1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Tác giả Võ Thị Hồng Nga
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Mạnh Tuân
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG -HCM
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Khóa luận thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,37 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU (12)
    • 1.1. Lý do hình thành đề tài (12)
    • 1.2. Mục tiêu khóa luận (14)
    • 1.3. Phạm vi thực hiện đề tài (15)
    • 1.4. Ý nghĩa thực tiễn (15)
    • 1.5. Bố cục của đề tài (15)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT (15)
    • 2.1. Một số khái niệm cơ bản (17)
      • 2.1.1. Đánh giá nhà cung cấp (17)
      • 2.1.2. Lợi ích của việc đánh giá hiệu quả nhà cung cấp (17)
    • 2.2. Các tiêu chí đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp (18)
    • 2.3. Các phương pháp đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp (21)
      • 2.3.1. Các phương pháp sơ đẳng (21)
        • 2.3.1.1. Phân tích “được” và “mất” (pros and cons) (22)
        • 2.3.1.2. Phương pháp tối đa các tối thiểu và tối đa các tối đa (22)
        • 2.3.1.3. Phương pháp nối tiếp và tách rời (22)
      • 2.3.2. Phương pháp Multiattribute Utility Theory-MAUT (22)
        • 2.3.2.1. Kỹ thuật tỉ lệ đa đặc tính đơn giản (23)
        • 2.3.2.2. Phương pháp giá trị trung bình tổng quát (23)
      • 2.3.3. Phương pháp phân cấp phân tích AHP (23)
    • 2.4. Phương pháp phân tích thứ bậc analytic hierarchy process AHP (24)
      • 2.4.1. Giới thiệu (24)
      • 2.4.2. Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng phương pháp AHP (24)
      • 2.4.3. Quy trình phân tích thứ bậc (25)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN (30)
    • 3.1. Quy trình thực hiện (30)
    • 3.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu (32)
  • CHƯƠNG 4 GIỚI THIỆU CÔNG TY MẠNG LƯỚI VTNET (35)
    • 4.1. Tổng quan chung về công ty mạng lưới Viettel (35)
    • 4.2. Giới thiệu quy trình mua thiết bị tại công ty mạng lưới Viettel (35)
    • 4.3. Thực trạng đánh giá nhà cung cấp của công ty (37)
  • CHƯƠNG 5 ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP BẰNG AHP (16)
    • 5.1. Giới thiệu về sản phẩm (39)
    • 5.2. Mô hình đánh giá phân tích thứ bậc AHP và kiểm nghiệm mô hình (40)
    • 5.3. Thu thập và xử lý dữ liệu dùng Expert Choice 11 (46)
    • 5.4. Phân tích năm nhà cung cấp theo tiêu chí chính (53)
    • 5.5. Kết quả và thảo luận kết quả (55)
  • CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (16)
    • 6.1. Kết Luận (59)
    • 6.2. Kiến nghị (60)
    • 6.3. Hạn chế của đề tài và điều kiện triển khai (61)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (62)

Nội dung

TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đề tài khóa luận “Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông cho Công ty Mạng lưới Viettel” được hình thành với ý nghĩa thử áp dụng công cụ định lượng trong quá trình lự

GIỚI THIỆU

Lý do hình thành đề tài

Trong những năm gần đây, công nghiệp viễn thông trải qua những thay đổi đột phá do ảnh hưởng bởi nhu cầu khách hàng, sự phát triển vượt bậc về công nghệ, và xu hướng của sự bãi bỏ những doanh nghiệp yếu kém trên toàn thế giới Một ví dụ cụ thể ngay tại thị trường viễn thông Việt Nam là sự loại bỏ EVN, S-fone và Beeline năm 2012 Sau đó, Gmobile được thêm vào thì trường viễn thông Việt Nam và bắt đầu xuất hiện từ tháng 9/2012

Dịch vụ viễn thông nhìn chung bao gồm từ các dịch vụ có dây cơ bản đến các dịch vụ tiên tiến như data, truyền hình hội nghị, thậm chí dịch vụ đa phương tiện có tương tác

Người dùng kinh doanh có xu hướng yêu cầu giá thấp hơn và chất lượng cao hơn, tại cùng một thời điểm Cùng với sự loại bỏ của ngành công nghiệp viễn thông, các đối thủ trên thị trường cạnh tranh khốc liệt ở nhiều nước Để tồn tại trong môi trường cạnh tranh, các công ty viễn thông cần cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới để thỏa mãn các nhu cầu đang phát triển của khách hàng viễn thông.Các sản phẩm và dịch vụ thường gồm thiết bị mạng và hệ thống, được cung cấp từ các nhà cung cấp của nghành công nghiệp viễn thông Thường xuyên thấy, các hệ thống này có thể sống từ 5-10 năm hoặc hơn và có thể ảnh hưởng đến việc định vị chiến lược của công ty

Lựa chọn nhà cung cấp một hệ thống thiết bị viễn thông là một vấn đề quan trọng trong một công ty viễn thông vì hệ thống viễn thông là một đầu tư dài hạn cho công ty và sự thành công của dịch vụ viễn thông bị tác động trực tiếp bởi quyết định lựa chọn nhà cung cấp Hơn nữa, lựa chọn nhà cung cấp hệ thống viễn thông là một vấn đề phức tạp cần nhiều người thực hiện với nhiều tiêu chuẩn

Quá trình ra quyết định có thể không có hệ thống, tốn kém và mất nhiều thời gian, cuối cùng có thể chậm trễ việc trình làng sản phẩm Hoặc không đáp ứng các chỉ tiêu tài chính về khía cạnh đầu tư thiết bị và hệ thống

Vì vậy, nhu cầu phát triển một quá trình lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông có hệ thống để nhận dạng và ưu tiên các tiêu chuẩn liên quan và đánh giá sự đánh đổi giữa các tiêu chuẩn kỹ thuật, kinh tế và hiệu suất là hết sức cần thiết

Có nhiều phương pháp giúp ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp Quá trình phân tích bậc thang Analytic Hierarchy Process (AHP) là một trong những phương pháp có thể cải thiện quá trình ra quyết định Cấu trúc phân cấp sử dụng trong xây dựng mô hình AHP có thể cho phép các thành viên trong đội đánh giá hình dung vấn đề một cách hệ thống về mặt các tiêu chuẩn và tiêu chuẩn phụ liên quan

Trở lại với tình hình thực tế tại Công ty Mạng lưới Viettel Đây là đơn vị xây dựng mạng lưới và đảm bảo tất cả vấn đề về kỹ thuật khi cung cấp dịch vụ di động của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel Tại thị trường trong nước, Viettel đang là một trong ba nhà mạng di động có thị phần lớn nhất với 43,48% thị phần ( Sách Trắng CNTT-TT 2014)

Và cuộc đua chiếm lĩnh thị phần này ngày càng quyết liệt với các chiến lược nâng cao chất lượng tại thành thị, mở rộng vùng phủ ở nông thôn, biển đảo Và trong chiến lược này, thiết bị đóng vai trò vô cùng quan trọng Bên cạnh đó, chiến lược đầu tư ra nước ngoài đòi hỏi Công ty Mạng lưới Viettel phải có số lượng lớn thiết bị di động được cung cấp kịp thời, đảm bảo chất lượng cũng như dịch vụ hỗ trợ trong giai đoạn đầu triển khai mạng lưới Hiện tại Viettel đang có 9 thị trường mạng di động nước ngoài đang hoạt động và không ngừng mở rộng, trong giai đoạn 2015-2020 mục tiêu của Viettel là sẽ có thị trường quy mô 300-500 triệu dân Có thể nói với chiến lược mở rộng mạng lưới liên tục, việc lựa chọn nhà cung cấp trở nên vô cùng quan trọng và thường xuyên tại Viettel

Bên cạnh đó, vấn đề chất lượng nhà cung cấp cũng là vấn đề được đặt lên hàng đầu tại Viettel Trong quá trình khai thác Viettel nhận ra rằng nhà cung cấp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ Việc lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp thiếu bài bản có thể dẫn một số thiết bị có tỉ lệ lỗi cao sau một thời gian hoạt động trong khi nhà cung cấp không có giải pháp khắc phục Vào 1/2007 là giai đoạn đầu đưa thiết bị Alcatel vào hoạt động tại các tỉnh Long An, Bình Dương, Tây Ninh thì tỉ lệ lỗi do thiết bị gây ảnh hưởng dịch vụ là 287 lỗi/tháng Đến tháng 12/2014 thì số lỗi này là 20357 lỗi/tháng cao hơn 40% số lỗi do các thiết bị di động thuộc nhà cung cấp khác gây ra (Báo cáo chất lượng mạng lưới năm 2007, 2014 tại Công ty Mạng lưới Viettel)

Trong khi đó, quá trình đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp hiện tại tại Công ty Mạng lưới Viettel (là đơn vị thực hiện nhiệm vụ này) chủ yếu là định tính, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, cảm tính Nhu cầu về một phương pháp định lượng để đánh giá có hệ thống, bài bản để việc lựa chọn trở nên nhanh chóng và khoa học là hết sức cần thiết

Có nhiều công cụ định lượng để thực hiện đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp Tác giả đã lựa chọn phương pháp phân tích thứ bậc Analytic Hierarchy Process (AHP) là một công cụ được đánh giá khá tốt (Saaty, 1980) trong lựa chọn nhà cung cấp

Chính vì những lý do trên mà người thực hiện đã hình thành nên đề tài “Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại Công ty Mạng lưới Viettel: Một hướng tiếp cận dùng AHP”.

Mục tiêu khóa luận

Đề tài này hướng tới mục tiêu dùng kỹ thuật phân tích thứ bậc Analytic Hierarchy Process (AHP) để thử thực hiện lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại Công ty Mạng lưới Viettel Ứng với mục tiêu đó, mục tiêu cụ thể của khóa luận như sau: Đầu tiên, khóa luận xác định các tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp thiết bị di động viễn thông

Tiếp đó, đề tài sẽ dùng kỹ thuật AHP thông qua khảo sát, phỏng vấn các chuyên gia để xác định trọng số ưu tiên của các tiêu chuẩn

Cuối cùng, tác giả cũng tiếp tục sử dụng AHP để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp thiết bị tốt nhất trong các nhà cung cấp được đề xuất tham gia đánh giá.

Phạm vi thực hiện đề tài

Phạm vi của đề tài giới hạn như sau:

 Đề tài được giới hạn trong phạm vi Công ty Mạng lưới Viettel và các nhà cung cấp thiết bị di động viễn thông

 Đề tài thực hiện thử sử dụng một phương pháp định lượng là AHP vào quá trình đánh giá nhà cung cấp thiết bị di động

Thời gian thực hiện: Từ tháng 12/2014 đến tháng 3/2015.

Ý nghĩa thực tiễn

Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ là cơ sở ban đầu để Công ty xem xét áp dụng một phương pháp định lượng vào việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp nhằm tìm ra một công cụ tốt mang tính định lượng để đánh giá, so sánh chất lượng các nhà cung cấp

Về mặt nghiên cứu học thuật, khóa luận đã thực hiện tìm hiều, nghiên cứu các đặc điểm và phương pháp thực hiện của AHP Đồng thời thử áp dụng và kiểm nghiệm sự phù hợp của mô hình đánh giá nhà cung cấp dựa trên tiêu chí của các nghiên cứu trước đây vào thực tế, làm tiền đề đề xuất các hướng phát triển nghiên cứu sau này.

Bố cục của đề tài

Bố cục của khóa luận bao gồm 6 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu, lý do hình thành đề tài, trình bày mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và bố cục đề tài.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Một số khái niệm cơ bản

Trong mục này tác giả sẽ trình bày khái niệm về đánh giá nhà cung cấp và lợi ích của việc đánh giá nhà cung cấp

2.1.1 Đánh giá nhà cung cấp Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp là một trong các hoạt động liên quan đến quản trị chất lượng nhà cung cấp Quản trị chất lượng nhà cung cấp (Supplier Quality Management-MSQ) liên quan đến các hoạt động thuê ngoài, đánh giá và lựa chọn, đào tạo và giám sát hiệu suất hoạt động của nhà cung cấp (Yeung và Chin, 2004)

Sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào nhà cung cấp làm gia tăng nhu cầu quản trị nhà cung cấp một cách hiệu quả Ba khía cạnh của hoạt động quản trị này là: (1) Lựa chọn nhà cung cấp hiệu quả; (2) Chiến lược phát triển nhà cung cấp; (3) Kỹ thuật đánh giá hiệu suất của nhà cung cấp một cách có ý nghĩa

Lysons (2012, 611) đã định nghĩa về đo lường hiệu suất là “việc đưa ra các giá trị định lượng hoặc mô tả định tính một cách có hệ thống các đặc điểm của các đối tượng, cá thể” Đánh giá cũng có là để có được thông tin, từ đó đưa ra các phán đoán cho việc tiếp tục ra quyết định sau này

2.1.2 Lợi ích của việc đánh giá hiệu quả nhà cung cấp

Các nghiên cứu cho thấy các nhà cung cấp ngày càng trở nên quan trọng với sự thành công trong việc cạnh tranh của doanh nghiệp (Handfield và Panesi, 1995) Vì vậy, lựa chọn nhà cung cấp và đánh giá nhà cung cấp đóng một vai trò hết sức ý nghĩa trong chức năng mua hàng và quản lý chuỗi cung ứng (Cheng và Huang, 2006) Theo Weber và cộng sự (1991) chứng nhận rằng “không thể thành công trong việc giảm chi phí xuống thấp, tăng chất lượng sản phẩm nếu không lựa chọn và duy trì được một nhóm nhà cung cấp tốt” Lựa chọn nhà cung cấp là một trong những quyết định then chốt trong hoạch định chiến lượng chuỗi cung ứng (Carr và Smeltzer, 1999)

Theo Gordon (2008) quan sát thấy rằng lợi thế đầu tiên có thể có từ các quan niệm quản lý hoạt động chuỗi cung ứng là tập trung các nguồn lực vào các hoạt động mang lại giá trị gia tăng và làm giảm các nỗ lực phải giải quyết các vấn đề nảy sinh từ hoạt động nhà cung cấp, như giao hàng trễ, khuyết tật, tồn kho cao, khả năng cạnh tranh suy yếu Lợi thế thứ hai là có thể tăng lợi thế cạnh tranh nhờ chi chí thấp, đáp ứng và dịch vụ chất lượng cao, hàng hóa, công nghệ, giảm thời gian chu kỳ đặt hàng

Cũng được xác nhận bởi Simpson và cộng sự (2002, 29-30), mối quan hệ giữa nhà cung cấp và người mua có thể đạt được lợi ích tối đa từ hệ thống đánh giá Kết quả là các doanh nghiệp có thể xác định danh sách các nhà cung cấp tốt nhất của mình cho sự phát triển lâu dài Đồng thời, giúp nhà cung cấp có được một sự hiểu biết tốt hơn về nhu cầu người mua, xác định được vấn đề cụ thể để cải thiện

Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp luôn là một nhiệm vụ khó Các nhà cung cấp có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, điều này cần sự đánh giá cần thận trước khi xếp hạng, và lựa chọn Do đó, việc xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá là vấn đề hết sức cần thiết.

Các tiêu chí đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp

Việc phân tích các tiêu chuẩn lựa chọn và đo lường hiệu suất của các nhà cung cấp thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và những người thu mua từ những năm 1960

Giữa những năm 1960, các nhà nghiên cứu đã phát triển các tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất mà dựa vào đó các nhà cung cấp tiềm năng sẽ được đánh giá

Dickson (1966) là người tiên phong thực hiện nghiên cứu một cách sâu rộng để xác định, định nghĩa và phân tích các tiêu chuẩn được sử dụng trong lựa chọn nhà cung cấp

Nghiên cứu của ông (1966) được thực hiện bằng cách đưa ra một bảng câu hỏi, sau đó gửi đến 273 đại lý thu mua, được chọn từ danh sách thành viên của Hiệp hội quốc gia các nhà quản lý thu mua hàng Danh sách này gồm các đại lý thu mua và nhà quản lý từ Hoa Kỳ và Canada và thu được 170 ý kiến quan tâm đến tầm quan trọng của 23 tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp Dickson đã yêu cầu các đối tượng trả lời đánh giá mức độ quan trọng của mỗi tiêu chuẩn trên cơ sở thang đo 5 mức: Cực kỳ quan trọng, khá quan trọng, quan trọng, hơi quan trọng và không quan trọng Dựa trên các phản hồi này, ông nhận thấy rằng “chất lượng” tiêu chuẩn quan trọng nhất, tiếp đó là “giao hàng” và “lịch sử hiệu suất hoạt động” (Tahriri, 2008)

Bảng 2 1 Các tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp của Dickson (Dickson, 1966)

Các nhân tố Tỉ lệ trung bình

Chất lượng Giao hàng Lịch sử hoạt động Chính sách bảo hành Năng lực và cơ sở sản xuất Giá

Năng lực kỹ thuật Vị thế tài chính Phù hợp thủ tục Hệ thống thông tin Danh tiếng và vị trí trong ngành Mong muốn trong kinh doanh Tổ chức và quản lý

Kiểm soát hoạt động Dịch vụ sửa chữa Thái độ Ấn tượng Đóng gói Hồ sơ lao động Vị trí địa lý Số lượng khách hàng quá khứ Hỗ trợ đào tạo

Sự sắp xếp hỗ trợ

Weber, Current và Benton (1991) đã phân loại tất cả các bài báo xuất bản từ 1966 theo các tiêu chí đặt ra Dựa trên 74 bài báo, kết quả quan sát thấy rằng giá ròng, giao hàng, chất lượng, năng lực sản xuất và vị trí là những tiêu chuẩn thường được đặt ra nhiều nhất trong các bài báo

Bảng 2 2 Tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp của Weber (Weber và cộng sự, 1991)

Mức độ Tiêu chuẩn Số bài báo %

Gía ròng Giao hàng Chất lượng Cơ sở và năng lực sản xuất Vị trí địa lý

Khả năng kỹ thuật Quản lý và vị trí trong ngành Danh tiếng và vị trí trong ngành Vị trí tài chính

Trong một nghiên cứu liên quan, Zhang, Lei, Cao và Ng (2003) đã thu thập 49 bài viết từ năm 1991 đến năm 2003 về việc lựa chọn nhà cung cấp Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên nghiên cứu của Weber, Current và Benton (1991) và 23 tiêu chí của Dickson (1996) Nghiên cứu kết luận rằng giá ròng, chất lượng và giao hàng quan trọng nhất trong tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp Theo kết quả từ ba nghiên cứu khác nhau giá cả là yếu tố lựa chọn số một, thay thế cho tiêu chuẩn chất lượng số một của Dickson (1996) (Tahriri, 2008)

Ngoài các nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu bắt đầu thảo luận về các tiêu chí để lựa chọn các nhà cung cấp mới Tullous và Muson (1991) đã lấy mẫu 80 doanh nghiệp sản xuất và phát hiện rằng chất lượng, giá, kỹ thuật, giao hàng, sự tin cậy là các nhân tố lựa chọn quan trọng nhất

Maggie (2001) trình bày một số định nghĩa một số nhân tố về mặt tài chính, kỹ thuật và vận hành là những tiêu chuẩn thích hợp để lựa chọn một hệ thống viễn thông Các nhân tố có thể chia thành 3 nhóm chính là chi phí, kỹ thuật và vận hành Họ lựa chọn 20 nhân viên ngẫu nhiên từ các bộ phận chức năng khác nhau của công ty viễn thông, là những người liên quan trực tiếp tới quá trình lựa chon nhà cung cấp thiết bị viễn thông Để định nghĩa các chỉ tiêu liên quan, mỗi người trả lời được hỏi về tỉ lệ mỗi nhân tố sử dụng thang đo 3 điểm “không quan trọng”, “hơi quan trọng và “rất quan trọng” trong lựa chọn một hệ thống viễn thông Dựa trên kết quả khảo sát, họ đã xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn như bên dưới (Tam, 2000)

Nhân tố chi phí gồm: Đầu tư vốn, chi phí đơn vị, chi phí vận hành,chi phí bảo dưỡng,chi phí hệ thống quản lý mạng

Nhân tố kỹ thuật: Các tính năng/đặc tính kỹ thuật, tính tin cậy/ độ sẵn sàng của hệ thống, hiệu suất hệ thống, dung lượng hệ thống, nâng cấp phần cứng/mềm, dự phòng, phát triển công nghệ trong tương lai, tương thích với các chuẩn quốc tế, hoạt động được với các hệ thống khác

Các nhân tố vận hành: Khả năng phát hiện lỗi, các tính năng bảo vệ hệ thống, dễ vận hành, khả năng giám sát hiệu suất, linh động trong tính cước

Việc tìm hiểu các tiêu chí được đề cập trong các nghiên cứu trước đây đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về các tiêu chuẩn có thể áp dụng trong nghiên cứu hiện tại và có thể giúp xây dựng mô hình đánh giá nhà cung cấp trong một trường hợp mới.

Các phương pháp đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp

Ở mục này, tác giả sẽ lần lượt tìm hiểu các phương pháp ra quyết định bao gồm hai dạng là định tính và định lượng

2.3.1 Các phương pháp sơ đẳng

Các phương pháp sơ đẳng thường đơn giản và không cần hỗ trợ tính toán Phương pháp này phù hợp với các vấn đề ra quyết đinh đơn lẻ, ít phương án lựa chọn và các tiêu chuẩn là các đặc tính hiếm khi trong việc thực hiện ra quyết định có liên quan đến môi trường xung quanh (Linkov và cộng sự, 2004)

2.3.1.1 Phân tích “được” và “mất” (pros and cons)

Phân tích “được” và “mất” là phương pháp so sánh định tính trong đó các điểm tốt (được-pros) và điểm xấu (mất-cons) được xác định cho mỗi phương án Danh sách các điểm “được” và “mất” được so sánh giữa các phương án Phương án có điểm “được” mạnh nhất và điểm “mất” yếu nhất được ưu tiên lựa chọn Phương pháp này không yêu cầu kĩ năng tính toán toán học và dễ thực hiện (Baker, 2001)

2.3.1.2 Phương pháp tối đa các tối thiểu và tối đa các tối đa

Phương pháp tối đã các tối thiểu (maximin) dựa trên chiến lược là cố gắng tránh hiệu suất tồi nhất có thể có, tối đa hóa các tiêu chuẩn hiệu suất tối thiếu Phương án có điểm cao nhất của các tiêu chuẩn kém nhất được ưu tiên lựa chọn Giới hạn của phương pháp maximin là nó chỉ có thể được sử dụng khi tất cả các tiêu chuẩn đều có thể so sánh trên một thang đo chung (Linkov và cộng sự, 2004)

2.3.1.3 Phương pháp nối tiếp và tách rời

Phương pháp này yêu cầu sự thỏa mãn hơn là hiệu suất tốt nhất trong mỗi tiêu chuẩn

Phương pháp nối tiếp yêu cầu mỗi phương án phải đáp ứng một ngưỡng hiệu suất tối thiểu cho tất cả tiêu chuẩn Phương pháp tách rời yêu cầu phương án phải vượt ngưỡng nhất định với ít nhất một tiêu chuẩn Một phương án không đáp ứng được quy tắc nối tiếp hoặc tách rời thì bị loại bỏ, không tiếp tục xem xét Các quy tắc này có thể sử dụng để lựa ra một tập hợp con các phương án, các công cụ ra quyết định phức tạp hơn (Linkov và cộng sự, 2004)

2.3.2 Phương pháp Multiattribute Utility Theory-MAUT

Hẩu hết các phương pháp dựa trên nguyên lý hài lòng đa đặc tính MAUT (Multi-attribute Utility Theory), các trọng số gắn với tiêu chuẩn có thể phản ánh đúng đắn mức độ quan trọng tương đối của các tiêu chuẩn nếu điểm aij xuất phát từ thang đo chung, không thứ nguyên

2.3.2.1 Kỹ thuật tỉ lệ đa đặc tính đơn giản

Kỹ thuật tỉ lệ đa đặc tính đơn giản là dạng đơn giản nhất của phương pháp MAUT Giá trị xếp hạng xj của phương án Aj được tính toán đơn giản là giá trị trung bình đại số có trọng số của giá trị thỏa mãn gắn với nó

2.3.2.2 Phương pháp giá trị trung bình tổng quát

Trong vấn đề ra quyết định vector x=(x1, …,xn) đóng vai trò tổng hợp điểm hiệu suất cho mọi tiêu chuẩn với một trong số nhất định cho trước Điều này có nghĩa vector x nên được hiệu chỉnh vào các hàng của ma trận quyết định tốt nhất có thể Mészáros và Rapcsák (1996) giới thiệu vấn đề tối ưu để tìm ra vector x để hiệu chỉnh tốt nhất Họ đề xuất cách tính toán như sau: Ưu điểm của MAUT: Dễ dàng so sánh các lựa chọn dựa vào điểm số đánh giá của lựa chọn đó

Nhược điểm của MAUT: Tối đa hóa giá trị của các lựa chọn có thể không quan trọng đối với người ra quyết định

2.3.3 Phương pháp phân cấp phân tích AHP

AHP được đề xuất bởi Saaty (1980) Ý tưởng cơ bản của phương pháp này là chuyển đánh giá chủ quan thành mức độ quan trọng tương đối để tính điểm hoặc trong số Lý thuyết về AHP sẽ được trình bày chi tiết ở mục 2.4.

Phương pháp phân tích thứ bậc analytic hierarchy process AHP

Analytic Hierachy Process (AHP) là phương pháp ra quyết định đa mục tiêu, được giới thiệu bởi Saaty (1977 và 1994) AHP thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu vì đặc điểm toán học tốt của phương pháp và dữ liệu đầu vào yêu cầu khá dễ dàng để tính toán AHP sử dụng cấu trúc phân cấp nhiều lớp gồm mục tiêu, tiêu chuẩn chính, tiêu chuẩn phụ và các phương án lựa chọn Các dữ liệu thích hợp thu được bằng cách sử dụng một bộ các so sánh từng cặp Các so sánh này được sử dụng để tính các trọng số mức độ quan trọng của tiêu chuẩn ra quyết định và đo hiệu suất liên quan của các phương án lựa chọn của mỗi tiêu chuẩn ra quyết định Nếu sự so sánh không thực sự nhất quán hoàn toàn, nó sẽ cung cấp một giải thuật để tăng sự nhất quán

2.4.2 Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng phương pháp AHP

Theo (Omkarprasad và Kumar, 2006) AHP có những thuận lợi như: AHP mô tả các thay đổi có thể trong độ ưu tiên ở các lớp bên trên có ảnh hưởng như thế nào đến độ ưu tiên của các tiêu chuẩn lớp dưới Hơn nữa, nó cung cấp cho người mua cái nhìn tổng quan về các tiêu chuẩn, các chức năng tại các lớp thấp hơn và mục tiêu của các lớp cao hơn

Một thuận lợi khác của AHP là sự ổn định và linh động không quan tấm đến sự thay đổi bên trong cung như sự thêm vào mô hình phân cấp

Thêm vào đó, phương pháp này cũng xếp hạng các tiêu chuẩn theo nhu cầu của người mua, điều này có thể dẫn đến những quyết định chính xác hơn khi lựa chọn nhà cung cấp.Thuận lợi chính của AHP là người mua có một bức tranh tốt về hiệu suất hoạt động của nhà cung cấp bằng cách sử dụng phân cấp các tiêu chuẩn, từ đó đáng giá nhà cung cấp

Sự phức tạp của phương pháp làm cho quá trình triển khai khá bất tiện Hơn nữa, nếu nhiều hơn một người thực hiện phương pháp này, các quan điểm khác nhau về trọng số của mỗi tiêu chuẩn có thể dẫn tới các vấn đề phức tạp AHP cũng yêu cầu dữ liệu dựa trên kinh nghiệm, kiến thức và sự đánh giá chủ quan cho mỗi tiêu chuẩn Một nhược điểm của phương pháp này là không xem xét các rủi ro và sự không ổn định hiệu suất của nhà cung cấp (Yusuff và cộng sự, 2001)

2.4.3 Quy trình phân tích thứ bậc

Saaty (1980) đề xuất hướng tiếp cận dựa trên sự so sánh cặp Sự so sánh từng cặp được sử dụng để xác định mức quan trọng tương đối của mỗi phương án ở mỗi tiêu chuẩn

Các so sánh từng cặp sử dụng 1 thang đó để định lượng Thang đo này là sự ánh xạ một- một giữa bộ các cụm từ lựa chọn riêng biệt dành cho người ra quyết định và bộ các giá trị thể hiện mức độ quan trọng, hoặc trọng số của các cụm từ lựa chọn trước đó Thang đo được đề xuất bởi Saaty được mô tả ở Bảng 2.4

Giá trị của sự so sánh từng cặp trong AHP được xác định theo theo thang đo được giới thiệu bởi Saaty (1980) Theo thang đo này, các giá trị của sự so sánh từng cặp là một trong cỏc giỏ trị của bộ {9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1, ẵ, 1/3, ẳ, 1/5, 1/6, 1/7, 1/8, 1/9}.Để xõy dựng AHP, nên đi theo các bước sau đây để mô tả AHP một cách tổng thể và có hệ thống

Bảng 2 3 Thang đo mức độ quan trọng tương đối (Saaty, 1980)

Mức độ quan trọng Định nghĩa Giải thích

1 Quan trọng như nhau Hai hoạt động đóng góp như nhau đối với mục tiêu

3 Độ quan trọng yếu hơn hoạt động kia

Kinh nghiệm và sự đánh giá thích một phương án hơn phương án còn lại (mức độ thích hơn không đáng kể)

5 Quan trọng thực sự và mạnh Kinh nghiệm và sự đánh giá thích một phương án hơn phương án còn lại (mức độ thích hơn mạnh mẽ)

7 Quan trọng đã được chứng minh

Một hoạt động được yêu thích mạnh mẽ và ưu thế của nó thể hiện rõ trong thực tế

9 Quan trọng tuyệt đối Bằng chứng cho thấy hoạt động được ưu thích hơn có thể được xác nhận ở vị trí cao nhất

1,4,6,8 Các giá trị trung gian giữa hai mức đánh giá gần nhau

Hình 2 1 Các lớp trong mô hình AHP (Saaty, 1980)

Bước 1: Xác định vấn đề và lựa chọn mục tiêu

Việc xác định vấn đề là một yếu tố rất quan trọng trong AHP vì nó được xem là mục tiêu của toàn bộ quá trình và tất cả các phép toán định lượng được thực hiện trong toàn bộ quá trình là một bước quan trọng để đạt mục tiêu Khi xây dựng mô hình phân cấp thì mục tiêu nằm ở cấp trên cùng, sau đó phân tách thành các bậc khác nhau ở bên dưới (Hass, 2005; Ganesan, 2007; Salo, 2004)

Bước 2: Xác định tiêu chí được xác định để giải quyết mục tiêu ở lớp cao nhất

Có nhiều cách khác nhau để lựa chọn tiêu chí cho AHP, có thể sử dụng đồng thời cả hai phương định lượng và định tính (Hass, 2005)

Bước 3: Các phương án thay thế khác nhau được chọn bởi những người định lượng các yếu tố

Các phương án lựa chọn cũng có một vai trò quan trọng trong quá trình này và một trong số các phương án này sẽ là câu trả lời cho các câu hỏi ở lớp đầu tiên Vì vậy, cần lưu ý rằng AHP không đưa vào quy trình một phương án thực sự tốt nhất, mà nó so sánh giữa các phương án (Hass, 2005; Ganesan, 2007; Salo, 2004)

Bước 4: Sắp xếp các yếu tố vào cây phân cấp

Sau khi xác định được mục tiêu, tiêu chuẩn, các phương án lựa chọn, tất cả các yếu tố này được sắp xếp vào cây phân cấp Tại thời điểm này, AHP sử dụng so sánh cặp để so sánh một yếu tố quan trọng hơn bao nhiêu so với yếu tố khác Thang đó được sử dụng trong so sánh cặp là thang đo cơ bản được mô tả trong phần lý thuyết trước (Hass, 2005)

Bước 5: Tính toán eigenvector và kiểm tra tính nhất quán

Quá trình tính toán eigenvector (vector tổng chuẩn hóa) được thực hiện như sau:

Bước 1: Đem mỗi điểm số so sánh là phần tử trong mỗi cột của ma trận so sánh cặp chia cho tổng các phần tử theo hàng dọc (cột ma trận) được ma trận mới với các hạng tử là các tỷ số theo cột dọc

Bước 2: Tổng các tỷ số này theo mỗi hàng ngang thu được trung bình dòng của mỗi hàng ma trận

Bước 3: Lấy từng trung bình dòng chia cho điểm so sánh trong ma trận so sánh cặp theo cột dọc, sau đó lấy tổng hàng ngang thu được vector tổng

Bước 4: Vector tổng chia cho trung bình dòng được vector tổng chuẩn hóa

Bước 5: Tính λmax bằng cách lấy tổng các vector tổng chuẩn hóa chia cho số yếu tố tham gia ma trận so sánh cặp là n (n=cấp của ma trận)

(Geoff Coylee, 2004) Bước 7: Đánh giá

 Nếu |CI| < 0.05 = nhất quán Chấp nhận

 Nếu |CI| ≥ 0.05 = không nhất quan Phải đánh giá lại điểm so sánh của ma trận so sánh cặp

Ngoài ra AHP còn có công thức kiểm tra tính nhất quán theo CR:

 CR: Tỷ số nhất quán (Consistency Ratio)

 CI: Chỉ số nhất quán (Consistency Index)

 RI : Chỉ số ngẫu nhiên (Random Index) Được biểu thị ở bảng dưới

Bảng 2 4 Chỉ số ngẫu nhiên tương ứng yếu tố tham gia ma trận so sánh cặp (Geoff Coylee, 2004)

 Nếu CR ≤ 0.1  Ma trận so sánh cặp được chấp nhận

 Nếu CR > 0.1  Phải đánh giá lại

Eigenvector sau đó được sử dụng để tính toán điểm và ra trọng số xếp hạng cho các ưu tiên

Sau khi các phương án được so sánh với nhau theo mỗi một tiêu chuẩn ra quyết định và các vector ưu tiên riêng biệt được tính toán, bước tổng hợp sẽ được thực hiện Các vector ưu tiên trở thành các cột của ma trận quyết định (không lộn xộn với các ma trận đánh giá chứa các so sánh từng cặp) Các trọng số của độ quan trọng của tiêu chuẩn cũng được xác định bằng cách sử dụng ma trận từng cặp Vì vậy, nếu một vấn đề có M phương án và N tiêu chuẩn, người ra quyết định được yêu cầu xây dựng N ma trận đánh giá cỡ MxM (mỗi ma trận cho một tiêu chuẩn) và một ma trận đánh giá cỡ NxN (cho N tiêu chuẩn) Cuối cùng, đưa vào ma trận quyết định các độ ưu tiên cuối cùng, kí hiệu là A i AHP trong đó :

Như vậy trong chương 2, tác giả đã trình bày sơ lược về các khái niệm đánh giá nhà cung cấp, lợi ích của đánh giá cung cấp Sau đó đi sâu vào các tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp Ở phần cuối, tác giả đi sâu trình bày lý thuyết về phương pháp phân tích thứ bậc AHP-một trong các phương pháp định lượng đánh giá nhà cung cấp Những lý thuyết trong chương sẽ là nền tảng để tác giả đi xây dựng phương pháp thực hiện đề tài.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Quy trình thực hiện

Phỏng theo giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học của Nguyễn Đình Thọ (2013) về quy trình các bước thực hiện nghiên cứu, và lý thuyết về các bước thực hiện của phương pháp AHP được trình bày trong mục 2.3 của chương 2, tác giả xây dựng quy trình thực hiện đề tài như hình 3.1 Trong đó có thực hiện điều chỉnh cho phù hợp với nội dụng và phạm vi của đề tài

Hình 3 1 Quy trình thực hiện nghiên cứu Trong đó bước đầu tiên của nghiên cứu, tác giả đi xác định vấn đề, mục tiêu của nghiên cứu Nội dung của bước này đã được trình bày trong chương 1 của đề tài Bước tiếp theo tác giả nghiên cứu các cơ sở lý thuyết để làm nền tảng xây dựng mô hình ở bước 3 Các lý thuyết được tìm hiểu và nghiên cứu trong giai đoạn này gồm: (1) Các khái niệm cơ bản về lựa chọn nhà cung cấp (NCC); (2) Các tiêu chí lựa chọn, đánh giá NCC; (3) Các

PT và xử lý dữ liệu dùng Expert choice

Kiểm nghiệm mô hình AHP Xây dựng mô hình AHP

Tìm hiểu các NC trước đây

NC các khái niệm lý thuyết phương pháp lựa chọn và đánh giá NCC; (4) Một số mô hình AHP đã được thực hiện trước đây

Từ các lý thuyết nghiên cứu trong bước 2 tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài Dựa trên lý thuyết về AHP trong mục 2.4, và tập trung vào lý thuyết về các quy trình phân tích thứ bậc trong mục 2.4.4 của chương 2, tác giả xây dựng quá trình mô hình hóa AHP gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định vấn đề và lựa chọn mục tiêu cho AHP

Mục tiêu của AHP nằm ở cấp đầu tiên trong mô hình phân bậc là lựa chọn nhà cung cấp chính cho hệ thống thiết bị di động viễn thông cho Công ty Mạng lưới Viettel nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường viễn thông Sau quá trình tính toán AHP là để xác định NCC có hiệu suất tổng thể tốt nhất so với các nhà cung cấp khác Công ty có rất nhiều dòng thiết bị Đề tài sẽ đi sâu vào tìm hiểu thiết bị di động trong mạng di động viễn thông và đi vào khảo sát và đánh giá 5 nhà cung cấp tiêu biểu cho dòng thiết bị di động

Bước 2: Xác định hệ thống tiêu chí để giải quyết mục tiêu ở lớp cao nhất

Trong bước này, tác giả cần xác định các nhân tố chiến lược để đạt được mục tiêu ở tầng 1 Nhân tố chiến lược sẽ được đặt ở tầng 2 của mô hình Tiếp đó trong mỗi nhân tố chiến lược tác giả sẽ xác định các tiêu chuẩn phụ để đánh giá nhân tố chiến lược Tiêu chuẩn phụ sẽ được tầng 3 hoặc có thể thêm tầng 4 tùy theo hệ thống phân bậc tiêu chuẩn

Bước 3: Xác định các phương án lựa chọn NCC

Tác giả sẽ tham khảo các NCC hiện tại của công ty cũng như các nhà cung cấp đang có trên thị trường di động viễn thông, lựa chọn 5 nhà cung cấp được cho là phù hợp nhất với môi trường công ty để thực hiện đánh giá và lựa chọn Các phương án này sẽ được sắp xếp vào tầng cuối cùng của mô hình

Bước 4: Thực hiện sắp xếp các thành phần của mô hình vào cây phân cấp Từ kết quả của bước 1, bước 2 và bước 3, tác giả sắp xếp chúng để có được mô hình cây phân cấp AHP Trong bước này cũng xác định thang đo sẽ được sử dụng

Giai đoạn tiếp theo sau khi xây dựng mô hình, tác giả sẽ thực hiện kiểm nghiệm lại xem mô hình có phù hợp với môi trường của công ty Mạng lưới Viettel hay không thông qua thực hiện khảo sát nhân viên của công ty Cụ thể là thực hiện khảo sát 18 nhân viên có liên quan đến quá trình đánh giá nhà cung cấp, khai thác và vận hành hệ thống theo 3 mức: quan trọng, không quan trọng, hơi quan trọng Dựa trên kết quả khảo sát, tác giả sẽ quyết định giữ nguyên hay điều chỉnh mô hình cho phù hợp Trước khi khảo sát tác giả cũng phỏng vấn 2 chuyên gia trong lĩnh vực này để lấy ý kiến có cần thêm hay bớt tiêu chí nào không?

Giai đoạn tiếp theo của quy trình là thực hiện thu thập dữ liệu thông qua khảo sát và phỏng vấn chuyên gia Các chuyên gia sẽ thực hiện so sánh cặp các tiêu chí với nhau cũng như so sánh cặp các nhà cung cấp trong cùng tiêu chí Nhóm đánh giá dự kiến được xây dựng gồm 3 người đánh giá: là kỹ sư cấp cao từ bộ phận kỹ sư, đồng thời có tham gia vào quá trình đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp Mỗi một người trong số họ có nhiều hơn 5 năm kinh nghiệm trong các dự án lựa chọn nhà cung cấp thiết bị di động Vì vậy, những người đánh giá có đủ kinh nghiệm trong lựa chọn nhà cung cấp và như vậy, đảm bảo chất lượng cho việc so sánh từng cặp cho mô hình AHP đề xuất Một bảng câu hỏi gồm các nhân tố chiến lược, tiêu chuẩn và tiêu chuẩn phụ của 3 mức trong mô hình AHP được thiết kế và sử dụng để thu thập các đánh giá từng cặp từ các thành viên đánh giá trong đội

Khi hoàn thành thu thập dữ liệu sẽ nhập vào phần mềm Expert Choice để xử lý, tính toán các trọng số ưu tiên, kiểm tra tính nhất quán của các đánh giá cặp

Giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu là phân tích kết quả thu được sau khi chạy mô hình bằng phần mềm Expert Choice Từ kết quả này tác giả sẽ đưa ra các kết luận, kiến nghị cũng như hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai.

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Các phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu được thực hiện trong khóa luận được tham khảo theo tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học của Nguyễn Đình Thọ (2013) a Thu thập dữ liệu Dữ liệu được thu thập gồm 2 nguồn: Dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp

Nguồn dữ liệu sơ cấp:

- Dữ liệu được thu thập từ bảng khảo sát chuyên gia: Trong khóa luận này tác giả sử dụng 2 bảng khảo sát:

 Bảng khảo sát 1: Tác giả thực hiện khảo sát về tầm quan trọng của các tiêu chính trong mô hình Các ứng viên tham gia khảo sát sẽ thực hiện xác định mức độ quan trọng của các tiêu chí theo 3 mức: “quan trọng”, “hơi quan trọng” và “không quan trọng” Số lượng ứng viên tham gia khảo sát là 18

Các ứng viên đều là kỹ sư của công ty ở các lĩnh vực: quy hoạch thiết kế, vận hành khai thác và đầu tư

 Bảng khảo sát 2: Tác giả thực hiện khảo sát 3 chuyên gia 3 chuyên gia sẽ thực hiện so sánh cặp các nhân tố chiến lược với nhau, so sánh cặp các tiêu chí phụ trong cùng một nhân tố chiến lược Sau đó đánh giá cặp các nhà cung cấp với nhau trong cùng một tiêu chí

- Phỏng vấn chuyên gia: Tác giả thực hiện phỏng vấn 3 chuyên gia về 2 nội dung:

Thống nhất dữ liệu về tầm quan trọng của các tiêu chí và trọng số so sánh cặp giữa các tiêu chí với nhau và giữa các nhà cung cấp trong cùng một tiêu chí Hình thức phỏng vấn mở tập trung vào 2 nội dung trên, thời gian phỏng vấn mỗi chuyên gia là 30 phút

STT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ

Phó phòng Đưa ra các định hướng liên quan đến quy hoạch thiết kế ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn NCC

Ký nháy phê duyệt các đề xuất lựa chọn NCC trước khi chuyển Giám đốc

Xem xét nhu cầu từ các thị trường và khu vực gửi về

Tính toán nhu cầu thiết bị đầu tư mới

Phối hợp với quản lý phòng đề thống nhất vấn đề lựa chọn NCC

3 Văn Thị Ngân Nhân viên Tìm kiếm các NCC và nghiên cứu các tính năng mới của thiết bị

Lập yêu cầu về mua hàng gửi bộ phận đầu tư

Nguồn dữ liệu thứ cấp:

- 3 tài liệu nội bộ liên quan đến việc mua hàng và lựa chọn, đánh giá nhà cung cấp mà công ty đang sử dụng:

 QT.02.TTQH/VTNet về việc đầu tư thiết bị mới

 Công văn hướng dẫn báo cáo kết quả thầu

 Báo cáo chất lượng mạng lưới năm 2007, 2014 b Xử lý dữ liệu Các dữ liệu sẽ được nhập và xử lý thông qua phần mềm Expert Choice 11

Như vậy trong chương này của khóa luận, người viết đã cung cấp quy trình thực hiện đề tài cũng như cách thu thập và xử lý dữ liệu Bước 1 và 2 của quy trình đã được thực hiện ở chương 1 và 2 Các chương tiếp theo của đề tài cũng sẽ bám sát theo quy trình này.

GIỚI THIỆU CÔNG TY MẠNG LƯỚI VTNET

Tổng quan chung về công ty mạng lưới Viettel

Công ty Mạng lưới Viettel là công ty trực thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 25 tháng 01 năm 2010, trên cơ sở Công ty truyền dẫn Viettel và tiếp nhận lực lượng kỹ thuật của Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) Trụ sở chính của công ty đặt tại tòa nhà Thái Bình, ngõ 19 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

Các dịch vụ mà công ty cung cấp bao gồm:

- Triển khai xây dựng mạng lưới hạ tầng Viễn thông, truyền tải và CNTT

- Hoạch định, quy hoạch, thiết kế kiến trúc mạng lưới viễn thông, truyền tải, CNTT

- Quản lý, khai thác hạ tầng mạng lưới viễn thông, truyền tải và CNTT

- Tối ưu nâng cao chất lượng mạng lưới

Công ty Mạng lưới Viettel có rất nhiều ưu thế so với công ty khác trên thị trường viễn thông hiện nay Công ty có hạ tầng viễn thông lớn nhất 3 nước Đông Dương, phủ sóng ở tất cả các tỉnh thành, thậm chí ở vùng biển đảo (Trường Sa).Đường trục Bắc-Nam vững chắc, dự phòng 1+3 về cáp và thiết bị với dung lượng lớn (320Gbps) Dung lượng mạng lớn đạt mức 10Gbs.Vùng phủ cáp quang lớn nhất Việt Nam với tổng chiều dài cáp quang trên 140.000 km phủ sâu xuống đến huyện, xã.

Giới thiệu quy trình mua thiết bị tại công ty mạng lưới Viettel

Đối tác của công ty hiện nay là các nhà cung cấp lớn trên thị trường thiết bị di động trên thế giới gồm: Nokia, Huawei, Alcatel, Ericsson và ZTE

Quy trình mua hàng của công ty hiện tại được thể hiện trong Hình 4.1

Hình 4 1 Quy trình mua hàng hiện tại tại VTNet (QT.02.TTQH/VTNet)

B1: Bộ phận Quy hoạch thiết kế thực hiện dự trù thiết bị di động đưa vào sản xuất:

Xem xét nhu cầu từ các các phòng ban, 3 trung tâm khu vực (đặc tại Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội) 3 trung tâm khu vực xác định nhu cầu căn cứ trên việc xem xét nhu cầu từ 63 Chi nhánh Viễn thông tỉnh Từ đây, Bộ phận Quy hoạch thiết kế sẽ xác định số lượng thiết bị cần bổ sung thêm Ngoài ra còn căn cứ trên xu thế tăng trưởng của nhu cầu khách hàng, chiến lược phát triển thị trường mới để tính toán nhu cầu thiết bị cần đầu tư mới Một cơ sở nữa là dựa trên định hướng của Giám đốc để xác định các yêu cầu cần có của thiết bị

Từ 3 cơ sở trên, Bộ phận Quy hoạch thiết kế sẽ dự trù thiết bị di động đưa vào khai thác

B2: Bộ phận Quy hoạch thiết kế trình yêu cầu mua lên Giám đốc công ty để phê duyệt

Yêu cầu mua gồm có: số lượng thiết bị cần mua, nhà cung cấp được lựa chọn, tính năng của thiết bị, giá cả

Duyệt Yêu cầu mua Đơn mua hàng

Duyệt Dự trù nhu cầu thiết bị cần đầu tư

B3: Giám đốc xem xét yêu cầu mua từ bộ phận Quy hoạch thiết kế

Nếu được PHÊ DUYỆT thì chuyển sang bộ phận Đầu tư lập đơn mua hàng và triển khai mua hàng khi Đơn mua hàng đạt yêu cầu.Nếu yêu cầu mua không được PHÊ DUYỆT thì quay lại tính toán và xem xét lại.

ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP BẰNG AHP

Giới thiệu về sản phẩm

Thiết bị di động là một thành phần trong hệ thống thông tin di động Cấu trúc của hệ thống thông tin di động được trình bày trong Hình 5.1

Hình 5 1 Cấu trúc cơ bản hệ thống thông tin di động (Aircom, 2008)

Các thành phần của mạng di động gồm: Thiết bị di động của khách hàng MS (Mobile Station): dùng để kết nối mạng vào mạng lưới Phân hệ trạm gốc BSS (Base Station Subsystem): gồm có thiết bị BTS và BSC Phân hệ mạng lõi NSS (Network and Switching Sub-system): gồm thành phần chính là MSC

Khóa luận sẽ đi vào giải quyết vấn đề lựa chọn nhà cung cấp cho nhóm thiết bị di động, cụ thể là BTS, BSC và MSC (thông thường 3 thiết bị trong nhóm này sẽ được lựa chọn cùng nhà cung cấp).

Mô hình đánh giá phân tích thứ bậc AHP và kiểm nghiệm mô hình

Theo mục 3.1, trong giai xây dựng mô hình AHP sẽ gồm 4 bước:

Bước 1: Xác định vấn đề và lựa chọn mục tiêu cho AHP : Mục tiêu của AHP nằm ở cấp đầu tiên trong mô hình phân bậc là đánh giá lựa chọn nhà cung cấp cho hệ thống thiết bị di động viễn thông cho Công ty Mạng lưới Viettel

Bước 2: Xác định hệ thống tiêu chí để giải quyết mục tiêu ở lớp cao nhất: Hệ thống tiêu chí gồm các nhân tố chiến lược hay còn gọi là tiêu chí chính và hệ thống chí phụ Phỏng theo mô hình AHP cho hệ thống viễn thông của Tam (2000), tác giả lựa chọn 2 tiêu chí chính của mô hình là chi phí và chất lượng (nằm ở cấp 1 của mô hình) Bên dưới các nhân tố chiến lược này là hệ thống các tiêu chuẩn phụ Trong đó, chi phí được định nghĩa bao gồm hai tiêu chuẩn là chi phí tiêu dùng vốn và chi phí vận hành (cấp 2 của mô hình)

Chất lượng gắn với các tiêu chí về kỹ thuật, vận hành và tính năng đặc trưng của nhà cung cấp (vendor-specific) cũng nằm ở cấp 2 của mô hình Mức 3 gồm 26 tiêu chuẩn phụ, trình bày trong chương 2 về cơ sở lý thuyết, và được nhóm thành 5 tiêu chuẩn 5 tiêu chuẩn này sẽ gọi là tiêu chuẩn phụ cấp 1 (nằm ở cấp 2 của mô hình) và tiêu chuẩn phụ cấp 2 (nằm ở cấp 3 của mô hình)

Nhân tố chi phí: gồm tiêu dùng vốn và vận hành Tiêu dùng vốn gồm 3 tiêu chuẩn phụ khác Vốn đầu tư bao gồm chi phí để mua thiết bị ban đầu liên quan đến giá thiết bị mà NCC chào hàng Chi phí đơn vị là chi phí tính trên một sản phẩm Còn chi phí vận hành mạng mà công ty phải trả để đưa hệ thống vào hoạt động (vận chuyển, lắp ráp…) Tiêu chí vận hành cũng bao gồm 3 tiêu chí phụ Chi phí bảo dưỡng được tính là chi phí bảo trì (định kỳ hoặc phát sinh) để đảm bảo mạng lưới vận hành tốt Chi phí vận hành là chi phí để duy trì mạng lưới hoạt động hằng ngày Chi phí hỗ trợ dịch vụ được tính là chi phí công ty phải trả cho nhà cung cấp khi có yêu cầu hỗ trợ

Nhân tố chất lượng như đã trình bày ở trên gồm 3 tiêu chí Tiêu chí kỹ thuật 9 tiêu chí phụ Các tính năng/đặc tính kỹ thuật thể hiện các chức năng của hệ thống cung cấp Hệ thống có nhiều tính năng hơn thì được ưu ái lựa chọn hơn Hiệu suất của hệ thống thể hiện ngưỡng tải tối đa mà thiết bị có thể hoạt động mà không ảnh hưởng đến chất lượng mạng lưới Trong khi dung lượng hệ thống lại thể hiện số thuê bao (hoặc dịch vụ) mà thiết bị cung cấp Tiêu chí nâng cấp phần cứng/mềm thể hiện khả năng mở rộng, nâng cấp dung lượng, tính năng của hệ thống Dự phòng cũng là một tiêu chí quan trọng, thể hiện khả năng đảm bảo chất lượng dịch vụ khi một phần hệ thống xảy ra lỗi Các thiết bị cung cấp hiện tại cũng cần đảm bảo phù hợp với xu thế công nghệ, không bị lạc hậu trong tương lai Cuối cùng điều quan trọng là thiết bị phải tương thích với các chuẩn quốc tế, cũng như các thiết bị phổ biến khác để đảm bảo có thể cùng hoạt động trọng một hệ thống thiết bị do nhiều NCC cung cấp

Tiêu chí vận hành gồm 6 tiêu chí: Khả năng phát hiện lỗi thể hiện qua việc có hỗ trợ công cụ để người vận hành phát hiện khi có lỗi xảy ra; dễ vận hành, quen thuộc với người dùng là yếu tố quan trọng Khả năng giám sát để phát hiện lỗi cũng như tình trạng của mạng lưới là yếu tố bắt buộc phải có, hệ thống nào khả năng giám sát tốt hơn là một lợi thế Ngoài ra việc linh động tính cước và bảo mật cũng là yếu tố then chốt

Tiêu chí cuối cùng thuộc về NCC gồm: Giao hàng đúng hạn theo yêu cầu, không trễ hạn làm ảnh hưởng tới tiến độ Chất lượng hỗ trợ dịch vụ không chỉ ở khâu mua sắm thiết bị mà còn trong công tác bảo trì bảo dưỡng hoặc các dịch vụ khác khi có yêu cầu

Kinh nghiệm với các sản phẩm liên quan (các sản phẩm khác cùng hệ thống) cũng như khả năng khả năng giải quyết vấn đề sẽ đảm bảo NCC giải quyết tốt hơn và nhanh hơn khi có vấn đề xảy ra Ngoài ra chuyên môn và danh tiếng cũng là yếu tố cần thiết của một NCC tốt

Bước 3: Xác định các phương án lựa chọn NCC: Tác giả tham khảo các nhà cung cấp hiện có của công ty và các nhà cung cấp trên thị trường di động viễn thống, đã lựa chọn 5 NCC để đánh giá là Huawei, Nokia, Alcatel, ZTE, Ericsson Đây cũng là 5 nhà cung cấp lớn và phổ biến nhất trên thị trường viễn thông nên việc đánh giá, so sánh sẽ khá tương xứng, không có sự chênh lệch lớn

Bước 4: Thực hiện sắp xếp các thành phần của mô hình vào cây phân cấp

Từ kết quả của bước 1,2 và tác giả thu được cây phân cấp như Hình 5.2

Hình 5 2 Mô hình phân cấp các tiêu chí đánh giá lựa chọn nhà cung cấp thiết bị di động

Khả năng phát hiện lỗi

Chất lượng hỗ trợ dịch vụ

Kinh nghiệm với các sản phẩm liên quan

Khả năng giải quyết vấn đề

Dự phòng Phát triển công nghệ tương lai

Hoạt động được với HT khác Đặc tính/ Tính năng

CP hoạt động Tiêu dùng vốn

Vận hành Kỹ thuật Chi phí

NCC Lựa chọn NCC thiết bị di động viễn thông cho TCT Mạng lưới Viettel

CP hỗ trợ dịch vụ

Dung lượng Độ tin cậy/Sẵn sàng

Nhân tố chiến lược- TC chính

Hiệu suất Tương thích chuẩn

Trước khi thực hiện đánh giá, khóa luận thực hiện kiểm nghiệm lại sự phù hợp của mô hình đối với tình hình và môi trường thực tế của công ty.Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 18 nhân viên lựa chọn ngẫu nhiên từ các bộ phận chức năng của công ty những người có liên quan đến việc khai thác thiết bị và có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà cung cấp thiết bị

Nghiên cứu sử dụng thang đo 3 mức: “không quan trọng”, “rất quan trọng” và “hơi quan trọng” để đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn Kết quả khảo sát được tổng hợp trong hình 5.3, giá trị trung bình của các tiêu chuẩn được tính bằng cách nhân tỉ lệ phần trăm người phản hồi với các giá trị 1, 2, 3 tương ứng với “ không quan trọng”, “hơi quan trọng” và “rất quan trọng” Các tiêu chuẩn được sắp xếp theo thứ tự có giá trị trung bình từ thấp đến cao

Giá trị điểm cắt 2.43 là điểm sử dụng để phân tách các tiêu chuẩn có giá trị trung bình lớn hơn (hoặc bằng) và các tiêu chuẩn có giá trị nhỏ hơn 2.43 Giá trị 2.43 là điểm cắt tự nhiên được xác định bằng giá trị trung bình của tỉ lệ giá trị trung bình cao nhất (2.86) và tỉ lệ giá trị trung bình thấp nhất (2) trong cuộc khảo sát Những tiêu chuẩn có giá trị tỉ lệ trung bình lớn hơn 2.43 sẽ được giữ lại trong mô hình.Còn những tiêu chuẩn có giá trị tỉ lệ trung bình nhỏ hơn 2.43 sẽ được xem xét loại bỏ hoặc nhóm lại cùng các tiêu chuẩn khác Kết quả khảo sát có 4 tiêu chuẩn có giá trị tỉ lệ trung bình nhỏ hơn 2.43 là Chi phí đơn vị, nâng cấp phần cứng, kinh nghiệm với các sản phẩm liên quan, danh tiếng

Nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn nhóm chuyên gia để xác định nên loại các tiêu chuẩn khỏi mô hình hay nhóm các tiêu chuẩn này với một tiêu chuẩn khác

- Chi phí đơn vị: Tại Viettel, sản phẩm tạo ra là dịch vụ Cụ thể là cung cấp mạng lưới để khách hàng có thể thực hiện cuộc gọi hay truy cập data Số lượng cuộc gọi hay phiên truy cập khác nhau theo ngày, tháng, năm Cùng một mạng lưới có thể tạo ra số lượng sản phẩm là khác nhau Do đó việc tính toán chi phí đơn vị là không có ý nghĩa

Hình 5 3 Biểu đồ tỉ trọng mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn lựa chọn NCC - Nâng cấp phần cứng: Xu thê hiện tại, các hệ thống đều được thiết kế theo xu hướng module hóa Khi cần nâng cấp chỉ cần mua thêm module hoặc mua thêm các license mềm Hầu hết các nhà cung cấp trên thị trường đều đảm bảo vấn đề này và đảm bảo như nhau Do đó không cần thiết đưa tiêu chí này vào đánh giá

Thu thập và xử lý dữ liệu dùng Expert Choice 11

Các dữ liệu thu thập được sẽ được nhập vào Expert Choice và chạy phần mềm (dữ liệu trình bày trong Phụ lục 4 Trong phần này sẽ trình bày quá trình tính toán theo phương pháp phân tích AHP với sự hỗ trợ của phần mềm Expert Choice 11

B1: Xác định trọng số ưu tiên của các tiêu chí chính

Nhóm đánh giá tiến hành gán trọng số cho tiêu chí chính của mô hình theo thang đo mức độ ưu tiên như sau:

Bảng 5.1 Thang đo mức độ ưu tiên

Mức độ ưu tiên Giá trị số Ưu tiên bằng nhau Ưu tiên bằng nhau cho đến vừa phải Ưu tiên vừa phải Ưu tiên vừa phải cho đến hơi ưu tiên Hơi ưu tiên hơn

Hơi ưu tiên cho đến rất ưu tiên Rất ưu tiên

Rất ưu tiên cho đến vô cùng ưu tiên Vô cùng ưu tiên

Bảng dữ liệu dưới đây là ma trận so sánh 2 tiêu chí chính của mô hình trên 2 tiêu chí được so sánh với nhau theo thang đo 9 mức của Satty Đánh giá này được thực hiện bởi 3 chuyên gia, thực hiện so sánh cặp nhân tố Chi phí- Chất lượng

Bảng 5.2 Ma trận so sánh cặp tiêu chí chính của mô hình đánh giá

Tiêu chí Chi phí Chất lượng

Nghiên cứu đưa ra giá trị ưu tiên cho mỗi yếu tố thông qua bảng khảo sát và kết quả phỏng vấn 3 vị chuyên gia, dữ liệu được xử lý thông qua phụ lục 3 Giá trị 1/2 của tiêu chí chi phí so với chất lượng có nghĩa là tiêu chí chất lượng có mức độ ưu tiên cao hơn so với tiêu chí chi phí (mức độ ưu tiên bằng nhau cho đến vừa phải)

Sau khi nhập các trọng số ưu tiên của ma trận này và tùy chỉnh, phần mềm Expert Choice sẽ cho kết quả tính toán, nhấn Button Calculator sẽ được kết quả ở các Node tương ứng

Kết quả của quá trình tính toán của ma trận so sánh cặp 2 tiêu chí của mô hình đánh giá như sau

Bảng 5.3 Kết quả tính toán trọng số ưu tiên của 2 tiêu chí

Sau khi hoàn tất giai đoạn tính toán, xác định được các trọng số ưu tiên của các tiêu chí chính như bảng trên Tổng các giá trị trọng số bằng 1 Thông qua bảng kết quả nhận thấy chất lượng (0.667) là tiêu chí được ưu tiên nhất và chi phí được ưu tiên thấp hơn (0.333)

Trong lý thuyết mục 2.4.3 có trình bày khái niệm “Không nhất quán” Nếu tỉ số không nhất quán đạt mức ≤10% thì kết quả đánh giá chấp nhận được, ngược lại thì phải thực hiện đánh giá và tính toán lại Nhắc lại:

Bảng 5.4 Chỉ số ngẫu nhiên tương ứng yếu tố tham gia ma trận so sánh cặp (Geoff Coylee, 2004) n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Trong trường hợp này CI=0

Ngày đăng: 09/09/2024, 16:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Chen, S.J., Hwang, C.L.(1991). Fuzzy Multiple Attribute Decision Making. Springer, Berlin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fuzzy Multiple Attribute Decision Making
Tác giả: Chen, S.J., Hwang, C.L
Năm: 1991
[2] Lysons,K. and Farrington, B.(2006). Purchasing and Supply Chain Management . U.K, Prentice Hall Sách, tạp chí
Tiêu đề: urchasing and Supply Chain Management
Tác giả: Lysons,K. and Farrington, B
Năm: 2006
[3] Weber, C.A.(1991). A decision support system using multicriteria techniques for vendor selection. University Microlms International, Ann Arbor, MI Sách, tạp chí
Tiêu đề: A decision support system using multicriteria techniques for vendor selection
Tác giả: Weber, C.A
Năm: 1991
[4] Carr, A.S., Smeltzer, L.R. (1999). The relationship of strategic purchasing to supply chain management. European Journal of Purchasing &amp; Supply Management,5, 43-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: European Journal of Purchasing & Supply Management
Tác giả: Carr, A.S., Smeltzer, L.R
Năm: 1999
[6] Chan, F.T.S., &amp; Kumar, N. (2007). Global supplier development considering risk factors using fuzzy extended AHP-based approach. OMEGA – Int. J. Manage. Sci., 35 (4), 417-431 Sách, tạp chí
Tiêu đề: OMEGA – Int. J. Manage. Sci
Tác giả: Chan, F.T.S., &amp; Kumar, N
Năm: 2007
[7] Ellram, L.(1990) The supplier selection decision in Strategic Partnership. Journal of Purchasing and Materials Management, 26(4),8-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Purchasing and Materials Management
[8] Ellram, L. and Zsidisin, G. (2002). Factors that drive Purchasing and Supply Management’s Use of Information Technology. IEEE Transactions on Engineering and Management, 49(3), 269-281 Sách, tạp chí
Tiêu đề: IEEE Transactions on Engineering and Management
Tác giả: Ellram, L. and Zsidisin, G
Năm: 2002
[10] Linkov, I., te al. (2004) Multicriteria Decision Analysis: A framework for structuring remedial measures at contaminated sites. Comparative Risk Assemment and Enviromental Decision making, 15-54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Comparative Risk Assemment and Enviromental Decision making
[11] Shahroodi.(2012). Application of the AHP Technique to Evaluate and Selecting Supplier in an Effective Supply Chain, Arabian Journal of Bussiness and Management Review, 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Arabian Journal of Bussiness and Management Review
Tác giả: Shahroodi
Năm: 2012
[12] Shpend. (2013). Key Performance Criteria for Vendor Selection-A literature review. Management Research and Practice, 2, 63-75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Management Research and Practice
Tác giả: Shpend
Năm: 2013
[13] Tahriri, Osman, Ali, Yusuff, Esfandiary.(2008). AHP approach for supplier evaluation and selection in a steel manufacturing company, Dol:10.3926/jiem.2008.v1n2, 54-76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dol: "10.3926/jiem.2008.v1n2
Tác giả: Tahriri, Osman, Ali, Yusuff, Esfandiary
Năm: 2008
[14] Tam, Tummala, (2001).An application of the AHP in vendor selection of a telecommunication system. The International Journal of Management Science, 171- 182 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The International Journal of Management Science
Tác giả: Tam, Tummala
Năm: 2001
[15] Triantaphyllou, Mann .(1995). Using The Analytic Hierarchy Process For Decision Making In Enginerring Applications: Some Challenges. Inter’l Jounal of Industrial Engineering: Application and Practice, 1, 35-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inter’l Jounal of Industrial Engineering: Application and Practice
Tác giả: Triantaphyllou, Mann
Năm: 1995
[16] Yeung, I-Ki, Chin, Kwai-Sang. (2004). Critical Success Factors of Supplier Quality Management. Asian Journal on Quality, 1, 85 – 109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Asian Journal on Quality
Tác giả: Yeung, I-Ki, Chin, Kwai-Sang
Năm: 2004
[5] Dickson, G.W. (1966). An analysis of vendor selection systems and decisions. Journal of Purchasing, 2(1), 5-17 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1 Các tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp của Dickson (Dickson, 1966) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Bảng 2. 1 Các tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp của Dickson (Dickson, 1966) (Trang 19)
Bảng 2. 2 Tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp của Weber (Weber và cộng sự, 1991) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Bảng 2. 2 Tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp của Weber (Weber và cộng sự, 1991) (Trang 20)
Bảng 2. 3 Thang đo mức độ quan trọng tương đối (Saaty, 1980) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Bảng 2. 3 Thang đo mức độ quan trọng tương đối (Saaty, 1980) (Trang 26)
Bảng  2.  4  Chỉ  số  ngẫu  nhiên  tương  ứng  yếu  tố  tham  gia  ma  trận  so  sánh  cặp  (Geoff Coylee, 2004) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
ng 2. 4 Chỉ số ngẫu nhiên tương ứng yếu tố tham gia ma trận so sánh cặp (Geoff Coylee, 2004) (Trang 28)
Hình 3. 1 Quy trình thực hiện nghiên cứu  Trong đó bước đầu tiên của nghiên cứu, tác giả đi xác định vấn đề, mục tiêu của nghiên  cứu - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Hình 3. 1 Quy trình thực hiện nghiên cứu Trong đó bước đầu tiên của nghiên cứu, tác giả đi xác định vấn đề, mục tiêu của nghiên cứu (Trang 30)
Hình 4. 1 Quy trình mua hàng hiện tại tại VTNet (QT.02.TTQH/VTNet) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Hình 4. 1 Quy trình mua hàng hiện tại tại VTNet (QT.02.TTQH/VTNet) (Trang 36)
Hình 5. 1 Cấu trúc cơ bản hệ thống thông tin di động (Aircom, 2008) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Hình 5. 1 Cấu trúc cơ bản hệ thống thông tin di động (Aircom, 2008) (Trang 39)
Hình 5. 2 Mô hình phân cấp các tiêu chí đánh giá lựa chọn nhà cung cấp thiết bị di - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Hình 5. 2 Mô hình phân cấp các tiêu chí đánh giá lựa chọn nhà cung cấp thiết bị di (Trang 42)
Hình 5. 3 Biểu đồ tỉ trọng mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn lựa chọn NCC  -  Nâng  cấp  phần  cứng:  Xu  thê  hiện  tại,  các  hệ  thống  đều  được  thiết  kế  theo  xu - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Hình 5. 3 Biểu đồ tỉ trọng mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn lựa chọn NCC - Nâng cấp phần cứng: Xu thê hiện tại, các hệ thống đều được thiết kế theo xu (Trang 44)
Hình 5. 4 Mô hình AHP đánh giá NCC thiết bị di động viễn thông  tại Công ty Mạng lưới Viettel sau kiểm nghiệm - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Hình 5. 4 Mô hình AHP đánh giá NCC thiết bị di động viễn thông tại Công ty Mạng lưới Viettel sau kiểm nghiệm (Trang 45)
Bảng 5.1 Thang đo mức độ ưu tiên - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Bảng 5.1 Thang đo mức độ ưu tiên (Trang 46)
Bảng 5.2 Ma trận so sánh cặp tiêu chí chính của mô hình đánh giá - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Bảng 5.2 Ma trận so sánh cặp tiêu chí chính của mô hình đánh giá (Trang 46)
Bảng 5.3 Kết quả tính toán trọng số ưu tiên của 2 tiêu chí - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Bảng 5.3 Kết quả tính toán trọng số ưu tiên của 2 tiêu chí (Trang 47)
Bảng 5.7 Tổng hợp trọng số của các tiêu chí trong mô hình đánh giá - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Bảng 5.7 Tổng hợp trọng số của các tiêu chí trong mô hình đánh giá (Trang 50)
Bảng 5.10 Bảng cho điểm các phương án lựa chọn nhà cung cấp bằng phần mềm - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Bảng 5.10 Bảng cho điểm các phương án lựa chọn nhà cung cấp bằng phần mềm (Trang 52)
Bảng 5.8 Ma trận so sánh cặp 5 nhà cung cấp theo tiêu chí phụ là Vốn đầu tư - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Bảng 5.8 Ma trận so sánh cặp 5 nhà cung cấp theo tiêu chí phụ là Vốn đầu tư (Trang 52)
Bảng 5.9 Kết quả tính toán trọng số ưu tiên của từng nhà cung cấp ứng với tiêu chí - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Bảng 5.9 Kết quả tính toán trọng số ưu tiên của từng nhà cung cấp ứng với tiêu chí (Trang 52)
Bảng 5.11 Bảng tổng hợp trọng số của năm nhà cung cấp theo tiêu chí Tiêu dùng vốn - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Bảng 5.11 Bảng tổng hợp trọng số của năm nhà cung cấp theo tiêu chí Tiêu dùng vốn (Trang 53)
Bảng 5.13 Bảng xếp hạng 5 nhà cung cấp theo tiêu chí Chi phí - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Bảng 5.13 Bảng xếp hạng 5 nhà cung cấp theo tiêu chí Chi phí (Trang 54)
Bảng 5.12 Bảng tổng hợp trọng số của năm nhà cung cấp tiêu chính vận hành mạng - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Bảng 5.12 Bảng tổng hợp trọng số của năm nhà cung cấp tiêu chính vận hành mạng (Trang 54)
Hình 5. 6 Sơ đồ Performance của Expert Choice - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Hình 5. 6 Sơ đồ Performance của Expert Choice (Trang 55)
Hình 5. 9 Sơ đồ thể hiện độ dốc của 5 nhà cung cấp theo chiêu phí Chi phí - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Hình 5. 9 Sơ đồ thể hiện độ dốc của 5 nhà cung cấp theo chiêu phí Chi phí (Trang 57)
Hình 5. 10 Sơ đồ so sánh trực tiếp Huwei-Nokia - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Hình 5. 10 Sơ đồ so sánh trực tiếp Huwei-Nokia (Trang 57)
Hình 5. 8 Sơ đồ Dynamic của Expert Choice  Nhân tố CHẤT LƯỢNG chiếm tỉ lệ % gấp đôi so với CHI PHÍ - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Hình 5. 8 Sơ đồ Dynamic của Expert Choice Nhân tố CHẤT LƯỢNG chiếm tỉ lệ % gấp đôi so với CHI PHÍ (Trang 57)
Hình 5. 11 Sơ đồ so sánh trực tiếp Huwei-Nokia  Đồ thị biểu thị sự so sánh đồng thời hai tiêu chí chính trong mô hình giữa 5 nhà cung  cấp - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
Hình 5. 11 Sơ đồ so sánh trực tiếp Huwei-Nokia Đồ thị biểu thị sự so sánh đồng thời hai tiêu chí chính trong mô hình giữa 5 nhà cung cấp (Trang 58)
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT SỰ PHÙ HỢP TRONG MÔ HÌNH  ĐÁNH GIÁ NHÀ CUNG CẤP THIẾT BỊ DI ĐỘNG - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
1 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT SỰ PHÙ HỢP TRONG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ NHÀ CUNG CẤP THIẾT BỊ DI ĐỘNG (Trang 64)
BẢNG KHẢO SÁT THÔNG TIN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
BẢNG KHẢO SÁT THÔNG TIN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC (Trang 67)
PHỤ LỤC 5: BẢNG SO SÁNH CẶP CÁC TIÊU CHÍ  TRONG MÔ HÌNH - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
5 BẢNG SO SÁNH CẶP CÁC TIÊU CHÍ TRONG MÔ HÌNH (Trang 96)
PHỤ LỤC 6: BẢNG SO SÁNH CẶP CÁC NHÀ CUNG CẤP ỨNG VỚI TỪNG  TIÊU CHÍ CHÍNH - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
6 BẢNG SO SÁNH CẶP CÁC NHÀ CUNG CẤP ỨNG VỚI TỪNG TIÊU CHÍ CHÍNH (Trang 98)
PHỤ LỤC 7: BẢNG TÍNH TOÁN CHO ĐIỂM CÁC PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN  NHÀ CUNG CẤP BẰNG EXCEL - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông tại công ty mạng lưới Viettel một hướng tiếp cận dùng AHP
7 BẢNG TÍNH TOÁN CHO ĐIỂM CÁC PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP BẰNG EXCEL (Trang 104)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w