Các hoạt động tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ type 2 Theo khuyến cáo của IDF năm 2017, Hội Đái tháo đường Canada 2013 và Hướng dẫn chế độ ăn cho NB ĐTĐ của Bộ Y tế năm 2017[2] , những nội
TỔNG QUAN
Tổng quan về bệnh đái tháo đường
1.1.1 Định nghĩa bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường là một nhóm rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi đường huyết cao Tình trạng này có thể do suy giảm tiết insulin, giảm tác dụng của insulin hoặc cả hai Đường huyết cao kéo dài gây ra các rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protein, chất béo và tổn thương nhiều cơ quan như tim mạch, thận, mắt và thần kinh.
Một định nghĩa ngắn gọn hơn về bệnh ĐTĐ là rối loạn chuyển hóa của nhiều nguyên nhân, bệnh được đặc trưng tình trạng tăng đường huyết mạn tính phối hợp với rối loạn chuyển hóa carbohydrat, lipid và protein do thiếu hụt của tình trạng tiết insulin, tác dụng của insulin hoặc cả hai[14]
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa ĐTĐ là một hội chứng với biểu hiện là lượng đường huyết trong máu tăng liên quan đến thiếu hoặc mất toàn bộ insulin do suy yếu bài tiết và hoạt động của men này[8],[43]
1.1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh [2],[14],[43]
Chẩn đoán xác định ĐTĐ khi có một trong các tiêu chuẩn dưới đây:
1) Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l kèm theo các triệu chứng của tăng glucose máu (khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, gầy sút)
2) Glucose máu lúc đói (nhịn ăn từ 8 – 14 giờ) ≥ 7,0 mmol/l trong 2 buổi sáng khác nhau
3) Nghiệm pháp dung nạp glucose máu: glucose máu 2 giờ sau uống 75 g glucose khan ≥ 11,1 mmol/l
4) HbA1C (định lượng theo phương pháp chuẩn bằng sắc ký lỏng cao áp)
Nếu không có các triệu chứng của tăng glucose máu thì tiêu chuẩn 2 –
4 phải được làm nhắc lại Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ vẫn được giữ nguyên như trên cho đến hướng dẫn mới nhất năm 2017 của Hội ĐTĐ Mỹ [14]
Thư viện ĐH Thăng Long
1.1.3 Phân loại đái tháo đường [2], [14]
* Phân loại bệnh ĐTĐ: Đái tháo đường có các loại sau:
- Đái tháo đường týp 1: chiếm 5-10% trong tất cả các trường hợp được chẩn đoán ĐTĐ Nguyên nhân do tế bào Beta bị phá hủy, gây sự thiếu hụt Insulin tuyệt đối cho cơ thể ĐTĐ týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được phát hiện trước tuổi 40 Người bị bệnh ĐTĐ type 1 có đời sống phụ thuộc hoàn hoàn vào Insulin
Đái tháo đường týp 2 là dạng phổ biến nhất, chiếm tới 90% các trường hợp mắc bệnh Nó thường liên quan đến thừa cân, béo phì và kháng insulin Đối với bệnh nhân đái tháo đường týp 2, chế độ ăn uống và tập thể dục là nền tảng của điều trị Tuy nhiên, chức năng tế bào beta tụy giảm dần trên nền tảng kháng insulin, dẫn đến việc nhiều bệnh nhân cuối cùng phải điều trị bằng insulin ngoại sinh Đặc điểm cơ bản nhất trong đái tháo đường týp 2 là sự tương tác giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường.
+ Thiếu hụt di truyền chức năng tế bào ò, bao gồm cú cỏc thể: nhiễm sắc thể 12 HNF - 1α (thể MODY 3); NST 7.Glucokinase (thể MODy 2); NST 20.HNF - 4 α (thể MODY 1); ADN của ty lạp thể (motochondrial)
+ Thiếu hụt di truyền về tác động của insulin, bao gồm có các thể: kháng insulin týp A; hội chứng Leprechaunism; hội chứng Rabson – Mendelhall; ĐTĐ teo mô mỡ
+ Bệnh tuyến tụy ngoại tiết, bao gồm các thể: viêm tụy mạn, xơ sỏi tụy; chấn thương tụy, cắt tụy toàn bộ; ung thư tụy; xơ nang tụy
+ ĐTĐ thứ phát sau các bệnh nội tiết, bao gồm: bệnh to đầu chi (Acromegaly); hội chứng Cushing; cường giáp; u tủy thượng thận; u tế bào tiết Glucagon,
+ ĐTĐ do thuốc hoặc hóa chất, bao gồm: Glucocorticoid; hoocmon tuyến giáp; acid Nicotinic, Diazoxid, thiazid,
+ Nhiễm khuẩn: virus sởi, quai bị
+ Một số hội chứng di truyền kết hợp với bệnh ĐTĐ, như: hội chứng Down, hội chứng Klinefelter,
+ ĐTĐ thai kỳ: bệnh được phát hiện khi mang thai và được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ týp 1 , týp 2 trước đó
1.1.4 Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ týp 2 [14]
Xảy ra khi khả năng bài xuất insulin của Tế bào ò của tụy khụng đỏp ứng được nhu cầu chuyển hóa, nên tình trạng kháng insulin có thể thấy ở hầu hết người bệnh có ĐTĐ týp 2 và tăng đường huyết Thiếu hụt tiết insulin điển hình sẽ xảy ra sau một giai đoạn tăng insulin mỏu nhằm bự trừ cho tỡnh trạng khỏng insulin Khi cỏc tế bào ò bị suy trong suốt cuộc đời dẫn tới biểu hiện tiến triển của bệnh và người bệnh phải điều trị bằng insulin Thiếu hụt insulin bao gồm mất phóng thích insulin pha đầu và mất dạng tiết pha động của insulin Tăng đường huyết tham gia vào quá trình gây suy giảm chức năng tế bào ò Tăng mạn tớnh cỏc acid bộo tự do cũng là một đặc trưng khỏc của ĐTĐ týp 2 Các thay đổi mô bệnh học trong đảo Langerhans ở người bệnh ĐTĐ týp 2 lõu ngày kộo dài dẫn đến tỡnh trạng tớch tụ amyloid và giảm số lượng cỏc tế bào ò sản xuất insulin Do vậy, người bệnh cần phải bổ sung insulin cho cơ thể
Bên cạnh yếu tố di truyền chỉ giải thích được 50% rối loạn chuyển hóa, tình trạng kháng insulin còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như béo phì, đặc biệt là béo bụng và gan nhiễm mỡ Người cao tuổi và ít vận động cũng có nguy cơ kháng insulin cao hơn.
1.1.5 Biến chứng của đái tháo đường [2],[14],[43]
- Biến chứng cấp tính như:
+ Hôn mê nhiễm toan chuyển hóa: nguyên nhân do tăng các hoocmon gây tăng đường huyết và thiếu hụt insulin làm tăng sản xuất glucose tại gan, giảm chuyển hóa glucose, tăng ly giải lipid tăng tổng hợp thể ceton gây toan ceton Hậu quả cuối cùng dẫn đến hiện tượng lợi tiểu thẩm thấu gây mất nước và điện giải, toan chuyển hóa Biểu hiện lâm sàng người bệnh có dấu hiệu mất nước như: khát nhiều, da khô, chuột rút, mạch nhanh, huyết áp tụt; nặng hơn thì lơ mở, hôn mê kèm theo dấu hiệu nhiễm toan chuyển hóa như: nôn, buồn nôn, kiểu thở Kussmaul, hơi thở có mùi aceton
+ Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu: biến chứng này thường găp ở người bệnh ĐTĐ týp 2 liên quan đến đường huyết tăng cao, mất nước nặng do tăng đường niệu và lợi tiểu thẩm thấu gây ra tình trạng mất nước Khi áp lực thẩm thấu > 320 – 330 mOsm/kg, nước sẽ bị kéo ra khỏi các neuron thần kinh trung ương gây tình trạng lú
Thư viện ĐH Thăng Long
Biểu hiện lâm sàng của tăng đường huyết gồm mệt mỏi, tiểu nhiều, khát nước, nhìn mờ, mạch nhanh Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp, rối loạn ý thức, thậm chí hôn mê Tình trạng tăng đường huyết thường tiến triển âm thầm trong vài ngày đến vài tuần.
+ Biến chứng vi mạch máu: có 2 thể bệnh võng mạc chính: biến chứng võng mạc không tăng sinh bao gồm vi phình mạch, xuất huyết hình chấm, xuất huyết – phù võng mạc tổn thương tại hoàng điểm có thể gây mù Hoặc biến chứng đục thủy tinh thể
+ Bệnh lý mạch máu lớn: bệnh mạch vành, tăng huyết áp, bệnh mạch máu ngoại biên
+ Biến chứng thần kinh: viêm dây thần kinh ngoại biên kiểu đối xứng 2 bên,
NB có cảm giác tê bì dị cảm, tăng cảm giác và đau
+ Bàn chân người ĐTĐ: là biến chứng hay gặp nhất và là nguyên nhân cắt cụt chi hay tử vong ở người bệnh ĐTĐ
+ Các biến chứng nhiễm khuẩn thường gặp như: viêm da, niêm mạc, viêm phổi, viêm tiết niệu, viêm bàng quang con số này là 163,9 triệu người mắc [30]
1.1.6 Điều trị bệnh ĐTĐ týp 2
Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường týp 2 (Ban hành kèm quyết định số 5481/QĐ - BYT ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ Y tế) 2020[2]
* Nguyên tắc điều trị a Lập kế hoạch toàn diện, tổng thể, lấy người bệnh làm trung tâm, cá nhân hóa cho mỗi người mắc đái tháo đường, phát hiện và dự phòng sớm, tích cực các yếu tố nguy cơ, giảm các tai biến và biến cố b Đánh giá tổng thể và quyết định điều trị dựa trên cơ sở:
- Tình trạng sức khỏe chung, bệnh lý đi kèm, các chức năng trong hoạt động thường ngày, thói quen sinh hoạt, điều kiện kinh tế, xã hội, yếu tố tâm lý, tiên lượng sống, cá thể hoá mục tiêu điều trị
Tổng quan tự chăm sóc ở người bệnh đái tháo đường týp 2
1.2.1 Định nghĩa về tự chăm sóc
Tự chăm sóc bao gồm thực hành các hoạt động do cá nhân chủ động thực hiện để duy trì cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc của mình Những hoạt động này có thể bao gồm chăm sóc sức khỏe thể chất, quản lý căng thẳng, nuôi dưỡng tinh thần và các hành vi tích cực khác Tự chăm sóc giúp cá nhân nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện mức độ hạnh phúc và đối phó tốt hơn với những thách thức trong cuộc sống.
Tự chăm sóc ở người bệnh ĐTĐ týp 2 được định nghĩa là một quá trình của sự phát triển kiến thức và nhận thức bằng việc học cách tồn tại, thích nghi với tính chất phức tạp của bệnh ĐTĐ trong một bối cảnh xã hội Vì hầu hết sự chăm sóc hàng ngày cho NB được thực hiện bởi chính bản thân họ hoặc người chăm sóc chính [41]
1.2.2 Các hoạt động tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ type 2
Theo khuyến cáo của IDF năm 2017, Hội Đái tháo đường Canada 2013 và Hướng dẫn chế độ ăn cho NB ĐTĐ của Bộ Y tế năm 2017[2] , những nội dung trong tự chăm sóc của NB bao gồm các nội dung chăm sóc sau: ăn uống lành mạnh, hoạt động thể lực phù hợp, kiểm soát tốt đường huyết, tự dùng thuốc đúng và đủ, tự chăm sóc bàn chân để giảm biến chứng [2]
- Chế độ ăn, tiết chế: đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quản lý bệnh của NB Chế độ ăn cần đảm bảo đủ tổng năng lượng để giữ cân nặng bình thường Đảm bảo cân đối giữa Protein, Glucid và Lipid theo tỷ lệ: 15-20% protien:
55% Glucid : 20 30 % Lipid Cần bổ sung thêm chất xơ, hoa quả và vitamin cùng các yếu tố vi lượng trong chế độ ăn[6]
Để tránh tình trạng tăng hoặc hạ đường huyết đột ngột, nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày Tỷ lệ giữa các bữa ăn như sau: bữa sáng (10% năng lượng của bữa phụ sáng), bữa trưa (30%), bữa chiều (10%), bữa tối (30%), và bữa phụ trước khi đi ngủ (10%) Các bữa ăn được phân bổ đều đặn sẽ giúp duy trì mức đường huyết ổn định trong ngày.
Nên duy trì ổn định 3 bữa ăn chính trong ngày Đối với người cân nặng ổn định, đường huyết kiểm soát tốt không cần thiết phải ăn thêm bữa phụ hoặc chia nhỏ bữa ăn Người bệnh chỉ ăn thêm bữa phụ khi phải vận động nhiều: đi bộ, chơi thể thao Đối với những người bệnh có nguy cơ bị hạ đường huyết và gây nguy hiểm như người cao tuổi, có các biến chứng tim mạch nặng nề, suy thận hoặc đang dùng thuốc kích thích tụy bài tiết insulin và đặc biệt người bệnh đang tiêm insulin thì cần xem xét có bữa phụ, đặc biệt trước khi đi ngủ để tránh hạ đường huyết trong đêm Người bệnh không nên ăn bữa phụ sáng vì sau bữa sáng đường huyết thường cao nhất trong ngày do liên quan đến các hormon làm tăng đường huyết của cơ thể [6]
- Hoạt động thể lực: giúp tăng khả năng thích ứng về tim mạch, hô hấp, độ dẻo giúp cơ thể khỏe mạnh
Các hình thức tập: đi bộ, đi xe đạp, tập thể dục nhịp điệu, NB nên hoạt động ở mức vừa phải đến mức độ mạnh 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/ tuần hay tổng cộng
150 phút/ tuần Chú ý cần kiểm tra đường huyết, đo huyết áp, nhịp tim trước khi luyện tập Không luyện tập khi đường máu > 250 – 270 mg/dL và ceton dương tính [2]
- Hoạt động tự kiểm tra đường huyết: các thời điểm thực hiện độ đường máu là trước bữa ăn sáng, sau bữa ăn trưa, trước hoặc sau khi tập thể dục, buổi tối trước khi đi ngủ Trong các trường hợp tăng hoặc giảm hoạt động thể lực, căng thẳng tâm lý, thay đổi hay điều chỉnh thuốc, có các dấu hiệu như ra mồ hôi đêm hoặc đau đầu thì cần kiểm tra đường máu thường xuyên[2]
- Tuân thủ dùng thuốc: đối với NB ĐTĐ týp 2 khi thực hiện tuân thủ dùng thuốc + Dùng thuốc đúng giờ, đúng liều: dùng thuốc đúng giờ, đúng liều theo đơn của bác sĩ kê sẽ giúp tăng cường hiệu quả của thốc Nên dùng thuốc vào một giờ cố định trong ngày Thông thường thuốc hạ đường huyết tác dụng nhanh được khuyên dùng trước bữa ăn 30 phút; thuốc tác dụng chậm nên sử dụng trước khi ăn 60 phút [31],[44]
Thư viện ĐH Thăng Long
+ Khi thấy đường huyết ổn định, tuyệt đối không ngưng thuốc đột ngột: người bệnh không nên ngưng thuốc đột xuất, vì có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe Đối với người bệnh đái tháo đường sẽ phải chung sống với thuốc suốt cả cuộc đời, bởi việc kiểm soát đường huyết bắt buộc phải dựa trên sự kết hợp chặt chẽ của cả ba yếu tố: Dùng thuốc, ăn uống và luyện tập Nếu mức đường huyết hiện tại của người bệnh đã và đang ổn định, việc duy trì thuốc điều trị vẫn phải tiếp tục [31],[45]
+ Nên kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi uống thuốc: Việc làm này sẽ giúp người bệnh có biện pháp xử lý kịp thời nếu chỉ số này bắt đầu giảm xuống quá thấp Biểu hiện của hạ đường huyết bao gồm: Cảm giác đói cồn cào, thèm ăn, run tay chân, vã mồ hôi, lạnh ẩm, nếu nặng sẽ lơ mơ rồi đi vào hôn mê Đo sẽ thấy chỉ số đường huyết thấp Nguyên nhân do người bệnh tiểu đường dùng quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc ăn uống thất thường, kiêng khem quá mức Khi có các biểu hiện trên người bệnh, nên ngậm ngay 1 viên kẹo, ăn 1 chiếc bánh quy hoặc uống 1 cốc sữa để làm tăng đường huyết trở lại[31]
- Hoạt động chăm sóc bàn chân: là hoạt động cần thiết trong tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ týp 2 Người bệnh kiểm tra chân hàng ngày bằng cách: kiểm tra những kẽ ngón chân, kẽ móng chân xem có vết xước, chai sạn, da vùng đó có khô nứt hay có dấu hiệu bất thường gì không
Vệ sinh chân sạch sẽ bằng cách sử dụng xà phòng nhẹ và nước ấm để vệ sinh chân, sau đó lau khô nhẹ nhàng Cắt móng tay, móng chân thường xuyên, tránh cắt quá sát phần da
Bảo vệ đôi chân với giày và tất sạch hàng ngày
Nếu chân bị tổn thương cần chăm sóc như một vết thương: sát trùng vị trí trầy xước, nếu vết thương lâu lành thì cần khám bác sĩ ngay.
Một số yếu tố liên quan đến kết quả tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường týp 2
1.3.1 Mối liên quan giữa tuổi với kết quả tự chăm sóc
Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh mãn tính càng gia tăng Theo Hiệp hội ĐTĐ thế giói, người bệnh mắc bệnh ĐTĐ gia tăng theo tuổi và các bệnh biến chứng của ĐTĐ cũng tăng ở những người trên 60 tuổi [42] Thêm vào đó, người cao tuổi có thể sẽ không thực hiện tốt chăm sóc do trí nhớ kém, hoặc các hoạt động chăm sóc hạn chế
Nghiên cứu tại Đông Bắc Ethiopia cho thấy 63,8% bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 thực hành tự chăm sóc tốt Những người trẻ tuổi có khả năng chăm sóc tốt hơn Do đó, điều dưỡng viên cần hiểu rõ vấn đề này để tư vấn hiệu quả cho bệnh nhân, đặc biệt là người cao tuổi.
1.3.2 Mối liên quan giữa giới tính với kết quả tự chăm sóc
Giới tính là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự chăm sóc của người bệnh Nghiên cứu của Alhaiti và cộng sự đã chỉ ra rằng phụ nữ có mức độ tự chăm sóc cao hơn so với nam giới.
Bình thường, nữ giới có ý thức chăm sóc bản thân cẩn thận hơn và nam giới thường có những thói quen không có lợi như hút thuốc, uống chất kích thích và thường gặp gỡ bạn nhè hơn nên vấn đề thực hiện chế độ ăn kiêng của nam sẽ khó khăn hơn ở nữ rẩt nhiều
1.3.3 Mối liên quan giữa trình độ học vấn với kết quả tự chăm sóc
Trình độ học vấn của bệnh nhân càng cao thì họ càng có hiểu biết về bệnh nhiều hơn và kiến thức về chăm sóc, phòng bệnh tốt hơn Một số nghiên cứu cho thấy, người bệnh có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tự chăm sóc càng tốt [4],[34]
Do vậy, Điều dưỡng cần quan tâm tới trình độ học vấn của người bệnh để có kế hoạch tư vấn GDSK phù hợp với từng đối tượng người bệnh
1.3.4 Mối liên quan giữa nghề nghiệp với kết quả tự chăm sóc
Người bệnh có công việc ổn định, mức lương thu nhập tốt sẽ giúp người bệnh có đủ điều kiện tốt hơn trong thực hiện tự chăm sóc Đối với những người lao động tự do thì rất khó tự chăm sóc cho chính mình bởi công việc, giờ giấc không ổn định do vậy phần nào cũng ảnh hưởng tương đối đến kết quả tự chăm sóc cho chính mình
Nghề nghiệp tác động đến chế độ nghỉ ngơi của người bệnh, đặc biệt là những người làm ca đêm như công nhân hoặc nhân viên y tế Ngoài ra, nghề nghiệp cũng ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc sức khỏe, với những nghề nghiệp như nông nghiệp sẽ khó có thể tự chăm sóc bàn chân tốt như viên chức nhà nước Do đó, cần có những hướng dẫn chăm sóc cụ thể cho từng đối tượng để đảm bảo họ thực hiện tốt hoạt động tự chăm sóc bản thân.
Thư viện ĐH Thăng Long
1.3.5 Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với kết quả tự chăm sóc
Thời gian mắc bệnh càng dài thì nguy cơ biến chứng của bệnh càng cao Người bệnh ĐTĐ có thể dẫn đến các biên chứng như tim mạch, biến chứng thần kinh ngoại vi, biến chứng võng mạc, biến chứng bàn chân, hoặc nặng hơn là suy thận,…[42] Do vậy, người bệnh khi đã có biến chứng thì tự chăm sóc và điều trị càng khó khăn.
Học thuyết Điều dưỡng ứng dụng trong nghiên cứu
Dorothea Orem’s (1971) xác định việc chăm sóc điều dưỡng cần nhấn mạnh về việc NB tự chăm sóc Orem khẳng định việc tự chăm sóc NB cần được hướng dẫn, chỉ dẫn họ cách thức để tự họ làm, NB sẽ thích thú vì thấy đời sống của họ vẫn còn có ý nghĩa, sức khỏe được dần dần từng bước được nâng cao Mục tiêu của học thuyết Orem là giúp người bệnh có năng lực tự chăm sóc Khi họ có khả năng về tâm sinh lý và nhu cầu xã hội, việc nâng cao này được phát triển đến khi NB tự làm lấy tất cả Bà đã đưa ra 3 mức độ có thể tự chăm sóc:
- Phụ thuộc hoàn toàn: NB không có khả năng tự chăm sóc, theo dõi và kiểm soát các hoạt động hàng ngày của mình phải nhờ vào điều dưỡng hoặc người chăm sóc trực tiếp cho họ
- Phụ thuộc một phần: chăm sóc hỗ trợ khi NB bị hạn chế về việc tự chăm sóc, điều dưỡng cung cấp, giúp đỡ việc chăm sóc một phần cho họ
- Không cần phụ thuộc: NB tự mình hoàn toàn chăm sóc, điều dưỡng hướng dẫn, tư vấn cho họ tự làm Áp dụng học thuyết Orem trong tuân thủ điều trị ở người bệnh ĐTĐ chính là nâng cao khả năng tự chăm sóc cho người bệnh Họ tự chăm sóc bản thân như tự theo dõi đường huyết, tự tập vận động hay tuân thủ chế độ dinh dưỡng, tự lấy thuốc uống đúng giờ Mặt khác, nếu trường hợp già và có biến chứng thì họ có thể cần sự trợ giúp từ người khác để việc tuân thủ điều trị đạt kết quả cao Như vậy, đa phần những công việc chăm sóc bản thân hàng ngày của bệnh nhân ĐTĐ sẽ được thực hiện bởi chính họ hoặc gia đình họ Vì vậy, việc đo lường khả năng tự chăm sóc của người mắc ĐTĐ rất quan trọng.
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường týp 2
Nghiên cứu của Malini H và cs năm 2022 về tự chăm sóc và chất lượng cuộc sống của NB ĐTĐ týp 2 trong thời kỳ Covid-19 tiến hành trên 89 NB tại Trung tâm y
15 tế cộng đồng có sử dụng thang đo đánh giá tự chăm sóc SDSCA và thang đo chất lượng cuộc sống WHOQOL-BREF cho kết quả: tự chăm sóc ở NB mắc ĐTĐ týp 2 trong đại dịch COVID-19 có thời gian trung bình là 3,07 ngày mỗi tuần, trong đó việc quản lý tự chăm sóc được phân loại là trung bình (70,8%) Khía cạnh quản lý tự chăm sóc cao nhất được thực hiện bởi những người được hỏi là điều trị bằng thuốc với trung bình 6,88 (97%) ngày một tuần, tiếp theo là khía cạnh chế độ ăn uống với 4,69 (67%) ngày một tuần Sau đó, khía cạnh hoạt động thể chất có trung bình là 2,39 (34%) ngày trong một tuần và khía cạnh chăm sóc bàn chân có trung bình là 2,16 (31%) trong một tuần Khía cạnh quản lý tự chăm sóc thấp nhất là theo dõi đường huyết, với 1,15 (16%) ngày một tuần[37]
Nghiên cứu của Nejat N và cs về tự chăm sóc và các yếu tố liên quan đến tự chăm sóc ở NB ĐTĐ týp 2 tại Iran năm 2021, cho kết quả: 47% người đã không tập thể dục trong tuần qua Điểm trung bình của tuân thủ điều trị là 52,75 ± 28,61 Để kiểm soát lượng đường trong máu, 42% người tham gia sử dụng thuốc uống, 30% sử dụng thuốc tiêm insulin và 28% sử dụng đồng thời thuốc uống và tiêm insulin Điểm tự chăm sóc trung bình về xét nghiệm kiểm soát lượng đường trong máu là 48,68 ± 13,44, trong đó 23% người tham gia đã không kiểm tra lượng đường trong máu của họ trong bảy ngày qua và 26% đã được nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư vấn Điểm tự chăm sóc bàn chân là 24,78 ± 1,12 Có 76% số người đã được kiểm tra lượng đường trong máu trong 2–6 tháng qua Hành vi tự chăm sóc có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với loại hình bảo hiểm ( p =0,007) và biến chứng ( p =0,003) Kết quả t-test độc lập cho thấy nam giới có điểm tự chăm sóc bản thân trung bình cao hơn nữ giới ( p =0,001)[39]
Nghiên cứu cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi DSCQ của tác giả Farinha và cs về tự chăm sóc ở người bệnh ĐTĐ týp 2 tại Brasin năm 2020 cho thấy: với thang Likert từ 0 -7 trong thang đo đánh giá tự chăm sóc, điểm tự chăm sóc chế độ dinh dưỡng lành mạnh đạt 1,9 ± 2,39; tự chăm sóc về tập thể dujg 30 phút/ ngày đạt 1,3 ± 2,43 điểm; theo dõi đường máu đạt 2,8 ± 2,93 điểm, chăm sóc bàn chân trong đó có kiểm tra bàn chân đạt 3,1 ± 3,04, đi giày dép bảo vệ chân đạt 2,3 ± 2,89 điểm, rửa chân và giữ chân khô sạch đạt 4,9 ± 2,81 điểm, có 92,5% người không hút thuốc trong vòng 7 ngày qua [24]
Thư viện ĐH Thăng Long
Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện bởi Gulentie TM và cộng sự (2020) cho thấy rằng 63,8% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 tại các bệnh viện công ở Đông Bắc Ethiopia thực hành tự chăm sóc tốt Các yếu tố dự báo độc lập liên quan đến hành vi tự chăm sóc tốt bao gồm: tuổi trẻ, thu nhập hàng tháng trung bình hoặc cao, sử dụng thuốc hạ đường huyết uống (OHA) hoặc insulin, có hỗ trợ xã hội, được giáo dục về bệnh tiểu đường từ các chuyên gia y tế hoặc phương tiện truyền thông.
Một nghiên cứu khác của Alhaiti và cs về thực hành chăm tự chăm sóc của NB ĐTĐ týp 2 tại Ả rập xê út năm 2020 sử dụng bộ công cụ đánh giá tự chăm sóc ở NB ĐTĐ sửa đổi (SDSCA), kết quả nghiên cứu cho thấy: việc tuân thủ các hoạt động tự chăm sóc bao gồm chế độ ăn uống, tập thể dục và chăm sóc bàn chân tương đối kém trong khi việc uống thuốc được tuân thủ nghiêm ngặt Cụ thể: dùng thuốc (6,13 ± 1,25 ) Theo dõi glucose (4,15 ± 2,42) và chăm sóc chân (3,28 ± 1,68) ở mức trung bình, và việc tuân thủ kế hoạch ăn kiêng và tập thể dục được cho là ở mức kém với 2,57 ± 1,73 và 2,13 ± 2,0 tương ứng [19]
Năm 2020 tác giả Karthick và cs cũng sử dựng thang đo SDSCA để đánh giá thực hành tự chăm sóc ở ngừi bệnh ĐTĐ týp 2 tại vùng nông thôn của Tamil Nadu, kết quả nghiên cứu cho thấy: tổng số 250 NB tham giá NC có thực hành chăm sóc tốt là rất thấp (5,6%) Thực hành chăm sóc bản thân vừa phải phổ biến ở 42% số người tham gia nghiên cứu trong khi phần lớn (52,4%) dân số nghiên cứu có thực hành chăm sóc bản thân kém Tuân thủ cao đối với xét nghiệm đường huyết (75,2%) và thuốc (70,4%) trong dân số nghiên cứu trong khi tuân thủ chăm sóc bàn chân kém (17,6%) NC cho thấy liên hệ giữa hoạt động tự chăm sóc với trình độ học vấn và nghề nghiệp được cho là có ý nghĩa thống kê p < 0,05 [34]
Nghiên cứu mô tả cắt ngang về kiến thức và thực hành tự chăm sóc trên 300
NB có ĐTĐ týp 2 của Lê Việt Hạnh và Trần Thị Thanh Hương năm 2022, tại Bệnh viện Xây dựng, chỉ có 56,3% người bệnh thực hành tốt về tự chăm sóc với điểm trung bình là 14,28 ± 2,71 trên tổng điểm 21; trong đó có 61,3% NB tự chăm sóc tốt về chế độ dinh dưỡng, 64,7% có tập thể dục thường xuyên, 37,3% có thực hành theo dõi đường huyết, 91,7% có thực hành dùng thuốc đúng chỉ định Thực hành tự chăm sóc có mối liên quan đến trình độ học vấn, thời gian mắc bệnh, kiến thức tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ týp [4]
Nghiên cứu của Dương Mộng Liên tại Bệnh viện Quân Dân Y Sóc Trăng năm
2020 – 2021 về “Khả năng tự chăm sóc và các yếu tố liên quan ở người bệnh ĐTĐ týp 2 tại phòng khám Bệnh viện Quân Dân Y Sóc Trăng ” thực hiện trên 415 đối tượng có ĐTĐ týp 2 đang điều trị ngoại trú, có đến 61,4% người có hành vi tự chăm sóc chưa tốt, 38,6% được đánh giá là có hành vi tự chăm sóc tốt Điểm số trung bình về khả năng tự chăm sóc chung khoảng 3,9 (0,7) Trong đó: Người bệnh tuân thủ chế độ ăn tiết chế và tự chăm sóc bàn chân đạt là 4,0 ngày/tuần (với 4,0 ± 1,3 điểm) và 4,3 ngày/tuần (với 4,3 ± 1,0 điểm) Số ngày trong tuần có vận động thể lực bình quân là 3,3 (với 3,3 ± 1,7 điểm) Người bệnh tuân thủ dùng thuốc với điểm số cao nhất 6,6 ± 0,8 (tương đương 7 ngày/tuần) Tuy nhiên điểm số khả năng tự kiểm tra đường huyết chỉ có 1,5 ± 0,7 điểm (chưa đạt 2 ngày/tuần) [7]
Nghiên cứu cắt ngang năm 2017 của Nguyễn Minh Tâm và cộng sự tiến hành nhằm khảo sát hành vi tự chăm sóc của 513 người bệnh được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 tại
4 bệnh viện huyện/thành phố ở tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua bộ câu hỏi đánh giá hành vi tự chăm sóc ở người bệnh ĐTĐ (SDSCA) Nội dung tự chăm sóc được người bệnh thực hiện thường xuyên là tuân thủ chế độ ăn uống (57,1%) và tuân thủ sử dụng thuốc (93,2%) Tỷ lệ thực hiện tốt các hành vi tự kiểm soát nồng độ Glucose máu, tự chăm sóc bàn chân và hoạt động thể lực là rất thấp, lần lượt là 0,4%, 33,9% và 31,6% Tỷ lệ thực hiện tốt hành vi tự chăm sóc ĐTĐ chiếm 32,4% [9]
Thư viện ĐH Thăng Long
Khung lý thuyết
Chúng tôi đề xuất xây dựng khung lý thuyết sau:
Hình 1.1 Khung lý thuyết nghiên cứu
Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 137/QĐ-BYT ngày 16/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế và chính thức đi vào hoạt động ngày 19/9/2007 Bệnh viện những ngày đầu thành lập còn rất sơ khai, thiếu nhân lực, thiếu trang thiết bị, chưa có nguồn bệnh nhân, không có kinh phí của Nhà nước, khó khăn trăm bề Bệnh viện đã vượt khó: từ chỗ chỉ có 150 giường bệnh với hơn 150 CBVC; chỉ có 4 phòng chức năng, 02 khoa lâm sàng, 05 khoa cận lâm sàng; số bệnh nhân nhân đến khám bệnh chỉ có 50.000 người/năm
Tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa
BMI, Bệnh lý kèm theo
Tự chăm sóc ĐTĐ type 2
Chế độ ăn, tiết chế
Vận động, tập thể dục
Tự theo dõi đường huyết
Hiện tại, Bệnh viện có 500 giường, hơn 1000 cán bộ bao gồm giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và 43 đơn vị với đầy đủ các phòng chức năng, trung tâm, khoa lâm sàng và cận lâm sàng Bệnh viện thường xuyên tiếp nhận hơn 500.000 lượt khám bệnh mỗi năm, có những ngày đạt đến gần 3.000 lượt khám.
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được thành lập và triển khai từ những ngày đầu thành lập Bệnh viện với tiền thân là Khoa khám - Cấp cứu Ngày 25/06/2014, Bệnh viện ra quyết định tách Khoa khám - cấp cứu thành 2 Khoa: Khoa Khám bệnh và Khoa Cấp cứu và HSTC Là một trong những Khoa nòng cốt của Bệnh viện, hiện tại Khoa có 36 phòng khám các chuyên khoa Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Tim mạch, Thần kinh, Dị ứng, Da liễu
Mỗi ngày Khoa khám bệnh tiếp nhập khám cho khoảng 1500 – 2000 lượt người bệnh đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước Người bệnh ĐTĐ được khám và điều trị ngoại trú tại khoa hàng ngày trung bình khoảng 20 – 30 người, chủ yếu là người bệnh ĐTĐ týp 2, với khoảng 85% người bệnh có bảo hiểm y tế
Mặc dù bệnh viện đã triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh Tuy nhiên, do số lượng người bệnh khám bệnh ngày một tăng, cán bộ y tế không có nhiều thời gian để tư vấn, giải thích cho người bệnh được đầy đủ về bệnh và các chế độ điều trị bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ tại bệnh viện
Thư viện ĐH Thăng Long
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là người bệnh ĐTĐ týp 2 được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
− Người bệnh được chẩn đoán xác định là ĐTĐ týp 2
− Người bệnh từ 18 tuổi trở lên
− Người bệnh đang điều trị ngoại trú
− Người bệnh mắc ĐTĐ týp 2 đang mang thai
− Người bệnh bị hạn chế khả năng nghe nói
− Người bệnh từ chối tham gia nghiên cứu.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
− Địa điểm nghiên cứu: Khoa khám bệnh - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
− Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 03 đến tháng 8/2023.
Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp phương pháp định lượng và định tính.
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu của nghiên cứu được lấy dựa theo công tính cỡ mẫu ước tính một tỷ lệ: n = Z2 1 - α/2 x p(1 – p)
✓ n: số người bệnh ĐTĐ týp 2 được nghiên cứu
✓ p: dựa trên tham khảo kết quả nghiên cứu của Dương Thị Mộng Liên tại Bệnh viện Quân dân y Sóc Trăng, có 38,6% NB có tự chăm sóc tốt [7] NC lấy p = 0,38
Như vậy, tổng cỡ mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu là 362 người bệnh
- Phương pháp chọn mẫu: Lấy mẫu thuận tiện Chọn tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán là đái tháo đường týp 2 đến khám tại ngoại trú tại khoa Khám bệnh cho đến khi đủ số mẫu
Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi đã chọn được đủ 362 người bệnh đủ điều kiện tham gia nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu thứ nhất: 3 người bệnh ĐTĐ týp 2 có kết quả tự chăm sóc đạt mức thấp và 3 người bệnh có điểm tự chăm sóc đạt mức cao trong nghiên cứu định lượng sẽ được chọn để thực hiện trong nghiên cứu định tính
- Đối tượng nghiên cứu thứ hai: Điều dưỡng viên tại phòng khám thực hiện chăm sóc người bệnh
- Đối với đối tượng người bệnh trong NC định tinh: Chọn 3 người bệnh có điểm số tự chăm sóc thấp, và 3 người có điểm tự chăm sóc cao, có tinh thần cởi mở, sẵn sàng chia sẻ thông tin trong nghiên cứu định lượng
- Đối với đối tượng NVYT: Chọn 3 Điều dưỡng tại phòng khám trực tiếp chăm sóc giáo dục sức khỏe cho người bệnh ĐTĐ týp 2.
Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1.1 Công cụ thu thập số liệu
Thông tin đánh giá hành vi tự chăm sóc ở bệnh nhân ĐTĐ sử dụng thang đo SDSCA ( The Summary of Diabetes Self-Care Activities Measure) Bộ công cụ đánh giá khả năng tự chăm sóc của NB trong 07 ngày gần nhất bao gồm 16 câu hỏi chung về nhân khẩu học, các đặc điểm về bệnh và 17 câu hỏi về tự chăm sóc Các vấn đề về tự chăm sóc bao gồm:
- Liên quan đến chế độ ăn uống (5 câu hỏi)
- Tự chăm sóc chế độ tập luyện (2 câu hỏi)
- Tự chăm sóc về kiểm tra đường máu (2 câu hỏi)
- Tự chăm sóc dùng thuốc (3 câu hỏi)
-Tự chăm sóc bàn chân (5 câu hỏi)
Thư viện ĐH Thăng Long
Bộ câu hỏi đã được chỉnh sửa và tiến hành điều tra thử nghiệm trước khi phỏng vấn trên các đối tượng nghiên cứu
Đánh giá hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân dựa trên tổng điểm của từng câu hỏi trong khoảng 0-7 (tương ứng với số ngày thực hiện trong 1 tuần) Điểm của mỗi hoạt động là điểm trung bình của các câu hỏi liên quan Điểm chung cho hoạt động tự chăm sóc là điểm trung bình của tất cả các hoạt động Độ tin cậy của công cụ đánh giá được xác định bằng hệ số Cronbach's Alpha, được tính sau khi khảo sát thử trên 30 đối tượng không liên quan đến đối tượng nghiên cứu Kết quả cho thấy hệ số Cronbach's Alpha của công cụ là 0,766.
Các chỉ số cụ thể về độ tin cậy các biến trong bộ công cụ được trình bày ở Phụ lục 2 của luận văn
Kết quả đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ sử dụng trong nghiên cứu
2.5.1.2 Kỹ thuật thu thập số liệu
Bước 1: Xây dựng đề cương và bộ công cụ nghiên cứu lần 1
Bước 2: Sau khi đươc Hội đồng duyệt Đề cương của Trường Đại học Thăng Long thông qua, góp ý chỉnh sửa, tác giả hoàn thiện lại bộ công cụ lần 2
Bước 3: Tập huấn công cụ nghiên cứu
- Đối tượng tập huấn: Tổng 02 Điều dưỡng viên của Phòng khám
- Nội dung tập huấn: Nội dung bộ công cụ, những từ ngữ cần giải thích, cách thu thập số liệu, cách kiểm tra lại thông tin và nhập liệu
- Thời gian, địa điểm: 01 ngày, tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Người thực hiện: nghiên cứu viên chính
Bước 4: Tiến hành điều tra
Xác định đối tượng đáp ứng với tiêu chuẩn, đưa sang phòng riêng Trước khi phỏng vấn hỏi sự đồng ý và ký phiếu đồng ý
Tiến hành phỏng vấn duy nhất 1 lần người bệnh bị ĐTĐ týp 2 với nội dung tự chăm sóc trong 7 ngày qua của NB và điều tra viên điền nội dung trả lời của NB vào các ô tưng ứng của phiếu để thu thập thông tin, trong mỗi buổi khám bệnh vào thời gian NB đã có kết quả xét nghiệm ngày hôm khám bệnh hoặc trong vòng 3 tháng gần nhất
- Thời gian phỏng vấn 15-20 phút/ mỗi người
Bước 5: Kiểm tra lại thông tin
Sau khi phỏng vấn, người thu thập phiếu kiểm tra lại toàn bộ thông tin mà NB đã điền xem có thay đổi gì về câu trả lời không trước khi hoàn thành cuộc phỏng vấn để đảm bảo phiếu điều tra khách quan, và hợp lệ tránh thiếu sót hoặc sai số không đáng có
Bước 6: Tổng hợp phiếu và nhập liệu
Sau khi kết thúc một ngày phỏng vấn, nhóm ngồi lại để cùng kiểm tra lại các phiếu đã thu thập được trong ngày, sau đó loại bỏ những phiếu không hợp lệ những phiếu hợp lệ được tác giả nhập vào phần mềm quản lý số liệu
2.5.2.1.Công cụ thu thập số liệu
Bộ công cụ nghiên cứu định tính là bộ câu hỏi phỏng vấn sâu đã được xây dựng nhằm thu thập thông tin về một số rào cản trong tự chăm sóc người bệnh ĐTĐ týp 2 và một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tự chăm sóc
2.5.2.2 Cách thu thập số liệu
Sau khi có kết quả phân tích định lượng, chúng tôi lọc ra 6 người bệnh trong đó có 3 người có kết quả tự chăm sóc thấp nhất và 3 người có kết quả tự chăm sóc cao nhất để đưa vào phỏng vấn sâu Nghiên cứu viên chính gọi điện giải thích và sắp xêp lịch hẹn phỏng vấn vào đợt tái khám lần sau của NB
- Hình thức: Phỏng vấn sâu người bệnh
- Thời gian phỏng vấn: 20 phút/ người
- Địa điểm: tại phòng tư vấn của Khoa khám bệnh
- Nội dung phỏng vấn: câu hỏi phỏng vấn sâu về những rào cản trong tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ týp 2
- Dụng cụ, phương tiện phục vụ phỏng vấn: sổ ghi chép, máy ghi âm, bộ câu hỏi phỏng vấn
- Người phỏng vấn: NCV chính Đối với Điều dưỡng, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu với bộ câu hỏi thiết kế sẵn
- Hình thức: Phỏng vấn sâu Điều dưỡng
- Thời gian phỏng vấn: 15 phút/ người
Thư viện ĐH Thăng Long
- Địa điểm: tại phòng tư vấn của Khoa khám bệnh
- Nội dung phỏng vấn: câu hỏi phỏng vấn sâu về những rào cản trong quá trình tiếp nhận hướng dẫn chăm sóc của người bệnh ĐTĐ týp 2 đến khám ngoại trú
- Dụng cụ, phương tiện phục vụ phỏng vấn: sổ ghi chép, máy ghi âm, bộ câu hỏi phỏng vấn
- Người phỏng vấn: NCV chính
2.5.2.3 Xử lý và phân tích số liệu
- Ghi lại các nội dung câu trả lời của NB theo từng câu hỏi sàng lọc và ghi nhận kết quả.
Các biến số và khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá các biến nghiên cứu
2.6.1 Các biến số nghiên cứu
Các biến số, chỉ số nghiên cứu bao gồm: Biến số liên tục (tuổi, số năm hưởng lương hưu, số năm công tác hành nghề thuốc), biến số phân loại (giới tính), biến số giả (nơi làm việc) Biến số liên tục là loại biến có thể nhận giá trị là bất kỳ giá trị thực nào trong một khoảng xác định Biến số phân loại là loại biến có thể nhận giá trị là một trong một tập hợp các giá trị rời rạc Biến số giả là loại biến được tạo ra từ biến có sẵn, mặc dù không phản ánh trực tiếp dữ liệu gốc nhưng lại mang ý nghĩa về mặt thực tế.
Các biến số đặc điểm nhân khẩu học bao gồm: giới tính, tuổi, dân tộc, tình trạng hôn nhân, tình trạng gia đình sống cùng ai, học vấn, tình trạng kinh tế, nghề nghiệp Các biến số đặc điểm sức khỏe bao gồm: cân nặng, chiều cao, tình trạng hút thuốc, sở thích ăn uống nhiều đồ ngọt, thói quen ăn nhiều chất béo Những biến số này được sử dụng để mô tả đặc điểm của một nhóm dân số cụ thể.
- Biến số đặc điểm thông tin về bệnh gồm có 9 biến từ B1- B9:
+ Hoàn cảnh phát hiện bệnh,
+ Bệnh lý nền trước đó,
+ Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ,
+ Liệu pháp điều trị, tình trạng giấc ngủ,
+ Tâm lý của người bệnh
Các biến số tự chăm sóc của người bệnh được đánh giá bằng công cụ "Tóm tắt các hoạt động tự chăm sóc cho bệnh nhân đái tháo đường" (Summary of Diabetes Self-Care Activities Measure - SDSCA) SDSCA bao gồm 5 mục chính: theo dõi chế độ ăn, theo dõi lượng đường trong máu, hoạt động thể chất, dùng thuốc theo toa và giảm căng thẳng.
+ Tự chăm sóc về dinh dưỡng tiết chế
+ Tự chăm sóc về vận động thể dục,
+ Tự chăm sóc về kiểm tra đường huyết,
+ Tự chăm sóc bàn chân
+ Tự chăm sóc về dùng thuốc trong điều trị bệnh
2.6.2 Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá các biến số nghiên cứu
Biến Định nghĩa và phân loại biến Phân loạn biến Giới Là biến phản ánh đặc điểm về giới tính của đối tượng nghiên cứu, gồm có 2 giá trị:
Tuổi Là số tuổi hiện tại của người trả lời phỏng vấn và được tính bằng năm hiện tại trừ năm sinh, gồm 3 giá trị:
Kinh tế gia đình Là điều kiện kinh tế của gia đình hay bản thân người bệnh được họ trả lời khi phỏng vấn, gồm
- Hộ nghèo/ cận nghèo: có sổ hộ nghèo và cận nghèo được chính quyền địa phương cấp và còn giá trị sử dụng
- Hộ khá trở lên: không có sổ hộ nghèo hoặc cận nghèo Đinh danh
Nghề nghiệp Là công việc chiếm nhiều thời gian nhất của đối tượng nghiên cứu và mang lại thu nhập nhiều nhất cho họ Nghề nghiệp gồm các giá trị:
- Công chức/ viên chứ: là những cá nhân làm việc trong các tổ chức, cơ quan nhà nước Định danh
Thư viện ĐH Thăng Long
- Nông dân: là những cá nhân có thu nhập chính từ nông nghiệp
- Công nhân: là các cá nhân làm việc trong các nhà máy, công xưởng, xí nghiệp, công trường,
- Nội trợ: là những cá nhân làm các công việc tại nhà: chăm sóc con cái, nấu ăn, giặt quần áo,…
- Già/ nghỉ hưu: là những người nằm ngoài độ tuổi lao động, không có làm thêm công việc nào khác
- Nghề nghiệp khác: là các cá nhân làm các công việc lao động tự do khác và tạo thu nhập cho họ
Trình độ học vấn Là mức bằng cấp cao nhất mà người được phỏng vấn hiện tại có được, có 2 giá trị:
- Trung học phổ thông trở lên: là những người học từ lớp 10 đến lớp 12, trung cấp, cao đẳng, đại học và cao hơn
- Trung học phổ thông trở xuống bao gồm: không biết chữ (không biết đọc biết viết), tiểu học (là những người học từ lớp 1 đến lớp 5), trung học cơ sở (là những người học từ lớp 6 đến lớp 9) Định danh
Là biến phản ánh mối quan hệ vợ /chồng và tình trạng hôn nhân mà đối tượng được phỏng vấn đang có Tình trạng hôn nhân gồm có 3 giá trị:
- Độc thân: chưa từng có vợi hoặc chồng
- Đang có vợ/chồng: đã kết hôn và sống chung với vợ chồng hoặc sống chung với người khác như vợ chồng Định danh
- Ly dị/ góa: đã từng có vợ hoặc chồng nhưng đã ly thân, ly dị
Hoàn cảnh sống Là người mà đối tượng được phỏng vấn sống chung nhà, gồm 2 giá trị:
- Sống một mình: sống sinh hoạt một mình không ai ở cùng người thân, bạn bè
- Sống cùng người thân: hiện tại sống chung với ba mẹ, người thân hoặc con cái, bạn bè Định danh
Tiền sử mắc bệnh trong gia đình
Là NB có cha, mẹ, anh, chị, em ruột trong gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ bao gồm 2 giá trị:
Thời gian mắc bệnh Thời gian tính từ khi được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ đến thời điểm phỏng vấn đối tượng, tính bằng năm:
Bệnh lý mắc kèm Ngoài bệnh ĐTĐ bệnh nhân có mắc thêm bệnh bao gồm các giá trị:
- Không có: không mắc bệnh gì khác ngoài ĐTĐ týp 2
- Có: ngoài ĐTĐ týp 2 còn có mắc thêm các bệnh như: tăng huyết áp, tim mạch, (ghi rõ tên bệnh vào kết quả phỏng vấn qua bộ câu hỏi)
- Đường huyết khi đói: là lấy máu khi NB chưa ăn hoặc đã ăn sau ít nhất 8 đến 10 tiếng trở lên [28] Định danh
Thư viện ĐH Thăng Long
Thói quen hút thuốc lá
Là người bệnh đã từng hút hoặc đang hút thuốc và hút trên 10 điếu/ ngày[25] Định danh
Thói quen ăn nhiều chất béo động vật
Là NB thường xuyên sử dụng mỡ động vật trong các bữa ăn hàng ngày (có / không) Định danh
Thói quen ăn/uống nhiều đồ ngọt
NB có thói quen sử dụng những đồ ăn nước nước uống ngọt nhiều đường như: kẹo bánh, nước ngọt Định danh
Cân nặng Là số cân nặng của người bệnh được tính theo kg Rời rạc
Chiều cao Là chiều cao của người bệnh được tính bằng mét Rời rạc
Chỉ số BMI - Chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass
Cách tính: BMI Chiều cao x chiều cao (đơn vị: kg/m²) Đánh giá béo phì: Áp dụng tiêu chuẩn đánh giá béo phì của WHO năm 2000 dành cho người trưởng thành châu Á
BMI ≤ 18,5: Gầy 18,5< BMI < 23: bình thường BMI ≥ 23: thừa cân, béo phì
Chỉ số HbA1c (hemoglobin glycated) được tạo thành khi glucose trong máu bám vào các tế bào hồng cầu, phản ánh lượng đường huyết trung bình của người bệnh trong khoảng 3 tháng trước Bằng cách kiểm tra chỉ số HbA1c trong vòng 3 tháng gần đây, các bác sĩ có thể đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết của bệnh nhân.
Chỉ số đường huyết khi đói
Là chỉ số đường huyết được xác định theo kết quả xét nghiệm đường huyết khi đói của đối tượng nghiên cứu, gồm 2 giá trị:
- Kiểm soát tốt: khi chỉ số đường huyết khi đói đạt từ: 80 – 130 mg/dL
- Kiểm soát không tốt: khi chỉ số đường huyết khi đói > 130 mg/ dL
Thời gian mắc bệnh Là thời điểm tính từ khi mắc bệnh đến thời điểm nghiên cứu Được tính bằng năm, gồm có 3 nhóm: < 5 năm, 5- 10 năm và > 10 năm
Liệu pháp điều trị Là phương pháp điều trị người bệnh đang được chỉ định dùng, bao gồm: uống thuốc, tiêm thuốc, hoặc cả 2 phương pháp trên
Các biến số về khả năng tự chăm sóc bao gồm:
- Khả năng tự chăm sóc chế độ ăn tiết chế , gồm có 5 nội dung: ăn theo chế độ ăn uống lành mạnh trong tuần, trong tháng Ăn các loại thức ăn như thịt đỏ hoặc chất béo trong tuần và lượng đường trong mỗi bữa trong tuần
- Khả năng tự chăm sóc về vận động, thể lực , gồm có: luyện tập ít nhất 30 phút/ ngày và tham dự những buổi chơi thể thao trong tuần
- Khả năng tự chăm sóc về việc tự kiểm tra đường huyết , bao gồm: thời gian kiểm tra đường huyết trong tuần và thời gian kiểm tra đường huyết đúng số lần theo chỉ định của bác sĩ
- Khả năng tự chăm sóc bàn chân , bao gồm: số ngày kiểm tra bàn chân, số ngày quan sát bên trong giầy, số ngày ngâm rửa bàn chân, số ngày lau khô giữa các ngón chân sau khi rửa chân
- Khả năng tự chăm sóc trong việc tuân thủ dùng thuốc, bao gồm: thời gian trong tuần uống thuốc và tiêm insulin theo lời dặn của bác sĩ, thời gian trong tuần tiêm insulin theo chỉ định và thời gian trong tuần uống thuốc theo lời dặn của bác sĩ
Các biến số về tự chăm sóc trên đều bao gồm các giá trị: 0 ngày, 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày, 4 ngày, 5 ngày, 6 ngày, 7 ngày
Thư viện ĐH Thăng Long
Xử lý và phân tích số liệu
- Các phiếu khảo sát được làm sạch, mã hóa, nhập vào máy tính và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0
- Thống kê mô tả các biến liên quan đến đặc điểm người bệnh, các rào cản trong tự chăm sóc
- Kiểm định Chi- square để kiểm định một số yếu tố liên quan đến tự chăm sóc của người bệnh Ý nghĩa thống kê với p < 0,05
- Gỡ băng phỏng vấn và ghi lại kết quả các cuộc phỏng vấn.
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu này được triển khai sau khi thông qua Hội đồng đạo đức và thông qua Hội đồng bảo vệ đề cương luận văn của trường Đại học Thăng Long theo QĐ số 23020901/QĐ-ĐHTL ngày 09 tháng 02 năm 2023
- Nghiên cứu đã được sự đồng ý của ban Lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho phép tôi nghiên cứu đề tài
- Các đối tượng tham gia nghiên cứu đã được giải thích rõ ràng về mục đích của nghiên cứu, được giấu kín tên khi tham gia vào nghiên cứu
- Nghiên cứu không tổn hại đến sức khoẻ của đối tượng nghiên cứu
- Số liệu nghiên cứu chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu, kết quả nghiên cứu sẽ được công bố cho Bệnh viện, người tham gia nghiên cứu.
Sai số và biện pháp khắc phục
Sai số mắc phải trong nghiên cứu là:
- Sai số nhớ lại: do người được phỏng vấn không nhớ đã ăn gì, số lần quên uống thuốc, số lần đo đường huyết tại nhà, hay số lần đi khám,…
- Sai số ngẫu nhiên: do câu hỏi không rõ nghĩa nên người trả lời phỏng vấn tích theo ý chủ quan của họ
- Kiểm tra lại các phiếu sau khi phỏng vấn để đảm bảo phiếu thu được là đầy đủ thông tin
- Hỏi lại người bệnh các câu hỏi có ý khó, để kiểm tra lại câu trả lời một cách chính xác nhất.
Sơ đồ nghiên cứu
Các bước tiến hành nghiên cứu như sau:
Phân tích một số yếu tố liên quan và rào cản trong việc tự chăm sóc của người bệnh
Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu bằng bộ công cụ SDSCA
Người bệnh thỏa mãn các tiêu chuẩn nghiên cứu
Chẩn đoán xác định ĐTĐ type 2 Người bệnh vào viện
Mô tả hoạt động tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường týp 2 điều trị
Thư viện ĐH Thăng Long
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Một số rào cản tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường týp 2
Bảng 3.1 Nhóm tuổi theo giới tính của đối tượng nghiên cứu (n = 362)
Trung bình ± độ lệch chuẩn 59,39 ± 12,76
Nhận xét: tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 59,39; nam giới chiếm 49,7%, nữ giới chiếm 50,3%
Biểu đồ 3.1 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (n = 362)
Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên là 35,6%;
Không biết chữ Tiểu học
Biểu đồ 3.2 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n = 362)
Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu là công chức/viên chức chiếm 23,8%; hưu trí chiếm 20,4%
Bảng 3.2 Hoàn cảnh sống của đối tượng nghiên cứu (n = 362)
Hoàn cảnh sống Người bệnh ĐTĐ týp 2
Tình trạng hôn nhân Độc thân 15 4,1 Đang có vợ/chồng 280 77,3
Tình trạng kinh tế Nghèo, cận nghèo 28 7,7
Nhận xét: đa số đối tượng nghiên cứu đang có vợ/chồng chiếm 77,3%, ly dị/góa chiếm
18,5%; hầu hết đều sống cùng người thân (97,8%), tình trạng kinh tế từ trung bình trở lên (92,3%)
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.3 Thông tin về bệnh của ĐTNC (n = 362)
Thông tin về bệnh Người bệnh ĐTĐ týp 2
Trung bình ± SD 4,61 ± 3,66 Liệu pháp điều trị
Tiền sử mắc ĐTĐ Có 273 75,4
Nhận xét: thời gian mắc bệnh trung bình của đối tượng nghiên cứu là 4,61 năm, trong đó đa số là dưới 5 năm chiếm 64,6% Liệu pháp điều trị: thuốc viên chiếm 73,5%, tiêm và uống chiếm 14,6% Tỷ lệ gia đình có người mắc ĐTĐ là 75,4%
Bảng 3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tbệnh ĐTĐ tuyp 2 (n = 362)
Yếu tố ảnh hưởng đến bệnh Người bệnh ĐTĐ týp 2
Sở thích thói quen của ĐTNC Ăn nhiều ngọt 150 41,4 Ăn nhiều béo 104 28,7
Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đang hút thuốc là 31,2%; sở thích: ăn nhiều ngọt là
41,4%, ăn nhiều béo là 28,7%; mắc kèm bệnh THA là 26,2%, tim mạch là 10,8%
Bảng 3.5 Đặc điểm chung của ĐTNC khi vừa đến khám bệnh tại
Khoa khám bệnh (n = 362) Đặc điểm lâm sàng
Người bệnh ĐTĐ týp 2 Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Lo lắng Lo lắng ít 327 90,3
Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có mệt mỏi là 34,0%; chỉ số BMI trung bình là
22,66; biểu hiện các biến chứng: thần kinh (5,5%), mắt (4,4%); ngủ ít là 30,1%; lo lắng nhiều là 9,7%
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.6 Đặc điểm cận lâm sàng của ĐTNC (n = 362) Đặc điểm cận lâm sàng Người bệnh ĐTĐ týp 2
Kết quả HbA1C khi đến khám tại Khoa KB
KQ đường huyết lúc đói khi đến khám tại Khoa
Nhận xét: chỉ số HbA1C trung bình là 8,27%, trong đó đa số là từ 7% - 10% chiếm 59,1%; chỉ số đường huyết lúc đói là 9,76 mmol/l, trong đó từ 7 – 11 mmol/l chiếm 51,7%.
Thực trạng tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ týp 2
3.2.1 Thực trạng tự chăm sóc về chế độ ăn, tiết chế
Bảng 3.7 Tự quản lý về chế độ ăn, tiết chế (n = 362)
Chế độ ăn, tiết chế Số ngày thực hiện tự chăm sóc
Số ngày/tuần qua thực hiện chế độ ăn lành mạnh
1 (0,3) Trong tháng, số ngày/tuần thực hiện chế độ ăn lành mạnh
Số ngày/tuần qua ăn 5 hoặc hơn
5 khẩu phần trái cây, rau quả
Số ngày/tuần qua ăn thịt đỏ/thức ăn có nhiều chất béo
Số ngày/tuần qua chia đều lượng đường trong ngày
Nhận xét: số ngày/tuần thực hiện chế độ ăn lành mạnh cao nhất là 4 ngày chiếm 42,3%; trong tháng, số ngày/tuần thực hiện chế độ ăn lành mạnh cao nhất là 3 ngày chiếm 44,5%; số ngày/tuần ăn 5 hoặc hơn 5 khẩu phần trái cây, rau quả cao nhất là 4 ngày chiếm 38,4%; số ngày/tuần qua ăn thịt đỏ/thức ăn nhiều chất béo cao nhất là 3 ngày chiếm 43,4%; số ngày/tuần chia đều lượng đường trong ngày cao nhất là 3 ngày chiếm 32,6%
Biểu đồ 3.3 Tự chăm sóc về chế độ ăn, tiết chế của ĐTNC (n = 362)
Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tự chăm sóc tốt về chế độ ăn, tiết chế là 27,1%; chưa tốt là 72,9%
3.2.2 Thực trạng tự chăm sóc về vận động thể lực
Bảng 3.8 Khả năng tự quản lý về hoạt động thể lực (n = 362)
Hoạt động thể lực Số ngày thực hiện tự chăm sóc
Tuần qua đã vận động thể chất ít nhất 30 phút/ngày
Tuần qua tham dự những buổi chơi thể thao
Nhận xét: tuần qua đã vận động thể chất ít nhất 30 phút/ngày cao nhất là 7 ngày chiếm
80,1%; tuần qua tham dự những buổi chơi thể thao cao nhất là 0 ngày chiếm 21,5%, sau đó là 3 ngày chiếm 21,3%
Thư viện ĐH Thăng Long
Biểu đồ 3.4 Tự chăm sóc về hoạt động thể lực của ĐTNC (n = 362)
Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tự chăm sóc tốt về hoạt động thể lực là 72,7%; chưa tốt là 27,3%
3.2.3 Thực trạng tự kiểm tra đường huyết
Bảng 3.9 Khả năng tự Kiểm tra đường huyết của ĐTNC (n = 362)
Khả năng tự kiểm tra đường huyết
Số ngày thực hiện tự chăm sóc
Số ngày/tuần đi kiểm tra đường huyết
Số ngày/tuần kiểm tra đường huyết đúng số lần chỉ định
Nhận xét: số ngày/tuần đi kiểm tra đường huyết cao nhất là 1 ngày chiếm 42,3%; số ngày/tuần kiểm tra đường huyết đúng số lần chỉ định cao nhất la 1 ngày chiếm 48,1%
Biểu đồ 3.5 Tự kiểm tra đường huyết của ĐTNC (n = 362) Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tự kiểm tra đường huyết tốt là 6,9%; chưa tốt là
3.2.4 Thực trạng tự chăm sóc bàn chân
Bảng 3.10 Khả năng tự quản chăm sóc bàn chân (n = 362)
Chăm sóc bàn chân Số ngày thực hiện tự chăm sóc
Tự kiểm tra bàn chân 90
Tự quan sát đôi giày 79
315 (87,0) Lau khô giữa các ngón chân sau khi rửa
Tỷ lệ người dân tự kiểm tra sức khỏe bàn chân cao nhất là 36,7% trong 2 ngày, tự quan sát đôi giày chiếm 34,3% cũng trong 2 ngày Về vệ sinh, tỷ lệ người tự rửa chân cao nhất là 96,7% thực hiện trong 7 ngày, ngâm chân đạt 87,0% trong 7 ngày Tuy nhiên, tỷ lệ lau khô giữa các ngón chân sau khi rửa chỉ đạt 25,7% trong 3 ngày.
Thư viện ĐH Thăng Long
Biểu đồ 3.6 Tự chăm sóc bàn chân của đối tượng nghiên (n = 362)
Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tự chăm sóc bàn chân tốt là 62,2%; chưa tốt là 37,8%
3.2.5 Thực trạng tự dùng thuốc
Bảng 3.11 Khả năng tự dùng thuốc của ĐTNC (n = 362)
Số ngày thực hiện tự chăm sóc
Tiêm Insulin đúng để điều trị bệnh
Uống thuốc đúng để điều trị bệnh
Nhận xét: uống thuốc và tiêm insulin đúng cao nhất là 5 ngày chiếm 41,5%; tiêm insu đúng cao nhất là 5 ngày chiếm 34,9%; uống thuốc đúng cao nhất là 6 ngày chiếm 30,8%
Biểu đồ 3.7 Tự chăm sóc dùng thuốc của người bệnh (n = 362)
Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tự dùng thuốc tốt là 93,6%; chưa tốt là 6,4% 3.2.6 Thực trạng tự chăm sóc chung
Biểu đồ 3.8 Tự chăm sóc chung của người bệnh (n = 362) Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tự chăm sóc chung tốt là 55,5%; chưa tốt là
Thư viện ĐH Thăng Long
3.2.7 Kết quả nghiên cứu định tính
Sau khi có kết quả nghiên cứu định lượng, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 3 người bệnh có kết quả tự chăm sóc tốt và 3 người bệnh có kết quả tự chăm sóc chưa tốt, và phỏng vấn 3 Điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh ĐTĐ tại phòng khám Chúng tôi ghi nhận các kết quả sau:
Tự chăm sóc về tiết chế:
Bản thân người viết thường xuyên ăn rau xanh và hoa quả hằng ngày Tuy nhiên, lượng thịt, cá nạp vào cơ thể một bữa ăn là bao nhiêu gam thì người viết lại không thể nhớ chính xác.
“Tôi có thay đổi bữa ăn của mình Tôi ăn nhiều rau xanh, khoai, ăn ít cơm đi và chia nhỏ bữa ăn trong ngày Nhưng những ngày đi làm thì tôi khó thực hiện được như vậy”
Tự chăm sóc về hoạt động thể lực:
“Tôi có tập thể dục bằng cách đi bộ hàng ngày 30 phút Đi bộ xong thấy người hơi mệt, nhưng sau quen thì thấy người khỏe mạnh hơn”
“Cô phát hiện bệnh hơn 2 năm nay, cũng đi khám ở nhiều nơi mà cũng chẳng thấy ai hướng dẫn tập như thế nào là đúng, theo cô tốt nhất là nên tập theo sở thích của mỗi người để cho an toàn mà tốt nhất là nên đi bộ”
Tự chăm sóc về kiểm tra đường huyết:
“Mỗi lần chọc kim vào tay là tôi sợ lắm, đau cô ạ Với lại nhà tôi không có máy thử, nên mỗi lần kiểm tra tôi phải chạy ra trạm y tế thử, nó mất thời gian lăm”
“Khi khai thác bệnh sử lúc đến khám, hỏi thăm về tình trạng theo dõi đưỡng huyết, tôi thấy đến trên 50% người bệnh không theo dõi đường huyết thường xuyên Nguyên nhân do họ không có máy hoặc do không “
Tự chăm sóc bàn chân:
“Mỗi lần đi làm đồng về tôi đều rửa chân sạch sẽ Tối đến tôi cũng không để ý bàn chân vì tôi cũng mệt rồi, chỉ muốn đi ngủ thôi”
“Có nhiều người bệnh không theo dõi bàn chân đến mức bị loét không biết, đặc biệt ở những vị trí khó nhìn thấy như mé bàn chân Hỏi ra mới biết họ thường xuyên đi chân đất nên không biết bị xước chân lúc nào”
Tự chăm sóc dùng thuốc
“Hàng ngày tôi uống thuốc đều theo đơn của bác sĩ Tôi cũng mắc thêm cả tăng huyết áp nữa, có đến bốn năm loại thuốc nhưng phải uống uống đều mới có thể giảm được đường máu chứ”
“Tôi thấy đa số người bệnh đến khám đều có sự tuân thủ thuốc kém, nhất là thuốc tiêm Vì có nhiều người không tự tiêm được nên phải đi nhờ người tiêm hoặc thuê do vậy họ thường hay bỏ mũi tiêm”
Thư viện ĐH Thăng Long
Một số yếu tố liên quan đến tự chăm sóc của người bệnh
3.3.1 Một số yếu tố liên quan đến tự chăm sóc về chế độ ăn, tiết chế
Bảng 3.12 Liên quan giữa đặc điểm chung với tự CS về chế độ ăn (n = 362) Đặc điểm chung
Tự CS chế độ ăn OR
(KTC 95%) Chưa tốt Đạt tốt p
Nhận xét: nam giới có khả năng tự chăm sóc chế độ ăn kém hơn nữ giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.13 Liên quan giữa sở thích, thói quen, thời gian bị bệnh, bệnh mắc kèm với tự
CS về chế độ ăn (n = 362) Đặc điểm lâm sàng
Tự CS chế độ ăn
OR (KTC 95%) Chưa tốt Đạt tốt P
Nhận xét: những người mắc bệnh dưới 5 năm có khả năng tự chăm sóc về chế độ ăn chưa tốt cao hơn so với những người mắc bệnh từ 5 năm trở lên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Thư viện ĐH Thăng Long
3.3.2 Một số yếu tố liên quan đến tự hoạt động thể lực
Bảng 3.14 Liên quan giữa đặc điểm chung với tự hoạt động thể lực (n = 362) Đặc điểm chung
OR (KTC 95%) P Chưa tốt Đạt tốt
Nhận xét: những người trình độ học vấn từ THPT trở xuống có khả năng tự chăm sóc về vận động thể lực chưa tốt cao hơn so với những người trình độ học vấn trên THPT, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.15 Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với tự hoạt động thể lực (n = 362) Đặc điểm lâm sàng
OR (KTC 95%) P Chưa tốt Đạt tốt
Gia đình có người mắc ĐTĐ
Theo đánh giá, những cá nhân có chỉ số BMI dưới 23 có tỷ lệ khả năng tự chăm sóc kém về vận động thể lực cao hơn so với nhóm có BMI từ 23 trở lên Sự chênh lệch này đạt ngưỡng ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Những người mắc bệnh từ 5 năm trở lên có khả năng tự chăm sóc về vận động thể lực chưa tốt cao hơn so với những người mắc bệnh dưới 5 năm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Những người trong gia đình không có người mắc ĐTĐ có khả năng tự chăm sóc về vận động thể lực chưa tốt cao hơn so với những người gia đình có người mắc ĐTĐ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Những người mắc kèm bệnh tim mạch có khả năng tự chăm sóc về vận động thể lực chưa tốt cao hơn so với những người không mắc kèm bệnh tim mạch, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
3.3.3 Một số yếu tố liên quan đến tự kiểm tra đường huyết
Bảng 3.16 Liên quan giữa đặc điểm chung NB với tự KT đường huyết (n = 362)
Biến số nghiên cứu Tự KT đường huyết OR
(KTC 95%) p Chưa tốt Đạt tốt
≥ 5 năm 117 (91,4%) 11 (8,6%) Gia đình có người mắc ĐTĐ
Thư viện ĐH Thăng Long
Nhận xét: những người gia đình có người mắc ĐTĐ có khả năng tự kiểm tra đường huyết chưa tốt cao hơn so với những người gia đình không có người mắc ĐTĐ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
3.3.4 Một số yếu tố liên quan đến tự chăm sóc bàn chân
Bảng 3.17 Liên quan giữa đặc điểm NB với tự CS bàn chân (n = 362)
Biến số nghiên cứu Tự CS bàn chân OR
(KTC 95%) p Chưa tốt Đạt tốt
≥ 5 năm 36 (28,1%) 92 (71,9%) Gia đình có người mắc ĐTĐ
Nhận xét: nam giới có khả năng tự chăm sóc bàn chân chưa tốt cao hơn so với nữ giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Những người trình độ học vấn từ THPT trở xuống có khả năng tự chăm sóc bàn chân chưa tốt cao hơn so với những người trình độ học vấn trên THPT, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Những người mắc bệnh dưới 5 năm có khả năng tự chăm sóc bàn chân chưa tốt cao hơn so với những người mắc bệnh từ 5 năm trở lên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Những người gia đình không có người mắc ĐTĐ có khả năng tự chăm sóc bàn chân chưa tốt cao hơn so với những người gia đình có người mắc ĐTĐ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Những người hút thuốc lá có khả năng chăm sóc bàn chân kém hơn đáng kể so với những người không hút thuốc, với sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.3.5 Một số yếu tố liên quan đến tự dùng thuốc
Bảng 3.18 Liên quan giữa đặc điểm NB với tự dùng thuốc (n = 362)
Biến số nghiên cứu Tự dùng thuốc OR
(KTC 95%) P Chưa tốt Đạt tốt
Thư viện ĐH Thăng Long
Nhận xét: nam giới có khả năng tự dùng thuốc chưa tốt cao hơn so với nữ giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Trình độ học vấn thấp (THPT trở xuống) có khả năng tự dùng thuốc không tốt cao hơn so với trình độ học vấn cao hơn THPT Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.19 Liên quan giữa thời gian, bệnh mắc kèm với tự dùng thuốc (n = 362)
OR (KTC 95%) Chưa tốt Đạt tốt P
Nhận xét: chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thời gian mắc bệnh, bệnh mắc kèm với tự dùng thuốc, p > 0,05
3.3.6 Một số yếu tố liên quan đến tự chăm sóc chung
Bảng 3.20 Liên quan giữa đặc điểm chung với tự chăm sóc chung (n = 362) Đặc điểm chung
Tự chăm sóc chung OR
(KTC 95%) Chưa tốt Đạt tốt P
Nhận xét: Nam giới có khả năng tự chăm sóc chung chưa tốt cao hơn so với nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Những người trình độ từ THPT trở xuống có khả năng tự chăm sóc chung chưa tốt cao hơn so với những người trình độ trên THPT, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.21 Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với tự chăm sóc chung (n = 362) Đặc điểm lâm sàng
OR (KTC 95%) Chưa tốt Đạt tốt p
Gia đình có người mắc ĐTĐ
Nhận xét: những người có tiền sử gia đình không có người mắc ĐTĐ có khả năng tự chăm sóc chung chưa tốt cao hơn so với những người gia đình có người mắc ĐTĐ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Tuổi và giới Đái tháo đường týp 2 là bệnh mãn tính nên cần được theo dõi, điều trị đúng, đủ và thường xuyên, thậm chí kéo dài hết cuộc đời với mục tiêu điều trị là giảm được đường huyết trong máu và giảm tối đa các biến chứng do đái tháo đường gây ra Tuân thủ điều trị đóng vai trò quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường týp 2 để đạt được mục tiêu điều trị Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá tuân thủ điều trị của đối tượng bao gồm 4 chế độ: tuân thủ chế độ thuốc, chế độ luyện tập, chế độ dinh dưỡng và tuân thủ kiểm soát đường huyết
Tuổi càng cao nguy cơ mắc ĐTĐ càng tăng Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 59,39 ± 12,76, trong đó, nữ giới đa số là trên 60 tuổi (55,4%), nữ giới đa số trong khoảng 41-60 tuổi (53,7%) Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi khác so với nghiên cứu của Trần Cẩm Tú và cs, nghiên cứu của tác giả cho thấy: trong 318 người bệnh có 68, 9% người có độ tuổi từ 60 -69 tuổi, trên 70 tuổi có 21,6% và dưới 40 tuổi chỉ có 5,0% [10] Hay nghiên cứu của Nguyễn Minh Tâm và cs cho thấy: tỷ lệ người bệnh trên 65 tuổi chiếm 51,5% và dưới
44 tuổi là 2,3%[9] Nghiên cứu của Lê Việt Hạnh và cs thì độ tuổi của người bệnh cao hơn so với của chúng tôi, với độ tuổi trung bình 66 tuổi, người từ 61-70 tuổi chiếm tỷ lệ cao với 44,7%, trên 70 tuổi là 33% và dưới 60 tuổi là 22,3%[4]
Nhóm người cao tuổi trên 60 tuổi có tỉ lệ mắc các bệnh lý kèm theo cao Do tuổi tác, khả năng ghi nhớ và sự linh hoạt trong chăm sóc bản thân của họ bị hạn chế, dẫn đến việc nhớ thời gian uống thuốc hoặc thực hiện các biện pháp tự chăm sóc như vệ sinh bàn chân gặp khó khăn Trong quá trình chăm sóc và nâng cao kỹ năng tự chăm sóc cho người bệnh, điều dưỡng đóng vai trò quan trọng là nhắc nhở qua điện thoại hoặc hướng dẫn cụ thể, chi tiết để người bệnh dễ dàng ghi nhớ.
Thư viện ĐH Thăng Long
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ giới tính nam và nữ là 1/1, khác với các nghiên cứu trước đây Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Tâm và cộng sự ghi nhận 63,7% là nữ và 36,3% là nam, trong khi nghiên cứu của Alhiti và cộng sự lại cho thấy nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ.
Nữ giới thường có ý thức chăm sóc bản thân tốt hơn nam giới Họ có thể có chế độ ăn tốt hơn, nữ thường ít khi sử dụng các chất kích thích trong khi nam giới thường có thói quen sử dụng rượu, bia nhiều hơn Về chăm sóc bàn chân, nữ giới cũng có ưu thế hơn nam giới Do vậy, để người bệnh thực hiện tốt tự chăm sóc, người Điều dưỡng cũng cần quan tâm tới đặc điểm về giới để có những tư vấn phù hợp nhất
Kết quả khảo sát trình độ học vấn của nhóm nghiên cứu như sau: 35,6% trình độ đại học và cao đẳng, 27,9% trình độ trung học phổ thông, 21,5% trình độ trung học cơ sở Nhóm trình độ từ THPT trở lên chiếm tỷ lệ cao hơn đáng kể so với nhóm trình độ tiểu học và trung học cơ sở So với một số nghiên cứu khác, nhóm bệnh nhân của chúng tôi có trình độ thấp hơn Chẳng hạn, nghiên cứu của Trần Cẩm Tú và cộng sự ghi nhận 90,9% bệnh nhân có trình độ trung cấp trở lên, trong đó trình độ đại học và cao đẳng chiếm 9,1% Tương tự, nghiên cứu của Lê Việt Hạnh và Trần Thị Thanh Hương cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có trình độ cao đẳng trở lên cao với 18,7%.
Nguyên nhân sự khác biệt co thể liên quan đến vùng miền, địa điểm lấy mẫu Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại Bệnh viện Đại học Y Hà nội có nhiều người dân ở các vùng xung quanh đến khám, do vậy đối tượng có trình độ học vấn cao không nhiều Ưu điểm của người bệnh có trình độ học vấn cao họ sẽ có kiến thức về bệnh tốt hơn Đồng thời, khả năng tiếp cận với các kênh truyền thông về chăm sóc bản thân cũng tốt hơn Do vậy họ sẽ có ý thức trong tự chăm sóc bản thân hơn
Nghề nghiệp Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có đủ các ngành nghề Kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu là công chức/viên chức chiếm 23,8%; hưu trí chiếm 20,4% Đối tượng là nông dân chiếm 15,5% và công nhân là 13,5% So với một số nghiên cứu khác, đối tượng nông dân, công nhân trong nghiên cứu của chúng tôi
55 chiếm tỷ lệ cao hơn Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tâm cho thấy có 11,2% người bệnh làm nông dân [9];
Nghề nghiệp ổn định giúp người bệnh và gia đình ổn định kinh tế, thuận lợi trong việc khám chữa bệnh Người làm nông dân, công nhân thường khám sức khỏe ít do khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế và kinh tế Do đó, họ thường đi khám khi bệnh đã nặng Không chỉ vậy, người nông dân, công nhân còn lao động vất vả, thói quen sinh hoạt ăn uống khó khăn, gây trở ngại trong việc thực hiện chế độ ăn kiêng hoặc hoạt động hợp lý.
Hoàn cảnh sống của người bệnh bao gồm tình trạng hôn nhân, đối tượng sống cùng trong gia đình và tình trạng kinh tế Nghiên cứu cho thấy đa số người bệnh có vợ/chồng (77,3%), sống cùng người thân (97,8%) và có tình trạng kinh tế từ trung bình trở lên (92,3%) Tỷ lệ người bệnh sống cùng người thân ở nghiên cứu này tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Minh Tâm và cộng sự (94,9%).
Sinh sống cùng người thân sẽ giúp người bệnh có được sự chăm sóc, hỗ trợ toàn diện từ gia đình Việc này đặc biệt quan trọng đối với những người cao tuổi, những người thường gặp hạn chế trong việc tự chăm sóc và cần sự hỗ trợ đáng kể từ phía người thân.
Thông tin về bệnh của người bệnh
Về thời gian mắc bệnh
Nghiên cứu cho thấy thời gian trung bình mắc bệnh của người bệnh là 4,61 ± 3,66, trong đó dưới 5 năm chiếm 64,6%, từ 5- 10 năm có 29,6% và trên 10 năm co 5,8% người bệnh Tỷ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi khác so với nghiên cứu của Nguyễn Minh Tâm và cs, theo nghiên cứu của tác giả số lượng người bệnh mắc bệnh trên 10 năm là 12,5% [9] Nghiên cứu của Trẩn Cẩm Tú, thời gian mắc bệnh trung bình của đối tượng nghiên cứu là 9,06±3,11; ngắn nhất 1 năm, thời gian mắc dài nhất 21 năm Phần lớn đối tượng có thời gian mắc bệnh trên 5 năm, chiếm 90,6% [10]
Sự khác nhau giữa các nghiên cứu này có thể do ĐTNC không đồng nhất giữa các
Thư viện ĐH Thăng Long
56 nghiên cứu Bệnh ĐTĐ là bệnh mãn tính và hầu như không có triệu chứng lâm sàng điển hình, vì vậy người bệnh bị mắc bệnh khó phát hiện ra những triệu chứng để đi khám và điều trị sớm Nhiều khi người bệnh đi khám khi đã có biến chứng về bàn chân, thần kinh hoặc tim mạch, thận
Về liệu pháp điều trị
Theo khuyến cáo, tùy theo giai đoạn mắc bệnh của người bệnh và tình trạn g lâm sàng cũng như các xét nghiệm cận lâm sàng Bác sĩ có những chỉ định điều trị phù hợp nhất cho người bệnh Có các phương pháp điều trị như: điều trị bằng uống Insulin, hoặc tiêm Insulin, hoặc cả uống và tiêm Insulin Kết hợp với thuốc người bệnh cần thay đổi lối sống tích cực để kiểm soát đường huyết và các biến chứng tốt nhất
Thực trạng tự chăm sóc của người bệnh
Tự chăm sóc về chế độ ăn tiết chế :
Chế độ ăn uống của người bệnh ĐTĐ được quy định chặt chẽ và đóng vai trò quyết định trong việc kiểm soát đường huyết của người bệnh Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng người bệnh ĐTĐ nên chọn những thực phẩm có nhiều chất xơ và chỉ số đường huyết thấp dưới 55% như: xoài, chuối, táo, nho, mận, khoai củ, hầu hết các loại rau trừ bí đỏ, đậu hạt (đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan…) Hạn chế và tránh ăn
59 những thực phẩm có chỉ số đường cao trên 55% như bánh mỳ, miến, dưa hấu, dứa, các loại khoai nướng… Chọn các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít chất béo và/hoặc nhiều acid béo chưa no có lợi cho sức khỏe như thịt nạc (thịt da cầm nên bỏ da), nên ăn cá ít nhất 3 lần trong mỗi tuần [24],[27],[39],[45]
Mặc dù chế độ ăn có liên quan nhiều đến kiểm soát đường huyết của người bệnh ĐTĐ, nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ người bệnh tự chăm sóc tốt chế độ ăn uống lành mạnh trong tuần và người bệnh tự chăm sóc tốt chế độ ăn uống lạnh mạnh trong tháng rất thấp Khảo sát trong một tuần, số ngày/tuần thực hiện chế độ ăn lành mạnh cao nhất là 4 ngày chiếm 42,3%; trong tháng, số ngày/tuần thực hiện chế độ ăn lành mạnh cao nhất là 3 ngày chiếm 44,5%; số ngày/tuần ăn 5 hoặc hơn 5 khẩu phần trái cây, rau quả cao nhất là 4 ngày chiếm 38,4%; số ngày/tuần qua ăn thịt đỏ/thức ăn nhiều chất béo cao nhất là 3 ngày chiếm 43,4%; số ngày/tuần chia đều lượng đường trong ngày cao nhất là 3 ngày chiếm 32,6%
Kết quả này thấp hơn so với một nghiên cứu trước đây, chẳng hạn như nghiên cứu của Lê Việt Hạnh và cs cho thấy người bệnh ĐTĐ týp 2 điều trị tại bệnh viện Xây dựng có tuân thủ chăm sóc chế độ dinh dưỡng cao với 61,3%, trong đó có 76,7% người thực hiện chế độ ăn hoa quả[4] Hay nghiên cứu của Nguyễn Minh Tâm cho thấy có 62,2% người bệnh thực hiện chế độ ăn lành mạnh trong tuần, 59,7% người thực hiện chế độ ăn lành mạnh trong tháng, 40,9% người ăn trái cây, rau củ nhiều hơn [9] Hay nghiên cứu của Alhaiti và cs thì tỷ lệ thực hiện tự chăm sóc về chế độ dinh dưỡng cao hơn, với 74,3% người bệnh có kế hoạch ăn giảm chất béo, 41,5% giảm lượng carbonhydrat, 36,9% ăn nhiều rau và hoa quả [19] Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác so với kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyên nhân sự khác biệt này có thể liên quan nhiều đến nhận thức, hành vi của mỗi người bệnh Hoặc do quan niệm, tập tục ăn uống của mỗi gia đình, dân tộc
Việc thực hành không đúng các thực phẩm nên ăn, hạn chế và cần tránh chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả điều trị bệnh, rất khó kiểm soát được đường huyết và nhanh xuất hiện các biến chứng của bệnh đái tháo đường Trong khi phỏng vấn sâu về việc tự chăm sóc dinh dưỡng, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân tại sao người bệnh chưa thực hiện được chăm sóc tiết chế dinh dưỡng tốt Chúng tôi đã ghi nhận việc thực hành không đúng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhiều người bệnh cho rằng họ
Thư viện ĐH Thăng Long
Những bệnh nhân hiện đang ăn kiêng sau khi đã quen ăn nhiều thường cảm thấy không khỏe khi phải ăn ít hơn Bên cạnh đó, một số bệnh nhân cũng có thói quen ăn theo mùa, lựa chọn thực phẩm có giá thành rẻ mà không quan tâm đến giá trị dinh dưỡng hay tác dụng của loại thực phẩm đó đối với sức khỏe của mình.
“ Tôi là nông dân, từ trước đến giờ nhà tôi vẫn ăn uống như bình thường Bây giờ phát hiện bệnh nhà tôi cũng vẫn ăn vậy thôi, vì điều kiện không có mà nhà có 2 vợ chồng với thằng con trai, giờ mình tôi một nồi cũng mất công nấu mà tôi có ăn nhiều đâu Nên nhà tôi vẫn nấu như cũ cho bố con ông ấy ăn còn đi làm, chứ ăn nhạt theo tôi bố con ông ấy không ăn được”
(NB nữ 60 tuổi) Hay một ý kiến khác lí giải việc không thể thực hiện chia nhỏ bữa ăn do điều kiện công việc không cho phép:
Bệnh nhân này chỉ quan tâm đến việc kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách ăn ít cơm nhưng lại chưa biết cách chia nhỏ bữa ăn trong ngày Dù bác sĩ đã khuyên nhưng bệnh nhân chưa tìm ra phương pháp phù hợp để đáp ứng nhu cầu công việc của mình, dẫn đến tình trạng nhanh đói.
(NB nam 57 tuổi) Hoặc một ý kiến khác liên quan đến thực hiện dinh dưỡng khó do không biết chia nhỏ hàm lượng đường, protid hay carbonhydrat như nào trong một bữa ăn
“Tôi nghe bác sĩ nói phải chia bữa ăn là ăn ít cơm, mỗi bữa chỉ ăn lưng bát, nhưng tôi ko biết phải chia thịt là ăn bao nhiêu một bữa với lại ăn hoa quả thì bao nhiêu quả trong ngày Nên tôi chỉ giảm ăn cơm, giảm ăn thịt, và các hoa quả ngọt nhiều thì tôi không dám ăn”
(NB nữ 61 tuổi) Nghiên cứu của chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá xem người bệnh nên lựa chọn hay hạn chế nhóm thực phẩm nào mà chưa đi sâu nghiên cứu xem người bệnh có hiểu biết về hàm lượng dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm hay không, mức độ hạn chế như thế nào Việc tuân thủ chế độ ăn giúp kiểm soát tốt đường huyết, hạn chế suy thận, cũng như phòng ngừa các biến chứng khác của bệnh Do đó, vì vậy nhân viên y tế tại phòng khám cần phải chú trọng hơn nữa công tác tư vấn chế độ dinh dưỡng, và
61 cần phải có những biện pháp tích cực giúp bệnh nhân tuân thủ như: cần giải thích, tư vấn cụ thể nhiều lần cho bệnh nhân biết được nên ăn, hạn chế và cần tránh những loại thực phẩm nào, đồng thời tăng cường sự hỗ trợ từ phía gia đình của bệnh nhân trong việc giám sát chế độ ăn của họ. Đánh giá chung về tự chăm sóc chế độ ăn, tiết chế:
Nghiên cứu chỉ ra: tỷ lệ người bệnh tự chăm sóc tốt chế độ ăn, tiết chế dinh dưỡng chiếm tỷ lệ tương đối cao (72,9%), trong khi đó chỉ có 27,1% người bệnh không tuân thủ dinh dưỡng (Biểu đồ 3.3) Điều này có thể giải thích rằng nhiều người bệnh tuân thủ đúng do hàng ngày họ cập nhật thông tin trên nhiều phương tiện khác nhau và cũng đã được bác sỹ tư vấn trước khi tham gia vào nghiên cứu Do đó họ hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ dinh dưỡng sẽ giúp kiểm soát tốt được đường huyết Tuy nhiên kết quả này có thể phản ánh không chính xác mức độ thực tế tuân thủ dinh dưỡng của người bệnh vì nghiên cứu của chúng tôi mới chỉ tập chung chủ yếu vào mức độ tiêu thụ của một số nhóm thực phẩm
Tỷ lệ người bệnh có tự chăm sóc dinh dưỡng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Trần Cẩm Tú và cs (có 95,0% người bệnh có tuân thủ và 5,0% người bệnh không tuân thủ)[10] Tuy nhiên kết quả nghiên của chúng tôi lại thấp hơn so nghiên cứu của Karthik và cs (2020) là có tới 70,8% người bệnh có tuân thủ về dinh dưỡng [34] Sự chênh lệch này có thể do cách đánh giá mức độ tuân thủ dinh dưỡng giữa nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả trên là khác nhau Trong nghiên cứu của chúng tôi mới chỉ đề cập đến thực hành mức độ tiêu thụ thực phẩm thường xuyên hay không thường xuyên của một số nhóm thực phẩm chính mà chưa đi đánh giá cụ thể về nhu cầu năng lượng trong khẩu phần ăn của bệnh nhân ĐTĐ Và đây cũng là hạn chế của đề tài này, hy vọng trong tương lai sẽ có những nghiên cứu đánh giá sâu hơn nữa về tuân thủ điều trị dinh dưỡng đặc biệt là những nghiên cứu về khẩu phần ăn của người bệnh đái tháo đường
Tự chăm sóc về hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực thường xuyên sẽ làm giảm sự đề kháng insuline của tế bào, giúp việc kiểm soát đường huyết tốt hơn Với bệnh thận đái tháo đường, người bệnh cần tuân thủ chế độ tập luyện ở mức độ vừa và nhẹ theo khuyến cáo của bác sĩ (30
Thư viện ĐH Thăng Long
62 phút hoạt động thể lực đi bộ trung bình với một tuần 5 ngày, áp dụng cho hầu hết người bệnh)
Một số yếu tố liên quan đến tự chăm sóc của người bệnh
Đặc điểm chung liên quan đến tự chăm sóc của người bệnh
Qua khảo sát phân tích mối liên quan giữa các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: tuổi tác, giới tính và trình độ học vấn có ảnh hưởng đến việc tự chăm sóc của người bệnh.
Tuổi càng cao, nguy cơ mắc các bệnh lý kèm theo càng nhiều gây ảnh hưởng đến bệnh Mặt khác người cao tuổi có trí nhớ kém dẫn đến có khả năng thường xuyên
Thư viện ĐH Thăng Long
68 quên uống thuốc hoặc khi cao tuổi có khả năng vệ sinh kém hơn do vậy nhiều hành vi tự chăm sóc hạn chế hơn nhiều Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm ra được yếu tố liên quan giữa tuổi với tự chăm sóc của người bệnh (p>0,05) Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Karthick và cs[34] không có mối liên quan nào giữa tuổi và tự chăm sóc Nghiên cứu cắt ngang về các yếu tố dự báo thực hành tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ týp 2 tại các bệnh viện công ở Đông Bắc Ethiopia của tác giả Gulentie TM và cs năm 2020, kết quả cho thấy: 63,8% người tham gia nghiên cứu có thực hành chăm sóc tốt, trong khi 36,2% thực hành chăm sóc không đầy đủ Người trẻ tuổi có chăm sóc tốt hơn (AOR 2,27, KTC 95% 1,27– 4,07, P= 0,005)[27]
Nghiên cứu chỉ ra rằng giới tính có liên quan đến việc tự chăm sóc Cụ thể, phụ nữ có khả năng chăm sóc chân tốt hơn nam giới (1,67 lần) và có chế độ ăn uống tốt hơn (p < 0,01) Về tự chăm sóc chung, phụ nữ có khả năng thực hiện tốt hơn nam giới (1,56 lần), trong khi nam giới có tỷ lệ tự chăm sóc kém cao hơn (1,56 lần) với p < 0,05 Phát hiện này phù hợp với nghiên cứu của Alhaiti và các cộng sự [19], cho thấy phụ nữ có khả năng tự chăm sóc cao hơn nam giới.
Lý giải cho điều này vì nữ thường có ý thức chăm sóc bản thân tỉ mỉ hơn Mặt khắc, về thực hiện chế độ ăn, nữ giới thường có khả năng nấu ăn và đam mê nấu ăn hơn nam Do vậy họ thường cẩn thận trong chế độ ăn và chăm sóc bản thân tốt hơn nam Một vấn đề nữa, nam giới thường có những thói quen không có lợi như hút thuốc, uống chất kích thích và thường gặp gỡ bạn nhè hơn nên vấn đề thực hiện chế độ ăn kiêng của nam sẽ khó khăn hơn ở nữ rẩ nhiều
Trình độ học vấn liên quan tới tự chăm sóc chung, tự chăm sóc về thuốc, tự chăm sóc về bàn chân và tự chăm sóc về thể lực Cụ thể: những người có trình độ học vấn trên THPT có khả năng tự chăm sóc về thể lực đạt tốt hơn những người có trình độ học vấn dưới THPT 1,94 lần; có khả năng tự chăm sóc bàn chân tốt cao hơn 1,68 lần, có khả năng chăm sóc về chế độ thuốc tốt hơn 3,94 lần so với những người dưới THPT (p< 0,05) Mặt khác, những người có trình độ HV trên THPT có kết quả chăm sóc tốt
69 chung cao hơn 2,05 lần những người có trình độ dưới THPT với p < 0,05 Kết quả này hoàn toàn tương đồng với nghiên cứu của Lê Việt Hạnh và cs [4]
Kết quả này phù hợp thực tế là khi trình độ học vấn của bệnh nhân càng cao thì họ càng ý thức được tầm quan trọng của việc đo đường huyết tại nhà & khám định kỳ, từ đó giúp họ tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm của bệnh Nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan này có thể do cỡ mẫu nghiên cứu còn ít, đối tượng khác nhau có đặc điểm chung khác nhau Đặc điểm lâm sàng liên quan đến tự chăm sóc
Về đặc điểm lâm sàng, chúng tôi thấy chỉ số BMI, thời gian mắc bệnh, gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ, người có bệnh tim mạch có mối liên quan đến tự chăm sóc của người bệnh
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người có BMI dưới 23 có khả năng tự chăm sóc thể lực kém hơn những người có BMI trên 23 tới 1,81 lần (p < 0,05) do họ thường chủ quan không cần vận động Bên cạnh đó, những người có người thân mắc bệnh ĐTĐ có khả năng tự chăm sóc bản thân toàn diện, chăm sóc bàn chân và kiểm soát đường huyết cao hơn người không có người thân mắc bệnh tới lần lượt là 1,99 lần, 2,42 lần và 2,61 lần (p < 0,05) Điều này dễ hiểu vì họ có kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc người bệnh, giúp họ chủ động hơn trong việc theo dõi sức khỏe, thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p