1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Văn học: Tiếp nhận, nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong văn học, nghệ thuật Việt Nam đương đại

90 7 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiếp nhận, Nghiên cứu Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong Văn học, Nghệ thuật Việt Nam đương đại
Tác giả Dương Huyền Trang
Người hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàng
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành Văn học Việt Nam
Thể loại Luận văn thạc sĩ Văn học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 24,35 MB

Nội dung

Tìm hiểu quá trình tiếp nhận, nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong văn học, nghệ thuật Việt Nam từ khi các tác phâm mới ra đời cho đến nay - khi ông đã khép lại sự nghiệp sáng t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƯƠNG HUYEN TRANG

TIẾP NHAN, NGHIÊN CỨU TRUYỆN NGAN NGUYEN HUY THIỆP

TRONG VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC

HÀ NOI 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƯƠNG HUYEN TRANG

TIẾP NHAN, NGHIÊN CỨU TRUYỆN NGAN NGUYEN HUY THIỆP

TRONG VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

Chuyên ngành: Van học Việt Nam

Mã số: 8229030.04

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

Tiến sĩ Nguyễn Thị Năm Hoàng

HÀ NỘI 2023

Trang 3

MỤC LỤC

ý 3

1 Lý do chọn để tải - 5s cs CS E9 1211715211211 11 T11 T1 11 T1 H1 1111 1x1 ray 3

2 Lich sử nghiên cứu vấn đỀ St cn tt E121 1111121111111211111111111111111111111111111111111 1111111 txe 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2: 2 S£++*+EE£+EE£EEE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1211 11211, 8

4 Muc dich va y nghia nghién Cu 0 ee 9

5 Phuong phap nghién uu 9

6 Bố cục luận VAN vec eeceeccesessesssesssssesssssesscsucssessesstsavssucsssussussussessussussussussussussutsussusssesatensscasscseesseass 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA LUẬN VĂN . cccccccccrreccee 11

1.1 Lý thuyết tiếp nhận trong nghiên cứu văn hOC ccessscsseessesssessesssecssessesssessesssessesssecssessessueeseesseess I1 1.2 Nguyễn Huy Thiệp - một hiện tượng đặc sắc của văn học Việt Nam đương đại 17

1.2.1 Sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Thiệp 2-2-5 5SSE‡2xeEEeEEEEEEEErrkrrrrrrrrres 17

1.2.2 Quan điểm sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp -¿-22- 22c 2Et2EkS2EEtEEtEEErerkrerkrerrkee 20

Tiểu kết chương 2 2 22s 22s 2 1 2211271127112112212T11 T11 T11 T1 T1 n1 nay 41

CHƯƠNG 3: SỰ TAI SINH TRUYỆN NGAN NGUYẼN cc:222vtcttrtrrrrrrrrrrrrirrrrrrriee 43 HUY THIỆP TRONG NGHỆ THUẬT DUONG ĐẠI -2- 22 ©S©E+EE££EE£EEEEEEEEEEEEEEEerkrrrkerkee 43

3.1 Phim Tướng về lưu và sự tái sinh truyện ngắn cùng tên của đạo điễn Nguyễn Khắc Lợi 45

3.2 Phim Thuong nhớ đồng quê và sự tái sinh các truyện ngắn Thương nhớ đồng quê, Những bài

học nông thôn của đạo diễn Đặng Nhật Minh G1 1 9v HH HT HH gi ng nrưn52

3.3.Truyện ngắn Những người thợ xẻ và sự tái sinh truyện ngắn cùng tên của dao diễn Vuong Đức

4Ý 62

3.4 Phim Tâm hồn mẹ và sự tái sinh truyện ngắn cùng tên của đạo diễn Phạm Nhué Giang 70

Tiểu kết chương 2 - ¿5° 2S 2EE9EE9E1921121121117121171121171111211 11.111.111.111 11x 1g 80

I.)00/009:7)89 0 85

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử văn học, có những tác giả mà tầm vóc, dấu ấn được khẳng định

không chỉ bằng bản thân các tác phẩm, mà còn qua quá trình tiếp nhận các tácphẩm ấy và ảnh hưởng của tác giả lên đồng nghiệp hoặc các thế hệ văn nghệ sĩ

sau đó Nghiên cứu lịch sử tiếp nhận sáng tác của các tác giả như vậy không chỉ

giúp định vị một cách thấu đáo tác giả đó trong nền văn học một giai đoạn, ma

còn cho thấy được quá trình vận động của những quan điểm tư tưởng và nghệ thuật chi phối đời sống văn học nghệ thuật trong các giai đoạn.

Trong văn học Việt Nam đương đại, chúng ta không thể không nhắc tới nhà

văn Nguyễn Huy Thiệp Ông là một trong những tác giả lớn, có đóng góp quantrọng bậc nhất vào tiễn trình d6i mới của văn học nước nhà Với các tác phẩm đặcsắc của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã mang đến cái nhìn độc đáo, sâu sắc, đa chiều

về con người và hiện thực, thé hiện những suy tư, trăn trở đầy trách nhiệm của

người cầm bút với nhiều vấn đề của đời sống, của dân tộc từ hiện tại đến quá khứ,

lịch sử; và một lối viết đa dạng, linh hoạt, mới mẻ, hấp dẫn Cùng với Nguyễn

Minh Châu, có thê nói Nguyễn Huy Thiệp là một trong hai nhà văn tiêu biểu hàng

đầu của nền văn học Việt Nam sau 1975.

Nguyễn Huy Thiệp là cây bút có sự nghiệp văn học khá đa dạng, bao chứa

nhiều thể loại - từ truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, thơ đến phê bình văn học, nhưng

dau ấn ông dé lại đậm nét nhất là ở thé loại truyện ngắn Với sự mới mẻ, độc đáo,

đa dạng, phong phú, truyện ngắn của ông không chỉ tạo nên những quan điểm tiếpnhận rất đa dang của công chúng mà còn là đối tượng dé giới nghiên cứu, phêbình thé nghiệm những hướng tiếp cận, những lý thuyết và phương pháp nghiên

cứu khác nhau, bên cạnh đó nhiều tác phẩm còn được các nghệ sĩ tái sinh, chuyển thê trong các loại hình nghệ thuật khác Tìm hiểu quá trình tiếp nhận, nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong văn học, nghệ thuật Việt Nam từ khi các tác phâm mới ra đời cho đến nay - khi ông đã khép lại sự nghiệp sáng tác và rời

xa trần thế, có thé giúp chúng ta thấy được tầm vóc, sức ảnh hưởng của ông đối

3

Trang 5

với đời sống văn nghệ, và cũng có thể góp phần giúp chúng ta thấy được nhữngvận động, biến đổi trong thị hiểu thâm mỹ của công chúng cũng như quan điểmnghệ thuật, các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu văn học của các nhà nghiên

cứu, phê bình; và sự gặp gỡ, giao thoa cùng những tiếp biến trong cách nhìn nhận

và thé hiện đời sống của các nghệ sĩ ở một số loại hình nghệ thuật khi khai thác, chuyền thê truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

Từ những lý do mang tính lý luận và thực tiễn như trên, ở luận văn này,

chúng tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu về quá trình tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn

Huy Thiệp trong văn học nghệ thuật Việt Nam đương đại, từ đó giải mã sức hấpdẫn của một hiện tượng văn học độc đáo thé hiện qua các khuynh hướng tiếp nhận,

lý giải, đánh giá và tái sinh tác phẩm của ông

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nguyễn Huy Thiệp là một tác giả, một hiện tượng văn học đặc sắc, phức tạp,

tạo nên sự chú ý nôi bật của văn học đương đại Việt Nam Từ những tác phẩm

đầu tiên cho tới khi qua đời (năm 2021), Nguyễn Huy Thiệp và sác sáng tác của

ông đã làm tốn rất nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu phê bình, các tác giả

văn học, người đọc Nguyễn Huy Thiệp được nhắc đến như người đã làm thayđôi và tạo ra bước ngoặt cho văn chương Việt Nam từ sau năm 1975 Cho đếnhiện tại, những tác phẩm của ông vẫn khiến nhiều thế hệ độc giả say mê và trởthành chủ đề hấp dẫn trong giới nghiên cứu

Từ khi Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên văn đàn vào năm 1985 đến năm

1989 đã có khoảng 70 bài viết về sáng tác của nhà văn này Phạm Xuân Nguyên

quan sát thấy “That hiếm trong văn chương Việt Nam xưa nay, tôi dam chắc là

chưa có, một nhà văn nào vừa xuất hiện đã gây được dư luận, càng viết dư luận

càng mạnh, truyện chưa ra thì người ta đã kháo nhau, truyện đăng rồi thì tranhnhau tìm đọc, đọc rồi thì gặp nhau bình phẩm, bàn tán, chốn phòng văn cũng nhưchốn vỉa hè đầu đâu cũng kháo chuyện Văn đàn thời đổi mới đã khởi sắc, bỗng

khởi sắc hắn, đã náo động, càng thêm náo động, bởi những cuộc tranh luận, car

tranh cãi, quanh sáng tác của Nguyễn huy Thiệp” [27, tr.6] Tính chất “hai lần lạ”

4

Trang 6

cả về nội dung và nghệ thuật trong các truyện ngăn của Nguyễn Huy Thiệp gâynên những phản ứng hết sức đa dạng của công chúng và giới phê bình, tạo ranhững cách đọc trái chiều, những tranh luận sôi nổi không chỉ về bản thân các

sáng tác đó mà còn về cách viết và cách đọc văn học nói chung “Song song hai quá trình: Nguyễn Huy Thiệp cứ viết, mỗi tác phẩm là một sự kiện, và giới văn học, cả công chúng đọc, cứ không ngớt bàn luận, bàn tán Khen chê cứ là Am i, mạnh mẽ và quyết liệt Chung quy ở một điểm, nhưng là điểm mau chốt, sinh tử,

mà chỉ đến thời đôi mới mới được đặt ra dé tìm cách giải quyết triệt dé: cách đọc.Nguyễn Huy Thiệp, bằng tài năng của mình, đã giúp lý luận phê bình văn họcnước nhà tiến lên được một bước mới, tiếp cận được một lý thuyết văn học quantrọng của nhân loiaj cuối thé ky XX: lý thuyết đọc” [27; tr 6] Năm 2001, PhạmXuân Nguyên đã biên soạn cuốn sách Di tim Nguyễn Huy Thiệp trong đó tập hợp

54 bài viết của các nha nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nước về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp từ các góc nhìn khác nhau Theo soạn giả của cuốn sách,

đó mới chỉ là một phần ba số bài viết đã đăng trên các báo chí về sáng tác của

Nguyễn Huy Thiệp, và “Nguyễn Huy Thiệp có lẽ là người đầu tiên trong văn học

Việt Nam lập kỷ lục có được nhiều bài viết nhất về sáng tác của minh, chỉ trongmột thời gian ngắn, và không có độ lùi thời gian Phê bình tức thời theo sáng tác,

liên tục, lâu dài Không chỉ trong nước, cả ngoài nước; không chỉ người Việt, cả

người ngoại quốc” [27; tr.7] Có thể nói đây là cuốn sách tái hiện một cuộc tranhluận sôi động về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong đời sống văn học Việt Namthời kỳ Đổi mới, phác thảo một chân dung văn học phức tạp được nhìn từ nhiều

góc độ, được soi rọi và bàn luận, đánh giá từ nhiều quan điểm khác nhau.

Năm 2007, cùng với Nguyễn Minh Châu và Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy

Thiệp được đưa vào Giáo trình Van học Việt Nam sau 1975 của Trường Dai học

Khoa học Xã hội và Nhân văn — Dai học Quốc gia Hà Nội như một trong ba tácgiả tiêu biểu của thể loại truyện ngắn Ông được giới thiệu và phân tích là một nhà

văn có phong cách “đa dạng, biến ảo” với những truyện ngắn đặc sắc về chỉ tiết,

tình huống, hình thức kế chuyện và đoạn kết độc đáo [21].

5

Trang 7

Khi lý thuyết về Chủ nghĩa hậu hiện đại được tiếp nhận và ứng dụng trongnghiên cứu văn học Việt Nam, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là một đối tượngđược đề cập và phân tích với tần suất khá lớn trong những bài viết về dấu ấn, cảm

quan hậu hiện đại của văn học Việt Nam đương đại, tiêu biểu là các bài viết Nguyễn Huy Thiệp trong bồi cảnh văn hoá hậu hiện đại sơ kì những năm dau đổi mới của Phạm Ngoc Lan, Nhân vat hậu hiện dai trong truyện ngắn Việt Nam sau

1986 của Lê Văn Trung, Tinh chất carnaval trong ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam đương đại của Phùng Gia Thế.

Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp tiếp tục được phân tích từ một cái nhìn vừasâu sắc, vừa có tính tổng kết trong công trình về Văn học Việt Nam trong bồi cảnhđổi mới và hội nhập quốc tế, đô là các bài viết Ai đọc Nguyễn Huy Thiệp?

Xã hội học văn bản về hiện tượng văn học của Phùng Kiên, Van học Việt Nam đổi

mới - Nhìn từ điện ảnh của Lê Thị Dương, Om dau, bệnh tật, cái chết: Tự sự thân thé trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp của Mai Anh Tuan, Nguyễn Huy

Thiệp - bước ngoặt của văn học Việt Nam sau năm 1975 của Lã Nguyên.

Năm 2017, Hội thảo khoa học quốc tế Phê bình sinh thái - Tiếng nói bản địa

- Tiếng nói toàn cấu là một dién đàn có quy mô lớn về phê bình sinh thái tại ViệtNam được Viện Văn học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tô chức Tạihội thảo đã có những bài viết vận dụng lý thuyết Phê bình sinh thái để phân tíchvăn học Việt Nam đương đại, trong đó có truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp như:Tiếng goi cua tự nhiên: Khúc ngoặt sinh thái trong văn học Việt Nam đương đạicủa Trần Ngọc Hiểu - Dang Thị Thai Hà, Giai nhị phân người/ tự nhiên và diễnngôn mới về nhân tính (Đọc những truyện ngắn về tự nhiên của Nguyễn Minh

Châu và Nguyễn Huy Thiệp) của Trần Văn Toàn, Vấn đề thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của Nguyễn Thị Thuý Hằng.

Từ góc nhìn thể loại, các công trình nghiên cứu về truyện ngắn Việt Namđương đại cũng đã nhìn nhận, phân tích tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp như lànhững dẫn chứng sinh động cho sự vận động và những đặc điểm của thể loại nàytrong đời sống văn học Việt Nam đương đại Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

6

Trang 8

được mô tả là “hiện tượng nôi bật của văn học Việt Nam đương đại” [43; tr.79]

và được đặt trong mục Truyện ngắn Việt Nam đương đại - Tiếp cận từ những hiệntượng trong sách Truyện ngắn Việt Nam đương đại - Diễn trình và động hướngcủa Lê Hương Thuỷ Nguyễn Thị Năm Hoàng trong sách Truyện ngắn Việt nam

sau 1975 - Nhận diện và Tương tác cũng đã đề cập đến truyện ngắn Nguyễn Huy

Thiệp như một hiện tượng được giới nghiên cứu phê bình đặc biệt quan tâm trong

đời sống thé loại Nhiều tác phẩm của nhà văn này đã được chon dé phân tích trong các luận điểm của cuốn sách này về sự vận động của truyện ngắn Việt Nam

sau 1975 trên các phương diện: nhân vật, tình huống, kết cau và ngôn ngữ

Cuốn Du hành giữa các văn bản - Nguyễn Huy Thiệp và xã hội Việt Nam sau

1975 là một công trình nghiên cứu sâu về hầu hết các sáng tác của nhà văn NguyễnHuy Thiệp Trong đó, khi phân tích, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận từ góc độ liên

văn bản và liên ngành Tác giả Nguyễn Văn Thuan cho rằng “Nguyễn Huy Thiệp

là một tài năng lớn và phức tạp Dư luận bạn đọc rất trái chiều, các đánh giá về

ông thường ít khi thống nhất Trong khoảng hơn 40 năm cầm bút, ông là nhà văn

đã gây nên nhiều cuộc tranh luận văn học Có người khen ông hết lời nhưng cũng

có người chê ông hết lời Mà sự khen hay chê đều tỏ ra ít nhiều có lý” [42; tr.61].Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đến nay đã được phân tích trong khoảng 100khóa luận tốt nghiệp, 70 luận văn thạc sĩ và 5 luận án tiến sĩ

Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là đối tượng của trong các công

trình nghiên cứu, phê bình văn học, mà còn được các nhà biên kịch, đạo diễn

chuyên thể sang nhiều loại hình nghệ thuật khác như phim, kịch nói, hay tranh

vẽ Đáng chú ý nhất là các tác phẩm điện ảnh được chuyên thé từ truyện ngắnNguyễn Huy Thiệp Tác giả Lê Thị Dương trong bài viết Văn học Việt Nam đổi

mới - Nhìn từ điện ảnh đã đánh giá: “Trong số các tác giả có tác phẩm văn học

chuyền thé sau đổi mới, Nguyễn Huy Thiệp là cái tên được nhắc nhiều nhất,Không chỉ là hiện tượng của văn học thời kì Đổi mới, Nguyễn Huy Thiệp cũng

đã trở thành “thỏi nam châm” có sức hút mạnh mẽ với điện ảnh đổi mới qua 5 tacpham được chuyên thé hoặc cung cấp ý tưởng điện anh: Tướng về hưu, Thương

7

Trang 9

nhớ dong quê, Những bài học nông thôn, Những người thợ xẻ, Tâm hon me”[7; tr.537] Sức hút và cảm hứng mà các tác phâm của Nguyễn Huy Thiệp mangđến cho nghệ sĩ điện ảnh đã thêm một lần nữa chứng minh cho tầm vóc và sự ảnh

hưởng lớn lao của nhà văn với đời sống văn học nghệ thuật nước nhà thời kỳ

đương đại.

Có thê nói, lịch sử tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã cho thấy

sự hiện diện sinh động của vấn đề người đọc va sự chi phối của một loạt yếu tố

khách quan và chủ quan đối với việc đọc, giải mã và đánh giá các hiện tượng văn

học trong đời sống văn nghệ Việt Nam từ thời kỳ Đổi mới Tuy nhiên, theo quansát của chúng tôi, có rất ít những công trình hệ thống hóa, phân loại, đánh giá quátrình tiếp nhận tác phẩm của ông Bên cạnh đó, việc tái sinh, chuyển thé tác phẩmtruyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp sang các loại hình nghệ thuật khác như sân

khấu, điện ảnh cũng chưa được tổng thuật và nghiên cứu xứng đáng Vì thế, luận văn của chúng tôi nghiên cứu tông quát, phân loại, đánh giá các khuynh hướng nghiên cứu, phê bình, chuyên thé truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, góp phan làm

rõ mức độ ảnh hưởng của Nguyễn Huy Thiệp trong đời sống văn học nghệ thuật

đương đại một cách toàn diện và sâu sắc hơn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là các công trình nghiên cứu truyệnngắn Nguyễn Huy Thiệp trong văn học Việt Nam đương đại và những tác phẩmđiện ảnh được chuyên thê từ truyện ngắn của nhà văn

Phạm vi nghiên cứu của luận văn này là các công trình nghiên cứu, phê bình

đã công bố đến năm 2022 (ở thời điểm bat đầu thực hiện luận văn) về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp tiêu biểu cho một số khuynh hướng tiếp nhận và nghiên cứu văn học đương đại, và các tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ truyện ngắn

của ông, bao gồm các bộ phim Tướng về hưu (1988) của đạo diễn Nguyễn KhắcLợi, Thương nhớ đồng quê (1995) của đạo diễn Đặng Nhật Minh, Những người

thợ xẻ (1998) của đạo diễn Vương Đức và Tâm hôn mẹ (2011) của đạo diễn Phạm

Nhuệ Giang.

Trang 10

Do những hạn chế về tư liệu và với khuôn khổ của một luận văn, chúng tôigiới hạn phạm vi nghiên cứu là những công trình nghiên cứu truyện ngắn NguyễnHuy Thiệp đã công bố ở trong nước và những tác phẩm được chuyền thé từ truyệnnganNguyén Huy Thiệp trong điện ảnh Những bai viết, công trình xuất bản ở

nước ngoài cũng như các tác phẩm chuyền thé từ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

trong sân khâu không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận van.

4 Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu

Luận văn hướng đến mục đích nhận diện, phân loại các công trình nghiên cứu,phê bình truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp theo các khuynh hướng tiếp cận và

phương pháp xử lý văn bản cũng như phân tích các bộ phim chuyên thể từ truyện

ngắn Nguyễn Huy Thiệp, qua đó đánh giá khái quát về mức độ ảnh hưởng của

nha văn Nguyễn Huy Thiệp với văn học đương đại không chỉ như một tác giả mà

như một hiện tượng có thể kiến tạo những cách đọc văn học; cũng như ảnh hưởng của tư tưởng, quan niệm nghệ thuật về con người và cuộc đời của ông như một

nguồn cảm hứng sáng tạo cho điện ảnh Việt Nam đương đại.

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có ý nghĩa như một tài liệu tham khảomang tính khái quát về tiếp nhận di sản truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, gópphần định vi vị trí của nha văn nay trong văn học đương đại, và trên một phươngdiện khác có ý nghĩa như một thực hành về nghiên cứu tác gia văn học từ lý thuyết

tiếp nhận.

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp nghiên cứu văn học từ lý thuyết tiếp nhận: Quan niệm tac pham

truyện ngăn của Nguyễn Huy Thiệp “như một quá trình”, chúng tôi vận dụng lýthuyết tiếp nhận văn học đề hệ thống hoá, phân loại các hướng tiếp cận và phântích truyện ngăn của ông trong quá trình tiếp nhận từ khi các tác pham ra đời chođến khi ông qua đời, qua đó không chỉ thấy được lịch sử tiếp nhận di sản nghệ

Trang 11

thuật ông dé lại, mà còn thay được sự hiện hữu của các khuynh hướng nghiên cứu,

phê bình văn học ở Việt Nam trong chặng đường này.

Phương pháp loại hình: O phương pháp này, chúng tôi tiến hành phân loại

các công trình nghiên cứu, phê bình truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thành những nhóm khác nhau theo các khuynh hướng tiếp nhận, đồng thời chỉ ra những thành

tựu va giới hạn của các nhóm công trình nay.

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Chúng tôi vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu văn học và nghiên cứu điện anh dé phân tích mối quan

hệ giữa các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp với tư cách là văn bản nguồn vớicác bộ phim điện ảnh được chuyên thé từ các truyện ngăn đó, từ đó nhận diện, lýgiải và tìm hiểu ý nghĩa những tương đồng và khác biệt, những phương diện được

bảo lưu và những phương diện cải biên, sáng tạo mà các biên kịch, đạo diễn đãthực hiện dựa trên tác phẩm nguồn truyện ngắn.

Phương pháp tiếp cận lịch sử - xã hội và tiếp cận văn hoá: việc phân tích

quá trình tiếp nhận và chuyền thé tác pham của Nguyễn Huy Thiệp được đặt vào

bối cảnh lịch sử - xã hội và văn hoá của việc tiếp nhận và chuyền thé đó dé có

những lý giải và đánh giá thoả đáng trên quan điểm lịch sử cụ thể, có tính đếntác nhân khách quan chi phối đến cách “doc” tác phẩm của ông ở từng thời điểmtiếp nhận

Ngoài ra, chúng tôi cũng vận dụng linh hoạt các thao tác thống kê, phân tích,

so sánh và tông hợp đề thực hiện những yêu cầu nghiên cứu mà đề tài đặt ra

6 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, phần Nộidung chính của luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1 : Cơ sở lý thuyết và thực tiễn của luận văn

Chương 2 : Các khuynh hướng nghiên cứu, phê bình truyện ngắn Nguyễn Huy ThiệpChương 3 : Sự tái sinh truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong đời sống nghệ

thuật đương đại

10

Trang 12

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA LUẬN VĂN

1.1 Lý thuyết tiếp nhận trong nghiên cứu văn học

Trong phần mở đầu của cuốn “Văn chương như là quá trình dụng điển của

mình”, tác giả Ngô Tự Lập đã đưa ra Sơ đồ Aristotle và đánh giá của chủ nhân

“Chiếc gương và ngọn đèn”: Lý thuyết lang mạn và truyền thống phê bình (1953) như sau: “Mặc dù bất kỳ lý thuyết nào cũng đều có tính đến cả bốn yêu tố, nhưng

mỗi lí thuyết chỉ chủ yếu hướng đến một yêu tô mà thôi Điều này có nghĩa là các

nhà nghiên cứu có xu hướng chọn một trong bốn yếu tổ làm nền tang cho quá

trình đánh giá, nghiên cứu và phân tích tác pham nghệ thuật, cũng như làm cơ sởquan trọng dé đánh giá” Các yếu tô theo như M.H.Abrams nhắc đến gồm tác

phẩm, tác giả, độc giả và thực tại, mà trong đó, tác phẩm chính là yếu tố trung tâm Ngô Tự Lập từ đó đã đi đến kết luận: Các lý thuyết văn học tiếp cận văn

chương theo rất nhiều cách khác nhau và có thé được phân loại khác nhau tùy

thuộc vào tiêu chí đánh giá Tuy nhiên, có một điểm chung vô cùng thú vị mà không thé nao chối cãi: Tác phẩm văn học sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, trong đó không thê thiếu vắng sự ảnh hưởng của nhà văn đối với tác phẩm cũng như xã

hội, dù cho các yêu tô này tham gia sáng tác với các mức độ khác nhau.

Về cơ bản, tiếp nhận văn học là một cuộc g1ao tiếp đối thoại trên cơ sở tự do sáng tạo giữa đối tượng là độc giả và tác giả thông qua hình thức biểu hiện là tác

phẩm Tại đó độc giả có cơ hội cụ thể hóa, hiện thực hóa tác phẩm trong trí tưởng

tượng của mình Trong quá trình sáng tác, người đọc có thể gặp gỡ với nhà văn, năm được tư tưởng của nhà văn, nhưng cũng có thể rời xa hoặc quá xa so với

người sáng tác.

Sự thụ hưởng văn chương còn có công dụng đây mạnh sáng tạo văn chương, khiến cho tác phẩm không tĩnh lặng mà liên tục phát triển, trở nên phong phú hơn trong cuộc sống lich sử văn chương và dan trở thành đời sống lịch sử của tác phẩm Nếu lý thuyết tiếp nhận truyền thống chi tập trung vào sự tương tác giữa

hai chủ thể cá nhân của nhà văn và độc giả, của hai "thế giới nội tam" đối lập của

II

Trang 13

ý thức (và vô thức) nhà văn và độc giả, thì lý thuyết tiếp nhận hiện đại tập trung

vào phương diện xã hội, sự ràng buộc và lịch sử của mối gap gỡ nay Y nghia cua

ly thuyết tiếp nhận hiện đại là giải thích được cơ chế hoạt động cua sự tiếp nhận

và qua đó cho thấy sự tồn tại thực sự của nhà văn cũng như sỐ phận lịch sử của tác phẩm.

Nhiều nhà lý thuyết tiếp nhận hiện đại nổi tiếng như H.R.Jauss, W.Iser,

M.Naumann, D.Schlenstedt, R.Ingarden đồng thuận rằng, tác phẩm văn học làmột “dé án tiếp nhận”, một “tiềm năng dé tiép nhận”, một “kết cau vẫy gọi”, một

“chương trình nhận thức”, một “sơ dé” Muốn được như vậy thì chính bản thân tác phâm văn chương ấy phải giàu “tiềm năng”, có khả năng mở ra những miền

tiếp nhận nơi mà những người đọc bi ẩn - những độc giả được trông đợi trong

hệ thống kết cấu của văn bản M.B.Khrapchenco vi tác phẩm văn chương như một chiếc máy thu có nhiều dai sóng mà người đọc - hay nói một cách khác là bạn đọc - chính là kẻ chỉnh sóng dé tìm bắt cho đúng đối tượng mà mình mong đợi.

Người có khả năng quyết định số phận của tác phẩm không ai khác ngoài thé

hệ người đọc mà ở đây, hành động trực diện cần phải nhắc đến đó chính là tầm

đón Tầm đón là khái niệm được K.Mannheim nêu ra, sau được Jauss - nhà phê

bình văn học người Đức ứng dụng vào văn chương Trên quan điểm của ông, tầm

đón là tiền đề dé người đọc tiếp nhận một sáng tác văn chương Tam đón bao gồmkinh nghiệm và kiến thức từ những tác phẩm đã đọc, sự tiếp xúc với các hình thức

và phương tiện văn học khác nhau cùng những điều kiện cá nhân nhất định (hoàn

cảnh kinh tế), chính trị, trình độ học van, kinh nghiệm và trải nghiệm sống, Sự

hứng thú và yêu thích văn chương, sở thích cá nhân, tính cách và phâm chat Nhàphê bình người Đức nói rằng tầm đón thể hiện ở ba khía cạnh cụ thé: sự quan tâm

và đòi hỏi về hình thức, phong cách và thi pháp của tác phẩm, liên kết với các

hình thức của giới đã biết; năng lực tri giác, mức độ diễn giải gắn với bối cảnhlịch sử và văn học nhất định; và sự tương phản giữa tưởng tượng và hiện thực,

giữa chức năng thực tế và nghệ thuật của ngôn ngữ.

12

Trang 14

Đồng quan điểm với các nhà lý thuyết tiếp nhận hiện đại, nhất là đối với nhậnxét của Jauss, rằng tính lịch sử của văn chương xuất phát từ những trải nghiệmcủa độc giả đối với tác phẩm, Jauss khiêm tốn nhận thấy rằng mỹ học tiếp nhận làmột phương pháp với nền tảng vẫn chưa chắc chắn hoàn toàn, cần phải đóng góp

thêm dé nghiên cứu nghệ thuật có thể đạt tới sự mới mẻ hiện tại; nó không phải

là một bộ môn độc lập, xây dựng nên một hệ tiền đề có khả năng tự mình giải quyết mọi vấn đề gặp phải, mà nó là một sự suy tư phương pháp luận cục bộ có thé kết hợp với các phương pháp khác và được bồ sung bởi chúng dé đạt tới kết

quả của mình.

Nhờ những công trình lý luận về tiếp nhận văn học được dịch và giới thiệu

đồng thời được ứng dụng thực hành lí thuyết vào những trường hợp cụ thể, mà trong gần năm mươi năm qua, giới văn học nước nhà đã dần ý thức sâu sắc, trong hai loại lịch sử khác nhau của tác phẩm văn học là lịch sử sáng tạo và lịch sử tiếp nhận thì lịch sử tiếp nhận mang một vai trò đặc biệt quan trọng Nguyên do là bởi, loại lịch sử này vừa khiến cho tác phâm trở nên giàu có, phong phú hon han chính

bản thân chúng, vừa mở rộng và thậm chí còn làm thay đôi tầm nhìn, đọc, hiểu vàcảm nhận của người đọc, khi mà theo thời gian, mỗi người đều đã có cơ hội cọxát đối thoại với rất nhiều nghệ thuật khác cả trên hai chiều đồng đại và lịch đại

Đặc biệt, đối với một hiện tượng văn học gây nhiều làn sóng tiếp nhận tráichiều, thì việc phục dựng lại cái diễn trình lịch sử mà nó được đọc, được diễndịch, được đánh giá sẽ giúp làm sáng tỏ nhiều vẫn đề quan trọng, không chỉ liênquan đến “đời sống” của nó - cái đời sống riêng năm ngoài khả năng can dự kiêm

soát của tác giả - mà còn liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của nghiên cứu

văn học như lịch sử văn học, lí luận văn học, phê bình văn học.

Chang hạn, thơ Lê Dat, Đặng Dinh Hưng, Dương Tường, Hoàng Hưng làhiện tượng gây nhiều tranh cãi, nhiều chiều hướng tiếp nhận Những tập thơ "lạ"được cho răng phản ánh chủ nghĩa hiện đại, như Ba sáu bài tình (Lê Đạt - DươngTường), Ngựa biển, Người di tim mặt (Hoàng Hưng), Bóng chữ (Lê Đạt), Bến lạ,

13

Trang 15

Ô mai (Đặng Đình Hưng) đã được giới thiệu vào cuối những năm 80 của thé ki

XX “Cách tân” hay là “giết thơ”? “Thơ đến tận cùng” hay là “phản thơ” là nhữngluồng ý kiến trái chiều xoay quanh những tác phẩm này Nghiên cứu thực tiễn tiếp

nhận thơ đa chiều, phức tạp của nhóm tác gia này, kế từ khi các tập thơ của họ hoặc lần lượt hoặc đồng thời xuất hiện trên thi đàn, sẽ mang lại những kết quả thú

vị về tiếp nhận văn hoc Gan với những khung lí thuyết như ngôn ngữ học, phân tâm học, cấu trúc luận, hình thức luận, hiện tượng luận, “phê bình mới” , một bộ

phận người đọc thơ Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Dương Tường, Hoàng Hưng không

nhất nhất đi tìm “nghĩa” của những từ/ câu/ đoạn/ bai, không lấy việc “hiểu” làmmục đích, chỉ cần bài thơ mang lại cho họ một cảm giác một ấn tượng là đủ; ngượclại, một bộ phận người đọc không lay những lí thuyết này làm khung nhận thức,bat lực trong việc cắt nghĩa thơ nên cho thơ của các nhà thơ kê trên là “hũ nút”, là

“phản thơ”.

Không thé lay sự đánh giá của đại chúng làm tiêu chuẩn của sự sáng tạo Với

những thi phẩm “lạ” gây tranh cãi, gây những làn sóng tiếp nhận trái chiều thìkhông thê lấy “đa số thắng thiểu số”, lấy “chúng khẩu đồng từ” làm chân lí Sựtiếp nhận đáng tin cậy là sự tiếp nhận của những “người đọc lí tưởng”, những

“siêu người đọc” Nhưng, nhận diện người đọc đáng tin cậy cũng chỉ là sự nhận

diện chủ quan, và bản thân người đọc tưởng là đáng tin cậy đó thực ra cũng là một

khối chủ quan, đầy thiên kiến và giới hạn.

Lý thuyết tiếp nhận văn học nhắn mạnh vào sự tương tác giữa tác phẩm vănhọc và người đọc dé tạo ra ý nghĩa Việc tiếp nhận văn học là một hoạt động của

người đọc dé tiếp thu và kiến giải những giá trị tư tưởng và thâm mỹ mà tác pham văn học đem lại Người đọc cảm nhận sự đặc sắc của ngôn từ, hình tượng nghệ

thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật và tài nghệ tác giả dé hiểu va tao

ra sản pham mới trong hoạt động sáng tạo của minh Trong quá trình tiếp nhận

văn học, người đọc học hỏi được những kiến thức, kinh nghiệm về đời sống, tư

tưởng và tình cảm cũng như nâng cao năng lực cảm thụ và tư duy Điều đó giúp

14

Trang 16

tác phâm trở nên sống động và tinh tế hơn Tiếp nhận văn học là cuộc giao tiếpđối thoại tự do giữa người đọc và tác giả qua tác phẩm Nó đòi hỏi người đọc cầntham gia với trai tim, khối óc, hứng thú, vốn tri thức và sức sáng tạo của mình.Trong quá trình tiếp nhận, người đọc đặt mình trong một tâm trạng đặc biệt, vừaquên minh, vừa sống và trải nghiệm nội dung của tác phẩm, vừa giữ khoảng cách

thâm mỹ dé đánh giá tác phẩm từ bên ngoài Ở một phương diện khác, người đọc nhờ tác phẩm mà tìm thấy nhiều chiều sâu, ý nghĩa khác nhau, hoặc thậm chí phát

hiện các giá trị thẩm mỹ mà tác giả không có ý định truyền tải

Tiếp nhận văn học là một hoạt động sáng tạo có quy luật riêng Nó tác động

tích cực đến sự ảnh hưởng của văn học, giúp tác pham không ngừng phát triển và

phong phú thêm trong lịch sử văn học Các lí luận văn học truyền thống ghi nhận

tiếp nhận văn học ở cấp độ cá thể, do các đặc điểm của cá tính và tư tưởng người đọc quy định Người đọc có thê tiếp nhận tác pham theo ý định của tác giả hay tự tạo ra nỗi lòng của mình thông qua các trải nghiệm cá nhân Tóm lại, tiếp nhận

văn học là một hoạt động sáng tạo, có tính tương tác giữa người đọc và tác phẩm,

yêu cầu đầy đủ trái tim, khối óc, tri thức và sức sáng tạo của người đọc Nó gópphần tích cực tăng cường ảnh hưởng văn học của tác phẩm, tạo ra sự phong phú

và đặc sac trong lich sử văn học.

Trong lý luận văn học hiện đại, tiếp nhận văn học được xem như một hiện

tượng có quy luật xã hội Nói cách khác, hoạt động đọc không phải là hoàn toàn

tự do và vô biên Trong hoạt động đó, người đọc trước hết bị quy định bởi vănbản tác phẩm với các mã ngôn ngữ, mã nghệ thuật, mã văn hóa kết tinh ở trong

đó Việc tiếp nhận tác phẩm yêu cầu người đọc hiểu rõ ý nghĩa của ngôn từ, điển tích của các biéu tượng thâm mỹ, và vận dụng kinh nghiệm tiếp nhận từ truyền thống văn học cũng như các tác phẩm đã có trước đó Bên cạnh đó là nhu cầu đời

sống, moi người đều mong đợi tác phẩm sẽ thê hiện được các vấn đề, hiện tượng

hiện thực mà họ quan tâm Nhờ những quy luật này, người ta có thé tạo ra một

15

Trang 17

bức tranh xã hội về sự tiếp nhận, cho thấy các trạng thái tinh thần, đạo đức, trình

độ văn hóa, nhu câu tình cảm của đời sông xã hội được khúc xạ vào việc đọc.

Ở Việt Nam, trong ba khâu của một tiễn trình văn học là nhà văn, tác phẩm

và người đọc, khâu cuối chỉ thực sự được lý luận văn học quan tam vai thập ky

trở lại đây Trong nửa thế kỷ qua, nhiều nhà nghiên cứu - phê bình văn học của Việt Nam như Nguyễn Văn Hạnh, Trần Đình Sử, Phuong Luu, Lê Hồng Sâm,

Đặng Anh Đào, Trương Đăng Dung, Lã Nguyên, Nguyễn Hưng Quốc, Phùng VănTửu, Nguyễn Văn Dân và Hoàng Phong Tuấn đã chủ động phô biến và ứng dụng

lý thuyết tiếp nhận hiện đại vào thực tiễn nghiên cứu, phê bình văn học NguyễnVan Hanh từng nhận định: “Trong quá trình sang tac, giá tri của một tac phẩm làbất diệt và đích thực chỉ nằm ở khả năng thích ứng của nó; còn trong quá trình

tiếp nhận và kết nỗi với khán giả, giá trị thực sự là hiện tại và thay đổi” Cách tiếp

cận, nhận định và đánh giá một sáng tác văn chương đang thực sự được quan tâm

trong giới nghiên cứu văn học, và yêu cầu nhà nghiên cứu trong quá trình phân

tích tác phâm không chỉ giới han ở sự so sánh giữa cái được miêu tả và cái không

được miêu tả, cũng không chỉ dừng lại ở phân tích cấu trúc bên trong của sáng tác

đó, mà còn đặc biệt quan tâm đến giá trị thực chất của tác phẩm, sự phản hồi của

độc giả đối với nó, nền tảng cơ sở xã hội - lịch sử và đặc biệt là tâm lý của sự tiếpnhận Trần Đình Sử trong tiểu luận Tiếp nhận - Bình điện mới của lý luận văn học

(1990) cho rằng: “Nếu xem hoạt động của văn học bao gồm hai lĩnh vực lớn: sáng tác và tiếp nhận, thì bản thân sự tiếp nhận văn học đã hàm chứa một nửa lý luận văn học Nếu lịch sử sáng tác tác phẩm chỉ tính băng năm, chục năm, thì lịch sử

tiếp nhận phải tính đến thé kỷ hoặc lâu hơn nữa, thậm chí suốt thời gian tồn tạicủa loài người Chính cuộc sống lich sử lâu dài của tác phâm văn học cho ta thấyđược những vấn đề bản chất, đặc trưng, chức năng, cau trúc gia tri của văn học

mà lý luận từ phía sáng tác không giải thích được” [33; tr 144] Dang chú ý là các

công trình của Trương Đăng Dung đã nhắn mạnh và đi sâu tìm hiểu các khái niệm,thuật ngữ của lý thuyết tiếp nhận cũng như đi vào ứng dụng phân tích quy trình

16

Trang 18

tiếp nhận văn học khiến cho ““Tác phẩm văn học như một quá trình” Theo nhànghiên cứu: “Cơ sở và xuất phát điểm của khoa học văn học là sự đối thoại vớicác văn bản văn học thông qua hoạt động đọc và hiểu chúng”, “Không có tácphẩm nào tồn tại khép kín, với một vẻ mặt duy nhất dành cho tất cả mọi người

đến với nó”, “Mỗi cách lý giải tác pham đều phản ánh những yếu tô chủ quan

trong việc đọc và hiểu tác phẩm Hoạt động đọc của chủ thể tiếp nhận là hoạt động

của ý thức chủ quan hướng tới khách thé là văn ban văn học” [4; tr.137, 138] Một

số phương diện quan trọng của tiếp nhận văn học đã được nhà nghiên cứu đề cập,

phân tích, diễn giải trong các công trình: Phương thức tôn tại của tác phẩm vănhọc, Từ văn bản đến tác phẩm văn học và giá trị thẩm mỹ, Văn bản văn học và sựbat 6n của nghĩa, Tác phẩm văn học như là cấu trúc ngôn từ động, Tác phẩm vănhọc như là quá trình, Tường giải học triết học và kinh nghiệm thẩm mỹ, Những

giới hạn của cộng dong diễn giải Van đề Người đọc và công chúng nghệ thuật đương đại và Tiếp nhận văn học nghệ thuật cũng là chủ đề của các hội thảo khoa học quốc gia do Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Dai học Quốc gia Hà Nội tổ chức vào đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, cho

thấy sự quan tâm của giới nghiên cứu đối với lý thuyết tiếp nhận văn học nóiriêng, vấn đề người đọc và quá trình tiếp nhận văn học nói chung Nhiều nhànghiên cứu, phê bình cũng đã vận dụng lý thuyết tiếp nhận để giải mã sức sống

và quá trình ton tại, vận động của các tác phẩm, các hiện tượng văn học đáng chú

ý như ?ruyện Kiêu của Nguyễn Du, Luc Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu; dé

“đọc lại” Thơ mới, các sáng tác của Tự lực văn đoàn hay lý giải ảnh hưởng của

Nguyễn Minh Châu đối với tiến trình đổi mới văn học, v.v

1.2 Nguyễn Huy Thiệp - một hiện tượng đặc sắc của văn học Việt Nam đương

đại

1.2.1 Sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Thiệp

Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện khá muộn trên văn đàn Việt Nam, với vài

truyện ngắn đăng trên báo Văn nghệ vào năm 1986 Đến năm 1996, cuốn sách đầu

17

Trang 19

tiên của ông - Tiểu Long Nữ đã được NXB Công An Nhân Dân ấn hành Tác phẩmcủa ông tập trung vào các truyện ngắn với đa dạng đề tài, bao gồm cả lịch sử, vănhọc, huyền thoại, cô tích, đời sống xã hội Việt Nam, đời sống lang quê và những

người lao động.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có hơn 50

truyện ngăn, 10 kịch ban, 4 tiểu thuyết và nhiều bài phê bình văn học, tiểu luận Tên tuổi của ông với hàng chục truyện ngăn như: Tướng về hưu, Những ngọn gió

Hua Tát, Không có vua, Con gái thủy thân, Những người tho xẻ, Kiểm sắc, Vanglửa, Phẩm tiết Trong đó, truyện ngắn Tướng về hưu đã được chuyền thê thànhphim truyện điện ảnh cùng tên vào năm 1988 Bộ phim nay cũng gây tiếng vanglớn, đến nay vẫn là một trong những phim truyện Việt Nam nổi tiếng, dé lại dấu

ân khó quên cho người xem.

Năm 2021, tuyên tập Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp với phần minh họa của

nhiều họa sĩ nổi tiếng như: Lê Thiết Cương, Quách Đông Phương, Thành Chương ra mắt ban đọc nhân dịp ông tròn 70 tuổi Tuyền tập gồm 42 truyện chọn lọc và tâm đắc nhất của ông, do NXB Văn học va Công ty Đông A ấn hành

với nhiều phiên bản chất lượng phục vụ bạn đọc gần xa

Về thể loại truyện ngắn, tác giả đã từng thăng thắn chia sẻ về những tháchthức mà nó đem lại cho nha văn: Truyện ngăn là một thé loại “tháp ngà” rất khó

dé thành danh Trong khi số lượng truyện ngắn in báo hàng ngày có đến hàngtrăm, lại rất hiếm khi có truyện nào "đứng được" thậm chí trong vòng một năm

Điều này chứng tỏ đồng thời việc sáng tác truyện ngắn đòi hỏi tay nghề và khiếu viết tốt; và người có các tác phẩm tạo được làn sóng dư luận như Nguyễn Huy

Thiệp thực sự không nhiều Phần lớn các truyện ngắn của ông sau khi được đăng

tải đều được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt với sức cuốn hút "hai lần lạ: nội dung

lạ, nghệ thuật lạ" (Tap chi Van học, Số 3, 105 — 107, 1994)

18

Trang 20

Tuy nhiên, trong thực tế, con đường tiếp nhận truyện ngắn của nhà văn nàylại đầy những trắc trở, gian nan với nhiều quan điểm, phản ứng trái chiều từ phíacông chúng và các nhà nghiên cứu Trong lĩnh vực kịch, các tác pham của ôngkhông được đánh giá là ram rộ nhưng vẫn thu hút được sự quan tâm của công

chúng với các vở như Quỷ ở với người, Còn lại tình yêu, Suối nhỏ dịu êm, Mo nha văn, Nha Ô-sin hay vở kinh dién Đến bờ bên kia

Cùng với đó, ông cũng tham gia vào lĩnh vực tiêu thuyêt với tư cách là một

nhà văn nôi tiêng, có nhiêu tác phâm được đánh giá cao Tuy nhiên, các tiêu thuyêt mới đây như Tudi hai mươi yêu dau, Võ lâm ngoại sử, Tiêu long nữ va Ga tình lay điểm không nhận được nhiêu sự quan tâm như dòng truyện ngăn của ông.

Trong sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Huy Thiệp đã nhận rất nhiều các giải

thưởng, huân chương văn học khác nhau, cả trong nước và ngoài nước trong đó

có Huân chương Văn học nghệ thuật Pháp năm 2007 và giải thưởng Premio

Nonino Italia năm 2008 Năm 2022, Nguyễn Huy Thiệp được truy tặng giải

thưởng Nha nước về văn học nghệ thuật với cụm tác phẩm: Truyện ngăn Tướng

về hưu và tập truyện Những ngọn gió Hua Tát [2A].

Ngoài sáng tác văn xuôi, ông còn dành thời gian nghiên cứu và viết phê bìnhvăn học Khi văn đàn phát triển với những cuộc tranh luận xoay quanh truyệnngắn, ông đã công bố hai tiêu luận đầu tiên vào năm 1989, đó là "Một góc sơ suấttrong thé giới nội tâm nhà văn" và "Khoảng trống ai lắp được trong tư tưởng nhàvăn" Sau đó, ông liên tục công bố nhiều bài phê bình, tạp văn, tiểu luận về nghề

văn và nghệ thuật sáng tác Trong khoảng thời gian từ 1989 đến 2006, ông đã đăng hơn 30 bài viết này trên các báo, tạp chí và mạng Internet Những tác pham này đã được tập hợp và phát hành trong cuốn Gidng lưới bắt chim và đã được tái

bản nhiêu lân.

Nhà văn Nguyễn Bình Phương - Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - đánh

giá Nguyễn Huy Thiệp là "một trong những nhà văn gần như là quan trọng số 1

19

Trang 21

từ sau Đôi mới, người đã gợi lai ding khí cho tất cả các nhà văn, cho họ thấy thénao là quyền năng một người viết, quyền thay đổi, quyền khám phá, phản biện xãhội, khiến ta nhìn thấy lại giá trị của nhà văn" "Chắc chan anh Thiệp sẽ ở lại với

lịch sử văn học Ông thật sự là một nhà văn lớn Tôi thật sự tiếc bởi ông ra đi sớm.

Ông còn thì anh em làng văn cảm giác ấm cúng hơn" [48]

Nguyễn Huy Thiệp đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của văn chương

Việt Nam 1975-1991 Nhà phê bình văn học La Khắc Hòa đã nhận định rằng nhàvăn Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong quá trình đổi mớivăn học Ông đã đào sâu vào bản chất của văn học, đưa nó ra khỏi ảnh hưởng của

văn học trước đây và đưa văn học Việt Nam sau 1975 vào hành trình đổi mới, hoa

nhập vào biển cả văn học hiện đại của thé gidi Hiểm có một tài năng văn học nao

làm được trọn vẹn như Nguyễn Huy Thiệp về nhiệm vụ của nhà văn, đó là phải

“nhào nặn vốn sông dé xây dựng thành những sinh mệnh nghệ thuật” [32; tr 365].

1.2.2 Quan điểm sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp

và quan niệm văn học, có thể thấy, triết học tự nhiên đã vô tình thắm nhuan

trên ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp, bắt nguồn từ tín ngưỡng phon thực sâu xa của nền văn hóa cô Đông Nam A Những tác phẩm của ông là sự tiếp nối và bảo

lưu nguồn mạch văn học dân gian, đồng thời cũng tiếp thu tính hiện đại, đưa vănhọc Việt Nam vào bước ngoặt của sự đôi mới Những chủ đề như cái phi lý, sự côdon, tha hóa của xã hội đã được khai thác và đưa vào tác pham của ông, hòa quyệntrong dòng chảy của chủ nghĩa hiện đại trong văn học thế giới thế kỷ XX Bằng

tài năng và sức sáng tạo phi thường, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra một cuộc cách

mạng trong tư duy nghệ thuật so với truyền thống, tao ra những tác phẩm vừa thân

quen, vừa lạ lẫm, vừa truyền thống, vừa hiện đại, nét cá tính và phóng khoáng,

không bị gò bó bởi khuôn mẫu đã khiến cho văn chương của ông có sức hút kỳ lạ

khó có thể diễn tả

20

Trang 22

Theo Nguyễn Huy Thiệp, kỳ vọng vào khả năng nhận thức của văn học là

một nhằm lẫn to lớn, bởi văn học cũng như mọi loại hình nghệ thuật khác, đềumang trong mình những giới hạn của nó Huống hồ, nó cũng chỉ là sản phẩm củanhững cá nhân, thê hiện nhận thức của cá nhân giữa mênh mang hiện thực rộng

lớn Nguyễn Huy Thiệp có một đặc điểm là hay day nhận định, những phát biéu của mình đến chỗ cực đoan Đó có thé là một cách nói dé nhắn mạnh ý của mình, làm độc đáo ý của mình Nguyễn Huy Thiệp cho răng: “Tiểu thuyết không chỉ là tam gương soi của thời đại gì hết, nó kế chuyện và nhằm lẫn lung tung” - ông

nhận thấy văn chương hiện đại có những giới hạn trong sứ mệnh của nó, khôngnên ảo tưởng rằng văn học có thé làm được tat cả trong sự giáo dục nhận thức,đạo đức, tư tưởng, tình cảm cho con người, không phải mọi phát biểu của nhà văn

trong văn học đều đạt đến sự trọn vẹn trong nhận thức.

Nguyễn Huy Thiệp thấy được chỗ mạnh và chỗ yếu của văn học cũng nhưnhững giới han của nhà văn trong tác phẩm Nhà văn không phải là người phán

truyền những chân lý Nguyễn Huy Thiệp thức tỉnh chúng ta một điều rằng, người

nghệ sĩ trong hành trình nhận thức về mình phải thoát khỏi những nhằm lẫn vương

giả — rằng họ là những người thư kí trung thành của thời đại, là nhà cách mạng, là

người dự báo hiện thực, Các nhà văn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lànhững con người có thể rất tinh tế, man cảm day nhưng cũng bat lực trước hiện

thực Họ chìm đắm trong mê cung của thực tại cuộc sống, không thể tác động đến

sự thật Họ rơi vào sự cô đơn của những người hiểu biết, biết về bản thân và thé

giới xung quanh mình, nhưng không thể chối bỏ thực tế đó và thiết lập lại một

hiện thực khác cho mình Họ nhận thức sức mạnh và giới hạn của bản thân, như

một lời thú nhận Nhân vật thi sĩ trong Sang sông được mô tả đầy sức mạnh, nhưng

lại thua cuộc trước một tên cướp Còn Nguyễn Du, nhân vật trong Vàng lửa khi

đối mặt với chân dung của vua Gia Long, cũng trở nên nhạt nhòa, vì vua Gia Long

với sự tàn nhẫn của mình, đã tạo ra một lịch sử sống động và mang lại sức đây

lớn cho cộng đồng - điều mà Nguyễn Du không bao giờ đạt được Thoát khỏi sự

21

Trang 23

hiểu lầm về vai trò của nhà văn và của văn học nghệ thuật là một việc không dễdàng, bởi nó buộc nhà văn phải đối mặt với những kì vọng và hình ảnh đẹp màcộng đồng gắn liền với họ Nếu so sánh với quá khứ, Nam Cao và Nguyễn Minh

Châu đã tự đấu tranh và khám phá bản thân để vươn lên đạt được những vi trí mà

cộng đồng kỳ vọng, trong khi hiện tại, Nguyễn Huy Thiệp đánh giá và hiệu đínhlại những giới hạn và khó khăn mà nhà văn và tác phẩm của mình gặp phải "Nhà

văn và tác phẩm của họ không có nhiều sức mạnh như đã từng được tưởng tượng"

- Nguyễn Huy Thiệp đã chân thật thừa nhận sự thật này và đũng cảm chấp nhận

nó, cũng như chấp nhận giới han trong sứ mệnh của nghệ sĩ dé đảm nhận những

sứ mệnh mới của mình.

Có lẽ bắt nguồn từ quan niệm về văn chương và người nghệ sĩ như vậy nên

có thể thấy một điều răng trong phần lớn các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, ông

gạt bỏ vai trò độc quyền của người kế chuyện trong việc đưa ra những nhận định,

đánh giá, thậm chí cả trong tái hiện hiện thực Trong truyện ngắn Nguyễn Huy

Thiệp, ta không thấy sự xuất hiện của yếu tố miêu tả nhiều, thay vào đó, nhà văn

dùng phong cách liệt kê các sự kiện và cảm giác đơn thuần đề kê câu chuyện Bởi

trong các miêu tả đó, luôn tiềm 4n một sự giải thích và hiểu biết nào đó về cuộc

sống Cách ké của nhà văn cho phép anh ấy che giấu mọi sự giải thích - một đặcđiểm của ké chuyện là chủ quan và phiến diện Trên văn bản những sáng tác củaNguyễn Huy Thiệp, hầu như người ta chỉ thấy những chuỗi sự kiện trần trụi vớigiọng văn lạnh Bởi Nguyễn Huy Thiệp nhận ra được rằng không phải nhà văn cóthể lí giải, cắt nghĩa hết về hiện thực, nhất là một nhà văn hiện đại trong cuộc sống

phức tạp ngày hôm nay.

Nguyễn Huy Thiệp đặc biệt yêu cầu nhà văn, văn học là phải hướng đến nhữnggiá trị nhân văn Một quy luật vĩnh viễn đã được cất giữ: "Sự khốn khó, đầy trớtrêu và đồng thời cũng là điểm yếu của một nha văn là dù có hiểu biết về cuộcsong và lịch thiệp đến đâu, anh ta vẫn phải thé hiện tư tưởng nhân đạo một cáchnghệ thuật Giá trị nhân đạo là điều duy nhất giúp cho văn học tồn tại." Con nguoi

22

Trang 24

nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là con người không ngừng hướng

về cái đẹp, khát khao tìm kiếm những điều tốt đẹp trong cuộc sống, như tiếng hát

của chàng Truong Chi:

dé tái đắc cử lai cho ông một quan niệm mới về sứ mệnh của văn chương.

Đó là không phải ngợi ca cuộc sống, ngợi ca hiện thực mà là “phản biện” toàn

bộ trật tự của đời sống hiện tôn, thức tỉnh mọi người ý thức về sự thật dé từ đó

độc giả tự tìm ra cách ứng xử trước cuộc đời.

Nếu như trước đây, văn học thường là và cần là tiếng nói chung của dân tộc,thời đại, cộng đồng, phát biểu những van đề, những tư tưởng được cộng đồng thừanhận, ủng hộ và có lợi cho cộng đồng thì văn học thời kỳ Đôi mới không chỉ nhưvậy, nó có thê và cần phải là phát ngôn của mỗi cá nhân Trong một nền văn họchướng đến tinh thần dân chủ, đó là điều cần được coi trọng Văn học trở thành

phương tiện cần thiết dé tự biểu hiện, ở đó người nghệ sĩ thể hiện cái nhìn riêng của mình về con người, về cuộc sống, nơi ý thức và cả vô thức trong tâm trạng của người viết có thé xen cài, hoà lẫn Nhà văn không còn là người độc quyền ban tặng, phán quyết các chân lý không đối lập (không đối lập bởi chúng là tư tưởng

chung, mục tiêu câu toàn của cộng đông) Nhà văn nói lên những suy nghĩ của

23

Trang 25

riêng mình, do mình cảm nhận được và dù có rât muôn bênh vực cho những tín niệm của mình thì họ cũng không thê biệt đên những tư tưởng và quan niệm khác

đang song song tôn tại.

Do đó, mối quan hệ giữa người viết và độc giả xuyên suốt trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đã trở nên bình đăng, ngang hàng Độc giả được tôn trọng,

được tự rút ra kết luận cho riêng mình đăng sau những con chữ khách quan, lạnh

lùng chỉ rặt sự kiện của nhà văn Văn chương thành ra còn là nơi độc giả và tác

giả cùng đi tìm những chân giá trị, sau những lần ngộ nhận và lầm lẫn, bởi cả haikhông ai có quyền năng tuyệt đối trong thâm định, đánh giá mọi van dé

Sự thay đôi quan niệm về nhà văn, về vai trò của văn học nghệ thuật đã có

tác dụng tích cực trong phát huy cá tính sáng tạo của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp,

trả văn học về lại với quy luật phát triển và những đặc trưng đích thực của nó

Tiểu kết chương 1

Lý thuyết tiếp nhận là một lý thuyết đặc biệt phù hợp và có ưu thế khi vận dụng dé đọc và nhìn nhận những cách đọc, cách kiến giải về những hiện tượng văn học phức tạp, được người đọc đón đợi và lý giải từ nhiều chiều cạnh khác

nhau trong lịch sử văn học.

Từ khi Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện, diện mạo hoàn toàn mới của truyệnngắn Việt Nam đương đại đã bắt đầu thành hình Diện mạo nay trước hết là sự

mới mẻ, đột phá về phương thức biéu đạt, từ đó khơi gợi và đánh thức tâm hồn người đọc Cau trúc của thé loại truyện ngắn qua ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là mặt phẳng, mà dường như đã phát sinh một thứ gì đang dần nở rộ và

mở rộng như thé không gian đa chiều Đến Nguyễn Huy Thiệp, truyện ngắn mang

một dáng vẻ phóng khoáng, tự do, sáng tạo mới Nguyễn Huy Thiệp đã đi nhanh

trên con đường hiện đại hoá văn chương, dựa trên nên tảng dân tộc bền vững.Bằng quan niệm sâu sắc về văn chương và cuộc sống, Nguyễn Huy Thiệp đã đểlại dau ấn đậm nét trong văn học Việt Nam hiện đại

24

Trang 26

Với những đóng góp va vi trí quan trọng trong văn học Việt Nam đương dai,

Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của ông đã có một quá trình tiếp nhận phongphú, đa dạng, phức tạp từ nhiều góc nhìn, nhiều lý thuyết tiếp cận và phân tích

khác nhau đồng thời được tái sinh trong các ngành nghệ thuật khác mà tiêu biểu, hấp dẫn hơn cả là trong các tác phẩm điện ảnh.

25

Trang 27

CHƯƠNG 2: CÁC KHUYNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH TRUYỆN NGAN NGUYEN HUY THIỆPTrong bối cảnh của cuộc thảo luận sâu sắc về truyện ngăn của Nguyễn HuyThiệp, ta có thé nhận thấy một sự khuyến khích đáng ké trong việc tiếp cận cáccông trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này Với số liệu ấn tượng gồm 100khóa luận tốt nghiệp, 70 luận án thạc sĩ va nhiều luận án tiến sĩ được chọn làm đề

tài nghiên cứu khoa học bởi sinh viên và học viên từ các trường đại học danh tiếng trên toàn quốc, có thể nói việc mô tả lại toàn bộ quá trình tiếp nhận, đánh giá tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp cần được hệ thống hoá, loại hình hoá thành những khuynh hướng chủ đạo Theo quan sát của chúng tôi, có thể phân chia thành các

khuynh hướng chính trong nghiên cứu, phê bình truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệpgồm: tiếp nhận từ góc nhìn thâm mỹ; tiếp cận từ góc nhìn lịch sử - văn hoá, tiếpcận từ góc nhìn thể loại và tiếp cận từ lý thuyết Hậu hiện đại

2.1 Khuynh hướng tiếp cận từ góc nhìn thẩm mỹ

Nhiều công trình, bài viết xuất phát từ góc nhìn thâm mỹ đã phân tích, lý giải

về quan điểm thầm mỹ và hệ thống hình tượng cũng như những giá trị của thôngđiệp nghệ thuật trong tác pham của Nguyễn Huy Thiệp

Trong bài viết Tôi không chúc bạn thuận buôm xuôi gió [27; tr.9 — 20], Hoàng

Ngọc Hiến không chỉ đưa ra các chi tiết hay nhận định về một tác phẩm cụ thể,ông còn tập trung vào đưa ra các luận điểm dé làm sáng tỏ nhận định “Văn củaNguyễn Huy Thiệp có chiều sâu” Điều này rất đáng trân quý bởi nó xuất hiệntrong trang viết của một tác giả trẻ, “một nhà văn trẻ lên đường” Người viết đã

xác lập “cái Đẹp”, “sự thật” và “nhân bản” là ba quy luật cơ bản, vĩnh viễn của

văn học nghệ thuật Day là cơ sở cần thiết dé người viết có thé soi chiếu vào sáng tác Nguyễn Huy Thiệp và khăng định những đóng góp tích cực mà hiện tượng

văn học này đã mang tới cho công chúng đương đại Trong những ghi nhận đó,

Hoàng Ngọc Hiến đánh giá cao giá trị hiện thực và giá trị nhân bản toát ra từ

26

Trang 28

những trang truyện của Nguyễn Huy Thiệp Ông lập luận rằng văn học của tathường nặng về ca ngợi, biểu dương những phẩm chất tốt đẹp, những con ngườithuộc về khối cộng đồng những nét xấu và đở nếu có chăng chỉ là ngẫu nhiên

và nhất thời Nguyễn Huy Thiệp thuộc thế hệ nhà văn đổi mới, không quen với cái nhìn “sử thi” Do đó, ông dam nhìn thăng vào hiện thực và không ngần ngại nêu lên những bề ngoài xấu, đáng sợ của cuộc sống và dùng chính những sự thật

“đau lòng” đó dé cùng cảnh tinh, cùng thang thắn nhìn nhận và cùng trăn trở về van dé con người trong trang viết Dé làm được điều này, theo tác giả, ngòi bút

trào phúng (vừa tan nhẫn, vừa xót xa) và một vẻ đẹp “thiên tính nữ” day tính nhânbản là những điểm tựa vững chắc mà Nguyễn Huy Thiệp đã triệt để khai thác đểtạo nên sức hút và chiều sâu cho các truyện ngăn của mình Như vậy, qua cái nhìncởi mở về hành trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ thời kỳ Đổi mới,

Hoàng Ngọc Hiến đã ít nhiều gợi dẫn về sự hiện hữu của phạm trù cái Hài (khi phân tích bút pháp trào phúng) và cái Đẹp (khi diễn giải về nguyên tắc tính nữ)

trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Điều này đưa ra những suy nghĩ sâu sắc về

nghệ thuật của nhà văn này và công lao quan trọng mà ông đã đóng góp cho văn

học Việt Nam Trong bài viết Có nghệ thuật Ba-rốc trong truyện ngăn NguyễnHuy Thiệp hay không? (27; tr 92 — 107], tác giả Thái Hòa đã đưa ra bốn luậnđiểm quan trọng về nghệ thuật truyện ngăn của Nguyễn Huy Thiệp Các luận điểmnay tập trung vào nội dung và hình thức tác phẩm, được đặt trong tính chỉnh thé

va tông thé của đối tượng Trong bài viết "Đọc truyén ngắn Nguyễn Huy Thiệp"

(Hà Nội, ngày 27/6/1995), tác giả đã dành nhiều thời gian dé khảo sát và suy tư

về tính chất triết lý của truyện ngắn này Người viết ghi nhận vẻ đẹp tiềm ân trong

đối tượng của Nguyễn Huy Thiệp Tác giả đã nhìn thay sự lồng ghép tinh tế giữa

những khía cạnh đen tối, xấu xi, dir đội và những giá trị đích thực, tinh túy và vôvàn ý nghĩa đời sống Điều quan trọng là độc giả phải có khả năng vượt qua cáithô nhám, cái xấu xí bề ngoài, dé từ đó có thé thay được "vẻ mỹ lệ của cái kỳ di

hay cái kỳ di mỹ lệ" trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp Bài viết Tai sao

tôi dịch truyện ngăn Nguyễn Huy Thiệp ra tiếng Anh của Greg Lockhart đánh giá

27

Trang 29

cao tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp ở tính chất nhân bản, ở sự đề cập đến nhữngvan đề có tính nhân loại: “Ở đây bat cứ người đọc nao cũng có thé ghi nhận tínhchất lớn khác hướng của một sự suy nghĩ đa diện, phong phú về mối quan hệ giữachính trị và nghệ thuật, giữa cái đẹp và quyền lực lớn trong bất cứ xã hội nào”

[27 tr.111] Dau cho có nhiều cách tiếp cận và nhìn nhận khác nhau về nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, thì điều không thé phủ nhận là ông là một trong những tác giả có ảnh hưởng lớn và đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của thê loại này ở Việt Nam Tác phẩm cua ông chứa đựng một sự tinh tẾ,

sâu sắc và nhiều ý nghĩa, đó là điều không thé bỏ qua trong việc xác định giá tri

thâm mỹ của văn học trong nước.

Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Thanh Sơn cũng đã đưa ra những nhận định có

tính định hướng về các phạm trù thâm mỹ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy

Thiệp.

Trong một số tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, sự cô đơn và trì trệ đã được

dé cập như là những nguồn cảm hứng cho những câu truyện ngắn day day dứt,

suy tư của ông Dé chứng minh điều này, tác giả đã đưa ra hai bi kịch lớn trong cuộc đời con người Thế nên, khi tiếp cận truyện ngăn Nguyễn Huy Thiệp, công chúng và ban đọc chỉ dừng lại ở những lập luận và phát hiện về một vài khía cạnh,

mà chưa đạt được tính hệ thống và chỉnh thé đầy đủ cho yêu cầu về thâm mỹ.Những công trình nghiên cứu trước đây chỉ có tính định hướng và còn khá mơ hồ,chưa đạt đến giá trị thực sự

Những tác pham của ông đã thu hút sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu văn học trong nước, với mong muốn khai thác tất cả những giá trị thâm mỹ

và triết lý mà tác phẩm mang lại Trong những công trình nghiên cứu mới đây, các tac gid đã dành nhiều thời gian quan tâm hơn đến đời sống thẩm mỹ của truyện

ngắn Nguyễn Huy Thiệp băng cách lựa chọn một số phạm trù tiêu biêu và khảosát chúng một cách chỉ tiết và trọng tâm

28

Trang 30

Các công trình này đã đưa ra được nhiều đánh giá giá trị thâm mỹ về truyệnngắn của Nguyễn Huy Thiệp Chang hạn như luận văn Thạc sĩ Tiếng cười trongsang tác Nguyễn Huy Thiệp của Trần Thị Thanh, luận văn Thạc sĩ Tir cảm quan

trào lộng đến ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của Nguyễn Thị Huệ hay bài viết Mau sắc triết lý và giọng điệu giễu nhai trong lời thoại nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp của Nguyễn Van Đông Tat cả đều là những dẫn chứng tiêu biéu cho sức hút thẳm mỹ của truyện ngắn Nguyễn Huy

Thiệp đối với các nhà nghiên cứu văn học “Đối với riêng tôi, truyện ngắn NguyễnHuy Thiệp cũng giống những viên ngọc với lớp đá vỏ xù xì, thô ráp nó đẹp nhất

vì người ta biết trong lớp đá đó tiềm ẩn một viên ngọc” Góc nhìn đánh giá củacác công trình nghiên cứu này đều xoay quanh một phạm trù thâm mỹ - cái Hài,

để tìm hiểu về sự tài hoa, cá tính và trí tuệ của tác giả Các tranh luận giữa cácgiới chuyên môn vẫn không ngừng diễn ra để thống nhất quan điểm về đúng bản

chất thâm mỹ và nghệ thuật của văn học Tuy nhiên, nỗ lực để trả cho văn học về đúng bản chất thâm mỹ và nghệ thuật của nó là một điều vô cùng quan trọng.

Trên cơ sở đó, mỗi tác giả lại lựa chọn mức độ biểu hiện khác nhau ở phạm

trù thẩm mỹ đó dé tiếp cận và đánh giá tác phẩm Dé trang trọng hơn và thé hiện

sự đúng đắn của các công trình nghiên cứu nay, chúng ta có thé đưa ra một số cơ

sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu văn học nghệ thuật Điểm chung trong

những sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và văn học nghệ thuật nói chung

là đều có mạch phát triển và vận động theo những quy luật của thẩm mỹ Vì vậy, việc áp dụng lý thuyết mỹ học, đặc biệt là các phạm tra thâm mỹ dé nghiên cứu tác phâm là một hướng đi thú vị Nghiên cứu về các truyện ngăn Nguyễn Huy Thiệp

từ góc độ này sẽ cho ra được nhiều giá trị và khám phá mới, không chỉ trong lĩnh vực

văn học mà còn cả trong lĩnh vực triệt học, tâm lý học và xã hội học.

2.2 Khuynh hướng tiép cận từ góc nhìn lịch sử - văn hóa

Nghiên cứu văn học từ tiêp cận lịch sử - văn hoá là cách tiép cận chú trọng

vào việc cắt nghĩa, diễn giải các yếu tô lịch sử - xã hội - văn hoá hiện diện trong

29

Trang 31

tác phâm hoặc lý giải các tác phâm văn học băng những yêu tô bên ngoai tac pham như các yêu tô thuộc về tác gia và đời sông lịch sử - xã hội - văn hoa, đặt văn ban văn học vào môi trường sản sinh đê kiên giải.

Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đã góp phan pha vỡ những thế bình ồn của

văn học dan tộc trong suốt hai cuộc kháng chiến và thúc day những bước chuyên biến, tăng tốc cho lí luận và phê bình văn học đương đại Việt Nam Một trong

những điều làm cho truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có “strc hút” và “sức nóng”

là bởi những vấn đề về lịch sử, xã hội, văn hoá được đề cập đến trong các tácphẩm, khiến cho công chúng và giới phê bình đặc biệt quan tâm

Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đã thu hút sự chú ý của đông đảo côngchúng khi Tướng về hiru được đăng trên báo Van nghệ số 24 vào ngày 20 tháng 6năm 1987 và chuỗi truyện Kiếm sắc - Vàng lửa - Phẩm tiết liên tiếp được ra mắtđộc giả từ tháng 4 năm 1988 Tuy nhiên, tác phẩm của ông đã gây ra hai xu hướngphê bình: khăng định và phủ định Trong hai xu hướng này, câu hỏi đặt ra là liệuNguyễn Huy Thiệp có phản ánh đúng sự thật trong tác phẩm của ông hay không.Các nhà phê bình đôi khi so sánh các hình tượng hư cấu trong tác phẩm của

Nguyễn Huy Thiệp với những nhân vật lịch sử, văn hoá đã trở nên quen thuộc

hoặc đồng nhất văn học với lịch sử Từ đó, họ kết luận rằng những hình tượng

Quang Trung, Gia Long, Nguyễn Du có trong tác phẩm của ông là sự xuyên

tạc, bóp méo lịch sử.

Tuy nhiên, tac phâm của Nguyễn Huy Thiệp vẫn đã đánh dau một bước ngoặt

quan trọng trong văn học đương đại Việt Nam Ông đã đem đến một cái nhìn mới

về cuộc song, tình cảm, nhân van, tao nên những tac pham dang gia dé duoc truyén

bá va phô biến đến đông đảo độc giả Tac phẩm của ông từ những hư cấu dựa trên

những nhân vật đã quá quen thuộc trong sử sách và trong ký ức của công chúng

đã truyền tải tới độc giả một thông điệp quan trọng về sự thật, tình cảm và nhân

văn trong cuộc sông, là điêu được đánh giá cao trong cộng đông văn học.

30

Trang 32

Các tác phẩm lay cảm hứng từ lịch sử không chỉ là những câu chuyện donthuần mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về văn hóa, xã hội và con người Trong nhữngtác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, mục đích sâu xa và tinh tế của ông đãđược thể hiện rõ ràng thông qua những vấn đề về đời sống xã hội được đặt ra.

Nhìn vào các tác pham của Nguyễn Huy Thiệp, người đọc không thể tránh khỏi cảm giác sửng sốt và bất ngờ trước những hiện trạng xã hội được phô diễn đầy

thâm thúy.

Vào năm 2005, Khuê Các trong Nhân doc “Vang Lita” khang định “Truyệnngắn Vàng Lửa của Nguyễn Huy Thiệp có ba mảng, hay nói cách khác là cuộc

đời của ba nhân vật: Gia Long, Nguyễn Du và Phang Thiệp không viết tiêu sử

của ba nhân vật này, nhưng qua họ, Thiệp muốn đi sâu vào các chủ đề về quyền

lực, quyền lợi và vai trò của trí thức nói chung và của các nhà văn, nghệ sĩ nói riêng trong lịch sử nhân loại” [15, tr.126] Trên Evan, bài viết Triết lý văn chương trên trang viết Nguyễn Huy Thiệp đã chia sẻ rằng “Khác với tác phẩm của Nam Cao, cudi cùng Nguyễn Huy Thiệp không đưa ra bat cứ sự thật nào ca Những gi

người đọc nhận được chỉ là một sự hoài nghi về sự thật" Trong Đọc lại “Sang

sông ” có đoạn viết “Mười một con người, mười một gương mặt mờ nhạt”, đánh

giá dựa trên tiêu chí của chủ nghĩa hiện thực truyền thống thì đó không phải lànhững nhân vật văn học thỏa mãn đầy đủ các tiêu chuẩn chung hoặc cá biệt Tuy

nhiên, Nguyễn Huy Thiệp không miêu tả nhân vật Những người có mặt trên

chuyến đò ấy chỉ là một tập hợp đủ các thành phan nam phụ lão au, tiểu nhân quân

tử, phe thiện, phe ác, phe trung hòa Rõ ràng, chuyến đò ấy là một sự mã hóa

cuộc đời, cuộc song của con người trôi dat theo bánh xe cua sự song Mac du

nhiều người đọc khó tinh có thé chê bai Nguyễn Huy Thiệp vì đã tạo ra một hìnhmẫu nhân vật tên là tướng cướp phi thực tế, tuy nhiên, tác giả của bài viết lại có

phương pháp giải thích khác.

Đứng trước những tác phẩm viết về lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp, các nhà

nghiên cứu, phê bình Tạ Ngọc Liễn, Lại Nguyên Ân, Đỗ Văn Khang, Nguyễn

31

Trang 33

Thuý Ái, Văn Giá, Trương Hồng Quang, Hồng Diệu, Văn Tâm, Đỗ Trung Lai,

Vương Anh Tuấn, T N Filimonova đã đưa ra những cách đánh giá khác nhau

về quan điểm lịch sử, cái nhìn đối với lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp, từ đó bàn

về lịch sử trong văn chương và sự phân biệt cách đọc văn với cách đọc sử Ý kiến của Tạ Ngọc Liễn đứng trên lập trường về sự thống nhất giữa văn học và lịch sử khi đề cập đến các nhân vật lịch sử đã phê phán các tác phẩm viết về lich sử của Nguyễn Huy Thiệp đồng thời kết luận “Viết lịch sử, không chỉ sử gia mà cả nhà văn cũng phải phục tùng sự thật”, “Chúng ta có quyền vạch ra và phê phán những

nhược điểm của dân tộc, song không được xúc phạm tới danh dự của dân tộc

mình” [27, tr 177], thậm chí Nguyễn Thuy Ai đánh giá truyện ngắn Nguyễn Huy

Thiệp “Viết như thế, cũng là một cách bắn súng lục vào quá khứ” [27; tr 203 —204]; tuy nhiên một số ý kiến khác lại đề nghị Đọc văn phải khác với đọc sử (Lại

Nguyên Ân) [27; tr 179 — 187] và cần có một thái độ cởi mở hơn với cách nhìn, cách viết về lịch sử của nhà văn Nhà văn Mai Ngữ đã khang định rằng tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp gây tiếng vang đến tận độn não của người đọc, khiến họ

phải suy nghĩ nghiêm túc về thực trạng xã hội hiện nay và biết đến khả năng củavăn học Nếu ta cụ thê hóa qua một tác phẩm như Tướng về hưu, ta sẽ nhận thấythái độ lạnh lùng của nhà văn đối với thực trạng xã hội như một liều thuốc đắnggiác ngộ cho con người Với tam lòng trân trọng và thấu hiểu tài năng của ngườiviết, phê bình văn học, nhà văn đã đồng cảm sâu sắc với những trăn trở, nỗi đau

mà Nguyễn Huy Thiệp phải chịu đựng khi đặt bút phơi bày phần tối trong tâm

hồn con người Đó là thực trạng dau lòng của một xã hội đầy căng thăng và khuất

tất, mà Nguyễn Huy Thiệp đã vẽ nên rất khéo léo và thâm trầm

Nhà phê bình văn học Hoang Ngọc Hiến cũng bổ sung những nhận xét daynhạy cảm vả sâu sắc, khi nhận thấy răng Nguyễn Huy Thiệp không chỉ kể chuyện

cô tích mà còn đưa ra thông điệp về cuộc sống ngày nay Những ham muốn bannăng, áp lực từ xã hội hay những kế hoạch mưu mô của con người cũng được ôngtrình bảy rất tinh tế và chân thực

32

Trang 34

Những xấu xa và những sự thật đen tối được phơi bay trong các tác phẩmcủa Nguyễn Huy Thiệp cũng khiến người ta đau lòng và e ngại Với câu văn đầy

tế nhị và cảm giác tê tái, ông đã tạo ra một sự hiểu biết ngầm ro rang vé ban chat

của con người Từ những toan tính mưu mô đến những cảm xúc ham muốn trong

con người, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên những tác phẩm vô cùng độc đáo và ý

đau nhân tình, một nỗi đau âm thầm nhưng sâu sắc trăn trở trong tâm hỗn tài năng

day tình cảm của Nguyễn Huy Thiệp.

Tóm lại, tác phâm của Nguyễn Huy Thiệp đã gây ra nhiều tranh cãi và phản

hồi từ các nha phê bình văn học Tuy nhiên, không thé phủ nhận rằng tác phẩm của ông đã góp phần vào việc khai thác và phản ánh thực trạng xã hội, đồng thời

tạo ra sự suy ngẫm và nghiêm túc cho người đọc Cảm giác trào phúng và xót xa

đồng thời đồng hành và tạo nên không khí tản mạn đây tình cảm trong những tác

phâm của nhà văn này.

Khuynh hướng tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn xã hội

— văn hoá đã kết hợp các tri thức lịch sử - văn hoá vào nghiên cứu, phê bình tácphẩm văn học dé chỉ ra những suy tư, những thông điệp mà nha văn muốn gửigam Tuy nhiên, hạn chế của khuynh hướng này là trong khi thẩm bình tác pham

văn học - nghệ thuật ngôn từ nhưng lại quá chú trọng đến các nhân tô ngoại quan,

chưa chú trọng đúng mức đến các yếu tố nội tại của tác phẩm, ít đi vào các giá trịthầm mỹ - bản chất nghệ thuật của văn học, và nhiều nhà phê bình bị các địnhkiến chính trị - xã hội - văn hoá chi phối cách đánh giá giá trị của tác phẩm nên

có phân chủ quan và cực đoan trong đánh giá và trao đôi.

33

Trang 35

2.3 Khuynh hướng tiếp cận từ góc nhìn thể loại

Truyện ngắn được định tính là “thể loại tự sự cỡ nhỏ” với một số đặc điểm

mau chốt là “ngắn”, “được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không

nghỉ”, “thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản

chat trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người Vì thế, trongtruyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp”, “cốt truyện của truyệnngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế”, “kết cau của truyệnngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo

nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng Bút pháp tường thuật của truyện ngắn thường là cham phá”, “yếu tố quan trọng nhất bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ân ý, tạo cho tác

phan những chiều sâu chưa nói hết” [11; tr.217 - 218] Thê loại này cũng đượcđánh giá là “gần gũi với đời sống hàng ngày, súc tích, dé đọc, lại thường gắn liềnvới hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống”[11; tr.314 - 315] Vì thé, các nghiên cứu truyện ngắn từ góc nhìn thé loại thườngchú trọng đến các đặc điểm của tác phẩm trên phương diện cốt truyện, nhân vật,kết cấu, tình huống, chi tiết nghệ thuật và nghệ thuật ké chuyện của tác giả Truyện

ngắn Nguyễn Huy Thiệp với sự đa dạng, mới mẻ, linh hoạt cả về nội dung, nghệ

thuật, đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu phê bình trong những công trình,

bài viết chung về truyện ngăn Việt Nam đương đại cũng như những bai viết

chuyên biệt vê sáng tác của ông.

Nguyễn Vy Khanh đã tiến hành nghiên cứu về thê loại và đã có những pháthiện đáng chú ý về tư liệu dân gian trong tác phâm của Nguyễn Huy Thiệp Theo

ông, nhờ sử dụng yếu tô huyền thoại, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra một thứ thơ

dân gian với hình thức đặc biệt, xa chốn văn minh giả tạo và dối trá Ông cũng

nhận thấy rằng trong các truyện ngắn, tác giả thường lồng ghép thơ vào từng đoạn

sáng tác, tạo nên một sự kêt hợp độc đáo giữa van và thơ.

34

Trang 36

T.N.Filimonova - nhà nghiên cứu người Nga - đã phân tích khía cạnh chấtthơ trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp Ông cho rằng tác giả đã thànhcông trong việc hiện đại hoá, cách điệu hoá các yếu tố dân gian trong tác phẩm,

tạo nên những vết tích của các huyền thoại, truyền thuyết, dân ca, tục ngữ

Tiểu luận Tim hiểu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của T.N.Filimonova đã đưa ra những kiến giải về một số yếu tố nghệ thuật cụ thê trong sáng tác của ông,

bao gồm không gian và thời gian nghệ thuật, cùng các ý kiến xung quanh truyệnngắn của Nguyễn Huy Thiệp

Luận văn tốt nghiệp đại học Tac phẩm Nguyễn Huy Thiệp từ hiệu quả nghệthuật đến thủ pháp nghệ thuật đã khảo sát những hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm

và thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về chất thơ qua các phươngthức nghệ thuật ông đã sử dụng dé tạo nên chất thơ ấy

Thái Hoà nhận thấy “Mỗi truyện ngăn Nguyễn Huy Thiệp có một cách tổ

chức riêng, không truyện nào giống truyện nào” [27; tr 96] và truyện của ông

không dai nhưng dung lượng lớn, phong phú về chi tiết và chứa đựng nhiều

nghịch lý.

Bài viết Về cái “ma luc” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của Đông La

đã lý giải sự hấp dẫn trong phong cách viết truyện của ông ở những truyện không

có cốt truyện; ở lối cầu trúc lỏng lẻo; văn lực mạnh; đi vào cái chính yếu mà không rườm rà kể lễ; đối thoại gon sắc, thông minh va day bất ngờ; kết hợp những ý

tưởng sâu sắc với sự hóm hỉnh, vui nhộn

Bùi Việt Thắng nhận định: “Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đa dạng

các kiểu tình huống truyện: Tinh huống kịch (Sang sông, Không có vua, Tướng về huu ); Tinh huong tượng trưng (Thương nhớ đồng quê, Muối của rừng ); Tình hung lựa chọn (Những bài học nông thôn, Những người thợ xẻ ); Tình hung

giả tưởng (Những ngọn gió Hua-tát ) Nguyén Huy Thiệp là người tạo ra những

hình thức mới, thực sự có công năng, hoạt và hiệu quả: Truyện ngắn - khung hay

35

Trang 37

còn gọi là truyện ngắn trong truyện ngắn (như Chit thoáng Xuân Huong, Con gáithủy than, Những ngọn gió Hua-tat); truyện ngăn - kịch (như: Sang sông, Không

có vua ); truyện ngăn - luận đề (Tôi ác và trừng phạt, Thương cho cả đời bac );truyện ngắn giả cô tích (như Những ngọn gió Hua-tát, Hạc vừa bay vừa kêu thảng

thốt, Cánh buôm nâu thủa ấy ) Nguyễn Huy Thiệp có lối kế chuyện biến ảo, lúc

ở ngôi thứ nhất, lúc ở ngôi thứ ba - nhưng dù ở ngôi nào thì vẫn trung thành với

“lỗi ké không che đậy”, nghĩa là thăng băng, riét rong và có khi như ai đó nhậnxét “lạnh lùng, tàn nhẫn” Đoạn kết truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp rất mở, dấuchấm hết câu cuối tác phâm có khả năng mở ra một hướng mới của đời sống,người đọc có nhiều quyền dé phán xét và lựa chon (Nhu trong Vàng la nhà vănđưa ra 3 cách kết thúc rất khác nhau dé trao quyền cho người đọc - sự sống đượctiếp tục, câu chuyện được tiếp tục là tùy vào người tiếp nhận)” [21, tr.125 — 126]

Các công trình nghiên cứu về các kiểu truyện ngăn và những đặc trưng của truyện ngắn Việt Nam đương đại đều nhìn nhận và phân tích truyện ngắn Nguyễn

Huy Thiệp như là những dẫn chứng sinh động cho những đổi mới theo hướng đa

dạng hoá, dân chủ hoá của thể loại tự sự cỡ nhỏ trong văn học Việt Nam thời kỳ

đôi mới.

Khuynh hướng tiếp cận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn thể loại

đã nhìn nhận di sản văn học của ông trên phương diện những đặc điểm thi phápcủa thể loại, khắc phục được những hạn chế từ góc nhìn ngoại quan, từ đó đánhgiá được những vận động, đổi mới của truyện ngắn Việt Nam đến Nguyễn HuyThiệp, hay nói đúng hơn là những đóng góp và dấu mốc mà Nguyễn Huy Thiệp

đặt ra trên bước đường phát triển của thể loại.

2.4 Khuynh hướng tiếp cận từ lý thuyết hậu hiện đại

Chủ nghĩa Hậu hiện đại là một khái niệm hết sức phức tạp, khó cắt nghĩachính xác Nó biểu thị cuộc khủng hoảng sâu sắc trong lòng xã hội hậu công

nghiệp phương Tây, cuộc khủng hoảng của những nguyên lý lớn có ý nghĩa điều

36

Trang 38

hành sự 6n định của nền văn hoá, cuộc khủng hoảng của những gì được gọi là

“hiện đại" Chủ nghĩa Hậu hiện đại là một giai đoạn tiếp nối thời kỳ hiện đại trongđời sống tinh thần của châu Âu, cũng như cách mà thời kỳ hiện đại kế thừa các

thành quả trước đó của thời kỳ tiền hiện đại Chủ nghĩa Hậu hiện đại một mặt kế

thừa các truyền thong hiện đại, mặt khác kiến tao những giá tri mới của mình Sự

hiện điện một số yếu tố của Chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học Việt Nam

đương đại là một vấn đề khá phức tạp và tinh tế Trong cuốn sách Văn học hậu hiện dai: Lý thuyết và thực tiễn, Lê Huy Bắc khang định rằng “Có một nền văn

chương hậu hiện đại Việt Nam, điều này không thé phủ nhận” Tác giả cho rằng,việc sử dụng ban phim dé sáng tác văn chương đã đưa các tác phâm đến gần hơnvới chủ nghĩa hậu hiện đại Về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, tác giả PhạmNgọc Lan đã đề cập đến kỹ thuật siêu hư cấu biên sử Bằng cách này, NguyễnHuy Thiệp đã “đặt diễn ngôn nam giới về phụ nữ và lịch sử bên trong sự diễn giảirộng lớn hơn của phụ nữ, nhằm bóc trần những giới hạn và bất cập của diễn ngôn

lịch sử viết từ góc nhìn nam giới” Điều này thê hiện “cảm thức hậu hiện đại độc đáo của Nguyễn Huy Thiệp” Lê Văn Trung phân tích các kiểu nhân vật hậu hiện

đại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên các phương diện: sự phân rã hình

tượng trung tâm; những nhân vật ngoại biên, dị biệt.

Trong bài viết Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và những dấu

vết của hệ hình thi pháp hậu hiện đại, nhà nghiên cứu Cao Kim Lan đã khẳng

định răng các tác phẩm truyện ngăn Nguyễn Huy Thiệp được xếp vào "hệ quy chiếu những đặc trưng chủ yếu của hư cấu hậu hiện đại", thé hiện chủ yếu dưới dạng "siêu hư cau sử ký" với mục đích làm biến dạng lịch sử và tạo ra những tác

pham mang tính phản tỉnh Tác giả Cao Kim Lan tập trung khảo sát vào chùmtruyện giả lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp và nhận thấy rằng chúng có những đặcđiểm vượt ra ngoài hệ hình văn hóa, văn học quen thuộc Cao Kim Lan tiếp cậncác tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp thông qua góc nhìn của hệ hình thi pháp cũ và

cố gang giải mã các "tín hiệu sai lệch" bằng hệ hình thi pháp mới Ở khía cạnh

37

Trang 39

thứ nhất, Cao Kim Lan tìm hiểu ba truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và nhậnthay chúng có cầu trúc thống nhất được tạo bởi mô hình tự sự của ba phạm trù cáitài - cái tâm - cái đẹp ứng với Kiếm sắc - Vàng lửa - Phẩm tiết Trong phần còn

lại của bài viết, Cao Kim Lan chỉ ra những dấu hiệu của thi pháp hậu hiện đại

trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, thé hiện ở: kỹ thuật ngụy tạo lịch sử trong

tâm thế chối bỏ đại tự sự, người kể chuyện không tin cậy và tâm thé bat tín nhận thức, phương thức đa kết pha vỡ kết cấu trung tâm của tác phâm Cao Kim Lan đã phân tích và so sánh giữa hai hệ hình thi pháp đề chỉ ra những dấu hiệu của hệ hình

thi pháp mới - thi pháp hậu hiện đại trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp Tuy

nhiên, nhà nghiên cứu này chưa đào sâu vào nghiên cứu mở rộng ảnh hưởng cũng

như hoạt động của hệ hình thi pháp này đối với các yếu tố khác trong truyện

Nhà nghiên cứu La Khắc Hòa đã cho rằng các tác pham của Nguyễn Huy Thiệp mang tính chất hậu hiện dai, thé hiện qua "những câu chuyện thể hiện tâm trạng và cảm quan hậu hiện đại" với những câu chuyện mang đậm "thế giới vô

nghĩa vô hồn" và kỹ thuật nền tảng là "nguyên tắc lạ hóa theo kiểu câu đó" Theotác giả bài viết, thế giới nghệ thuật ngày nay đã phân mảnh và đứt gãy mạch lạc.Hình ảnh được tạo ra theo nguyên tắc của chủ nghĩa lạ hóa, trong đó ngôn ngữ

văn học ni trội trên bình diện thứ nhất “Lời” và “nghĩa” xô đây, giéu nhại nhau.

Tất cả những yếu tố nảy tạo nên một tâm trạng mới - tâm trạng “hồ nghĩ ton tại”,cảm quan hậu hiện đại Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những “dấu

hiệu” của chủ nghĩa hậu hiện đại mà chưa có một cái nhìn toàn cảnh và sâu rộng

hơn về vị trí và vai trò của chủ nghĩa này trong truyện ngăn của Nguyễn Huy Thiệp.

Trên cơ sở nghiên cứu và khảo sát kỹ lưỡng, các nhà nghiên cứu đã tìm hiệu, khăng định không chỉ riêng một sô yêu tô của chủ nghĩa hậu hiện đại, mà có cả các yêu tô siêu thực tác động đên sự phat triên và giá tri nghệ thuật của truyện

ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Trong các phân tích về tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, đánh giá về chủnghĩa hậu hiện đại chỉ dừng lại ở vài truyện ngắn mà ông cho rằng mang tính chất

38

Trang 40

hậu hiện đại nỗi bật Tuy nhiên, các tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu ảnh hưởng củavăn hóa dân gian trong truyện ngắn của ông Yếu tố dân gian đóng một vai trò

quan trọng trong sáng tác của ông, không chỉ đơn giản là mượn hay trích đoạn,

mà còn là sự ảnh hưởng và cách điệu hóa chúng Tuy nhiên, các tác giả chỉ dừng

lại ở việc chỉ ra ảnh hưởng riêng lẻ của một số yêu tổ thuộc văn hóa dân gian lêntruyện ngăn Nguyễn Huy Thiệp mà chưa phân tích sâu hơn về tác động và giá trị

nghệ thuật của chúng.

Việc khai thác, tìm hiểu, và phân tích tiếp cận đa chiều các chỉ dẫn và yếu tốcủa chủ nghĩa hậu hiện đại và văn hóa dan gian trong truyện ngắn của NguyễnHuy Thiệp sẽ góp phần giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về sự đa dang va sự

phong phú của văn học nước nhà, đồng thời đánh giá đúng mức giá trị nghệ thuật

các tác phâm của tác giả.

Vì vậy, luận văn thạc sĩ với chủ đề Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với

truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là một công trình nghiên cứu sâu về yếu tố dân gian trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Tác giả của luận văn

đã thực hiện một sự khảo sát kỹ lưỡng về ảnh hưởng của các yêu tố văn học, ngôn

ngữ và tín ngưỡng dân gian lên truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đặc biệt ở các

phương diện cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu Tác giả luận văn đã

chỉ ra rằng Nguyễn Huy Thiệp đã thành công trong việc kết hợp yếu tố kì ảo vàotrong việc xây dựng cốt truyện, tạo nên dáng dap của truyền thuyết, cô tích dângian Ông không chỉ tiếp thu mà còn có ý thức sáng tạo, đổi mới cốt truyện dângian, tạo ra “những đoạn kết hiện đại” như kết thúc ngược cô tích, không có hậu,không khép kín mạch truyện Tác giả cũng nhận định răng Nguyễn Huy Thiệp đã

vận dụng khéo léo các thành ngữ, tục ngữ để tạo ra một ngôn ngữ gần gũI với ngôn ngữ sinh hoạt thường ngày, mang đậm sắc thái ngôn ngữ dân gian, kết hợp

thành công chat tho với chất tự sự qua lối ké chuyện bằng văn xuôi lẫn văn van,tiếp thu từ truyện cô dân gian Tóm lai, ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với

truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là một chủ đề rất quan trọng và đáng được

39

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN