1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Văn học: Hệ thống văn bản văn chầu ở Phủ Giầy -Vụ Bản - Nam Định tiếp cận từ góc độ nhân học văn hóa

165 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trần Thị Chung

HE THONG VAN CHAU

O PHU GIAY - VU BAN - NAM DINH

LUẬN VĂN THAC SĨ VĂN HOC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trần Thị Chung

Chuyên ngành: Văn học dân gian

Mã số: 8229030.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC:

TS Lư Thi Thanh Lê

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực tế của cá nhân tôi, đượcthực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Lư Thị Thanh Lê.

Trong luận văn, những thông tin tham khảo từ những công trình nghiên cứu

khác đã được tác giả chú thích rõ nguồn.

Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này làtrung thực và chưa từng được công bố dưới bat cứ hình thức nao Tôi xin chịu trách

nhiệm vê công trình nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày 5 tháng 9 năm 2023

HỌC VIÊN

Trần Thị Chung

Trang 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên Cu - 5 S2 * St * + vsEeesrresrreree 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên CUU ¿ 2 2 x+E£+E£+E++£xerxezEezrserxee 12

5 gi ïï30):)01-)0 (0u 0 13

6 Cau trúc luận văn ¿+ St St+tSEEkSE9EEEEEESEEEEEESEEEEEESEE111111111111111111 1E 1x 14Chương 1 GIỚI THUYET CHƯNG 2s s°sse+se£+se+ssevsevseesseese 15

ID Nan hoc a0 11 4 151.1.1 Nhân học và nhân học VĂN hO << S311 88k EEkeeeesssee 15

1.1.2 Hướng tiếp cận nhân hoc văn hóa khi nghiên cứu văn chẩu - 171.2 Tín ngưỡng thờ nữ thần ở Việt Nam và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ 19

1.2.1 Tin ngưỡng thờ nữ thần ở Việt Naim 2-©5©5£©52+c+£ectereesrsersee 19

1.2.2 Tin ngưỡng thờ Mẫu Tam piiticececcecceccscescescessesvessesssssssesseesessessessesesesseeses 201.3 Diễn xướng nghỉ lễ hau đồng và hát Chau văn - 2-2 z+cz+cz+cccceei 24

1.3.1 Khu di tích Phú Giây - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định 241.3.2 Diễn xướng nghỉ lễ hẳu đđÔNg 5-55 St+E‡EEEEEEEEEEEEEEEErrrrrervee 251.3.3 Diễn xướng hát CRAU VĂN - 5c ©SStEEEEE E211 re 281.4 Hệ thống văn chầu -2¿©22©2222E22EE22EE2E1122121122112711211211221.22121 21x, 28

1.4.1 Văn bản văn châu bằng chữ NOM ©-¿5+©cx2ce+cxsrxesreerseee 28

1.4.2 Văn bản văn châu bằng chữ quỐc ngữ 2-©5+©52+cecccccereerrsreee 29

Tid Ket CHUONG 1 Pha 30

Chương 2 VUNG DAT VÀ CON NGƯỜI VUNG PHỦ GIAY QUA HE

THONG VAN CHAU - 5° ++s©©E+©9E2A1E2A4eE9A9veporssetip 322.1 Đặc điểm vùng dat Phu Giầy qua hệ thống văn Chau 322.1.1 Cảnh quan vùng Phú Giây trong văn chẩu - 5c s+cs+ce+csscereered 322.1.2 Không gian cai quản của Thánh Mẫu tương ứng với cảnh quan

"01/-83/7N€)PRERESIEESAeaan Ả Ô 45

Trang 5

2.2 Đặc điểm con người Phủ Giầy qua hệ thống văn chẳầu 2-2-5: 552.2.1 Phẩm chất và tính cách cccccccccccctetEEktirttrttrrrtrtrirrrrrrirrrrie 352.2.2 Moi quan hệ giữa con người với thần linh - - + s+cs+c+czeecceei 62Ti Ket CNUCONG 2N haaaÀỀ 67

Chuong 3 NGHI LE HAU DONG VA VAN HOA TAM LINH CUA

CON NGƯỜI VUNG DAT PHỦ GIAY QUA HE THONG VAN CHAU 69

3.1 Không gian hiện tồn của văn chau ở Phủ Giay cececcescssccsesseesesessessessesseene 693.1.1 Không gian diễn xướng chau văn tại phi, điện thờ Mẫu ở Phủ Gidy 693.1.2 Không gian diễn xướng chau văn tại đình, chùa ở Phủ Giây 713.1.3 Không gian diễn xướng chau văn tại các câu lạc bộ, sân khẩu

nghệ thuật biểu diễn ở Phủ Giẩ)y 525cc SE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrrkerkee 723.2 Đội ngũ nghệ nhân tham gia hat chau văn ở Phủ Giây 2-55: 73

3.2.1 Đội ngũ cung văn, thủ nhang, thanh đông ở Phủ Giây - 733.2.2 Các hội nhóm hát chau văn ở Phủ Gidy 5c 5cccs+c+cccccreereee 79

3.3 Văn chau trong các hoạt động diễn xướng văn hóa dân gian ở Phủ Giay 82

3.3.1 Vận dụng văn chau trong nghỉ lễ hau đồng ở Phủ Giây 823.3.2 Van dụng văn chau trong thi hát châu văn ở Phủ Giây 8&53.4 Niém tin vào thần linh của con người trong nghỉ lễ hau đồng ở Phủ Giay 88

3.4.1 Niềm tin vào than linh từ việc hát chau van dé ca ngợi Thánh 88

3.4.2 Niềm tin vào than linh từ việc hát chau văn cầu xin Thánh

Trang 6

MO DAU1 Li do chon dé tai

Huyện Vu Ban tinh Nam Định hiện nay vốn là vùng đất cô, đất đai tương đối énđịnh, cư dân lâu đời gan với sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước Toàn huyện cònghi dấu tích nhiều công trình kiến trúc gắn với sinh hoạt hội hè đình đám Vùng đấtnày, theo truyền thuyết, là nơi Thánh Mẫu Liễu Hạnh (thần chủ Đạo Mẫu) giáng

trần lần thứ hai và từ lâu được coi là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ.

Toàn bộ quan thê khu di tích Phủ Giầy nằm trên địa bàn xã Kim Thái, huyện VụBản Lễ hội Phủ Giầy hàng năm đã tạo cho di tích Phủ Giầy trở thành một khônggian linh thiêng theo sự hình dung của người dân địa phương Tính đến hiện tại,

theo chúng tôi được biết, chưa có các công trình chuyên sâu khảo sát không gian địa

lý, kiến trúc này trong mối tương quan với sự hình dung của người dân địa phươngvề không gian văn hóa tâm linh trong các truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Hệ thống văn chau lưu truyền ở Phủ Giầy là căn cứ dé tìm hiểu mối liên hệ và sự

hình dung trên.

Hệ thống van chau được đội ngũ các cung văn nhiều thé hệ lưu giữ tại khu di

tích Phủ Giầy, chủ yếu ở phủ Vân Cát, phủ Tiên Hương, chùa Gôi, lăng Thánh mẫu

Liễu Hạnh, câu lạc bộ hát chầu văn xã Kim Thái rất phong phú, đa dạng, được

phố biến trong sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, trong thực hành tín ngưỡng ở địaphương Nhưng tính đến hiện tại chưa có công trình thống kê một cách toàn diệntrên cơ sở đối sánh với hệ thong van chau sưu tầm được ở các trung tâm thực hànhtín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ khác Việc thống kê, làm rõ hệ thống văn chầu đượclưu truyền trong đội ngũ cung văn đang thực hành tín ngưỡng ở Phủ Giầy hứa hẹnsẽ đưa ra căn cứ dé nghiên cứu về đặc điểm thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ

tại địa phương này.

Đặt văn chầu trong nghệ thuật hát chầu văn, đặt văn chầu trong bối cảnh diễnxướng nghỉ lễ hau đồng ở Phủ Giầy những năm qua đã có một số nhà nghiên cứuquan tâm và nhắc tới trong công trình nghiên cứu của mình Chúng tôi muốn tiếp

tục từ những gợi ý của các nhà nghiên cứu đi trước dé bước đầu thống kê làm rõ hệ

thống văn chầu hiện tồn ở Phủ Giầy và từ đó đặt văn chầu vào hoàn cảnh diễnxướng văn hóa dân gian dé lý giải đặc điểm vùng đất, con người xung quanh khu ditích Phủ Giây.

Trang 7

Nhân học văn hoá là một ngành khoa học đã góp phần giúp cho các nhà nghiêncứu văn học dân gian, văn hoá thu được nhiều thành tựu nghiên cứu về ngữ văn,văn hoá trong những năm qua Đây là hướng nghiên cứu khả thi, góp phần giảiquyết nhiều vẫn đề đặt ra trong nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo, văn bản lời ca cácbài hát liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo Việc vận dụng thuần thục phương phápnghiên cứu liên nghành, áp dụng kiến thức về nhân học văn hoá trong nghiên cứuđề tài khoa học những năm gần đây là một vấn đề vô cùng cấp thiết Nghiên cứu

văn chau từ hướng tiếp cận nhân học văn hóa, chúng tôi nhằm nghiên cứu đặc điểm

con người và vùng đất Phủ Giầy trong khu vực địa lý tự nhiên thuộc đồng bang

sông Hồng và sự hình dung của người dân địa phương về khu vực văn hóa mang

tinh tâm linh thuộc quan thể khu di tích Phủ Giây.

Với những lí do trên, chúng tôi chọn dé tài Hé thong văn chau ở Phủ Giây - VuBản - Nam Định tiếp cận từ góc độ nhân học văn hoá.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong những năm gần đây, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, diễn xưỡng nghỉ lễ

hầu đồng và nghệ thuật hát văn đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên

cứu Từ đó, việc nghiên cứu diễn xướng nghỉ lễ hầu đồng, hát chầu văn tại quần thêdi tích Phủ Giầy - Vụ Bản - Nam Định cũng có nhiều thành tựu Trong khuôn khổdé tài luận văn chúng tôi tập trung làm rõ lịch sử nghiên cứu van dé từ việc thống

kê, phân tích các kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan đến hệ thống vănchau lưu truyền ở Phủ Giầy - Vụ Bản - Nam Định.

Những thành tựu nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ nói chung có được

cần kế đến công lao của các nhà khoa học ké từ sau khi đất nước bước vào thời kỳ

Đổi mới (1986) Từ việc hệ thống hoá tư liệu mà chúng tôi thu thập theo ba van dé:những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ có dé cập đến nghỉ lễhầu đồng va hat chau văn đã lý giải một phần sức hap dẫn của văn chau trong thựchành diễn xướng hát chầu văn; những công trình nghiên cứu hát chầu văn gắn vớikhu di tích Phủ Giầy - Vụ Bản Nam Định có đề cập đến văn chầu như một bộ phậnkhông thé thiếu của các làn điệu chau văn và chi ra giá trị của văn chau trong nghệ

thuật diễn xướng hát chau văn, trong thực hành nghi lễ hầu đồng tại Phu Giầy;

những công trình nghiên cứu nghi lễ hầu đồng diễn ra tại Phủ Giầy có đề cập đến

giá trị hệ thống văn chau, từ đó lý giải giá trị của hệ thong văn chau như một căn cứlàm rõ đặc điểm vùng đất và con người vùng Phủ Giây Từ cách hệ thống hoá các

công trình nghiên cứu đi trước như trên, chúng tôi đi tìm câu trả lời cho việc các

Trang 8

nhà nghiên cứu đi trước đã chỉ ra giá trị của hệ thống văn chau này trong mối quanhệ với vùng đất, con người vùng Phủ Giầy như thế nào? Từ đó, xác định khoảngtrống còn lại dé tiếp tục trả lời trong công trình nghiên cứu này.

Trước hết, đó là những thành tựu nghiên cứu về sự hình thành, phát triển các loạihình nghỉ lễ liên quan đến tín ngưỡng dân gian nói chung Từ việc tìm hiểu nhữngcông trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi chú ý tới một số công trìnhnghiên cứu đã đề cập đến tín ngưỡng thờ Mẫu Tâm phủ gắn liền với nghi lễ hầu

đồng, trong đó có hát chau văn.

Nguyễn Đăng Duy trong sách Văn hoá Việt Nam đỉnh cao Đại Việt (2004), đã lí

giải sự xuất hiện của hình thức đồng bóng trong tín ngưỡng thờ Mẫu: “Nhưng tạisao tín ngưỡng thờ Mẫu lại phải cứu cánh đến hình thức đồng bóng này? Vì ngườinông dân Việt phải khơi dậy niềm tin thiêng liêng sẵn có từ bao đời là “Than Me”,dé cầu mong cho hiện thực cuộc sống Nhưng nếu vẫn thắp nhang dé cúng tế ThanMẹ như mọi cách cúng lễ đã làm thì chưa đủ Từ kinh nghiệm thực tế và tiềm thứctín ngưỡng nhớ về cội trong họ thức dậy, họ muốn hoà mình vào thần, có sức mạnhnhư Thần Mẹ, để giúp họ giải quyết những yêu cầu cuộc sống, cho nên hình thứcnhập đồng có từ thời bộ lạc được tái hiện khi cầu cúng Mẫu” [11 tr.374] Cũng

Nguyễn Đăng Duy trong Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam (2020), đã

tìm cách lí giải: “Từ thực tiễn cuộc sống nguyên thủy ban đầu đến cuộc sống cấy,

trồng lúa nước sau này, người Việt (Kinh) đã nhận thấy rang bốn yếu tô Cây, Dat,Nước, Trời (thời tiết khí hậu) là quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định hợp

thành (qua sức lực của con người) sinh ra tố chất cơ bản (hạt thóc, bát cơm) nuôi

sông con người cư dân nông nghiệp lúa nước, nên họ đã tôn thờ những yếu tố đó

như những bà Mẹ văn hoá thành tín ngưỡng thờ Mẹ, gọi theo tiếng Hán là thờMẫu”.[12, tr.22-23] Sự lí giải trên phần nào phù hợp với cách hình dung về cácThanh Mẫu trong tín ngưỡng thờ Tam phủ nhưng hệ thống văn chau không phải làmối quan tâm của tác giả này.

Ngược lại, trong sách Các nữ than Việt Nam, các tác giả Đỗ Thị Hảo, Mai Thị

Ngọc Chúc đã trình bày tóm lược về bà chúa Thượng Ngàn, bà mẫu Thoải, Vân Cátthan nữ (bà chúa Liễu) [14] nhưng không bàn về nghỉ lễ hầu đồng va văn chau.

Hoàng Nam, trong sách Văn hoá dân tộc Văn hoá Việt Nam (2014), cho rằng:“Một trong những việc có ý thức sâu sắc về bản sắc văn hoá dân tộc trong văn hoátinh thần là việc tổ chức những ngày lễ hội dân tộc Một ngàn năm Bắc thuộc màdân ta không tiếp thu một lễ hội ngoại lai nào, hơn thế nữa lễ hội dân tộc và tổ chức

Trang 9

lễ hội dân tộc được củng cố bền vững Đó là Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ HùngVương, lễ hội Thánh Gióng, lễ hội đề Bắc Lệ, lễ hội Phủ Giay ” [32, tr.74] Việccác địa phương tô chức các lễ hội dân gian theo định kỳ hang năm là một cách dékhơi nhắc lại ký ức về cội nguồn, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Công trình nàynhắc đến lễ hội Phủ Giầy như một minh chứng khăng định ý thức sâu sắc về bản sắcvăn hoá dân tộc của cộng đồng người dân cư trú tại vùng đất Phủ Giây.

Trong sách Đạo Mẫu Việt Nam (2012), Ngô Đức Thịnh đã trình bày về các khía

cạnh của Đạo Mẫu Tác giả đã làm rõ truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, về di

tích văn hoá vật thé và văn hoá phi vật thé ở Phủ Giầy, Vụ Bản, Nam Định Nghiên

cứu về đạo Mẫu ở miền Bắc, miền Trung và cả Miền Nam, Ngô Đức Thịnh điều chú

ý tới đặc điểm văn hoá vùng miễn, đặc điểm văn hoá từng địa phương góp phan taodựng nên hình tượng các Thánh Mẫu, đặc biệt là Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Tây Thiên ởmiền Bắc, Thiên Hậu Thánh Mẫu (Thiên Y A Na) ở miền Trung và Bà Chúa xứ ởmiền Nam Trong công trình này, Ngô Đức Thịnh đã rút ra nhận xét quan trọng vềquan thé di tích Phủ Giầy: “Phủ Giầy tuy không phải là nơi Liễu Hạnh công chúahiển thánh, mà chỉ là nơi Mẫu giáng trần lần thứ hai, nhưng sau khi Mẫu hién thánhở Đền Song - Phố Cát và trở thành vị thần chủ của Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, thìvới tất cả những gì đã có và hiện tồn trên mặt đất, trong lòng đất và quan trọng hơnlà trong niềm tin tâm linh của người dân vùng Phủ Giây thì Phủ Giầy thực sự trởthành trung tâm của Dao Mẫu Tam phủ, Tứ phủ ở nước ta”.[49, tr.60]

Vũ Ngọc Khánh trong Tuc (hờ Đức Mẫu Liễu Đức Thánh Tran (Tháng tám tiệc

cha tháng ba tiệc mẹ) (2009), đã thê hiện rõ sự quan tâm của mình đến tín ngưỡngthờ Mẫu tam phủ: “Tất cả các tỉnh miền Bắc đều có đền thờ Mẫu Liễu Hạnh Cónhững ngôi đền vốn chỉ thờ một vị thiên thần hoặc nhân thần song vẫn rước Đức

Mẫu vào phối tự Chỉ những nơi thờ lớn mới được gọi là Phủ như Phủ Giày” [25,

tr.20] Nhận định về sinh hoạt văn nghệ liên quan đến chúa Liễu trong tín ngưỡngthờ Mẫu Tam phủ, Vũ Ngoc Khánh nhận định: “Còn phải ké thêm kho tàng vănchau Nơi nào thờ Mẫu Liễu là nơi ấy có văn chau Mẫu Chi căn cứ vào văn bản tacó hai tập: Chí đạo quốc âm chân kinh (kí hiệu AB260), Chư vị tán văn toàn tập (kíhiệu AB601)”.[25, tr.20] Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đề cập đến một sốvăn chầu nhằm làm rõ huyền tích về Đức Mẫu Liễu Hạnh nhưng cũng như trongcông trình trên của Ngô Đức Thịnh, văn chầu được Vũ Ngọc Khánh nêu ra nhằm

khẳng định một đặc điểm: nơi nào có thờ Mẫu Liễu Hạnh thì nơi đó lưu truyền văn

châu ca ngợi Mâu.

Trang 10

Những thành tựu nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở trên cũng đồngthời chỉ ra mối quan hệ mật thiết, không thé tách rời giữa hát chau văn với nghi lễhầu đồng, một hình thức diễn xướng nghệ thuật gắn liền với nghi thức tâm linh của

tín ngưỡng này.

Vì thế, nghiên cứu nghỉ lễ và lễ hội ở Phủ Giầy trong Dao Mẫu Việt Nam, NgôĐức Thịnh bằng quan sát của mình đã miêu tả: “Về phía bên phải chiếu đồng là bancung văn gồm những người hát các bài văn chầu với các nhạc cụ đệm: đàn nguyệt,

trong, phách, sáo ,nhạc xóc, trong đó đàn nguyệt là nhac khí tiêu biểu cho hát vănchau và lên đồng Cũng có khi người hát văn chau đồng thời là người đệm đàn

nguyệt Ban cung văn có người chủ xướng, thường xuyên luyện tập sao cho có thểứng tác kịp thời, ăn nhập với hành động của Ông đồng, Bà đồng Nếu tốt thì đượcthưởng hậu, còn sai nhịp sẽ bị phạt Trong các ban cung văn như vậy thường xuấthiện những người hát văn chau nỗi tiếng, được các Ông đồng, Bà đồng ưa thích,

suốt đời gắn bó với ngôi đền”.[50, tr.163] Từ quan sát thực tiễn, Ngô Đức Thịnh

nhấn mạnh: “Lời hát văn trong các giá chau cũng rất hay, giàu hình anh và đượccung văn hát theo điều Xá thương, Xá lệch, là những điệu mang sắc thái âm nhạccác dân tộc thiểu số” [50, tr.166] Nói vậy có nghĩa là văn chau được ghi chép lạichính là sự cố định hoá văn chau dé tiện lưu truyền trong dân gian, đặc biệt là độingũ các cung văn dang theo hát hau tại các phủ, đền thờ Tuy nhiên, văn chau khôngnhất thành bat biến và có thé có nhiều di bản Ngay trong quá trình diễn xướng nghỉlễ hau đồng, các văn bản hát văn cũng có sự thay đổi lời ca, chuyển từ văn bản lời

ca này sang văn bản lời ca khác cho phù hợp Cái này hoàn toàn phụ thuộc vào tai

năng của các cung văn Việc đó còn thể hiện tài nghệ ứng tác của nghệ nhân dângian Vì thế, qua công trình nghiên cứu đồ sộ của Ngô Đức Thịnh, người đọc hiểu

thêm được: “Nói tới Phủ Giầy, ngày gid Thánh Mẫu không thê không nói tới hình

thức hát văn và hầu đồng Đây là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng - văn hoá tiêu biểucho tín ngưỡng thờ Thanh Mẫu Xưa kia trong những dịp nay, trong và ngoài PhủChính, Phủ Vân Cát, người ta tổ chức hát văn chau và cùng với nó là lên đồng”.[50,tr.175] Khảo sát trên của Ngô Đức Thịnh đã chứng minh văn chầu gắn với nghệthuật hát chầu văn, nghệ thuật hát chau văn gan liền với việc diễn xướng nghỉ lễ hầuđồng ở Phủ Giày Đây là hình thức diễn xướng tổng hợp nhiều loại hình nghệ thuật:hát, múa, âm nhạc đến thực hành nghỉ lễ thờ Cung văn trong những cuộc thé nàyphải hát làm sao tiết tấu nhạc, giọng hát văn chầu vừa theo đúng giọng điệu vừa có

sự sáng tạo riêng Cuối cùng, Ngô Đức Thịnh một lần nữa khang định: “Lên đồng làmột nghi lễ tiêu biểu của Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ”.[50, tr.178]

Trang 11

Trong phần Phụ lục của công trình, chúng tôi thống kê được hơn một trăm bản

văn chau (bài hát chau văn) Đặc biệt, phần này ghi lại 45 bản văn chau, trong đó,

có 9 bản do nghệ nhân Pham Văn Kiém sang tác và 4 bản do nghệ nhân Doan Đức

Đan sáng tác, còn lại 32 bản không biết tên tác giả, nghĩa là bản được lưu truyềntrong dân gian Có thể thấy, ngoài nghiên cứu một cách toàn diện về các khía cạnh

của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, nghiên cứu về vùng đất Phủ Giầy và diễn xướng

nghi lễ hầu đồng, Ngô Đức Thịnh đã bước đầu chú ý đến văn chau Tuy vây, việc

liệt kê văn chầu trong công trình này mới dừng lại ở việc góp thêm minh chứng làm

phong phú hon cho tri thức hiểu biết về tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.

Phạm Việt Tuyền trong Cửa vào phong tục Việt Nam, tài liệu học tập về Văn

mình Việt Nam dành cho sinh viên Đại hoc Văn khoa Sai Gon (1974), đã chia ca hat

thành Giọng bình dân và Giọng trí thức, trong đó ông xếp hát chầu văn vào Giọngbình dân, cụ thé vào nhóm “Giọng Hát Tôn giáo bao gồm: hat chau văn, hát sai bảolệnh truyền, những câu hat thờ, các giọng hát tôn giáo khác”.[65, tr.55] Có thé thay

nếu bàn về diễn xướng nghỉ lễ hầu đồng thì các nhà nghiên cứu sẽ quan tâm đến hát

văn, đến văn chau, cái không thé thiếu trong nghi lễ này của tín ngưỡng thờ Mẫu

Tam phủ nhưng dừng lại dé nghiên cứu hệ thống văn chau tôn tại, lưu truyền tại một

vùng đất thì đây chưa phải là điều mà tác giả công trình này quan tâm.

Tin ngưỡng thờ Mẫu của người dân vùng Phú Giây Nam của Vũ Hồng Vận(2021) là công trình khái quát tri thức cơ bản giúp người đọc tìm hiểu về tín ngưỡng

thờ Mẫu nói chung và tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ nói riêng Trong công trình

này, Vũ Hồng Vận dành một mục thuộc chương ba để nói về hiện tượng hầu bóngtrong đó nhân mạnh giá trị của tục hầu đồng và hát văn: “Một trong những đónggóp làm nên giá trị đó của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu là giai điệu, lời ca vànhững tác động biểu diễn của những ông đồng, bà đồng (thanh đồng) Mỗi thanhđồng khi nhập đồng sẽ tạo ra các “giá”, mỗi “giá” sẽ có quy định về trang phục,động tac, loi ca (phú, hò, vẻ) khác nhau Chi điều đó đã tạo ra giá trị đặc sắc tronghiện tượng hầu bóng”.[67, tr.174] Với những gi tác giả trình bày trong công trìnhnày thì có thé hiểu nghi lễ hầu đồng không đơn giản là một nghi lễ gắn với tín

ngưỡng ma còn là một hoạt động văn nghệ dân gian của người bình dân Lời ca,

điệu nhạc, điệu múa, người diễn, người xem gan bó, hoà quyện với nhau và that khócó thê tách lời ca ra khỏi hoàn cảnh diễn xướng Ở hoàn cảnh ấy, cung văn với cung

đàn, điệu nhạc, lời ca cũng được con nhang, đệ tử tôn vinh.

10

Trang 12

Trong khi đó, Nguyễn Duy Hùng trong Lễ hội Phú Giây trong đời sống văn hoácộng dong hiện nay , luận án Tién sĩ bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí

Minh năm 2018, mặc dù trọng tâm đề cập đến việc bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội

cô truyền là chính nhưng cũng không quên nhắn mạnh nghi lễ hầu đồng (bao gồm

cả hát văn, vận dụng văn chau) được coi là linh hồn, là trung tâm, biểu hiện đặc sắc

của lễ hội Phu Giâày.[22]

Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu về văn hoá Việt Nam, tín ngưỡng tôn

giáo đã liệt kê ở trên, các tác giả đều có đề cập đến tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ

phủ, đến Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đến tục hầu đồng, đến nghệ thuật hát văn và có

nhắc đến văn chầu như một minh chứng cho sự lí giải sự ra đời, phát triển của tín

ngưỡng thờ Mẫu ở miền Bắc.

Gần gũi với vấn đề đặt ra trong đề tài mà chúng tôi lựa chọn phải kê đến khoáluận tốt nghiệp của Lê Thị Lan bảo vệ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014: Nghiên cứu chau văn Nam Định dưới gócnhìn văn hoá Trong khoá luận này, tác giả đã trình bày đặc điểm văn chau NamĐịnh trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Về phần nội dung, Lê Thị Lanchỉ đề cập đến đề tài văn chầu Điểm đặc sắc của khoá luận này là nhấn mạnh đếntính nguyên hợp của văn học dân gian khi đặt nghiên cứu văn chau trong hoàn cảnhdiễn xướng văn hoá dân gian, trong Nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ ở

Phủ Giây, đã nhắn mạnh chầu văn là một loại hình văn hoá dân gian thuần Việt:

“Chầu văn là bảo tàng sống phản ánh phong tục tập quán của người dân vùng Phủ

Giầy nói chung và của người Nam Định nói riêng”.[29, tr.41]

Cùng năm đó, Trần Hải Minh trong bài viết “Các hình thức diễn xướng chauvăn ở Nam Định ” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, năm 2014, đề cập đến hátchau văn trong nghỉ lễ lên đồng và hat chau văn thi, trong đó nhắn mạnh vai trò củacung văn, người sẽ vận dụng văn chau tạo nên hoạt động diễn xướng hát chau văn,hoà chung lời ca với làn điệu thay cho lời thưa bẩm, tâu gửi đến Thánh Mẫu:“Người làm mối liên hệ, giới thiệu giữa người trần với Thánh và thỉnh thánh về trầnchính là cung văn Trong suốt quá trình Thánh đồng giáng hạ thì người cung vănbằng tiếng đàn, giọng hát của mình sẽ giới thiệu lí lịch, tài thần thông biến hoá củachư vị Thánh, Cung văn cũng hát kề về Thánh xuống tran làm việc quan cham đồngbắt lính, ban tai, phát lộc hay chèo đò du ngoạn, múa hát vui chơi Và do chuyêntải nhiều văn bản khác nhau nên đây là hình thức diễn xướng có số lượng làn điệulớn nhất Bên cạnh đó cũng có thé nói đây là hình thức diễn xướng mang tính tổng

lãi

Trang 13

hợp nhất của nghệ thuật hát văn Lúc này, nghệ thuật múa, nghệ thuật sân khấu (hoá

thân nhập đồng) trong sự giao đãi giữa cung văn với chân đồng, giữa chân đồng vớiđám đông con nhang đệ tử được bộc lộ toàn vẹn” va theo tác gia bai viết, các cung

văn không nhất thiết phải hát trọn vẹn một văn chau: “Tuy theo sự hứng khởi tai chỗ

của chân đồng, người cung văn sẽ co dãn bản văn theo tình huống diễn xướng, thậm

chí bỏ han một phần cũng được chấp nhận”.[33,tr.73-74] Bởi thế, khó có thé nghiêncứu văn chầu mà tách hăn văn bản khỏi môi trường diễn xướng văn hoá dân gian.

Điều này, một lần nữa được Trần Hải Minh khang định trong luận án tiễn sĩ của mình.

Ở một đề tài khác, trong Am nhạc hát văn hau ở Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Âmnhạc, bảo vệ tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam năm 2017 [13], Hồ Thị

Hồng Dung có dé cập đến lời ca như một thành té tạo nên sức hap dẫn của hat chau

văn Tác giả luận án đã tìm hiểu thê thơ, cách phô thơ Tất nhiều điều này phù hợpvới sự quan tâm của đề tài luận án Đối với việc nghiên cứu lời ca, đóng góp rõ nhấtcủa luận án là đã thong kê và so sánh dé chỉ ra sự khác nhau giữa bản văn chautrong Công văn quyền (Ký hiệu AB.569) so với bản van chau bản chép tay của nghệnhân Hoàng Trọng Kha và bản chép tay của cung văn Nguyễn Hà Cân Ngoài ra,luận ấn còn quan tam đến bản văn chầu do nghệ nhân Phạm Văn Khiêm vừa sưu

tam vừa sáng tác Tuy vậy, phan lời ca cũng như nội dung văn chau đặt trong bối

cảnh diễn xướng tại trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ chưa phải là

mối quan tâm chủ yếu của đề tài này.

Những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp tới hệ thống văn bản văn chầumà chúng tôi đang đề cập góp phần làm sáng rõ bức tranh chung về hệ thống vănchau hiện được lưu truyền, thực hành diễn xướng trong nghỉ lễ hau đồng diễn ra tạiPhủ Giầy - Vụ Bản - Nam Định Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của từngcông trình, hầu hết các tác giả nghiên cứu về nghi lễ hầu đồng, về thực hành diễnxướng nghệ thuật chau văn tại Phủ Giầy đều dé cập đến hệ thống văn bản văn chau,tuy nhiên văn ban văn chau chưa phải là mối quan tâm chính của các tác giả.

Như vậy, điểm qua các công trình nghiên cứu hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp đề

cập đến văn chau trong hát văn, trong diễn xướng nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡngthờ Mẫu tam phủ, chúng tôi nhận thấy hầu hết các nghiên cứu đều đề cao mối quan

hệ gắn bó khang khít, chặt chẽ, tô điểm cho nhau giữa văn chau, làn điệu, môitrường diễn xướng và cung văn, người thể hiện, vận dụng văn chầu vào cuộc hátvăn hầu Các công trình nghiên cứu phần nào đã thấy được lời ca, văn chầu như mộtthành tố góp phần tạo nên sức hấp dẫn của nghệ thuật hát chầu văn Tuy vậy, văn

12

Trang 14

chau chưa phải đối tượng chính của các công trình nghiên cứu ké trên Ngay cả việc

đặt văn chau trong hoàn cảnh diễn xướng cụ thé, trong nghỉ lễ lên đồng của tín

ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, chúng tôi nhận thấy vẫn có khoảng trống dé nghiên cứu,nhất là trong những năm gần đây hướng tiếp cận từ nhân học văn hoá đã đem đếncho ngành nghiên cứu văn học dân gian những thành tựu nhất định Vì thế, nghiêncứu hệ thống van chau tại Phủ Giày - Vụ Bản - Nam Định, chúng tôi kỳ vọng sẽ làmrõ giá trị của hệ thống văn chau lưu truyền tại khu đi tích này đồng thời làm rõ đặc

điểm văn hoá của vùng đất và con người vùng Phủ Giây.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

- Lam rõ hệ thống văn chau hiện tồn tại và lưu truyền ở Phủ Giầy (Phủ VânCát, Phủ Tiên Hương) do các cung văn vận dụng trong các cuộc thi hát chầu văn,luyện hát văn, hat thờ và hát văn hầu (gắn với diễn xướng nghỉ lễ hầu đồng ở Phủ

Giầy) Khảo sát văn bản văn chầu do cung văn trưởng Phủ Vân Cát, Phủ TiênHương vận dụng trong hát văn hầu, hát thờ tại Phủ Giầy trong sự so sánh với các

văn bản văn chầu đã được ghi chép, xuất bản thành sách.

- Làm rõ đặc điểm vùng đất và con người vùng Phủ Giầy qua hệ thống vănchau lưu truyền, phổ biến tại di tích này.

- Lam rõ đặc điểm văn hoá tâm linh của người dân vùng Phủ Giầy qua việc

vận dụng văn chau trong diễn xướng nghỉ lễ hau đồng diễn ra ở Phủ Giây.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu, đề xuất cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tàitừ nghiên cứu nhân hoc văn hoá, nghiên cứu hệ thống văn chau, nghi lễ hầu đồng vàđến thực tiễn lưu truyền văn chau, thực hành diễn xướng nghi lễ hầu đồng và khái

quát quần thể khu di tích văn hoá Phủ Giầy thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

- Khảo sát hệ thống văn chau và phân tích, đánh giá đặc điểm vùng dat và conngười Nam Định biểu hiện qua hệ thống văn chau bao gồm đặc điểm cư trú, sinh ké,

phong tục, tập quán, các thực hành tín ngưỡng dân gian.

- Khao sát việc vận dụng văn chau trong thực hành diễn xướng nghỉ lễ hầuđồng ở Phủ Giây Từ đó khái quát, đánh giá về đặc điểm văn hoá tâm linh của ngườidân vùng Phủ Giây.

- Tổng hợp dé chỉ ra giá trị hệ thống văn chau như một cứ liệu tin cậy dé tìmhiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, về đặc điểm vùng đất và con người vùng PhủGiầy thông qua thực hành diễn xướng nghi lễ hầu đồng và sinh hoạt của các cungvăn gan với loại hình nghệ thuật hát chau văn trong đó, có hệ thống văn chau.

13

Trang 15

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu

- Van chau được các cung văn chép tay và lưu truyền ở Phủ Giầy và được sự

phê duyệt của cung văn trưởng trước khi đưa vào thực hành diễn xướng nghi lễ

hầu đồng.

- Van chau trong sách Dao Mẫu Việt Nam của Ngô Đức Thịnh.

- Van chau từ kho tư liệu Hán Nôm đã được phiên sang chữ Quốc ngữ và

được lưu tại các cơ sở nghiên cứu (dùng để đối chiếu với văn bản chép tay của các

cung văn).

- _ Ninh hoạt luyện tập hát chau văn và thực hành diễn xướng nghi lễ hầu đồng ỞPhủ Giầy của các cung văn, các thanh đồng.

Pham vi nghiên cứu

- Về thời gian: Thực hiện điền dã ở Phủ Giầy (Nam Định) từ tháng 1 năm2021 đến tháng 7 năm 2023.

- Vé không gian: Phủ Vân Cát, Phủ Tiên Hương, lăng mộ Thanh Mẫu Liễu

Hạnh thuộc quan thể khu di tích Phủ Giây.

- Về tư liệu khảo sát: Trong luận văn nay, chúng tôi khảo sát hệ thống vănchau bản chép tay, đánh máy do ông Tạ Văn Được, cung văn trưởng của Phủ TiênHương thuộc Phủ Giây [14] và ông Tran Đức Văn, cung văn trưởng của Phủ VânCát thuộc Phủ Giầy [71] cung cap Đây là nguồn văn ban văn chau được các cungvăn thực hành diễn xướng hat chau văn trong nghi lễ hầu đồng diễn ra tại Phủ TiênHương hoặc phủ Vân Cát thường xuyên vận dụng Ngoai ra, nhằm mục đích so

sánh, đối chiếu làm rõ đặc điểm hệ thống văn chau tại Phủ Giày, chúng tôi tiễn hành

khảo sát các văn bản văn chau trong các tài liệu sau: Khảo cổ: Văn chau các bài văn

châu đủ các vị (1929) do Tân Dân thư quán xuất bản tại Hà Nội [27]; Chư vị văn

chau, bản chép bang tay do Maurice Durand sưu tam trong những năm 1946-1956,hiện lưu tại Thư viện Đại học Yale (Hoa Kỳ) [9]; Tiên thánh tập văn, bản chép băngtay do Maurice Durand sưu tầm trong những năm 1946-1956, hiện lưu tai Thư việnĐại hoc Yale (Hoa Kỳ) [10]; văn chau trong Hat chau văn (1996) do Bùi Dinh Thảochủ biên [48]; văn chau trong phan Phu luc sách Dao Mau Việt Nam (2012) của

Ngô Đức Thịnh [51]; Công văn quyển - ký hiệu AB.629 [72] lưu trữ tại Viện Nghiêncứu Hán Nom Ngoài những văn chau trên, trong sinh hoạt diễn xướng hát chau văn

tại Nam Định, một số bản văn chầu mới sáng tác cũng được vận dụng Đối vớinhững văn bản hát văn này, trong thực hành diễn xướng hát văn, làn điệu chau văn

không chỉ còn mang âm hưởng của chẻo, của ca trù mà còn có sự đan xen cả những

14

Trang 16

làn điệu hò miền Nam, làn điệu cải lương Trong luận văn này, chúng tôi cũng quan

tâm đến những văn bản văn chầu mới sáng tác của các nghệ nhân được in trongNhững bài hát văn chọn lọc Châu văn Việt Nam - những bản văn châu mới nhất

[30] của Dương Đình Lộc, nhất là những bản được vận dụng trong diễn xướng hátchau văn tại Câu lạc bộ hát chau văn xã Kim Thái và sự vận dụng của các cung vănhiện đang thực hành diễn xướng hát chau văn tại Phủ Giây.

5 Phương pháp nghiên cứu

- _ Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: khai thác các công trình thứ cấp

thuộc các công trình liên quan như nhân học, dân tộc học, folklore, tôn giáo học

nhằm giới thiệu về lý thuyết nhân học văn hoá, hướng tiếp cận hệ thống van chau từnhân học văn hoá, nhằm hệ thong hoa hé thong văn chau hiện lưu trữ va phổ biến ởPhủ Giầy hiện nay.

- Phương pháp nghiên cứu trường hop: Phương pháp nghiên cứu trường hợp

là khảo sát, đánh giá một hiện tượng xã hội đang diễn ra trong bối cảnh đời sống

thực tế Từ đó, tác giả luận văn phát triển những giả thiết nghiên cứu liên quan đếnnhững sự kiện cụ thể sẽ được khảo sát trong chương trình nghiên cứu, từ đó thu thậpnhững dữ liệu có liên quan phục vụ công tác nghiên cứu đề tài Điều này góp phanlàm rõ hệ thống văn chau lưu truyền trong đội ngũ cung văn thường xuyên sinh hoạttín ngưỡng ở Phủ Giầy sẽ có đặc điểm riêng Việc tiếp thu, cải biến văn chau ở PhủGiầy cho phù hợp với hoàn cảnh diễn xướng nghi lễ hầu đồng nơi đây góp phầnchứng minh đặc điểm văn hoá, tín ngưỡng của con người vùng dat Phủ Giây.

- Phương pháp điền dã dân tộc học: Trong hai năm thực hiện dé tài này, tácgiả luận văn đã đi điền đã nhiều lần tại khu vực di tích Phủ Giây, tiếp cận với thủ

nhang, với cung văn trưởng và với các thành viên trong các câu lạc bộ hát văn tại

huyện Vụ Bản Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đi điền đã tại thành phố Nam Định,huyện Nam Trực, huyện Hải Hậu, huyện Nghĩa Hưng, huyện Ý Yên, huyện Mỹ Lộc

của tỉnh Nam Định, bởi các cung văn ở vùng phụ cận có những mối giao lưu qua lại

với cung văn ở Phủ Giây Đó là quá trình vận dụng những kỹ thuật cụ thé: quan sát,mô tả, tham dự, phỏng vấn sâu, trao đối nhóm, ghi hình, chụp ảnh nhằm thu thậptư liệu cụ thể, chính xác đảm bảo tính tiêu biểu, toàn diện của tư liệu để từ đó, phântích, đánh giá, làm rõ đặc điểm văn hoá, tâm lí, hành vi cá nhân, nhóm người trong

quá trình thực hiện hoạt động lưu giữ văn chau, luyện tập hát văn, hoạt động diễn

xướng nghỉ lễ hầu đồng Đây là minh chứng cho các nhận định, đánh giá đưa ra

trong luận văn.

15

Trang 17

- Các thao tác nghiên cứu khác: Ngoài ra, chúng tôi sử dụng đồng bộ cácthao tác nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, so sánh nhằm phân tích các số liệuthống kê, so sánh dé đưa ra các nhận định, đánh giá, kết luận về vấn đề nghiên cứu.Trong quá trình phân tích hệ thống văn chau, phân tích việc vận dụng hệ thống vănchau trong thực hành hát văn và thực hành diễn xướng nghi lễ hau đồng ở Phủ Giây,tác giả luận văn luôn so sánh với hệ thống văn chau, việc vận dụng văn chầu trongdiễn xướng nghi lễ hầu đồng ở một số địa phương khác dé thấy được sự khác biệt

trong vận dụng văn chau trong diễn xướng nghệ thuật hát văn hau ở Phủ Giầy Quá

trình so sánh này không diễn ra thường xuyên trong luận văn nhưng được vận dụng

một cách tập trung ở chương 3 để làm rõ hệ thống minh chứng về đặc điểm conngười ở vùng đất Phủ Giầy thông qua việc vận dụng văn chau trong diễn xướng hatvăn và diễn xướng nghỉ lễ hầu đồng.

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm ba chương như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

Chương 2 Vùng đất và con người vùng Phủ Giầy qua hệ thống văn chầu

Chương 3 Nghi lễ hầu đồng và văn hóa tâm linh của con người vùng đất PhủGiầy qua hệ thống văn chầu

16

Trang 18

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIEN

1.1 Nhân học văn hoá

1.1.1 Nhân học và nhân học văn hoá1.1.1.1 Nhân hoc

Mục đích của nhân hoc (Anthropology) là nghiên cứu về con người cho nên cácnhánh nghiên cứu của nhân học rất đa dạng Nhân học bao gồm nhân học hình thể(nhân học sinh vật), nhân học ngôn ngữ, khảo cổ học, nhân học ứng dụng và nhân

học văn hóa.

Theo giáo trình Nhân học văn hóa Việt Nam tiên dé và phương pháp tiếp cận:“Nhân học là khoa học nghiên cứu về nguồn gốc và tiến hóa của con người Việcnghiên cứu này có thể tiến hành từ các góc độ khác nhau như: Nghiên cứu về hìnhthé con người; nghiên cứu về sự phát triển các hoạt động lao động sản xuất; nghiêncứu về ngôn ngữ; nghiên cứu về các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội”.

[37; tr.9]

Vi thế, “Nhân hoc có thé được định nghĩa là một ngành học về bản chất con

người, xã hội con người, và quá khứ con người (xem Greenwood và Stim 1977).

Đây là một ngành học có mục đích miêu tả thế nào là con người theo một nghĩarộng nhất có thé có được.

Vì các nhà nhân học quan tâm đến việc ghi giữ và giải thích những thay đổi này,

quan điểm nhân học trong cốt lõi là một quan điểm tiễn hóa”.[43]

Gắn với việc nghiên cứu văn chau, tín ngưỡng dân gian, chúng tôi thừa nhậncách hiểu Nhân học theo nghĩa rộng là khoa học nghiên cứu về về nguồn gốc và tiễn

hóa của con người.

1.1.1.2 Văn hóa

Đối với nhân học như là ngành khoa học nghiên cứu về con người thì văn hoá làmột chủ đề nghiên cứu quạn trọng Các nhà nhân học sử dụng khái niệm nảy theomột nghĩa rộng đề cập đến tất cả các quan niệm được học hỏi và chia sẻ về sảnphẩm của một xã hội Do đó, Edward Burnett Tylor, nhà nhân học đã đưa cách hiểuvề văn hoá, trong đó bao gồm tất cả những trải nghiệm của con người như sau:“Văn hoá hay văn minh là một phức hệ bao gồm kiến thức, niềm tin, nghệ thuật,đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ khả năng và thói quen nào khác mà con

người có được như là một thành viên của xã hội” (Tylor, 1871)” [28; tr.163].

17

Trang 19

UNESCO, trong Tuyên bố về những chính sách văn hóa (1982) đưa ra quan niệm

về văn hóa như sau: “Văn hóa hôm nay có thé coi là tổng thể những nét riêng biệt

tinh thần và vật chat, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của cả xã hội hay của

một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lốisông, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục vànhững tín ngưỡng; Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân.

Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí

tính, có óc phê phán và dan thân một cách đạo lí Chính nhờ văn hóa mà con người tựthé hiện, tự ý thức được ban thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và

sáng tạo nên những công trình vượt trội của bản thân” [74; tr.23,24]

Giáo trình Nhân hoc đại cương trích dẫn và nhắn mạnh: “Tuy nhiên, đa s6 cácnhà nhân học ngày nay hiểu khái niệm văn hoá theo nghĩa rộng theo đó văn hoá làmột lối sống (way of life) được chia sẻ, bao gồm các giá trị, niềm tin và các quy

chuẩn được lan truyền trong một xã hội cụ thể từ thế hệ này sang thế hệ khác

(Scupin, Raymond và Decorse, Christopher R 1988, 200)” [28; tr.164]

Từ quan điểm tiếp cận văn hoa, văn hóa hiểu theo nghĩa rộng là “tổng thé cácgiá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” cònhiểu theo nghĩa hẹp thì: “văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãnnhu cầu đời sống tinh thần” [37; tr.10]

Đề vận dụng khái niệm văn hoá đối với đề tài này, chúng tôi thừa nhận: “Tuynhiên, giới nghiên cứu hiện nay tương đối thống nhất rằng văn hoá là những cáchthức ứng xử, phong tục, tập quán, tri thức do con người tạo ra thoả mạn ba điềukiện: (1) là những thứ mà cá nhân học được khi sống trong một cộng đồng người,thay là vì những hành vi mang tính chất bản năng, (2) là những điều được đa sốnhững thành viên trong cộng động và xã hội chấp nhận, thay là vì nhu cầu hay ýmuốn của một cá nhân đơn lẻ, và (3) có sức sống tương đối lâu dài, được duy trì ítnhất qua một thế hệ, thay vì một xu thế ngắn ngủi và chóng tàn” [7; tr.14].

1.1.1.3 Nhân học văn hoa

Từ cách hiểu như trên, từ thực tiễn cuộc sống, nhiều môn học liên quan đến

Nhân học đã hình thành, trong đó, có Nhân học văn hóa.

“Nhân học văn hoá (cultural anthropology) là ngành nghiên cứu văn hoá dưới

nhiều khía cạnh khác nhau để tìm hiểu con người và những biến đổi về văn hoá

trong đời sống con người, nghiên cứu văn hoá những tộc người cụ thé Nhân học

văn hoá xác định con người là chủ thé văn hoá, là đối tượng chính dé nghiên cứu”.

[28; tr.164-165]

18

Trang 20

“Văn hoá là sự thích nghi (adaptation) với môi trường tự nhiên: nhân học văn

hoá tìm hiểu con người thông qua việc khảo sát cụ thê năng lực thích ứng của conngười và sản phâm của sự thích ứng ấy, tức là văn hoá và tính đa dạng của nó, đồngthời rút ra được tính phổ biến nằm sâu trong gốc rễ của tính đa dang ấy Như vậyvăn hoá là kết quả của sự phát triển hình thành nên một thiết chế thích ứng với môitrường thiên nhiên của “loài động vật đặc biệt” này Có lẽ đây là điểm mau chốtnhất của nhân học thuộc trường phái chức năng của Malinowski, trong đó văn hoá

được coi là thiết chế nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu về mặt sinh vật của

con người” [8; tr.347].

“Văn hoá là sự thích ứng với môi trường xã hội: Văn hoá là thiết chế thoả mãntính thiết yếu sinh vật của con người nhưng văn hoá chỉ được sáng tạo ra nhờ “sứcmạnh tô chức” của tập thé và tổ chức tập thê xã hội này là thiết chế bảo trợ conngười Đây cũng là điểm liên quan mật thiết với khái niệm văn hoá trong nhân họctheo thuyết co cấu chức năng của Radcliffe - Brown, vì khái niệm này dẫn đến việccoi van dé quan trọng nhất của nhân học là nghiên cứu t6 chức xã hội của con

người” [8; tr.349].

Vậy nên: “Nhân học văn hóa là khoa học nghiên cứu về con người - cộng đồng

người từ góc nhìn văn hóa Nói cách khác, nhân học văn hóa là khoa học nghiên

cứu về văn hóa của các dân tộc Nhân học văn hóa sử dụng khái niệm văn hóa theonghĩa rộng, nghĩa là bao gồm các giá trị vật chất và tỉnh thần do con người sáng tạo

ra” [36; tr.9]

1.1.2 Hướng tiếp cận nhân học văn hóa khi nghiên cứu văn chau

Có thể thấy, hướng tiếp cận nhân học văn hóa khi tìm hiểu các hoạt động liên

quan đến văn hóa tín ngưỡng bao giờ cũng chú ý tới các yếu t6 nôi trội (spceciafic

domains) trong các hoạt động văn hóa tín ngưỡng của con người Từ đó, mô tả,

phân tích và chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa các vùng văn hóa, các nền vănhóa trên thế giới.

Từ việc nghiên cứu, mô tả đặc điểm hình dạng tự nhiên của con người, nhân họcđã tiếp tục nghiên cứu, mô tả, phân tích dé làm rõ sự tương đồng và khác biệt trongmỗi nền văn hóa, xã hội nhằm mục đích hiểu biết tường tận về con người Hai đặctrưng cơ bản của nhân học văn hóa cần phải chú ý trong quá trình nghiên cứu conngười chính là tính toàn diện (holistic) và tính đối sánh (comparative) Tính toàndiện đảm bảo không ngừng mở rộng diện nghiên cứu còn tính đối sánh đảm bảophải chỉ ra đặc điểm tương đồng và khác biệt của mỗi xã hội trước khi khái quát hóa

19

Trang 21

những đặc điểm nỗi bật thuộc về nhân loại Nhân hoc văn hóa là một môn liênngành tập hợp dữ liệu thuộc nhiều ngành như chính trị, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ,văn học nghệ thuật dé tìm hiểu về con người với tư cách là chủ thé trong sang tao

văn hóa, tô chức đời sống xã hội.

Trong quá trình giải mã văn chầu xuất hiện trong diễn xướng nghi lễ hầu đồng ởPhủ Giầy, chúng tôi hình dung mình tiếp cận văn bản dưới góc độ nhân học văn hóathông qua các thao tác nghiên cứu được gợi dẫn từ công trình xuất bản năm 1973 của

Clifford Geetz Diễn giải về văn hóa (The interpretation of Cultures) Đó là bằng cáchmô tả, phân tích một cách chỉ tiết từng tập tục, nghi lễ, huyền thoại xuất hiện trongcác văn chau Vận dụng thao tác so sánh, chúng tôi tiễn hành so sánh văn bản chữ

Nôm xuất hiện trước 1945 đã được phiên thành chữ quốc ngữ với văn bản hiện tồnghi bang chữ quốc ngữ lưu hành ở Phủ Giây Văn hóa, theo Clifford Geetz là “trật tựhệ thống biểu tượng và nghĩa” (ordered system of meaning and of symbols) va “Van

hóa của mỗi dân tộc là một tập hợp các văn ban” (the culture of a people is an

ensemble of texts)”.[74] Trên cơ sở phân tích văn chau, chúng tôi coi văn chau là căn

cứ dé mở rộng nghiên cứu về đặc điểm, con người vùng đất này, những đặc điểm đóxuất hiện trong van chau (những ban văn dùng dé hát dang lên hầu Thánh).

Cách tiếp cận nhân học văn hoá do đó, khác với các cách tiếp cận khác ở chỗtiếp cận hệ thống văn bản van chau từ góc độ nhân học văn hoá sẽ được ngườinghiên cứu vận dụng triệt dé các phương pháp nghiên cứu, các quan điểm nghiên

cứu được các nhà nhân học đúc rút từ các công trình nghiên cứu lý thuyết nhân học

văn hoá để tìm hiểu, lý giải cụ thể về đặc điểm riêng, nét độc đáo không phải của hệthống văn chầu mà của việc vận dụng hệ thống văn chau trong việc thực hành nghilễ hầu đồng diễn ra tại Phủ Giầy Do là việc nghiên cứu biểu hiện niềm tin văn hoá

tâm linh của người dân địa phương trong một thời gian dài, có tinh lặp lại, tính ôn

định Chúng tôi đã khảo sát việc thực hành diễn xướng hát chau văn trong nghi lễhầu đồng, trong hát thi, hát thờ, trong các budi tập luyện của các cung văn và trongsinh hoạt diễn ra thường xuyên của Câu lạc bộ hát chầu văn xã Kim Thái Nghiêncứu hoạt động thực hành tín ngưỡng trên là một hướng đi nhằm lý giải sự thích nghicủa con người đối với môi trường tự nhiên và sự thích nghi của con người đối với

mối trường xã hội, trong đó, hệ thong van chau được van dung trong dién xướng hat

chau van, là căn cứ dé làm rõ đặc điểm vùng đất và con người vùng Phủ Giầy thông

qua thực hành tín ngưỡng, thực hành nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ MẫuTam phủ Đó là những điểm mạnh mà hướng tiếp cận nhân học văn hoá đã cho

chúng tôi sẽ vận dụng dé tiên hành nghiên cứu đê tài này.

20

Trang 22

Cùng với hướng tiếp cận nhân học để nghiên cứu hệ thống văn chầu ở PhủGiây, chúng tôi vận dụng thành tựu nghiên cứu nhân học về tôn giáo, ngôn ngữ détiếp tục làm rõ đặc điểm con người và vùng đất cũng như diễn xướng nghi lễ hầuđồng liên quan đến loại hình nghệ thuật hát chau văn, vận dụng văn chầu trong thựchành diễn xướng nghỉ lễ hầu đồng tại địa phương.

1.2 Tín ngưỡng thờ nữ thần ở Việt Nam và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ1.2.1 Tín ngưỡng thờ nữ than ở Việt Nam

Văn chau đi liền với nghệ thuật hát chau văn phô biến tại vùng Phủ Giầy Nghệ

thuật hát chau văn gắn liền với diễn xướng nghi lễ hầu đồng, một hoạt động diễn rathường xuyên trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở Phủ Giầy Chính vìthé, trong luận văn này, chúng tôi xin làm rõ cách hiéu về tín ngưỡng, về tín ngườngthờ Mẫu Tam phủ.

Theo Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học: “Tín ngưỡng là niềm tin và sựngưỡng mộ của con người vào một hiện tượng, một lực lượng, một điều gì đó vàthông thường dé chỉ một niềm tin tôn giáo Còn tôn giáo thường được hiểu là mộttrong những hình thức tín ngưỡng có quan niệm, ý thức, hành vi và các tổ chức tôn

giáo”.[14, tr.449]

Theo Đào Duy Anh: “tín ngưỡng là lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo

hay một chủ nghĩa”.[I, tr.238]

Theo Vũ Hồng Vận: “Tín ngưỡng dân gian được hiểu là những hình thái tôn

giáo sơ khai, được hình thành trên cơ sở tâm cách nguyên thủy (primitive metality)

để nhận thức hiện thực và tác động đến hiện thực bằng các kỹ xảo (các biện phápma thuật) của thuyết hồn linh Tín ngưỡng dân gian ở đây nhằm phân biệt vớinhững tín ngưỡng, tôn giáo chính thống của những xã hội đã có nhà nước (trước khi

có nhà nước, chưa có sự phân biệt giữa văn hóa dân gian và văn hóa nhà nước, chưa

có sự phân biệt giữa tín ngưỡng dân gian và tôn giáo chính thống) Ở đây, tác giảmuốn nói rõ hơn, tín ngưỡng dan gian là tín ngưỡng thuộc về tang lớp bình dantrong xã hội; khác han tín ngưỡng, tôn giáo chính thống do nhà nước phong kiếnthiết lập và quản lý”.[58.tr.12]

Còn theo một số nhà nghiên cứu phương Tây, tín ngưỡng vốn tồn tại đa dạng và

hết sức phong phú: “Tín ngưỡng dân gian là một thé loại lớn bao gồm sự biểu cảm

va cach ứng xử mà ta gọi là mê tín, tín ngưỡng bình dân, làm phép”.[41, tr.273]

Với mục tiêu nghiên cứu văn chau trong thực hành diễn xướng nghi lễ hau đồngcủa tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, có thé thay rang: Người Việt quan niệm bat cứ vật

21

Trang 23

gi cũng có linh hồn (vạn vật hữu linh) cho nên từ xa xưa, người Việt cư trú ở vùngđồng bằng sông Hồng đã thờ rất nhiều thần linh, đặc biệt là những sự vật có liên

quan đến nông nghiệp như: trời, trăng, đất, rừng, sông, núi dé được phù hộ, dé

được che chở cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu Bên cạnh tín ngưỡng thờ

tô tiên, thờ thành hoàng làng thì tín ngưỡng thờ Mau rat phát triển Hiểu theo nghĩarộng, tín ngưỡng thờ Mẫu nhằm thực hiện niềm tin tôn giáo thông qua những hoạtđộng diễn xướng nghỉ lễ nhằm biểu thị sự tôn vinh, một nhân vật nào đó, hay có thể

đồng nhất với việc thờ các vị nữ thần hiển linh, được tôn phong là Mẫu như: Quốc

Mẫu, Vương Mẫu, Thánh Mẫu Còn hiểu theo nghĩa hẹp thì đây là dạng hình thứctín ngưỡng với tên gọi là Mẫu Tam phủ, Tứ phủ gắn với hình thức thờ cúng nhữngvị Mẫu cai quản một lĩnh vực trong vũ trụ.

Vũ Hồng Vận trong cuốn sách kê trên, cho rằng: “Tín ngưỡng thờ Mẫu là niềmtin về Mẫu (Mẹ), được thờ ở phủ, điện, miéu, am dé tín đồ tôn vinh, hương khói,cầu nguyện Mẫu là biểu tượng của niềm tin, hàm chứa các đặc điểm nhân từ, linhthiêng, sáng tạo, huyền bí, nhiều phép thuật, cứu dân, cứu nước, ”.[67, tr.22]

Như vậy, tín ngưỡng Mẫu là một loại hình tín ngưỡng bắt nguồn từ tín ngưỡngthờ nữ thần nhưng trong đó, không phải nữ thần nào cũng được tôn vinh là Mẫu.Tín ngưỡng này là một bộ phận của ý thức xã hội, được hình thành từ chế độ thị tộcmẫu hệ, dé tôn vinh những người phụ nữ có công với nước, với cộng đồng tiêu biéucho những giá tri tốt đẹp về lịch sử, văn hoá, đạo đức xã hội làm Thánh mẫu, Vuong

mau Thông qua diễn xướng nghi lễ tôn vinh nữ than là Mẫu, con người thé hiện

niềm tin được thế lực siêu nhiên phù trợ, ban thưởng, thậm chí tránh bị trừng phạt.Niềm tin về những hình thức thưởng - phạt được ban từ những thế lực siêu nhiên

trên cùng với ý thức tôn vinh những vị nữ thần có công với cộng đồng khiến cho tín

ngưỡng thờ Mẫu nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ngày càng phát triển.

1.2.2 Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phú

1.2.2.1 Khái niệm Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ

Theo Ngô Đức Thịnh trong cuốn Dao Mdu Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu tam

phủ bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ nữ thần: “Trải qua quá trình bồi đắp về văn hóa, tínngưỡng, tâm linh, người Việt và một số toc người khác hình thành nên tục thờ Nữthần, thờ Mẫu và Tam phủ - Tứ phủ (còn gọi là Đạo Mẫu)” [50]

Có thể lí giải thêm về nhận định trên của Ngô Đức Thịnh đề thấy rằng nhận định

trên có căn cứ xác đáng Người Việt cư trú ở vùng đồng bằng sông Hồng vốn sống

dựa vào thiên nhiên, các hoạt động trông trọt, chăn nuôi đêu dựa vào nguôn lực dôi

22

Trang 24

dào từ đất Với sự quan sát bằng mắt thường, đất là cội nguồn sinh sôi, nảy nở racủa cải, vật chất nuôi sống con người Với vị thế quan trọng của người mẹ trong

cộng đồng, đoàn thể, đất được tôn vinh thành đất mẹ Trong khi đó, đất là nơi bắt

đầu cho sự sống của con người, bởi vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu có cội nguồn từ tụcthờ thần dat Từ đó, trong niềm tin của người dân vùng Phủ Giầy cổ, đất mẹ là cộinguồn dé hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu Dia.

Trong cuốn Tin ngưỡng đạo Mẫu Viét nam, Vũ Hong Van dua ra nhan dinh:“Thực tế lich sử của đất nước khi Mẫu Liễu Hanh được sinh ra là: ở đất Vụ Bản

giữa không gian các thé lực phong kiến thời Lê (Thanh Hóa), Trần (Nam Định) màMẫu đầu thai sinh vào nhà họ Lê lấy chồng họ Trần, phải chăng đó là tập hợp sứcmạnh oai hùng Trần thắng Nguyên, Lê thắng Minh, mà cũng là Phật giáo thời nhàTrần còn Nho giáo thời nhà Lê”.[67; tr.42]

Năm 2016, UNESCO công nhận “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ củangười Việt” là di sản văn hoá phi vat thể đại diện của nhân loại.

Trong một số công trình nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu có sử dụngthuật ngữ: “tin ngưỡng thờ Tam - Tứ phú, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phú, Tứ phủ”hay “Đạo Mẫu” Nghiên cứu hệ thống văn chau ở Phủ Giầy, chúng tôi sử dụngthuật ngữ: “tin ngưỡng thờ Mau Tam phi” như đã lí giải ở trên.

1.2.2.2 Nguồn gốc tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ

Theo các nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài đãcông bó, thì đạo Mẫu là sự dung hợp giữa Đạo giáo (Trung Quốc) với tín ngưỡng

dân gian bản địa Đạo giáo mang tính chất huyền bí, thần kỳ của hệ tín ngưỡng dângian Trung Quốc, hết sức gần gũi với đời sống tâm linh của người dân vùng Phủ

Giầy cổ xưa khi họ đối điện với sự kỳ vĩ, bí an của vụ trụ Người Việt đã tiếp nhậncác yếu tố của Đạo giáo như tiếp nhận thêm một niềm tin vào các vị thần linh, có uy

luc siéu pham đối với cuộc sống và vận mệnh của mình và từ đó, tiếp thêm sức giaocảm giữa con người và thần linh Khi du nhập vào đồng băng Bắc Bộ, Đạo giáo

(Trung Hoa) đã được người Việt biến đổi thành Đạo tu tiên và Đạo phù thủy Thuậtphù thủy sau này tiếp tục được dung hợp và biến đổi thành nghỉ lễ hầu đồng.

1.2.3.3 Sự phát triển của tín ngưỡng tho Mẫu Tam phủ

Tín ngưỡng thờ Tam phủ, sau thêm Nhạc phủ thành Tứ phủ, khởi nguồn từtruyền thuyết về Mẫu Thượng Ngàn hiển linh giúp vua Lê Thái Tổ trong trậnXương Giang, Chi Lăng (cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược) Truyện kêvề một đàn đom đóm kết đèn dẫn đường trong đêm Lê Thái Tổ hành quân đánh trận

23

Trang 25

Xương Giang, Chi Lăng giết chết Liễu Thăng Khi ca khúc khải hoàn, ban thưởng

công lộc cho tướng sĩ, sắc phong cho các vị linh thần âm phù xã tắc, Lê Thái Tổ

không quên hình ảnh đàn đom đóm kết đèn dẫn đường Nhà Vua mộng thấy mộtngười phụ nữ đẹp mặc áo trắng nói rằng “Ta là quản chưởng sơn lâm Ta cho biếnthành đom đóm dẫn đường cho nhà Vua giết giặc” Vua Lê Thái Tổ đã sắc phong bàlà “Nhạc phủ Lê Mại Đại Vương Hiệu Viết Bạch Anh Chưởng Sơn Lâm Công

Chúa” Từ đó, việc thờ Tứ phủ ra đời.

Đến thé ki 16, xã hội phong kiến Đại Việt khi mà Nho giáo chiếm vị trí độc tôn

càng đè nặng lên thân phận người phụ nữ quê ở làng Vân Cát (Vụ Bản, Nam Định)

- Mẫu Liễu Hạnh công chúa Tam tòa Thánh Mẫu khi ấy là: Mẫu đệ nhất là MẫuLiễu (mặc áo đỏ, đồng nhất với Mẫu Thiên); Mẫu đệ nhị là Mẫu Thượng Ngàn (mặc

áo xanh lá cây); Mẫu đệ Tam là Mẫu Thoải (mặc áo trắng), như ở Phủ Giày (Vụ

Ban, Nam Định), phủ Tây Hồ (Hà Nội) và Đền Song (Thanh Hóa) Dưới triéu Lê

Theo Tang thwong ngấu lục do Pham Đình Hỗ và Nguyễn Án viết vào khoảng

năm 1786 (in vào 1796), Nội Dao Tràng ra đời vào khoảng nữa dau thế ky XVII.

Câu chuyện kề về công tích của các pháp sư Đạo giáo ở Quảng Xương (Thanh Hóa)

đã dùng thuật bùa chú phủ thủy dé chữa bệnh lạ cho vua Lê Thần Tông Còn theoVân hương Thánh Mẫu, tam vị đại từ tôn thay, nguyên nhân Mẫu Liễu thua các

pháp sư Nội Dao Trang là bởi lúc đó bà chưa được thụ pháp của nhà Phật Theo

truyền thuyết thì Mẫu Liễu Hạnh đã chu du khắp nơi từ Lạng Sơn, Cao Bằng về Hà

Nội, vào Thanh Hóa Nhưng nơi bà ghé qua đều có đền, phủ thờ tự Theo truyềnthuyết, những nơi này đều là những danh thắng, những nơi sơn thủy hữu tình và Bà

thường thích gặp gỡ với những “tao nhân mặc khách”, thích xướng họa thơ phú,

Đó là phong cách của đạo sĩ theo đạo than tiên.

Không gian các tỉnh Bắc Việt Nam đã dần trở thành không gian của các đền, phủthờ Mẫu Liễu Nếu lần theo dấu vết trong thống kê các thần tích, thần sắc sẽ thấy rõ

hiện tượng này.

Dưới triéu Nguyễn

Dưới thời Nhà Nguyễn, nhất là sau triều vua Đồng Khánh đến Bảo Đại, ĐạoMẫu được người dân, nhất là vùng đất Phủ Giầy (Vụ Bản, Nam Dinh) rất được tônsùng Căn cứ các sắc phong cho Liễu Hạnh công chúa dưới triều Nguyễn còn lưugiữ ở Phủ Giầy phần nào sẽ lý giải được điều này.

24

Trang 26

Dưới thời Pháp thuộc

Tín ngưỡng này phát triển bởi đã đáp ứng nhu cầu không chỉ của nông dân, nôngthôn mà còn cả tầng lớp thương nhân ở đô thị, nhất là từ thế kỷ XVI-XVII Điềunày sẽ còn tiếp tục trong các thế kỷ tiếp theo Đến đầu thế kỷ XX, với sự quan tâmcủa một số nhà nghiên cứu, một số quan chức trong chính quyền thực dân - phongkiến ở địa phương, các phủ được trùng tu, nhận sắc phong của triều Nguyễn và vănchau được xuất bản thành sách Nghi lễ hau đồng cũng vì thế, phát triển mạnh.

Giai đoạn 1954 - 1975

Ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975, đã hình thành nên 2 tổ chức “Tiên Thiên Thánh

Mẫu giáo Trung Việt” (1955, trụ sở ở Huế) và “Hội Thánh Mẫu”, trụ sở ở Đà Lạt.

Năm 1973, hai tổ chức này hợp nhất thành “Việt Nam thánh Mẫu hội” Từ sau1975, Hội này bị giải thê hoạt động xung quanh điện Hòn Chén.

Giai đoạn sau 1975

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu vănhóa, tín ngưỡng Tuy nhiên, phải đến thời kì Đổi mới (1986), tín ngưỡng này mới

được Nhà nước quan tâm và trong bối cạnh hiện nay, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ

rất phát triển, đặc biệt tại quần thể di tích Phủ Giầy (Nam Định), thu hút số lượnglớn khách tham quan, du lịch, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của nhiều người.

1.2.2.4 Hệ thông điện thân

Trong hệ thống van chau được các cung văn ở Phủ Giầy ghi chép, sắp xếp theo

hệ thông sắp xếp ngôi bậc các đắng thần linh của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ Văn

chau đã tái hiện niềm tin của con người vùng này về tâm linh Người ta tin rang thé

giới chia làm ba cõi gồm cối trời, cõi rừng, cdi sông bể Với sự xuất hiện của Thánh

Mẫu Liễu Hạnh đứng vào vị trí quan trọng nhất của các Thánh Mẫu thì người tahình dung thêm cõi thứ tư là Địa phủ trong bản Địa tiên Thánh mẫu văn.

Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ thờ đa thần (có khoảng trên dưới 60 vị thánh),đứng đầu là Thánh Mẫu, trong đó Thánh Mẫu Liễu Hạnh tuy xuất hiện muộn trongđiện thần (từ thế kỷ XV-XVI) nhưng lại chiếm vị trí thần chủ Chính Thánh MẫuLiễu Hạnh đã "trần thế hóa" tín ngưỡng này và nó đã đi vào đời sống dân gian, bắt

rễ sâu vào xã hội và đời sống tâm linh của người dân vùng đồng bằng sông Hồng,

trong đó có khu vực Phủ Giầy (Nam Định).

Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ dưới ảnh hưởng của Đạo giáo (Trung Hoa) gồm

có rất nhiều vị thần như Vua Đề Thích, Ngọc Hoàng Thượng Dé, Thap Dién Minh

Vuong, Bát Hải Long Vuong Các vị than được nhắc đến khá đầy đủ trong ban Tir

25

Trang 27

phủ công đồng văn Tuy nhiên với tín ngưỡng bản địa thờ các vị thần nước Nam làchủ yếu nên người ta chỉ biết tới Ngọc Hoàng Thượng Dé, (Vua Cha Ngọc Hoàng).Các vị thần còn lại chủ yếu là vị thần bản địa, thậm chí Vua Cha Bát Hải Động Đìnhcũng là Vĩnh Công Dai Vương, một vi thần người Việt.

Từ sự hình dung như trên về ba cõi, thần điện của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủđược bồ trí như sau:

- Tht nhất, Mẫu Thượng Thiên, tức bà trời cai trị Thiên Phủ (Miễn trời), làm

chủ mây, mưa, sắm, chớp, mặc đồ mau đỏ.

- Thứ hai, Mẫu Thoải, Thoải là thủy, nghĩa là nước, cai trị Thủy Phủ (Miền

sông nước) làm chủ sông, biển, mặc đồ màu trăng.

- Thứ ba, Mẫu Thượng Ngàn cai trị rừng núi, cây cối, thực vật, mặc đồ màu lam.Sau này, thêm vào Thánh Mẫu thứ tư cai quản vùng Địa phủ (Miễn đất), caiquản đất đai, sinh vật, mặc đồ màu vàng.

Ngoài Tam phủ và Tứ phủ, còn một hệ thống thánh thần của Mẫu, cụ thé:- Thập nhị chau Bà.

- Thập vi tôn ông.

Về Mẫu Liễu Hạnh thì sự tích Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện đã hoàn thiện triết lýthờ Mẫu trong mối quan hệ với tín ngưỡng thờ cúng tô tiên và tín ngưỡng thờ thancủa người dân vùng Phủ Giầy Mẫu Liễu Hạnh là Mẫu có quyền uy lớn nhất trongtín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.

1.3 Diễn xướng nghỉ lễ hầu đồng và hat chau văn

1.3.1 Khu di tích Phú Giây - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định

Thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có tính 6n định và bền vững về niềm tinnên đã hình thành một hệ thống về không gian thờ phụng ở từng miền, từng địa

phương Ở miền Bắc tiêu biểu là những địa điểm thờ Mẫu Thượng Ngàn (Phủ Tây

Hồ - Hà Nội), thờ Mẫu Liễu Hạnh (Phủ Giầy - Nam Định).

Khảo sát thực tế có thể thấy hiện nay quần thể di tích Phủ Giầy gồm hơn 20 đền,phủ, chùa, lăng, thờ Bà Chúa Liễu Hạnh trong một không gian rộng với cảnh quanthiên nhiên phong phú, có núi, có sông xen giữa ruộng đồng màu mỡ Phủ Giầy

hiện thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Kiến trúc ở Phủ Giầy hội tụ những nét đặc sắc, độc đáo của kiến trúc dân tộc

cùng nhiều cô vật quý như đồ thờ tự, văn bia, sắc phong, Phu Giầy được bắt đầuxây dựng từ thời Cảnh Trị triều vua Lê Huyền Tông (1663-1671) Sau nhiều lần

được trùng tu, tôn tạo, bé sung, mo rong, nang cap, dén nay đã trở thành một quần

26

Trang 28

thê hoàn chỉnh, tương xứng với vị thế của tín ngưỡng thờ Mẫu, với lòng ngưỡng

vọng Mẫu Liễu Hạnh của du khách thập phương trong mỗi chuyên du lịch tâm linh

về với Phủ Giây.

Phủ Giầy là một quần thể di tích gồm ba di tích chính: Phủ Tiên Hương (cònđược gọi là phủ chính), Phủ Vân Cát và lăng Bà Chúa Liễu Phủ Tiên Hương đượcxây dung từ giữa thế kỷ XVII và là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh Phủ có 19 toàvới 81 gian lớn nhỏ, mặt phủ quay về phía tây nam nhìn về dãy núi Tiên Hương.

Trước phủ có hồ và một sân rộng, có 3 toà nhà cao 2 tầng dàn hàng ngang, tách mái

đó là phượng du nơi đón khách tới hành hương Một hồ bán nguyệt có lan can thấp

bao quanh, có bình phong và hai cầu vượt đều bằng đá chạm khắc hình con rồng

với móng vuốt sinh động tinh xảo Phủ có 4 lớp thờ (4 cung): đệ nhất, đệ nhị, đệ

tam và đệ tứ.

Tiếp đến là phủ Vân Cát Phủ Vân Cát được xây dựng trên khu đất rộng gan 1ha, mặt quay về hướng tây bắc, đứng biệt lập phía Tây Bắc làng, không bị thé cưche khuất, cảnh quan rất đẹp Ba phía đông, bắc, nam là ruộng, phía tây có con

đường cái nên không gian thoáng đãng và bề thé Phủ Vân Cát hiện nay có 7 toà với

30 gian lớn nhỏ Từ ngoài vào có hệ thống cửa ngọ môn với 5 gác lầu (Ngũ VânLâu) được xây từ thời Tự Đức, kế tiếp là hồ bán nguyệt ghép bằng đá, giữa hé là tòaphương du 3 gian, mái cong, phương du được làm giữa hồ nước và nền được bó đá

can quy, xung quanh có hành lang với nhiều mang họa tiết như hoa chanh, voichau Hai phia bắc - nam có cầu đá, dầm cầu có họa tiết chạm bau rượu túi thơ, mặt

cầu là những phiến đá xanh viền kép Tòa Đệ Tứ gồm 5 gian lớn làm theo kiểuchồng diêm hai tầng, 8 mái cong cong như cánh hoa.

Cuối cùng, Lăng Ba Chúa Liễu được xây dựng vào năm 1938 Lăng được xâydựng bằng đá xanh, chạm tré đẹp, với diện tích 625 m7, gồm có cửa vào lăng theohướng Đông Tây, Nam Bắc Các cửa đều có trụ cổng trên đắp hình bông sen Giữalăng là ngôi mộ khối bát giác, mỗi cạnh chừng 1 m Toàn lăng có 60 búp sen hồngtrông xa như một hồ sen cạn.

1.3.2 Diễn xướng nghỉ lễ hầu đồng

Thông qua quá trình điền da tại khu di tích Phủ Giây, theo quan sát, tac giả nhận

thấy nghỉ lễ lên đồng được diễn ra theo một quy tắc, trật tự nhất định Việc này liênquan mật thiết tới việc chọn cung văn, luyện hát những bài hát văn phù hợp với việchầu giá đồng tại Phu Trước khi nghi lễ diễn ra, người hầu phải chọn ngày lành,tháng tốt, báo với cung trưởng và thủ nhang của phủ Khi đã làm xong các thủ tụ

27

Trang 29

trên, con nhang, đệ tử sửa soạn lễ vật, đồ mã (phù hợp); sửa soạn khăn chau, áo

ngự, đại mạng, y phục tư trang, đạo cụ Trang trí mặt ban thờ thật đẹp, nghiêm

trang; bàn loan phải có gương soi, chén đĩa, gạt tản thuốc lá, trầu têm, nướchoa Hiện nay, riêng khoản trang trí ban thờ, nhiều con nhang, đệ tử bỏ tiền thuênghệ nhân trang trí sao cho ban thờ thật trang hoàng và lộng lẫy, trông thật hoànhtráng, sang trọng Ngày nay, thanh đồng ra hầu phải đầu tư rất nhiều cho trang phụclộng lẫy, phù hợp với hình ảnh của các vị thánh giáng đồng Việc này được làm với

vẻ thành kính cao cho nên việc sắm sửa những bộ đồ đắt tiền như vậy là niềm tự

hao của các thanh đồng Đặc biệt là dang sớ và cúng chúng sinh bao giờ cũng thựchiện trước khi thanh đồng ngồi vào chiếu hầu Dâng sớ là lời thỉnh cầu của thanhđồng lên vị thần chủ Đền dé xin phép được làm lễ Việc này do một pháp sư hoặcthầy cúng thực hiện Còn việc cúng chúng sinh thường thực hiện ở phía cửa đền vớivật dâng cúng tiêu biểu là cháo, bỏng, nước 14, chậu nước thả may đồng tiền xu décho vong hồn người chết đuối Bước vào một budi hầu đồng, thanh đồng có lời như

sau: “xin phép thủ nhang, đồng đền, đồng thay, đồng bó, lính mẹ, đồng anh, lính

chị, thầy pháp, cung văn, các tín chủ dân thôn, bản hạt xin vào chiếu giữa bắc ghế

hầu Thánh” Tiếp đến cung văn thỉnh văn thờ công đồng Tứ phủ thanh đồng mặc yphục màu trăng, hai tay chắp lạy trước ngực, bước chân phải vào chiếu, lấy sớ vàvàng hương dé lễ sé xe loan giá hầu Thánh Người ngồi hầu phải khăn phủ khăn đỏlên đầu, mắt nhắm hai ngón tay trỏ và giữa bam vào nhau, các ngón tay còn lại xòe

căng và đặt lên hai đùi gần đầu gối với tư thé bắt quyết và đầu lắc lư (biểu hiện của

việc đã đi vào thế giới của thần linh) Sau lời kêu thỉnh của cung văn, thanh đồngnhập đồng với những biểu hiện: thân người lắc lu, lao đảo rồi bất ngờ hét lên mộttiếng, ngón tay chỉ lên trời Sau khi thỉnh xong Tam tòa Thánh Mẫu, cung văn hátdâng văn và thanh đồng lần lượt nhập đồng theo thứ tự từ trên xuống: hàng Quan,hang Chau, hàng ông Hoàng, hàng Cô, hang Cậu.

Qua quan sát diễn xướng nghi lễ hầu đồng ở Phủ Giây, chúng tôi nhận thấy cácgiá hầu được tiến hành lần lượt theo trật tự sau:

Thứ nhất, Thay lễ phục: Mỗi vị Thánh đều có lễ phục riêng, phù hợp với danh

hiệu của vị đó và màu sắc cũng khác biệt tùy từng phủ, gốc tích, phẩm hàm cũng

như văn hay võ.

Thứ hai, Dang hương hành lễ: Đây là một nghi thức không thê thiếu ở bat cứ giánao người hầu đồng tay trái cầm một bó nhang đã đốt sẵn, bọc trong một chiếc khăn(khăn tấu) tay phải cầm môt nén nhang rồi đưa lên, đưa xuống, có khi đưa hương

28

Trang 30

theo hình chữ chi Đây là động tác phù phép mà quan niệm của thanh đồng là déxua đuôi tà ma (khai nông).

Thứ ba, Lễ Thánh giáng: Khi người hầu đồng có dấu hiệu Thánh nhập vảo thì

buông các nén hương đang cầm theo tay chắp, nghiêng mình và ra hiệu cho hầu

dâng hai bên và cung văn xác định Thánh nhập thuộc hạng thứ bậc nào Nhận ra tín

hiệu từ thanh đồng, cung văn hát thỉnh mời lần lượt các Thánh Mẫu như nghỉ lễ hauđồng ở Phủ Vân Cát mà chúng tôi chứng kiến Có nhiều Thánh Mẫu sẽ không giáng

vì thế cung văn hát rất ngắn gọn: “Đệ nhất Thiên tiên, cung thỉnh mời Đệ nhất

Thiên tiên” Khi Thánh thăng, người ngồi đồng giơ tay hay trong tư thế mở ngửa rahiệu cung văn hát đoạn văn xe giá hồi cung Sau khi các Thánh Mẫu đã thăng, cungvăn tiếp tục thỉnh mời các giá Quan Nếu có vị Quan nao giáng thì bao giờ Đồngcũng ra hiệu bằng ngón tay (một ngón là quan Đệ nhất cho đến năm ngón là Quanlớn Tuần Tranh) Nhận được tín hiệu từ thanh đồng, ngay tức thì cung văn chuyênhát đoạn văn chau về lai lịch, nguồn gốc và công trạng của vị Thanh đó Cũng ngaytức thì, chiếc khăn phủ diện được tung ra, các hầu dâng nhanh chóng đóng khăn áo

đúng ngôi vị cho vị Thánh vừa giáng Lúc này con nhang, đệ tử tham dự vừa

chăm chú nhìn vào động tác của thanh đồng, vừa nhận ra không khí trên điện có sự

thay đổi nhờ tiếng nhạc, lời ca của cung văn có sự chuyền điệu Khi thánh giáng,không gian trên điện vụt trở nên huyền bí, linh thiêng Con người trở nên gần gũivới thần linh hơn bao giờ hết nhưng cũng cảm thấy vô cùng xa cách với thần linh.Họ mong thần linh sẽ ban ơn, sẽ phù trợ, sẽ không trừng phạt Họ thấy trước mắt họkhông phải là thanh đồng họ gặp thường ngày nữa, đó là giá đồng, sự hiện diện củathần linh Vậy là, khi Thánh nhập, người hầu đồng không còn là người phàm nữaqua trình ho xuất than, tự thôi miên đã giúp cho họ nhảy múa một cách nhịp nhàng,uyên chuyên mà bình thường họ không có khả năng làm được Niềm tin vào thầnlinh tăng lên và với những gì chứng kiến trước mắt, con nhang, đệ tử có mặt lúcthánh giáng đồng tin tưởng cao độ vào việc thánh giáng hoặc thăng Trong mộtkhoảng thời gian rất ngăn, họ cầu nguyện, họ xin thánh ban lộc, ban tài, ban sứckhỏe Họ tin vật phẩm học vừa nhận được từ thanh đồng là lộc thánh ban.

Thứ tư, Múa đồng: Múa đồng là một hình thức diễn xướng (thuộc thé loại múa

thiêng) khăng định sự ứng nhập của thần linh Do vậy, động tác múa có khác nhautrong từng vị Thánh.

Thứ năm, Ban lộc và nghe văn chau: Sau khi đã múa xong, các Thánh thườngngồi nghe cung văn hát, ké sự tích lai lich vị Thánh đang giáng Lúc này người ngồi

29

Trang 31

dự xung quanh đến gần để cầu xin hoặc nghe Thânh phân truyền Vă đđy cũng lălúc Thânh ban tăi phât lộc Lộc Thânh gồm nhiều thứ như: hoa quả, bânh trâi,gương lược, tiền bạc

1.3.3 Diễn xướng hât chau văn

Người đảm nhiệm phần đm nhạc trong diễn xướng nghi lễ hầu đồng chính lăcung văn Trước đđy, mỗi đền do một người đảm đương mọi công việc, từ cúng bâi,giấy sớ, hât văn, được gọi lă cung văn trưởng Ngoăi ra còn một hoặc hai cung văn

phụ giúp việc Cung văn trưởng giữ một hoặc nhiều đền cùng một lúc vì có thể sắp

xếp ngăy cúng ở mỗi dĩn chệch nhau Trong những chuyến đi điền dê đến Phủ Giđy,

chúng tôi đều có dip gặp gỡ ông Trần Đức Văn, cung văn trưởng của Phủ Vđn Cât

vă được ông chia sẻ tăi liệu cũng như quan điểm của ông về câc bản văn chau mẵng dang có trong tay Theo ông không phải bản văn chau nao cũng được đưa văohât trong diễn xướng nghỉ lễ hầu đồng tại Phủ Vđn Cât Mỗi văn bản được sử dụnglăm ca từ cho một lăn điệu hât văn vă được hât trong Phủ cần có sự phí duyệt của

cung văn trưởng vă thủ nhang.

Ngoăi cung van lă người lưu giữ câc văn chau, câc hình thức hat văn liín quan

trực tiếp đến văn chầu mă chúng tôi đang khảo sât bao gồm:

Hât văn hầu: hình thức đm nhạc phục vụ cho nghi lễ Hầu bóng Ở mỗi giâ đồng,khi một vị Thânh của Tứ phủ nhập văo ông, bă đồng thì có bản văn chầu phù hợp

với vi Thanh đó.

Hât văn thờ: hât dđng bản văn sự tích để ca ngợi công đức của vị Thânh mă đền

thờ phụng văo ngăy Tiệc (ngăy quy hóa), hoặc hât bản văn Công đồng dĩ thỉnh mời

toăn bộ câc vị thần của tín ngưỡng về chứng giâm văo những dịp Tứ quý hay trước

khi tiến hănh nghi lễ Hau bóng.

Hât văn thi được tổ chức văo những dip lễ lớn của tín ngưỡng dĩ lựa chọn cung

văn giỏi Hât văn thi lấy bản văn sự tích của Hât văn thờ lăm băi bản thi.

Nếu trong Hât văn thờ, băi bản được gọi lă bản văn sự tích, thì trong Hât văn

hau, băi bản được gọi lă bản văn chau nhằm phục vụ cho một giâ đồng Nếu tính về

thời lượng thì bản văn sự tích dăi hơn bản văn chau, còn tính về số lượng thì bản

van chau nhiều hơn bản văn sự tích.

1.4 Hệ thống văn chầu

1.4.1 Văn bản văn chau bằng chữ Nom

Chúng tôi đê sưu tầm được ba cuốn sâch lời ca Hât văn bằng chữ Nôm, đó lă: sâch

Công văn quyín - ký hiệu AB.629 lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiín cứu Hân-Nôm.

30

Trang 32

Các cung văn từ xưa đã có ý thức ghi lại lời ca của Hát văn bằng chữ Nôm trên

giấy dó để truyền lại Một số tư liệu văn bản chữ Nôm của người Việt đã được

truyền từ đời nọ sang đời kia, thậm chí có tuổi đời hơn một thế kỷ Đó thật sự là tàisản tình thần có giá trị, được trân trọng cất giữ trong nhà những nghệ nhân hát văncó kiến thức, có tài nghĩa là biết cúng, biết hát, thông thạo chữ Hán, chữ Nôm.

Sau hàng Quan, ban văn chau của hang Chau không nhiều, chỉ hai vị có bản vănriêng là Chầu đệ nhị, Chầu đệ tứ Chầu đệ tứ cai quản Địa phủ, được sắc phong là

Chiêu Dung công chúa, được thờ chính ở An Thái, Vụ Bản, Nam Định, tức Chau Đệ

tứ vốn được khâm sai sắc hạ từ Phủ Giây.

Văn chầu của hàng ông Hoàng chỉ có hai vị Thánh thường hay giáng đồng, được

con nhang đệ tử ngưỡng vọng thì có bản văn Đó là Hoàng Bay (Bảo Hà - Lao Cai)và Hoàng Mười (Hưng Nguyên - Nghệ An).

Văn chầu hàng Cô có Cô ngàn văn, Thượng ngàn tiên Cô văn viết về các Côtrên Thượng ngàn có thê trích ra để hát trong giá Cô Đôi; bản Cửu tỉnh tiên cô văn

nói về Cô Chín đền Sòng (Bim Sơn - Thanh Hóa).

Trong ba cuốn văn bản văn chau bằng chữ Nôm, không có văn chau về một vị

Thánh nào thuộc hàng Cậu Bản Quan tướng là về Quan Ngũ Hồ còn gọi là Quan hạban vì năm ông Hồ đại diện cho năm phương được thờ ở dưới hạ ban Quan Ngũ Hồthường ít giáng đồng.

Trong ba cuốn văn bản văn chau bằng chữ Nôm ké trên không có bản văn tôngcủa hàng Chau mà chỉ có ban Ngữ vị Thánh Bà văn và Ngoại cảnh Thánh Bà văn.

Bản này chỉ viết về Thánh Ngũ phương (năm Bà cai quản năm phương).

1.4.2 Văn bản văn chau bằng chữ quốc ngữ

Dé nghiên cứu về bài bản trong Hát văn hầu, ngoài ban van chau của cung văn

trưởng Phu Vân Cát cung cấp, có đối chiếu với bản văn chau của cung văn Phủ Tiên

Hương, chúng tôi sưu tầm thêm bản chép tay văn chau hiện đang lưu giữ tai Thuviện Đại học Yale (Hoa Kỳ) Chúng tôi cũng tham khảo cuốn Văn châu Các bản

văn chau đủ các vị do Tân Dân thư quán xuất bản tại Hà Nội năm 1929 Đề nghiên

cứu về thực hành diễn xướng nghỉ lễ hầu đồng gắn với tục hát chau văn diễn ra ở

Phủ Giầy, chúng tôi rất quan tâm đến cuốn Chau văn Sự tích Liễu Hanh công chúa

do Pham Quang Phúc, tri huyện Vụ Ban cho in tai Nam Dinh năm 1941 Riêng ban

chép tay lưu tại Thư viện Dai hoc Yale, chúng tôi da tiến hành nghiên cứu về mặtvăn bản, dựa trên hình ảnh rõ nét phản ánh chất liệu, thương hiệu cuốn vở ghi, màu

mực, cỡ ngòi bút máy, cỡ ngòi bút lông, nét chữ Nôm, nét chữ quôc ngữ, kiêu chữ

3l

Trang 33

Nôm, kiểu chữ quốc ngữ (phiên âm), chính tả, ngữ pháp (chữ quốc ngỡ) và cả cáchtrình bày, bố cục trang viết và chính người sưu tam cũng nêu mốcthời gian sưu tầmcủa tác giả từ 1946 đến 1956 Vậy văn bản van chau này phải có từ trước thời giantrên sưu tầm trên Từ đó, chúng tôi so sánh dé thấy văn bản văn chau trong bản chéptay được sưu tầm này không mấy sai khác so với văn bản văn chau được các cung

văn trưởng tại Phủ Vân Cát và Phủ Tiên Hương hiện nay chia sẻ.

Trong khi đó, Ngô Đức Thịnh viết trong phần Phu lục cuốn Dao Mẫu Việt Nam:

“ chúng tôi chọn và cho in 100 bài hát chầu văn thường hát trong các cuộc Lên

đồng Đây là các bài tương đối tiêu biểu, thường hay được hat trong các giá Hầu

bóng ở các đền, phủ, xếp theo thứ tự các giá: từ giá Mẫu, Hàng Quan, Chau, ông

Hoàng, Cô, Cậu Các bài hát văn này chỉ là một phần nhỏ trong kho vốn các bài

hát văn đã và đang lưu truyền hiện nay”.[Š1, tr.439]

Hệ thống bài bản trong phan Phụ lục của cuén Đạo Mẫu Việt Nam, ngoài 24 bảnvăn sự tích (Hát văn thờ), 10 bản văn nhà Trần (trong đó có hai cặp bài trùng nhau),

11 bản văn của Huế, 7 bản văn ngắn, 4 bản cúng, còn lại là 45 bản văn chau Các

văn chau (tính theo đơn vị bài) được sắp xếp lần lượt theo thứ tự các hàng từ cao

xuống thấp: Tam toà Thánh Mẫu, hàng Quan, hàng Chau, hàng ông Hoàng, hang

Cô, hàng Cậu.

Từ nửa sau thé kỷ XX, cùng việc bổ sung các vị Thánh địa phương vào điện thờ

của tín ngưỡng Tứ phủ, số lượng bài bản văn chau tiếp tục được bồ sung Từ khoảngnhững năm 70 của thế kỷ XX, một số bài hát văn xuất hiện có ghi tên tác giả, đó là

cung văn Phạm Văn Kiêm và cung văn Đoàn Đức Đan Ngay tại khu di tích Phủ

Giây, hệ thống văn chau không ngừng được bổ sung Ngoài việc có nhiều di bản chomột van chau, các cung văn còn tập hợp ca từ mới, thậm chí thêm vào trong các lànđiệu sự giao thoa với làn điệu không chỉ của ca trù mà có cả làn điều tuồng, chèo,thậm chí cải lương Những lần đi điền di ở Phủ Giầy vào dịp không phải lễ hội,chúng tôi luôn nhận thây những thành viên của câu lạc bộ hát văn gần Phủ Vân Cátcòn hát ca ngợi Thánh Mau bang làn điệu cải lương miền Nam pha làn điệu ca Huế.

Cung văn trưởng tại Phủ Vân Cát khi trao đôi với chúng tôi, dựa trên phần ghichép trong sách Đạo Madu Việt Nam của Ngô Đức Thịnh, dựa trên văn bản Hán Nôm

lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã nhanh chóng chọn văn bản dé đối sánh với

bản chép tay của mình được lưu truyền từ thé hệ cung van nay sang thế hệ cung vănkhác ở Phủ Giầy dé đối sánh chỉ ra một số điểm sai khác nhưng về cơ bản, nội dungcác bản văn không có sự thay đồi.

32

Trang 34

Tiểu kết chương 1.

Như vậy, trong chương thứ nhất của luận văn, chúng tôi đã nêu cơ sở lí luận vềtín ngưỡng, tôn giáo, về diễn xướng nghỉ lễ hầu đồng và hệ thống văn chau trongtín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ đồng thời phân tích cơ sở vận dụng hướng tiếp cận từnhân học văn hoá dé nghiên cứu hệ thống văn chau gắn với vùng dat và con ngườivùng Phủ Giay nói riêng và khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung Cũng trongchương này, bước đầu chúng tôi đã khảo sát và nêu cơ sở thực tiễn từ không gian

văn hoá của di tích Phủ Giây, từ hiện trạng các cung văn đang thực hành nghi lễ

hầu đồng, thực hành hát văn và lưu truyền các văn văn chau cũng như quá trình

các cung văn gắn bó với khu di tích Phủ Giầy giao lưu, học hỏi với các cung văn

đến từ các đền, chùa, miéu, phủ thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng Từ đó, luận

văn đã thống kê các nguồn văn ban văn chau hiện đang lưu truyền tại khu vực phủGiầy Đây cũng là cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn dé thực hiện nội dung tiếp theo

của luận văn.

33

Trang 35

Chương 2 VUNG DAT VÀ CON NGƯỜI VUNG PHỦ GIAYQUA HE THONG VĂN CHAU

2.1 Đặc điểm vùng dat Phu Giầy qua hệ thống van chau

2.1.1 Cảnh quan vùng Phú Giây trong văn chau

2.1.1.1 Cảnh quan địa lí tự nhiên vùng Phủ Giây

Huỳnh Công Bá cho rằng “vùng văn hóa là một không gian văn hóa được tạothành bởi các đơn vi địa lý - dân cư địa phương kế nhau; ở đó có một tập hợp các cơcấu và đặc trưng văn hóa được hình thành trên cơ sở sự tương đồng về quan hệ

nguồn gốc và lịch sử Đó là một hệ thống các dạng thức văn hóa mang đậm sắc thái

tâm lý cộng đồng, thể hiện trong sinh hoạt, trong ngôn ngữ, trong thái độ đối với disản các giá trị tỉnh thần, trong sự cảm thụ và phương thức nghệ thuật, trong phong

thai ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với môi trường”.[3, tr.20]

Theo Ngô Đức Thịnh, “vùng văn hóa là một vùng lãnh thé có những tương

tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối

quan hệ về nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế- xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trongvùng đã hình thành những đặc trưng chung, thé hiện trong sinh hoạt văn hóa vật

chat và tinh than của cư dân, có thé phân biệt với vùng văn hóa khác”.[53, tr.15]

Chúng tôi thừa nhận cách hiểu trên của Ngô Đức Thịnh khi đặt hệ thống văn

chau ở Phủ Giầy trong tiểu vùng văn hóa phía nam đồng bằng sông Hồng dé đi tìm

hiểu đặc điểm vùng đất Phủ Giầy Chính diguoiéu kiện địa lí tự nhiên đã góp phankhông nhỏ tạo nên sinh kế của người dân vùng này và từ đó, nảy sinh nên cách ứngxử, phong tục, tập quán và cuối cùng là hình thành nên nét đặc sắc riêng về văn hoácủa cộng đồng xã hội cư trú xung quanh khu vực này.

Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ không chỉ tập trung ở Phủ Giày, vốn từ lâu đượccoi là trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ mà trên thực tế gianh giớihành chính không thể coi là địa giới phân chia sự ảnh hưởng, lan tỏa của tục thờMẫu Nghiên cứu cảnh quan thiên nhiên huyện Vụ Bản, nghiên cứu quan thé di tíchPhủ Giầy và nghiên cứu văn bản văn chau có thé thấy: cảnh quan núi sông xungquanh nơi người ta ở bao giờ cũng ảnh hưởng đến đời sống văn hoá tâm linh củacon người, nhất là những người sinh ra và lớn lên gan với mảnh đất đồng màu,mảnh đất đồng chiêm tring một năm chỉ cay có một vụ lúa mà lúc nào cũng lo bảolũ, chạy lụt hàng năm trong lịch sử Văn bản văn chầu có thể được vận dụng hátchau văn ở nhiều nơi nhưng khi vận dụng trong diễn xướng nghỉ lễ hau đồng tại

34

Trang 36

Phủ Giầy, nó sẽ gắn với sự hình dung của người Phủ Giầy về cảnh quan thiên nhiên

của địa phương.

Theo tư liệu lưu tại phòng địa chí thuộc thư viện tỉnh Nam Định, chúng tôi đã tra

cuốn Tân biên Nam Định tỉnh Địa dư chí lược [60] do Khiéu Năng Tĩnh biên soạn,bản quốc ngữ do Dương Văn Vượng dịch và chú ý tới nội dụng sau:

“Vụ Bản xưa có tên là Thiên Bản, thời Tự Đức đổi là Vụ Bản phía bắc giáphuyện Bình Lục, phía tây giáp Ý Yên, Phong Doanh, phía nam giáp Đại An, NamTrực, phía đông giáp Mỹ Lộc Huyện lị vốn ở hai xã Mỹ Côi, Côi Sơn, khoảng nămMinh Mệnh đời về dat hai xã Thái La, Châu Bạc, đắp thành dat, đời Tự Đức đổi làmphủ li Nghĩa Hưng, sau cho Nghĩa Hưng kiêm lí Đại An, huyện li thì doi về đất TháiLa, đến niên hiệu Đồng Khánh thì trở lại nguyên trạng Huyện có 10 tổng, nămThanh Thái thứ 2 (1890) lay 6 xã của tong Vụ Bản nhập vào huyện Bình Lục, cònThái La, Nhân Nhué, Hàn Thôn, Khánh Thôn, trang Đồng Văn đặt tổng La Xá Lạilay Đồng Kỹ (Kia), Thi Liệu, Cố Ban, Sa Trung, Nguyệt Mai của Nam Trực và thônQuả Linh, Thượng thôn, An Nhân của tổng Trình Xuyên thượng đặt tổng TrìnhXuyên hạ Hiện nay có 11 tổng”.[60, tr.5]

Núi Bô ở địa phận xã Phú Khê, huyện Ý Yên Thời xưa gọi là núi Tiều Phu Trênnúi có rất nhiều cây đẻ và khi, vượn Nhiều nhà ở vùng này làm ăn rất khá giả, dovậy mới có tên làng là Phú ốc, thời Lê mat đổi là Phú Khê Chuyện ké rằng vào cuốithời Trần, dân vùng Kiêu Ki bị quan lại thu thuế quá nặng, dẫu bán cả nhà cửa đi

cũng không đủ nộp Có 4 họ Hoàng, Lê, Ngô, Nguyễn hơn 10 gia đình tìm đi nơi

khác Một hôm đến ngọn núi nhỏ cây cối xanh tốt, chung quanh không có người ở,

bèn trú lại đốn củi đem ra chợ đồi gạo, chặt tre vầu dựng nhà ở nên mới có tên núi

Bô từ đó Bô có nghĩa là lánh nạn trốn thuế”.[60, tr.13,14,15]

Núi đất Đào Khê : “Vùng này có 3 đồi đất lẫn cả đá, nam bắc ước 3 đặm, đôngtây ước hơn 2 dặm, thường gọi là 3 đồi thuộc xã Dương Hồi, An Trung, An Hạ, Tamđăng của huyện Đại An Vào thời vua Triệu, dan ở vùng Bắc Ninh bị quân Hán quayphá bèn di cư về đây lập ấp có tên là ấp Đào Khê Toán dân này do ông Văn Giang

khởi xướng Đến thời Lê sơ bị dịch lệ, dân di cư xuống phía nam nay là 2 xã DaoKhê và Trường Khê của tong An Trung Hạ Qua may chục năm đến quãng niên hiệu

Quang Thuận năm Nhâm Ngo (1462) may họ năm xưa mới trở về viếng phần mộ tổtiên, dựng nhà ở, bèn đặt một xã Đồi Khê Đến niên hiệu Chính Trị thì chia ra 3 ấp

là Đồi Trung, Đồi Thượng, Đồi Hạ Dat đôi bi san thấp han thành khu dân cư, nơi

quan Hoàng giáp Tam Đăng Phạm Văn Nghị là người xã Đồi Thượng ấy Đến thời

35

Trang 37

Lê mạt thì Đồi Thượng chia thành 2 là Đồi Thượng và Đồi Tam Thời Nguyễn ôngPhạm Văn Nghị đôi Đôi Tam ra Tam Đăng”.[50, tr 1S]

Như vậy, nơi tập trung nhiều núi đất nhất của tỉnh Nam Định thuộc về huyện Vụ

Bản va một phan của huyện Y Yên.

Về sông, trong tài liệu trên có ghi chép về sông Hong, đoạn chạy qua huyện Vu Bản

như sau:

“Sông Hồng : Một đoạn giáp đất tỉnh ta, bắt đầu từ phía đông bắc thuộc huyện

Mỹ Lộc đất xã Hữu Bị (Tảo Môn) ngã ba sông Hoàng đến Phụ Long giáp địa phận

Ngô Xá, qua cửa sông Vị Hoàng xuống Phú Hào, Tương Nam, Cổ Lễ đến Trực Ninhbắc giới địa phận xã An Lãng, giáp Xuân Trường bắc giới địa phận xã Hành Thiện,ngã ba Mom Rô, qua cửa sông Lác, men đất Sa Cao, Hạ Miêu, Phú Ân đến giáp giớiAn Đạo, Hoàng Đông, qua cửa sông Ngô Đồng chảy xuống Thanh Hương, An Tứ racửa Ba Lạt Sông chỗ Hữu Bị gọi là Tuần Vuong, tục ngữ có câu “ Mười hai cửa bề,phải nề Tuần Vường” Sông Ninh ban đầu ở Vụ Bản thuộc địa phận xã La Xá, nơi có

đền thờ họ Trần Quốc Tang (hậu dué là Bắc Ninh Đốc học Trần Xuân Thiéu).

Sông Thiên Phái là một con sông nhỏ, một nhánh thuộc đất Ý Yên, từ xã ĐồngDuyên huyện Thanh Liêm chảy lại, vào đất Văn Xá qua Mặc Tử, Tiêu bảng, AnNhân đến Mai Độ thì chia ra hai chi Một chi chảy về phía đông qua Nguyệt Lang,Bình Điền ra sông Ba Sát Một chi chảy về phía tây nam qua Lạc Chính, Phù Cầu từ

cống xã Tram Phương chảy vào sông Hát Tại phía nam sông Phù Cầu, năm DuyTân thứ 4 (1910) có khai một đoạn từ Dũng Quyết qua Lỗ Xá đến cống Hoàng Đan

đồ ra sông Hát.

Sông Tam Toà là con sông nhỏ ở phía đông nam phủ Nghĩa Hưng, tại địa phận

xa Thụ ích (trước gọi là xã Thụ Triền) lấy nước hạ lưu sông Vị Hoàng, từ đó quaLiêu Hải, qua Nhân Hậu, An Thịnh thông với sông Liễu Đề ở Trực Ninh (tức hạ lưusông Đảo) Sông do Trần Xuân Vinh, người xã Năng Lự đốc đảo niên hiệu CảnhThống (1498 - 1504) Khi ông mat, dân Thụ Trién lập đền thờ Đến thời Lê CảnhHưng (1740 - 1786) Tiến sĩ Long Điền Vũ Huy Trac bèn khơi rộng thêm ra.

Sông Đào: Một nhánh thuộc phía bắc địa giới huyện Trực Ninh, phía trên tiếpsông Tân Khai ở địa phận xã Tương Nam, qua Thượng Lao xuống Trung Lao”.[60,

Sở di chúng tôi trích dẫn hệ thống núi, sông trong cuốn Dw dia chí tinh NamĐịnh của Khiếu Năng Tĩnh hơi dài như vậy là muốn làm rõ ngay từ thé ky 16, 17,18 tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ hình thành rồi mở rộng từ huyện Ý Yên, huyện Vụ

36

Trang 38

Ban của Nam Định là có lí do từ việc thờ thần linh gan với địa hình tự nhiên nhiềunúi đất, sông hồ tại tỉnh này Trên địa bàn toàn tỉnh theo địa giới hành chính dướithời Nguyễn thì núi đất và sông tập trung nhiều tại huyện Vụ Bản, xưa là Vụ Bản và

Đại An Huyện Ý Yên, Mỹ Lộc và huyện Nghĩa Hưng ngày nay là hai huyện sát kề

địa giới huyện Vụ Bản, vùng di tích Phủ Giây Trong đó, nhiều đền, miéu, chua gan

với tin ngưỡng thờ Mẫu tam phủ xuất hiện nhiều tại huyện Y Yên, Nghia Hung, MỹLộc Huyện Vụ Bản và huyện Ý Yên là hai huyện có có sé luong nhiéu nhat trong

toàn tinh Nam Dinh các núi đất nổi lên giữa cánh đồng chiêm tring Tai xã YênĐồng thuộc huyện Ý Yên, cánh đồng trồng lúa nước thấp hơn mặt nước biển đến 3mét Theo khảo sát của các nhà địa chất, huyện Thiên Bản xưa tức Vụ Bản ngày nay

xưa kia vốn là cửa biển Vậy, việc thờ thần núi, than đất, thần nước vốn xuất hiện từrất xa xưa khi người Việt tiến xuống đồng bằng Dấu vết còn thê hiện rõ ở hệ thốngđền thờ các vị tướng thời Hùng Vương dựng nước Dấu vết đó còn thê hiện rất rõtrong hàng loạt địa danh xuất hiện trong văn chầu được các cung văn vận dungtrong diễn xướng nghỉ lễ hau đồng ở Phủ Giầy.

2.1.1.2 Cảnh quan địa phương trong văn châu và trong truyền thuyết

Vẫn theo Khiếu Năng Tĩnh trong cuốn sách do ông biên soạn trên, thì:

“Xã Vi Nhuế có tục thờ nữ thần Thần tên là Phạm Tiên Nga, quê bố ở xã LaNgạn, quê mẹ ở thôn Nhué Dué xã Vi Nhuế, bố mẹ dời xuống làng Trần Xá xã ViNhuế sinh ra thần Khi thần lớn lên thì thân sinh nối nhau về trời, thần không laychồng ở một mình phụng sự đủ lễ Thần nghĩ nhà khá giả không có chồng con, liềnđem tiền của cấp đỡ làng xã, xây dựng đền chùa cầu cống đường xá, khơi sông ngòicứu giúp người nghèo thiếu, rồi thần đến xã Đồi Trung, lập một ngôi chùa ở bên bờ

sông Dao Khê tu hành, lễ phật, qua 6 năm thì về ở đất thân sinh ở cũ dé về trời Khi

về trời rồi sở tại nhớ ơn dựng đền thờ, được thần giáng bút xưng là con gái Ngọc

Hoàng Thời Lê Cảnh Trị có sắc phong đệ nhất giáng sinh tầm thanh cứu khổ, Phạmgia lệnh nữ bản cảnh tôn thần, các đời sau này thì phong đệ nhất giáng sinh LiễuHạnh công chúa Nay mỗi khi đến ngày kị thì ở La Xuyên, Cát Đăng của huyện Vọng

Doanh, cũng rước xuống các đền Vi Nhué, Nhué Dué, Dong La, Đồi Trung bái tô.

Ở xã An Thái, Vân Cát tổng Đồng Đội có tục thờ nữ thần Lê Thị Thắng đượcphong là Mã Vàng công chúa ngày hội ngày thường lễ bái, thường có tục lên đồng,phụ nữ mặc áo quần nhiều màu sặc sỡ nhảy nhót ở trước nơi thờ Thời Lê tuy đã có,song sang đầu thời Nguyễn thì thịnh hơn, gần đây tuy có kém nhiều mà vẫn không

bỏ tục cũ”.[60, tr.99-100]

37

Trang 39

Dưới góc nhìn của một nhà nho, Khiếu Năng Tĩnh ghi chép một cách khách

quan, không sử dụng cứ liệu từ truyền thuyết, dã sử dé kết nối tục thờ nữ thần ở xã

Vi Nhué thuộc huyén Ý Yên với tục thờ nữ than ở xã Vân Cát huyện Vụ Bản là tín

ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, cụ thể là tôn thờ mẫu Liễu Hạnh cho dù khi tác giả viếtcuốn địa chí này, cả Vi Nhué và Vân Cát đều đón nhận sắc phong của triều đình nhàNguyễn phong Mẫu Liễu Hạnh là Mã hoàng công chúa Theo quan điểm của KhiếuNăng Tĩnh, thấy gì ghi nấy, thì bà Phạm Tiên Nga ở xã Vi Nhué hay bà Lê Thi

Thắng ở xã Vân Cát sinh không cùng thời, ở không cùng huyện nhưng đều là ngườicó nhan sắc, tài giỏi, đạo đức, lại mất sớm, lại có công lao đối với dan sở tại nên saukhi mat dân lập đền thờ Tục thờ nữ thần cũng phát triển từ đó Các bài văn chausau này cũng nhằm ca ngợi công đức của các thần: Mẫu Liễu Hạnh là thần chủ của

đạo Mẫu, được con nhang đệ tử tôn thờ vì bà vừa có công, vừa rất linh thiêng Ở

một trang khác của cuốn Tân biên Nam Định tỉnh dư địa chí lược, Khiếu Năng Tĩnhcũng nêu rõ tục người địa phương nhắc đến câu ca: “Tháng tám giỗ cha, tháng bagiỗ mẹ” là nhắc đến việc thờ Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Đại vương Trần QuốcTuấn) và Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Liễu Hạnh công chúa, Mã hoàng công chúa).Theo chúng tôi, dân gian không ghép Đức Thánh Trần với Đức Thánh Mẫu LiễuHạnh làm một cặp đôi Cha - Mẹ theo cách giải thích giản đơn Trần Hưng Đạo vàLiễu Hạnh khi hóa thánh (về trời) đều xuống cõi tran dé phù trợ cho nhân dân Vithế, dân tôn họ là cha, là mẹ, là hóa thân cho cha, mẹ tự trên trời xuống che chở cho

chúng dân Cái này có nguồn gốc từ cách hiểu của Đạo giáo từ Trung Quốc du nhập

vào nước ta Cả Đức Thánh Trần và Thánh Mẫu Liễu Hạnh đều có tài phù thủynhằm ngoài phù trợ cho vua các triều đại đánh giặc, giữ nước còn có khả năng phù

trợ cho người dân chữa bệnh.

Địa danh xuất hiện trong văn chau trở thành biểu tượng văn hoá tâm linh, biếnvùng đất Kẻ Giầy xưa trở biểu tượng mang tính tâm linh, trở nên huyền bí, thiêngliêng mỗi khi cung văn đệm dan, cat tiếng hát trong dip hát thờ và dip hát trong budidiễn xướng nghỉ lễ hầu đồng ở Phủ Giầy Đây cũng là cách ngợi ca công đức củaMẫu Liễu Hạnh, sự linh thiêng của Mẫu Liễu Hạnh đối với dân chúng quanh vùng.

Trong Địa Tiên Thánh Mẫu văn ghi:

Có chau nguyệt điện tiên xưa

Lánh miễn trần tục phận ưa nam thành

Thánh giáng sinh vào nhà Lê thị

Cải họ Trần giấu khí thiên hương

38

Trang 40

Von sinh vẻ có phi thường

Giá danh đòi một hoạ vương khôn bì

Ngụ thai quê Phủ Giây, Thiên Bản

Phu Nghĩa Hưng là quan Sơn Nam

Trẻ thơ chưa biết thánh phàm

Deo kinh còn viết dé làm dau thiêng(Địa tiên thánh mẫu văn) [9]

Khảo sát toàn bộ bản văn chầu do cung văn phủ Tiên Hương và cung văn phủ

Vân Cát cung cấp, đối chiếu với bản chép tay lưu tại Thư viện Đại học Yale, chúng

tôi nhận thấy: những địa danh Phố Cát, Đồi Ngang, Thanh Hoá, Nghệ An được nhắclại nhiều lần.

Thăm bản quê Thung Huyên đất nướcCửa nhà chong sau trước mọi nơi

Thăm rồi tiên lại ra chơi

Đôi Ngang, Phố Cát là nơi duyên lành

Đây là lời kết của ban văn Địa tién thánh mẫu văn:Xưa thánh chon thiên đình từng ngự

Cũng từng quen tiên nữ năm ba

Rây nhân xuống trở sa bà

Khuông phù ngọc ấn quản ba giới thầnGia uy linh cứu nhân độ thé

Trẻ cùng già ai nấy đội ơn

Ban tài ban phúc ban nhân

Phù hộ đệ tự thiên xuân thọ trường

(Địa tiên thánh mẫu văn) [71]

Mặt khác, dân địa phương, con nhang đệ tử của tín ngưỡng thờ Mẫu ở các nơi

đều có mối quan hệ qua lại vô cùng thân thiết, coi những địa danh nơi thánh giáng

sinh lần một, lần hai và hiển thánh theo Đức Phật đều là những địa danh quen thuộc,con nhang đệ tử ở những vùng đó tự coi tự mình là con của thánh, có mối liên hệmật thiết với nhau Trong bia ghi công đức tôn tạo sửa Phủ Quảng Cung, tức phủNấp tại xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định còn ghi rõ dân huyện Bim Sơn,

tỉnh Thánh Hoá, dân Hà Nội nơi Phủ Tây Hồ cúng tiến tiền và gỗ lim để tu sửa phủ.

Mối quan hệ qua lại giữa con nhang để tử các vùng có sự gắn kết, tự nhận minh là

con của thánh Tiếc là sau này trong công trình Đạo Mẫu Việt Nam, Ngô Đức Thịnh

39

Ngày đăng: 08/07/2024, 10:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Các địa danh vùng Phủ Giầy va vùng phụ cận xuất hiện - Luận văn thạc sĩ Văn học: Hệ thống văn bản văn chầu ở Phủ Giầy -Vụ Bản - Nam Định tiếp cận từ góc độ nhân học văn hóa
Bảng 1. Các địa danh vùng Phủ Giầy va vùng phụ cận xuất hiện (Trang 54)
Hình 2. Hình ảnh toàn cảnh Phủ Vân Cát, Phủ Giay-Vu Ban-Nam Dinh. - Luận văn thạc sĩ Văn học: Hệ thống văn bản văn chầu ở Phủ Giầy -Vụ Bản - Nam Định tiếp cận từ góc độ nhân học văn hóa
Hình 2. Hình ảnh toàn cảnh Phủ Vân Cát, Phủ Giay-Vu Ban-Nam Dinh (Trang 157)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN