1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng buổi thảo luận thứ nhất nghĩa vụ

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghĩa vụ
Tác giả Trần Ngọc Kim Thúy, Nguyễn Ngọc Huyền Trang, Nguyễn Lê Thanh Trúc, Phạm Nguyễn Tài Tuệ, Nguyễn Lê Thanh Vân, Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Hữu Khánh Vy, Trần Phi Yến
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật quốc tế
Thể loại Buổi thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 755,02 KB

Nội dung

Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?- Theo Điều 574 BLDS 2015 quy định: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

MÔN: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG

THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNGBUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT: NGHĨA VỤ

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6

Lớp: QT47.4

TP.HCM, tháng 9 năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

MÔN: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG

THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNGBUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT: NGHĨA VỤNhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6

Lớp: QT47.4Thành viên nhóm:

Trần Ngọc Kim Thúy2253801015318Nguyễn Ngọc Huyền Trang2253801015341Nguyễn Lê Thanh Trúc2253801015350Phạm Nguyễn Tài Tuệ2253801015361Nguyễn Lê Thanh Vân2253801015374Nguyễn Thị Thanh Vân2253801015375

Nguyễn Hữu Khánh Vy2253801015390

TP.HCM, tháng 9 năm 2023

Trang 3

Vấn đề 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền1 Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?

- Theo Điều 574 BLDS 2015 quy định: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là

việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.”

2 Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?

- Nghĩa vụ dân sự phát sinh khi có sự kiện pháp lý mà pháp luật dự liệu xảy ra dẫn tới một hậu quả pháp lý nhất định

- Theo Điều 275 BLDS 2015 thì thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự

- Việc thực hiện công việc không có ủy quyền không phát sinh từ thỏa thuận giữa các bên mà xuất phát từ sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống nhưng nhằm đểnâng cao tinh thần trách nhiệm và cũng phải bảo đảm quyền lợi của người thực hiện công việc nên pháp luật dân sự quy định nghĩa vụ cho cả hai bên: người thực hiện công việc và người có công việc được thực hiện

3 Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định: “thực hiện công việc không có ủy quyền”.

- Ở BLDS 2005 chỉ quy định đối tượng chủ thể trong trường hợp là cá nhân (người có công việc được thực hiện) nhưng ở BLDS 2015 đã được mở rộng thêm chủ thể có thể là pháp nhân

- Cụ thể ở khoản 4 Điều 574 BLDS 2005 chỉ quy định trong trường hợp người có công việc được thực hiện chết Còn đối với khoản 4 Điều 575 BLDS 2015 quy địnhtrường hợp người có công việc được thực hiện chết nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân

- Và khoản 4 Điều 598 BLDS 2005: “Người thực hiện công việc không có ủy

quyền chết”, còn đối với khoản 4 Điều 578 BLDS 2015 quy định với trường hợp là

cá nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền chết, còn nếu là pháp nhân thì chấm dứt tồn tại

Trang 4

4 Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền"theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện.

- Cơ sở pháp lý: Điều 574 đến Điều 578 BLDS 2015.- Thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự

Tại Điều 574, thực hiện công việc không có uỷ quyền được quy định là “việc một

người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối” Như vậy việc thực hiện công việc không có uỷ

quyền phải thoả mãn những điều kiện sau: Thứ nhất đó là người thực hiện công việc không có nghĩa vụ phải thực hiện nhưngvẫn tự nguyện làm công việc đó Công việc đó không phải nghĩa vụ của người đó, không ai có quyền ép buộc, yêu cầu hay có bất cứ một chế tài nào mà người đó phải gánh chịu khi họ không thực hiện công việc nhưng người đó vẫn tự nguyện thực hiện hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc Việc làm này dựa trên tinh thần tự nguyện, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong lúc gặp khó khăn tạm thời không có bất kì thoả thuận nào

 Thứ hai đó là việc thực hiện công việc này vì lợi ích của người có công việc Điềunày có nghĩa là tại thời điểm bắt đầu thực hiện công việc, người thực hiện ý thức được nếu như không làm thì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích gây ra một số thiệt hại cho người có công việc Công việc này không mang lại lợi ích cho người thực hiện. Thứ ba, người có công việc không biết việc có người khác đang thực hiện công việc cho mình hoặc biết nhưng không phản đối việc thực hiện công việc đó Người thực hiện công việc thực hiện nhằm đảm bảo lợi ích, tránh những thiệt hại cho người có công việc một cách tự nguyện không hề có sự thoả thuận nào Do đó, người có công việc thường sẽ không biết được việc có người đang thực hiện công việc thay cho mình hoặc họ biết nhưng không phản đối vì họ không thực hiện công việc được tại thời điểm đó Còn nếu người có việc biết và phản đối người khác thựchiện công việc của mình thì công việc đó buộc phải chấm dứt và không được xem là thực hiện công việc không có ủy quyền

 Cuối cùng, việc thực hiện công việc phải thực sự cần thiết Sự cần thiết hiện ở chỗnếu công việc không được thực hiện kịp thời sẽ gây thiệt hại cho người có công việc Do vậy, người thực hiện công việc muốn nhận thù lao thì phải chứng minh việc mình đã thực hiện công việc thay là hoàn toàn cần thiết Điều này giúp ngăn

Trang 5

chặn được hành vi lợi dụng quy định của pháp luật để trục lợi một cách không chính đáng.

5 Trong Bản án nêu trên, Tòa án áp dụng quy định về “thực hiện công việc không có ủy quyền” có thuyết phục không? Vì sao?

- Cơ sở pháp lý: Điều 574 BLDS 2015.- Trong Bản án trên, Toà án áp dụng quy định về “thực hiện công việc không có ủy quyền” là thuyết phục Bởi vì việc nguyên đơn trả tiền cho Quỹ TDTW chi nhánh Sóc Trăng là tự nguyện không phải là nghĩa vụ của nguyên đơn nhằm không để Quỹ TDTW chi nhánh Sóc Trăng xử lý tài sản thế chấp mục đích vì lợi ích của bị đơn Đồng thời bị đơn đã biết việc nguyên đơn trả tiền thay nhưng hoàn toàn khôngphản đối Do đó, việc Toà án áp dụng quy định về “thực hiện công việc không có ủy quyền” theo Điều 574 BLDS 2015 là thuyết phục

6 Việc Tòa án tính lãi đối với nghĩa vụ trả tiền như trong Bản án có thuyết phục không? Vì sao?

- Cơ sở pháp lý: Điều 576, 275, 280 và khoản 2 Điều 468 BLDS 2015.- Do nguyên đơn đã thực hiện công việc không có uỷ quyền thay cho bị đơn nên

theo khoản 1 Điều 576 BLDS 2015 quy định: “Người có công việc được thực hiện

phải tiếp nhận công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.”, tức là sau khi trả nợ thay nguyên đơn có quyền yêu cầu bị đơn hoàn trả

lại số tiền mà nguyên đơn đã bỏ ra khi thực hiện công việc không có uỷ quyền này Thế nhưng tại thời điểm đó nguyên đơn đã không yêu cầu phía bị đơn hoàn trả số

Trang 6

tiền kia mà đến tháng 01 năm 2020 nguyên đơn mới yêu cầu Như vậy thì thời điểmphát sinh nghĩa vụ trả tiền của vợ chồng bị đơn là từ tháng 01 năm 2020 theo Điều 274 và khoản 3 Điều 275 BLDS 2015 Bên cạnh đó theo Điều 280 BLDS 2015 thì nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đúng hạn đồng thời phải trả cả gốc lẫn lãi Do đó, tính từ thời điểm bà V yêu cầu bị đơn trả tiền đến thời điểm Toà án xét xử, nghĩa vụ trả tiền đã bị trễ hạn tròn 15,5 tháng nên việc Toà án tính lãi đối nghĩa vụ trả tiền của các bị đơn là hoàn toàn thuyết phục và có căn cứ theo khoản 2 Điều 468BLDS 2015

Vấn đề 2: Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền)

 Tóm tắt Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/3/2018 của Tòa án nhân

dân cấp cao tại Hà Nội.

- Nguyên đơn: cụ Ngô Quang Bảng.- Bị đơn: bà Mai Hương (tên gọi khác: Mai Thị Hương).- Nội dung: Vì sau khi cụ Phúc chết, ông Phục nhận thừa kế thửa đất Ngày 20/10/1982, ông Phục chuyển nhượng thửa đất trên cho vợ chồng cụ Bảng Ngày 26/11/1991, cụ Bảng chuyển nhượng thửa đất trên cho vợ chồng bà Mai Hương và ông Hoàng Văn Thịnh với số tiền 5.000.000 đồng nhưng chỉ mới thanh toán 4/5 giátrị chuyển nhượng Cụ Bảng nhiều lần yêu cầu bà Hương thanh toán, nhưng bà Hương không trả với lý do chồng ốm, không có tiền nên cụ khởi kiện yêu cầu bà Hương thanh toán 1/5 giá trị nhà đất còn thiếu (theo định giá tài sản của Tòa án nhân dân) hoặc trả lại 1/5 diện tích đất (tương đương 188,6 m2)

1 Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế nào? Qua trung gian là tài sản gì?

- Cơ sở pháp lý: điểm a, b mục I thông tư 01/TTLT ngày 19/6/1997:

“a) Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày 1996 và trong thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo tăng từ 20% trở lên, thì Toà án quy đổi các khoản tiền đó ra gạo theo giá gạo loại trung bình ở địa phương (từ đây trở đi gọi tắt là "giá gạo") tại thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đó thành tiền theo giá gạo tại thời điểm xét xử sơ thẩm để buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán và chịu án phí theo số tiền đó.

1-7-b) Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ xảy ra sau ngày 1-7-1996 hoặc tuy xảy ra trước ngày 1-7-1996, nhưng trong khoảng thời gian từ thời điểm gây

Trang 7

thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo không tăng hay tuy có tăng nhưng ở mức dưới 20%, thì Toà án chỉ xác định các khoản tiền đó để buộc bên có nghĩa vụ phải thanh toán bằng tiền Trong trường hợp người có nghĩa vụ có lỗi thì ngoài khoản tiền nói trên còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quyđịnh khác.”

- Tài sản qua trung gian là gạo

2 Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Cơ sở pháp lý: điểm a Điều 1 Mục I Thông tư 01/TTLT và Điều 290 BLDS 2005.- Giá gạo trung bình năm 1973 là 137đ/kg đổi được 365kg gạo Giá gạo tại thời điểm xét xử là 18.000đ/kg, vậy nên số tiền ông Quới phải trả cho bà Cô là 6.570.000đ (365kg x 18.000đ/kg)

3 Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao?

- Thông tư trên không điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT Đối tượng tài sản được điều chỉnh trong Thông tư là tiền, vàng và các hiện vật khác, không phải quyền sử dụng đất Thông tư chỉ điều chỉnh tài sản là vàng, các khoản tiền (tiền vay,tiền tịch thu, tiền phạt, tiền lương, ) và hiện vật Bên cạnh đó Thông tư không hề đề cập đến việc điều chỉnh việc thanh toán tiền trong trường hợp chuyển nhượngbất động sản

4 Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?

- Nếu giá trị nhà đất được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là 1.697.760đ vì căn cứ vào các giấy biên nhận thì bà Hương chỉ mới thanh toán 4/5 giá trị chuyển nhượng đất cho cụ Bảng, số tiền còn nợ tương đương 1/5 giá trị nhà đất Do đó, bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng

Trang 8

số tiền còn nợ tương đương theo định giá tại thời điểm xét xử sơ thẩm mới đúng với hướng dẫn tại điểm b2, tiểu mục 2.1, mục 2 phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

5 Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu một tiền lệ (nếu có)?

- Với hướng như trên, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có tiền lệ Đó là Quyết định Giám đốc thẩm số 09/HĐTP-DS ngày 24/02/2005 về “Vụ án tranh chấpnhà đất và đòi nợ”

 Tóm tắt bản án:

- Nguyên đơn: Bà Phạm Thị Lai.- Bị đơn: Ông Phạm Thanh Xuân.- Nội dung: Năm 1994, bà Lai cho ông Xuân vay 11.500.000đ (giấy ghi nợ không ghi rõ ngày tháng năm nhưng hai bên đều thống nhất thời gian cho vay là năm 1994) Ngày 12/02/1996, bà Lai cho ông Xuân vay tiếp 128.954.000đ Ngày 08/08/1996, hai bên thống nhất số tiền nợ (lẫn lãi) là 188.600.000đ, đồng thời thỏa thuận chuyển nhượng căn nhà số 19 Chu Văn An cho bà Lai với giá 188.600.000đ Do vợ chồng ông Xuân không thanh toán nợ và không giao nhà mà vẫn quản lý ngôi nhà nên bà Lai vẫn tính lãi của số tiền 188.600.000đ Ngày 05/08/1997, vợ chồng ông Xuân và vợ chồng bà Lai tiếp tục chốt nợ gốc và lãi từ 188.600.000đ lên250.000.000đ, hai bên lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá 250.000.000đ Sau khi lập hợp đồng, bà Lai vẫn tính lãi số tiền 250.000.000đ trong thời gian 2 tháng thành 6.000.000đ để cộng dồn vào số tiền 44.000.000đ bà Lai đã cho ông Xuân vay vào ngày 6/11/1997 thành 50.000.000đ

- Nhận định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Vụ tranh chấp phải giải quyết cả hai quan hệ vay nợ và quan hệ mua bán nhà đất. Xác minh, thu thập các chứng cứ chứng minh rằng liệu thủ tục làm giấy tờ mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có theo quy trình pháp luật quy định hay không

 Trường hợp xác định được việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất là hợp pháp và bên mua chưa trả đủ tiền thanh toán thì phần còn thiếu sẽ được tính thông qua giá trị của tài sản chuyển nhượng tại thị trường địa phương tại thời điểm xét xử Đây

Trang 9

chính là nội dung của tiền lệ cho hướng giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT.

Vấn đề 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận

 Tóm tắt Bản án số 148/2007/DSST ngày 26/9/2007 của Tòa án nhân thị xã

Châu Đốc, tỉnh An Giang.

- Nguyên đơn: Bà Trần Thị Cẩm Tú.- Bị đơn: Bà Phùng Thị Bích Ngọc.- Nội dung: Tháng 04/2004 bà Phượng vay của bà Tú 615.000.000 đồng với lãi suất1.8%/tháng, thời hạn vay là 12 tháng để cho bà Ngọc vay 465.000.000 đồng và bà Loan, ông Thạnh vay 150.000.000 đồng Đến tháng 04/2005, bà Phượng xin giảm lãi xuống còn 1.3%/tháng Đến tháng 05/2005, bà Phượng không trả lãi như thỏa thuận Ngày 12/05/2005 bà Tú đồng ý cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ cho bà Ngọc, bà Loan, ông Thạnh qua việc lập hợp đồng cho bà Ngọc, bà Loan, ông Thạnh vay số tiền như trên Bà Tú khởi kiện yêu cầu bà Phượng liên đới trả nợ cùng bà Ngọc nhưng bà Phượng lại cho rằng mình chỉ là trung gian giới thiệu cho bà Ngọc vay tiền bà Tú (bà Ngọc cũng thừa nhận điều này)

1 Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận?

- Giống nhau:  Có ít nhất ba chủ thể. Đều dẫn tới hậu quả pháp lý là làm thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ, theo đó, chấm dứt tư cách chủ thể của chủ thể đã chuyển giao, xác lập tư cách chủ thể cho người nhận chuyển giao

 Đều được thể hiện bằng văn bản hoặc lời nói. Không được chuyển giao khi quyền yêu cầu/nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên chuyển giao

Trang 10

- Khác nhau:

Cơ sở pháp lý Điều 365 - Điều 370 BLDS

2015

Điều 371 và Điều 372 BLDS 2015 Đối tượng có

quyền chuyển giao

Bên có quyền là người cóquyền chuyển giao

Bên có nghĩa vụ là ngườithực hiện viêc chuyển giao.Nguyên tắc

chuyển giao

Việc chuyển giao quyền yêucầu không cần sự đồng ý củabên có nghĩa vụ

Người chuyển giao quyền yêucầu phải thông báo bằng vănbản cho bên có nghĩa vụ về việcchuyển giao quyền yêu cầu, trừtrường hợp có thỏa thuận khác

Việc chuyển giao nghĩa vụbắt buộc phải được bên cóquyền đồng ý

Hiệu lực của biệnpháp bảo đảm

Trường hợp yêu cầu thực hiệnnghĩa vụ có biện pháp bảo đảmthì việc chuyển giao yêu cầubao gồm cả biện pháp bảo đảmđó

Biện pháp bảo đảm chấmdứt khi nghĩa có biện phápbảo đảm được chuyểngiao, trừ trường hợp cóthỏa thuận khác

2 Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú?

- Thông tin của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú là:

“Theo các biên nhận tiền do phía bà Tú cung cấp thì chính bà Phượng là người trực tiếp nhận tiền của bà Tú vào năm 2003 với tổng số tiền 555.000.000đ và theo biên nhận ngày 27/4/2004 thì thể hiện bà Phượng nhận của bà Lê Thị Nhan số tiền 615.000.000đ Phía bà Phượng không cung cấp được chứng cứ xác định bà Ngọc thỏa thuận vay tiền với bà Tú Ngoài ra, cũng theo lời khai của bà Phượng thì vào tháng 4 năm 2004, do phía bà Loan, ông Thạnh và bà Ngọc không có tiền trả cho bà Tú để trả vốn vay ngân hàng nên bà đã cùng với bà Tú vay nóng bên ngoài để có tiền trả cho Ngân hàng Xác định bà Phượng là người xác lập quan hệ vay tiền với bà Tú.”

Ngày đăng: 11/09/2024, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w