1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thuyết trình luật biển đề tài vụ việc liên quan đến việc bắt giữ ba tàu hải quân ukraine ukraine và liên bang nga các biện pháp tạm thời

15 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vụ việc liên quan đến việc bắt giữ ba tàu hải quân Ukraine (Ukraine và Liên bang Nga), các biện pháp tạm thời
Tác giả Lộ Hoang Nhi, Dang Tran Khanh Nhu, Lộ Thi Trang Nhung, Tran Mai Diộm Quynh, Tran Phuong Thao, Nguyễn Việt Tõn, Lờ Duy Tạo, Nguyễn Trần Xuõn Quyờn, Nguyễn Thị Anh Thư, Hỗ Trần Anh Thư
Người hướng dẫn ThS. Lờ Minh Nhựt
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hành Chính Nhà Nước
Thể loại Bài thuyết trình
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

Đến ngày 16 tháng 4 năm 2019, Ukraine đệ đơn lên ITLOS để yêu cầu Tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời provisional measures trong tranh chấp giữa nước này và Nga liên quan đến việc N

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHÓ HỎ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1996 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TP HỒ CHÍ MINH

BAI THUYET TRINH LUAT BIEN

DE TAI: VU VIEC LIEN QUAN DEN VIEC BAT GIU BA TAU HAI QUAN UKRAINE (UKRAINE VA LIEN BANG NGA), CAC BIEN PHAP TAM THOI

Giảng viên: ThS Lê Minh Nhựt

10 Nguyễn Thị Anh Thư 2053801014259

THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH - NAM 2022

Trang 2

MỤC LỤC

2.4 Bai hoc kinh nghiém 10

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

biển năm 1982

Tòa ân Quốc tế về Luật biên ITLOS

Trang 4

1 Tóm tắt vụ việc 1.1 Tóm tắt sự kiệm

Ngày 25 thang 11 nam 2018, 3 tau hai quan cua Ukraine bao gồm: Berdyansk, Nikopol và Yania Kapu cùng 24 thủy thủ đoàn đã bị Liên bang Nga bắt giữ tại eo

biên Kerch!

Theo Ukraine, khi các tàu này vào cửa eo biển vào tối ngày 24 thang 11 thi được Bộ phận dịch vụ biên giới của Nga thông báo đóng cửa eo biến và yêu cầu các tàu của Ukraine chờ tại cửa eo biển Sau 8 giờ (đến ngày 25 tháng L1) khi các tàu này không thê chờ được nữa thì đã đi khói eo biên Kerch, ngay sau đó tàu cảnh sát biển của Nøa đã yêu cầu họ đừng lại Mặc dù vậy các tàu cua Ukraine đã khước từ tuân theo lệnh này, dẫn đến việc tàu cảnh sát biên của Nga đuôi theo và bắn vảo tàu Beryansk làm bị thương 3 thủy thủ và hư hại tàu Sau đó cả 3 tàu hải quân và 24 thủy thủ của Ukraine đều bị Nga bắt giữ

Đến ngày 16 tháng 4 năm 2019, Ukraine đệ đơn lên ITLOS để yêu cầu Tòa áp

dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (provisional measures) trong tranh chấp giữa nước này và Nga liên quan đến việc Nga đã bắt giữ 3 tàu hải quân và 24 thủy thủ của Ukraine, đồng thời yêu cầu Tòa ra quyết định buộc Nga phải thả tự do cho các tàu và thủy thủ

Trong thư trả lời cho [TLOS vào ngày 30 tháng 4 năm 2019, Nga cho rằng Tòa Trọng tài được lập theo Phụ lục VII UNCLOS 1982 không có thâm quyền xử lý vụ kiện giữa Ukraine và Nga về vấn dé nay Đồng thời Nga cho rằng ITLOS cũng không có thầm quyền áp dụng các biện pháp khân cấp tạm thời lên Nga và Nga đã không xuất hiện trong các buổi điều trần Tuy nhiên Nga vẫn cung cấp các tài liệu pháp lý có liên quan đến vụ kiện cho ITLOS

Giữa Ukraine và Liên bang Nga đã có những quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau về vấn đề giải thích chuỗi hành động của Nga khi bắt giữ 3 tàu hải quân và 24 thủy quân của Ukraine là hoạt động quân sự hay là hoạt động thực thi pháp luật Ukraine cho rằng chuỗi hoạt động đó là hoạt động thực thí pháp luật và không thuộc ngoại lệ được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 298 UNCLOS 1982, còn về phía Nga thì lập luận ngược lại

Đến ngày 2 tháng 5 năm 2019, Ukraine vẫn giữ vững lập trường và yêu cầu ITLOS tiếp tục xử lý vụ kiện này Như vậy, ITLOS vẫn tiếp tục quy trình làm việc của mỉnh cho dù không có sự tham gia của Nga Ngày 25 tháng 5 năm 2019 I[TLOS đã ra Quyết định áp dụng biện pháp khân cấp tạm thời lên Liên bang Nøa

1.2 Lập luận của các bên 1.2.1 Lập luận của nguyên đơn (Ukrdine) Ukraine cho rằng hành vĩ của Nga đã ví phạm nghiêm trọng UNCLOS 1982 và các luật tục quốc tế, bởi lẽ quyền miễn trừ của tau chiến là quyền miễn trừ chủ quyền cốt lỗi trong hệ thống quốc tế Theo đó, 3 tàu hải quân và 24 thủy thủ của Ukraine không thể bị bắt bởi các cơ quan thực thi pháp luật của các Quốc gia nước

1 Eo biên Kerch là eo biên nổi liên giữa Nga và Crimea tại Biên Den

Trang 5

ngoài và không phải chịu các biện pháp tài phán của Tòa án nước ngoài (cụ thể trong tình huống này là Nga)

Cơ sở pháp lý mà Ukraine dẫn ra bao gồm: Điều 95, Điều 96, Điều 58, Điều 32 và Điều 30 ƯNCLOS 1982 Từ những co so nay, Ukraine cho rang tau chiến và tàu phụ trợ của hải quân đều được hưởng đầy đủ quyền miễn trừ hoàn toàn đối với tài phán của bất kỳ quốc gia nao khac ngoai Ukraine Ukraine cho biét thém: Crimea la một phan cua lanh thé Ukraine va vung bién ma vu bắt giữ xảy ra đã bị thực hiện ngay trong lãnh hải hoặc vùng đặc quyên kinh tế của Ukraine Tuy nhiên, các hành động của Nga vẫn sẽ vi phạm UNCLOS 1982 ngay cả khi chúng xảy ra trong lãnh hải hoặc vùng đặc quyên kinh tế của Nga Cho du cac tau cua Ukraine dang 6 trong vung nao thì Nga cùng không có quyên bắt giữ Rõ ràng, mặc dù Nga tuyên bố đã tuân thủ ƯNCLOS 1982, nhưng trên thực tế thì nước này đã vi phạm nghiêm trọng quyền miễn trừ của các tàu hải quân và thủy thủ đoàn trên tàu của Ukraine bằng cách bắt giữ họ, thực hiện quyền tài phán của mình đối với họ và tiếp tục làm như

vậy cho đến ngày nay

Đối với việc Nga cáo buộc các tàu hải quân Ukraine về “hành động khiêu khích”, thì Ukraine giải thích rằng Phó Đô đốc Tarasov và các thủy thủ của mình không tìm thấy được các cảnh báo của Nga về việc tạm thời đình chỉ quyền đi lại vô tội của các tàu hải quân khi tiếp cận lỗi vào eo biên Kerch do một dự kiến có một cơn bão Đồng thời, Phó Đô đốc Tarasov cho răng việc các tàu đi chuyên với pháo không che đậy là hoàn toàn phù hợp với quy trình vận hành tiêu chuân của Ukraine cũng như của Nga Và ngay khi các tàu Cảnh sát biên của Nga áp sát thì việc thủy thủ của Ukraine nâng súng lên cao 45 độ đã được các tàu báo hiệu là không có ý định gây hắn, vì nếu pháo được bắn ở độ cao đó thì các quả đạn sẽ bay xa hơn và vượt xa các tàu của Nga ở khu vực lân cận

Ngoài ra, theo Ủkraine thì việc Nga viện dẫn ngoại lệ cho các hoạt động quân sự được quy định tại điểm b khoản I Điều 298 UNCLOS 1982 la không phù hợp

với hai lý do Thứ nhất, Nga đã nhiều lần tuyên bố việc bắt giữ 3 tàu hải quân và 24

thủy thủ của Ukrarne là các vấn đề thuộc hoạt động thực thi pháp luật của Nga Thứ hai, tranh chấp mà Ukraine đưa ra không hề liên quan đến các hoạt động quân sự, thay vào đó chúng liên quan đến việc thực thi quyên tài phán trong bối cảnh thực thi pháp luật Rồ ràng, ngay khi các tau cua Ukraine bo di thì lực lượng cảnh sát biển cua Nga van bat giữ lại vì cho rằng các tàu này vi phạm pháp luật của Nga Hơn nữa, nhiều quốc gia vẫn sử dụng hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển của họ dé thực thi pháp luật trên biến, vì vậy việc xác định tranh chấp có liên quan đến các hoạt động quân sự hay không sẽ không phụ thuộc vào tên gọi của các tàu cụ thể đã có mặt, mả phụ thuộc vào loại hoạt động đã diễn ra vào thời điểm đó Ukraine cho rằng từ hai lý do trên đã đủ để loại bó nỗ lực của Nga nhằm viện dẫn ngoại lệ cho hoạt động quân sự trong tình huống này Như vậy, Tòa Trọng tài theo Phu luc VII UNCLOS 1982 sẽ được thành lập và có thấm quyền xét xử vụ kiện, đồng thời

2 Thời điểm Ukraine đang tham gia buổi điều trần tại ITLOS 3 Memorandum of the Russian Federation, doan 16

Trang 6

Ukraine cũng khắng định ITLOS có thâm quyền ban hành các biện pháp khan cap tạm thời áp dụng đối với Nga

Cuối cùng, Ukraine đưa ra 3 yêu sách: 1 Trả tự do cho các tàu hải quân Ukraine lần lượt bao gồm: Berdyanskn,

Nikopol va Yani Kapu; 2 Đình chỉ các thủ tục tố tụng hình sự đối với 24 thủy thu cua Ukraine bi giam

giữ và không tiến hành các thủ tục tố tụng mới đối với họ; 3 Trả tự do cho 24 thủy thủ của Ukraine bị giam giữ và cho phép họ trở về

Ukraine 1.2.2 Lập luận của bị don (Lién bang Nga) Trong lưu ý bằng lời nói của Nga tại Cộng hòa Liên bang Đức, Nga cho rằng không có cơ sở dé ITLOS ra Quyết định các biện pháp khân cấp tạm thời mà Ukraine yêu cầu Đồng thời tuyên bồ rằng các vấn đề về chủ quyền không thể là đối tượng của bat ky thu tuc tố tung nảo trước Tòa án

Đại diện Nga - Tông thống Vidadimir Putin cho rang sy cé 6 eo bién Kerch la một hành động khiêu khích đã được chuẩn bị trước của Tổng thống Ukraine (lúc đó là ông Petro Porosheko), như một cái cớ để ban bố tỉnh trạng thiết quân luật ở Ukraine Cu thé, 2 tau Nikopol va Beryansk đã được đặt trong tỉnh trạng san sang chiến đấu với súng được phát hiện đang nâng cao, ngoài ra các tàu của Ukraine cũng không chấp hành mệnh lệnh của Cảnh sát biển Nga khi được yêu cầu dừng lại Tiếp theo, Nga cho rằng Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ luc VII UNCLOS 1982 không có thắm quyền tài phán đề đưa ra phán quyết về các yêu sách của Ukraine, dựa trên các bảo lưu quan điểm được đưa ra bởi cả Nga và Ukraine

theo điểm b khoản I Điều 298 UNCLOS 1982 Đề làm sáng tỏ hơn quan điểm này,

Nga chỉ ra bằng chứng rằng nhiệm vụ của 3 tàu hải quân của Ukraine là “xâm nhập bí mật vào những vùng biến không duge phép (non-permitted secret incursion)” trong lãnh hải của Nga và các Cảnh sát biên của Nga đã ngăn chặn hành động nay bằng cách bắt giữ 3 tàu hải quân và 24 thuy thu cua Ukraine Theo Nga, day là chuỗi hành động của các nhân viên quân sự, được trang bị các thiết bị quân sự cho nên rõ ràng đây là các hoạt động quân sự, chứ không phải là hoạt động thực thi pháp luật Vì vậy trong tình huống này, ngoại lệ của điểm b khoản I Điều 298 UNCLOS 1982 được áp dụng

Nga đã sử dụng các cơ sở pháp lý bao gồm: Khoản 3 Điều 322 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga và Điều 30 UNCLOS 1982 để lập luận cho hành vi của Nga sau sự cố ngày 25 tháng I1 năm 2018 là hoàn toàn phù hợp với bản chất quân sự của vụ việc, khăng định lại một lần nữa hành động vượt biên của 3 tàu hải quân của Ukraine đã vi phạm pháp luật hình sự của nước mình Tuy nhiên, Nga vấn bày tỏ sự sẵn sàng tiếp tục đối thoại với Ukraine, nhưng Ukraine đã chọn từ chối tham gia vào các cuộc tham vấn song phương

Cuối cùng, Nga muốn nhấn mạnh sự bất đồng mạnh mẽ của mình với những yêu cầu của Ukraine vào ngày 16 tháng 4 năm 2019 liên quan đến tinh trạng eo biên Kerch và lãnh hải tiếp giáp với Crimea Đồng thời, Nga cũng thông báo đến cho

Trang 7

ITLOS về quyết định sẽ không tham gia các phiên điều trần về các "biện pháp tạm thời do Ukraine khởi xướng Tuy nhiên để hỗ trợ ITLOS thì Nga vẫn sẽ cung cấp những tài liệu pháp lý có liên quan đến vụ kiện và đệ trình những quan điểm của mình đối với vụ kiện Nga bày tỏ hy vọng Tòa án sẽ xem xét kỹ lưỡng các lập luận của mình

1.3 Lập luận và phán quyết của Tòa án 1.3.1 Lập luận của Tòa án

Về câu hỏi liệu điểm b khoản 1 Điều 298 UNCLOS 1982 có được áp dụng và từ đó có thê loại trừ vụ kiện ra khỏi thâm quyền của Toa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS 1982 hay không, thì Tòa án cho răng cần phải giải quyết vấn đề là liệu tranh chấp được đệ trình lên Tòa án trọng tài theo Phụ lục VII có liên quan đến các hoạt động quân sự hay không Tòa quan điểm răng sự phân biệt giữa các hoạt động quân sự và thực thí pháp luật không thê chỉ dựa trên việc các tàu hải quân hoặc tàu thực thi pháp luật có được sử dụng trong các hoạt động được đề cập hay không, cũng như không thế xem sự phân biệt này chỉ dựa trên đặc điểm của các hoạt động được đề cập bởi các bên tranh chấp Sự phân biệt như vậy chủ yếu phải dựa trên sự đánh giá khách quan về bản chất của các hoạt động được đề cập và có tính đến các hoàn cảnh liên quan trong từng trường hợp Theo đó, Tòa án xem xét ba trường hợp như sau:

Thứ nhất, từ thông tin và bằng chứng do các bên trình bày trước Tòa án cho thấy tranh chấp cơ bản dẫn đến vụ bắt giữ là liên quan đến việc cac tau hải quân Ukraine di qua eo biến Kerch Tòa nhận xét, rất khó để tuyên bố răng việc đi qua của các tàu hải quân này là vì mục đích quân sự và theo Công ước thì các chế độ qua lại, chang hạn như lối đi vô tội hoặc quá cảnh sẽ được áp dụng cho tất cả các tàu

Thứ hai, các đữ kiện chỉ ra rằng cốt lõi của tranh chấp là cách giải thích khác nhau của các bên về chế độ đi qua eo biến Kerch và tranh chấp như vậy không có bản chất quân sự

Thứ ba, không thê bàn cãi rằng Liên bang Nga đã sử đụng vũ lực trong quá trình bắt giữ 3 tàu hải quân và 24 thủy thủ của Ukraine Tuy nhiên, Tòa cho rằng bối cảnh mà vũ lực được sử dụng có liên quan cụ thê và những gì đã xảy ra là sử dụng vũ lực trong bối cảnh của một hoạt động thực thi pháp luật chứ không phải là một hoạt động quân sự

Tòa án cho biết thêm rằng các tình tiết nêu trên của vụ việc ngày 25 tháng I1 năm 2018 cho thấy việc Liên bang Nga bắt giữ và giam giữ các tàu hải quân Ukraine dién ra trong bỗi cảnh hoạt động thực thi pháp luật Các thủ tục tổ tụng tiếp theo và các cáo buộc chống lại các quân nhân đã làm rõ hơn nữa cho bản chất thực thi pháp luật của Liên bang Nga Dựa trên thông tin và băng chứng có sẵn, Tòa án

cho rằng điểm b khoản I Điều 298 UNCLOS 1982 không được áp dụng trong

trường hợp hiện tại Đối với các yêu cầu theo Điều 283 của Công ước liên quan đến trao đôi quan điểm, Tòa án đề cập đến công hàm của Ukraine ngày L5 tháng 3 năm 2019, trong đó

Trang 8

thê hiện rõ ràng Ukraine sẵn sảng trao đổi quan điểm với Liên bang Nga về cách thức giải quyết của họ và tranh chấp được giải quyết trong một khung thời gian cụ thể Sau đó, Tòa án đề cập đến phản ứng của Liên bang Nga vào ngày 25 tháng 3 năm 2019 và tuyên bố rằng phản ứng nảy có tính chất đến mức Ukraine có thế kết luận một cách hợp lý trong các trường hợp là khả năng đạt được thỏa thuận đã hết Theo đó, Tòa án cho rằng việc đề cập trên là đủ đề có thể thấy được các yêu cầu của Điều 283 đã được thỏa mãn trước khi Ukraine tiến hành tố tụng Trọng tài

Cuối cùng, từ những lập luận trên ITLOS đã khẳng định chuỗi hành động của Liên bang Nga khi bắt giữ 3 tàu hải quân và 24 thủy thủ của Ukraine là hoạt động thực thí pháp luật, vì vậy Tòa Trọng tài Phụ lục VỊI UNCLOS 1982 hoản toàn có thâm quyền xét xử vụ kiện và ITLOS cũng có thâm quyền ra Quyết định áp dụng những biện pháp khân cấp tạm thời

1.3.2 Tòa đưa ra phản quyết đối với vụ franh chấp nh sau Trong khi chờ phán quyết của Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS 1982, Tòa án ra Quyết định các biện pháp khân cấp tạm thời theo quy định tại khoản 5 Điều 290 UNCLOS 1982 như sau:

I.Liên bang Nga sẽ thả ngay các tàu hải quân của Ukraine bao gồm: Berdyansk, Nikopol va Yani Kapu, và trao trả nó cho Ukraine;

2 Lién bang Nga sé ngay lập tức trả tự do cho 24 quân nhân Ukraine bị giam giữ và cho phép họ trở về Ukraine;

3 Ukraine và Liên bang Nga sẽ kiềm chế không thực hiện bất kỳ hành động nào có thê làm trầm trọng thêm hoặc kéo dài tranh chấp được đệ trình lên Tòa trọng tai theo Phu luc VII

2 Trình bày quan điểm của nhóm 2.1 Quan điểm của các học giả về vụ án

Về phía các nhà phân tích, họ cho rằng vu VIỆC lần này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng nguy hiểm mới giữa hai quốc gia láng giéng Ukraine - Nga von đang trong tỉnh trạng “cơm không lành, canh không ngọt” suốt bấy lâu nay Vụ việc xảy ra được cho là sự cố hàng hải nghiêm trọng nhất giữa Nga và Ukraine kế từ năm 2014 tới nay, có thê làm gia tăng căng thang đáng kê giữa hai nước Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng không quá bất ngờ đối với sự kiện này bởi căng thắng xung quanh eo biển Kerch đã âm ỉ từ lâu, khi các quan chức Ukraine cáo buộc Nga phong tỏa cửa ngõ duy nhất đề tàu Ukraine tiến vào các cảng trên bờ biển Azov, còn Nga thi tố Ukraine liên tục xâm phạm lãnh thô một cách hung hăng"

Những nhà chính trị gia đại điện cho các quốc gia hầu hết đều lên tiếng ủng hộ Ukraine, như: Bộ trướng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cho biết London sẽ đứng về phía Ukraine trong căng thắng giữa Kiev và Moscow gan 1 thang qua Cu thê, Anh đã điều tau chién hai quan Hoang gia HMS Echo téi Bién Đen như là động thai cho thay su ung hé cua London voi Ukraine Phat biéu khi dén Odessa phia 4 T Minh, “Vi sao Nga bat gitt 3 tau quan sw cua Ukraine trên Bién Den?”, [https://cand.com.vn/The-gioi-24h/Chi-tiet-dien-bien-vu-Nga-bat-giu-3-tau-quan- su-cua-Ukraine-i5006 19/], (truy cập ngày 18/11/2022)

Trang 9

nam Ukraine ngay 21/9, 6ng Wiliamson cho biét: “Ly do HMS Echo xuất hiện ở đây nhằm thể hiện tỉnh thân đoàn kết của Anh với Uraine và Kiev không đứng đơn độc một mình""; Phát biểu tại phiên họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 26/11/2018, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley đã chỉ trích việc Nga bắt giữ tàu hải quân Ukraine ở eo biển Kerch là vi phạm pháp luật, đồng thời kêu gọi Moscow thả các tàu và thủy thủ của Ukraine Cu thê Đại sứ Haley nói: “ Những gì chúng tôi chứng kiến cuối tuân qua là một hành động liễu lĩnh nữa của Nga Mỹ sẽ tiếp tục ứng hộ người dân Uaine trước các hành động gây hấn của Nga”; Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Macron cho rằng 24 thủy thủ trên ba tàu chiến Ukraine đang bị Nga giam đề xét xử “cần được đón năm mới cùng gia đình” Họ cũng bảy tó lo ngại về cái gọI là “việc Nga dùng sức mạnh quân sự ở eo biến Kerch và kiêm soát quả mức Biến Azov”.°

Ngoài ra, những cá nhân đại diện cho các tổ chức lớn trên thế giới cũng bảy tỏ quan điểm lên án hành động của Nga, đơn cứ như Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho rằng việc Nøa sử dụng vũ lực đối với các tàu hải quan Ukraine la “hoàn toàn không thể chấp nhận được” Ông cũng nêu rõ ở họp báo trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở thủ đô Buenos Aires (Argentina) rằng: “Châu Âu đoàn kết trong việc ủng hộ chủ quyển và toàn vẹn lãnh thô của Uraine Đây là lý do vì sao tôi chắc chắn EŨ sẽ gia hạn lệnh trừng phạt đối với Nga trong tháng 12

2.2 Quan điểm của Tòa án hoặc đương sự về vụ việc tương tự Ngày 6 tháng 5 năm 2019, Thụy Sĩ gửi cho NIgeria thông báo khởi kiện

Nigeria theo thủ tục tai Phy luc VII UNCLOS 1982 liên quan đến việc Nigeria bắt

giữ tàu M/T San Padre PIo mang cờ Thụy Sĩ hơn một năm trước đó Ngày 21 tháng

5 năm 2019, Thụy Sĩ viện đẫn Điều 290 UNCLOS 1982 đề nghị ITLOS áp dụng

biện pháp khẩn cấp tạm thời

2.2.1 Lập luận của các bên Về phía Thụy Sĩ, họ đã đưa ra những lập luận sau đây: Tàu San Padre Pio bị bắt tại vị trí cách bờ biển Nigeria 32 hải lý - tức là khả năng cao là nằm ngoài lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải của Nigeria, và không năm trong phạm vi vùng an toàn của bất kỳ công trình nhân tạo nào, Thụy Sĩ cho rằng s Đức Hoàng, “Anh điều tàu chiến đến Biên Đen ủng hộ Ukraine đối phó Nga”, [https://dantri.com.vn/the-gioi/anh-dieu-tau-chien-toi-bien-den-ung-ho-ukraine-doi- pho-nga-20181222101302802.htm], (truy cập ngày 18/11/2022)

s Khánh Lynh, “Lãnh đạo Đức, Pháp yêu cầu Nga thả các thủy thủ tàu chiến Ukraine”, [https://vnexpress.net/lanh-dao-due-phap-yeu-cau-nga-tha-cac-thuy-thu- tau-chien-ukraine-386 I I15.htm]], (truy cập ngày 18/11/2022)

7 Trần H D Minh, “[143] Quyết định ngày 06.07.2019 của Tòa ITLOS áp

dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Vụ M/T San Padre Pio giữa Thụy Sĩ và NIeeria”, [https://1uscoeens-vIe.ore/2019/07/08/143/], (truy cập ngày 19/11/2022)

Trang 10

Nigeria đã xâm phạm quyền tự do hàng hải và các hoạt động sử dụng biên hợp pháp khác của họ

Thuyền trưởng cùng 3 cán bộ của Thụy Sĩ đã được tại ngoại sau khi nộp bảo lãnh, tuy nhiên họ vẫn bị Niperia buộc ở lại tàu, không được tham gia các phiên tòa, không duoc roi tau ké cả trong trường hợp khẩn cấp y tế Thụy Sĩ yêu cầu Nigeria cung cấp nhiên liệu và thả tàu San Pdre Pio, thả thuyền trưởng và 3 cán bộ, và cho phép họ rời khỏi Nigeria, và yêu cầu Nigeria tạm đừng mọi biện pháp tố tụng và hành chính hiện nay

Về phía Nigeria, họ cũng đưa ra những quan điểm của mình: Lý giải cho việc ngày 23 tháng | nam 2018 tau San Padre Pio mang co cua Thuy Si bi Hai quan Nigeria bắt giữ trên vùng đặc quyên kinh tế của Nigeria là bởi vi ho cho rang tau này có “đính liu đến một trong các vụ việc sang mạn dấu khi từ tau sang tàu (ship-to-ship ‘STS’ transfers of gasoil)”;

Tau San Padre Pio không có đủ giấy tờ cho phép thực hiện việc sang mạn dầu khí theo quy định của Nigeria Tàu này được chuyên về cảng biến của Nigeria và nhân viên trên tàu bị tạm giữ đề điều tra

Cơ quan chức năng của Nigeria cáo buộc thuyễn trưởng, 3 cán bo va tau San Padre Pio: “ da thong đồng với nhau thực hiện hành vi vi phạm về phân phối, kinh doanh s sản phẩm dâu khí mà không có giấy phép hợp pháp, cung cấp giấy tờ

không chính xác cho Hải quan’ 2.2.2 Phan quyết của T: òa ITLOS cho rằng các quyền mà Thụy Sĩ muốn bảo vệ bao gồm quyên tự do hàng hải và các hoạt động sử dụng biên hợp pháp khác theo Điều 58 trên vùng EEZ của Nigeria là có cơ sở đề xác lập

Mặc dù tranh chấp giữa Thụy Sĩ và Nigeria được đệ trình lên Tòa trọng tải theo Phụ lục VIIUNCLOS 1982, đồng nghĩa với việc Tòa trọng tài sẽ có thắm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khân cấp tạm thời; tuy nhiên việc thành lập Tòa trọng tài cân một thời gian nhất định, vì vậy trong giai đoạn chờ thành lập Tòa thì thắm quyền này sẽ thuộc về ITLOS - một Tòa án thường trực theo quy định tại khoản 5 Điều 290 UNCLOS 1982

ITLOS quyết định: Về phía Nigeria, nước này sẽ thả và cho phép rời khỏi Nigeria đối với tàu, hàng hóa, thuyền trưởng và các thủy thủ của tàu San Padre Pio; về phía Thụy Sĩ, nước này phải ký bảo lãnh trị giá 14 trigu USD và bao dam rằng thuyền trưởng và thủy thủ của tàu sẽ quay lại Nigeria để bị xét xử nếu Tòa trọng tài

kết luận Nigeria không vi phạm UNCLOS 1982 2.3 Quan điểm của nhóm

Theo nhóm, việc Ukraine đệ trình vụ việc Nga đã bắt giữ 3 tàu hải quân và 24 thủy thủ của Ukraine lên ITLOS là hoàn toàn phủ hợp với quy định của UNCLOS 1982, có thể giải quyết được một cách công bằng cho cả hai bên Điều đó đồng nghĩa với việc Liên bang Nga cho rang ITLOS không có quyền đưa ra các biện pháp khẩn cấp tạm thời là hoàn toàn không đúng Cuối cùng, nhóm có thế khăng định rằng ITLOS hoàn toàn có thâm quyền đề giải quyết vụ tranh chấp giữa Ukraine

Ngày đăng: 10/09/2024, 22:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w