1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tuyển tập bộ sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi mới nhất

30 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rèn Kĩ Năng Giải Toán Có Lời Văn Cho Học Sinh Lớp 4
Trường học Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám
Chuyên ngành Toán
Thể loại Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Năm xuất bản 2017-2018
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 49,84 KB

Cấu trúc

  • 3.4. Phối hợp với phụ huynh trong việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh (17)
  • 4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN Thật vậy, việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn là việc làm (17)
  • III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ (18)
    • 1. KẾT LUẬN (18)
    • 2. KIẾN NGHỊ (19)
  • Phần 1: Mở đầu (20)
  • Phần 2: Nội dung A . Cơ sở lý luận (21)
    • 2/ Chia sẻ với phụ huynh học sinh (27)
    • 3/ Niềm vui đến với trẻ (27)
  • Phần III. Kết luận (29)

Nội dung

Như chúng ta đã biết, Toán học là một trong những môn học đòi hỏi sự tư duy sáng tạo cả người dạy và người học. Chính vì thế, để mỗi học sinh chiếm lĩnh được tri thức nói chung và Toán học nói riêng thì mỗi người thầy cô phải thật sự tâm huyết khơi nguồn tri thức đến mỗi học sinh. Thật vậy, tri thức trong xã hội là chìa khóa vạn năng để mở tất cả các cánh cửa của loài người. Muốn có tri thức thì mỗi người học sinh phải học và phải học thật tốt. Việc học phải trải qua quá trình nghiền ngẫm, suy luận tìm tòi mới có được. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà trường hiện nay là hình thành, phát triển trí tuệ cho học sinh. Trong các môn học nói chung và môn Toán nói riêng đều có nhiệm vụ trao dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng góp phần tích cực vào việc đào tạo con người. Trong các môn khoa học và kĩ thuật , Toán học giữ một vai trò nổi bật. Nó còn là môn thể thao trí tuệ giúp ta rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, học tập và giải quyết vấn đề. Toán học còn giúp ta phát huy một số đức tính quý báu như: cần cù, nhẫn nại, tự lực cánh sinh, ý chí vượt khó, yêu thích sự chính xác, khẳng định chân lí. Môn Toán là một trong những môn học bắt buộc được dạy trong chương trình Tiểu học. Cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí hết sức quan trọng. Các kiến thức và kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, trong lao động cũng như trong quá trình học sinh học lên các cấp học sau này. Trong chương trình môn Toán ở Tiểu học được cấu trúc theo vòng tròn đồng tâm và chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một là các lớp 1, 2, 3 và giai đoạn hai là các lớp 4, 5. Vì trong chương trình Toán lớp 4 nói chung và Toán có lời văn lớp 4 nói riêng là mở đầu là mở đầu giai đoạn hai ở tiểu học. Giai đoạn này, việc giải toán có sự yêu cầu và đòi hỏi cao hơn. Đó là, học sinh phải biết phân tích bài toán hợp thành bài toán đơn, đưa những bài toán phức tạp về các bài toán đơn giản hơn mà các em đã biết cách giải. Học sinh biết vận dụng phép phân tích, tổng hợp trong quá trình tìm, xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch giải. Vì vậy, đây là cơ sở ban đầu rất quan trọng của một giai đoạn mới trong quá trình học toán ở Tiểu học nói chung và giải toán có lời văn nói riêng. Xuất phát từ thực tế dạy học, năm học 2017- 2018 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 4C. Ngay từ những ngày đầu năm học, khi dạy đến các bài toán có lời văn, tôi đã nhận thấy trong lớp mình còn nhiều học sinh gặp khó khăn khi giải toán. Qua khảo sát, điều tra cụ thể, có trên 40% số học sinh trong lớp kĩ năng giải toán chưa đạt yêu cầu. Và đây cũng là điều tôi suy nghĩ rất nhiều, nếu các em giải toán còn yếu thì làm sao nắm được cách giải các bài toán dựa vào sơ đồ đoạn thẳng, dùng chữ thay số, rút về đơn vị và một số dạng toán điển hình của lớp 4 như: tìm hai số khi biết tổng hiệu, tổng tỉ, hiệu tỉ. Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra và nghiên cứu đề tài . Với hi vọng sau khi nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao trình độ của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng dạy học mạch kiến thức giải toán có lời văn ở lớp 4. Qua sáng kiến này tôi cũng muốn nhận được nhiều ý kiến trao đổi của bạn bè đồng nghiệp, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học giải toán có lời văn cho học sinh nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng.

Phối hợp với phụ huynh trong việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh

Như chúng ta đã biết, với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, các em đang rất hiếu động, ham chơi, nhanh nhớ và cũng chóng quên Chính vì thế, những dạng toán có lời văn, với thời lượng một tiết học trên lớp, khả năng ghi nhớ của các em chưa sâu, ngay lúc đấy các em có thể nhớ nhưng sang nội dung khác là các em có thể quên ngay Chính vì thế, ở nhà phụ huynh cần đôn đốc, nhắc nhở các em sau mỗi bài học cần nắm lại quy tắc, cách làm qua các ví dụ trong sách giáo khoa và các bài tập đã được luyện tập Từ đó, các em sẽ ghi nhớ một cách bền vững, khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học vào giải bài toán có lời văn tương sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Đó là một trong những giải pháp tôi đã sử dụng thường xuyên trong việc giúp học sinh nắm tốt các kiến thức nói chung và giải toán có lời văn nói riêng.

HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN Thật vậy, việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn là việc làm

thường xuyên liên tục trong quá trình dạy học toán ở Tiểu học Song trong năm học 2017-2018, tôi đã vận dụng các giải pháp trên cho học sinh lớp 4C do tôi phụ trách Trong một thời gian ngắn cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Các em đã biết vận dụng những điều tôi hướng dẫn để giải một bài toán Các em đã biết xác định được dạng bài và nắm được cách giải, biết viết câu lời giải phù hợp, viết được phép tính đúng, chính xác, bố cục rõ ràng, đẹp Qua đó tạo cho các em niềm say mê, thích thú đối với những bài toán có lời văn. Để khảo sát lại kết quả của các em trong thời gian vừa qua, tôi đã tiến hành ra đề kiểm tra để, khảo sát chất lượng giải toán có lời văn cho học sing lớp 4C cụ thể như sau.

Câu 1: Có 9 ô tô chuyển thực phẩm vào thành phố, trong đó 5 ô tô đi đầu mỗi ô tô chuyển được 36 tạ và 4 ô tô đi sau, mỗi ô tô chuyển được 45 tạ Hỏi trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tạ thực phẩm?

Câu 2: Một lớp học có 35 học sinh, trong đó số học sinh xếp loại khá Tính số học sinh xếp loại khá của lớp học đó?

Câu 3: Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 120m, biết rằng chiều dài gấp hai lần chiều rộng Tính diện tích của hình chữ nhật đó?

Giải đúng nhưng còn chậm

Nội dung A Cơ sở lý luận

Chia sẻ với phụ huynh học sinh

Học sinh rất thích được điểm tốt và phụ huynh luôn mong: Sau mỗi buổi đón conở trường về lại được con mình khoe có những điểm tốt, những chuyện vui ở lớp Chỉ cần có thế thôi cũng đủ để bố mẹ thêm vui và vợi đi bao sự nhọc nhằn của cả một ngày lao động vất vả

Cũng chỉ cần có thế mà bữa cơm gia đình học sinh hôm ấy cảm thấy ngon miệng hơn và hạnh phúc hơn Nhưng thực tế không phải bao giờ các cháu cũng học bài và làm bài chuyên cần để cô giáo sẵn lòng cho ngay điểm tốt Nhiều khi kiểm tra bài, học sinh vì một lý do nào đấy không đủ bài tôi vẫn nghiêm khắc cho điểm kém kèm theo lời khiển trách nhưng vẫn ôn tồn mở lối cho học sinh Nhắc cho học sinh nợ điểmđến lần kiểm tra sau đồng thời thông báo cho học sinh biết điều đó Cách làm này đã làm mất đi sự thất vọng trong lòng các em và mở ra cho các em hy vọng để cố gắng ở lần sau Những em này luôn có tư tưởng gỡ lại điểm nên đã: lập công chuộc tội “rất hào hứng xung phong được kiểm tra vào tiết học tiếp Phụ huynh học sinh biết được điều đó đều cố gắng đọng viên con học và họ không băn khoăn, lo lắng về kết quả học tập của con mình có thể rơi vào mức độ “báo động”

Niềm vui đến với trẻ

1 Thân thiết tình thầy trò

Tạo đựơc tâm thế cho học sinh trong buổi học là vô cùng cần thiết

Hiểu điều đó nên tiết đầu tiên tôi không bao giờ quở trách, trách phạt bất cứ một học sinh nào Dù hôm đó học sinh đi muộn hay quên đồng phục hoặc quên sách, vở, thiếu phần chuẩn bị… Nếu nặng lời mắng mỏ sẽ đem lại cho học sinh đó nỗi buồn, cảm giác có tội sẽ đè nặng, phá tan sự tiếp thu của học sinh trong cả buổi học hôm ấy Chính cô giáo cũng bị ức chế, buồn bực, tức tối trong suốt giờgiảng của mình Để tránh tình trạng trên,sáng sáng khi bước chân vào lớp ttôi thường nghĩ ra một câu chào, một câu đùa hóm hỉnh hoặc sau lời chào là một vài cử chỉ ân cần: Khi thì sửa lại tóc cho em này, lúc lại cài áo cho em kia… vv…Để sao cho học sinh cảm nhận được một ngày học mới bắt đầu hết sức nhẹ nhàng và ấm áp Đến cuối ngày học hôm ấy, tôi cho các em bình cjhọn ai học ngoan và ai tiến bộ nhất trong ngày lúc đó là lúc mà tôi nhắc nhở khuyết điểm mà các cháu học sinh hồi sáng mắc phải Nếu lỗi cháu đó mắc phải mà nặng, cháu sẽ tự đứng trước lớp tìm xem mình sai ở chỗ nào rồi hứa với tập thể lớp, với cô giáo sẽ sửa những sai lầm đó.

Cả ngày học sinh ở trường, cô giáo trong thời gian đó thay vai trò người mẹ ở nhà của các cháu Mỗi khi có cháu kêu sốt, mệt hay đau bụng giữa tiết học tôi không làm ngơ mà ân cần hỏi han bình tĩnh sử lý lúc thì xoa cho cháu này chút dầu khi thì pha cho cháu khác cốc nước có cháu mệt quá không đỡ tôi đưa cháu xuống phòng y sỹ hoặc thông báo cho gia đình cháu đến

Lớp tôi đa số các cháu đều ăn ngủ trưa tại trường nên cứ đầu giờ chiều nên cứ đầu giờ chiều tôi lại hỏi han tỷ mỷ các cháu cháu nào ăn nhanh, cháu nào ăn chậm, cháu nào bỏ cơm, cháu nào không ngủ trưa?… để kịp thời nhắc nhở các cháu và trao đổi với giáo viên quản lý trưa và gia đình để có sự điều chỉnh. b- Học mà chơi – chơi mà học

Học sinh đến trường thì phải vui chơi Giờ ra chơi tôi hướng dẫn cho các cháu trò chơi tập thể, mượn cho các cháy dây, cầu, bóng vv để học sinh được chơi hết mình , được cười đùa thật vui vẻ Trong giờ học để các cháu tiếp thu bài được dễ hơn,tôi cũng thường tổ chức các trò chơi, tạo điều kiện để đông đảo học sinh được tham gia tham gia : ví dụ chơi hái hoa dân chủ trong giờ ôn tập môn, tự nhiên,xã hội;chơi đóng kịch phân vai trong giờ đạo đức( luyện tập), chơi ai nhanh hơn trong giờ toán và “Giọng đọc vàng’’ trong giờ tập đọc vv.Những kiến thức cơ bản học sinh được học dưới dạng trò chơi, các cháu thấy hứng thú và tiếp thu kiến thức nhanh hơn đồng thời tôi nhận thấy thông qua các trò chơi tính cách của các cháu được bộc lộ rõ ràng hơn.Qua đó tôi nhận xét cụ thể về tính cách của từng cháu để có biện pháp giáo dục phù hợp. c- Khen thưởng động viên

Thứ sáu cuối tuần có tiết sinh hoạt lớp, học trò lớp tôi rất thích và háo hức chờ đón Các cháu được tự do bình bầu nhau Những cháu được cô khen vì tiến bộ từng mặt: học tập, kỷ luật hay chỉ là có chữ viết tiến bộ hơn tuần trước đều được phát phần thưởng Vào những ngày lễ tết hoặc sinh nhật của từng em, học sinh cũng nhận được những món quà nhỏ nhưng nó đã thực sự mang đến cho ccác cháu niềm vui khi đến trường:

Ví dụ 1: Tết Nguyên đán tôi mừng tuổi cho các cháu một quyển vở kèm theo những lời chúc: Em gặp may mắn.

Ví dụ 2: Ngày 8 tháng 3 để các cháu gái có ý thức về giới tính của mình, tôi hướng dẫn các cháu trai làm một món quà tặng cho các bạn gái cùng bàn ngoài ra tôi còn cho cả lớp vẽ, cắt một bông hoa có ghi điểm 9, điểm 10 về tặng bà tặng mẹ.

Những món quà tuy nhỏ nhưng đã thu được những giá trị tinh thần lớn bởi tôi đọc thấy trên gương mặt của các em sáng lên niềm hân hoan với những nụ cười hồn nhiên của con trẻ.

Mang niềm vui đến cho con trẻ từ những việc làm bình thường như vậy nhưng cũng khiến cho học sinh cảm thấy tình thương yêu và sự quan tâm săn sóc của cô với các cháu Từ sự cảm nhận này khiến cả phụ huynh lẫn học sinh đều cảm thấy tin tưởng các cháu thấy mỗi buổi đến trường là một ngày vui Khi phụ huynh gửi gắm các cháu cho nhà trường, cho cô mà hoàn toàn yên tâm vững dạ.

Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp một bằng những việc làm cụ thể đã nêu ở trên tôi nhặn thấy có sự chuyển biến rõ rệt qua các số liệu thống kê sau:

Ngày đăng: 07/09/2024, 08:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w