Israel, theo tạp chí Economist.
8 là đại diện của người dân Palestine Tuy nhiên vấp phải sự phản đối từ các nhóm Hồi giáo cực đoan Palestine, nổi bật là phong trào Hamas.
- Từ 2000 – 2005, Intifada thứ hai diễn ra, dẫn đến một chuỗi xung đột, bạo lực.
- Những cuộc chiến ở Dải Gaza : Israel và Hamas đã xảy ra nhiều cuộc chiến ở dải Gaza vào những năm 2008-2009, 2012, 2014 và 2021.
- 7/10/2023, Hamas tấn công các thành phố của Israel Israel cũng tuyên bố tình trạng chiến tranh và đáp trả Cho đến hiện tại, chiến sự Israel – Hamas vẫn còn là vấn đề nan giải, cấp bách toàn cầu.
2.4 Mở rộng : Phong trào Hamas
- Hamas là tên viết tắt của Phong tào Kháng chiến Hồi giáo, tuyên bố thành lập ngày 15/12/1987.
- Hamas được thành lập với mục tiêu thành lập nhà nước Hồi giáo người Palestine theo vùng lãnh thổ được hoạch định trước năm 1948 Họ không công nhận nhà nước Israel.
- Khẩu hiệu của Hamas là “Allah là mục tiêu, Nhà tiên tri Muhammad là hình mẫu, Kinh Koran là Hiến pháp, Thánh chiến là con đường duy nhất và được chết vì Allah là sự thể hiện lòng trung thành”.
- Từ năm 2007, Hamas nắm quyền kiểm soát dải Gaza, từ đó dẫn tới các cuộc tấn công liên tục giữa Hamas và Israel ở dải Gaza.
- Tuy nhiên, Mỹ và nhiều quốc gia khác xem Hamas như là tổ chức khủng bố.
Quá trình thành lập nhà nước Palestine đã trải qua nhiều thách thức, xung đột cũng như là mất mát Tuy là hành trình đầy tranh cãi, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nỗ lực lâu dài của người dân cũng như là chính phủ Palestine trong hành trình đấu tranh và bảo vệ trong suốt nhiều thập kỷ
Tổng kết
Quá trình thành lập nhà nước Palestine đã trải qua nhiều thách thức, xung đột cũng như là mất mát Tuy là hành trình đầy tranh cãi, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nỗ lực lâu dài của người dân cũng như là chính phủ Palestine trong hành trình đấu tranh và bảo vệ trong suốt nhiều thập kỷ
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KOSOVO
Khái quát chung về Kosovo
- Kosovo là vùng lãnh thổ tranh chấp nằm ở trung tâm bán đảo Balkan - vị trí địa chiến lược quan trọng của khu vực Địa Trung Hải, Biển Đen, Caucasus và Biển Caspi
- Dân số: khoảng 1,9 triệu dân (trong đó 90% là người Albania) 11
- Sự can thiệp quyết liệt của NATO cách đây hơn hai thập kỷ đã vạch rõ ranh giới giữa Kosovo và Serbia, nhưng kể từ đó, những căng thẳng âm ỉ trong nhiều năm qua vẫn đang trực chờ bùng phát.
Quá trình hình thành Kosovo
- Vào thời kỳ trung cổ, Kosovo từng đóng vai trò là trung tâm văn hóa và thương mại của đế chế Serbia Nơi đây từng diễn ra trận chiến ác liệt giữa người Serbia và Ottoman năm 1389 Tuy cuộc chiến thất bại, nhưng từ đó Kosovo được xem là cái nôi lịch sử, nơi hội tụ tinh thần dân tộc Serbia Sau đó, dưới sự cai trị của Ottoman, người Albania, đạo Hồi cũng theo đó mà thâm nhập vào Kosovo
- Nhà nước Serbia ra đời vào đầu thế kỷ 19 sau cuộc nổi dậy chống lại Đế chế Ottoman Sau Thế chiến thứ nhất, Kosovo nằm trong lãnh thổ của Vương quốc Nam Tư.Trong Thế chiến thứ hai, Kosovo được sáp nhập vào Cộng hòa Albania dưới sự chiếm đóng của Ý Sau khi kết thúc chiến tranh, Kosovo được sáp nhập thành một tỉnh tự trị của Cộng hòa Serbia nằm trong Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nam Tư, do Tổng thống Tito cai trị.
- Từ năm 1989 đến năm 1999, Slobodan Milosevic xóa bỏ quyền tự trị của Kosovo 12
11 Lâm, P., & Sỹ, T (2022, October 13) Nguy cơ tái bùng phát xung đột tại Kosovo Retrieved from Tạp chí Quốc phòng toàn dân website: http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-ngoai/nguy-co-tai-bung-phat- xung-dot-tai-kosovo/19326.html
12 Trần Thị Hoàng, M (2012, March 28) Số 28 - Khủng hoảng Kosovo và tác động đối với quan hệ quốc tế Retrieved from Học Viện Ngoại Giao Việt Nam website: https://dav.edu.vn/so-28-khung-hoang-kosovo-va-tac- dong-doi-voi-quan-he-quoc-teso-28-khung-hoang-kosovo-va-tac-dong-doi-voi-quan-he-quoc-te/
- Tháng 3/1999, khối quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu quyết định can dự chống quân đội của Tổng thống Milosevic Qua 78 ngày đêm không kích, quân đội của Tổng thống Milosevic cuối cùng chấp nhận thất bại và ký Hiệp ước Kumanovo, rút quân khỏi Kosovo và trao quyền quản lý lại cho lực lượng quốc tế được lập ra bởi Liên hợp quốc theo nghị quyết số 1244 của Hội đồng Bảo an Kosovo sau đó được bảo đảm an ninh chủ yếu bởi lực lượng gìn giữ hòa bình KFOR của Liên hợp quốc.
- Tình hình nơi đây không có nhiều xáo trộn trong khoảng thời gian 2006-2007 dù từng xảy ra một số cuộc thanh trừng sắc tộc Đến tháng 2/2008, Kosovo bất ngờ tuyên bố độc lập Một loạt nước phương Tây: Mỹ, Pháp, Anh, Đức công nhận Kosovo Tuy nhiên, Serbia cùng nhiều nước như Nga, Tây BanNha, Trung Quốc không công nhận 13
Tổ chức của Kosovo (thực thể gần như quốc gia)
- Kosovo được quản lý như một nền dân chủ đại diện Chính phủ bao gồm ba nhánh: hành pháp, lập pháp và tư pháp Đất nước được điều chỉnh bởi hiến pháp được thông qua vào ngày 7 tháng 4 năm 2008 Tổng thống được bầu bởi quốc hội với tư cách là nguyên thủ quốc gia, cũng như đại diện cho sự thống nhất của đất nước Thủ tướng cũng được bầu bởi quốc hội và là người đứng đầu chính phủ 14
Mối quan hệ giữa Kosovo và Serbia
- Việc Kosovo tuyên bố độc lập đã bị Serbia kiện ra tòa án quốc tế Vụ tranh chấp đã cản trở nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Serbia và làm tình hình ở Kosovo trở nên phức tạp Khoảng 10 năm sau đó, EU đã nỗ lực
13 Thiện, N (2022, August 2) Kosovo – Thùng thuốc súng luôn trực chờ nổ giữa lòng châu Âu Retrieved from Báo Công an Nhân dân điện tử website: https://cand.com.vn/tu-lieu-quoc-te/kosovo thung-thuoc-sung-luon- truc-cho-no-giua-long-chau-au-i662565/
14 Kosovo có phải là một quốc gia không? (n.d.) Retrieved from vi.history-hub.com website: https://vi.history- hub.com/kosovo-co-phai-la-mot-quoc-gia-khong
11 hòa giả Kosovo và Serbia, nhưng Serbia vẫn không thể công nhận Kosovo như một quốc gia 15
- Hơn thế, mối quan hệ rạn nứt giữa Kosovo và Serbia một lần nữa lại bị đe dọa sau một trong những đợt bùng phát bạo lực tồi tệ nhất trong nhiều năm.
- Theo Đài CNBC, sự thù địch âm ỉ giữa Serbia và Kosovo đã chuyển thành thù địch công khai ở miền bắc Kosovo Điểm bùng phát quan trọng gần đây là cuộc bầu cử địa phương vào mùa xuân 2023, cộng đồng người Serbia ở khu vực phía bắc Kosovo đã tẩy chay cuộc bỏ phiếu, với lý do đòi hỏi có nhiều quyền tự chủ hơn của họ đã không được đáp ứng Sau đó, chính quyền vùng lãnh thổ này bổ nhiệm người Albania làm thị trưởng một số thị trấn có đông người Serbia sinh sống Sự kiện trên đã gây ra sự phẫn nộ trong cộng đồng người Serbia ở Kosovo Căng thẳng gia tăng hơn nữa trong mùa hè và bùng phát vào cuối tháng 9 sau cuộc đấu súng đã nổ ra giữa một nhóm ngườiSerb được trang bị vũ khí hạng nặng và lực lượng cảnh sát Kosovo tại làngBaniska phía bắc Kosovo, khiến một cảnh sát và ba tay súng thiệt mạng 16
Mở rộng: tác động từ sự kiện tuyên bố độc lập của Kosovo
Về lâu dài việc công nhận cho Kosovo độc lập sẽ gây tác hại làm bất ổn định khu vực Balkan và một số khu vực nhạy cảm khác: sự nổi dậy đòi độc lập hoặc tăng cường quy chế tự trị của cộng đồng người gốc Hungary tại Slovakia và Romania Vì thế, không riêng gì Serbia và Nga mà dư luận nói chung không muốn nhìn thấy Kosovo độc lập theo cách mà Mỹ và một số nước trong EU đang muốn thúc đẩy 17
15 Thiện, N (2022, August 2) Kosovo – Thùng thuốc súng luôn trực chờ nổ giữa lòng châu Âu Retrieved from Báo Công an Nhân dân điện tử website: https://cand.com.vn/tu-lieu-quoc-te/kosovo thung-thuoc-sung-luon- truc-cho-no-giua-long-chau-au-i662565/
16 ONLINE, T T (2023, October 6) Châu Âu lo lắng trước “thùng thuốc súng” Serbia-Kosovo (Minh Gia, Ed.) Retrieved from TUOI TRE ONLINE website: https://tuoitre.vn/chau-au-lo-lang-truoc-thung-thuoc-sung-serbia- kosovo-20231006143645288.htm
17 cand.com.vn (2007, October 9) Vì sao phương Tây muốn cho Kosovo độc lập? (Trương Hùng, Ed.) Retrieved from Báo Công an Nhân dân điện tử website: https://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-antg/Vi-sao- phuong-Tay-muon-cho-Kosovo-doc-lap-i290576/
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VATICAN
Khái quát chung về Vatican
- Thánh quốc Vatican là quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới, nằm lọt trong thủ đô Rome của Ý được thành lập theo Hiệp ước Laterano vào năm 1929 Nhà nước Vatican là hậu thân của nhà nước của các Giáo hoàng (756 - 1870) Với tư cách là thủ phủ của cộng đồng Thiên Chúa giáo thế giới, Vatican được xây dựng rất quy mô, xứng tầm với danh tiếng của mình.
- Vatican chỉ có diện tích tương đương 0,5 km² và dân số khoảng 1.000 người. Mặc dù có quy mô rất nhỏ nhưng ảnh hưởng của Vatican nói chung và bản thân các giáo hoàng nói riêng lại vô cùng to lớn Theo cơ quan thông tấn Zenit của Vatican, dựa trên những thống kê từ năm 2000 - 2008, công giáo có khoảng 1,16 tỉ tín đồ khắp thế giới Cũng theo thống kê này, tính đến năm
2008, công giáo có tổng cộng 5.002 giám mục trên thế giới, tăng hơn 10% so với con số 4.541 hồi năm 2004 Sự góp sức của mỗi giám mục trong việc phụ trách các giáo phận đã góp phần tạo dựng nên một tổ chức lâu đời, rộng lớn trên toàn thế giới 18
- Thành quốc Vatican (Vatican City State) và Tòa thánh (the Holy See) là hai thực thể riêng biệt Tòa thánh là đại diện cao nhất của Giáo hội Công giáo La
Mã toàn cầu, là chủ thể của luật pháp quốc tế, có địa vị như một quốc gia, có quyền gửi đại diện và tiếp nhận đại diện ngoại giao trong khi Thành quốc
Vatican chỉ vùng lãnh thổ cụ thể của Tòa thánh.
- Người đứng đầu là Giáo hoàng, nắm quyền trị vì trọn đời, không bị phế truất, có thể từ chức Giáo hoàng hiện tại là Francis, được bầu 13/3/2013 thay Giáo hoàng Benedict XVI Bên cạnh Giáo hoàng, các quan chức chính phủ chủ chốt của Vatican có Quốc vụ khanh kiêm Ngoại trưởng, Thủ hiến Chưởng ấn 19
18 thanhnien.vn, & Hoàng Đình (2013, February 17) Vatican - quốc gia không biên giới Retrieved from thanhnien.vn website: https://thanhnien.vn/vatican-quoc-gia-khong-bien-gioi-18537921.htm
19 Đức Trí (Ed.) (2023, July 22) Vatican - Một quốc gia đặc biệt Retrieved from ttdn.vn website: https://ttdn.vn/tin-tuc-su-kien/thoi-su-chinh-tri/vatican-mot-quoc-gia-dac-biet-82784
Lịch sử hình thành nhà nước Vatican
- Năm 754, vua Astolfe của nước Lombardi (thuộc phía bắc nước Ý ngày nay) đưa quân xuống phía nam, tấn công bao vây thành Rome, nơi ở của giáo hoàng Lúc này, Giáo hoàng đương nhiệm là Stephanus II chạy sang cầu cứu vua Pépin nước Pháp Pháp đưa quân sang đánh bại vua Lombardi giải thoát thành Rome.
- Năm 756, vua Lombardi lại tấn công thành Rome và vua Pépin một lần nữa đưa quân cứu nguy Để tỏ lòng biết ơn, Giáo hoàng Stephanus II đã long trọng tổ chức lễ xức dầu thánh tại nhà thờ lớn trong thành Rome cho vua Pépin Sau khi được xức dầu thánh, vua Pépin tuyên bố dâng tặng đức giáo hoàng Stephanus II toàn bộ miền Trung nước Ý (vùng đất Lavinium và khu vực phụ cận thành Rome) mà người Pháp đã chiếm được trong chiến tranh với vua nước Lombardi Từ đó, Stephanus II thành lập quốc gia Giáo hoàng và thành Rome là thủ đô.
- Bắt đầu từ năm 926, nước Giáo hoàng trở thành một bộ phận của đế quốc La
Mã thần thánh Năm 1198, Innocent III lên ngôi giáo hoàng và buộc các nước châu Âu phải xưng thần nạp cống Thế nhưng, từ thế kỷ XIV trở đi giáo hoàng bắt đầu bị giới quý tộc châu Âu ép phải đến lưu trú tại thành Avignon, thuộc Vương quốc Naples (nay là miền nam nước Pháp).Năm 1417, Hội nghị Giáo hội Constance đã bầu Martin V làm giáo hoàng Hội nghị cũng đã đề nghị chính quyền Pháp cho phép giáo hoàng trở lại Rome để tránh tình trạng ly giáo trong Giáo hội Cuối thế kỷ XVIII, Napoleon nắm quyền thống trị châu Âu dẫn đến việc giáo hoàng mất đi quyền lực vốn có và phải thành lập nước Cộng hòa Rome Từ năm 1879, phong trào đấu tranh đòi thống nhất nước Ý dâng cao nên giáo hoàng buộc phải sáp nhập nước Cộng hòa Rome vào Vương quốc Italia Năm 1929, nhà độc tài phát xít Mussolini lên nắm quyền ở Ý Vì muốn nhận được sự ủng hộ từ Giáo hội và giáo hoàng, ông đã ký hiệp định công nhận Vatican là một quốc gia có chủ quyền Từ đây, nước Ý cho phép Vatican tách khỏi Rome để giáo hoàng có thể thành lập một nhà
14 nước riêng biệt tọa lạc trong lòng quốc gia này Đó chính là thành quốcVatican, tên thường gọi là Tòa thánh Vatican 20
Tổ chức nhà nước Vatican
- Chính thể: Quân chủ thần quyền tuyệt đối
- Hiến pháp: Hiến pháp Tòa thánh năm 1967 (có hiệu lực từ ngày 1-3-1986). Ngày 26-11-2000, thông qua Hiến pháp mới, có hiệu lực từ ngày 22-2-2001.
- Đứng đầu nhà nước là Giáo Hoàng trị vì trọn đời và có quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tối cao đối với Tòa thánh và Giáo hội Công giáo La Mã toàn cầu Giáo hoàng cũng là giám mục Giáo phận Rome.
- Cơ cấu tổ chức gồm: Phủ Quốc vụ khanh, 16 bộ và cơ quan tư pháp.
- Phủ Quốc vụ khanh chịu trách nhiệm về các vấn đề nội vụ, ngoại giao và nhân sự ngoại giao Người đứng đầu hiện nay là Hồng y Pietro Parolin do Giáo hoàng bổ nhiệm - tương đương với chức vụ thủ tướng, giữ vai trò quan trọng thứ hai sau Giáo hoàng Phủ Quốc vụ khanh là cơ quan duy nhất của Giáo triều nằm tại thành phố Vatican, các cơ quan còn lại nằm rải rác ở Rome.
- Bầu cử: Giáo hoàng do Hội đồng các Hồng y giáo chủ bầu, nhiệm kỳ suốt đời Thư ký Nhà nước do Giáo hoàng bổ nhiệm 21
- Về an ninh và quân đội: từ năm 1506, Tòa thánh có bộ phận lính gác Thụy Sĩ mang trọng trách bảo vệ sự an toàn của Giáo hoàng Tòa thánh không có quân đội vì việc phòng vệ Tòa thánh do Ý đảm nhiệm 22
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican
- Những dấu mốc trong quan hệ Việt Nam và Tòa thánh Vatican
- Từ năm 1990, hàng năm Tòa thánh cử đoàn cấp Thứ trưởng Ngoại giao thăm Việt Nam trao đổi các vấn đề mục vụ của Giáo hội
20 Nhóm biên soạn (NXB Văn hóa thông tin) (2001) 102 sự kiện nổi tiếng thế giới, Hà Nội.
21 Acomm(http://www.acomm.com.vn), C 2018 (2015, October 1) Tòa thánh Vatican (Vatican City Stale) | Hồ sơ - Sự kiện - Nhân chứng Retrieved from tulieuvankien.dangcongsan.vn website: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/cac-nuoc-vung-lanh-tho/chau-au/toa-thanh- vaticang-vitican-city-stale-3212
22 ONLINE, T T (2023a, July 27) Thành quốc Vatican và Tòa thánh khác nhau thế nào? (Duy Linh, Ed.) Retrieved from TUOI TRE ONLINE website: https://tuoitre.vn/thanh-quoc-vatican-va-toa-thanh-khac-nhau-the- nao-20230727121341726.htm
- Tháng 1/2007, tiếp xúc cấp cao đầu tiên giữa hai bên: Nhân chuyến thăm Ý, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Giáo hoàng Benedict XVI và Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone
- Tháng 11/2008, hai bên nhất trí thành lập Nhóm Công tác hỗn hợp về quan hệ Việt Nam-Vatican với cơ chế họp thường niên và luân phiên ở hai nước.
- Từ tháng 1/2011, Tòa thánh bổ nhiệm Đặc phái viên không thường trú tại Việt Nam 23
- Vào ngày 27/7/2023, nhận lời mời của Giáo hoàng Francis, Chủ tịch nước
Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm Tòa thánh Vatican Đây là sự kiện quan trọng để hai bên trao đổi về việc thúc đẩy quan hệ cũng như hoạt động của Công giáo Việt Nam Việc Việt Nam và Vatican đang tích cực chuẩn bị để chính thức nâng cấp quan hệ lên mức Đại diện thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam được xem là một trong những bước tiến mới mang tính lịch sử trong quan hệ song phương Đây cũng là tiền đề quan trọng để mở ra một giai đoạn mới nhằm khai thác, phát huy các tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Vatican.
23 Hoàng Hà (Ed.) (2023, July 25) Những dấu mốc trong quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican Retrieved from Báo Nhân Dân điện tử website: https://nhandan.vn/infographic-nhung-dau-moc-trong-quan-he- giua-viet-nam-va-toa-thanh-vatican-post763922.html
CHỦ ĐỀ 2 Nguyên nhân tan rã và sụp đổ của nhà : nước liên bang Xô viết và các nước XHCN ở Đông Âu + Quá trình tan rã của nhà nước Liên bang Nam Tư
BỐI CẢNH SỤP ĐỔ VÀ NGUYÊN NHÂN SỤP ĐỔ CỦA LIÊN BANG
Liên bang Nga
- Với Liên Xô – là thành trì hệ thống xã hội chủ nghĩa, các thế lực thù địch đã tìm mọi cách nhằm “gieo hạt giống thức tỉnh và hủy diệt chế độ Xô Viết” thông qua sách lược “mưa dầm thấm lâu” Với chiêu bài “ngoại giao thân thiện” các thế lực thù địch đã đẩy mạnh truyền bá tư tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền, thực hiện luồn sâu, leo cao, từng bước can thiệp ngày càng sâu vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao và quốc phòng, an ninh của Liên Xô thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chia
17 rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước, làm cho nội bộ 15 nước cộng hòa và hệ thống chuyên chính vô sản đã được thiết lập khá vững chắc từ thời V.I.Lênin
- Thêm vào đó, mâu thuẫn và xung đột giữa các dân tộc dẫn đến hiện tượng li khai của một số nước cộng hòa ra khỏi Liên bang Xô Viết các đảng phái với, nhiều xu hướng chính trị khác nhau trong xã hội ngóc đầu dậy chống chủ nghĩa xã hội nhiều ủy viên dao động về tư tưởng quay lưng với Đảng Cộng, , sản, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội và công an, làm cho Đảng Cộng sản không còn đủ sức để lãnh đạo chặt chẽ các phương tiện thông tin đại chúng để cho báo đài tùy tiện thông tin và phát, , biểu những quan điểm sai trái tạo ra sự hỗn loạn về tư tưởng, Điều đó khiến cho quân đội Liên Xô mất phương hướng chính trị, không còn sức chiến đấu, đất nước ngày càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
Và đến ngày 21/12/1991, sự thành lập liên minh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) đã đánh dấu sự sụp đổ và tan rã của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (tức Liên Xô).
Các nước Đông Âu
- Tiến trình tan rã của Liên bang Nam Tư (Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Nam Tư – liên minh của các quốc gia xã hội chủ nghĩa ở khu vực Đông Âu) là một sự kiện lớn trong lịch sử Đông Âu có nguyên nhân là từ sự thay đổi trong chính sách toàn cầu, áp lực nội bộ và sự thay đổi trong lãnh đạo.và đã xảy ra vào cuối thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990 Dưới đây là một tóm tắt về tiến trình này:
- Sự lãnh đạo của Josip Broz Tito : Josip Broz Tito, người lãnh đạo của Nam Tư từ sau Thế chiến II, đã duy trì một sự độc lập tương đối đối với Liên Xô và Trung Quốc Tito thậm chí đã đề xuất một mô hình xã hội chủ nghĩa “không thuộc phe” (non-aligned) và tạo nên một mối quan hệ độc lập cho Nam Tư.
- Sự đa dạng dân tộc : Nam Tư là một quốc gia đa dân tộc với nhiều dân tộc và ngôn ngữ khác nhau Chính sách trong thập kỷ 1970 và 1980 đã cố gắng thúc đẩy sự đoàn kết dân tộc và tạo ra một tình cảnh ổn định trong nước.
- Khủng bố và xung đột dân tộc : Trong thập kỷ 1970 và 1980, Nam Tư đã trải qua nhiều vụ tấn công khủng bố và xung đột dân tộc nội bộ Các cuộc xung đột này đã đặt áp lực lên sự đoàn kết quốc gia.
- Sự thay đổi trong chính trị quốc tế: Sự thay đổi trong mô hình quan hệ quốc tế và sụp đổ của Liên Xô cùng với sự thay đổi trong quan hệ với các quốc gia phương Tây đã ảnh hưởng đến tình cảnh chính trị của Nam Tư.
- Cuộc bầu cử và sự sụp đổ : Cuộc bầu cử tự do đầu tiên của Nam Tư vào năm
1990 đã tạo điều kiện cho các phe đối lập trở thành phần quan trọng trong chính trị Sự sụp đổ chính thức của Nam Tư xảy ra vào năm 1992, khi quốc gia này chính thức chia thành các quốc gia riêng biệt, bao gồm Bosnia và Herzegovina, Croatia, Slovenia, Macedonia, Montenegro, và Serbia.
- Cuộc tan rã của Nam Tư đã gây ra nhiều thay đổi chính trị và xã hội ở khu vực Đông Âu và đã đánh dấu sự kết thúc của một thời kỳ quan trọng trong lịch sử chính trị của khu vực này
- Chúng ta thấy rằng, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội – mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung, quan ang, bao cấp, hành chính, mệnh lệnh, xa rời quần chúng nhân dân với nhiều khuyết tật, chứ không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội nói chung Sự sụp đổ ấy có nguyên nhân khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài, sâu xa và trực tiếp Chính những khuyết tật của mô hình chủ nghĩa xã hội đó không được phát hiện và khắc phục kịp thời, tồn tại kéo dài, tích tụ lại đã đẩy xã hội Xô Viết đến sự sụp đổ Sự sai lầm về đường lối cải tổ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô trước đây – cả đường lối kinh tế, chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ và đối ngoại, sự phản bội lại lý tưởng xã hội chủ nghĩa của một số lãnh đạo cao nhất trong Đảng cùng với âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc, sự chống phá của các thế lực thù địch là những nguyên nhân trực tiếp.
Nguyên nhân khách quan và chủ quan
- Một là, xây dựng chủ nghĩa xã hội là con đường hoàn toàn mới mẻ, khó ang, phức tạp chưa có tiền lệ trong lịch sử
- Hai là, sự chống phá quyết liệt của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc đối với chủ nghĩa xã hội thế giới.
- Ba là, hầu hết các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa có điểm xuất phát thấp, cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ phát triển về kinh tế so với chủ nghĩa tư bản còn hạn chế.
- Bốn là, về mặt khách quan, ảnh hưởng quá lớn của mô hình Xô Viết dẫn tới
“áp đặt mô hình Xô Viết”, coi đó là mô hình duy nhất của chủ nghĩa xã hội.
- Một là, hạn chế trong tổng kết thực tiễn, bổ sung lý luận của Đảng Cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa trong việc tìm kiếm mô hình phù hợp với quốc gia, dân tộc mình.
- Hai là, những yếu kém, khuyết điểm trong đường lối chính trị, sự vận hành kém hiệu quả của hệ thống chính trị và pháp luật xã hội chủ nghĩa.
- Ba là, ở nhiều quốc gia, công tác xây dựng Đảng đã bị vi phạm cơ bản
- Bốn là, sự mâu thuẫn, mất đoàn kết, thiếu thống nhất trong nội bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa
QUÁ TRÌNH TAN RÃ CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN BANG NAM TƯ
Các giai đoạn lịch sử của Nam Tư từ hình thành đến dần tan rã
- Năm 1918 đến 1929, Vương quốc của người Serb, Croat và Slovene được thành lập
- Năm 1918, Vương quốc Nam Tư ra đời sau Thế chiến Thứ Nhất
- Năm 1945, Hiến pháp Nam Tư liên kết 6 nước cộng hoà vào thành một liên bang gồm Bosnia-Hercegovina, Croatia, Macedonia, Montenegro, Serbia và Slovenia Trong đó riêng Serbia lại có hai tỉnh thực hiện quy chế tự trị là Kosovo và Vojvodina
- Tháng 6/1991, Croatia và Slovenia tuyên bố độc lập
- Tháng 9/1991, Cộng hòa Macedonia tuyên bố độc lập
- Năm 1992, Bosnia Hezegovina tuyên bố độc lập và nhận được sự thừa nhận của Mỹ và phần lớn nước châu Âu
- Năm 1992 đến 1995 là thời kì nội chiến, Kazadzic tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Serbia tại Bosnia
- Năm 1995, Hiệp định hòa bình Dayton được ký kết, chấm dứt cuộc chiến ở Bosnia thông qua việc thừa nhận hai thực thể tồn bao gồm CH Serbia của Bosnia và Liên bang Bosnia Hezegovina
- Tháng 6/1999, Liên Hiệp Quốc tiếp quản Kosovo
- Tháng 2/2003, nhà nước Liên bang Serbia và Montenegro ra đời
- Tháng 6/2006, sau cuộc trưng cầu dân ý về độc lập ở Montenegro, vùng đất này tách khỏi Serbia
- Tháng 2/2008, Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập
- Như vậy, ta thấy Nam Tư tồn tại dưới 2 kiểu nhà nước trước khi dần bị các quốc gia tách khỏi
Quá trình tan rã của nhà nước Nam Tư
- Tính từ năm 1945, sau khi nước Cộng hoà Liên bang Xã hội Chủ nghĩa Nam
Tư đã tồn tại được hơn 8 thập kỉ Năm 1991 đến 1992 là những “phát súng” mở đầu cho việc nhà nước Nam Tư thống nhất đang đần bị chia rẽ Chủ nghĩa dân tộc một lần nữa trỗi dậy mạnh mẽ và trở thành lực lượng chi phối ở khu vực Balka
- Slovenia rồi đến lượt Croatia ly khải khỏi Nam Tư, nhưng cái giá họ phải trả là làm sống lại cuộc xung đột với Serbia Cuộc chiến xảy ra tại Croatia khiến
21 hàng nghìn người phải chạy tị nạn, làm người ta nhớ lại những ký ức kinh hoàng hồi thập kỷ 40
- Năm 1992 còn chứng kiến sự bùng nổ một cuộc xung đột nữa ở Bosnia, nước cộng hoà cũng tuyên bố độc lập khỏi Nam Tư Những người thuộc sắc tộc Serbia sống tại đây kiên quyết giữ Bosnia ở lại Liên bang Nam Tư để giúp xây dựng nước cộng hoà Serbia ang mạnh hơn Họ nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ phía các nhóm theo tư tưởng dân tộc ở Belgrade, thủ đô Serbia và toàn liên bang Những tín đồ Hồi giáo ở Bosnia bị lùa khỏi nhà của họ trong các chiến dịch được lên kế hoạch tỉ mỉ, vốn nổi tiếng với tên gọi là
“cuộc thanh lọc sắc tộc”
- Tới năm 1993, chính phủ Hồi giáo của Bosnia bị các lực lượng của người gốc Serbia vây khốn ở thủ đô Sarajevo Lúc đó sức mạnh vũ trang của những người thuộc sắc tộc Serbia vốn đang kiểm soát tới 70% nước cộng hoà Bosnia
- Tháng 11/1995, thoả thuận hoà bình Dayton ra đời do áp lực từ phía Mỹ. Theo hoà ước này hai thực thể tự trị được thành lập tại Bosnia, đó là Cộng hoà của người Bosnia gốc Serbia và Liên bang Hồi giáo-Croat Hoà ước nhằm mục đích mang đến sự hồi phục của nhà nước Bosnia và bảo vệ nhân quyền Nhưng hiệp định này cũng bị chỉ trích gay gắt vì nó không khắc phục được hậu quả của nạn thanh lọc sắc tộc do người Hồi giáo-Croatia và người Serbia đã có chính phủ, quốc hội và quân đội riêng của họ Lực lượng gìn giữ hoà bình NATO được triển khai tới Serbia lúc đó có nhiệm vụ ban đầu là thực hiện khía cạnh quân sự của thoả thuận Dayton, giám sát sự phân tách của các lực lượng không cho họ giao tranh với nhau và bắt cả những tôij phạm chiến tranh bị kết án sau này
- Trong năm 1995, Croatia đã giành lại hầu hết các vùng lãnh thổ bị người Serbia chiếm giữ trước đây trong những chiến dịch quân sự bất thình lình. Dẫn đến hơn 200.000 người Serbia di cư
- Năm 1998, 9 năm sau khi quyền tự trị của tỉnh Kosovo bị bãi bỏ, lực lượng Quân đội Giải phóng Kosovo, vốn nhận được sự ủng hộ của người thuộc sắc
22 tộc Albania chiếm đa số tại đây, đã nổi dậy công khai chống lại sự thống trị của chính quyền Serbia Cộng đồng quốc tế lúc đó chỉ hậu thuẫn cho quyền tự trị lớn hơn của Kosovo nên phản đối yêu sách đòi độc lập hoàn toàn của người gốc Albania ở đây Nhưng thế giới cũng gia tăng sức ép đối với nhà lãnh đạo Serbia đầy quyền lực Slobodan Milosevic phải chấm dứt nạn bạo lực leo thang ở tỉnh Kosovo Và đã có Những lời đe doạ về hành động quân sự của phương tây đối với cuộc khủng hoảng Kosovo lên tới đỉnh điểm khi NATO mở cuộc không kích vào Nam Tư
- Tháng 3/1999, và trở thành cuộc tấn công đầu tiên nhằm vào một quốc gia châu Âu có chủ quyền trong lịch sử NATO Ban đầu chỉ oanh kích vào các khu quân sự những sau này là kể cả những công trình Của thường dân khiến dân tị nạn phaỉ bỏ chạy Hàng chục nghìn người tị nạn Kosovo gốc Albania lũ lượt chạy khỏi tỉnh này Trong bối cảnh đó, xảy ra hàng loạt vụ giết chóc, bạo lực và trục xuất ép buộc do quân đội Serbia gây ra
- Mối quan hệ giữa Serbia và Montenegro, nước cộng hoà duy nhất thuộc Nam
Tư trước đây còn tồn tại chung một mái nhà với họ, đã xuống đến mức thấp nhất Các nhà lãnh đạo Montenegro tìm cách tách khỏi cách giải quyết vấn đề Kosovo của Milosevic
- Như vậy, không còn quốc gia nào tên gọi là Nam Tư sau năm 1992 Từ năm 2003-2003, Milosevic bị lật đổ Liên bang Nam Tư được thay thế bằng “một liên bang lỏng lẻo hơn”, có cách gọi đơn giản là Serbia và Montenegro, theo tên gọi riêng của hai nước cộng hoà còn lại tiếp tục kết hợp được với nhau. Đây là sự dàn xếp của Liên minh Châu Âu nhằm ngăn Motenegro tiến tới độc lập Tuy nhiên điều này không thể ngăn cản được các chính trị gia Montenegro tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập vào ngày 21/05/2006 Kết quả về các vùng lãnh thổ và quốc gia phân chia: Kosovo chịu sự chi phối của Liên Hợp Quốc; cuộc xung đột giữa hai sắc tộc Serbia và Albania suýt bùng nổ vào cuối năm 2000 ở thung lũng Presevo, trên phần đất của Serbia ở biên giới Kosovo nhưng đã kịp tháo ngòi nổ; bùng nổ một cuộc xung đột sắc tộc ở Macedonia năm 2001 và một lần nữa có sự dính líu
23 của người thiểu số gốc Albania nhưng đã được NATO giải quyết Đặc biệt có một chính trị gia nổi tiếng người Montenegro là Slobodan Milosevic-cựuTổng thống Ông vốn đã bị bắt một toà án xét xử tội ác chiến tranh của LiênHợp Quốc ở La Haye Ông đã được phát hiện chết trong xà lim vào ngày11/3/2006 sau những phiên toà dai dẳng vốn bị trì hoãn với do sức khoẻ.Cuối cùng, ông đã chết trước khi được toà tuyên án và cũng để lại một cái chết gây tranh cãi.
Mở rộng
- Nguyên nhân tan rã của nhà nước Nam Tư
- Nguyên nhân chính là sự thay đổi trong chính sách toàn cầu, áp lực nội bộ và sự thay đổi trong lãnh đạo
- Hậu thân của Nam Tư hiện nay : o Nga o Ukraina o Belarus o Kazakhstan o Các quốc gia khác trong khu vực Balkan như Croatia, Slovenia,Serbia, Bosnia và Herzegovina, Montenegro, Macedonia,…
Bài học đắt giá
Cộng hoà Liên bang Xã hội Chủ Nghĩa Nam Tư từng là một quốc mạnh. Nhưng về sau sự xảo quyệt của các nước phương Tây đã chính thức xoá bỏ tên Nam Tư ra khỏi bản đồ thế giới Thế “thù trong giặt ngoài” đã bao trùm lên cả Nam Tư Sự xung đột sắc tộc và tôn giáo, tin tưởng vào lòng tốt của phương Tây đã giết chết đi cả một đất nước Chính vì vậy, sự khôn ngoan trong ngoại giao phải thật thận trọng Người dân cần phải đoàn kết, góp phần xây dựng Tổ quốc theo con đường đúng đắn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
History of Israel : Timeline : https://embassies.gov.il/san-francisco/AboutIsrael/history/Pages/History-Israel- Timeline.aspx
Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.1) – Đặng Hoàng Xa : https://nghiencuuquocte.org/2015/10/20/lich-su-do-thai-p1/
Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.6) – Đặng Hoàng Xa : https://nghiencuuquocte.org/2015/10/25/lich-su-do-thai-p-6/
Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.7) – Đặng Hoàng Xa : https://nghiencuuquocte.org/2015/10/27/lich-su-do-thai-p-7/
Ngọn cờ phục quốc Do Thái – Báo Công an Nhân dân điện tử : https://cand.com.vn/Khoa-hoc-Van-Minh/Ngon-co-phuc-quoc-Do-Thai- i615162/
Nhà nước Israel đã được thành lập như thế nào ? : https://danviet.vn/nha-nuoc- israel-da-duoc-thanh-lap-nhu-the-nao-20221219182352027.htm
Tìm hiểu Israel và dân tộc Do Thái – Hoàng Anh Tuấn : https://nghiencuuquocte.org/2014/10/09/tim-hieu-israel-va-dan-toc-do-thai/
Lịch sử 100 năm xung đột Israel – Palestine – Tuổi Trẻ Online : https://tuoitre.vn/lich-su-100-nam-xung-dot-israel-palestine-
Xung đột Israel – Palestine : Cái nhìn từ lịch sử : https://daibieunhandan.vn/The-gioi-24h/xung-dot-israel-palestine-cai-nhin-tu- lich-su-i346179/
Người Do Thái, dân được Chúa chọn – Wikipedia : https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Do_Th%C3%A1i,_d
%C3%A2n_%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c_Ch%C3%BAa_ch%E1%BB
Israel – Wikipedia : https://vi.wikipedia.org/wiki/Israel
Dân tộc Palestine và những thăng trầm lịch sử - Nghiên cứu lịch sử : https://nghiencuulichsu.com/2016/07/28/dan-toc-palestine-va-nhung-thang- tram-lich-su/
Al Nakba : The History of Palestine since 1799 : https://remix.aljazeera.com/aje/PalestineRemix/al-nakba.html#/17
Thông tin đất nước – Đại sứ quán nhà nước Palestine tại Hà Nội, Việt Nam : https://www.palestineembassy.vn/index.php? option=com_content&view=article&id3%3Apalestine&catid=1%3Acountry- profile&Itemid=3&lang=vi
Tổ chức giải phóng Palestine (PLO) - Đại sứ quán nhà nước Palestine tại Hà Nội, Việt Nam : https://www.palestineembassy.vn/index.php? option=com_content&view=article&idT%3Apalestinian-liberation- organization&catid=2%3Ahistory&Itemid=5&lang=vi
Miền đất không yên tĩnh – Báo Nhân dân điện tử : https://nhandan.vn/mien-dat- khong-yen-tinh-post312270.html
Hamas là ai, vì sao tấn công Israel ? – Báo Tuổi trẻ : https://tuoitre.vn/hamas-la- ai-vi-sao-tan-cong-israel-20231008080631675.htm
Nhà nước Palestine – Wikipedia : https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_n
Hamas – Wikipedia : https://vi.wikipedia.org/wiki/Hamas
Lâm, P., & Sỹ, T (2022, October 13) Nguy cơ tái bùng phát xung đột tại Kosovo Retrieved from Tạp chí Quốc phòng toàn dân website: http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-ngoai/nguy-co-tai-bung-phat- xung-dot-tai-kosovo/19326.html
Trần Thị Hoàng, M (2012, March 28) Số 28 - Khủng hoảng Kosovo và tác động đối với quan hệ quốc tế Retrieved from Học Viện Ngoại Giao Việt Nam website: https://dav.edu.vn/so-28-khung-hoang-kosovo-va-tac-dong-doi-voi- quan-he-quoc-teso-28-khung-hoang-kosovo-va-tac-dong-doi-voi-quan-he-quoc- te/
Kosovo có phải là một quốc gia không? (n.d.) Retrieved from vi.history- hub.com website: https://vi.history-hub.com/kosovo-co-phai-la-mot-quoc-gia- khong
ONLINE, T T (2023, October 6) Châu Âu lo lắng trước “thùng thuốc súng” Serbia-Kosovo (Minh Gia, Ed.) Retrieved from TUOI TRE ONLINE website: https://tuoitre.vn/chau-au-lo-lang-truoc-thung-thuoc-sung-serbia-kosovo- 20231006143645288.htm cand.com.vn (2007, October 9) Vì sao phương Tây muốn cho Kosovo độc lập? (Trương Hùng, Ed.) Retrieved from Báo Công an Nhân dân điện tử website: https://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-antg/Vi-sao-phuong-Tay-muon-cho- Kosovo-doc-lap-i290576/ thanhnien.vn, & Hoàng Đình (2013, February 17) Vatican - quốc gia không biên giới Retrieved from thanhnien.vn website: https://thanhnien.vn/vatican- quoc-gia-khong-bien-gioi-18537921.htm Đức Trí (Ed.) (2023, July 22) Vatican - Một quốc gia đặc biệt Retrieved from ttdn.vn website:https://ttdn.vn/tin-tuc-su-kien/thoi-su-chinh tri/vatican-mot- quoc-gia-dac-biet-82784
Nhóm biên soạn (NXB Văn hóa thông tin) (2001) 102 sự kiện nổi tiếng thế giới, Hà Nội.
Acomm(http://www.acomm.com.vn), C 2018 (2015, October 1) Tòa thánh Vatican (Vatican City Stale) | Hồ sơ - Sự kiện - Nhân chứng Retrieved from tulieuvankien.dangcongsan.vn website: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/cac-nuoc-vung- lanh-tho/chau-au/toa-thanh-vaticang-vitican-city-stale-3212
ONLINE, T T (2023a, July 27) Thành quốc Vatican và Tòa thánh khác nhau thế nào? (Duy Linh, Ed.) Retrieved from TUOI TRE ONLINE website: https://tuoitre.vn/thanh-quoc-vatican-va-toa-thanh-khac-nhau-the-nao-
Hoàng Hà (Ed.) (2023, July 25) Những dấu mốc trong quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican Retrieved from Báo Nhân Dân điện tử website: https://nhandan.vn/infographic-nhung-dau-moc-trong-quan-he-giua-viet-nam- va-toa-thanh-vatican-post763922.html
NLD.COM.VN (2023, July 28) Triển vọng mới cho quan hệ Việt Nam - Vatican (Dương Ngọc, Ed.) Retrieved from https://nld.com.vn website: https://nld.com.vn/thoi-su/trien-vong-moi-cho-quan-he-viet-nam-vatican- 20230727212056987.htm
Bối cảnh và nguyên nhân sụp đổ của LBN: https://luatminhkhue.vn/nguyen- nhan-su-sup-do-cua-che-do-chu-nghia-xa-hoi-o-lien-xo-va-cac-nuoc-dong- au.aspx
Bối cảnh và nguyên nhân sụp đổ của Các nước Đông Âu: https://accgroup.vn/tien-trinh-tan-ra-cua-lien-bang-nam-tu? fbclid=IwAR38M7lQ8pWJTptqhzUm1pW_y6nr- mhj_0dcsY2_pvWgyJjnq4Ru5Uzjnbc
Nguyên nhân khách quan, chủ quan và kết luận: https://truongchinhtri.ninhthuan.gov.vn/TCT/1239/30509/41164/71741/BAO- VE-NEN-TANG-TU-TUONG-CUA-DANG/LUAN-CU-KHOA-HOC-PHE- PHAN-QUAN-DIEM -SU-SUP-DO-CUA-MO-HINH-CHU-NGHIA-XA-HOI- O-LIEN-XO-VA-DONG-AU-BAT-NGUON-TU-CHU-NGHIA-MAC -
Tiến trình tan rã của Liên bang Nam Tư- Đại biểu nhân dân https://daibieunhandan.vn/Viet-Nam-va-cac-nuoc/Tien-trinh-tan-ra-cua-Lien- bang-Nam-Tu-i212074/
Liên bang Nam Tư đã tan rã như thế nào- Vnexpress https://vnexpress.net/lien-bang-nam-tu-da-tan-ra-nhu-the-nao-2818902.html
Tiến trình tan rã của liên bang Nam Tư- Accgroup https://accgroup.vn/tien-trinh-tan-ra-cua-lien-bang-nam-tu
Sự sụp đổ của Liên bang Nam Tư và bài học cảnh tỉnh cho Việt Nam- vpdf http://vpdf.org.vn/tin-tuc-su-kien/chinh-tri-xa-hoi/su-sup-do-cua-lien-bang-nam- tu-va-bai-hoc-canh-tinh-cho-viet-nam.html
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC :
LÂM THIỆN HUY HỖ TRỢ CHỦ ĐỀ 2, PHẦN I +
PHAN QUỐC VIỆT CHỦ ĐỀ 2, PHẦN I + HỖ TRỢ
LẠI GIA HÂN CHỦ ĐỀ 1, PHẦN I, II + HỖ TRỢ
PHAN TRẦN NGỌC ANH CHỦ ĐỀ 2, PHẦN II
LƯƠNG NHÃ NGUYÊN CHỦ ĐỀ 1, PHẦN III, IV