1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan ở Hà Nội (Trường hợp quận Ba Đình và huyện Ba Vì)

161 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan ở Hà Nội
Tác giả Phạm Hải Hà
Người hướng dẫn Tiến Sĩ: Đỗ Thị Hương Thảo
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Chuyên ngành Quản Lý Văn Hóa
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Quản lý Văn hóa
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 161
Dung lượng 70,96 MB

Nội dung

Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, của quá trình toàncầu hóa trong xã hội ngày nay thì hoạt động tuyên truyền cô động trực quan lại càngđóng vai trò quan trọng hơn k

Trang 1

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NOITRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VA NHÂN VAN

PHAM HAI HÀ

HOAT DONG

TUYEN TRUYEN CO DONG TRUC QUAN O HA NOI

(Trường hợp quan Ba Dinh và huyện Ba Vì)

Hà Nội, 2021

Trang 2

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NOITRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VA NHÂN VAN

HOAT DONG

TUYEN TRUYEN CO DONG TRUC QUAN O HA NOI

(Trường hop quan Ba Dinh và huyện Ba Vì)

Chuyên ngành: Quản Ly Van Hóa

Mã số: 8319042.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TIEN SĨ: DO THỊ HƯƠNG THẢO

Hà Nội, 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan toàn bộ nội dung của luận văn này hoàn toàn được hìnhthành và thực hiện của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của

Tiến sĩ Đỗ Thị Hương Thảo Các số liệu và kết quả có được trong luận văn làtrung thực và chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào Những chỗ sử

dụng kết quả của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng.

Tôi xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường về nội dung cam đoan này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

Học viên

Phạm Hải Hà

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Phòng

Van hóa Thông tin quận Ba Đình; Phòng Văn hóa Thông tin huyện Ba Vì

thành phố Hà Nội; Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội (/huộc Sở Văn hóavà Thể thao Hà Nội) đã tạo điều kiện và cung cấp tư liệu cần thiết trong thờigian tôi tiến hành nghiên cứu điền dã và thu thập số liệu Qua đây, xin bày tỏ

lòng biết ơn chân thành tới các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên công tác tại

các Phòng Văn hóa, Thông tin, Trung tâm Văn hóa Thông tin 02 quận, huyện

trên đã cung cấp cho tôi những thông tin quý báu phục vụ công tác nghiên

cứu này.

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Lịch sử;

Bộ môn Quản lý Văn hóa, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

(Đại học Quốc gia Hà Nội) - cơ sở đào tạo luôn tạo điều kiện cho tôi học tậpđể hoàn thành khóa học Hơn thế nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ ĐỗThị Hương Thảo đã định hướng và đồng hành cùng tôi trong nghiên cứu này.

Xin gửi lời tri ân tới những người bạn nhiệt tình giúp đỡ bằng những ýkiến góp ý, phản biện hữu ích trong suốt thời gian nghiên cứu Dù rất nỗ lực,nhưng luận văn khó có thể tránh khỏi những thiếu sót, vậy nên tác giả mong

nhận được sự góp ý của những ai quan tâm tới đề tài này.

Trân trọng./.

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TATDANH MỤC CÁC BANG SO LIEU & BIEU DO

MO DAU

CHUONG 1: CO SO LY LUAN VA TONG QUAN VE HOAT DONG

TUYEN TRUYEN CO DONG TRUC QUAN

1.1 Những khái niệm cơ bản

1.1.1 Tuyên truyền1.12 Cổ động

1.1.3 Tuyên truyền cổ động truc quan1.2 Đặc điểm và hình thức của tuyên truyền cỗ động trực quan

1.2.1 Đặc điểm của tuyên truyền cô động trực quan

1.2.2 Các hình thức tuyên truyền cổ động trực quan

1.3 Vai trò của hoạt động tuyên truyền cỗ động trực quan

CHƯƠNG 2: THỤC TRANG HOAT DONG TUYEN TRUYEN CO

DONG TRUC QUAN TREN DIA BAN NGHIEN CUU

2.1 Nghiên cứu trường hợp quận Ba Dinh

2.1.1 Khái quát về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội quận Ba Đình

2.1.2 Thực trạng hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan

2.2 Nghiên cứu trường hợp huyện Ba Vì

2.1.1 Khái quát về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Ba Đình2.1.2 Thực trạng hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan

Tiểu kết chương 2CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ HOẠTĐỘNG TUYỂN TRUYEN, CO ĐỘNG TRUC QUAN TREN DIABAN THÀNH PHO NHÌN TỪ TRƯỜNG HOP QUAN BA ĐÌNH VAHUYEN BA VI

3.1 Đánh giá hoạt động tuyên truyền, cỗ động trực quan tai quận Ba

Đình và huyện Ba Vì.

141415

41

43

43

51656573

86

88

88

Trang 6

3.1.1 Địa bàn quận Ba Đình 88

3.1.2 Dia ban huyén Ba Vi 95

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu qua hoạt động truyên truyền cỗ 101

động trực quan trên địa bàn Thành phố Hà Nội

3.2.1 Định hướng hoạt động 101

3.2.2 Tăng cường lãnh đạo, xây dựng cơ chế quản lý 1053.2.3 Nguôn nhân lực 1073.2.4 Dau tư nguồn kinh phí, cơ sở vật chất và công nghệ 1103.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm 114Tiểu kết chương 3 115KET LUAN 117

TAI LIEU THAM KHAO 120

PHU LUC 126

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu A — Thái Bình Dương

ASEAN Tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc

gia trong khu vực Đông Nam A.

ĐH KHXH &NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

ĐHQG HN Đại học Quốc gia Hà Nội

HĐND Hội đồng Nhân dân

Nxb Nhà xuất bản

TTTL Thông tin Triển Lãm

Tp Thành phố

THPT Trung học Phô thông

VHTT Văn hóa thông tin

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp QuốcUBND Ủy ban Nhân dân

Trang 8

So sánh sự giông và khác nhau của poster va banner

Số liệu giữa các hình thức tuyên truyền, cổ động trực quan

trên địa bàn quận Ba Đình các năm 2018, 2019, 2020

Số liệu hoạt động tuyên truyền, cô động trực quan trên một số

huyện ngoại thành Hà Nội năm 2020

Số liệu các kỳ cuộc phục vụ tuyên truyền chính tri của

huyện Ba Vì và quận Ba Đình năm 2020

DANH MỤC CÁC BIEU DO

Tương quan giữa các hình thức tuyên truyền, cổ động trực

quan trên địa bàn quận Ba Đình các năm 2018, 2019, 2020

So sánh tuyên truyền đợt từ 30/4 đến 7/5/2020 giữa quận

Đông Da và quận Ba Dinh

Tuyên truyền trên hệ thống pano qua các năm 2018, 2019

So sánh hoạt động tuyên truyền, cô động trực quan giữa

huyện Ba Vì và huyện Chương Mỹ năm 2020

So sánh hoạt động tuyên truyền cổ động bằng pano của

huyện Ba Vì và quận Ba Đình qua các năm 2018, 2019 và

2020

Tuyên truyền, cô động trực quan bang băng ron, khẩu hiệu,

áp phích qua các năm 2018, 2019 và 2020

So sánh hoạt động tuyên truyền, cô động trực quan phục vụ

mùng Đảng, mừng Xuân Canh Tý năm 2020

Hình thức tuyên truyền cô động trực quan của huyện Ba Vì

và quận Ba Đình qua các năm 2018, 2019 và 2020

Kết quả hoạt động công tác tuyên truyền cô động trực quan

của quận Ba Đình và huyện Ba Vì năm 2020.

Hoạt động tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của

huyện Ba Vì và quận Ba Đình năm 2020

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tàiDang Cộng sản Việt Nam luôn coi tuyên truyền cô động là nhiệm vụ chínhtri, bởi lẽ hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan không chỉ truyền tải thông tin,nâng cao nhận thức, giáo dục, mở rộng dân chủ, tổ chức quan chúng mà còn có khảnăng cung cấp thông tin hai chiều: vừa truyền tải đường lối, chủ trương của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân, vừa nắm bắt tâm tư nguyện

vọng, ý kiến của dân đóng góp với Đảng và Nhà nước Mục tiêu của hoạt độngtuyên truyền cô động là góp phần xây dựng con người mới, cuộc sống mới, do đónó có nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng hình thành nhân cách, cải tạo thực tiễn, xây

dựng môi trường xã hội lành mạnh.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam khang định hoạt động tuyên truyền cổ động

từ khi có Đảng đã góp phần quan trọng tạo nên các phong trào cách mạng, lập nên

những chiến thăng trong lịch sử Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện

nay hoạt động tuyên truyền, cô động càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết

Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, của quá trình toàncầu hóa trong xã hội ngày nay thì hoạt động tuyên truyền cô động trực quan lại càngđóng vai trò quan trọng hơn khi thực hiện tuyên truyền những chủ trương, đường lối

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có tính định hướng, sinh động, nhẹ

nhàng, hap dẫn, dé nhớ, dễ hiểu đối với quan chúng nhân dân

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, trình độ dân trí ngày càng

cao, con người từng bước thay đổi nhận thức phù hợp với điều kiện phát triển chínhtrị - kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước, theo đó, hoạt động tuyên truyền cô động

cũng cần đáp ứng kịp với xu thé phát triển mới Tuy nhiên, trong quá trình đó lạinảy sinh một số hạn chế, bất cập trong khi triển khai, thực hiện như: chưa có chế độchính sách phù hợp liên quan tới hoạt động tuyên truyền cổ động, chưa có mô hìnhthống nhất trong quản lý Hiệu quả của hoạt động tuyên truyền cô động trực quan

còn tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và địa lý; dân số và phong tục; tập quán, tín

ngưỡng Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan dang bị tác động,

Trang 10

lấn át bởi các loại hình quảng cáo, các phương tiện truyền thông Điều đó đã gây

cản trở không nhỏ trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động này.

Xuất phát từ chuyên môn gắn liền với công việc tại Trung tâm Thông tinTriển lãm Hà Nội (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) cùng với nhận thức về thực tiễn

và những thách thức đang đặt ra đối với hoạt động tuyên truyền cô động trực quanhiện nay, luận văn chọn đề tài “Hoạt động tuyên truyền cô động trực quan ở HàNội: Trường hợp quận Ba Đình và huyện Ba Vì” làm đối tượng nghiên cứu

Sở di, chọn nghiên cứu thực trạng hoạt động tuyên truyền cô động trực quantrên địa bàn quận Ba Đình, vì đây là quận nằm ở vị trí khu vực trung tâm của Thànhphó, và cũng là nơi tập trung nhiều cơ quan đầu não quan trọng về chính trị, hànhchính của Việt Nam, Hà Nội cùng nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế Những yếu tố đặc

thù về chính trị, lịch sử, văn hóa - xã hội, địa lý và con người Ba Đình có tác độngtrực tiếp đến công tác tuyên truyền cổ động trực quan trên địa bàn, với quy mô và

hình thức phù hợp, mang tính nhận diện, biểu trưng, đại diện cho tầm vóc của Hà Nội

khi bạn bè trong nước và quốc tế có dịp đặt chân đến Thủ đô

Đối với huyện Ba Vì, đây là huyện cực Tây của Hà Nội, một phan ba diện tích

tự nhiên phía nam của huyện là vùng núi cao của dãy núi Ba Vì Trung tâm huyện

cách trung tâm Thủ đô 50km về phía tây bắc Tình hình kinh tế - xã hội của huyệncòn nhiều khó khăn, nguồn thu của địa phương còn nhiều hạn chế Bên cạnh đó,huyện còn là địa bàn sinh sống của đồng bào một số dân tộc ít người, vì vậy hoạtđộng tuyên truyền cô động trực quan ở đây phải có những yếu tố đặc thù làm saovừa đáp ứng được nhu cầu nhân dân địa phương vừa từng bước phát triển thích nghi

với thời đại mới.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiCó thé khang định ngay rang, các công trình nghiên cứu về hoạt động tuyên

truyền cô động trực quan cho đến nay là không nhiều

Những tài liệu đầu tiên đề cập đến công tác thông tin cổ động của thập niên

70 của thé kỷ XX là một số bài viết của Lê nin về “Người tuyên truyền và cô động”

do Trường Cán bộ Thông tin phát hành năm 1973 Cuốn sách đánh giá tầm quan

Trang 11

trọng của hoạt động tuyên truyền cô động, Lê Nin viết “Một chính phủ tương đốidân chủ không bao giờ có thé bỏ rơi hắn nhiệm vụ thuyết phục quần chúng nhân

dân, trái lại nhiệm vụ ấy bao giờ cũng là nhiệm vụ quan trọng của việc quản lý”.Trong quá trình lãnh đạo, Lê Nin luôn đặt hoạt động tuyên truyền cô động lên hangđầu, bởi vì Người cho rang: “Nhờ các hoạt động tuyên truyền, cô động giải thíchbền bỉ, thường xuyên mà nhân dân mới hiểu và nhận thức đúng, đồng thời tự

nguyện, tự giác chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng”

Cũng trong năm 1973, một số bài viết, bài nói chuyện, báo cáo về công tácthông tin cổ động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lê Duan, Trường Chinh, Pham VănĐồng, Lê Thanh Nghị, Tố Hữu, Trần Quang Huy, Hoàng Tùng, Lê Quảng Ba đượctập hợp xuất ban trong cuốn “Về Công tác Tuyên truyền - cổ động” do Tông cụcThông tin phát hành Cuốn sách làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng đối với công

tác tuyên truyền, cô động chính trị trong những năm 1960-1975; khăng định những

thành công, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo công tác tuyên truyền, cổ

động của Đảng giai đoạn này Từ đó góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạocông tác tuyên truyền, cô động của Dang trong giai đoạn hiện nay

Thập niên 80 của thế kỷ XX, cuốn sách “Về công tác tuyên truyền và cổđộng” của V.IL Lênin là sự tập hợp những bài nói chuyện và bài viết của ông vềhoạt động tuyên truyền và cô động cũng như quan điểm, tư tưởng và lý luận của chủnghĩa Mác — Lênin về hoạt động này

Sang những năm của thập niên 90 thế kỷ XX, những vấn đề liên quan đếnthông tin cổ động được quan tâm nhiều hơn Cuốn “Sổ tay công tac văn hoá thông

tin” do Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 1997 giới thiệu các tài liệu, nghiệp

vụ và phương pháp công tác văn hóa ở cấp phường, xã; kinh nghiệm áp dụng và

quản lý các hoạt động văn hóa - thông tin ở dia phương

Cuốn “Công tác thông tin cô động triển lãm” do Nhà xuất bản Hà Nội xuấtbản năm 1998 đề cập tới một số kinh nghiệm công tác, hệ thông lý luận khoa học,

các chuân mực hoạt động của công tác thông tin - tuyên truyền - cô động.

Trang 12

Bên cạnh các công trình nghiên cứu, hoạt động tuyên truyền, cô động còn là

đối tượng nghiên cứu của các Khóa luận Cử nhân, Luận văn Thạc sĩ và Luận án

Tiến si Năm 2009, Phùng Thị Hiển bảo vệ Luận án Tiến sĩ với tiêu đề Dang lãnhđạo công tác cổ động tuyên truyền chính trị ở miễn Bắc (1960-1975) Nội dung củaLuận án làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền, cô độngchính trị trong những năm 1960-1975; khang định những thành công, hạn chế và rútra những kinh nghiệm lãnh đạo công tác tuyên truyền, cô động của Đảng giai đoạnnày Từ đó góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo công tác tuyên truyền, cỗđộng của Đảng trong giai đoạn hiện nay Năm 2015, triển khai khóa luận Báo cứuquốc với công tác tuyên truyền trong cuộc kháng chiến chong thực dân Pháp (1951-

1954) Khóa luận thuộc ngành Lịch sử, Trường ĐH KHXH & NV, DHQGHN, đã

phân tích sự đóng góp của Báo Cứu Quốc trong công tác tuyên truyền trong cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1951 đến 1954 Năm 2017, Luận vănThạc sĩ Lịch sử với tiêu đề Báo Nhân Dân với công tác tuyên truyền chong chiếnlược "chiến tranh đặc biệt" của My ở miễn Nam Việt Nam, tác giả Lê Thị Lợi,

trường ĐH KHXH & NV, ĐHQGHN đã nghiên cứu những tin bài trên báo Nhân

Dân, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền cổđộng cũng như làm rõ vai trò của công tác tuyên truyền nhằm đánh bại âm mưu vàthủ đoạn can thiệp vào tình hình miền Nam Việt Nam của Mỹ từ năm 1961 đến năm

1965.

Như vậy, có thé thấy, mảng nội dung về hoạt động tuyên truyền cô động mặcdù đã thu hút được sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu nhưng số lượng vẫn còn

khiêm tốn Thêm vào đó, cho đến nay, vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu chuyên

sâu về hoạt động tuyên truyền cô động trực quan ở thành phố Hà Nội nói chung,

quận Ba Đình và huyện Ba Vì nói riêng Có chăng những nội dung mới chỉ dừng lại

dưới dạng các bản tin chuyên ngành của Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thaovà Du lịch), Sở Văn hóa và Thé thao Hà Nội, các báo cáo theo tháng, quý, năm hoặcnằm trong báo cáo đánh giá kiêm điểm theo nhiệm kỳ của Đảng bộ các đơn vị Tuy

Trang 13

nhiên, ở góc độ nao đó, đây cũng là những tài liệu gợi ý cho tôi trong việc nghiên

cứu, kế thừa dé tiếp cận vấn đề một cách khoa học hơn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tập trung khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động

tuyên truyền cô động trực quan ở quận Ba Đình và huyện Ba Vì Qua đó, sẽ đưa ranhững nhận xét và đề xuất một số giải pháp góp phần củng cố, nâng cao hơn nữa

hiệu quả hoạt động tuyên truyền cô động trực quan ở quận Ba Đình, huyện Ba Vì

nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung trong thời gian tới

Đề đạt được mục đích trên, Luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ:- Hệ thống hóa, cập nhật một số vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động tuyên

truyền cô động trực quan trên dia bàn quận Ba Dinh và huyện Ba Vì

- Phân tích, thống kê số liệu, khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động tuyên

truyền cô động trực quan trên địa bàn quận Ba Dinh và huyện Ba Vì

- Nêu lên một số đề xuất mang tính kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệuquả hoạt động tuyên truyền cô động trực quan trên địa ban quận Ba Đình, huyện BaVì nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp và thao tác nghiên cứu cụ thể để thực

hiện nhiệm vụ nghiên cứu như:

+ Nghiên cứu tài liệu chuyên ngành: là một quá trình bắt đầu từ thu thập,chọn lọc, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu văn bản dé phục vụ nghiên cứu Các tài

liệu đóng vai trò quan trọng hỗ trợ công tác phân tích, đánh giá thực trạng là các

Báo cáo tổng kết về công tác tuyên truyền cô động trực quan trên dia bàn quận Ba

Đình và huyện Ba Vì.

+ Tổng hợp tw liệu: dựa trên những dữ liệu có được qua việc thực hiện cácphương pháp nghiên cứu trên, tác giả đưa ra các phân tích, nhận định, kết luận liên

quan đến hoạt động tuyên truyền, cô động trực quan trên địa bàn quận Ba Đình,

huyện Ba Vì nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.

Trang 14

+ Khảo sát, điền dã: Quá trình điều tra khảo sát giúp tìm hiểu thực trạng hoạtđộng chỉ đạo, điều hành trong công tác tuyên truyền cô động trực quan trên địa bàn

nghiên cứu kết hợp với số liệu được các địa phương cung cấp Cụ thê:

Khảo sát khu vực trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND quận Ba Đình và khoảng

20 tuyến đường trung tâm trên địa bàn quận, gồm: Kim Mã, Liễu Giai, Văn Cao,Vạn Phúc, Nguyễn Chí Thanh, Giảng Võ, Cát Linh, Trần Phú, Lê Trực, Ông Ích

Khiêm, Hùng Vương, Độc Lập, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng,

Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương, Lê Hồng Phong, Chu Văn An, Nguyễn Thái

+ So sánh: so sánh hoạt động tuyên truyền cô động trực quan giữa quận BaĐình, huyện Ba Vì và với các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố Hà Nội

+ Nghiên cứu kỹ thuật, mỹ thuật: các hình thức tuyên truyền cổ động trựcquan như: hệ thống pano; banner; khẩu hiệu; tranh cổ động: trang trí chiếu sáng:cụm mô hình; trang trí cờ, giá cờ, cụm cờ, cờ nheo, phướn, dé từ đó rút ra nhữngnhận xét liên quan đến hiệu qua của từng loại hình trong hoạt động tuyên truyền côđộng trực quan trên địa bàn thành phố Hà Nội

Quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tiễn hoạt động của các quận, huyện và

nghiên cứu các tài liệu văn bản, tác giả luôn sử dụng phương pháp phân tích, đánh

giá các dữ liệu, các thông tin mang tính định lượng và định tính.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan tác động đến nhận thức và hành

vi của công chúng.

10

Trang 15

5.2 Pham vi và thoi gian nghiên cứu

Luận văn chọn 02 địa bàn của Thủ đô Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu

khảo sát Trong đó có 01 quận nội thành và 01 huyện ngoại thành là quận Ba Đìnhvà huyện Ba Vì.

Đối với địa bàn nội thành, quận Ba Dinh là khu vực trung tâm chính trị - vanhóa, xã hội của Thủ đô - nơi được xem như là “điểm lõi” của thành phố, thườngdiễn ra nhiều sự kiện, ngày lễ, kỷ niệm lớn của đất nước và Thủ đô Hơn thế, quậnBa Đình cũng là nơi tập trung nhiều các đơn vị, cơ quan của Trung ương, trườngĐại học, Cao đăng vì vậy, hoạt động tuyên truyền cô động trực quan được quan tâmtriển khai thực hiện ở cả 3 cấp: Trung ương, Thành phố và cơ sở

Ba Vì là huyện có địa hình bán sơn địa, có diện tích tự nhiên lớn nhất Thủ đô

Hà Nội (424km?), là huyện xa trung tâm Thủ đô, giáp ranh với tỉnh Hòa Bình và

Phú Thọ Tuy nhiên, huyện Ba Vì lại có đặc trưng tiêu biểu về văn hóa, là nơi sinhsống của 3 nhóm cộng đồng cư dân tộc Kinh, Mường, Dao với sinh kế chính lànông nghiệp, vì vậy nó tác động trực tiếp đến nội dung, hình thức và quy mô củacông tác tuyên truyền, cô động trực quan

Chọn hai địa bàn nghiên cứu mang những đặc điểm khác nhau về vị trí địalý, thành phần tộc người giúp chúng ta hiểu rõ hơn trong quá trình đánh giá các tácđộng và hiệu quả của hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan ở những địa bànkhác nhau Ví dụ, với nhóm đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số, liệu cần có

những phương pháp, hình thức đặc thù thích hợp với văn hóa tộc người trong quá

trình thực hiện hoạt động tuyên truyền cô động trực quan đối với các nhiệm vụchính trị nói riêng và hoạt động tuyên truyền nói chung hay không?

Thời gian nghiên cứu từ năm 2018 (kỷ niệm 10 năm Hà Nội mở rộng địa

giới hành chính) cho đến giai đoạn hiện nay dé thấy được sự thay đôi, hướng tiếpcận của hoạt động tuyên truyền cô động trực quan với thời đại công nghệ số 4.0 nhưthế nào? Cái gì cần phát huy? Cái gì cần thay đổi? Cái gì cần lưu giữ?

Trong một số trường hợp sử dụng một khoảng thời gian khác dé làm rõ hon

việc so sánh, đôi chiêu.

11

Trang 16

6 Nguồn tư liệu nghiên cứu

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam các khoá

VI (1986), VII (1991), VHI (1996), IX (2001) và khoá X (2006); đặc biệt là văn

kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (1998) đề cậpđến van đề văn hoá nói chung và tuyên truyền cổ động trực quan nói riêng

Các công trình nghiên cứu đi trước được công bồ thành sách, bài tạp chí, kỷ

yếu, hội thảo khoa học ; Các văn bản chỉ đạo của Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn

hóa, Thé thao và Du Lịch); Sở Văn hóa Thé thao Hà Nội; Các quyết định, chỉ thị,công văn và báo cáo kinh tế, văn hóa, xã hội hàng năm của quận Ba Đình và huyệnBa Vì; Kế hoạch tổ chức các hoạt động trang trí, tuyên truyền cổ động trực quan

phục vụ các ngày lễ, ky niệm, các sự kiện chính tri trên dia bàn 2 đơn vi va số liệu

tong hợp của Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội

Những phản ánh về thực trang của hoạt động tuyên tuyên, cổ động trực quan

qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Các mẫu pano, banner, khẩu hiệu, tranh cổ động, cờ, giá cờ, các đợt tuyêntruyền lưu động, hình thức phối kết hợp với doanh nghiệp, hình thức xã hội hóa

7 Đóng góp của luận văn

Trên cơ sở của các nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cậncũng như đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đóng góp của luận văn tập trung vàomột số nội dung chính sau:

Phác họa cái nhìn tổng quan về hai địa bàn được chọn làm đối tượng nghiêncứu Bức tranh tổng quan này cho phép hình dung một cách khái quát về hoạt động

tuyên truyền cô động trực quan đang diễn ra tại một quận là trung tâm Thủ đô và

một huyện xa trung tâm, nằm ở phía Tây Bắc của thành phó Từ đó đưa ra góc nhìntổng thể về việc các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã và đang thực hiệnhoạt động tuyên truyền cô động trực quan bằng những hình thức nào

Trên cơ sở thống kê, xử lý thông tin liên quan đến hai địa bàn cũng như so sánh

với các địa bàn khác của Hà Nội, Luận văn làm rõ và chỉ ra sự tương đồng và khác

biệt trong hoạt động tuyên truyền cô động trực quan giữa hai địa bàn

12

Trang 17

Quan trọng hơn, trên cơ sở phân tích, đánh giá, luận văn đưa ra một số giải

pháp nâng cao hoạt động này trên cơ sở bảo tồn, giữ vững va phát huy vai trò của

hoạt động tuyên truyền, cô động trực quan trong thời đại công nghiệp 4.0

Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các đơn vị làm công táctuyên truyền nói chung và Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao của quận BaĐình, huyện Ba Vì nói riêng (đối tượng chính được khảo sát trong luận văn)

Ngoài ra, Luận văn góp phần giúp các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về quản lý

văn hoá có thêm những thông tin tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy.

8 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục Luậnvăn gồm có 3 chương:

Chương 1 Co sở lý luận và tổng quan về hoạt động tuyên truyền cô động

trực quan.

Chương 2 Thực trạng hoạt động tuyên truyền, cô động trực quan trên địa

bàn nghiên cứu.

Chương 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền cổ

động trực quan trên địa bàn Thành phố nhìn từ trường hợp quận Ba Đình và huyện

Ba Vi.

13

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VA TONG QUAN VE

HOAT ĐỘNG TUYẾN TRUYÈN CO ĐỘNG TRỰC QUAN

1.1 Những khái niệm cơ bản

1.1.1 Tuyên truyềnCó thé nhìn nhận các khái niệm định nghĩa và quan niệm, nhận thức về tuyêntruyền theo tiến trình của thời gian

Năm 1932, trong cuỗn Hán Việt từ điển giản yếu, học giả Dao Duy Anh đãđịnh nghĩa: “Tuyên” là bày tỏ ra cho mọi người biết - khơi cho thông hết - đọc to

lên; “truyền” là lay lời nói va văn tự mà truyền ra một đạo lý hoặc chủ nghĩa gì dé

cho rộng (propagande) [1, 615]

Khoảng những năm 50 - 60 của thé ky XX, hoạt động tuyên truyền ở nước taảnh hưởng quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin Theo đó, Tuyên truyền “là phốbiến, giải thích một học thuyết, một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm hìnhthành hoặc củng cố ở đối tượng tuyên truyền một thé giới quan, nhân sinh quan,một lý tưởng, lỗi sống, thông qua đó mà ảnh hưởng tới thái độ, tính tích cực của con

người trong thực tiễn xã hội” [9, 135] Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tuyên truyền là

đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm Nếu không đạtmục đích đó, là tuyên truyền thất bại” [9, 162]

Năm 1998, khái niệm Tuyên truyền được ghi trong Từ điển Tiếng Việt củaViện Ngôn ngữ học xuất bản lần đầu được hiểu là “giải thích rộng rãi để thuyết

phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo” [11, 1068] Theo Từ điển mở

Wikipedia, Tuyên truyền là việc “đưa ra các thông tin (vấn đề) với mục đích đâythái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy màngười nêu thông tin mong muốn”

Từ các khái niệm va cách tiếp cận trên, có thể hiểu “Tuyên truyền” theonghĩa rộng là hoạt động có mục đích của chủ thê nhằm truyền bá những tri thức, giá

tri tinh than, tư tưởng đến đối tượng, biến những kiến thức, giá tri tinh thần đó thành

nhận thức, niềm tin, tình cảm của đối tượng, thôi thúc đối tượng hành động theonhững định hướng, những mục tiêu do chủ thể tuyên truyền đặt ra

14

Trang 19

Tuyên truyền còn là hoạt động truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chiếnlược, sách lược trong quần chúng, xây dựng cho quần chúng thế giới quan phù hợpvới lợi ích chủ thé hệ tư tưởng, hình thành và củng cố niềm tin, tập hợp và cổ vũquan chúng hành động theo thế giới quan và niềm tin đó.

Trong điều kiện nước ta do Đảng lãnh đạo, cầm quyền, công tác tuyên truyềnlà một phương thức lãnh đạo, phương thức cam quyền của Dang và Nhà nước Cácyêu tố cau thành công tác tuyên truyền gồm chủ thể, khách thé, đối tượng, nội dungtuyên truyền, hình thức tuyên truyền và sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối vớicông tác tuyên truyền

Theo đó có thé hiểu: Tuyên truyền là đưa ra các thông tin, các định hướng

đã được Đảng và Nhà nước phê duyệt dé đối tượng được tuyên truyền biết, nhận

thức và làm theo.

1.1.2 Cé độngThuật ngữ “Cổ động” được học giả Dao Duy Anh giải thích một cách giảndị, ngắn gọn trong Hán Việt từ điển giản yếu như sau: “cô động nghĩa là khua động”và ông có mở ngoặc giải thích thêm bằng tiếng Pháp, nghĩa là: “faire de la

propagande” [1, 78]

Theo Tir điển Tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, “cổ” là “đánhtrong”; “động” là “khua động” Cổ động với nghĩa đen là đánh trống dé làm chongười ta biết; nghĩa bóng là khua giục làm ầm lên băng cách gì đó để cho ngườikhác biết việc gì mình làm đề làm theo [12, 203]

Như vậy, cô động là đưa ra thông tin giải thích một sự kiện, sự việc cụ thể,thiết thực liên quan đến số đông người đang diễn ra trong đời sống xã hội nham tao

ấn tượng trong một nhóm người hay số đông người dé cô vũ, động viên họ tích cực

hành động theo mục đích của chủ thé cô động đặt ra

Cổ động trực quan

Cô động là một hoạt động mang tính xã hội và được dùng dé thông tin, giải

thích, cô vũ cho bat kỳ sự kiện, sự việc xảy ra trong bất kỳ một lĩnh vực nào trong

đời sống xã hội, như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thậm chí dùng dé quang

cáo, rao vặt, bán hàng Cô động thường sử dung lời nói, tranh, anh, sách, báo, khâu

15

Trang 20

hiệu, biểu ngữ, áp phich, tờ rơi, thơ ca, hò vè, điện ảnh, hội chợ, hội thi, triển lãm,

tham quan và hoạt động văn hóa, văn nghệ của ngành Văn hóa và Thông tin đểcung cấp thông tin, phổ biến kiến thức, giải thích rõ ràng về sự kiện, hiện tượngdiễn ra trong đời sống xã hội nhằm thu hút, lôi kéo quan chúng và thúc day họ hànhđộng nhăm đạt được mục đích của chủ thé cô động

Trực quan là một từ Hán - Việt “Truc” nghĩa là “trực diện, toàn diện, rõ

ràng, toàn bộ, sự thật hoàn toàn”; “quan” nghĩa là “quan sát, nhìn thấy băng mắt, tức

đang quan sát một sự vật, hiện tượng thật” [1, 512] Như vậy, trực quan là quan sát

trực tiếp; là có thể nhìn rõ các sự kiện, hiện tượng, sự vật bằng mắt và hiểu được,biết được nó một cách rõ ràng và đầy đủ

Trên cơ sở nêu trên, có thé hiểu: Cô động trực quan là sử dụng các phương

pháp, hình thức tác động trực tiếp, chủ yếu vào thị giác của con người, tạo ra ở họmột ấn tượng về một van đề nhất định làm cho họ hiểu và hành động theo mục đích

cần đạt được của công tác cô động

1.1.3 Tuyên truyền cỗ động trực quanTuyên truyền, cô động trực quan là hình thức tác động trực tiếp đến các giác

quan của con người qua băng rôn, panô, áp phích Thông qua các hình thức này sẽ

tạo cho người xem những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc vì “trăm nghe không băngmột thay”; nó có tac dụng tuyên truyền sinh động, hấp dẫn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm,nhờ vậy mang lại hiệu quả to lớn trong hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan

Tuyên truyền có mức độ khái quát cao hơn cô động: nó khai thác những quy

luật khách quan và xem xét chúng trong mối tương quan với xã hội Nhiệm vụ của

công tác cô động trước hết là giáo dục chính trị - tư tưởng cho người dân bằng cáchgiải thích các sự kiện thời sự - chính trị và những vấn đề cụ thé trong lao động hàngngày Theo cách nói của Lênin thì người cán bộ tuyên truyền phải truyền đạt nhiềuý kiến, nhiều đến mức chí ít người ta có thể năm ngay được tất cả các ý kiến đó

Còn người cán bộ cô động, trái lại, chỉ nêu lên cho tất cả người nghe những ví dụ

quen thuộc va thông thường nhất, hướng toàn bộ sự cố gang của mình truyền đạt

cho quân chúng một ý kiên băng những sự kiện mà mọi người đêu biét Tuyên

16

Trang 21

truyền tác động chủ yếu bang ấn phẩm, cổ động tác động chủ yếu băng lời nói [13,

42]

Cuốn Tuyên truyền và cổ động trực quan trong các cơ quan văn hóa cho biết

“Tuyên truyền và cô động trực quan ra đời và phát triển cùng với lịch sử đấu tranhgiai cấp và sự sáng tạo cách mang của quan chúng Tiền thân của tuyên truyền và côđộng trực quan là những bức biếm hoa, lúc đầu biém họa trào lộng, về sau là biếmhọa chính trị Nó được sử dụng rộng rãi dé làm vũ khí đấu tranh chính trị trong thời

ky cách mạng tư sản 1789 - 1794 ở Pháp” [26, 6]

Ở Việt Nam, hoạt động Tuyên truyền, cổ động được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốcđặt nền móng bằng chính những hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và con

đường cứu nước vào Việt Nam Ngay trong các văn kiện được thông qua trong Hội

nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam như: “Chánh cương van tat”, “Sách lượcvan tắt”, “Chương trình tóm tat” đã đề cập công tác tuyên truyền, trong đó nhắnmạnh: “Trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu „ước An Nam độc lập, phải đồng thờituyên truyền và thực hành liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp thé giới,nhất là vô sản giai cấp Pháp”; “Đảng phổ biến khẩu hiệu Việt Nam tự do”; “Tráchnhiệm của Đảng viên: tuyên truyền Chủ nghĩa Cộng sản và cô vũ quần chúng theo

Đảng” [10, 4 - 7] Từ đây dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công tác

tuyên truyền, cổ động có bước phát triển mới về chất nhằm tuyên truyền, cổ độngcho việc thực hiện mục tiêu cơ bản của cách mạng Việt Nam ở thời điểm bấy giờ làđánh đồ đề quốc, giành độc lập dân tộc

Trong năm 1930 dé thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng, Ban Cô độngvà Tuyên truyền được thành lập Nhấn mạnh hơn về vai trò của công tác tuyêntruyền, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tổ chức vào tháng 10 năm 1930

cũng nhận định: “Tuyên truyền là công việc quan trọng nhất” [46, 9 - 15] Đặc biệt,

sự kiện Ban Cô động và Tuyên truyền biên soạn, phát hành tài liệu “Quốc tế đỏ” vào

ngày 01 thang 8 năm 1930 đề tuyên truyền chống dé quốc và ủng hộ cách mạng Việt

Nam trở thành một dau mốc quan trọng Ngày này đã trở thành ngày truyền thống củaNgành công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và nay trở thành Ngày truyềnthống của Ngành Tuyên giáo

17

Trang 22

Như vậy, ở nước ta, tuyên truyền cô động trực quan được hiểu ngắn gọn là:

tuyên truyền kịp thời đường lối, chủ trương của Dang; chính sách, pháp luật của Nhà

nước đến với quần chúng nhân dân một cách sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn nhằm

giúp người dân dễ nhớ, dễ hiểu, dé làm

1.2 Đặc điểm và hình thức của tuyên truyền cỗ động trực quan1.2.1 Đặc điểm của tuyên truyền cỗ động trực quan

Tuyên truyền cổ động trực quan là một loại hình mỹ thuật có chủ đích tuyêntruyền TỐ rang, nhằm mục đích phục vụ tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, kinh tế,

văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng vì lợi ích của đất nước và của nhân dân.

Tuyên truyền cổ động trực quan sử dụng phương pháp tác động đến đối tượngthông qua hình ảnh, màu sắc, kiểu chữ, cách trình bày, trang trí nhằm thu hútngười xem, dẫn dắt suy nghĩ và hành động của họ theo định hướng, trong một thờiđiểm nhất định Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, hoạt động

tuyên truyền cô động trực quan luôn đồng hành trong đời sống xã hội, đồng thời là

nguồn động viên, cô vũ, khích lệ nhân dân ta hoàn thành các mục tiêu kinh tế, chính

trị, văn hóa xã hội, nỗ lực đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan không chi đạt được mục dich

tuyên truyền có sức lan tỏa và tạo hiệu ứng xã hội mà còn tạo dấu ấn nghệ thuật mỹ thuật đậm nét trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở [48]

-Hoạt động tuyên truyền cô động trực quan có những đặc điểm cơ bản sau:

(i) Thông điệp ngắn gọnPhần lớn các hình thức tuyên truyền cô động trực quan đều có kích thước cố

định, phù hợp với cảnh quan, vì vậy, việc đưa thông tin vào các loại hình tuyên

truyền trực quan cần được lựa chọn kỹ càng theo hướng ngắn gọn và cô đọng để

mang lại hiệu quả cao như: dé nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện

Nhân dịp mừng Đảng, mừng Xuân, những khẩu hiệu thường được lựa chọn

dé tuyên truyền là: “Mừng xuân mới, mừng đất nước đổi mới”, “Mừng đất nước đổi

mới, thăng lợi” hay “Hà Nội, thành phố vì hòa bình”, “Hà Nội điểm đến an toàn,thân thiện”, “Hà Nội thành phố sáng tạo”

18

Trang 23

Với những vấn đề xã hội, khâu hiệu thường được đưa ra là: “Tiết kiệm điệnlà thân thiện với môi trường”, “Bật đúng lúc, tắt đúng giờ”, “Hôm nay tôi sống xanhhơn” hưởng ứng Giờ trái đất.

Một ví dụ rất rõ ràng khác là khẩu hiệu 5K rất hiệu quả của Bộ Y tế đưa ratrong công tác phòng chống dịch sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toànthế giới và ở Việt Nam 5K được hiểu là: Khẩu trang: Deo khẩu trang vải thườngxuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khâu trang y tế tại các cơ sởy tế, khu cách ly; Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên băng xà phòng hoặc dung dịchsát khuẩn tay Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay năm cửa,điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế ) Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa

thông thoáng; Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác”; Không

tụ tập đông người; Khai báo y tế: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặtứng dụng Bluezone tại địa chi https://www.bluezone.gov.vn dé được cảnh báo nguy

cơ lây nhiễm COVID-19.

(ii) Hình anh sinh động

Đa số các hình thức trang trí cô động trực quan đều có màu sắc nỗi bật, vớicác gam màu đỏ, cam, xanh, hồng Các hình thức trang trí, tuyên truyền không chỉcó tác dụng thông báo một sự kiện nào đó mà còn góp phần tạo ấn tượng mạnh mẽvề thị giác, tạo không khí vui tươi, phan khởi trong đông đảo quan chúng nhân dân,

đặc biệt là tại các không gian, vi trí, khu vực trung tâm trên địa ban Thanh phó, trụ

sở các cơ quan, đơn vị, các quảng trường, tuyến đường, tòa nhà và nút giao thônglớn Trong những ngày lễ, kỷ niệm lớn, các sự kiện, các lễ hội lớn của đất nước vàThủ đô, các loại hình trang trí cô động trực quan với màu sắc bắt mắt sẽ khiến tinh

thần của Người dân nói chung trở nên vui vẻ, phan chan

Hình ảnh được sử dụng trong công tác tuyên truyền phần lớn rất đa dạng,phong phú và sinh động tùy thuộc vào chủ đề của từng sự kiện Vào dịp chào nămmới, hình ảnh được sử dụng chủ yếu là cờ Đảng, búa liềm, cờ hội, hoa dao, hoamai, câu chúc Tết Kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10) thường sử dụng hìnhảnh đoàn quân tiến về Thủ đô lồng ghép với hình ảnh Hà Nội trên đường đổi mới,

hội nhập va phát triên, cùng những cây câu, tòa nhà cao tang BO cục hình ảnh va

19

Trang 24

nội dung tuyên truyền được sắp xếp hợp lý, có tính tượng trưng, gây ấn tượng

mạnh, có thé cách điệu dé tạo cảm giác mềm mại phù hợp với thị hiểu chung của

công chúng.

Việc sắp xếp nội dung và hình ảnh phù hợp theo bố cục mảng hình, mảngchữ, hình ảnh cô động đơn giản, đúng định hướng và có giá trị thâm mỹ, ý nghĩa cô

đọng, dé hiểu, dé nhớ Kiểu chữ thường được sử dụng là chữ in hoa, nét đều, trang

trọng, rõ ràng và dễ đọc như: Font Hapna, SVN- Museo Sans, Rukola, Soup of

Juice, Brandon, Kermel, Roicamonta, Crocante, Latype, Fabrizio Mau sắc sửdụng thường là các cặp màu tương phản, sao cho nổi bật hình ảnh, chữ viết với nền

(iii) Co tính định hướng

Trong tuyên truyền cổ động trực quan cần đảm bảo tính định hướng như làmột trong những yếu tố rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quảcông tác tuyên truyền, bởi lẽ mục đích của tuyên truyền không chỉ là nâng cao nhậnthức, cổ vũ niềm tin mà phải đi đến hành động Nói cách khác, mục đích cuối cùngcủa hoạt động tuyên truyền cô động trực quan chính là hành động

Thực tế đời sống vô cùng sinh động, đòi hỏi người làm hoạt động tuyên

truyền cô động trực quan phải linh hoạt, sáng tạo trong việc đôi mới phương thức,

nội dung và hình thức trang trí, tuyên truyền Công tác trang trí, tuyên truyền khôngnhững đòi hỏi người làm công tác tuyên truyền phải nắm vững đường lối, quanđiểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; luôn luôn đứng

vững trên lập trường tư tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Đảng và dân tộc lên hàng

đầu, mà còn thường xuyên cập nhật thông tin để chuyên hóa thành những hình thứctuyên truyền sinh động, hiệu quả Đây là những phẩm chất đặc trưng của một tuyên

truyền viên, họa sĩ thiết kế, thiếu những phâm chat này, không những gặp khó khăn

trong việc định hướng thông tin, mà đôi khi còn làm ảnh hưởng đến dư luận xã hội

Tuy nhiên, dé “dân theo, dân làm” như Bác Hồ day, thì tính định hướng phải

được truyền tải theo đúng giá trị và đạo đức cách mạng của người làm công tác

tuyên truyền Đây là nhân tố quyết định hàng đầu đến việc nâng cao chất lượng,hiệu quả tuyên truyền, trong đó có hoạt động tuyên truyền cô động trực quan

20

Trang 25

1.2.2 Các hình thức tuyên truyền cỗ động trực quan

Tuyên truyền cô động trực quan giữ vai trò quan trọng dé tổ chức các hoạtđộng phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các địa phương, có tácđộng tích cực nâng cao đời sống văn hóa tỉnh thần của các tầng lớp nhân dân trênđịa bàn, góp phan vào việc giữ gin và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc daykinh tế, văn hóa, xã hội phát triển, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã

hội của mỗi địa phương và khu vực Trong hoạt động tuyên truyền cô động trực

quan từ Trung ương đến cơ sở đã thu hút được các tổ chức, cá nhân tham gia vớinhiều hình thức tuyên truyền để truyền tải được các chủ trương đường lối của Đảng,chính sách pháp luật của nhà nước, đồng thời, hoạt động tuyên truyền cô động trực

quan có chức năng thông tin và giáo dục văn hoá ngoài nha trường.

Tuyên truyền cổ động trực quan có rất nhiều hình thức khác nhau, gồm trựcquan từ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền lưu động, tuyên truyền quahệ thống đài truyền hình, phát thanh Tuy nhiên, để tập trung nghiên cứu, so sánhvà đối chiếu, tác giả luận văn tập trung nghiên cứu các hình thức cơ bản sau:

(i) Tuyên truyén trên hệ thong panoPano là tên gọi của loại biển quảng cáo tắm lớn hay bảng quảng cáo tắm lớnngoài trời, được lắp đặt ốp lên bề mặt các tòa nha cao tang Thuật ngữ chuyên môn

gọi là “Bulletin”.

Tại Việt Nam, kích thước của pano thường từ 7m x 14m trở lên Pano thường

được đặt xung quanh các khu vực có mật độ giao thông cao nhằm thu hút sự chú ýcủa người đi đường Dựa trên các tiêu chí về nội dung được làm trên pano hay vị tríđặt pano thì người ta sẽ có lựa chọn chat liệu phù hop dé thi công vì pano đặt ngoàitrời Hiện nay vật liệu làm pano phô biến có tính bền cao thường được các nhà sản

xuất lựa chọn thi công, gồm:

Thứ nhất là bạt hiflex là loại chất liệu nhựa (PVC), có màu trắng sữa Với

các đặc điểm nỗi trội như co giãn tốt, chịu được co giãn tốt, bên cạnh đó chỉ phí rẻ

và không yêu cầu cao về mặt thi công, chất liệu bạt hiflex cũng được sử dụng hiệu

quả ngay ca trong nhà như trong các hội chợ, triển lãm, hội thảo, in băng rôn, làm

21

Trang 26

hộp xuyên đèn, làm mặt biên đơn, biển hộp đèn, backdrop, phông sân khấu với kích

thước lớn, treo ở nơi có nhiều gió

Chất liệu thứ hai thường được sử dụng làm pano là decal, loại vật liệu có tính

ứng dụng phô biến hàng đầu và không thê thiếu trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trờivới kích thước tiêu chuẩn 1.2 x 45m/cuộn Tại Việt Nam có khá nhiều loại decal,nhưng thông dụng nhất là decal PP, decal cán mờ, decal lưới, ngoài ra còn có decalphản quang, decal sữa, decal giấy, decal trong Đặc điểm của decal là có một lớpkeo đán để dán lên các bề mặt khá bền chắc, và ít bị bong tróc Ngoài ra với chất

liệu chống thâm nước nên rất bền khi ở ngoai trời trong thời gian dai Giá thành của

decal khá rẻ! Giá bán trên thị trường hiện nay theo cuộn là 1.500.000đ, bán lẻ theomét khoảng 40.000đ nên được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống Loại này chỉ phí

thấp, hiệu quả cao và được sử dụng chính trong việc làm pano phục vụ tuyên truyềncô động trực quan cũng như quảng cáo thương mại

Chất liệu thứ ba là công nghệ màn hình LED Công nghệ này ra đời tạo nênxu hướng mới cho tuyên truyền cổ động trực quan cũng như các biển bảng quảngcáo ngoài trời, quảng cáo thương mại Nhất là với các màn hình LED, LCD, Framehiện đại, màu sắc ấn tượng tạo hiệu ứng mạnh thu hút người xem trong khoảng thời

gian chờ tại các sảnh tòa nhà, thang máy, trung tâm thương mại, trạm thông tin (nhà

ga, sân bay ) hay các trụ cột đèn.

Thứ tư là aluminium’, chất liệu cao cấp này mang lại cảm quan sang trọng,

thêm tính chất bền, nhẹ, chống oxy hóa rất cao, aluminium thường được dùng dé

gia cố khung hộp đẻn, logo chữ nổi được làm phục vụ việc tuyên truyền, cổ động

các nhiệm vu có giá trị lâu dài về thời gian Do là các chất liệu phố biến và có tính

ứng dụng cao được dùng trong việc làm các pano tuyên truyền, cô động

Về mặt kết cấu, pano là loại hình được lắp dựng bởi hệ thống cột cứng, châncột được chôn sâu, đồ bê tông Khung bảng bằng sắt vuông hoặc tròn, hàn kết cấu

! Decal hay còn gọi là giấy tự dính, là một loại giấy chuyên dụng có sẵn lớp keo dính phía sau dùng dé dánlên các vật liệu có bề mặt nhẫn phẳng, và được dùng rat phô biến trong các ngành hàng khác nhau như trong

in quảng cáo, làm trang trí, decal làm nhãn mác, decal giây làm tem nhãn (tem bảo hành), tem niêm phong

(decal vỡ) Giá thành khoảng 40 000 déng/m? (Voi dign tích từ 11-500m”)* Aluminium là một kim loại mềm, nhẹ, có màu trắng bạc ánh kim, chịu nhiệt tốt Kim loại này có khả năngdẫn nhiệt tốt gấp 3 lần so với sắt, thép Đây là một chất liệu có độ bền cao, dẻo nên có thé sử dụng được lâu

dài Tuy nhiên giá thành lại khá cao so với các vật liệu khác Sản phẩm có độ dày, mỏng khác nhau.

22

Trang 27

cứng Mặt bảng thường dùng bạt hiflex in phun, có thé ốp tole trước khi căng hiflex

hoặc sử dụng các vật liệu cao cấp như tắm hợp kim nhôm Ngoài ra, pano còn được

lắp đặt trên các tòa nhà cao tầng có vi tri đẹp, thuận tiện cho việc tuyên truyền kết

hợp quảng cáo.

Vì các lý do an toàn và thâm mỹ chung, pano là một trong những hình thức

bảng hiệu được quản lý chặt chẽ và có quy hoạch chính thức của các cơ quan chức

năng Hiện nay có nhiều loại hình tuyên truyền cổ động khác nhau, nhưng pano vẫnluôn là một trong những hình thức tuyên truyền hiệu quả bởi những ưu điểm như:Kích thước và vị trí nổi bật trên tầm cao hút mắt người nhìn Là loại hình tuyêntruyền với hiệu suất không ngơi nghỉ giây phút nào Người làm công tác tuyêntruyền có thê thoả sức sáng tạo ra những mẫu thiết kế thu hút công chúng với màusắc, hình ảnh đẹp mắt, làm đẹp mỹ quan đô thị, phục vụ tốt công tác tuyên truyềncác chủ trương, đường lối, chính sách, cô động, chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm, sựkiện trọng đại của đất nước và Thủ đô

Tuy nhiên, các loại chất liệu như trình bày bên trên có những tính năng nổibật và đang được ứng dụng rộng rãi trong đời sống nói chung và hoạt động tuyêntruyền cô động trực quan nói riêng, nhưng đi kèm với nó là tác hại nhất định đối vớimôi trường Nguyên nhân, chúng được sản xuất từ nhựa tái sinh nên sau khi hết thờigian sử dụng sẽ trở thành lượng rác thải khong 16 ảnh hưởng đến môi trường Vớiđặc tính của nhựa là rất khó tự tiêu hủy, vì vậy, đây cũng là một trong những hạn

chế lớn nhất của các chất liệu có nguồn gốc từ nhựa

(ii) Tuyên truyền bằng bannerBanner là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong ngành truyền thông tiếp

thị Bản chất của nó là một bảng hiệu, trên đó có thông tin muốn chuyền tải tới công

chúng Hiện nay, banner đường phố được dùng rộng rãi trong tuyên truyền cô độngtrực quan hoặc quảng cáo thương mại Vị trí lắp đặt các banner là nơi đông người

qua lại Ưu điểm dễ thiết kế và bắt mắt tạo sức thu hút sự chú ý của công chúng

Với thời đại công nghệ phát triển như ngày nay thì loại hình banner điện tửra đời và có tính ứng dụng cao Chúng ta bắt gặp các banner tuyên truyền, cô độngtrên trang nhất của các giao diện trang thông tin điện tử Việc sử dụng banner trong

23

Trang 28

tuyên truyền, cô động thường với chỉ phí thấp nhưng tính hiệu qua cao Banner

truyền thống là loại hình tuyên truyền trực quan thu hút người tham gia giao thôngtối đa khoảng 10 giây dé có thê nhìn thấy thông điệp mà cơ quan/nha quan lý muốnchuyên tải Vì thé, banner phải gây ấn tượng ngay với nội dung dé hiểu và hình thứcbắt mắt, sinh động

Kích thước banner phụ thuộc vào không gian trang trí Dùng một kích thước

phù hợp sẽ tạo nên một thông điệp đẹp mắt và lôi cuốn Đối với hoạt động tuyên

truyền cô động trực quan, banner thường sử dụng kích thước 2,5m x 0,75m với 2

chất liệu phố biến là: bạt Hiflex và lụa, giúp tiết kiệm kinh phí và đáp ứng các điềukiện thời tiết

Hiện nay, trong thời đại công nghệ 4.0, có một số loại hình banner mới đượcđưa vào sử dụng, đó là đối với banner động (gif hoặc flash) cần quan tâm tới thờigian đổi hình dé đáp ứng nhu cầu của người xem Với những banner có nội dungphức tạp chạy trên các banner điện tử thì dung lượng tập tin hạn chế nên nhỏ hơnhoặc bằng 30kB, vì nếu vượt qua mức này chúng sẽ không kịp chạy dé người xembiết được thông điệp nội dung chuyên tải Đó là nhược điểm của banner điện tử

Ngày nay, những khái niệm banner và poster khiến không ít người nhằm lẫn

Thực tế, khi được hỏi banner là gì, câu trả lời sỐ đông thường cho rằng, banner

chính là băng rôn Nhưng thực chất, băng rôn chỉ là là một dạng của banner Có thêtạm phân biệt đơn giản bằng cách nhìn vào các họa tiết trang trí Thông thường,băng rôn chỉ có dòng chữ kêu gọi hành động, có thé có thêm các đường viền trangtrí, họa tiết hoa văn cách điệu Còn banner có cả hình ảnh và dòng chữ khẩu hiệu

Vậy, banner và poster có gì giống và khác nhau? Xét về hình thức, kích thước

banner và poster đều khá linh hoạt, tùy vào chủ đích của người dùng Xét về nội

dung, nội dung poster đa dạng hơn rất nhiều Nó vượt ra khỏi những quy tắc và phávỡ các quy chuẩn Người thiết kế poster có thé thỏa sức sáng tạo, khoe cá tính, vàkhơi gợi nhiều cảm xúc của người xem Chúng ta nhìn vào bảng so sánh để thấy rõđược sự giống và khác nhau của các loại hình poster và banner Với những ưu điểm

và hạn chế nhất định của từng loại mả cơ quan tuyên truyền, cô động lựa chọn hình

thức thích hợp với nội dung cần truyền tải tới công chúng

24

Trang 29

Bảng 1 So sánh sự giông và khác nhau của Poster và Banner

Phạm vỉ tiếp cận | Người xem ở cự ly gần Thu hút sự chú ý từ xa

VỊ trí đặt Dán trên tường, bê mặt phang 'Treo trên caoThời gian sử dụng Ngăn hơn và thường sử dụng ở | Độ bền cao hơn và có thê

phạm vi trong nhà sử dụng ngoài trời

Nguồn: Tác giả tổng hợp

(iii) Tuyên truyén bằng cờ và gid cờ

Cờ chính là biểu tượng của mỗi một dân tộc Theo nghĩa ban đầu, biểu tượng

là một vật được cắt làm đôi, mỗi người giữ một phần, sau một khoảng thời gian gặp

lại, ghép hai mảnh với nhau sẽ nhận ra mối quan hệ khi xưa Bởi thế, biểu tượng là

cái nhìn thấy được mang một quy ước, ký hiệu dẫn ta đến cái không nhìn thấy được;

nhà nghiên cứu Đoàn Văn Chúc cho rằng, biểu tượng là “vật môi giới giúp ta trigiác cái bat kha tri giác” [8, 67]

Vai trò của biéu tượng trong đời sống tinh thần mỗi con người là vô cùngquan trọng “Biểu tượng diễn đạt một thực tại đáp ứng nhiều nhu cầu về nhận thức,

về tình yêu thương và về sự bình an” [24, 936], bởi “cưỡng lại các biểu tượng là tự

cắt qué đi một phần của chính mình, làm nghéo đi toàn bộ tự nhiên; và đưới cái cơchế là hiện thực chủ nghĩa, chạy trốn lời gọi mời xác thực nhất vào một cuộc sốnghoàn chỉnh Một thế giới không có biểu tượng thì sẽ ngạt thở: nó sẽ tức thì giết chếtđời sống tinh thần của con người” [24, 936]

Tồn tại cùng với lịch sử phát triển văn hóa của con người, biểu tượng làm

phong phú các hiểu biết thâm mỹ của con người và cao hơn nữa là “khắc sâu tronghoạt động tiến hóa toàn vẹn của con người”, L.A White định nghĩa văn hóa như làtruyền thống ngoại thân xác, trong đó các biểu tượng đóng vai trò chủ đạo White

25

Trang 30

coi hành vi biểu tượng là một trong những đặc điểm chủ yếu của văn hóa Ông cũnglà người chi ra những đặc trưng của văn hóa bang liên tưởng dòng chảy văn hóa vớisự thay đối, lớn lên, phát triển tương hợp với các quy luật vốn có [25, 328] Khi timhiểu ý nghĩa của những biểu tượng là công việc quan trong Nó giúp nhận rõ hon

cái thông điệp được gửi gam, giúp khám phá ra cái thé giới tinh thần ngầm ẩn bên

trong.

Biểu tượng mang một ý nghĩa cụ thé được thành viên của một nền văn hóanhận biết Nhắc đến biểu tượng nào đó, người ta sẽ nghĩ đến dân tộc đó, miền đấtđó, vùng văn hóa đó và ngược lại Như khi nói tới văn hóa Việt Nam không thểquên: chùa Một Cột, Văn Miếu, hoa sen, trầu cau, chiếc bánh chưng Theo Từ

điển biểu tượng văn hóa thé giới, biéu tượng “làm phát lộ những bí an của vô thức,

của hành động, khai mở trí tuệ về cái chưa biết và cái vô tận” [24, 587]

Cờ đỏ với ngôi sao vàng năm cánh chính giữa là biểu tượng, niềm tự hào dântộc của mỗi người dân Việt Nam và đã được cộng đồng quốc tế công nhận, tôn

trọng Nền cờ đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, biểu tượng cho sự chiến

dau và chiến thăng Màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho linh hồn dân tộc, nămcánh sao vàng tượng trưng cho các tầng lớp nhân dân cùng đoàn kết trong đại giađình các dân tộc Việt Nam Việc treo cờ Tổ quốc trong mỗi dịp lễ, tết là thể hiệnlòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, là ý thức trách nhiệm của mỗi người dân Treocờ Tổ quốc trang trọng trong những ngày lễ lớn, ngày tết cổ truyền của dân tộc làthể hiện lòng nước và lòng tự hào của mỗi công dân Việt Nam, biểu tượng cua tinhthân đoàn kết, chung sức, chung lòng phan dau xây dựng dat nước, quê hương ngàycàng phon vinh Thể hiện lòng tri ân đối với sự hy sinh xương máu của thế hệ di

trước trong công cuộc xây dựng và bảo bệ Tổ quốc.

Với những ý nghĩa thiêng liêng ấy, việc tuyên truyền cô động trực quan bằnghình thức treo cờ mang lại nhiều hiệu quả Cũng vì lý do đó mà việc treo cờ Tổ

quốc được triển khai ở nhiều hình thức khác nhau như: Trang trí Quốc kỳ, Đảng kỳ

tại các không gian làm việc, hội họp, treo trên hệ thống các cột cờ trước trụ sở các

cơ quan công quyền trên địa bàn toàn thành phố Không chỉ vào những ngày lễ lớn,các cơ quan, đơn vị cũng được khuyến khích treo cờ Tổ quốc hằng ngày và nhândân trên địa bàn thành phố treo cờ Tổ quốc trong những dịp kỷ niệm hoặc ngày lễ

26

Trang 31

trọng đại của đất nước hoặc địa phương Tại các tuyến đường trung tâm, quận,

huyện đều được lắp đặt các giá treo cờ dé dùng trong các ngày lễ, kỷ niệm Tại các

cầu vượt cạn, hồng kỳ được trang trí tạo điểm nhấn cho công tác trang trí, tuyên

truyền của Thủ đô Dé chuan hóa và thống nhất về quy cách của treo cờ trên toàn

quốc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Hướng dẫn số

3420/HD-BVHTTDL ngày 02 tháng 10 năm 2012 về việc treo cờ theo đúng thé thức dé các

địa phương có căn cứ thực hiện.

(iv) Tuyên truyền bằng các cụm mô hình

Mô hình là sự đơn giản hóa hiện thực một cách có chủ định Việc sử dụng

cụm mô hình dé trang trí cô động trực quan tại các đảo giao thông nơi có lưu lượngngười qua lại đông, các quảng trường nhằm tạo nên một điểm nhắn dé truyền tải nộidung tuyên truyền bang những hình ảnh gần gũi dé nhớ, dé hiểu với người dân, dukhách trong nước và quốc tế Tùy thuộc vào không gian, các cụm mô hình được lắp

đặt theo nhiều chủ đề khác nhau, với kích thước phù hợp với cảnh quan khu vực,

đặc biệt được tính toán kỹ lưỡng dé không ảnh hưởng đến tầm nhìn của người tham

gia giao thông.

Do kinh phí đầu tư lớn nên cum mô hình thường được lắp dựng trong khoảngthời gian dài Tùy thuộc vào từng sự kiện có thé thay đổi nội dung tuyén truyền phù

hợp bằng các hộp chữ mica có lắp đèn trang trí Mô hình càng phát huy hiệu quả

tuyên truyền khi được trang trí chiếu sáng kết hợp trang trí cây hoa, cây cảnh và các

loại vật liệu hiện đại.

(v) Tuyên truyền bằng trang trí chiếu sángTrước đây, việc trang trí chiếu sáng các tuyến đường phố chỉ áp dụng các

tiêu chuẩn cơ bản về chiếu sáng như: độ chói, độ rọi, độ đồng đều, tính dẫn hướng,

nhiệt độ màu Tuy nhiên, những năm gần đây, việc chiếu sáng các tuyến đường

phố, công viên, quảng trường, các đảo giao thông ở khu vực trung tâm thành phốđược quan tâm nhiều hơn khi áp dụng các hình thức trang trí chiếu sáng có tính

thâm mỹ cao

Từ năm 2017, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số UBND về việc tô chức trang trí tuyên truyền cô động trực quan, trang trí chiếu sángcác tuyến đường phó, tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thé dục thé thao

232/KH-27

Trang 32

Theo đó, Hà Nội tăng cường tuyên truyền cô động trực quan và trang trí chiếu sáng

các tuyến đường phố bằng nguồn xã hội hóa Các phương án trang trí được Hộiđồng nghệ thuật thành phố thấm định Trên đường Võ Chí Công, khu vực hai bêncầu Nhật Tân sẽ trang trí công vòm Bên cạnh đó, Hà Nội còn vận động các tô chức,cá nhân có trụ sở, nhà ở mặt đường khu vực phố cô thực hiện trang trí ánh sángchào năm mới, đảm bảo màu sắc trang nhã, hài hòa Việc trang trí được thực hiệnốp sát vào mặt tiền trụ sở, nhà ở đảm bảo mỹ quan đồng bộ, tổng thé chung trong

toàn thành phó Các doanh nghiệp, đơn vi quảng cáo được vận động thực hiện trang

trí, tuyên truyền chào mừng theo từng sự kiện Trang trí các cơ quan Trung ươngnhư: Phủ Chủ tịch, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng

Chính phủ

Các tuyến đường trung tâm được triển khai trang trí chiếu sáng gồm cáctuyến đường: Tràng Tiền, Tràng Thi, Ngô Quyền, Phan Chu Trinh, Hàng Bài, BàTriệu, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Điện Biên Phủ, Phan Đình

Phùng, Thanh Niên, Tôn Đức Thắng .

Các dao giao thông, quảng trường lớn cũng được lắp đặt các cum mô hìnhchiếu sáng như: Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Quảng trường mùng | tháng5, đảo giao thông trước Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước, nút giao hằm KimLiên, nút giao trước Trung tâm Hội nghị Quốc gia Tại các cửa ngõ Thủ đô, HàNội cũng triển khai lắp dựng các công chào trang trí chiếu sáng dé tạo điểm nhấn,thu hút sự quan tâm của du khách khi bước chân vào Thành phố

1.3 Vai trò của hoạt động tuyên truyền cỗ động trực quan

Không thé phủ nhận hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan đã phát huytác dụng, đem lại hiệu quả nhất định trong tuyên truyền chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là đối với các nước theo chế độxã hội chủ nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân, nhất là nhân dân ở

các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiêu số còn khó khăn về

các phương tiện nghe nhìn

Do địa bàn nghiên cứu của Luận văn thuộc Hà Nội, nên trong phần cơ sở lýluận này, chúng tôi dựa vào hoạt động tuyên truyền cô động trực quan diễn ra trên

28

Trang 33

địa bàn Hà Nội làm cơ sở dé phân tích các van dé liên quan đến nội dung, đặc điểm,

cách thức tuyên truyền cô động

1.3.1 Vai trò

Nhìn tổng thể, hoạt động tuyên truyền cô động trực quan thường có 4 vai trò

chính:

(i) Tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị và các ngày lễ, kỷ niệm

Tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị và các ngày lễ, kỷ niệm hằng nămgóp phần đưa quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước thấu suốt trong cán bộ, Đảng viên, nhân dân, làm dấy lên phong trào cáchmạng mạnh mẽ thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước và Thủ đô nhân các ngày lễ, ky niệm lớn, các sự kiện chính tri, văn hóa, xã hội

của đất nước và Thủ đô như:

+ Chào mừng năm mới; kỷ niệm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

(3/2); ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4); ngày sinh Chủ tịchHồ Chí Minh (19/5); ngày Thương binh liệt sỹ (27/7); Cách mạng Tháng Tám và

Quốc khánh 2/9 ;

+ Kỷ niệm năm tròn ngày sinh các lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và

lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam;

+ Kỷ niệm các sự kiện lịch sử quan trọng và ngày kỷ niệm khác như: ngày

Tổng tuyển cử đầu tiên của Quốc hội Việt Nam, 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịchHỗ Chí Minh

(ii) Tuyên truyền các chương trình, nghị quyết chuyên déViệc nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền thực hiện các chương trình, Nghịquyết của Đảng trong cán bộ, đảng viên, đặc biệt là tuyên truyền sâu rộng trongnhân dân là cần thiết trong giai đoạn hiện nay Bởi đây là khâu quan trọng đểchuyên tải nội dung cốt lõi của Nghị quyết đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớpnhân dân; giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân hiéu sâu kỹ, thấu đáo nội dung các Nghị

quyết, từ đó thực hiện và vận dụng sáng tạo nội dung các Nghị quyết vào tình hình

thực tế ở co quan, don vị, thôn/bản dé đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

29

Trang 34

Các chương trình, Nghị quyết chuyên đề của Thành ủy và UBND thành phố

được tuyên truyền, tập trung vào: “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới,

nâng cao đời sống nông dân”, “Day mạnh tái cơ cau kinh tế, nâng cao năng lực cạnh

tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tẾ, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững”,“Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựngngười Hà Nội thanh lịch, văn minh”, “Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo đảmtrật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới”, “Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranhphòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, “Đây mạnh cảicách hành chính, tạo bước chuyền mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm,

chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức”, “Phát triển công

nghiệp văn hóa Thủ đô”

(iii) Tuyên truyền các vấn dé xã hội, phong trào, cuộc vận độngBên cạnh tuyên truyền cô động trực quan về các chương trình đột phá, cácNghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra, công tác tuyên truyền các van dé xãhội, các phong trào, cuộc vận động luôn được quan tâm, góp phần ồn định kinh té,bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng sống của nhân dân ở địa phương

Hằng năm, căn cứ hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Thành ủy, hoạt độngtuyên truyền cổ động trực quan chú trọng tuyên truyền các phong trào “Toàn dânđoàn kết xây đựng đời song van hóa tại khu dân cư”, “Người Việt Nam ưu tiên

dùng hàng Việt Nam”, “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Cả nước

chung tay vì người nghèo - không dé ai bị bỏ lại phía sau”, “Công chức, viên chứcthi đua thực hiện văn hóa công sở” tuyên truyền, phô biến giáo dục pháp luật, phòngchống tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội

Tuyên truyền phục vụ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống của ban,ngành, đoàn thể đóng trên địa bàn

Đặc biệt từ cuối năm 2019 đến nay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh

Covid-19 trên thé giới cũng như ở Việt Nam, vai trò của hoạt động tuyên truyền, cô

động trực quan càng cho thấy là việc làm cần thiết trong xã hội Với chức năng,nhiệm vụ của mình các cơ quan thực hiện hoạt động này đã làm tốt việc tuyêntruyền dé nhân dân hiểu được tam quan trọng của công tác phòng, chống dịch bệnh

30

Trang 35

Covid-19 cũng như hiểu để áp dụng các biện pháp phòng dịch Thông điệp 5K do

Bộ Y tế đưa ra đã được tuyên truyền băng ngôn ngữ của hoạt động cô động trực

quan Nội dung thông điệp phòng ngừa đơn giản là 5K nhưng đã được hình ảnh hóa

cũng như kết hợp màu sắc khiến người dân dễ đọc dễ nhớ dễ thực hiện Đó là mộttrong số nhưng ưu điểm của tuyên truyền các van dé xã hội nhờ ngôn ngữ cổ động

(iv) Tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại, quảng bá văn hóaXác định công tác đối ngoại là kênh thông tin hiệu quả trong tuyên truyền,quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng nênviệc trang trí, tuyên truyền cô động trực quan về thông tin đối ngoại luôn được quantâm triển khai nhằm quảng bá văn hóa và con người Thủ đô đến bạn bè trong nước

và quốc tế

Năm 2019, Hà Nội vinh dự được lựa chọn là nơi tô chức Hội nghị thượngđỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ NguyễnXuân Phúc và Chủ tịch UBND Thành phó, Hà Nội đã tăng cường công tác trang trí

tại các khu vực trung tâm thành phó, những nơi Hội nghị diễn ra, nơi Đoàn đi qua

và làm việc như: tuyến đường từ sân bay Nội Bài về trung tâm Thành phó, tuyếnđường quốc lộ số 5, đường Nguyễn Văn Cừ, khu vực vườn hoa tượng đài Lý Thái

Tổ, Ngân hàng Nhà nước, Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô, các khách sạn

Marriott, Melia, Metropole, tuyến đường Tràng Tiền, Tràng Thi, Hùng Vương,

Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, Hoàng Diệu

Với 4.000 banner, 155 cụm pano, 2.800 giá cờ và nhiều cụm cờ được tranghoàng trên khắp các tuyến đường phố, Hà Nội mang tới một hình ảnh đẹp, thê hiệntình cảm nồng nhiệt của Hà Nội và Việt Nam trước sự kiện Quốc tế nỗi bật đượcnhiều người dân trên thế giới quan tâm Đây cũng là cơ hội để Hà Nội quảng bá vềđất nước, con người Việt Nam, về Thủ đô Hà Nội thân thiện, mến khách, thanh lịch,văn minh, về Thành phố vì Hòa bình

Bên cạnh đó, Hà Nội còn tuyên truyền nhiều sự kiện mang tầm khu vực vaquốc tế như: Tuyên truyền phục vụ năm APEC Việt Nam 2017, Năm Chủ tịch

ASEAN 2020, Năm Chủ tịch AIPA 2020 và Đại hội đồng AIPA 41

31

Trang 36

Thông qua hoạt động tuyên truyền, quảng bá, phục vụ các sự kiện, hoạt động

tuyên truyền, cổ động trực quan đã phát huy vai trò, hiệu quả, góp phần quảng ba

văn hóa của đất nước và Thủ đô tới đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế Hoạtđộng này không chỉ truyền tải thông điệp mà còn góp phần trang trí điện mạo của

Thủ đô nói chung, mỗi quận, huyện, thị xã nói riêng.

1.3.2 Các yếu tô tác động đến tuyên truyền cổ động trực quan(i) Y nghia chinh tri cua sw kién

Hang năm, các sự kiện, ngày lễ kỷ niệm lớn được tổ chức ở nhiều quy mô,địa điểm và mật độ khác nhau, phù hợp với ý nghĩa chính trị, lịch sử của nó Đối vớisự kiện mang tầm quốc gia và quốc tế, hoạt động tuyên truyền cô động trực quan

được tô chức với quy mô lớn, huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành, với

nhiều hình thức đa dạng và phong phú, được đầu tư nguồn lực từ cả ngân sách vànguồn lực xã hội hóa, góp phần tạo nên diện mạo trang trọng, đáp ứng mục đích vàyêu cầu của công tác tuyên truyền Với những sự kiện, ngày lễ kỷ niệm được tổ

chức vào năm lẻ, thì hình thức và quy mô không quá lớn, nhưng được thực hiện

đúng trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm

(ii) Điều kiện kinh tế - xã hội và nên tảng giá trị văn hóaKinh tế luôn ảnh hưởng đến vấn đề xây dựng văn hóa, trong đó có tuyên

truyền cổ động trực quan Nó tác động trực tiếp đến việc xây dựng, triển khai thực

hiện cho tới hoạch định các chính sách, xác định nguồn lực dành cho hoạt động

tuyên truyền cô động trực quan Vì thế, việc lựa chọn và đầu tư các hình thức trang

trí tuyên truyền luôn phù hợp với ngân sách của từng địa phương, trong những thờiđiểm nhất định

Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương ảnh hưởng, tác độngđến việc hình thành, xây dựng các giá trị văn hóa Những nơi có điều kiện kinh tế -xã hội phát triển sẽ có điều kiện về nguồn lực hon dé đầu tư cho lĩnh vực văn hóanói chung và hoạt động tuyên truyền cô động trực quan nói riêng Việc đầu tư cácnguồn lực cũng đặt ra yêu cầu phải tăng cường công tác quản lý, thực hiện các biệnpháp tổ chức, điều hành linh hoạt, thúc day sự hòa hợp giữa con người trong tô

32

Trang 37

chức, nâng cao hiệu suất, chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính góp

phần đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và của nhân dân

Ngoài điều kiện kinh tế - xã hội, không thể không đề cập đến giá trị văn hóa.Giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị thuộc về lối sống được cộng đồng thừanhận và gìn giữ, duy trì qua các thế hệ như chuẩn mực thái độ, hành vi tư tưởng

Gia tri văn hóa truyền thong chính là nền tảng, cơ sở cho việc hình thành, lựa chọncác giá tri về tổ chức, hoạt động, đạo đức và chuẩn mực trong lối sông, hành vi,

nhận thức, thói quen Đó cũng là yếu tố quan trọng quyết định việc lựa chọn cáchình thức trang trí tuyên truyền cô động trực quan phù hợp để nâng cao hiệu quả

công tác tuyên truyền theo đúng đối tượng, gắn với một trình độ văn hóa nhất định

(iv) Những yếu tổ thuộc chủ thé tiếp nhận

Dé tuyén truyén cô động trực quan đạt hiệu quả cần tính đến các yếu tố thuộc

chủ thé tiếp nhận Những yếu tố đó được hiểu là mức độ nhận thức của mỗi người

dân dé tiếp nhận thông tin qua hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan Trình độ

văn hóa, trình độ chính tri, tâm lý cá nhân, tâm lý đám đông, tâm lý xã hội có vai trò

quyết định trong lựa chọn các hình thức, nội dung tuyên truyền cô động phù hợp

Người tiếp nhận có trình độ học vấn cao thì tích cực tham gia vào VIỆC tiếpnhận và thực hiện theo đúng chủ trương đường lối Tầng lớp dân cư thành thị cómặt bằng dân trí cao nhạy bén hơn trước tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hộinên hoạt động tuyên truyền cô động trực quan có vai trò rất lớn trong việc truyền tảithông điệp Họ có khả năng hiểu, thẩm định thông tin nhanh, xử lý thông tin kịp

thời và khả năng dự đoán được thông điệp từng sự kiện Ngược lại, cư dân nông

thôn sống xa trung tâm có hạn chế nhất định trong nhận thức Theo đó, dù tuyêntruyền cổ động trực quan được chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến cơ sở, tuynhiên việc triển khai thực hiện vẫn phụ thuộc vào tình hình thực tế của địa phương

Phong tục tập quán cũng là một trong những yếu tổ quan trọng có ảnh hưởngtrực tiếp đến tiếp nhận thông tin Đối với hai địa bàn nghiên cứu trong Luận vănnày, phong tục tập quán của hai cộng đồng dân cư có sự khác biệt lớn, tuy nhiên

trên thực tế, việc thực hiện tuyên truyền cô động trực quan tại địa bàn không có sự

khác biệt quá lớn, do chưa tìm hiểu đặc thù của địa phương mình Sự khác biệt phần

33

Trang 38

lớn ở hình thức và quy mô tuyên truyền, chưa thấy sự tìm tòi, nghiên cứu về nộidung cho phù hợp với tâm lý tiếp nhận của người dân.

Trình độ chính trị tác động đến thói quen tiếp nhận thông tin Người dân cótrình độ lý luận, hiểu biết chính trị và có kinh nghiệm trong hoạt động chính trị

thường xử lý tốt thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có hoạt động tuyêntruyền cô động trực quan Họ thường có thói quen quan sát và tiếp nhận thông tin từ

nhiều kênh, nhiều loại hình tuyên truyền khác nhau, từ đó có cách nhìn nhận đánh

giá khách quan trước mỗi sự kiện.

1.4 Quản lý Nhà nước trong hoạt động tuyên truyền cỗ động trực quan

Hiện nay, công tác quản ly nhà nước trong công tác tuyên truyền, cổ động

trực quan được thực hiện theo mô hình sau:

Cục Văn hóa cơ sở là tổ chức thuộc Bộ Văn hóa, Thẻ thao và Du lịch cóchức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực văn

hóa cơ sở, và quảng cáo; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa

cơ sở, và quảng cáo theo quy định của pháp luật; được Bộ trưởng giao trách nhiệm

chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ văn hóa cơ sở và quảng cáo, phát triển sự nghiệp vănhóa cơ sở theo chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà

nước.

Trong những nhiệm vụ và quyền hạn được giao, Cục Văn hóa cơ sở có trách

nhiệm:

Trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch,

dé án, dự án, kê hoạch dài hạn và hàng năm về văn hóa cơ sở và quảng cáo

Chỉ đạo hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn ban quyphạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, các đề án, dự án vềvăn hóa cơ sở và quảng cáo đã được cấp có thầm quyền ban hành hoặc phê duyệt

Tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật va thông tin về quản lý, hoạtđộng phát triển sự nghiệp văn hóa cơ sở và quảng cáo

Về thiết chế văn hóa cơ sở: Tham mưu Bộ trưởng hướng dẫn thực hiện quyhoạch tong thé phát triển hệ thống thiết chế văn hóa coo sở đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt; Trình Bộ trưởng các văn bản hướng dẫn về tô chức hoạt động và

tiêu chí của hệ thông thiệt chê văn hóa cơ sở; Phôi hợp các cơ quan, đơn vi liên

34

Trang 39

quan tham mưu Bộ trưởng hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách đối với hệ thốngthiết chế văn hóa cơ sở; Hướng dẫn xây dựng các điển hình và đề xuất giải phápnâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở.

VỀ tuyên truyền co động: Tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quan lý nhànước, hướng dẫn việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ

Chí Minh theo quy định của pháp luật; Tham mưu, giúp Bộ trưởng hướng dẫn, tôchức thực hiện quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng, lễ

kỷ niệm và các nghi thức khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ hoặc theo

phân công của Chính phủ; Hướng dẫn, tổ chức thực hiện tuyên truyền cô động vềchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua hoạtđộng có động trực quan; Tổ chức thi sáng tác tranh cô động, cụm cô động: cung cấp

tài liệu tuyên truyền, tranh cô động phục vụ các nhiệm vụ chính tri, kinh tế, văn hoá,

xã hội.

Về quảng cáo: Hướng dẫn việc xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời tạicác địa phương: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thâmđịnh săn phẩm quảng cáo theo yêu cau của tô chức, cá nhân; Chủ trì, phối hợp kiểmtra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quảng cáo; Đề xuất, kiến nghị vớiBộ trưởng về các chủ trương, giải pháp quản lý và phát triển sự nghiệp văn hóa cơsở và quảng cáo; Trình Bộ trưởng về chính sách hỗ trợ, sử dụng ngân sách Nhànước đặt hàng sản xuất trang thiết bị, phương tiện hoạt động trong lĩnh vực văn hóacơ sở; Trình Bộ trưởng về cơ chế quản lý, chế độ, chính sách đầu tư và huy độngnguồn lực phát triển văn hóa cơ sở và quảng cáo; Phối hợp với các cơ quan, đơn vịcó liên quan trình Bộ trưởng việc đàm phán, ký kết, tham gia các tổ chức quốc tế vềvăn hóa cơ sở và quảng cáo Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, tông kết kinh

nghiệm thực tiên, ứng dụng tiên bộ khoa học, công nghệ thông tin trong lĩnh vực

văn hóa co sở và quảng cáo; Bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho tô

chức, công chức, viên chức làm công tác văn hóa cơ sở và quảng cáo; Hướng dẫn,

tổng hợp, thống kê số liệu chuyên ngành về văn hóa coo sở và quảng cáo [38]

35

Trang 40

Sơ đồ mô hình tổ chức của cơ quan chuyên môn về tuyên truyền, cỗ động

Phòng Quản lý Văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội có chức năng thammưu giúp Ban Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao công tác quan lý nhà nước đối với

các hoạt động dịch vụ văn hóa trong phạm vi quản lý của Sở.

Phòng Quản lý Văn hóa có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở xâydựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đài hạn, ngắn hạn đối với hoạt động dịch vụ

văn hóa trên địa bàn Thành phó, trong đó có hoạt động tuyên truyền cổ động trực

quan Đề xuất và xây dựng các dự thảo văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn liên

quan đến quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa trên địa bàn Thành Phó Quản lý

nhà nước các loại hình dịch vụ văn hóa (theo phân cấp), bao gồm hoạt động

quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm).Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ quản lý nhà nước, dịch vụ văn hóa đối với

Phòng văn hóa và thông tin thuộc UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành

phố Hà Nội [34]

Phong Van hóa và Thông tin các quận, huyện, thị xã: là cơ quan chuyên môn

thuộc Ủy ban nhân dân quan/ huyện; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban

nhân dân quận/huyện quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình; thé dục, thé thao, du

36

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. So sánh sự giông và khác nhau của Poster và Banner - Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan ở Hà Nội (Trường hợp quận Ba Đình và huyện Ba Vì)
Bảng 1. So sánh sự giông và khác nhau của Poster và Banner (Trang 29)
Bảng 2. Số liệu giữa các hình thức tuyên truyền, cỗ động trực quan - Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan ở Hà Nội (Trường hợp quận Ba Đình và huyện Ba Vì)
Bảng 2. Số liệu giữa các hình thức tuyên truyền, cỗ động trực quan (Trang 58)
Biểu đồ 10. Hình thức tuyên truyền cỗ động trực quan - Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan ở Hà Nội (Trường hợp quận Ba Đình và huyện Ba Vì)
i ểu đồ 10. Hình thức tuyên truyền cỗ động trực quan (Trang 89)
Bảng 4. Số liệu các kỳ cuộc phục vụ tuyên truyền chính trị của - Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan ở Hà Nội (Trường hợp quận Ba Đình và huyện Ba Vì)
Bảng 4. Số liệu các kỳ cuộc phục vụ tuyên truyền chính trị của (Trang 107)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w