Lý do chọn đề tàiTích truyện Quan âm Thị Kính từ khi được ra đời đến nay có một vi trí đặcbiệt ở trong đời sống văn hóa Việt Nam, đã được tiếp nhận và lưu truyền rộng rãitrong dân gian q
CAC VAN DE CHUNG VE LÝ THUYET VÀ TÁC PHAM1.1 Mỹ học tiếp nhận va ứng dụng mỹ học tiếp nhận ở Việt Nam 1.1.1 Mỹ học tiếp nhận
Mỹ học tiếp nhận là một khuynh hướng nghiên cứu phê bình trong văn học hiện đại Lý thuyết này xuất hiện ở nước Đức vào những năm 1960 Hans
Robert Jauss và Wolfgang Iser đã đóng góp những công trình nghiên cứu quan trong, dé đưa mỹ học tiếp nhận phô biến trên khắp thế giới như hiện nay Mỹ học tiếp nhận nhấn mạnh vai trò tiếp nhận và người đọc tác phẩm Nó khác với những giai đoạn trước là lấy tác giả hoặc tác phâm làm đối tượng trung tâm nghiên cứu văn học Sự cách tân về phương pháp luận này đã thành công và tạo nên tầm ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.
Các trường phái nghiên cứu văn học Âu Mỹ thế kỉ 20 khái niệm và thuật ngữ định nghĩa về mỹ học tiếp nhận như sau: “Mỹ học tiếp nhận là một khuynh hướng trong phê bình và nghiên cứu văn học, xuất phát từ ý tưởng cho rằng tác phẩm nay sinh, được thực hiện chỉ trong qua trình gặp gỡ, xúc tiếp của văn bản văn học với độc giả, và đến lượt mình, nhờ “liên hệ ngược ” độc giả lại tác động đến tác phẩm Do vậy, độc giả quyết định tính chất lịch sử cụ thể của việc tiếp nhận và ton tại tác phẩm” [31, tr.68].
Trường phái mỹ học tiếp nhận ra đời có sự kế thừa của nhiều thành tựu ở giai đoạn trước như: Giải thích học, Hiện tượng học, Chủ nghĩa cấu trúc và Chủ nghĩa hình thức Nga Hans Robert Jauss và Wolfgang Iser đều chú trọng đến sự tiếp nhận của người đọc trong hoạt động văn học Tuy cùng nghiên cứu về mĩ học tiếp nhận nhưng Jauss và Iser có sự khác biệt trong quá trình nghiên cứu, nếu Jauss chú trọng nghiên cứu đến lịch sử tiếp nhận thì Iser tập trung nghiên cứu vào hoạt đông đọc cụ thể.
Vào năm 1970 Hans Robert Jauss đã công bố nghiên cứu quan trọng của mình về mỹ học tiếp nhận là: Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học Công trình của Hans Robert Jauss được nhiều nhà nghiên cứu xem là bản tuyên ngôn cho trường phái mỹ học tiếp nhận Trong đó Hans Robert Jauss đã nêu lên sự thành tựu của lịch sử văn học và những hạn chế của nó Ông không đồng tình với cách nghiên cứu lịch sử văn học mà các nhà khoa học thường làm, phê phán cách viết về lịch sử văn học truyền thống theo kiểu liệt kê sự kiện, và sắp xếp nó theo trào lưu chung Sau đó, nghiên cứu và đánh giá về cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm của họ, theo cách diễn đạt của H R Jauss là
“thỉnh thoảng có con voi trắng” Nếu viết về lịch sử văn học mà không nhắc đến người đọc là một thiếu sót rất lớn, người đọc là yếu tố chính để tạo nên lịch sử văn học Dẫn theo Tac phẩm văn học như là qua trình của Trương Đăng Dung nói về tam quan trọng của người đọc như sau: “Trong cái tam giác tác giả, tác phẩm và người thưởng thức, thì người thưởng thức không phải là phan sáng tạo thụ động hay chỉ là mắt xích đơn giản của hoạt động tiếp nhận, mà chính là năng lượng tạo thành lịch sử Sự tôn tại lịch sử của tác phẩm văn học không thể có được nếu thiếu sự tham dự tích cực của người doc” [11, tr.389, 390].
Lý thuyết mỹ học tiếp nhận chuyển hướng trung tâm của văn học từ tác giả, văn bản sang một hướng mới là người đọc Một tác phẩm văn học được hình thành không chỉ có nhà văn và văn bản mà phải được tiếp nhận người đọc Đời sông tác phẩm văn học được tạo ra bởi quá trình gặp gỡ của văn bản tác phẩm và người tiếp nhận, cho nên, sự hình thành và tồn tại của tác phẩm đều do người đọc quyết định Đối với Hans Robert Jauss người đọc là yếu tố quan trọng dé tạo nên lịch sử văn học.
Khái niệm quan trọng của Hans Robert Jauss là tam đón đợi Trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học, người đọc vốn có san một “tam đón doi” riêng biệt Trước khi gặp gỡ với tác phẩm, mỗi người đều có sự hiểu biết về văn học, văn hóa, trình độ và kinh nghiệm thầm mỹ nhất định Tam đón đợi nó cũng không đứng yên một chỗ mà thay đối theo quá trình doc Do đó, ý nghĩa tác phẩm cũng có sự thay đổi theo “ẩm đón doi” của công chúng Tác pham cũng có thé đáp ứng “ẩm đón đợi” của công chúng, hoặc thay đổi “tam đón đợi” của công chúng tiếp nhận tác phẩm.
Giai đoạn sau Hans Robert Jauss nghiên cứu về kinh nghiệm thâm mỹ, đây cũng là một khái niệm trọng điểm của ông Khi nói về kinh nghiệm thâm mỹ, Hans Robert Jauss xác định mối quan hệ với nhau giữa người đọc và người sáng tác Ông nêu lên ba phạm trù, một là “sáng tạo” tức chỉ khoái cảm thâm mỹ trong sáng tác và người thưởng thức Thứ hai là “cảm xúc thâm mỹ” là những khoái cảm ở người tiếp nhận, và cuối cùng là phạm trù “thanh lọc” gồm có năm mô thức quan hệ giữa người tiếp nhận với nhân vật chính như: Liên tưởng, ngưỡng mộ, thanh lọc, đồng tình, phản cảm. Đối với Wolfgang Iser ông tập trung nghiên cứu về sự tiếp nhận trong hành động đọc cụ thé Ông đưa ra hai khái niệm tiêu biểu đó là “Kết cấu vẫy gọi” và “Hành động đọc” Nghiên cứu của Wolfgang Iser bàn về mối quan hệ tác động qua lại giữa văn bản và người đọc Trong lý thuyết “Kết cấu vẫy gọi” ông đã đưa ra những “điểm trắng” trong các văn bản, nó sẽ được người đọc tim hiểu và khám phá trong kết cấu văn bản của nhà văn Như vậy, văn bản mới có sức hap dẫn vay gọi và kích thích cho người đọc tác phẩm Mối quan hệ tác động qua lại này đã biến văn bản trở thành một tác phẩm văn học.
Về Hành động đọc trong khi tiếp nhận một tác phẩm, những yếu tố được nói đến trong tác phẩm nó không đồng hiện, mà lần lượt được người đọc cảm nhận và khúc xạ qua lăng kính “tam đón” của người đọc Dẫn theo tác phẩm Li luận phê bình văn học phương tây thế kỉ 20 của Phương Lựu đã trích dẫn lời của
Wolfgang Iser như sau: “Một khi mà những sự đón chờ này gây nên sự hứng thú với những việc phát sinh tiếp theo, thì sự thay đổi liên tục những sự đón chờ này cũng sẽ phát sinh một hiệu quả truy ngược lại với những cái đã đọc (hôi cô), do đó, cai bộ phận đã đọc ở trước cũng sẽ có ÿ nghĩa khác với luc vừa đọc xong no”
[48, tr.557] Tiếp theo Wolfgang Iser viết về sự tong hợp và sắp xếp thống nhất, đó là “sự hoàn hình”, mà theo Iser nó là một quá trình chọn lựa độc đáo của
10 chính mình, và không khỏi mang màu sắc cá nhân Cuối cùng kết thúc quá trình đọc là sự nâng cao ý thức của bản thân.
Cả Iser và Jauss đều xem người đọc chính là nguyên nhân đề văn bản hình thành nên tác phẩm Như vậy, mỹ học tiếp nhận chú trọng đến đối tượng nghiên cứu là sự tiếp nhận của người đọc, những cảm nhận được phát sinh khi tiếp xúc tác pham văn học.
Một số khái niệm, thuật ngữ quan trọng trong mỹ học tiếp nhận:
Khoảng cách thẩm mỹ: Khái niệm xác định mức bat ngờ của tác phẩm đối với độc giả và theo quan niệm của mỹ học tiếp nhận, xác định giá tri thi học của nó Sự ngạc nhiên hay thất vọng xâm chiếm người tiếp nhận khi gặp gỡ với tác phẩm đã cám dé sự chờ đợi của anh ta.
Kinh nghiệm thẩm mỹ: Kinh nghiệm thâm mỹ là sự kiện trong đó tác phẩm nghệ thuật được thé hiện thông qua quá trình hiểu và vận dụng văn bản.
Kinh nghiệm thâm mỹ cho phép thấy trước, đột phá về tương lai, mở cho con người những tầm mới, những khả năng mới; đặc tính này làm sống động cái quá khứ đã mất đi hoặc đầy lùi khỏi trí nhớ, và như vậy quay trở lại thời gian đã mắt.