ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA --- NGUYỄN VÂN ANH NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HOẠT CHẤT IBUPROFEN ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG LÀM CHUẨN ĐỐI CHIẾU TRONG KIỂM NGHIỆM TH
TỔNG QUAN
Sơ lƣợc về Ibuprofen
Ibuprofen, giống nhƣ các dẫn xuất 2-arylpropionate khác (bao gồm ketoprofen, flurbiprofen, naproxen,…), chứa một trung tâm lập thể trong vị trí α của propionate Trên thực tế (S)-(+)- ibuprofen (dexibuprofen) là hình thức hoạt động cả trong ống nghiệm (in vitro) và thực nghiệm (in vivo) Tuy nhiên nghiên cứu in vivo đã phát hiện sự tồn tại của một isomerase (2-arylpropionyl-CoA epimerase) chuyển hóa (R)-ibuprofen thành (S)-enantiomer hoạt động Do chi phí và hiệu quả không cao của việc tạo ra một enantiomer tinh khiết, hầu hết các công thức ibuprofen hiện nay trên thị trường là các hỗn hợp racemic.
Tác dụng sinh học
- Là một dạng thuốc chống viêm không steroid, đƣợc dùng để giảm các triệu chứng viêm khớp, thống kinh nguyên phát, sốt, và nhƣ một thuốc giảm đau, đặc biệt là nơi có viêm Ibuprofen còn đƣợc biết là một thuốc chống kết tập tiểu cầu, mặc dù tác dụng này tương đối yếu và ngắn so với aspirin hay các thuốc chống kết tập tiểu cầu khác Ibuprofen là một thuốc cơ bản có trong danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới dành cho y tế cơ sở
- Cơ chế kháng viêm: Là ức chế tổng hợp các chất trung gian hoá học gây viêm: prostaglandin bằng cách ức chế enzym cyclooxygenase (COX- enzym tổng hợp prostaglandin)
- Cơ chế tác dụng giảm đau của Ibuprofen cũng nhƣ các thuốc giảm đau chống viêm không steroid khác, chúng có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa bằng cách làm giảm tổng hợp prostaglandin F2, làm giảm tích cảm thụ của ngọn dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm nhƣ Bradykinin, Serotonin
- IC 50: COX-1: IC 50 = 2.6 àM (human); COX-2: IC 50 = 1.5 àM (human);
COX-1: IC 50 = 2.9 àM (Ovis aries); COX-2: IC 50 = 1.1 àM (Ovis aries)
- Theo khảo sát, trong quá trình sử dụng Ibuprofen để giảm viêm, giảm đau thì các bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh dạ dày gấp 3 lần số người không dùng.
Tính chất
- Tên IUPAC: 2-(4-isobutylphenyl) propanoic acid - Khối lƣợng phân tử: 206,29
- Tính tan: tan trong ethanol, chloroform, ether, dicloromethan, methanol, ethyl acetat Không tan trong nước
- Khối lƣợng riêng: 1,03 g/cm 3 - Chỉ số khúc xạ: 1,52.
Một số thuốc chứa Ibuprofen có mặt trên thị trường
- Dạng bào chế: viên nén (bao phim, bao đường), viên nang, hỗn dịch uống…
Dạng bào chế: Hỗn dịch Ibuprofen
Nhà sản xuất: Berry Pharma, Mỹ
Dạng bào chế: Viên nang Ibuprofen
Dạng bào chế: Viên nén bao đường Ibuprofen
Nhà sản xuất: Allday Pharma, Anh
Hình 1 1: Các dạng chế phẩm Ibuprofen có trên thị trường
Tiền chất của Ibuprofen
- 2,4 isobutyphenyl acetophenone là một tiền chất quan trọng để tổng hợp Ibuprofen, hầu hết các quy trình tổng hợp cơ bản đều đi từ chất này
- Tên IUPAC: 1-[4-(2-methylpropyl) phenyl] ethanone
- Tỷ trọng: 0,952 g/cm 3 - Tan trong cloroform, methanol.
Những nghiên cứu về Ibuprofen và dẫn xuất Ibuprofen
1.6.1 Các công trình nghiên cứu tổng hợp Ibuprofen
Ibuprofen đƣợc phát minh và phát triển bởi các nhà nghiên cứu của tập đoàn dƣợc phẩm Boots từ 1955 – 1969
1955: Bắt đầu nghiên cứu thuốc kháng viêm, cụ thể chống viêm da Các nhà hóa học đã tìm ra những hợp chất mới và tiến hành thử nghiệm
1958: Sau khi thử nghiệm hoạt tính của 600 hợp chất mới, tiến hành thử lâm sàng hợp chất BTS 8402 tuy nhiên hoạt tính của nó không tốt hơn aspirin
1961: Bằng sáng chế về 2-(4-iso butyl phenyl)propanoic acid, sau này gọi là ibuprofen ra đời
1964: Ibuprofen đƣợc chọn để nghiên cứu sâu hơn
1966: Những cuộc thử nghiệm lâm sàng đƣợc thực hiện ở bệnh viện Northern General ở Endiburg chứng minh khả năng kháng viêm hiệu quả của Ibuprofen
1969: Ibuprofen đƣợc sử dụng là thuốc có chỉ định rộng rãi ở Anh
1983: Ibuprofen đƣợc sử dụng rộng rãi không cần chỉ định
Hình 1 2: Quy trình tổng hợp Ibuprofen của Boots
Quy trình của Boots gồm 6 bước Đầu tiên là phản ứng Fridel Craff giữa isobutyl benzene 1 và acetic anhydride, sau đó là phản ứng Dazen giữa p-isobutyl acetophenone A và ethyl cloroacetat, tiếp theo là phản ứng thủy phân tạo ra andehyde C Andehyde cộng hợp với hydroxylamine tạo ra oxime 2, rồi loại nước tạo ra nitril 3 Cuối cùng là thủy phân trong môi trường acid tạo ra Ibuprofen X
Tuy là quy trình đầu tiên tổng hợp Ibuoprofen,nhưng quy trình này có nhiều bước, phức tạp, có nhiều sản phẩm phụ không mong muốn, sinh ra nhiều chất thải làm ô nhiễm môi trường [11]
Năm 1981, Tập đoàn Hoechst phát minh quy trình tổng hợp Ibuprofen tối giản hơn Quy trình cũng bắt đầu từ phản ứng Fridel Craff giữa isobutyl bezen 1 và acetic anhydride, sau đó là phản ứng khử từ keton A thành alcohol 4, cuối cùng là phản ứng oxy hóa rƣợu thành acid X Quy trình này có ƣu điểm đơn giản, ít giai đoạn tuy nhiên phản ứng thực hiện trong điều kiện khắc nghiệt, dễ gây ra cháy nổ và sử dụng xúc tác đắt tiền [11]
Hình 1 3: Quy trình tổng hợp Ibuprofen của Hoechst
Ibuprofen vẫn tiếp tục đƣợc nghiên cứu và tổng hợp cho đến ngày nay Các nghiên cứu hướng đến quy trình tổng hợp xanh (tiết kiệm dung môi, hóa chất, lượng chất thải, sản phẩm phụ….)
Năm 1991, tập đoàn BHC phát minh quy trình tổng hợp Ibuprofen ít giai đoạn, cũng như giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường
Hình 1 4: Quy trình tổng hợp Ibuprofen của BHC
Quy trình chỉ có 2 bước,bắt đầu từ nguyên liệu p-isobutyl acetophenone A khử thành alcohol D, sau đó oxy hóa thành acid X Quy trình này mở ra một bước tiến mới cho hóa học xanh: tiết kiệm dung môi, hóa chất, chất thải, bước thực hiện đơn giản, hiệu suất cao… Quy trình tổng hợp Ibuprofen của BHC đƣợc Hiệp hội Bảo vệ môi trường của Mỹ trao giải thưởng “Presidential Green Chemistry
Challenge” Từ đó, đƣợc đƣa vào ứng dụng sản xuất Ibuprofen trong công nghiệp tại tập đoàn ở Texas, với sản lƣợng Ibuprofen khoảng 7,7 triệu pound mỗi năm [8] Ở Việt Nam chƣa có công ty nào đƣa vào ứng dụng quy trình này để sản xuất Ibuprofen vì nó đòi hỏi phải có thiết bị chịu áp lực, đắt tiền
Năm 2014, Abbas Ahmadi cùng các cộng sự tại khoa Hóa trường Islamic Azad, Iran đã tiến hành tổng hợp Ibuprofen theo quy trình sau:
Hình 1 5: Quy trình tổng hợp Ibuprofen của Abbas Ahmadi cùng các cộng sự tại Iran
Phản ứng tổng hợp có 3 bước Ban đầu là phản ứng mesyl hóa ethyl lactate 5 trong triethylamine ở 0 o C Sản phẩm thu đƣợc 6 phản ứng với iso butyl benzen 1 có gia nhiệt theo cơ chế Friedel – Crafts với xúc tác AlCl 3 Tiếp theo, từ ethyl-2-(4- isobutylphenyl) propanoate 7 thực hiện hai giai đoạn để tổng hợp Ibuprofen Giai đoạn 1 là phản ứng với KOH trong methanol, cuối cùng acid hóa tạo thành Ibuprofen X Các sản phẩm trung gian đƣợc tinh chế bằng sắc ký cột hở Quy trình tổng hợp có những ƣu điểm vƣợt trội nhƣ ít giai đoạn, điều kiện phản ứng êm diệu, hiệu suất phản ứng cao 85,0 % [12]
1.6.2 Các công trình nghiên cứu tổng hợp dẫn xuất của Ibuprofen
Song song với những nghiên cứu về quy trình tổng hợp ibuprofen, các nhà khoa học tiến hành tổng hợp những dẫn xuất của Ibuprofen
Năm 2004, Khaled R A Abdellatif tại trường Alberta, Canada và các cộng sự đã gắn nhóm NO, là 1-(N,Ndimethylamino) diazen-1-ium-1,2-diolate vào C của nhóm –COOH để giảm tác dụng phụ của Ibuprofen Khi đƣa thuốc vào cơ thể, nhóm NO đƣợc phóng thích cục bộ lên viêm mạc dạ dày giúp bảo vệ dạ dày Kết quả thu đƣợc IC 50 của dẫn xuất ester 8 [COX-1 > 100 àM; COX-2: 0,6 àM] so với Ibuprofen [COX-1: 2,9 àM; COX-2: 1,1 àM] [3]
Hình 1 6: Quy trình phóng thích dẫn xuất Ibuprofen trong cơ thể của Khaled R A Abdellatif cùng các cộng sự tại Canada
Năm 2005, M.S.Y Khan và các cộng sự ở trường Jamia Hamdard, Ấn Độ tiến hành phản ứng giữa dẫn xuất của Ibuprofen 11 và 1,3-dipalmitate/stearate 12 tạo ra những dẫn xuất ester 13 có tác dụng giảm độc tố lên dạ dày Nghiên cứu tiến khảo sát sự phóng thích hoạt chất ở pH 3, pH 4, pH 5 và pH 7,4, trong đó ở môi trường pH 7,4, liên kết bị cắt đứt, thời gian phóng thích hoạt chất của dẫn xuất là 1,5 và thời gian ức chế kéo dài đến 8 giờ, trong khi của Ibuprofen kéo dài 3 giờ [16]
Hình 1 7: Quy trình tổng hợp dẫn xuất Ibuprofen của M.S.Y Khan cùng các cộng sự tại Ấn Độ
Năm 2006, Mohd Amir cùng các cộng sự khoa Dược, trường Hamdard, Ấn Độ, tiến hành phản ứng tạo ra dẫn xuất của Ibuprofen là 4-amino-5-substituted-3- mercapto-(4H)-1,2,4-triazoles Từ đó tiếp tục tổng hợp ra hoạt chất mới có tính kháng viêm, giảm đau, kháng khuẩn, kháng nấm, giảm khả năng gây loét dạ dày [4]
Năm 2007, Barbara Zawidlak-W˛egrzyn´ ska cùng các cộng sự tại các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu ở Ba Lan tiến hành phản ứng giữa muối của Ibuprofen 14 và oligo (8-hydroxybutyrate) 15 tạo ra hợp chất 16 có tính phân hủy sinh học cao, có khả năng ức chế tế bào ung thƣ ruột HT-29 và ung thƣ vú MCF-7 [27]
Hình 1 8 : Quy trình tổng hợp dẫn xuất Ibuprofen của Barbara Zawidlak-
Wegrzyn´ska cùng các cộng sự tại Ba Lan
Năm 2010, Frédéric De Wael cùng các cộng sự tại các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu ở Bỉ tiến hành tổng hợp dẫn xuất của Ibuprofen là imidazo- [1,2-a]-pyrazin-3-(7H)-on, có tính năng kháng viêm và chống oxy hóa [26]
Năm 2010, Ioanna C Siskou và các cộng sự khoa Hóa, khoa Dƣợc ở các trường đại học Hy Lạp đã tổng hợp các dẫn xuất của Ibuprofen 19 để trị bệnh thoái hóa thần kinh Trong số 6 chất mới đƣợc tổng hợp, 3 chất có khả năng kháng viêm không gây đau dạ dày, 3 chất còn lại có khả năng chống oxy hóa, giảm lipid, không gây mất glutathione khi thiếu máu cục bộ [23]
Hình 1 9: Quy trình tổng hợp dẫn xuất Ibuprofen của Ioanna C Siskou và các cộng sự tại Hy Lạp
Năm 2010, Boaz Mizrahi và Abraham J Domb đã có công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí AAPS PharmSciTech về quy trình tổng hợp ibuprofen X và acrylic polymer 20 tạo những chất 21 có khả năng kháng viêm kéo dài trong 5 ngày Phản ứng có ƣu điểm là ít giai đoạn, hiệu suất phản ứng cao 70 % [21]
Hình 1 8: Quy trình tổng hợp dẫn xuất Ibuprofen của Boaz Mizrahi và
Abraham J Domb trên tạp chí AAPS PharmSciTech
Kết luận
Tuy đƣợc nghiên cứu khá nhiều ở phạm vi thế giới nhƣng Ibuprofen và các dẫn xuất vẫn còn ít đƣợc nghiên cứu tổng hợp ở điều kiện Việt Nam Hơn nữa, Ibuprofen được sản xuất rộng rãi, đa dạng trên thị trường hiện nay Vì vậy, việc tổng hợp Ibuprofen làm chuẩn đối chiếu, và xây dựng quy trình thẩm định xây dựng và thẩm định quy trình định tính, định lƣợng Ibuprofen trong các chế phẩm thuốc có ý nghĩa thực tiễn trong công tác giám sát, kiểm tra chất lƣợng thuốc.
THỰC NGHIỆM
- Tổng hợp ibuprofen trong điều kiện Việt Nam nhằm tìm ra quy trình tổng hợp phù hợp với các nguyên liệu rẻ tiền
- Đề tài tập trung vào hai hướng chính để tổng hợp Ibuprofen theo sơ đồ tổng hợp nghịch nhƣ sau: a Quy trình 1: Quy trình này tương tự như quy trình của Boots nhưng được rút gọn 2 giai đoạn, còn 4 bước theo sơ đồ sau:
Hình 2.1: Retrosynthesis tổng hợp Ibuprofen theo quy trình 1
Ibuprofen X đƣợc tổng hợp qua sự oxi hóa của sản phẩm C Và C đƣợc tạo thành từ sự thủy phân trong môi trường acid của B Sản phẩm B được tổng hợp qua phản ứng Dazen từ sản phẩm A Sản phẩm A thì đƣợc tổng hợp bởi phản ứng
FriedelCrafts từ tác chất isobutyl benzene 1 b Quy trình 2: Ibuprofen được tổng hợp qua 4 bước theo sơ đồ sau:
Hình 2.2: Retrosynthesis tổng hợp Ibuprofen theo quy trình 2
Ibuprofen X đƣợc tổng hợp thông qua sự tạo thành của hợp chất cơ kim F, đƣợc chuẩn bị từ E Sản phẩm E đƣợc tổng hợp qua phản ứng thế SN 1 của chất D với tác nhân thế chloro trong môi trường acid Sản phẩm D thì được tổng hợp qua phản ứng khử chất A
- Sau đó tiến hành xây dựng quy trình thẩm định phương pháp định tính, định lượng Ibuprofen bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao trong các chế phẩm trên thị trường
2.2 Hóa chất và dụng cụ, thiết bị thí nghiệm 2.2.1 Hóa chất
Tất cả các hóa chất sử dụng trong phản ứng tổng hợp đều có nguồn gốc Acros, Merck, thuộc loại hóa chất phân tích, không cần phải tinh chế lại Các hóa chất bao gồm: isobutylbenzene, sodium ethoxide, ethyl cloroacetate, iodoethane, aluminium chloride, silver oxyde, amonium hydroxyde, tetrahydrofuran, diethyl ether, sodium borohydryde, hydrochloric acid 37 %, sodium hydroxyde, sodium sulfate, hexane, petroleum ether, ethyl acetate, acetonitril, acetic anhydride, acetic acid, magnesium, phosphotungstic acid, potassium permanagate, sulfuric acid, methanol, nước cất, (Viện Kiểm nghiệm Thuốc TP.HCM), solid carbon dioxide
Các dụng cụ thủy tinh: bình cầu dung tích 50 – 100 mL, sinh hàn hồi lưu, bình chiết, ống đong, cốc có mỏ các loại, phễu thủy tinh, bình nón nút mài 150 mL,bình Duran 150 mL, pipet, micropipette, đèn cồn, bình sắc ký, bản mỏng, silicagel F254 (Merck)
- Đèn tử ngoại Spectroline CM-10, hai bước sóng 254 nm, 365 nm
- Máy đo nhiệt độ nóng chảy BUCHI (Thụy sĩ)
- Máy cô quay dưới áp suất giảm BUCHI Rotavapor R-200 (Thụy sĩ)
- Bơm hút chân không BUCHI (Thụy sĩ)
- Máy khuấy từ gia nhiệt điều khiển đƣợc tốc độ khuấy và nhiệt độ IKA®C- MAG HS7 (Đức)
- Tủ lạnh LG (Hàn Quốc), tủ hút khí độc
- Cân phân tích AND GH202 (Nhật)
- Cân phân tích Mettler TolIIo Switzerland (Đức)
- Nồi cách thủy Memmert (Đức)
- Bể điều nhiệt JSK (Hàn Quốc)
- Máy đo phổ hồng ngoại Nicolet 760 (Mỹ)
- Sắc ký lỏng hiệu năng cao Shimadzu LC-20A (Nhật)
- Sắc ký lỏng ghép khối phổ Shimadzu LC MS IT TOF (Nhật)
- Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân Bruker AC-500 MHz (Mỹ), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
2.3 Thực nghiệm 2.3.1 Quy trình tổng hợp Ibuprofen
Có 4 bước để tổng hợp Ibuprofen trong quy trình 1
Bước 1: Tổng hợp 2,4 isobutyl acetophenone
Cho 8,5 ml isobutyl bezene vào 2 bình cầu phản ứng, thêm 5 ml dung dịch acetic anhydride Tiếp theo lần lƣợt cho 0,5 g xúc tác aluminium chloride, 0,5 g phosphotungstic acid vào 2 bình phản ứng trên, khuấy liên tục 6 giờ ở 85 o C Sau phản ứng, phân lập chất thu đƣợc qua sắc ký cột, lấy phân đoạn n-hexan – ethyl acetate (90 : 10) , cô quay, thu sản phẩm A
Bước 2: Tổng hợp Ethyl 3-methyl-3-(4-isobutyl phenyl)-glycidate
Trong bình phản ứng 150 ml, chứa 2,797 ml A, thêm 1,415 ml ethyl chloroacete, khuấy 15 phút ở nhiệt độ phòng Cho từ từ 1,02 g sodium ethoxide, tiếp tục khuấy 2 giờ ở 10 o – 15 o C, khuấy tiếp tục thêm 12 giờ ở nhiệt độ phòng Khuấy tiếp ở 85 o C trong 2 giờ, làm nguội, thêm 5 mL diethyl ether , rửa với nước (3 x 5 mL), lọc qua sodium sulfate khan, cô quay thu đƣợc sản phẩm B
Bước 3: Tổng hợp 2-(4-isobutyl phenyl)-propionaldehyde
Khuấy hỗn hợp gồm 4 ml dung dịch acetic acid và hydrochloric acid (1:1) với 0,55 g B, trong 1 giờ ở nhiệt độ phòng, sau đó gia nhiệt lên 100 o C Tiếp tục khuấy thêm 1 giờ, rồi để nguội Cho 20 mL nước vào bình phản ứng, khuấy 2 trong giờ, chiết với 30 mL diethyl ether Rửa lớp ether với nước, sau đó chiết với 40 mL dung dịch sodium carbonate bão hòa, rửa lại với nước, lọc qua sodium sulfate khan, cô quay thu sản phẩm C
Bước 4: Tổng hợp 2-(4-isobutylphenyl)propanoic acid
Cho 20 ml sodium hydroxyde 6 % vào trong bình phản ứng chứa 1,4 g silver oxyde Khuấy trong 10 phút, tiếp theo cho 2,1 g chất C, khuấy 60 ºC trong 60 phút, để yên trong 30 phút Thêm 20 ml diethyl ether, loại bỏ lớp dung môi Lấy lớp nước, chiết với 40 ml diethyl ether Lấy lớp ether, chiết lại với 40 ml nước cất Lọc lớp dung môi thu đƣợc qua sodium sulfate khan, cô quay đuổi dung môi, sản phẩm đƣợc kết tinh lạnh trong petroleum ether, thu đƣợc sản phẩm cuối cùng là X
2.3.1.2 Quy trình tổng hợp Ibuprofen 2
Có 4 bước để tổng hợp Ibuprofen trong quy trình
Bước 1: Tổng hợp 1-(4-isobutylphenyl) ethanol
Cho 0,5 g NaBH 4 vào bình phản ứng chứa 1 ml A và 3 ml methanol Hỗn hợp đƣợc khuấy trong 4 giờ ở nhiệt độ phòng, thêm 10 ml hydrochloric acid 10 %, khuấy thêm 30 phút Chiết với diethyl ether (3 x 15 ml), lấy lớp ether, cô quay đƣợc sản phẩm D
Bước 2: Tổng hợp 1-clo-1-(4-isobutylphenyl)ethan
Cho 3 ml D vào bình phản ứng chứa 10 mL dung dịch hydrochloric acid 37,0 %
Khuấy 5 giờ ở nhiệt độ phòng Chiết với diethyl ether (3 x 15 mL), lọc qua natri sulfat khan, cô quay thu đƣợc sản phẩm E
Bước 3: Tổng hợp 1-(4-Isobutylphenyl)ethylmagnesium chloride
Cho 0,5 g magie đã sấy 120 o C trong 2 giờ vào bình nón nút mài 150 mL, lần lƣợt thêm 0,25 mL E, 10 mL THF, 3 giọt 1,2-dibromoethane vào bình nón, đun hồi lưu cách thủy 2 giờ,làm nguội, thu được hỗn hợp F
Bước 4: Tổng hợp 2-(4-isobutylphenyl)propanoic acid
Liên tục sục khí CO 2 vào F, và khuấy hỗn hợp phản ứng 1 giờ Ngừng thổi khí, thêm 8 mL hydrochloric acid 10 %, khuấy trong 3 giờ ở nhiệt độ phòng Chiết với diethyl ether (3 x 5 mL), lấy lớp diethyl ether, tiếp tục chiết với dung dịch sodium hydroxyde 5 % (3 x 4 mL), lấy lớp nước Acid hóa lớp nước bằng 12 mL dung dịch hydrochloric acid 10 %, tiếp tục chiết với diethyl ether (3 x 5 mL), lọc qua sodium sulfate khan, sục khí nitơ để đuổi dung môi Tiến hành sắc ký cột, thu phân đoạn n- hexan – ethyl acetat (85 : 15), cô quay, thu đƣợc sản phẩm X
2.3 Xác định cấu trúc 2.3.1 Phương pháp kiểm tra độ tinh khiết
- Nhiệt độ nóng chảy Đo nhiệt độ nóng chảy bằng máy đo điểm chảy nhiệt điện BUCHI
- Sắc ký lớp mỏng (TLC)
Tiến hành theo dõi thời điểm kết thúc của phản ứng tổng hợp và kiểm tra độ tinh khiết của sản phẩm sau khi tinh chế bằng TLC
Hệ dung môi: hexane – ethyl acetate (75 : 25)
Mẫu thử: dung dịch chất tổng hợp đƣợc, nồng độ khoảng 1 mg/ml trong dung môi hữu cơ thích hợp Chấm khoảng 5 μL
- Khai triển: Để dung môi chạy khoảng 8 cm trong bình sắc ký bão hòa dung môi ở nhiệt độ phòng
Phát hiện: làm bay hơi dung môi trên bản mỏng, soi đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm hoặc phun dung dịch potassium permanagate 2 % trong sulfuric acid
- Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Phương pháp này cho ta biết độ tinh khiết dựa vào phần trăm diện tích peak
Tiến hành trên máy sắc ký lỏng hiệu năng cao UFLC Shimadzu, đầu dò PDA với điều kiện phân tích đƣợc khảo sát các yếu tố: thành phần pha tĩnh, pha động, tỷ lệ pha động, tốc độ dòng, nhiệt độ buồng cột
2.3.2 Phương pháp phân tích cấu trúc - Phương pháp phổ hồng ngoại (IR)
Tiến hành ghi phổ trên máy đo phổ hồng ngoại Nicolet 760 với kỹ thuật dập viên KBr Ghi phổ ở độ phân giải 4 cm -1
- Phương pháp đo phổ khối (MS)
Chuẩn bị mẫu có nồng độ 1 ppm trong acetonitril Tiến hành ghi phổ trên máy đo phổ khối Shimadzu LC MS-IT-TOF có độ phân giải cao có thể phân biệt đƣợc cấu trúc của các ion có số khối đƣợc ghi nhận tới số thập phân thứ 4 Điều kiện: Chế độ ESI, vận tốc khí nitơ: 1,5 L/ph, nhiệt độ CDL: 300 o C, điện thế : 4000 V, heatblock: 450 o C, khoảng scan 50 – 300 m/z
- Phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)
Phổ NMR của các chất được đo trên máy cộng hưởng từ hạt nhân, dung môi DMSO, CDCl 3
2.3.3 Thẩm định phương pháp định tính, định lượng Ibuprofen trong các chế phẩm có trên thị trường bằng phương pháp HPLC (Theo DĐVN IV)
2.3.3.1 Khảo sát điều kiện sắc ký
- Khảo sát thành phần pha tĩnh sắc ký: thực hiện sắc ký trên cột C8, C18 và Phenyl
- Khảo sát thành phần pha động: thực hiện với các hệ dung môi rửa giải khác nhau
- Khảo sát tỷ lệ pha động: thay đổi tỷ lệ của dung môi rửa giải
- Khảo sát tốc độ dòng: với các tốc độ 0,8 mL/phút; 1,0 mL/ phút; 1,2 mL/phút
- Khảo sát nhiệt độ buồng cột: 30 ºC, 35 ºC, 40 ºC
2.3.3.2 Tiến hành định lượng Ibuprofen có trong chế phẩm
KẾT QUẢ - BÀN LUẬN
3.1 Quy trình tổng hợp và xác định đặc trƣng cấu trúc 3.1.1 Quy trình 1
3.1.2.1 Chất A a Phản ứng tổng hợp
Là sản phẩm của phản ứng Frideld Craff giữa isobutyl benzene và acetic anhydride Qua quá trình chiết tách, chạy cột sắc ký cột hở cổ điển ta thu đƣợc chất A là chất lỏng, không màu Phản ứng tổng hợp đƣợc tiến hành cùng điều kiện với hai loại xúc tác khác nhau là aluminium chloride và phosphotungstic acid Nếu thực hiện ở nhiệt độ phòng, phản ứng kéo dài 8 giờ, nhƣng khi đun lên 80 o C, thời gian phản ứng chỉ còn 5 giờ Sản phẩm tổng hợp ban đầu là dung dịch màu đen, do xúc tác hòa tan vào dung dịch phản ứng, khó tách loại bằng cách chiết tách dung môi hữu cơ thông thường Dùng sắc ký lớp mỏng để kiểm tra thời điểm dừng phản ứng (PL-Hình 1.1)
Việc xác định độ tinh khiết được thực hiện bằng phương pháp HPLC, sau đó giải đoán cấu trúc qua các phương pháp phổ MS và 1 H-NMR Tất cả được trình bày cụ thể ở phần sau b Xác định cấu trúc
Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC): Dựa vào phương pháp phần trăm diện tích, ta thu đƣợc sản phẩm có độ tinh khiết 95,0 % (PL-Hình 1.2)
Phổ khối MS: Hợp chất A có công thức phân tử dự kiến là C 12 H 16 O với số khối lý thuyết là 176,1201; số khối của ion phân tử khi tính thêm 1 H+ là 177,1279
Thực tế ta thu đƣợc mảnh [M+H] + với m/z là 177,1251, (sai lệch m/z là -0,0028 ppm), tương đương với số khối của dẫn chất dự kiến (PL-Hình 1.3)
Phổ 1 H-NMR (500 MHz, CDCl 3 ), δ (ppm), Ј (Hz) [δ H 7,89 (2H, d, J = 10 Hz),C 6 ], [δ H 7,24 (2H, d, J = 10,0 Hz),C 5 ], [δ H 2,58 (3H, s), C 8 ], [δ H 2,54 (2H, d, J 5,0 Hz), C 1’ ], [δ H 1,91 (H, m), C 2’ ], [δ H 0,92 (6H, d, J = 5 Hz), C 4’ ], đúng theo tài liệu tham khảo (PL-Hình 1.4.1)
Vị trí Nhóm δ 1H (ppm) 1 >C2 −CH= 7,89
Tên IUPAC: 1-[4-(2-methylpropyl)phenyl]ethanone
B là sản phẩm của phản ứng tổng hợp Dazens giữa chất A và ethyl cloroacetat, là chất lỏng, không màu Phản ứng đƣợc thực hiện ở 3 điều kiện nhiệt độ khác nhau Vì khi cho ethoxide, phản ứng tỏa nhiệt mạnh nên cần thực hiện ở nhiệt độ thấp, đƣa về nhiệt độ phòng để tác chất phản ứng, cuối cùng gia nhiệt để thực hiện phản ứng thế SN 2 , cắt đứt mạch C, tạo ra sản phẩm B Dùng sắc ký lớp mỏng để kiểm tra thời điểm dừng phản ứng Hiệu suất phản ứng là 55,5 %
Việc giải đoán cấu trúc bằng hai phương pháp phổ MS và 1 H-NMR được trình bày cụ thể ở phần sau b Xác định cấu trúc
Phổ khối MS: Hợp chất B có công thức phân tử dự kiến là C 16 H 22 O 3 với số khối lý thuyết là 262,1569; số khối của ion phân tử khi mất đi nhóm -C 2 H 5 O là 217,1269 Thực tế ta thu đƣợc mảnh [M-C 2 H 5 O] - với m/z là 217,1229, (sai lệch m/z là -0,004 ppm), tương đương với số khối của dẫn chất dự kiến (PL-Hình 2.1)
Phổ 1 H-NMR (500 MHz, CDCl 3 ), δ (ppm), Ј (Hz) [δ H 7,92 (2H, d, J = 10,0 Hz), C 6’ ], [δ H 7,29 (2H, d, J = 10,0 Hz),C 5’ ], [δ H 1,42 (3H, s), C 6 ], [δ H 3,70 (H, s), H-C 2 ], [δ H 4,17 (2H, m), C 4 ], [δ H 1,24 (3H, t), C 5 ], [δ H 2,48 (2H, d, J = 5,0 Hz), C 7’ ], [δ H 1,93 (H, m), C 8’ ], [δ H 0,95 (6H, d, J = 10,0 Hz), C 9’ ], phù hợp với tài liệu tham khảo (PL-Hình 2.2)
Tên IUPAC: Ethyl 3-methyl-3-(4-isobutyl phenyl)-glycidate
C là sản phẩm thủy phân của B trong môi trường acid, là chất lỏng, không màu Kết thúc phản ứng, sử dụng nước và dung dịch naricacbonat bão hòa để loại tạp vô cơ và acid còn dƣ Dùng sắc ký lớp mỏng để kiểm tra thời điểm dừng phản ứng Hiệu suất phản ứng là 40,0 %
Việc giải đoán cấu trúc bằng hai phương pháp phổ MS và 1 H-NMR được trình bày cụ thể ở phần sau c Xác định cấu trúc:
Phổ khối MS: Hợp chất C có công thức phân tử dự kiến là C 13 H 18 O với số khối lý thuyết là 190,1400; số khối của ion phân tử khi mất đi 1H+ là 189,1322
Thực tế ta thu đƣợc mảnh [M-H] - với m/z là 189,1252, (sai lệch m/z là -0,007 ppm),
C tương đương với số khối của dẫn chất dự kiến, phù hợp với tài liệu tham khảo (PL- Hình 3.1.1)
Phổ 1 H-NMR (500 MHz, CDCl 3 ), δ (ppm), Ј (Hz) [δ H 7,27 (4H, s), C 5 ], [δ H 9,75 (1H, d, J = 5,0 Hz), C 8 ], [δ H 1,51 (3H, d, J = 5,0 Hz), C 9 ], [δ H 4,17 (H, m), C 7 ], [δ H 2,57 (2H, d, J = 5,0 Hz), C 1’ ], [δ H 1,93 (H, m), C 2’ ], [δ H 0,97 (6H, d, J = 5,0 Hz), C 4’ ], phù hợp với tài liệu tham khảo (PL-Hình 3.2.1)
Tên IUPAC: 2-(4-isobutyl phenyl)-propionaldehyde
Chất D là sản phẩm của phản ứng khử từ ketone thành rƣợu, là chất lỏng, không màu Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ phòng,thời gian không quá dài, hiệu suất phản ứng thu đƣợc 65,0 % Dùng sắc ký lớp mỏng để kiểm tra thời điểm dừng phản ứng
Việc giải đoán cấu trúc bằng hai phương pháp phổ MS và 1 H-NMR được trình bày cụ thể ở phần sau
Phổ khối MS: Hợp chất D có công thức phân tử dự kiến là C 12 H 18 O với số khối lý thuyết là 178,1400; số khối của ion phân tử khi mất đi 1H+ là 177,1322
Thực tế ta thu đƣợc mảnh [M-H] - với m/z là 177,1358, (sai lệch m/z là -0,0036 ppm), tương đương với số khối của dẫn chất dự kiến (PL-Hình 4.1)
Phổ 1 H-NMR (500 MHz, DMSO), δ (ppm), Ј (Hz) [δ H 7,24 (2H, d, J = 10 Hz),C 6` ], [δ H 7,10 (2H, d, J = 10,0 Hz),C 5` ], [δ H 4,71 (H, m), C 1 ], [δ H 1,32 (3H, d, J
= 5,0 Hz), C 2 ], [δ H 2,43 (2H, d, J = 5,0 Hz), C 7’ ], [δ H 1,82 (H, m), C 8’ ], [δ H 0,87 (6H, d, J = 5,0 Hz), C 9’ ], proton nhóm OH gắn trên C 1 [δ H 5,05 (H, s)], đúng theo tài liệu tham khảo.(PL-Hình 4.2.1)
Tên IUPAC 1-(4-isobutylphenyl) ethanol CTPT: C 12 H 18 O Khối lƣợng phân tử: 178,14
3.1.2.5 Chất E: Là chất lỏng, không màu a Tổng hợp
Chất E là chất lỏng, không màu Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ phòng, hiệu suất phản ứng thu đƣợc 45,0 % Dùng sắc ký lớp mỏng để kiểm tra thời điểm dừng phản ứng
Việc giải đoán cấu trúc bằng hai phương pháp phổ MS và 1 H-NMR được trình bày cụ thể ở phần sau b Xác định cấu trúc
Phổ khối MS: Hợp chất E có công thức phân tử dự kiến là C 13 H 18 O với số khối lý thuyết là 196,1018; số khối của ion phân tử khi mất đi 1Cl - là 161,1329
Thực tế ta thu đƣợc mảnh [M-Cl] + với m/z là 161,0989, (sai lệch m/z là -0,034 ppm), tương đương với số khối của dẫn chất dự kiến (PL-Hình 5.1)
Phổ 1 H-NMR (500 MHz, DMSO), δ (ppm), Ј (Hz) [δ H 7,39 (2H, d, J = 10,0 Hz), C 6’ ], [δ H 7,16 (2H, d, J = 10,0 Hz), C 5’ ], [δ H 5,30 (H, m), C 1 ], [δ H 1,27 (3H, d, J = 5 Hz), C 2 ], [δ H 2,45 (2H, d, J = 5 Hz), C 7’ ], [δ H 1,81 (H, m), C 8’ ], [δ H 0,88 (6H, d, J = 5 Hz), C 9’ ] (PL-Hình 5.2.1)
Tên IUPAC: 1-clo-1-(4-isobutylphenyl)ethan
F là sản phẩm cơ kim của phản ứng chất E và bột Mg đã đƣợc sấy 120 o C
Phản ứng tỏa nhiệt,có sủi bọt khí, sản phẩm thu đƣợc là một hỗn hợp dung dịch có chứa Mg Vì hợp chất cơ Mg không bền nên không qua chiết tách và phân tích phổ mà sử dụng toàn bộ để thực hiện phản ứng cuối
Qua 2 quy trình tổng hợp, ta đều thu đƣợc sản phẩm cuối cùng là chất rắn màu trắng a Tổng hợp:
X là sản phẩm của phản ứng oxi hóa andehyde thành acid.Phản ứng thực hiện đơn giản, sản phẩm cuối cùng không phải cần phải làm tinh bằng sắc ký cột hở, mà chỉ cần kết tinh trong dung môi hữu cơ Dùng sắc ký lớp mỏng để kiểm tra thời điểm dừng phản ứng xem PL-6.1 Tuy nhiên,hiệu suất phản ứng không cao, chỉ đạt 42,5 %
X là sản phẩm của phản ứng carboxyl hóa hợp chất Grinard Phản ứng thực hiện khá phức tạp, do quá trình sục khí CO 2 , tuy nhiên hiệu suất phản ứng khá cao 68,5 % và sản phẩm thu đƣợc không cần phải qua sắc ký cột hở hay kết tinh lạnh trong dung môi Dùng sắc ký lớp mỏng để kiểm tra thời điểm dừng phản ứng, xem PL-6.1
Việc xác định độ tinh khiết được thực hiện bằng phương pháp HPLC, sau đó giải đoán cấu trúc qua các phương pháp phổ MS và 1 H-NMR Tất cả được trình bày cụ thể ở phần sau b Xác định cấu trúc Điểm chảy: 75,2 o C
Sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC: Dựa vào phương pháp phần trăm diện tích, qua sắc ký đồ ta thu đƣợc peak chính với hàm lƣợng 95,2 %
Phổ hồng ngoại cho các mũi hấp thu đặc trƣng ứng với dao động của nhóm C=O liên hợp (1702 cm -1 ), C=C (1507 cm -1 ), C-O (1268 cm -1 ) [PL- Hình 6.2]
Phổ khối MS: Hợp chất X có công thức phân tử dự kiến là C 13 H 18 O 2 với số khối lý thuyết là 206,1307; số khối của ion phân tử khi mất đi 1H+ là 205,1229
Thực tế ta thu đƣợc mảnh [M-H] - với m/z là 189,1252, (sai lệch m/z là -0,0013 ppm), tương đương với số khối của dẫn chất dự kiến (PL-Hình 6.3.1)
Phổ 1 H-NMR (500 MHz, CDCl 3 ), δ (ppm), Ј (Hz) [δ H 7,86 (2H, d), C 6’ ], [δ H 7,21 (2H, d), C 5’ ], [δ H 10,1 (1H, s), C 1 ], [δ H 1,56 (3H, d), C 3 ], [δ H 3,72 (H, m), C 2 ], [δ H 2,52 (2H, d), C 7’ ], [δ H 1,89 (H, m), C 8’ ], [δ H 0,90 (6H, d), C 9’ ], proton của nhóm –OH liên kết với C 1 [δ H 10,1 (H, s)], đúng theo tài liệu tham khảo [PL-Hình 6.4.1]
Tên IUPAC: 2-(4-isobutylphenyl)propanoic acid
3.2 Bàn luận hai quy trình tổng hợp
Quy trìn tổng hợp 1 gồm 4 bước, từ nguyên liệu ban đầu là p-isobutyl benzene Quy trình 2 gồm 5 bước, sản phẩm đầu tiên của quy trình 1 là p- isobutylacetophenone đƣợc dùng làm nguyên liệu cho quy trình 2 Sau khi xác định độ tinh khiết bằng HPLC, ta thu đƣợc độ tinh khiết của p -isobutylacetophenone là 95,0 % và Ibuprofen là 98,0 % Kết quả đạt yêu cầu đối với mục đích sử dụng là nguyên liệu và chất đối chiếu.Các quy trình đều phải thực hiện trong môi trường tránh ẩm, đòi hỏi phải thao tác nhanh, vì điều kiện ở Việt Nam ẩm nhiều Trong quy trình 1, hầu hết các bước thực hiện ở nhiều chu trình nhiệt khác nhau, còn quy trình 2, thực hiện ở nhiệt độ phòng Tuy nhiên, bước cuối cùng tổng hợp Ibuprofen phải sục khí CO 2 , đòi hỏi phải thiết kế hệ thống phản ứng
3.3 Khảo sát quy trình định tính, định lƣợng Ibuprofen
3.3.1 Khảo sát thành phần pha tĩnh sắc ký
Ibuprofen đƣợc tiến hành triển khai trên hệ sắc ký lỏng cao áp với các điều kiện sắc ký nhƣ sau:
- Tốc độ dòng: 1,0 mL/phút
- Nhiệt độ buồng cột: 30 ºC
- Pha động: Acetonitril – phosphoric acid 0,1 % (40 : 60)
- Cột: C18 Gemini (150 mm x 4,6 mm x 5àm)
Ph-3 Apollo (150 mm x 4,6 mm x 5àm)
Kết quả đƣợc trình bày ở Bảng 3.1
(i): Cột C18, (ii): Cột C8, (iii): Cột Phenyl Hình 3 1: Sắc ký đồ khảo sát Ibuprofen theo thành phần pha tĩnh
Bảng 3 1: Kết quả khảo sát Ibuprofen theo thành phần pha tĩnh
Tên TG lưu Hệ số kéo đuôi
Dựa vào yêu cầu của hệ số kéo đuôi (0,8 – 1,3), ta không thể chọn cột phenyl
Cột C18 và cột C8 cho peak có thời gian lưu, hệ số kéo đuôi tương tự nhau, tuy nhiên số đĩa lý thuyết của cột C18 cao hơn, có khả năng tách tốt hơn Ngoài ra, cột C18 thông dụng hơn cột C8, vì vậy ta chọn cột C18
3.3.2 Khảo sát thành phần pha động Điều kiện tiến hành sắc ký : - Cột C18-Gemini (150 mm x 4,6 mm x 5àm)
- Tốc độ dòng: 1,0 mL/phút
- Nhiệt độ buồng cột: 30 ºC
- Pha động: Acetonitril – phosphoric acid 0,1 % (40 : 60)
Acetonitril - đệm pH 6,8 (40 : 60) Acetonitril – nước (40 : 60)
(i): ACN - H 3 PO 4 0,1 %, (ii): ACN - đệm pH 6,8, (iii): ACN - H 2 O
Hình 3 2: Sắc ký đồ khảo sát Ibuprofen theo thành phần pha động
Dựa vào sắc ký đồ, với pha động là acetonitril – nước không tách được ibuprofen Hệ acetonitril – đệm có thể tách ibuprofen nhƣng peak không đối xứng, cuối cùng acetonitril - acid phosphoric tách ibuprofen với peak cân đối, hơn nữa sử dụng acid phosphoric tiết kiệm hơn dùng đệm
3.3.3 Khảo sát tỷ lệ pha động Điều kiện sắc ký:
- Cột C18 Gemini (150 mm x 4,6 mm x 5àm)
- Tốc độ dòng: 1,0 mL/phút
- Nhiệt độ buồng cột: 30 ºC
- Pha động: Acetonitril – phosphoric acid 0,1 % theo các tỷ lệ sau 20: 80, 40: 60, 60: 40
Kết quả đƣợc trình bày ở Bảng 3.2
Bảng 3 2: Kết quả khảo sát Ibuprofen theo tỷ lệ pha động
Tên TG lưu Hệ số kéo đuôi
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
- Với nguyên liệu ban đầu là isobutyl benzen, chúng tôi đã tổng hợp đƣợc p- isobutyl acetophenone Từ đó chúng tôi tổng hợp Ibuprofen theo hai quy trình tổng hợp khác nhau Kết quả thu đƣợc bao gồm 6 chất tổng hợp (4 chất trung gian, 1 tiền chất, 1 sản phẩm cuối cùng) được xác định cấu trúc bằng phương pháp NMR, và MS Độ tinh khiết của mẫu được xác định bằng phương pháp HPLC
- Sau khi tổng hợp, Ibuprofen đƣợc tinh chế và đƣợc làm chuẩn đối chiếu và khảo sát quy trình định tính, định lƣợng Ibuprofen, xây dựng quy trình thẩm định phương pháp định tính, định lượng Ibuprofen trong chế phẩm có trên thị trường
Kết quả cho thấy phương pháp có tính lặp với RSD = 1,85% và độ phục hồi 98,89%
- Khảo sát điều kiện tổng hợp để nâng cao hiệu suất phản ứng
- Tiếp tục nghiên cứu phương pháp tổng hợp Ibuprofen theo hướng hóa học xanh: ít giai đoạn, từ nguyên liệu ban đầu, tiết kiệm dung môi, hóa chất, chất thải,
- Mở rộng hướng nghiên cứu: tổng hợp dẫn xuất của Ibuprofen tạo ra nhiều hợp chất mới có dược tính tốt hơn, mới hơn Ibuprofen theo xu hướng nghiên cứu trên thế giới
1 Bộ Y tế (2010), Dược điển Việt Nam IV phần phụ lục 119 - 129, Nxb Y học Hà Nội, HN
2 Trương Thế Kỷ (2011), Hóa Hữu Cơ, Nxb Y học, Tp HCM
Tài liệu tiếng nước ngoài:
3 Abdellatif, Khaled R A., Morshed Alam Chowdhury, Ying Dong, Dipankar Das, Gang Yu, Carlos A Velázquez, Mavanur R Suresh, Edward E Knaus (2009), Dinitroglyceryl and diazen-1-ium-1,2-diolated nitric oxide donor ester prodrugs of aspirin, indomethacin and ibuprofen: Synthesis, biological evaluation and nitric oxide release studies, Bioorganic & Medicinal Chemistry
4 Amir, Mohd., Harish Kumar, S.A Javed (2008), Condensed bridgehead nitrogen heterocyclic system: Synthesis and pharmacological activities of 1,2,4- triazolo-[3,4-b]-1,3,4-thiadiazole derivatives of ibuprofen and biphenyl-4-yloxy acetic acid, European Journal of Medicinal Chemistry 43, 2056 – 2066
5 Bliddal, H., A Rosetzsky, O.N Jensen (2000), A randomized, placebo- controlled, cross-over study of ginger extracts and Ibuprofen in osteoarthritis,
Osteoarthritis and Cartilage, Volume 8, Issue 1, 9–12
6 Bondarsky EE, Domingo AT, Matuza NM, Taylor MB, Thode HC Jr, Singer AJ (2013), Ibuprofen vs acetaminophen vs their combination in the relief of musculoskeletal pain in the ED: a randomized, controlled trial, American
7 Devillers, Ingrid, Georges Dive, Catherine De Tollenaere, Bénédicte Falmagne,
Bertrand de Wergifosse, Jean Francois Rees and Jacqueline Marchand-Brynaert (2001), Imidazolopyrazinones as Potential Antioxidants, Bioorganic &
8 Ezell, Paula C., Luis Papa, and Gregory W Lawson (2012), Palatability and Treatment Efficacy of Various Ibuprofen Formulations in C57BL/6 Mice with Ulcerative Dermatitis, American Association for Laboratory Animal Science
9 Feast, W.J., Tsibouklis J.; Pouwer K.L.; Groenendaal L.; Meijer E.W (1996),
Synthesis, processing and material properties of conjugated polymers,
10 Gattinoni, Sonia, Chiara De Simone, Sabrina Dallavalle, Filomena Fezza, Raffaella Nannei, Natalia Battista, Patrizia Minetti, Gianandrea Quattrociocchi, Antonio Caprioli, Franco Borsini, Walter Cabrid, Lucio Merlini, Sergio Penco, Mauro Maccarrone (2010), A new group of oxime carbamates as reversible inhibitors of fatty acid amide hydrolase, Bioorganic
11 Hage, David S., Terence A.G Noctorba, Irving W Wainerb (1995),
Characterization of the protein binding of chiral drugs by high-performance affinity chromatography interactions of R- and S-ibuprofen with human serum albumin, Journal of Chromatography A, Volume 693, Issue 1, 23–32
12 Hasson, SM, Daniels JC, Divine JG, Niebuhr BR, Richmond S, Stein PG, Williams JH (1993), Effect of ibuprofen use on muscle soreness, damage, and performance: a preliminary investigation, Medicine and Science in Sports and
13 Hewitt, DJ Martin V Lipton RB., Brandes J Ceesay P Gottwald R Schaefer E Lines C Ho TW,(2012), Randomized controlled study of telcagepant plus ibuprofen or acetaminophen in migraine, Comparative Study, Journal Article, Multicenter Study, Randomized Controlled Trial Research Support, Non-U.S
14 Jadhav, Vithal B., Susanta K Nayak, T.N Guru Row, M.V Kulkarni (2010),
Synthesis, structure and DNA cleavage studies of coumarin analogues of tetrahydroisoquinoline and protoberberine alkaloids, European Journal of
15 Kawashima, Y., T Niwa, H Takeuchi, T Iwamoto, T Handa and K Itoh (1989), Preparation of controlled-release microspheres of ibuprofen with acrylic polymers by a novel quasi-emulsion solvent diffusion method, Journal of Pharmaceutical Sciences, Volume 78, Issue 1, 68–72
16 Khan, M.S.Y., Mymoona Akhter (2005), Synthesis, pharmacological activity and hydrolytic behavior of glyceride prodrugs of ibuprofen, European Journal of Medicinal Chemistry 40, 371–376
17 Kinsey, Steven G., Jonathan Z Long, Benjamin F Cravatt, and Aron H
Lichtman (2010), Fatty Acid Amide Hydrolase and Monoacylglycerol Lipase Inhibitors Produce Anti-Allodynic Effects in Mice Through Distinct Cannabinoid Receptor Mechanisms, The Journal of Pain, Vol 11, No 12
18 Lim, G P., F Yang Lim, K Hsiao Ashe, S A Frautschy, G M Cole (2000),
Ibuprofen Suppresses Plaque Pathology and Inflammation in a Mouse Model for Alzheimer's Disease, The Journal of Neuroscience, 1 August, 20 (15),
19 Laine, Loren, Sean Harper, John Johanson, Steven Stern, Hui Quan (1999), A randomized trial comparing the effect of rofecoxib, a cyclooxygenase 2– specific inhibitor, with that of ibuprofen on the gastroduodenal mucosa of patients with osteoarthritis, Gastroenterology, Volume 117, Issue 4, 776 –
20 MacDonald TM, L Wei (2003), Effect of ibuprofen on cardioprotective effect of aspirin, The Lancet, Volume 361, Issue 9357, 15 February, 573–574
21 Mizrahi, Boaz and Abraham J Domb (2009), Anhydride Prodrug of Ibuprofen and Acrylic Polymers, AAPS PharmSciTech, Vol 10, No 2, June, 453 – 458
22 Le May S, Gouin S, Fortin C, Messier A, Robert MA, Julien M,(2012),
Efficacy of an ibuprofen/codeine combination for pain management in children presenting to the emergency department with a limb injury: a pilot study, Journal of Emergency Medicine
23 Siskou, Ioanna C., Eleni A Rekka, Angeliki P Kourounakis, Michael C
Chrysselis, Kariofyllis Tsiakitzis and Panos N Kourounakis (2007), Design and study of some novel ibuprofen derivatives with potential nootropic and neuroprotective properties, Bioorganic & Medicinal Chemistry 15, 951–961
24 Sit, S Y., Charles M Conway, Kai Xie, Robert Bertekap, Clotilde Bourin, Kevin D Burris (2010), Oxime Carbamate—Discovery of a series of novel FAAH inhibitors, Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters 20, 1272–1277
25 Sogias, Ioannis A., Adrian C Williams, Vitaliy V Khutoryanskiy (2012),
Chitosan-based mucoadhesive tablets for oral delivery of ibuprofen,
26 Wael Frédéric, Giulio G Muccioli, Didier M Lambert, Thérèse Sergent, Yves-Jacques Schneider, Jean-Franỗois Rees, Jacqueline Marchand-Brynaert (2010), Chemistry around imidazopyrazine and ibuprofen: Discovery of novel fatty acid amide hydrolase (FAAH) inhibitors, European Journal of Medicinal
27 W˛egrzyn´ska, Barbara Zawidlak, , Michael Kawalec, Izabela Bosek, Maria quczyk-Juzwa, Gra_ zyna Adamus, Aleksandra Rusin, Piotr Filipczak, Magdalena G1owala-Kosin´ska, Katarzyna Wolan´ska, Zdzis1aw Krawczyk, Piotr Kurcok (2010), Synthesis and antiproliferative properties of ibuprofen– oligo(3-hydroxybutyrate) conjugates, European Journal of Medicinal
28 Williams, Peggy, Richard A Kjonaas (2011), Synthesis of Ibuprofen, Journal of chemical education (04 - 2011), 386 – 390
1 Các dữ liệu phân tích đặc trƣng cấu trúc của 1-[4-(2- methylpropyl)phenyl] ethanone
1.1 Sắc ký lớp mỏng TLC
1.4 Phổ Cộng hưởng từ hạt nhân 1 H-NMR
2 Các dữ liệu phân tích đặc trƣng cấu trúc của ethyl 3-methyl-3-(4- isobutyl phenyl)-glycidate
2.2 Phổ Cộng hưởng từ hạt nhân 1 H-NMR
3 Các dữ liệu phân tích đặc trƣng cấu trúc của 2-(4-isobutyl phenyl)- propionaldehyde
3.2 Phổ Cộng hưởng từ hạt nhân 1 H-NMR
4 Các dữ liệu phân tích đặc trƣng cấu trúc của 1-(4-isobutylphenyl) ethanol
4.2 Phổ Cộng hưởng từ hạt nhân 1 H-NMR
5 Các dữ liệu phân tích đặc trƣng cấu trúc của 1-clo-1-(4- isobutylphenyl)ethan
5.2 Phổ Cộng hưởng từ hạt nhân 1 H-NMR
6 Các dữ liệu phân tích đặc trƣng cấu trúc của 2-(4- isobutylphenyl)propanoic acid
6.1 Sắc ký lớp mỏng TLC
6.3 Phổ Cộng hưởng từ hạt nhân 1 H-NMR
DỮ LIỆU PHÂN TÍCH ĐẶC TRƢNG CẤU TRÚC CỦA
1.1 Sắc ký lớp mỏng TLC 1.2 Sắc ký lỏng HPLC 1.3 Phổ khối MS
1.3.1 Phổ MS chất tổng hợp 1.3.2 Phổ MS tham khảo 1.4 Phổ Cộng hưởng từ hạt nhân 1 H-NMR
1.4.1 Phổ 1 H-NMR chất tổng hợp 1.4.2 Phổ 1 H-NMR tham khảo
(i): Kết thúc phản ứng; (ii): Sau khi tinh chế
Hình 1.1: Hình Sắc ký lớp mỏng
Hexane – ethyl acetate (75 : 25), Soi đèn 254 nm
1: A-AlCl 3 2: Isobutyl benzen 3: A-Acid phosphotungstic
Hình 1.2: Hình Sắc ký lỏng nâng cao
Hình 1.4.1: Hình 1 H - NMR chất tổng hợp
Hình 1.4.2: Hình NMR tham khảo [28]
DỮ LIỆU PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC CỦA Ethyl 3-methyl-3-(4-isobutyl phenyl)-glycidate
2.1 Phổ khối MS 2.2 Phổ Cộng hưởng từ hạt nhân 1 H-NMR
DỮ LIỆU PHÂN TÍCH ĐẶC TRƢNG CẤU TRÚC CỦA
3.1.1 Phổ MS chất tổng hợp 3.1.2 Phổ MS tham khảo 3.2 Phổ Cộng hưởng từ hạt nhân 1 H-NMR
3.2.1 Phổ 1 H-NMR chất tổng hợp 3.2.2 Phổ 1 H-NMR tham khảo
Hình 3.1.1: Hình Phổ khối chất tổng hợp
Hình 3.1.2: Hình Phổ khối tham khảo [28]
Hình 3.2.1: Hình 1 H-NMR chất tổng hợp
Hình 3.2.2: Hình 1 H-NMR tham khảo [28]
DỮ LIỆU PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC CỦA
4.1 Phổ khối MS 4.2 Phổ Cộng hưởng từ hạt nhân 1 H-NMR
4.2.1 Phổ 1 H-NMR chất tổng hợp 4.2.2 Phổ 1 H-NMR tham khảo
Hình 4.2.1 Hình 1 H-NMR chất tổng hợp
Hình 4.2.2: Hình 1 H-NMR tham khảo [28]
DỮ LIỆU PHÂN TÍCH ĐẶC TRƢNG CẤU TRÚC CỦA
5.1 Phổ khối MS 5.2 Phổ Cộng hưởng từ hạt nhân 1 H-NMR
5.2.1 Phổ 1 H-NMR chất tổng hợp 5.2.2 Phổ 1 H-NMR tham khảo
Hình 5.2.1: Hình 1 H-NMR chất tổng hợp
Hình 5.2.2: Hình 1 H-NMR tham khảo [28]
DỮ LIỆU PHÂN TÍCH ĐẶC TRƢNG CẤU TRÚC CỦA
6.1 Sắc ký lớp mỏng TLC 6.2 Phổ hồng ngoại IR
6.2.1 Phổ IR chất tổng hợp 6.2.2 Phổ IR tham khảo 6.3 Phổ khối MS
6.3.1 Phổ MS chất tổng hợp 6.3.2 Phổ MS tham khảo 6.4 Phổ Cộng hưởng từ hạt nhân 1 H-NMR
6.4.1 Phổ 1 H-NMR chất tổng hợp 6.4.2 Phổ 1 H-NMR tham khảo
(i): Khảo sát thời điểm kết thúc phản ứng
(ii): Ibuprofen đã đƣợc tinh chế
Hình 6.1: Hình sắc ký lớp mỏng
Hexane – ethyl acetate (75 : 25), Soi đèn 254 nm, phun KMnO 4 2%
Hexane – ethyl acetate (75 : 25), Soi đèn 254 nm, phun KMnO4 2%
1: Ibuprofen quy trình 1 2: Ibuprofen quy trình 2
Hình 6.2.1: Hình phổ hồng ngoại chất tổng hợp
Hình 6.2.2: Hình phổ hồng tham khảo [28]
Hình 6.3.1: Hình phổ khối chất tổng hợp
Hình 6.3.2 Hình phổ khối tham khảo [28]
Hình 6.4.1: Hình 1 H-NMR chất tổng hợp