1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chăm sóc ngoại trú người bệnh gãy đầu dưới xương quay điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2023

101 7 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chăm sóc ngoại trú người bệnh gãy đầu dưới xương quay điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan
Tác giả Nguyễn Văn Thường
Người hướng dẫn TS. Phạm Ngọc Trưởng, PGS.TS Nguyễn Mai Hồng
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,06 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (14)
    • 1.1 Sơ lược giải phẫu, sinh lý xương quay (14)
      • 1.1.1 Xương quay (14)
      • 1.1.2 Các cơ vùng cẳng tay (17)
        • 1.1.2.1 Các cơ vùng cẳng tay gồm 20 cơ (17)
        • 1.1.2.2 Các cơ bám vào xương quay (9 cơ) (18)
      • 1.1.3 Các khớp tạo nên bởi xương quay (18)
    • 1.2. Phân loại gãy xương (20)
    • 1.3 Triệu chứng lâm sàng (21)
    • 1.4. Chẩn đoán hình ảnh (22)
    • 1.5 Phương pháp điều trị gãy đầu dưới xương quay (22)
      • 1.5.1. Điều trị bảo tồn (22)
      • 1.5.2. Phẫu thuật (25)
    • 1.6 Một số học thuyết điều dưỡng có liên quan đến đề tài nghiên cứu (25)
    • 1.7 Các vấn đề chính cần chăm sóc người bệnh gãy đầu dưới xương quay (27)
      • 1.7.1. Khái niệm về điều dưỡng (27)
      • 1.7.2 Vai trò của Điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh (28)
      • 1.7.3 Quy trình điều dưỡng người bệnh gãy đầu dưới xương quay (28)
    • 1.8 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước (31)
      • 1.8.1. Ngoài nước (31)
      • 1.8.2. Trong nước (31)
    • 1.9. Giới thiệu sơ lược về địa bàn nghiên cứu (32)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (33)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân (33)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân (33)
    • 2.2 Thời gian và địa điểm (33)
    • 2.3 Thiết kế nghiên cứu (33)
    • 2.4 Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu (33)
      • 2.4.1 Cỡ mẫu (33)
      • 2.4.2 Phương pháp chọn mẫu (33)
      • 2.4.3 Phương tiện nghiên cứu (33)
    • 2.5 Phương pháp thu thập dữ liệu (34)
    • 2.6 Công cụ nghiên cứu (34)
    • 2.7 Các biến số nghiên cứu (35)
      • 2.7.1 Nhóm biến số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu (35)
      • 2.7.2 Nhóm biến số chăm sóc người bệnh (36)
    • 2.8 Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá biến số NC (36)
      • 2.8.1 Đặc điểm chung (36)
      • 2.8.2 Các biến số đặc điểm lâm sàng (38)
      • 2.8.3 Các biến số đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh của điều dưỡng (39)
      • 2.8.4 Các biến số liên quan kết quả điều trị ảnh hưởng tới kết quả chăm sóc của điều dưỡng (42)
      • 2.8.5 Nhóm biến số liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh (42)
    • 2.9 Xứ lý số liệu (45)
    • 2.10 Kiểm soát sai số và xử lý sai số, các yếu tố nhiễu (45)
    • 2.11. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (45)
    • 2.12 Sơ đồ nghiên cứu (46)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (47)
    • 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (47)
      • 3.1.1 Đặc điểm chung của dối tượng nghiên cứu (47)
    • 3.2 Đặc điểm người bệnh khi vào viện (50)
      • 3.2.1 Thời gian từ khi chấn thương đến khi vào viện (50)
      • 3.2.2 Thời gian từ khi vào khoa đến khi bó bột (50)
      • 3.2.3 Xử trí của người bệnh trước nhập viện (51)
      • 3.2.4 Kết quả nắn chỉnh (51)
    • 3.3 Thực trạng người bệnh gãy đầu dưới xương quay (52)
    • 3.4 Tình trạng tay của người bệnh khi bó bột (54)
    • 3.5 Những hoạt động chăm sóc bệnh nhân (55)
    • 3.6 Hoạt động hướng dẫn người bệnh (58)
    • 3.7 Kết quả hoạt động tư vấn bệnh nhân (59)
    • 3.8 Sự hài lòng của người bệnh (Likert 5) (60)
    • 3.9 Kết quả chăm sóc người bệnh (chăm sóc, hướng dẫn, tư vấn) (61)
    • 3.10 Một số yếu tố liên quan ảnh hưởng kết quả chăm sóc bệnh nhân (62)
      • 3.10.1 Một số yếu tố đặc điểm chung người bệnh ảnh hưởng tới kết quả chăm sóc 51 (62)
      • 3.10.2 Một số yếu tố bệnh lý liên quan tới kết quả chăm sóc người bệnh (63)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (66)
    • 4.1 Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu (66)
      • 4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu (66)
      • 4.1.2 Đặc điểm lâm sàng của người bệnh gãy đầu dưới xương quay (68)
      • 4.1.3 Kết quả diều trị (70)
    • 4.2 Kết quả chăm sóc điều dưỡng người bệnh ngoại trú gãy đầu dưới xương quay điều trị bảo tồn (70)
      • 4.2.1 Thực trạng dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân (70)
      • 4.2.2 Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân sau nắn chỉnh (72)
      • 4.2.3 Hoạt động chăm sóc (74)
      • 4.2.4 Hoạt động hướng dẫn người bệnh (77)
      • 4.2.5 Hoạt động tư vấn (79)
    • 4.3 Kết quả chăm sóc bệnh nhân và một số yếu tố liên quan (82)
    • 4.4 Biến chứng sớm (84)
    • 4.5 Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu (84)
  • KẾT LUẬN (85)
    • 1. Kết quả chăm sóc người bệnh (85)
    • 2. Một số yếu tố liên quan ảnh hưởng kết quả chăm sóc (86)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN VĂN THƯỜNG CHĂM SÓC NGOẠI TRÚ NGƯỜI BỆNH GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN HỮU N

TỔNG QUAN

Sơ lược giải phẫu, sinh lý xương quay

Xương quay là một trong hai xương tạo nên cẳng tay, xương còn lại là xương trụ Ở tư thế giải phẫu (tức là hai tay buông thẳng xuống thân mình, lòng bàn tay hướng ra phía trước), xương quay nằm phía ngoài và song song với xương trụ Ở tư thế nghỉ (tức là bàn tay ở tư thế gõ bàn phím), đầu xa của xương quay nằm chéo và chồng lên trên xương trụ Xương quay nằm giữa hàng xương cổ tay ở phía dưới và xương cánh tay ở phía trên Xương quay thường được coi là lớn hơn trong số hai xương ở cẳng tay Xương quay dày hơn ở cổ tay, nhưng mỏng hơn ở khuỷu tay và ngắn hơn xương trụ khoảng 1 inch ở hầu hết mọi người Tuy nhiên, độ dài của chúng thì khác nhau đáng kể

Xương quay là một xương dài, một trong bốn loại xương trong cơ thể Xương dài là một xương đặc, chắc khỏe, chiều dài lớn hơn chiều rộng Thân xương rỗng, với không gian bên trong gọi là khoang tủy, khoang tủy có chứa tủy xương

Hình 1: Xương quay và vị trí [14]

Xương quay dài từ 20 cm đến 26 cm ở người trưởng thành Trung bình là 24 cm ở nam và 22 cm ở nữ Đầu xa trung bình rộng khoảng 2.5 cm Đầu gần rộng bằng khoảng một nửa đầu xa

Thư viện ĐH Thăng Long

4 Xương quay là một loại xương dài điển hình với xương cứng, chắc dọc thân xương Đầu xương có xương xốp, cứng dần theo tuổi Hình dạng của nó ở 1/5 phía trên thẳng, 4/5 phía dưới cong lõm ra trước

Hình 2: Xquang cẳng tay thẳng nghiêng [12]

Xương quay được chia làm ba phần: thân xương, đầu trên và đầu dưới

Thân xương quay có 3 mặt: mặt trước, mặt sau và mặt ngoài Mặt trước bắt đầu từ lồi củ quay, xuống dưới rộng dần, khoảng giữa có lỗ nuôi xương Hai mặt trước và sau hơi lõm, mặt ngoài lồi Có ba bờ: bờ trước, bờ sau và bờ gian cốt Bờ gian cốt sắc hướng vào trong Đầu trên gồm chỏm, cổ và lồi củ

• Chỏm xương quay có dạng hình trụ, mặt lõm hướng lên trên, khớp với chỏm con xương cánh tay Một diện khớp vòng (vành quay) sẽ tiếp khớp với khuyết quay của xương trụ Chỏm của nó xoay quanh xương trụ trong dây chằng vòng tạo nên khả năng sấp ngửa của cẳng tay Ở xương tươi, các diện khớp này đều có sụn bọc che phủ

• Cổ xương dài khoảng 10-12 mm, có dạng hình ống

• Lồi củ quay là nơi bám của cơ nhị đầu

Từ phần trên lồi củ quay, trục xương đứng thẳng Từ phần dưới, thân xương hơi uốn cong

Giữa cổ xương và thân xương hợp thành một góc mở ra ngoài gọi là góc cổ thân Nhờ góc này nên nó có thể quay quanh xương trụ làm cho bàn tay sấp ngửa được Khi gãy xương có thể bị gập góc hoặc hai khúc gãy chồng lên nhau làm cho cử

5 động sấp ngửa bị giảm hoặc mất

Hình 3: Đầu trên xương quay [14] Đầu dưới xương quay thân xương có 3 mặt Khi tới đầu dưới sẽ là năm mặt

• Mặt trong do bờ gian cốt chia đôi tạo nên Mặt trong hình tam giác, ở dưới có một diện khớp nhỏ gọi là khuyết trụ xương quay

• Mặt ngoài và mặt sau có nhiều rãnh cho gân các cơ duỗi đi xuống bàn tay Mặt ngoài mở rộng xuống tạo thành mỏm trâm quay Mặt sau lồi và có chứa một gờ nổi lên được gọi là lồi củ Lister

• Mặt trước trơn láng, tạo nên một gờ rõ rệt

• Mặt dưới là mặt khớp với các xương cổ tay, có diện khớp cổ tay Mặt dưới hình tam giác, đỉnh ở ngoài Ở nơi đây có một mấu nhô xuống dưới gọi là mỏm trâm Mỏm trâm ở ngay dưới da cổ tay

Nó có thể bị gãy ở chỏm, cổ, thân, nhất là ở giữa đầu dưới và thân xương Vì đầu dưới ở ngay dưới da nên khi gãy, di lệch nhìn thấy rất rõ ràng

Thư viện ĐH Thăng Long

Hình 4: Đầu dưới xương quay [14] Đặc điểm của xương quay người Việt Nam: Chiều dài xương là 23.25 cm, chu vi là 3.8 cm (đo ở chỗ nhỏ nhất, ở dưới lồi củ nhị đầu) Chỉ số khỏe là 17.1 Thân xương đo được 15 mm ở chỗ rộng nhất và dầy 10 mm (ở chỗ đó) Góc cổ thân trung bình 162°5 (157° – 170°).[2]

Xương quay và xương trụ được kết nối bởi một dải mô sợi dày được gọi là dây chằng gian cốt hay màng gian cốt Một dây chằng nhỏ hơn liên kết giữa đầu gần xương quay và xương trụ được gọi là thừng chéo Các thớ sợi của nó chạy theo hướng ngược lại với màng gian cốt.[20]

1.1.2 Các cơ vùng cẳng tay

1.1.2.1 Các cơ vùng cẳng tay gồm 20 cơ

Nhóm cơ vùng cẳng tay trước bao gồm 8 cơ, chia làm 3 lớp:

▪ Lớp nông (có 4 cơ): cơ sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay, cơ gan tay dài và cơ gấp cổ tay trụ

▪ Lớp giữa (có 1 cơ): cơ gấp các ngón nông

▪ Lớp sâu (có 3 cơ): cơ gấp các ngón sâu, cơ gấp ngón cái dài và cơ sấp vuông Nhóm cơ vùng cẳng tay sau bao gồm 12 cơ, chia làm 2 lớp nông và sâu:

• Lớp nông bên ngoài (có 3 cơ): cơ cánh tay quay, cơ duỗi cổ tay quay dài, cơ duỗi cổ tay quay ngắn Lớp nông phía sau (có 4 cơ): cơ duỗi các ngón, cơ duỗi ngón út, cơ duỗi cổ tay trụ, cơ khuỷu

• Lớp sâu (có 5 cơ): cơ dạng ngón cái dài, cơ duỗi ngón cái ngắn, cơ duỗi ngón cái dài, cơ duỗi ngón trỏ, cơ ngửa

1.1.2.2 Các cơ bám vào xương quay (9 cơ)

• Cơ sấp tròn: Bám vào giữa mặt ngoài của xương Chức năng: sấp bàn tay và gấp cẳng tay

• Cơ gấp các ngón nông: Có nguyên ủy bám vào nửa trên bờ trước của xương Chức năng: gấp các khớp gian đốt gần các ngón 2, 3, 4, 5 và gấp cổ tay

• Cơ gấp ngón cái dài: Nguyên ủy: bám ở giữa mặt trước của xương Chức năng: Gấp ngón tay cái

• Cơ sấp vuông: Bám tận: mặt trước của xương (1/4 xa) Chức năng sấp cẳng tay và bàn tay

Phân loại gãy xương

Có rất nhiều cách phân loại gãy đầu dưới xương quay, tuy nhiên chưa có tác giả nào phân loại hoàn chỉnh do gãy có nhiều biến thể, gãy phức tạp, phối hợp

➢ Phân loại của A.O: có độ tin cậy và khả năng truyền thông tốt – khi các bác sĩ khác nhau mô tả vào các thời điểm khác nhau cùng 1 loại gãy và có được kết quả giống nhau về phân loại Phân loại này giúp đưa ra phương pháp điều trị và tiên lượng.[25]

Thư viện ĐH Thăng Long

Triệu chứng lâm sàng

Bệnh nhân sau tai nạn ngã, đau vùng cổ tay đến khám tại phòng khám hoặc bệnh viện Trước khi thăm khám, người bệnh cần được xử lý gãy xương đúng cách nhằm ngăn di lệch, có thể bao gồm sử dụng nẹp vải, nẹp bột hoặc bó bột Các biện pháp này sẽ giúp bất động cẳng tay và bàn tay

Tiếp theo, bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng kỹ lưỡng kết hợp một số chẩn đoán hình ảnh để xác định tình trạng gãy và đánh giá mức độ nghiêm trọng

Bác sĩ sẽ kiểm tra triệu chứng lâm sàng để xác định rõ hơn về tình trạng gãy

• Vị trí gãy và mức độ đau

• Đau nhói ở đầu dưới xương quay khi ấn vào

• Có biến dạng ở cổ tay

• Sưng và bầm tím ở khu vực tổn thương

• Tê bì ở ngón tay (nếu có)

• Giảm hay mất khả năng vận động cổ tay

• Có tiếng kêu lạo xạo ở khớp khi cử động

• Khi thực hiện các động tác gấp duỗi và sấp ngửa, dễ nhận thấy sự hạn chế trong di chuyển

• Dấu hiệu Laugier: Mỏm trâm bị quay lên cao Một số trường hợp mỏm trâm quay ngang bằng mỏm trâm trụ

• Dấu hiệu Bayonet: Người bệnh duỗi thẳng khuỷu tay sẽ thấy có biến dạng hình lưỡi lê.[8]

Chẩn đoán hình ảnh

Sau khi kiểm tra lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số chẩn đoán hình ảnh để xác định kiểu gãy và đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng gãy đầu dưới xương quay, cụ thể:

• Chụp x-quang: Phương pháp này cho biết xương có bị gãy không, vị trí gãy, sự di lệch của những mảnh xương hay hai đầu xương gãy Ngoài ra, kết quả x-quang còn giúp xác định kiểu gãy, bao nhiêu xương ảnh hưởng và các biến dạng bên trong

• Chụp CT: Phương pháp này cung cấp hình ảnh 3D của vùng xương gãy Điều này giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng, tìm kiếm tổn thương tiềm ẩn, từ đó lên kế hoạch điều trị phù hợp

• Chụp MRI: Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện nếu có tổn thương mô mềm hoặc gãy xương hở Kết quả MRI cho phép bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương để lập phác đồ điều trị hiệu quả.

Phương pháp điều trị gãy đầu dưới xương quay

- Gãy đầu dưới xương quay đơn thuần, ít di lệch hay gãy xương quay có kèm trật khớp quay trụ dưới

Thư viện ĐH Thăng Long

- Gãy kiểu Pouteau-Colles, Smith’s

- Gãy cành tươi ở trẻ em

- Người cao tuổi mắc những bệnh lý mạn tính không thực hiện được phẫu thuật

• Chống chỉ định bó bột :

- Không điều trị bảo tồn những trường hợp gãy hở từ độ 2 trở lên theo Gustilo

- Gãy xương kèm theo tổn thương mạch máu, thần kinh, hội chứng khoang bàn tay

- Những trường hợp sưng nề nhiều, nhiều nốt phỏng do bệnh nhân đến muộn hoặc đắp lá

Bệnh nhân được bác sĩ khám chẩn đoán gãy đầu dưới xương quay, chụp xquang Sau khi chẩn đoán xác định, được chuyển tới khu bó bột

Vô cảm: Tiêm một mũi giảm đau hay uống thuốc giảm đau trước khi nắn

Cho người bệnh nằm ngửa, gấp khuỷu 90°

Người phụ một tay nắm ngón cái, tay còn lại nắm ngón II-III-IV kéo thẳng trục để chỉnh di lệch chồng

Người thực hiện nắm sát ngay trên chỗ gãy, 4 ngón tay của 2 tay vòng ra trước tỳ lên đầu gãy trung tâm để làm đối lực, trong khi 2 ngón tay cái đẩy đoạn ngoại vi ra trước Đồng thời, người hỗ trợ cho gập cổ tay tối đa

Người phụ kéo mạnh bàn tay vào trong kết hợp người nắn đẩy đoạn ngoại vi vào trong chữa di lệch ra ngoài

Sau khi kiểm tra hết di lệch thì tiến hành bó bột từ 1/3 trên cẳng tay đến khớp bàn – ngón tay, bàn tay nghiêng trụ, để thẳng theo trục cẳng tay hay hơi duỗi hay hơi gấp khoảng 20-30° tùy theo kiểu gãy Để bột rạch dọc trong tuần đầu để hết nề, sau đó bó bột tròn kín để giữ ổ gãy Để bột khoảng 4 tuần

Phục hồi chức năng Điều trị và phục hồi chức năng sau gãy xương quay phụ thuộc vào vị trí và mức độ trầm trọng của tổn thương Điều trị bắt đầu bằng cách bất động tại vị trí gãy Các mảnh xương gãy phải được đặt trở lại đúng vị trí giải phẫu để thúc đẩy quá trình lành

13 xương chính xác Nếu xương không được đặt vào đúng vị trí, sự phát triển can xương có thể dẫn đến biến dạng vĩnh viễn, được gọi là can lệch.[14]

Loại nắn và bất động cần thiết dựa vào loại gãy và vị trí gãy xương Gãy xương nặng có thể cần phẫu thuật để bất động, trong khi gãy nhẹ có thể được bất động thông qua các thao tác nắn và nẹp bột

Sau khi bất động, quá trình phục hồi chức năng dài hạn bao gồm VLTL Bác sĩ chuyên về vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bệnh nhân các bài tập căng dãn và tăng sức mạnh Giúp cải thiện sức mạnh và phạm vi chuyển động của khuỷu tay và cổ tay Cũng cần chú ý đến VLTL vùng vai, vì khi bất động cẳng tay, vai cũng không được vật động nhiều

Các gãy xương quay nặng có thể cần nhiều lần phẫu thuật để chữa lành hoàn toàn tổn thương Cũng cần phải tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật Có thể mất từ hai đến ba tháng để hồi phục hoàn toàn chức năng như trước khi chấn thương Điều quan trọng là tuân thủ các phương thức điều trị và các bài tập phục hồi chức năng Việc không tuân thủ có thể cản trở việc chữa lành hoặc thậm chí dẫn đến chấn thương lặp lại

Xương quay là một xương quan trọng của cơ thể Nó tham gia vào nhiều hoạt động chức năng quan trọng của đời sống con người Khi ngã chống tay rất dễ gặp trường hợp gãy xương và nhất là gãy đầu dưới xương quay ở mọi lứa tuổi Hiểu được cấu trúc giải phẫu, các cấu trúc và bệnh lý liên quan là rất quan trọng Khi có bất kỳ triệu chứng nào gợi ý gãy xương quay hay bất thường cấu trúc giải phẫu, cần đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa tư vấn và đưa ra các biện pháp điều trị, phòng ngừa chính xác nhất

Hình 6: Bó bột cẳng bàn tay [15]

Thư viện ĐH Thăng Long

Phẫu được chỉ định cho các trường hợp gãy thấu khớp, gãy hở, có kèm gãy xương cổ tay, tổn thương mạch máu thần kinh và điều trị bảo tồn thất bại

Xuyên đinh kirschner qua da

Kỹ thuật này được đề nghị lần đầu tiên bởi Lambotte vào năm 1908 bằng đinh kirschner qua mỏm trâm quay Một vài thay đổi về vị trí, hướng xuyên đinh được nghiên cứu Tuy nhiên, mục đích vẫn là cố định mảnh gãy vào vỏ xương đối diện của các loại gãy phức tạp.[21]

Kỹ thuật phổ biến là Kapandji thường được chỉ định với gãy đầu dưới xương quay ngoại khớp Phẫu thuật đơn giản, dễ thực hiện, thời gian phẫu thuật ngắn

Cố định ngoài cẳng tay[21]

Phương pháp cố định ngoài cẳng tay ít được áp dụng trong lâm sàng Phương pháp này được áp dụng khi phần mềm vùng cẳng tay bị dập nát nhiều, bẩn, nguy cơ nhiễm trùng cao Bệnh nhân được cố định khung ngoài thẳng với các vis vào xương quay và khối xương cổ tay

Kết hợp xương nẹp vít[22], [23]

• Phương pháp này hay được chỉ định ở những trường hợp gãy phạm khớp di lệch, gãy lún mặt khớp không thể nắn chỉnh hết bằng kéo liên tục Kết hợp xương giúp cố định vững ổ gãy giúp cổ tay vận động sớm

• Dùng đường mổ Henry để bộc lộ ổ gãy.

Một số học thuyết điều dưỡng có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Học thuyết Florence Nightingale là quá trình thực hành của Elorence Nightingale được xem như mô hình học thuyết và khái niệm cho ngành điều dưỡng

Nightingale đã dùng môi trường như một phương tiện để điều dưỡng chăm sóc người bệnh Điều dưỡng cần biết tất cả môi trường ảnh hưởng bệnh tật, tận dụng các môi trường quanh người bệnh tác động vào việc chăm sóc Môi trường bao gồm:

8 Vệ sinh phòng và tường

10 Dinh dưỡng và ăn uống

Học thuyết này đến nay vẫn còn giá trị trong thực hành điều dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, quản lý các nguy cơ dẫn đến, nhiễm khuẩn, đề cao vệ sinh môi trường [31]

Học thuyết Peplau chỉ mối quan hệ gắn bó giữa điều dưỡng và người bệnh cần được xác định và học thuyết này cũng chỉ rõ quy trình lồng ghép, kết quả của sự lồng ghép này Người bệnh là khách hàng, là một cá thể, họ có những nhu cầu cái nhân và điều dưỡng là người đáp ứng cho người bệnh trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân để chăm sóc người bệnh Mục tiêu của điều dưỡng là hướng dẫn cho người bệnh và gia đình giúp đỡ người bệnh đạt được việc tự chăm sóc cho chính mình Người điều dưỡng cố gắng phát triển mổi quan hệ mật thiết với người bệnh Điều dưỡng là người cung cấp dịch vụ, là người tư vấn và là người đại diện cho người bệnh [31]

Học thuyết này chỉ dẫn quy trình trong mối quan hệ điều dưỡng - người bệnh là:

Học thuyết Henderson chỉ ra, điều dưỡng chính là sự hỗ trợ cho người bệnh hoặc người khỏe mạnh nếu họ có khả năng hoạt động để hồi phục, giữ gìn sức khỏe hoặc có chết cũng được chết một cách nhẹ nhàng Mục tiêu của điều dưỡng là sớm giúp người bệnh đạt được tính độc lập càng sớm càng tốt Học thuyết Henderson chỉ ra 14 nhu cầu cơ bản cho người bệnh[33]

Học thuyết Orem chỉ ra rằng việc điều dưỡng viên cần chú ý tới việc hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc Orem khẳng định người bệnh cần được hướng dẫn, chỉ dẫn cách thức để tự họ làm, người bệnh sẽ thích thú vì thấy đời sống của họ vẫn còn có ý nghĩa, sức khỏe dần dần, từng bước được nâng cao Mục tiêu của học thuyết này là giúp người bệnh có năng lực tự chăm sóc [42]

Học thuyết Betty Newman (1995)[43] xác định điều dưỡng chăm sóc toàn diện cho con người Người điều dưỡng nhận định, quản lý và đánh giá hệ thống khách

Thư viện ĐH Thăng Long

16 hàng Hoạt động điều dưỡng bao gồm 3 mức độ: phòng ngừa cấp I, II và III

Phòng ngừa cấp I (ban đầu): ngay khi con người phát hiện có vấn đề liên quan, nguy cơ bệnh tật họ có thể có và cần được can thiệp ngay

Phòng ngừa cấp II: khi có những triệu chứng, dấu hiệu có bệnh, cần có kế hoạch chăm sóc điều trị sớm, không để bệnh nặng thêm

Phòng ngừa cấp III: bệnh rõ ràng cần tích cực chăm sóc điều trị không để bệnh tái phát và không để lại di chứng, thông qua giáo dục người bệnh và hỗ trợ phòng ngừa

Học thuyết Maslows đề cập đến nhu cầu cơ bản con người bao gồm 5 mức độ: Mức độ 1: bao gồm nhu cầu thể chất như không khí, nước, thức ăn

Mức độ 2: bao gồm sự an ninh và an toàn cho thể chất và sinh lý

Mức độ 3: nhu cầu về tình cảm như mối quan hệ bạn bè tình yêu và những người xung quanh

Mức độ 4: nhu cầu về vấn đề tôn trọng, kính nể trong xã hội

Mức độ 5: sự hoàn thiện, độc lập, tự giải quyết mọi vấn đề, điều dưỡng khi chăm sóc mọi đối tượng cần đáp ứng nhu cầu của cá nhân khách hàng hoặc đối với người thân trong gia đình của họ Học thuyết về nhu cầu cơ bản con người là kim chỉ nam hữu ích đề điều dưỡng cụ thể xác định nhu cầu của cá nhân và lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh Người điều dưỡng tận dụng nhu cầu này để đưa vào các bước của Quy trình điều dưỡng.

Các vấn đề chính cần chăm sóc người bệnh gãy đầu dưới xương quay

1.7.1 Khái niệm về điều dưỡng

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): Điều dưỡng là bộ phận quan trọng trong chăm sóc y tế, là trụ cột của hệ thống y tế Ở mỗi nước, muốn nâng cao chất lượng y tế phải chú trọng đến nâng cao chất lượng đội ngũ điều dưỡng WHO khuyến cáo nên xây dựng và phát triển điều dưỡng theo các định hướng: Điều dưỡng là khoa học về chăm sóc bệnh nhân, Điều dưỡng là một nghành học, điều dưỡng là một nghề chuyên nghiệp, Điều dưỡng là một nghề mang tính khoa học và nghệ thuật Ở Việt Nam hội nghị toàn quốc chuyên nghành Điều dưỡng Việt Nam đã đưa ra định nghĩa: Điều dưỡng là khoa học chăm sóc bệnh nhân, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện và quá trình phục hồi sức khỏe sau điều trị

17 để người bệnh đạt tới chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn

1.7.2 Vai trò của Điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh Điều dưỡng là người hướng dẫn thực hành chăm sóc: Sử dụng quy trình điều dưỡng đề đáp ứng nhu cầu cho người bệnh, biết kế hoạch chăm sóc và thực hiện kế hoạch theo mục tiêu đề ra, giao tiếp được với người bệnh và những người liên quan đến việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh, cộng tác với những người liên quan đến người bệnh, người bệnh va với đồng nghiệp đề có kế hoạch chăm sóc đạt hiệu quả hơn Điều dưỡng là người quản lý: Sử dụng những khả năng giao tiếp và suy nghĩ lý luận của mình cho những người bệnh mắc các bệnh mạn tính, những người bệnh trong giai đoạn cấp cứu, những người bệnh trong cộng đồng một cách khéo léo đạt hiệu quả, hướng dẫn cán bộ y tế khác trong việc chăm sóc người bệnh một cách chọn lọc và thích hợp, sử dụng nguồn nhân lực sẵn có để phục vụ chăm sóc người bệnh có hiệu quả: Sử dụng phương pháp dạy và học cho đội ngũ kế thừa các kiến thức, kỹ năng và đạo đức điều dưỡng, thực hiện tốt công tác giáo dục sức khỏe cho mọi người, biết tự đào tạo liên tục, lãnh trách nhiệm đối với nghề nghiệp, yêu nghề tha thiết, tham gia vào việc bảo vệ và phát triển nghề nghiệp Điều dưỡng là nhà nghiên cứu: Thực hiện và đóng góp các công trình nghiên cứu đề nâng cao kiến thức cho nghành Điều dưỡng, ứng dụng thành quả các công trình nghiên cứu thành công.[3]

1.7.3 Quy trình điều dưỡng người bệnh gãy đầu dưới xương quay

Quy trình điều dưỡng là công cụ để điều dưỡng thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện và có hệ thống Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những yêu cầu của công tác chăm sóc y tế rất đa dạng, chuyên sâu hơn, đòi hỏi trình độ kiến thức điều dưỡng ở mức cao hơn, hiện đại hơn Quy trình điều dưỡng 5 bước: nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện kế hoạch chăm sóc và đánh giá

Thư viện ĐH Thăng Long

QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG 5 BƯỚC:

Kiểm tra, theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở từ khi người bệnh chuẩn bị bó bột tới khi thực hiện xong thủ thuật Bên cạnh đó, điều dưỡng viên cần đặc biệt chú ý người bệnh trong các trường hợp như rối loạn hô hấp, đau, dị ứng thuốc…

Giao tiếp niềm nở, giải thích, động viên, an ủi người bệnh để họ yên tâm điều trị Động viên bệnh nhân

Hỏi thăm bệnh nhân, tìm hiểu các yếu tố xung quanh, động viên, an ủi người bệnh.

Giảm đau Đánh giá mức độ đau trước và sau bó bột của người bệnh áp dụng thanh điểm VAS Tùy theo mức độ đau: nhiều, vừa hay ít để chăm sóc giảm đau cho người bệnh, do vậy điều dưỡng viên có thể áp dụng các kỹ thuật giảm đau khác nhau Trong đó, sử

Nhận định Dấu hiệu sinh tồn, Dấu hiệu lâm sàng…

Người bệnh an tâm điều trị, NB biết cách tự chăm sóc tại nhà, khám lại ngay khi có bất thường

Lo lắng về bệnh, Thiếu kiến thức về chăm sóc, ăn uống …

Lập KHCS Chăm sóc tâm lý, Chăm sóc đau …

Thực hiện KHCS Thực hiện y lệnh thuốc, tư vấn GDSK…

19 dụng thuốc là một phương pháp phổ biến nhất Điều dưỡng viên cho người bệnh sử dụng thuốc theo y lệnh nếu người bệnh đau nhiều, nếu người bệnh đau mức độ nhẹ chỉ cần động viên, an ủi để họ yên tâm

Sau khi nắn chỉnh, bó bôt xong, đầu ngón tay của bệnh nhân thường dính bột bó gây ảnh hưởng vệ sinh, thẩm mỹ cũng như làm hạn chế công tác thăm khám sau bó bột, điều dưỡng chăm sóc cần lau sạch đầu ngón tay cho các bệnh nhân

Theo dõi tuần hoàn chi

Kiểm tra mạch, huyết áp của bệnh nhân, theo dõi tuần hoàn chi, kiểm tra màu sắc các đầu ngón tay, cảm giác hồng ấm hay lạnh

Hướng dẫn tư thế giảm đau

Hướng dẫn bệnh nhân tư thế để giảm đau, hướng dẫn người bệnh kê cao tay, tránh hướng tay xuống để giảm phù nề, khi nằm thì để tay dựng bên mạng sườn

Hướng dẫn vận động các đầu ngón tay, các khớp khuỷu, khớp vai

Hướng dẫn theo dõi chèn ép bột

Hướng dẫn bệnh nhân tự kiểm tra các đầu ngón tay xem có phù không, màu sắc các ngón tay có hồng hào, ấm hay không

Tư vấn dinh dưỡng, chế độ ăn

Hướng dẫn bệnh nhân ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để giúp quá trình liền xương được tốt, hướng dẫn bệnh nhân cách ăn uống

Tư vấn tuân thủ dùng thuốc

Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc đúng, đủ liều

Tư vấn tái khám đúng hẹn

Hướng dẫn bệnh nhân khám lại đúng hẹn, hướng dẫn về quy trình bó bột để người bệnh biết được thông tin các lần khám tiếp theo

Bột là phương tiện giữ xương ở bên ngoài da, có tính chất cứng, có tác dụng giúp giữ xương ở đúng vị trí Vì tính chất cứng và không co dãn nên bột có thể gây chèn ép mạch máu và thần kinh khi phần mềm đụng dập và sưng nề nhiều, khi đó cần nới bột và làm giảm sưng nề vùng cổ tay Việc bó bột quá lâu có thể gây ra tình trạng cứng khớp, xơ hóa gân cơ, rối loạn dinh dưỡng vùng cổ tay Bệnh nhân cần được theo

Thư viện ĐH Thăng Long

20 dõi, chăm sóc, tập phục hồi chức năng đúng theo quy trình, đảm bảo chất lượng của việc điều trị bảo tồn.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Năm 1950, Cassebaum báo cáo kết quả điều trị bảo tồn 135 trường hợp gãy ĐDXQ kiểu Colles cho kết quả rất tốt và tốt là 94,1%, khá và xấu là 5,9% [28]

Năm 1951, Gartland và Werley tiến hành điều trị bảo tồn 60 BN gãy ĐDXQ cho kết quả PHCN: hài lòng chiếm 68,3% và không hài lòng chiếm 31,7% [29]

Năm 1988, Patte AG và Thompson HG báo cáo: 12 BN gãy bờ trước:7 BN được nắn kín (5 BN bó bột và 2 BN cố định ngoài), 5 BN mổ nắn (3 nẹp ống đỡ, 1 kim Krischner, 1 ốc cứng) 8 BN gãy bờ sau: 5 BN được nắn kín (3 bó bột, 1 xuyên kim qua da, 1 cố định ngoài) Các BN này được theo dõi trung bình 3,2 năm cho kết quả rất tốt là 40%, tốt là 45%, khá là 5% và xấu là 10% [23]

Năm 2009, Arora Rohit và CS đã tiến hành nghiên cứu hiệu quả của hai phương pháp điều trị: bảo tồn và phẫu thuật trên 130 BN có độ tuổi từ 70 trở lên gãy kín ĐDXQ Kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa hai phương pháp điều trị (theo thang điểm DASH và Green – O’ Brien) Nhóm điều trị bảo tồn mức độ đau ít hơn đáng kể (p xin ý kiến chuyên gia -> thử nghiệm bộ câu hỏi -> thử nghiệm bộ câu hỏi và quan sát các điều tra viên cũng như tính chính xác thông tin -> chỉnh sửa phù hợp -> tiến hành thu thập số liệu

Thư viện ĐH Thăng Long

Các biến số nghiên cứu

2.7.1 Nhóm biến số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

1 Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu

Tuổi Giới Nghề nghiệp Trình độ học vấn Nơi sinh sống Nguyễn nhân tai nạn Bên tổn thương

Xử trí trước khi tới viện

2 Đặc điểm lâm sàng của người bệnh

Nhiệt độ (BT: 36,3 đến 37,1 độ )

Huyết áp (BT huyết áp tâm thu: từ 90 mmHg đến 129 mmHg, huyết áp tâm trương: từ 60 mmHg đến 84 mmHg ) Các mức độ đau của người bệnh

Sưng nề Bầm tím Biến dạng chi

Sự ngủ của NB Tâm lý của người bệnh sau phẫu thuật Tiếng lạo xạo xương

2.7.2 Nhóm biến số chăm sóc người bệnh

3 Chăm sóc đau cho người bệnh

6 Theo dõi tuần hoàn chi

7 Hướng dẫn tư thế giảm đau

9 Hướng dẫn theo dõi chèn ép

10 Tư vấn dinh dưỡng, cách ăn uống

11 Tư vấn tuân thủ dùng thuốc

12 Tư vấn tái khám đúng hẹn

Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá biến số NC

Stt Biến số Định nghĩa/tiêu chuẩn Phương pháp thu thập

1 Tuổi - Là tuổi theo giấy chứng minh thư, căn cước công dân của người bệnh

- Chia thành các độ tuổi như sau:

+ Nhóm 1: từ 18 - 31 tuổi + Nhóm 2: từ 31 - 59 tuổi + Nhóm 3: Trên 60 tuổi

+ Thành thị: thị xã, thị trấn, thành phố + Nông thôn: xã, huyện, buôn làng

Thư viện ĐH Thăng Long

3 Nghề nghiệp Gồm 6 giá trị:

+ Nội trợ + Tự do + Công chức: làm việc cho Nhà nước hoặc doanh nghiệp

+Nông dân +Công nhân + Hưu trí

+ Không biết chữ: không biết đọc, không biết viết

+ Tiểu học: đã học được hết bất cứ lớp nào từ lớp 1 đến lớp 5, biết đọc và viết + THCS: Đã học được hết bất cứ lớp nào từ lớp 6 đến lớp 9

+ PTTH: đã học được hết bất cứ lớp nào từ lớp 10 đến lớp 12 + Đại học, cao đẳng: đã học đại học hoặc cao đẳng

5 Nguyên nhân Gồm 3 giá trị:

+ Tai nạn sinh hoạt + Tai nạn giao thông + Tai nạn lao động

Gồm 3 chỉ số + Bên phải + Bên trái + Cả hai bên

7 Xử trí trước vào viện

+ Chưa xử trí + Cố định tạm thời + Năn bó ở nơi khác + Bó thuốc nam

2.8.2 Các biến số đặc điểm lâm sàng

Stt Biến số Định nghĩa/tiêu chuẩn Cách tính Phương pháp thu thập

1 Mạch Số lần đập của mạch trong thời gian 1 phút Đếm trong 1 phút Thăm khám

2 Nhiệt độ Nhiệt độ cơ thể người bệnh đo tại nách Đo bằng nhiệt kế Thăm khám

3 Huyết áp Áp lực của dòng máu tác động lên thành mạch đo tại cánh tay Đo gián tiếp bằng máy đo huyết áp

4 Nhịp thở Số lần nâng lên, hạ xuống của ngực, bụng trong thời gian 1 phút Đếm trong 1 phút Thăm khám

5 Đau VAS = 0-3 điểm: đau ít

VAS= 8-10 điểm: đau nhiều Đưa thang điểm Hỏi và quan sát Đánh giá trực tiếp khi thăm khám

6 Sưng nề Đánh giá mức độ căng phồng của chi so với bên kia

So sánh 2 bên tay và so sánh với lúc chưa bị Đánh giá trực tiếp khi thăm khám, hỏi bệnh

7 Bầm tím Màu sắc đỏ hoặc thẫm hơn so với tay lành

Nhìn và quan sát 2 tay Đánh giá trực tiếp khi thăm khám

Trục chi không thẳng trục

So sánh trục tay với bên lành và so sánh với trục tay khi chưa bị chấn thương Đánh giá trực tiếp khi thăm khám, hỏi bệnh

9 Tiếng lạo xạo xương Âm thanh của xương gãy cọ vào nhau

Nghe và đánh giá Đánh giá trực tiếp khi thăm khám

Khi vận động tay gây ra các cử động không giống tay lành

Nhìn và đánh giá Đánh giá trực tiếp khi thăm khám

Thư viện ĐH Thăng Long

2.8.3 Các biến số đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh của điều dưỡng Định nghĩa chăm sóc : chăm sóc NB là hoạt động thực hiện các nhiệm vụ của người điều dưỡng cho NB/ngày làm việc

STT Biến số Định nghĩa/tiêu chuẩn Cách tính

Giải thích với bệnh nhân về tình trạng bệnh và các vấn đề xảy ra

Thực hiện ≥ 2 lần/ngày được 15 điểm

Hỏi thăm bệnh nhân, tìm hiểu các yếu tố xung quanh, động viên, an ủi người bệnh

Thực hiện ≥ 2 lần/ngày được 10 điểm

Thực hiện < 2 lần được 5 điểm

Chăm sóc đau cho người bệnh

Là NB được điều dưỡng đánh giá mức độ theo thang điểm VAS Bắt đầu với hình ☺ biểu hiện cảm xúc “ Không đau”

+ Mức điểm VAS từ 1-3 với hình ☺:)biểu hiện cảm xúc “ Đau nhẹ”

+ Mức điểm VAS từ 4-6 với hình ☺và

Thực hiện ≥ 2 lần/ngày được 20 điểm

4 Vệ sinh da Hành động làm sạch da vị trí bó bột

Làm sạch tính 20 điểm Làm chưa sạch 10 điểm

5 Chụp phim kịp thời Đưa bệnh nhân đi chụp phim ngay sau nắn

Thực hiện khẩn trương được 15 điểm

Thực hiện không khẩn trương được 10 điểm Không làm 0 điểm

Theo dõi tuần hoàn chi

Kiểm tra mạch, huyết áp của bệnh nhân, theo dõi tuần hoàn chi, kiểm tra màu sắc các đầu ngón tay, cảm giác hồng ấm hay lạnh

Thực hiện ≥ 2 lần/ngày được 20 điểm

Hướng dẫn tư thế giảm đau

Hướng dẫn bệnh nhân tư thế để giảm đau, hướng dẫn người bệnh kê cao tay, tránh hướng tay xuống để giảm phù nề, khi nằm thì để tay dựng bên mạng sườn

Thực hiện ≥ 2 lần/ngày được 20 điểm

15 điểm Không làm 0 điểm Phỏng vấn

Hướng dẫn vận động các đầu ngón tay, các khớp khuỷu, khớp vai

Thực hiện ≥ 2 lần/ngày được 20 điểm

Thư viện ĐH Thăng Long

Hướng dẫn theo dõi chèn ép

Hướng dẫn bệnh nhân tự kiểm tra các đầu ngón tay xem có phù không, màu sắc các ngón tay có hồng hào, ấm hay không

Thực hiện ≥ 2 lần/ngày được 20 điểm

Tư vấn dinh dưỡng, cách ăn uống

Hướng dẫn bệnh nhân ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để giúp quá trình liền xương được tốt hướng dẫn bệnh nhân cách ăn uống

Thực hiện ≥ 2 lần/ngày được 10 điểm

Tư vấn tuân thủ dùng thuốc

Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc đúng, đủ liều

Thực hiện ≥ 2 lần/ngày được 15 điểm

Tư vấn tái khám đúng hẹn

Hướng dẫn bệnh nhân khám lại đúng hẹn, hướng dẫn về quy trình bó bột để người bệnh biết được thông tin các lần khám tiếp theo

Thực hiện ≥ 2 lần/ngày được 20 điểm

60 giây, bình thường từ 60-90l/p, bất thường khi 100l/p Đo 2 lần trên ngày Đo tại giường bệnh

14 Nhiệt độ Đo nhiệt độ 2 lần, bình thường 336,5o - 37,2, bất thường khi

37,2o Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy nhân Đo tại giường

15 Huyết áp Đo huyết áp 2 lần, huyết áp bình thường 8-120mmHG, bất thường khi huyết áp tối đa 100mmHg Đo huyết áp bằng áp kế điện tử Đo

2.8.4 Các biến số liên quan kết quả điều trị ảnh hưởng tới kết quả chăm sóc của điều dưỡng

Stt Biến số Cách tính Thu thập

Số lần nắn chỉnh Không nắn : 3

Thông qua hồ sơ bệnh án

Xử trí trước khi đến viện Nẹp cố định : 4

Thời gian từ khi tai nạn đến khi được bó bột

Theo phim chụp của bệnh nhân

2.8.5 Nhóm biến số liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh

- Giới tính của người bệnh

Thư viện ĐH Thăng Long

- Nhóm tuổi của người bệnh

- Trình độ học vấn của người bệnh

- Nghề nghiệp của người bệnh

- Nguyên nhân nhập viện của người bệnh

- Chẩn đoán hình thái gãy xương của bệnh nhân

- Tình trạng bất động tạm thời ổ gãy cho người bệnh

- Thời gian từ lúc tai nạn đến khi đươc nắn chỉnh chính thức

- Điều trị của bệnh nhân trước khi nhập viện

- Số lần nắn chỉnh của người bệnh

- Mức độ đau của bệnh nhân sau nắn chỉnh

- Mức độ sưng nề của tay bệnh nhân sau nắn chỉnh

- Mức độ theo dõi tuần hoàn sau nắn chỉnh

- Mức độ hướng dẫn các tư thế giảm đau, hướng dẫn tập PHCN tại nhà

- Bệnh nhân có được hướng dẫn tự theo dõi các dấu iều chèn ép bột tại nhà

- Mức độ bệnh nhân được tư vấn dinh dưỡng, tư vấn tuân thủ dùng thuốc, tư vấn tái khám Đánh giá mức độ chăm sóc hồi phục cho bệnh nhân sau nắn bó gãy đầu dưới xương quay

Chúng tôi đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh sau nắn chỉnh, bó bột tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức qua 12 tiêu chí chăm sóc Chúng tôi phân loại mức độ chăm sóc người bệnh sau nắn chỉnh gãy đầu dưới xương quay

➢ Chăm sóc tốt tính > 80% tổng số điểm, người bệnh hài lòng về công tác chăm sóc

➢ Chăm sóc khá điểm trung bình từ 50% đến < 80%, NB hài lòng về công tác chăm sóc

➢ Chăm sóc kém khi điểm trung bình < 50%, NB chưa hài lòng về công tác chăm sóc

Và được tính tỷ lệ phần trăm chia làm 3 mức (Chăm sóc tốt, chăm sóc khá, chăm sóc kém) Và để tìm yếu tố liên quan đến chăm sóc để đạt được mục tiêu 2: từ 3 mức trên chia 2 mức là:

TT Nội dung Điểm đạt Điểm chưa đạt Điểm không làm

2 Động viên, an ủi bệnh nhân 10 5 0

7 Chăm sóc, hướng dẫn tư thế giảm đau 20 15 0

8 Chăm sóc, hướng dẫn tập

9 Hướng dẫn theo dõi chèn ép 20 15 0

10 Hướng dẫn tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân 10 5 0

11 Hướng dẫn, tư vấn tuân thủ dùng thuốc 15 10 0

12 Hướng dẫn tư vấn tái khám định kì 20 10 0

Phân tích độ tin cậy/ Reliability Sfafisfics

Hệ số Cronback’s Alpha Số lượng biến quan sát/ V of Items

Kết quả kiểm định cho thầy: hệ sô tin cậy của thang đo có chỉ số Cronback’s Alpha là

0,792 > 0,7 Như vậy, thang đo đạt độ tin cậy

Thư viện ĐH Thăng Long

Xứ lý số liệu

- Số liệu được xử lý bằng toán thống kê y học bằng phần mềm SPSS 22.0

Với số liệu định lượng: tính X + SD Trung bình

+ So sánh trên 2 nhóm bằng ANOVA - test

Nếu phân bố không chuẩn thì so sánh phi tham số hay so sánh trung vị

Với số liệu định tính có mối liên quan sử dụng kiểm định bằng phương pháp χ 2 (khi bình phương)

Kiểm soát sai số và xử lý sai số, các yếu tố nhiễu

- Sai số do nội dung câu hỏi làm người trả lời không hiểu rõ ràng

- Cách khắc phục: bộ câu hỏi được soạn đơn giản, dùng từ thông dụng, hạn chế dùng các từ ngữ chuyên môn

- Sai số do người trả lời không trung thực: để khắc phục sai số, trước khi phỏng vấn đối tượng nghiên cứu, tiến hành phổ biến mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu, đảm bảo bí mật thông tin của các người bệnh tham gia nghiên cứu.

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng đề cương của Khoa Khoa Học Sức Khỏe - Trường Đại Học Thăng Long theo Quyết định số 23020901/QĐ – ĐHTL ngày

09 tháng 02 năm 2023 Đề cương được Hội đồng nghiên cứu và đào tạo bệnh viện xem xét và ủng hộ Đối tượng nghiên cứu đã được giải thích rõ về mục đích của nghiên cứu người bệnh có quyền tự nguyện hoặc từ chối tham gia nghiên cứu

Các số liệu thu thập của nghiên cứu chỉ sử dụng cho mục đích khoa học, các thông tin liên quan tới bệnh nhân được giữ bí mật Mục đích của nghiên cứu đề thấy được hiệu quả giảm đau và sự phục hồi vận động, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện

Sau khi được Hội đồng khoa học thông qua, kết quả nghiên cứu và những ý kiến đề xuất sẽ được phản hồi tới Ban Giám Đốc - BV Hữu Nghị Việt Đức nhằm mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tốt hơn trong tương lai

Sơ đồ nghiên cứu

Bệnh nhân gãy đầu dưới xương quay

Tiêu chuẩn lựa chọn Tiêu chuẩn loại trừ Đặc điểm nhân khẩu học:

- BMI Đặc điểm lâm sàng BN

Hoạt đông chăm sóc người bệnh

- Theo dõi tuần hoàn Hướng dẫn người bệnh -Hướng dẫn tư thế giảm đau -Hướng dẫn tự tập PHCN -Hướng dẫn tự theo dõi chèn ép Hoạt động tư vấn

- Tư vấn tuân thủ dùng thuốc

- Tư vấn tuân thủ tái khám

Thư viện ĐH Thăng Long

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm chung của dối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n5) Đặc điểm chung

Người bệnh gãy đầu dưới xương quay điều trị bảo tồn

Cao đẳng/trung cấp 49 26,5 Đại học/sau ĐH 27 14,6

Trong tổng số 185 bệnh nhân nghiên cứu có:

-Tỉ lệ bệnh nhân nam chiếm 40,5%, bệnh nhân nữ chiếm 59,5%

+Bệnh nhân từ 18-30 chiếm 9,7%, từ 30-59 chiếm 51,9% và >60 chiếm 38,7% +Người bệnh nhỏ tuổi nhất là 18 tuổi và lớn nhất là 90 tuổi

+Độ tuổi trung bình của người bệnh là 52,72 ±16,13

- Trong 185 bệnh nhân, đại học và sau đại học chiếm 14,6%

Biểu đồ 3.1 Nghề nghiệp của người bệnh

Tỉ lệ người bệnh là hưu trí chiếm 24.3%, tỉ lệ người bệnh làm buôn bán/ tự do chiếm 8,6%, tỉ lệ người bệnh là nông dân chiếm 22,7%, tỉ lệ người bệnh là công chức, viên chức chiếm 17,3%, tỉ lệ người bệnh làm nội trợ là 3,2%, tỉ lệ người bệnh là công nhân chiếm 23,8%

Biểu đồ 3.2: Phân bố các loại tai nạn ở người bệnh

Thư viện ĐH Thăng Long

- Tỉ lệ tai nạn sinh hoạt chiếm 50,3%

- Tỉ lệ tai nạn lao động chiếm 26,5%, tai nạn giao thông chiếm 21,6%

Biểu đồ 3.3: Phân bố bên tổn thương

- Tỉ lệ bệnh nhân bị gãy bên tay trái chiếm 57,8%

- Tỉ lệ bệnh nhân gãy bên phải là 37,3%, bị cả hai bên là 4,9%

Biểu đồ 3.4: Kiểu gẫy xương của bệnh nhân

- Tỉ lệ bệnh nhân gãy kiểu gập chiếm 57,8%

- Tỉ lệ bệnh nhân gãy kiểu duỗi là 21,6% và không lệch là 1,6%

Đặc điểm người bệnh khi vào viện

3.2.1 Thời gian từ khi chấn thương đến khi vào viện

Biểu đồ 3.5: Thời gian từ khi chấn thương đến khi vào viện

- Tỉ lệ người bệnh đến viện từ 12-72 giờ chiếm 48,1%

- Tỉ lệ người bệnh đến viện 72 giờ chiếm 9,2%

3.2.2 Thời gian từ khi vào khoa đến khi bó bột

Biểu đồ 3.6: Thời gian từ khi vào khoa đến khi bó bột

Thư viện ĐH Thăng Long

- Tỉ lệ người bệnh được bó 6 giờ) ngày 1 là 15,7%, sau 1 tuần là 66,5% và sau 4 tuần là 85,4%

Hoạt động hướng dẫn người bệnh

Bảng 3.9: Hoạt động hướng dẫn người bệnh (n5)

Hoạt động hướng dẫn Ngày 1

Hướng dẫn tư thế giảm đau

Hướng dẫn theo dõi chèn ép của chi gãy trong bột

Hướng dẫn về ăn uống

Thư viện ĐH Thăng Long

- Tỉ lệ bệnh nhân được hướng dẫn ≥ 2 lần tư thế ngày 1 là 83,2%, sau 1 tuần là 68,6% và sau 4 tuần là 46,5%

- Tỉ lệ bệnh nhân được hướng dẫn tự PHCN trước ra về ≥ 2 lần ngày 1 là 47%, sau 1 tuần là 66,5% và sau 4 tuần là 90,5%

- Tỉ lệ bệnh nhân được hướng dẫn tự chăm sóc dấu hiệu chèn ép của chi gãy trong bột

≥ 2 lần ngày 1 là 64,3% và sau 1 tuần là 79,5%

- Tỉ lệ bệnh nhân được hướng dẫn về ăn uống ≥ 2 lần ngày 1 là 35,1%, sau 1 tuần là 67% và sau 4 tuần là 88,1%.

Kết quả hoạt động tư vấn bệnh nhân

Bảng 3.10: Hoạt động tư vấn người bệnh (n5)

Hoạt động tư vấn Ngày 1

Tư vấn tuân thủ dùng thuốc

Tư vấn kiến thức về gãy xương để tránh biến chứng

- Tỉ lệ bệnh nhân được tư vấn dinh dưỡng ≥ 2 lần ngày 1 là 80,5%, sau 1 tuần là 90,3% và sau 4 tuần là 95,7%

- Tỉ lệ bệnh nhân được tư vấn tuân thủ điều trị ngày ≥ 2 lần 1 là 98,4%, sau 1 tuần là 76,2% và sau 4 tuần là 67%

- Hầu hết người bệnh được tư vấn khám lại và cung cấp kiến thức về bệnh

Sự hài lòng của người bệnh (Likert 5)

Bảng 3.11 Kết quả hài lòng của người bệnh

Mức độ hài lòng (N5) Rất không hài lòng hoặc rất kém

Không hài lòng hoặc kém

Bình thường hoặc trung bình

Rất hài lòng hoặc rất tốt Điều dưỡng hợp tác tốt và xử lý công việc thành thạo, kịp thời

24 (13%) Điều dưỡng có thái độ ứng xử tốt, sẵn sàng cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc khi người nhà, người bệnh có nhu cầu

Người bệnh được cung cấp đầy đủ, cập nhật thông tin trong quá trình điều trị

Hài lòng về thái độ giao tiếp, thân thiện của điều dưỡng với người bệnh

Thư viện ĐH Thăng Long

Nhận xét: Đa phần người bệnh hài lòng với các hoạt động điều dưỡng, trong đó hài lòng và rất hài lòng về điều dưỡng hợp tác tốt và xử lý công việc thành thạo, kịp thời là 80% và 13%; hài lòng và rất hài lòng về điều dưỡng có thái độ ứng xử tốt, sẵn sàng cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc khi người nhà, người bệnh có nhu cầu là 75,7% và 16,2%; hài lòng và rất hài lòng về việc được cung cấp đầy đủ, cập nhật thông tin trong quá trình điều trị là 71,9% và 21%; hài lòng và rất hài lòng về thái độ giao tiếp, thân thiện của điều dưỡng là 82,2% và 11,8% Hài lòng chung chiếm 73% và rất hài lòng chiếm 18,9%

Kết quả chăm sóc người bệnh (chăm sóc, hướng dẫn, tư vấn)

Biểu đồ 3.9 Kết quả chăm sóc chung Nhận xét: Đa số người bệnh có kết quả chăm sóc tốt chiếm tỉ lệ 92%, chăm sóc chưa tốt chiếm tỷ lệ 8%

Một số yếu tố liên quan ảnh hưởng kết quả chăm sóc bệnh nhân

3.10.1 Một số yếu tố đặc điểm chung người bệnh ảnh hưởng tới kết quả chăm sóc

Bảng 3.12: Mối liên quan của đặc điểm chung tới kết quả chăm sóc (n5) Đặc điểm

Kết quả chăm sóc người bệnh

90 (82,6%) OR1/2= 1.419 p1/2= 0.539 Cao đẳng, trung cấp 9 (18,4%) 40

Cán bộ, công chức, viên chức

Thư viện ĐH Thăng Long

- Tỉ lệ người bệnh được chăm sóc kết quả tốt giữa nhóm nam và nữ là tương đương

- Tỉ lệ người bệnh được chăm sóc tốt ở thành thị tốt hơn so với người bệnh ở nông thôn

- Tỉ lệ người bệnh được chăm sóc tốt giữa nhóm người có trình độ trên đại học tốt hơn so với nhóm người dưới đại học, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê

- Kết quả chăm sóc của nhóm người bệnh dưới 60 tuổi tốt hơn so với nhóm trên 60 tuổi, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê

- Kết quả chăm sóc của nhóm bệnh nhân là cán bộ, công chức viên chức tốt hơn nhóm người bệnh là nông dân và kinh doanh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,01

3.10.2 Một số yếu tố bệnh lý liên quan tới kết quả chăm sóc người bệnh

Bảng 3.13: Các yếu liên quan cơ chế chấn thương ảnh hưởng kết quả chăm sóc

Kết quả chăm sóc người bệnh

Xử trí trước khi đến viện

Bó lá, bó nơi khác

- Tỉ lệ bệnh nhân bị tai nạn sinh hoạt có kết quả chăm sóc tốt hơn so với các bệnh nhân bị tai nạn giao thông hay tai nạn khác với OR là 2,095, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,041

- Tỉ lệ bệnh nhân bị tay trái có kết quả chăm sóc tốt hơn so với bệnh nhân bị tay phải, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,032

- Tỉ lệ bệnh nhân được nẹp cố định và chuyển tới bệnh viện điều trị có kết quả chăm sóc tốt hơn so với bệnh nhân được bó bột ở nơi khác hoặc bó lá trước khi tới bệnh viện, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,022

- Bệnh nhân vào viện dưới 12 giờ sau tai nạn có kết quả điều trị tốt hơn so với bệnh nhân vào viện sau 12 giờ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,011

Bảng 3.14: Các yếu tố kiểu gãy và số lần nắn ảnh hưởng kết quả chăm sóc

Kết quả chăm sóc người bệnh

Thư viện ĐH Thăng Long

- Bệnh nhân gãy kiểu duỗi và không lệch có kết quả chăm sóc tốt hơn so với nhóm bệnh nhân gãy gập, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

- Bệnh nhân không nắn hoặc nắn chỉnh 1 lần có kết quả chăm sóc tốt hơn nhóm nắn chỉnh 2 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Trong các nghiên cứu từ trước, điều trị bảo tồn gãy đầu dưới xương quay thường có ít biến chứng hơn so với các phương pháp điều trị phẫu thuật Các biến chứng thường gặp của điều trị bảo tồn gãy đầu dưới xương quay như cứng khớp, hạn chế vận động cổ bàn tay, xơ hóa và co rút cơ Volkmann hoặc loạn dưỡng cơ Sudeck Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp trường hợp nào biến chứng do điều trị bảo tồn

BÀN LUẬN

Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu

4.1.1 Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 52.72 ±16.13, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 18 tuổi, cao nhất là 90 tuổi Trong số 185 bệnh nhân có 75 bệnh nhân là nam giới, chiếm 40,5%, có 110 bệnh nhân là nữ giới chiếm 59,5%, tỉ lệ bệnh nhân nữ giới cao hơn hẳn so với nam giới Phân loại theo độ tuổi bệnh nhân cho thấy các bệnh nhân từ 18-30 tuổi có 18 bệnh nhân (chiếm 9,7%), bệnh nhân từ 30-59 tuổi là 96 bệnh nhân (chiếm 51,9%) và trên 60 tuổi là 71 bệnh nhân (chiếm 38,4%)

Tỉ lệ bệnh nhân là nữ giới trong nghiên cứu cao hơn hẳn tỉ lệ nam giới (59,5% so với 40,5%) điều này có thể do các bệnh nhân gãy đầu dưới xương quay đều có độ tuổi trung bình lớn (52,72 ± 16,13), ở độ tuổi này xương của phụ nữ dễ bị loãng xương và có mức độ loãng xương cao hơn nam giới nên khi ngã thì tỉ lệ gãy xương cũng cao hơn nam giới Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đó khi tỉ lệ nữ giới gãy đầu dưới xương quay luôn cao hơn nam giới như trong nghiên cứu của Van Linden (1981) [38], tỉ lệ nữ chiếm 84,4%, trong nghiên cứu của Smilovic (2003) [39], tỉ lệ nữ chiếm 63%, trong nghiên cứu của Phan Nguyễn Nhật Lệ, bệnh nhân nữ chiếm 75,8%, trong nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Quyên (2018) tỉ lệ bệnh nhân nữ chiếm 72,2%

Tỷ lệ bệnh nhân nữ gãy đầu dưới xương quay luôn nhiều hơn so với bệnh nhân nam, điều này phù hợp với y văn Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Chơn [6] với tỷ lệ bệnh nhân nữ là 56%, Lê Thị Ngọc Quyên (2018) là 72,2%

Ngoài ra, nghiên cứu của tác giả Võ Khắc Khôi Nguyên [10] thì tỷ lệ bệnh nhân nữ thấp hơn nam, chiếm 38,9%[24] Tuy nhiên, sự so sánh này chỉ mang tính chất tương đối vì đối tượng nghiên cứu của tác giả khác với nghiên cứu của chúng tôi

Trong số 185 bệnh nhân thuộc đối tượng nghiên cứu có 75 bệnh nhân nam giới, trong đó tuổi nhỏ nhất là 20, cao nhất là 90, tuổi trung bình của nam giới là 53,35 ± 15,55 tuổi Số bệnh nhân nữ của nghiên cứu là 110 bệnh nhân, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 18 tuổi, cao nhất là 89 tuổi, độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nữ là 52,3

Thư viện ĐH Thăng Long

56 ± 16,57 tuổi So sánh với các nghiên cứu khác cho thấy độ tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu cũng tương đương, và cao hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Quyên (2018) Trong nghiên cứu của Van Linden (1981) [38], tuổi trung bình là 53, trong nghiên cứu của Phan Nguyễn Nhật Lệ (2011), tuổi trung bình là 49,8 ± 15, trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Anh (2014) [1], tuổi trung bình là 45,9 ±

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự khác biệt giữa tuổi trung bình của hai giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p 60 tuổi, thì tỉ lệ bệnh nhân nữ gấp đôi tỉ lệ bệnh nhân nam giới, còn trong nhóm tuổi 30-59 tuổi thì tỉ lệ bệnh nhân nam và nữ là tương đương nhau Tỉ lệ phụ nữ bị gãy nhiều, độ tuổi trung binh lớn cùng với mức độ loãng xương cao ảnh hưởng tới kết quả chăm sóc và điều trị bệnh nhân gãy đầu dưới xương quay, đồng thời cho thấy việc điều trị bảo tồn gãy đầu dưới xương quay mang lại hiệu quả tốt

Nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm giới tính và kết quả chăm sóc cho thấy không có sự khác biệt rõ ràng kết quả của nhóm nam giới và nữ giới với OR=0,097

Nghề nghiệp và nơi sống và nguyên nhân chấn thương

Trong số 185 bệnh nhân nghiên cứu có 86 bệnh nhân sống tại các thành thị, chiếm tỉ lệ 46,5%, số bệnh nhân sống tại vùng nông thôn là 99 bệnh nhân chiếm 53,5% Về tỉ lệ nghề nghiệp của các bệnh nhân cho thấy có 8,6% bệnh nhân là buôn bán tự do, 22,7% là nông dân, 17,3% là công chức, viên chức, 23,85 là công nhân, tỉ lệ hưu trí là 24,3% Như vậy, đặc điểm về nghề nghiệp và nơi sống cũng có thể trở thành yếu tố nguy cơ dẫn tới tai nạn cho bệnh nhân Trong nghiên cứu của tác giả Võ Khắc Nguyên (2009) thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy về gãy đầu dưới xương quay nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông chiếm 72,2% và nam giới nhiều hơn nữ giới [35] Điều này có thể giải thích là do tại các thành phố lớn, mật độ dân số cao, giao thông đông đúc cùng với ý thức tham gia giao thông chưa cao, cùng với đó nhiều người phải làm việc, lao động trên cao, phương tiện phòng hộ và hệ thống cấp cứu y tế tại chỗ cũng như kiến thức về phòng chống tai nạn còn thiếu và yếu nên tỉ lệ tai nạn giao thông và tai nạn lao động còn cao Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ tai nạn sinh hoạt là 50,3%, tai nạn lao động là 26,5%, tai nạn giao thông là 21,6% Bệnh nhân

57 gãy đầu dưới xương quay chủ yếu là nhóm người cao tuổi, hầu hết thời gian sống tại nhà một mình, sức khỏe cũng như khả năng phản xạ của hệ thần kinh không còn tốt nên các tai nạn sinh hoạt là nguyên nhân chính gây ra gãy đầu dưới xương quay Sự khác biệt về nguyên nhân chấn thương giữa hai giới tính là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) và liên quan đến phân bố lao động Trong số 110 bệnh nhân nữ thì có 57 bệnh nhân bị do nguyên nhân tai nạn sinh hoạt chiếm 51,8% điều này được lý giải bởi phụ nữ mãn kinh tình trạng loãng xương rất phổ biến, chỉ cần một lần ngã chống tay khi sinh hoạt cũng đủ gây gãy đầu dưới xương quay

4.1.2 Đặc điểm lâm sàng của người bệnh gãy đầu dưới xương quay

Bệnh nhân gãy đầu dưới xương quay có thể bị tay phải, tay trái, thậm chí cả hai tay đều gãy trong trường hợp bệnh nhân chống cả hay tay khi gặp tai nạn Tay bi gãy có thể là tay thuận hoặc tay không thuận (tay nghịch) Trong nghiên cứu của chúng tôi với 185 bệnh nhân thấy có 68 bệnh nhân bị tay phải (chiếm 37,3%), số bệnh nhân bị tay trái là 107 bệnh nhân (chiếm 57,8%) và có 9 bệnh nhân bị cả hai tay (chiếm 4,9%) Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân bị tay trái nhiều hơn tay phải và tỉ lệ này cũng tương đồng với hầu hết các nghiên cứu trước đó Trong nghiên cứu của Slimovic (2003), tỉ lệ bị tay trái là 64,9%, trong nghiên cứu của Nguyễn Thành Chơn (2008), tỉ lệ bị bên tay trái là 54%, trong nghiên cứu của Phan Nguyễn Nhật Lệ (2011), tỉ lệ bị bên tay trái là 66,7%, trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Anh (2014) tỉ lệ bị bên tay trái là 55,9%

Trong hầu hết các nghiên cứu về gãy đầu dưới xương quay đều cho thấy tay trái bị gãy nhiều hơn tay phải Điều này có thể giải thích do người Việt Nam thuận tay phải nên khi làm việc tay phải sẽ làm việc nhiều hơn, do đó khi có chấn thương mọi người có xu hướng đưa tay còn lại ra để chống đỡ nên tay trái bị nhiều hơn tay phải

Nghiên cứu mối quan hệ giữa bên tay bị và kết quả chăm sóc bệnh nhân cho thấy có sự khác biệt rõ ràng Các bệnh nhân bị tay trái có kết quả chăm sóc tốt hơn so với các bệnh nhân bị tay phải với OR là 10,091 và p=0,02

Nguyên nhân chủ yếu của gãy đầu dưới xương quay là tai nạn sinh hoạt ngã chống tay, từ đó có 2 kiểu hình di lệch của xương gãy là gãy gập và gãy duỗi Trong nghiên cứu của chúng tôi với 185 bệnh nhân có 142 bệnh nhân bị gãy duỗi (chiếm

Thư viện ĐH Thăng Long

58 76,8%) và 40 bệnh nhân gãy kiểu gập (chiếm 21,6%), ngoài ra còn có 3 bệnh nhân gãy không di lệch (chiếm 1,6%) Tỉ lệ về kiểu hình di lệch trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự so với kết quả các nghiên cứu trước đó Trong nghiên cứu của Võ Khắc Khôi Nguyên (2009), tỉ lệ gãy duỗi là 58,7%, trong nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Quyên, tỉ lệ gãy kiểu duỗi là 55,9%

Kết quả chăm sóc điều dưỡng người bệnh ngoại trú gãy đầu dưới xương quay điều trị bảo tồn

4.2.1 Thực trạng dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân

Các bệnh nhân sau khi nắn chỉnh được theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn như

Thư viện ĐH Thăng Long

60 huyết áp, tần số mạch, nhiệt độ, nhịp thở và tâm lý Các dấu hiệu này được đánh giá tại

3 thời điểm là sau nắn chỉnh, sau 1 tuần và sau 4 tuần

Về huyết áp của bệnh nhân, các bệnh nhân đều được đo huyết áp tại các lần nắn chỉnh và bó bột Đánh giá huyết áp của bệnh nhân ngày 1 ngay sau khi nắn chỉnh cho thấy có 90% bệnh nhân có huyết áp bất thường, các bệnh nhân này đều có huyết áp tăng do đau đớn và lo lắng Tại sau 1 tuần đánh giá sau 1 tuần, khi đo lại huyết áp của bệnh nhân thấy chỉ có 45% bệnh nhân còn huyết áp bất thường, tỉ lệ này giảm mạnh so với sau 1 tuần do các bệnh nhân đã đỡ đau, bệnh nhân cũng đã hiểu được tình trạng bệnh của mình nên cũng đã bớt lo lắng so với trước Tại sau 4 tuần đánh giá, sau 4 tuần, khi tháo bột, chỉ có 15% bệnh nhân có huyết áp bất thường, phần lớn bệnh nhân có huyết áp ổn định, khi này bệnh nhân hầu hết đã hết đau, sẵn sàng vận động, phục hồi chức năng

Về tần số mạch của bệnh nhân, các bệnh nhân được bắt mạch quay tay đối diện hoặc thông qua monitoring theo dõi đánh giá Tại thời điểm 1 đánh giá ngay sau nắn chỉnh cho thấy có 95% bệnh nhân có mạch bất thường, hầu hết trong số này là mạch tăng, chủ yếu là do đau, do lo lắng và sợ hãi Đánh giá sau 1 tuần khi bệnh nhân sau nắn chỉnh 1 tuần khám lại, tỉ lệ bệnh nhân có tần số mạch bất thường là 40%, tỉ lệ này giảm mạnh so với ngày 1 Tại thời điểm đánh giá thứ 3 sau 4 tuần, khi bệnh nhân được tháo bột cho thấy còn 8% bệnh nhân có tần số mạch bất thường, hầu hết các bệnh nhân tần số mạch ổn định do bệnh nhân đã hết đau, tinh thần ổn định

Về nhiệt độ của bệnh nhân, bệnh nhân được kẹp nhiệt độ bằng nhiệt kế đặt trong hố nách Mức nhiệt độ bình thường của bệnh nhân được quy ước là 36,5-37 o C, ngoài mức này là nhiệt độ bất thường Đánh giá tại thời điểm ngay sau nắn hỉnh có 60% bệnh nhân có nhiệt độ bất thường, hầu hết là tăng nhiệt độ do lo lắng, sợ hãi, do đau gây tăng mạch, huyết áp, phản ứng viêm tại chỗ gây tăng nhiệt độ Tại thời điểm đánh giá sau 1 tuần sau nắn 1 tuần thấy tỉ lệ bệnh nhân có nhiệt độ bất thường giảm mạnh còn 25% và đến thời điểm đánh giá sau 4 tuần sau 4 tuần, khi bệnh nhân tháo bột, chỉ còn 6% bệnh nhân có nhiệt độ bất thường Tỉ lệ bệnh nhân có nhiệt độ bất thường giảm mạnh sau các lần do bệnh nhân được nắn chỉnh tốt, sử dụng các thuốc giảm viêm, giảm phù nề, đồng thời các bệnh nhân cũng được tư vấn kĩ về tình trạng bệnh của mình

Về nhịp thở của bệnh nhân, bệnh nhân được đếm nhịp thở thông qua đếm sự di

61 động của lồng ngực lên và xuống trong 1 phút và đánh giá Nhịp thở bình thường là 18-24 l/phút, ngoài ngưỡng này là nhịp thở bất thường Đánh giá ngày 1 ngay sau nắn chỉnh cho thấy có 70% bệnh nhân có nhịp thở bất thường, hầu hết là tăng nhịp thở, việc tăng này là do bệnh nhân đau, lo lắng, sợ hãi gây nên Đánh giá sau 1 tuần sau nắn chỉnh 1 tuần, tỉ lệ bệnh nhân có nhịp thở bất thường giảm mạnh, còn 15% bệnh nhân có nhịp thở bất thường, hầu hết các bệnh nhân này đều do các di lệch thứ phát sau nắn chỉnh, cần phải nắn chỉnh thêm Đánh giá tại sau 4 tuần sau 4 tuần, khi bệnh nhân được tháo bột thì 100% bệnh nhân có nhịp thở bình thường

Về đặc điểm tâm lý của bệnh nhân khi đến khám bệnh, đây là yếu tổ chủ quan được đánh giá thông qua tự đánh giá của bản thân bệnh nhân Sau khi gãy xương, được đưa đến viện trong đau đớn và sợ hãi, hầu hết các bệnh nhân đều có tâm lý lo lắng Đánh giá tại thời điểm ngay sau nắn chỉnh cho thấy có 100% bệnh nhân lo lắng và sợ hãi Tại sau 1 tuần đánh giá sau nắn chỉnh 1 tuần, bệnh nhân và người nhà đã được bác sĩ tư vấn, động viện, tỉ lệ người bệnh lo lắng giảm mạnh còn 66% Đánh giá tại sau 4 tuần sau 4 tuần nắn chỉnh, bệnh nhân được tháo bột và bắt đầu tập phục hồi chức năng tỉ lệ bệnh nhân còn tâm lý lo lắng còn 15% Để có được được tỉ lệ này là do việc động viên, an ủi, giải thích kỹ càng về tình trạng bệnh của bệnh nhân, nắn chỉnh tốt là bệnh nhân giảm đau nhanh, quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi

4.2.2 Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân sau nắn chỉnh

Bệnh nhân sau khi nắn chỉnh được đánh giá lại tại 3 thời điểm: ngày 1 ngay ngày nắn chỉnh, lần sau sau nắn chỉnh 1 tuần và sau 4 tuần sau 4 tuần

Về đặc điểm đau của bệnh nhân cho thấy tại ngày 1 có 87% bệnh nhân bị đau sau nắn, trong đó đau nhiều là 53% bệnh nhân Tại sau 1 tuần đánh giá cho thấy có 13% bệnh nhân vẫn còn đau Trong số các bệnh nhân còn đau chủ yếu là các bệnh nhân bị di lệch thứ phát sau nắn lần đầu và phải nắn chỉnh thêm hoặc các bệnh nhân đi điều trị bằng bó lang hoặc bó lá gây ra viêm nhiễm và thiểu dưỡng da tại vị trí nắn chỉnh Cũng tại lần nắn thứ 2, số bệnh nhân đau nhiều chỉ còn 2,2% Đánh giá tại sau 4 tuần sau nắn 4 tuần cho thấy chỉ còn 8% bệnh nhân còn đau, không còn bệnh nhân đau nhiều Điều này cho thấy hiệu quả nắn chỉnh, bất động bằng bó bột đối với các bệnh nhân gãy đầu dưới xương quay

Về đặc điểm sưng nề, đánh giá tại thời điểm ngay sau bó bột cho thấy có 88,1% bệnh nhân còn sưng nề Nguyên nhân gây ra gãy đầu dưới xương quay như tai nạn

Thư viện ĐH Thăng Long

62 sinh hoạt, tai nạn giao thông … không chỉ gây ra các thương tổn về xương mà còn gây ra tổn thương khác như trật khớp, dập, phù nề phần mềm, chảy máu Vì vậy, việc các bệnh nhân còn có tình trạng phù nề phần mềm chi ngay sau nắn chỉnh là điều khó tránh Tại thời điểm đánh giá thứ 2 sau nắn chỉnh 1 tuần, tỉ lệ bệnh nhân còn bị phù nề phần mềm là 16,1%, đã giảm rất nhiều so với ngày 1 Tại thời điểm đánh giá sau 4 tuần sau 4 tuần, khi bệnh nhân đã được tháo bột cho thấy số lượng bệnh nhân còn bị sưng nề là 10,3%, hầu hết các bệnh nhân đã hết sưng nề, sẵn sàng luyện tập phục hồi chức năng

Về đặc điểm bầm tím Bầm tím là dấu hiệu cho thấy có sự đụng dập phần mềm gây chảy máu phía trong các tổ chức như cơ, chảy máu dưới da Bầm tím làm cho bệnh nhân đau đớn, hạn chế vận động, nguy cơ chèn ép các thành phần khác trong cổ tay Đánh giá trong ngày 1 ngay sau khi nắn chỉnh có 83,2% bệnh nhân có bầm tím vùng cổ tay Tại thời điểm đánh giá sau 1 tuần sau nắn chỉnh cách 1 tuần, tỉ lệ bầm tím còn 66,5% Tại thời điểm đánh giá sau 4 tuần khi bệnh nhân tháo bột, thường sau khi nắn chỉnh 4 tuần, tỉ lệ bệnh nhân còn bầm tím chỉ còn 20% Tỉ lệ bầm tím giảm mạnh sau các lần đánh giá cho thấy phần xương và khớp đã được nắn chỉnh về giải phẫu tốt, bệnh nhân được bất động tốt trong bột, tạo điều kiện cho máu tụ được phân giải và lưu thông, tạo thuận lợi cho quá trình hồi phục của bệnh nhân

Về đặc điểm biến dạng chi được đánh giá thông qua việc so sánh trục chi giữa bên tay bị tổn thương và bên tay không tổn thương Tại thời điểm ngay sau nắn chỉnh, trục chi biến dạng 90,8%, việc biến dạng bên ngoài này là do việc nắn chỉnh xương bệnh nhân bên trong để trục xương về tốt hơn Tại thời điểm đánh giá sau 1 tuần sau nắn chỉnh 1 tuần cho thấy tỉ lệ biến dạng trục chi còn 15,1% Hầu hết các trường hợp còn biến dạng trục chi là do bệnh nhân phải nắn chỉnh thêm sau lần nắn đầu tiên do các di lêch thứ phát Tại thời điểm đánh giá sau 4 tuần sau 4 tuần nắn chỉnh, sau khi bệnh nhân được tháo bột cho thấy còn 11,9% bệnh nhân còn biến dạng trục chi, tỉ lệ này đã giảm mạnh so với tỉ lệ biến dạng trục chi tại thời điểm đánh giá ngày 1

Về đặc điểm lạo xạo xương là âm thanh do các đầu xương gãy cọ vào nhau gây ra tiếng khi các xương chưa can dính với nhau Tại thời điểm ngày 1 đánh giá ngay sau nắn chỉnh cho thấy có 85,9% bệnh nhân còn có tiếng lạo xạo xương Tại thời điểm này do các xương chưa có can xương nên tiếng lạo xạo xương còn nhiều Tại thời điểm đánh giá thứ 2 sau 1 tuần, tiếng lạo xạo xương còn 3,2% bệnh nhân và đến thời điểm

63 đánh giá sau 4 tuần sau 4 tuần thì không còn bệnh nhân nào có tiếng lạo xạo xương nữa Tỉ lệ lạo xạo xương giảm mạnh do các xương đã được nắn chỉnh về giải phẫu tốt nhất, đồng thời quá trình liền xương đã giúp giảm mạnh tiếng lạo xạo xương

Về đặc điểm cử động bất thường của chi gây ra khi các xương di lệch nhiều, trục của xương chưa được thiết lập nên chưa tạo khối cứng chắc, khi cử động sẽ gây nên các cử động bất thường Tại thời điểm đánh giá ngày 1, tỉ lệ bệnh nhân còn cử động bất thường là 90,8% Đây là tỉ lệ khá cao, nguyên nhân là các bệnh nhân gãy xương thường di lệch nhiều gãy phức tạp, trục xương biến dạng nhiều nên tỉ lệ bệnh nhân có cử động bất thường cao Đánh giá sau 1 tuần tại thời điểm sau lần nắn đầu 1 tuần cho thấy tỉ lệ bệnh nhân còn cử động bất thường giảm mạnh còn 9,5% và đến sau

4 tuần đánh giá sau nắn chỉnh 4 tuần, khi bệnh nhân được tháo bột cho thấy không còn bệnh nhân nào còn cử động bất thường, khi đó các bệnh nhân đều đã được nắn chỉnh, xương đã can tạo khối cứng chắc

Bệnh nhân sau khi bó bột để cố định tay, do bản chất bột là vật liệu cứng, không có khả năng co dãn trong khi tay người bệnh có thể tiếp tục sưng nề nên có thể có các dấu hiệu thiểu dưỡng, nổi phỏng nước – từ đó trở thành nguy cơ gây nhiễm trùng Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người bệnh có các dấu hiệu thiểu dưỡng và phỏng nước sau bó 1 ngày là 31 bệnh nhân (16,8%), tăng lên sau 1 tuần là 46 bệnh nhân (24,9%) Những trường hợp này thường cần phải nới bột để tránh chèn ép, gác tay cao, tăng cường tập vận động tránh nguy cơ thiểu dưỡng tăng lên Mặt khác, khi bó bột, do không thể tháo ra vệ sinh tay liên tục, thời tiết nóng, tay người bệnh có nhiều mổ hôi nên khi bó bột, bệnh nhân thường sẽ bị ngứa nhiều trong bột Theo kết quả nghiên cứu, sau 1 ngày, tỉ lệ bệnh nhân ngứa là 112 bệnh nhân (60,6%), sau 1 tuần là

Kết quả chăm sóc bệnh nhân và một số yếu tố liên quan

Sau cả quá trình điều trị, bằng sự cố gắng của cả đội ngũ nhân viên y tế bao gồm cả bác sĩ, kĩ thuận viên chấn thương chỉnh hình và điều dưỡng, chăm sóc cả thể chất cũng như tâm lý người bệnh, bệnh nhân được động viên, an ủi, sử dụng thuốc giảm đau kịp thời, hợp lý, người bệnh được chụp chiếu kiểm tra ngay sau nắn chỉnh Bệnh nhân sau khi nắn chỉnh xong được hướng dẫn tư thế giảm đau, hướng dẫn tập phục hồi chức năng sớm và hướng dẫn tự theo dõi các dầu hiệu chèn ép bột tại nhà trước khi về Bệnh nhân cũng được tư vấn dinh dưỡng, cách ăn uống đảm bảo đủ chất, tăng quá trình liền xương, tư vấn về sử dụng thuốc đúng cách, tư vấn tái khám đúng thời điểm Kết quả cho thấy bệnh nhân đạt kết quả chăm sóc tốt là 170/185 ( chiếm 92%) Như vậy tỉ lệ bệnh nhân đạt kết quả chăm sóc tốt chiếm đa số bệnh nhân thể hiện sự nỗ lực chăm sóc của đội ngũ điều dưỡng chăm sóc Tuy nhiên vẫn còn các bệnh nhân chưa được chăm sóc tốt, cần thêm nhiều sự cố gắng của hê thống y tế để đạt được chỉ tiêu tất cả các bệnh nhân đều được chăm sóc tốt về y tế khi tới bệnh viện

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả chăm sóc người bệnh gãy đầu dưới xương quay điều trị bảo tồn ngoại trú cho thấy nhóm bệnh nhân 30-60 tuổi có kết quả chăm sóc cao nhất so với nhóm 18-30 tuổi và nhóm trên 60 tuổi Nhóm bệnh nhân có trình độ văn hóa đại học và sau đại học có kết quả tốt hơn các nhóm còn lại với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Nhóm bệnh nhân có địa điểm sinh sống tại

Thư viện ĐH Thăng Long

72 các đô thị có kết quả chăm sóc tốt hơn hẳn nhóm ở nông thôn và các vùng khác với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Ngoài ra không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ kết quả chăm sóc tốt – chưa tốt giữa các nhóm bệnh nhân nam với nữ hay các nhóm nghề nghiệp khác nhau [48]

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm người bệnh không được bổ sung kiến thức cho người bệnh và người nhà có tỉ lệ kết quả chăm sóc ở mức chưa tốt cao hơn so với nhóm được hướng dẫn Nhóm không được tư vấn dinh dưỡng có kết quả chăm sóc ở mức chưa tốt nhiều hơn so với nhóm người bệnh được tư vấn dinh dưỡng [49] Nhóm người bệnh được tư vấn tuân thủ điều trị, tuân thủ khám lại đúng hẹn, các bệnh nhân được hướng dẫn gác tay cao, tập vận động sớm, phục hồi chức năng sớm có kết quả chăm sóc tốt hơn so với nhóm còn lại với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p

Ngày đăng: 09/09/2024, 13:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Mai Anh (2014), “Đánh giá kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương quay kiểu Poteau-Colles bằng nắn bó bột cẳng bàn tay tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ 10/2014 đến 5/2015,” Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương quay kiểu Poteau-Colles bằng nắn bó bột cẳng bàn tay tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ 10/2014 đến 5/2015
Tác giả: Nguyễn Thị Mai Anh
Năm: 2014
2. Nguyễn Phương Á, (2011), “Gãy đầu dưới xương quay,” Thực hành kĩ thuật bột, Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, trang 131-136 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gãy đầu dưới xương quay",” "Thực hành kĩ thuật bột
Tác giả: Nguyễn Phương Á
Nhà XB: Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
Năm: 2011
3. Lê Thị Bình (2018), Quy trình điều dưỡng, Điều dưỡng cơ bản tập 1, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình điều dưỡng
Tác giả: Lê Thị Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Năm: 2018
4. Bộ Y Tế (2015), “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh ngoại khoa”, Hà Nội, Nhà xuất bản Y Học, 2015, trang 443 – 445 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh ngoại khoa
Tác giả: Bộ Y Tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Y Học
Năm: 2015
6. Nguyễn Thành Chơn (2008), Đánh giá kết quả kết quả điều trị bảo tồn gãy kín đầu dưới xương quay, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, trường Đại học Y Dược Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Đánh giá kết quả kết quả điều trị bảo tồn gãy kín đầu dưới xương quay
Tác giả: Nguyễn Thành Chơn
Năm: 2008
7. Đặng Việt Công (2016), Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp khóa tại Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108, Luận văn Thạc sĩ Y học, trường Học Viện Quân Y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp khóa tại Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
Tác giả: Đặng Việt Công
Năm: 2016
8. Bùi Văn Đức (2010), Chấn thương chỉnh hình chi trên, Thành phố Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Lao Động, trang 454 - 483 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chấn thương chỉnh hình chi trên
Tác giả: Bùi Văn Đức
Nhà XB: nhà xuất bản Lao Động
Năm: 2010
9. Vũ Văn Khoa (2022), “Đánh giá kết quả điếu trị bảo tồn gãy bong sụn tiếp đầu dưới xương quay trẻ em tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức”. Tạp Chí Y học Việt Nam, 515(1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả điếu trị bảo tồn gãy bong sụn tiếp đầu dưới xương quay trẻ em tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức"”. Tạp Chí Y học Việt Nam
Tác giả: Vũ Văn Khoa
Năm: 2022
10. Võ Nguyên Khắc Khôi (2009), Vài nhận xét về gãy đầu dưới xương quay được điều trị bảo tồn tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 4 đến tháng 6/2009, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Y khoa, Trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nhận xét về gãy đầu dưới xương quay được điều trị bảo tồn tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 4 đến tháng 6/2009
Tác giả: Võ Nguyên Khắc Khôi
Năm: 2009
11. Phan Nguyễn Nhật Lệ (2011), Đánh giá kết quả điều trị gãy ĐDXQ kiểu Poteau – Colles bằng nắn bó bột cẳng bàn tay tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ 6/2010 đến 5/2011, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả điều trị gãy ĐDXQ kiểu Poteau – Colles bằng nắn bó bột cẳng bàn tay tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ 6/2010 đến 5/2011
Tác giả: Phan Nguyễn Nhật Lệ
Năm: 2011
12. Nguyễn Đức Phúc (2010), Gãy đầu dưới xương quay Kĩ thuật mổ chấn thương chỉnh hình, Hà Nội, Nhà xuất bản Y Học, trang 286 – 290 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gãy đầu dưới xương quay
Tác giả: Nguyễn Đức Phúc
Nhà XB: Nhà xuất bản Y Học
Năm: 2010
13. Lê Thị Ngọc Quyên (2018), Nghiên cứu đăc điểm lâm sàng, hình ảnh Xquang và đánh giá kết quả điều trị bảo tồn gãy đầu dưới xương quay tại Bệnh viên đa khoa Cần Thơ năm 2017-2018, Luận văn Thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đăc điểm lâm sàng, hình ảnh Xquang và đánh giá kết quả điều trị bảo tồn gãy đầu dưới xương quay tại Bệnh viên đa khoa Cần Thơ năm 2017-2018
Tác giả: Lê Thị Ngọc Quyên
Năm: 2018
14. Nguyễn Quang Quyền, (2014), “Xương quay,” Bài giảng giải phẫu học, Nhà xuất bản Y học, trang 36 – 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xương quay
Tác giả: Nguyễn Quang Quyền
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2014
18. Vũ Trường Thịnh và cs (2022), Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị can lệch đầu dưới xương quay tai bệnh viện Việt Đức, Tạp Chí Y học Việt Nam, 519(2) 19. Dương Đình Toàn (2021), Kết quả điều trị bảo tồn gãy xương trật khớp có đắpthuốc nam tại khoa khám xương và điều trị ngoại trú, bệnh viện HN Việt Đức, Tạp Chí Y học Việt Nam, 500(2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp Chí Y học Việt Nam, 519(2)" 19. Dương Đình Toàn (2021), Kết quả điều trị bảo tồn gãy xương trật khớp có đắp thuốc nam tại khoa khám xương và điều trị ngoại trú, bệnh viện HN Việt Đức
Tác giả: Vũ Trường Thịnh và cs (2022), Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị can lệch đầu dưới xương quay tai bệnh viện Việt Đức, Tạp Chí Y học Việt Nam, 519(2) 19. Dương Đình Toàn
Năm: 2021
22. Phan Hữu Trọng (2018) Đánh giá kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng nắn bó bột tại trung tâm y tế Đức Huệ - Long An, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II chấn thương chỉnh hình, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng nắn bó bột tại trung tâm y tế Đức Huệ - Long An
25. Amir Reza Kachooei (2013), “Outcome assessment in the treament of A2– OTA types fracture of the distal radius by short arm cast versus long arm cast”, Annal of Biological Research, page. 247-251 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Outcome assessment in the treament of A2– OTA types fracture of the distal radius by short arm cast versus long arm cast
Tác giả: Amir Reza Kachooei
Năm: 2013
31. David J. Shitsky (2009), “Nonoperative treatmen of Distal radius fracture,” Fracture and Injury to the Distal Radius and Carpus: Cutting Edge, page. 11 - 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nonoperative treatmen of Distal radius fracture,” Fracture and Injury to the Distal Radius and Carpus
Tác giả: David J. Shitsky
Năm: 2009
5. Bộ Y Tế (2018) Kĩ thuật điều trị bảo tồn trong chấn thương chỉnh hình, Nhà xuất bản y học Khác
15. Phạm Tiến Thành (2017) Đánh giá kết phẫu thuật điều trị liền lệch ngoài khớp đầu dưới xương quay, Tạp chí Y học Việt Nam, năm 2017 số 2 Khác
16. Nguyễn Thị Thắm và cs, Kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương quay bằng nắn bó bột tại bệnh viện thống nhất, Tạp Chí Y học Việt Nam, 498(2) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w