Lý do lựa chọn đề tài Luận văn lựa chọn việc tìm hiểu và xây dựng một bức tranh tổng thé vềngoại giao văn hóa NGVH của Hàn Quốc đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dânTriều Tiên CHDCND Triều T
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN1.1 Một sô khái niệm chính
1.1.1 Khai niệm văn hóa và ngoại giao văn hóa
Văn hóa (Culfure): Có nhiều khái niệm về văn hóa với nhiều cách hiểu và cách tiếp cận khác nhau Theo cựu Tổng giám đốc UNESCO - Federico Mayor năm 1988: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại Qua các thế kỷ, các hoạt động sáng tạo ay đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống, các thị hiếu - những yếu tô xác định đặc tính riêng của từng dân tộc”.
Tu một góc độ khác, trước đó, tác giả Edward Burnett Taylor (1832 - 1917) trong “Văn hóa nguyên thủy” (Primitive Culture) năm 1871 đã nêu định nghĩa “Văn hóa hoặc văn minh hiểu theo nghĩa rộng nhất của dân tộc học có nghĩa là một tổng thể phức hợp bao gồm các kiểu thức tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng và thói quen mà con người đạt được với tư cách là một thành viên trong xã hội” [52, tr.1]
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hoá được hiéu theo cả ba nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp:
(1) Theo nghĩa rộng, Hồ Chí Minh nêu văn hoá là toàn bộ những giá tri vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra “Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [8, tr 458]
(2) Theo nghĩa hep, văn hoá là những giá trị tinh thần Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá Nhưng văn hoá là một kiến trúc thượng tầng” [23 tr.11]
(3) Theo nghĩa rất hẹp, văn hoá đơn giản chỉ là trình độ học vấn của con người được đánh giá băng trình độ học van phố thông, thé hiện ở việc Hồ Chí Minh
99 66 yêu câu mọi người “phải di hoc văn hóa”, “xóa mù chữ”.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (1999), văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử: nên văn hóa của các dân tộc, kho tàng văn hóa dân tộc: là đời sống tinh thần của con người: phát triển kinh tế và văn hóa, chủ ý đời sống văn hóa của nhân dân; là tri thức khoa học, trình độ học vấn: trinh độ văn hóa, học các môn văn hóa: là lỗi song, cách ứng xử có trình độ cao, biểu hiện văn minh: người có văn hóa, gia đình văn hóa mới; là nền văn hóa một thời kỳ lịch sử cô xưa, xác định được nhờ tổng thể các di vật tìm được có những đặc điểm chung: văn hóa Đông Sơn, văn hóa riu hai vai [38; tr.1796]
Ngoại giao (Diplomacy): Theo cách hiểu phô biến nhất, ngoại giao là việc thực hiện các mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền thông qua liên lạc, thương lượng, gây ảnh hưởng cũng như điều chỉnh những khác biệt Hoạt động ngoại giao đã xuất hiện từ lâu đời ở nhiều nền văn minh trên thế giới, tiêu biểu như Trung Quốc và Hy Lạp cô đại Ngoại giao là một khoa học mang tính tổng hợp, một nghệ thuật của những khả năng, là hoạt động của các cơ quan làm công tác đối ngoại và các đại diện có thâm quyền làm công tác đối ngoại của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi, lợi ích, quyền hạn của quốc gia, dân tộc ở trong nước và trên thé giới, góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế chung, bằng con đường đàm phán vá các hình thức hoà bình khác.
Ngoại giao văn hóa (Cultural diplomacy): Ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao thông qua công cụ văn hóa dé thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại nhăm đạt được các mục tiêu lợi ích cơ bản của quốc gia là phát triển, an ninh và ảnh hưởng Hiểu theo nghĩa rộng hơn, NGVH có thé bao gồm cả việc giới thiệu các thành tựu khoa học kĩ thuật, khoa học xã hội, nghệ thuật, không chỉ của riêng quốc gia mà còn của các nhóm quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế [11]
Với Việt Nam, NGVH được xác định là việc triển khai các hoạt động văn hóa do Nhà nước làm chủ đạo, nhằm đạt được những mục tiêu chính tri, kinh tẾ, văn hóa phù hợp với yêu cầu chung của công tác ngoại giao.
Nội hàm của NGVH bao gồm các hoạt động chính là mở đường, khai thông quan hệ với các nước và khu vực chưa có nhiêu quan hệ; xúc tiên, tăng cường và
16 làm sâu sắc hiểu biết với các quốc gia; quảng bá hình ảnh đất nước và con người trên trường quốc tế; vận động dé quốc gia mình có nhiều di sản được UNESCO công nhận, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại dé làm giàu ban sắc văn hóa dân tộc.
Cũng cần phân biệt rõ giữa NGVH và văn hóa ngoại giao NGVH là dùng văn hóa dé làm ngoại giao, trong khi đó văn hóa ngoại giao thiên về những biểu hiện, cách ứng xử của các nhà lãnh đạo hay cán bộ ngoại giao (phong thái ngoại giao) hoặc cách thức giải quyết vấn đề đối ngoại của một quốc gia dựa trên tư tưởng, chính sách và các ảnh hưởng văn hóa.
Sức mạnh mém (Soft power): Joseph Nye, Giáo su Dai hoc Harvard, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ thời Tổng thống B Clinton, là người khởi xướng học thuyết “sức mạnh mềm” (Soft power) Khái niệm này được J.Nye đưa ra lần đầu tiên trong một quyên sách phát hành năm 1990, “Bound to Lead: The Changing Nature of American Power” Sau đó, trong tác phẩm “Soft Power: The
Means To Success In World Politics” (PublicAffarrs, Dai hoc Michigan, 16/3/2004),
Giáo sư J.Nye đã nêu rõ hơn về định nghĩa của sức mạnh mềm: “sức mạnh mềm là một thuật ngữ thường dùng dé chỉ những ảnh hưởng, tác động, can thiệp, thuộc về những nhân tố văn hóa - xã hội, ké cả những nhân tố tín ngưỡng, tâm lý, truyền thống, giá trị Đối lập với “sức mạnh cứng” (Hard power), “sức mạnh mềm” là
“khả năng đoạt lay thứ mình muốn thông qua sự hap dẫn thay vì ép buộc Nó xuất phát từ sự hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng chính trị và các chính sách của một quốc gia” “Sức mạnh mềm” mang tính phi quân sự, phi bạo lực, sinh ra từ sự lựa chọn chứ không phải áp đặt Nó có khả năng giải quyết tốt các van dé từ góc độ văn hóa - xã hội Có 3 nguồn lực chính để tạo nên “sức mạnh mềm” của một quốc gia, đó là: nền văn hoá, hệ giá trị và hệ thống chính sách “Sức mạnh cứng” và “sức mạnh mềm” có khả năng hỗ trợ làm tăng ảnh hưởng cho nhau “Sức mạnh cứng” có thể giúp phát huy “sức mạnh mềm”, làm cho “sức mạnh mềm” trở nên hấp dẫn [72]
THỰC TIEN NGOẠI GIAO VĂN HOA CUA HAN QUOC DOI VOI CHDCND TRIEU TIEN TU NAM 1945 DEN NAYThực hiện trao đổi văn hóa tùng phần; (2) Không đối đầu, cạnh tranh trong thidau khu vực; (3) Không bóp méo, phi bang văn hóa truyền thống của nhau; (4) Bắt đầu hợp tác - trao đối từ những lĩnh vực đơn giản; (5) Chung sức đổi mới văn hóa dân tộc [31, tr 66, 172, 173, 195].
Về vấn đề thống nhất, chính sách của chính phủ Roh Tae Woo đã được công bố chính thức ngày 11/9/1989, với tên gọi: “Công thức thống nhất cộng đồng dân tộc Triều Tiên”, trong đó xác định 3 giai đoạn tiến tới thống nhất là: (7) Thực hiện
“Liên bang” tạm thời giữa hai miễn; (2) Thúc day quan hệ kinh tế, văn hóa - xã hội;
(3) Thực hiện hợp nhất về chính trị, ngoại giao Trong thời điểm đó, việc công bố chính sách thống nhất của chính phủ Roh Tae Woo đã tạo nên bầu không khí chính trị hòa dịu trên bán đảo Triều Tiên và là cơ sở góp phần thúc đây sự nghiệp thống nhất hai miền.
Năm 1991 là mốc thời gian lịch sử đánh dấu nhiều sự kiện tầm cỡ thế giới, và với bán đảo Triều Tiên, nó cũng là cột mốc quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với các hoạt động triển khai hợp tác của Hàn Quốc với CHDCND Triều Tiên.
Triển khai chính sách “Ngoại giao phương Bắc”, Tổng thống Roh Tae Woo đã đề xuất 6 nội dung trọng điểm trong quan hệ với Bình Nhưỡng như sau: (1) Xúc tiễn giao lưu Bắc - Nam; (2) Mở cửa tự do đi lại cho người Triều Tiên, đoàn tụ các gia đình ly tán; (3) Mở cửa mậu dịch Bắc - Nam; (4) Không phản đối CHDCND Triéu Tiên hợp tác phi quân sự với nước ngoài; (5) Bình thường hóa quan hệ hai miễn; (6) Giúp đỡ CHDCND Triéu Tiên tiếp xúc với Mỹ và Nhật Bản.
Tại phiên họp thứ 46 của Đại hội đồng LHQ ngày 18/9/1991, hai miền Nam Bắc bán đảo Triều Tiên đã được kết nạp làm thành viên chính thức của LHQ với tư cách hai quốc gia độc lập sau 46 năm chia cắt Từ thời điểm này, với tư cách thành
42 viên Liên hợp quốc, cả hai miền đều đã nâng cao vị thế quốc tế và có chỗ đứng dé bình thường hóa quan hệ song phương và cải thiện quan hệ với thế giới bên ngoài.
Các chính sách hợp tác của Hàn Quốc với CHDCND Triều Tiên từ thời điểm này là
“danh chính ngôn thuận” cũng được triển khai liên tục và từng bước mang lại hiệu quả. Đáp lại lỗi ứng xử thiện chí từ chính sách “Ngoại giao phương Bắc” của chính quyền Roh Tae Woo, Bình Nhưỡng đã thể hiện tinh thần hợp tác, từ đó dẫn tới hai nhà nước chính thức thừa nhận lẫn nhau trên cơ sở ký kết “Hiệp định cơ bản Bắc - Nam” hay “Hiệp định về hòa giải, không xâm lược, trao đổi và hợp tác”
(13/12/1991) Ít lâu sau, trải qua ba vòng đàm phán liên Triều, các đại biéu của Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đã nhất trí ra “Tuyên bố chung về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên” (31/12/1991) Theo đó, hai bên nhất trí sẽ không thử nghiệm, chế tạo và sản xuất VKHN cũng như không sở hữu các cơ sở làm giàu uranium [31, tr 68]
Một sự kiện đặc biệt về NGVH của bán đảo năm 1991 là: Tại Giải vô địch bóng ban thé giới lần thứ 41 tại Nhật Bản, tháng 4/1991, đội tuyên bóng bàn hợp nhất đầu tiên của hai miền đã thi đấu Đội nữ liên Triều đã đánh bại đội đương kim vô địch Trung Quốc dé giành huy chương vàng, đội nam cũng xuất sắc tiến vào bán kết Điều làm cho nhiều người bất ngờ hơn là, tại giải đấu, đội tuyên liên Triều đã sử dụng một lá cờ mang hình ảnh bán đảo Triều Tiên màu xanh lam trên nền trắng, phát đi bài hát Arirang lần đầu tiên Từ đó trở đi, lá cờ và bài hát tại giải đấu đã trở thành biểu tượng của các đội tuyển hợp nhất hai miền Triều Tiên.
Sau khi chính sách “Ngoại giao phương Bắc” ra đời, quan hệ liên Triều đã được cải thiện dang kê Sự xích lại gần nhau của hai thái cực hoàn toàn trái chiều trong khu vực vào đầu thập niên 90 của thế ky XX được coi là kết cục có hậu của một đường lôi ngoại giao hòa hiệu.
2.3.2 Thời kỳ Tổng thống Kim Young Sam (1993 - 1998)
Trên nên tảng chính sách “Ngoại giao phương Bắc” của Roh Tae Woo, chính phủ của Tổng thống Kim Young Sam đã đề ra chính sách “Ngoại giao mới” với 5 đặc thù cơ bản: Toàn câu hóa; da dạng hóa; da nguyên hóa; hợp tác khu vực; định hướng tương lai Đặc biệt, trong chính sách quan hệ với miền Bắc, chính phủ Kim Young Sam nhân mạnh: “Chúng ta phải lôi kéo CHDCND Triều Tiên dé tái thống nhất, thay vì tìm cách kiềm chế và phong tỏa họ” Mong muốn chủ yếu của Hàn Quốc khi đề ra chính sách này là nhằm dung hòa mối quan hệ với miền Bắc thông qua đối thoại, giải quyết vấn đề VKHN và vấn đề nhân đạo Về chính sách thống nhất với miền Bắc, chính phủ Kim Young Sam đã kế thừa “công thức 3 giai đoạn” của chính phủ tiền nhiệm, nhưng có bé sung thêm các giá tri tự do, dân chủ và hạnh phúc.
Triển khai thực hiện chính sách “Ngoại giao mới”, Tổng thống Kim Young Sam đã công bố 3 nguyên tắc cơ bản nhằm thiết lập hòa bình giữa hai miễn: (7) Trung thành với bản hiệp định đã ký kết giữa hai chính phủ từ sau chiến tranh Triều Tiên (1953); (2) Cùng giữ vai trò chủ chốt trong các cuộc đàm phan da phương; (3) Cùng giải quyết mâu thuần liên Triéu trong khuôn khổ thể chế hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Tháng 3/1993, CHDCND Triều Tiên tuyên bố rút khỏi NPT, đe dọa làm gián đoạn hợp tác thương mại giữa hai nước Sau khi hội đàm cấp cao giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên đạt được thỏa thuận về chấm dứt chương trình phát triển hạt nhân (21/10/1994), có thé thấy rõ hơn về sự thúc đây sự hợp tác về mọi mặt giữa hai miền Nhằm tạo dựng cơ sở niềm tin và tạo sự cân bang tối thiểu về loi ích cho quan hệ liên Triều, Kim Young Sam đã coi chính sách viện trợ nhân đạo là điều kiện trao đôi cho các van đề chính trị với miền Bắc Theo đó, 150.000 tan gạo viện trợ khan cấp đã được chuyển đến CHDCND Triều Tiên vào năm 1995 mang theo hy vọng tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nam - Bắc lịch sử [31, tr.71] Do tình hình thế giới biến đôi đe doa tới sự tồn tại chính phủ ở miền Bắc, các hoạt động đàm phán cấp nhà nước hai miền không có kết quả và mở ra cơ hội cho khu vực tư nhân tham gia vào việc tìm kiếm trao đồi thông tin về thành viên của các gia đình ly tán.
Việc đoàn tụ các gia đình ly tán vừa là vấn đề dân tộc, vừa là vấn đề nhân đạo và được các thế hệ lãnh đạo của Hàn Quốc nhất quán bày tỏ sự ủng hộ, khuyến khích Hội Chữ thập đỏ và các tô chức tư nhân tham gia tìm kiếm, trao đổi, xác minh thông tin thân nhân của cả hai bên Nhờ vào sự vận động tích cực của chính phủ, 2.485 gia đình Hàn Quốc đã được tiếp xúc với người thân ở miền Bắc, 33% trong số họ trực tiếp hoặc gián tiếp xác minh về nơi ở của các thành viên trong gia đình thông qua thân nhân hoặc dịch vụ tìm kiếm ở nước thứ ba (31, tr.165].
CÁC YEU TO CHI PHÓI VA ĐẶC TRƯNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VAN HOA CUA HAN QUOC DOI VỚI3.1 Các yếu tố chi phối thực tiễn NGVH của Han Quốc với CHDCND Triều
Trong quá trình Hàn Quốc triển khai thực hiện các chính sách ngoại giao của mình đối với CHDCND Triều Tiên, ngoài những điều kiện thuận lợi trong nước và quốc tế, nước này đã luôn phải đối mặt với nhiều loại khó khăn, mâu thuẫn đến từ bên ngoài, trong đó những khó khăn lớn nhất và phức tạp nhất đến từ mưu đồ chiến lược đa dạng và các chính sách “đa cực” của các nước lớn đối với bán đảo Triều Tiên Khi nói đến những yếu tô gây ảnh hưởng và chi phối đến các chính sách và hoạt động ngoại giao của Hàn Quốc đối với CHDCND Triều Tiên trong may thập niên vừa qua, không thé không nói đến chính sách, mưu đồ, chiến lược của 4 nước lớn liên quan như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Nga.
Dưới đây xin tìm hiểu mấy nét chính về chính sách của 4 nước lớn, như là những yếu tố có tác động chi phối, đến chủ thé Hàn Quốc trong quan hệ với
3.1.1 Chính sách ngoại giao của Mỹ đối với bán đảo Triều Tiên
Với Hàn Quốc: Từ sau chiến tranh Triều Tiên (1950 — 1953), Mỹ liên tục xây dựng và thúc đây liên minh Mỹ - Hàn, một mặt nhằm chống lại các cuộc phiêu lưu quân sự của CHDCND Triều Tiên, nhưng mặt khác có ý đồ chiến lược sâu xa và lâu dài hơn là duy trì quan hệ Mỹ - Hàn, Mỹ - Nhật, nhằm tạo thế bao vây và kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Đông Bắc Á, đồng thời ngăn chặn các ảnh hưởng của nước Nga đối với khu vực.
Duy trì quan hệ liên minh lâu dài với Hàn Quốc, Mỹ có chính sách lôi kéo Hàn Quốc cùng với Mỹ xử lý các van đề chiến lược của khu vực như: chương trình hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên cũng như khả năng phổ biến vũ khí
64 đối với các quốc gia khác; diễn biến hòa bình và thống nhất trên bán đảo Triều Tiên; tác động, ảnh hưởng tình hình bán đảo Triều Tiên đối với quan hệ của Mỹ với
Quan hệ liên minh Mỹ - Han trải qua nhiều thăng trầm và luôn được củng cố dưới các chính quyền Hàn Quốc bảo thủ, thân Mỹ như Park Chung Hee, Lee Myung Bak Tuy nhiên, những xáo trộn gần đây từ việc Mỹ triển khai THAAD, rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các tranh chấp chia sẻ chi phí liên quan đến các căn cứ quân đội Mỹ đóng tại nước này, mỗi quan hệ không tránh khỏi đã có lúc trở nên căng thăng.
Một số dấu hiệu từ đầu năm 2021 cho thấy, quan hệ Hàn - Mỹ đã đồng thời được cải thiện, khi sự phát triển về trao đôi văn hóa như chương trình TaLK (Teach and Learn in Korea), mối quan hệ đối tác về an ninh quốc phòng, kinh tế, thương mại hàng hóa, dịch vụ dưới thời Tổng thống Joe Biden đang từng bước vượt qua khó khăn dé khôi phục và phát triển.
Với CHDCND Triều Tiên: Chính sách về Triều Tiên của Mỹ nằm trong hệ thống chiến lược ngoại giao toàn cầu của nước này và thường không được chính thức công khai Tại cuộc họp báo ngày 14/10/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đưa ra một nhận định rằng, chính sách của Mỹ về Triều Tiên rất "thành công”, bất chấp việc CHDCND Triều Tiên gần đây phô diễn một loại khí tài được coi là tên lửa dan đạo liên lục dia mới trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 75 năm ngày thành lập đảng Lao động cầm quyền (10/10/2020) Ngoại trưởng Mỹ M Pompeo chỉ lưu ý rằng, khi một quốc gia xây dựng chương trình tên lửa thì cần thiết phải tiến hành thử nghiệm những tên lửa đó, song năm 2019, CHDCND Triều Tiên đã không thực hiện bất kỳ vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nào Vì vậy, ông M Pompeo hoàn toàn tin tưởng chính sách ngoại giao của Mỹ với CHDCND Triều Tiên là “thành công”.
Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống D.Trump biết rất rõ đang còn khoảng cách khó thu hẹp trong quan điểm của hai bên Mỹ - Triều về “phi hạt nhân hóa”, nên phía Mỹ dường như đang muốn né tránh hoặc giảm bớt những chỉ trích của bên
65 ngoài nhằm vào chính sách về CHDCND Triều Tiên của nước này [56] Đến thời kỳ Tổng thống Joe Biden, cũng do quan điểm của hai bên Mỹ - Triều còn rat cách xa nhau, mà ý đồ của các nước lớn vẫn chưa có biểu hiện gi thay đổi, nên việc giải quyết vấn đề “phi hạt nhân hóa” trên bán đảo Triều Tiên được dự báo sẽ còn là một quá trình lâu dài, phức tạp.
Thời gian cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Moon Jae In, trong chuyến thăm Mỹ cuối tháng 5/2021, tại cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden, ông Moon đã chủ động đặt vấn đề “việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là nhiệm vụ chung cấp bách nhất” Phía Mỹ đã có những câu trả lời thăng thắn, một mặt thừa nhận “không ảo tưởng về những mức độ khó khăn trong việc thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân”; một mặt nói rõ Mỹ sẽ không lặp lại sai lầm của chính sách “kiên nhẫn chiến lược” thời Tổng thống B Obama, hay chính sách “đại mặc cả” thời ông D.Trump; khang định ông J Biden sẽ không sẵn sàng gặp gỡ ông Kim Jong Un néu “không có kế hoạch đàm phán về hạt nhân cụ thể” [76] Sự kiện này phần nào cho thấy, dù phía chính phủ Hàn Quốc có chủ động mong muốn giải quyết vấn đề VKHN Triều Tiên như thế nào, thì quyết định cuối cùng vẫn phải phụ thuộc vào thái độ và chính sách về CHDCND Triều Tiên của Mỹ.
Nghiên cứu các chính sách và thực tiễn quan hệ của Mỹ với Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên suốt may thập niên vừa qua, không khó dé nhận ra rằng, gần như ở mọi thời điểm Hàn Quốc đã chịu nhiều ảnh hưởng, chi phối từ phía Mỹ, từ việc ngả theo Mỹ thực thi các lệnh cam vận trừng phạt đối với Triều Tiên đến việc thực hiện chính sách ngoại giao nói chung, chính sách NGVH nói riêng của mình đối với CHDCND Triều Tiên Nói cách khác, đối với Hàn Quốc, một yêu cầu trên hết và trước hết khi đề ra và thực hiện các chính sách của mình với CHDCND Triều
Tiên, là cần phải tính đến thái độ và các phản ứng của Mỹ.
3.1.2 Chính sách ngoại giao của Trung Quốc doi với bán đảo Triều Tiên
Với CHDCND Triéu Tiên: Hai nước Trung - Triều có chung đường biên giới dài 1.416 km chạy dọc theo sông Áp Lục ở phía Bắc bán đảo Triều Tiên Sau khi
“chí nguyện quân Trung Quốc” tham gia và giúp kết thúc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Trung Quốc cùng với Liên Xô giúp đỡ CHDCND Triều Tiên xây dựng đất nước theo mô hình XHCN Thời kỳ 10 năm đầu, với sự giúp đỡ ấy, nền kinh tế CHDCND Triều Tiên đã đạt được sự tăng trường trung bình 25% một năm, mức tăng trưởng cao nhất thé giới thời kỳ đó, từng được ca ngợi là “Kỳ tích Viễn Đông” Thời kỳ 1960 - 1970, kinh tế của CHDCND Triều Tiên đã từng vượt qua Hàn Quốc Nhưng từ sau thập kỷ 1990, sau khi Liên Xô và khối XHCN Đông Âu tan rã, kinh tế CHDCND Triều Tiên lâm vào khó khăn, suy thoái Cùng với việc Mỹ và các nước áp dụng lệnh cấm vận thương mại do chương trình VKHN, CHDCND Triều Tiên ngày càng lún sâu vào khủng hoảng Từ thời kỳ này, Trung Quốc được coi là chỗ dựa chính cho CHDCND Triều Tiên cả về chính trị, an ninh, ngoại giao, kinh tế
Với Hàn Quốc: Nêu Trung Quốc có quan hệ ngoại giao với CHDCND Triều Tiên từ rất sớm (1950), thì hơn 4 thập kỉ sau, năm 1992 mới có quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc Đây chính là thời điểm kết thúc Chiến tranh Lạnh, là thời cơ để Trung Quốc vươn lên trở thành một cực đối trọng với Mỹ Chính sách ngoại giao của Trung Quốc với Hàn Quốc đã khiến cho Hàn Quốc nhận thức linh hoạt hơn về sự trỗi dậy của Trung Quốc, với ý nghĩa Trung Quốc không chỉ đơn thuần là một quốc gia láng giềng gần gũi, gắn bó về địa lý, văn hóa, lịch sử, thương mại, mà còn là một phan quan trọng của bat kỳ giải pháp ngoại giao nào đối với các van đề trên bán đảo Triều Tiên Trung Quốc vừa tiến hành hợp tác về kinh tế với Hàn Quốc, tranh thủ lôi kéo về chính trị, cũng vừa đấu tranh ngăn chặn những tác hại tiêu cực của liên minh Hàn - Mỹ đối với bán đảo Triều Tiên và với bản thân Trung Quốc.
Về vấn đề VKHN và vấn đề hòa bình thống nhất bán đảo Triều Tiên, cũng giống như các cường quốc khác, Trung Quốc không công nhận CHDCND Triều Tiên là cường quốc hạt nhân, nhưng Trung Quốc luôn thé hiện vai trò mang tính quyết định của mình trong việc giải quyết vấn đề hòa bình thống nhất và phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên Lịch sử các cuộc đàm phán 6 bên (gồm Trung
Quốc, CHDCND Triều Tiên, Nga, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản) về VKHN trên bán