1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Lớn Kết Thúc Học Phần Tình Huống Pháp Lý Và Vấn Đề Nghiên Cứu Xác Định Tính Hợp Pháp Của Việc Anh A Chấm Dứt Hợp Đồng Đối Với Công Ty B.pdf

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác Định Tính Hợp Pháp Của Việc Anh A Chấm Dứt Hợp Đồng Đối Với Công Ty B
Trường học Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Chuyên ngành Luật Lao động
Thể loại Bài Tập Lớn Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 643,35 KB

Nội dung

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau: a Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác địn

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦNTÌNH HUỐNG PHÁP LÝ VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Hà Nội - 2021

Trang 2

Đề bài

- Tình huống pháp lý:

Anh A làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ ngày 01/01/2019 tại công ty B, có trụ sở tại Thành phố Hà Nội, tiền lương 15.000.000 đồng/tháng Do đề nghị tăng lương nhưng không được công ty B chấp thuận nên ngày 15/08/2021, anh A đã nộp đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng Công ty B không đồng ý với đề nghị của công ty A Ngày 15/10/2021, anh A chính thức nghỉ việc Công ty B cho rằng anh A đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và yêu cầu giải quyết tranh chấp.

- Vấn đề nghiên cứu:1 Xác định tính hợp pháp của việc anh A chấm dứt hợp đồng đối với

công ty B.2 Xác định thẩm quyền, trình tự giải quyết tranh chấp và phương

hướng giải quyết tranh chấp giữa anh A và công ty B.3 Đánh giá quy định của pháp luật được áp dụng trong giải quyết tình

huống pháp lý

Trang 3

1 Xác định tính hợp pháp của việc anh A chấm dứt hợp đồng đối với công ty B.

Theo Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 thì anh A chấm dứt hợp đồng lao động với công ty B là hợp pháp vì:

“Điều 35 Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:

1 Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạncó thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác địnhthời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2 Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm Điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

Trang 4

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quyđịnh tại Khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”

Hợp đồng lao động mà anh A ký với công ty B là hợp đồng không xác định thời hạn Theo đề bài, việc anh A chấm dứt hợp đồng là do không thỏa thuận được về việc tăng lương Trường hợp này không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động Vì vậy, việc anh A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ áp dụng các quy định tại Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động Theo đề bài, anh A đã nộp đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng vào ngày 15/08/2021 và đến ngày 15/10/2021 thì chính thức nghỉ việc Như vậy, từ thời gian tưf lúc thông báo đến lúc anh A chính thức nghỉ việc là 60 ngày Theo điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định đối với hợp đồng không xác định thời hạn thì báo ít nhất 45 ngày Như vậy, việc anh A đơn phương chấm hợp đồng là hợp pháp

Trang 5

2 Xác định thẩm quyền, trình tự giải quyết tranh chấp và phương hướng giải quyết tranh chấp giữa anh A và công ty B.

Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp:

Theo Điều 187 Bộ luật Lao động 2019 thì có 3 cơ quan có thẩm quyền giải quyết là: Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động; Tòa ánnhân dân

Tuy nhiên, căn cứ theo Khoản 1 và Khoản 7 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019:

“Điều 188 Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

1 Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a)Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

…7 Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải quy định tại Khoản 2 Điều này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại Khoản 4 Điều này thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thứcsau để giải quyết tranh chấp:

a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Như vậy, trường hợp của anh A là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng nên theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 thì không bắt buộc phải có thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động nên theo Khoản 7 Điều188 thì có 2 phương án giải quyết tranh chấp là yêu cầu hội đồng trọng tàigiải quyết hoặc yêu cầu tòa án giải quyết

Trang 6

Theo Khoản 1, 4, 5 Điều 189 Bộ luật Lao động 2019 thì :

“Điều 189 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động

1 Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp quy định tại Khoản 7 Điều 188 của Bộ luật này Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không đượcđồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

…4 Trường hợp hết thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

5 Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Như vậy, nếu trong trường hợp 2 bên không đồng thuận hoặc ban trọngtài lao động hoặc một trong 2 bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp lao động thì các bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết

Trang 7

Trường hợp 2: Giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tàiCăn cứ theo Khoản 1, Điều 188 thi tranh chấp của anh A và công ty B không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động Căn cứ Khoản 7 Điều 188 thì anh A và công ty B có thê thỏa thuận với nhau để đưa ra hội đồng trọng tài hoặc yêu cầu tòa án giải quyết Trong trường hơp 2 bên đồng thuận đưa ra hội đồng lao động thì 2 bên không được đồng thời yêu cầu tòa án xét xử trừ trường hợp trong thời hạn quy định mà không có ban trọng tài hoặc không có quyết định giải quyết tranh chấp Trong trường hợp này, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về Hội đồng trọng tài Nếu sau khi ban trọng tài giải quyết tranh chấp và các bên thi hành đúng như trong quyết định giải quyết thì tranh chấp lao động kết thúc Nếu 2 bên không đồng thuận đưa ra hội đồng trọng tài giải quyết hoặc không thi hành đúng theo quyết định giải quyết tranh chấp lao động thì các bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết

Trường hợp 3: Yêu cầu tòa án giải quyếtTheo quy định tại Khoản 7 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 thì tranh chấp của anh A và công ty B có thể yêu cầu tòa án giải quyết mà không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải hoặc sau khi hòa giải hoặc có quyết định giải quyết tranh chấp nhưng 2 bên không đồng ý và không thực hiện theo Lúc này thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án và sau khi tòa án giải quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì các bên bắt buộc phải tuân theo quyết định đó

Phương hướng giải quyết

Phương hướng giải quyết tranh chấp lao động này cần phải dựa trên cơ sở tôn trọng và ưu tiên việc hòa giải Cụ thể:

Đối với anh A: vì lý do không được tăng lương nên anh A mới quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng Vì vậy, nếu anh A có thể thỏa thuậnvới công ty B để tăng lương thì từ đó 2 bên có thể hòa giải, tránh việc phải để tòa án giải quyết tranh chấp, làm tốn thời gian, công sức, Vì vậy, nếu anh A hòa giải trên cơ sở hợp tác, thỏa thuận với công ty B về việc sẽ không đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu được đồng ý tăng lương thì sẽ không chỉ tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí cho việc giải quyết tranh chấp mà còn tiết kiệm được rất nhiều những thứ khác như thời gian đi tìm việc làm, các chi phí trong khi chưa có công

Trang 8

việc cũng như thời gian để tìm hiểu, làm quen với coogn việc, công ty mới

Đối với công ty B: Việc hòa giải thành công sẽ có rất nhiều lợi ích đối với công ty B Bởi lẽ, nhưu đã phân tích ở trên, việc anh A đơn phương chấm dứt hợp đồng với công ty B là hoàn toàn đúng với quy định pháp luật Việc công ty B hòa giải được với anh A sẽ có rất nhiều lợi ích Đầu tiên, việc anh A đơn phương chấm dứt hợp đồng là hợp pháp nên việc công ty B muốn anh A bồi thường hay phải quay lại làm việc là rất khó Thêm vào đó, việc tìm người mới sau khi anh A nghỉ sẽ rất là khó Cùng với đó, khi có nhân viên mới cũng sẽ làm phát sinh rất nhiều chi phí như chi phí đào tạo, chi phí tuyển dụng, Ngoài ra, khi nhân viên mới vào làm sẽ phải mất 1 Khoảng thời gian để làm quen với công việc, doanh nghiệp và đồng nghiệp Đó đều sẽ là những việc gây ảnh hưởng đến côngty Vì vậy, nếu công ty B có thể thỏa thuận với anh A về việc tăng lương nếu anh A đồng ý không chấm dứt hợp đồng sẽ có lợi cho cả 2 bên

Trong trường hợp 2 bên vẫn giữ quan điểm của mình và không thể thỏa thuận với nhau thì bắt buộc sẽ phải nhờ đến tòa án giải quyết tranh chấp

Trang 9

3 Đánh giá quy định của pháp luật được áp dụng trong giải quyết tình huống pháp lý.

Về quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

Điểm đ khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019 (Bộ luật Lao động 2019) quy định, Người lao động có quyền “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” Nhìn trong tổng thể các trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động được ghi nhận tại Việt Nam có thể hình dung được 3 nhóm nguyên nhân;

- Chấm dứt Hợp đồng lao động do những nguyên nhân tất yếu,- Đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động

- Chấm dứt Hợp đồng lao động do cắt giảm lao động (bao gồm các trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ, chấm dứt Hợp đồng lao động vì lý do kinh tế và chấm dứt Hợp đồng lao động do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã)

Trong đó, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là trường hợp được các nhà lập pháp ghi nhận rất kỹ trong Luật Lao động 1994, Luật Lao động 2012 và Luật Lao động 2019 Các quy định khác nhau rất nhiềugiữa các quốc gia Ví dụ, trong quy định của pháp luật lao động của Cộnghòa Pháp, có ba hình thức chấm dứt hợp đồng lao động: người lao động chấm dứt, người sử dụng lao động chấm dứt (tranh tụng) hoặc do hai bên thỏa thuận Do đó, hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong pháp luật của Pháp có thể được chấm dứt theo ý chí hoặc thỏa thuận đơn phương của các bên Có thể thấy, ở nước này, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đóng vai trò chủ đạo đối với hiệu lực pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng lao động Đồng thời, quan hệ lao động ở Thái Lan được điều chỉnh bởi nhiều luật, bao gồm "Luật Lao động", "Luật Bảo hộ Lao động" BE 2541 và "Luật Dân sự" - liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động, các quy định hiện hành chỉ liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn Theo luật của Thái Lan, hợp đồng lao động xác định thời hạn chỉ được áp dụng đối với những trường hợp đặc biệt khi người sử dụng lao động thực hiện các dự án đặc biệt

Trang 10

hoặc công việc tạm thời khác với công việc bình thường, và thời gian phục vụ hoặc tạm thời không quá 2 năm (Luật Bảo hộ Điều 118).

Mặc dù cách ghi khác nhau nhưng nhìn chung, quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ở các nước trên thế giới có hai xu hướng:

Thứ nhất, quyền tự bảo vệ mình khỏi những vi phạm nghiêm trọng của người sử dụng lao động được coi là quyền của người lao động Nhóm thứnhất này cũng được chia thành nhiều mức độ khác nhau giữa các nước: theo luật Thái Lan, hành vi vi phạm của người sử dụng lao động được coilà điều kiện để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Đồng thời, quan điểm của các học giả Pháp cho rằng cần áp dụng lý thuyết “hậu kiểm” đối với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Ngay cả luật lao động của Cộng hòa Pháp cũng chia việc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thành hai trường hợp: đơn phương chấm dứt ngay lập tức và đơn phương chấm dứt sau khi có phán quyết của tòa án có thẩm quyền Quyền lực phụ thuộc vào mức độ khẩn cấp củaviệc chấm dứt lao động và lý do của hợp đồng

Hầu hết các quốc gia đều giám sát mô hình đầu tiên, nhưng mức độ kiểm soát là khác nhau

Thứ hai, xem đây là một quyền đương nhiên và gần như vô điều kiện

của Người lao động Bộ luật Lao động 2019 của Việt Nam áp dụng mô hình này Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

“1 Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạncó thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác địnhthời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Trang 11

2 Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động”.

Qua quy định này có thể thấy, trong mọi trường hợp, đối với bất kỳ loạihợp đồng nào (có hoặc không có thời hạn), không phân biệt có lý do và lýdo là gì, nếu người lao động có nguyện vọng thì vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần để thực hiện các thủ tục khác Các thủ tục đặc biệt để kiểm soát quyền của chủ thể Pháp luật chỉ tạo cơ hội cho người sử dụng lao động Khi anh ta chứng minh thành công trước tòa rằng người sử dụng lao động đã đơn phương chấm dứt hợpđồng lao động trái pháp luật thì anh ta có thể phản đối quyết định của người lao động bằng cách buộc anh ta phải gánh chịu những hậu quả nhấtđịnh

Ở cấp độ bảo vệ quyền lợi, Luật Lao động 2019 đã có những thay đổi quan trọng nhằm bảo đảm tối đa cho người làm nghề tự do thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Điều này có thể thấy rõ

Ngày đăng: 11/09/2024, 13:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN