Thơ Phật giáo trong Tạp chí Vạn Hạnh từ năm 1965 đên 1975 được ra đời tại miên Nam với sự cộng tác của nhiêu tác giả, cũng là những thi sĩ nôi tiêng như Vũ Hoàng Chương, Trụ Vũ, Nguyễn P
Trang 1ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN THỊ THUY
LUẬN VĂN THAC SĨChuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hà Nội - 2023
Trang 2ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3Xin thành kính tri ân thầy tô, chu tôn thiền đức đã lân man chỉ giáo cho controng quá trình thực hiện luận văn Lời cảm ơn cuối cùng con muốn gửi tới cha mẹ,anh chị và bạn bè, cùng mọi nhân duyên đã động viên, khích lệ, giúp con yên tâm và
có thêm động lực dé hoàn thành luận văn
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2023
Học viên cao học
Nguyễn Thị Thúy
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Thúy, học viên cao học lớp QHK 2021 - 2023, Khoa Văn
học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Tôixin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu cá nhân dưới sự hướng dẫn khoa
học của TS Đỗ Thu Hiền, hiện là giảng viên Khoa Văn học, trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn không sao chép ở bất
cứ công trình nào khác Vì vậy, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cam kết cánhân.
Hà Nội, ngày 10, tháng 10, năm 2023
Học viên cao học
Nguyễn Thị Thúy
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU -s- e2 E481 EETE.40 E144 EEE72440 E202440 92441 perradetie 6
1 Lý do chọn đề tài ¿-:- 2 +52 kề EEE19212112112112111111711111 111.1111111 re 6
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 2¿- +¿©2++2E+2Ek2EkE2212711271211211211.211 21111 E1crxe 7
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - Ă 1 1923112111911 911119 1v kg rry 10
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -+-©5¿+2++++++2E++EE+2ExtEEEtEEterxrrrkerrecree 11
5 Phương pháp, thao tác nghiên CUU - - c2 3c 33331115111 exrree 11
6 Đóng góp của luận VĂñ - - - <1 TH TH HH nh TH rưy 11
7 Cấu trúc luận VAI eeecceccsececscsesecsesesecscscscecsesesucacsesucecsesucecsvsvsusassveucacavsucacavsncucavaeeees 11
NOI DUNG 021777 13
CHUONG 1 TAP CHi VAN HANH TRONG BOI CANH VAN HOC PHATGIAO MIEN NAM 1965 - 1975 ssccssescssscoscsssesssscsenecssescssecanecesesessecaneess cha, 13
1.1 Tình hình Phật giáo va van học Phật giáo miền Nam 1955 - 1975 13
1.1.1 Bối cảnh Phật giáo miền Nam 1965 - ]975 5c Se‡E EEEEEEEEEEEEEkerkerrree 13
1.1.2 Văn học Phật giáo miễn Nam 1965 - 1975 viccccccccscsscsssssecssesvsrssssvsverssveversevseeeesees 151.2 Các tạp chí Phật giáo ở miền Nam giai đoạn 1965 - 1975 và Tạp chí Vạn
HAIN PPnPnẼẼnẼee.ẮẮ 18
1.2.1 Các tạp chí Phật giáo ở miễn Nam Việt Nam giai đoạn 1965 - ]975 181.2.2 Tạp chí Vạn Hạnh ở miễn Nam Việt Nam 1965 - ]975 -««Ă<<<<x+2 211.2.3 Khảo sát tác giả, tác phẩm thơ trong Tap chí Vạn Hạnh 1965 - 1975 26
CHƯƠNG 2 NHỮNG CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜITREN TAP CHÍ VAN HẠNHH - 5< ©e<©©+e£E+eeEExEExeeEveErkeerkerrkerrrerrkerrvee 29
2.1 Cảm hứng Chủ đạO 5 <5 < 5 5 5 9 9 0 H000 0000 0000090856 6 29
VN N®S 7 8 01 0766n 29
2.1.1.1 Tỉnh thần nhập thể S221 22111111 k S2 TT nành 29
2.1.1.2 Tinh than đũng ST TS SH 111k TT TT TT nêu 34
2.1.1.3 Tính nhân DđH c EEE EEE EEE EEE 41
2.1.2 Cam NiWNg AGN UGC 0606 n6 ee 45
2.1.2.1 Nỗi đau chiến tranh ce cà Sàn cà es vee seeveeeceeeeeceeueecesssaeeesesesess 462.1.2.2 Lòng tự tôn dân OC cece EEE EEE kg EEE EEE EE EEE 51 2.1.2.3 Tính nhân Ïoại ĐH HS SH ng vn nh hy 54
Trang 63.1.3 Biểu tượng HÌỄM CIN oes coe ccc ces coe ces vee cose vou cà ve sue KH si nh ke te vases eeeeesT3
3.1.4 Biểu tượng đất nước - Qué NUON eeseccescsscsscescessesesseeseesessessessessessessssesseesesseesesseass 77
IS 2.1 nnnẽ ẽnẽnẽeổằaaa 83
3.1.6 Biểu tượng sự hiện PU cà cà cà cà ae tae tee cee cee tee eee teat cà các 92
3.2 Không gian - thời gian - - n3 *n vn TT TH TH TH TH TH ng TH ng cư 86
“G1 7e 5 86 K28 1n nh - 90
KET LUAN 0075 95DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2 s<©ssssvsssesssecse 100
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tàiPhật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ, truyền vào Việt Nam từ những năm đầu côngnguyên, thông qua hai con đường chính là đường biển và đường bộ Đường biển do cácthương nhân Án Độ đến Việt Nam để buôn bán và đường bộ do những vị tăng sĩ từThiên Trúc là Khâu Đà La, Ma Ha Kỳ Vực, Mâu Tử, Chi Cương Lương, v.v đến truyềnđạo Từ đó, Phật giáo thích ứng với người dân Việt Nam một cách nhanh chóng, trải quabao thế hệ ton tại cho đến ngày nay
Phật giáo luôn thích ứng kịp trong việc “hộ quốc an dân” Phật giáo đồng hành
với mọi hoàn cảnh lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam Sự phát triển của Phật giáo ởViệt Nam đã hình thành nên dòng văn học Phật giáo Tác phẩm Lý Hoặc Luận của Mầu
Tử đã ra đời khoảng những năm 196 - 198, điều đó minh chứng văn học Phật giáo Việt
Nam ra đời từ rất sớm Về sau, văn học Phật giáo thời Lý - Trần đạt đến đỉnh cao, góp
phần làm nên văn hóa Đại Việt rực rỡ Và trong văn học Lý - Trần không thé không kế
đến những bài thơ thiền đặc sắc, gọi là thi kệ
Văn học Phật giáo là văn học bao gồm toàn bộ các tác phẩm liên quan đến Phậtgiáo Thơ Phật giáo trong Tạp chí Vạn Hạnh từ năm 1965 đên 1975 được ra đời tại miên Nam với sự cộng tác của nhiêu tác giả, cũng là những thi sĩ nôi tiêng như Vũ Hoàng
Chương, Trụ Vũ, Nguyễn Phố đã thổi ngọn gio mới lạ vào nền văn học Phật giáo giúp
người đọc có nhiều cung bậc cảm xúc Tuy tổng số lượng thơ trên Tạp chí Vạn Hạnh chưa đến năm mươi bài, nhưng có rất nhiều bài thơ có dung lượng dài từ 3 đến 4 trang,
ví dụ như bai thơ Một mãi tên, roi hai cờ ao tượng, Hướng về em Trang, Bút nở hoa dam, với hàm ý sâu sắc, nội dung đa dạng và nghệ thuật phong phú.
Ngoài những bài thơ trong Tap chí Van Hanh thì còn có nhiều bài thơ Phật giáo
khác được đăng trên những tạp chí và tập thơ khác như những bài thơ trong tập tho La
từ bi (1963), Bút nở hoa dam (1967, gồm 51 bài thơ) thắm đượm giáo lý Phật giáo của
Vũ Hoàng Chương: những bài thơ Chấp tay nguyện cầu cho bô câu trắng hiện (Nxb LáBối, Sài Gòn, 1965), Tiếng đập cánh loài chim lớn (Nxb Lá Bối, Sài Gòn, 1967) vànhiều bài thơ khác của Thiền sư Nhất Hạnh, nhà thơ Trụ Vũ, Nguyễn Phố đã nói lênnhững tư tưởng thanh cao và giàu tắm lòng quảng đại
Nói về vai trò Phật giáo trong giai đoạn này Nguyễn Lang có viết trong cuốn Viét
Nam Phật giáo sử luận: “Tâm hồn nặng trĩu đau thương và tang tóc, Phật tử tìm đến
chùa để tìm nguồn an ủi Đau thương càng nhiều thì đức tin tôn giáo càng mạnh Biếnchuyên càng nhiều thì giáo lý vô thường càng được nhìn nhận rõ ràng Phật giáo thời
Trang 8gian ay là Phật giáo của niềm an ủi vỗ về, là giọt nước từ bi trên nhành dương liễu.”[26,tr.160]
Tiếp thu ảnh hưởng của triết lý Phat giáo và văn chương truyền thống dân tộccùng với những cái hay cái mới của nền văn học hiện đại, thơ miền Nam từ những năm
1954 - 1975 trở nên giàu có, phong phú, hấp dẫn hơn cả nội dung tư tưởng và hình thức
thé hiện Thơ trong Tap chí Van Hanh với tư tưởng nhập thé “Phật pháp bat ly thế gian
giác” đã có bước tiễn vượt trội nhờ được kế thừa từ văn chương truyền thống và tiếp thu
văn học phương Tây, nên những bài thơ trên Tạp chí Vạn Hạnh trong bôi cảnh văn họcmiền Nam mang tính kế thừa và sáng tạo
Văn học Phật giáo là một dòng chảy thầm lặng xuyên suốt trong dòng chảy bất
tận của văn học Việt Nam, đồng thời văn học Phật giáo cũng là một bộ phận quan trọng
cấu thành của văn học Việt Nam Điều gì đã giúp Phật giáo lưu giữ dòng chảy bắt tật
ấy Chúng tôi thử lý giải vấn đề này qua phương diện thâm mỹ, nhìn nhận dưới góc độ
cái đẹp trong cuộc sống Cái đẹp có ở khắp nơi trong cuộc sống con người, gắn liền vớimục đích hướng tới chân - thiện - mỹ trong dòng chảy văn học Phật giáo.
Thơ tên Tap chí Vạn Hạnh ra đời trong bối cảnh văn học miền Nam, xem “vănchương là một tiếng gọi” những thi sĩ trẻ đến với thơ bằng sở thích, niềm tin yêu Họsông trong bối cảnh miền Nam, nên họ nhìn thay được hoàn cảnh xã hội, đã mang vào
thơ những mảng hiện thực chân thật, cùng những ước mơ và hy vọng của con người
miền Nam lúc bấy giờ Với những tâm hồn non trẻ ấy đã góp phần làm sinh động diệnmạo thơ miền Nam Việt Nam năm 1957 - 1975
Trên dòng chảy văn học miền Nam Việt Nam từ xưa đến nay, thơ là một trongnhững đối tượng nghiên cứu hấp dẫn Cho nên, đã có khá nhiều công trình nghiên cứumột cách khái quát, hoặc chuyên sâu về các đề tài khác nhau về thơ miền Nam, nhưngnếu tìm một dé tài nghiên cứu riêng biệt về thơ trên Tap chí Van Hạnh thì qua thật khôngtìm thấy
Với những ly do trên, người viết quyết định lựa chọn đề tài Thơ rên Tạp chíVạn Hạnh trong bối cảnh văn học Phật giáo miền Nam 1965 - 1975 dé nghiên cứu
và viết luận văn của mình
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1 Các nghiên cứu về văn học Phật giáo miền Nam giai đoạn 1965 - 1975
Văn học Phật giáo nói chung và văn học Phật giáo miền Nam Việt Nam nóiriêng, là một trong những nền văn học lớn trong kho tàng văn hóa nhân loại Cho nên,
Trang 9đặc điểm nghệ thuật nghiên cứu trên bình diện triết lý Phật giáo trong văn học Việt Nam
là đề tài được rất nhiều độc giả quan tâm, nhiều học giả nổi tiếng như: Lê Mạnh Thát,Nguyễn Lang, Thích Thiện Siêu, Thích Hạnh Tuệ, Trần Trọng Kim, v.v với những côngtrình nghiên cứu khoa học, trong đó đã có nhiều công trình nghiên cứu đạt được kết quảđáng trân trọng Những công trình nghiên cứu đó đã khang định vị thế và tam ảnh hưởngcủa văn học Phật giáo đối với nền văn học Việt Nam
Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về văn học Phật giáo nhưng mỗi tácphẩm lại có những thành tựu riêng về chủ đề, đề tài, giai đoạn, góc độ, nội dung, nghệ
thuật khác nhau Qua đó cho thấy, văn học Phật giáo Việt Nam là một mảng đề tài rộng
lớn và đa dạng, giúp cho người nghiên cứu có thé lựa chọn chủ dé, dé tài thích hợp với
so trường, trình độ va sở thích của mình, tạo nên bức tranh toàn cảnh về văn học Phật
giáo Chúng tôi thiết nghĩ dé có được một bức tranh toàn cảnh đó được nói đến trong
một tác phẩm, đòi hỏi tác giả phải có kiến thức thật sâu rộng, nghiên cứu theo các hướng,
các thời kỳ ton tại của văn học Phật giáo, với những thành tựu trên các lĩnh vực
Tác phẩm Việt Nam Phật giáo sử luận ra đời 1973 gồm ba tập, đến năm 2019
được tái bản lại Đây là một trong những công trình nghiên cứu đầy tâm huyết củaNguyễn Lang Tác phẩm này viết về lich sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên cho đếnhiện đại của Nguyễn Lang, với trí tuệ uyên thâm, hiểu biết sâu rộng không chỉ về théhọc mà còn về Phật học, giúp cho người đọc có cái nhìn sơ lược về toàn cảnh du nhậpđến từng giai đoạn của Phật giáo, ngoài ra còn giới thiệu những danh tăng tiêu biểu củaPhật giáo Việt Nam, trong đó có các danh tăng tiêu biểu tại miền Nam Có thể nói, đây
là một trong những tác phẩm có đóng góp to lớn cho văn học Phật giáo
Bộ sách Tiểu Sử Danh Tăng Việt Nam thé kỷ XX (trọn bộ 3 cuôn) do TT ThíchĐồng Bồn chủ biên đã giới thiệu tong quan về hành trạng của 450 vị danh tăng ViệtNam từ Bắc - Trung - Nam Trong đó, bộ sách có giới thiệu những danh tăng tiêu biểumiền Nam ở giai đoạn chia đôi đất nước lúc bấy giờ như Hòa thượng Thích Mật Thẻ,ngài đã sáng tác nhiều bài nghiên cứu trong các tạp chí Phật học và cho ra đời những tácphẩm tiêu biêu như Phật giáo Việt Nam sử lược (1943), Thế giới quan Phật giáo (1967);Hòa thượng Thích Thiện Hoa đã thành lập, chịu trách nhiệm nhiều nhà xuất bản sáchPhật giáo lúc bấy giờ, và ngài đã sáng tác nhiều tác phẩm văn học Phật giáo có giá tri
cho đến ngày nay như bộ Phát học phổ thông, Duy thức học, Đại cương kinh Lăng
Nghiêm Bộ sách Tiểu Sử Danh Tăng Việt Nam thé ky XX (trọn bộ 3 cuén) đã giúp cho
Trang 10chúng ta có cái nhìn tổng quan xã hội và văn học Phật giáo miền Nam trong những năm
1965 - 1975.
Nhận thấy vai trò quan trọng của Phật giáo miền Nam, TT Thích Nhật Từ đãtập hợp một số bài viết của các nhà nghiên cứu Phật học tại các trường như Học việnPhật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh; Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, v.v
dé cho ra đời tác phẩm Phật giáo vùng Nam Bộ thé kỷ XX (2001) Cuỗn sách có viết:
“Phật giáo vùng Nam Bộ đã trải qua nhiều biến động tự thân, đồng thời cũng trải quanhiều thăng trầm lịch sử với những sự kiện đáng nhớ như phong trào chấn hưng Phậtgiáo những năm dau thé ky XX, phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 Phật giáovùng Nam Bộ luôn cho thấy vai trò tiên phong và luôn đồng hành cùng quá trình xây
dựng và bảo vệ đất nước.”[48] Tác phẩm đã tập hợp rất nhiều bài nghiên cứu với sự góp
mặt của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu Từ đó, phần nào giúp cho người nghiên cứu có
góc nhìn tổng thé và chi tiết về diện mạo, đặc điểm của quá trình hình thành và phát
triển của Phật giáo vùng Nam Bộ ở thế kỷ XX
Trong thời gian gần đây, việc nghiên cứu Phật giáo ở miền Nam có phan tiếntriển, những ấn phẩm mang nét đặc trưng của Phật giáo Nam Bộ lần lượt ra đời Tậpsách Các hệ phái Phật giáo và tông giáo mới tại vàng Nam Bộ do TT Thích Nhật Từchủ biên, xuất bản vào năm 2020 gồm những bài nghiên cứu về nguồn gốc, lịch sử, vănhóa, văn học, tư tưởng Phật giáo của nhiều nhà nghiên cứu tri thức tham gia Trong phầngiới thiệu sách, Hòa thượng Thích Trí Quảng có viết: “Phật giáo vùng Nam Bộ đồnghành cùng vận mệnh lịch sử của các tộc người cộng cư, doan kết, đấu tranh chống kẻ
thù xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam Do vậy, Phật giáo vùng Nam
Bộ không chỉ trở thành nhân tố cấu thành nền tảng văn hóa và con người, mà còn gópphan tạo nên hệ giá trị va ban sắc văn hóa riêng của vùng đất và con người Nam Bộ.”[48]
2.2 Các nghiên cứu về Tạp chí Vạn Hạnh và thơ trên Tạp chí Vạn hạnh
Nói về thơ năm 1967 - 1975 có luận án nghiên cứu tiến sĩ của Bùi Bích Hạnh với
tựa đề là Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975 Trong phần Lý do chọn đề
tài luận án có viết: “Thơ trẻ 1965 - 1975 là hiện tượng văn học mang lại cho thơ Việt
Nam 1945 — 1957 những khuôn diện mới, trước hết nhìn từ khía cạnh cái tôi trữ tình
Nếu quan niệm “văn chương là một tiếng goi’ thì thơ trẻ 1965 — 1975 sẽ còn vẫy gọi tam
đón đợi của người tiếp nhận.”[19] Luận văn đã nghiên cứu một cách tổng quan về những
cái tôi trữ tình của các nhà thơ miền Nam 1965 - 1975
Trang 11Những bài nghiên cứu về thơ Phật giáo trong giai đoạn 1965 - 1975 có nhữngnhà nghiên cứu xây dựng những công trình mang tính lý luận về thơ Phật giáo hiện đạiphần nào đã lý giải những ảnh hưởng về nội dung và nghệ thuật của trong thơ Việt Nam
từ năm 1945 đến nay
Nhà thơ có số lượng tác phâm nhiều nhất trên Tap chí Vạn Hanh là nhà thơ VũHoàng Chương, ông được nhiều nhà phê bình văn học quan tâm và nghiên cứu trênnhiều bình diện Trong đó có luận văn thạc sĩ Thể giới nghệ thuật thơ Vii Hoàng Chương
do Nguyễn Thị Thành nghiên cứu tại trường Đại học Đà Nẵng, luận văn này đã nghiêncứu về một số bài thơ trong Tap Chí Vạn Hạnh như Lửa từ bi (1963), Bút nở hoa dam
(1967), qua đó cho thấy phần nào cuộc đời, sự nghiệp và nghệ thuật đặc sắc của VũHoàng Chương.
Nhìn chung, trong văn học Phật giáo đối với số lượng tác phẩm và tác giả trong
Tạp chí Van Hạnh có dung lượng đồ sộ nhưng đối với các bài nghiên cứu về Tap chí
Vạn Hạnh thì người nghiên cứu tìm thấy tương đối ít, chỉ có những bài giới thiệu tạp
chí, những bài báo nghiên cứu tổng hợp, các số báo, năm xuất bản, nhà xuất bản, giới
thiệu các tác giả, dịch giả tiêu biéu của Hòa thượng Thích Minh Châu in trong các 7#viện Hoa Sen, Thư viện Huệ Quang, Thư viện Phật Việt, v.v và một số bài nghiên cứuđơn lẻ về từng tác giả, tác phâm chứ chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào
về thơ trong Tạp chí Vạn Hạnh
Vì vậy, với việc nghiên cứu dé tài Thơ frên tạp chi Vạn Hạnh trên béi cảnh vănhọc Phật giáo miền Nam 1965 - 1975 chúng tôi hy vọng sẽ góp phần giới thiệu đến mọingười về Tạp chí Vạn Hạnh nói chung và thơ trên Tạp chí Vạn Hạnh nói riêng, mở racho người đọc cái nhìn mới mẻ về văn học Phật giáo 1965 - 1975; khơi nguồn cảm hứngcho thế hệ trẻ hôm nay và tương lai nghiên cứu và sáng tác văn học Phật giáo
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu vấn đềMục đích: Chúng tôi nghiên cứu sự phát triển tư tưởng của thơ ca Phật giáo hiện
đại ở miền Nam giai đoạn 1965 - 1975, đồng thời phân tích làm rõ về nội dung, nghệ
thuật và các thuật ngữ Phật học, v.v thường nói đến trong thơ trên Tap chí Van Hạnh.Với mục đích hệ thống hóa những nội dung và hình thức chủ yếu được nói đến trên Tạp
chí Vạn Hạnh, chúng tôi muốn khẳng định vai trò và vị thế Phật giáo trong nền văn học,
lịch sử, văn hóa, vô cùng quan trọng và cân thiệt đôi với dân tộc Việt Nam.
10
Trang 12Nhiệm vụ:
Giới thiệu Tạp chí Vạn Hanh, đồng thời giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn
tổng quát về văn học Phật giáo miền Nam trước năm 1975
Nêu ra những giá trị triết lý Phật giáo từ cảm hứng chủ đạo là cảm hứng dân tộc
và cảm hứng tôn giáo được thé hiện trong thơ của Tạp chí Van Hanh, giúp chongười tiếp cận có góc nhìn chuyên sâu về giáo lý Phật giáo qua những tác giả, tácphẩm thơ
Nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về những biéu tượng tiêu biéu được
sử dụng trên Tap chí Vạn Hạnh, luận văn hướng đến phân tích, giải mã ý nghĩa
Phật học cùng những cái hay, cái đẹp trong sáng tạo nghệ thuật không gian, thời
gian của các bài thơ trên Tạp chí Vạn Hạnh Chúng tôi hy vọng luận văn với mụctiêu phát hiện góc nhìn mới mẻ về thơ Phật giáo tại miền Nam trong những năm
1965 - 1975 sẽ chỉ ra giá trị nội dung và nghệ thuật của văn học Phật giáo.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các tác pham tho trén Tap chi Van Hanh
từ năm 1965 - 1975.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao quát các bai thơ được in trong Tap chí VanHạnh, của nhiều tác giả khác nhau như Nhất Hạnh, Vũ Hoàng Chương, Vân Nương,
Nguyễn Phó, Phổ Đức, Hoàng Thương Trang, Doãn Quốc, Hoài Khanh, v.v nhằm giới
thiệu, phân tích, không chỉ trên các bình diện tư tưởng Phật giáo mà các bình diện lịch
sử, văn hóa, giáo dục cũng được chúng tôi nói dén.
5 Phương pháp, thao tác nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, nhưng các phương pháp
chính yếu là:
Phương pháp tiếp cận liên ngành: Văn học, tôn giáo, lịch sử, văn hóa, v.v
Thi pháp học: Vận dụng nghiên cứu thi pháp học cho thấy sự đa dạng của các
phạm trù nghệ thuật mới về không gian, thời gian, biểu tượng.
Thao tác thống kê, phân loại: Vận dụng thao tác này trong quá trình nghiên cứu
dé thống kê, phân loại, làm cho việc nghiên cứu đạt hiệu quả hơn
Thao tác phân tích, tổng hop: Vận dung thao tác này dé người nghiên cứu xácđịnh và làm sáng tỏ van dé nghiên cứu.
11
Trang 13- Thao tác so sánh, đối chiếu: Đối với thao tác này, người nghiên cứu có thé phân
tích so sánh, đối chiếu sự liên tưởng đối với hình ảnh tượng trưng trong thơ, cũngnhư nghiên cứu mối quan hệ hỗ tương, đánh giá van đề nghiên cứu
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn giới thiệu hoàn cảnh lịch sử và Phật giáo miền Nam trong giai đoạn
1964 - 1975 cùng Tạp chí Vạn Hanh và những bài báo tiêu biểu trong thời gian này Bêncạnh đó, luận văn nhận diện và phân tích các nghệ thuật trong thơ về cảm hứng chủ đạo,biểu tượng, hình tượng, thời gian và không gian trong một số bài thơ trên Tạp chí Vạn
Hanh đề nỗ lực lý giải phần nào về nội dung và nghệ thuật trong những bai thơ của Tapchí Vạn Hạnh Đồng thời khang định vi thé của Tạp chi Vạn Hanh trong văn học hiệnđại từ năm 1965 đến 1975
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của luận văn
được triển khai gồm các chương sau:
Chương 1: Tạp chí Vạn Hạnh trong bỗi cảnh văn học phật giáo miền nam 1965 1975.
-Chương 2: Những cảm hứng chủ đạo và hình tượng con người của thơ trên Tạp chí Vạn Hạnh.
Chương 3: Hệ thống biểu tượng và không gian - thời gian của thơ trên Tạp chí VạnHạnh.
12
Trang 14CHUONG 1 T4P CHÍ VAN HANH TRONG BOI CANH VĂN HỌC PHẬT GIÁO
MIEN NAM 1965 - 1975
1.1 Tinh hình Phật giáo va văn học Phật giáo miền Nam 1965 - 1975
1.1.1 Bối cảnh Phật giáo miền Nam 1965 - 1975
Đạo Phật là một trong những tôn giáo có bề dày lịch sử lâu đời, do Đức Phật
Thích Ca Mau Ni (Šãkyamuni) sáng lập ở miền Bắc An Độ, vào thé kỷ 6 TCN Cho đến
nay, đạo Phật đã du nhập trên nhiều nước trên thế giới Ở Việt Nam, Phật giáo được dunhập từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ II SCN theo đường thủy và đường bộ, từ đó Phật
giáo tồn tại và phát triển một cách mạnh mẽ Phật giáo gan bó với đời sống và thâm
nhuan trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam
Với chủ trương hòa bình hữu nghị, từ bị, bình đăng, tự lợi lợi tha, v.v đạo Phật sau khi du nhập vào Việt Nam được công chúng đón nhận và dần trở thành nếp song,văn hóa của con người Việt Nam Điều này, được thé hiện rõ qua tinh than của người
Việt Nam từ xưa đến nay là thích cái thiện, ghét cái ác, mong muốn đất nước sống trong
hòa bình, đoàn kết, biết yêu thương và quý kính lẫn nhau
Vì bảo vệ nền độc lập dân tộc, đất nước Việt Nam đã liên tục trải qua các cuộc
chiến tranh chống giặc ngoại xâm Trong đó, đã xuất hiện những vị anh hùng không
khoác lên thân chiếc chiến bao, cũng không khoác lên thân chiếc áo lính mà khoác lênthân chiếc áo cà sa màu vàng y rực rỡ Qua đó cho thấy, Phật giáo không chỉ là một tôngiáo mang yếu tố tâm linh mà còn góp phan to lớn trong phong trào dau tranh giành độclập suốt nghìn năm Bắc thuộc
Đất nước trong thời bình, những người đệ tử Phật mang những trăn trở về cuộcsông nhân sinh vì lợi ích cộng đồng, với việc lưu giữ và hoằng dương chính pháp đếnthế hệ mai sau, nên tầng lớp tăng sĩ đã và đang không ngừng học tập và truyền tải tưtưởng Phật giáo đến mọi tầng lớp xã hội, mọi nơi trên tổ quốc Từ đó, Phật giáo mangtrên mình sứ mệnh xây dựng hòa bình và phát triển đất nước
Tháng 9 năm 1858, thực dân Pháp nô súng tiến công vào Da Nẵng Phật giáo
đã cùng dân tộc Việt Nam hứng chiu bao nỗi khô niềm đau; bao dang cay tui nhuc; bao
mắt mát hy sinh của một dat nước nửa thuộc dia, nửa phong kiến Lúc này, chu Tăng Ni
và quần chúng Phật tử đã cùng tham gia tích cực vào những cuộc kháng chiến chốngquân xâm lược Phật giáo đã dùng tinh bi cảm hóa nhân sinh, dùng trí tuệ dé bảo vệ đấtnước, giup cho con người vượt qua gian khó và g1ữ vững niêm tin .
13
Trang 15Những người Phật tử cũng là những nạn nhân của chiến tranh, noi theo gương
Bồ tát Thích Quảng Đức mang đuốc tuệ chỉ lỗi con đường giải thoát cho mình và chongười: “Nhiều phần tử tăng sĩ và cư sĩ trẻ tuổi bí mật tham gia kháng chiến và bí mậtliên lạc với bạn bè của họ trong những vùng kháng chiến Họ đồng nhất “chính nghĩa
độc lap’ với đạo Phật và họ gọi con đường tranh dau cho độc lập quốc gia của những
999
người kháng chiến là “chính dao”” [25] Việc này phù hợp với tinh thần của người xuấtgia học đạo, không nghĩ đến hạnh phúc riêng, lợi ích cá nhân đề cống hiến sở tu, sở họccủa mình cho việc hoằng pháp lợi sinh
Ngày 01 - 11 - 1963, Diệm - Nhu bị sát hai, chế độ độc tài của gia đình họ Ngô
bị sụp đồ Lúc này, Phật giáo miền Nam Việt Nam mở ra trang sử mới Từ đó miền Namnhanh chóng thành lập được các hoạt động xã hội Phật giáo, những ngôi chùa lần lượtđược sửa chữa, xây dựng Ngoài ra, chư Đại lão Hòa thượng, chư vị đứng đầu giáo hội.lúc này chú trọng đào tạo tăng tài, mở trường Phật học, t6 chức các hoạt động xã hội,v.v dé nỗ lực đưa Phật pháp vào đời
Sau thời Ngô Đình Diệm, những người chủ chốt của chính quyền Sài Gòn nhưNguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu vẫn tiếp tục thi hành chính chính sách kỳ thị Phậtgiáo, trong cuốn Phong trào Phật giáo miễn Nam Việt Nam (1964 - 1968) có ghi: “Phongtrào cách mạng miền Nam ngày càng phát triển mạnh thì tín đồ Phật giáo ngày càng bịkhủng bố.”[3]
Nguyễn Khánh đã hại rất nhiều người Phật tử, Tăng Ni, bắt giam hàng nghìn tín
đồ, ngoài ra còn điều động cả lực lượng cảnh sát, xe tăng và binh lính tuần tra nghiêmngặt ở Thành phố Sài Gòn Cho nên, các phong trào Phật giáo vẫn tiếp diễn với quy môlớn từ Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, v.v trải dài đến các tỉnh miền Tây làm ảnhhưởng đến cuộc sông xã hội và an ninh
Xã hội tại miền Nam có nhiều hội từ thiện được thành lập như Văn hóa bìnhdân, Hướng đạo Sài Gòn, v.v Một sỐ ngôi trường có tên được thành lập nhăm đào tạo
chuyên môn về công tác xã hội Các hội từ thiện lúc này quy tụ rất nhiều cư sĩ, thanh
niên, sinh viên, học sinh miền Nam và hoạt động một cách minh bạch, tự nguyện vàkhông vụ lợi Họ tham gia từ thiện đến những nơi gặp hoàn cảnh khó khăn như cứu trợbão lụt, tặng bánh chưng vào dip tết, tặng sách vở, bút viết cho trẻ em, phục vụ xã hội
Ngày 25 - 8 - 1964, trước làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của quan chúng kiến
Nguyễn Khánh phải “xuống thang”, chỉnh sửa lại những quy định mới Tuy nhiên cáctầng lớp học sinh, sinh viên, tăng sĩ, cư sĩ vẫn tiếp tục biểu tình tại chợ Bến Thành
14
Trang 16Phong trào Phật giáo ngày một dâng cao, chư Tăng Ni và Phật tử quyết tâm dùng cảmang sống dé đòi lại tự do tín ngưỡng bằng hành động tự thiêu, tuyệt thực, dựng banthờ Phật ra đường.
Sau đó, chính quyền lúc này còn giam giữ chư Tăng Ni, Phật tử bằng thép gai
“nội bất xuất, ngoại bat nhập”, chư Tăng Ni chịu nhiều áp bức nhưng trong tim họ vẫnthắp sáng niềm tin tươi sáng về tương lai Dù đứng trước bạo loạn, chiến tranh, nhưngPhật giáo trong giai đoạn này vẫn luôn dan thân với dân chúng, các ngôi tự viện không
sợ hãi đóng công chùa mà luôn mở cửa cho người dân vào ti nạn và cầu nguyện Những
vị thầy đã từng học ngành y nên có thé cứu giúp người bị thương, cũng có một số vị xin
người giàu đem cho người nghèo, tự trồng rau, cuốc đất để nuôi sống chính bản thân vànhững người xung quanh.
Thơ trên Tap chí Vạn Hanh ra đời trong bối cảnh bạo động và chiến loạn, nhưngnhững nhà thơ dùng tài trí và xúc cảm chân thật của mình đề cao chủ trương xây dựngthế giới hòa bình, bình đăng, bác ái; đồng thời chuyên tải những thông điệp lành mạnh,tinh thần lạc quan, yêu đời đến cho người đọc những giá trị nhân văn cao cả
Có được nền hòa bình và quyên tự do tín ngưỡng như hiện nay, là một trong
những lợi thế thúc đây Phật giáo ngày càng phát triển Những bài thơ trong Tạp chí Vạn
Hanh đã cho thay những năm tang tóc thương đau mà dan tộc Việt Nam phải gồng mìnhgánh chịu về những bat công, phi lý và đã man của chiến tranh gây ra
1.1.2 Văn học Phật giáo miền Nam 1965 - 1975Văn học Phật giáo là toàn bộ những tác phẩm văn học có nội dung về triết lý Phậtgiáo Trong thời đại phong kiến Việt Nam, lực lượng sáng tác gồm có vua quan, tăng lữ
và nho sĩ vừa thấm đẫm tinh thần dân tộc lại vừa mang yếu tố thời đại Văn học Phậtgiáo thời gian về sau gồm có lượng sáng tác của tu sĩ và cư sĩ cùng giới trí thức am hiểu
về đạo Phật
Lê Thị Thanh Tâm có đưa ra khái niệm về văn học Phật giáo: “Văn học Phật giáo
là một khái niệm rộng bao gồm một hệ thống phức tạp các kinh điển và luận giải Phậthọc dưới nhiều hình thức Từ khởi thủy là các Tạng luật (Vinaya Pitaka) chu yếu trình
bày kỷ cương giáo hội đến Tạng kinh (Sutta Pitaka) là những bài Pháp do Đức Phật
truyền dạy, và Tạng luận (Abhidhamma Pitaka) và sau này là các thể loại khác như:
ngữ lục, truyện cao tăng, biến văn, niệm tụng kệ chứng tỏ cuộc sinh nở lâu dài các
hình thức văn học đa chức năng của Phật giáo, vừa dé tuyên truyền giáo pháp, vừa phản
15
Trang 17ánh tỉnh thần mỹ học Phật giáo trong sự ảnh hưởng toàn diện của nó đến những vấn đề
tư tưởng trọng yếu của con người.” [43, 56 - 93]
Văn học Phật giáo từ năm 1965 - 1975 là giai đoạn văn học thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo học, v.v trong và ngoài nước Qua những
tác phẩm nghiên cứu văn học như Phong trào Phật giáo ở miễn Nam của Lê Cung, Tạp
chi Vạn Hạnh, Việt Nam Phật giáo sử luận quyên II của Nguyễn Lang, Phong tràoPhật giáo miễn Nam năm 1963 chủ biên PGS.TS Trương Văn Chung, PGS TS NguyễnCông Lý, TT TS Thích Nhật Từ, v.v đã cho thấy tầm quan trọng của Phật giáo trong
văn hóa, xã hội, lịch sử và văn học đối với người dân miền Nam
Văn học Phật giáo tại miền Nam giai đoạn này là “mảnh ruộng màu mỡ” dé sáng
tạo văn chương trong các thể loại như truyện ngắn, tản văn, nghiên cứu, kịch thơ, tiểu
thuyết va thơ, v.v rat da dang và phong phú Những bài viết được sáng tác trên Tap chí
Vạn Hạnh như làn gió nhẹ thổi vào tâm hồn người đọc, tạo nên khu vườn đầy sức sông,
có thêm nhiều khiến thức cần thiết về Phật học lẫn thế học
Chứng kiến các cuộc đấu tranh bất bạo động các cuộc biểu tình, nhịn ăn, tự thiêu,
v.v của Phật tử và chư Tăng Ni giành quyền tự do tín ngưỡng và hiện thực cuộc sống
xã hội đời thường đã tạo nguồn cảm hứng cho giới văn nghệ sĩ ở miền Nam như ThíchNhất Hạnh, Mặc Giang, Vũ Hoàng Chương, Trịnh Công Sơn, Bùi Giáng, Phạm ThiênThư, Phạm Công Thiện, Nguyễn Phố, Trụ Vũ, v.v Họ đã viết băng cảm xúc chân thậtcủa chính mình về hiện thực cuộc sông Nhờ đó, thế hệ hôm nay và mai sau có thé hiểuhơn về văn hóa, lịch sử, xã hội và tâm tư, nguyện vọng của con người trong thời đại này.Với những công hiến của các nhà thơ đã góp phần tiếp thêm năng lượng tích cực chongười đọc, xây dựng đất nước phát triển và trở thành người có ích cho xã hội,
Vào năm 1954, nhân dân miền Bắc di cư vào miền Nam, trong đó có chư Tăngmiền Bắc và cũng như các Phật tử, tang lớp trí thức am hiểu Phật giáo đã thôi vào nềnvăn học miền Nam tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật, v.v của những người dân phương Bắcvượt nghìn trùng địa lý tiến về phương Nam Chư Tăng Ni miền Nam vui mừng chàođón và đã đề lại cho chư Tăng già miền Bắc một số chùa như chùa Giác Minh, chùa
Phước Hòa và một số chùa khác Dẫn đến lực lượng sáng tác văn học miền Nam ngày
một phong phú.
Nhà nghiên cứu Nguyên Hùng từng viết: “Voi một thể chế chính trị đa nguyên,
chấp nhận mọi sự khác biệt nên ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 đã hình thành một
nên văn hoc khá cởi mở Sự cởi mở ay không chi thê hiện ở việc tiêp nhận nhiêu hệ hình
16
Trang 18lý thuyêt của các nên văn hóa Đông, Tây và văn hóa Mỹ mà còn thê hiện ở việc tiêp
nhận một cách khách quan, công băng, khoa học đôi với giá tri của nhiêu hiện tượng
văn học.” [22] Vì thế, văn học Phật giáo Việt Nam không chỉ viết bằng tiếng Việt, tiếngHán mà còn được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v dé một
số tri thức người nước ngoài có thể tìm hiểu về Phật giáo Việt Nam
Rồi một lần nữa, văn học Phật giáo lại phát triển nồi bật trong những năm 1965
-1975 tại miền Nam, khi văn học miền Nam có sự cởi mở bởi ảnh hưởng văn hóa phươngĐông và phương Tây Thế nên, văn học Phật giáo đã thôi những làn gió mát lành, tạoniềm tin, niềm hy vọng đến miền Nam, vùng đất mang trên mình đầy những vết thương,khói lửa, sự thống khô và day ray những cám dỗ Tư tưởng Phật giáo không ngoài mụcđích đem đến lợi ích và hạnh phúc cho chúng sinh, và đây cũng là một trong nhữngnguyên nhân Tạp chí Vạn Hạnh ta đời.
Thơ ca ở miền Nam có những nhà thơ, nhà văn tiêu biểu như Thích Nhat Hạnh,
Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương, Trịnh Công Sơn, Phạm Thiên Thư, Thanh Tâm Tuyền,
Vũ Khắc Khoan, Trụ Vũ, Hoàng Thương Trang, Nguyễn Phó, v.v Họ được đào tạo quatrường lớp, họ chọn cho mình phong cách sang tác “nghệ thuật vi nghệ thuật” Nhữngtác giả đa số tuy không phải là những người tu sĩ nhưng họ là thi sĩ Tâm hồn của người
thi sĩ rất dễ rung cảm với hiện thực cuộc sống Ngoài ra, họ còn có quá trình từng trải,
chiêm nghiệm về cuộc sống mưu sinh Từ đó, họ đã cho ra đời những bài thơ thấm nhuan
tư tưởng Phật giáo, lòng vi tha, nói lên tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu vạn loài,bang quan diém song tích cực, khát vọng tự do hạnh phúc
Với nhiệm vụ phụng sự đạo pháp, bảo vệ non sông đất nước Tap chí Vạn Hạnh
và những tập san, tạp chí đương thời đã nhận được sự hưởng ứng của công chúng cùngtham gia sáng tác, cúng dường tịnh tài dé in ấn Chư Tôn đức cùng giới trí thức nhậnthấy sứ mệnh “Phát huy tư tưởng Phật giáo” là cấp thiết, không chỉ mang ý nghĩa truyềnđạo mà còn truyền tải thông điệp đạo đức, nâng cao tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước,đây mạnh phát triển giáo dục, văn học
Theo nhà nghiên cứu Trần Hoài Anh đã viết về đời sống phê bình văn học ở đôthị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975: “Tu tưởng Phat giáo được vận dụng vào phê bìnhvăn học là quan niệm triết học của Phật giáo như: nhân quả, luân hồi, tứ điệu đế, từ bi,
duyên nghiệp Và như vậy, tinh thần triết lý Phật giáo đã trở thành một hệ quy chiếu,
một chuan thâm mỹ dé đánh giá tác phẩm văn hoc.”[1] Ngôn ngữ thơ ca Phật giáo giai
đoạn 1965 - 1975 tại miền Nam sử dụng tiếng Việt, là tiếng nói hăng ngày, dễ đọc, dễ
17
Trang 19nhớ, gợi hình, gợi cảm Ngôn ngữ thơ được phá cách qua sự sáng tạo của thi nhân muốngửi tâm tư tình cảm đến mọi tầng lớp trong xã hội, nên ngôn ngữ trong thơ được sử dụngmột cách bình dị, nhưng giàu sức gợi tả.
Thơ trong giai đoạn này thường nói về thực trạng xã hội, sự sống, cái chết, tình
yêu, nỗi đau, thoát ly thực tại, ước mong của con người Ngoài ra, dựa trên ngôn ngữ
Phật học truyền thống, giới văn nghệ sĩ đã hiện đại hóa ngôn ngữ thơ cùng những danh
từ Phật học bằng âm Hán Việt thành chữ quốc ngữ, giúp cho thơ ca trong giai đoạn nàyrất đa dạng và súc tích
Những nhà thơ miền Nam giai đoạn 1965 - 1974 đã nhận thức được tầm quantrọng của thơ nên sử dụng ngòi bút của mình nói lên tiếng nói nội tâm, phản ánh mộtcách chân thật về tâm tư nguyện vọng của nhân dân miền Nam lúc bấy giờ Họ ý thứcđược hành động và trách nhiệm của mình.
1.2 Các tạp chí Phật giáo ở miền Nam giai đoạn 1965 - 1975 và Tạp chí VạnHạnh
1.2.1 Các tạp chí Phật giáo ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1965 - 1975Nhìn lại những tap chí Phật giáo tiêu biểu của những nhà văn, nhà nghiên cứu,nhà thơ tiêu biểu tại miền Nam, được ra đời trong những năm 1965 - 1975 tại thời điểmđất nước chia đôi hai miền Nam - Bắc trong đó gồm có chư Tăng Ni, cư sĩ và bộ phậnthi sĩ miền Nam lúc bấy giờ Với tình hình đất nước như vậy, những người con Phật tạimiền Nam hưởng ứng các phong trào dau tranh, biéu tình, v.v cùng với đó là những tạpchí Phật học đồng loạt ra đời, với mục đích mở rộng phong trào hoăng pháp lợi sinh,chấn hưng Phật giáo Việt Nam (09 - 05 - 1951) nuôi dưỡng tăng tài bao gồm cả những
cư sĩ tri thức học Phật.
Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận có viết: “Đứng về phía phươngdiện đảo tạo tăng tài, thành quả chỉ có thê được gọi là khiêm nhường so với sỐ lượngtăng sĩ thất học số tăng sĩ được đào tạo tại ba miền không thấm vào đâu "27 tr.39].Chư Tôn đức nhận thay nhiệm vụ dao tạo tăng tài lúc này rất quan trọng nên Phật giáo
ở miền Nam đã vận dụng mọi khả năng, học tập và phát triển tư duy, nhận thức về kiếnthức xã hội, cũng như giáo lý Phật Đồng thời đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng, tư tưởng,
nhận định, kiến thức, v.v cho người xuất gia nói chung và toàn dân tộc Việt Nam nóiriêng có thê hiểu được sự khó khăn vất vả của con người miền Nam trong những năm
1965 - 1975.
18
Trang 20Trong giai đoạn này không chỉ ra đời các tạp chí Phật học, mà còn xuất hiện cácvấn đề về kinh tế, xã hội, chính trị, luật, tư tưởng, nghiên cứu văn học trong và nướcngoài Theo nghiên cứu của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Danhmục tạp chỉ trước năm 1975, xuất bản đến 205 bài báo, như Tiên tuyển: Nhật báo/ PhamXuân Ninh (chủ nhiệm) Sài Gòn (1968), Hòa Bình: Báo - Sài Gòn (1969), The New York
times: Báo Sai Gon (1973), The Saigon pos: Báo - SaiGon (1974), Nguyệt san chính trikinh tế xã hội văn học nghệ thuật do Vũ Khắc Hoan chủ biên, và nhiều tờ báo giá trikhác.
Ngày 01 - 11 - 1963, cuộc đảo chính lật đỗ chế độ của Tổng thống miền Nam
Ngô Đình Diệm thành công đã mang lại cho người dân miền Nam quyền tự do tínngưỡng Vì vậy, Phật giáo Việt Nam ở miền Nam bước sang trang mới, các hoạt độngPhật giáo được thiết lập lại một cách bài bản, tạo cơ hội phát triển mọi mặt Nhưng vừa
ồn định không lâu thì những cuộc tranh chấp giữa các phe phái, dẫn đến các cuộc chiếntranh diễn ra khắp các tỉnh miền Nam Cuối cùng đến năm 1973, hiệp định Paris ký kết,
Mỹ rút quân hoàn toàn ra khỏi đất nước Việt Nam Từ đó, đất nước Việt Nam mới hoàn
Tại ba miền Bắc - Trung - Nam trước và sau năm 1950 xuất bản những tờ báonhư Những tờ báo Phật giáo đầu tiên có tên là Pháp Âm (31 - 8 - 1929) tại tỉnh Mỹ Tho,hai tờ báo Viên Âm (1933) cùng nhiều tạp chí khác ra đời tại miền Trung; Nguyệt san
Bo Dé (9 - 1949) ra đời ở miền Bắc do Tuệ Nguyệt Quang Thùy chủ nhiệm và Ni sư
Hải Triều Âm cùng các gia đình Phật tử ở miền Bắc đóng góp tích cực; Tập san Phương
Tiện (9 - 1951) do Hòa thượng Tổ Liên chủ nhiệm, mỗi tuần ra một số được phát hành
66 số thì tạm ngùng; Tap chí Giác ngộ xuất bản tại Huế do cư sĩ Chơn An Lê Văn Địnhchủ nhiệm và thầy Thích Trí Quang làm chủ bút; Nguyệt san Hướng thiện (1950 - 1951)
do Thiền sư Thích Thiện Minh xuất bản tại Đà Lat; Tạp chí Liên Hoa cũng được xuấtbản tại Đà Lạt do Huỳnh Văn Trọng chủ nhiệm, thầy Thích Nhất Hạnh chủ bút, được
19
Trang 21duy trì đến năm 1954; Tập san Giữ thơm quê me do Lá Bồi xuất bản (1965 - 1966), dùchỉ duy trì được một năm nhưng đã cho ra đời 12 số.
Nhìn chung trong những tạp chí Phật giáo tại miền Nam, ngoài Tap chí Vạn Hạnhthì còn có Tạp chí Từ Quang ra đời từ năm 1951 đến 1975, do Chánh Trí Mai Thọ
Truyền làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tại chùa An Quang Tạp chí Tu Quang là tạp chí có
số lượng tương đối nhiều và được duy trì thời gian dài Ngoài những tạp chí đã đượcchúng tôi nói đến thì có một số nguyệt san, tạp chí Phật học khác đã góp phần làm chovăn học Phật giáo ngày ngày một phát triển
Những bài báo có lực lượng sáng tác phong phú, có cả giới tu sĩ, cư sĩ và tri thức
yêu nước Trong đó, phải ké đến đóng góp của các vị danh tăng như HT Thích ThiệnSiêu, HT Thích Thiện Minh, HT Thích Mật Nguyện, HT Thích Minh Châu, HT ThíchTrí Quang, HT Thích Nhất Hạnh, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, Ni trưởng Hải Triều Âm;
đóng góp của các vị cư sĩ như Nguyễn Xuân Chữ, Phạm Công Thiện Cao Khả Chí, Trụ
Vũ, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Van Hau, Huỳnh Văn Trọng, Lê Văn Giáp Nhưng vìtình hình đất nước đang trong chiến tranh không ổn định, một số tác giả phải thườngxuyên ly tán, những thế lực lên nắm chính quyền cản trở, đình bản, thiếu nhân lực, thiếu
tiền chi trả, thiếu kinh nghiệm Vì thế, nhiều tập san, tạp chí, v.v có số lượng bài viết
không được duy trì lâu dài và thời gian phát hành chỉ vài năm, hoặc chỉ vài số sau đóngừng han
Nguyễn Đình Chú từng nói: “Van học Phật giáo trước hết là văn học của tăng lữ,của các Phật tử có nội dung trực tiếp thé hiện lý tưởng, tư tưởng, cảm hứng Phật đạo
Kể cả văn học của các tác giả tuy không phải tăng lữ, hoặc chưa han là Phật tử nhưngtác phâm vẫn thê hiện lý tưởng, cảm hứng Phật đạo một cách trực tiếp.”[5]Chính vì thé,những tác giả trong những tạp chí Phật học không chỉ bó buộc là người xuất gia hayPhat tử tai gia mà kê cả những người không theo Phật giáo nhưng viết bài liên quan đếnPhật giáo cũng có thé đăng tại các tạp chí Phật giáo
Sự ra đời của những tạp chí, nguyệt san Phật học 1965 - 1975 đã góp phần to lớntrong công cuộc giành lại quyền tự do tín ngưỡng: phổ biến kiến thức Phật học cho chư
Tang Ni, Phật tử cùng với giới tri thức, v.v của cả nước Những tap chí, tập san, nguyệt
san Phật giáo 1965 - 1975 vô hình trung trở thành nguồn lực xoa dịu những nỗi đau của
bao người, tạo sức sống đối với quan chúng và giúp con người biết vượt qua đau thương
dé hướng đến tương lai tốt đẹp
20
Trang 22Ở đây xin ghi lại một vài câu thơ của Trụ Vũ, với tỉnh thần dân tộc hòa quyệnvào tinh thần Phật giáo mang đậm nét bản sắc dân tộc:
“Việt Nam và Phật giáo Phật giáo và Việt NamNgàn năm xương thịt kết liềnTình sông nghĩa biển mối duyên mặn nông.”
Tháng 7 năm 1954, đất nước chia đôi hai miền Nam - Bắc nhưng trong tiềm thức
mỗi người dân Việt Nam không có sự phân chia Một số nhà văn, nhà thơ ở miền Nam
di cư ra miền Bắc và ngược lại ở miền Bắc di cư vào miền Nam Chính vì vậy, thơ ca ở
miền Nam trong giai đoạn này có sự giao thoa giữa miền Bắc và miền Nam
Với sự kiện những tạp chí Phật học ở miền Nam 1965 - 1975 6 ạt ra đời tronghoàn cảnh Phật giáo miền Nam có nhiều biến động, đã cho thay văn hoc Phat giáo ViệtNam mang tính thời sự, phát triển trong mọi thời đại Thế nên, những tạp chí, tập sanPhật giáo ra đời giống như một “bách khoa toàn thư” trong việc truyền bá thông tin,
nâng cao dân trí và có ý nghĩa thiết thực đối với con người
1.2.2 Tạp chí Vạn Hạnh ở miền Nam Việt Nam 1965 - 1975Van Hạnh (937 - 1018) là tên của một vị thiền su nồi tiếng ở hai thời nhà Lê vànhà Ly Ngài rất được vua Lê Dai Hành tôn kính và thường tham van triều chính Ngàiđược Lý Công Uan kính trọng mời làm quốc sư Thiền sư xuất gia năm 21 tuổi (năm
958), là đệ tử của Sư Thiền Ông tại chùa Lục Tô, làng C6 Pháp thuộc tỉnh Bac Ninh
Năm 980, quân Tống 6 ạt kéo quân xâm lược nước ta, vua Lê Đại Hành nhận thấy thếgiặc hùng mạnh và tàn ác nên hỏi tình thế thắng bại thế nào, nhà sư trả lời một cáchcương quyết: “Chỉ trong ba, bảy ngày giặc tất phải lui”, sau quả đúng như dự tính củangài, cuộc chiến giành thắng lợi hoàn toàn Thiền sư Vạn Hạnh cũng là người có cônglớn nhất trong việc ra đời triều đại nhà Lý, triều đại tiến bộ nhất trong chế độ phong kiếnViệt Nam, được duy trì trên 200 năm (1010 - 1226).[30]
Từ nhỏ Thiền sư Vạn Hạnh đã thông minh, am hiểu cả Nho - Phật - Lão, là người
có “trí thức vượt người thường” Ngài giỏi trên mọi lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xãhội, ngoại giao, văn học, v.v Ngài không chỉ có công cống hiến nhiều cho đất nước màcòn có tai tiên tri, người xưa gọi là “Sam truyền” Khi nhìn thấy Lý Công Uan còn là
một chú tiểu nhỏ, ngài đã nói: “Người này không phải người thường, mai sau sẽ làm
chúa cả nước” Cho nên ngài đã đem Ly Công Uan về nuôi dưỡng, chỉ dạy văn võ song
toàn đề trở thành một vị vua anh minh, tài gIỏI.
21
Trang 23Vào năm 105 Lê Hoàng mắt, Lê Long Đĩnh lên ngôi cùng sự cai trị tàn ác, suốtngày ham mê rượu chè, mỹ nữ, không có tài cai trị quốc gia và chăm lo cuộc sống củangười dân, làm cho dân chúng oán ghét Vừa lên ngôi chưa lâu thì đến năm 109 Lê LongDinh mat, Thiền su Vạn Hạnh đã đưa Ly Công Uẫn lên ngôi chuyền từ triều đại nhà Lê
sang triều dai nhà Lý Trong sách Văn hoc thời Lý do Lê Văn Siêu viết: “Cuộc đảo chánh
năm 1010 của Van Hạnh, sau cuộc đảo chánh năm 980 của Lê Hoàn, không mat mộtgiọt máu, không gây một oán thù ”[37]
Thiền sư Mãn Giác (1929 - 2006) từng nói: “Con đường Vạn Hạnh đi không phải
là con đường lên núi làm một nhà tu cô đơn khổ hạnh, cũng không phải con đường đưa
Sư đến chỗ ngồi nhìn vách quay lưng lại cuộc đời mà tu Con đường Sư đi là con đường
hành động với con tim vô tư, vô cầu, với quyết chí dốc cả tâm can phò trợ những người
khoan dung được lòng dân có hoài bão làm cho dân cho nước thịnh trị.”[14, tr.28]
Ngày rằm tháng 5 năm 1018, khi nhận thấy thân thể không thể trụ thế trên thếgian được bao lâu, thiền sư gol đồ chúng vào dặn dò băng dòng kệ rồi thị tịch Ngày
nay, dòng kệ được viết lại trong Thơ văn Lý Trần (tập 1) như sau:
“Thân như bóng chớp có rồi khôngCây côi xanh tươi thu não nùng
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông.”[32]
Ngô Tất Tố địchThiền sư Vạn Hanh song một đời thiền môn, ý Vi, ngoài việc tận tâm, tận tríphụng sự giáo pháp thì ngài không quên tinh tiễn tu chứng Qua đó cho thấy, ngài khôngchỉ có trách nhiệm với đất nước mà còn có trách nhiệm với tự thân Đề đến khi ra đikhông có lưu luyến gi, xem cuộc đời vô thường, chuyền hóa, có đó rồi lại không, từ lờidạy của ngài: “Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi” Ngài đã để lại lời giáo huấn cho thế hệmai sau noi theo, lời giáo huấn như tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta không sợ hãi,
không thối chuyền mà vẫn đương đầu, tiếp bước khi phải đối diện với khó khăn
Nhận thấy tỉnh thần “Hộ quốc an dân” đối với Thiền sư Vạn Hạnh phù hợp với
sứ mệnh, nguyện vọng của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn lúc này Vào ngày 17 - 10
- 1964, Viện đại học Vạn Hạnh được thành lập tại chùa Xá Lợi và chùa Pháp Hội, cho
đến năm 1966 dời về tại 222 Trương Minh Giảng (nay là đường Lê Văn Sỹ, TP Hồ Chí
Minh) do Hòa thượng Thích Minh Châu làm viện trưởng và Thượng tọa Thích Mãn Giác làm viện phó.
22
Trang 24Các vị lãnh đạo Phật giáo Việt Nam lúc này nhận thấy trách nhiệm đảo tạo Tăng
Ni, cùng tất cả các tầng lớp trí thức cần chung tay thắp lên ánh sáng Phật pháp cho nhữngngười mê mờ, lạc lối Trong công cuộc truyền bá chính pháp mang mục đích truyền tải
tư tưởng Phật giáo, đã phần nào xoa dịu lòng dân trong hoàn cảnh đất nước đang bị giàyxéo, thì Tap chí Vạn Hanh ra đời như đóa hoa tỏa ngát muôn phương.
Tuy rằng, Thiền sư Vạn Hạnh đã thị tịch rất lâu rồi nhưng với trĩ, tài, đức của
ngài vẫn sông mãi trong lòng người dân Việt Nam Điều đó được thể hiện qua thơ vănnói về Thiền sư Vạn Hạnh và sử dụng tên của ngài dé làm tiêu đề của một tạp chí Đến
năm 1967 ra đời bộ tư tưởng cũng đặt tên là Vạn Hạnh Ngày nay, tại miền Nam, một
sỐ trường học, con đường, các tô chức xã hội, bệnh viện, trung tâm thương mại, cùngtạp chí này cũng dùng tên ngài dé đặt tên
Tạp chí Vạn Hạnh được ấn hành cách đây khoảng 50 năm, đã có độ lùi lịch sử,đối với người nghiên cứu và người tiếp nhận đã có cái nhìn tổng quát nền văn học củanhững bậc tiền bối tại miền Nam trong những năm 1955 - 1975, không chỉ am hiểu về
tư tưởng Phật giáo một cách chuyên sâu mà còn am hiểu về văn hóa, giáo dục, xã hội,
v.v Tạp chí này được duy trì thời gian dài hơn so với các tạp chí, tập san khác.
Nội dung của Tạp chí Vạn Hạnh mang tính thời sự, giáo dục, v.v với nhiều bàinghiên cứu về văn hóa, lịch sử, tư tưởng, văn học như sự du nhập Phật giáo, Phật giáothời Lý - Tran, tư tưởng Phật giáo trong Truyện Kiéu, thơ ca Lý - Trần, cuộc đời và hànhtrạng Thiền sư Van Hạnh; nghiên cứu các tác giả tiêu biéu trong văn học trung đại như
Nguyễn Du, Nguyễn Trãi cùng với ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo trong sáng tác văn
chương của họ; truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc như ca dao, dân ca; ngoài ratạp chí cũng có những bài nghiên cứu về các nước trên thé giới như An Độ, Trung Quốc
và một số quốc gia ở phương Tây, vừa mang tinh thần siêu thoát phục vụ dân tộc vừamang tính đời thường gần gũi với độc giả
Ngôn ngữ trong thơ thiền thời Lý - Trần sử dụng băng tiếng Hán - Việt mang tínhchat “vô ngôn”, uyên thâm, thường nói về kinh điền; tâm thức, lý luận, triết học và cáccảnh giới đốn ngộ, v.v không có tướng trạng, màu sắc, khó đọc, khó hiểu Ngôn ngữ
trong Tap chí Vạn Hanh được ra đời trong những năm 1965 - 1975, đội ngũ tham gia
chủ yếu là giới trí thức đang sống và làm việc tại miền Nam, nên ngôn ngữ thơ mangđặc trưng miền Nam, với giọng hào sảng, khỏe khoắn, nồng ấm, sinh động, đi từ giản dịchân nguyên đên cao sâu thâm diệu giông như tính cách của con người miên Nam.
23
Trang 25Ngày nay, Thư viện Huệ Quang nhận thấy giá trị “Vạn Hạnh - tạp chí nghiên cứuphát huy văn hóa Phật giáo và dân tộc, không phải cơ quan của riêng ai để làm lợi choriêng ai”, do “một số học giả và nhân sĩ” chủ trương, được ấn hành trong khoảng thờigian 1965 - 1967, được biết ra tới số 25.”[18] Nhưng số 25 đã thất lạc nên Thư ViệnHuệ Quang chỉ phục chế 24 số (gồm cả cuốn 1 thượng và cuốn 1 hạ), được đóng thành
7 tập và ấn hành vào tháng 11, năm 2014 Trong đó có gần năm mươi bai thơ mang nộidung chuyên sâu về tư tưởng Phật giáo và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, mang âmhưởng trang trọng, thiết tha đến bình dị, chân nguyên đi vào lòng người Trong 7 tập,người nghiên cứu đã tìm thấy gần năm mươi bài thơ mang nội dung chuyên sâu về tưtưởng Phật giáo khá dày đặc của hơn 25 nhà thơ tham gia sáng tác.
Tho ca trong Tap chí Vạn Hạnh cũng là những bai tho mang tư tưởng Phật giáo
và có tầm ảnh hưởng lớn không chỉ trong thơ ca miền Nam mà còn thơ ca trong nền văn
học nước nhà Những bài thơ Phật giáo giúp văn học Việt Nam thêm phần phong phú
Những bài thơ trên Tap chí Van Hạnh giúp chúng ta nhận ra văn học thời chống Mỹ
không chỉ có văn học nói về chiến tranh, về lửa và máu, về người mẹ mat con, vợ mat
chồng, về cảnh chết chat chồng lên nhau mà còn xuất hiện những đóa hoa sen van nở,đám mây vẫn bay, ngọn lửa vẫn cháy, niềm tin Phật giáo vẫn còn lưu giữ đến muôn đời.Nhờ có niềm tin con người dù sống trong hoàn cảnh nào vẫn tìm thấy ý nghĩa của cuộcsong hiện tại cũng như niềm tin về tương lai Niềm tin ấy đã nuôi dưỡng tâm hon batdiệt vào Phật pháp, tiếp nối dòng văn học Phật giáo từ thế hệ này sang thế hệ khác
Tap chí Vạn Hạnh, có kích thước 16 x 24cm, được làm bang bìa cứng, hình ảnh
bìa là những ngôi chùa nôi tiếng như chùa Một Cột, chùa Linh Mu, hình anh Đức Phật
Thich Ca Mau Ni, v.v đã đem lại giá tri thâm mỹ đến thị hiéu người đọc Khi đọc những
số báo trên Tạp chí Vạn Hạnh, chúng ta sẽ đọc được những bài thơ của nhà thơ VũHoàng Chương được xưng là “Thi bá Việt Nam”; Thiền sư Thích Nhất Hạnh là vị thiền
sư có tầm ảnh hưởng lớn, được xem là “Người khởi xướng phong trào “Phật giáo dẫn
than’ từ thập niên 60 của thế kỷ 20”[25]; nhà thơ Trụ Vũ đa tai, ông vừa là nhà thư pháp,
nhà thơ và dịch giả; nữ thi sĩ Hoàng Thương Trang tên thật là Hoàng Thị Diệm Phương,
cô sinh ra ở Huế, cô vừa là nhà thơ vừa là người nghệ sĩ nổi tiếng ở miền Nam trước và
sau 1975.
Tạp Chí Vạn Hạnh là một tạp chí nghiên cứu nên nội dung không bị bó hẹp trong
chiến tranh tôn giáo - chiến tranh giành độc lập dân tộc, hay chỉ bó hẹp trong triết lý tôngiáo mà còn mang tính thời sự, khoa học và trở thành góc tiép cận mới cho độc giả Từ
24
Trang 26đó, người nghiên cứu khi tìm về những trang báo trên Tap chí Van Hanh đã nhận thayđây mà một trong những tặng phẩm quý giá mà các bậc tiền bối đã dé lại.
25
Trang 271.2.3 Khảo sát tác giả, tác phẩm thơ trong Tạp chí Vạn Hạnh 1965 - 1975
(Bản thống kê: tác giả, tác phẩm, số báo, số trang)
Số | Tác giả Tác phẩm Số Năm | Trang
thứ báo
tự
1 Phùng Kim 1 Thân phận người Việt | 22 1967 |7
Chú Nam
2 Trước thêm xuân mới 22 1967 |7
3 Bay chim trốn tuyết 22 1967 |7
2 Vũ Hoàng 4 Bút nở hoa dam 8 1965 |4-5
Chương 5 Biển câm nồi sóng 13 1966 | 78-80
6 Chuông chùa DiéuDé | 18 1966 | 129
4 _ | Tuệ Hải 16 Muôn thuở 3 1965 | 115
5 Nhất Hạnh 17.M6t mãi tên, rơi hai c| lhạ |1963 |78
ảo tượng
18 Kiến trúc chân như 8 1965 | 6-7
6 Dinh Hung 19 Trái tim hồng ngọc 10 1965 | 85-88
20 Vết chữ trăng sao 8 1965 |9
7 Lưu Kỳ Linh 21 Tự tại 20 1966 | 48
22 Hoa bat diét 20 1966 | 48
8 Van Nuong 23 Hướng về em Trang lIhạ |1963 | 79
9_ |Tâm Minh 24 Đường tu 18 1966 | 130
Tran Khai 25.Ta yéu 18 1966 | 130
10 | Hoài Khanh 26 Bài Võ lòng Ihạ | 1963 | 80
26
Trang 2811 Huyện Không 27 Mơ đêm thành đạo 8 1965 |8
28 Đêm thành đạo 20 1967 |30-31
12 | Duy Nghiép 29 Lich sử 17 1966 | 83-84
14 | Nguyễn Phố 30 Trưởng ca Nước 2 1965 | 116
31 Kỷ niệm thành đạo 8 1967 | 13
15 | Nguyén Van 32 Có thé một ngày nào đó | 20 1966 | 53-55
Phụng
16 | Doãn Quốc Sỹ 33 Ngăn cách Ihạ | 1963 | 81
34 Gian nho Ilha | 1965 | 81I7 | Nguyễn Sỹ TẾ 35 Thí nghiệm siêu hình 8 1965 | 214
20 | Đức Thuan 40 Mùa Giác Ngộ 8 1965 |3
2I | Trúc Thiên 41 Thơ và đạo 15 1965 | 9-18
42 Duyén sau 18 1966 | 131
43 Mat 22 1967 | 8
44 Còn 22 1967 |9
45 Có mặt 20 1967 |32-33 22_ | Trụ Vũ 46 Triêu dương 14 1967 | 84
Hạnh có trên 22 nhà thơ tham gia và gần 50 bài thơ Những bài thơ được đăng rải rác ở
các số báo, có những số có rất nhiều bai thơ như số 1 hạ, số 3, số 8, số 22; nhưng có
những số không có bài thơ nào như số 4, số 5, số 6, số 9, số 10, cho thấy thơ đăng trên
27Qua thống kê về tác giả, tác phẩm người nghiên cứu tìm thấy trên Tap chí Vạn
Trang 29Tạp chí Vạn Hạnh theo số lượng không đồng điều Ngoài ra, còn có nhiều bài thơ nhưBài Võ lòng, Ngăn cách sảng tắc trước năm 1965.
Tiểu kết
Từ nghiên cứu về bối cảnh lịch sử từ năm 1965 - 1975 cho thấy bối cảnh ra đời
của những bài thơ trên Tap chí Vạn Hanh vừa có ưu thế khi chế độ Ngô Dinh Diệm vừa
mới sụp d6 vào năm (1963) nhưng lại bị kìm kẹp bởi các thế lực khác như NguyễnKhánh, Nguyễn Văn Thiệu Chế độ tay sai của Mỹ tiếp tục thi hành những chính sách
kì thị Phật giáo nên các cuộc biểu tình nổ ra khắp nơi Phật giáo lại một lần nữa đóng
vai trò to lớn trong việc đẹp loạn phương Nam, đánh đuôi những đội quân hùng mạnh
giành lại chủ quyền dân tộc, giải phóng đất nước
Từ năm 1965 - 1975 tại miền Nam đã ra đời nhiều tạp chí Phật giáo, Tap chí
Vạn Hạnh ra đời đã phát huy dòng chảy bất tận của chính pháp và tiếp nỗi mạch nguồn
văn học Phật giáo từ văn học dân gian đến văn học hiện đại Cho nên, thơ trên Tạp chí
Vạn Hạnh có sự tiếp thu những cái hay cái mới của văn học nước ngoài nên mang tính
triết luận cao và vang vọng âm hưởng mới của thời đại Nghiên cứu những tác phẩm thơ
trên Tạp chí Vạn Hạnh người nghiên cứu mong muốn gợi mở cho người đọc có thêm
những góc nhìn mới lạ, ý nghĩa tàng ẩn trong con chữ mang mau sắc tôn giáo - tâm linh.
Theo dòng thời gian, thơ ca trên Tap chí Vạn Hạnh không còn mây người biếtđến, bị ngủ vùi trong những trang sách, giới độc giả trẻ ít quan tâm Cũng vì chữ quốcngữ trong những năm 1965 - 1975 đang trong quá trình phổ cập, vận động nên có một
số từ ngữ dùng khác với ngôn ngữ hiện đại Ví dụ như những từ như mùi tử khi, chimmuôn (muông), oan khiêm (khiên), sán - lạn (xán lạn), v.v Ngoài ra, một số nhà thơ trênTạp chí Vạn Hạnh thường viết hoa các chữ cái hoặc viết hoa chữ đầu, gạch ngang ởgiữa: PHẬT - ĐẢN, QUỐC - NẠN, VÔ - BIÊN, PHẬT, CHIẾN TRANH, Tử sinh, v.v.nhằm nhắn mạnh và tạo điểm nhắn trong lòng người đọc
Tạp chí Vạn Hạnh là tạp chí có tính chất chuyên ngành, trong một tập gồm nhiều
bài do nhiều người viết, nhiều ngôn ngữ Ngoài tiếng Việt còn có tiếng Anh, tiếng Pháp,
v.v được đóng thành tập, nội dung và nghệ thuật không bị bó hẹp trong khuôn khổ nhất
định Cho nên, Tap chí Van Hạnh ngoài nội dung da dang còn có nghệ thuật phong phú,
bao gồm nhiều thé tai, thé loại, từ ca dao, thơ ca, âm nhạc, đến văn xuôi, bai nghiên cứu,
truyện ngắn, tản văn, kịch thơ, v.v Với sự tham gia sáng tác của chư Tôn đức, trí thức
ở khắp Bac - Trung - Nam và nước ngoài.
28
Trang 30CHƯƠNG 2 THO TREN TAP CHÍ VAN HẠNH TỪ PHƯƠNG DIỆN CÁM
HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI
2.1 Cảm hứng chủ đạo
Cảm hứng có vai trò chủ đạo trong sáng tác văn chương Theo nhà nghiên cứu
Trần Đình Sử: “Cảm hứng là một tình cảm mạnh mẽ mang tư tưởng, là một ham muốntích cực đưa đến hành động Điều quan trọng là cần nhận ra cảm hứng như một lớp nộidung đặc thù của tác phẩm văn hoc Cảm hứng trong tác phẩm trước hết là niềm say mê
khẳng định chân lý, tư tưởng, phủ định sự giả dối mà mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực,
là thái độ ngợi ca, đồng tình với nhân vật chính diện, là sự phê phán, tố cáo các thế lựcđen tối, các hiện tượng tầm thường.” [40]
Cảm hứng có sức mạnh to lớn trong sáng tác thơ Người nghệ sĩ lấy cảm hứng từtình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu con người, yêu cái đẹp đề sáng tác thơ ca Chỉkhi nhà văn, nhà thơ có cảm hứng mới có thé sử dụng tư duy, lý trí, tình cảm qua lăngkính nghệ thuật, rồi mới cho ra đời những bài thơ sống động, mang ý nghĩa đến với
người đọc Cho nên, cảm hứng là trạng thái tâm lý, trí tuệ, là niềm say mê, là sự khát
vọng của người nghệ sĩ.
2.1.1 Cảm hứng tôn giáo
Trong giai đoạn văn học trung đại, bên cạnh những tư tưởng, quan niệm của Nho
giáo, có thê thấy hệ thống tư tưởng Phật giáo đã phát triển có phần vượt trội về số lượng
sáng tác và các loại kệ Vượt trội nhất là giai đoạn văn học Lý Trần, ra đời rất nhiều bài
“kệ” lầy cảm hứng tôn giáo làm cảm hứng sáng tác Đến với văn học hiện đại, cảm hứng
tôn giáo một lần nữa được sử dụng phổ biến trong thơ của Tạp chí Vạn Hạnh, với lựclượng tham gia gồm có tu sĩ, Phật tử và giới trí thức
Cảm hứng chủ đạo về tôn giáo có thé đó là cảm hứng về những giáo lý của Phật
giáo, Đạo giáo, Kitô giáo, v.v Cảm hứng chủ đạo tôn giáo trong thơ trên Tạp chí Vạn
Hạnh mang tỉnh thần Phật giáo hết sức đa dạng và phong phú, đã được những nhà thơtrên Tap chi Vạn Hạnh sử dụng xuyên suốt trong sáng tác
2.1.2.1 Tỉnh thần nhập thế
“Tinh thần nhập thế” là cụm từ thường được sử dụng trong Phật giáo trong Phậtgiáo Cụm từ này được bắt nguồn từ thời Đức Phật còn tại thé, thể hiện qua việc Ngàicùng với Tăng chúng di cư từ vùng núi cao sâu đến vùng quê hẻo lánh dé thuyết pháp
độ sinh Sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, muốn cho đạo Phật tồn tại và phát triển, Phật
29
Trang 31giáo phải tùy thời, tùy quốc độ, tùy người mà truyền đạo nhưng không vượt ra khỏi Tampháp ấn (khổ, vô thường, vô ngã).
Tổ sư Bách Trượng (một vi thiền sư nồi tiếng Trung Hoa) từng nói: “Nhất nhậtbat tác nhất nhật bat thực.” Có nghĩa là “Một ngày không làm một ngày không ăn.” Thếnên, hàn hậu học Tăng Ni thực hành theo lời dạy của tổ sư, họ không phải là nhữngngười ăn không, ngồi rồi mà là những người siêng năng làm việc, giữ gìn giới luật,
không trễ nai một giờ phút nào Vô hình trung, Phật giáo không chỉ là nơi nuôi dưỡng
suối nguồn của đạo pháp mà còn là nơi dung chứa mạch ngầm cho giới tri thức trongmọi thời kỳ.
Nhà bác học Albert Einstein (1879 - 1955) là nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ XX
nói rằng: “Nếu có một tôn giáo nào có thê đương đầu với nhu cầu khoa học hiện đại thì
tôn giáo đó phải là Phat giao.” [28]
Nói đến Phật giáo nhập thé không thé không nói đến tinh thần Bồ tát hạnh Tinh
thần Bồ tát hạnh trong những năm 1965 - 1975 giữa bối cảnh xã hội loạn lạc tại miền
Nam, thê hiện ở việc cửa chùa không đóng lại mà luôn rộng mở Thế nên, mái già lam
từ xưa đến nay không có khái niệm khép cửa, càng không có khái niệm đóng kín cửa
khi đất nước gặp nạn lâm nguy Mỗi người sinh ra ai cũng có thé đến chùa phụng sự
Phật pháp, tu học, tụng kinh, sám hối, tìm chốn quay về
Trong mỗi ngôi chùa có chúng xuất gia và Phật tử tại gia Chúng xuất gia là nhữngngười có trách nhiệm duy trì chính pháp; còn Phật tử tại gia là những người có tráchnhiệm hộ trì chính pháp, trở về nguồn tâm chân thật Cũng vậy, một trong những cảmhứng chủ đạo trong thơ Vạn Hanh từ tinh thần nhập thé của Phật giáo “dan dụ quần mê”,
“tỏ nẻo sinh tử”.
Những nha thơ thắm nhuan giáo lý Phật giáo như Nhất Hanh, Vũ Hoàng Chương,Nguyễn Phó, Trúc Thiên, Hoàng Thương Trang, v.v đã thể hiện quan điểm của mình.Thơ ca mang tinh thần Phật giáo cũng dựa trên tinh thần phương tiện trong đạo Phật, đó
là “ngón tay chỉ trăng”, ngón tay là phương tiện, trăng là chân dé
Ảnh sáng hoa đàm là tiêu đề của một bài thơ do Hoàng Thương Trang sáng tác,
thé hiện khát vọng chân thành của một người phụ nữ dam thắm, nhân hậu, thôi vào vườnthơ Việt làn gió tươi mới, trẻ trung và năng động Hoàng Thương Trang viết bài thơ vào
năm 1966, nhân ngày lễ Phật đản.
“Mây ngũ sắc kết vành trời rộng
Người hỡi người, cõi mộng nào đây?
30
Trang 32Chim muôn bay (muông)
H6i chim muôn bay (muông)Cánh ngọc thạch xây lầu cao vút
Và gió lạ muôn phương
Và tram hương nghỉ - ngút
Và hào - quang rạng thế giới ba nghìnTuyết băng tan
Trùng - trùng Hy - Mã - Lạp đứng im
Cánh hạc vỗ mang tin hoa Đàm nở
Cơn gió tiền - thân khởi đi từ đóDan sáo ngân lên chở bổng hồn bay
Cỏ nghiêng mình, hoa ủ - cánh hương say
Sen bừng nở, chói lòa chân bảy bước
Băm - hai tướng quý!, đời đời ơn phước
7
Bai tho từ cam hứng mung ngày Duc Phật thành dao nên tác gia đã dung côngkhắc họa một bức tranh tươi đẹp về cảnh sắc đức Phật Thích Ca thành đạo Theo quanniệm dân gian mỗi khi mây ngũ sắc xuất hiện là điềm lành, quốc thái dân an, ý nghĩamây ngũ sắc theo từ điển Phật học có nghĩa là mây năm màu, “người ta nói mây nay chỉhiện ra nơi nào có bậc Thánh nhân trú ngụ mà thôi” Mây ngũ sắc trong bài thơ này làvang hào quang của Đức Phật khi giác ngộ giải thoát tỏa khắp muôn phương Với nộidung của bài thơ, người đọc hiểu được tinh thần nhập thế có từ thời Đức Phật còn tạithé, đó là sau khi Ngài chứng ngộ không vào cõi giới Niết ban vô dư y3 mà ở lại cõi Ta
bà đề hóa độ chúng sinh
Bài thơ với nội dung ca ngợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có mặt trên thế giới này
là sự vi diệu cho muôn loài Bởi vì, Đức Phật hiện thân giữa “cõi mộng” đã đem giáo
pháp mà mình chứng ngộ làm “hào - quang rạng thế giới ba nghìn” tưới mát cho nhữngtâm hồn khô héo Sự ra đời của Ngài không gì khác ngoài “khai thị chúng sinh ngộ Phậttri kiến.” Nói cách khác, Phật giáo luôn đồng hành cùng với dân tộc:
“Anh đạo vàng từ đó cao - sang
1“Băm - hai tướng quý” là 32 tướng tốt của Đức Phật.
? Ngoài những bài thơ có trong Tài liệu tham khảo, những bài thơ còn lại đều được trích trong Tap chí Van
Hạnh.
3 Niết bàn vô dư y: Niết Bàn đã dứt sạch phiền não hữu lậu và không còn mang thân của nghiệp báo.
31
Trang 33Người hỡi người, nghe chim vỗ cánh
Nghe tình thương nảy mầm đâm nhánhNghe muôn loài
Tay chân thư - thái
Nghe lời reo miệng lưỡi êm đêmNghe tình thương từ dat day lên.”
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức Phật có dạy về câu chuyện Bồ tát Quán Thế Âm khi
được Đức Phật Thich Ca hỏi về pháp tu viên thông, Bồ tát từ chỗ ngồi đứng dậy, đỉnh
lễ thưa Phật về Pháp “Nhĩ căn viên thông”* nghĩa là phương pháp “lắng nghe, suy nghĩ
và tu” Cũng vậy, cảm hứng từ tinh thần nhập thế được thê hiện qua bài thơ đó là Đức
Phật - vị cha lành của nhân sinh, lúc thành đạo vì lắng nghe tiếng kêu khổ của chúng
sinh nên Ngài không về cõi an lành, mà ở tại cõi Ta bà hóa độ chúng sinh Đến khi chư
Phật, chư Bồ tát nhập Niết bàn cũng lắng nghe “tiếng muôn loài” kêu cứu mà độ tận,điều đó thé hiện tâm từ bi của Phật, Bồ tát rộng lớn bao la
“Người hỡi người tát cạn
Nắng hồng lên, tình thương lai lángMáu thôi chảy
Hồn thôi đauTâm - tư ngời trong sáng Không gian chìm
Thời gian không ngày tháng Chỉ tình thương
4Nhi căn viên thông: chính là phương pháp phan văn văn ty tanh, tức không xuôi dòng đuôi theo âm thanh mà trở
ngược lại tánh nghe, tức là từ cái nghe đề trở về tự tánh của mình, tức là dùng Trí chiếu soi chứ không dùng Thức
Tai mà nghe Trong cái nghe của Ngài, Ngài chuyên dụng khả năng nghe tiếng bên ngoài, dé nghe lại tự tanh nghe
của mình Đến lúc những cái sinh diệt diệt hết thì tánh vắng lặng hiện ra và khi ấy chứng được “nhĩ căn viên thông”, được hai thứ thù thắng: đồng với từ lực của mười phương chư Phật và cảm thông lòng cầu mong thương
cứu của chúng sanh trong sáu nẻo luân hoi.
32
Trang 34Tình thương chiếm muôn nơiTình thương giơ cao ngọn đuốc sáng ngời
Bước từng bước vào miền rộng lớn
Miễn xanh lam cỏ câyMiền biển khơi sóng gon
Ôi muôn nghìn năm
Ôi ngời rạng đuốc thiêng
Ôi hoa Từ - BiThơm ngát trăm miền.”
Với tinh thần nhập thé “Phật pháp bat ly thé gian giác” là biểu lộ tâm hồn của
người xuất trần nhập đạo không bị day dứt giữa những mâu thuẫn, chỉ tùy cơ ứng vật
Khi dân chúng gặp hoạn nạn thì những người đệ tử Phật là những người giữ lửa, truyềncảm hứng cho những người đang mất ý chí hay bị tha hóa Cho nên, giữa đạo với đời,giữa Phật với chúng sinh không phải hai mà chăng phải một Từ đó, giúp cho giáo lý mà
Đức Phật đã dạy gắn bó, đồng hành với dân tộc và đem đến lợi ích, an vui cho mọi loài
Dưới đôi mắt thấu tỏ giáo lý nhà Phật thông qua cảm hứng Hoàng Thương Trang
bài thơ Anh sáng hoa đàm đã cho người đọc hiểu hơn về tinh thần nhập thé của đạo Phật
Đó là người xuất gia không xa lánh đời, mà từ trong cuộc sống thế tục mà đồng cam
cộng khổ với mọi người Qua đó cho chúng ta thấy, mọi sự vật hiện tượng được vận
hành trong mối quan hệ sinh diệt luôn thể nhập vào nhau, như máu và hồn hòa quyệnvào thể tính chân như
Nhìn chung, tinh thần nhập thế của Phật giáo tư tưởng “khế lý, khế cơ, khế thời
và khé xứ” (hợp chân lý, hợp thời cơ, hợp thời gian, hợp xứ sở) dé thích ứng trong mọihoàn cảnh và dé dàng hội nhập, hòa đồng với nhiều quốc độ nơi Phật giáo truyền đến.Ngày nay, tỉnh thần nhập thế của Phật giáo được xác định như là con đường thể nhập
“mà ra ngoài xã hội có thể cứu dân giúp nước, còn ở nhà thì có thể thờ phụng mẹ cha và
lúc ở một mình có thé dùng dé hoàn thiện ban thân”
Từ tinh thần nhập thế, chúng ta có thể nhìn tại Việt Nam hiện nay có rất nhiềuhình bóng những nhà sư tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, dạy học, cứu trợ thiêntai, xây dựng chùa chiền làm nơi nuôi dưỡng tâm linh của người dân Việt Nam Họ từ
khi đi tu không ngừng nỗ lực học tập, trưởng dưỡng đạo đức, sống không chỉ giữ gìn
giới luật của người xuất gia mà còn giữ gìn giới luật của đất nước, sống có đạo lý, hiếu
thuận cha mẹ, cung kính thầy tổ và yêu thương mọi người, mọi loài
33
Trang 352.1.2.2 Tinh thần dũng
Bi - Trí - Dũng là ba tinh thần quan trọng trong Phật giáo nhưng có lẽ hai tinhthần về bi, trí được nói nhiều trong các nghiên cứu Phật giáo, còn tinh than dũng tuy ítđược nghiên cứu nhưng cũng là một trong ba đức tính quan trọng trong chốn thiền môn.Tinh thần dũng hiểu một cách đơn giản là nghị lực, ý chí, giúp con người vượt lên trênmọi gian khó Đối với một người xuất gia “đầu đội trời, chân đạp đất” nếu không códũng thì không thé giữ được manh áo nâu song, giữ gìn giới luật và vượt qua bao chướngngại, gian nan Vì thế, đũng là một trong ba tinh thần quan trọng cần có của tất cả mọingười.
Nói đến tinh thần dũng là nói đến sức mạnh tinh thần giúp bat kỳ ai không mat
đi thiện tâm trong dục vọng, mất đi nhân tính trong hận thù Dân tộc Việt Nam nhờ sứcmạnh tinh thần mà chiến thắng những đội quân xâm lược từ hùng mạnh Con người nhờ
có tinh than đũng đã không ngừng học tập, phát triển, sống là một người có đạo đức.Vậy sức mạnh tinh thần của một người đệ tử Phật là gì? Sức mạnh tính thần ay chinh 1a
sức mạnh cua nội tam dũng mãnh, kiên cố vượt qua mọi khó khăn, thử thách và cám dỗ
của cuộc đời.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay, tinh thần đũng luôn được đề cao
trong việc hoằng pháp và hành đạo của người con Phật Nhìn lại những áng văn bất hủ
về văn học thời Lý - Trần chúng ta thấy sự đóng góp to lớn của những vị thiền sư nhưTrần Nhân Tông, Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh, Mãn Giác và Không Lộ, v.v
trong việc dạy học, sáng tác văn chương, nuôi dạy đệ tử, tự trồng trọt để nuôi sông, họ
sống có trách nhiệm với đất nước, xã hội và con người Học theo hạnh của chư vi thiền
sư cho nên những những tác giả là người xuất gia được biết đến trên Tạp chí Vạn Hạnhnhư là Thích Tịnh Khiết, Thích Minh Châu, Thích Đức Thuận, Thích Nhất Hạnh vànhiều vị danh tăng khác đã sống có trách nhiệm với đất nước và tô đẹp cho đời Bởi thé,
dù là vua hay quan, du là thánh hay phàm cũng luôn có nội tâm đũng mãnh mới có thé
tu tập một cách chân chính Cũng trên tinh thần đó đạo Phật đã chuyền hóa tâm thức sốđông quan chúng trên tinh thần triết lý Phật giáo
Nhà thơ Biêlinxki có nói: “Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”
Câu nói trên của Bêlinxki trước hết muốn khẳng định vai trò của cuộc đời với thơ ca nói
riêng, với văn chương nói chung Về sau, khang định giá trị chân chính của thơ ca nhàthơ Trúc Thiên đã lay cảm hứng từ chứng nhân lịch sử, người thật việc that dé sáng tác
bài thơ Còn, được in trên Tap chí Vạn Hạnh.
34
Trang 36“giọt máu còn nhói đỏ
giữa lòng đóa hoa nâu.
oán thù còn mơ cóhồn kiếm giục đầu lâu
oan nghiệt đòi nhau đóqua từng nam mộ sâu
của nhau lại trả về nhautrăm năm cười khó han âu thé này.”
Trúc Thiên là một nhà thơ đặc biệt, nổi lên như cơn gió giữa bầu trời văn nghệmiền Nam, tên tuổi của nhà thơ gắn liền với những bài thơ, bài văn súc tích, những bài
dịch thuật, nghiên cứu mang tính triết lý sâu sắc của Phật giáo Nhà thơ Trúc Thiên tham
gia sáng tác rất nhiều tác phẩm về thơ, bài nghiên cứu, dịch thuật được in trên Tap chíVạn Hạnh và những tạp chí Phật học khác.
Nghệ thuật trước hết vì cuộc đời, vì con người, vì hiện thực rồi mới vì nghệ thuật.Nhà thơ Trúc Thiên cũng lấy chất liệu từ hiện thực của những vi tu sĩ, tuy chỉ khoác trênmình chiếc áo nâu, còn gọi là chiếc áo hoại sắc, áo giải thoát của những người xuất giasống đời sống thoát tục, trong niềm tỉnh thức, đúng với đạo đức đã tạo thành “đóa hoanâu” tỏa hương thơm ngát Từ cảm hứng tỉnh thần dũng đã xây dựng niềm tin cho quầnchúng, từ đó họ sống hết mình và tô đẹp cho đời như những “đóa hoa nâu” có đầy đủ từ
bi, trí tuệ và đó cũng là tinh thần Bồ tát đạo, xứng đáng là người đệ tử của Như Lai Doahoa đó không chi dan thân trong việc đấu tranh bảo vệ đất nước mà còn dan thân trong
những lĩnh vực từ thiện xã hội, giáo dục và văn hóa.
Nhà tu hành tùy duyên tùy ngộ nên ở hoàn cảnh nào thì ứng xử với hoàn cảnh đó
dé có thé an trú trong giây phút hiện tại Với cảm hứng tinh than đũng, những bài thơcủa Doãn Quốc Sỹ đã miêu tả dũng khí và tinh thần của người xuất gia thoát tục, hiênngang, và trái tim cứng ran cùng trí tuệ vượt bậc bằng hai câu thơ: “Tôi phải bay minh
lên cao/ Bỏ lại dưới chân những khúc đường vụn nát” Hai câu thơ cho thấy người xuất
gia không bị chi phối bởi ngoại cảnh bên ngoài, dù sống trong động nhưng lòng luôn bất
động, dù yêu thương muôn loài nhưng lòng chang van vương và tat cả đều được nói lên
tinh thần đũng trong những bài thơ trên Tap chí Vạn Hạnh
Tinh thần dũng được thể hiện trong bài thơ Một mãi tên, rơi hai cờ ao tượng củaThiền sư Thích Nhất Hạnh, đã nói lên tinh thần dũng của người xuất gia Đó là luôn
35
Trang 37luôn giữ tâm an trú trong mọi hoàn cảnh Sống giữa “ảo tưởng tồn sinh” vẫn luôn nở nụCưỜI.
“T6i đang mỉm cười an nhiên trong phút giây hiện tại
Nụ cười nở mãi trong bài ca mùa Xuân bat tậnTrong nụ cười kia em cũng sẽ thấy em còn mãi
Bởi vì em quả thực chưa từng bao giờ hiện hữu
trong ảo tưởng tồn sinh
nụ cười hôm nay, ta sẽ nhìn thấy ngày mai
tận cuối đường ảo tượng
không có gì đã qua và đã mat
không có gì sẽ qua và sẽ mat
và suối chim khuyên em hôm nay
Hãy vẫn cứ là bông hoa hát ca”.
Bởi vì, theo tinh than dũng trong đạo Phật không chỉ là tinh thần dũng nói về sức
mạnh của con người, mà còn nói về sức mạnh bên trong tâm hồn Sức mạnh bên trong
tâm hồn đã giúp cho chúng ta có thé vượt qua mọi cám dỗ, thị phi, giữa được mat hơnthua, vẫn “cứ là bông hoa hát ca” Thế nên, từ tỉnh thần an nhiên sống giữa cuộc đờitrong bài thơ cho thấy Thiền sư Thích Nhất Hạnh muốn nhắn gửi đến người đọc hãyluôn giữ cho mình niềm lạc quan, an vui trong từng chính niệm
Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: “Tho là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơnữa” Bài thơ ra đời trong cuộc chiến tranh chống Mỹ khốc liệt, mạng người chết như
cỏ rác đã thé hiện rõ nét qua câu thơ “gục đầu lâu” khang định tinh thần anh dũng, hysinh của con người trong chiến tranh bạo tàn Từ những hình ảnh chứa đựng triết lý sâu
xa là cảm hứng chủ đạo dé nhà thơ xây dựng tinh thần anh dũng “đóa hoa nâu” đã đượcmài giữa ý chí và nghị lực hy sinh cho cuộc sống hôm nay của mọi người được ấm no,hạnh phúc.
Trong thơ ca, ngôn ngữ càng dễ hiểu thì được đón nhận càng nhiều, nhưng nếungôn ngữ trong thơ ca càng khó hiểu thì tạo sự tò mò, học hỏi cho người đọc Doãn
Quốc Sỹ đã sáng tác bài thơ Giàn nho, tác giả đã xác lập các biểu tượng thiên nhiên có
mối quan hệ mắt xích không tách rời:
“Khoảng đất rộng mênh - mông của chúng ta bỗng trũng xuống một khoảng giữa
có bê sâu nên mênh - mông hơn cả khoảng đât mang nó
36
Trang 38Trong vùng khoảng trăng xuất hiện một giàn nho Giàn nho xanh om phía trước,một nhánh nho gay - gò bò ra phía giữa, một nhánh khác gay - gò hơn bò ra phía sau.Nhưng rồi tất cả giàn nho sẽ xanh tốt - tôi đoán thế.”
Với câu thơ “trong vùng khoảng trăng xuất hiện một giàn nho” tựa như nói đến
sự xuất hiện của con người, liên tưởng đến con người gầy gò, xanh om nhưng vẫn tin
vào tương lai tốt đẹp thông qua câu thơ “Nhưng rồi tat cả giàn nho sẽ xanh tốt.” Bài thơvới ngụ ý nói về tinh thần lạc quan cần có trong mỗi con người, những ai sống có tỉnhthần lạc quan mới có thể vượt qua mọi trắc trở, những ham hồ của cuộc đời dé đạt được
thành tựu tốt đẹp Nếu một người muốn trở thành một người chân chính thì phải biết chế
ngự lòng ham muốn, và tin vào chính mình Hòa thượng Hư Vân từng nói:
“Trong tâm có Phật,
Tôi không sợ sương sa lớp lớp, Tôi không sợ cát đá trùng trùng ”
Đức Phật Thích Ca Mau Ni từng day trong Kinh Phật thuyết phạm võng kinh Bồ
tát tâm địa phẩm rằng: “Các ngươi là Phật sẽ thành, ta đây là Phật đã thành.” [34] Qua
câu kinh trên giúp cho con người nhận thức rõ hơn về đạo Phật Phật không phải là ngôi
vị độc tôn, cũng không phải là thần linh, vì nếu như thế thì làm sao tất cả mọi người đều
có thể thành Phật
Hòa thượng Tinh Vân có dạy: “*Ví như Bồ tát Quán Thế Am từng du hành khắp
3000 đại thiên thé giới dé cứu khổ cứu nạn, nếu không chịu được khổ nhọc, nếu không
có lòng dũng cảm vô úy thì làm sao ngài có thé hóa độ được chúng sinh? Bồ tát DiaTạng cũng phải có lòng đũng cảm vào địa ngục cứu vớt chúng sinh, thì mới có thể phát
đại nguyện: ‘Dia ngục còn chưa hết chúng sinh phải chịu khổ, ta thề không thành
Phat.’”[50]
Tu tuong ay duoc thé hién trén Tap chí Van Hạnh, Vũ Hoang Chương cũng chorằng:
“Lòng mỗi chúng - sinh luôn có PHẬT
Đời hàn - sĩ nữa làm TANG ”
Giữa những khốc liệt của chiến tranh, thơ Vũ Hoàng Chương nêu cao tinh than
dũng, tạo nên “những câu thơ lấp lánh như những tắm huy chương” (Pauxtopxki) Nhà
thơ viết những câu thơ trên Tap chí Vạn Hạnh bằng cả sự chân thành kính với chư Tăng
Ni và Phật tử, thé hiện niềm tin vững chai “có Phật pháp thì có biện pháp” Con người
37
Trang 39được thể hiện trong thơ ông không đơn thuần có sự phân biệt rạch ròi giữa tăng và tục
mà trong tục có tăng, trong tăng có tục.
Khi một người tại gia nhưng có chí nguyện sống đời tục nhưng hành và học Phậtnhư một vị tăng Qua đó cho thấy nhà thơ có niềm tin Phật pháp Đó cũng là tỉnh thầndũng, vì có niềm tin vững chai với Phật pháp nên ông mới có thé viết rằng “Long chúng
- sinh luôn có PHẬT.” Câu thơ này, muốn nhấn mạnh Phật tính ở mỗi chúng sinh, tứcnói ban tinh; “Đời hàn - sĩ nữa làm TANG” nghĩa là thân làm người thé tục nhưng tâmhọc giáo lý chư Tăng, tức nói về thé “tướng” Câu thơ muốn nói đến hình tướng bênngoài tuy khác nhau nhưng thê tính bên trong chỉ là một
Trong bài thơ /#ớng về Chân Như của nhà thơ Vũ Hoàng Chương, cũng thé hiệntinh than dũng trong đạo Phật, không chỉ là thé hiện sự dũng mãnh bên ngoài mà cònnói về nội lực bên trong của người xuất gia Tỉnh thần dũng mãnh đó được thé hiện qua
ý chí kiên cường của Đức Phật Thích Ca Dù có vợ đẹp, con ngoan, địa vị, danh vọng
nhưng vẫn quyết chí xuất gia để tìm con đường giải thoát cho bản thân và cho nhân loại
“Người đã đi tìm chân hướng cuộc đời
Lầa lầu son - điện ngọc
Bỏ lợi danh - vương nợ - công hầu
Xa vợ, rời con - trần - lụy khổ - đau
Người đã lên đường tìm chân - lý
Quyết thoát vòng kiềm - tỏa của thời - gianMặc gian nguy,
Mặc năng sớm mưa tàn,Mặc núi thăm, rừng sâu,
Mặc yêu tinh cám dỗ.”
Vũ Hoàng Chương đã xây dựng thành công nghệ thuật ngôn từ, “dũng” qua tinhthần dũng của Đức Phật, để được giác ngộ giải thoát, Đức Phật sau khi xuất gia phải
vượt qua bao chướng ngại của rừng sâu, nước độc, sống một mình giữa yêu ma, các loài
thú đữ, v.v nhưng Ngài không hề sợ hãi, không bị cám dỗ của tiền tài, danh vọng mới
có thé chứng dao
Qua bài thơ giúp người đọc vô cùng khâm phục và ngưỡng mộ trước tinh thần
dũng của đức Phật Rồi từ đó, những người đệ tử Phật có thé hiểu rằng chỉ khi con người
từng trải qua quá trình tu tập mới hiểu được những gian khó của một người xuất gia Bởi
38
Trang 40thế, trước khi xuất gia phải phát tâm Bồ đề đũng mãnh Dù đã trở thành một người tu sĩcũng phải giữ gin và phát khởi tâm Bồ dé đũng mãnh được kiên có hơn.
Cho nên, người muốn chế ngự tham lam và sân hận cũng phải đũng cảm vượtqua mọi cám dỗ mới có thể tránh làm việc ác Nói đến tinh thần dũng cũng là nói đến
sự thông cảm, lòng khoan dung mà Đức Phật dạy cho chúng tại gia và chúng xuất gia,
đó là những đức tính cần có trong mỗi con người Nếu như con người trên thế gian không
có sự mạnh mẽ thì sẽ không có nghị lực dé chiến thắng lòng ích kỷ, hận thù, ganh ghét,phiền não, vô cảm Kinh pháp cú, kệ 183 Đức Phật có dạy:
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Giữ tâm ý trong sạch
Chính là lời Phật dạy.”[10]
Trong nhà Phật có câu: “Tha rơi vào địa ngục chứ không sống trái với chính đạo”
Nhà thơ Viên Mai (1716 - 1797) là thi nhân nổi tiếng đời nhà Thanh, cũng có nhận địnhrat hay rằng: “Làm người không thé không phân biệt giữa nhu mì và nhu nhược, giữa
cương cường và cường bạo, giữa kiệm ước và biên lận, giữa trung hậu và hôn ngu, giữa
sáng suốt và khắc bạc, giữa tự trọng và tự đại, giữa tự khiêm và tự tiện, may cái đó hìnhnhư giống nhau mà thực khác nhau” [33] Khi đứng giữa sự sống và cái chết, giữa mê
và ngộ, giữa chính và tà, v.v thì tư tưởng, ý chí và hành động của con người quyết địnhhết thay thiện ác, tốt xấu, giàu nghèo, sang hèn Quan trọng là con người có đũng mãnh
dé làm chủ được tự thân hay không Chính vì thế, muốn giữ được tâm từ bi con ngườicần phát tâm dũng mãnh dé chế ngự mọi cám dỗ vinh hoa, giữ gìn giới luật, vượt quabao cám dỗ của thế gian
Học theo lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: “Vô ngã, vị tha, cứu khổ cứunạn” Chư Tăng Ni nếu trong tâm có Phật, chắc chắn sẽ đưa đến con đường giải thoát,
giác ngộ cho mình và cho muôn người Trong đạo Phật người có dũng thường đi đôi với
từ bi và trí tuệ, nêu người có đũng mà không có từ bi và trí tuệ sẽ thành người tàn ác và
bạo động Một người có đầy đủ Bi - Trí - Dũng sẽ sống bình an trong hiện tại và giải
thoát trong tương lai.
Nếu không có một trái tim thương người, đồng cảm với những số phận khổ đau,
bị các thế lực tàn ác chèn ép, đày đọa thì những người mặc áo cà sa không bao giờ xả
thân vì đạo, nhưng cũng chính từ trái tim nhân từ, dù hy sinh vì đạo quyết không “tuốt
gươm, bông súng.” Ngoài những người mặc áo cà sa, “tat cả Phật tử trong giai đoạn này
39