Chấp nhận chào hàng trong quy định của Công ước Viên 1980: Chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế là sự đồng ý của người được chào hàng với những đề nghị của người chào hàng.. Theo
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HOC LUAT THANH PHO HO CHI MINH
KHOA QUOC TE
BAI VIET LUAT THUONG MAI QUOC TE
[PHAN TICH QUY DINH CUA DIEU 18 VA DIEU 19 VE CHAP NHAN CHAO HANG CUA CONG UOC VIEN (CISG)
1980 VE HOP DONG MUA BAN HANG HOA QUOC TE]
Trang 2MUC LUC
mẽ 3
Il Thế nào là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế? 2-2 22+ zzxzzzzzxz2 3 Hop đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ưóc Viên 1980: 4 Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Pháp luật Việt Nam: .- 4 HI Chấp nhận chào hàng trong quy định của Công ước Viên 1980: 5 Hoàn giá Chào ÏHẦH- «HH HH hư 5
IV Về Điều 18 trong Công ước Viên (CISG) 1980 2-52 552552 SS2csecsezrezrecez 6
V Vé Điều 19 trong Công ước Viên (CISG) 1980 ©222722222cse2z.czxecre 7
Điều khoản soạn sẵn trong quy định của Điều 19: ©.-c7ccSccSccerkerreecsee 9 VỊ So sánh giữa Công ước Viên (CISG) và pháp luật VN 10
JJ J5 / C03 .86 .H,H.),' , ),H)HỤHĂẬH,H 10
ĐỀ | 1 2 L1 TH HH HH HH H1 TT TT TT HT TT TH TT Tà Tà HT Hàn uc 11 ĐỀ TQ HH TH TH HT HT HT TT TT TT HT TT TH TT Hà Tà HH TT Hàn TT ru 12
Ji ẽẽ.4g.ĂHĂẶœ )HẬH,à 14
W 80 8) 0 0 15
Trang 3I Mo dau: Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, hoạt động thương mại quốc tế được thực
hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thương mại hàng hóa, thương mại liên quan đến quyên sở hữu trí tuệ, thương mại trong lĩnh vực đầu tư Trong đó các giao dịch trong lĩnh vực thương mại hàng hóa luôn diễn ra sôi động nhất, giữ vị trí trung tâm trong các giao
dịch thương mại quốc tế Một trong những “vật định” cho một giao dịch thương mại quốc
tế được xem là thành công chính là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Xoay quanh chủ đề này, Công ước Viên năm 1980 đã có những điều khoán ràng buộc nhất định Tuy nhiên quy định tại Điều I8 và Điều 19 về “Chấp nhận chào hàng” vẫn chưa được hiệu rõ dẫn đến việc những người tham gia trên thương trường quốc tế vẫn chưa thật sự sử dụng chúng một cách đúng đắn đề bảo vệ quyền và lợi ích của mình cũng như là giao dịch quốc tế mà họ
tham gia Bài viết đưới đây sẽ giúp làm rõ nội hàm của những quy định lần lượt tại Điều 18 và Điều 19 cũng như là những vẫn đề pháp lý liên quan khác thông qua thực tiễn áp
dụng của cả hai điều luật vào quá trình mua bán hàng hóa quốc tế cũng như sự so sánh giữa
hai hệ thống luật trong nước (Bộ luật Dân sự 2015) và Điều ước quốc tế (Công ước Viên
CISG 1980) Il Thế nào là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế?
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa với đặc thù là có “yếu tô quốc tế” Khi sử dụng thuật ngữ “yếu tố nước ngoài” (foreign) hoặc “nhân tố nước ngoài” thì hàm ý quan hệ được đặt trong hệ quy chiếu với 1 quốc gia cụ thê, quốc gia sở tại Khi sử dụng thuật ngữ “yếu tố quốc tế” (international) hoặc “nhân
tố quốc tế”, lúc này quan hệ được đề cập với một bối cánh là sự liên quan tới hơn một quốc gia Như vậy, mặc dù việc sử dụng các thuật ngữ có đôi chút khác nhau nhưng việc dùng
thuật ngữ nào cũng thê hiện bán chất của quan hệ hợp đồng trong tư pháp quốc tế Theo
đó, vấn đề xung đột pháp luật hoặc áp dụng pháp luật nước ngoài được coi là những điểm
đặc trưng của quan hệ hợp đồng trong tư pháp quốc tế
Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam và các văn bản pháp lí quốc tế điều chỉnh
các loại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế dựa trên cơ sở dấu hiệu lãnh thỏ, hay nói chính xác hơn là địa điểm hoạt
động thương mại của thương nhân Nhằm hạn chế các trường hợp xung đột pháp luật trong mua bán hàng hóa quốc tế, cộng đồng quốc tế đã xây dựng các điều ước quốc tê Tới thời điểm hiện nay, điều ước quốc tế phô biến nhất trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế là Công ước Viên 1980 (CISG) vì nó dung hòa được hầu hết những quan điểm pháp lý của
các hệ thông pháp luật quốc gia (đặc biệt là giữa Hoa Kỳ và châu Âu lục địa) Các nguyên
tắc và quy định của CISG đã dân trở thành chuân mực mẫu đề phân tích các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trang 4e Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên 1980: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất
quốc tế Tính chất quốc tế của một hợp đồng mua bán được xác định phụ thuộc vào từng
quy định quốc gia và quốc tế Theo Công ước Viên năm 1980 (CISG) thì hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế là các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại
tại các quốc gia khác nhau (khoán I Điều I của CISG) Từ quy định này, có nhiều quốc
gia, học gia cho rằng yếu tô quốc tế của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được xác
định dựa trên trụ sở chính của các bên chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế
chứ không phải yêu tô quốc tịch Quan niệm này dựa trên căn cứ tình hình thực tế khi hiện
nay các bên chủ thể tham gia quan hệ mua bán quốc tế thường có nhiều quốc tịch (các công ty đa quốc gia) Tuy nhiên, CISG có phạm vi áp dụng cho các quốc gia thành viên công ước và cá trong các trường hợp hợp đồng có quy định sẽ áp dụng CISG đề điều chỉnh hợp đồng Căn cứ vào trụ sở kinh doanh chính cũng là một trong số những căn cứ được nhiều quốc gia sử dụng đề xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
se Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Pháp luật Việt Nam: Pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thê về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tuy nhiên Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quan hệ dân sự có yếu tô nước
ngoài Theo đó, một quan hệ dân sự được xem là quan hệ dân sự có yếu tô nước ngoài khi có một trong ba yêu tô: chủ thể có yếu tô nước ngoài; việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc
chắm đứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài
Mua bán hàng hóa quốc tế là quan hệ thương mại quốc tế và theo đó là một quan hệ dân
sự theo nghĩa rộng và thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế Như vậy, quy định tại Điều 663 được áp dụng đề xác định một quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế Một hợp đồng mua bán hàng hóa được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi có một trong ba căn cứ Sau:
— Ít nhất một trong các bên tham gia mua bán hàng hóa là cơ quan, tô chức, cá nhân nước ngoài;
- Căn cứ để xác lập, thay đôi, chấm dứt quan hệ mua bán hàng hóa theo pháp luật nước
ngoài; — Hàng hóa, đôi tượng của hợp đông, ở nước ngoài
Tuy nhiên, việc xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên
dâu hiệu lãnh thổ sẽ gặp khó khăn trong trường hợp khi các bên có nhiều trụ sở thương mại Điều 10 của Công ước Viên năm 1980 quy định: nếu một bên có nhiều hơn một địa điểm kinh doanh thì sẽ chọn điêm kinh doanh nào có liên hệ gần nhất với hợp đồng và với
việc thực hiện hợp đồng, có quan tâm đến những tình huống mà hai bên đã biết hoặc đã
nghĩ đến tại thời điểm trước hay ngay khi kí hợp đồng Nếu một đương sự không có địa
điểm kinh doanh thì chọn nơi thường trú của người này làm chuân.
Trang 5Hiện nay, đã có nhiều quốc gia tham gia Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa
quốc tế, vì vậy có thể nói rằng pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên dấu hiệu lãnh thổ của các
bên ký kết hợp đồng
HI Chấp nhận chào hàng trong quy định của Công ước Viên 1980: Chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế là sự đồng ý của người được chào hàng với những đề nghị của người chào hàng Chấp nhận chào hàng chí có giá trị làm phát sinh quan hệ pháp lý giữa người chào hàng và người được chào hàng khi người chào hàng nhận biết được sự chấp nhận của người được chào hàng Đề bày tỏ sự chấp nhận của mình, người
được chào hàng có thể thực hiện một số hành vi nhất định Theo quy định của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì sự chấp nhận chào hàng của người được chào hàng chỉ có giá trị pháp lý khi nó được thể hiện bằng lời tuyên bố hoặc bằng hành vi của người được chào hàng, biểu thị sự đồng ý của mình đối với nội dung của chào
hàng Như vậy, theo quy định này thì sự im lặng hoặc không hành động của người được
chào hàng sẽ không mặc nhiên có giá trị như một sự chấp nhận
Chấp nhận chào hàng cũng phải được ghi rõ ràng là đồng ý như thế nào, mức độ ra sao so véi chao hang đã được gửi, và được gửi tới địa chỉ chính xác, rõ ràng của người chào hàng Hậu quá pháp lý trực tiếp của việc chấp nhận đề nghị chào hàng sẽ dẫn tới việc chấp
nhận kí kết hợp đồng, chịu ràng buộc vào nội dung chào hàng
Một chấp nhận chí phát sinh hiệu lực pháp lý khi tới tay người chào hàng nếu nó thỏa mãn các yêu cầu sau: Theo quy định của Công ước, trong một số trường hợp
- Chấp nhận phải vô điều kiện Mặc dù người được chào hàng không chấp nhận toàn bộ
chào hàng mà đưa ra một số điều kiện mới thì việc chấp nhận này cũng có giá trị như chấp
nhận vô điều kiện, nếu những điều kiện mới do người được chào hàng đưa ra không làm
thay đối nội dung chủ yếu của chào hàng (khoản 2 Điều 19)
- Chấp nhận phải được gửi cho người chào hàng trong thời hạn đã ghi trong chào hàng hoặc trong thời gian hợp lý quy định tại khoản 2 Điều 18 Công ước Viên 1980
e Hoan giá chào hàng: Khi bên chào hàng gửi chào hàng cho bên nhận chào hàng mà bên nhận lúc này không
đồng ý toàn bộ nội dung của chào hàng, tuy có sự bày tỏ chấp nhận chào hàng đồng thời
đưa ra những điểm mình muốn bồ sung, bớt di hay thay đôi có trong chào hàng thì lúc này được gọi là hoàn giá chào (được quy định tại khoản 1 Điều 19) Trong đó nêu rõ các đề
nghị sửa đôi, bô sung, thay đôi theo ý kiến của mình thấy phù hợp bên cạnh việc chấp nhận,
đồng ý với chào hàng ban đầu Từ đó có thê tạo ra một chào hàng mới của người được chào hàng đối với người chào hàng ban đầu nếu những nội dung muốn thay thế, sửa đổi làm thay đối cơ bản nội dung của chào hàng Đây cũng có thê được xem là một dạng chấp nhận
Trang 6chào hàng nếu nó không thật sự làm thay đổi những nội dung cơ bản của chào hàng gốc
(khoán 2 Điều 19) IV Về Điều 18 trong Công ước Viên (CISG) 1980
Theo quy định của Công ước thì giao kết hợp đồng thương mại quốc tế được thực hiện
thông qua chào hàng và chấp nhận chào hàng Theo đó, hợp đồng sẽ được xác lập khi bên
chào hàng gửi chào hàng cho bên được chảo hàng và bên được chào hàng chấp nhận chào
hàng này Khoản 1 Điều 18 Công ước Viên năm 1980 quy định: “Sự im lặng hoặc bất hợp
tác thì không mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận” Có thể nối, sự im lặng của người
được chào hàng không thê là cơ sở đảm bảo chắc chắn với người chào hàng rằng sự chào hàng của họ đã được chấp nhận Trong mọi trường hợp, sau một khoảng thời gian im lặng
nào đó, bên nhận chào hàng chắc chắn phái thực hiện một hành vi thê hiện rõ ràng khuynh hướng chấp nhận chào hàng của họ (như gửi hàng hoặc trá tiền) thì khi này chấp nhận chào
hàng mới được xem là có hiệu lực
Pháp luật Việt Nam cũng có sự quy định về sự im lặng trong giao kết hợp đồng tại khoản 2 Điều 393 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên” Như vậy, pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể rằng sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp giữa hai bên có một sự thỏa thuận hoặc đã có thói quen đã được
xác lập giữa hai bên từ trước tới nay Sự im lặng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau: giữa các bên tồn tại thỏa thuận xem sự
1m lặng của bên nhận đề nghị giao kết là chấp nhận toàn bộ lời đề nghị hoặc theo thói quen
được thiết lập lặp đi lặp lại, thường xuyên của các bên, không cần phái có sự trả lời Như
vậy, quy định về sự im lặng trong Công ước Viên năm 1980 và Bộ luật dân sự Việt Nam
năm 2015 là giống nhau
Khoản 2 Điều 18 Công ước quy định trường hợp khi người đề nghị không ghi rõ một
thời hạn trả lời nhất định, chấp thuận phải được thực hiện trong một “thoi han hop ly”
Quy định về “thời hạn hợp lý” ở Công ước viên năm 1980 so với Bộ luật dân sự Việt Nam
năm 2015 có sự mềm dẻo và linh hoạt hơn khi áp dụng vào thực tiễn Khoản I Điều 394
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc
trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý” nhưng chưa
quy định cụ thể về các yếu tô dựa trên đó để xác định “tính hợp lý” của thời hạn hiệu lực
của chào hàng
Trong khi đó, theo Công ước Viên năm L980, việc xác định “thời hạn hợp lí” trong
trường hợp này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tô như hoàn cánh giao dich, phương tiện liên
lạc được sử dụng để gửi chào hàng và chấp nhận chào hàng, cách thức giao dịch, khoảng cách địa lý giữa các bên Ví dụ, bên chào hàng đưa ra một chào hàng bằng miệng với bên được chào hàng và bên được chào hàng chấp nhận chào hàng đó Tuy nhiên, sự chấp nhận
6
Trang 7này chỉ có giá trị làm phát sinh hợp đồng giữa hai bên nếu chấp nhận này được đưa ra trong thời gian hợp ly Khi đó, “thời hạn hợp lí” trong trường hợp này là thời gian mà bên được chào hàng phải trả lời ngay lập tức bằng miệng đối với đề nghị của bên chào hàng trong lần giao dịch bằng miệng đó Hoặc nếu đề nghị được thực hiện bằng điện thoại hoặc các phương tiện truyền tin khác cho phép lời nói truyền dẫn thì chấp nhận chào hàng sẽ phải
duoc tra lời ngay bằng hình thức tương tự Đối với các hình thức như gửi thư thì chấp
nhận chào hàng có thể được trả lời trong một thời gian dài hơn Tuy nhiên, nếu thông báo việc chấp nhận chào hàng không thể giao tại địa chỉ của người chào hàng vào ngày cuối cùng của thời hạn quy định vì đó là ngày lễ hay ngày nghỉ việc tại đó thi thời hạn này sé được kéo dài tới ngày làm việc đầu tiên kê tiếp
Bên cạnh các biểu hiện thông qua văn bản, lời nói thì một số hành vi khác có liên quan
đến nghĩa vụ như hành vi gửi hàng, mở thư tín dụng hay trả tiền vẫn được xem như là một sự chấp thuận đối với chào hàng trong giao kết hợp đồng, chủ yếu là do hiệu lực của chào hàng hoặc do những thỏa thuận thực tiễn giữa hai bên trong mối quan hệ tương hỗ hoặc
tập quán từ trước Như vậy, khoản 3 Điều 18 Công ước Viên năm 1980 cho phép chấp thuận chào hàng bằng hành vi nêu trên, dẫn đến hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực vào thời điểm hành vi đó được thực hiện mà không cân thông báo cho bên chào hàng, và
việc này chỉ có hiệu lực nếu nó thỏa mãn được điều kiện khi đã được thực hiện xong trong thời hạn mà bên chào hàng đã ấn định, hoặc là trong một “thời hạn hợp lý” như quy định
tại khoản 2 điều này Trong các trường hợp chấp thuận chào hàng bằng hành vi khác, thông
thường bên chấp nhận chào hàng phải thông báo cho bên chào hàng, hoặc bên chào hàng phái có xác nhận về VIỆC chấp nhận chào hàng bằng hành vi Trong trường hợp đó chỉ cân
thông báo/xác nhận về một hành vi chấp thuận chào hàng bắt đầu được thực hiện là đủ cầu
thành chấp thuận chào hàng bằng hành vi Một lưu ý khác là trong trường hợp bên nhận chào hàng thể hiện ý chí chấp nhận chào hàng thông qua hành vi giao hàng một phần, thì hành vi đó chưa cầu thành chấp nhận chào hàng bằng hành vi mà sẽ được coi là một chào hàng đối ứng mà bên chào hàng có quyền tự do chấp thuận hoặc từ chối
V Về Điều 19 trong Công ước Viên (CISG) 1980 Đối với Điều 19 của Công ước Viên, nội hàm của điều luật chủ yếu xoay quanh nội
dung về “phúc đáp chào hàng” và điều kiện để xác định lời phúc đáp đó có được xem là sự chấp nhận của bên được chào hàng hay không Cụ thể, ở khoán 1, đã nhắn mạnh rằng một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ được giao kết khi bên được chào hàng chấp nhận
đầy đủ, chính xác mọi điều kiện nêu trong chào hàng (quy tắc “hình ảnh trong gương”)
Nếu lời phúc đáp khuynh hướng “chứa đựng những điểm bô sung, bớt đi hay các sửa đổi
khác” thì được coi là từ chối chào hàng và cầu thành một hoàn giá Một hoàn giá có thé
hiểu nôm na là “bước thứ ba trong các bước giao dịch thông thường trực tiếp”, đó là sự
mặc cả về gia ca hoac diéu kién giao dịch Khi người nhận được chảo hàng không chấp
nhận hoàn toàn chào hàng đó, mà đưa ra đề nghị (sự thay đổi mới về điều kiện và điều khoản) mới thì đề nghị này là trả giá Khi có sự trả giá, chào hàng trước coi như hủy bỏ
Trang 8Vi thé, dù sự trả lời có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có kèm theo sự thay
đổi, bổ sung thì sự trả lời đó sẽ dẫn đến lời chào hàng cũ không còn hiệu lực, thay vào đó
là cầu thành một chào hàng mới hoặc một hoàn giá gồm nhiều tra giá Điều này là phù hợp với thực tiễn cuộc sống, khi cả bên chào hàng và bên được chào hàng đều giao dịch vì lợi
nhuận thông qua một giao dịch hay nói cách khác là thông qua một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Và họ đều có riêng cho mình mẫu chào hàng và/hoặc chấp nhận chào hàng
riêng chứa đựng những điều khoản soạn sẵn nhằm phục vụ cho lợi ích của họ Do đó, một
sự trả lời có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng lại làm thay đối hoặc bô sung chào
hàng là điều dường như khó tránh khỏi Nên nếu chiếu theo quy tắc này, một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quốc tế sẽ khó có thê được tạo lập nếu ta quá xét nét theo khoản
1 Điều 19 này Lại nói, không hắn tat cá những điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ khi người chào hàng ngay lập tức không biêu hiện bằng miệng để phản đối những điềm khác biệt đó hoặc gửi thông báo về sự phản đối của mình cho người được chào hàng Vì vậy, với quy định tại khoản 2 Điều 19, đã làm giám bớt sự cứng nhắc của quy tắc
trên qua việc trở thành một ngoại lệ: vẫn chấp nhận chào hàng và giao kết hợp đồng nếu
những sự thay đôi không làm biến đôi các nội dung cơ bản của chào hàng và người chào
hàng không có bất kỳ hành động thể hiện sự phản đôi “ngay lập tức” với các điều khoán được thay đổi Từ đó nhắn mạnh tỉnh thần tự do thỏa thuận giữa các bên và các nguồn luật
chỉ góp phần bô trợ chứ không mang tính cưỡng chế, bắt buộc và hà khắc
Tuy nhiên, mặc dù nói rằng những sửa đổi hoặc bô sung “không làm biến đối một cách cơ ban nội dung chảo hàng” và người chào hàng không có bất kỳ hành động nào (bằng lời nói hoặc thông báo) biểu hiện sự phản đối “ngay lập tức” với những sửa đổi hoặc bô sung đó thì hợp đồng xem như được giao kết Nhưng trên thực tế, Công ước Viên không hề đưa ra căn cứ xác định hay khái niệm hoặc định nghĩa rõ thuật ngữ “cơ bản” mà thay vào đó là
liệt kê những điều kiện được xem là sửa đôi hoặc bô sung một cách “cơ bản” nội dung của chào hàng tại khoản 3 Điều 19 Ở đây, có 2 trường hợp cần được làm rõ: lời phúc đáp có
khuynh hướng như thế nào là “đã” làm thay đổi nội dung cơ bản của chào hang, nhu thé nao 1a “khéng” lam thay d6i noi dung co ban ctia chao hang Ngoai ra, như đã đề cập bên trên là về điều khoán soạn sẵn trong cá lời phúc đáp lẫn chào hàng cũng là một vấn đề cần
được giải đáp cụ thé
Với trường hợp đầu tiên, những yếu tố sửa đôi hay bồ sung liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, đến phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến sự giái quyết tranh chấp Về mặt nguyên tắc, nêu sự trả lời có khuynh hướng chấp nhận chào hàng có chứa đựng những điều khoán sửa
đổi hoặc bổ sung một trong các nội dung nêu trên thì đều bị xem là đã có sự sửa đổi hoặc
bố sung một cách cơ bản chào hàng Ở trường hợp thứ hai, xuất phát từ thực tiễn áp dụng
Điều 19 của một số tòa án quốc gia, những sửa đôi hoặc bổ sung liên quan đến những vấn
8
Trang 9đề sau được xem là không làm thay đôi cơ bản chào hàng: điều khoản điều chính giá của chào hàng phù hợp với giá thị trường: điều khoán bảo lưu sự thay đổi ngày giao hàng trong điều khoản soạn sẵn của người bán; điều khoản yêu cầu giữ bí mật nội dung hợp đồng đến khi các bên công bố nội dung của hợp đồng đó; điều khoán quy định việc người mua từ chối hàng được giao trong thời gian được quy định Rõ ràng, một trá lời chào hàng có chứa đựng các điều khoán soạn săn mà sửa đối hoặc bố sung nội dung của chào hàng nhưng
những sự sửa đôi hoặc bổ sung đó không làm thay đôi cơ bản nội dung chào hàng, tức
không thuộc những yếu tố quy định tại khoản 3 Điều 19 thì trả lời chào hàng đó sẽ cấu
thành một chấp nhận chào hàng trừ khi bên chào hàng ngay lập tức thông báo rằng phản
đối những sửa đổi hoặc bô sung đó
Cần lưu ý là việc xác định một sửa đổi, bô sung chào hàng có thay đối cơ bản nội dung
chào hàng hay không cần được thực hiện theo từng trường hợp, tùy thuộc vào các yếu tố
của giao dịch và sự ảnh hưởng của sửa đôi/bỗ sung chào hàng đối với toàn bộ nội dung hợp đồng và đôi với từng bên của hợp đồng Ví dụ, thông thường một sửa đổi bỏ sung liên
quan đến vấn đề bao bì hàng hóa thường được coi là “không cơ bản”, nhưng trong một số
trường hợp, bao bì lại được coi là yếu tố cơ bán của hợp đồng Có thể tham khảo Án lệ về
giao dịch mua bán đường được đóng trong bao bì có chất lượng (có thể là bao mới hay đã qua sử dụng), ứrích dẫn bởi: Karl H Neumayer, Catherine Ming, Convemion de Vienne
sur les contrats de vente internationale de marchandise, Cedidac, 1993, tr !S2 Hoặc án lệ
về thịt hun khói, theo đó việc người được chào hàng đề xuất giao hàng không có bao bì được coi là thay đôi cơ bản nội dung chào hàng (trong chào hàng có nêu thịt hun khói được đóng gói), xem án lệ của Đức: OIG Hamm, 22/09/1992- 19 U97/01
e Điều khoản soạn săn trong quy định của Điều 19: Đối với đề mục cuối, xoay quanh điều khoán soạn sẵn của lời chào hàng và lời phúc
đáp, sau khi xác định hợp đồng đã được giao kết, theo đúng quy định tại Điều 19 Công ước
Viên, vấn đề khó khăn là xác định điều khoản soạn sẵn trong mẫu của bên nào sẽ là nội
dung của hợp đồng, đặc biệt khi các điều khoản soạn sẵn đó xung đột nhau Công ước Viên
không đưa ra khái nệm về “điều khoán soạn sẵn” nhưng tại khoản 2 Điều 19 của Những
nguyên tắc Hợp đồng thương mại quốc tế (viết tắt theo tiéng Anh la PICC — Principles of International Commercial Contracts) dua ra khai niém vé “hop đồng soạn sẵn”, theo đó hợp đồng soạn sẵn là “những hợp đồng có những điều khoản được chuẩn bị từ trước cho
việc sử dụng lại nhiều lần và nhìn chung được tiên hành không qua đàm phán với phía bên
kia” Từ quy định này của PICC có thê hiểu điều khoán soạn sẵn là những điều khoản trong
hợp đồng được các bên chuẩn bị trước đề sử dụng nhiều lần hoặc đang được sử dụng cho
bên kia mà không cần phải thỏa thuận lại nội dung của những điều khoán đó
Lúc này, có hai tình huông phát sinh: Những điều khoản soạn sẵn xung đột đó sẽ không cé gid tn phap lý, tức là hợp đồng sẽ được giao kết gồm những điều khoản soạn sẵn chứa đựng trong mẫu của các bên, trừ những điều khoản soạn sẵn nào xung đột nhau; Một trong
Trang 10cac dieu khoan soan san xung dot Sẽ không có giá trị pháp lý, tức là hợp đồng sẽ được giao kết gồm những điều khoản soạn sẵn chứa đựng trong mâu của các bên và một trong những điều khoán soạn sẵn xung đột Ở trường hợp thứ nhất, mặc dù hợp đồng được ký kết theo Điều 19 Công ước Viên nhưng những điều khoản soạn sẵn xung đột nhau sẽ không có giá
trị pháp lý, có nghĩa là khi các điều khoản soạn sẵn xung đột nhau, thậm chí mâu thuẫn
nhau thì không có điều khoản soạn sẵn của bên nào cấu thành nội dung của hợp đồng Ở trường hợp thứ hai, khi các bên trao đổi cho nhau các hoàn giá, mà bên nhận được hoàn
giá cuôi cùng bắt đầu thực hiện hợp đồng nhưng không có phản đổi gì về các điều khoán
soạn săn thì hợp đồng được coi như đã được giao kết dựa trên các điều khoản bên cuối cùng nhận được Tuy nhiên, nếu bên cuỗi cùng nhận được trả lời chào hàng có chứa đựng
những điều khoản soạn sẵn làm biến đôi cơ bản hoặc không cơ bản nội dung chào hàng mà
lại thực hiện theo sự trả lời hoặc không có sự phản đối sự trả lời thì một số tòa án xem hành động đó là sự chấp nhận các điều khoản soạn sẵn
VỊ So sánh giữa Công ước Viên (CISG) và pháp luật VN
Chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn chờ trả lời chấp nhận đã
được bên đề nghị ấn định trong “đề nghị” Quá thời hạn trên, nếu bên đề nghị nhận được
chấp nhận của bên được đề nghị, chấp nhận này sẽ được xem là đề nghị mới của bên được
đề nghị đối với bên đề nghị Trong trường hợp giao tiếp trực tiếp (kế cả điện thoại hoặc các phương tiện khác), bên được đề nghị phải trả lời ngay khi có chấp nhận hay không
chấp nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (khoản 2 Điều 393 BLDS 2015) Chấp nhận
có thể được rút lại nếu đến trước hoặc vào cùng thời điểm bên đề nghị nhận được chấp
nhận này Đối chiếu với các quy định liên quan của Công ước Viên, có thể nói, ngoại trừ
một số chỉ tiết cụ thê, hầu hết các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến giao kết hợp đồng đều tương thích với những nguyên tắc cơ bản của Công ước Viên 1980 Chỉ có
Ví dụ, Công ước Viên quy định cụ thê về điều khoản chủ yêu của hợp đồng mua bán
hàng hóa (gồm tên hàng, số lượng, giá cả), còn pháp luật về mua bán hàng hóa của Việt
Nam hiện nay không có quy định hợp đồng mua bán hàng hóa phái có những điều khoản
chủ yếu nào Ngoài ra, Công ước Viên còn quy định rất rõ tại khoản 3 Điều 19 về nội dung của chấp nhận chào hàng, qua đó có thê xác định được những sửa đổi bố sung nào của chấp nhận chào hàng là cơ bản khiến cho chấp nhận chào hàng đó trở thành một chào hàng mới Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 không có quy định cụ thể như vậy Ngoài ra, do yêu
cầu của thực tiễn thương mại quốc tế, CISG còn đưa ra quy định về việc kéo dài thời hạn
hiệu lực của chào hàng khi ngày cuối cùng của chào hàng lại rơi vào ngày nghỉ hay ngày
lễ, trong khi luật Việt Nam không quy định gì về vấn đề này VI Ví dụ thục tiễn
10