Báo cáo Định hướng nghề nghiệp 1 (vị trí chuyên viên Hành chính - Tổng hợp chuyên ngành Luật Kinh tế) CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO Ngoài trang bìa, bảng viết tắt (nếu có) và mục lục, Báo cáo thực tập gồm 4 phần. Cụ thể như sau: I. PHẦN MỞ ĐẦU Phần này bao gồm các nội dung: 1.1. Giới thiệu về cơ quan thực tập (1,0 điểm) - Tên cơ quan thực tập; (0,25 điểm) - Bộ máy lãnh đạo (Tên của các cán bộ lãnh đạo cơ quan); (0,25 điểm) - Cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ (Tóm tắt cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan); (0,25 điểm) - Lịch sử hình thành và phát triển (Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển). (0,25 điểm) 1.2. Giới thiệu về cán bộ hướng dẫn thực tập (1,0 điểm) - Họ tên, chức vụ của cán bộ hướng dẫn thực tập; (0,25 điểm) - Mô tả vị trí công việc của cán bộ hướng dẫn thực tập; (0,25 điểm) - Mô tả chi tiết các công việc thường xuyên của cán bộ hướng dẫn thực tập. (0,5 điểm) II. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Mô tả các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập (1,5 điểm) - Mô tả khái quát các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập; (0,5) - Mô tả khái quát chức năng nhiệm vụ của các vị trí đó; (0,5) - Nêu các điều kiện tối thiểu cần phải có để đảm nhiệm các vị trí đó. (0,5) 2.2. Mô tả vị trí nghề nghiệp mà mình quan tâm tìm hiểu (2,0 điểm) - Nêu lí do tại sao mình quan tâm vị trí nghề nghiệp; (0,25 điểm) - Mô tả chi tiết các điều kiện để có thể đảm nhiệm vị trí nghề nghiệp này (Điều kiện bằng cấp, chứng chỉ, kỹ năng …); (0,25 điểm) - Mô tả chi tiết các công việc mà vị trí nghề nghiệp này thực hiện; (0,5 điểm) - Mô tả chi tiết các công việc hàng ngày mà vị trí nghề nghiệp này cần giải quyết. Nêu chi tiết công việc đó là gì, ví dụ đọc hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai giữa ông …. và bà … (Nêu cụ thể các thông tin trong hồ sơ, nêu rõ đọc khi nào, có nhận xét gì, …) (0,5 điểm): - Mô tả một công việc cụ thể của vị trí nghề nghiệp đã giải quyết mà em đã được tìm hiểu (từ khi bắt đầu đến khi kết thúc). Mô tả cụ thể công việc của họ. Ví dụ, một cán bộ địa chính thì làm các công việc gì, … Sau khi nêu khái quát công việc, trình bày công việc cụ thể của người đó trong 1 ngày làm việc hay trong 1 tuần, …(0,5 điểm) 2.3. Các công việc được giao thực hiện hoặc tìm hiểu (1,5 điểm) - Mô tả chi tiết, cụ thể các công việc được cán bộ hướng dẫn hoặc các cán bộ, nhân viên trong cơ quan giao thực hiện (kể cả các công việc như đánh máy, sắp xếp tài liệu, giao nhận tài liệu…) hoặc được giao để tìm hiểu. Nếu được giao nhiều việc hoặc tìm hiểu nhiều việc thì lần lượt mô tả chính xác, cụ thể các công việc đó. Ví dụ được phân công đánh máy Kế hoạch công tác năm 2019 (Kế hoạch bao nhiêu trang, Gồm các nội dung gì, Sau khi thực hiện công việc rút ra được điều gì). (1,0 điểm) - Nêu đánh giá về các công việc đã thực hiện hoặc được giao tìm hiểu. (0,5 điểm) 2.4. Nhận xét chung (1,5 điểm) - Nêu các nhận xét của bản thân về các vị trí công việc đã được tìm hiểu; quá trình giải quyết các công việc đó; - Nêu nhận xét về các công việc đã được giao thực hiện; - Nêu các nhận xét khác (Những đóng góp, những kinh nghiệm, những bài học… của bản thân). III. KẾT LUẬN Trong phần này có thể nêu lên những suy nghĩ, cảm nhận của mình về vị trí nghề nghiệp hoặc những định hướng tương lai nghề nghiệp của mình sẽ chọn.(0,5)
PHẦN MỞ ĐẦU
Giới thiệu về cơ quan thực tập
1.1 Tên cơ quan thực tập: Trung tâm ………
1.2 Lãnh đạo Trung tâm gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.
- Giám đốc Trung tâm điều hành hoạt động của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về hoạt động của Trung tâm;
- Các Phó Giám đốc giúp Giám đốc Trung tâm theo dõi và chỉ đạo một số mặt công việc của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
1.3 Cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ 1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy
- Tổng số Viên chức và Người lao động (VC&NLĐ) Trung tâm hiện có 28 người; trong đó: 25 biên chế, hợp đồng Nghị định 161/2018/NĐ-CP: 03 người; gồm 14 nam và 14 nữ;
- Tổ chức, bộ máy của Trung tâm gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc; 03 phòng chuyên môn: Phòng Hành chính - Tổng hợp, Phòng Thông tin -Huấn luyện và Phòng Kỹ thuật;
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Trung tâm có Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng và các cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng; Phó Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao
- Trung tâm ……… (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập, do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có chức năng phục vụ, hỗ trợ công tác quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và PTNT và thực hiện các nội dung hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Trung tâm chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện về các mặt công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm …………
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
- Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Phòng Thông tin - Huấn luyện
Phòng Hành chính - Tổng hợp
Phòng Kỹ thuậtPhó Giám đốc 1 Phó giám đốc 2
1.3.3 Nhiệm vụ (Theo nhiệm vụ quy định tại Quyết định số 171/QĐ-
SNN&PTNT ngày 22/4/2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam)
- Đề xuất với Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT về chính sách, chiến lược kế hoạch phát triển dài hạn và ngắn hạn các chương trình, dự án, các văn bản quy phạm pháp luật về trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng, trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chương trình, kế hoạch, dự án tại địa phương Tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì thực hiện một số chương trình, dự án, nhiệm vụ theo phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chương trình, dự án theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn về nội dung, phương pháp hoạt động cho các cơ quan, đơn vị tham gia hoạt động ;
- Chủ trì xây dựng chương trình, tài liệu hướng dẫn ; tổ chức tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ, cộng tác viên các cấp và nông dân;
- Tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền về theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức và tham gia tổ chức các hội thi, hội thảo, hội chợ, triển lãm, diễn đàn, tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm về ;
- Tư vấn và cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức và tham gia đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn theo phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT và quy định pháp luật;
- Phối hợp với các tổ chức trực thuộc Sở Nông nghiệp và PNT trong công tác phòng, chống dịch bệnh, thiên tai tại địa phương;
- Quản lý và sử dụng quỹ hoạt động (nếu có) theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện hợp tác quốc tế về theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án về theo quy định ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT giao.
1.4 Lịch sử hình thành và phát triển
Trung tâm Quảng Nam được thành lập theo Quyết định số 1035/
QĐ-UBND ngày 22/3/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam, tiền thân là Trung tâm tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng Sau 30 năm hình thành và phát triển Trung tâm đã trải qua các giai đoạn cụ thể sau:
Trong giai đoạn từ 1993 đến tháng 12/1996, Trung tâm tỉnh Quảng Nam - Đà nẵng được thành lập đi vào hoạt động, duy trì đến khi có chủ trương chia tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành 02 đơn vị hành chính: tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.
Từ tháng 02/1997, cùng với việc chia tách và tái lập tỉnh, Trung tâm Quảng Nam được thành lập Tiếp đó là việc sáp nhập 02 Trung tâm: Trung tâm và Trung tâm Khuyến lâm thành Trung tâm
Quảng Nam. Đến tháng 10/2004, Trung tâm Nông nghiệp – tỉnh Quảng Nam được thành lập trên cơ sở nhập 2 đơn vị: Trung tâm – Khuyến lâm vàTrung tâm Giống Nông lâm nghiệp. Đến ngày 01/01/2009 Trung tâm - Khuyến ngư Quảng Nam được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trung tâm ……… vào Trung tâm
Tháng 6/2016, tổ chức cấp tỉnh được thành lập lại với tên gọi thống nhất chung là Trung tâm theo Quyết định số 1035/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam trên cơ sở đổi tên Trung tâm Quảng Nam được thành lập theo Quyết định số 3621/QĐ-UBND ngày 05/11/2008 của UBND tỉnh Quảng Nam (bao gồm cả , khuyến lâm và khuyến ngư) và hoạt động cho đến thời điểm hiện tại.
Giới thiệu về cán bộ hướng dẫn thực tập
- Chức vụ: Phó trưởng phòng Phụ trách phòng Hành chính – Tổng hợp - Mô tả vị trí công việc của cán bộ hướng dẫn thực tập;
+ Trực tiếp tham mưu về lĩnh vực Tổ chức bộ máy, quản lý nhân lực;
+ Tham gia chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch công tác Giúp Giám đốc tổ chức thực hiện các Đề án, chương trình, kế hoạch liên quan đến công tác tổ chức bộ máy, quản lý nguồn nhân lực, hành chính quản trị văn phòng …
- Mô tả chi tiết các công việc thường xuyên của cán bộ hướng dẫn thực tập
+ Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Phòng HC-TH theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, trực tiếp phụ trách các nhiệm vụ sau:
+ Lĩnh vực Tổ chức bộ máy, quản lý nhân lực; công tác quản trị văn phòng, Văn thư - Lưu trữ; công tác kế hoạch, tổng hợp, thống kê về Tổ chức bộ máy.
+ Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, tổng hợp báo cáo việc thực hiện nhận xét, đánh giá phân loại viên chức, hợp đồng lao động hàng năm của Trung tâm;
+ Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, kỷ luật của Trung tâm;
+ Theo dõi, kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên chức và người lao động trong phòng Đề nghị khen thưởng, kỷ luật viên chức và người lao động của phòng theo quy định;
+ Theo dõi quản lý phương tiện, trang thiết bị làm việc phục vụ công tác của đơn vị.
+ Thực hiện một số công việc kiêm nhiệm theo phân công của Lãnh đạoTrung tâm.
PHẦN NỘI DUNG
Mô tả các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập
TT Vị trí việc làm Chức năng nhiệm vụ
I Công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành 1 Giám đốc
Quản lý, điều hành chung các hoạt động của Trung tâm Quản lý điều hành các mảng công việc về trồng trọt, lâm nghiệp, khuyến lâm, kế hoạch tài chính, Quản lý, điều hành công tác Hành chính- văn phòng, tổ chức cán bô, thi đua khen thưởng, kỷ luật, Quản lý, điều hành lĩnh vực thủy sản và khuyến ngư, Chủ tài khoản của đơn vị.
Công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế
Quản lý, điều hành lĩnh vực chăn nuôi và chăn nuôi; trồng trọt và lâm nghiệp Phụ trách công tác khoa học công nghệ.
Chỉ đạo công tác thông tin- đào tạo huấn luyện
Phụ trách công tác phục vụ xây dựng nông thôn mới; đào tạo nghề, huấn luyện, thông tin tuyên truyền, quảng bá
Phụ trách công tác phòng chống thiên tai; phòng cháy chữa cháy
Phụ trách lĩnh vực khuyến công trong nông nghiệp
"Quản lý Văn phòng, phụ trách nội dung, chương trình làm việc cho Ban Giám đốc, lịch làm việc Trung tâm, công tác kế hoạch, thống kê, tổ chức- cán bộ, thi đua."
Quản lý Phòng Thông tin – Huấn luyện, công tác truyền thông , đào tạo nghề, hỗ trợ doanh nghiệp
Phụ trách công tác hành chính- quản trị, tổng hợp Phụ trách công tác tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, hoạt động thông tin, quảng bá, hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Phụ trách công tác hướng dấn, tư vấn và chăn nuôi, khuyến ngư, trồng trọt, lâm nghiệp
II Công việc hoạt động chuyên môn chuyên ngành 1 Vị trí truyền thông
Tham mưu theo dõi, xử lý về công việc quảng bá, nhân rộng mô hình; truyền thông
Phổ biến quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp và hoạt động ;
Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo; tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được phân công
Thông tin thị trường, giá cả nông sản, vật tư nông nghiệp, lịch nông vụ, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại Tham gia soạn thảo hoặc góp ý các văn bản, đề án, quyết định…của cơ quan xây dựng và góp ý văn bản của các
Trung tâm, ngành, địa phương
2 Vị trí đào tạo nghề lao động nông thôn Đào tạo về kỹ thuật sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật, thị trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại cho các đối tượng là lao động nông thôn Tham gia soạn thảo hoặc góp ý các văn bản, đề án, quyết định…của cơ quan xây dựng và góp ý văn bản của các Trung tâm, ngành, địa phương xây dựng liên quan đến nhiệm vụ của phòng.
Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, các lớp đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được phân công
Nghiên cứu tài liệu phục vụ cho nhiệm vụ được giao
3 Vị trí huấn luyện, tập huấn chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ về
Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng , bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật cho các đối tượng chuyển giao công nghệ Tham gia soạn thảo hoặc góp ý các văn bản, đề án, quyết định…của cơ quan xây dựng và góp ý văn bản của các Trung tâm, ngành, địa phương Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo; tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được phân công
4 Vị trí tổ chức các diễn đàn, hội thảo, hội thi, hội chợ, triễn lãm tọa đàm, tham quan…
Tham mưu tổ chức các sự kiện : hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm, tham quan học tập, diễn đàn, tọa đàm
Trao đổi kinh nghiệm và khoa học công nghệ với các tổ chức, chuyên gia quốc tế theo quy định của pháp luật; nâng cao năng lực, trình độ cho người làm công tác thông qua các chương trình hợp tác quốc tế và chương trình khảo sát học tập nước ngoài;
Tham gia soạn thảo hoặc góp ý các văn bản, đề án, quyết định…của cơ quan xây dựng và góp ý văn bản của các Trung tâm, ngành, địa phương xây dựng liên quan đến nhiệm vụ được giao.
Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, các lớp đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được phân công
Nghiên cứu tài liệu phục vụ cho nhiệm vụ được giao
5 Vị trí xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
Tham mưu theo dõi, xử lý về công việc thuộc lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Lập dự án đầu tư, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao động, xúc tiến thị trường, xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, bảo hiểm sản xuất, kinh doanh nông nghiệp
Hỗ trợ xây dựng các phương án/dự án sản xuất, kinh doanh để địa phương, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các chương trình, cơ chế, đề án, chính sách, về OCOP, giảm nghèo, ứng dụng công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo
Tham gia soạn thảo hoặc góp ý các văn bản, đề án, quyết định…của cơ quan xây dựng và góp ý văn bản của các Trung tâm, ngành, địa phương xây dựng liên quan đến nhiệm vụ được giao.
Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, các lớp đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được phân công
Nghiên cứu tài liệu phục vụ cho nhiệm vụ được giao
Tham mưu, xây dựng mô hình trình diễn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ của mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ từ các mô hình trình diễn, điển hình sản xuất tiên tiến thuộc lĩnh vực trồng trọt ra diện rộng Tham gia soạn thảo hoặc góp ý các văn bản, đề án, quyết định…của cơ quan xây dựng và góp ý văn bản của các Trung tâm, ngành, địa phương và liên quan đến nhiệm vụ được giao.
Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, các lớp đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được phân công
Nghiên cứu tài liệu phục vụ cho nhiệm vụ được giao
Tham mưu, xây dựng mô hình trình diễn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ của mô hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ từ các mô hình trình diễn, điển hình sản xuất tiên tiến thuộc lĩnh vực chăn nuôi ra diện rộngTham gia soạn thảo hoặc góp ý các văn bản, đề án, quyết định…của cơ quan xây dựng và góp ý văn bản của các
Trung tâm, ngành, địa phương và liên quan đến nhiệm vụ của phòng, thực hiện một số nhiệm vụ khác.
Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, các lớp đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được phân công
Nghiên cứu tài liệu phục vụ cho nhiệm vụ được giao
Tham mưu, xây dựng mô hình trình diễn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ của mô hình thuộc lĩnh vực lâm nghiệp Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ từ các mô hình trình diễn, điển hình sản xuất tiên tiến thuộc lĩnh vực lâm nghiệp ra diện rộng Tham gia soạn thảo hoặc góp ý các văn bản, đề án, quyết định…của cơ quan xây dựng và góp ý văn bản của các Trung tâm, ngành, địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được giao.
Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, các lớp đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được phân công
Nghiên cứu tài liệu phục vụ cho nhiệm vụ được giao
Mô tả vị trí nghề nghiệp mà mình quan tâm tìm hiểu
- Bản thân lựa chọn vị trí nghề nghiệp chuyên viên Kế hoạch – Tổng hợp thuộc phòng Hành chính tổng hợp vì đối với vị trí này cần có khả năng tổng hợp, đọc và am hiểu các văn bản Mặt khác theo yêu cầu về vị trí này cần có chuyên môn nghiệp vụ đại học nông nghiệp hoặc kinh tế, quản trị kinh doanh.
Bản thân từng học đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh và đã có kinh nghiệm đảm nhận vị trí tổng hợp hành chính hơn 5 năm Việc tiếp tục theo học chuyên ngành Luật kinh tế nhằm giúp bản thân được hiểu rõ và nắm bắt cụ thể hơn về các quy định của các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan, từ đó có thể phục vụ tốt hơn trong công tác tham mưu.
- Chi tiết các công việc mà vị trí nghề nghiệp này thực hiện:
+ Chủ trì và phối hợp với các phòng, bộ phận có liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình, phương án dự toán hàng năm thuộc lĩnh vực tài sản, tài chính;
+ Theo dõi tham mưu chế độ nâng bậc lương cho VC và NLĐ Trung tâm theo định kỳ và các công việc về Bảo hiểm như: BHXH, BHYT, BHTN ; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí Quản lý sử dụng phần mềm BHXH, tài khoản chứng thư số đấu thầu và đăng thông tin có liên quan lên cổng đấu thầu quốc gia.
+ Tham mưu kiểm kê, đánh giá thanh lý TSCĐ do Trung tâm quản lý theo quy định; tổng hợp báo cáo trang thiết bị, dụng cụ làm việc tại cơ quan, phối hợp theo dõi việc sử dụng tiết kiệm điện, nước;
+ Tham mưu xây dựng, triển khai thực hiện công tác phòng chống lụt bão, phòng cháy chữa cháy.
- Mô tả chi tiết các công việc hàng ngày mà vị trí nghề nghiệp này cần giải quyết
+ Kiểm tra tài khoản email công vụ để nắm bắt được các công việc được giao giải quyết, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên Mở kế hoạch cá nhân để xử lý công việc theo thứ tự ưu tiên theo đó công việc nào quan trọng cần phải giải quyết gấp, các công việc đến hạn giải quyết …
+ Tra cứu các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quy định chuyên ngành có liên quan, nghiên cứu các nội dung quy định tại các văn bản nhằm dự thảo văn bản tham mưu lãnh đạo phòng một cách chặt chẽ, phù hợp với các quy định hiện hành;
+ Mở hồ sơ công việc điện tử, lập dự thảo theo các nội dung công việc (công văn, báo cáo, tờ trình … ) trình dự thảo lên Lãnh đạo phòng xem xét duyệt và chuyển Lãnh đạo Trung tâm cho ý kiến chỉ đạo hoặc thống nhất ban hành văn bản;
- Mô tả một công việc cụ thể + Ngày 12 tháng 09 năm 2023, Sau khi kiểm tra Email công vụ, bản thân được Trưởng phòng Hành chính – Tổng hợp giao nhiệm vụ triển khai văn bản của cơ quan cấp trên liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy Theo đó đề nghị cán bộ Kế hoạch – Tổng hợp tìm hiểu, đọc văn bản của cơ quan cấp trên và các văn bản khác có liên quan, chọn lọc nội dung tiến hành lập dự thảo văn bản triển khai quán triệt một số nội dung có liên quan đến tất cả Viên chức và Người lao động Trung tâm.
+ B1: Đọc và rà soát tất cả các văn bản có liên quan đến nội dung cần triển khai (Gồm: Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới; Kế hoạch số 507/KH-UBND ngày 02/02/2023 của UBND tỉnh Quảng Nam triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 2352/SNN&PTNT-VP ngày 12/9/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam về việc về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với khu dân cư, nhà để ở, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh)
+ B2: Rà soát, chọn lọc các nội dung cần triển khai (Chọn lọc các nội dung có liên quan đến cần triển khai đến đơn vị mình, những nội dung trọng tâm, cần thiết);
+ B3: Chọn mẫu, loại hình văn bản cần ban hành, sau đó đưa các nội dung cần triển khai vào mẫu văn bản đã chọn (Căn cứ nội dung chọn loại hình văn bản cần ban hành, tải mẫu theo Nghị định Số: 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 về công tác văn thư sau đó tiến hành dự thảo nội dung);
+ B4: Lập dự thảo trên Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc (Q- office) trình Lãnh đạo phòng kiểm tra duyệt dự thảo trước khi trình Lãnh đạo Trung tâm ký ban hành;
+ B5: Sau khi dự thảo được chấp thuận Lãnh đạo phòng chuyển Lãnh đạo Trung tâm ký chuyển văn thư ban hành văn bản đi (Trường hợp không được chấp thuận nội dung thì tiến hành sửa nội dung dự thảo theo góp ý của Lãnh đạo và tiến hành lại B4);
+ B6: Tải văn bản đã ban hành (Bản ký số) và các văn bản có liên quan về tiến hành lưu trữ hồ sơ công việc trên máy.
Các công việc được giao thực hiện hoặc tìm hiểu
- Nội dung công việc được giao: Xây dựng Phương án Ứng phó thiên tai của Trung tâm Quảng Nam năm 2023
+ B1 Tìm hiểu, tham khảo các văn bản có liên quan đến việc xây dựng Phương án: Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020; Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai; Thông báo Kết luận của Đồng chí Hồ Quang Bửu – Phó chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tạiHội nghị Tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm2022, 6 tháng đầu năm 2023 và triển khai nhiệm vụ trong thời gian đến ngoài ra còn tham khảo một số phương án của các đơn vị khác để xây dựng phương án sát với thực tế tại đơn vị.
+ B2 Xác định cấu trúc phương án gồm 5 phần: Căn cứ pháp lý, nội dung, phân công nhiệm vụ và tổ chức thực hiện
+ B3 Dự thảo Phương án theo cấu trúc đã ban hành Trong đó tập trung chính vào phần nội dung giả định các tình huống có thể xảy ra theo từng cấp độ thiên tai, các nội dung cần chuẩn bị, giải quyết Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân có liên quan nếu có tình huống xảy ra.
+ B4 Sau khi hoàn thiện dự thảo tiến hành tham khảo các ý kiến khác của các phòng, Lãnh đạo đơn vị nhằm bổ sung và hoàn thiện dự thảo phương án.
+ Các bước còn lại thực hiện tương tự như phần công việc cụ thể nêu ở mục 2.2
- Đánh giá về các công việc đã thực hiện hoặc được giao tìm hiểu: Qua nội dung công việc được giao, tìm hiểu có thể thấy công tác phòng chống thiên tai, cứu nạn cứu hộ là một trong những nội dung hết sức quan trọng Để có thể giảm thiểu được những rủi ro từ thiên tai, lũ lụt ta cần phải xây dựng các phương án theo các tình huống giả định và có các biện pháp chuẩn bị nhằm ứng phó tốt với các điều kiện khi hậu cực đoan Nhờ sự chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý từ Lãnh đạo những người đi trước mình có thể nắm rõ hơn thực tế đã diễn ra từ đó tham mưu các cách giải quyết tình huống sát với thực tế hơn nhằm hạn chế rủi ro tối đa.
Nhận xét chung
Qua việc thực tập định hướng nghề nghiệp tại vị trí Kế hoạch – Tổng hợp thuộc phòng Hành chính – Tổng hợp bản thân nhận thấy việc được nghiên cứu và học tập chuyên ngành Luật kinh tế là rất phù hợp với vị trí mình đang công tác và lựa chọn định hướng Sau khi được học, được nghiên cứu các nội dung môn học liên quan đến luật chuyên ngành giúp bản thân có thể đọc, phân tích và hiểu rõ hơn các vấn đề có liên quan, việc ứng dụng các môn học chuyên ngành giúp bản thân hạn chế được tối đa các rủi ro trong quá trình tham mưu các văn bản cho Lãnh đạo phòng cũng như Lãnh đạo Trung tâm Ngoài ra một số kỹ năng đã được học cũng góp phần rất quan trọng trong quá trình làm việc, giúp ta có thể phân tích, chọn lọc những thông tin cần thiết để rút ngắn thời gian hoàn thành công việc.
Qua thời gian thực hiện môn học định hướng nghề nghiệp 1 cho ta thấy ngoài việc học thì kinh nghiệm công tác cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, việc mình có thể hiểu rõ và nắm bắt tốt những diễn biến hiện tại giúp mình có thể đưa ra những phương án tốt, tối ưu và phù hợp với yêu cầu hơn từ đó giúp hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
TT THỜI GIAN NỘI DUNG CÔNG VIỆC GHI
1 28/08/2023 Liên hệ đơn vị (bộ phận) công tác xác định vị trí đăng ký thực tập
2 29/08/2023 Liên hệ đơn vị (bộ phận) công tác xác định vị trí đăng ký thực tập
3 30/08/2023 Liên hệ đơn vị (bộ phận) công tác xác định vị trí đăng ký thực tập
4 31/08/2023 Chọn vị trí thực tập phù hợp với yêu cầu tiến hành đăng ký vị trí thực tập định hướng nghề nghiệp
9 05/09/2023 Liên hệ cán bộ hướng dẫn thực tập, trao đổi về vị trí thực tập đã chọn để hoàn thành môn học định hướng nghề nghiệp để tìm kiếm tài liệu cần tra cứu
10 06/09/2023 Đọc tài liệu (đề án vị trí việc làm, phân công nhiệm vụ …) 11 07/09/2023 Đọc tài liệu (đề án vị trí việc làm, phân công nhiệm vụ …) 12 08/09/2023 Đọc tài liệu (đề án vị trí việc làm, phân công nhiệm vụ …) 13 09/09/2023 Nghỉ - dự thảo sơ bộ nội dung báo cáo 14 10/09/2023 Nghỉ - dự thảo sơ bộ nội dung báo cáo 15 11/09/2023 Đọc, nghiên cứu tài liệu
16 12/09/2023 Xử lý văn bản đến (Công văn liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy) 17 13/09/2023 Tham mưu dự thảo công văn liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy 18 14/09/2023 Nghiên cứu văn bản có liên quan đến công tác phòng chống thiên tai, cứu nạn cứu hộ 19 15/09/2023 Tham mưu phương án phòng chống thiên tai, cứu nạn cứu hộ của Trung tâm 20 16/09/2023 Nghỉ - dự thảo nội dung báo cáo 21 17/09/2023 Nghỉ - dự thảo nội dung báo cáo 22 18/09/2023 Hoàn thiện dự thảo báo cáo lần 1 23 20/09/2023 Hoàn thiện dự thảo báo cáo lần 1 (nộp báo cáo lần 1)
Tôi là: ……… ……… xác nhận sinh viên:
……… đã thực tập định hướng nghề nghiệp 1 tổng số …. buổi.
(Kí và ghi rõ họ tên)
4.2 Xác nhận nội dung Báo cáo thực tập
Tôi là: ……… xác nhận các nội dung trình bày trong Báo cáo này là trung thực, đúng với các nội dung công việc của sinh viên: ……… đã thực hiện trong thời gian thực tập định hướng nghề nghiệp 1 tại ……… ……….
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
(Kí tên và đóng dấu)
(Kí và ghi rõ họ tên)
4.3 Đánh giá kết quả thực tập
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 1
Họ tên cán bộ hướng dẫn: ……….
Chức vụ: Phó trưởng phòng – Phụ trách phòng Hành chính – Tổng hợp Họ tên sinh viên: ………
Lớp: E318 Đánh giá của cán bộ hướng dẫn:
1 Về ý thức chấp hành nội quy, quy định của cơ quan:
2 Ý thức, thái độ trong công việc:
3 Mức độ hoàn thành các công việc được giao:
Sinh viên đạt điểm: …./10 điểm (Bằng chữ: ……….)
(Kí và ghi rõ họ tên)
DỰ THẢO CÁC VĂN BẢN ĐÃ THỰC HIỆN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
V/v quán triệt nội dung Công văn số
Kính gửi: Viên chức và Người lao động Trung tâm.
Thực hiện Công văn số 2352/SNN&PTNT-VP ngày 12/9/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam về việc về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với khu dân cư, nhà để ở, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh Giám đốc Trung tâm Quảng Nam đề nghị tất cả viên chức và người lao động (VC&NLĐ) nghiêm chỉnh thực hiện một số nội dung sau:
1 Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới và Kế hoạch số 507/KH-UBND ngày 02/02/2023 của UBND tỉnh Quảng Nam triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
2 Tích cực tham gia phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy” trong đó, yêu cầu nêu cao vai trò, trách nhiệm của đảng viên, VC&NLĐ Trung tâm gương mẫu đi đầu trong thực hiện việc tự trang bị bình chữa cháy tại hộ gia đình mình sinh sống; phấn đấu đến 30/9/2023, 100% hộ gia đình, đảng viên, VC&NLĐ Trung tâm có bình chữa cháy.
Yêu cầu về trang bị bình chữa cháy tại hộ gia đình: Thực hiện theo hướng dẫn của Công an tỉnh Quảng Nam tại Công văn số 4209/CAT-PC07 ngày 07/9/2023 kèm theo Công văn này.
3 Tuyên truyền, vận động hộ gia đình tham gia mô hình Tổ liên gia an toàn PCCC theo đối tượng, tiêu chí hướng dẫn của Bộ Công an; tham gia tập
Dự thảo huấn và thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn khi ra mắt mô hình Tổ liên gia an toàn PCCC.
4 Vận động 100% hộ gia đình xung quanh khu vực sinh sống có nhà để ở, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh từ 2 tầng trở lên mở lối thoát nạn khẩn cấp thứ 2 như qua lô gia, ban công, lối lên mái sang nhà liền kề …; đồng thời vận động, các hộ gia đình có nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy cao trang bị phương tiện cảnh báo cháy sớm như hệ thống báo cháy tự động hoặc đầu báo cháy không dây … tại khu vực sản xuất, kinh doanh để kịp thời phát hiện, tổ chức chữa cháy và thoát nạn.
5 Tích cực tham gia các buổi tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cơ bản về PCCC và CNCH do địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức. Đề nghị tất cả viên chức và người lao động Trung tâm nghiêm túc thực hiện./.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHƯƠNG ÁN Ứng phó thiên tai của Trung tâm Quảng Nam năm 2023 Để chủ động phòng tránh và ứng phó kịp thời, có hiệu quả với tình hình lụt, bão, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2023, Trung tâm Quảng Nam xây dựng Phương án phòng, chống thiên tai năm 2023 như sau:
- Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;
- Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
- Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;
- Căn cứ Quyết định số 1035/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc đổi tên Trung tâm - Khuyến ngư thành Trung tâm Quảng Nam;
- Căn cứ Quyết định số 171/QĐ-SNN&PTNT ngày 22/4/2016 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Quảng Nam.
II NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI NĂM 2023 1 Mục đích:
Dự thảo Đảm bảo an toàn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân Hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, thiệt hại do thiên tai gây nên Kịp thời thu hoạch, di dời, sơ tán cơ sở vật chất, các sản phẩm của các mô hình khuyến nông có nguy cơ cao ảnh hưởng bởi thiên tai đến nơi an toàn.
2 Khái quát chung về Trung tâm
- Trung tâm Quảng Nam là đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Nông nghiệp và thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam theo Quyết định số 69/2004/QĐ-UB ngày 07/9/2004 của UBND tỉnh Quảng Nam với tên gọi Trung tâm - Khuyến ngư sau đó được đổi tên thành Trung tâm Quảng Nam theo Quyết định số 1035/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam.
- Tổ chức bộ máy bao gồm: Lãnh đạo Trung tâm (03 người); Phòng Hành chính - Tổng hợp (09 người); Phòng Thông tin – Huấn luyện (05 người); Phòng Kỹ thuật (12 người).
- Trụ sở Trung tâm đặt tại số 1A đường Phan Bội Châu, phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Công trình hạ tầng bao gồm:
- 01 nhà để xe ô tô và kho cấp 4 - 02 nhà để xe mô tô trụ sắt và xà gồ thép, mái lợp tôn.
3 Lực lượng, phương tiện tại chỗ để phòng, chống thiên tai:
- Ban Chỉ đạo Phòng, chống thiên tai Trung tâm Quảng Nam được thành lập theo Quyết định số 92/QĐ-TTKN ngày 5/9/2022 của Giám đốc Trung tâm Quảng Nam với thành viên gồm 09 đồng chí là lãnh đạo Trung tâm, Trưởng, phó và viên chức các phòng; đồng thời huy động toàn thể cán bộ viên chức và người lao động tham gia vào công tác phòng chống thiên tai của cơ quan
- Lực lượng viên chức và người lao động trong cơ quan đều có sức khỏe tốt, nhà ở kiên cố, thuận tiện trong việc di chuyển đến cơ quan tham gia công tác phòng, chống thiên tai khi có thiên tai xảy ra
3.2 Phương tiện, thiết bị, lương thực:
- Hệ thống thông tin, liên lạc cơ quan gồm: điện thoại cố định, internet và điện thoại cá nhân
- Trang thiết bị: áo phao, thang, rựa, cưa tay, cuốc, xẻng, búa, dây thừng, đèn pin
- Lương thực: dự phòng nước uống, lương thực đủ dùng trong 10 ngày.
4 Các loại hình thiên tai thường xảy ra tại Quảng Nam
Các loại hình thiên tai thường xảy ra tại Quảng Nam có ảnh hưởng đến trụ sở làm việc của Trung tâm và các mô hình khuyến nông là: a) Bão, áp thấp nhiệt đới b) Mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lỡ đất c) Lốc, sét, mưa đá
Công tác phòng chống thiên tai phải lấy phòng ngừa là chính, dựa vào nhân dân và cán bộ, viên chức, người lao động Trung tâm