DỰ THẢO CÁC VĂN BẢN ĐÃ THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Báo cáo Định hướng nghề nghiệp 1 (vị trí chuyên viên Hành chính - Tổng hợp chuyên ngành Luật Kinh tế) (Trang 26 - 34)

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG NAM

TRUNG TÂM ...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

#SoKyHieuVanBan

V/v quán triệt nội dung Công văn số

2352/SNN&PTNT-VP

#DiaDiemNgayBanHanh

Kính gửi: Viên chức và Người lao động Trung tâm.

Thực hiện Công văn số 2352/SNN&PTNT-VP ngày 12/9/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam về việc về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với khu dân cư, nhà để ở, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh. Giám đốc Trung tâm ... Quảng Nam đề nghị tất cả viên chức và người lao động (VC&NLĐ) nghiêm chỉnh thực hiện một số nội dung sau:

1. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới và Kế hoạch số 507/KH-UBND ngày 02/02/2023 của UBND tỉnh Quảng Nam triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Tích cực tham gia phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy” trong đó, yêu cầu nêu cao vai trò, trách nhiệm của đảng viên, VC&NLĐ Trung tâm gương mẫu đi đầu trong thực hiện việc tự trang bị bình chữa cháy tại hộ gia đình mình sinh sống; phấn đấu đến 30/9/2023, 100% hộ gia đình, đảng viên, VC&NLĐ Trung tâm có bình chữa cháy.

Yêu cầu về trang bị bình chữa cháy tại hộ gia đình: Thực hiện theo hướng dẫn của Công an tỉnh Quảng Nam tại Công văn số 4209/CAT-PC07 ngày 07/9/2023 kèm theo Công văn này.

3. Tuyên truyền, vận động hộ gia đình tham gia mô hình Tổ liên gia an toàn PCCC theo đối tượng, tiêu chí hướng dẫn của Bộ Công an; tham gia tập

Dự thảo

huấn và thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn khi ra mắt mô hình Tổ liên gia an toàn PCCC.

4. Vận động 100% hộ gia đình xung quanh khu vực sinh sống có nhà để ở, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh từ 2 tầng trở lên mở lối thoát nạn khẩn cấp thứ 2 như qua lô gia, ban công, lối lên mái sang nhà liền kề …; đồng thời vận động, các hộ gia đình có nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy cao trang bị phương tiện cảnh báo cháy sớm như hệ thống báo cháy tự động hoặc đầu báo cháy không dây … tại khu vực sản xuất, kinh doanh để kịp thời phát hiện, tổ chức chữa cháy và thoát nạn.

5. Tích cực tham gia các buổi tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cơ bản về PCCC và CNCH do địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đề nghị tất cả viên chức và người lao động Trung tâm nghiêm túc thực hiện./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT, HC-TH.

GIÁM ĐỐC

#ChuKyLanhDao

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG NAM

TRUNG TÂM ...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

#SoKyHieuVanBan #DiaDiemNgayBanHanh

PHƯƠNG ÁN Ứng phó thiên tai của Trung tâm ... Quảng Nam năm 2023

Để chủ động phòng tránh và ứng phó kịp thời, có hiệu quả với tình hình lụt, bão, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2023, Trung tâm ... Quảng Nam xây dựng Phương án phòng, chống thiên tai năm 2023 như sau:

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;

- Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

- Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;

- Căn cứ Quyết định số 1035/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc đổi tên Trung tâm ... - Khuyến ngư thành Trung tâm ... Quảng Nam;

- Căn cứ Quyết định số 171/QĐ-SNN&PTNT ngày 22/4/2016 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm ... Quảng Nam.

II. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI NĂM 2023 1. Mục đích:

Dự thảo

Đảm bảo an toàn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, thiệt hại do thiên tai gây nên. Kịp thời thu hoạch, di dời, sơ tán cơ sở vật chất, các sản phẩm của các mô hình khuyến nông có nguy cơ cao ảnh hưởng bởi thiên tai đến nơi an toàn.

2. Khái quát chung về Trung tâm ...

- Trung tâm ... Quảng Nam là đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Nông nghiệp và ... thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam theo Quyết định số 69/2004/QĐ-UB ngày 07/9/2004 của UBND tỉnh Quảng Nam với tên gọi Trung tâm ...- Khuyến ngư sau đó được đổi tên thành Trung tâm ... Quảng Nam theo Quyết định số 1035/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam.

- Tổ chức bộ máy bao gồm: Lãnh đạo Trung tâm (03 người); Phòng Hành chính - Tổng hợp (09 người); Phòng Thông tin – Huấn luyện (05 người); Phòng Kỹ thuật (12 người).

- Trụ sở Trung tâm đặt tại số 1A đường Phan Bội Châu, phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Công trình hạ tầng bao gồm:

- 01 nhà làm việc 02 tầng;

- 01 nhà để xe ô tô và kho cấp 4 - 02 nhà để xe mô tô trụ sắt và xà gồ thép, mái lợp tôn.

3. Lực lượng, phương tiện tại chỗ để phòng, chống thiên tai:

3.1. Lực lượng:

- Ban Chỉ đạo Phòng, chống thiên tai Trung tâm ... Quảng Nam được thành lập theo Quyết định số 92/QĐ-TTKN ngày 5/9/2022 của Giám đốc Trung tâm ... Quảng Nam với thành viên gồm 09 đồng chí là lãnh đạo Trung tâm, Trưởng, phó và viên chức các phòng; đồng thời huy động toàn thể cán bộ viên chức và người lao động tham gia vào công tác phòng chống thiên tai của cơ quan.

- Lực lượng viên chức và người lao động trong cơ quan đều có sức khỏe tốt, nhà ở kiên cố, thuận tiện trong việc di chuyển đến cơ quan tham gia công tác phòng, chống thiên tai khi có thiên tai xảy ra.

3.2. Phương tiện, thiết bị, lương thực:

- Hệ thống thông tin, liên lạc cơ quan gồm: điện thoại cố định, internet và điện thoại cá nhân.

- Trang thiết bị: áo phao, thang, rựa, cưa tay, cuốc, xẻng, búa, dây

thừng, đèn pin...

- Lương thực: dự phòng nước uống, lương thực đủ dùng trong 10 ngày.

4. Các loại hình thiên tai thường xảy ra tại Quảng Nam

Các loại hình thiên tai thường xảy ra tại Quảng Nam có ảnh hưởng đến trụ sở làm việc của Trung tâm và các mô hình khuyến nông là:

a) Bão, áp thấp nhiệt đới b) Mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lỡ đất c) Lốc, sét, mưa đá

5. Phương châm ứng phó:

Công tác phòng chống thiên tai phải lấy phòng ngừa là chính, dựa vào nhân dân và cán bộ, viên chức, người lao động Trung tâm.

Thực hiện phòng chống theo phương châm 4 tại chỗ, đảm bảo an toàn về người và tài sản, bảo vệ sản xuất, hạn chế thấp nhất những rủi ro do thiên tai gây nên.

6. Công tác chỉ đạo, điều hành phòng ngừa, ứng phó thiên tai đối với các loại hình thiên tai

6.1. Nhiệm vụ chung

Ban chỉ đạo Phòng, chống thiên tai của Trung tâm triển khai thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được giao.

Khi có thiên tai xảy ra Ban Chỉ đạo Phòng, chống thiên tai; viên chức, người lao động Trung tâm được Lãnh đạo phân công túc trực tại cơ quan, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai nhằm bảo đảm an toàn tài sản, cơ sở vật chất tại cơ quan. Thống kê thiệt hại về các mô hình để có phương án hỗ trợ cho người dân.

6.2. Nhiệm vụ cụ thể a) Công tác hướng dẫn phòng ngừa thiên tai đối với các mô hình:

Đối với các mô hình ..., hướng dẫn người dân cách phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do bão lũ gây ra.

b) Công tác chuẩn bị tại Trung tâm khi có thông báo về thiên tai

Kiểm tra chốt khóa các cửa trụ sở làm việc, giằng neo và đằng chận mái tôn nhà để xe ô tô, mô tô và kho; buộc cố định các đường dây điện, điện thoại và internet; dự trữ lương thực, thực phẩm, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác đủ dùng cho lực lượng trực phòng chống lụt bão tại cơ quan trong

10 ngày; chặt tỉa cành cây trong khuôn viên trụ sở Trung tâm để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện đi lại; kiểm tra hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc.

c) Khi có thiên tai xảy ra: Thông báo cho toàn thể cán bộ viên chức và

người lao động thông tin diễn biến của thiên tai; cử người kiểm tra lại các nguồn điện, các loại thiết bị sử dụng điện, chốt khóa cửa an toàn khi nghỉ làm việc; kiểm tra, chuẩn bị tốt các phương tiện tại chỗ (đèn pin, dây buộc, thang, áo phao ...); Các phòng làm việc sắp xếp hồ sơ, tài liệu gọn gàng, sẵn sàng đưa lên tầng 2 để phòng tránh ngập lụt; đối với tầng 1, chuẩn bị các vật dụng để sẵn sàng kê kích các phương tiện, thiết bị làm việc lên cao, đảm bảo độ cao an toàn để phòng ngập lụt; tùy theo cấp độ thiên tai để phân công tăng cường lực lượng trực ban ứng phó tại cơ quan.

d) Sau thiên tai

- Huy động toàn thể cán bộ viên chức và người lao động nhanh chóng

vệ sinh cơ quan, kiểm tra hệ thống điện, nước, hồ sơ tài liệu, kho, thiết bị máy móc... đảm bảo an toàn trước khi sử dụng, ổn định trở lại làm việc;

- Thống kê thiệt hại tại cơ quan (nếu có) và thiệt hại về các mô hình ... trên toàn tỉnh để tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT.

7. Tổ chức lực lượng và phương tiện 7.1. Tổ chức lực lượng

Lực lượng phòng chống tại chỗ: viên chức và người lao động của Trung tâm (20 người).

7.2. Phương tiện huy động

- Xe ô tô - Các phương tiện để kê, bạt đậy, áo phao, dây buộc, thang, đèn pin, ...

8. Dự kiến tình hình và cách xử lý Tình huống 1: Ngập lụt cấp độ 3 trở lên xảy ra trên địa bàn phường.

a) Nguyên nhân: Do mưa lớn xảy ra thời gian dài.

b) Cách xử lý:

- Thông báo cho viên chức và người lao động tình hình, diễn biến của mưa lũ; phân công lực lượng trực phòng chống thiên tai ứng trực, đối phó.

- Dự trữ lương thực, thực phẩm, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác đủ dùng trong 10 ngày; kiểm tra hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc.

- Khi phát hiện nước có khả năng tràn vào cơ quan: Cắt cầu dao điện;

kê kích tài sản, máy móc, phương tiện làm việc ở tầng 01 lên độ cao an toàn;

di chuyển xe ô tô, xe máy đến nơi cao; nếu nước có khả năng tiếp tục lên cao, có thể ảnh hưởng đến máy móc, thiết bị, tài liệu ở tầng 01 thì di chuyển các thiết bị này lên tầng 02.

- Khắc phục hậu quả lũ lụt: Sau khi nước rút, nhanh chóng vệ sinh cơ quan nhằm đảm bảo nước rút đến đâu vệ sinh sạch đến đó; kiểm tra lại hệ thống điện; sắp xếp, ổn định làm việc.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp tình hình thiệt hại của các mô hình ... trên địa bàn tỉnh báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Đánh giá, rút kinh nghiệm.

Tình huống 2: Thiên tai bão, ngập lụt, lốc xảy ra đồng thời cùng một

lúc trên phạm vi rộng gây thiệt hại về người và tài sản.

a) Nguyên nhân: Do ảnh hưởng trực tiếp bão vào địa bàn tỉnh.

b) Cách xử lý:

- Thông báo cho viên chức và người lao động tình hình, diễn biến của thiên tai; chốt khóa an toàn hệ thống cửa tất cả các phòng làm việc của cơ quan; phân công lực lượng trực phòng chống thiên tai.

- Cử người thường xuyên theo dõi, nắm thông tin và diễn biến thực tế của thiên tai.

- Tổ chức giằng chống nhà cửa, mái tôn nhà làm việc, nhà để xe ô tô, mô tô và kho; kiểm tra chốt khóa các cửa; buộc cố định các đường dây điện, điện thoại và internet; dự trữ lương thực, thực phẩm, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác đủ dùng trong 10 ngày; đề nghị đơn vị chức năng tỉa cành cây phía trước trụ sở Trung tâm để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện đi lại; kiểm tra hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc.

- Chuẩn bị bao bọc máy tính, hồ sơ, tài liệu vào ni long, di chuyển đến các phòng cao ráo, an toàn khi cần thiết.

- Khi phát hiện nước có khả năng tràn vào cơ quan: Cắt cầu dao điện;

kê kích tài sản, máy móc, phương tiện làm việc ở tầng 01 lên độ cao an toàn;

di chuyển xe ô tô, xe máy đến nơi cao; nếu nước có khả năng tiếp tục lên cao, có thể ảnh hưởng đến máy móc, thiết bị, tài liệu ở tầng 01 thì di chuyển các thiết bị này lên tầng 02.

- Khắc phục hậu quả thiên tai: Toàn thể viên chức và người lao động Trung tâm tập trung để dọn dẹp khuôn viên cơ quan sau lũ, bão; giải phóng các cành cây, lá đổ... Giữ gìn vệ sinh môi trường sau lũ, bão.

- Ổn định nhanh để bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp tình hình thiệt hại của các mô hình ... trên địa bàn tỉnh báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Đánh giá, rút kinh nghiệm.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 1. Phòng Hành chính - Tổng hợp

- Kiểm tra hệ thống lưới điện trong khuôn viên cơ quan, trang bị đèn pin đề phòng mất điện; rà soát phương án dự trữ về lương thực thực phẩm, nước uống phục vụ lực lượng thường trực sử dụng khi có lụt, bão xảy ra;

- Kiểm tra lại các phương tiện, trang thiết bị hiện có phục vụ cho công tác phòng chống lụt bão như ô tô, phương tiện liên lạc, áo phao, áo đi mưa, đèn pin, dây thép, rựa, đinh, búa…; có kế hoạch sửa chữa và mua sắm bổ sung kịp thời để đảm bảo sử dụng, phục vụ có hiệu quả công tác phòng chống thiên tai, lụt, bão;

- Kiểm tra mức độ an toàn của nhà làm việc, nhà để xe, kho, các công trình phụ trợ, hệ thống điện, hệ thống thoát nước, có kế hoạch sửa chữa, gia cố kịp thời để chủ động phòng chống thiên tai, lụt, bão có hiệu quả;

- Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp phân công viên chức, người lao động kiểm tra toàn bộ cơ quan trước và sau khi thiên tai xảy ra, báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo Phòng, chống thiên tai Trung tâm những vấn đề phát sinh đột xuất cần giải quyết.

2. Các phòng: Kỹ thuật, Thông tin - Huấn luyện

- Trưởng phòng chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng chống thiên tai tại phòng mình quản lý. Phân công cán bộ trong Phòng tiến hành sắp xếp hồ sơ, cất trữ nơi khô ráo, an toàn và sẵn sàng phục vụ công tác thường trực phòng chống thiên tai và theo dõi, chỉ đạo giảm nhẹ thiệt hại do bão lũ gây ra tại các mô hình;

- Trưởng Phòng Kỹ thuật chỉ đạo cán bộ, viên chức, người lao động của phòng trực tiếp theo dõi các mô hình hướng dẫn bà con các phương án phòng chống thiên tai, hạn chế rủi ro thiệt hại ảnh hưởng đến các mô hình;

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp tình hình thiệt hại về các mô hình ... báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng ban.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Báo cáo Định hướng nghề nghiệp 1 (vị trí chuyên viên Hành chính - Tổng hợp chuyên ngành Luật Kinh tế) (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w