1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hiệu quả gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty TNHH Maxport

99 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiệu quả gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty TNHH Maxport
Tác giả Lê Hồng Tâm
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Quang Thao
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 23,95 MB

Nội dung

Đối với ViệtNam cũng như tất cả các nước khác trên thế giới, hoạt động xuất khâu đóng vai tròđặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xây dựng đất nước; là phươngtiện hữu h

TONG QUAN VAN DE NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬNTổ chức thực hiện hợp đồng

Hợp đồng sau khi được ký mỗi bên bắt tay làm các thủ tục, công việc liên quan đến các điều khoản cam kết trong hợp đồng dé thực hiện hợp đồng đúng theo cam kết đã ký Hàng giao đúng thời hạn, chất lượng đảm bảo Trong thực hiện hợp đồng gia công hang may mặc thì công việc đầu tiên công ty cần xin phép và làm thủ tục nhập khẩu vải và phụ liệu Sau khi đã xong các thủ tục hành chính thì nguyên phụ liệu được đưa vào sản xuất Phải có sự giám sát chặt chẽ trong quá trình sản xuất, công tác kỹ thuật thật kỹ để sản phẩm sản xuất đúng yêu cầu.

Nên công việc không thé thiếu chính lakiém tra, vận chuyền, bảo quan và chuyên giao thành phẩm Hoàn thành các thủ tục trình tự trên công ty tiễn hành làm thủ tục thanh toán và nhận tiền thanh toán từ bên đặt gia công.

1.1.5.5 Đánh giá điều chỉnh hop dong:

Không phải bat kỳ hợp đồng nào đưa đến công ty cũng có thé thực hiện được, cũng như phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty Khi nhận được các hợp đồng doanh nghiệp cần tô chức đánh giá điều chỉnh hợp đồng.

Nếu trong quá trình làm hàng có sự thay đổi so với hợp đồng hay không có khả năng làm thì báo lại với khách hàng để có sự điều chỉnh hợp lý, hay có sự trợ giúp từ phía khách hàng Moi điều chỉnh cần có sự thoả thuận của hai bên, có thé điều chỉnh mọi vấn đề đã cam kết trong hợp đồng Mọi điều chỉnh được chấp nhận khi có sự đồng ý của hai bên Vì công ty chủ yếu là hoạt động gia công nên

13 uy tin rất quan trọng do đó việc đánh giá hợp đồng là không thé thiếu trong hoạt động gia công xuất khẩu của công ty.

1.1.6 Đặc điểm về gia công hàng may mặc xuất khẩu

Về quy mô của ngành:Sự phát trién của ngành may Việt Nam được ghi nhận với những kết quả đáng khích lệ Đến thời điểm hiện nay, dệt may là một trong những ngành công nghiệp sản xuất, xuất khẩu quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, là ngành thu hút lượng lao động lớn, vừa tạo ra giá trị hàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khâu.

Về chất lượng hàng may mặc: Nêu như trước đây, các doanh nghiệp dét may Việt Nam chưa chú trọng đến vấn đề xây dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm thì hiện nayđây lại là tiêu chí được quan tâm hàng đầu Thực tế là nhãn hiệu “Made in Vietnam” ngày càng được người tiêu dùng trên Thế giới biết đến và chấp nhận, trái ngược với hàng hóa mang nhãn hiệu “Made in China” luôn bị tây chay, ác cảm Có được sự thay đôi này phần lớn là do sự nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Bằng việc đầu tư mạnh về công nghệ, kỹ thuật cũng như chú trọng đào tạo lao động có tay nghề, hàng may mặc Việt Nam ngày một bền hơn, tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của cả những khách hàng khó tính Ngoài ra, đi cùng với vấn dé nâng cao chất lượng sản phẩm, khâu thiết kế cũng đang dần được chú trọng Nhanh chóng năm bắt xu hướng thời trang trên thé giới, thế hệ các nhà thiết kế trẻ của Việt Nam đang thôi một luéng gió mới vào ngành đệt may với những mẫu mã bắt mắt, độc đáo.

Về cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu: Trong các chủng loại mặt hàng may mặc xuất khâu, hầu hết các doanh nghiệp dệt may mới chi tập trung vào các sản phẩm dễ làm, các mã hàng nóng như áo Jacket 2 hoặc 3 lớp, áo váy, sơ mi Đặc biệt đối với mặt hàng áo jacket luôn chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu Còn đối với những mặt hàng khó làm như quần âu, áo veston chiếm tỷ lệ nhỏ và rất ít doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ dé có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuât.

Sự thay đổi thị phần xuất khẩu: Cùng với quá trình nền kinh tế nước nhà hội nhập ngày một sâu rộng vào nền kinh tế Thế giới, hàng may mặc Việt Nam đã bắt đầu lan tỏa trên khắp các châu lục, hiện diện ở rất nhiều các quốc gia Hiện nay, trong các thị trường nhập khâu hàng may mặc của nước ta thì đứng vị trí thứ nhất là Mỹ, vị trí tiếp theo là EU, Nhật Bản đứng thứ ba và còn lại là các thị trường khác như là Châu Phi và Nam Mỹ.

Sự thay đổi phương thức xuất khẩu:phương thức gia công xuất khẩu luôn giữ một vị trí chủ đạo với tỷ lệ 80%nhung nay nó giảm xuống mức 50% Không chỉ biết dựa vào những mẫu thiết kế sẵn, nguyên liệu cung cấp sẵn, thậm chí dây chuyền công nghệ cũng được hỗ trợ sẵn, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã dần tự sản xuất ra sản phẩm của riêng mình, mang nhãn hiệu “Made in Vietnam” với phong cách thiết kế riêng, mẫu mã sáng tạo Điều này có tác dụng lớn lao trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho hàng may mặc Đây thực sự là một bước tiến dài trong việc khang dinh su sang tao cua nganh dét may Viét Nam thi van dé gia cong xuất khẩu hàng may mặc có vai trò rat cần thiết va quan trọng.

1.1.6.1 Lý thuyết về lợi thể tuyệt đối:

Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối là một trong những lý thuyết đầu tiên chứng minh cho sự trao đôi quốc tế về mặt lý luận được A.Smith đưa ra vào khoảng cuối thé kỳ XVIII trong tác phẩm nỗi tiếng: “Sw giàu có của các quốc gia - The wealth of Narions (1776)” Theo lý thuyết lợi thế so sánh tuyệt đối thì các quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối, sau đó bán những hàng hóa này sang những quốc gia khác đề đổi lấy các sản phâm mà nước ngoài có lợi thế hơn Bằng việc chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm có lợi thế tuyệt đối cả hai quốc gia đều có lợi khi quan hệ thương mại với nhau Lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một loại sản phẩm có thể do các lợi thế tự nhiên hoặc các lợi thế có được do kỹ thuật và sự lành nghề.

Lợi thế tuyệt đối chỉ giải thích được một phần nhỏ thương mại hiện tainhu thương mại giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển Hầu hết thương mại thế giới, đặc biệt thương mại giữa các nước phát triển với nhau

15 không thé giải thích được bằng các học thuyết về lợi thé tuyệt đối.Lý thuyết này được trình bày và tóm tắt trong cuốn: “Đề cương bài giảng Kinh tế thương mại đại cương”- Bộ môn Kinh tế thương mại- Trường ĐH Thương Mại.

1.1.6.2 Ly thuyết về lợi thé so sánh của David Ricardo:

Lý thuyết về lợi thế so sánh của D.Ricardo được trình bày trong tác phẩm “Những nguyên lý của kinh tế chính trị học 1817” Có théhiéu lợi thé so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khâu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơncác nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chỉ phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác).

Hay nói cách khác những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hắn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm thì vẫn có thé và vẫn có lợi khi tham gia và phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác Băng việc chuyên môn hóa sản xuất và xuất khâu sản phẩm mà nước đó có lợi thé so sánh, tong sản lượng về sản phẩm trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại Như vậy lợi thế so sánh là cơ sở đề các nước buôn bán với nhau và là cơ sở đề thực hiện phân công lao động quốc tế.

Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo là lý thuyết cơ sở cơ bản của thương mại quốc tế Tuy vẫn còn một số hạn chế, nhưng lý thuyết lợi thế so sánh có một ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với mọi quốc gia Việc nghiên cứu và vận dụng lý thuyết lợi thé so sánh vào tình hình cu thé của Việt Nam là việc làm cần thiết, góp phần nhận diện lợi thế so sánh của Việt Nam; trên cơ sở đó có những định hướng và giải pháp thích hợp nhằm phát huy và phát triển lợi thé so sánh của Việt Nam trong phân công lao động quốc tế, góp phần đấy mạnh và nâng cao hiệu qua hoạt động kinh tế đối ngoại trong bối cảnh mới.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dé giải quyết vấn dé, dé tài được thực hiện theo quy trình nghiên cứu thé hiện qua sơ đồ 2.1 sau: nghiên cứu

Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu đề tài

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng hai nguồn dit liệu sau đây:

- Điều tra (bảng khảo sat) nhận được từ các khách hàng về chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất của nhà máy.

- Kết quả phỏng vấn, thảo luận với nhân viên, lãnh đạo của Công ty Maxportdé nam rõ hơn về quan điểm, kế hoạch cũng như đánh giá của họ đến van đề nghiên cứu, hiệu quả gia công sản xuất của Công ty Maxport.

- Phương pháp điều tra, lay mẫu.

- Địa điểm: Công ty TNHH Maxport Ltd Việt Nam.

- Đôi tượng khảo sát: là các chuyên gia, cán bộ, công nhân làm việc tại công

- Phương pháp chọn mẫu: dé đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề tài đã lựa chọn phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này là vì tác giả hiện đang công tác tại công ty nên có khả năng tiếp cận người trả lời và họ sẵn sàng trả lời bằng câu hỏi nghiên cứu; mặt khác nó ít tốn kém thời gian và chi phí dé thu thập thông tin nghiên cứu.

Thang đo, đối với nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đo Likert, Rensis (1932) dé triển khai đo lường các câu hỏi khảo sát với quy ước như sau:

(Bậc 5): Hoàn toàn đồng ý; (Bậc 4): Đồng ý; (Bậc 3): Không có ý kiến; (Bậc 2): Không đồng ý; (Bậc 1): Hoàn toàn không đồng ý.

- Kích cỡ mau: dé dam bảo tính khách quan và kha thi của dé tài cần khảo sát và căn cứ vào danh sách có được số lượng mẫu tác giả khảo sát400 mau.

- Nội dung điều tra: đánh giá hiệu quả hàng gia công xuất khẩu, do vậy nội dung khảo sát tập trung chủ yêu ở các nội dung gia công, hoàn thiện sản pham.

Nhiệm vụ gia công xuất khâu phải ôn định, sản phẩm phải tiêu chuẩn hóa và có nhu cầu lớn.

Nguyên vật liệu phải được cung cấp cho dây chuyền đúng tiến độ, đúng quy cách, tuân theo nhịp điệu quy định.

Bồ tri công nhân đúng tiêu chuẩn nghề nghiệp Công tác đào tạo cán bộ công nhân viên + Áp dụng tiêu chuẩn ISO

Các báo cáo về hoạt động gia công sản xuất trong nội bộ công ty:

- Thời gian đừng máy có kế hoạch và ngoài kế hoạch - Tỷ lệ lỗi sản phẩm

- Sản lượng tính theo giờ công

- Tỷ lệ hàng hủy của sản pham không thé sửa chữa

Dé đánh giá được phong phú, chính xác hơn các kết quả đạt được nhằm ghi rõ thực chất hiện tượng và quá trình kinh tế Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chỉ tiết theo những hướng khác nhau Thông thường trong phân tích, phương pháp chỉ tiết được thực hiện theo những hướng sau:

+ Chỉ tiết theo các bộ phận cau thành chỉ tiêu: Mọi kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đều bao gồm nhiều bộ phận Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được.

+ Chỉ tiết theo thời gian: kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đều Chi tiết theo thời gian (quy, tháng, tuần, ngày) sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát, đúng và tìm được các giải pháp có hiệu lực cho công việc kinh doanh Tùy đặc tính của quá trình kinh doanh, tùy nội dung kinh tế của chỉ tiêu phân tích và tùy mục đích phân tích khác nhau có thé lựa chọn khoảng thời gian cần chi tiết khác nhau và chỉ tiêu khác nhau phải chỉ tiết.

+ Chỉ tiết theo địa điểm (phạm vi kinh doanh): kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là do các bộ phận, các phân xưởng, đội, tô sản xuất kinh doanh thực hiện Bởi vậy, phương pháp này thường được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kinh doanh trong các trường hợp sau:

- Một là, đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ Trong trường hợp này, tuỳ chỉ tiêu khoán khác nhau có thể chi tiết mức thực hiện khoán ở các đơn vi có cùng nhiệm vụ như nhau.

- Hai là, phát hiện các đơn vị tiên tiễn hoặc lạc hậu trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh Tuỳ mục tiêu đề ra có thê chọn các chỉ tiêu chỉ tiết phụ hợp về các mặt: năng suất, chất lượng, giá thành

- Ba là, khai thác các khả năng tiềm tảng về sử dụng vật tư, lao động, tiền ton, đất dai trong kinh doanh.

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phô biến trong phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm để đánh giá chung, đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu phân tích.

Khi sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích kinh tế phải giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

2.3.2.1 Xác định gốc so sánh:

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà ta lựa chọn gốc so sánh cho thích hợp, các gốc so sánh có thé là:

- Tài liệu năm trước (4) /rước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của chỉ tiêu.

- Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự báo, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán, định mức.

- Các chỉ tiêu bình quân của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt hàng nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Qua so sánh đánh giá được kết quả của việc thực hiện các mục tiêu do đơn vị đặt ra Muốn vậy cần phải so sánh giữa kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra, giữa thực tế với kế hoạch.

THỰC TRẠNG HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG HÀNG

MAY MAC XUẤT KHAU CUA CÔNG TY TNHH MAXPORT

3.1 Một số nét về công ty TNHH Maxport Việt Nam

Công ty Maxport Limited Việt Nam là doanh nghiệp gia công hàng may mặc xuất khẩu theo hợp đồng hoặc theo đơn đặt hàng của nước ngoài, chuyên sản xuất mặt hàng quần áo thê thao với công nghệ cao cùng hệ thống quản lý tiên tiến, thiết bị hiện đại Cụ thể là công ty nhận nguyên vật liệu chính do khách hàng cung cấp sau đó tiến hành tổ chức gia công theo mẫu mã mà khách hàng yêu cầu theo đúng số lượng, chất lượng và thời gian trong hợp đồng ký kết Như vậy, đối tượng chế biến là vải được cắt và may thành các chủng loại mặt hàng khác nhau Các mặt hàng chủ yếu sản xuất là áo Jacket, áo phông, quần áo thể thao xuất sang châu Âu theo yêu cầu của khách hàng (High-tech Jacket; Other Top Garment; Woven bottom;

Công ty tô chức sản xuất theo quy trình phức tạp chế biến kiểu hỗn hop San phẩm sản xuất ra phải trải qua nhiều giai đoạn liên tiếp nhau theo dây chuyền công nghệ khép kín: thiết kế, cắt, may, chế biến, chế tác, sửa chữa, tái chế, lắp ráp, ỦI, phân loại và đóng gói hàng hóa theo yêu cầu và bằng phụ liệu của bên đặt gia công.

Trong giai đoạn may, các bộ phận chi tiết sản phẩm được sản xuất một cách độc lập hoặc song song vàcuối cùng được lắp ráp, ghép nối thành sản phẩm là bán thành pham may

Vào năm 1990 ông Nicholas Stokes là một doanh nhân trẻ người Australia lúc ấy ông mới hơn 30 tuôi (nay là tổng giám đốc công ty Maxport) cùng với nhân viên trẻ người Thái Lan là Wongsri Sarawut sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội làm ăn. Đây là thời kỳ mở cửa và đổi mới mạnh mẽ của đất nước, đặc biệt là đối với ngành dệt may Việt Nam lúc này đã trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn với tốc độ tăng trưởng cao Các doanh nghiệp quốc doanh trong ngành may chiếm tới 70% tông sản lượng ngành và được hưởng các chính sách ưu tiên về đất đai, tín dụng, các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam còn bỡ ngỡ về thủ tục.

Vào thời điểm đó tổ chức Hiệp hội dệt may Việt Nam mời một số đơn vị dệt may tới tham quan, lúc này ông Nicholas Stokes đi cùng 1 nhóm đến tham quan 5 — 6 nhà máy tại Hà Nội và ông chọn nhà máy may 40 dé bắt đầu việc kinh doanh.

Ong Nicholas Stokes thuê một căn phòng nhỏ 20m” dé làm việc, công việc bắt đầu đi vào quy cũ nhưng gặp rất nhiều khó khăn vì không máy tính, không điện thoại, chỉ có 1 máy fax, tat cả ban thảo đều được viết tay thủ công bằng bút chì Sau 6 tháng ồn định ông Nicholas Stokes bắt đầu tuyển dung 1 nhân sự đầu tiên của Việt Nam, vào tháng 11 năm 1993 liên minh châu Âu thành lập, thị trường châu Au trở thành một trong những đối tác chủ chốt của ngành dệt may Việt Nam từ lúc bấy giờ, ông Nicholas Stokes đã tách văn phòng với 3 nhân sự Đến năm 1994 công ty mang tên Bick của ông Nicholas Stokes mới có | khách hang là Fyall Raven, sang năm

1995 con số tăng lên 3 khách hàng là Gemeni, EVF, Maier, đến năm 1997 tăng lên 5 khách là Craorach và Kakadu, năm 1999 số khách hang tăng nhảy vọt lên 11 khách, đỉnh điểm 14 khách hàng vào năm 2001 với nhiều thương hiệu là Marmot, Mountain Hard wear, Winterco, Jpyder, dé đáp ứng với lượng khách hàng khổng lồ thì nhu cầu nhân sự bắt đầu cũng tăng lên nhanh chóng, năm 1996 chỉ có 6 người, năm 1999 là 25 người, năm 2001 tăng 45 người và tiếp tục tăng lên gấp 3 lần với

Từ năm 1998 năng suất của công ty may 40 đã không theo kịp tốc độ phát triển của đơn hàng, nhân sự công ty bat đầu tìm tới các nhà máy ở Hà Nội, Nam Định, Thái Bình và các tỉnh thành khác để hợp tác sản suất Năm 2004 đơn hàng ngày một càng nhiều lên, buộc ông Nicholas Stokes phải kiêm soát chặt chẽ cả về chất lượng và thời gian sản xuất, ông đã quyết định không bị động thuê nhà xưởng bên ngoài nữa, ngay thời điểm nay công ty may 40 cô phan hóa Duong như đã hội tủ đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa thì ông Nicholas Stokes có cơ hội tao dựng các nhà máy sản xuất của chính mình.

Ngày 20 tháng 11 năm 2001 công ty cô phần sản xuất hang thé thao Maxport JSC chính thức thành lập Đến năm 2005 ông Nicholas Stokes tiến hành mua cô phần của công ty may 40, 2 năm liền sau đó tiếp tục mua 2 nhà máy may Việt Hà ở

Nam Định và Phú Xuân ở Thái Bình, quy mô của Maxport tiếp tục được mở rộng, năm 2007 Việt Nam gia nhập WTO đã tạo đà cho bước phát triển rực rỡ của các doanh nghiệp trong đó có Maxport Thời điểm mày ông Nicholas Stokes hoàn tất mua xong may 40 và bắt đầu cho xây dựng lại từng nhà máy, cải tạo khuôn viênvới môi trường làm việc xanh, sạch và hiện đại hơn Sau mỗi lần mua lại các nhà máy là mỗi lần ông Nicholas Stokes đưa ra các ý tưởng tạo dựng cảnh quan môi trường, cải thiện hệ thống phòng cháy chữa cháy, điều kiện sinh hoạt cho từng nhà máy xanh, sạch và thoải mái nhất có thé cho nhân viên.

Nhân sự năm 2005 mới có 180 người, tới năm 2011 đã tăng gần gấp 34 lần lên hơn tới 600 cán bộ, công nhân viên, đến năm 2010 năng lực sản xuất các nhà máy ở Thái Bình phát triển quá mạnh mẽ, công ty đưa ra phương án chuyên dần bộ phận kinh doanh xuống Thái Bình để sát sao hơn với sản xuất Nhưng việc chuyên dịch này lại gây nên biến động lớn cho bộ phận kinh doanh của công ty, mà đỉnh cao là năm 2012 khi một loạt nhân sự kinh doanh kỳ cựu, cao cấp của công ty Maxport xin nghỉ, phòng kinh doanh bị tôn hại lớn, nhưng ông Nicholas Stokes đã nỗ lực dé Maxport vẫn vững vàng và phát triển cả về quy mô nhà máy lẫn nhân sự.

Nhận thấy tình hình phát triển ngày một lớn mạnh, hành lang pháp lý đã thông thoáng, năm 2014 ông Nicholas Stokes đưa ra quyết đỉnh việc tái cơ cấu để đưa Maxport trở thành doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI Năm 2016 doanh thu xuất khâu của công ty lên tới 2000 tỷ đồng giải quyết việc làm cho hơn 4.000 người cán bộ công nhân viên với mức thu nhập bình quân trên 7.6 triệu/người/tháng đó là thành quả, công sức, m6 hôi và tat cả năm tháng tuổi trẻ mà ông Nicholas Stokes đã công hiến để gây dựng nên một tập đoàn Maxport hôm nay.

Trải qua hơn hai mươi năm phát triển, hiện nay Maxport Limited đã là một trong những doanh nghiệp FDI hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, gia công hàng may mặc tại Việt Nam, với 4 cơ sở phủ khắp ba tỉnh Hà Nội, Nam Định, Thái Bình.

Maxport được vi von như một “thién đường xanh” của ngành may mặc bởi doanh nghiệp này luôn tin rằng: doanh nghiệp Maxport là môi trường làm việc lành mạnh sẽ tác động trực tiếp tới chất lượng của từng sản phẩm.

Tính tới thời điểm hiện tại, có rất nhiều nhân sự đã gắn bó cùng Maxport tròn mười chín, hai mươi năm bởi mỗi người trong số họ đều rất trân trọng văn hóa làm việc luôn đề cao sự chân thành, cởi mở, thoải mái của doanh nghiệp Mỗi năm đều có rất nhiều dip du lịch, vui chơi, teambuilding, thi dau thé thao, thi nau ăn, căm hoa dé mọi người giao lưu thắt chặt tình đoàn kết và tinh thần đồng đội Với những sinh viên được dao tạo trong các lĩnh vực công nghệ may, thiết kế thời trang Maxport là một môi trường rất lý tưởng dé phát triển ban thân Ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp chính là tạo điều kiện cho nhân sự có cơ hội tiếp xúc với những công nghệ tân tiến nhất trong ngành may cũng như các khóa học đào tạo tay nghề, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ Ngoài những chế độ phúc lợi cơ bản như:

Lương theo năng lực, thưởng theo thành tích, thưởng chuyên cần lên tới 12.000.000

CÁC GIẢI PHAP NANG CAO HIỆU QUA HOẠT ĐỘNG GIA

CÔNG XUẤT KHẨU CUA CÔNG TY

4.1 Mục tiêu, phương hướng của công ty đến năm 2023

4.1.1 Mục tiêu phát triển Mục tiêu đặt ra cho sự phát triển của công ty nói chung và để nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng ở đây là:

-Tập trung đầu tư tái cơ cấu nội bộ công ty, áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, công nghệ 4.0dé tự cân đối các khâu trong hoạt động sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng;

- Tiếp tục duy trì 6n định tổ chức kinh doanh thương mai, phát triển mở rộng hợp tác kinh doanh đi kèm với quản lý, theo dõi, kiểm tra, phân tích, đánh giá chặt chégitra các tổ chức về kinh doanh, nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu của thị trường và mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty;

- Nghiên cứu kỹ thị trường, khách hàng, đối tác, xây dựng hình ảnh và thương hiệu của công ty ngày càng lớn mạnh;

- Chuyên dịch hợp tác sản xuất theo vùng lãnh thổ; tăng cường hợp tác liên doanh, day mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư của nước ngoài;

- Khai thác thị trường truyền thống song song khai thác thị trường mớiđể phát triển ôn định, bền vững và hiệu quả.

Giai đoạn 2018-2020: Giá trị sản xuất: Đến năm 2020 GTSXCN (giá 2010) đạt 25.000 tỷ đồng trở lên, xuất khâu: Đến năm 2020 giá trị xuất khẩu đạt 966 triệu USD trở lên, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,5% trở lên; đến năm 2020 thu hút 15.000 lao động trở lên.

- Giai đoạn 2021-2023: Giá trị sản xuất: Đến năm 2025 GTSXCN (giá 2010) đạt 30.000 tỷ đồng trở lên, xuất khâu: Đến năm 2025 giá trị xuất khâu đạt 1.152 triệu USD trở lên, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5% trở lên; đến năm 2023 thu hút 18.000 lao động trở lên.

4.1.2 Phương hướng hoạt động của công ty

Tinh hình sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu ngành dét may Việt Nam đã đạt được những kết quả rất tích cực Kim ngạch xuất khẩu dét may của Việt Nam cuối năm 2017 tăng hơn 10% so với năm 2016.Trong đó Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khâu số 1 của đệt may Việt Nam với tỷ trọng trên 48% tông kim ngạch xuất khẩu Ngoài ra, những thị trường xuất khâu tiềm năng khác nhưThái Bình Dương (CPTPP), Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốcvà ASEAN cũng đạt được những kết quả tích cực.Đặc biệt, năm 2017 đánh dấu mốc quan trọng của ngành dệt may Việt Nam khi lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Trung Quốc

Bởi vậy, chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khâucủa công ty Maxport đến năm 2023 nói riêng là phát triển nhanh nhưng phải đi đôi với phát triển bền vững Tăng trưởng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nên kinh tế Khi khai thác các yếu tô phát triển theo chiều rộng, thì phải đặc biệt coi trọng các yếu tô phát triển theo chiều sâu Phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển toan diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công băng xã hội, đào tạo nâng cao trình độ học vấn, nâng cao năng lực quản lý và kinh nghiệm nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời song, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói, giảm nghèo Từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước, các khu vực trên thế giới Coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, không gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bao đảm ổn định chính trị — xã hội; là tiền đề, điều kiện dé phát triển hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu tăng nhanh và bền vững.

4.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu của Công ty

4.2.1 Hoàn thiện và đổi mới việc bé trí sản xuất

Việc bố trí sản xuất có vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả hoạt động gia công Nếu bố trí sản xuất hợp lý, dây chuyên sản xuất được cân đối

69 với những nhóm công việc có yêu câu về thời gian băng nhau do đó sẽ làm giảm tôi da thời gian ngừng máy, luông công việc nhịp nhàng đông bộ va đạt mức sử dung năng lực sản xuất lao động lớn nhất.

Khi bô trí dây chuyên sản xuât cân phải đảm bảo các yêu câu về trình tự các bước công việc và công nghệ, cân phải lựa chọn cân thận nhóm các bước công việc có cùng khoảng thời gian thực hiện

Bước 1: Xác định các bước công việc và thời gian thực hiện.

Thời gian thực hiện các bước công việc quyết định tổng số lượng lớn nhất các bước công việc có thể phân giao cho mỗi nơi làm việc và điều này xác định các công việc có phù hợp dé bố trí trong cùng một nơi làm việc hay không

Bước 2: Xác định chu kỳ thời gian là tổng thời gian mà mỗi nơi làm việc phải thực hiện tập hợp các công việc dé tạo ra được một đơn vị đầu ra Tổng thời gian của các công việc được phân giao trong bất kỳ nơi làm việc nào cũng không được vượt quá thời gian chu kỳ

Bước 3: Xác định trình tự các bước công việc

Bước 4: Tính sô nơi làm việc tôi thiêu đê đảm bảo sản xuât đạt đâu ra theo kế hoạch dự kiến

Bước 5: Tiến hành đánh giá hiệu quả về mặt thời gian Bước 6: Cải tiễn phương án đã bố trí dé tìm phương án tốt hơn

Bước 7: Đánh giá hiệu quả của cách bô trí mới so sánh với các cách trước.

Từ nhiêu phương án đưa ra sẽ tiép cận dân đên giải pháp thỏa mãn những yêu cau đặt ra

4.2.2 Đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực làm việc cho người lao động

Nguồn nhân lực là lực lượng nòng cốt của công ty Việc thực hiện phát triển lực lượng lao động chất lượng cao là vẫn đề sống còn của công ty bởi vì đây là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm.

Dao tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và dai hạn dé phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích và tạo điều kiện để người lao động nâng cao trình độ lành nghề của mình qua đào tạo, đảo tạo lại.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lao động ở mỗi doanh nghiệp Doanh nghiệp muốn phát triển tốt, cần thực hiện công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đề làm được điều đó doanh nghiệp cần thực hiện tốt những việc sau:

- Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý - Tăng cường tuyển dung lao động mới có trình độ chuyên môn cao.

- Tạo điều kiện thuận lợi dé cán bộ công nhân viên của công ty được tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ kỹ thuật

+ Đối với công nhân sản xuất không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng cũng phải được tăng lên, đây là yếu tố quan trọng nhất.

Ngày đăng: 06/09/2024, 13:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN