1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

229 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Tác giả Đỗ Thị Bích Ngọc
Người hướng dẫn PGS.TS Phùng Chí Sỹ
Trường học Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách Khoa
Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên & Môi trường
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 229
Dung lượng 4,05 MB

Nội dung

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, đề tài "Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang" là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn nhằm đánh g

Trang 2

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS – Phùng Chí Sỹ

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS Phạm Thị Anh

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS Phan Thu Nga

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM ngày 09 tháng 08 năm 2016

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1 Chủ tịch hội đồng: PGS TS Lê Văn Khoa

2 Ủy viên: TS Trần Thị Mỹ Diệu 3 Phản biện: TS Phạm Thị Anh 4 Phản biện: TS Phan Thu Nga 5 Thư ký: TS Nguyễn Nhật Huy

Trang 3

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: ĐỖ THỊ BÍCH NGỌC MSHV : 7140493 Ngày, tháng, năm sinh: 17/03/1991 Nơi sinh: Đồng Nai Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên & Môi trường Mã số: 60.85.01.01

- Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

II NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 11/01/2016

III NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/07/2016

IV CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ

Trang 4

TRƯỞNG KHOA

Trang 5

môn học và sự tận tình của các giảng viên trong khoa Quản lý Tài nguyên & Môi trường, là bước ngoặt trong cuộc đời giúp tôi trưởng thành hơn khi bước vào môi trường làm việc, là những kinh nghiệm quý báu mà tôi tích lũy được để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình trong công việc và cuộc sống

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình của tôi, họ là những người đã luôn bên cạnh, quan tâm và động viên tôi trong thời gian tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp

Cảm ơn Thầy, Cô trong khoa Quản lý Tài nguyên & Môi trường đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để truyền đạt kiến thức và nhiệt tình chỉ dẫn khi tôi gặp khó khăn trong quá trình viết luận văn

Xin cho tôi gửi đến Thầy PGS TS Phùng Chí Sỹ lòng biết ơn chân thành nhất Cảm ơn Thầy đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này Cảm ơn Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang, các khu bảo tồn, nông lâm trường nơi mà tôi tiến hành nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin, số liệu có liên quan để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp

Và cuối cùng cảm ơn bạn bè xung quanh tôi, những người bạn, người em đã luôn sát cánh bên tôi, giúp đỡ và ủng hộ cho tôi trong suốt thời gian làm đề tài tốt nghiệp vừa qua

TP Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 09 năm 2016

Học viên

Đỗ Thị Bích Ngọc

Trang 6

thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Nông Trường Mùa Xuân, khu du lịch sinh thái Việt Úc, Khu Lâm Ngư – Công ty CASUCO hay Khu nghiên cứu Hòa An còn xuất hiện nhiều loài động, thực vật nằm trong sách đỏ của Việt Nam và Thế giới Đa dạng khu hệ động vật có xương sống khá phong phú và đa dạng, bao gồm: 23 loài thú, 138 loài chim, 33 loài bò sát và 13 loài lưỡng cư Trong đó, đã ghi nhận được 4 loài thú, 13 loài chim và 9 loài bò sát quý hiếm nằm trong Red List của IUCN ver 3.0, Sách Đỏ Việt Nam 2010 và Nghi định 32 Khu hệ Thủy sinh vật, bao gồm: thực vật phiêu sinh (134 loài), tảo Silic đáy (48 loài), Động vật phiêu sinh (90 loài) và Động vật đáy (35 loài) Kết quả cho thấy khu hệ Thủy sinh vật ở Hậu Giang khá phong phú Quá trình khảo sát hệ sinh thái nông nghiệp ở tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận được 293 loài sinh vật Trong đó có 10 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 11 loài trong sách đỏ của IUCN cần được bảo vệ Theo thống kê từ quá trình khảo sát thực địa, tỉnh Hậu Giang xuất hiện 3 loài động vật và 3 loài thực vật xâm lấn nguy hiểm hiện đang tồn tại tại Hậu Giang Bên cạnh đó, báo cáo còn cung cấp thông tin về 17 loài có nguy cơ xâm lấn Đề tài còn tập trung làm rõ, đề xuất các giải pháp chung và cụ thể nhằm bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Trang 7

Farm, Forestry and Fishery Zone – CASUCO Company, protected areas such as Hoa An Research area also appears many animals and plants in the Red Book of Vietnam and the World A diverse Vertebrate biota including: 23 species of mammals, 138 species of birds, 33 reptiles and 13 amphibians Among those, the Red list record of IUCN ver 3.0 , VietNam Red list 2010 and Decree 32 have already notified the existence of rare species such as 4 species of mammals, 13 species of birds and 9 species of reptiles Aquatic organisms biota, including: Phytoplankton (134 species), Sillica diatom (48 species), Zooplankton (90 species) and Bottom feeder (35 species) The result of this close analysis proves that ecosystem of Hau Giang is a diversified system The process of analyzing the Hau Giang agriculture ecosystem shows that there are 293 species and 10 out of those are listed in Viet Nam Red List and 11 are in IUCN Red list that in needed of urgent protection From the data of the geographic analysis report, Hau Giang Province have 3 new animal species and 3 new plants species are invasive species that can danger and harmful to the growth of other species within the region Besides these insights, the report also provides the information of 17 potential species that can endanger other species This study is to clarify and propose the real-world solution and specifically focus on reserving the diverse ecosystem of Hau Giang Province

Trang 8

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Toàn bộ kết quả và số liệu thực hiện luận văn đều hoàn toàn chính xác và trung thực với nội dung của dự án đã thực hiện

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nội dung luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã ghi rõ nguồn gốc

Học viên thực hiện luận văn

Đỗ Thị Bích Ngọc

Trang 9

MỤC LỤC

MỤC LỤC I DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT IV DANH MỤC CÁC BẢNG VI DANH MỤC CÁC HÌNH IX

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNHCẤPTHIẾTCỦAĐỀTÀI 1

2 MỤCTIÊUNGHIÊNCỨU 3

3 NỘIDUNGNGHIÊNCỨU 3

4 PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU 4

4.1 Phương pháp kế thừa 4

4.2 Phương pháp khảo sát thực tế, phỏng vấn điều tra xã hội học 5

4.3 Phương pháp phân tích, thí nghiệm và phân loại 6

5.3 Tính mới của đề tài 7

6 ĐỐITƯỢNGVÀPHẠMVINGHIÊNCỨU 7

6.1 Đối tượng nghiên cứu 8

6.2 Phạm vi nghiên cứu 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 9

1.1 NGHIÊNCỨUTRÊNTHẾGIỚIVỀBẢOTỒNĐADẠNGSINHHỌC 9

1.2 NGHIÊNCỨUTRONGNƯỚCVỀBẢOTỒNDADẠNGSINHHỌC 13

1.3 TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊNCỦAKHUVỰCNGHIÊNCỨU 17

1.3.1 Điều kiện tự nhiên 17

Trang 10

1.3.2 Đặc điểm địa hình 20

1.3.3 Thời tiết 20

1.3.4 Thủy văn 22

1.3.5 Tình hình kinh tế - xã hội 23

1.3.6 Tài nguyên thiên nhiên 24

CHƯƠNG 2: CÁC TIÊU CHÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC CHO TỈNH HẬU GIANG 31

2.1 CƠSỞKHOAHỌCVÀTHỰCTIỄNĐÁNHGIÁĐADẠNGSINHHỌC 31 2.2 CƠSỞPHÁPLÝĐÁNHGIÁĐADẠNGSINHHỌC 34

2.3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINHHỌCTRÊNĐỊABÀNTỈNHHẬUGIANG 36

2.4 PHƯƠNGPHÁPĐIỀUTRA,KHẢOSÁTĐADẠNGSINHHỌC 38

2.5 PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU,ĐÁNHGIÁĐADẠNGSINHHỌC 45

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG 64

3.1 THU THẬP THÔNG TIN, ĐIỀU TRA KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG ĐADẠNGSINHHỌCTRÊNĐỊABÀNTỈNHHẬUGIANG 64

3.1.1 Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học trên cạn 64

3.1.2 Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước 76

3.1.3 Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học tại các thủy vực 81

3.1.4 Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học trong nông nghiệp 95

3.1.5 Hiện trạng các loài ngoại lai xâm lấn du nhập theo hình thức nhập khẩu trái phép và các giống loài chuyển đổi gen trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 117

3.2 XÂY DỰNG DANH LỤC LOÀI ĐỘNG, THỰC VẬT TỈNHHẬU GIANG128 3.2.1 Danh lục loài động, thực vật tại tỉnh Hậu Giang 128

3.2.2 Danh lục loài động, thực vật đề xuất được bảo tồn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 129 3.3 THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNHHẬUGIANG 134

Trang 11

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG 137

4.1 ĐÁNHGIÁNHỮNGTHÁCHTHỨCTRONGBẢOTỒNĐADẠNGSINHHỌCTẠITỈNHHẬUGIANG 137

4.2 ĐỀXUẤTCÁCGIẢIPHÁPBẢOTỒNĐADẠNGSINHHỌCTỈNHHẬUGIANG 157

Trang 12

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BNNPTNT Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn

BVMT BMWP

Bảo vệ môi trường Biological Monitoring Working Party

ĐBSCL ĐHQG ĐVKXS ĐVKXSĐCL ĐVKXSĐTB

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long Đại học quốc gia

Động vật không xương sống Động vật không xương sống đáy cỡ lớn Động vật không xương sống đáy cỡ trung bình

Đồng bằng Sông Cửu Long

HST IUCN

KBT

Hệ sinh thái Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Khu bảo tồn KBTTN

KH&CN KHTN

Khu bảo tồn thiên nhiên Khoa học và Công nghệ Khoa học tự nhiên KT-XH

MT ON

Kinh tế-xã hội Môi trường Ô nhiễm

Trang 13

TCMT Tổng cục môi trường TNMT

TTNN

Tài nguyên môi trường Trung tâm nông nghiệp TN&MT

TCVN TP.HCM VQG

Tài nguyên và Môi trường Tiêu chuẩn Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh Vườn quốc gia

Trang 14

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Các đặc trưng của khí hậu tỉnh Hậu Giang 21

Bảng 1.2: Lượng mưa các tháng trong năm 2010 – 2014 22

Bảng 2.1: Các chi trong nhóm Thực vật phù du có thê sử dụng để xác định mức độ ô nhiễm của môi trường nước 48

Bảng 2.2: Tỉ lệ giữa các taxon tảo tương ứng với các bậc dinh dưỡng nước 49

Bảng 2.3: Chỉ số Q tương ứng với các bậc dinh dưỡng nước 50

Bảng 2.4: Chỉ số Q tương ứng với các bậc dinh dưỡng 51

Bảng 2.5: So sánh giá trị của chỉ số Shannon - Weiner với mức độ ĐDSH 51

Bảng 2.6: So sánh giá trị của chỉ số Margalef với mức độ ĐDSH 52

Bảng 2.7: So sánh giá trị của chỉ số Shannon - Weiner và Margalef với chất lượng nước 52

Bảng 2.8: Bảng tính điếm mức độ dinh dưỡng của môi trường nước theo quần xã tảo bám đáy 53

Bảng 2.9: Các chi trong nhóm tảo bám có thê sử dụng đê xác định mức độ ô nhiễm của môi trường nước 53

Bảng 2.10: Sự hiện diện của một số loài động vật nổi tương ứng với các mức độ nhiễm bẩn 54

Bảng 2.11: Hệ thống điểm BMWP Vietnam sử dụng cho đánh giá chất lượng nước sông 56

Bảng 2.12: Xếp loại mức độ ô nhiễm các thủy vực theo ASPT 59

Bảng 2.13: Phân loại chất lượng môi trường theo mức độ phong phú của động vật KXS đáy cỡ trung bình và giun tròn 59

Bảng 2.14: Đánh giá mức độ ô nhiễm theo điêm so sánh tông họ ĐVKXS đáy trung bình và giun tròn 60

Bảng 2.15: Chỉ số tổ hợp sinh học cá (IBI) 62

Bảng 3.1: Bảng phân loại các taxon trong ngành 64

Bảng 3.2: Danh sách các loài thực vật quý hiếm trong Sách Đỏ ở tỉnh Hậu Giang 65

Trang 15

Bảng 3.3: Thống kê giá trị sản xuất lâm nghiệp theo ngành hoạt động so sánh qua

các năm 67

Bảng 3.4: Danh mục các loài thú khảo sát được ở tỉnh Hậu Giang 68

Bảng 3.5: Cấu trúc thành phần loài của lớp Thú ở tỉnh Hậu Giang 69

Bảng 3.6: Danh sách các loài thú quý hiếm ở tỉnh Hậu Giang 70

Bảng 3.7: Danh sách các loài chim nằm trong danh Sách Đỏ và Nghị định 32/2006/NĐ-CP 72

Bảng 3.8: Cấu trúc thành phần loài của lớp Bò sát ghi nhận được ở tỉnh Hậu Giang 74

Bảng 3.9: Cấu trúc thành phần loài của lớp Lưỡng cư ghi nhận được ở tỉnh Hậu Giang 75

Bảng 3.10: Danh sách các loài lưỡng cư – bò sát quý hiếm ở tỉnh Hậu Giang 75

Bảng 3.11: Kết quả khảo sát và phân tích khu hệ cá 81

Bảng 3.12: Thành phần loài Thực vật phiêu sinh tỉnh Hậu Giang 83

Bảng 3.13: Số lượng loài và mật độ tế bào Thực vật phiêu sinh tại các điểm thu mẫu 84

Bảng 3.14: Cấu trúc thành phần loài Thực vật phiêu sinh trong các hệ sinh thái 85

Bảng 3.15: Thành phần loài tảo Silic đáy tỉnh Hậu Giang 85

Bảng 3.16: Số lượng loài và mật độ tế bào tảo Silic đáy tại các điểm thu mẫu 86

Bảng 3.17: Cấu trúc thành phần loài tảo Silic đáy trong các hệ sinh thái 86

Bảng 3.18: Thành phần loài Động vật phiêu sinh tỉnh Hậu Giang 88

Bảng 3.19: Số lượng loài và mật độ cá thể Động vật phiêu sinh tại các điểm thu mẫu 89

Bảng 3.20: Thành phần loài Động vật đáy tỉnh Hậu Giang 91

Bảng 3.21: Số lượng loài và mật độ cá thể Động vật đáy tại các điểm thu mẫu 92

Bảng 3.22: Cấu trúc thành phần loài Động vật đáy trong các hệ sinh thái 93

Bảng 3.23: Thành phần loài Tuyến trùng tỉnh Hậu Giang 93

Bảng 3.24: Taxon khu hệ thực vật thuộc hệ sinh thái nông nghiệp tỉnh Hậu Giang 95

Bảng 3.25: Danh sách loài thực vật nằm trong sách đỏ Việt Nam và IUCN 95

Bảng 3.26: Taxon khu hệ động vật thuộc hệ sinh thái nông nghiệp tỉnh Hậu Giang 96

Bảng 3.27: Danh sách các loài động vật nằm trong Sách đỏ Việt Nam và danh sách đỏ IUCN 97

Bảng 3.28: Thành phần loài bướm và chuồn chuồn tại Hậu Giang 98

Trang 16

Bảng 3.29: Phân bố thành phần loài theo sinh cảnh 99

Bảng 3.30: Chỉ số đa dạng Shannon-Wiener tại các địa điểm nghiên cứu 100

Bảng 3.31: Danh lục các loài trong sách đỏ Thế giới IUCN 102

Bảng 3.32: Thành phần loài Thực vật phiêu sinh hệ sinh thái nông nghiệp 103

Bảng 3.33: Thành phần loài Tảo Silic đáy hệ sinh thái nông nghiệp 104

Bảng 3.34: Thành phần loài Động vật phiêu sinh hệ sinh thái nông nghiệp 105

Bảng 3.35: Thành phần loài Động vật đáy hệ sinh thái nông nghiệp 106

Bảng 3.36: Thành phần loài Tuyến trùng hệ sinh thái nông nghiệp 107

Bảng 3.37: Loài và nhóm cây ăn trái đặc sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 112

Bảng 3.38: Danh mục các loài thực vâ ̣t ngoa ̣i lai xâm ha ̣i ở tỉnh Hậu Giang 118

Bảng 3.39: Danh mục các loài thực vâ ̣t ngoa ̣i la ̣i có nguy cơ xâm ha ̣i ở tỉnh Hậu Giang 118

Bảng 3.40: Các loài thực vật có nguồn gốc ngoại lai ở nhiều khu vực khảo sát 122

Bảng 3.41: Danh mục các loài động vâ ̣t ngoa ̣i la ̣i xâm ha ̣i ở tỉnh Hậu Giang 126

Bảng 3.42: Danh sách các loài Lưỡng cư đề xuất bảo tồn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 129

Bảng 3.43: Danh sách các loài Bò sát đề xuất bảo tồn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 130

Bảng 3.44: Danh sách các loài thú đề xuất bảo tồn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 131

Bảng 3.45: Danh sách các loài chim đề xuất bảo tồn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 131

Bảng 3.46: Danh sách các loài thực vật đề xuất bảo tồn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 132

Bảng 3.47: Danh sách các loài cá đề xuất bảo tồn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 133

Bảng 4.1: Mực nước biển dâng do BĐKH theo kịch bản cho Hậu Giang 142

Bảng 4.2: Tác động của BĐKH đến vị trí địa lý tỉnh Hậu Giang 143

Bảng 4.3: Diện tích ngập theo kịch bản nước biển dâng (B2) 144

Trang 17

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang 18

Hình 3.1: Biểu đồ so sánh sự khác biệt số lượng các loài chim tại 6 khu vực khảo sát 72

Hình 3.2: Biểu đồ thành phần loài cá tỉnh Hậu Giang 82

Hình 3.3: Biểu đồ thành phần loài Thực vật phiêu sinh HST nông nghiệp 83

Hình 3.4: Biểu đồ thành phần loài Tảo Silic đáy HST nông nghiệp 86

Hình 3.5: Biểu đồ thành phần loài Động vật phiêu sinh tỉnh Hậu Giang 89

Hình 3.6: Biểu đồ thành phần loài Động vật đáy tỉnh Hậu Giang 91

Hình 3.7: Biểu đồ thành phần loài Tuyến trùng tỉnh Hậu Giang 94

Hình 3.8: Số lượng các nhóm cây trồng chính ở tỉnh Hậu Giang 96

Hình 3.9: Số lượng các nhóm động vật chính trong HST nông nghiệp ở tỉnh Hậu Giang 98

Hình 3.10: Biểu đồ thành phần loài Thực vật phiêu sinh HST nông nghiệp 103

Hình 3.11: Biểu đồ thành phần loài Tảo Silic đáy HST nông nghiệp 104

Hình 3.12: Biểu đồ thành phần loài Động vật phiêu sinh HST nông nghiệp 106

Hình 3.13: Biểu đồ thành phần loài Động vật đáy HST nông nghiệp 107

Hình 3.14: Biểu đồ thành phần loài Tuyến trùng HST nông nghiệp 108

Hình 3.15: Bèo lục bình (Eichhornia crassipes) trôi nổi trên sông 120

Hình 3.16: Cỏ lào (Eupatorium odoratum) 124

Hình 3.17: Bèo tai chuột (Salvinia cucullata) che phủ gần kín mặt kênh 125

Hình 3.18: Cầy lỏn (Herpestes javanicus) 127

Hình 3.19: Cá Tỳ bà (Hypostomus punctatus) (Linnaeus, 1758) 128

Hình 3.20: Bản đồ vị trí các khu bảo tồn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 135

Hình 3.21: Bản đồ đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 136

Hình 4.1: Người dân sống trong KBTTN Lung Ngọc Hoàng 149

Hình 4.2: Hiện trạng chặt củi tại khu bảo tồn Lung Ngọc Hoàng 150

Hình 4.3: Hoạt động sản xuất nông nghiệp khu bảo tồn Lung Ngọc Hoàng 151

Hình 4.4: Đào kênh nuôi cá trong KBTTN Lung Ngọc Hoàng 153

Trang 18

MỞ ĐẦU 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Việt Nam là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, riêng vùng đất ngập nước cũng đã có đến 28 kiểu hệ sinh thái, biển có 20 kiểu hệ sinh thái Việt Nam hiện có 3 trong 200 vùng sinh thái toàn cầu, 1 trong 5 vùng chim đặc hữu và 6 trung tâm đa dạng về thực vật Ngoài ra, nước ta còn là 1 trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng thế giới với trên 800 loài thuộc 16 nhóm cây trồng khác khau

Theo cảnh báo của các chuyên gia IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế), Việt Nam là một trong 05 quốc gia bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề bởi biến đổi khí hậu khiến nước biển dâng; điều này đe dọa nhiều đến tính đa dạng sinh học của Việt Nam

Thực tế hiện nay, đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy thoái với tốc độ rất nhanh Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao đang bị thu hẹp diện tích, số loài và số lượng cá thể các loài hoang dã bị suy giảm mạnh, nhiều nguồn gen bị suy thoái, thất thoát, xuất hiện nhiều yếu tố làm mất cân bằng sinh thái

Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng Sông Cửu Long Trước đây, Hậu Giang rất phong phú về hệ sinh vật rừng ngập nước; riêng khu vực Lung Ngọc Hoàng được xem như là trũng ngọt lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi di tập nhiều loài thủy sản ngọt vào mùa khô để tái sinh sản vào mùa mưa năm sau

Tuy nhiên, do quá trình khai thác nông nghiệp, đô thị hóa và dân số tăng nhanh, sinh vật tự nhiên hiện tại không nhiều Hệ thực vật chủ yếu là tràm, chà là nước, mớp, bòng bong, choại, bồn bồn, chủ yếu chỉ tập trung tại các lâm trường thuộc huyện Phụng Hiệp Hệ động vật trên cạn đã điều tra được khoảng 71 loài động vật cạn và 135 loài chim, song đến nay chỉ còn các loài chim như gà nước, le le, trích nước, giẻ giun , nhóm bò sát như trăn, rắn, rùa tuy khá phong phú tại vùng rừng ngập nước nhưng đang bị săn lùng ráo riết

Trang 19

Nhiều hoạt động thay đổi phương thức sử dụng đất diễn ra trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất như tăng hoặc giảm đất nông nghiệp, xây dựng khu dân cư mới, đô thị hoá, xây dựng khu công nghiệp…, đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đa dạng sinh học

Theo định hướng quy hoạch của tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 đối với lâm nghiệp thì diện tích đất có rừng của tỉnh tăng dần qua các năm (2.850 ha năm 2010, 3.647ha năm 2015 và 4.547ha năm 2020) Điều này nhằm góp phần ổn định và bảo tồn đa dạng sinh học trong tỉnh Tuy nhiên với sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, chắc chắn vấn đề suy giảm đa dạng sinh học sẽ tiếp tục xảy ra Vì vậy trong thời gian sắp tới cần có biện pháp trồng, chăm sóc và bảo vệ hiệu quả diện tích rừng và đa dạng sinh học của tỉnh

Dưới nhiều tác động tiêu cực như hiện nay nếu không có những biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học kịp thời và quyết liệt thì nguy cơ suy giảm tài nguyên động, thực vật và tuyệt chủng các giống loài quý hiếm là một xu thế tất yếu

Bên cạnh việc suy giảm sự đa dạng sinh học là sự xuất hiện một số loài sinh vật xâm hại có sức sống mạnh, canh tranh và dành môi trường sống của các loài bản địa cũng là một nguyên nhân có khả năng làm giảm tính đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có được các nghiên cứu, điều tra số lượng, phạm vi ảnh hưởng của các loài sinh vật xâm hại nguy hiểm này

Công tác, bảo tồn đa dạng sinh học còn chồng chéo Luật Đa dạng sinh học có hiệu lực thi hành từ 01/07/2009 và hiện đang trong giai đoạn tuyên truyền, phổ biến Luật tới cộng đồng Các chủ trương, chính sách được ban hành nhưng thiếu các biện pháp kiểm tra của các cấp quản lý nên thực hiện kém hiệu quả Một số chính sách còn chưa sát thực tế, chưa đủ sức thuyết phục cộng đồng tham gia bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, đề tài "Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn

đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang" là hết sức cần thiết và có ý nghĩa

thực tiễn nhằm đánh giá một cách đầy đủ hơn về nguồn lợi, về tính đa dạng sinh học của khu khu hệ động thực vật, các hệ sinh thái, những loài quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa, tuyệt chủng; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đa dạng sinh

Trang 20

học của tỉnh Hậu Giang hiện nay; đồng thời góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên, tính đa dạng sinh học, cảnh quan phong phú và độc đáo của Việt Nam trong chiến lược phát triển bền vững

Luận văn được thực hiện là một phần của nội dung và kết quả trong dự án “ Điều tra, đánh giá hiện trạng và lập kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến 2020, định hướng đến 2030” do PGS.TS Phùng Chí Sỹ làm chủ nhiệm đề tài mà học viên là thành viên tham gia thực hiện đề tài

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề xuất được các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hậu Giang góp phần bảo tồn và phát triển sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên, quan

trọng trên địa bàn tỉnh, bảo vệ môi trường sống tự nhiên của các loài hoang dã và cảnh quan môi trường và nét đẹp độc đáo của tự nhiên phục vụ phát triển bền vững KTXH trên địa bàn tỉnh

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1) Nội dung 1: Thu thập số liệu có sẵn, điều tra khảo sát bổ sung nhằm đánh

giá hiện trạng ĐDSH trên địa bàn tỉnh Hậu Giang - Thu thập các số liệu có sẵn về ĐDSH tỉnh Hậu Giang; - Điều tra, khảo sát bổ sung về đa dạng sinh học tỉnh Hậu Giang : Lập 5 mẫu

phiếu điều tra (Phụ lục); - Xây dựng danh lục loài động, thực vật tỉnh Hậu Giang

2) Nội dung 2: Xác định các nguy cơ gây suy giảm ĐDSH và khoanh vùng các

khu vực bảo vệ đa dạng sinh học - Xác định các nguy cơ và thách thức gây suy giảm ĐDSH tỉnh Hậu Giang; - Khoanh vùng các khu vực bảo vệ đa dạng sinh học phù hợp với điều kiện

của tỉnh; - Thành lập bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học cho tỉnh Hậu Giang

3) Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hậu Giang

- Các giải pháp chung: giải pháp quản lý hành chính; giải pháp kỹ thuật; giải pháp kinh tế; giải pháp nâng cao năng lực nhận thức;

- Các giải pháp cụ thể

Trang 21

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp kế thừa

Thu thập, thống kê, tổng hợp, xử lý và kế thừa các thông tin, tư liệu từ các công trình nghiên cứu đã có từ trước, từ thực tiễn có liên quan đến nội dung của nhiệm vụ, tập trung vào những khu vực có tính đa dạng sinh học cao như Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng, Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân, Vườn tràm Vị Thủy, trại giam Kênh 5-Bộ công an, Khu lâm ngư-Công ty Casuco, khu bảo tồn nghiên cứu khoa học Hòa An và những vùng sinh thái đặc trưng Cụ thể:

- Thu thập, xử lý các số liệu có sẵn từ các đề tài, dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế, cấp nhà nước, cấp bộ, cấp địa phương, các trường đại học, viện/trung tâm nghiên cứu … đã nghiên cứu liên quan đến đa dạng sinh học tại ĐBSCL và tỉnh Hậu Giang

- Thu thập, xử lý các số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường kinh tế xã hội (hiện trạng và quy hoạch) tỉnh Hậu Giang liên quan đến đa dạng sinh học từ các sở, ban ngành của tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư , )

+ Về điều kiện tự nhiên: Tập trung vào đặc điểm địa chất, địa mạo; tài nguyên đất, sử dụng đất; tài nguyên nước mặt; tài nguyên nước ngầm; tài nguyên sinh học; đặc điểm khí tượng thủy văn trong những năm gần đây (2010-2014)

+ Về phát triển KT-XH của tỉnh Hậu Giang: Thu thập các số liệu thông kê chi tiết về diễn biến phát triển kinh tế xã hội của các ngành những năm gần đây (2010-2014), đặc biệt là nông-lâm-ngư, sản xuất công nghiệp để đánh giá diễn biến phát triển KT-XH của tỉnh

- Thu thập và xử lý các số liệu có sẵn liên quan đến hiện trạng ĐDSH của Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng, Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, Khu Vườn tràm Vị Thuỷ, Trại Giam kênh 5 – Bộ Công an, Khu Lâm Ngư – Công ty CASUCO, Khu bảo tồn nghiên cứu khoa học Hòa An

Trang 22

- Thu thập và xử lý các số liệu có sẵn liên quan đến các nghiên cứu biến đổi khí hậu (BĐKH) và tác động của BĐKH tới nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, sử dụng đất … của tỉnh Hậu Giang

- Thu thập và xử lý các số liệu có sẵn liên quan đến an toàn sinh học (loài ngoại lai, biến đổi gen …) tại ĐBSCLvà tỉnh Hậu Giang

* Đề tài luận văn „Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên

địa bàn tỉnh Hậu Giang‟ kế thừa „Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ môi trường – Điều tra, đánh giá hiện trạng và lập kế hoạch hành động đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến 2020, định hướng đến 2030‟ Trong dự án, tác giả luận văn

tham gia khảo sát thực tế và phỏng vấn xã hội học (theo 5 mẫu phiếu điều tra) và tổng hợp, đánh giá số liệu thu được (từ đơn vị đo đạc, khảo sát hiện trường), đồng thời đi sâu đánh giá đa dạng sinh học, đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại tỉnh Hậu Giang

4.2 Phương pháp khảo sát thực tế, phỏng vấn điều tra xã hội học

Trên cơ sở phân tích lựa chọn các vùng sinh thái điển hình (tập trung vào những khu vực có tính đa dạng sinh học cao như Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng, Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân, Vườn tràm Vị Thủy, trại giam Kênh 5-Bộ công an, Khu lâm ngư-Công ty Casuco, khu bảo tồn nghiên cứu khoa học Hòa An và những vùng sinh thái đặc trưng), tiến hành điều tra khảo sát thực tế, thu thập mẫu về động vật, thực vật, nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học của từng vùng thông qua công tác điều tra xã hội học (theo 5 mẫu phiếu điều tra) kết hợp các đo đạc, khảo sát ngoài hiện trường

- Tham khảo kiến thức của người dân sinh sống tại địa bàn đang khảo sát về các loài sinh vật trong cùng khu vực

- Ghi chép lại từ đi thực tế, sau đó xây dựng danh sách loài - Với một số loài chưa giám đinh được thì ghi lại đặc điểm, tập tính, chụp lại ảnh để về giám định tên loài (tên Việt Nam, tên Khoa học)

- Từ bảng danh lục các loài đưa ra nhận xét các loài ưu thế, các loài cần bảo vệ… - Đưa ra nhận xét về sự phân bố loài, mật độ loài

Trang 23

Tiến hành phỏng vấn, đặc biệt là các thợ săn, người dân sống lâu năm tại địa phương, nhân viên quản lý rừng Đối với các loài chim, thông tin cừ cộng đồng thường thiếu chính xác nên dùng nhiều thời gian trên thực địa Sau khi phỏng vấn, sử dụng hình màu và yêu cầu người được phỏng vấn chỉ ra loài họ đã gặp cũng như nơi gặp để hỗ trợ xác định loài Các mẫu vật còn sót lại như sừng, da, móng… cũng được sử dụng để xác định là loài từng phân bố ở khu vực

4.3 Phương pháp phân tích, thí nghiệm và phân loại

Phương pháp nghiên cứu Khu hệ Thủy sinh vật được thực hiện như sau: - Mẫu Thủy sinh vật được phân tích theo phương pháp Standard Methods (1995) - Phương pháp bảo quản và xử lý mẫu theo TCVN 6663-3:2008 và tuân thủ theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008

Các mẫu thu được sẽ được đưa vào các lọ bảo quản, dán nhãn, ghi chú gồm ngày giờ thu mẫu, ký hiệu và địa điểm thu mẫu trên nhãn Ngoài ra, ghi chú thực địa gồm các điều kiện địa hình, dòng chảy, sinh cảnh, các thông số cảm quan môi trường cũng được ghi chép và mô tả để cung cấp thêm những thông tin góp phần lý giải, làm sáng tỏ kết quả phân tích

Các mẫu vật sau đó xử lý, phân tích, xác định tên loài dựa vào các khoá định loại đang sử dụng phố biến của các tác giả Việt Nam

4.4 Phương pháp chuyên ngành

Mỗi nghiên cứu chuyên ngành theo các nhóm đối tượng động, thực vật trên cạn, dưới nước, côn trùng, các hệ sinh thái,… đều có các yêu cầu và phương pháp nghiên cứu riêng biệt Những người thực hiện sẽ lựa chọn những phương pháp thông dụng nhưng tiên tiến và được chấp nhận ở trong nước cũng như trên quốc tế để thực hiện Chúng được mô tả đầy đủ theo các chuyên đề

4.5 Phương pháp so sánh

Thông tin thu thập sẽ được so sánh với thông tin đã được công bố trên địa bàn tỉnh Hậu Giang để đánh giá trạng thái và hiện trạng đa dạng sinh học hiện nay, hồi quy với trạng thái và hiện trạng đa dạng sinh học quá khứ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang,

Trang 24

nhằm xác định diễn thế, xu thế biến đổi trong đa dạng giống loài và nguồn gen của các hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh

4.6 Phương pháp bản đồ

Xác định những biến đổi (tình trạng suy thoái) tài nguyên sinh vật tại các vùng - Thu thập tài liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang - Khảo sát thực tế, ghi lại tọa độ

5 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

5.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ rõ các vấn đề về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Từ đó đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá đa dạng sinh học cụ thể nhằm bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hậu Giang Đây sẽ là nguồn dữ liệu nền giúp các cơ quan chức năng nhận biết, đánh giá được thực trạng các vấn đề trong bảo tồn đa dạng sinh học cùng với các giải pháp để thực hiện Làm cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu sâu hơn về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nói riêng và trên cả nước nói chung

Góp phần tạo cơ sở cho việc nghiên cứu đa dạng sinh học cho các địa phương khác và trong cả nước

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Vấn đề về bảo tồn đa dạng sinh học là vấn đề đang được quan tâm hiện nay do hoạt động của con người và biến đổi của khí hậu Vì thế việc hướng tới đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học nhằm giảm tác động xấu đến nguồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nói riêng và rộng hơn là trên cả nước Từ đó hướng tới sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên sinh học họp lý và hiệu quả, bảo vệ được đa dạng sinh học như mục tiêu đề xuất

5.3 Tính mới của đề tài

Đánh giá đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, đồng thời đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học cụ thể cho từng khu hệ sinh vật của tỉnh

6 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trang 25

6.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài thực hiện đánh giá đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, bao gồm: trên cạn, các vùng đất ngập nước, các thủy vực, trong nông nghiệp, các loài ngoại lai xâm lấn và các giống loài chuyển đổi gen

6.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài thực hiện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, chủ yếu tại các khu vực có tính đa dạng sinh học cao: Khu lâm ngư Công ty Casuco, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng, Rừng tràm Vị Thủy, Khu du lịch sinh thái Việt Úc, Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân, Khu bảo tồn nghiên cứu khoa học Hòa An và một số điểm khảo sát bổ sung riêng cho từng đối tượng cụ thể

Trang 26

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Nghiên cứu trên toàn cầu:

- Nghiên cứu Đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu, Liên Hiệp Quốc công bố ngày

5/10/2010 Cảnh báo đa dạng sinh học rừng đang bị lâm nguy trên phạm vi toàn cầu do tốc độ mất rừng, suy thoái rừng và diện tích rừng nguyên thuỷ giảm quá nhanh trên thế giới Nghiên cứu này của LHQ được coi là đánh giá toàn diện nhất về hiện trạng rừng trên thế giới [1]

- Bảo vệ đa dạng sinh học tại Breckland, tác giả Paul M Dolman, Christopher J

Panter, Hannah L Mossman Nghiên cứu giới thiệu và trình bày hiện trạng Đa dạng sinh học tại Breckland, bảo tồn ưu tiên loài theo tiêu chí Từ đó đối chiếu và tổng hợp loài theo yêu cầu sinh thái [2]

- Nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học trong biến đổi khí hậu, tác giả DW

Hilbert, L Hughes, J Johnson, JM Lough, T Low, RG Pearson, RW Sutherst và S Whittaker – năm 2007 Nghiên cứu làm giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu về nội địa và hệ sinh thái bán thủy sinh [3]

- Báo cáo Đánh giá đa dạng sinh học toàn cầu của Heywood và cộng sự, được

công bố tại Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) 14/11/1995 Các đánh giá cho thấy nguồn tài nguyên sinh học của Trái đất đang bị đe dọa nghiêm trọng Các thiệt hại tính đến nay phần lớn là kết quả do các hoạt động của con người, điều này sẽ giới hạn phạm vi lựa chọn mà con người sẽ có trong tương lai Ngoài ra, không có nhiều tiến triển khi thực hiện thiết lập các cơ sở khoa học cần thiết cho việc xây dựng chính sách hiệu quả để bảo tồn thụ hưởng lợi ích từ sự đa dạng sinh học và các thành phần của nó [4]

- Du lịch và đa dạng sinh học: Bản đồ vết du lịch toàn cầu, tác giả C Christ, O

Hillel, S Matus, J Sweeting – năm 2003 Dự án nghiên cứu này do tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI) hợp tác với Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) thực

Trang 27

hiện, thể hiện sự chồng chéo giữa phát triển du lịch với các điểm nóng đa dạng sinh học, để làm nổi bật các cơ hội và các mối đe dọa du lịch đến bảo tồn đa dạng sinh học và cải thiện phúc lợi của con người [5]

- Đa dạng sinh học với Thực phẩm và Nông nghiệp, Tổ chức lương thực và

nông nghiệp Liên hợp quốc công bố tháng 4 năm 2010 Báo cáo đã chỉ ra 3 lý do cần phải xác định vai trò trực tiếp của đa dạng sinh học đối với thực phẩm và nông nghiệp trong việc cải thiện an ninh lương thực và phát triển bền vững [6]

- Mất đa dạng sinh học và khủng hoảng nước toàn cầu, tập sách của Wetland

International (WI) – năm 2010 Sách làm nổi bật sự liên kết giữa những cuộc khủng hoảng nước mới nổi lên gần đây và đa dạng sinh học Cả khủng hoảng nước và đa dạng sinh học đều là kết quả của những nguyên nhân có cùng nguồn gốc, đồng thời củng cố lẫn nhau [7]

- Đa dạng sinh học đất: chức năng, các mối đe dọa và công cụ của các nhà hoạch định chính sách, báo cáo của Tổng cục môi trường Châu Âu (European

Commission DG ENV) – năm 2010 Mục tiêu của báo cáo là tổng quan tình trạng kiến thức về đa dạng sinh học đất; chức năng, đóng góp của đa dạng sinh học đất với các dịch vụ sinh thái và sự liên quan của nó đối với sự phát triển bền vững của xã hội loài người [8]

- Đánh giá đa dạng sinh học và rừng nhiệt đới ở Mozambique, báo cáo của Tập

đoàn Chemonics quốc tế và được duyệt bởi Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ - năm 2008 Báo cáo nhằm mục đích tiến hành đánh giá: hiện trạng đa dạng sinh học và bảo tồn rừng ở Mozambique; các hành động cần thiết để bảo tồn rừng nhiệt đới và đa dạng sinh học ở đây; mức độ của các hành động được đề xuất USAID/ Mozambique hỗ trợ để đáp ứng hoặc có thể đáp ứng được những yêu cầu nhất định [9]

- Bảo vệ đa dạng sinh học ở Bắc Cực, tác giả Kathrine I., Johnsen và cộng sự -

năm 2010 Báo cáo mang đến một cái nhìn tổng quan của hiệp định môi trường đa phương hiện có (MEAs) và xem xét vai trò của môi trường toàn cầu trong tác động đến bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển bền vững ở Bắc Cực [10]

Trang 28

Nghiên cứu trong khu vực Châu Á và Đông Nam Á – khu vực có khí hậu nhiệt đới

- Đa dạng sinh học khu vực Đông Nam Á: Một thảm họa sắp xảy ra, tác giả

Navjot S Sodhi, Lian Pin Koh – năm 2004 Báo cáo cho thấy sự thay đổi khổng lồ về nơi cư trú của con người, cháy rừng và khai thác quá mức động vật hoang dã ở khu vực Đông Nam Á đang là mối nguy hiểm hiện diện rõ ràng Mặc dù thể hiện viễn cảnh không khả quan nhưng vẫn còn nhiều cách để giữ gìn các nguồn tài nguyên trong khu vực Mất đa dạng sinh học là vấn đề vượt khỏi biên giới quốc gia, bất kỳ giải pháp thực tế nào cũng cần một chiến lược đa quốc gia và đa ngành, bao gồm cả kinh tế, chính trị và xã hội, khoa học Trong đó tất cả các bên liên quan (Chính phủ, phi chính phủ, quốc gia và tổ chức quốc tế) đều phải tham dự [40] - Bảo tồn đa dạng sinh học trong quyền nhượng gỗ ở Đông Nam Á: một đánh giá quan trọng của cơ chế chính sách và nguyên tắc, tác giả Ronna A Dennis và

cộng sự - năm 2008 Nghiên cứu đánh giá việc các quốc gia trong khu vực sử dụng các công cụ mới trong quản lý rừng bền vững, bao gồm: tiêu chí và chỉ số cho quản lý rừng bền vững, tiêu chuẩn chứng nhận quản lý rừng, công nghệ giảm tác động khai thác gỗ, quy phạm thực hành quản lý rừng và khai thác rừng, sự sáng tạo của mô hình rừng [41]

- Hiện trạng và xu hướng đa dạng sinh học ở Đông Nam Á, tác giả Lian P

Koh, Chris J Kettle và cộng sự - năm 2013 Bài báo thể hiện sự phân bố các hệ động – thực vật, bao gồm nhiều loại trái cây, tre nứa và cây cọ Từ đó phản ánh mối liên hệ tương tác hàng ngàn năm của con người Bài báo này xem xét tình trạng và xu hướng của các hệ sinh thái trên cạn, nước ngọt và rừng ngập mặn ở Đông Nam Á [42]

- Báo cáo đánh giá Đa dạng sinh học châu Á và đánh giá rừng nhiệt đới do

Chemonics International đứng đầu với sự tham gia của Sở Lâm Nghiệp Hoa Kỳ, trưởng nhóm nghiên cứu – Pat Foster và Turley, năm 2012 Báo cáo cho thấy hiệ trạng đa dạng sinh học khu vực châu Á qua đa dạng sinh học trên cạn, nước ngọt và đa dạng sinh học biển Các khu vực xã hội và bối cảnh kinh tế cũng được đề cập đến nhằm tìm ra các mối đe dọa đến đa dạng sinh học và rừng nhiệt đới Từ đó

Trang 29

hướng đến những hành động thiết thực để bảo vệ đa dạng sinh học khu vực này [43]

- Tình trạng đa dạng sinh học ở Châu Á Thái Bình Dương, UNEP – Chương

trình môi trường Liên Hợp Quốc công bố năm 2010 Báo cáo cho thấy Châu Á là khu vực có nhiều loài động vật bị đe dọa sinh học nhất trên thế giới Trong đó Đông Nam á là nghiêm trọng nhất, nơi có 6 trên 10 quốc gia trong khu vực có những con số về đe dọa các loài động thực vật cao nhất Từ hiện trạng này, báo cáo đưa ra những biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học cụ thể cho khu vực [44]

- Hiện trạng và bảo tồn đa dạng sinh học khu vực Đông Nam Á, tác giả Navjot

S Sodhi và cộng sự - năm 2010 Hiện trạng cho thấy Đông Nam Á là khu vực cần quan tâm bảo tồn do những tổn hại nặng nề về môi trường sống tự nhiên Báo cáo làm nổi bật tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh học khu vực Đông Nam Á bằng cách so sánh các mức độ về loài đặc hữu, mức độ đe dọa và tốc độ phá rừng với các vùng nhiệt đới khác Từ đó đưa ra những hành động bảo tồn khẩn cấp và bức thiết [45]

- Bảo tồn đa dạng sinh học rừng Đông Nam Á trong những cảnh quan bị con người biến đổi, tác giả Navjot S Sodhi và cộng sự - năm 2010 Đông Nam Á là khu

vực có tỷ lệ cao nhất về nạn phá rừng ở khu vực nhiệt đới do mở rộng nông nghiệp, khai thác gỗ, khai phá sinh cảnh và đô thị hóa, dẫn đến suy giảm và tuyệt chủng ở nhiều loài sinh vật Báo cáo tổng hợp những phát hiện gần đây về tác động của sự thay đổi sử dụng đất đối với thực vật, động vật không xương sống, động vật có xương sống và hoạt động/dịch vụ về hệ sinh thái rừng trong khu vực Đông Nam Á Từ đó bảo tồn những vùng rừng rộng lớn vơi những chiến lược cụ thể [46]

- Kiểm kê đa dạng sinh học và thông tin trong khu vực Đông Nam Á, tác giả

Cambell O Webb và cộng sự - 2010 Do sự đa dạng và phân bố địa lý phức tạp nên vẫn còn nhiều loài sinh vật chưa được khám phá, sự phân bố của loài cũng có những hiểu biết không nhiều Các phương pháp thu thập thông tin truyền thống chỉ cung cấp những nền tảng cho sự hiểu biết về sinh học Thực tế việc thám hiểm thu thập thông tin trực tiếp không thường xuyên và tài liệu cũng cần sửa đổi phân loại trong nhiều năm Báo cáo cho thấy phương pháp giải quyết của vấn đề nói trên, bằng cách

Trang 30

giữ nguyên các phương pháp thu thập thông tin truyển thống kết hợp sử dụng nguồn tài nguyên thông tin phong phú từ những người tình nguyện, kết nối mạng và sinh viên sinh học quốc gia; cung cấp thông tin đa dạng sinh học và các công cụ để các chuyên gia sử dụng hiệu quả; có thể áp dụng phân loại chi phí thấp với độ phân giải cao [47]

Các nghiên cứu về đa dạng sinh học khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng tương đối đa dạng và phong phú, phần nhiều về rừng nhiệt đới và sự ảnh hưởng tới các loài sinh vật Nhiều báo cáo, nghiên cứu đã đi sâu và đánh giá chi tiết, mang đến thông tin cần thiết để những bên liên quan, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ cùng thực hiện các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á – khu vực nhiệt đới được đánh giá có nhiều điểm nóng về suy giảm và mất đa dạng sinh học, có thể sử dụng những thông tin từ các báo cáo, nghiên cứu đã có để làm cơ sở tiến hành những nghiên cứu chuyên sâu và cụ thể hơn Trong nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hậu Giang, đây là những tài liệu tham khảo quan trọng

1.2 NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ BẢO TỒN DA DẠNG SINH HỌC

- Nghiên cứu đa dạng sinh học vùng Hòn Chông – Hà Tiên, tác giả Huỳnh Thu

Hòa, Bùi Tuấn Anh, Võ Văn Bé, Phạm Thị Nga, Ngô Thanh Phong, Nguyễn Thị Dơn và Phan Kim Định Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí khoa học 2011:17b 176-183 Nghiên cứu này điều tra, phân loại và mô tả các loài thực vật và động vật thường gặp trong vùng Đã thu mẫu và định danh được 84 giống tảo thuộc 6 ngành tảo, 619 loài thực vật Hột kín và 143 loài động vật thuộc ngành Ruột khoang, Thân mềm và Chân khớp Các kết quả này có giá trị cho giảng dạy và nghiên cứu về đa dạng sinh học [11]

- Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam – mối liên hệ với Phát triển bền vững (SD) và biến đổi khí hậu (CC), báo cáo Nguyễn Huy Dũng, Vũ Văn Dũng Nghiên

cứu được báo cáo tại Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu; Mỗi liên quan tới Đói nghèo và Phát triển bền vững năm 2007 Tổng quan về tình hình đa dạng sinh học tại Việt Nam đồng thời nêu ra được một số vấn đề tồn tại trong bảo tồn nội vi, ngoại vi hiện nay Từ đó tác giả hướng đến ảnh hưởng và mối

Trang 31

liên quan đến phát triển bền vững Mặt khác đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trong sự biến đổi khí hậu đó [12]

- Nghiên cứu đa dạng sinh học động vật không xương sống ở nước tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, Đồng Nai, tác giả Ngô Xuân Nam, năm 2014

Nghiên cứu về hiện trạng Đa dạng sinh học động vật không xương sống ở nước tại Khu Bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, Đồng Nai, sự biến động của chúng theo mùa và các dạng thủy vực Xác định mối liên quan giữa các nhóm động vật không xương sống ở nước với các yếu tố môi trường và Đề xuất định hướng bảo tồn và phát triển bền vững Đa dạng sinh học động vật không xương sống ở nước khu vực nghiên cứu [13]

- Báo cáo Xây dựng chương trình giám sát và đánh giá đa dạng sinh học cho

vườn quốc gia Tam Đảo, báo cáo Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Cừ, Hà Văn Tuế,

Hà Quý Quỳnh – năm 2009 Báo cáo kết quả xác định cụ thể sự biến đổi của các loài, môi trường sống của chúng và nguyên nhân tác động là cần thiết nhằm giúp Ban quản lý các khu bảo tồn và các nhà lãnh đạo liên quan khác lựa chọn và đưa ra các giải pháp ưu tiên thích hợp để quản lý tốt nguồn tài nguyên sinh học của khu bảo tồn [14]

- Báo cáo Khảo sát đa dạng sinh học khu hệ chim trong và xung quanh vườn

quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam, tác giả Lê Trọng

Trải và Phạm Tuấn Anh – năm 2011 Báo cáo cung cấp số liệu khảo sát cơ bản về các loài chim trong phạm vi phần mở rộng của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (VQGPNKB) để đưa vào kế hoạch quản lý của Vườn trong tương lai cũng như cho việc thực hiện kế hoạch, đây là số liệu cơn bản cho chương trình giám sát đa dạng sinh học lâu dài và góp phần cung cấp thêm số liệu để đề xuất danh hiệu Di sản thế giới theo tiêu chí đa dạng sinh học cho phần mở rộng của VQGPNKB [15] - Nghiên cứu sự đa dạng và biến động số lượng của các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae (Hymenoptera: Formicidae) trên các sinh cảnh tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả Nguyễn Đắc Đại, Nguyễn T Phương

Liên – năm 2013 Báo cáo thể hiện kết quả các nghiên cứu về sự đa dạng và biến

Trang 32

động sô lượng kiến trong những môi trường khác nhau tại Mê Linh Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 5/2012 đến tháng 5/2013 Bốn môi trường sống đã được lựa chọn: rừng tự nhiên thường xanh, rừng mưa, rừng tre và rừng hỗn hợp [16]

- Bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học cho sự phát triển bền vững Côn Đảo,

tác giả Lê Xuân Ái, Trần Đình Huệ - năm 2013 Các nghiên cứu và khảo sát được thực hiện trong khu vực có môi trường sống đặc trưng của Côn Đảo, thể hiện kết quả điều tra khảo sát đối với các loài sinh vật, đồng thời đánh giá và chỉ ra sự quan trọng cần phải bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học cho sự phát triển bền vững của Côn Đảo [17]

- Các loài thực vật bị đe dọa tuyệt chủng và giá trị của chúng ở vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An, tác giả Nguyễn Thanh Nhàn, Phạm Hồng Ban, Đỗ Ngọc

Đài – năm 2015 Nghiên cứu đã đưa ra kết quả của các cuộc điều tra đánh giá tình trạng của thực vật các loài thực vật bị đe dọa tuyệt chủng ở Vườn quốc gia Pù Mát và giá trị kinh tế của chúng [18]

- Nghiên cứu Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài côn trùng ở nước vùng ven

vườn quốc gia Bạch Mã tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả Hoàng Đình Trung, Lê

Trọng Sơn, Mai Phú Quý – năm 2010 Báo cáo thể hiện kết quả nghiên cứu và đánh giá thành phần loài côn trùng ở Vườn quốc gia Bạch Mã [19]

- Thành phần loài và đặc điểm phân bố của thực vật ngập mặn ở Thừa Thiên Huế, tác giả Hoàng Công Tín, Mai Văn Phô – năm 2012 Báo cáo này nhằm cung

cấp dẫn liệu về thành phần loài và đặc điểm phân bố của thực vật ngập mặn hiện có ở Thừa Thiên Huế Những kết quả nghiên cứu có thể xem là cơ sở quan trọng cho công tác bảo tồn và phục hồi diện tích thực vật ngập mặn nhằm tăng tính đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cộng đồng ven biển Thừa Thiên Huế [20]

- Ở miền Bắc có các nghiên cứu của Hội khảo cứu môi trường (Frontier) về động

thực vật khu vực Hoàng Liên; nghiên cứu của Hội Bảo vệ chim quốc tế (Birdlife International) ở VQG Ba Bể và vùng phụ cận: nghiên cứu về thú linh trưởng ở VQG Ba bể, KBTTN Na Hang và VQG Cát Bà của trường Đại học Lâm nghiệp; các nghiên cứu về pơ mu, lâm sản ngoài gỗ (Viện Khoa học Lâm nghiệp), nghiên

Trang 33

cứu về cúc, lan hài, cây có ích, voọc mũi hếch của viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Hà Nội, các nghiên cứu về trà, rêu, côn trùng của đại học Quốc gia Hà Nội, cây thuốc của Viện Dược liệu

- Khu vực biển miền Trung đã được các nhà khoa học của trường Đại học Lâm

nghiệp, viện Điều tra Quy hoạch rừng, bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, ĐHQGHN, Đại học Huế, VQG Bạch Mã, các chuyên gia dự án WWF/EC (VN 001201), trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới Nga-Việt, Đại học Vinh quan tâm nghiên cứu Các đối tượng nghiên cứu bao hàm phần lớn các nội dung của ĐDSH Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào một số đối tượng là các loài động vật, thực vật đặc hữu của KBTTN Pù Mát, KBTTN Vũ Quang, VQG Bạch Mã, KBTTN Phong Nha- Kẻ Bàng, KBTTN Phong Điền như các loài chim họ Trĩ, thú Linh trưởng, hổ, sao la, bò tót, cây thuốc

- Miền Nam là khu vực có nhiều nghiên cứu của Phân Viện Điều tra Quy hoạch

rừng II, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh, Tổ chức Bảo tồn chim Quốc tế, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật với các đối tượng nghiên cứu khá đa dạng [21]

Những mặt yếu về nghiên cứu ĐDSH

- Do thiếu kinh phí của nhà nước hoặc chỉ được một số tổ chức quốc tế hỗ trợ có một lần, nên thiếu các số liệu chính xác, cập nhật, nhiều VQG và KBTTN chỉ có số liệu khi xây dựng luận chứng KHKT Có nhiều loài động vật, thực vật chưa có tên trong danh lục song mặt khác có thể có một số loài động vật, đặc biệt là thú lớn đã được ghi trong danh lục nhưng thực tế không còn

- Nhìn chung chất lượng số liệu điều tra của các khu bảo vệ chưa đạt yêu cầu so với thực tế hiện có, cần phải được đánh gía lại hiện trường (Vũ Tiến Hinh, 2002) - Ở nhiều khu bảo vệ do thời gian khảo sát ngắn, phạm vi khảo sát hạn hẹp nên chưa phản ánh đầy đủ tính ĐDSH của cả khu vực

- Việc nghiên cứu chưa đồng bộ, ở một số khu bảo vệ đã bỏ qua một số đối tượng đặc biệt là các nhóm động vật không xương sống, các phương pháp phân loại hiện đại chưa được áp dụng;

Trang 34

- Một số nghiên cứu mang tính độc lập, không có sự kế thừa hoặc có khi chồng chéo, trùng lặp

- Tính khoa học có khi chưa cao do thiếu tài liệu định loại - Hoạt động nghiên cứu của ĐDSH mang tính tự phát ở các VQG, KBTTN không có dự án nước ngoài tài trợ Ngược lại nơi có tài trợ lại lệ thuộc vào cố vấn hoặc cơ quan trúng thầu nên bị động

- Trong tóm tắt báo cáo "Đánh giá việc thực hiện BAP từ 1995 đến 2002" của Bộ Tài nguyên và Môi trường có rút ra những mặt còn yếu cần khắc phục (13 vấn đề), trong đó có 1 điểm nhận định rất đáng quan tâm: "Công tác nghiên cứu khoa học về ĐDSH chưa có hệ thống Nhiều biện pháp bảo tồn được đề xuất nhưng chưa đủ căn cứ khoa học và thực tế Cán bộ khoa học về ĐDSH vừa yếu về chuyên môn, thiếu về số lượng Cơ sở vật chất và đầu tư cho các hoạt động này quá ít."

1.3 TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.3.1 Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Hậu Giang có vị trí trung tâm nằm ở tiểu vùng sông Hậu thuộc ĐBSCL, tỉnh lỵ là thành phố Vị Thanh cách thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) 240 km về phía Tây Nam, cách thành phố Cần Thơ 60 km theo Quốc lộ 61

Tỉnh nằm trong giới hạn: 105019‟39” - 105053‟49” kinh độ Đông 9034‟59” - 9059‟39” vĩ độ Bắc

Địa giới hành chính tỉnh Hậu Giang với các mặt tiếp giáp: - Phía Bắc : giáp Thành phố Cần Thơ

- Phía Nam : giáp tỉnh Sóc Trăng - Phía Tây : giáp tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu - Phía Ðông : giáp sông Hậu, ranh giới hành chính với tỉnh Vĩnh Long Diện tích tự nhiên của tỉnh Hậu Giang là 1.602 km2, chiếm khoảng 4% diện tích

Trang 35

vùng ÐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên của cả nước [35]

Hình 1.1.Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang

Nguồn:Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang [22]

- Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (KBTTN Lung Ngọc

Hoàng):

Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng có tổng diện tích tự nhiên: 2.805,37 ha; trong đó diện tích có rừng là 1.465,05 ha, được chia thành ba phân khu chức năng: Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích tự nhiên 995,74 ha (chiếm 35,50%); Phân khu Phục hồi sinh thái: Diện tích tự nhiên 937,11 ha (chiếm 33,40%); Phân khu Hành chính dịch vụ: Diện tích tự nhiên 872,52 ha (chiếm 31,10%)

Vị trí địa lý vào khoảng 090 41‟-090 45‟vĩ Bắc, 1050 39‟-1050 43‟ Kinh Đông Đây là vùng đất được hình thành trong quá trình bồi tụ của phù sa, các sông thuộc hệ thống sông Mekong, cộng hưởng với tác động của hiện tượng thay đổi bờ biển đã tạo nên vùng trũng Nam sông Hậu Do hệ thống kênh rạch chằng chịt nên chế độ thủy văn nơi đây chịu ảnh hưởng của vùng lũ sông Hậu, cường triều biển Đông và vịnh Thái Lan

Trang 36

- Rừng tràm Vị Thủy:

Khu rừng Tràm Vị Thủy thuộc xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, có diện tích 200 ha, cách thị xã Vị Thanh 9 km về hướng Đông Nam Năm 2007, Sở Kế hoạch - Đầu tư Hậu Giang cấp cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Việt Úc đầu tư xây dựng Khu du lịch rừng tràm Vị Thủy Với diện tích xây dựng ban đầu là 35 ha, khu du lịch có điều kiện sinh thái lý tưởng để nuôi các loài thủy sản nước ngọt, vườn cây ăn trái, công viên cây xanh, vườn hoa cảnh, non bộ, xây dựng khu bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm

Khu vực ở đây khá bằng phẳng, lung bào tương đối ít, diện tích rừng được phân chia lô quản lý theo hệ thống kênh đào Trên toàn bộ địa hình phân chia thành 02 khoảnh để quản lý thực hiện theo quy hoạch của dự án

- Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân (TTNN Mùa Xuân):

Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân thuộc xã Tân Phước Hưng, Huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang Năm 2012, tỉnh phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang với tổng diện tích hơn 1.400ha, trong đó đất rừng để làm khu bảo tồn động vật quý hiếm vườn chim 61,87ha trên tổng diện tích tự nhiên của vườn chim khoảng 92,62ha

- Khu lâm ngư công ty Casuco:

Khu lâm ngư công ty Casuco thuộc ấp 5, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Do Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) quản lý, với diện tích 326,11ha, bao gồm 2 khu: khu trung tâm giống mía tại xã Lương Nghĩa (187,95ha) và khu lâm ngư tại xã Lương Tâm (124,05ha) Đến năm 2013, tổng diện tích của khu lâm ngư là 115ha, trong đó đất sản xuất là 95ha Khu lâm ngư có 2 mặt giáp với sông Nước Trong, 2 mặt còn lại có kênh rạch bao bọc, giữa khu nông nghiệp có một kênh dẫn nước xuyên qua, với hệ thống kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện cho động thực vật nơi đây phát triển rất đa dạng

- Hệ thống sông Cái Lớn (Thủy vực):

Sông Cái Lớn là một trong các con sông lớn và dài nhất trong tỉnh Hậu Giang, với chiều dài 57km đồng thời nối các kênh: Xà No, Ô Môn, Quản Lộ-Phụng Hiệp, Nàng Mau, Lái Hiếu với biển Tây lại với nhau Mùa mưa, nước sông phụ thuộc

Trang 37

lượng nước từ thượng nguồn sông Hậu tràn qua Tứ giác Long Xuyên và mưa tại chỗ Mùa khô, chế độ nước sông chịu tác động chủ yếu của chế độ triều vịnh Rạch Giá

Sông Cái Lớn có chiều rộng cửa sông 600 – 700m, độ sâu 10 – 12m nên có khả năng tiêu thoát nước tốt [23] Tác dụng của sông Cái Lớn là phương tiện giao thông và tiêu nước vào mùa úng cho TP Vị Thanh và huyện Long Mỹ Tuy nhiên, do ảnh hưởng của triều biển Tây nên đã gây nhiễm mặn ở các xã phía Tây và Tây Nam của tỉnh

1.3.2 Đặc điểm địa hình

Địa hình tỉnh Hậu Giang khá bằng phẳng mang đặc trưng chung của ĐBSCL Trên địa bàn tỉnh có các tuyến giao thông đường bộ quan trọng như quốc lộ 1A, đường nối Vị Thanh – Cần Thơ, quốc lộ 61, và các tuyến giao thông đường thủy: kênh xáng Xà No, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp, Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây

Địa hình trên toàn tỉnh có thể chia thành ba vùng đặc trưng như sau [24]: - Vùng triều: Là vùng ảnh hưởng bởi thủy triều biển Đông, tiếp giáp sông Hậu

với diện tích 19.200 ha phát triển mạnh kinh tế vườn và kinh tế nông lâm nghiệp và thủy sản

- Vùng ngập úng: Là vùng ảnh hưởng bởi thủy triều biển Tây, nằm sâu trong nội đồng, phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa, mía, khóm…) Có khả năng phát triển mạnh về thương mại và dịch vụ

- Vùng úng triều: Là vùng ảnh hưởng bởi thủy triều biển kết hợp, tiếp giáp với vùng triều có diện tích khoảng 16.800 ha, phát triển mạnh cây lúa có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ

1.3.3 Thời tiết

Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo, tỉnh Hậu Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng chung của miền Tây Nam Bộ

Trong năm có hai mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm

Trang 38

Bảng 1.1: Các đặc trưng của khí hậu tỉnh Hậu Giang

Nhiệt độ trung bình

Giờ nắng Giờ 2.612,6 2.535,5 2.681,9 2.452,3 2.587,1 Lượng mưa mm 1.309,8 1.495,5 1.226,9 1.339,7 1.273,1

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang, 2014 [25]

- Nhiệt độ trung bình:

Nhiệt độ trung bình năm 2014 vào khoảng 27,40C và không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm, tháng có nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 (28,60C) và thấp nhất vào tháng 1 (26,10C) Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 2,50C

- Độ ẩm tương đối trung bình trong năm:

Ðộ ẩm phân hóa theo mùa tương đối rõ rệt, năm 2014 độ ẩm trung bình thấp nhất vào tháng 2 và tháng 3 là 77%, độ ẩm trung bình lớn nhất vào tháng 9 là 87% và giá trị độ ẩm trung bình các tháng trong năm là 81,4% Chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 10%

- Số giờ nắng trong năm:

Số giờ nắng đạt cao nhất là giai đoạn gần cuối mùa khô, số giờ nắng trung bình các tháng không thay đổi nhiều so với các năm trước Năm 2014, số giờ nắng trung bình cao nhất vào tháng 3 là 266,4 giờ; số giờ nắng trung bình thấp nhất vào tháng 9 là 149,4 giờ

- Lượng mưa trong năm:

Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.273,1 mm/năm, tập trung cao nhất vào tháng 5 đến tháng 6 và tháng 9 đến tháng 10 Năm 2014 lượng mưa cao nhất vào tháng 9 là 322,3 mm, lượng mưa thấp nhất vào tháng 2 là 8,5 mm

Bảng 1.2: Lượng mưa các tháng trong năm 2010-2014

Trang 39

Trên địa bàn tỉnh có 4 hệ thống sông lớn gồm: sông Hậu (đoạn chảy qua tỉnh 8km), sông Cái Lớn (đoạn chảy qua tỉnh 57km), sông Cái Tư (đoạn chảy qua tỉnh dài 15km) và sông Nước Trong (đoạn chảy qua tỉnh 16km) Do điều kiện địa lý của vùng nên chế độ thủy văn của tỉnh Hậu Giang vừa chịu ảnh hưởng của chế độ nguồn nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng chế độ triều biển Đông, biển Tây và chế độ mưa nội tỉnh Thủy văn được chi phối bởi hai nguồn chính: sông Hậu (triều biển Đông) và sông Cái Lớn (triều biển Tây) Các kênh rạch ngang dọc trải khắp địa bàn tỉnh Các sông, kênh chính: Xà No, Cái Lớn, Ba Láng, Nàng Mau, Lái Hiếu, Cái Côn,…

Trang 40

Theo Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2014, mực nước cao nhất là vào tháng 10 (156cm) tại trạm Phụng Hiệp (sông Cái Côn), mực nước thấp nhất là vào tháng 4 (-9 cm ) tại trạm Vị Thanh (kênh xáng Xà No)

Về xâm nhập mặn: Mặn của biển Tây theo sông Cái Lớn vào địa phận tỉnh chỉ xảy ra ở một phần diện tích phía nam huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh Trước đây, do điều kiện cống, đập và đê ngăn mặn chưa hoàn chỉnh nên tình trạng xâm nhập mặn kéo dài trong các tháng mùa khô Trong những năm gần đây, do hệ thống ngăn mặn được tăng cường và cơ bản đã hoàn chỉnh nên tình trạng xâm nhập mặn giảm đáng kể, chỉ xảy ra vào các năm khô hạn kéo dài và các đợt triều cường Thời gian xâm nhập mặn hàng năm ngắn, chỉ từ 1 đến 2 tháng với nồng độ mặn dưới 4g/l

1.3.5 Tình hình kinh tế - xã hội

a) Tổ chức hành chính

Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Vị Thanh – là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh; Thị xã Ngã Bảy và 5 huyện: Châu Thành, Châu Thành A, Vị Thủy, Long Mỹ và Phụng Hiệp

b) Dân cư và lao động

Dân số toàn tỉnh Hậu Giang năm 2014 là 779.325 người, mật độ dân số trung bình khoảng 486 người/km² Trong đó, tổng dân số thành thị là 188.381 người (chiếm khoảng 24,17%), dân số nông thôn là 590.934 người (chiếm tỷ lệ khoảng 75,83%) Dân số trong tuổi lao động 575.000 người, chiếm 73,7%; dân số ngoài tuổi lao động 205.000 người, chiếm 26,3%

Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh, lực lượng lao động dồi dào Theo niên giám thống kê năm 2014 thì tỷ lệ dân số tăng tự nhiên giảm trong giai đoạn 2011-2014 Mức tăng tự nhiên năm 2011 là 11,47‰ giảm xuống còn 10,98% năm 2014

Các dân tộc sin h sống chủ yếu bao gồm người Vi ệt, Hoa, Khmer, Chăm, Êđê, Mương Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố , thị xã, thị trấn, nông trường và do ̣c theo các trục đường giao thông chính

c) Tình hình kinh tế

Ngày đăng: 09/09/2024, 06:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Liên Hiệp Quốc. “Global Forest Resources Assessment”, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Global Forest Resources Assessment"”
[2] Paul M. Dolman et al. “Securing Biodiversity in Breckland”, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Securing Biodiversity in Breckland
[3] DW. Hilbert et al. “Biodiversity conservation research in a changing climate”, Rome, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biodiversity conservation research in a changing climate
[4] Heywood et al. “Global Biodiversity Assessment”, presented at second conference by Cambridge University, Jakarta - Indonesia, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Global Biodiversity Assessment
[5] C. Christ et al. “Tourism and biodiversity: Mapping Tourism‟s global footprint”, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tourism and biodiversity: Mapping Tourism‟s global footprint
[6] FAO. “Biodiversity for Food and Agriculture”, presented at Agrobiodiversity research, Rome – Italy, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biodiversity for Food and Agriculture
[7] Wetland International. “Biodiversity loss and the global water crisis”, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biodiversity loss and the global water crisis
[8] European Commission DG ENV. “Soil biodiversity: functions, threats and tools for policy makers”, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Soil biodiversity: functions, threats and tools for policy makers
[9] Chemonics Inc. “Mozambique Biodiversity and Tropical Forest Assessment”, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mozambique Biodiversity and Tropical Forest Assessment
[10] Johnsen et al. “Protecting Artic Biodiversity”, United Nations Environment Programe, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Protecting Artic Biodiversity
[11] Huỳnh Thu Hòa và cộng sự. “Nghiên cứu đa dạng sinh học vùng Hòn Chông – Hà Tiên”, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đa dạng sinh học vùng Hòn Chông – Hà Tiên
[12] Nguyễn Huy Dũng và cộng sự. “Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam – mối liên hệ với Phát triển bền vững (SD) và biến đổi khí hậu (CC)”, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam – mối liên hệ với Phát triển bền vững (SD) và biến đổi khí hậu (CC)
[13] Ngô Xuân Nam. “Nghiên cứu đa dạng sin học động vật không xương sống ở nước tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, Đồng Nai”, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đa dạng sin học động vật không xương sống ở nước tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, Đồng Nai
[14] Nguyễn Xuân Đặng. “Xây dựng chương trình giám sát và đánh giá đa dạng sinh học cho vườn quốc gia Tam Đảo”, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chương trình giám sát và đánh giá đa dạng sinh học cho vườn quốc gia Tam Đảo
[15] Lê Trọng Trải và Phạm Tuấn Anh. “Khảo sát đa dạng sinh học khu hệ vườn chim trong và xung quanh vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam”, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát đa dạng sinh học khu hệ vườn chim trong và xung quanh vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam
[16] Nguyễn Đắc Đại và Nguyễn T. Phương Liên. “Nghiên cứu sự đa dạng và biến động số lƣợng của các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae (Hymenoptera:Formicidae) trên các sinh cảnh tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc”, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự đa dạng và biến động số lƣợng của các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae (Hymenoptera: Formicidae) trên các sinh cảnh tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc
[17] Lê Xuân Ái và Trần Đình Huệ. “Bảo tồn đa dạng sinh học cho sự phát triển bền vững Côn Đảo”, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn đa dạng sinh học cho sự phát triển bền vững Côn Đảo
[18] Nguyễn Thanh Nhàn và cộng sự. “Các loài thực vật bị đe dọa tuyệt chủng và giá trị của chúng ở vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An”, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các loài thực vật bị đe dọa tuyệt chủng và giá trị của chúng ở vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An
[19] Hoàng Đình Trung và cộng sự. “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài côn trùng ở nước vùng ven sông vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế”, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài côn trùng ở nước vùng ven sông vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế
[20] Hoàng Công Tín và Mai Văn Phô. “Thành phần loài và đặc điểm phân bố của thực vật ngập mặn ở Thừa Thiên Huế”, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần loài và đặc điểm phân bố của thực vật ngập mặn ở Thừa Thiên Huế

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang (Trang 35)
Bảng  2.10.  Sự  hiện  diện  của  một  số  loài  động  vật  nổi  tương  ứng  với  các  mức  độ - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
ng 2.10. Sự hiện diện của một số loài động vật nổi tương ứng với các mức độ (Trang 71)
Bảng 2.12. Xếp loại mức độ ô nhiễm các thủy vực theo ASPT - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Bảng 2.12. Xếp loại mức độ ô nhiễm các thủy vực theo ASPT (Trang 75)
Bảng 2.13. Phân loại chất lượng môi trường theo mức độ phong phú của động vật - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Bảng 2.13. Phân loại chất lượng môi trường theo mức độ phong phú của động vật (Trang 76)
Hình 0.1. Biểu đồ so sánh sự khác biệt số lượng các loài chim - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Hình 0.1. Biểu đồ so sánh sự khác biệt số lượng các loài chim (Trang 89)
Bảng 3.8: Cấu trúc thành phần loài của lớp Bò sát ghi nhận đƣợc ở tỉnh Hậu Giang - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Bảng 3.8 Cấu trúc thành phần loài của lớp Bò sát ghi nhận đƣợc ở tỉnh Hậu Giang (Trang 91)
Bảng 3.10: Danh sách các loài lƣỡng cƣ – bò sát quý hiếm ở tỉnh Hậu Giang - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Bảng 3.10 Danh sách các loài lƣỡng cƣ – bò sát quý hiếm ở tỉnh Hậu Giang (Trang 92)
Bảng 3.12: Thành phần loài Thực vật phiêu sinh tỉnh Hậu Giang - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Bảng 3.12 Thành phần loài Thực vật phiêu sinh tỉnh Hậu Giang (Trang 100)
Hình 3.4. Biểu đồ thành phần loài tảo Silic đáy tỉnh Hậu Giang - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Hình 3.4. Biểu đồ thành phần loài tảo Silic đáy tỉnh Hậu Giang (Trang 103)
Bảng 0.2: Cấu trúc thành phần loài tảo Silic đáy trong các hệ sinh thái - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Bảng 0.2 Cấu trúc thành phần loài tảo Silic đáy trong các hệ sinh thái (Trang 104)
Hình 3.5. Biểu đồ thành phần loài Động vật phiêu sinh tỉnh Hậu Giang - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Hình 3.5. Biểu đồ thành phần loài Động vật phiêu sinh tỉnh Hậu Giang (Trang 106)
Bảng 3.20: Thành phần loài Động vật đáy tỉnh Hậu Giang - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Bảng 3.20 Thành phần loài Động vật đáy tỉnh Hậu Giang (Trang 108)
Hình 3.7. Biểu đồ thành phần loài Tuyến trùng tỉnh Hậu Giang - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Hình 3.7. Biểu đồ thành phần loài Tuyến trùng tỉnh Hậu Giang (Trang 111)
Hình 3.8. Số lượng các nhóm cây trồng chính ở tỉnh Hậu Giang - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Hình 3.8. Số lượng các nhóm cây trồng chính ở tỉnh Hậu Giang (Trang 113)
Hình 3.9. Số lượng các nhóm động vật chính trong HST nông nghiệp ở tỉnh Hậu - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Hình 3.9. Số lượng các nhóm động vật chính trong HST nông nghiệp ở tỉnh Hậu (Trang 115)
Bảng 3.32: Thành phần loài Thực vật phiêu sinh hệ sinh thái nông nghiệp - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Bảng 3.32 Thành phần loài Thực vật phiêu sinh hệ sinh thái nông nghiệp (Trang 120)
Hình 3.12. Biểu đồ thành phần loài Động vật phiêu sinh HST nông nghiệp - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Hình 3.12. Biểu đồ thành phần loài Động vật phiêu sinh HST nông nghiệp (Trang 123)
Hình 3.13. Biểu đồ thành phần loài Động vật đáy HST nông nghiệp - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Hình 3.13. Biểu đồ thành phần loài Động vật đáy HST nông nghiệp (Trang 124)
Hình 3.14. Biểu đồ thành phần loài Tuyến trùng hệ sinh thái nông nghiệp - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Hình 3.14. Biểu đồ thành phần loài Tuyến trùng hệ sinh thái nông nghiệp (Trang 125)
Hình 3.15. Bèo lục bình (Eichhornia crassipes) trôi nổi trên sông - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Hình 3.15. Bèo lục bình (Eichhornia crassipes) trôi nổi trên sông (Trang 137)
Hình 3.16. Cỏ lào (Eupatorium odoratum) - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Hình 3.16. Cỏ lào (Eupatorium odoratum) (Trang 141)
Hình 3.17. Bèo tai chuột (Salvinia cucullata) che phủ gần kín mặt kênh - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Hình 3.17. Bèo tai chuột (Salvinia cucullata) che phủ gần kín mặt kênh (Trang 142)
Hình 3.18. Cầy Lỏn (Herpestes javanicus) (Nguồn: internet) - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Hình 3.18. Cầy Lỏn (Herpestes javanicus) (Nguồn: internet) (Trang 144)
Hình 3.19. Cá Tỳ Bà (Hypostomus punctatus) (Linaeus, 1758) - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Hình 3.19. Cá Tỳ Bà (Hypostomus punctatus) (Linaeus, 1758) (Trang 145)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN