1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái

120 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hải
Người hướng dẫn PGS.TS. Lò Thị Kim Nhung
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 25,8 MB

Nội dung

Trước các van đề thực tiễn đó và thấm nhuan định hướng của các cấplãnh đạo của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Yên Bái trong việc nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, đưa tín dụng c

Trang 1

NGUYEN THỊ THANH HAI

CHÁT LƯỢNG TÍN DỤNGTẠI NGAN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TINH YEN BAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

HÀ NỘI - NĂM 2018

Trang 2

NGUYEN THỊ THANH HAI

CHÁT LƯỢNG TÍN DỤNG

TẠI NGAN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HOI TỈNH YEN BAI

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, các tài liệu, tưliệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên

cứu là quá trình lao động trung thực của tôiI./.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hải

Trang 4

LOI CAM ON

Voi long biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại họckinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánhtỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia và hoàn thành khóa đào

tạo Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng niên khóa 2016-2018.

Xin cảm ơn tất cả quý Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trongquá trình học tập, nghiên cứu và đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến

PGS.TS Lê Thị Kim Nhung, người Cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi rấtnhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Xin cảm ơn Ban Giám đốc, các phòng chuyên môn nghiệp vụ, các

phòng giao dịch trực thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Yên

Bái và quý khách hàng đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quátrình thực tập nghiên cứu đề tài tại Ngân hàng

Mac dù đã hết sức cô gắng nhưng do năng lực và kinh nghiệm cònnhiều hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót trong luận vănnày Mong nhận được những đóng góp quý báu của quý Thay, Cô, các bạnđồng nghiệp dé luận văn này có giá trị thực tiễn.

Xin chân thành cảm ơn!

Yên Bái, tháng 10 năm 2018

Tác giải luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hải

Trang 5

(9710000027 |CHƯƠNG 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE CHATLƯỢNG TÍN DUNG CUA NGAN HÀNG CHÍNH SÁCH XA HỘI 8

1.1 Tổng quan về Ngân hang Chính sách xã hội - 2-2552 81.1.1 Khai niệm, đặc điểm hoạt động của NHCSXH -++~+ 8

1.1.2 Vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội -« -«++s «+2 10

1.1.3 Các hoạt động cơ ban của NHCSXỈH -.- 525cc Scs+ccrssersess 121.2 Hoạt động cho vay của NHCSXH - - 5 25+ SE ++vseseersexee 151.2.1 Các phương thức cho VaV - - - S1 3 vn net 151.2.2 Các chương trình cho vay của NHCSXH . 5-5 <c<<<++ss2 20

1.2.3 Các chỉ tiêu biểu thị kết quả hoạt động cho vay của NHCSXH 21

1.3 Chất lượng tín dụng của NHCSXHH 2-5 2+5++c2+EczEerxersrree 231.3.1 Khái niệm chất lượng tín dụng của NHCSXH 231.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tin dung NHCSXH - 24

1.3.3 Các nhân tô ảnh hưởng đến chất lượng tin dụng của NHCSXH 27

KET LUẬN CHƯNG - 2 St kềSk+EEEE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkekkrkererkrri 31

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 32

2.1 Phương pháp tiếp cận đề tài 2-52 5sSEcEEcEE2E2E12212ExEEEcrkrrkee 32

2.2 Phương pháp nghiên CỨU - <5 + +2 E2 E*##EE#sEE+eeeeerreersrererere 322.2.1 Phương pháp thu thập thông tin tải liệu 5 5-55 55<5<<+<52 322.2.3 Phương pháp phân tíÍch - ¿+ sc + SE +3 + EESErseeererrrersrrerre 332.3.Các chỉ tiêu nghién CỨU << E313 E +3 E+#EEEEeEEEeeEeeeereerrrersrererere 34

Trang 6

2.3.1.Các chỉ tiêu chung - - «2c + 119119111 1 9111 1 9 ng ng nếp 342.3.2.Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn - 55+ 5< + *+ek+eeseeeereererers 35

.4500097.90191019)Iۋ01 5 36

CHƯƠNG 3 THUC TRANG CHAT LƯỢNG TÍN DUNG CUA NGANHANG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TINH YEN BÁI -5-5¿©5e¿ 373.1 Khái quát về NHCSXH tỉnh Yên Bái 2-2 2 s+cs+zxerxecsez 373.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHCSXH tỉnh Yên Bái 37

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tô chức bộ máy của NHCSXH tỉnh8 5 39

3.1.3 Một số kết quả hoạt động chính của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh5.0: 47

3.2.Thực trạng hoạt động cho vay và chất lượng tín dụng của NHCSXH tỉnhYON 0 53

3.2.1.Thực trang hoạt động cho vay của NHCSXH tỉnh Yên Bái 53

3.2.2.Thực trạng chất lượng tín dụng của NHCSXH tỉnh Yên Bái 62

3.3 Đánh giá chất lượng tin dung tai NHCSXH tỉnh Yên Bái 70

3.3.1 Danh gid CHUNG 0 70

3.3.2 Một số khó khăn, hạn ChE -::c+++2+++txvvtrrxrrsrrrrrrrrrrrrrrer 733.3.3 Nguyên nhân hạn chẾ - 2 2 2+ +EE+EE£EE+EE2EE2EE2EE2EE2EEerxrrkerree 71.430009/909:1019)icc 1 81

CHƯƠNG 4 GIẢI PHAP NANG CAO CHAT LƯỢNG TIN DUNG TAINHCSXH TINH YEN BAI esssseessssssscssssseecssssecessneccessnsceennneceesnneceesneess 824.1 Định hướng hoạt động cua NHCSXH tỉnh Yên Bai đến năm 2020 82

4.1.1 Dinh hướng hoạt động cho vay của NHCSXH tỉnh Yên Bái 82

4.1.2 Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng - 2-5 s5: 834.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sáchXA 8.0/90 00n0ẼẺ 85

4.2.1.Tăng cường công tac tuyên truyền nhăm nâng cao ý thức của hộ vay vasự phối hợp giữa các ban ngành chức năng - 2-2 2s s+zx+zxzzse+ 85

Trang 7

4.2.2 Hỗ trợ các hộ vay vốn sử dụng vốn vay có hiệu quả - 86

4.2.3 Nang cao tỷ lệ thu nợ đến hạn - - csk+EEx+k‡ESEEEESEEEeEkrkekererkrkrree 874.2.4 Tang cường thu hồi nợ quá hạn, giảm tỷ lệ nợ quá hạn 89

4.2.5 Nâng cao chất lượng các chương trình tín dụng . -‹ - 91

4.2.6 Nâng cao nang lực hoạt động của ngân hàng và chất lượng quan lý nợ 92

4.2.7 Củng cô hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát -:-: 97

4.2.8 Hỗ trợ các hộ vay vốn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tin dung 984.2.9 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ¿2© 2+c2+++£x+zxerxerxeee 99

KET LUẬN CHƯNG 4 - - - St SE‡EEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEkrkrErrrrkrrrrr 101KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, 2-2-5 2SSE2E2E2EErxerkerkerkrrei 102

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2 22sc+£Execcee 109

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

Viết tắt Viết day đủBĐD Ban đại diện

CSXH Chính sách xã hộiCT-XH Chính tri, xã hội

HĐỌT Hội đông quản trị

HSSV Học sinh sinh viênND Nghị định

NH Ngân hàngNHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hộiNHNg Ngân hàng Phục vụ Người nghèo

NXB Nhà xuất bảnQD Quyết định

SXKD Sản xuất kinh doanh

TK&VV Tiết kiệm và vay vốn

TTg Thu tướng

TW Trung ương

UBND Uy ban nhân dân

XDGN Xóa đói, giảm nghéo

Trang 9

DANH MỤC BANG, BIEU DO

Bang Tén bang Trang

Bảng 3.1 | Số hộ nghèo, cận nghèo cuối năm 2017 tại Yên Bái 37

Bảng 3.2 | Cơ cau nguôn von của NHCSXH tỉnh Yên Bái qua cácnăm | 48

Co cau dư nợ theo thời han vay tại NHCSXH Yên Bái

(2013-Bảng 3.3 53

2017)Bảng 3.4 Cơ cấu dư nợ theo chương trình cho vay tạ NHCSXH Yên Bái 54

Bang 3.5 | Du nợ bình quan theo chương trình cho vay 59

Bang 3.6 Ty lệ tăng trưởng dư ng NHCSXH Yên Bái (2013-2017) 60

Bảng 3.7 Doanh sô cho vay giai đoạn 2013-2017 61Bảng 3.8 Doanh sô thu nợ giai đoạn 2013-2017 62Bảng 3.9 _ | Hệ số sử dung vôn của NHCSXH Yên Bái giai đoạn 2013 - 2017 | 63

Tỷ lệ thu nợ thu nợ đến hạn tại NHCSXH Yên Bái từ 2013

-Bảng 3.10 64

2017

Bảng3.I1 | Nợ quá hạn MHCSXH Yên Bai giai đoạn 2013 - 2017 65Bảng 3.12 | Dư nợ bình quân theo chương trình vay 66

Bảng 3.13 | Số khách hàng có du nợ quá hạn giai đoạn 2013 - 2017 68

Bảng 3.14 | Vòng quay vốn tin dụng giai đoạn 2013 - 2017 69

yg Ty trong co cầu nguồn vốn của NHCSXH Yên Bái giai đoạn

Biêu đô 3.1 49

2013-2017Biểu đồ 3.2 | Dư nợ của NHCSXH tỉnh Yên Bái giai đoạn 2013- 2017 60Biểu đồ 3.3 Nợ quá hạn giai đoạn 2013 — 2017 của NHCSXH Yên Bái 66

il

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐÒ

Sơ đồ 3.1 Mô hình tô chức NHCSXH tỉnh Yên Bái ( năm 2017)44Sơ đồ 3.2 Sơ dé tổ chức bộ máy tô chức NHCSXH Yên Bái (2017) 46

11

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Ngân hang là một loại hình tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất

của xã hội, có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của quốc

gia Sự hoạt động hiệu quả của hệ thống ngân hàng gắn liền với sự hưng thịnhcủa nền kinh tế Trong đó hoạt động tín dụng là chiếc cầu nối trung gian từnơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, đây van là hoạt động truyền thống va chủ yếu

của ngân hàng, đem lại lợi nhuận chính cho các ngân hàng.

Đi lên từ một nước nông nghiệp, sau hai mươi năm đổi mới Việt Nam

đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực Tuy nhiên cũng còn phải đương

đầu với nhiều thách thức lớn Trong đó có van đề nghèo đói và sự phân hoá

giàu nghèo đang diễn ra sâu sắc với khoảng cách ngày càng giãn rộng Hang

năm, nước ta có trên một triệu người đến tuổi lao động cần việc làm, đồngthời có một số lao động đôi dư do sắp xếp lại tổ chức trong các cơ quan côngquyên, các doanh nghiệp nhà nước, bộ đội xuất ngũ, học sinh tốt nghiệp các

trường chuyên nghiệp, dạy nghé Mặt khác, dân số nước ta gần 70% là lao

động nông nghiệp, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, ruộng đất manh mún, năng

suất thấp Một bộ phận dân cư còn sống ở mức nghéo đói nhất là ở các vùng

sâu, vùng xa, vùng đồng bang dân tộc thiêu số Các đối tượng này rất khó tiếp

cận với vốn tín dụng tại các NHTM vì họ không có các điều kiện về tài sảndam bao nợ vay, chưa quen với vốn tin dụng dé phát triển sản xuất Do vậy,việc đưa vốn đến các đối tượng này được Đảng và Nhà nước đặt biệt quan

tâm không những cho phát triển kinh tế mà còn là mục tiêu chính trị xã hội

mang tính chiến lược lâu dài và được đặt ra thành chương trình quốc gia và có

nhiều chính sách đề thực hiện

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập theo Quyết

định số 131/2002/QD-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính

Trang 12

phủ nhằm tach tín dụng chính sách ra khỏi tin dụng thương mại trên cơ sở tôchức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính

phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện

chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về xóa

đói giảm nghéo Hoạt động của NHCSXH là không vì mục đích lợi nhuận Sự

ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tíndụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách

khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước; hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện

gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gầndân và hiểu dân hơn

Trước các van đề thực tiễn đó và thấm nhuan định hướng của các cấplãnh đạo của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Yên Bái trong việc nâng cao

chất lượng tín dụng chính sách, đưa tín dụng chính sách đến các đối tượng thụhưởng hiệu quả gips phần xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội, cá nhân tôimạnh dan lựa chọn đề tài “Chat lượng tin dụng chính sách tại Ngân hàng

chính sách xã hội tỉnh Yên Bái” làm luận văn nghiên cứu.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

Hoạt động tín dụng chính sách là hoạt động mang tính xã hội hóa cao.

Vì vậy, chất lượng tín dụng của NHCSXH không những dem lại lợi ích cho

NHCSXH, mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, công tác giảmnghẻo, an sinh xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Chấtlượng tín dụng của NHCSXH chính là sự đáp ứng yêu cầu của các đối tượng

vay vốn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện được mục tiêu

quốc gia về giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội và đảm bảo sự tồn tại phát

triển của NHCSXH Chat lượng tín dung của NHCSXH được thé hiện qua cácchỉ tiêu định lượng (như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thu đến hạn ) và các chỉ tiêu

Trang 13

định tính (như cho vay vốn đúng đối tượng thụ hưởng, uy tín của ngân hàng,mức độ tác động đến nền kinh tế nói chung và tác động đến việc giảm nghéo,

đảm bảo an sinh xã hội nói riêng.

Các đề tài nghiên cứu về NHCSXH nói chung và chất lượng tín dụng

của NHCSXH nói riêng đã được nhiều tác giả, nhiều tổ chức nghiên cứu,trong đó có thé kê đến một số nghiên cứu sau đây:

Tác giả Phạm Thị Lan Anh (2006) với nghiên cứu về “Giải pháp nâng

cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định” đãphân tích đánh giá thực trạng và chất lượng tín dụng của NHCSXH Nam Địnhtrong thời kỳ 2002-200; đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng

tín dụng tại NHCSXH Nam Dinh trong thời kỳ 2005-2010.

Tác giả Tống Thị Mai Loan (2006) trong nghiên cứu “Rủi ro tín dụng

trong cho vay ở Ngân hàng chính sách xã hội Thực trạng và giải pháp quản

lý” đã tập trung nghiên cứu các vấn đề rủi ro trong cho vay, nguy cơ nợ quáhạn, nợ xấu, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro tín dụng đối

với nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH.

Nhóm tác giả Hoàng Hữu Hòa, Nguyễn Lê Hiệp (2007) với nghiên cứu

“Tác động của vốn vay tín dụng đối với xóa đói giảm nghèo ở huyện HươngThủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tín dụng ưu đãi

đối với việc gia tăng tư liệu sản xuất của hộ nghẻo; tác động của tín dụng ưu

đãi đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghẻo qua đó đánh giámức độ ảnh hưởng của tín dụng ưu đãi đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo

tại huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tác gia Phạm Thi Châu (2007) với nghiên cứu “Tin dụng Ngân hang

Chính sách xã hội với công tác xóa đói giảm nghèo tại Lâm Đồng” đã tiến hành

phân tích thực trạng các chương trình tín dụng chính sách đang thực hiện tại

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng Đánh giá những hiệu quả đạt được và

Trang 14

nêu ra những hạn chế còn tồn tại từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quátrình thực hiện các chương trình tín dụng chính sách tại tỉnh Lâm Đồng.

Tác giả Dao Thị Thúy Hang (2011) trong dé tai “Nâng cao chất lượng

cho vay đối với hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thànhphố Hải Phòng” Đã đi sâu nghiên cứu Chương trình tín dụng đối với hộnghèo, đánh giá thực trạng và hiệu quả tín dụng từ đó đề xuất nhóm giải phápnâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại Hải Phòng.

Tác giả Nguyễn Thị Bích Diệu (2012) với đề tài “Nâng cao chất lượng

tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội Hà Nội” đã tiến hành phân tíchthực trạng tín dụng tại NHCSXH thành phố Hà Nội qua đó đề xuất các giải

pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH thành phố Hà Nội.

Tác giả Nguyễn Thị Thu (2013) với đề tài “Thực trạng và giải pháp

nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lào

Cai” đã nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn vay của hộ nghèo, từ đó đề ra các

nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chương trình cho vay hộ nghèo tại

tỉnh Lào Cai.

Tác giả Vũ Văn Đức (2015) với đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụngđối với hộ nghẻo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa

Bình” đã phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng hộ nghèo và đề

xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại

NHCSXH huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.

Tác giả Nguyễn Văn Lý, Đặng Đức Thắng, Nguyễn Mạnh Thiện, Hồ

Lan Hương, Lại Thị Lê NHCSXH Việt Nam (2017) với đề tài Kiểm tra chất

lượng hoạt động Giao dịch xã đã đưa ra bộ tiêu chí để thực hiện kiểm soátviệc chấp hành các quy định về giao dịch xã đề phát hiện kịp thời các sai sót,

tồn tại vi phạm từ đó đưa ra những giải pháp chấn chỉnh, khắc phục làm cơ

sở dé đánh giá hoạt động của don vi và phục vụ công tác thi dua hàng tháng,

quý, năm góp phần nâng cao hoạt động NHCSXH

Trang 15

Tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh, Phạm Thị Ngọc Lan, Nguyễn ThịPhượng, Trần Thị Hòa (2017) với đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt

động của tổ TK&VV tại tinh Lào Cai” dé tài đã phân tích đánh giá chất lượnghoạt động của tô TK&VV dé ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt

động của tổ TK&VV tại tỉnh Lào Cai

Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả về NHCSXH nóichung và chất lượng tín dụng riêng của một trong những chương trình cho

vay của NHCSXH là “Chương trình cho vay hộ nghéo” hoặc cũng đã có

những nghiên cứu về chất lượng tín dụng của NHCSXH nhưng nội dungnghiên cứu chưa thực sự sâu, các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chưa

thực sự đầy đủ Bên cạnh đó, tại NHCSXH tỉnh Yên Bái chưa có đề tài nàonghiên cứu về chất lượng tín dụng và các giải pháp nâng cao chất lượng tín

dụng Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng đề từ đó đề xuất

các giải pháp thực hiện chất lượng tín dụng nhằm giúp NHCSXH Yên Bái

phát triển bền vững là hết sức cần thiết và phủ hợp.

3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu3.1 Mục tiêu nghiên cứu

3.1.1 Mục tiêu chung.

Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng, các nhân tố ảnh

hưởng đến chất lượng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Yên Bái trong giai đoạn

2013 — 2017; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đếnnăm 2020.

3.1.2 Mục tiêu cụ thể.- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về tín dụng và chất

lượng tín dụng cua NHCSXH.

- Phân tích đánh giá thực trạng và chất lượng tín dụng của NHCSXH

tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2013-2017, chỉ ra những kết quả đạt được,

những tôn tại hạn chế và nguyên nhân

Trang 16

- Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng

của NHCSXH Yên Bái trong tương lai.

3.2 Câu hỏi nghiên cứuMot là, Thực trạng công tác tín dụng tai chi nhánh NHCSXH tỉnh Yên

Bái đang diễn ra như thé nào trong giai đoạn 2013-2017?

Ba là, Chất lượng tín dụng tai NHCSXH tỉnh Yên Bái được đánh gia

qua các chỉ tiêu nào?

Ba là, Có các nhân tố tác động như thé nao đến chất lượng tin dụng của

chi nhánh NHCSXH tỉnh Yên Bái.

Bon là, Làm thé nào dé nâng cao chất lượng tin dụng tại NHCSXH tinh

Yên Bái.

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động tín dụng và chất lượng

tín dụng của NHCSXH nói chung và NHCSXH tỉnh Yên Bái.

4.2 Phạm vi nghién cứu:

- Về nội dung nghiên cứu: Chất lượng tín dụng có thé tiếp cận ở cả gócđộ Ngân hàng và khách hàng, tuy nhiên do điều kiện nghiên cứu trong luậnvăn tác giả chỉ nghiên cứu chất lượng tín dụng ở góc độ Ngân hàng

-Về không gian nghiên cứu: Khảo sát tại tỉnh Yên Bái và NHCSXH

tỉnh Yên Bái.

- Về thời gian nghiên cứu: Cơ sở đữ liệu thu thập giai đoạn 5 năm từ2013-2017, giải pháp đề xuất đến 2020.

5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Hệ thống hóa một cách khoa học về các lý luận có liên quan đến chính

sách tín dụng, tín dụng ngân hàng và tín dụng chính sách.

Trang 17

Phân tích và đánh giá chất lượng tin dụng tại chi nhánh NHCSXH tinh

Yên Bái.

Nhận diện và phân tích các ảnh hưởng của các nhân tố đến tín dụng tại

chi nhánh NHCSXH tỉnh Yên Bái.

Thông qua việc phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến chatlượng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Yên Bái, từ đó đề xuất các giải pháp, kiếnnghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ở chi nhánh NHCSXH tỉnh Yên Bai

6 Kết cầu của luận văn:Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung chính của luận văn gồm làm 3

chương như sau:

- Chương 1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chất lượng tín dụng

của Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

- Chương 3 Thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách

xã hội tỉnh Yên Bái.

- Chương 4 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng

Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái.

Trang 18

CHUONG 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE CHAT

LƯỢNG TÍN DUNG CUA NGAN HANG CHÍNH SÁCH XA HOI

1.1 Tổng quan về Ngân hàng Chính sách xã hội

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động cia NHCSXH

+ Khai niệm:

Ngân hàng Chính sách xã hội (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Bank

for Social Policies, viết tắt: VBSP) là tô chức tín dụng thuộc Chính phủ ViệtNam, được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ để cho vay hộ nghèo và các đối tượng

chính sách khác Khác với ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xãhội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Chính phủ Việt Nam bảo

đảm khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng là 0%; Ngânhàng không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản

phải nộp ngân sách nhà nước.

Ngân hàng chính sách xã hội là Tổ chức tín dụng Nhà nước, là một

pháp nhân có vốn điều lệ, có con dấu Ngân hàng chính sách xã hội đượcthành lập theo Quyết định 131/2002/QD-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của

Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo.Ngân hàng chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhấttrong cả nước, với vốn điều lệ ban đầu là 5.000 tỷ đồng, thời hạn hoạt động là99 năm, không vì mục đích lợi nhuận mà phục vụ người nghèo và các đối

tượng chính sách khác Bộ máy quản lý Ngân hàng chính sách xã hội: Hội

đồng quản trị tại TW, 63 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phốvà hơn 660 Ban đại diện Hội đồng quản tri cấp quận, huyện.

Đối tượng phục vụ: hộ nghèo, hoc sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó

khăn, các đôi tượng chính sách cân vay vôn đê giải quyêt việc làm, đi lao

Trang 19

động có thời hạn ở nước ngoài và các tô chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất,kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa,

những hộ gia đình dân tộc thiểu số, hộ thuộc đối tượng chính sách hoặc hộ giađình trong vùng khó khăn, bat lợi về tự nhiên, kinh tế, xã hội hay nói cáchkhác đó là những đối tượng khó có khả năng tiếp cận và tận dụng những cơhội dé phát triển, những dịch vụ tài chính chính thức của hệ thống Ngân hang

thương mại, NHCSXH có thé được coi là một loại hình Ngân hàng tài chính

vi mô chính thức, thuộc sở hữu Nhà nước thực hiện vai trò trung gian hay là

kênh chuyên tải vốn cho vay của Chính phủ đến đối tượng thụ hưởng nhằmthực hiện nhiệm vụ va mục tiêu kinh tế, chính trị của Chính phủ trong công

tác xoá đói giảm nghèo.

+ Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội

Ngân hàng Chính sách xã hội là Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực

xoá đói giảm nghẻo thực hiện công bằng xã hội, có nhiều điểm khác biệt so

với các Ngân hang thương mai đó là:

- Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

- Đối tượng vay vốn theo chỉ định của chính phủ là những hộ gia đìnhnghèo, các đối tượng chính sách gặp khó khăn trong cuộc sống không đủ điềukiện để vay vốn từ các Ngân hàng thương mại, các đối tượng sinh sống ở

những xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa, hải đảo.

- Lãi suất cho vay ưu đãi cho từng chương trình theo Nghị định của

Chính Phủ.

- Mức vay theo quy định của HĐQT và khả năng đáp ứng các nguồnvốn từng thời kỳ của NHCSXH.

- Phương thức cho vay: NHCSXH thực hiện 2 phương thức cho vay:

+ Phương thức uỷ thác từng phần cho vay qua các tô chức Chính trị xã

hội như : Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiên bình, Đoàn thanh niên.

Trang 20

+ Phương thức cho vay trực tiếp

- Các quy định về đảm bảo tiền vay, các quy trình về thâm định dự án,

các thủ tục va quy trình cho vay, quy định mức đầu tư tối đa, thời hạn vay vốn,quy định về trích lập và xử lý rủi ro, quy trình xử lý nghiệp vụ của NHCSXH

có những khác biệt so với các quy định của Ngân hang thương mai tuỳ thuộcvào từng chương trình cho vay và chính sách can thiệp của Chính phủ.

1.1.2 Vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội

NHCSXH có vai trò như là một trong những công cụ kinh tế của Nhà

nước nhăm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách có điềukiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi dé phat triển sản xuất, tao việc làm, nâng

cao thu nhập, cải thiện đối sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện

chính sách phát triển kinh tế gắn liền với giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội,

vì mục tiêu dân giau - nước mạnh, xã hội - công băng - dân chủ - văn minh.

+ NHCSXH là giải pháp thoát nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

Xuất phát từ việc NHCSXH được sử dụng các nguồn lực tài chính do

Nhà nước huy động dé cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay

ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống: góp

phan thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ôn định

xã hội Nên có thể nói NHCSXH là một trong những giải pháp hữu hiệu để

giúp người nghẻo thoát nghéo, đảm bảo an sinh xã hội.

+ NHCSXH và tín dụng chính sách góp phần vào sự phát triểnkinh tế, xã hội

Thực tế tại các vùng nông thôn Việt Nam kinh tế hộ gia đình chiếm đại

đa số, khi các hộ nghèo, đối tượng chính sách ý thức được việc đầu tư vốn

SXKD thì vốn tín dụng chính sách rất cần với họ Gia đình là tế bào của xãhội, kinh tế hộ gia đình phát triển, chắc chắn kinh tế xã hội phát triển, do đó

giải quyết chính sách tín dụng đối với các đối tượng này là góp phần vào sựphát triển kinh tế xã hội

10

Trang 21

+ NHCSXH góp phan 6n đỉnh chính tri đất nước

Tín dụng chính sách được thực hiện là một chính sách hợp ý Đảng,

lòng dân, hoạt động của NHCSH góp phan không nhỏ trong ôn đinh chính trị,

do người nghèo và các đối tượng chính sách vẫn là một bộ phận không nhỏ

trong xã hội mà không được quan tâm thường dễ bị các thế lực thù địch lợi

dụng Ngược lại khi được tiếp cận các chương trình tín dụng của NHCSXHngười nghèo, các đối tượng chính sách cảm nhận được sự quan tâm của Đảng,của Nhà nước sẽ chuyên tâm làm ăn, ôn định cuộc sống góp phan ôn định an

ninh, chính tri, xã hội.

+ NHCSXH làm cầu nối và tạo điều kiện phát huy chức năng,nhiệm vụ của các tổ chức CT-XH

Với phương thức ủy thác cho vay người nghèo, các đối tượng chínhsách thông qua các tô chức CT-XH đã phát huy được điểm mạnh của một bênlà quản lý ngân hàng - tổ chức tài chính chuyên nghiệp, trực tiếp quản lý vàthực hiện cho vay th hồi vốn theo quy định; một bên là các t6 chức CT-XH

có mạng lưới rộng khắc ở tất cả các địa bàn, cùng góp sức tuyên truyền chủtrương, chính sách, bình xét cho vay, kiểm tra vốn vay từ đó tạo thành sức

manh tong hợp tham gia thực hiện tin dụng chính sách qua đó giúp các tổ

chức CT-XH gắn kết hơn với hội viên, đoàn viên của minh Do đó có thé

khăng định vốn của NHCSXH là cầu nối, tạo điều kiện phát huy chức năng,

nhiệm vụ của các tô chức CT-XH

+ NHCSH góp phần tăng cường vai trò quản lý của chính quyền

địa phương

Hoạt động tín dụng của NHCSXH thu hút được cả hệ thong chinh trivào cuộc Từ trung ương đến các dia phương, có HĐQT va BĐD HĐQT gồm

chính quyền và một số ngành tham gia với vai trò chỉ đạo, kiểm tra, giám sát

giúp cho hoạt động đầu tư vốn của NHCSXH luôn bám sát các định hướng

11

Trang 22

phát triển kinh tế, xã hội và chỉ tiêu giảm nghèo của các địa phương; đồng

thời chính quyền địa phương cũng trực tiếp kiểm tra, giám sát ngay tại cơ sở

việc cho vay của NHCSXH có đảm bảo đúng đối tượng không?, việc sử dụng

vốn vay của người vay có đúng mục đích không?, góp phần tăng cường vai

trò quản lý của chính quyền địa phương đối với nguồn dau tư của Nha nước

+ NHCSXH góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế, xã

hội giữa các vùng, miền trong cả nước

Các chương trình tín dụng chính sách của NHCSH được triển khai tạimọi vùng miền trong cả nước, song tập trung chủ yếu vào vùng nông thôn,vùng dân tộc, miền núi, vùng xâu, vùng xa và hải đảo đã góp phần thúc đâynền kinh tế tại các vùng này phát triển, góp phần rút ngắn khoảng cách phát

triển kinh tế, xã hội giữa các vùng, miền trong cả nước

1.1.3 Các hoạt động cơ bản cia NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội là tổ chức tin dụng kinh doanh trong lĩnhvực tiền tệ, thực hiện các hoạt động chủ yếu là khai thác nguồn vốn, cho vay

và một số hoạt động khác.

+ Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn của NHCSXH xuất phát từ tính chất của cácmón cho vay mà NHCSXH cung cấp Đó là những món cho vay có tỷ lệ sinh

lời thấp như cho vay xóa đói giảm nghẻo, tạo việc làm , thời gian dài như

cho vay đầu tư phát triển, rủi ro cao nên yêu cầu phải huy động vốn lãi suất

tương đối thấp, thời gian sử dụng dài và chịu đựng rủi ro Vốn cho hoạt độngcủa ngân hàng bao gồm:

- Vốn có nguồn gốc từ Nhà nước:Nhà nước hỗ trợ vốn cho NHCSXH thể hiện vai trò sở hữu của Nhànước đối với ngân hàng, cung ứng vốn khi ngân hàng mới đi vào hoạt động

(vốn ban đầu) và bổ sung trong quá trình hoạt động khi cần thiết (vốn chủ sở

12

Trang 23

hữu) Nguồn này một phan được ngân hàng sử dung dé hình thành nên tài sảncố định của ngân hàng (trụ sở, phương tiện làm việc, đi lại, thiết bị ), một

phần hòa cùng các nguồn khác đề cho vay

- Nguồn vốn nhận uỷ thác từ các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội trong

và ngoài nước:

Đây là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng Mục tiêu kinh tế xã hộimà NHCSXH theo đuôi có thé phù hợp với mục tiêu hoạt động của nhiều tổchức chính trị, xã hội, tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ trong và ngoài

nước như: phát triển ngành, phát triển vùng, khu vực, xóa đói giảm nghèo thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp Vốn từ nguồn này cókhối lượng lớn, lãi suất tương đối thấp, thời hạn sử dụng thường là dài hạn,

kèm theo việc tiếp nhận tài trợ hoặc ưu đãi về chuyên giao công nghệ, chuyêngia, thông tin, dao tạo Tuy vậy, nguồn vốn này thường đi kèm theo các điềukiện kinh tế, chính trị mà ngân hàng không dễ thực hiện hoặc đôi khi các điềukiện này làm cho chỉ phí vốn cao, hiệu quả sử dụng thấp đi

- Vay vốn trên thị trường trong và ngoài nước:Vốn NHCS huy động trên thị trường bao gồm huy động tiền gửi, tiếtkiệm của dân cư, vốn đi vay Ngoài ra ngân hàng thường chủ yếu dựa vào cácnguồn tiền gửi của các tô chức lớn như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tiền gửi,

các dự án, ngân hàng thương mại, công ty tài chính gửi tiền vào ngân hàng,dưới dạng thanh toán, tiền gửi không hưởng lãi hoặc hưởng lãi suất thấp.Ngân hàng phát hành trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng có bảo lãnh của Chính

phủ dé huy động vốn trong va ngoài nước.

- Nguồn vốn huy động từ cộng đồng người nghèo: Các Ngân hàng trongđó có NHCSXH và tô chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô cho người nghèothường phải thực hiện việc cho vay gan với dich vụ tiết kiệm cho người nghèo

sử dụng như một phần đóng góp cổ phan hoặc tiền gửi tiết kiệm cho tổ chức

13

Trang 24

Đây là nguồn vốn không nhỏ góp phan đáng kể vào sự bền vững về thể chế vàtài chính của ngân hàng và tô chức tài chính vi mô Ngoài ra, việc huy độngtiết kiệm trong cộng đồng người nghèo gắn với cho vay hoặc ràng buộc vềmuc vay đối với đối tượng này còn là một hình thức đảm bảo tiền vay, hạn

chế rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng

+ Hoạt động cho vayNHCSXH cho vay theo các chương trình, chính sách của Nhà nước

(cho vay chính sách), bao gồm các khoản cho vay bắt buộc để hỗ trợ chínhsách kinh tế của Chính phủ và cho vay các hoạt động không đáp ứng các tiêu

chí thương mại nhưng lại có tác dụng chính trị, xã hội quan trọng.

Loại 1: bao gồm các loại:

(1) Cho vay các ngành công nghiệp có tầm chiến lược quốc gia quantrọng (phục vụ cho đầu tư phát triển, cho vay xuất khẩu);

(2) Cho vay các công trình tuy khả thi về tài chính nhưng vì quá lớnhoặc thời gian hoàn vốn quá dài (tín dụng đầu tư phát triển);

(3) Cho vay các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ nhưng chưa thể

ra quyết định giải thé dé dam bảo hiệu quả quốc gia

Loại 2: gồm các loại:(1) Cho vay hộ gia đình nghèo để duy trì sản xuất và ôn định đời sống:

(2) Cho vay các hộ nông dân là nạn nhân của thiên tai, bão lụt nhằmkhôi phục sản xuất;

(3) Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo

điều kiện học tập và tốt nghiệp

Những khoản cho vay trên tuy khác nhau về đối tượng, thé loại nhưngđều có đặc điểm chung là không đáp ứng tiêu chí thương mại trong hoạt động

của ngân hàng Cụ thê, khi thực hiện các khoản cho vay này, ngân hàng có thểkhông có lợi nhuận tức là doanh thu từ cho vay không đủ bù đắp các chi phí

14

Trang 25

bỏ ra Như vậy, cho vay chính sách là hoạt động của ngân hàng không đápứng các tiêu chí kinh doanh thương mại, mang lại ít hoặc không mang lại lợi

nhuận cho ngân hàng, nhưng các ngân hàng được chỉ định bắt buộc phải thựchiện nhằm hỗ trợ các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội của bộ máy quản

thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyên tiền, kho quỹ, bảo lãnh, cho vay đồng tàitrợ, hợp tác quốc tế trong tin dụng phát trién va các dich vụ ngân hàng thích

hợp khác.1.2 Hoạt động cho vay của NHCSXH1.2.1 Các phương thức cho vay

NHCSXH thực hiện 2 phương thức cho vay:

+ Phương thức uỷ thác từng phần cho vay qua các tô chức Chính trị xãhội như : Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên.

+ Phương thức cho vay trực tiếp đến người vay

* Phương thức cho vay trực tiếp đến người vay:Bước 1 Khách hàng lập dự án hoặc phương án (kèm theo các loại giấy

tờ theo quy định như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, báo cáo tàichính ) trình UBND cấp xã/phường nơi thực hiện dự án để xác nhận

Bước 2 Cán bộ tín dụng được Giám đốc phân công thực hiện việckiểm tra đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn, sau đó tiễn

hành thâm định và trình tô trưởng tín dụng kiểm soát, sau đó trình Giám đốc

15

Trang 26

NHCSXH phê duyệt cho vay (hoặc trình cấp có thâm quyền ra Quyết định

phê duyệt cho vay).

Bước 3 Sau khi có Quyết định phê duyệt cho vay, cán bộ tín dụnghướng dẫn người vay lập Hợp đồng tín dụng đề tiến hành giải ngân

Bước 4 NHCSXH nơi cho vay lập thông báo kết quả phê duyệt chovay gửi người vay đề đến Trụ sở NHCSXH để làm thủ tục nhận tiền vay

* Phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức Chỉnh trị - xã hội

Quy trình cho vay

Bước 2 Tổ TK&VV nhận hồ sơ của người vay, tiến hành họp tổ để

bình xét cho vay (cuộc họp tô có sự chứng kiến của Hội đoàn thê cấp xã vàTrưởng thôn).

Bước 3 Tổ TK&VV lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốnNHCSXH (Mẫu số 03/TD) trình UBND cấp xã xác nhận; sau khi có xác nhậncủa UBND cấp xã, Tô trưởng tổ TK&VV gửi toàn bộ hồ sơ đến NHCSXH

nơi cho vay.

16

Trang 27

Bước 4 Nhận được hồ sơ vay vốn do Tổ TK&VV gửi đến, cán bộ tíndụng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp trình Tổ trưởng kiểm soát, trình Giám

đốc phê duyệt cho vay; sau đó lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay (Mẫu

Bước 8 NHCSXH tổ chức giải ngân trực tiếp cho người vay.

Việc ủy thác một sỐ công việc cho các tô chức Chính trị - Xã hội giuphộ nghèo va các đối tượng chính sách khác tiếp cận được với dịch vụ tín dụngcủa NHCSXH thuận lợi, nhanh chóng, tiết giảm được thời gian và chỉ phí đilại, đồng thời, thực hiện được nội dung công khai, dân chủ, tăng cường sự

đoàn kết, tình làng, nghĩa xóm, nâng cao trách nhiệm của người vay trong

việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, trả ng NHCSXH Hoạt động nhận ủy

thác cũng đã tạo điều kiện cho các tổ chức Chính trị - xã hội có thêm điềukiện củng cố tổ chức của mình sát dân, gần dân hơn, hoạt động hiệu quả hơn;

thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội, đoàn thể tốt hơn; năng lực của cán bộ

Hội, đoàn thể được nâng cao ké cả ở những nơi vùng sâu, vùng xa, miền núi,

làm cho hội viên gắn bó hơn với các tô chức Hội, đoàn thé

Hoạt động nhận ủy thác từ NHCSXH đã tạo điều kiện cho các tổ chức

chính trị - xã hội tập hợp lực lượng, củng cố, nâng cao cả vé SỐ lượng, chất

lượng phong trào hoạt động, tăng số lượng hội viên, góp phần củng cô hệthống chính trị cơ sở, giúp người nghèo có điều kiện được sinh hoạt tại các tô

chức chính trị - xã hội, qua đó được tiếp cận với nhiều hoạt động lồng ghép

17

Trang 28

như hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyên giao khoa học

kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe, nâng cao dân trí

Tổ TK&VV là nơi giúp hộ vay thực hiện các thủ tục vay vốn, tô chứcsinh hoạt tương trợ giúp đỡ nhau, đảm bảo thực hiện cơ chế dân chủ, vừa lànoi dé ngan hang dua cac nghiép vu VỀ cơ SỞ phục vụ hộ nghèo và các đốitượng chính sách khác hiệu quả hơn Tại Điểm giao dịch xã, các chính sáchtín dụng của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục của

NHCSXH được niêm yết công khai; người vay giao dịch trực tiếp vớiNHCSXH vào ngày có định hang tháng dé vay vốn, trả nợ, gửi tiền tiết kiệm,trước sự chứng kiến của cán bộ tổ chức chính trị-xã hội, Tổ trưởng Tổ

TK&VV và chính quyền địa phương Qua đó, đã tạo được lòng tin của nhân

dân đối với các chính sách của Đảng, Nhà nước và hoạt động của NHCSXH;

chính quyền cơ sở cũng có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với người dân, nămbắt được tâm tư, nguyện vọng, kip thời giải quyết những khó khăn, vướngmắc của người dân, góp phan giữ vững ổn định an ninh, trật tự và an toàn xã

hội tại cơ SỞ.

Phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức CT-XH là việc ủy nhiệmcho vay qua Tô tiết kiệm và vay vốn:

- Việc thành lập Tổ TK&VV nhằm tập hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo vàcác đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn NHCSXH để sản xuất,

kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; cùng tương trợ, giúp đỡ nhau

trong sản xuất, kinh doanh và đời sống: cùng giám sát nhau trong việc vay

vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ Ngân hang Các tổ viên cùng giúp đỡ nhautừng bước có thói quen thực hành tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có và

quen dan với sản xuất hàng hoá, hoạt động tín dung và tài chính.

- Tổ TK&VV có tối thiểu 05 tổ viên và tối đa 60 tô viên cư trú hợp

pháp theo địa bàn dân cư thuộc đơn vị hành chính xã, phường, thị tran (gọi

18

Trang 29

chung là cấp xã) Tuy nhiên, dé thuận tiện cho quản lý và hoạt động Chủ tịchUBND cấp xã chỉ đạo trưởng thôn tham gia vào việc thành lập Tổ TK&VV.

Sau khi thành lập, Tổ phải được UBND cấp xã chấp thuận và chịu sự chỉ đạo,quản lý, kiểm tra trực tiếp của UBND cấp xã

- Tổ TK&VV bau Ban quan ly Tổ dé điều hành hoạt động và thực hiện

các công việc được NHCSXH ủy nhiệm Dưới sự giám sát của các tổ chức

chính trị - xã hội nhận ủy thác, Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện các nội

dung công việc như: tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích về chủ trương, chínhsách của Nhà nước về tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đốitượng chính sách khác, thủ tục vay vốn NHCSXH; nâng cao ý thức trong việcvay vốn và trả nợ Ngân hàng: tổ chức họp bình xét cho vay; thu lãi và thu tiết

kiệm khi được ủy nhiệm, giám sát tô viên sử dụng vốn vay đúng mục dich;

- Tổ TK&VV được NHCSXH ủy nhiệm thực hiện các công việc:

+ Quan lý toàn bộ hoạt động của Tổ TK&VV theo quy định tại quy chếTổ chức và hoạt động của Tô TK&VV.

+ Nhận Giấy đề nghị vay vốn của tô viên Tổ chức họp bình xét công

khai, dân chủ Lựa chọn tổ viên đủ điều kiện vay von, lập danh sách hộ gia

đình đề nghị vay von NHCSXH và Biên ban họp Tổ về việc bình xét cho vaytrình UBND cấp xã xác nhận và gửi về NHCSXH làm co sở dé cho vay.

+ Tổ TK&VV được NHCSXH ủy nhiệm thu tiền lãi, thu tiền gửi của

các tổ viên quy định nghiệp vụ của NHCSXH và nộp số tiền đã thu của các tổ

viên trong tháng cho NHCSXH vào ngày giao dịch cô định tại xã

+ Tổ TK&VV phải đôn đốc người vay sử dụng tiền vay đúng mục đích;

trả nợ, trả lãi đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi

+ Tham gia, chứng kiến việc kiểm tra sử dụng vốn vay, đối chiếu nợvay và số dư tiền gửi của các tổ viên trong Tổ khi có sự kiểm tra, giám sát của

các cơ quan, tô chức có thâm quyên đôi với hoạt động của Tô.

19

Trang 30

+ Phối hợp với NHCSXH xử lý các trường hợp nợ quá han, nợ bi rủi ro

(nếu có), các trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đích, trốn, chết, mất tích,

rủi ro do nguyên nhân khách quan va thông báo kip thời cho NHCSXH.

+ Lữu giữ đầy đủ hồ sơ, chứng từ của Tổ TK&VV và các giấy tờ khác

liên quan đến hoạt động vay vốn của NHCSXH

1.2.2 Các chương trình cho vay của NHCSXH

Đối tượng khách hàng của NHCSXH gồm: hộ gia đình nghèo, hộ cận

nghèo, hộ mới thoát nghẻo, hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng

nghèo, vùng khó khăn và các đối tượng chính sách khác Có thé nói đối tượngvay vốn tại NHCSXH là do Chính phủ chỉ định tại mỗi chương trình cho vay

của NHCSXH theo những tiêu chí cụ thể

Đến nay tín dụng chính sách xã hội đã và đang triển khai thực hiện 20chương trình tín dụng chính sách và một sé chương trình, dự an do các địa

phương, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước uy thác cho NHCSXH

thực hiện Các chương trình cho vay cụ thê như sau:

Số Tên chương trình vay

TT1 | Cho vay hộ nghéo2 | Cho vay hộ cận nghèo3 | Cho vay hộ mới thoát nghèo4 | Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

5 | Cho vay xuất khẩu lao động thông thường

6 | Cho vay Nước sạch va vệ sinh môi trường7 | Cho vay hộ SXKD vùng khó khăn

8 | Cho vay thương nhân hoạt động thương mai tại vùng khó khan

9 | Cho vay XKLD theo Quyết định 71/2009/QĐ-TTg

20

Trang 31

10 | Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo QD 167/QĐ-TTg

11 | Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo QD 33/QD - TTg

12 | Cho vay theo QD 2085 của thủ tướng Chính phủ

13 | Cho vay trồng rừng, phát trién chăn nuôi theo ND 75/2015/NĐ-CP

14 | Cho vay nhà ở xã hội theo ND 100/ND-CP

15 | Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm

16 | Cho vay theo QD 755/2013

17 | Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo QD 54/201218 | Cho vay hộ đông bao dân tộc thiêu sô theo QD 32/200719 | Cho vay mua nhà trả chậm Dong bang sông Cửu Long

20 | Cho vay một số chương trình dự án khác theo chỉ định của Chính phủ

1.2.3 Các chỉ tiêu biểu thị kết quả hoạt động cho vay của NHCSXH

Trong những năm qua Ngân hàng Chính sách xã hội đã bám sát các

Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Nghị

quyết của Hội đồng quản trị dé tập trung tô chức thực hiện kế hoạch, nhiệmvụ được giao đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc

thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh va bền vững, đảm bảo an sinh xã hộ,xây dựng nông thôn mới, ồn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội Mộtsố chỉ tiêu biéu thị kết quả hoạt động cho vay cụ thể như sau:

+ Tổng dư nợ: là số tiền khách hàng còn nợ NHCSXH, không phụ

thuộc vào doanh số cho vay và thu nợ vì dư nợ có thể tồn tại năm này quanăm khác, miễn là còn trong thời hạn hợp đồng( nhưng nếu tinh trong 1 nămthì dự nợ = doanh số cho vay — doanh số thu nợ) Phản ánh số nợ mà

NHCSXH đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định Đề xácđịnh được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai doanh số cho vay và doanh séthu no.

21

Trang 32

Tổng dư nợ cho vay bao gồm tổng du nợ cho vay ngắn hạn, trung han,dài hạn Tổng dư nợ cho vay cao và tăng trưởng nhìn chung phản ánh một

phần hiệu quả hoạt động tín dụng tốt và ngược lại tổng dư nợ tín dụng thấp,

ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay hay mở rộng thị

phần, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém

Tuy nhiên tổng dư nợ cao chưa hắn đã phản ánh hiệu quả tín dụng củangân hàng cao vì đôi khi nó là biểu hiện cho sự tăng trưởng nóng của hoạt

động tín dụng, vượt quá khả năng về vốn cũng như khả năng kiểm soát rủi rocủa ngân hàng, hoặc mức dư nợ cao, hoặc tốc độ tăng trưởng nhanh do mứclãi suất cho vay của ngân hàng thấp hơn so với thị trường dẫn đến tỷ suất lợi

nhuận giảm.

Tổng dư nợ của NHCSXH đánh giá việc cho vay, mối quan hệ củaNHCSXH với thị trường, với khách hàng như thế nào? đồng thời đánh giá

quy mô hoạt động của NHCSXH, bên cạnh đó việc nghiên cứu tổng dư nợ

cũng đánh giá được mức độ phát triển thông qua chỉ số mức tăng trưởng dư

nợ phản ánh việc mở rộng thị trường cũng như khối lượng tín dụng của

NHCSXH qua các năm, các thời kỳ.

+ Doanh số cho vay: Doanh số cho vay là tổng số tiền vay khách hàngđã nhận qua các lần giải ngân cho khách hàng tính trong 1 giai đoạn/thời kỳ;

(hay ngược lại: La số tiền mà khách hàng vay được từ ngân hang trong 1 giai

đoạn/thời kỳ).

Doanh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt

động cho vay với tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHCSXH Nếu như các

nhân tố có định thì doanh số cho vay càng cao phản ánh việc mở rộng hoạtđộng cho vay của NHCSXH càng tốt, ngược lại doanh số cho vay củaNHCSXH mà giảm khi các yếu tố khác thì chứng tỏ hoạt động của NHCSXH

là không tốt

22

Trang 33

+ Doanh số thu nợ: Là tổng số tiền mà NHCSXH thu được nợ từ

khách hàng trong 1 giai đoạn/thời kỳ; (hay ngược lại: Là số tiền mà khách

hang trả nợ cho ngân hàng trong 1 giai đoạn/thời ky Chỉ tiêu phan ánh tat cảcác khoản tín dụng mà NHCSXH thu về được khi đáo hạn vào một thời điểmnhất định nao đó

+ Số hộ vay vốn từng năm, số hộ còn dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh sốlượng khách hàng mà Ngân hàng CSXH phục vụ trong từng thời điểm Sốkhách hàng nhờ vay vốn NHCSXH mà phát triển kinh tế vươn lên thoát

nghéo, trả nợ đúng ky hạn quy định.

1.3 Chất lượng tín dụng của NHCSXH

1.3.1 Khái niệm chất lượng tín dụng của NHCSXH

Tin dụng ngân hang là một sản phẩm của ngân hàng cung ứng phục vụcác khách hàng của mình Cũng như các sản phâm khác nó cũng có chấtlượng, tuy nhiên vì ngành ngân hàng là một ngành kinh tế đặc biệt, liên quan

chặt chẽ đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nên chất lượng tín dụng ngân

hàng có những đặc trưng riêng.

Tín dụng NHCSXH là công cụ tài chính quan trọng, là hệ thống các biệnpháp liên quan đến việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của chínhphủ đề thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo, giải

quyết việc làm NHCSXH được nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện chươngtrình tín dụng cho vay ưu đãi đến các đối tượng chính sách

Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu hợp lý của khách hàng có lựachọn, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đồng thời góp phần thúc

đây tăng trưởng kinh tế xã hội.

Từ khái niệm trên ta thây rằng khách hàng, NHCS và bối cảnh kinh tế làba nhân tố được đề cập đến khi xem xét chất lượng hoạt động tín dụng chính

sách Việc xem xét chất lượng tín dụng chính sách mà thiếu đi một trong ba

23

Trang 34

nhân tô đó là phiến diện vì ba nhân tố nay tác động qua lại, vừa thúc day vừa

kiềm chế lẫn nhau Do điều kiện nghiên cứu nên tác giả chỉ nghiên cứu chất

lượng tin dụng ở góc độ Ngân hang do đó trên góc độ Ngân hang thì chatlượng tín dụng là sự thoả mãn yêu cầu hợp lý của khách hàng với lãi suất hợp

lý, thủ tục đơn giản đảm bảo thu hút khách hàng nhưng vẫn tuân thủ đúng

những quy định của tín dụng, góp phần làm lành mạnh hoá tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp, cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì sự tồn

tại, phát triển của ngân hàng.1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng NHCSXH

Có thé nói, chất lượng của một sản phẩm hay một dịch vụ đều được biểuhiện ở mức độ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và lợi ích về mặt tàichính cho người cung cấp Theo cách đó, trong kinh doanh TDNH, chất lượngtín dụng được thé hiện ở sự thoả mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng, phủhợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự tồn

tại và phát triển của ngân hàng Với cách định nghĩa như vậy, ta thấy chất

lượng tín dung ở đây được đánh giá trên 3 góc độ: ngân hàng, khách hang va

nên kinh tế

+ Về phía ngân hàng

- Quy mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng chính sách: thể hiện mức độ đápứng nhu cầu về vốn của ngân hàng Cơ cấu của các chương trình tín dụng ưuđãi thể hiện được chính sách đầu tư tín dụng đối với các đối tượng vay vốn

- Doanh số cho vay, thu nợ

- Quy mô thu nhập và chi phí của ngân hàng

- Rủi ro tín dụng trong đầu tư tín dụng cho các đối tượng chính sách.Chỉ tiêu rủi ro tín dụng càng thấp thì phản ảnh tính hiệu quả của tín dụng càng

cao và ngược lại Các chỉ tiêu cơ bản gồm: Nợ xấu bao gồm nợ khoanh và nợ

quá han, tôn that tin dung

24

Trang 35

+ Về phía khách hàng - các đối tượng chính sáchSử dụng vốn đúng mục đích, tăng thu nhập cho gia đình và người vay,

thoả mãn được như cầu tiêu dùng ( theo mục đích xin vay) Bên cạnh đó nhucầu vay von tin dụng của khách hàng là dé đầu tư cho các hoạt động sản xuấtkinh doanh nên chất lượng tín dụng được đánh giá theo tính chất phù hợp với

mục đích sử dụng của khách hàng với mức lãi suất và kỳ hạn hợp lý Thêm

vào đó là thủ tục vay đơn giản, thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng

nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc tín dụng

+ Về mặt kinh tế - xã hội

- Thể hiện ở các chỉ tiêu: số hộ thoát nghèo, số lao động được giải quyếtviệc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn

- Ôn định trật tự xã hội tại địa phương, thực hiện các chính sách của Nhà

nước, tạo được niềm tin của nhân dân vào chính sách của nhà nước Góp phần

thực hiện mục tiêu “ Xây dựng xã hội công băng, dân chủ, văn minh”.

Tuy nhiên tại luận văn này tác giả chỉ phân tích chất lượng tín dụng ởgóc độ Ngân hàng do đó Ta có thể áp dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá tìnhhình chất lượng tín dụng của ngân hàng:

Chỉ tiêu sử dụng vốn

Vốn sử dụngHệ số sử dụng VON = -~~=-~~=- x 100

Tổng nguồn vốnĐây là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh chất lượng tín dụng, cho phép đánh giá

tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng Chỉ tiêu này càng lớn

thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn.

Chỉ tiêu dư nợ: Dư nợ ngắn hạn (hoặc trung-dài hạn) / Tổng dư nợ

25

Trang 36

Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng trong trường

hợp dư nợ được phân theo thời hạn cho vay (ngăn, trung, dai hạn) Chỉ tiêu

này còn cho thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của một

ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau Ty lệ này càng cao chứng tỏ mức độ

phát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng

Nếu tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xau thap, hiệu quả kinh doanh cao, độ rủi ro thấp.

- No quá hạn khó đòi / Tổng dư nợ- Nợ quá hạn khó đòi / Tổng nợ quá hanChỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượngnghiệp vụ tín dụng Các ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được

chất lượng tín dụng cao của mình và ngược lại Thông thường thì tỷ lệ nợ quáhạn tốt nhất là ở mức <= 2% Tuy nhiên, chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phảnánh hết chất lượng tín dụng của một ngân hàng Bởi vì bên cạnh những ngân

hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong qui

26

Trang 37

trình tin dung, còn có những ngân hàng có được ty lệ nợ quá hạn thấp thôngqua việc cho vay đảo nợ, không chuyền nợ quá hạn theo đúng qui dinh,

Chỉ tiêu về tốc độ chu chuyến vốn tín dụng (vòng quay vốn tín dụng)

Doanh thu trong năm

Vòng quay vốn tín dụng =

-Dư nợ bình quân trong năm

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng chovay may lần trong một năm Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ

nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyên nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳsản xuất kinh doanh.

Ngoài việc sử dụng các chỉ tiêu định lượng trên, hiện nay nhiều ngân

hàng cũng đã sử dụng các chỉ tiêu định tính dé đánh giá chất lượng tin dụngnhư việc tuân thủ các quy chế, chế độ thể lệ tín dụng, lập hồ sơ cho Vay,phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả

1.3.3 Các nhân tổ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHCSXH

+ Nhân tố từ khách hàngNăng lực người vay (sức khỏe, trình độ, trình độ dân trí): Nếu các đốitượng vay vốn có ý thức có ý vươn lên thoát nghéo, có trình độ tay nghé, biết

quản lý vốn vay tốt thì sử dụng vốn có hiệu quả và khả năng hoàn trả vốntốt Bên cạnh đó nếu nguodi vay có ké hoach sir dung vốn tốt , biết tính toánlàm ăn , có ý thức về vốn tín dụng ưu đãi không phải là cấp phát mà là “ cóvay có trả” với những ưu đãi về lãi suất, điều kiện, thời hạn vay thì sẽ có tác

dụng kích thích người vay tính toán làm ăn có hiệu quả, có thu nhập và lợi

nhuận để hoàn trả vốn vay ngân hàng

Nếu khách hàng trung thực sử dụng vốn vay đúng mục đích thì rủi roxảy ra đối với ngân hàng sẽ ít đi do dé dẫn tới quyết định cung cấp vốn cho

khách hàng ngân hàng đã có một quá trình xét duyệt hồ sơ xin vay và nêu như

27

Trang 38

quá trình này thực hiện một cách chính xác thì khi von sử dụng đúng mục đích

như hồ sơ xin vay, sẽ xảy ra ít rủi ro hơn Trong thời gian qua một tỷ lệ rủi ro

tín dụng tương đối cao xuất phát từ nguyên nhân sử dụng vốn sai mục đích

+ Nhân tố từ Ngân hàng

- Năng luc cán bộ tín dụng: Năng lực của can bộ tín dụng nghiệp vụ

ngân hàng vững vàng, am hiểu về đường lỗi chính sách của Đảng và nhà

nước, có đạo đức tinh thần trách nhiệm phục vụ vì các đối tượng chính sách,

thực hiện cho vay đúng đối tượng, có trách nhiệm trong việc kiểm tra sử

dụng vốn , đôn đốc khách hàng trả nợ sẽ nâng cao chất lượng tín dụng.

- Điều kiện của NH: Công nghệ, cơ sở vật chất, Nguồn vốn là một trong

những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng tín dụng chính sách.

- Quy trình tín dụng chặt hay không: Nếu chính sách tín dụng tốt, quy

trình cấp tín dụng chặt chẽ, cấp tín dụng đúng đối tượng sẽ hạn chế được rủi

ro tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

- Chính sách phù hợp hay không: Với các chương trình tín dụng chính

sách do Đảng va Nhà nước ban hành và các NHCSXH dựa vào đó dé đề ra

các chính sách cho phù hợp với ngân hàng của mình Đây là kim chỉ nan cho

hoạt động tín dụng là văn bản thé hiện chiến lược và đường lối của NHCSXHtrong việc thực thi các giao dịch cho vay đơn lẻ cũng như chiến lược cho vay

trong từng thời kỳ Trong đó có quy trình về một nghiệp vụ cho vay chuẩn déquy định trình tự các bước tiến hành trong quá trình xét duyệt cho vay, thu nợ

nhằm đảm bảo các khoản vay dé tạo ra các khoản vay chất lượng tốt.

- Giám sát có chặt hay không: Để hạn chế các rủi ro tín dụng thì công

tác giám sat việc kiểm tra hồ sơ xin cấp vốn phải chặt chẽ, đồng thời việcgiám sát, kiểm tra công tác hoàn trả vốn vay của các đối tượng chính sáchcũng phải được diễn ra thường xuyên Khi các rủi ro tín dụng được hạn chế

thì chất lượng tín dụng sẽ được nâng cao

28

Trang 39

- Thông tin tín dụng: Thông tin luôn là yếu tố cơ bản cần thiết cho công

tác quản lý dù ở bất kỳ lĩnh vực nào Trong hoạt động tín dụng ngân hàng

cũng vậy, dé tham định dự án, thẩm định khách hàng trước hết phải có thôngtin về dy án, về khách hàng đó, dé làm tốt công tác giám sát sau khi cho vaycũng cần có thông tin Thông tin càng chính xác, kịp thời thì càng thuận lợicho ngân hang trong việc đưa ra quyết định cho vay, theo dõi việc sử dụngvốn vay và tiễn độ trả nợ Thông tin chính xác kịp thời day đủ còn giúp chongân hàng xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chính sách tín

dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế Tất cả những điềuđó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng được đưa đến cácđối tượng chính sách kịp thời và chính xác sẽ nâng cao chất luợng tin dung

+ Nhân tố từ nền kinh tế ( Môi trường kinh tế - xã hội)

Sự biến động của thị trường đầu vào và đầu ra, giá cả nguyên vật liệu,vật tư sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, giá hàng hoá nông sản khôngồn định sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người vay va khả năng trả nợ ngânhàng Các điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, trìnhđộ dân trí, điều kiện khí hậu, đất đai cũng ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư

tín dụng.

- Môi trường tự nhiên : Nói chung môi trường tự nhiên không tác động

trực tiếp tới hoạt động tín dụng của ngân hàng mà vai trò của nó thể hiện qua

sự tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người lao động, của doanh

nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp mà hoạt động của chúng phụ thuộc

nhiều vào điều kiện tự nhiên như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngànhnông nghiệp, ngư nghiệp Điều kiện tự nhiên diễn biến thuận lợi hay bat lợi sẽ

ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó ảnh

hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng.

29

Trang 40

- Môi trường kinh tế : Là một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát

triển của ngân hàng cũng như doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi

trường này Sự biến động của nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làmcho hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp biến động theo Đặcbiệt, trong điều kiện quốc tế hóa mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động của cácngân hàng và doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tếtrong nước mà cả môi trường kinh tế quốc tế Những tác động do môi trường

kinh tế gây ra có thé là trực tiếp đối với ngân hàng hoặc tác động xấu đến hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng

tín dụng ngân hàng.

- Môi trường chính trị, xã hội: Sự ồn định của môi trường chính trị, xãhội là một căn cứ quan trọng dé ra quyết định của các nha đầu tư và sự côngbang trong người dân Nếu môi trường nay ổn định thì các nhà đầu tư sẽ yêntâm thực hiện việc mở rộng đầu tư và người dân sẽ có hứng khởi, có niềm tin

vào các cấp, vào chế độ đề tu chí làm ăn và do đó nhu cầu vốn tín dụng ngânhàng trung và dai hạn tăng lên Ngược lại nếu môi trường bắt 6n thi họ sẽ tìmcách thu hẹp sản xuất để bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro khi đó nhu cầu vốn tín

dụng ngân hàng.

30

Ngày đăng: 06/09/2024, 13:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w