1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đô thị xanh áp dụng ở thành phố Đà Lạt

136 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Xây Dựng Bộ Tiêu Chí Đánh Giá ĐTX - Áp Dụng Ở Thành Phố Đà Lạt
Tác giả Lê Anh Tuấn
Người hướng dẫn TS. Vương Quang Việt, PGS.TS Phùng Chí Sỹ
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG -HCM
Chuyên ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Tp.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 2,79 MB

Nội dung

Trên thế giới không những đã có rất nhiều công trình nghiên cứu mô hình và các tiêu chí của một ĐTX, đô thị sinh thái, đô thị bền vững về mặt môi trường, mà trong thực tế ở một số nước đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



LÊ ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ

ĐÁNH GIÁ ĐÔ THỊ XANH ÁP DỤNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

Chuyên Ngành: Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

Mã số: 60850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2016

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học:

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS Phạm Gia Trân

Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS Phạm Hồng Nhật

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa ĐHQG Tp HCM, ngày tháng năm Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1 PGS.TS Lê Văn Khoa 2 PGS.TS Chế Đình Lý 3 TS Phạm Gia Trân 4 PGS.TS Phạm Hồng Nhật 5 TS Lâm Văn Giang Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

Trang 3

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN CAO HỌC

Ngày, tháng, năm sinh : 22/06/1985 Nơi sinh: Lâm Đồng Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên và môi trường MS: 60 85 01 01

I TÊN ĐỀ TÀI : Nghiên Cứu Xây Dựng Bộ Tiêu Chí Đánh Giá ĐTX - Áp Dụng Ở Thành Phố Đà Lạt II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

Nhiệm vụ

- Tổng quan được các tiêu chí xây dựng ĐTX trên thế giới và tại Việt Nam.- Xây dựng được bộ tiêu chí và phương pháp tính chỉ số đánh giá ĐTX phù hợp vớiđiều kiện Việt Nam

- Áp dụng thử nghiệm tại thành phố Đà Lạt

Nội dung

- Tổng quan tình hình xây dựng tiêu chí ĐTX ở trong và ngoài nước.- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá ĐTX phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.- Khảo sát, thu thập và đánh giá tình hình phát triển Đà Lạt theo bộ tiêu chí đã xâydựng

- Đề xuất kế hoạch hành động xây dựng TP.Đà Lạt theo các tiêu chí ĐTX

Ngày giao nhiệm vụ: 19/01/2014

Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/12/2015

Tp, Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016

TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG

Trang 4

Lời đầu tiên, với lòng biết ơn sâu sắc của mình tôi xin chân

thành cảm ơn Thầy Phùng Chí Sỹ và Thầy Vương Quang Việt đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp nhiều tài liệu quý báu để tôi tiếp cận những kiến thức liên quan đến nội dung xây dựng bộ tiêu chí đô thị xanh Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì tôi nghĩ luận văn này rất khó có thể hoàn thiện được Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Quý thầy cô lớp Cao học Quản lý Tài nguyên - Môi trường Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG Tp HCM đã tận tình truyền đạt những kiến thức chuyên môn và những kinh nghiệm quý giá cho tôi trong suốt quá trình học tập Đồng thời xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn học, các anh chị cao học Khóa 2013

Các phòng, ban của thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ giúp đỡ tôi trong việc cung cấp số liệu và đánh giá hiện trạng của địa phương

Quý chuyên gia trong ngành môi trường, quản ly đô thị đã nhiệt tình cung cấp những nhận xét và ý kiến thiết thực góp phần hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này

Tp, Hồ Chí Minh, ngày 30 thánh 12 năm 2015

Học viên thực hiện đề tài

Lê Anh Tuấn

Trang 5

cứu này đề xuất một bộ các tiêu chí ĐTX phù hợp với điều kiện của Việt Nam gồm 7 chủ đề chính với 121 tiêu chí được đề xuất) Cùng với các tiêu chí được xây dựng trên cộng với việc thu thập số liệu từ các ban ngành địa phương và phương pháp tính chỉ số SPSS, ta áp dụng đánh giá cụ thể cho thành phố Đà Lạt trong điều kiện số liệu có thể với chỉ số GCI là 0,792 (hiện ĐTX ở Đà Lạt đang ở mức trên trung bình) Trên cơ sở đó, ta phần nào đánh giá được mặt thuận lợi và khó khăn của việc xây dựng bộ tiêu chí ĐTX Cùng với đó là tìm ra các vấn đề chủ yếu cần ưu tiên trong việc xây dựng tiêu chí và có các giải pháp thích hợp để hướng tới ĐTX trong tương lai

ABSTRACT

With reference to international and domestic research, this thesis proposed a set of green city criteria including seven main topics (with 121 criteria) appropriate with conditions of Vietnam Together with these norms, data collected from local departments and SPSS statistics calculation method would be applied specifically for Dalat city with the condition that the GCI index is 0,792 (at present, Dalat green city is above the medium rate) Pros and cons of building a set of green city criteria could be partly evaluated relying on those bases Moreover, the priorities focused in building criteria and suitable solutions to green city in the future need figuring out

Trang 6

Tôi xin cam đoan:

1 Luận văn này là thành quả nghiên cứu của tôi,2 Số liệu, kết quả nêu trong luận văn được điều tra trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình khác,3 Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Học Viên Lê Anh Tuấn

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 2

2 Tính cấp thiết của đề tài 4

3 Mục tiêu nghiên cứu 6

4 Nội dung nghiên cứu 6

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7

1.1.4 Khái niệm về đô thị 12

1.1.5 Khái niệm tăng trưởng xanh 12

1.1.6 Khái niệm ĐTX 13

1.1.7 Tiêu chí ĐTX 15

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về ĐTX 15

1.2.1 Trong khu vực Asean: 16

1.2.2 Châu Âu 18

1.2.3 Thành phố môi trường theo Hiệp định Thành phố môi trường của Liên Hợp Quốc 2005 (United Nations Urban Environmental Accords) 20

1.2.4 Bộ tiêu chí xanh của Green Word City 21

1.2.5 Cách đánh giá chỉ số môi trường trên thế giới 22

1.2.6 Cách đánh giá chỉ số ĐTX của tổ chức Siemens 24

1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam về ĐTX 25

1.3.1 Xu hướng ĐTX ở Việt Nam 26

1.3.2 Tiêu chí đô thị sinh thái ở Việt Nam 31

Trang 8

1.3.3 Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững về tài nguyên và môi trường tại Việt

Nam 33

1.3.4 Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 09 năm 2015 của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường 35

1.4 Điều kiện kinh tế xã hội của TP.Đà Lạt 36

3.1.1 Đặc điểm 36

3.1.2 Hiện trạng chất lượng môi trường 48

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐTX PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM 51

2.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng các tiêu chí ĐTX tại Việt Nam 52

2.2 Xây dựng bộ tiêu chí ĐTX phù hợp với điều kiện Việt Nam 53

2.2.1 Tiêu chí thứ 1: Không gian xanh 54

2.2.2 Tiêu chí thứ 2: Năng lượng 56

2.2.3 Tiêu chí thứ 3: Giao thông vận tải 58

2.2.4 Tiêu chí thứ 4: Chất lượng môi trường 60

2.2.5 Tiêu chí thứ 5: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, lịch sử 61

2.2.6 Tiêu chí thứ 6: Sức khỏe cộng đồng 61

2.2.7 Tiêu chí thứ 7: Xã hội 61

2.3 Phương pháp tính toán chỉ số ĐTX 67

2.4 Lựa chọn bộ tiêu chí ĐTX phù hợp với điều kiện TP.Đà Lạt 68

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TÍNH CHỈ SỐ GCI CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT 72

3.1 Tính toán chỉ số ĐTX cho TP.Đà Lạt 73

3.2 Đánh giá TP.Đà Lạt theo hệ thống phân loại ĐTX 83

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ XANH 88

4.1 Giải pháp xây dựng thành phố Đà Lạt theo hướng ĐTX 89

4.1.1 Không gian xanh 89

4.1.2 Năng lương 91

4.1.3 Giao thông vận tải 91

Trang 9

4.1.4 Chất lượng môi trường 92

4.1.5 Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, lịch số 93

Trang 10

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 0.1 Sơ đồ phương pháp tiếp cận nghiên cứu 7

Hình 1 1 Bộ chỉ số đánh giá tính bền vững về tài nguyên ở nước ta 34

Hình 1 2 Chỉ thị đánh giá tính bền vững về môi trường ở nước ta 34

Hình 1 3 Bộ chỉ thị môi trường quốc gia 2015 35

Hình 1 4 Bảng đồ hành chính thành phố Đà Lạt 37

Hình 1 5 Biểu diển khí hậu ở Đà Lạt 38

Hình 3 1 Bảng đồ hành chính thành phố Đà Lạt 37

Hình 3 2 Sơ đồ bậc thang đánh giá chất lượng của đô thị 83

Hình 3 3 Chỉ số GCI Đô thị Đà Lạt thông qua đô thị 86

Hình 4 1 Định hướng không gian công cộng Đà Lạt 90

Hình 4 2 Sơ đồ định hướng không gian xanh của đô thị Đà Lạt 90

Hình 4 3 Sơ đồ định hướng hệ thống giao thông công cộng Đà Lạt 92

Hình 4 4 Sơ đồ hệ thống không gian công viên bảo tồn 94

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 1 Sự khác biệt giữa xanh và bền vững 14

Bảng 1 2 Diễn biến quá trình đô thị hoá ở nước ta và dự báo đến 2020 25

Bảng 1 3 Tỷ lệ đô thị hóa của một số thành phố ở Việt Nam 26

Bảng 2 1 Chỉ tiêu diện tích cây xanh công cộng ở đô thị nước ta và trên thế giới 55

Bảng 2 2 Công suất lắp đặt các nhà máy điện NLTT tính đến hết 2013 57

Bảng 2 3 Chi phí cho sản xuất điện từ NLTT 58

Trang 12

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEM Diễn đàn hợp tác Á – Âu (The Asia-Europe Meeting) BĐKH Biến đổi khí hậu

BTC Bộ tiêu chí BVMT Bảo vệ môi trường CO2 Carbon dioxit DTC Sở giao thông vận tải ĐTX ĐTX (Green cities) Eco đô thị sinh thái (Ecocity) EPI Chỉ số thực thi môi trường (Environmental Performance Index) GCI Chỉ số ĐTX (Green City Index)

GĐP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domenstic Product)

GGGI Viện tăng trưởng xanh toàn cầu GTCC Giao thông công cộng

HST Hệ sinh thái

NLTT Năng lượng tái tạo OECD Organization for Economic Cooperation and Development PADDI Trung tâm dự báo và nghiên cứu đô thị

PLU Bản đồ quy hoạch đô thị địa phương

Trang 13

POC Sở xây dựng PTBV Phát triển bền vững QCVN Quy chuẩn Việt Nam

Trang 14

Trang 1

MỞ ĐẦU

Chương này trình bày về các nội dung bao gồm:

1 Đặt vấn đề 2 Tính cấp thiết của đề tài

3 Mục tiêu nghiên cứu

4 Nội dung nghiên cứu

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6 Ý nghĩa của đề tài

Trang 15

Trang 2

1 Đặt vấn đề

Thế giới đang ngày càng tiến tới đô thị hóa Kể từ năm 2008, có hơn một nửa dân số thế giới đang sống tại các khu vực đô thị và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Ở châu Á, dự đoán hơn 1,1 tỷ dân sẽ di chuyển đến các thành phố trong 20 năm tiếp theo.Bao gồm 11 siêu đô thị (dân số trên 10 triệu người) ví dụ, Bắc Kinh, Thượng Hải, Kolkata (Calcutta), Delhi, Jakarta, Osaka và Tokyo…Ngoại trừ Osaka và Tokyo thì các thành phố còn lại là ở các nước đang phát triển Dân số đô thị mở rộng sẽ đòi hỏi một loạt các cơ sở hạ tầng, dịch vụ, nhà ở và công ăn việc làm, Việc mở rộng đất đô thị có thể đe dọa nguồn cung cấp đất nông nghiệp, gây ra sự tăng trưởng trong khối lượng giao thông và tăng áp lực đối với môi trường, và ảnh hưởng tới sự không bền vững cho đất nước và phần còn lại của hành tinh Trong khi đó, đô thị phát triển bền vững là điều quan trọng được các quốc gia theo đuổi như là thành phố tiếp tục

tăng trưởng (Seetharam Kallidaikurichi, 2010)

Trong hơn nửa thế kỷ gần đây, đặc biệt là từ khi cần phải xây dựng đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu, ở rất nhiều nước trên thế giới đã và đang rất sôi động bàn luận, tiến hành nghiên cứu và triển khai quy hoạch và xây dựng các đô thị (khu đô thị) mới và cải tạo các đô thị cũ theo hướng ĐTX(Green Cities), đô thị sinh thái (Eco Cities) hay đô thị bền vững về mặt môi trường (Environmentally Sustainable Cities)

Trên thế giới không những đã có rất nhiều công trình nghiên cứu mô hình và các tiêu chí của một ĐTX, đô thị sinh thái, đô thị bền vững về mặt môi trường, mà trong thực tế ở một số nước đã xây dựng thành công các đô thị được thừa nhận là các ĐTX, đô thị sinh thái, như là: Curitiba (Brazil), Thanh Đảo, Bắc Hải (Trung Quốc), Singapore, Stockholm (Thụy Điển), Freiburg (Đức), Alexandria, Virginia (Mỹ)… (Seetharam

Kallidaikurichi, 2010)

Những thành tựu nghiên cứu về ĐTX, đô thị sinh thái, đô thị bền vững về mặt môi trường và các tiêu chí của loại đô thị này đã được hình thành trên thế giới là những kinh nghiệm rất quý báu và là mẫu hình cho Việt Nam học tập

Ngày nay người ta quan tâm rất lớn đến quy hoạch và xây dựng ĐTX, đô thị sinh thái và đô thị bền vững về môi trường chủ yếu vì 3 vấn đề chính sau:

 Tài nguyên: Từ khi loài người bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, đi theo là quá

trình đô thị hóa, với nét đặc trưng là sự tập trung dân số sản xuất phi nông nghiệp trong

Trang 16

Trang 3 một không gian chật hẹp ngày càng lớn, mật độ dân số đô thị hiện nay đã lên tới hàng chục nghìn người trên 1 km2, khai thác và sử dụng triệt để tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, hình thành môi trường sống nhân tạo và thải ra quá nhiều các loại chất thải, làm cho môi trường ở đô thị (môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước, môi trườngsinh thái) ngày càng bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị suy thoái, làm mất cân bằng nhiều hệ thống sinh thái thiên nhiên, sức khỏe người dân đô thị ngày càng bị ảnh hưởng mạnh hơn và hậu quả cuối cùng là đô thị phát triển thiếu bền vững

 Gia tăng dân số: Dân số đô thị chiếm tỷ lệ ngày càng lớn Theo số liệu của Văn

phòng dân số thế giới (PRB) của Liên Hiệp Quốc công bố năm 2004: tổng dân số thế giới là 6.396 triệungười, trong đó tỷ lệ dân đô thị trung bình của các nước phát triển là 76%, trung bìnhcủa các nước còn lại là 41% Theo số liệu của ADB năm 2007, tỷ lệ dân số đô thị trung bình của các nước châu Á đã chiếm 50%, tỷ lệ dân số đô thị của Malaysia: 69,3%, của Indonesia: 50,4%, của Trung Quốc: 44%, của Thailand: 32,9%, của Việt Nam 27,7%

 Năng lượng: Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia ngày càng

tập trung trong các đô thị Ở khu vực các nước ASEAN gần 3/4 GDP và khoảng 2/3 tổng sản lượng xuất khẩu quốc gia đều xuất phát từ các đô thị Ví dụ, riêng Metro Bangkok (2005) đóng góp 4% GDP của Thái Lan, Metro Manila (2006) đóng góp 37% cho GDP của Philippine, Thành phố Hồ Chí Minh (2006) đóng góp 23,5% cho GDP Việt Nam Do đó năng lượng tiêu thụ ở các đô thị có thể chiếm tới 3/4 tổng năng lượng tiêu thụ của quốc gia, nguồn thải chất ô nhiễm và khí “nhà kính” từ hoạt động đô thị càng lớn và các vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng thường xảy ra ở các đô thi

Tuy rằng ĐTX, đô thị sinh thái hay đô thị bền vững về mặt môi trường đều có chung một mục tiêu cơ bản là tạo ra môi trường đô thị sống tốt (Livability), bảo đảm sức khỏe và tiện nghi cho mọi người dân, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên và năng lượng, giảm thiểu “khí nhà kính”, giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm môi trường đô thị, nhưng chúng cũng có các đặc điểm riêng, cụ thể là:

 ĐTX có đặc điểm nổi bật là đô thị có nhiều không gian xanh, có chất lượng môi trường xanh (môi trường không khí sạch, môi trường nước sạch, môi trường đất (bao gồm cả chất thải rắn) sạch);

 Đô thị sinh thái có đặc điểm nổi bật là đô thị hài hòa các hệ sinh thái nhân tạo (hệ sinh thái đô thị) và các hệ sinh thái tự nhiên, lấy con người làm trung tâm của các hệ

Trang 17

Trang 4 sinh thái, cân bằng cuộc sống của con người với các hệ sinh thái tự nhiên;

 Đô thị bền vững về mặt môi trường có đặc điểm nổi bật là trong quá trình phát triển đô thị đảm bảo hài hòa phát triển 3 trụ cột: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường để đảm bảo đô thị phát triển bền vững

2 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với những rủi ro chung mang tính chất toàn cầu như: biến đổi khí hậu, hạn hán, bão lụt, động đất, cháy rừng, hiện tượng băng tan, ô nhiễm môi trường Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân trên toàn thế giới Đó là chưa kể đến những tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Việt Nam cũng là một trong những nước bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu

Về đô thị: Đô thị loại 1 và 2 đang phải đối mặt với ô nhiễm môi trường, giao thông tắc nghẽn, điều kiện sống xấu, sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng Chính vì vậy, quy hoạch và xây dựng ĐTX, đô thị sinh thái và đô thị bền vững về môi trường là một hướng đi mới, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và áp dụng trong thực tiễn

Có thể thấy tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn gần đây Nhưng do thiếu giải pháp phát triển đồng bộ từ quy hoạch, kiến trúc đến công tác quản lý, nên đô thị mọc lên hay mở rộng ra đều thiếu tính thẩm mỹ và nhạt nhòa bản sắc Một thành tố quan trọng của đô thị là cây xanh thì ngày càng ít, tài nguyên ngày càng bị khai thác quá mức, năng lương cung cấp ngày càng thiếu hụt, chất lượng cuộc sống của người dân suy giảm, hệ sinh thái bị ảnh hường… Dẫn đến nhu cầu có một không gian sống, một đô thị sống thân thiện với môi trường là điều hiển nhiên và cũng là xu hướng cần hướng tới của các đô thị hiện nay

Về tình hình biến đổi khí hậu: theo báo cáo của WMO, năm 2010 là năm nóng

nhất trong lịch sử, với mức độ tương tự như các năm 1998 và 2005 Ngoài ra, trong mười năm qua tính từ năm 2001, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã cao hơn nửa độ so với giai đoạn 1961-1990, mức cao nhất từng được ghi nhận đối với bất kì một giai đoạn 10 năm nào kể từ khi bắt đầu quan trắc khí hậu bằng thiết bị đo đạc (Michel Jarraud, 2011) Vấn đề trái đất nóng dần lên do ảnh hưởng của các loại khí nhà kính là nguyên nhân chính dẫn đến việc khí hậu đang biến đổi một cách khắc nghiệt, và hậu quả do việc biến đổi khí hậu gây ra với những thảm họa khó lường không còn là vấn đề của thế giới mà còn đang đe

Trang 18

Trang 5 dọa trực tiếp đến Việt Nam Hạn hán, bão lụt, nguy cơ cháy rừng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các công trình thủy lợi, nguồn tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật Nhiệt độ trái đất tăng làm băng tan, nước biển có xu thế dâng lên, tài nguyên đất bị thu hẹp, nguồn nước ngọt bị xâm chiếm, gia tăng nạn phá rừng Những ảnh hưởng trên kéo theo một loạt các vấn đề về an ninh lương thực, nguồn nước, dịch vụ y tế, làm gia tăng xung đột do mâu thuẫn về quyền lợi sẽ gây ảnh hưởng đến sự an toàn của cuộc sống con người và của nền kinh tế Vì vậy, việc chung tay góp phần vào việc hạn chế sự gia tăng của biến đổi khí hậu là điều cần thiết hiện nay

Về năng lượng: theo chiến lược năng lượng của quốc gia thì: phấn đấu tăng tỷ lệ

các ngồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010; khoảng 5% vào năm 2020, và khoảng 11% vào năm 2050 Tuy nhiên, theo các chuyên gia về năng lượng, khó khăn đầu tiên và lớn nhất trong việc tìm kiếm và phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, và hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu hay cơ sở dữ liệu nào xác định được tiềm năng chính xác của các loại tài nguyên thiên nhiên

Bộ Xây dựng đã ban hành “Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 09: 2013/BXD - Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả” Theo đánh giá của các chuyên gia, việc tuân thủ chặt chẽ các quy định của Quy chuẩn này trong thiết kế và vận hành các công trình sẽ góp phần tiết kiệm tổng năng lượng tiêu thụ từ 14 - 36% trong các công trình xây dựng Hiện Bộ cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu và đang tổ chức xây dựng “Chiến lược phát triển công trình xanh ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050”

Mặt khác, Theo quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Thủ Tướng Chính Phủ đã “Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” với mục tiêu phát triển là: ”Xây dựng phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 trở thành một vùng đô thị hiện đại, đẳng cấp quốc tế; có đặc thù khí hậu, cảnh quan tự nhiên, văn hóa lịch sử và di săn kiến trúc tầm quốc gia khu vực và có ý nghĩa quốc tế”

Đi cùng với quy hoạch đó thì ta cũng cần phải có những tiêu chí phù hợp cho địa phương nhằm đảm bảo và có định hướng tốt cho sự phát triển của quy hoạch Trước những thách thức lớn của quá trình đô thị hóa với tốc độ cao, phát triển "ĐTX" là giải pháp giúp các thành phố Việt Nam phát triển thịnh vượng, bền vững, có bản sắc và thân

Trang 19

Trang 6 thiện với môi trường Với đặc điểm nổi bật là có nhiều không gian xanh, hài hòa hệ sinh thái nhân tạo, các ĐTX giúp giảm thiểu “khí nhà kính”, chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế, trước nhứng thách thức lớn của quá trình đô thị hóa với tốc độ cao ở Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề toàn cầu như khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, nước biển dâng… Vì vậy, ĐTX, đô thị thông minh sẽ là một trong những tầm nhìn chiến lược trong mục tiêu xây dựng và phát triển đô thị của Việt Nam nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng Là giải pháp giúp các thành phố Việt Nam phát triển thịnh vượng, bền vững, có bản sắc và thân thiện với môi trường

Rỏ ràng lợi ích mà ĐTX mang lại với cuộc sống người dân là điều không thể bàn

cãi Với đặc điểm nổi bật là có nhiều không gian xanh, chất lượng môi trường xanh, hài hòa các hệ sinh thái nhân tạo (hệ sinh thái đô thị) và hệ sinh thái tự nhiên, giảm thiểu khí nhà kính, giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm… nó sẽ tạo ra môi trường sống tốt, bảo đảm sức khỏe và tiện nghi cho người dân Có thể nói ĐTX là hướng phát triển tương lai

Tuy nhiên, cho đến nay các cơ quan nhà nước ta chưa xây dựng được bộ tiêu chí

cho một ĐTX tại Việt Nam Luận văn này sẽ nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí ĐTX phù hợp cho đô thị ở Việt Nam và đánh giá áp dụng cụ thể ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng (một thành phố mà kinh tế trọng yếu là phát triển du lịch vì vậy việc phát triển ĐTX là điều cần thiết).

3 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan về tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, luận văn sẽ xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá ĐTX phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, đồng thời áp dụng thử nghiệm đánh giá thành phố Đà Lạt theo tiêu chí ĐTX Từ đó, nâng cao ý thức của xã hội, thúc đẩy và định hướng phát triển quy hoạch đô thị Việt Nam theo hướng ĐTX, mà đô thị đó có đẳng cấp quốc tế theo đúng nghĩa một thành phố xanh – sạch – đẹp thân thiện với môi trường

4 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, cần phải thực hiện các nội dung nghiên cứu sau: - Tổng quan tình hình xây dựng tiêu chí ĐTX ở trong và ngoài nước

Trang 20

Trang 7 - Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá ĐTX phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam - Khảo sát, thu thập và đánh giá tình hình phát triển Đà Lạt theo BTC đã xây dựng

- Đề xuất kế hoạch hành động xây dựng TP.Đà Lạt theo các tiêu chí ĐTX 5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Ta sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí để xây dựng bộ chỉ số ĐTX bằng định lượng và định tính, phương pháp này được chọn làm luận văn tốt nghiệp của ngành quản lý tài nguyên môi trường tại trường đại học Bách Khoa – đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Phương pháp này được sử dụng đẻ phân tích các vấn đề của đô thị trong quá trình phất triển, nhằm làm rõ bản chất, nội dung, hình thức của một ĐTX và xác định được các tiêu chí để xây dựng một đô thị xanh

Hình 0.1 Sơ đồ phương pháp tiếp cận nghiên cứu

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các nội dung nêu trên, các phương pháp nghiên cứu sau sẽ được áp dụng:

Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới

Xây dựng bộ tiêu chí đô thị xanh cho Việt Nam

Lựa chọn các chỉ thị, thông số phù hợp với điều kiện Đà Lạt

Thu thập dữ liệu có liên quan

Đánh giá hiện trạng của Đà

Lạt

Tính toán và đánh giá các chỉ số GCI của Đà Lạt

Đưa ra các giải pháp

Trang 21

Trang 8

5.2.1 Tổng quan tài liệu: là bài viết tổng hợp một cách đầy đủ nhất có thể được

những hiểu biết về một chủ đề xuất phát từ việc phân tích toàn bộ mọi mặt các tài liệu và công trình nghiên cứu liên quan Viết tổng quan tài liệu có thể có nhiều mục đích khác nhau.như: trình bày một lí thuyết và những nghiên cứu thử nghiệm lí thuyết này đã được thực hiện; Trình bày một vấn đề và những giải pháp giải quyết vấn đề đã được các nghiên cứu đề xuất, thử nghiệm; Tổng hợp những điểm chung giữa các nghiên cứu đã được thực hiện; Nêu nhu cầu cho nghiên cứu tiếp theo;

5.2.2 Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu và các dự án trong

và ngoài nước liên quan đến xây dựng hệ thống các tiêu chí và chỉ số môi trường để có cái nhìn toàn diện trong việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá theo hướng phát ĐTX phù hợp với điều kiện của Việt Nam

5.2.3 Phương pháp thống kê toán học: Xử lý số liệu sơ cấp và thứ cấp bằng

SPSS, exel Nhằm phục vụ công tác báo cáo kết quả, thảo luận, đề xuất biện pháp quản lý Dùng để xử lý các số liệu thông tin nghiên cứu về xác xuất, về thống kê, về logic toán đại số (ma trận, lập số liệu, trung bình cộng, độ lệch chuẩn), cuối cùng tính ra được chỉ số GCI

5.2.4 Phương pháp chuyên gia: Nhận định đánh giá các tiêu chí bằng cách sử

dụng trí tuệ của một đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, ý kiến của các cơ quan ban ngành liên quan Để đánh giá ưu nhược điểm của một số phương pháp, tiêu chí xây dựng ĐTX ở Việt Nam Các chuyên gia là các nhà khoa học nghiên cứu về đô thị, xây dựng bộ tiêu chí, về quy hoạch đô thị, các nhà quản lý môi trường…

5.2.5 Phương pháp phân tích: Phân tích các đối tượng nghiên cứu cũng như các

kết qua thu được từ đó đưa ra các đề xuất và giải pháp giải quyết các vấn đề Nội dung gồm có 4 bước cơ bản sau:

- Xác định vấn đề - Xác định nhóm nguyên nhân - Xác định các nguyên nhân chi tiết trong từng nhóm nguyên nhân cụ thể

- Phân tích toàn bộ sơ đồ nhằm xác định các nguyên nhân quan trọng nhất

Trang 22

Trang 9

6 Ý nghĩa đề tài 1.1 Ý nghĩa khoa học

Trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệp của các quốc gia trên thế giới, cùng với quá trình nghiên cứu hiện trạng ở Việt Nam, đưa ra được các kết quả đánh giá được tình hình môi trường Từ đó xác định được sự ô nhiễm môi trường và sự thay đổi của môi trường sinh thái…Để đưa ra các giải pháp và hành động cụ thể để đối phó với nhũng thay đổi tiêu cực của môi trường theo hướng ĐTX cũng như góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu

1.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài nghiên cứu hỗ trợ cho việc ra các văn bản pháp lý thích hợp giúp cho việc xây dựng các ĐTX thân thiện với môi trường ở Việt Nam Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý trong việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, từ đó họ thấy được trách nhiệm của mình để điều chỉnh hành vi, tập quán sinh hoạt…

Trang 23

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI VỀ BỘ TIÊU CHÍ ĐTX

Trong chương này sẽ trình bày về các khái niệm căn bản của ĐTX cũng như việc nghiên cứu, áp dụng vào việc xây dựng ĐTX của các nước trên thế giới cũng như

những nghiên cứu hiện có ở Việt Nam

1 Các khái niệm căn bản

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về đô thị xanh

3 Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam về đô thị xanh

4 Tổng quan điều kiện kinh tế - xã hội của Đà Lạt

Trang 24

Trang 11

1.1 Các khái niệm căn bản

Để có thể thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá ĐTX áp dụng ở thành phố Đà Lạt”, đầu tiên ta cần phải hiểu và phân biệt được các ý nghĩa cơ bản của nội dung (như: tiêu chí, chỉ số, đô thị, ĐTX, đô thị sinh thái, đô thi phát triển bền vững… ) Từ đó, ta có thể hiểu rõ hơn đề tài cũng nhưng tránh lầm lẫn khi thực hiện nội dung nghiên cứu Sau đây là một số khái niệm cơ bản

1.1.3 Thông số/Biến số (Parameter/variable):

Là các số đo đạc thực tế hoặc/và tính toán ra từ hiện trạng hoặc/và dự báo xu thế diễn biến về tài nguyên và môi trường, mà từ chúng sẽ tính toán ra các chỉ thị, rồi từ các chỉ thị (indicator) sẽ tiếp tục tính toán ra các chỉ số (index) theo thuật toán tích hợp trung bình cộng - trừ đa cấp có hay không có trọng số của các thông số/biến số và chỉ thị

Để đánh giá một hệ thống thường dùng rất ít tiêu chí và thường chỉ có 1 chỉ số Ví dụ để đo sự phát triển con người, UNDP dùng chỉ số phát triển con người HDI chỉ gồm 3 tiêu chí đơn là: tuổi thọ bình quân, thu nhập bình quân và tiêu chí về mặt bằng dân trí (đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ cùng số năm đi học bình quân)

Tiêu chí còn phải đáp ứng các yêu cầu của đánh giá nhanh như:  Có thể thu thập số liệu nhanh với chi phí thấp,

 Trung lập và ít phụ thuộc vào chủ quan người đánh giá,  Không biến đổi quá nhanh nhưng phải đủ nhạy cảm với sự thay đổi bản chất

Trang 25

Trang 12 của hệ thống cần đo

 Cuối cùng là dễ tính toán

1.1.4 Khái niệm về đô thị (urban)

Đô thị là một kiến tạo lãnh thổ - xã hội, một hình thức cư trú mang tính toàn vẹn lịch sử con người được đặc trưng bởi các yếu tố:

 Số lượng dân cư tập trung cao trên một phạm vi lãnh thổ hạn chế  Đại bộ dân cư làm các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp (tiểu thủ công, công nghiệp, buôn bán thương mại, dịch vụ, lao động trí óc…)

 Giữ vai trò chủ đạo với các vùng nông thôn và với toàn bộ xã hội nói chung

1.1.5 Khái niệm tăng trưởng xanh (green growth)

Theo Hàn Quốc: "Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng đạt được bằng cách tiết kiệm

và sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng hiệu quả để giảm thiểu biến đổi khí hậu và thiệt hại tới môi trường, tạo ra các động lực tăng trưởng mới thông qua nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh, tạo các cơ hội việc làm mới và đạt được sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường"

Theo Tổ chức Sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên Hợp Quốc: Tăng trưởng xanh hay xây dựng nền kinh tế xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở

hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (Organization for Economic Co-operation and Development): Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát

triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới

Định nghĩa tăng trưởng xanh của Việt Nam: Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng

dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí

Trang 26

Trang 13 hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững

1.1.6 Khái niệm ĐTX (green city)

Định nghĩa sự xanh hóa là một nhiệm vụ khó khăn Dường như chúng ta điều có thể tự cảm nhận một cách trực quan được một thành phố xanh là gì? ĐTX là đô thị có không khí sạch, nước sạch, đường phố sạch sẽ, công viên thoáng mát dễ chịu… Trên thực tế ta nhìn thấy hầu như các thành phố được coi là xanh như: Porland, Oregon, Mexico… đều có thể đứng vững và vượt qua được các thảm họa tự nhiên, hay nguy cơ bùng phát dịch bệnh, truyền nhiễm thì rất thấp Ở các thành phố này đã tạo động lực khuyến khích các hành vi xanh chẳng hạn như việc sử dụng giao thông công cộng, các tác động tới hệ sinh thái là tương đối nhỏ

Vậy ĐTX là gì? Theo một cách chủ quan, ta có thể xác định ĐTX bằng các chỉ tiêu về chất lượng môi trường hay không?

 Các nhà sinh thái học đã nhấn mạnh tập trung vào dấu chân sinh thái của các

thành phố lớn Ở đó, tập trung vào việc xác định số lượng tiêu thụ và sản xuất khí CO2

được coi là sản phẩm mà đô thị sản sinh ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ  Cộng đồng các chuyên gia y tế thì tập trung vào những hậu quả sức khỏe khi

tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong nước, không khí và các yếu tố môi trường khác ảnh

hưởng tới căn bệnh Dựa trên cách tiếp cận này, thì một thành phố được gọi là xanh khi mà tỉ lệ mắc bệnh liên quan đến môi trường là tương đối thấp

 Còn đối với các nhà kinh tế thì đánh giá ĐTX bằng cách đánh giá sự khác biệt về giá bất động sản trên khắp các thành phố trong cùng một thời điểm hoặc cùng một thành phố theo thời gian Ví dụ: nếu giá nhà tại San Francisco cao hơn nhiều so với Detroit, điều này cho ta thấy rằng mọi người thích sống ở San Feancisco hơn, một phần là do chất lượng môi trường tốt hơn ở Detroit Mặt khác, đối với những gia đình di động (mobile households) thì có thể nhận “bữa trưa miễn phí” (free lunch), một căn hộ bình dân mà không phải đánh đổi chất lượng sống nếu chịu di chuyển từ San Francisco tới Detroit

Mỗi phương pháp trên đều có những ưu nhược điểm nhưng đều có tính quan trọng như nhau, ba phương pháp này có thể dẫn đến những kết luận khác nhau về chất lượng đô thị Ví dụ: Một số thành phố tự hào rằng mức ô nhiễm tại địa phương là thấp, chất lượng

Trang 27

Trang 14 cuộc sống tốt nhưng nhưng hiệu ứng kích thích thì tương đối cao Vậy có thể gọi đó là ĐTX không?

Tuy rằng ĐTX, đô thị sinh thái hay đô thị bền vững về mặt môi trường đều có chung một mục tiêu cơ bản là tạo ra môi trường đô thị sống tốt (livability), bảo đảm sức khỏe và tiện nghi cho mọi người dân, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên và năng lượng, giảm thiểu “khí nhà kính”, giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm môi trường đô thị, nhưng chúng cũng có các đặc điểm riêng, cụ thể là:

ĐTX có đặc điểm nổi bật là đô thị có nhiều không gian xanh, có chấtlượng môi trường xanh (môi trường không khí sạch, môi trường nước sạch, môi trường đất (bao gồm cả chất thải rắn) sạch);

Đô thị sinh thái có đặc điểm nổi bật là đô thị hài hòa các hệ sinh thái nhân tạo (hệ sinh thái đô thị) và các hệ sinh thái tự nhiên, lấy con người làm trung tâm của các hệ sinh thái, cân bằng cuộc sống của con người với các hệ sinh thái tự nhiên;

Đô thị bền vững về mặt môi trường có đặc điểm nổi bật là trong quá trình phát triển đô thị đảm bảo hài hòa phát triển 3 trụ cột: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ

môi trường để đảm bảo đô thị phát triển bền vững

Bảng 1.1.Sự khác biệt giữa xanh và bền vững

Mối quan tâm

Chỉ quan tâm tới vấn đề cải thiện môi trường - Sức khỏe môi trường

- Sức sống kinh tế - Công bằng xã hội

Trọng tấm Thành phần riêng lẻ Mối tương quan của các vấn đề riêng

rẽ và toàn bộ hệ thống Chiến thuật

thực hiện

Ứng dụng chiến thuật “picking low-hanging fruit” (Mục tiêu dễ dàng đạt được, dễ giải quyết mà không đồi hỏi quá nhiều nổ lực, làm từ dể trước), thúc đẩy các nhân thay đổi và cải cách để làm cho nó trở nên bền vững hơn

Thực hiện chiến lược với quy mô thích hợp để đưa ra các bước chính sách và hành động một cách dễ dàng hơn và ít tốn kém bằng việc thiết kế và thực hiện một hệ thống tự cân đối bền vững

Định hướng chính trị

Thông thường, "hiện thực thực dụng",cải cách Sáng tạo, tầm nhìn chiến lược, cách

mạng ("Đi vào gốc rễ")

Trang 28

Trang 15 Sự phân chia Từng cá thể: Thiết bị cá nhân; các sản phẩm;

các chỉ số, thực hành, các tòa nhà; cây xanh…

Xã hội, môi trường, kinh tế luôn có mối liên hệ và có sự cân bằng động Rủi ro

Greenwashing(Tổ chức nào đó đưa ra thông tin sai/trái sự thực, (không được kiểm soát hoặc kiểm chứng rõ ràng) về hình ảnh môi trường của sản phẩm đó để phục vụ quản cáo)( đưa ra một tuyên bố vô căn cứ hoặc gây hiểu lầm về những lợi ích môi trường của một sản phẩm, dịch vụ, công nghệ hoặc công ty thực hiện)

Khó đạt được (mơ mộng không tưởng)

Chính sách độc tài (đưa từ trên xuống)

Định nghĩa thành công

Tiến bộ vô hạn Có thể gia tăng cải tiến

Giảm dấu chân sinh thái để chia sẻ một phần đô thị tồn tại trên trái đất

1.1.7 Tiêu chí ĐTX (Green City Index)

Để phát triển thành công hệ thống đô thị Việt Nam theo hướng ĐTX cần xây dựng một mô hình ĐTX kiểu mẫu phù hợp với điều kiện Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững Nhưng trước hết, Việt Nam cần thay đổi nhận thức, tư duy ở tầm chiến lược cho việc phát triển hệ thống đô thị Việt Nam theo hướng ĐTX ngay trong tương lai gần

Việt Nam cần đưa quan điểm phát triển xanh, tiêu chí xanh, quy chuẩn, tiêu chuẩn xanh vào công tác quy hoạch xây dựng, thiết kế, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị gồm giao thông, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, cung cấp năng lượng, viễn thông, phát triển mạng lưới giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và công trình kiến trúc ĐTX…

Khái niệm ĐTX không chỉ đơn giản là một đô thị với nhiều cây xanh, mà ĐTX phải là một đô thị bền vững thân tiện với con người, tiết kiệm năng lượng và đạt được các tiêu chí như: Không gian xanh; công trình xanh; giao thông xanh; công nghiệp xanh; chất lượng môi trường xanh; bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, công trình lịch sử, văn hóa; cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường và thiên nhiên

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về ĐTX

Trên thế giới, một số nước đã xây dựng thành công các ĐTX, đô thị sinh thái, như: Curitiba (Brazil), Thanh Đảo, Bắc Hải (Trung Quốc), Singapore, Stockholm (Thụy Điển), Freiburg (Đức), Alexandria, Virginia (Mỹ)…

Trang 29

Trang 16

1.2.1 Trong khu vực Asean:

Liên Hiệp Quốc đã dự báo rằng 40% của người dân trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ sống ở các đô thị và đến năm 2050, sẽ có tới 2/3 dân số sống trong các đô thị và đại đô thị Còn theo Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu đã dự đoán rằng trong những thập kỷ tới, các nước châu Á sẽ dẫn đầu trên toàn thế giới về phát thải trong xây dựng do sử dụng năng lượng (Báo của bộ xây dựng, 2014)

Một yếu tố quan trọng ở châu Á là một trong những khu vực có quá trình đô thị hóa nhanh hơn so với bất kỳ khu vực khác trên thế giới Trong cuộc đấu tranh để giảm lượng khí thải carbon, sự bùng nổ kinh tế ở châu Á cần nhấn mạnh tầm quan trọng trong giảm sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và dân cư Chính vì thế, đã có nhiều cuộc họp diễn ra ở châu Á và đã đạt được sự đồng thuận giữa các nhà chính trị và phát triển đô thị trong việc thúc đẩy công trình xanh ở Châu Á để giải quyết tình trạng ô nhiễm và giảm thiểu các tác động của sự nóng lên toàn cầu

Một số thành phố châu Á như Seoul, Bangkok cũng triển khai xây dựng mô hình đô thị thông minh bằng các công trình xanh như tòa nhà Siam Paragon tại Thái Lan

Tháng 6 năm 2003, nhóm công tác Các thành phố bền vững về môi trường (AWGESC) được thành lập theo sang kiến của Singapore và Singapore được bầu là chủ tịch của nhóm AWGESC Nhóm được ra đời trong bối cảnh các nước ASEAN ở giai đoạn phát triển khác nhau và đang cùng phải đối mặt với các vấn đề về môi trường; các vấn đề về ô nhiễm; quản lý hạ tầng kỹ thuật môi trường yếu kém (quản lý thoát nước, chất thải rắn ) Các vấn đề trên hiện đang phát triển song hành với quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá Với mục đính hành động:

Nhóm công tác về các thành phố bền vững môi trường hướng sự điều phối và quản lý môi trường của các thành phố trong khối ASEAN theo cách phát triển bền vững

Tháng 12 năm 2003 AWGESC xây dựng khung hoạt động (Framework) cho các thành phố bền vững về môi trường trong khối ASEAN và ngay sau đó, tại cuộc họp thường niên cấp Bộ trưởng, các khung hoạt động này đã được thông qua

Hoạt động của nhóm tập trung vào giải quyết các vấn đề môi trường theo phương cách bền vững ở các lĩnh vực: Không khí sạch; Nước Sạch và Đất sạch 22 thành phố của 10 quốc gia trong khối ASEAN đã tham gia vào mạng lưới các thành phố thành viên xây dựng điển hình về các lĩnh vực trên

Cuộc họp Nhóm công tác ASEAN các thành phố bền vững về môi trường lần thứ 4

Trang 30

Trang 17 được tổ chức tại Brunei vào tháng 6 năm 2006 đã đề xuất vàthông qua các chỉ số về môi trường trong lĩnh vực “Không khí sạch, Nước sạch và Đất sạch” Đây được coi là những chỉ số nền tảng để các thành phố thành viên có thể áp dụng Cũng tại cuộc họp này, đề xuất về xây dựng giải thưởng thành phố bền vững về môi trường ASEAN đã được đưa ra thảo luận và đi tới quyết định: trong năm đầu, mỗi nước thành viên sẽ tự triển khai chương trình giải thưởng thành phố bền vững về môi trường theo các tiêu chí đối với giải thưởng quốc gia tại từng nước

Tại cuộc họp nhóm công tác ASEAN các thành phố bền vững môi trường lần thứ 5 tại Indonexia, các quốc gia đã nhất trí giải thưởng năm 2008 là giải thưởng đầu tiên dựa trên đề cử của nước thành viên mà không xét tuyển chọn ở cấp khu vực Cuộc họp cũng đã nhất trí về cơ cấu của giải thưởng và thiết kế mẫu cúp giải thưởng do Indonexia đề xuất Cơ chế xét giải bao gồm loại giải thưởng, qui trình đề cử và qui trình xét duyệt như sau:

 Loại giải thưởng được phân bổ trên cơ sở của các lĩnh vực đã chọn là “Không khí

sạch, nước sạch và đất sạch”

 Qui trình đề cử và qui trình xét duyệt được phân thành ba giai đoạn như sau:

 Giai đoạn 1 (năm đầu tiên): Từng nước thành viên sẽ đề cử thành phố được

nhận giải Quá trình xét duyệt được tiến hành trên cơ sở của các tiêu chí và chỉ số riêng

của từng nước;  Giai đoạn 2 (năm thứ hai): Từng nước thành viên sẽ đề cử thành phố được nhận

giải theo tất cả các tiêu chí của ba lĩnh vực (không khí sạch, nước sạch và đất sạch) hoặc

theo từng lĩnh vực riêng Việc xét duyệt sẽ được thực hiện bằng cách tự giám sát hoặc

thẩm định bởi nhóm xét duyệt kỹ thuật Giải thưởng có thể được trao cho các thành phố thể hiện cả ba lĩnh vực (không khí sạch, nước sạch và đất sạch) hoặc chỉ thể hiện một

lĩnh vực;  Giai đoạn 3 (sau 5 năm hoặc 10 năm thực hiện): Mỗi nước thành viên sẽ dự

kiến giải thưởng của nước mình trên cơ sở của các tiêu chí về không khí sạch, nước sạch

và đất sạch và bổ sung thêm cácphần: Chất lượng không khí và quản lý; Chất lượng nước

và quản lý; Chất lượng đất và quản lý; Vệ sinh & sức khoẻ; Tham gia công chúng; Quan

hệ đối tác NGO’s và khối tư nhân; Giáo dục và nhận thức Quản trị tốt cơ cấu thể chế,

giám sát/ cưỡng chế, cơ chế tài chính, các bên liên quan/sự tham gia của công chung/các hoạt động về nhận thức…

Trang 31

Trang 18

1.2.2 Châu Âu

Như một ví dụ về nỗ lực hướng tới việc định lượng ở cấp độ một thành phố xanh Mỗi năm, Ủy ban châu Âu đã trao các giải thưởng thủ đô xanh cho thành phố mà phù hợp với các tiêu chí cụ thể Giải thưởng này không những nhằm ghi nhận những thành phố có mong muốn hạn chế và giảm tác động của chúng đối với môi trường mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân

Và để đạt được điều này, các thành phố tham gia ứng cử phải thông qua việc đánh giá dựa trên một danh sách 13 khu vực thành phố sinh thái và dựa trên 12 tiêu chí bao

gồm chất lượng cuộc sống của các chỉ số, trong số: Khí hậu; Giao thông vận tải; Không

gian xanh; Đa dạng sinh học; Sử dụng đất; Chất lượng không khí; Quản lý chất thải; Ô nhiễm tiếng ồn; Nước; Thông tin liên lạc; Vệ sinh môi trường; Quản lý môi trường:(Tai-

Chee Wong,2011)

 STOCKHOLM TRONG NĂM 2010

Có thể nói Stockholm là thành phố đầu tiên giành được chiến thắng danh hiệu Thủ Đô Xanh vào năm 2010 của Liên minh châu Âu, Stockholm có lượng lớn các công viên và 2/3 diện tích đô thị là nước.(Karl Falkenberg, 2015)

Các tiêu chuẩn khác cũng được hỗ trợ sự lựa chọn của ban giám khảo:  Stockholm giảm 25% lượng khí thải CO2 từ năm 1990;

 Không gian xanh, công viên và các khu vườn đại chiếm 40% của thành phố;  Có 7 dự trữ thiên nhiên;

 Lượng người tham gia giao thông công cộng với 77% ;  Stockholm có hơn 760 km của đường dẫn chu kỳ;  Thủ đô của Thụy Điển cũng đã thiết lập một mục tiêu đầy tham vọng: ngừng sử

dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2050;

 HAMBURG NĂM 2011

Thành phố công nghiệp trước đây ở miền bắc nước Đức, Hamburg đã được trao tặng Thủ đô xanh của châu Âu trong năm 2011 Trên thực tế, thành phố đã có nhiều nỗ lực để thoát khỏi hình ảnh công nghiệp của mình và trở thành một thành phố xanh (Karl Falkenberg, 2015)

 Kể từ năm 1990, lượng khí thải CO2 đã giảm 15%;  Khu vực màu xanh lá cây bao gồm 16,7% của thành phố;  Khu vực Hamburg được cung cấp với 100% điện năng lượng tái tạo và các địa

Trang 32

Trang 19 phương (không có than hoặc hạt nhân);

 Tuabin gió và các tấm năng lượng mặt trời được đặt trên toàn thành phố;  Sinh thái các khu phố được xây dựng;

 Chương trình thay thế ánh sáng được đưa ra, thay thế 200.000 đèn thông thường trong hơn 400 công trình công cộng;

 100% của các cư dân của Hamburg có một khu vực màu xanh lá cây trong phạm vi 300 mét;

 VITORIA-GASTEIZ NĂM 2012

Vittoria-gasteiz tham gia vào sự phát triển bền vững đã được 30 năm, thành phố này của 240.000 cư dân ở phía bắc của Tây Ban Nha là thành phố thứ ba giữ chức danh của Green Capital của châu Âu (Karl Falkenberg, 2015)

Thật vậy, thành phố này không những đã lập kế hoạch để chiến đấu chống lại biến đổi khí hậu, mà còn xây dụng các chương trình về hệ thống giao thông, chương trình tiết kiệm nước, quản lý chất thải, quy hoạch đô thị bền vững, công viên và các khu vườn được xây dựng, đường xe đạp Các công dân đều tích cực tham gia trong việc phát triển đô thị tôn trọng môi trường.Vitoria-Gasteiz cũng là một trong những thành phố xanh nhất châu Âu: nó đã có hơn 10 triệu mét vuông của công viên và không gian xanh và tạo ra một dự án "Green Belt" để hài hòa với cảnh quan thiên nhiên

Tham vọng mục tiêu tới:  Tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng bằng 10%;  Loại bỏ các túi nhựa và thay thế chúng bằng khác sử dụng trong một thời gian

dài hoặc vật liệu phân hủy sinh học;  Giảm chi phí năng lượng của các cơ sở, thành phố bằng 5%;  Giảm lượng nước tiêu thụ khoảng 5%

 NANTES NĂM 2013

Nantes là một thành phố của nước Pháp được công nhận là thủ đô xanh của châu âu năm 2013 (Karl Falkenberg, 2015)

 Chính sách tổng thể về việc kết hợp đô thị và di động,  Táo bạo đầu tư vào hệ thống xe điện và đường xe buýt,  Cam kết đổi mới trong quản lý chất thải,

 Cam kết tiếp tục bảo tồn di sản thiên nhiên xung quanh cửa sông Loire được ghi nhận theo Châu Âu

Trang 33

Trang 20 Với sự công nhận này chứng tỏ con đường phát triển bền vững mà thành phố Nantes đã trở thành hiện thực

Trong số các mục tiêu họ muốn đạt được, bao gồm:  Tạora một "phòng thí nghiệm xanh" tập trung vào công nghệ môi trường;  Di chuyển bằng xe đạp chiếm 50% dân số của thị trấn để đi đến nơi làm việc,

học tập;  Trở thành một thành phố mà không có lượng khí thải CO2 vào năm 2025 1.2.3 Thành phố môi trường theo Hiệp định Thành phố môi trường của Liên Hợp Quốc 2005 (United Nations Urban Environmental Accords)

Tại thành phố San Francisco (Hoa Kỳ), vào ngày 5 tháng 6 năm 2005, nhân dịp ngày môi trường thế giới UNEP (UNEP, 2005) đã tổ chức hội nghị quốc tế về phát triển thành phố bền vững môi trường, có hơn 100 nước và rất nhiều tổ chức tham gia hội nghị Trong hội nghị này “Hiệp định Thành phố môi trường của Liên Hợp Quốc 2005” đã được thông qua và công bố Hội nghị quốc tế này đã đưa ra nhận thức chung là các thành phố trên thế giới đang phải đôi mặt với thách thức về ô nhiễm môi trường và tài nguyên đối với đời sống của dân đô thị và sức khỏe của nền kinh tế của các thành phố, chủ đề “ thành phố xanh” đã được lựa chọn Thị trưởng từ các thành phố trên khắp thế giới đã đến San Francisco dự lễ kỷ niệm ngày môi trường thế giới để:

- Chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm về xây dựng thành phố xanh - Thiết lập các mục tiêu cải thiện môi trường đô thị

- Xác định các phương tiện để đạt các mục tiêu này

Kết quả họ đã biên soạn thành tài liệu“Hiệp định Thành phố môi trường của Liên

Hợp Quốc 2005” Gồm có 7 lĩnh vực riêng biệt và mỗi lĩnh vực bao gồm 3 hoạt động:

Trang 34

Trang 21

- Năng lượng: Năng lượng tái tạo; Hiệu quả năng lượng; Biến đổi khí hậu; - Giảm chất thải: Thành phố không chất thải; Trách nhiệm của nhà sản xuất; Trách

nhiệm của người tiêu dùng;

- Thiết kế thành phố: Công trình xanh; Quy hoạch đô thị; Nhà ổ chuột; - Thiên nhiên của thành phố: Công viên, vườn hoa; Phục hồi nơi sinh cư của các

- Nước: Cấp nước và hiệu quả; Bảo tồn nguồn nước; Giảm thiểu nước thải;

1.2.4 Bộ tiêu chí xanh của Green Word City

Tổ chức Green World City đặt ra nhiệm vụ là giúp đỡ xây dựng các thành phố bền vững hơn trên toàn thế giới bằng cách cung cấp một khuôn khổ tập trung vào các giải pháp hiệu quả về chi phí Theo cách nghĩ của tổ chức là một liên minh toàn cầu của các CEO, giám đốc điều hành cấp cao và các chuyên gia tham gia vào việc tạo ra các dự án bền vững tại hơn 120 quốc gia Nhằm chia sẻ tầm nhìn và kiến thức của tổ chức trong việc xây dựng một tương lai bền vững hơn với hàng trăm người ra quyết định chính trị và kinh doanh chính, trong đó có nhiều nhà lãnh đạo thế giới Green World City luôn hoan nghênh các công ty có chuyên môn mà có thể thêm giá trị đáng kể trong việc tạo ra các ĐTX (Green World City Organization, 2013)

Theo tổ chức Green Word City thì để tạo ra một thành phố đúng nghĩa là thành phố xanh thì cần cố 10 tiêu chí chính sau:

1 Sử dụng đất bền vững: Chính sách sử dụng đất; quy hoạch thân thiện với môi

trường; không gian xanh; bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái; 2 Tòa nhà sinh thái: Vật liệu xây dựng hiệu quả; kết cấu tốt; sử dụng hiệu quả

năng lượng, sử dụng hiệu quả nước; Chất lượng môi trường trong tòa nhà (IEQ) v.v…

3 Năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng: Tỷ lệ phần trăm năng lượng tái tạo;

Lượng CO2 phát thải; hiệu quả năng lượng; lưới điện thông minh

4 Khí sạch : Chính sách và biện pháp thực thi khí sạch ; Nồng độ NO2 ; nồng độ

Trang 35

Trang 22 SO2 ; hạt vật chất ;

5 Quản lý nước; Chính sách phát triển bền vũng và quản lý nước; chất lượng

nước; bình quân tiêu thụ nước đầu người; sử lý nước thải và tái sử dụng 6 Quản lý chất thải: Chính sách thu gom và quản lý chất thải; Bình quàn phát

thải; tái chế

7 Vệ sinh và y tế: Chính sách vệ sinh; truy cập Dân số để cải thiện vệ sinh môi

trường và các cơ sở lối sống lành mạnh

8 Quản lý môi trường: Chính sách quản lý môi trường; sự tham gia của cộng

đồng

9 Giao thông xanh: Chính sách giao thông vận tải; hệ thống giao thông công

cộng; xe điện; giảm ùn tắt giao thông 10 Kinh tế xanh: Chính sách đầu tư kinh tế xanh; v.v…

1.2.5 Cách đánh giá chỉ số môi trường trên thế giới

Bất đầu từ Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát Triển (UNCED, United Nations Conference on Environment and Development) tại Rio de Janeiro, Brazil, từ 3/6 đến 14/6/1992, còn gọi là Hội Nghị Rio, đánh dấu sự quan tâm của thế giới đối với vấn đề môi trường và phát triển 172 quốc gia tham dự với 108 nhà lãnh đạo quốc gia và hơn 2400 cơ quan ngoàichínhphủ (NGO) đã đi đến ký kết thỏa thuận chung trên 4 điểm căn bản:

 Giải pháp kiểm soát sản xuất các chất độc như chì trong dầu hỏa, chất độc trong phế thải công nghiệp, kể cả chất phóng xạ;

 Tìm nhiên liệu xanh thay thế nhiên-liệu-cổ-sinh ảnh hưởng vào hiện tượng hâm nóng toàn cầu;

 Cải thiện hệ thống giao thông công cộng để giảm thiểu khí thải, tắc nghẽn giao thông thành phố, và vấn đề sức khỏe do bởi ô nhiễm;

 Tìm cách giải quyết vấn đề khan hiếm nước Từ năm 2000, Trung Tâm Luật Môi Trường & Chính sách Yale (Yale Center for Environmental Law and Policy, YCELP) cùng với Trung Tâm Hệ Thống Thông Tin Khoa Học Địa Cầu (Center for Earth Information Science Information Network, CIESIN) thuộc Đại học Columbia hợp tác tìm công thức định lượng bằng số có tên Chỉ Số Môi Trường Bền Vững (Environmental Sustainability Index, ESI) ESI được xử dụng để bổ

Trang 36

Trang 23 túc cho Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ (Millennium Development Goals, MDGs) và kết hợp với GDP (gross domestic product) mà từ lâu dùng để đo mức độ an sinh (wellbeing) Mặc dầu Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ có bao gồm vấn đề môi trường bền vững, nhưng không có phương pháp định lượng môi trường thiết thực, trong lúc định lượng mục tiêu giảm, y tế và giáo dục rất rõ ràng Vì vậy, từ năm 2000 ESI được xử dụng để bổ túc các thiếu sót trên, giúp chính phủ của các quốc gia trên khắp thế giới lượng định để đạt mục tiêu về môi trường sống của quốc gia mình Chủ đích của ESI là cung cấp việc định lượng bằng số cho mục tiêu phát triển bền vững đạt được của mỗi quốc gia

ESI kết hợp 76 yếu tố của môi trường, kể cả tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm, cố gắng quản trị môi trường, đóng góp bảo vệ môi trường toàn cầu, khả năng cải thiện môi trường Vì bao gồm quá nhiều yếu tố, công thức ESI trở nên không thực tiễn để hướng dẫn thiết thực việc hoạch định chính sách cho quốc gia

Để định lượng qua con số cho EPI năm 2012, trung tâm Luật Môi Trường & Chính sách Yale (Yale Center for Environmental Law and Policy, YCELP) thu thập tổng cộng 21 tiêu chí (indicators), mỗi tiêu chí đều có thang diểm (score) bằng con số đánh giá từ yếu (số nhỏ) đến mạnh (số lớn) Hai mục tiêu chính của EPI là:

A Môi trường ảnh hưởng sức khỏe gồm 3 quan điểm chính sách, và 5 tiêu chí:

1 Sức khỏe do môi trường (1 tiêu chí): tỉ lệ trẻ em tử vong 2 Không khí (gồm 2 tiêu chí): Chất độc hại chứa trong không khí (như bụi bặm, bụi phế thải công nghiệp, hóa chất, kim loại, v.v.) có hại cho sức khỏe khi hít vào; và ô nhiễm không khí trong nhà (như khói, khí carbon monoxide (CO), bụi than khi nấu bếp bằng đốt than, củi)

3 Nước (gồm 2 tiêu chí) Chất lượng nhà vệ sinh và Nước uống sạch

B Môi sinh bền vững gồm 7 quan điểm chính sách, và 17 tiêu chí

1 Không khí xung quanh (gồm 2 tiêu chí):Lượng SO2/đầu người; Lượng SO2 /GDP bằng USD;

2 Tài nguyên nước (1 tiêu chí): Biến đổi lượng nước; 3 Đa dạng sinh học (3 tiêu chí): Bảo vệ môi trường sống; Bảo tồn vùng sinh học đặc thù; Bảo tồn vùng sinh học biển;

4 Nông nghiệp (gồm 2 tiêu chí): Trợ cấp nông nghiệp; Luật về thuốc trừ sâu 5 Rừng (gồm 3 tiêu chí): Trữ lượng cây rừng; Biến đổi diện tích che phủ; Tỉ lệ rừng biến mất;

Trang 37

Trang 24 6 Ngư nghiệp (gồm 2 tiêu chí):Áp lực đánh cá vùng thềm duyên hải; đánh bắt; 7 Biến đổi khí hậu & năng lượng (gồm 4 tiêu chí): CO2/đầu người; CO2/ GDP bằng USD; CO2/ KWH; Sản xuất điện qua năng lượng tái tạo;

Phân Hạng Epi Năm 2012Kết quả cho thấy, Switzerland là quốc gia có môi trường sống cao nhất (76,69 điểm), thấp nhất là Iraq (25,32) Việt Nam ở thứ hạng 79 (50,64 điểm), cao hơn Trung quốc (thứ hạng 116; 42,24 điểm)

Trong 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về EPI gồm 9 quốc gia Âu Châu (Switzerland, Latvia, Norway, Luxembourg, Pháp, Austria, Italy, Anh Quốc, Thụy Điển, chỉ có Costa Rica thuộc Mỹ Châu đứng hạng 5

Trong số 19 quốc gia trong nhóm G20 (không kể European Union), quốc gia dẫn đầu là Pháp (thứ 6; 69,0 điểm), kế là Italy (thứ 8; 68,9), Anh (9; 68,82), Đức (11; 66,91), Nhật (23; 63,36), Brazil (30; 60,9), Canada (37; 58,41), South Korea (43; 57,2), Australia (48; 56,61), Hoa Kỳ (49; 56,59), Argentina (50; 56,48), Indonesia (74; 52,29), Saudi Arabia (82; 49,97), Mexico (84; 49,11), Nga (106; 45,43); Turkey (109; 44,8), Trung Quốc (116; 42,24), Ấn độ (125; 36,23), Nam Phi (128; 34,55) Như vậy, các cường quốc kinh tế hay quân sự không có nghĩa là có EPI cao, chẳng hạn như Hoa Kỳ (thứ 49), Nga (thứ 106), Trung Quốc (thứ 116)

Chỉ số EPI cũng không liên hệ gì với GDP, mức độ giàu nghèo của mỗi quốc gia Các nước giàu dầu hỏa có GDP cao lại có EPI thấp: Saudi Arabia (thứ 82), Iran (114), Libya (123), Kuwait (126), Iraq (132, chót)

Trong khối Đông Nam Á (SE Asia), Malaysia dẫn đầu (thứ 25; 62,51 điểm), kế là Brunei (26; 62,49), Thái Lan (34; 59,68), Philippines (42; 57,4), Singapore (52; 56,36), Cambodia (59; 55,29), Myanmar (69; 52,72), Indonesia (74; 52,29), chót là Việt Nam (79; 50,64) Lào không có trong danh sách năm 2012 Tuy nhiên, trong bảng phân loại EPI năm 2010, Lào đứng vị trí 80 còn Việt Nam thứ 85

1.2.6 Cách đánh giá chỉ số ĐTX của tổ chức Siemens

Theo tổ chức Siemens (Đức) đã tính toán chỉ số ĐTX đã đo hiệu suất môi trường của hơn 120 thành phố trên khắp thế giới (hầu hết là các thủ đô, trung tâm dân số lớn và các trung tâm kinh doanh với quy mô và tầm quan trong của các quốc gia trong khu vực), (Roland Busch, 2012)

Các chỉ số được tổ chức Siements đánh giá: Tỉ lệ dân số; Tỉ lệ không gian xanh;

Trang 38

Trang 25 Bình quân GĐP, Lượng CO2;phát thải; Tiêu thụ năng lượng; Tỉ lệ thất thoát nước; Lượng nước tiêu thụ; Phát thải chất thải; Tỉ lệ phương tiện giao thông; Ô nhiễm bụi; Chi phí tái chế; Khí NO2; Mật độ dân số;

Riêng ở châu Á thì có 22 thành phố được đánh giá (trong đó có Hà Nội) Khi đánh giá 8 chỉ số về: Giao thông vận tải, Nước, Chất lượng không khí, Sử dụng đất và các tòa nhà, Xử lý chất thải, Quản lý môi trường, Vệ sinh môi trường; thì kết quả nhận được là Hà Nội cácchỉ số được đánh giá nằm dưới mức trung bình với hầu như các tiêu chi đánh giá đều ở mức trung bình, dưới trung bình thậm chí là mức rất thấp

1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam về ĐTX

Quá trình đô thị hóa đã khai thác và sử dụng triệt để tài nguyên thiên nhiên, năng lượng Điều này làm môi trường ở đô thị ngày càng bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên suy thoái Sức khỏe người dân đô thị do đó cũng bị ảnh hưởng

Ở nước ta, từ khi “Đổi mới” (1986) đã mở ra một thời kỳ phát triển đô thị hóa nhanh, vào năm 1990 nước ta mới có 500 đô thị, đến năm 2000 tổng số đô thị nước ta đã là 649, đến nay tổng số đô thị ở nước ta đã đạt tới 766 đô thị Hầu hết các đô thị ở nước ta đều quy hoạch, xây dựng và phát triển theo phương pháp truyền thống Vì vậy ở nhiều đô thị nước ta, đặc biệt là các đô thị loại đặc biệt, loại 1 và loại 2 đang phải đối mặt với ô nhiễm môi trường, giao thông tắc nghẽn, điều kiện sống xấu hơn, sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng mạnh hơn, phát triển đô thị thiếu bền vững và chưa thích ứng với biến đổi khí

hậu [Niên giám thống kê]

Bảng 1 2 Diễn biến quá trình đô thị hoá ở nước ta và dự báo đến 2020

Năm 1986 1990 1995 2000 2003 2006 2014

2025 (Dự báo)

Số lượng đô thị (tất cả các loại) 480 500 550 649 656 729 870 1000

Dân số đô thị (triệu người) 11,87 13,77 14,938 19,47 20,87 22,83 30,04 52,0 Tỷ lệ dân đô thị

trên tổng dân số (%) 19,3 20,0 20,75 24,7 25,8 27,2 38,0 50,0

(Nguồn: Niên giám thống kê Quốc gia và thông tin từ Bộ Xây dựng)

Trang 39

(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2013)

Đô thị hoá nhanh sẽ gây ra áp lực lên tài nguyên và môi trường ngày càng lớn, làm suy thoái môi trường, nếu không có chiến lược BVMT tương ứng sẽ không đảm bảo phát triển bền vững

Với xu hướng đô thị hóa hiện nay, việc phát triển ĐTX sẽ giúp môi trường trong sạch hơn Việc nghiên cứu, triển khai quy hoạch và xây dựng ĐTX trở thành xu hướng chung của các nước trên thế giới Dù có khá nhiều lợi thế nhưng con đường hướng đến xây dựng ĐTX ở Việt Nam gặp không ít trở ngại

Tuy nhiên, việc phát triển ĐTX ở Việt Nam gặp nhiều trở ngại như hạ tầng kỹ thuật và xã hội còn kém; môi trường nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng; dân số đông nên hạn chế quỹ đất xây dựng; đội ngũ chuyên gia quy hoạch còn ít và trình độ chưa cao; tỷ lệ diện tích cây xanh còn quá ít so với yêu cầu của ĐTX

1.3.1 Xu hướng ĐTX ở Việt Nam

Trong những năm gần đây vấn đề quy hoạch đô thị đã có những chuyển biến tích cực, chính quyền các đô thị đã dần nhận ra vai trò của không gian xanh đô thị trong gắn kết hài hòa các yếu tố tự nhiên - con người - xã hội, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường sống và cảnh quan đô thị, dần trở thành mục tiêu trọng tâm hàng đầu trong quy hoạch phát triển đô thị theo hướng bền vững Quyết định 1392/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược về tăng trưởng xanh ngày 25 tháng 9 năm 2012 đã nêu rõ các quan điểm, mục tiêu chiến lược, nhiệm vụ cũng như giai pháp thục hiện về “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”

Trang 40

Trang 27 Ngoài ra, “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định phê duyệt số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 là một điển hình về quy hoạch ĐTX ở Việt Nam Ngay từ quan điểm phát triển, quy hoạch đã khẳng định Hà Nội sẽ là TP “xanh” bền vững về môi trường; đô thị sinh thái, gắn kết hài hòa các yếu tố tự nhiên - xã hội - con người; xây dựng TP cân bằng giữa yếu tố bảo tồn và phát triển mới Đây là mục tiêu hàng đầu bên cạnh các mục tiêu “văn hiến - văn minh - hiện đại” Không gian xanh của Hà Nội được quy hoạch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích tự nhiên toàn TP, gồm đất nông nghiệp, lâm nghiệp, sông hồ ao, không gian mở ven mặt nước và các công viên trong đô thị

Vấn đề ĐTX được xem là trọng tâm và mục tiêu phát triển trong quy hoạch của nhiều TP trên thế giới nhằm cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, thích ứng với biến đổi khí hậu trong giai đoạn mới Tuy nhiên khái niệm về ĐTX vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam Vì vậy cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để đưa ra được khái niệm và các tiêu chuẩn về ĐTX áp dụng cho các đô thị Việt Nam

Cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn để bổ sung và hoàn thiện hơn nữa nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển ĐTX hiện tại và tương lai Ngoài cây xanh công cộng, cần quan tâm hơn nữa đến hệ thống cây xanh nằm trong các công trình tư nhân như nhà ở đơn lẻ, cơ quan Xác định thêm vai trò của sân golf trong ĐTX ở hiện tại và tương lai

Qui hoạch đô thị cần phải đặt yếu tố xanh lên hàng đầu Không gian xanh đô thị không chỉ có cây xanh đường phố, công viên mặt nước mà cần phải có cái nhìn toàn diện hơn bao gồm các hành lang xanh, vành đai xanh, nêm xanh, thị trấn sinh thái, công viên sinh thái, khu sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, vùng trồng hoa, vùng bảo tồn cây xanh, trục xanh cảnh quan Cần phải nhận thức đầy đủ các yếu tố trên trong quy hoạch và quản lý quy hoạch không gian xanh của ĐTX hiện đại

Phát biểu tại Diễn đàn Á – Âu (ASEM) về tăng trưởng xanh chủ đề “Cùng hành động hướng tới các nền kinh tế xanh” do Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 3-4/10/2011, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, tăng trưởng xanh là giải pháp để thế giới vượt qua các thách thức nghiêm trọng của suy thoái kinh tế, bùng nổ dân số, tài nguyên thiên nhiên cạn kệt, đa dạng sinh học suy giảm, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu Trong bối cảnh phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc

Ngày đăng: 09/09/2024, 14:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 0.1. Sơ đồ phương pháp tiếp cận nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đô thị xanh áp dụng ở thành phố Đà Lạt
Hình 0.1. Sơ đồ phương pháp tiếp cận nghiên cứu (Trang 20)
Bảng 1. 2. Diễn biến quá trình đô thị hoá ở nước ta và dự báo đến 2020 - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đô thị xanh áp dụng ở thành phố Đà Lạt
Bảng 1. 2. Diễn biến quá trình đô thị hoá ở nước ta và dự báo đến 2020 (Trang 38)
Bảng 1. 3. Tỷ lệ đô thị hóa của một số thành phố ở Việt Nam (Đơn vị: %) - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đô thị xanh áp dụng ở thành phố Đà Lạt
Bảng 1. 3. Tỷ lệ đô thị hóa của một số thành phố ở Việt Nam (Đơn vị: %) (Trang 39)
Hình 1. 4. Bảng đồ hành chính thành phố Đà Lạt - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đô thị xanh áp dụng ở thành phố Đà Lạt
Hình 1. 4. Bảng đồ hành chính thành phố Đà Lạt (Trang 50)
Hình 1. 5. Biểu diển khí hậu ở Đà Lạt - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đô thị xanh áp dụng ở thành phố Đà Lạt
Hình 1. 5. Biểu diển khí hậu ở Đà Lạt (Trang 51)
Bảng 2. 1. Chỉ tiêu diện tích cây xanh công cộng ở đô thị nước ta và trên thế giới - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đô thị xanh áp dụng ở thành phố Đà Lạt
Bảng 2. 1. Chỉ tiêu diện tích cây xanh công cộng ở đô thị nước ta và trên thế giới (Trang 68)
Hình 2. 1. Các lĩnh vực sử dụng năng lượng ở Việt Nam giai đoạn 2010 -2030 - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đô thị xanh áp dụng ở thành phố Đà Lạt
Hình 2. 1. Các lĩnh vực sử dụng năng lượng ở Việt Nam giai đoạn 2010 -2030 (Trang 69)
Hình 2. 2. Tương quan kinh tế và năng lượng từ năm 2005 đến 2030 - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đô thị xanh áp dụng ở thành phố Đà Lạt
Hình 2. 2. Tương quan kinh tế và năng lượng từ năm 2005 đến 2030 (Trang 70)
Bảng 2. 3. Chi phí cho sản xuất điện từ NLTT - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đô thị xanh áp dụng ở thành phố Đà Lạt
Bảng 2. 3. Chi phí cho sản xuất điện từ NLTT (Trang 71)
Bảng 2. 4.Bộ chỉ thị xây dựng ĐTX - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đô thị xanh áp dụng ở thành phố Đà Lạt
Bảng 2. 4.Bộ chỉ thị xây dựng ĐTX (Trang 74)
Hình 2. 4. Đồ thị biểu diển tiêu chí đánh giá GCI - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đô thị xanh áp dụng ở thành phố Đà Lạt
Hình 2. 4. Đồ thị biểu diển tiêu chí đánh giá GCI (Trang 79)
Hình 2. 3. Mô hình thiết kế cấu trúc tính toán thang điểm của chỉ số đánh giá ĐTX - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đô thị xanh áp dụng ở thành phố Đà Lạt
Hình 2. 3. Mô hình thiết kế cấu trúc tính toán thang điểm của chỉ số đánh giá ĐTX (Trang 79)
Hình 2. 5: Bảng tiêu chí ĐTX áp dụng cho thành phố Đà Lạt - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đô thị xanh áp dụng ở thành phố Đà Lạt
Hình 2. 5: Bảng tiêu chí ĐTX áp dụng cho thành phố Đà Lạt (Trang 82)
Hình 2. 6. Cách tính chỉ số GCI cho đô thị Đà Lạt - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đô thị xanh áp dụng ở thành phố Đà Lạt
Hình 2. 6. Cách tính chỉ số GCI cho đô thị Đà Lạt (Trang 84)
Bảng 3. 1. Kết quả tính PT - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đô thị xanh áp dụng ở thành phố Đà Lạt
Bảng 3. 1. Kết quả tính PT (Trang 86)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN