Một trong số những tôn giáo lớn nhất trên thế giới — Islam giáo — đã vađang được nghiên cứu ngày càng sâu rộng nhằm mục đích đưa ra cái nhìnkhách quan và đúng đắn hơn về một tôn giáo đặc
tại những quốc gia này
Các công trình bằng tiéng Anh Trên thé giới, nhiều nhà nghiên cứu phương Tây va A rap đã nghiên
Về kiến trúc thánh đường Islam nói chung, nhiều chuyên gia, học giả trên thế giới đã nghiên cứu về chủ đề này một cách chuyên sâu và có hệ thống Tiêu biểu là Giáo sư Robert Hillenbrand, ông là giảng viên Khoa Mỹ thuật, Trường Dai hoc Edinburgh (Anh) từ năm 1971 Giáo sư Robert Hillenbrand đã nghỉ hưu từ năm 2007 và hiện ông là Giáo sư Danh dự của Khoa Nghiên cứu Islam giáo va Trung Đông (Department of Islamic and
Middle Eastern Studies), Trường Đại học Edinburgh (Anh).Nghiên cứu của
Giáo sư tập trung vào kiến trúc và nghệ thuật Islam giáo, chủ yếu tại Iran và Syria Giáo sư đã có hơn 120 bài báo về kiến trúc và nghệ thuật Islam giáo.
Bên cạnh đó, ông cũng dày công nghiên cứu và cho xuất bản nhiều cuốn sách có gia tri và được một sỐ giải thưởng lớn Đó lacuén Islamic Architecture:
Form, Function and Meaning (Kiến trúc Islam giáo: Cau trúc, Chức năng vàY nghĩa) (2004),NXB Dai hoc Columbia Sách nói về mối quan hệ nhiều mặt giữa kiến trúc và xã hội tại khu vực Trung Đông — Bắc Phi từ thời kỳ Trung đại đến năm 1700 Qua cuốn sách, có thé thấy rang, mỗi công trình kiến trúcIslam giáo lại có chức năng cụ thé trong xã hội Islam giáo Cuốn thứ hai làStudies in Medieval Islamic Architecture, Volume 2 (Nghiên cứu về kiến trúcIslam giáo thời kỳ Trung đại, Quyển 2) (2006), NXB Pinder Trong cuốn sách này, Giáo sư Robert Hillenbrand tập trungphân tích kiến trúc Iran (thánh đường Islam, lăng mộ, v.v ) trong triều đại Seljuk (thế kỷ XI-XII) Ngoài ra còn cudnThe Mosque in the Medieval Islamic World - Architecture in Continuity (Thanh duong Islam trong Thế giới Islam giáo Trung đại — Tính liên tục của kiến truc) (1985), NXB Aperture, New York và cuốn Islamic Art and Architecture (Nghệ thuật và Kiến trúc Islam giáo) (2004), NXB Thames and Hudson Những cuốn sách trên của Giáo sư Robert Hillenbrand là nguồn tham khảo vô cùng quý giá về lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc thánh đường Islam.
Nhiều nghiên cứu bằng tiếng Anh khác cũng có giá trị rất lớn về kiến thức chuyên môn, tính khoa học, thể hiện chiều sâu nghiên cứu như cuốn Architecture of the Islamic World: Its History and Social Meaning (Kiến trúc thé giới Islam giáo: Lịch sử và Ý nghĩa xã hội) (2011) của tác giả George Michell, NXB Thames and Hudson;cuénArchitecture of the Fatimid Period in Islamic Architecture in Cairo: An Introduction (Giới thiệu Kiến trúc Islam giáo Thời ky Fatimid tai Cairo) (1989) của tac gia Behrens-Abouseif va
Doris, NXB E.J Brill, New York Bên cạnh những cuốn sách kể trên còn có nhiều bài báo nghiên cứu về chủ dé kiến trúc nghệ thuật của thánh đường Islam, trong đó có bài nghiên cứuA Review on Mosque Architecture (Tổng quan Kiến trúc Thánh đường Islam) (2002) của tác giaRabah Saouh được đăng trên trang web cuaFoundation for Science Technology and Civilisation
(Tổ chức Khoa học Công nghệ va Văn minh).
Chủ đề vai trò, chức năng của thánh đường Islam cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm, dành thời gian và tâm huyết nghiên cứu Có thé kể tới một số cuốn sách nhưcuốn Muslim Education in Medieval Times (Giáo duc
Islam giáo thời kỳ Trung đại) (1962) của tac giả Bayard Dodge, NXB Middle
East Inst và cuốn Mosque Libraries (Thư viện Thánh đường Islam) (1987) cua
Mohamed Makki Sibai, NXB Mansell Publishing Limited, New York Hoc viên cũng được tiếp cận với một số bài nghiên cứu như bài nghiên cứu The
Masjid, Yesterday and Today(Thánh đường Islam, Quả khứ và Hiện tai)(2010) của Zakaryya Mohamed Abdel-Hady; bài nghiên cứu The Mosque as a Political, Economic, and Social Institution 622 — Present (Thánh đường
Islam — Trung tam Chinh tri, Kinh tế, Xã hội từ năm 622 đến nay) (2011) cuaHope Collins, Capstone Project in Middle Eastern Studies; bai nghiên cứu Education in Islam: The Role of the Mosque (Giáo duc Islam giáo: Vai tro cua Thánh đường Islam) (2002) của tac giaSalah Zaimeche được dang trên trang web của Foundation for Science Technology and Civilisation (Tổ chức Khoa học Công nghệ va Văn minh).Nhin chung, những cuốn sách, bài nghiên cứu về chức năng, vai trò của thánh đường Islam thường tập trung về một vài chức năng chính có tính chất phổ biến ở mọi thánh đường Islam.
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu van đề có thé nói rang cho đến nay chưa có một công trình chuyên sâu nào bàn cả về kiến trúc lẫn chức năng của thánh đường Islam trong một khoảng thời gian và không gian cụ thể Vì vậy học viên đã chọn dé tài“Thánh đường Islam thời kỳ 909 — 1517 (tại Ai Cập, A-rap Xê-út, Iran và Syria)”làm đối tượng nghiên cứu của luận văn.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có hai mục đích chính:
- Làm rõ đặc trưng kiến trúc của thánh đường Islam thời kỳ 909 — 1517, từ đó góp phần làm sáng tỏ nét đẹp kiến trúc và nghệ thuật của thánh đường Islam nói chung
-Nghiên cứu vai trò, chức năng của thánh đường Islam trong đời sống tôn giáo, giáo dục, chính trị-xã hội thời kỳ909-1517 tại Ai Cập, A-rap
Xê-út, Iran và Syria
Luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Khái quát lịch sử các triều đại Islam thời kỳ Trung đại (909-1517) - Phân tích những đặc điểm kiến trúc và nghệ thuật của thánh đường Islam thời kỳ Trung dai (909-1517) tại Ai Cập, Ả-rập Xê-út, Iran và Syria, từ đó rút ra
10 những yêu tố lịch sử, xã hội ảnh hưởng đến kiến trúc nghệ thuật của thánh đường Islam
- Phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng của thánh đường Islam đối với đời sống cộng đồng Muslim thời kỳ Trung đại (909-1517)
- Phân tích những chức năng của thánh đường Islam thời kỳ Trung đại
(909-1517) tại Ai Cập, Ả-rập Xê-út, Iran va Syria
Đối tượng va phạm vi nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu trên, đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào các thánh đường Islam thời kỳ Trung dai (909-1517) tại Ai Cập, A- rap Xê-út, Iran và Syria, trong đó với mỗi quốc gia học viên chon một thánh đường Islam đặc trưng nhất để phân tích và nghiên cứu.Đó là Đại thánh đường Islam al-Azhar (tại Ai Cập), Đại thánh đường Islam al-Haram, Thanh đường của Nhà Tiên tri (tại Ả-rập Xê-út), Đại thánh đường Islam Isfahan (tại
Iran) và Đại thánh đường Islam Umayyad (tai Syria).
Luan văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong thời kỳ 909—1517 tại bốn quốc gia Ai Cập, Ả-rập Xê-út, Iran và Syria Phần lớn những thánh đường
Islam được nghiên cứu trong luận văn đã được xây dựng trước giai đoạn 909-
1517 như Đại thánh đường Islam al-Haram tại Ả-rập Xê-út (năm 634), Thánh đường của Nhà Tiên tri tại Ả-rập Xê-út (năm 622), Đại thánh đường Islam
Isfahan tai Iran (năm 711), Đại thánh đường Islam Umayyad tai Syria (năm
634) Mặc dù vay, những thánh đường Islam nay mang phong cách kiến trúc nghệ thuật Islam giáo đặc trưng cũng như thực hiện được các chức năng quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn 909-1517 Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn, học viên giới thiệu khái quát về các thánh đường Islam này từ khi mới được xây dựng, sau đó tập trung nghiên cứu về kiến trúc và chức năng của các thánh đường Islam trong giai đoạn 909-1517.
Luận văn được tiến hành chủ yếu trên cơ sởphương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp nghiên cứu khu vực học Ngoài ra, học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như phân tích, tổng hợp, miêu tả, so sánh.
6 Đóng góp của luận văn
6.1 Đóng góp véekhoa học của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu đã giới thiệu, khái quát hóa và hệ thống hóa một số loại hình kiến trúc cùng những chức năng cơ bản của thánh đường Islam thời kỳ Trung đại tại một số quốc gia khu vực Trung Đông.
- Nghiên cứu xuất phát từ góc độ Lịch sử học và Xã hội học sẽ mở ra góc nhìn mới về một địa điểm tôn giáo thiêng liêng của Islam giáo cũng như vị trí, tầm quan trọng của thánh đường Islam trong đời sống cộng đồng
6.2 Đóng góp về thực tiễn của luận văn Luận văn có thé được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các học giả, nhất là các nhà nghiên cứu trẻ, quan tâm đến Islam giáo Luận văn cũng có thê được áp dụng trong giảng dạy về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật Islam giáo nói chung và thánh đường Islam nói riêng.
7 Cầu trúc của luận vănNgoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm ba chương:
Tổng quan về Islam giáo Chương 2: Thánh đường Islam và nghệ thuật kiến trúc thánh đường
Chương 3: Chức năng của thánh đường Islam thời kỳ 909 — 1517
TÔNG QUAN VỀ ISLAM GIÁO
Vài nét về khu vực Trung Đông Khu vực Trung Đông từ xưa đã được coi như cái nôi của nền văn minh
Khí hậu khu vực Trung Đông nói chung nóng khô, lượng mưa hang năm thấp Phần lớn diện tích là sa mạc nên khó canh tác, chỉ có một vài con sông lớn cung cấp nước cho nông nghiệp ví dụ như sông Nile ở Ai Cập Khu vực Trung Đông nổi tiếng với hon 65% trữ lượng dầu khí thế giới, chủ yếu ở các quốc gia ven vịnh Ba Tư [62] Với lợi thế về địa lí và tài nguyên như vậy, đặc biệt trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động như hiện nay, Trung Đông đã nồi lên như một khu vực giàu tiềm năng về kinh tế, thu hút sự chú ý của thé giới trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế và chính trị.
Trung Đông là khu vực có tông diện tích hơn 7 triệu km2 và dân số hơn 436 triệu người (số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2016)[62] Về số lượng các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông, luận văn dựa trên quan điểm được nêu trong Đề án thúc day quan hệ Việt Nam — Trung Đông giai đoạn 2008- 2015 mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tan Dũng phê duyệt [7, tr.15] Theo Đề án nay, khu vực Trung Đông bao gồm 16 quốc gia la Bahrain, Cyprus
(Sip), AI Cap, Iran, Iraq, Jordan, Kuwait, Lebanon, Oman, Palestine, Qatar, Ả-rập Xê-út, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu Vương quốc A rap Thống nhất,
Việc su dụng tên goi7rung Dongva y nghĩa tên gọiTrung Đông từ lâu đã gây ra nhiều tranh cãi.Các nhà địa lí học và sử học hiện đại phương Tây đầu tiên — từ vị trí địa lí của minh - thường chia phương Đông thành ba khu vực Cận Đông là khu vực gần châu Âu nhất, kéo dài từ biển Địa Trung Hải đến Vịnh Ba Tư, khu vực Trung Đông trải dài từ Vịnh Ba Tư đến Đông Nam Á còn Viễn Đông là khu vực hướng về biển Thái Bình Dương Vì vậy, khu vực ma ngày nay được gọi là Trung Đông trước đây được coi là Can Đông.
Việc thay đổi tên gọi bắt đầu xuất hiện từ trước Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tên gọi Trung Đôngđược nhắc đến lần đầu tiên trong bài baoThe Persian Gulf and International Relations(Vịnh Ba Tư và quan hệ quốc tế)của tác giả Alfred Thayer Mahan xuất bản tháng 9 năm 1902 trong tạp chi National Review của London, Anh [30, tr.1522].Ngoai ra, một nguyên nhân khiến việc sử dụng tên gọi “Trung Đông” trở nên phổ biến là do sự chuyên giao can cân quyén lực từ châu Âu sang Mỹ Từ điểm nhìn của người Mỹ về mặt địa lí thì mọi thứ ở phía châu Âu nằm ở hướng Đông Vì vậy, những khu vực mà người A rap, người Turk và người Ba Tu chiém dong sẽ nằm ở Trung Đông chứ không phải Cận Đông.
1.2 Khái quát lịch sử Islam giáo
1.2.1 Sự ra đời và phát triển của Islam giáo Islam giáo (tiếng Anh: Islam, tiếng A rap: ¿~Ỳ! , phiên âm tiếng A rap: al-Islam)là một trong ba tôn giáo lớn nhattrén thé giới hiện nay bên cạnh Kito giáo và Do Thái giáo Đây là tôn giáo độc thần xuất hiện ở phía Tây bán đảo A rap vào đầu thế kỷ VII Trong tiếng A rap, al-Islam có nghĩa là “sự phục tùng”, “sự tuân lệnh” Những tín đồ theo Islam giáo luôn bày tỏ đức tin tuyệt đối vào Đắng Tối Cao là Allah Họ được gọi là các Muslim - các tín đồ Islam
14 giáo Islam giáo chính là tập hợp những lời răn dạy của Allah và Nhà Tiên tri
Mohammed được chọn làm sứ giả dé truyền thụ lại cho con người Các tín đồ Islam giáo thé hiện sự phục tùng đối với Allah bằng cách tuân theo những quy định của Islam giáo về đạo đức, văn hóavà nguyên tắc trong cuộc sống.
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều dùng thuật ngữ Islam gidodé gọi tên tôn giáo này ỞViệt Nam,ca trong ngôn ngữ đời thường cũng như ngôn ngữ sách báo khoa học phan lớnđều gọi tên tôn giáo nay là Hồi giáo hay đạo Hoi Cách gọi tên như vậy là chưa chính xác, bởi vì tên gọi Hồi giáo hay đạo Hồi ở Việt Nam có xuất xứ từ tên gọi một dân tộc thiểu số ở phía Bắc Trung Quốc là dân tộc Hồi Islam giáo được du nhập từ vùng Trung Á trong quá trình người dân tộc Hồi giao thương với người A rap và người An Độ theo Islam giáo Vì vậy, tên gọi đạo Hoi hay Hồi giáo xuất hiện từ sau khi Islam giáo du nhập vào dân tộc Hồi và dùng dé chi tôn giáo mà người dân tộc Hồi theo Bên cạnh đó, sẽ là không chính xác nếu sử dụng tên tôn giáo mà người dân tộc Hồi theo (Hồi giáo) dé gọi tên một tôn giáo bao trùm nhiều nền văn hoá của các dân tộc khác nhau trên thế giới Uslam giáo) Từ những luận điểm trên, học viên nhận thấy rằng chúng ta can thay đổi cách gọi tên tôn giáo này thành /s/am giáo cho chính xác về mặt khoa học, đúng với bản chất và phù hợp với cách gọi của cộng đồng quốc tế.
Islam giáo ra đời ở bán đảo A rap vào dau thé ky VII (năm 610) Đólà kết quả của nhiều biến động vékinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng thời bay giờ, trong đó nỗi bật là sự cần thiết trong việc thống nhất các bộ lạc trên bán dao A rap Sự hình thành, ra đời và phát triển Islam giáo gắn liền với tên tuổi và cuộc đời của Nhà Tiên tri Mohammed (571-632), người được các tín đồ Islam giáo coi là vị Sứ giả cuối cùng Nhà Tiên tri Mohammed mồ côi cha mẹ từ rất sớm nên từ nhỏ, ông phải đi chăn gia súc thuê và dẫn đường cho các thương nhân qua sa mạc để kiếm sống Vì vậy, ông rất nhạy cảm với nỗi khổ sở của những sô phận không may man và ghê tom hành vi lừa lọc của những
15 thương gia giàu có Năm 25 tuổi, ông kết hôn với bà Khadijah — một goa phụ giàu có 40 tuổi sau thời gian ông đến làm công cho gia đình bà Nhờ có điều kiện vật chất, tinh thần được đảm bảo trong quá trình truyền bá Islam giáo mà Nhà Tiên tri Mohammed đã có nhiều thành công trong quá trình tiếp nhận mặc khải và phát triển Islam giáo.
Theo truyền thuyết, vào một đêm năm 610, khi ấy Nhà Tiên tri Mohammed 40 tuổi, ông vào hang đá ở núi Hira (gần thành phố Mecca) dé suy niệm thì bỗng nhiên thiên thần Gabriel đến trao cho ông thông điệp của Allah Thiên thần thông báo rằng ông đã được Allah chọn làm sứ giả của Ngài Từ đó, Nhà Tiên tri Mohammed đặt niềm tin vào sứ mệnh ma Allah đã ban cho và trở thành sứ giả truyền đi những thông điệp, lời răn dạy của Allah đến mọi người.
Sự hình thành một tôn giáo độc thần ở thành phố Mecca đã vấp phải sự phản kháng quyết liệt bởi những người lãnh đạo các bộ lạc và các chủ nô giàu có Họ lo sợ rằng Islam giáo sẽ lấn at tín ngưỡng da thần vốn tôn tại từ lâu và làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh buôn bán của họ Do đó, năm 622, Nhà Tiên tri Mohammed cùng cộng đồng Muslim đầu tiên phải rời Mecca di cư đến Yathrib (sau này đổi tên là Medina, tên đầy đủ là Medina al-Nabi — Thành phố của Nhà Tiên tri) Sau đó, các tín đồ Islam giáo đã đôi năm di cư (năm 622) thành năm Thứ nhất của Lịch Islam giáo.
Năm 630, Nhà Tiên tri Mohammed cùng cộng đồng Muslim tại Medina trở về chinh phục Mecca và truyền bá Islam giáo cho các bộ lạc ở đó Các tín đồ Islam giáo sử dụng phương thức chiến tranh dé mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Islam giáo ra khắp bán đảo Ả rập Giữa lúc chiến thắng vang đội thi Nhà Tiên tri Mohammed đột ngột qua đời (năm 632) Mặc dù vậy, tín đồ
Islam giáo vẫn tiếp tục tiễn hành các cuộc chinh phạt dé truyén ba Islam giáo sang nhiều khu vực va dân tộc khác như Ba Tư, An Độ, Bắc Phi, Tây Ban
Nha và các nước châu Au khác.
Từ thế kỷ VI đến thế ky XI, Islam giáo mở rộng vao sâu lục dia châu Phi, hướng sang Trung Quốc và khu vực Trung Á Sang thế kỷ XI, Islam giáo bắt đầu được truyền bá rộng rãi vào các quốc gia châu Á và đặc biệt là khu vực Đông Nam A Từ thế kỷ XIII đến thế ky XVII, Islam giáo chiếm vị trí quan trọng tại các quốc gia Đông Nam Á hải đảo (chủ yếu là vùng bán đảo Mã Lai và quan đảo Indonesia) Islam giáo được truyền bá vào khu vực Đông Nam Á chủ yếu thông qua con đường giao thương Tuy vậy, các thương gia Islam giáo đã kết hợp hoạt động thương mại với hoạt động truyền giáo dé dễ dàng thâm nhập vào thị trường rộng lớn, giàu nguyên liệu và sản vật quý hiếm này Ngày nay, quốc gia có đông tín đồ Islam giáo nhất thế giới lại không thuộc khu vực Trung Đông mà là Indonesia ở khu vực Đông Nam Á.
Với lịch sử 14 thé kỷ ra đời và phát triển, là một tôn giáo ra đời muộn so với các tôn giáo lớn khác như Kito giáo hay Do Thái giáo nhưng Islam giáo đã phát triển hết sức mạnh mẽ và nhanh chóng trở thành một trong những tôn giáo lớn nhất thé giới với tốc độ tăng trưởng tín đô rất nhanh, có mặt tại tất cả các châu lục trên thế giới Ngày nay Islam giáo đã trở thành tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới với 1,8 tỷ tín đồ, chiếm 24,1% dân số thế giới
(số liệu năm 2015 của Pew Research Center')[61].
Trong quá trình truyền bá, mở rộng địa bàn trên một khu vực rộng lớn,
Islam giáo đã phân hóa và chia rẽ thành các hệ phái khác nhau như: Sunni,
DUONG ISLAM VÀNGHỆ THUẬT KIENTRUC
Nghệ thuật kiến trúc thánh đường Islam thời kỳ 909 — 1517 1.Khái quát nghệ thuật kiến trúc Islam giáo thời kỳ 909 — 1517 Nhiều nhà nghiên cứu cho răng lịch sử thé giới Islam giáo thời kỳ
Trung đại (909-1517) diễn ra cùng khoảng thời gian với các cuộc Thập tự chỉnh tại châu Âu (thế kỷ XI đến thé ky XIII) Bên cạnh những cuộc đấu tranh quân sự thì các cuộc Thập tự chinh cũng mang tới một giai đoạn trao đổi thương mại và tư tưởng hết sức sâu rộng giữa phương Đông và phương Tây.
Trong thời gian này, cả nền văn minh Kito giáo và Islam giáo đều trải qua những biến đồi lớn và những cuộc đấu tranh nội tại Trong thế giới Islam giáo tại khu vực Trung Đông, các triều đại bị chia tách và bắt đầu phát triển những phong cách nghệ thuật riêng biệt Lần đầu tiên, các quốc gia Islam giáo khác nhau tôn tại trong cùng một khoảng thời gian Nghệ thuật Islam giáo thời kỳ Trung đại nói chung và nghệ thuật kiến trúc của thánh đường Islam nói riêng có thể được chia thành ba thời kỳ chính đó là triều đại Fatimid, triều đại Seljuk và triều đại Mamluk [55].
2.2.1.1.Triéu đại Fatimid (909-1171) Trong thé ky X, triều dai Fatimid (909-1171) nổi lên và đặt ra mối de doa cho sự cai tri của triều dai Abbasid (750-1517) Những người lãnh đạo triều đại Fatimid thuộc phái Shi’a, từ Fatimid lấy từ tên Fatima, tên con gái của Nhà Tiên tri Mohammed Trong thời kỳ đỉnh cao quyền lực, triều đại Fatimid đã chiếm các vùng đất từ Algeria (ngày nay) đến Syria Họ chinh phục Ai Cập vao năm 969 và tuyên bố thành phố Cairo là thủ đô của triều đại Fatimid.
Lãnh đạo triều đại Fatimid rất quan tâm đến kiến trúc tôn giáo, trong đó có thánh đường Islam Mọi chi tiết trang trí trong thánh đường Islam giai đoạn này đều được thiết kế ti mi, khéo léo, từ những bục cầu nguyện băng gỗ (nơi Imam hướng dẫn tín đồ Islam giáo cầu nguyện) cho đến những chiếc đèn kim loại thủ công Thương mại thủ công trong giai đoạn này phát triển rực rỡ.
Các khu vực gần Cairo trở nên nổi tiếng về gốm sứ, thủy tỉnh, kim loại, gỗ và đặc biệt là sản xuất vải Phong cách trang trí cũng phát triển nhanh chóng, các nghệ nhân bắt đầu thử nghiệm các hình thức trang trí thực vật và hình học trừu tượng khác nhau Giai đoạn này thường được gọi là thời kỳ phục hưng
Islam giáo bởi sự phát triển vượt bậc về thương mại trong lĩnh vực trang trí nghệ thuật cũng như trong các tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao [15, tr 68].
2.2.1.2.Triéu đại Seljuk (1040-1157) Các nhà lãnh đạo triều dai Seljuk có nguồn gốc Thổ ở khu vực Trung Á Ngay sau khi lên năm quyền năm 1040, triều đại Seljuk theo phái Sunni đã truyền bá Islam giáo đến những nơi mà tôn giáo này chưa từng xuất hiện.
Triều dai Seljuk kiểm soát khu vực rộng lớn bao gồm Ba Tu (Iran ngày nay)", Iraq và phần lớn Anatolia (Thổ Nhĩ Kì ngày nay) Dưới triều đại Seljuk, Iran đã trải qua một thời kỳ thịnh vượng cả về vật chất và tinh thần Sự khéo léo
‘Thuat ngữ Ba Tu (Persia) là tên gọi cũ của Iran ngày nay, tên Iran bắt đầu được sử dung từ năm 1935, khi chính phủ Iran yêu cầu các quốc gia mà họ có quan hệ ngoại giao phải sử dụng thuật ngữ Iran thay cho Ba Tư trong các văn bản ngoại giao.
47 trong kiến trúc và nghệ thuật thời kỳ này có tác động rất lớn đến những phát triển nghệ thuật giai đoạn sau.
Sự phát triển văn hóa và nghệ thuật của triều đại Seljuk vượt xa tam anh hưởng chính tri Những người lãnh dao Seljuk gốc Thổ chấp nhận va ủng hộ giá trị truyền thống Ba Tư — Islam giáo trong đó nghệ thuật Seljuk kết hợp các yếu tố Ba Tư - Islam giáo được công nhận Trong giai đoạn này, các loại hình nghệ thuật Seljuk đã tạo nên sự khác biệt và đặc trưng trong thế giới Islam giáo Bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XII, nghệ thuật khảm băng đồng và các kim loại quý như đồng, bạc và vàng trở nên phố biến ở tỉnh Khurasan, phía đông Iran Ngoài ra còn có nghệ thuật sản xuất gốm thé hiện sự tiễn bộ của kỹ thuật mới và phát triển thêm dựa trên các kỹ thuật đã có [33, tr 12].
2.2.1.3.Triéu dai Mamluk (1250-1517) Từ Mamluk trong tiếng A Rap có nghĩa là sở hữu Ý nghĩa của cái tên này nói đến những nô lệ Thổ từng là binh lính cho triều đại Ayyubid (1171- 1260) trước khi họ nổi loạn và vươn lên năm quyên Triều đại Mamluk (1250- 1517) cai trị các vùng đất ở khu vực Trung Đông, bao gồm thành phố Mecca và Medina (Ả-rập Xê-út) Thủ đô triều đại Mamluk tại Cairo đã trở thành trung tâm nghệ thuật và kinh tế của thế giới Islam giáo giai đoạn này.
Thời kỳ này chứng kiến sự ra đời của nhiều tác phẩm nghệ thuật và kiến trúc tuyệt vời Bảo trợ về nghệ thuật và cho xây dựng những công trình đồ sộ là cách dé các nhà lãnh dao Islam giáo phô trương sự giàu có và khiến cho quyền lực, sức ảnh hưởng của họ được hiện hữu rộng khắp thành phố Các lãnh đạo triều đại Mamluk cho xây dựng rất nhiều thánh đường Islam, trường học Islam giáo và lăng mộ được trang trí cầu kì Các đồ vật trang trí, đặc biệt là đồ thủy tinh trở nên nồi tiếng khắp Địa Trung Hải Triều đại Mamluk được hưởng lợi cả về kinh tế và văn hóa từ việc buôn bán những mặt hàng này thông qua quá trình tiếp xúc và trao đôi hàng hóa giữa những người thợ thủ công Mamluk và các nhóm dan tộc khác Vi dụ, trao đổi thương mại ngày cảng tăng với Trung
Quốc và sự tiếp xúc với hàng hóa Trung Quốc đã dẫn đến việc triều đại Mamluk sản xuất gốm sứ màu xanh và trắng, mô phỏng theo mẫu gốm sứ đặc trưng của vùng Viễn Đông [31, tr 179].
2.2.2.Nghệ thuật kiến trúc thánh đường Islam thời kỳ 909 — 1517 (tại Ai Cập, A-rép Xé-ut , Iran và Syria)
2.2.2.1.Dai thánh đường Islam al-Azhar (Ai Cáp) Đại thánh đường Islam al-Azhar (tiếng Anh: al-Azhar mosque, tiếng A rap: &5Y! ela!l, phiên âm tiếng A rap: al-Jami al-Azhar) là thánh đường Islam nổi tiếng nhất tai Cairo thời ky Trung dai Nó nổi tiếng không chi bởi giá trị thâm mỹ mà còn bởi tầm quan trọng về lịch sử và tôn giáo Đại thánh đường Islam al-Azhar là thánh đường Islam đầu tiên của triều đại Fatimid tại Cairo (Ai Cập) va cũng là trường đại học dao tạo về Islam giáo đầu tiên tại đây Thánh đường Islam này không mang tên của người sáng lập — khalifa
Fatimid al-Muizz — mà được đặt một cái tên ý nghĩa al-Azhar (tiếng Anh: The Flourishing, tiéng Việt: Sự Thịnh vượng) Một vài nghiên cứu về thời kỳ
Trung đại gọi thánh đường Islam này là Đại thánh đường Islam cua Cairo
(The Great Mosque of Cairo) [15, tr 275]. Đại thánh đường Islam al-Azhar được xây dung năm 970 va buổi lễ cầu nguyện đầu tiên diễn ra năm 972 Đến năm 989, khalifa al-Muizz thành lập Trường Đại học Islam giáo al-Azhar và mời 35 học giả đến dạy các môn học về Islam giáo của phái Shi’a (do triều đại Fatimid theo phái Shi’a) Trường Đại học Islam giáo al-Azhar cung cấp chỗ ở và thức ăn cho học giả và sinh viên không có nhà ở tai Cairo Khu vực sinh hoạt bao gồm thư viện, bếp, nhà vệ sinh Những sinh viên có điều kiện khá giả hơn sẽ thuê trọ ở gần Trường Đại học Islam giáo al-Azhar với nhiều tiện nghi tốt hơn [40, tr 9-10].Cùng với Đại thánh đường Islam ‘Amr, Đại thánh đường Islam al-‘Askar va Dai thánh đường Islam Ibn Tulun, Đại thánh đường Islam al-Azhar là đại thánh đường Islam thứ tư tại Cairo Sau khi Ai Cập bị triều đại Ottoman chiếmđóng,
NĂNG CỦA THÁNH DUONG ISLAM THỜI KỲ 909 — 1517
Cầu nguyện Tín đồ Islam giáo đến cầu nguyện tại thánh đường Islam với mong
“Ngươi chớ bao giờ đứng (dâng lỗ) trong đó Chắc chắn Thánh đường đã được xây dựng vào ngày dau tiên (tai Kaaba) với lòng ngay chính sợ Allah mới là nơi xứng đáng cho Ngươi đứng dâng lễ trong đó Trong đó, có người yêu thích việc thanh sạch bản thân Bởi vì Allah yêu thương những người thanh khiết ” [11, tr 204]
Tại thánh đường Islam, tín đồ Islam giáo có thể thực hiện nghỉ lễ cầu nguyện năm lần mỗi ngày cũng như các nghỉ lễ cầu nguyện khác bất ké thời gian nào trong ngày Khi cầu nguyện tại thánh đường Islam, các tín đồ Islam giáo có cơ hội được đến gần hơn với Allah, được nhận nhiều phước lành từ
Allah và được chia sẻ, đàm đạo về tôn giáo với các tín đồ và bằng hữu khác.
Kinh Qur an có viết:
“Hãy bảo chúng: “Rabb!” của Ta chỉ thị (cho các người việc (ăn mặc) đúng đắn nghiêm trang và hướng mặt các người đúng (về Allah) tại mỗi nơi thờ phụng và cau nguyện Ngài với lòng chân thành chỉ dành riêng cho Ngài Các ngươi sẽ trở về với Ngài giống như việc Ngài đã khởi sự tạo hóa các ngươi lúc ban đầu ”[11, tr 153]
Dé tạo sự bình đăng giữa các tin đồ Islam giáo, khi đến thánh đường Islam các tín đồ cần ăn mặc đơn giản, sạch sẽ, không cầu kì, rườm rà Trong
Kinh Qur an có câu:
“Hỡi con chau của Adam! Hãy phục sức trang nhã tại mỗi nơi thờ phụng, và ăn uống nhưng chớ quá độ bởi vì Ngài (Allah) không yêu thương những kẻ qua do.” (11, tr 154]
Tất cả những hoạt động từ gặp nhau năm lần một ngày, đứng ngang hàng nhau khi cầu nguyện không phân biệt tầng lớp giàu nghèo, chủng tộc hay việc cùng thờ phụng một Thượng dé (Allah) đã tạo nên cảm giác bình đăng và gắn kết tình anh em Islam giáo Chính điều này đã giúp các tín đồ Islam giáo xóa bỏ sự ghen ty, ganh ghét và cùng đoàn kết thành một tập thể, một cộng đồng Trong Kinh Qur an có viết:
“Hoi nhân loại! TA đã tạo hóa các người từ một người nam và một người nữ và làm cho các người thành quốc gia và bộ lạc dé các người nhận biết lan nhau (như anh em) Quả thật, dưới cdi nhìn của Allah, người vinh dự nhất là người ngay chính và sợ Allah nhất trong các người Quả thật, Allah Biết hết, Rat Am tường (mọi việc) ” [11, tr 517]
Cầu nguyện ngày thứ Sáu (salat al-Juma) diễn ra tại đại thánh đường Islam (Jami) thay thé cho cầu nguyện buổi trưa (salat al-Zhuhr) Trưa thứ Sáu hàng tuân, tín do Islam giáo được yêu câu phải mặc quân áo sạch sẽ, tập trung
? Rabb trong tiếng A rap là Allah
65 tại đại thánh đường Islam chuẩn bị cho buổi lễ cầu nguyện ngày thứ Sáu.
Kinh Qur’an và Sunna đề cao tam quan trọng và phước lành mà tín đồ Islam giáo nhận được từbuôi cầu nguyện này Nhiều học giả Islam giáo cho rằng thực hiện nghi thức cầu nguyện theo giáo đoàn tại đại thánh đường Islam sẽ mang đến cho tín đồ Islam giáo nhiều phước lành gấp 25 đến 27 lần so với việc cầu nguyện theo cá nhân [32, tr 6].
Cau nguyện ngày thứ Sáu là dip dé những tín đồ Islam giáo trong thành phó, thị tran gặp gỡ, hội họp Tại các thành phố lớn, buổi cầu nguyện này có thê diễn ra tại nhiều đại thánh đường Islam khác nhau (dé thuận tiện di lại cho các tín đồ Islam giáo) Budi cầu nguyện này tạo cơ hội cho tin đồ Islam giáo gặp gỡ nhau để thảo luận và giải quyết các vẫn đề cá nhân cũng như vấn đề của cộng đồng Bên cạnh đó, cầu nguyện theo giáo đoàn tại đại thánh đường Islam cũng dạy cho tín đồ Islam giáo sự đoàn kết và hòa hợp.Cầu nguyện ngày thứ Sáu là buổi cầu nguyện bắt buộc đối với tín đồ Islam giáo nam trưởng thành Những người bi mù, bi bệnh, tàn tật, đang di công tác và phụ nữ đều được miễn nghĩa vụ tham gia buổi cầu nguyện này Thay vào đó, họ phải thực hiện nghi lễ cầu nguyện buổi trưa (salat al-Zhuhr) như mọi ngày.
Trong buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu, Imam giảng bai thuyết giáo về các chủ đề tôn giáo, đạo đức, xã hội cũng như các vấn đề hiện thời liên quan đến tín đồ Islam giáo Bài giảng của Imam gồm hai phần Phần đầu tiên, sau khi tụng Surah al-Fatihah (Khai Đề), Imam khuyên răn tín đồ phải hành động theo lời truyền day của Allah, những bổn phận, nghĩa vụ mà họ phải thực hiện để trở thành một tín đồ Islam giáo tốt Tín đồ Islam giáo phải lắng nghe bài giảng một cách chăm chú, không được nói chuyện trong lúc Imam giảng bài thuyết giáo Phần thứ hai, Imam đọc bài giảng với nội dung về sự vĩ đại, nhân từ của Allah, yêu cầu mọi tín đồ Islam giáo tuân phục Allah.
Sau khi kết thúc bài giảng, Imam thực hiện quỳ lạy hai lần và giáo đoàn làm theo dé kết thúc buổi lễ cầu nguyện ngày thứ Sáu.
Các nghỉ lễ tôn giáo tiến hành trong thánh đường Islam mang lại những lợi ích khác nhau cho cộng đồng Muslim: củng cô đức tin của tín đồ Islam giáo, gia tăng số lượng tín đồ và tăng cường tình đoàn kết của các tín đồ Islam giáo Từ quan điểm của Islam giáo, thánh đường Islam là địa điểm tôn giáo được xây dựng dựa trên nền tảng đức tin đối với Allah Giáo cả (Imam) hay lãnh đạo Islam giáo là những người vừa có kiến thức uyên bác về Islam giáo vừa có đức tin rộng lớn Tuy vậy, những tín đồ Islam giáo đến cầu nguyện tại thánh đường Islam không nhất thiết phải là người có đức tin như giáo cả hay lãnh đạo Islam giáo Điều kiện để một người bình thường trở thành tin đồ
Islam giáo chi là đọc Shahada (lời tuyên xưng đức tin Islam giáo) — trụ cột thứ nhất trong năm trụ cột Islam giáo Sau đó tín đồ Islam giáo được tham gia vào các nghi lễ tôn giáo trong thánh đường Islam Chính việc thực hành những nghi lễ tôn giáo này, trong đó có cầu nguyện hàng ngày va cầu nguyện ngày thứ Sáu, sẽ giúp tăng cường, củng cố lòng tin của tín đồ Islam giáo đối với
Allah, Nhà Tiên tri Mohammed và mặc khải của Allah Trong một xã hội
Islam giáo dựa trên nền tảng lòng tin như vậy, thánh đường Islam đóng vai trò là nơi thờ phụng cho các tín đồ Islam giáo Đó là một trong những địa điểm thanh khiết nhất, nơi con người đến gột rửa tâm hồn và giúp đỡ các bằng hữu của họ Nhờ vậy, số lượng tín đồ đến với Islam giáo ngày càng gia tăng.Mỗi khi đến giờ cầu nguyện, các tin đồ Islam giáo không kê sắc tộc đi tới thánh đường Islam cùng thực hiện nghi lễ cầu nguyện bang một ngôn ngữ chung.
Allah kêu gọi tin đồ Islam giáo cùng thực hiện những nghi thức này dé tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng Muslim.
Chức năng tôn giáo của thánh đường Islam được thể hiện rõ nét qua cuộc hành hương (Hajj) đến thánh địa Mecca tại Ả-rập Xê-út Hajj là cuộc hành hương đến Mecca (A-rap Xê-út) diễn ra từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 12 của tháng thứ 12, là tháng cuối cùng trong lịch Islam giáo Đây là cột thứ năm
thé kỷ ra đời và phát triển của Hồi giáo, NXB Tôn giáo, Hà
Nguyễn Thanh Hiền (201 1), “Ảnh hưởng của đạo Islam đến văn hóa, xã hội Trung Đông”, Tap chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, sô 11
(75) tr 3-12 Đỗ Đức Hiệp (2012), Cẩm nang về Trung Đông, NXB Từ điển Bách
Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018), “Vài nét về Hajj của Hồi giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 01 (149), tr 53-60
Hoàng Phê (chủ biên) (2009), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, Hà Nội
Dương Ngọc Tan, Trần Thi Minh Thu (Đồng chủ biên) (2015), Nghiên cứu Hồi giáo va Hoi giáo ở Việt Nam, NXB Tôn giáo, Ha Nội
Trung tâm An Loát Quốc vương Fahad, Thiên Kinh Qur 'an và bản dịch ý nghĩa nội dung (2003), Hassan bin Abdul Karim (chuyền ngữ), Abdul
Halim Ahmed (cộng tác), Madina: K.S.A
Afif Bahnassi (1989), The Great Omayyad Mosque of Damascus: The First Masterpieces of Islamic Art, Tlass Publisher, Damascus, Syria
Al-Mubarakpuri, Safyur Rahman bin Abdullah (2008), Holy Makkah:
Brief History, Geography and Hajj Guide, Maktaba Darussalam, Riyadh, Saudi Arabia
Bayard Dodge (1962), Muslim Education in Medieval Times, Middle
Behrens-Abouseif, Doris (1989), Architecture of the Fatimid Period, In Islamic Architecture in Cairo: An Introduction, pg 58-77 Leiden, New
York: E.J Brill Bethany J.Walker (2004), “Commemorating the Sacred Spaces of the Past: The Mamluks and the Umayyad Mosque at Damascus”, Near Eastern Archaeology, Vol.07, No.1, pg 26-39
Doris Behrens-Abouseif (1998), Islamic Architecture in Cairo An Introduction, The American University in Cairo Press
Finbarr Barry Flood (2001), The Great Mosque of Damascus: Studies in the Making of an Umayyad Visual Culture (Islamic History and
Civilization), Brill Publisher George Makdisi (1988), Dictionary of the Middle Ages, Vol 11, Charles
Scribners and Sons George Michell (Edited) (2011), Architecture of the Islamic World: Its History and Social Meaning, Thames and Hudson Ltd, London
Hope Collins (2011), “The Mosque as a Political, Economic, and Social Institution 622 — Present”, Capstone Project in Middle Eastern Studies
Ibn Battutah in K.A Totah (1926), The contribution of the Arabs to Education, Bureau of Publications, New York: Columbia University
Jonathan, Owens (2013), The Oxford Handbook of Arabic Linguistics, Oxford University Press
Karen Armstrong (2007), Muhammed A Prophet for our Time, New York: Harper Collins
Lewis, B., V.L Menage, Ch Pellat & J Schact (1971), Encyclopedia of Islam New Edition Volume III: H-Iram, Leiden: E.J Brill
Mohamed Makki Sibai (1987), Mosque Libraries, New York: Mansell Publishing Limited
Nurdin Laugu (2007), “The Roles of Mosque Libraries through History”, al-Jamiah: Journal of Islamic Studies, Vol 45, No 1, pg 91-118
Oleg Grabar (1990), The Great Mosque of Isfahan, New York: New York University Press
Peter, F.E (1994), The Hajj: The Muslim Pilgrimage to Mecca and the Holy Places, New Jersey: Princeton University Press
Philip Mattar (2004) (Editor in Chief), Encyclopedia of Modern Middle East and North Africa, Second Edition, Macmillan Reference USA, New York
Pourjavady, E Booth-Clibborn (2001), The Splendour of Iran, London:
Booth-Clibborn Editions Rabah Saouh (2002), “A Review on Mosque Architecture”, Foundation for Science Technology and Civilisation
Rabah Saouh (2003), “Muslim Architecture Under Seljuk Patronage (1038-1327)”, Foundation for Science Technology and Civilisation Rami Alafandi, Asiah Abdul Rahim (2014), “Umayyad Mosque in Aleppo Yesterday, Today and Tomorrow”, International Journal Arts and Sciences, p.319-347
Richard C Martin (2004) (Editor in Chief), Encyclopedia of Islam and Muslim world, Macmillan Reference USA, New York
Robert Hillenbrand (1985), The Mosque in the Medieval Islamic World.
Architecture in Continuity, edited by Sherban Cantacuzino, New York:
Robert Hillenbrand (2004), Islamic Architecture: Form, Function and Meaning, Columbia University Press
Robert Hillenbrand (2006), Studies in Medieval Islamic Architecture, Volume 2, Pinder Press
Robert Hillenbrand (2004), Islamic Art and Architecture, Thames and Hudson Inc.
Salah Zaimeche (2002), “Education in Islam: The Role of the Mosque”, Foundation for Science Technology and Civilisation
Salah Zaimeche (2005), “Cairo”, Foundation for Science Technology and Civilisation
Salma Samar Damluji (1998), The Architecture of the Prophet’s Holy Mosque, Al-Madinah, Hazar Publishing Limited, London
Shah Mustafa (2008), The Arabic Language, In: Rippin, A., (ed.), The Islamic World New York; London: Routledge, pp 261-277
Tagliacozzo, Eric; Toorawa, Shawkat, eds (2016), The Hajj, Pilgrimage in Islam, New York: Cambridge University Press
Zakaryya Mohamed Abdel-Hady (2010), The Masjid, Yesterday and Today, The Center for International and Regional Studies, Georgetown
University School of Foreign Service, Qatar
Ahmad Shalabi (1966), Tarikh Al-Tarbiyah Al-Islamiyah, Maktaba AI-
Nahdah Al-M¡sriah Ahmad Shalabi (1966), Lich sw giáo duc Islam, NXB Al-Nahdah Ai
(26-13 +2)3 ¿ễ › 5 plael la 65 iil sa 4l ô(1948) aad!) (pagd real
Ahmed Fahmi Ibrahim (1948), “Thanh duong Nha Tién tri”, Tap chi
Cala) ¢ palel Casati 4 „42 Lil) aa Leva! —) 936(1961) œÌ gl! ISLE aes gle š lal DAY gy y xã le)
Ali Mohammed al-Shadili Al-Khuli (1961), Vai tro cua thanh duong Islam trong giáo duc, NXB Bộ Tôn giao, Cairo
Al-Maqrizi, Ahmad Ibn Ali (1959), Al-Mawaiz wa Alitibar fi dhikr Al- Khitat wa Al-athar, Vol 3, Beirut: Dar al-Urfan
Al-Magrizi, Ahmad Ibn Ali (1959), Xây dung lăng mộ tai Cairo, Tap
Ss củ 5 jlaall ey 1G „4 34) gill š ae Cá _) pi I cS+s (2015) alas dua cầu SM Apa lS) GLY 5 GLa pall „3S SLs)
Heba Haddad (2015), Giới thiệu nghệ thuật kiến trúc cửa số trong lịch sử kiến trúc Islam giáo, Trung tâm Nghiên cứu Royal Class, Kuwait c2 ca) silly pills AeGbl Sill pla cc patios Lire ey 2 (1995) Slase cp! loằ
Ibn Asakir (1995), Lich sử thành pho Damascus, NXB Fakr,
Ay xaal gli) Ã 8