1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lý luận, Lịch sử và phê bình điện ảnh - truyền hình: Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong phim tài liệu truyền hình của VTV Cần Thơ (Khảo sát qua 5 bộ phim: Người đi gieo lửa, Tiếng vọng 50 năm, Giấc mơ sen, Vong thề, Giữa đôi dòng

108 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong phim tài liệu truyền hình của VTV Cần Thơ (Khảo sát qua 5 bộ phim: Người đi gieo lửa, Tiếng vọng 50 năm, Giấc mơ sen, Vong thề, Giữa đôi dòng)
Tác giả Lê Hải Âu
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Ngọc Thanh
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Chuyên ngành Lý luận, Lịch sử Điện ảnh, Truyền hình
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 29,57 MB

Cấu trúc

  • 5.1. Áp dụng các phương pháp chính (12)
  • 6.2. Ý nghĩa thực tiễn (13)
  • Chương 2: NHỮNG ĐẶC DIEM NOI DUNG TRONG PHIM TÀI LIEU CUA (13)
  • Chương 3: NHỮNG ĐẶC DIEM NGHỆ THUẬT TRONG PHIM TÀI LIEU (14)
    • 1.1.2. Sự tương đồng về ngôn ngữ và cấu trúc loại hình của phim tài liệu điện ảnh và phim tài liệu truyền hình (18)
      • 1.1.3.3. Một số thuộc tính của phim tài liệu truyén hình (22)
    • 1.2.2. Nét văn hóa đặc trưng của người Miền Tây và sự thích nghỉ (36)
    • 2.1.3. Đề tài về sự thích nghỉ với môi trường tự nhiên (51)
    • 2.2. Chủ đề về sự thích nghi (adaptation) và phong cách người Miền Tây qua các hình tượng nghệ thuật cụ thể (52)
      • 2.3.2. Cảm xúc phóng khoáng trong cách thể hiện nhân vật (59)
      • 2.4.1. Những ưu điểm con người Miền Tây được phản ánh thành công trên (61)
  • phim 77 iéng vọng 50 năm, nghệ thuật dàn cảnh được thể hiện qua sự kết hợp với hình (76)
  • XÚC TIẾN ĐẦU TƯ ĐỒNG THÁP (81)
    • 3.3.2. Phóng vẫn Trong nhiều phim, việc chọn người dé phong vấn có chon lọc, đa dạng, tập (88)
    • 3.3.5. Chọn lọc chỉ tiết Điều này cũng góp phần làm nên cảm xúc trong mỗi tác phẩm tài liệu đó là chỉ (93)
    • 3.3.6. Âm nhạc Trong phim Người di gieo lứa, đạo diễn cho thấy phong cách “tiết kiệm nhạc” (95)
  • PHAN KET LUẬN (99)
    • 9. Đối với người làm phim: Đề nâng cao chất lượng nội dung và nghệ thuật, các nhà làm phim của VTV Cần Thơ cần hướng tới sự tìm tòi chất liệu, tài liệu mới, (103)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (103)
    • III. LUẬN VĂN THAC SY 1. Nguyễn Quốc Anh (2017), Đặc điểm cua phim tài liệu truyền hình Việt Nam (giai (106)
    • MOT SO HÌNH ANH, CO CANH, GOC MAY (107)
      • TRONG 05 PHIM TAI LIEU KHAO SAT (107)

Nội dung

Các nội dung này không chỉ góp phần làm rõ khái niệm vềphim tài liệu với các đặc trưng của nó mà còn giúp cho những người quan tâm hiểu sâu sắc hơn về thé loại phim nay; Trong Ngôn ngữ đ

Áp dụng các phương pháp chính

1) Phương pháp phân tích tổng hợp:

- Phương pháp này phục vụ cho việc hệ thống hóa lý luận về phim tài liệu nói chung và phim tài liệu truyền hình nói riêng; khái quát về văn hóa vùng miền và VTV Cần Thơ.

- Kết hợp kiến thức về phim tài liệu truyền hình với nghiên cứu, phân tích, viết về 5 bộ phim chính của VTV Cần Thơ được khảo sát trong luận văn (xem kỹ các phim trong phim mục; ghi chép về các vấn đề cần nghiên cứu của các phim; áp dụng các phương pháp trong phân tích phim ).

2) Phương pháp khảo sát thực trạng: Phương pháp nay phục vụ cho việc khảo sát, phân tích hệ thống các đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong 5 bộ phim tai liệu truyền hình của VTV Cần Thơ.

3) Phương pháp nghiên cứu tài liệu, xử lý thông tin: Phương pháp này kết hợp giữa nghiên cứu tài liệu (công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, sách, tạp chí liên quan đến đề tài) với xử lý thông tin liên quan đến đề tài.

Việc xử lý thông tin căn cứ tình hình thực tế trong sáng tác phim tài liệu truyền hình tại VTV Cần Thơ.

4) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (điều tra xã hội học).

5) Phương pháp phỏng van đối tượng: các nhà nghiên cứu điện ảnh -truyền hình, các nhà làm phim, khán giả

6) Phương pháp liên hệ - so sánh; diễn giải - quy nạp.

5.2 Ấp dụng, kết hợp các thao tác: Đặt tên đề tài; xây dựng nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu; kỹ năng xây dựng, hệ thống hóa luận điểm khoa học; kỹ năng hình thành và chứng minh luận điểm khoa học; thao tác trình bày van đề, luận điểm khoa học; thao tác tiểu kết các chương, kết luận của luận văn; thao tác trích dẫn tài liệu tham khảo

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu 6.1 Ý nghĩa lý luận:

Luận văn kết hợp một cách khoa học giữa một SỐ co SỞ lý luận và cơ sở thực tiễn hiện nay dé thực hiện nghiên cứu phim tài liệu và các yếu tô tác động đến sáng tạo phim tài liệu.

Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu thành công, luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những người làm phim tại các Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương, trước hết là VTV Cần

Thơ và những người quan tâm đên đê tài này.

7 Cầu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phim mục, Luận văn được bố cục thành 3 Chương:

Chương 1: CO SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA DE TÀI.

NHỮNG ĐẶC DIEM NOI DUNG TRONG PHIM TÀI LIEU CUA

NHỮNG ĐẶC DIEM NGHỆ THUẬT TRONG PHIM TÀI LIEU

Sự tương đồng về ngôn ngữ và cấu trúc loại hình của phim tài liệu điện ảnh và phim tài liệu truyền hình

Phim tài liệu truyền hình là một thể loại có sự giao duyên giữa phim tài liệu điện ảnh và báo chí, chứa đựng những vấn đề, sự kiện mang tính chính luận Nó tập trung giới thiệu, phản ánh con người, sự kiện và sự việc đã và đang diễn ra sinh động trong cuộc sống, thông qua ngôn ngữ hình ảnh, lời bình, tiếng động Có thê thấy sự tương đồng về ngôn ngữ và cấu trúc loại hình của phim tài liệu điện ảnh và phim tài liệu truyền hình qua các diém dưới đây:

- Phim tài liệu truyền hình tuân thủ các đặc trưng của ngôn ngữ điện ảnh, được kết cấu bởi hai thành phần chính là hình ảnh và âm thanh và tất cả các hình ảnh âm thanh đó đều được các phương tiện kỹ thuật ghi lại và chiếu lên màn ảnh.

- Phim tài liệu truyền hình đều lấy đối tượng phản ánh là hiện thực cuộc sống, người thực, việc thực đã hoặc đang tồn tại trong cuộc sống và đều có các chức năng nhận thức, giáo dục, thâm mỹ, giải tri

- Phim tài liệu truyền hình nhận thức và tư duy về những vấn đề của cuộc sống từ hình ảnh có thật Nâng sự kiện lên tầm khái quát nhờ hệ thống hình tượng nghệ

14 thuật Phát hiện bản chất có ý nghĩa triết học của hiện tượng, sự kiện và nhấn mạnh ý nghĩa xã hội của chúng.

Qui trình dé sản xuất một phim tài liệu truyền hình đều phải tuân thủ các công đoạn: Kịch bản và biên tập kịch bản; dàn dựng tiền ky; xử lý hậu kỳ.

Từ so sánh trên, có thé thay rõ sự khác biệt của phim tài liệu truyền hình Do là một loại hình điện ảnh (truyền hình), sử dụng hình ảnh và âm thanh dé phan ánh hiện thực không hư cấu Các hình ảnh của câu chuyện trong phim được quay từ bối cảnh thực nơi sự việc xảy ra với nhân vật thực, không gian thực và nhiều khi cũng là thời gian thực.

1.1.3 Khái niệm, đặc điểm, thuộc tính và chức năng phim tài liệu truyền hình

1.1.3.1 Khái niệm phim tài liệu truyén hình

Phim tài liệu truyền hình là nhóm thé loại được đài truyền hình t6 chức sản xuất với mục đích phát sóng Phim tài liệu truyền hình là một thể loại báo chí truyền hình năm trong nhóm thể loại chính luận nghệ thuật Nó nói lên tư tưởng chủ đề, tức là tính chính luận của báo chí, thông qua việc xây dựng hình tượng từ những sự kiện, hiện tượng, con người cụ thể có thật trong đời sống xã hội Nói cách khác, phim tài liệu truyền hình dùng sự thật dé xây dựng hình tượng nghệ thuật, qua đó lam nhiệm vụ giáo dục thâm mỹ và định hướng cách nhận thức sự thật đó cho công chúng.

Phim tài liệu truyền hình tiếp nhận và kế thừa những đặc điểm chủ yếu của phim tài liệu điện ảnh và tuân thủ những nguyên tắc sáng tạo của phim tài liệu điện ảnh (sự tiếp nhận có sáng tạo và phát triển) Do nhu cầu phát sóng, các đài truyền hình đã tự sản xuất các phim tài liệu để phát sóng, và cũng từ đó, các trung tâm sản xuất phim tài liệu truyền hình ra đời như Trung tâm sản xuất phim truyền hình thuộc Đài Truyền hình Việt Nam với nhiều tác phẩm đã ghi được dấu ấn cho người xem như Bản giao hưởng Sơn Đoòng (đạo diễn Nguyễn Hoàng Lâm), Hai đứa trẻ (đạo diễn Pham Quỳnh Tư),

Phim tài liệu truyền hình phản ánh cuộc sông như nó “vốn có”, nhưng vượt lên trên cái “như thật”, buộc người xem phải suy ngẫm và nhận thức lại những điều tưởng chừng đã quen thuộc hằng ngày Trong cuốn sách nghiên cứu điện ảnh đại

15 cương, Andrew Britton cho răng: “Trước hết, một bộ phim tài liệu có giá trị phải phản ánh được những góc cạnh khác nhau của sự thực, một sự thực không đơn giản như chúng ta nhìn thấy mà là một sự thực được đặt trong bối cảnh lịch sử, xã hội đã tạo ra chúng”.

Sự xuất hiện của phim tài liệu truyền hình là sự hợp tác hai chiều Nếu như truyền hình tìm thấy khả năng to lớn của phim tài liệu trong việc định hướng dư luận xã hội thì những nhà làm phim tài liệu tìm thấy ở truyền hình những điều kiện đảm bảo cho phim tài liệu phát huy được khả năng của mình Phim tài liệu sử dụng trên truyền hình đã phát huy cao độ khả năng giáo dục thâm mỹ, khả năng định hướng các giá trị thâm mỹ và những giá trị nhân văn cho công chúng.

Nhạc là một phần không thé thiếu trong phim tài liệu truyền hình Nhạc được sử dụng như một phương tiện biểu cảm, tạo không khí cho phim Chỉ có ngôn ngữ thôi thì chưa đủ, phim truyền hình tiếp tục vay mượn điện ảnh cả hệ thống ngữ pháp hình ảnh - thủ pháp montage Montage có nhiệm vụ bố cục tác phẩm truyền hình thành những câu hình ảnh (những xen hình) và những trường đoạn Montage tạo nên chỉnh thể cho tác phẩm truyền hình Như vậy, truyền hình khi ra đời đã được thừa hưởng hầu như toàn bộ những hệ thống ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh từ điện ảnh.

1.1.3.2 Đặc điểm của phim tài liệu truyền hình

* Phim tài liệu truyền hình có những đặc điểm sau:

- Là nghệ thuật nghe nhìn và phản ánh hiện thực bằng hình ảnh và âm thanh.

- Kế một câu chuyện nhưng các cảnh quay là bối cảnh thực nơi sự việc xảy ra, nhân vật thực, không gian thực, nhiều khi thời gian cũng thực

- Không hư cấu; Tạo hiệu ứng xã hội lớn; Thường mang tính báo chí cao

- Chịu ảnh hưởng của kỹ thuật sản xuất và phát sóng truyền hình Xuất phát từ đặc điểm của truyền hình với màn hình nhỏ, độ nét không cao và phụ thuộc vào sóng, cab truyền dẫn (của đài truyền hình) nên người ta thường dùng nhiều cảnh hẹp (trung cảnh và cận cảnh) trong phim Phim tài liệu truyền hình thường được sản xuất theo

“đơn đặt hàng” về mặt nội dung của một kết cấu chương trình tổng thể, do nhu cầu phát sóng trên kênh của các đài truyền hình đặt ra Phim phải sản xuất theo một khung thời lượng nhất định nên tác giả thường chọn những đề tài gần gũi với cuộc sống và có tính thời sự Do bị câu thúc về thời gian, những người làm phim tài liệu

16 chính luận truyền hình thường ít có điều kiện dé nghiền ngẫm, tìm kiếm những tài liệu liên quan đến vấn đề của phim.

* Sự sáng tạo: Một trong những đặc điểm quan trọng là khả năng khơi gợi sự sáng tạo của phim tài liệu truyền hình Như nhà lý luận điện ảnh người Mỹ Bill Nichols đã định nghĩa về phim tài liệu như là phép “trị liệu thực tế một cách sáng tạo” Vì vậy, cách làm việc tập thé trong phim tài liệu truyền hình sẽ mang đến that nhiều sáng tạo, có được dựa trên cá tính sáng tạo kết hợp với sự ăn ý của cả một tập thê làm phim.

Nét văn hóa đặc trưng của người Miền Tây và sự thích nghỉ

Từ lịch sử hình thành xã hội của những người di mở cõi, cộng cư giữa 3 dân tộc

Việt, Khmer, Hoa đã tạo nên ở người Cần Thơ nói riêng và Miền Tây nói chung một số đặc tính riêng, nhất là sự thích nghỉ.

Tinh hào hiệp, hiểu khách và thích giao du: Tính hào hiệp thé hiện trong cuộc sống hàng ngày với bạn bè, chòm xóm, rộng rãi với nhau trong lời ăn tiếng nói, có tam lòng vị tha, sống có nghĩa với nhau, không tính toán thiệt hơn Sự hào hiệp gắn liền với lòng hiếu khách, trọng nghĩa tình và thích giao du dé đạt mục đích kết bạn với những bạn “tâm đầu ý hợp” Ngày nay, cuộc sống đã đổi khác, nhưng nói

32 chung, mọi người vẫn thích kết bạn, thăm viễng lẫn nhau, hoặc đi nơi này, nơi khác xem là một nhu cầu về đời sống tinh thần Có lẽ nếp giao du rộng rãi đã giúp cho người Cần Thơ nói riêng và Miền Tây nói chung dễ thích nghi với các điều kiện song, đồng thời nhạy bén tiếp thu cái mới từ nơi khác đưa vào dé vận dụng trong lao động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày.

Tình cảm mãnh liệt, dứt khoát, rõ ràng: Sinh ra và lớn lên ở vùng đồng rộng, sông dai, có đời sống tinh thần khoáng đạt, người Cần Thơ nói riêng và Miền Tây nói chung có phong cách biểu lộ tình cảm rất sôi nổi, mãnh liệt, dứt khoát, rõ ràng Một khi đã xác định cái đáng yêu thì yêu hết mình; cái nào đáng ghét thì ghét tận đáy lòng, khắc cốt ghi xương, rất rõ ràng, dứt khoát Tình cảm mãnh liệt của người Cần Thơ còn thé hiện ở dao lý làm người, tình dân tộc, nghĩa đồng bào, sự tương thân tương ái, tình làng nghĩa xóm, khi tối lửa tắt đèn có nhau, tương trợ đùm bọc lẫn nhau khi hoạn nạn, giúp người lỡ chân trái bước Khi đồng bào ở các nơi gặp cơn hoạn nạn thì hết lòng giúp đỡ sẵn sàng chia sẻ chén cơm, manh áo không hè đắn đo.

Thật thà, bình dị: Người Cần Thơ nói riêng và Miền Tây nói chung có tính thật thà, thang than Hé nghĩ thé nào thì nói thang ra, không khách sáo vòng véo, quanh co Sự bình dị, mộc mạc tạo nên bình đăng trong quan hệ gitra người với người Tinh thần là cái trong hơn dang cấp xã hội Hé là vai về anh em, chú cháu thì du người vai nhỏ có làm gì đi nữa, lúc gặp nhau, chung vui bên chén trà, ly rượu, vẫn xưng hô

“mày, tao” như thuở nảo. Đặc biệt, khái niệm thích nghỉ (adaptation) là trung tâm của mối tương tác giữa con người và môi trường Thích nghỉ cho thấy tính chủ động của con người thông qua văn hóa dé lựa chọn các khả năng và môi trường cung cấp Việc tiếp cận lý thuyết này giúp ly giải tại sao con người ở những vung đất khác nhau lại lựa chọn cách sông, cách ăn mặc hay phương tiện đi lại phù hợp với điều kiện sinh thái của họ

Những đặc tính riêng và sự thích nghi nói trên góp phần ly giải sự phản ánh của phim tài liệu truyền hình của VTV Cần Thơ về yếu tố sông nước trong văn hóa miền Tây Nam Bộ, có độ tin cậy nhất định.

1.2.3 Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Can Thơ (VTV Can Tho)

Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Cần Thơ (trong luận văn này gol tat la VTV Can Tho) là cơ quan đại diện của Dai Truyền hình Việt Nam thường trú tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, làm nhiệm vụ bám sát địa phương, ghi nhận những vấn đề thời sự về kinh tế, chính trị, đời sống, văn hóa, xã hội tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ Thực hiện đề án Quy hoạch báo chí quốc gia, ngày 1 tháng

1 năm 2016, Đài Truyền hình Việt Nam chuyền đổi nội dung các kênh truyền hình khu vực thành kênh truyền hình quốc gia Hiện Trung tâm có khoảng 130 cán bộ nhân viên với gần 30 đạo diễn và quay phim, 40 biên tập viên và phóng viên, hơn 40 kỹ thuật viên, phục vụ sản xuất, hành chính tổ chức, kế toán tài chinh Trung tâm sản xuất các chương trình với nhiều lĩnh vực như tin tức, văn hóa, kinh tế, xã hội, phim tài liệu, ca múa nhạc, nghệ thuật dé phát sóng, phục vu đồng bào các tỉnh đồng băng sông Cửu Long.

Từ những điều kiện ban đầu về con người (4 đạo diễn và quay phim), thiết bị kỹ thuật còn thiếu thốn, kinh nghiệm sáng tác, sản xuất phim còn non yếu, nhưng phim phóng sự, phim tài liệu (một trong những sản phẩm chính của VTV Cần Tho) đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ phản ánh hiện thực cuộc sống của người dân và xã hội thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, động viên, khích lệ họ kịp thời Phim tài liệu truyền hình xuất hiện trên sóng của Trung tâm Truyền hình Cần Thơ khá sớm, từ những năm 1983 Trung bình mỗi năm trung tâm sản xuất từ 10 đến 15 bộ phim với thời lượng 25 đến 30 phút Nhiều bộ phim dài tập thời lượng từ 100 phút đến hàng 1.000 phút Hiện nay, trung tâm đã có 3 đạo diễn chuyên trách làm phim tài liệu, phóng sự với nhiều quay phim tâm huyết, có nhiều kinh nghiệp trong quay thê loại phim này.

1.3 Tổng quan về tác giả, tác phẩm và 5 phim tài liệu của VTV Cần Thơ 1.3.1 Khái quát về tác giả, tác phẩm của VTV Cần Thơ

Tập trung vào các vấn đề về đời sống xã hội, con người các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, như sản xuất, cấy trồng, giáo dục, y tế, các vấn đề về văn hóa vùng miên, các van dé vê biên đôi khí hậu, về tự nhiên, sinh thai, phim tai liệu của VTV

Cần Thơ có sức truyền cảm mạnh được người xem và giới chuyên môn đánh giá cao.

Những câu chuyện về thân phận con người, về nhân tố điển hình, cùng những câu chuyện lịch sử và chuyện đời song duong dai, biểu đạt dưới dạng thức phim tài liệu, đã trở nên hấp dan, dé lại những ấn tượng sâu sắc trong đông đảo công chúng người xem Một số bộ phim tai liệu truyén hinh cua trung tam da dat toi gia tri tu tuong thâm mỹ tốt, được đánh giá cao, được tặng nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế.

Phim tài liệu đã vượt chức năng thông tin thông thường để đi vào tìm hiểu, phân tích và đánh giá ban chất của các sự kiện, van dé, tính cách và số phận nhân vật (là người dân của đồng bằng sông Cửu Long) một cách chân thực, sâu sắc và hấp dẫn hơn Do ưu thế về thời lượng và đặc trưng thê loại, phim tài liệu có thể đi sâu phân tích, lý giải và mô xẻ mọi ngóc ngách của van đề từ góc nhìn khách quan và đa chiều dé tạo hiệu ứng thông tin, tác động trực tiếp đến người xem mạnh mẽ và sâu sắc hơn so với sự chuyên tải thông tin ngắn gon của thé loại tin hay phóng sự Điểm nỗi bật của phim tài liệu là khả năng bắt mạch dòng chảy cuộc sống “cả bề rộng lẫn chiều sâu”, đem đến cho công chúng bức tranh hiện thực cuộc sống vừa toàn diện vừa chi tiết và sống động Từ đó khơi dòng suy nghĩ, cảm xúc, giáo dục nhận thức và thẩm mỹ cũng như định hướng hành động cho người xem Sự đa dạng và phong phú về đề tài, chủ đề và phong cách thể hiện phim tai liệu phát sóng của trung tâm thời gian qua đã thu hút mạnh mẽ người xem Từ phim khắc họa chân dung của các danh nhân văn hóa lịch sử đến các phim về truyền thống đấu tranh cách mạng v,v Những thông tin, thông điệp cảm xúc đầy ý nghĩa chứa dựng trong các phim tài liệu phát sóng của VTV Cần Thơ đã từng bước khăng định vị thế và vai trò quan trọng của phim tài liệu chính luận trong lòng công chúng và ngay cả trong nhận thức, suy nghĩ của những “người trong cuộc” là các nhà làm phim, nhà quản lý.

Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Người di gieo lửa (đạo diễn Trung nghĩa), Tiếng vọng 50 năm (đạo diễn Quốc Trạng - Văn Trính), Giác mơ Sen (đạo diễn Khôi Nguyên), Vong thé (đạo diễn Trung Hiếu), Giữa đôi dòng mặn ngọt (đạo diễn Nguyễn

Ngọc) đã ít nhiêu phản ánh sâu sắc đời sông của xã hội, con người cũng như

35 những sự việc đang diễn ra hàng ngày ở đồng bằng Sông Cửu Long, đã tạo ra cách nhìn mới vừa hiện thực mà cũng rất nghệ thuật về con người, vùng đất nơi đây.

* Một số van dé trong sáng tác, làm phim tài liệu truyền hình: Kịch bản là một trong các vấn đề đáng quan tâm Hiện nay, nguồn kịch bản cho phim tài liệu truyền hình chủ yếu do các đạo diễn tự xoay xở Nguồn kịch bản khan hiếm cũng là tình trạng chung của nhiều hãng phim hiện nay Mặt khác, quy trình thực hiện phim tài liệu truyền hình cũng còn nhiều điều đáng bàn Sự câu thúc về thời gian phát sóng khiến quy trình làm phim không được đáp ứng thỏa mãn Thường sau khi kịch bản được duyệt đạo diễn chỉ có khoảng mười ngày dé thực hiện một bộ phim Gap gap về thời gian khiến các cảnh quay bị đơn giản hóa Ngoài ra, tiếng động thật được xem là yếu tố quan trọng trong phim tài liệu, nhưng do thiếu thiết bị ghi tiếng chuyên dùng nên công đoạn này cũng bị bỏ qua Phần âm nhạc cho phim cũng được làm sơ sài.

Đề tài về sự thích nghỉ với môi trường tự nhiên

Không có đề tai nào là quá lớn hay quá nhỏ dé khai thác Với quan niệm ấy, các tác pham tài liệu của VTV Cần Thơ tuy làm về những câu chuyện, đề tài giản di, gần gũi với cuộc sống Miền Tây sông nước nhưng đưa được tới khán giả cái nhìn rõ nét về cuộc sống người dân nơi đây Thông qua những câu chuyện giản di, đời thường người làm phim đưa ra được những luận đề - những câu hỏi tác động tới suy nghĩ, cảm xúc của người xem Những tác phẩm phim tài liệu của VTV Cần Thơ đã phản ánh rõ những van đề văn hoá xã hội ở Miền Tây.

Bộ phim Gitta đôi dòng mặn ngọt lại phản anh sự phụ thuộc của con người dân trước thiên nhiên ở miền Tây Nam Bộ Họ đã quay cuồng, cố gang nhưng không vượt

47 qua được sức mạnh của thiên nhiên do biến đổi khí hậu Trồng cây không nổi, nuôi tôm không xong Ngay cả những cơn lũ luôn làm người dân mong đợi vì lũ về mang theo tôm cá từ biển, dem lại sự 4m no cho cuộc sống cũng dần biến mat Từ mảnh đất Chín rồng màu mỡ phì nhiêu, họ lại chấp nhận nỗi đau hiện tại với một vùng quê tiêu điều, xơ xác Đỉnh điểm là khi những lao động của gia đình đã phải bỏ xứ, lên thành phố tìm đường mưu sinh Người nông dân gan bó với đất ruộng, quanh năm chỉ biết cày cấy nay phải tìm hướng đi mới, tìm hi vọng mong manh ở một vùng đất mới, mà chưa biết được những khó khăn nào sẽ lại tiếp tục thử thách cuộc sống mới của họ.

Dua ra thực trạng ấy, các đạo diễn phim đặt ra van dé: Làm sao dé giúp người nông dân khắc phục được khó khăn do biến đổi khí hậu gây ra?

Cùng với đề tài về sự thích nghỉ với môi trường tự nhiên, vẫn đề lũ cạn, việc sống giữa nước mặn và nước ngọt cũng trở thành đề tài phản ánh của phim tài liệu với tên Giữa đôi dòng mặn ngọt Năm 1994, người dân Cà Mau phá đập lấy nước mặn nuôi tôm, năm 1998 người dân lại tiếp tục pha đập va đến năm 2014, người dân vẫn phá đập nước lấy nước mặn Trong khi nhà nước chủ trương xây đập ngăn mặn nhằm có nước ngọt cho cây lúa, nhưng người dân lại muốn nuôi tôm vì lợi nhuận cao hơn Hơn 20 năm người dân cứ trăn trở giữa đôi dòng mặn — ngọt ấy Nuôi tôm thất bại đã khiến nhiều người bỏ nhà ra di, tới các thành phố dé mưu sinh Tuy được đầu tư, nhưng hệ thống lọc nước ngọt cũng chưa đem lại hiệu quả thiết thực Tuy nhiên,cũng có những người dân nương theo tự nhiên, hiểu răng không thé có dong nước vừa mặn vừa ngọt như mong muốn của con người và nhận thức được nước dù mặn hay ngọt cũng đều là tài nguyên, cần phải được sử dụng đúng cách và hiệu quả Đó cũng là vấn đề hiện tại của con nguoi, của cuộc sông miền Tây Nam Bộ.

Chủ đề về sự thích nghi (adaptation) và phong cách người Miền Tây qua các hình tượng nghệ thuật cụ thể

2.2.1 Sự thích nghỉ với thiên nhiên, môi trường

Chủ đề chính là ý nghĩa của tác phẩm, những điều toát lên từ các bộ phim, cũng là thông điệp mà nhà làm phim muốn gửi gắm tới người xem Với phim tài liệu truyền hình có nhiều tập, có thể mỗi tập sẽ hướng tới nhân vật, sự kiện khác nhau nhưng phải đảm bảo tính thống nhất trong toàn chủ đề Với đặc trưng này, cùng với

48 tinh báo chí của nó, thé loại phim tài liệu thường ham chứa tính luận đề của phim tai liệu Phim tài liệu truyền hình khi toát lên chủ dé về sự thích nghi thường trình bày một cách logic những van đề xã hội, tự nhiên, các vấn đề lịch sử, văn hóa và gui gam thong diép vé bién phap giai quyét cac van dé do.

Dé có thé thích nghi, con người của mỗi vùng miền cần có những phẩm chat va bản lĩnh nhất định Miền Tây sông nước tự tạo cho mình những nét rất riêng dé khi nhắc đến ta khó có thé quên Những cái tưởng đơn giản như cây cỏ, sông nước, nha cửa, ruộng vườn cũng trở thành đối tượng phản ánh của phim Đó là là bông hoa Sen trong Giác mơ Sen (đạo diễn Khôi Nguyên) Ngoài ra còn thấy sự tương đồng về sự thích nghi của Giác mơ Sen qua cây Ban trong phim Doi Ban (đạo diễn Văn Chiến), những ngọn cỏ trong Co hat (đạo diễn Phước Thiện) và đặc biệt là chiến xuông ba lá trong phim Di trén vùng Châu thé (đạo diễn Quốc Trang) Phản ánh sự thích nghỉ với thiên nhiên, môi trường, nhân vật ông Hai Chung trong tác phẩm cùng tên cũng đi theo hành trình vượt qua khó khăn, gắn bó với đồng ruộng, khắc phục thiên nhiên của ông Ông là một người nông dân thực thụ, có trải nghiệm thành công cũng như thất bại tại vùng quê này Chọn nhân vật ông Hai Chung, bộ phim cho ta thấy sự chân thực rõ nét hơn thay vì nếu một nhà nghiên cứu dé nói về sự thuận lợi, khó khăn trong công việc tạo ra giống lúa cho nơi đây.

Ngay cả những bộ phim có đề tài hậu chiến như Tiếng vọng 50 năm các đạo diễn phim cũng chọn những nhân vật đã trở về từ cuộc chiến tranh chống Mỹ dé phản ánh sự thích nghi của họ với cuộc sống hôm nay Chiến tranh là điều đã qua nhưng những gì cuộc chiến ấy đề lại vẫn luôn nhức nhối, đau đớn đến tận hôm nay.

Những nhân vật như bà Tám Thương, nhiếp ảnh gia Linh Phương là đại diện cho điều Ấy Họ đã đi qua chiến tranh nhưng vết thương mà cuộc chiến ay dé lai cho họ là điều mãi mãi không bao giờ nguôi Từng giọt nước mắt của những nhân chứng lịch sử này làm bộ phim trở nên chân thật hơn bao giờ hết Không cần những đoạn phim chiến tranh oanh tạc dữ dội, chính những nhân vật này cùng sự mất mát đau thương của họ đã cho ta thấy thực sự chiến tranh đã ác liệt như thế nào Tính chân thực trong phim được thé hiện rất tự nhiên, thuyết phục.

2.2.2 Sự thích nghỉ với điều kiện sản xuất nông nghiệp

Bên cạnh sự ưu đãi về cái nang, cai gid, thoi tiết, nhiệt độ của thiên nhiên với miền Tây Nam Bộ, thì cũng không thể không nhắc tới những hiện tượng cực đoan của thiên nhiên như nắng hạn, bão, lũ, biến đồi khí hậu về ảnh hưởng của nó trong cuộc sống người dân Miền Tây Sống hài hoà với nước mặn và ngọt cũng được đưa lên tác phẩm tài liệu với tên Giữa đôi dòng mặn ngọt (đạo diễn Nguyễn Ngọc).

Xem phim tài liệu của VTV Cần Thơ ta thấy những hình ảnh quen thuộc của cuộc sống sông nước Miền Tây, nhất là sự thich nghỉ với điều kiện sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây Những hình ảnh tuy quen thuộc, gần gũi, chân thực nhưng lại gợi lên suy nghĩ về sự thích nghỉ như một bản sắc của người Việt Nam nói chung và người Miễn Tây nói riêng Với con mắt nghệ sĩ của mình, các nhà làm phim đã thôi hồn vào cảnh vật nơi đây, từng cây Cỏ, bông Sen, cây Ban, thậm chí là cả chiếc xuong ba lá quen thuộc được hiện lên khuôn hình thật tự nhiên, toát lên sự đặc trưng của nơi đây Ngay cả những hình ảnh trận li cạn, những cánh đồng mat mùa cũng được đưa lên rõ nét, chân thực.

2.2.3 Sự thích nghỉ thông qua các hình tượng nghệ thuật cu thể

La một thé loại của nghệ thuật, phim tài liệu phản ánh cuộc sống, đồng thời lại có tác động tới cuộc sống qua hình tượng nghệ thuật mà nó xây dựng nên Những hình tượng nghệ thuật ấy tạo ra cảm xúc cho người xem khi tiếp xúc với những tác phẩm phim tài liệu này Hình tượng nghệ thuật trong mỗi tác phẩm tài liệu vừa là cụ thể, vừa mang tầm khái quát và có giá trị thâm mỹ cao Việc xây dựng hình tượng là đích đến không thé thiếu của một tác phẩm nghệ thuật Phim tài liệu lay con người thật làm đối tượng miêu tả, trong đó đặc biệt chú ý đến những suy nghĩ, tình cảm, hành động của họ, với những nét riêng độc đáo và điển hình, từ đó làm nồi bật tính cách nhân vật Lẽ đương nhiên, đây phải là con người tiêu biểu, theo một nghĩa nao đó, đại diện cho một tầng lớp cụ thể (như công nhân, nông dân, trí thức, v.v ) Và như vậy, tầm quan trọng của nhân vật không phải ở địa vị xã hội của họ, mà ở chỗ họ có những tương đồng với những người ma họ được cử “làm đại diện” Phim tài liệu của VTV Cần Thơ đã xây dựng hình tượng nghệ thuật theo cách như thế.

Với những nhân vật cụ thể, các đạo dién dé người xem tiếp cận với nhân vật một cách giản di, gần gũi Nhưng những nhân vật trong các tác phẩm này không dùng lại ở vi trí những con người nhỏ lẻ, đơn độc, mà họ đại diện cho những tầng

50 lớp, những kiểu người trong xã hội, liên quan trực tiếp tới vấn đề mà phim đang bản tới Thầy giáo Hải (trong phim Người ấi gieo lửa) là hình tượng con người với những phẩm chat cao quý Anh là nhân vật cụ thé trong phim nhưng lại là hình tượng nghệ thuật tiêu biểu cho người Thay giáo trong chế độ bây giờ Từng hành động, suy nghĩ, sự hi sinh của anh cho thế hệ trẻ sau này đã khiến người xem cảm phục và yêu mến.

Cái cách anh găn bó với học sinh, chia sẻ với chúng từng bữa ăn, theo sát từng bước đi của chúng đủ dé xây dựng hình ảnh người Thay giáo với tam lòng người cha Qua nhân vật Thầy giáo Ngọc Hải, đạo diễn phim đã khái quát lên hình ảnh người Thầy giáo tận tâm với sự nghiệp giáo dục Hình ảnh nhiếp ảnh gia Linh Phương (trong phim Tiếng vọng 50 năm) là hình tượng nghệ thuật cụ thé, những nhân chứng lich sử đi ra từ cuộc chiến tranh chống Mỹ Nỗi đau của bà Linh Phương khi mắt đi cả ba đứa con trai, sự hi sinh của bà là những điều ta có thể bắt gặp tại rất nhiều gia đình trên đất nước nay Lay câu chuyện cụ thé của từng nhân vật nhưng các nha làm phim đã xây dựng, khái quát nó lên thành hình tượng những người mẹ, người vợ đã hi sinh, mất mát rất nhiều, ké cả những gì quý giá nhất trong cuộc chiến ấy.

Hoặc hình tượng nghệ thuật kế cả những nhân vật phản diện như những phạm nhân - từng là Đảng viên nhưng đã vong thé trong phim tài liệu Vong thé cũng là sự khái quát, đại diện cho một nhóm những người đã di ngược lại với lời thé trước lá cờ Đảng Họ vì lợi ích cá nhân mà phá bỏ lợi ích của tập thể Hình ảnh những con người trước đây là những vị lãnh đạo, là người đứng đầu nay mặc trên mình chiếc áo kẻ sọc, cúi mặt xấu hồ đủ cho người xem có cái nhìn chính xác nhất, cảm nhận đúng dan nhất về những người Đảng viên đã vong thé Thể hiện hình ảnh con người là khuynh hướng chủ yếu của sáng tạo nghệ thuật, nhất là con người trong tác phẩm phim tài liệu, bởi trước đây nhiều người vẫn quan niệm rằng, phim tài liệu là ngôn luận băng hình ảnh và nó không liên quan đến việc thé hiện những số phận và cuộc sống cua con người, điều đó hoàn toàn sai Hơn nữa, điện ảnh tài liệu phản ánh những sự kiện lịch sử của đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội:

Chính trị, kinh tế, văn hoá với sự tiếp cận trực tiếp số phận những con người thật, băng xương bằng thịt đang diễn ra hằng ngày, những con người làm nên lịch sử Ai cũng biết nhân vật trên là có thật, những công việc của họ làm là có thật Thế nhưng khi lên phim, nhân vật ấy không còn là một con người đơn độc nhỏ lẻ nữa Tính khái

51 quát cao của hình tượng nghệ thuật chính là sự khái quát một ý nghĩa tinh thần, một góc nhìn, quan điểm nào đó của người làm phim Hình tượng được tạo ra theo nguyên tắc, logic nghệ thuật dưới góc nhìn của nghệ sĩ dựa trên hiện thực cuộc sống chứ không phải được xây dựng theo quy luật của cuộc sống Có như vậy, hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm tài liệu của VTV Cần Thơ mới đem tới cho người xem cảm xúc.

Một bộ phim tai liệu của VTV Cần Thơ có tính luận đề khá mạnh, rõ rang va đối lập với tac phẩm trên rõ nhất là Vong thé Thời chiến, những người lính quyết chiến đấu vì lý tưởng giải phóng đất nước của Đảng Thời bình, có những người đã thé trước lá cờ Đảng rồi nhanh chóng quên đi lời thề ấy mà không có một chút ngần ngại, xấu hồ Phim đưa ra những nhân vật điển hình là những người có chức vụ trong cơ quan nhà nước, họ là Đảng viên nhưng những gì họ làm thật không xứng đáng đứng dưới lá cờ Đảng Những người phản bội lại lời thề đã không cưỡng lại được sự hấp dẫn của đồng tiền, của quyền lực, của lợi ích cá nhân họ “vong” lời thể trước cờ Đảng của mình dé mưu toan cho cuộc song ich kỷ ban than, di ngược lai lợi ich của nhân dân Kết cục với ho là bai học xương máu, nhãn tiền cho những người Dang viên đang nguyện sống và chiến đấu cho nhân dân, cho dân tộc và cho lý tưởng của Đảng Thông qua những trường hợp cụ thé làm minh chứng hùng hồn cho van đề vong thé, luận đề của phim nổi bật lên: Trong thời đại kinh tế thị trường, đồng tiền đang làm chủ cuộc sống thì những người Đảng viên đã giữ lòng trung tín của mình đối với Đảng như thế nào? Từ phía lãnh đạo Đảng cũng cần có những sự thay đổi thé nào dé mỗi Đảng viên đều trung với Dang, tự thấy hồ then khi có ý định “vong thé”.

2.3 Nhân vật với đặc điểm vùng, miền 2.3.1 Tính bộc trực, thẳng thắn với “Phong cách Miền Tây”.

iéng vọng 50 năm, nghệ thuật dàn cảnh được thể hiện qua sự kết hợp với hình

ảnh va lời kế của nhân vật chính Đạo diễn đã có dàn cảnh nhiều dụng ý khi bồ trí nhiều hình ảnh đen trăng Bên cạnh nhân vật của hiện tại, đạo diễn chủ yếu sử dụng và cho sắp xếp song song những hình ảnh đen trắng của quá khứ Việc đàn cảnh kết hợp các hình ảnh đen trắng của quá khứ và hình ảnh màu của hiện tại, giữa tư liệu và nhân vật trong các không gian, thời gian khác nhau cho thấy sự gắn kết biện chứng, đường dây liền mạch của số phận nhân vật, tính hiệu quả của việc dàn cảnh Ngoài ra, sự đản cảnh được tạo sự phù hợp với hình ảnh và lời kế của nhân vật chính dé toát lên tính luận đề của phim Chang hạn, dé dàn cảnh nêu bật nguyên nhân, sự khốc liệt của chiến của chiến tranh, sự anh dũng trong chiến đấu , đạo diễn của Tiéng vọng 30 năm cho dựng lại cảnh may bay Mỹ rai chất độc da cam cùng cảnh bộ đội vượt qua những cánh rừng, qua những dòng sông, miền quê, kết hợp với lời bình “Cùng đồng đội lăn lộn qua những dòng sông, miền quê , vợ chồng chị không ngờ chất độc ấy, tiếng vọng đau thương của nó vẫn còn lưu lại hàng chục năm sau” Ngoài ra, để dàn cảnh tạo lên sức sống mãnh liệt của con người và quê hương, sự không gục ngã và luôn đi lên, tiến về phía trước, đạo diễn dàn cảnh bình minh rực rỡ trên sông, phiên chợ nổi với ghe thuyền đầy ắp trái cây, với gương mặt đầy kiên định và phúc hậu của chị Linh Phượng cùng lời bình: “Một buổi bình minh, một phiên chợ ndi , những biểu hiện tốt đẹp của cuộc đời như làn gió mát thối vào lòng chị một chút an ủi, vỗ về”.

Trong phim Vong thé, sự dàn cảnh thay đổi liên tục và nhiều dụng công, khi đạo diễn sắp xếp các đối tượng Đảng viên phạm tội bên cạnh, bên ngoài hoặc bên trong công sở nơi họ từng công tác Chang hạn, cảnh Chi nhánh Ngân hàng Sóc Trăng được dàn cảnh với nơi có một phòng họp từng khai trừ nhiều đảng viên trước khi họ thành phạm nhân Cạnh đó là dàn cảnh mang tính đối lập cảnh phỏng vấn nhân vật phạm nhân bên cạnh nhiều phòng cọp, xà lim, nhà đá nơi các Đảng viên tiền bối kiên trung từng giữ trọn lời thề với Đảng Hay cảnh Sở Địa chính Cần Thơ được dàn cảnh bên cạnh Chi cục Hải quan Cần Thơ - những công sở có nhiều đảng viên vi phạm bị khai trừ.

Trong Giác mơ sen có những dàn cảnh đắc địa Chăng hạn, sự mênh mông, bát ngắt, rực rỡ của đầm sen Tháp Mười được dàn cảnh lặp đi lặp lại nhưng không tạo cảm giác trùng lặp Việc dàn cảnh, sếp đặt những cận cảnh (đóa sen, nhi sen, giọt nước trên lá sen ) bên cạnh nón lá sen quay được tạo hình rực rỡ, vừa mang tính điện ảnh vừa mang tính mỹ thuật; chưa kề sự hiệu quả của cách dàn cảnh này khi nó được sắp xếp cùng với lời bình “Nón lá này giá bao nhiêu cũng mua, vì nó đẹp và lạ”.

Dù là dé cập tới những miền đất mang đậm nét văn hóa vùng miền, hay phản ánh một cách chân thực nét văn hóa sông nước Miền Tây, đặc điểm chung trong phong cách của nhiều đạo diễn chính là việc đảm bảo tính chân thực cao nhất, kết hợp với nghệ thuật quay phim qua những khung hình đa dạng, đi theo sát từng lời bình của tác giả, trong đó, ở các phim trên, họ đã kết hợp các yếu tố đó với nghệ thuật dàn cảnh mang phong cách riêng Nghệ thuật dàn cảnh của các đạo diễn Trung Nghĩa, Quốc Trạng, Khôi Nguyên, Trung Hiếu và Nguyễn Ngọc đã được thể hiện rõ theo các phong cách khác nhau, đóng góp cụ thé vào giá trị nghệ thuật trong các phim Người di gieo lửa, Tiếng vọng 50 năm, Giác mơ sen, Vong thé và Giữa đôi dòng mặn ngọt.

Về hệ thống ngữ pháp hình ảnh - thủ pháp dựng phim (montage) đã nghiên cứu dé thay đổi thích ứng với ngôn ngữ điện ảnh hiện đại của thế giới nói chung Trong phan lớn các phim tài liệu của VTV Cần Thơ hiện nay, chủ yếu van dùng các thủ pháp dựng phim của phim ngắn trước đây, khi chưa dùng thu âm đồng bộ Đặc biệt, khi áp dụng thủ pháp dựng phim (montage), đạo diễn và quay phim tài liệu cũng cần dam bảo tính sáng tạo Thông qua montage, các chất liệu hiện thực được tái hiện lại sao cho mạch lạc rõ ràng, giúp người xem dễ dàng hình dung ra câu chuyện và tạo ra cảm xúc Tuy nhiên, cần làm rõ rằng, phim tài liệu cần tránh tuyệt đối hư cấu trong dàn dựng bởi chất liệu báo chí vốn có của nó.

Nhiều đạo diễn của VTV Cần Thơ đã đáp ứng được xu hướng chung của điện ảnh thế giới hiện nay là montage có nhiệm vụ bố cục tác phâm thành những câu hình ảnh và những trường đoạn dài để dẫn dắt người xem tham gia vào các sự kiện, sống, cảm xúc chung cùng với các nhân vật theo ý tưởng của tác giả bộ phim Trong khi

73 phần lớn các phim tài liệu của chúng ta hiện nay, chủ yếu vẫn dùng các thủ pháp dựng phim của phim ngan, khi chưa dùng thu âm đồng bộ Cho nên những người làm phim của VTV Cần Thơ đã có những nghiên cứu đề có thể tạo ra được hệ thống ngữ pháp hình ảnh - thủ pháp dựng phim thích ứng với ngôn ngữ điện ảnh hiện đại của thé giới nói chung Cùng với đó, khi dựng hình, nhiều đạo diễn đã có tư duy, sử dung các thủ pháp của nghệ thuật dựng phim như lối dựng ân dụ, song song, hồi tưởng, so sánh, tạo tiết tau, tạo không khí dé nhân mạnh vấn đề cần nói tới đồng thời tạo sức hút về mặt hình ảnh cho phim.

Chang hạn, trong phim Tiếng vọng 50 năm, cách dựng hồi tưởng và song song giữa các hình ảnh quá khứ và hiện tại, khi kế về nỗi đau của chị Linh Phượng và gia đình chi đã làm tăng tính chân thực của câu chuyện Cách dựng phim như vậy là một sự lựa chọn phù hợp với câu chuyện kề và nhân vật thật đã lay được nhiều nước mat của người xem.

Tương tự như vậy, trong Vong thé, cách dung phim song song và hồi tưởng đã mang tới hiệu qua đáng kê dé chuyền tai đầy đủ thông điệp của bộ phim Chang han, đạo diễn đã dựng 2 câu chuyện song song diễn ra cạnh nhau. Đó là cảnh ở Chi cục Hai quan Cần Tho (với câu chuyện: Chua sót thay cũng tai nơi này, hàng chục đồng chí đảng viên của Chi cục Hải quan Cần Thơ đã bị khai trừ) được dựng cạnh Sở Dia chính Cần Thơ (với câu chuyện: 6 Đảng viên của Sở Dia chính Cần Thơ cũng đã bị khai trừ) Ngoài ra, trong phim này cần ké tới lối dung tạo tiết tau nhanh hoặc dựng phim tạo không khí căng thang, dồn ép Đó là khi các cảnh phạm nhân Mai Văn Huy được dựng với cảnh phạm nhân Nguyễn Văn Quang, cảnh

74 trả lời phỏng vấn của phạm nhân Nguyễn Tùng Anh được dựng với cảnh “sự luồn lách và huyênh hoang” của Mai Văn Huy.

Có thé nói, trong các phim Người di gieo lửa, Tiếng vọng 50 năm, Giác mơ sen, Vong thê và Giữa đôi dòng mặn ngọt, nhiều đạo diễn của VTV Cần Thơ bám sát và thé hiện được xu hướng chung của điện ảnh thé giới hiện nay là montage có nhiệm vụ bố cục tác phẩm thành những câu hình ảnh và những trường đoạn tương đối dài để dẫn dắt người xem tham gia vào các sự kiện, sống, cảm xúc chung cùng với các nhân vật theo ý tưởng cua tác gia bộ phim.

3.2.1 Chọn lựa góc quay, động tac máy, quay lia

Với nhiều chọn lựa hiệu quả trong nghệ thuật quay phim, các nhà làm phim trong Tiếng vọng 50 năm, Vong thé đã có nhiều tìm tòi các góc quay vừa thê hiện rõ được tư tưởng, nội dung vừa là sự sáng tạo, mới mẻ, tạo cho phim có sức hấp dẫn về hình ảnh Băng sự nhạy bén của mình, các nhà làm phim đã có thêm những hình ảnh đắt giá mang chiều sâu, không đơn giản chỉ là phim tài liệu cần sự chân thực nên ta sẽ đưa ra toàn bộ những gì ta đã quay được Khác với trong sản xuất phim truyện, quá trình quay phim tai liệu phải thực hiện trên những sự kiện thực đang diễn ra, những con người thật đang sống Đặc biệt, trong các phim tài liệu truyền hình như Người di gieo lửa, Tiếng vọng 50 năm, Giữa đôi dòng mặn ngọt, Giấc mơ sen hay Vong thé, nhà làm phim đã tuân thủ việc ghi hình theo đề tài cụ thể, mà trong hành trình thể hiện đề tài đó, chính người làm phim cũng phải biết trước, sẽ gặp những sự việc gì, những con người nào Vì vậy người đạo diễn đã có những dự định, dự cảm, trực cảm tốt, cùng sự quyết đoán dé quyết định dùng thủ pháp nghề nghiệp nào, để ghi hình sự việc, con người nào cho hợp với ý tưởng, nội dung chính của phim Theo cách đó, trong các phim nói trên các quay phim đã thực hiện tốt các thủ pháp như chọn lựa góc quay, động tác máy, quay lia trong quá trình làm phim.

Trong hành trình làm phim tài liệu truyền hình, đa số những cảnh quay có giá trị trong các phim trên là những cảnh quay, những cuộc phỏng vấn, trò chuyện thực hiện theo kế hoạch sản xuất đã được xác định, nhưng do “bắt” được cái thần thái, cái tự nhiên của đời sống hiện thực nên đã tạo nên sự chân thực, sống động cho bộ phim.

Nếu bỏ lỡ thời cơ này, hoặc đạo diễn và nhà quay phim sẽ không bao giờ quay được

75 cảnh đó, hoặc phải “đóng diễn” lại thì sẽ rất thiếu tự nhiên, khiến cho người xem phim phát hiện ra đoạn này, đoạn kia đang bi dàn dựng, bi đóng diễn

Trong phim Giác mơ sen, nhà quay phim đã chọn những góc máy lột tả hết vẻ đẹp của Sen, của cỏ và ca của cây Ban, phim đã đem tới sự gần gũi cho cả những khán giả chưa từng sống tại Miền Tây sông nước Những góc máy về những nhân vật này luôn đi kèm với hình ảnh cụ thê.

Trong phim Giữa đôi dòng mặn ngọt, nha quay phim sử dụng động tác chuyển động máy quay để làm tăng hiệu quả tạo hình, thể hiện trong động tác lia với các chiều, hướng và tốc độ khác nhau, làm tăng khả năng biểu hiện của hình ảnh Nhờ động tác lia máy, góc nhìn và hình ảnh mô tả trong Gitta đôi dong mặn ngọt được mở rộng gấp bội, cho phép quan sát sự vật, tạo nên góc nhìn chủ quan.

XÚC TIẾN ĐẦU TƯ ĐỒNG THÁP

Phóng vẫn Trong nhiều phim, việc chọn người dé phong vấn có chon lọc, đa dạng, tập

Quan tâm thích đáng tới thi pháp phỏng van, trong phim Người di gieo lửa đạo diễn sử dụng nhiều lời phỏng vấn của những người trực tiếp biết tới Thầy Nguyễn Ngọc Hải càng cho thấy rõ vấn đề phim được nhìn từ nhiều hướng khác nhau Những đồng nghiệp cho thấy thực trạng khó khăn tại địa phương, những nhà báo khăng định vai trò quan trọng của thầy Hải trong sự nghiệp giáo dục tại địa phương Lời phỏng van học sinh như một sự khang định mạnh mẽ về tắm lòng người Thay Phim Người di gieo lửa đã có 7 lần phỏng van đối với nhà báo Cao Hùng (Báo Lao Động) Qua mỗi lần là một nội dung đã được chọn lựa Ví dụ, đây là lời của nhà báo Cao Hùng qua các không gian, thời gian khác nhau: Lần 1 (“Tôi bị ham mê bởi đề tài này vì chính Thay Hải thắp lên nỗi đam mê với tình yêu đối với khoa học”); lần 2 (“Từ căn phòng thí nghiệm cũ thầy đã chon gắn bó với An Lạc Thôn bởi hiểu học trò nghèo ở đây cần, thiếu thốn và muốn điều gì”); lần 3 (“Thay luôn chan hòa với học sinh”)

Còn đây là lời của em Lê Long Hồ (học sinh) vừa đại diện vừa nói thay cho nhiều bạn bè của mình: “Thay là người giữ lửa” Ở góc độ các thế hệ đi trước, bà Lê Thị Chính (phụ huynh học sinh) xác định vai trò của người thầy: “Thầy vừa là người Thầy lại như một người bạn và người cha đối với các em học sinh” Riêng cô Nguyễn Thị Lự (giáo viên trường An Lạc Thôn), từ góc độ chuyên môn cho biết về sự sẻ chia và hy sinh của thầy Hải khi được phỏng vấn: “Đề tài nghiên cứu của thầy

84 trò “Xử lý vết dầu loang từ vỏ tràm”, “Bảo vệ nguồn nước và môi trường sống” là những đề tài được thầy trò ưu tiên nghiên cứu vì phù hợp với con nhà nghèo Nhưng điều đáng nói là chi phí nghiên cứu đều gói ghém từ mức lương it ỏi của thầy Hải”.

Còn dù ở góc độ nhà quản lý giáo dục, bà Vũ Thị Hiếu Đông (Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ Sóc Trăng) vẫn chia sẻ một cách chân thành: “Bản thân mình nếu có cơ hội tiếp xúc, làm việc với học sinh cũng sẽ làm như anh Hải”.

Trong phim Giữa đôi dòng mặn ngọt, có những phỏng vẫn được sắp xếp không chi mang tính “cho đủ thành phan” mà còn có dụng công Do là phần phỏng van ông Lê Công Nghiệp (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau): “Người dân rất tốt nhưng sự tự tin, chủ quan của người dân lúc đó đã lên đến cao độ Chính quyền nói họ không nghe Nhiều cán bộ, đảng viên đã đứng ra cùng người dân mở đập ngăn mặn” được xếp ngay sau phóng vấn anh Lê Thanh Mừng (xã Quách Phẩm Bắc, Đầm Dơi, Cà Mau): “Trông chờ vào việc ngăn mặn rất bấp bênh, không đảm bảo cuộc sống lại thêm nợ nan” Dé dat tính logic của vấn đề cũng như sự hợp ly trong dẫn dat câu chuyện, đạo diễn xếp phỏng vấn anh Nguyễn Văn Bé (xã Tân Hưng Đông, Cái Nước,

Ca Mau): “Làm nông nghiệp giờ giá lúa quá bèo, thua xa so với nuôi tôm Nên ba con lại nuôi tôm” trước phỏng vấn Tiến sĩ Dương Văn Ni (Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên - Đại học Cần Thơ): “Phải biết sống và hài hòa trong môi trường cụ thé mới có thé thoát nghèo” Nhưng phim Gitta đôi dòng mặn ngọt vẫn mắc phải cách làm giống như nhiều phim khác là nhất thiết phải phỏng vấn lãnh đạo cơ quan chủ quản, lãnh đạo cấp trên (sở, tỉnh ), khi phỏng vấn ông Châu Công Bằng (Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau): “Chủ trương đã dem lại những bài học trong quá trình thích nghi với điều kiện tự nhiên và môi trường”.

Riêng phần phỏng vấn trong phim Vong thé có thé nói đã thoát ra khỏi cách làm theo kiểu “phỏng vấn phải đủ thành phần” của nhiều phim khác Có thể do đề tài nóng, nhạy cảm và đối tượng được phản ánh của phim này đã khác nên phần phỏng van nhân vật phim cũng phải tao sự khác biệt Vì vậy, phần phỏng vấn của phim này đa phân dành cho phạm nhân, đơn cử như phạm nhân Nguyễn Tùng Anh: “Do thiếu suy nghĩ của bản thân, đưa đến sự nông nổi, sai phạm, vi phạm pháp luật” Riêng phan phỏng vấn lãnh đạo chỉ có hai nhân vật Đó là đ/c Hồ Minh Mẫn (Tử tù Cô

85 Đảo, nguyên Phó Bi thư Tỉnh ủy Cửu Long): “Khi đó chúng tôi giữ trọn lời thé Còn giờ phút nào là còn chiến dau” và đ/c Trịnh Thi Quý (Chi ủy viên, Trưởng phòng ĐKTK, Sở Địa chính Cần Thơ): “Nếu luôn nghĩ đến nhiệm vụ và lời thé trước Dang thì sẽ khắc phục được sai lầm, cám dỗ, sai trái”.

Trong phim Giác mo sen, phần phỏng vấn có thé nói là “mang tính chỉ đạo” nhiều hơn, khi ngay phần “Mở đầu”, ngoài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là ý kiến của ông Lê Minh Hoan (Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp): “Cảm nhận giá trị tỉnh túy từ cây sen mang lại cuộc sông cho bà con” và phát biểu của bà Vũ Kim Hạnh (Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao): “Người nông dân trồng sen luôn cảm nhận sen mang lại nhiều giá trị tốt đẹp Cần mang lại triển vọng mới cho cây sen” Tuy nhiên, phần phỏng vấn của phim này cũng không thoát khỏi cách làm mang tính truyền thống, khó thoát khỏi lối mòn trong format kịch bản chung của nhiều phim tài liệu truyền hình khác Chăng hạn, sau phỏng vấn anh Nguyễn Huy Hùng (xã Trường Xuân, Tháp Mười, Đồng Tháp): “Cái lúc vào mùa sen tré bông chật hết đất luôn Khi sen trúng mùa, có giá thi mình ham làm không biết mệt” là phỏng vấn ông Nguyễn Văn Dũng (Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười): “Miễn làm sao để cây sen và người trồng sen thoát khỏi bùn lầy” Bên cạnh phỏng vấn chị Nguyễn Thị Thơ (Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp): “Sen vào mùa, người đi giữa đầm sen rất thoải mái, thư giãn, khỏe trong người” là trả lời phỏng vấn của chị Nguyễn Minh Thúy (Giám đốc Công ty Sen Hồng): “Làm sao khai thác, bóc tách những tỉnh túy của hoa sen là trăn trở của những người con đất sen hồng”.

Như vậy, dù các trả lời phỏng vấn nói trên của phim Giác mơ sen đều mang ý nghĩa, thông điệp nhất định, nhưng thủ pháp “phỏng vấn cho đầy đủ thành phần được duyệt” khó tạo được sự đột phá và sự mới mẻ, nhất là khó tạo hiệu quả, chất lượng cao trong phỏng vấn.

3.3.3 Kết cầu Trong phim Người di gieo lửa có kết câu gần giống với kết cấu 3 hồi trong phim cua Hollywood, tạo được sự chặt chẽ cho kịch ban phim.

* “Mở bài” (cũng là phan Đầu phim): Mở nút Kết cấu bằng giới thiệu nhân vat: Thông qua lời Thầy Hải đầu phim: “Thôi thì bao nhiêu thì cũng đủ rồi Một

86 ngọn đèn đang sáng mà tắt mình nghĩ cũng muốn tắt theo cho rồi Nhưng đề cho xã hội phát triển đi lên thì mình không thể dừng lại được”.

* “Thân bài”: hệ thống nhiều tang, lớp Kế cấu bằng lối dẫn chuyện, lời bình:

Ngày ấy ở trường An Lạc Thôn thấy ran bò vào lớp học, các học trò hoảng hốt la hét.

Kết cấu bằng trình tự thời gian, sự kiện: Trước khi phóng sự “Làng không rác” được phát trên VTVI vào tháng 8/2012, thầy trò từng bị cười cợt xem như một lũ khùng.

Kết cau bằng các cao trào, bước ngodt: Tháng 6/2011: Đề tài “Thu giữ dau loang từ vỏ tràm” tham gia phim về môi trường tại Thụy Điển bị rớt giải vì sự diễn đạt, thuyết trình bằng tiếng Anh còn kém.

Chọn lọc chỉ tiết Điều này cũng góp phần làm nên cảm xúc trong mỗi tác phẩm tài liệu đó là chỉ

cũng được hiểu theo những cách khác nhau Với điện ảnh, một loại hình nghệ thuật của trực giác, thì chỉ tiết lại càng trở nên quan trọng Có lẽ chính vì thế mà trong suốt bao nhiêu năm giảng dạy ở trường Điện ảnh Quốc gia Matxcova (VGIK), giáo sư E.

I Gabrilovits vẫn thường nhắc đi nhắc lại với các thế hệ học trò: “Các anh các chị đừng nên quên rằng sức mạnh của điện ảnh chính là ở các chỉ tiết, chỉ tiết và chỉ tiết”.

Tuy nhiên, nếu như trong phim truyện (và cả phim hoạt hình), mọi chỉ tiết đều được các tác giả nghĩ ra và sáng tạo nên, thì đối với phim tài liệu truyền hình lại hoàn toàn khác Người làm phim phải đãi cát tìm vàng ở ngoài đời, qua các nguồn tư liệu, tài liệu hay hiện vật có thật vì yêu cầu cốt yếu của phim tài liệu là không được hư cấu hay bịa đặt Vậy thì có gì giống nhau giữa các chỉ tiết trong phim truyện và phim tài liệu? Sự giống nhau là ở chỗ, ngoài những giá trị nội hàm của chúng, chỉ tiết trong phim truyện cũng như phim tài liệu còn có thêm những ý nghĩa mới được bổ sung dé thoát khỏi cái vỏ quen thuộc đôi khi đến tầm thường trước đó, trở thành những ân dụ khó có gì thay thế được Và cũng chỉ khi ấy, chỉ tiết mới trở nên có sức thuyết phục, gây được ấn tượng đối với người xem.

Chỉ tiết gây cảm xúc đa chiều còn thấy rõ trong tác phẩm Tiếng vọng 50 năm.

Không hề có bất cứ cảnh quay nào về những ngày tháng hạnh phúc cũng như đau buồn của gia đình nhiếp ảnh gia Linh Phượng nhưng người xem vẫn thấy nó hiện hữu rõ nét Tat cả nhờ những bức anh dé lại Những bức ảnh là chi tiết được sử dụng như một nhân vật xuyên suốt, chứng kiến toàn bộ câu chuyện phim Bức ảnh người chồng chụp cho chị, bức ảnh gia đình hạnh phúc và cả bức ảnh về người con khi lâm bệnh Và cả sau này, những bức hình chị chụp khi lòng đã nguôi ngoai và ý thức phải tự mình đi tìm lấy cái đẹp của cuộc sống để bước tiếp Bức ảnh là vật vô tri vô giác nhưng cái hay ở đây là những khoảnh khắc nó giữ lại được - thứ mà không phải ta muốn là có thé dan dựng dé quay.

Chính vì lưu giữ khoảnh khăc nên nó mang cảm xúc của những người trong cuộc rat rõ nét Đạo diễn phim một lân nữa lại tạo ra được cảm xúc cho người xem

90 với chi tiết bữa cơm gia đình trong phim Nhiếp ảnh gia Linh Phương sống cùng cô cháu gái (con mat vì chất độc dioxin) dé vơi bớt mat mát đau buôn bởi hai cô cháu có hoàn cảnh như nhau Bữa cơm luôn là giờ khắc gia đình đoàn tụ sum vầy Nhắc tới bữa cơm người ta nghĩ tới tiếng nói cười vui vẻ, đầm ấm Vậy mà ở đây, bữa cơm ấy vẫn đủ rau, thịt, trứng nhưng thiếu đi tiếng cười, niềm vui Đặc biệt, bữa cơm chỉ có hai người nhưng luôn có ba chén com - chén cơm dành cho những người đã khuất.

Cuộc sống của hai người phụ nữ này đã mat đi những gi quan trọng nhất đối với họ.

Tác phẩm Người di gieo lửa cũng được những người làm phim chọn lọc, đưa tới những chi tiết khắc hoạ rõ sự hi sinh của người Thay giáo, gây được cảm xúc cho người xem Sự hi sinh của người thấy giáo được nhắc đến đầu tiên đó là chi tiết anh bỏ cơ hội thành công ở thành phố lớn dé về quê day học Chỉ tiết tiếp theo đó là khi anh cùng đám học sinh chia nhau bát mì, chịu khổ cực cùng học sinh dé dành tiền cho những nghiên cứu của đám trẻ Sự hi sinh được nhắn mạnh khi phim đưa ra chi tiết Nguyễn Ngọc Hải đã đánh đổi cả hạnh phúc của bản thân dé dành những gi tốt đẹp nhất cho đám học trò nghèo của mình.

Căn nhà của anh bây giờ không còn là mái ấm của hai vợ chồng mà nó trở thành thư viện - nhà thí nghiệm cho học sinh Hạnh phúc riêng đã mắt đi nhưng anh lại thấy ấm lòng bởi những gì mình làm được cho học sinh Chỉ qua những chỉ tiết ay, đạo diễn phim đã khắc hoạ rõ nét tam lòng người Thầy Nguyễn Ngọc Hải, giúp người xem thêm ngưỡng mộ sự tài năng, tâm huyết và tình yêu thương anh dành cho học sinh nơi vùng quê nghèo Tính chân thực còn được các nhà làm phim thê hiện rõ nét ở chỉ tiết phim Phim Người di gieo lửa sử dụng chỉ tiết của đời sống thực, được chat loc thông qua thâm mỹ của người đạo diễn đã dé lại suy nghĩ cho người xem Nó tác động tới người xem bởi chính sự chân thực của đời sống được miêu tả trên phim

Âm nhạc Trong phim Người di gieo lứa, đạo diễn cho thấy phong cách “tiết kiệm nhạc”

khi chỉ sử dụng duy nhất một lần đối với một nhạc phẩm Tuy vậy, sự phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ; cách sử dụng âm nhạc hợp cảnh hợp người đã cho hiệu quả về nhiều mặt Trong đó, việc sử dụng duy nhất một lần trong phim (với ca khúc “T6i ơi đừng tuyệt vọng” băng chính giọng hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) khi nhân vật Thầy

Hải năm trên võng trong tâm trạng gần như tuyệt vọng, cho thấy sự kỹ lưỡng, chắt chiu của đạo diễn phim khi sử dụng ca khúc trong phim tài liệu truyền hình.

Trong không ít bộ phim tài liệu truyền hình, nhạc nền có thể là một chương, đoạn của ban giao hưởng rút ngăn, có khi là do cả dan nhạc thé hiện, hay chỉ đơn giản là hòa âm qua đàn điện tử Tùy theo cách làm của đạo diễn, âm nhạc còn được dùng để biểu lộ tâm trạng và tính cách của nhân vật thay cho lời tự thoại Trong nhiều phim, giọng thoại, lời bình đều đều với bối cảnh không đổi sẽ làm khán giả chán, cho nên có đạo diễn (thường là người chọn nhạc cho phim) có thể có một chút thay đổi bằng cách cho thêm những âm sắc từ bối cảnh (như tiếng xe, bước chân, đám đông ), nhất là nhạc nền và ca khúc phù hợp, sẽ góp phần khiến âm nhạc giúp phim chuyên tải thông điệp và tạo thêm nhiều hứng thú cho khán giả Với ý nghĩa đó, với cách làm riêng và việc chọn nhạc và ca khúc nhiều dụng công, trường hợp sử dụng ca khúc “Tôi ơi đừng tuyệt vọng” trong Người di gieo lửa là một kiêu sử dung âm nhạc “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, nói cách khác, dù “kiệm nhạc” nhưng “thà ít ma tốt”.

Có thể nói, phần âm nhạc trong phim Tiếng vọng 50 năm được sử dụng hiệu quả Tiếng đàn piano được đạo diễn sử dụng theo suốt, song hành với nhiều hình ảnh dé nhắn mạnh tinh chất sự kiện và nội tâm, lời kể của nhân vật Tuy nhiên, đạo diễn cũng rất “kiệm nhạc”, không chỉ sử dung đúng liều lượng mà còn không hé lạm dung âm nhạc, nhất là trong các trường đoạn, bản thân tư liệu, hình ảnh, lời kể, lời bình đã nói lên tất cả Không chỉ cho âm nhạc song hành với lời bình trong nhiều trường đoạn cần thiết, tiếng piano chơi đầy cảm xúc cùng dàn nhạc ở cuối phim đã tạo điểm nhắn hiệu quả về sử dụng âm nhạc trong Tiéng vọng 50 năm.

Trong khi đó, đạo diễn phim Giữa đôi dòng mặn ngot hau nhu khong su dung âm nhac, đúng hơn dan nhạc giao hưởng chỉ được sử dung duy nhất trong một đoạn ngắn Là phim không sử dụng âm nhạc nên Gitta đôi dòng mặn ngọt thuộc loại phim không chỉ “thiếu nhạc” mà còn “đói nhạc” Trong khi rất nhiều trường đoạn phim thể hiện sự trăn trở, đầy tâm trạng của các nhân vật, nếu có nhạc nền hoặc ca khúc phù hợp sẽ khiến phim trở nên có sức nặng bởi tính luận đề cũng như của thông điệp mà nhà làm phim gửi gắm và sự hấp dẫn, uyễn chuyên của câu chuyện phim được tăng lên.

Riêng phần âm nhạc trong Giác mơ sen có nhiều sáng tạo, khi đạo diễn trở lại một cách phù hợp và hiệu quả với nhạc cụ truyền thống Trong phim, trong nhiều trường đoạn, tiếng sao đã được sử dụng hiệu quả va đắc địa Khi là tiếng sáo mênh mang, da diét trên nền cảnh đồng sen rực rỡ, mênh mông, bát ngát Lúc khác là tiếng piano nhẹ nhàng, bay bổng, hòa cùng tiếng sáo vi vút trên nền cảnh làng quê xanh mát, tươi vui Khi là tiếng sáo day dứt, giàu sức gợi, đuôi theo đôi vợ chồng anh Hùng thu hoạch bông trên đầm sen nhưng lại làm tôn lên giá trị của sen Trong các trường đoạn khác, ngoài tiếng sáo, tiếng piano và ghita được kết hợp hai hòa, nâng nhau lên Đặc biệt, tiếng sáo ở cuối phim như khiến giấc mơ sen trở nên lãng mạn và bay bồng.

Theo chúng tôi, có thé xếp nhạc phim vào 4 bậc Bậc thấp nhất là nhạc phá phim, hình ảnh một đằng nhạc một nẻo, không ăn nhập với nhau; gây cho người xem sự khó chịu, như vậy không có nhạc còn hơn Bậc thứ hai thì nhạc chỉ lấp chỗ trống, chăng hơn gì tiếng động; có cũng được, không cũng được Bậc thứ ba, thì nhạc hỗ trợ cho hình ảnh, song hành cùng hình ảnh phim, tạo được hiệu quả cho phim; nhưng không có gì nồi bật Còn bậc cao nhất là nhạc diễn tả được tinh thần của phim, độc đáo nhưng vẫn hài hoà với phim, làm cho phim trở nên sống động; xem xong phim, khán giả vẫn còn xúc động bởi phần âm nhạc Có thé nói đó chính là nhạc phim hay nhất.

Khảo sát việc sử dụng âm nhạc trong 5 phim của VTV Cần Thơ, đa phần âm nhạc của các phim có thể xếp vào bậc thức ba ở trên Có một số phim, âm nhạc tiệm cận gần với sự phù hợp, hiệu quả và tạo được an tượng, sự lay động trong khán giả, tuy vẫn chưa thé xếp ở bậc cao nhất Trong các phim Người di gieo lửa, Tiếng vọng 50 năm, Giác mơ sen, Vong thê và Giữa đôi dòng mặn ngọt, các tác giả đã có sự quan tâm nhiều hơn đến việc xử lý âm thanh, đặc biệt là kỹ thuật xử lý và nghệ thuật sử dụng âm nhạc, sử dụng ca khúc trong phim Do đó, yếu tố âm nhạc đã thê hiện vai trò quan trong trong các tác phẩm tài liệu thành công, âm nhạc đã được dùng dé phản ánh một cách đồng bộ với hình ảnh, bổ sung phần thiếu của hình ảnh, góp phần làm tăng cảm xúc, tính chân thực của các đoạn, trường đoạn trong phim.

Tuy vậy, việc sử dụng nhạc trong nhiều bộ phim van con là điểm yếu, khi âm nhạc và ca khúc chưa được sử dụng như một phương tiện biêu cảm, tạo cảm xúc cho

93 phim, van con nhiéu phim su dung qua nhiều nhac, nhiều khi âm nhạc được sử dụng dé thay thế tiếng động, chạy dài theo phim Ngược lai, theo tác giả của Những dấu vết trên mặt đất, “phần âm nhạc cho phim còn được làm sơ sai về giải pháp có thể mời nhạc sĩ chuyên sáng tác ca khúc, nhạc nền mới (như phim truyện truyền hình) theo từng chủ đề cho phim tài liệu truyền hình nhiều tập” [19; tr 1016].

Ngoài ra, các nhà làm phim cần chú ý tìm tòi, ứng dụng các bài hát có nội dung phù hợp với nội dung phim nhắm tạo cảm xúc cho người xem.

Phim tài liệu truyền hình của VTV Cần Thơ đã tìm ra cho mình hướng tiếp cận, phát triển vấn đề một cách dung dị, gần gũi khiến người xem dễ hiểu, có cảm xúc.

Mang nét dung di nhưng thuyết phục người xem là cách các nhà làm phim tiếp cận vấn đề và triển khai câu chuyện trong phim của mình Phim tài liệu truyền hình của VTV Cần Thơ có đề tài về cuộc sống người dân Miền Tây Nam Bộ, có chất liệu là những sự việc, con người có thật trong cuộc sống ấy Tinh chân thực được thé hiện ở rất nhiều khía cạnh của tác phẩm, ở hình ảnh phim Việc sử dụng hình ảnh, nhân vật, lời bình dé khang định tính chân thực cho mỗi tác phẩm của minh, khiến người xem tin vào những gì đang diễn ra trên phim và từ đó có cảm xúc rõ ràng với vấn đề phim.

Về những đặc điểm nghệ thuật: Phim tài liệu truyền hình của VTV Cần Thơ cũng được chú trọng xây dựng hình tượng nghệ thuật mang nét khái quát cao Cảm xúc có được trước tiên là từ những vấn đề mà phim nói tới bằng nhiều chỉ tiết Các tác phâm này luôn bám sát, thể hiện nội dung bằng những hình ảnh và âm thanh chân thực nhất qua con mắt chọn lọc của các nhà làm phim với những nhân vật cụ thể của mình, các đạo diễn cho khán giả tiếp cận với nhân vật thật giản dỊ, gần gil.

Những dao diễn của nhiều phim tai liệu truyền hình của VTV của Can Thơ đã thé hiện được phong cách riêng, có sáng tạo trong nghệ thuật dàn cảnh, có cái nhìn riêng của mình để đưa những hình ảnh, âm thanh trên phim phục vụ làm rõ nét nội dung chứ không đơn thuần là những hình ảnh, âm thanh minh hoạ lấp đầy thời lượng với những lời bình dai dong Giá trị của hình anh và âm thanh được đây cao khi nó

94 mang một giá trị riêng biệt mà không cân lời bình nó vân làm tôt công việc chuyên tải nội dung phim.

PHAN KET LUẬN

Đối với người làm phim: Đề nâng cao chất lượng nội dung và nghệ thuật, các nhà làm phim của VTV Cần Thơ cần hướng tới sự tìm tòi chất liệu, tài liệu mới,

vật được khán giả quan tâm và liên quan tới chính khán giả Hơn nữa, trước đòi hỏi của thực tế hôm nay, các nhà làm phim tài liệu truyền hình của VTV Cần Thơ càng cần có tư duy mới và những cách làm mới, trên cơ sở những bài học kinh nghiệm, từ thành công và nhất là từ thất bại Làm phim tài liệu truyền hình hay bất kỳ bộ môn nghệ thuật nào cũng đòi hỏi sự đam mê, tài năng và trách nhiệm công dân Vì vậy, cần khuyến khích các nhà làm phim hướng tới việc làm phim có ý nghĩa truyền tai thông điệp mạnh mẽ chứ không xem phim như một công cụ dé làm mình nổi tiếng, bởi giá trị của bộ phim tài liệu truyền hình sẽ bộc lộ cá tính sáng tạo của bản thân mình, cũng như ý thức cộng đồng và trách nhiệm công dân.

10 Nhìn lại chặng đường phát triển phim tài liệu truyền hình của VTV Cần Tho, ta có thé nói đã có được những thành tựu nhất định, nhưng những thành tựu đó chưa làm thỏa mãn đòi hỏi của xã hội và của khán giả, vẫn còn không ít những hạn chế và cần được nhận diện, định hình, phát triển nhiều hơn so với các thể loại và ngành phim khác Điều đó đòi hỏi tiếp tục sự nghiên cứu của các công trình khác, khi đề tài nghiên cứu về các đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong phim tài liệu truyền hình của VTV Cần Thơ của tác giả luận văn này (một người có hơn 10 năm công tác tại VTV Cần Thơ, cùng đồng nghiệp đã trực tiếp điều hành sáng tác và sản xuất nhiều bộ phim tài liệu truyền hình và các chương trình khác ) mới chỉ là những bước khởi đâu.

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN