1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Huyền thoại về nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam tiếp cận từ góc độ nhân học văn hóa : Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201

325 75 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 325
Dung lượng 9,18 MB

Nội dung

Cũng như các tác phẩm, các hiện tượng văn học dân gian khác, các huyền thoại nguồn gốc của các tộc người cũng không tồn tại một cách biệt lập, tĩnh tại, mà luôn có sự biến đổi trong quá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƯ THỊ THANH LÊ

HUYỀN THOẠI VỀ NGUỒN GỐC CỦA CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM

TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ NHÂN HỌC VĂN HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƯ THỊ THANH LÊ

HUYỀN THOẠI VỀ NGUỒN GỐC CỦA CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM

TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ NHÂN HỌC VĂN HÓA

Chuyên ngành: Văn học dân gian

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi Khi sử dụng các thông tin, tài liệu tham khảo của các nhà khoa học khác, tôi đều thực hiện trích dẫn một cách đầy đủ, trung thực Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận án của mình

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận án của tôi đã được hoàn thành trong vòng năm năm (từ năm 2013 đến năm 2018) Trong suốt thời gian này, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của hai người thầy hướng dẫn đáng kính: GS.TS Lê Chí Quế và TS Hoàng Cầm Là một người bước đầu thể nghiệm trên con đường nghiên cứu văn học dân gian từ góc độ nhân học văn hóa, được hai bậc thầy trong lĩnh vực văn học dân gian

và nhân học văn hóa hướng dẫn là một vinh dự vô cùng to lớn đối với tôi, và tôi thực

sự đã được học hỏi rất nhiều điều từ các thầy Thầy Lê Chí Quế đã dành nhiều tâm huyết chỉ bảo cho tôi từ khi tôi còn là sinh viên năm thứ ba tại Trường ĐH KHXH&NV Những bài học về nghiên cứu type và motif văn học dân gian, nghiên cứu văn học dân gian trong môi trường diễn xướng,… đã giúp hình thành nên những kiến thức nền tảng về nghiên cứu folklore cho tôi Với những ý kiến tư vấn của thầy, tôi đã có nhiều động lực trong việc tiếp cận với xu hướng nghiên cứu văn học dân gian từ góc độ nhân học văn hóa, tiếp cận folklore với góc nhìn đương đại, sử dụng các lý thuyết hiện hành của ngành folklore trên thế giới để giải quyết các vấn đề của ngành văn học dân gian tại Việt Nam Thực hiện một luận án thuộc chuyên ngành văn học dân gian, áp dụng hướng tiếp cận nhân học văn hóa, tôi may mắn được TS Hoàng Cầm là người đồng hướng dẫn TS Hoàng Cầm đã giúp tôi rất nhiều trong việc củng cố phông lý thuyết liên quan đến tộc người, quan điểm tiếp cận huyền thoại nguồn gốc trong nghiên cứu tộc người,…Sự tư vấn cụ thể của thầy trong việc

tổ chức kết cấu luận án, thực hiện điền dã dân tộc học, xử lý dữ liệu, lập luận,… đã giúp cho luận án của tôi ngày càng đạt được gần hơn với mục đích đặt ra ban đầu Những phân tích, sự phản biện của thầy từ góc nhìn của một nhà nhân học văn hóa cùng với nguồn tư liệu mà thầy cung cấp giúp tôi mở mang thêm được nhiều điều về chủ đề, phương pháp nghiên cứu Dù rằng trong khuôn khổ luận án này, tôi còn có những hạn chế, nhưng tôi hi vọng rằng trong tương lai, tôi sẽ triển khai được thêm những ý tưởng nghiên cứu, hoàn thiện hơn những kết quả nghiên cứu từ những gợi ý của thầy Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Lê Chí Quế và TS Hoàng Cầm đã cùng giúp đỡ và luôn tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành nghiên cứu có tính chất liên ngành này

Trang 5

Cùng với hai thầy hướng dẫn, tôi cũng đã vinh dự nhận được sự hướng dẫn, góp ý của nhiều thầy cô, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực văn học dân gian, dân tộc học, đặc biệt là các thầy cô đã góp ý cho tôi trong buổi seminar về luận án cấp bộ môn (GS.TS Nguyễn Xuân Kính, GS.TS Vũ Anh Tuấn, PGS.TS Lâm Bá Nam, PGS.TS Phạm Thu Yến, PGS.TS Nguyễn Thị Huế, PGS.TS Nguyễn Thị Nguyệt)

và buổi bảo vệ luận án cấp cơ sở (GS.TS Vũ Anh Tuấn, PGS.TS Trần Thị An, PGS.TS Nguyễn Thị Huế, PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà, PGS.TS Nguyễn Văn Chính, PGS.TS Nguyễn Thị Nguyệt, TS Nguyễn Việt Hương) Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các chuyên gia vì những sự giúp đỡ quý báu mà tôi nhận được

Tôi xin chân thành cảm ơn Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã hỗ trợ cho tôi trong một công trình sáng tạo liên quan đến luận án Xin cảm ơn TS Phạm Thị Trâm, Giám đốc Nhà xuất bản Đại học Quốc gia cùng các cán bộ của Nhà xuất bản

đã tạo điều kiện cho tôi xuất bản Tuyển tập huyền thoại về nguồn gốc các tộc người

Việt Nam, giúp tôi công bố phần tư liệu huyền thoại nguồn gốc tộc người liên quan

đến luận án này

Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với Ban Giám hiệu Trường

ĐH KHXH&NV, các cán bộ Phòng Đào tạo và các phòng ban của Trường ĐH KHXH&NV, Ban Chủ nhiệm khoa Văn học, Trợ lý đào tạo Khoa Văn học đã tạo điều kiện tối ưu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy Lê Chí Quế, Nguyễn Hùng Vĩ, Trần Thanh Việt tại Bộ môn Văn học dân gian, Khoa Văn học đã giúp đỡ và chia sẻ công việc chuyên môn, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô tại Khoa Văn học, các thầy cô tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội và các đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu trân quý thuộc các trường Đại học, Viện nghiên cứu,… đã cho tôi những góp ý, những thông tin giá trị cho luận án của tôi và dành cho tôi nhiều sự quan tâm, chia sẻ

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đoàn thể, người dân các dân tộc

mà tôi có dịp tiếp xúc đã cung cấp thông tin, hỗ trợ tư liệu, tạo điều kiện tốt nhất cho công việc nghiên cứu, điền dã của tôi và đã khích lệ, cổ vũ tôi trong việc thực hiện luận án này

Trang 6

Xin cảm ơn những người anh, chị, em, bạn bè thân thiết luôn cổ vũ, chia sẻ với tôi trong quá trình thực hiện luận án Đặc biệt, sự cổ vũ thường xuyên của gia đình là nguồn động lực quan trọng đối với tôi Tôi xin cảm ơn toàn thể gia đình nội, ngoại đã luôn ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án Chồng tôi – Trần Hữu Hưng và con trai lớn - Nguyên Khang đã luôn chia sẻ và tạo điều kiện tối ưu cho tôi làm nghiên cứu Con trai nhỏ - Tuấn Tú đã cùng suy nghĩ về luận án khi còn ở trong bụng tôi và sau này cũng luôn chia sẻ những niềm vui, những kết quả của luận án với tôi Luận án này được hoàn thành là món quà tôi dành tặng cho những yêu thương, san sẻ mà toàn thể gia đình đã dành cho tôi

Tôi rất mong tiếp tục nhận được sự phê bình, góp ý và các thông tin chia sẻ từ các quý thầy cô, các học giả, các quý vị đồng nghiệp,… để tôi có thể tiếp tục phát triển và hoàn thiện nghiên cứu của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả luận án

Lư Thị Thanh Lê

Trang 7

1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG 5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 5

MỞ ĐẦU 6

1 Lí do chọn đề tài 6

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4 Phương pháp nghiên cứu 9

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 14

6 Cấu trúc của luận án 15

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 16

1.1 Cơ sở lý luận 16

1.1.1 Huyền thoại và huyền thoại về nguồn gốc tộc người 16

1.1.2 Tộc người và các tộc người ở Việt Nam 25

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài 35

1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 35

1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 38

Tiểu kết 45

CHƯƠNG 2 HUYỀN THOẠI VỀ NGUỒN GỐC TRONG KHO TÀNG TỰ SỰ DÂN GIAN CỦA CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM 46

2.1 Khái quát về kho tàng tự sự dân gian về nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam 46

2.2 Quan niệm về tổ tiên của tộc người trong các tự sự dân gian về nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam 49

2.2.1 Các vị tổ tiên chung và tổ tiên riêng của các tộc người 50

2.2.2 Các motif tổ tiên của các tộc người 56

2.2.3 Sự tương đồng, khác biệt trong quan niệm về tổ tiên của người Kinh và các tộc người thiểu số ở Việt Nam 60

2.3 Ký ức về quê gốc, quá trình di cư của tộc người trong các tự sự dân gian về nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam 72

2.3.1 Ký ức về quê gốc gắn với địa điểm ở trong hay ngoài biên giới Việt Nam ngày nay 72

Trang 8

2

2.3.2 Ký ức về quê gốc của các tộc người thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau 74

2.3.3 Ký ức về sự di cư xuyên quốc gia, các nhà nước và các vương quốc cổ 76

2.3.4 Những điểm chưa sáng tỏ trong ký ức về quê gốc của tộc người 79

Tiểu kết 84

CHƯƠNG 3 HUYỀN THOẠI VỀ NGUỒN GỐC TRONG CÁC THỰC HÀNH VĂN HÓA CỦA CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM 85

3.1 Huyền thoại về nguồn gốc thể hiện trong các nghi lễ gia đình 86

3.1.1 Nghi lễ sinh nở 86

3.1.2 Nghi lễ trưởng thành 88

3.1.3 Nghi lễ tang ma 91

3.1.4 Nghi lễ thờ cúng tổ tiên thực hiện tại gia đình 97

3.2 Huyền thoại về nguồn gốc thể hiện trong các nghi lễ, lễ hội của cộng đồng tộc người 100

3.2.1 Nghi lễ, lễ hội của cộng đồng người Kinh 101

3.2.2 Nghi lễ, lễ hội của các cộng đồng tộc người thiểu số 103

3.3 Huyền thoại về nguồn gốc thể hiện trong các tục lệ của người dân trong đời sống sinh hoạt hằng ngày 107

3.3.1 Tục lệ kể chuyện 107

3.3.2 Tục lệ chữa bệnh 108

3.3.3 Tục kiêng 110

3.3.4 Phong tục về trang phục, hoa văn, vật dụng 111

Tiểu kết 113

CHƯƠNG 4 ĐỘNG THÁI CỦA CÁC HUYỀN THOẠI VỀ NGUỒN GỐC CỦA CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM TRONG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI 114

4.1 Động thái của huyền thoại về nguồn gốc của người Kinh trong xã hội Việt Nam đương đại 114

4.1.1 Sự vận động của các tự sự dân gian về nguồn gốc của người Kinh 114

4.1.2 Sự vận động của các thực hành văn hóa liên quan đến nguồn gốc của người Kinh 127

4.2 Động thái của huyền thoại về nguồn gốc các tộc người thiểu số trong xã hội Việt Nam đương đại 132

Trang 9

3

4.2.1 Sự vận động của các tự sự dân gian về nguồn gốc của tộc người thiểu số 133 4.2.2 Sự vận động của các thực hành văn hóa liên quan đến huyền thoại nguồn gốc của người thiểu số 142

4.3 Một số nhận định, kiến giải về sự tích hợp, tiếp biến huyền thoại nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam hiện nay 149Tiểu kết 153

KẾT LUẬN 154 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO 159

Trang 10

4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

ĐH: Đại học QG: Quốc gia TGLA: Tác giả luận án Nxb: Nhà xuất bản [X, Y, tr 15]: Tài liệu tham khảo của tác giả X, năm Y, trang 15 sđd: sách đã dẫn

tlđd: tài liệu đã dẫn tr.: trang

TP: Thành phố TT: Thứ tự

Trang 11

5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thống kê các motif tổ tiên trong tự sự dân gian về nguồn gốc của

nhóm người Kinh và nhóm người Nguồn 61

Bảng 4.1 Thành phần tộc người của những người tham gia phỏng vấn tại Lễ hội Đền Hùng năm 2016 121

Bảng 4.2 Quê quán của những người tham gia phỏng vấn tại Lễ hội Đền Hùng năm 2016 121

Bảng 4.3 Bảng tổng hợp về việc người dân thuộc tộc người thiểu số biết hay không biết huyền thoại nguồn gốc của tộc người mình 135

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 Sơ đồ phân tích huyền thoại của Roland Barthes 21

Hình 2.1 Các tầng bậc quan hệ về chủ đề của các huyền thoại về nguồn gốc 48

Hình 2.2 Phả hệ họ Hồng Bàng (theo cách giải thích thứ nhất) 51

Hình 2.3 Phả hệ họ Hồng Bàng (theo cách giải thích thứ hai) 51

Hình 2.4 Sơ đồ phân tầng các nhóm motif, tiểu nhóm motif và motif về tổ tiên tộc người trong kho tàng tự sự dân gian về nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam 57

Hình 2.5 Biểu đồ tương quan giữa các nhóm motif tổ tiên và các nhóm ngôn ngữ 58

Hình 2.6 Biểu đồ tỉ lệ các quan niệm về đất tổ của loài người, tộc người trong các tự sự dân gian về nguồn gốc của Việt Nam 73

Hình 2.7 Biểu đồ thể hiện quan niệm về đất tổ trong các tự sự dân gian về nguồn gốc của các tộc người thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau ở Việt Nam 74

Hình 2.8 Quá trình di cư của người Thái theo truyện “Quam tô mương” (theo cách giải thích của Nguyễn Văn Hòa) 82

Hình 4.1 Sơ đồ quá trình tiếp thu và trao truyền huyền thoại nguồn gốc quốc gia – dân tộc của một số người thiểu số ở Việt Nam 127

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia đa tộc người với tộc người đa số là người Kinh và

53 tộc người thiểu số khác Sự đa dạng về thành phần tộc người này cũng gắn liền với sự phức tạp về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam, bởi để hiểu được nguồn gốc của người Việt Nam, không thể không tìm hiểu nguồn gốc của các tộc người cấu thành cũng như mối liên hệ giữa các tộc người từng sinh sống trên đất Việt Nam trong lịch sử Việc hiểu biết về nguồn gốc dân tộc Việt Nam không chỉ là nhu cầu của giới khoa học

mà còn là mối quan tâm của đông đảo người dân

Mặc dù “việc hiểu biết về quá khứ đặc biệt quan trọng đối với con người thời hiện tại” [Nam C Kim, 2015, tr 4], các nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước vẫn luôn gặp những thách thức khi tìm hiểu về nguồn gốc của người Việt Nam Chẳng hạn, nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy bày tỏ tâm tư: “Cho đến tận hôm nay, chúng ta vẫn chưa trả lời được hai câu hỏi cơ bản: người Việt Nam là ai, từ đâu đến?” Ông cho rằng việc hiểu về nguồn gốc là điều cốt yếu để hiểu về căn cước, bản sắc của người Việt Nam: “Không biết cội nguồn xuất xứ làm sao biết gốc gác tổ tiên, làm sao biết bản sắc văn hóa?” [Hà Văn Thùy, 2008, tr 14]

Bối cảnh quốc gia đa dân tộc của Việt Nam khiến cho việc tìm hiểu về nguồn gốc của người Việt Nam càng trở nên thách thức với giới nghiên cứu Nam C Kim cho rằng “việc thống nhất rằng cái gì là hoặc đã từng là Việt Nam thật sự khó khăn” [Nam C Kim, 2015, tr 3] Đã có nhiều thành quả nghiên cứu về nguồn gốc của người Việt Nam thông qua việc nghiên cứu lịch sử, khảo cổ học, ngôn ngữ học, sinh học (gen, ADN),…, tuy nhiên giới khoa học trong và ngoài nước vẫn còn nhiều tranh cãi về nguồn gốc của người Việt Nam nói chung và từng tộc người ở Việt Nam nói riêng Tìm hiểu nguồn gốc của các tộc người thông qua huyền thoại về nguồn gốc là một hướng tiếp cận khác, nhằm khai thác các dữ liệu folklore để soi chiếu một số góc khuất về nguồn gốc các tộc người ở Việt Nam Người dân các tộc người ở Việt Nam vốn lưu truyền những câu chuyện về nguồn gốc mà các thế hệ đi trước gửi gắm cho

các thế hệ con cháu Huyền thoại về nguồn gốc (origin myth, hay myth of descent) là

những câu chuyện giải thích về sự hình thành của con người và tạo vật Mỗi tộc người thường có những huyền thoại về nguồn gốc riêng, phản ánh cách nhận thức, lí giải riêng của mình về sự hình thành, quá trình tồn tại, phát triển của tộc người Chính những huyền thoại về nguồn gốc được lưu truyền từ thưở xa xưa tới ngày nay

là công cụ quý báu giúp chúng ta hiểu biết thêm quan niệm của các tộc người về gốc

Trang 13

gác, mối quan hệ nội bộ cũng như quan hệ tương tác giữa các tộc người trong quá khứ và trong hiện tại

Các huyền thoại nguồn gốc vừa là di sản riêng của từng tộc người, vừa là tài sản chung, kết quả của sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của các tộc người ở Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử Huyền thoại nguồn gốc của các tộc người thể hiện mối quan hệ tương tác giữa các tộc người chung địa bàn sinh sống, các tộc người có mối liên hệ về nguồn gốc, giữa tộc người đa số và tộc người thiểu số trong một quốc gia thống nhất đa dân tộc Cũng như các tác phẩm, các hiện tượng văn học dân gian khác, các huyền thoại nguồn gốc của các tộc người cũng không tồn tại một cách biệt lập, tĩnh tại, mà luôn có sự biến đổi trong quá trình người dân của các tộc người tương tác với nhau, như đúng nhận định của nhà nghiên cứu Lê Chí Quế: “Mỗi dân tộc thiểu số, bên cạnh việc tạo cho mình một truyền thống văn học dân gian mang bản sắc riêng, còn tham gia vào quá trình giao lưu văn hóa nữa Sự giao lưu này thường diễn ra trong các mối quan hệ sau đây: giữa một dân tộc thiểu số với dân tộc chủ thể; giữa các dân tộc vốn cùng một nguồn gốc; giữa các dân tộc trên cùng một địa bàn cư trú” [Lê Chí Quế, 2001, tr 220]

Huyền thoại về nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam, dù được ra đời từ thời xa xưa hay được sáng tạo trong khoảng thời gian gần đây, dù phải trải qua những thử thách của thời gian, qua những cuộc biến thiên, quá trình thiên di của các tộc người, vẫn luôn có sức sống mãnh liệt Các huyền thoại này vẫn tồn tại trong kho tàng tự sự dân gian, trong những tín ngưỡng, nghi lễ, các hoạt động sinh hoạt của các cộng đồng tộc người Chúng giúp lưu truyền những hiểu biết, quan niệm về cội nguồn, tổ tiên của mỗi tộc người từ thế hệ này sang thế hệ khác, và góp phần định hình sợi dây liên hệ giữa những người đồng tộc, giữa các tộc người trong cùng khu vực sinh sống, các tộc người sinh sống trong cùng quốc gia và thậm chí xuyên quốc gia Các huyền thoại về nguồn gốc được xem là có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo

ra và duy trì ý niệm về nguồn gốc chung (shared descent) của các thành viên của các

cộng đồng tộc người, cộng đồng quốc gia – dân tộc, từ đó tạo nên một cộng đồng

tưởng tượng (imagined community) của những người có chung nguồn gốc (dù thực

hay tưởng tượng) Việc hiểu về huyền thoại nguồn gốc tộc người có vai trò quan trọng trong việc tiếp cận vấn đề tộc người, các quan hệ tộc người ở Việt Nam Chính

vì vậy, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu về các huyền thoại về nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam để có thể từ các dữ liệu văn học, văn hóa dân gian mà tìm hiểu về cộng đồng tộc người, cộng đồng quốc gia – dân tộc ở Việt Nam

Trang 14

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Tiếp cận huyền thoại nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam dưới góc độ nhân học, tìm hiểu các huyền thoại này cả trong truyền thống và trong đời sống đương đại, luận án này hướng tới việc tìm hiểu nhận thức, ý niệm của người dân các tộc người ở Việt Nam về cội nguồn, tổ tiên của tộc người mình qua các tự sự dân gian về nguồn gốc; tìm hiểu sự biểu đạt huyền thoại về nguồn gốc qua các thực hành văn hóa của các tộc người; tìm hiểu động thái của các huyền thoại về nguồn gốc tộc người trong xã hội đương đại Việt Nam để nhận biết sự tiếp biến, tích hợp huyền thoại về nguồn gốc giữa các tộc người và tác động của chúng với quan hệ nội bộ tộc người, quan hệ liên tộc người trong cộng đồng quốc gia – dân tộc Việt Nam

Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án bao gồm các công việc cụ thể: Tập hợp, hệ thống hóa các văn bản huyền thoại về nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam trong các tài liệu nghiên cứu văn học dân gian, dân tộc học, nhân học, lịch sử,… hiện có; Thống kê, so sánh, đối chiếu các tác phẩm huyền thoại về nguồn gốc của các tộc người để tìm hiểu quan niệm của mỗi tộc người về tổ tiên sinh ra loài người, tộc người, quê gốc và quá trình di cư, phân ngành của tộc người, mối quan hệ giữa các tộc người, nguồn gốc sự khác biệt giữa các tộc người; Khảo cứu các tài liệu thứ cấp,

từ đó mô tả sự tồn tại của huyền thoại về nguồn gốc trong các thực hành văn hóa của các tộc người (trong các thực hành văn hóa của gia đình và của cộng đồng tộc người); Thông qua các tài liệu sơ cấp và thứ cấp, phân tích những xu hướng biến đổi, vận động của các huyền thoại về nguồn gốc trong đời sống đương đại, sự tác động của các huyền thoại về nguồn gốc đối với sự cố kết cộng đồng tộc người, cộng đồng quốc gia, dân tộc hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là huyền thoại về nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam Luận án tập trung tìm hiểu những huyền thoại giải thích về tổ tiên của tộc người, quê gốc, quá trình di cư của các tộc người và nguồn gốc về mối quan

hệ giữa các tộc người

Luận án có phạm vi nghiên cứu không chỉ bao gồm các huyền thoại được lưu giữ trong kho tàng tự sự dân gian (thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ,…) mà còn bao gồm cả các dạng thức kể, các hình thức biểu đạt huyền thoại nguồn gốc trong các thực hành văn hóa của các cộng đồng tộc người và cộng đồng quốc gia hiện nay (các nghi lễ, tín ngưỡng, tục lệ, lễ hội, hoạt động giáo dục quốc dân,…)

Trang 15

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận án này, người nghiên cứu sử dụng hướng tiếp cận liên ngành, sử dụng kết hợp các lý thuyết, phương pháp nghiên cứu của ngành nhân học văn hóa và khoa nghiên cứu văn học dân gian Ngoài ra, luận án cũng sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu của một số ngành khoa học liên quan khác, như thống

kê toán học Cụ thể như sau:

4.1 Các phương pháp nghiên cứu của ngành văn học dân gian

Văn học dân gian (folk literature)1

là ngành nghiên cứu về các tác phẩm ngôn

từ được lưu truyền theo phương thức truyền miệng Trên thế giới, ngành nghiên cứu văn học dân gian thường ít khi tồn tại với tư cách một khoa học độc lập mà thường được đặt trong ngành nghiên cứu folklore (văn hóa dân gian), văn học, nhân học,… Ngành văn học dân gian có các trường phái nghiên cứu như loại hình học, thi pháp học, chức năng luận,… với các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu cụ thể khác nhau Phương pháp nghiên cứu của ngành văn học dân gian mà luận án này sử dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu loại hình học, sử dụng hệ thống type và motif

AT của các nhà nghiên cứu Antti Aarne và Stith Thompson,… Phương pháp này có nhiều ưu thế trong việc phân loại, so sánh các văn bản, các dị bản truyện kể đã được sưu tầm, nhằm tìm hiểu sự tương đồng giữa các câu chuyện, sự lưu truyền của cùng một câu chuyện trong các cộng đồng, xã hội khác nhau Phương pháp nghiên cứu loại hình học văn học dân gian bao gồm việc phân tích các tự sự dân gian theo các type và motif - những thành tố căn bản của truyện kể2, và đối chiếu các type, motif truyện theo bảng tra motif hoặc bảng tra type mang tính toàn cầu hoặc khu vực Trường phái loại hình học văn học dân gian quan niệm:

“Type là một truyện được lưu truyền, có sự tồn tại độc lập Nó có thể được kể như một câu chuyện hoàn chỉnh và không phụ thuộc vào ý nghĩa của nó trong bất cứ truyện nào khác Thực tế, nó có thể được kể trong một truyện khác, nhưng việc nó có thể tồn tại riêng rẽ đã chứng tỏ tính độc lập của nó Nó gồm một hoặc nhiều motif”;

“Motif là thành tố nhỏ nhất của truyện, có sức sống bền bỉ trong quá trình lưu truyền Để có được sức sống này nó phải có cái gì đó khác thường và lôi cuốn”

Trang 16

Bảng tra motif của Stith Thompson là một công cụ phân loại motif rất hữu hiệu, đã phân chia các motif phổ biến trong văn học dân gian thế giới và xác định vùng lưu truyền của chúng [Stith Thompson, 1955-1958] Sau này, nhiều học giả thuộc trường phái loại hình học cũng tiếp thu thành tựu của Stith Thompson và xây dựng các bảng tra cứu motif của thế giới, khu vực và quốc gia Với quan niệm

“Huyền thoại có thể được phân tích và chia thành các đơn vị nhỏ (các motif)” [Aleksandar Boskovic, 2002, tr 132], trong luận án này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu loại hình học văn học dân gian để phân tích các motif về nguồn gốc được sử dụng trong các tự sự dân gian của các tộc người nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt trong quan niệm về tổ tiên loài người, tộc người, quê gốc, quá trình di cư của tộc người, nguồn gốc của mối quan hệ giữa các tộc người Chúng tôi đã tập hợp 185 văn bản huyền thoại nguồn gốc đã được công bố trong các tài liệu nghiên cứu văn học dân gian, dân tộc học, nhân học,…, phân tầng các motif trong các tiểu nhóm motif, nhóm motif, và phân loại các bản truyện kể này một cách tương ứng Việc thống kê được thực hiện với phần mềm Microsoft Excel và việc phân tích

mô tả, trực quan hóa bằng các biểu đồ được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS Statistics 22

Bên cạnh những thế mạnh về việc phân tích các tác phẩm văn học dân gian từ góc độ văn bản, khoa nghiên cứu văn học dân gian trong thời gian gần đây đã thể hiện một số hạn chế nhất định trong việc tìm hiểu những vấn đề nằm ngoài văn bản tác phẩm, tìm hiểu đời sống của các tác phẩm văn học dân gian trong xã hội đương đại Do đó, việc tăng cường các lý thuyết nghiên cứu của các ngành khác, trong đó

có ngành nhân học văn hóa là hết sức cần thiết, để có thể tìm ra giá trị nhiều mặt của tác phẩm văn học dân gian, và luận án này lựa chọn tiếp cận các huyền thoại nguồn gốc tộc người ở Việt Nam dưới góc độ nhân học văn hóa

4.2 Các phương pháp nghiên cứu của ngành nhân học văn hóa

Nhân học văn hóa (cultural anthropology) là khoa học nghiên cứu về xã hội

và văn hóa của con người Nó mô tả, phân tích, diễn giải và giải thích những sự tương đồng và khác biệt về văn hóa Nhân học văn hóa quan tâm đến nguồn gốc, sự

đa dạng của các nền văn hóa [Conrad Philip Kottak, 2009, tr 4-5] Nó “nghiên cứu văn hóa một cách tổng thể, sử dụng phương pháp, khái niệm và dữ kiện khảo cổ học, dân tộc học, folklore và ngôn ngữ để mô tả và phân tích những tộc người khác nhau trên thế giới” [Paul Mercier, 2007] Trong luận án này, để tiếp cận đối tượng nghiên cứu là các huyền thoại nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam dưới góc độ nhân

Trang 17

học văn hóa, chúng tôi huy động từ ngành nhân học văn hóa các yếu tố sau: 1 Các

dữ liệu, tài liệu; 2 Các khái niệm và lý thuyết; 3 Các phương pháp nghiên cứu Về các dữ liệu, tài liệu, chúng tôi khai thác các tài liệu thứ cấp trong các công trình nghiên cứu thuộc các lĩnh vực liên quan đến văn học dân gian như nhân học dân tộc học, folklore,… Như nhà nghiên cứu Robert A Segal nói, “những lý thuyết mang

tính nhân học về huyền thoại là những lý thuyết về văn hóa được áp dụng với trường

hợp/ đối tượng là huyền thoại” [Robert A Segal, 2004, tr 2] Để tiếp cận huyền thoại nguồn gốc các tộc người ở Việt Nam từ góc độ nhân học văn hóa, về các khái niệm

và lý thuyết, chúng tôi sử dụng các lý thuyết của ngành nhân học về huyền thoại, về tộc người,… để bổ trợ cho các lý thuyết nghiên cứu về huyền thoại của ngành văn học dân gian – điều này được triển khai cụ thể và chi tiết trong Chương 1 (Cơ sở lý luận và tổng quan về đề tài) Ở đây, chúng tôi chỉ trình bày về các phương pháp nghiên cứu nhân học mà chúng tôi sử dụng trong luận án:

Phương pháp nghiên cứu nhân học chủ yếu được khai thác trong luận án là phương pháp điền dã dân tộc học Việc nghiên cứu điền dã được tác giả luận án thực hiện không phải tập trung tại một địa điểm nghiên cứu cố định, trong một thời gian

dài, mà là điền dã đa địa điểm (multi-sited ethnography), ở nhiều địa bàn nghiên cứu

khác nhau, trong các khuôn khổ thời gian khá hạn chế Phương pháp nghiên cứu điền

dã đa địa điểm “thoát khỏi việc nghiên cứu một địa bàn duy nhất và các tình huống địa phương trong thiết kế của nghiên cứu điền dã truyền thống để tìm hiểu sự lưu thông của những ý nghĩa văn hóa, những đối tượng và những căn cước trong không gian – thời gian mang tính phân tán” [George E Marcus, 1999, tr 96] Với việc nghiên cứu điền dã đa địa điểm, chúng tôi có điều kiện để tiếp xúc với người dân trong các bối cảnh văn hóa khác nhau, tập hợp được các thông tin đa dạng liên quan đến huyền thoại nguồn gốc của các tộc người khác nhau và của một tộc người trong các bối cảnh khác nhau Trong các dịp điền dã đó, người nghiên cứu hết sức chú trọng việc quan sát tham dự, phỏng vấn sâu để tìm hiểu những quan niệm, ký ức, sự biểu đạt và thực hành văn hóa của người dân các tộc người liên quan đến huyền thoại

về nguồn gốc

Trong khuôn khổ luận án này, tác giả đã chọn lọc các địa bàn, các thời điểm diễn ra các sự kiện được cho là phù hợp với việc tìm hiểu huyền thoại nguồn gốc của các tộc người và thực hiện nghiên cứu điền dã tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (các đợt điền dã từ 2015 đến 2017), Lễ hội Đền Hùng (năm 2016), các địa

Trang 18

phương: Điện Biên, Sơn La, Bắc Kạn, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng, Đắk Nông (các đợt điền dã từ năm 2015 đến 2017)1

Trong việc điền dã dân tộc học, tác giả luận án chủ yếu khai thác thông tin với

hai phương pháp chính là quan sát tham dự (participant observation) và phỏng vấn (interview) Chúng tôi thực hiện quan sát tham dự để tham gia vào đời sống, vào các

sự kiện sinh hoạt và văn hóa của người dân các tộc người, quan sát phong tục, hành

vi, thái độ, thu thập các thông tin về các thực hành văn hóa liên quan đến huyền thoại nguồn gốc của họ Phương pháp phỏng vấn được sử dụng (bao gồm phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm, được tiến hành với những người dân thường, trí thức tộc người, các già làng, trưởng bản, những người thực hành tôn giáo, tín ngưỡng, các nghệ nhân của tộc người) nhằm thu thập các thông tin, ý kiến từ các cá nhân và các nhóm người về huyền thoại nguồn gốc

Phương pháp nghiên cứu quan sát tham dự (participant observation) được tác

giả luận án lựa chọn khi nghiên cứu một số sự kiện đặc biệt của người Kinh và các tộc người thiểu số, như: Ngày hội khơi nguồn bản sắc (ngày 15-16/9/2015 tại Đắk Nông), Chương trình “Tôi tin tôi có thể - Bản hoà ca đa sắc” được đồng tổ chức bởi Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), Tổ chức Oxfam tại Việt Nam và Trung tâm Nâng cao Năng lực Cộng đồng (CECEM) (ngày 16/10/2015 tại

Hà Nội); Lễ hội Đền Hùng (ngày 15-16/4/2016 tại Phú Thọ); Hội Rằm tháng Ba Minh Hóa (Quảng Bình, 20-21/4/2016); các dịp sự kiện lớn tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam như đợt sự kiện “Tháng Ba mùa ong đi lấy mật” ngày 27/3/2016, Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19-20/4/2017), Tuần đại đoàn kết –

Di sản văn hóa Việt Nam năm 2017 và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 23/11/2017); Liên hoan hát dân ca của người Thổ ở xã Đột Tân, huyện Quỳ Hợp (16-17/5/2016 tại Nghệ An); Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu (ngày 1-2/9/2016 tại Sơn La) Các sự kiện đặc biệt này được xem là những bối cảnh phù hợp để người Kinh và người dân thiểu số bày tỏ niềm tự hào về truyền thống của tộc người mình và thể hiện ý thức tự giác tộc người, ý thức về nguồn cội một cách rõ nét nhất

(18-Ngoài ra, chúng tôi cũng thực hiện quan sát tham dự và phỏng vấn người dân các tộc người thiểu số tại các địa phương vào các dịp thông thường, không vào các dịp sự kiện, như: Bắc Kạn (14-15/5/2016), Điện Biên (24/8/2016), Mai Châu, Hòa Bình (17/12/2016), Đà Nẵng (10/10/2016), phỏng vấn một số trí thức Chăm tại Hà

1 Một phần tư liệu điền dã mà tác giả luận án thu thập được ở Ninh Thuận nhân dịp lễ Ka Tê của người Chăm năm 2012 cũng được huy động sử dụng trong luận án này

Trang 19

Nội (29/4/2016) Một số tư liệu nghiên cứu điền dã được chúng tôi thu thập từ năm

2011, 2012 tại vùng sinh sống của người Chăm ở Ninh Thuận cũng được sử dụng trong luận án này

Vì người dân các tộc người thiểu số không phải lúc nào cũng dễ dàng chia sẻ những hiểu biết, quan niệm về nguồn gốc tộc người trong các cuộc phỏng vấn chính thức, thêm nữa, để thống nhất cách hiểu về “huyền thoại nguồn gốc tộc người”, người phỏng vấn nhiều khi cần có sự dẫn giải cụ thể về nội hàm của khái niệm, nên các cuộc phỏng vấn của chúng tôi thường không tuân thủ theo một cấu trúc, một bảng câu hỏi chặt chẽ mà thường là các cuộc trao đổi cởi mở với các câu hỏi hướng đến mục tiêu nghiên cứu của luận án1 Các câu hỏi phỏng vấn chủ yếu mà chúng tôi

sử dụng để phỏng vấn người thiểu số được ghi lại trong Phụ lục 8 Có những cuộc trao đổi thông tin diễn ra trong một thời gian rất ngắn với một vài câu hỏi2, và cũng

có những cuộc phỏng vấn sâu kéo dài 1-2 tiếng Tuy nhiên, tất cả thông tin thu thập được đều được tác giả luận án xử lý và đưa vào phân tích Nội dung các cuộc phỏng vấn được lưu trong các tệp video, audio và các sổ ghi chép Các tệp video và audio được bóc băng bởi tác giả luận án và các cộng tác viên (có sự thẩm định lại của tác giả luận án) Sau đó các file dữ liệu này được mã hóa theo bối cảnh phỏng vấn, tên tộc người và số thứ tự (các dữ liệu phỏng vấn ở Đền Hùng được gắn mã ĐH, các dữ liệu phỏng vấn ở Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam được gắn mã LVH, các dữ liệu phỏng vấn ở các địa phương được gắn mã ĐP), và nhập vào phần mềm NVIVO 12 để phân tích định tính Để tuân thủ nguyên tắc ẩn danh trong nghiên cứu định tính, trong luận án này, chúng tôi viết tắt tên riêng của người cung cấp thông tin,

và có ghi chú mã phỏng vấn tương ứng với hồ sơ mã hóa của chúng tôi

Về kỹ thuật phân tích định tính và phân tích định lượng, trong luận án này, dữ liệu các văn bản huyền thoại được phân tích định tính, phân loại theo các chủ đề (các

vị tổ tiên, quê gốc, quá trình di cư, quá trình phân ngành,…), sau đó phân tích định lượng với phần mềm Microsoft Excel và SPSS Các dữ liệu phỏng vấn được xử lý

theo phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (mix method), với sự kết hợp của kỹ thuật

1

Chẳng hạn, để tìm hiểu xem thực sự một người dân có biết huyền thoại nguồn gốc của tộc người mình không, những câu hỏi như “Ông/bà/anh/chị có biết huyền thoại nguồn gốc của tộc người mình không” thường không đem lại câu trả lời thực sự ngay từ đầu Với câu hỏi này, nhiều người nói là “Không biết”, nhưng với sự bổ sung của các câu hỏi mang tính gợi mở của tác giả luận án, chẳng hạn: “Ông/bà có biết câu chuyện về khi trên trái đất chưa có ai sinh ra…?”, “Ông/bà có biết câu chuyện về quả bầu sinh ra những người con…?” thì người được phỏng vấn lại nhớ các câu chuyện và chia sẻ nhiều thông tin hữu ích liên quan

2 Vì nhiều lí do khác nhau, một số người dân chỉ trả lời một hoặc vài câu hỏi, sau đó họ không trả lời tiếp hoặc giới thiệu sang người khác vì cho rằng người kia biết rõ hơn về vấn đề

Trang 20

phân tích định tính (quantitative analysis) và kỹ thuật phân tích định lượng (qualitative analysis) Một phần dữ liệu được mã hóa (coding) theo các chủ đề (theme) và phân tích định tính với phần mềm NVIVO 11, một phần dữ liệu phỏng

vấn được phân loại sử dụng Microsoft Excel và phân tích thống kê với phần mềm SPSS Statistics 22

Bên cạnh việc thu thập các dữ liệu sơ cấp, tác giả luận án cũng tiếp cận nguồn tài liệu thứ cấp, gồm các công trình nghiên cứu của các học giả đi trước, văn bản truyện kể, các tài liệu video, các cứ liệu truyền thông, các công trình nghiên cứu…

có liên quan đến huyền thoại về nguồn gốc của các tộc người để bổ sung các thông tin hữu ích cho luận án

Việc nghiên cứu tác phẩm, hiện tượng văn học dân gian dưới góc độ nhân học văn hóa không phải là điều mới mẻ trong khoa nghiên cứu văn học dân gian thế giới cũng như Việt Nam Tiếp cận huyền thoại nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam dưới góc độ nhân học văn hóa, luận án có điều kiện để vận dụng các lý thuyết và phương pháp của ngành nhân học văn hóa vào việc tìm hiểu những động thái

(dynamics) của huyền thoại nguồn gốc trong xã hội đương đại, trong các cộng đồng

tộc người và trong cộng đồng quốc gia – dân tộc Việt Nam Điều này giúp bổ trợ cho những hạn chế của phương pháp nghiên cứu loại hình học văn học dân gian – vốn chỉ có những ưu thế nổi trội trong việc nghiên cứu văn bản của tác phẩm văn học dân gian

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận án này với việc tập hợp một số lượng lớn các truyện kể nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam trong các tổng tập, tuyển tập, bộ sưu tập truyện kể của các tộc người cũng như các công trình nghiên cứu về nhân học, dân tộc học, văn hóa dân gian sẽ góp phần cung cấp tư liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy về văn học dân gian tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – đặc biệt là cho nội dung giảng dạy về thần thoại Với việc hệ thống hóa và phân loại các motif trong các huyền thoại về nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam, luận án cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các nhà khoa học trong nước và quốc tế để họ nghiên cứu so sánh huyền thoại nguồn gốc của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới

Trong những năm qua, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu trong

đó có phần nào nhắc đến các huyền thoại về nguồn gốc của các tộc người, tuy nhiên huyền thoại về nguồn gốc tộc người chưa được quan tâm nghiên cứu như một đối tượng riêng biệt, và chưa được xem xét để tìm hiểu sự ảnh hưởng của chúng tới các quan hệ nội bộ tộc người, liên tộc người trong một quốc gia Với sự kết hợp giữa

Trang 21

cách tiếp cận của văn học dân gian với nhân học văn hóa, kết nối giữa các văn bản huyền thoại về nguồn gốc tộc người với các thực hành văn hóa, luận án này sẽ đóng góp những cứ liệu tạo nên một góc nhìn về quan hệ tộc người – quốc gia ở Việt Nam thông qua sự biểu đạt các huyền thoại về nguồn gốc trong các tự sự dân gian và trong các thực hành văn hóa

Luận án này có ý nghĩa thực tiễn, góp phần cung cấp thông tin tham khảo cho các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách dân tộc, chính sách giáo dục, chính sách văn hóa trong việc khai thác, sử dụng huyền thoại về nguồn gốc của các tộc người (đặc biệt là các tộc người thiểu số) cho phù hợp với bối cảnh của quốc gia đa dân tộc, nhằm đảm bảo sự đoàn kết, ổn định chính trị, xã hội và khuyến khích sự phát triển văn hóa của các tộc người ở Việt Nam

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận

án gồm có 4 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và tổng quan về đề tài

Chương 2 Huyền thoại về nguồn gốc trong kho tàng tự sự dân gian của các tộc người ở Việt Nam

Chương 3 Huyền thoại về nguồn gốc trong các thực hành văn hóa của các tộc người ở Việt Nam

Chương 4 Động thái của các huyền thoại về nguồn gốc của các tộc người Việt Nam trong xã hội đương đại

Trang 22

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Trong chương đầu tiên của luận án, chúng tôi trình bày các vấn đề lý luận mang tính then chốt của luận án, bao gồm lý thuyết về huyền thoại, huyền thoại về nguồn gốc tộc người, lý luận về tộc người và các tộc người ở Việt Nam Chương này cũng tóm lược tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận

án, để xác định khoảng trống nghiên cứu mà luận án này hướng tới giải quyết

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Huyền thoại và huyền thoại về nguồn gốc tộc người

1.1.1.1 Khái niệm, bản chất của huyền thoại

Huyền thoại (myth) vốn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, như văn học dân gian, huyền thoại học, nhân học,… Thuật ngữ myth được các nhà khoa học hiểu theo nhiều cách khác nhau Về mặt từ nguyên, từ myth có nguồn gốc

từ tiếng Hy Lạp mythos, với hàm nghĩa chỉ lời Theo nghĩa thông thường, myth

thường được hiểu là điều giả dối, điều sai lầm, tin điều, niềm tin sai lạc [David Adams Leeming, 2002; Chu Xuân Diên, 2007; Charles H Long, 2010; Robert A

Segal, 2015] Theo khoa nghiên cứu văn học dân gian, myth được định nghĩa là một

tự sự (narrative) mang tính biểu tượng, mang tính thiêng, nói về các vị thần hoặc

những đấng siêu nhiên được sùng bái xuất hiện trong thời khởi thủy, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới cũng như tạo lập nên những nhân tố của

nó Các tự sự này thường không rõ xuất xứ , có tính truyền thống, liên quan tới các

sự kiện có thực và thường gắn với niềm tin tôn giáo [Charles H Long, 2010; Chu Xuân Diên, 2007] Diễn giải một cách cụ thể, David Adams Leeming cho rằng huyền thoại là “câu chuyện kể về việc con người thấy thế nào về cuộc sống hoặc giải thích một điều gì đó về thế giới – chẳng hạn: thế giới được tạo nên như thế nào hoặc tại sao một con vật lại có một đặc tính nào đó”, “Tại sao chúng ta lại có mặt trên trái đất?” [David Adams Leeming, 2002, tr 83] Trong ngành nhân học, Victor Turner quan niệm huyền thoại là một tự sự phổ biến trong các thành viên của một cộng đồng, giải thích nguồn gốc của những hiện tượng tự nhiên, xã hội và mối quan hệ giữa con người và thần linh của anh ta, giữa con người và vũ trụ của của anh ta [John

A Saliba, 1973, tr 282]

Qua các cách hiểu khác nhau về huyền thoại ở trên, có thể thấy rằng các nhà khoa học thuộc lĩnh vực văn học dân gian, nhân học trên thế giới quan niệm huyền thoại là một tự sự mang tính tưởng tượng được lưu truyền phổ biến trong một cộng

Trang 23

đồng, được họ tin là thật, thể hiện quan niệm, cách giải thích của họ về các hiện tượng trong đời sống tự nhiên hoặc xã hội

Ở Việt Nam, để biểu đạt thuật ngữ myth, các nhà nghiên cứu thường dùng hai

thuật ngữ: huyền thoại và thần thoại Nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam xem thần thoại là một thể loại văn học dân gian ra đời từ thời kỳ xa xưa nhất trong lịch sử nhân loại, phản ánh quan niệm của con người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người [Nguyễn Đổng Chi, 1956; Đỗ Đức Hiểu, 1984, tr 356; Đinh Gia Khánh, 1972-2003; Hoàng Phê, 2003, tr 925; Lê Bá Hán, 2013, tr 298-299,…] Một

số nghiên cứu khác đã bàn về hai khái niệm huyền thoại và thần thoại, phân biệt

chúng với nhau Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ trong giáo trình Văn học dân gian

Việt Nam của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà

Nội, trong khi chia sẻ với các nhà nghiên cứu ở trên trong việc định nghĩa thần thoại thì cũng đã nhấn mạnh rằng về sau, thần thoại “không còn là một thể loại nữa”;

“người ta cũng gọi thần thoại là huyền thoại”, và có “các tác phẩm nghệ thuật sử dụng một số yếu tố thi pháp thần thoại như những thủ pháp nghệ thuật” [Lê Chí Quế,

2004, tr 25-26] Nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn cho rằng nếu như thần thoại là thể loại văn học dân gian ra đời từ buổi bình minh của lịch sử loài người thì huyền thoại

đã kế thừa, phát triển thủ pháp của thần thoại, “hoàn thiện thành một phương pháp sáng tạo nghệ thuật ở nhiều loại hình khác nhau cho đến tận ngày hôm nay" [Vũ Anh Tuấn, 2012, tr 44-45] Cùng quan điểm này, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bích Hà cũng cho rằng thần thoại ra đời từ buổi bình minh của lịch sử nhân loại và kết thúc sứ mệnh của nó khi nhận thức về thế giới của con người đã phát triển, còn huyền thoại

"chính là thần thoại buổi đầu, được tiếp tục phát triển lên và tồn tại đến tận thời hiện đại" [Nguyễn Bích Hà, 2012, tr 21]

Một số học giả cũng mở rộng nghĩa của huyền thoại, xem nó không chỉ bao gồm thể loại thần thoại mà còn bao gồm các thực hành văn hóa thể hiện niềm tin nào

đó của một cộng đồng trong đời sống đương đại Trong công trình 150 thuật ngữ văn

học, Lại Nguyên Ân nhận định: “Mặc dù thần thoại tồn tại như những truyện kể về

thế gian, nhưng thần thoại không phải là một thể loại ngôn từ mà là những ý niệm và biểu tượng nhất định về thế giới” Ông cho rằng cảm quan thần thoại nói chung không chỉ bộc lộ bằng truyện kể, mà còn bộc lộ trong nhiều hình thức khác: trong hành động (nghi lễ, lễ thức, răn cấm), trong các bài ca, điệu nhảy…” [Lại Nguyên

Ân, 1999, tr 299] Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Huế cũng nêu rõ sự tồn tại của huyền thoại của các tộc người Việt Nam trong các hoạt động tổng thể của đời sống

Trang 24

Bà cho rằng thần thoại của các dân tộc không được lưu giữ một cách riêng rẽ như các thể loại khác mà “thường tồn tại dưới dạng các lễ nghi, các phong tục” mang tính tổng hợp, phức hợp Với kinh nghiệm nghiên cứu dày dặn về thần thoại, bà khẳng định “việc bóc tách để xác định xem đâu là những tác phẩm thần thoại riêng rẽ, độc lập hoặc đâu là những tác phẩm mang yếu tố thần thoại đã được người dân các dân tộc thể hiện trong các hoạt động nghi lễ, trong đời sống văn hóa của mình là việc không đơn giản” [Nguyễn Thị Huế, 2013a, tr 72-73] Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương cho rằng “thần thoại và truyền thuyết lưu truyền bằng miệng trong dân gian

đã được tái hiện cụ thể và sinh động trước nhân dân qua nghệ thuật diễn xướng hỗn hợp”; “diễn xướng đã minh họa một số tình tiết nào đó trong những tích truyện về thần” Ông cho rằng có thể coi thần thoại, truyền thuyết là “kịch bản” của diễn xướng tín ngưỡng phong tục, diễn xướng thần thoại là phương tiện giao cảm giữa người và thần, mang tính chất tín ngưỡng và màu sắc huyền bí linh thiêng” [Nguyễn Khắc Xương, 1973, tr 101] Như vậy, huyền thoại đã được xem xét như một bộ phận tồn tại một cách nguyên hợp trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng, diễn xướng

Các tác phẩm huyền thoại không chỉ được sáng tác và lưu truyền từ thời nguyên thủy mà còn được lưu truyền, tái tạo liên tục từ trong quá khứ cho đến hiện tại, được chuyển hóa giữa các dạng thức, thể loại khác nhau E.M Meletinsky cho rằng trong huyền thoại có những yếu tố phôi thai của tôn giáo, triết học, khoa học và nghệ thuật;

và về sau, huyền thoại vẫn giữ vai trò quan trọng của nó trong lịch sử văn hóa, “một

số đặc trưng của sự nhận thức huyền thoại vẫn được bảo tồn lâu dài trong nhận thức của nhân dân và các hình thái ý thức xã hội khác như triết học, khoa học, đặc biệt là tôn giáo và văn học nghệ thuật” (Khoa Ngữ văn và Báo chí, 2007, tr 121-172) Một huyền thoại có thể đi từ thần thoại vào truyền thuyết, vào truyện cổ tích, truyện thơ, hoặc cũng có thể được sáng tác ngay từ đầu trong dạng thức một truyện cổ tích, một truyền thuyết hay một truyện kể dân gian nói chung, và có thể đi vào các sáng tác văn chương, nghệ thuật thời đương đại Một hiện tượng văn học dân gian (chẳng hạn

như tác phẩm mo Mường Đẻ đất, đẻ nước) có thể được xem là thần thoại, hay sử thi,

tùy theo quan điểm của người phân loại Tuy nhiên, với quan niệm huyền thoại tồn tại trong nhiều thể loại văn học dân gian và trong các dạng thức thực hành văn hóa khác nhau, chúng tôi cho rằng, dù các nhà nghiên cứu phân loại nó là thần thoại hay

sử thi thì nó vẫn hoàn toàn phù hợp được xem xét với tư cách là một huyền thoại Những mẫu gốc (archetype), motif, biểu tượng (symbol) của huyền thoại thường được

Trang 25

khai thác, huy động, tái tạo trong các thể loại khác nhau của văn học, nghệ thuật trong suốt quá trình lịch sử của một cộng đồng

Dựa trên những nghiên cứu tổng quan về huyền thoại ở trong và ngoài nước,

trong luận án này, chúng tôi chọn dùng chữ huyền thoại (chứ không phải thần thoại)

để chỉ những tự sự thể hiện những niềm tin, sự hình dung, sự giải thích của một cộng đồng về một sự vật, sự việc, hiện tượng Thuật ngữ “huyền thoại” không loại trừ hay phủ định thuật ngữ “thần thoại” mà giúp mở rộng biên độ của nghiên cứu, tạo điều kiện cho tác giả luận án tiếp cận thêm những tài liệu về những dạng thức diễn tiến, tái tạo của thần thoại trong đời sống đương đại Huyền thoại không chỉ bao gồm thể loại thần thoại, mà còn bao gồm nhiều thể loại tự sự dân gian khác, như sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ,… Quan niệm về huyền thoại với sự xóa nhòa ranh giới giữa các thể loại là cơ sở để chúng tôi tiến hành tìm hiểu sự tồn tại của huyền thoại trong các thể loại khác nhau của kho tàng tự sự dân gian và xem xét sự tồn tại,

biểu hiện của chúng trong các thực hành văn hóa (cultural practices) của các tộc

người – như các nghi lễ, lễ hội, các tục lệ, tục kiêng,…

1.1.1.2 Chức năng và cấu trúc của huyền thoại

Các nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra nhiều nhận định về chức năng và cấu trúc của huyền thoại Một số nhà nghiên cứu tiếp cận huyền thoại thiên về khía cạnh chức năng – xem xét vai trò của huyền thoại đối với nghi lễ hoặc với cộng đồng, xã hội

mà nó tồn tại, trong khi một số nhà nghiên cứu lại tiếp cận huyền thoại thiên về cấu trúc – quan tâm đến ý nghĩa biểu đạt mang tính tự thân của huyền thoại

Theo các nhà nghiên cứu thuộc trường phái huyền thoại và nghi lễ (myth and

ritual school) – trường phái từng có ảnh hưởng lớn trong khoa huyền thoại học,

huyền thoại có mối liên hệ hết sức mật thiết với nghi lễ William Robertson Smith cho rằng huyền thoại là sự giải thích cho các nghi lễ, và có sau nghi lễ [Aleksandar Boskovic, 2002, tr 120-122] Edmund Leach cho rằng thần thoại là nửa tương ứng của nghi lễ, nghi lễ là sự kịch hóa huyền thoại, và huyền thoại là sự hợp thức hóa nghi lễ [tlđd, tr 127] Max Muller cho huyền thoại là sản phẩm của nhận thức nguyên thủy về tự nhiên [tlđd, tr 109] Andrew Lang quan niệm huyền thoại là một

“khoa học nguyên thủy” (primitive science) [tlđd, tr 121] Ernst Cassirer xem huyền thoại là một trong những giai đoạn của quá trình “con người hóa” (humanization), được gọi là giai đoạn tư duy huyền thoại (mythic thinking), dưới mức của triết học

hay khoa học [tlđd, tr 110] Joseph Campbell nhận định huyền thoại có bốn chức năng: 1 Thiết lập sự kính sợ trước bí ẩn của sự tồn tại (là cơ sở của các tôn giáo), 2

Trang 26

Thiết lập vũ trụ quan, 3 Củng cố trật tự xã hội hiện hành, 4 Dẫn dắt cá nhân đến với trật tự hoặc thực tế bằng chính tâm hồn, tinh thần của mình [tlđd, tr 111] Bronislaw Malinowski cho rằng huyền thoại biểu đạt một “hiến chương có tính thực dụng”

(pragmatic charter), một hệ quy tắc ứng xử giúp cho những chức năng xã hội của

văn hóa được phát lộ [tlđd, tr 123] Một số học giả cho rằng huyền thoại có chức năng biểu hiện và xác tín những giá trị xã hội; giải tỏa cảm xúc theo những cách được xã hội chấp nhận; là hệ thống giáo dục về hệ thống thực tại của xã hội [John A Saliba, 1973, tr 282-283] E.M Meletinsky cho rằng “sự sáng taọ huyền thoại là hình thức tư duy cổ xưa nhất của con người”, “là thứ ngôn ngữ tượng trưng mà con người đã dùng để mô hình hóa, phân loại và giải thích tự nhiên, xã hội và bản thân mình”; tuy là hiện tượng “đặc trưng cho các nền văn hóa cổ sơ” nhưng “huyền thoại vẫn tồn tại trong các nền văn hóa khác nhau, đặc biệt là trong văn học nghệ huật” bởi

“những đặc tính của tư duy huyền thoại có sự giống nhau nhất định với những sản phẩm của trí tưởng tượng của con người không chỉ trong những thời kỳ cổ xưa nhất

mà cả trong những thời kỳ lịch sử khác nữa” [Khoa Ngữ văn và Báo chí, 2007, 9]

tr.8-Như trên, có thể thấy rằng các học giả theo trường phái huyền thoại và nghi lễ

đã quan tâm nhiều đến những chức năng của huyền thoại trong các tương tác xã hội của con người, chú trọng đến vai trò của huyền thoại trong việc chuyển hóa những nhận thức về thế giới, xã hội mà cộng đồng chia sẻ thành những nhận thức cá nhân của con người, giúp cá nhân định vị bản thân trong cộng đồng

Khác với các nhà nghiên cứu thuộc trường phái huyền thoại và nghi lễ, các

học giả tiếp cận huyền thoại dưới góc độ cấu trúc (structural approach) nhấn mạnh

sự tồn tại của huyền thoại với tư cách là những tự sự độc lập, chứ không phải những

phần đính kèm của các nghi lễ Lévi-Strauss xem huyền thoại là sự giao tiếp (communication) và ông đã nhận ra huyền thoại cũng là một hệ thống ký hiệu mà có

thể được diễn giải theo cùng một cách với ngôn ngữ Ông cho rằng huyền thoại là

một nghi lễ trong ý nghĩ (thought ritual), và nghi lễ là một huyền thoại được thực thi (acted myth); và “nếu huyền thoại và nghi lễ không phản chiếu nhau, chúng thường

bổ khuyết cho nhau” [Aleksandar Boskovic, 2002, tr 129] Sau này, Roland Barthes cũng cho rằng “huyền thoại là một thứ ngôn từ”, “một hệ thống thông báo”, “một thông điệp”, “một phương thức biểu đạt” Ông cho rằng ngôn từ của huyền thoại là một thông điệp nên “nó không nhất thiết cứ phải từ miệng thốt ra”; “nó có thể được hình thành bằng các chữ viết hoặc các thể hiện: diễn ngôn viết ra, nhưng cũng có thể

Trang 27

là ảnh chụp, điện ảnh, phóng sự, thể thao, các cuộc biểu diễn, quảng cáo, tất cả đều

có thể làm nền cho ngôn từ huyền thoại”; các vật liệu của huyền thoại “đều giả định

có từ trước một ý thức biểu đạt, người ta có thể suy luận về chúng một cách độc lập với chất liệu của chúng” [Roland Barthes, 2008, tr 290-291] Ông cũng tiếp thu lý thuyết ký hiệu học của Ferdinand de Saussure và tiếp cận huyền thoại như là hệ thống ký hiệu, gồm một hệ thống mà ông gọi là ngôn ngữ đối tượng (ngôn ngữ mà huyền thoại nắm bắt lấy để xây dựng hệ thống của riêng mình), và siêu ngôn ngữ - là ngôn ngữ thứ hai, trong đó người ta nói về ngôn ngữ thứ nhất, như được trình bày trong sơ đồ dưới đây:

Hình 1.1 Sơ đồ phân tích huyền thoại của Roland Barthes

[Roland Barthes, 2008, tr 292-303] Dưới góc độ ký hiệu học, Roland Barthes cho rằng “có cơ sở để xem xét chữ viết và hình ảnh cùng một cách như nhau”, “chữ viết và hình ảnh đều là những ký hiệu, chúng đều đến ngưỡng cửa của huyền thoại, đều được phú cho cùng một chức năng biểu đạt” [sđd, tr 300] Lý thuyết của Roland Barthes đã mở ra những khả năng của việc “đọc” và tìm ý nghĩa của các huyền thoại không chỉ trong các phần nội dung ngôn từ mà còn trong các hình ảnh, ký hiệu, các màn trình diễn,…

Thần thoại cũng được xem xét như là một hệ thống biểu tượng để truyền tải các thông điệp E.M Meletinsky cho rằng “bất kỳ một huyền thoại nào cũng đều là một

hệ thống biểu tượng ngầm ẩn nào đó” [E.M Meletinsky, 2004, tr 222] Theo IU M Lotman, “quan niệm quen thuộc nhất về biểu tượng gắn liền với tư tưởng về một nội dung nào đó, đến lượt mình nội dung đó lại được dùng làm bình diện biểu hiện cho một nội dung khác, thông thường là nội dung có giá trị văn hóa cao hơn”; biểu tượng

“ở bình diện biểu hiện cũng như bình diện nội dung bao giờ cũng là một văn bản, tức

là có một ý nghĩa thống nhất đóng kín ở bên trong nó, và có một ranh giới biểu hiện

rõ ràng cho phép tách biệt nó khỏi ngữ cảnh kí hiệu xung quanh”; “trong biểu tượng bao giờ cũng có một cái gì cổ sơ”, “là cơ chế quan trọng của ký ức văn hóa, các biểu

Trang 28

tượng chuyển tải các văn bản, các sơ đồ chuyện kể và các cấu tạo kí hiệu khác từ lớp văn hóa này sang lớp văn hóa khác” [IU M Lotman, 2015, tr 219-220] Như vậy, huyền thoại có giá trị như là những tự sự mang tính biểu tượng, tích lũy trong truyền thống của cộng đồng Các biểu tượng trong huyền thoại lưu truyền những ký ức văn hóa của cộng đồng từ đời này sang đời khác

Trong luận án này, chúng tôi tiếp thu thành tựu của cả hai hướng tiếp cận chức năng và cấu trúc nói trên để nghiên cứu huyền thoại về nguồn gốc của các tộc người

ở Việt Nam Cụ thể, chúng tôi sử dụng hướng tiếp cận cấu trúc để phân tích, nhận diện các huyền thoại trong các thực hành văn hóa của các tộc người, xem xét các biểu tượng, ký hiệu biểu đạt nghĩa của các huyền thoại; và sử dụng hướng tiếp cận chức năng để tìm hiểu những quan hệ, những tương tác xã hội, sự định hình căn cước

cá nhân của các chủ thể khi họ diễn hay kể huyền thoại trong những bối cảnh cụ thể của đời sống

1.1.1.3 Huyền thoại về nguồn gốc tộc người

Trong tiếng Anh, huyền thoại về nguồn gốc thường nhắc đến với các thuật ngữ

như origin myth, creation myth, myth of descent Các khái niệm này đồng nhất với

nhau hoặc phân biệt với nhau tùy theo quan niệm của các học giả Nhà folklore người Nga B.L Riftin phân chia thần thoại thành hai loại: thần thoại giải thích về sự

hình thành vũ trụ (cosmogonic myth) và thần thoại về người (anthropogenic myth)

[B.L Riftin., 2012] Tương tự, Charles H Long cũng phân biệt huyền thoại sáng thế

và huyền thoại nguồn gốc, trong đó huyền thoại sáng thế (creation myth) thể hiện quan niệm về sự hình thành vũ trụ của một cộng đồng, có tính chất tôn giáo (myth chỉ

sự biểu đạt mang tính tưởng tượng, kể về điều được người ta cho là sự thật, và

creation chỉ sự khởi sinh của các sự vật do ý chí hay hành động của một đấng tối

cao, hay sự hình thành từ một nguồn gốc xa xưa nhất,… ) Ông cho rằng, nối tiếp sau

huyền thoại sáng thế, huyền thoại về nguồn gốc (origin myth) giải thích các sự vật,

hiện tượng dựa trên các nền tảng, khuôn mẫu của huyền thoại sáng thế [Charles H Long, 2016] Thực tế, nhiều huyền thoại sáng thế chính là huyền thoại về nguồn gốc

và ngược lại

Huyền thoại về nguồn gốc tộc người là một bộ phận của kho tàng huyền thoại nguồn gốc Một cách cụ thể, các huyền thoại về nguồn gốc tộc người là sự lí giải cho những băn khoăn của mỗi tộc người về các câu hỏi: “Tại sao con người có mặt trên trái đất?”, “Ai sinh ra con người?”, “Tại sao có tộc người này và tộc người khác?”,

“Tại sao tộc người này khác với tộc người khác?”, “Tộc người mình vốn từ đâu

Trang 29

đến?”,… [David Adams Leeming, 2010, tr xx] Anthony D Smith cho rằng huyền thoại

về nguồn gốc của tộc người thường bao gồm sự giải thích nguồn gốc về không gian, nguồn gốc về thời gian, sự di cư, tổ tiên, sự phân ngành, sinh con đẻ cháu, thời kỳ hoàng kim, sự suy tàn, sự ly tán (tha hương), và sự tái sinh [Anthony D Smith, 1987]

Với mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án là tìm hiểu quan niệm về tổ tiên, nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam, chúng tôi khu biệt huyền thoại về nguồn gốc tộc người là những huyền thoại thể hiện quan niệm của người dân thuộc một cộng đồng tộc người về tổ tiên, quê gốc, quá trình di cư của tộc người Các huyền thoại về nguồn gốc tộc người mà chúng tôi khảo sát vừa nằm trong bộ phận huyền thoại sáng thế, vừa nằm trong bộ phận huyền thoại về nguồn gốc; vừa nằm trong bộ phận huyền thoại vũ trụ, vừa nằm trong bộ phận huyền thoại về con người

Về các dạng thức tồn tại, huyền thoại về nguồn gốc tộc người (cũng như huyền thoại nói chung) không chỉ bao gồm thể loại thần thoại, không chỉ tồn tại trong thời

kỳ xa xưa nhất của nhân loại, mà luôn được lưu truyền, tái tạo trong suốt quá trình lịch sử, trong nhiều thể loại văn học, nghệ thuật khác nhau Các huyền thoại về nguồn gốc tộc người được hình thành từ ký ức tập thể của nhiều thế hệ nối tiếp nhau Anthony D Smith cho rằng chúng được biên diễn thành nhiều dạng thức thể hiện

khác nhau, như các biên niên sử (chronicles), sử thi và những bài ca [Anthony D

Smith, 1987] Meletinsky xem huyền thoại là tiền văn học, và nó vẫn được nối tiếp,

kế thừa, tái tạo trong các sáng tác văn học, các hiện tượng văn hóa đương đại [E.M Meletinsky, 2004, tr xxi-xxii] David Leeming nhận định huyền thoại không chỉ được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn được lưu giữ trong các bộ sưu tập thành văn có tính thiêng liêng [David Adams Leeming, 2010, tr xvii] Có thể thấy rằng các huyền thoại về nguồn gốc tộc người theo tiến trình thời gian được thể hiện trong nhiều dạng thức khác nhau, như thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, và đi vào các sáng tác văn học, nghệ thuật, các thực hành văn hóa của cộng đồng,

Bàn về huyền thoại nguồn gốc tộc người, chúng tôi nhận thấy không thể không bàn về mối liên hệ giữa huyền thoại và lịch sử, huyền thoại và sự thực Huyền thoại

về nguồn gốc tộc người có vai trò quan trọng đối với các cộng đồng tộc người, góp phần tạo dựng niềm tin của cộng đồng về nguồn gốc của mình Một số tộc người cũng lưu truyền nhiều huyền thoại nguồn gốc khác nhau, các huyền thoại này có thể thống nhất với nhau, bổ trợ cho nhau, hoặc khác nhau một cách đáng kể Vậy, có nên xem các huyền thoại về nguồn gốc tộc người là sự thực lịch sử? Những câu chuyện được thêu dệt bởi trí tưởng tượng này liệu có khả tín hay không? Về điều này, David

Trang 30

Adams Leeming cho rằng huyền thoại về nguồn gốc tộc người thường miêu tả những nhân vật và sự kiện mà lý trí và kinh nghiệm thông thường cho là phi lý, tuy nhiên,

“mọi nền văn hóa đều ưa chuộng những huyền thoại này và đều gán cho chúng những mức độ sự thực khác nhau” [David Adams Leeming, 2010, tr xvii] Có nghĩa rằng, cần hiểu rõ, huyền thoại không đồng nhất với lịch sử, cũng không đồng nhất với sự thực, huyền thoại chỉ “được xem là có thật” Có lẽ vì thế mà có người gọi

huyền thoại là “siêu sử” (meta – history) Huyền thoại được phân biệt với lịch sử ở

chỗ mặc dù huyền thoại có thể chứa những thông tin hoặc có nền tảng từ những tình

tiết/ sự thực lịch sử (historical fact), nhưng nó không hướng đến mục đích tái tạo lịch

sử (historical reconstruction), và nó không được coi là chỉ dẫn khoa học để phân tích

hay làm xác tín các sự kiện trong quá khứ [John A Saliba, 1973, tr 285-286] Khác với lịch sử, huyền thoại lấy đời sống đương đại làm trung tâm, bám vào các vấn đề của đời sống đương đại và tự cải biên theo bối cảnh xã hội và văn hóa Nó có thể được sửa đổi, thêm thắt, cải biên theo các tình huống đương đại [tlđd, tr 284, 285] Nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh cũng thể hiện quan niệm tương tự khi cho rằng

“Thần thoại không phải là lịch sử, nhưng thần thoại chính là bóng dáng của lịch sử” [Đinh Gia Khánh, 1972-2003, tr 281] Do đó, tác giả luận án nhấn mạnh rằng sự phân biệt rạch ròi giữa huyền thoại nguồn gốc tộc người và lịch sử tộc người là điều hết sức quan trọng Những diễn giải của chúng tôi về các huyền thoại nguồn gốc tộc người trong luận án này là những diễn giải về huyền thoại, chứ không phải những kết luận về mặt lịch sử Tiếp cận các huyền thoại nguồn gốc tộc người, chúng tôi không chủ đích đi tìm những kết luận về mặt lịch sử của các tộc người ở Việt Nam mà tập trung tìm hiểu những quan niệm, những cách giải thích của cộng đồng tộc người thời đương đại về lịch sử, quá khứ tộc người, mối liên hệ giữa họ với cộng đồng trong quá khứ, trong hiện tại và những động lực cho tương lai

Tuy có thuộc tính phi lịch sử (ahistorical), “nằm ngoài thời gian” nhưng huyền thoại, hay siêu sử (meta-history) lại có vai trò tác động mạnh mẽ đến đời sống đương đại Huyền thoại là “hiến chương” (charter) cho hành vi đương đại, như cách nói của

Brolislaw Malinowski Huyền thoại biểu đạt cách mà con người hình dung quá khứ, hiện tại và tương lai, giúp truyền thụ lại mớ hỗn độn của quá khứ một cách chọn lọc dựa theo các mục đích đương đại, mà không nhất thiết phải chính xác về lịch sử, địa

lý (kể cả những lịch sử dân gian mà có vẻ là chính xác, chẳng hạn như phả hệ, cũng luôn được cải biên để đáp ứng nhu cầu của hiện tại) [Anthony P Cohen, 1993]

David M Engel cho rằng huyền thoại nguồn gốc (mà ông gọi là origin stories) “trong

Trang 31

khi kể về một cái gì “bắt đầu tồn tại”, những câu chuyện này kết nối quá khứ với hiện tại, làm rõ ý nghĩa của những sự kiện trọng đại, tái khẳng định những chuẩn mực và giá trị cốt lõi, và củng cố hiểu biết cụ thể về trật tự xã hội và căn cước cá nhân” [David M Engel, 1993, tr 785] Anthony D Smith với hướng tiếp cận dân tộc học biểu tượng cũng phân tích một cách chi tiết cơ chế mà huyền thoại về nguồn gốc tác động đến cộng đồng tộc người thời đương đại: Huyền thoại về nguồn gốc nỗ lực đưa ra lời giải đáp của cộng đồng cho các câu hỏi về sự giống nhau và sự thuộc về:

“Tại sao chúng ta giống nhau?”, “Tại sao chúng ta là một cộng đồng?” Huyền thoại này củng cố ý thức thuộc về bởi nó khẳng định rằng những con người có cùng một nguồn gốc về nơi chốn, vào một thời gian xác định và là con cháu của cùng một tổ tiên thì nhất định cùng thuộc về một cộng đồng và chia sẻ những suy nghĩ, sở thích/ lợi ích [Anthony D Smith, 1987] Ông ví những câu chuyện này như những

mythomoteur 1 – những động lực mang tính huyền thoại tạo nên nền tảng ý nghĩa của

cộng đồng tộc người, giúp họ định nghĩa mình cho chính cộng đồng mình và cho cộng đồng khác, tạo định hướng cho những hành động tập thể [sđd, 1987] David Adams Leeming cũng khẳng định sự tác động của huyền thoại nguồn gốc tộc người tới đời sống đương đại, cho rằng nó “có vai trò làm khuôn mẫu cho mọi thứ mà chúng ta làm, cho sự tạo tác của con người ở mọi dạng thức” [David Adams Leeming, 2010, tr xx] Như vậy, có thể hiểu rằng huyền thoại là sự giải thích về quá khứ, lịch sử bằng nhãn quan của hiện tại, bằng nhu cầu và sự chọn lọc thông tin, bằng sự tưởng tượng và hư cấu của con người thời hiện tại Huyền thoại về nguồn gốc tộc người có sức mạnh xâu chuỗi, gắn kết giữa lịch sử, truyền thống với thời đương đại và cả tương lai của cộng đồng tộc người

1.1.2 Tộc người và các tộc người ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tộc người cũng thường được gọi là dân tộc Tuy nhiên, thuật ngữ

“dân tộc” ở Việt Nam thường được hiểu theo hai cấp độ: quốc gia dân tộc và cộng đồng tộc người Trong luận án này, trong hầu hết các trường hợp, chúng tôi gọi cộng đồng mang tính tộc người là “tộc người” và gọi cộng đồng mang tính quốc gia là

“cộng đồng quốc gia - dân tộc”

Trang 32

quan tới đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các huyền thoại về nguồn gốc tộc người Tùy theo quan điểm của các nhà nhân học khác nhau mà vấn đề nguồn gốc tộc người, huyền thoại về nguồn gốc tộc người được xem là có vai trò quan trọng hay

không trong việc xác định tộc người (ethnic group), tính tộc người (ethnicity) và căn cước tộc người (ethnic identity)

Theo Từ điển Nhân học Blackwell, tộc người (ethnic group) là thuật ngữ được

sử dụng trong nhân học bắt đầu từ khoảng sau Thế chiến II, thay cho các thuật ngữ

“bộ tộc” (tribe), “chủng tộc” (race) Trước đây, thuật ngữ tộc người được dùng để

chỉ những người được xem là thuộc cùng một xã hội, có chung ngôn ngữ và nền văn hóa [Charles Keyes, 1997, tr 152] Quan điểm này xem tộc người như là một thực

thể chứa văn hóa (culture-bearing unit) và cho rằng cấu trúc xã hội, ngôn ngữ, văn

hóa của một tộc người không biến đổi theo thời gian, được trao truyền một cách bất biến từ thế hệ này sang thế hệ khác Tuy nhiên, trong nghiên cứu của E R Leach về vấn đề tộc người ở Myanmar [E.R Leach, 1954], ông đã phát hiện ra rằng tộc người Kachin thực chất lại bao gồm các nhóm người nói năm thứ tiếng khác nhau, và có

cấu trúc xã hội mang tính động (dynamic) theo thời gian, do đó, việc xem tộc người

là một thực thể đóng kín, hàm chứa các thuộc tính văn hóa bất biến được cho là không còn phù hợp Tiếp sau nghiên cứu của E.R Leach, nhiều nhà nhân học, xã hội học khi nghiên cứu về tộc người đã thể hiện mối quan tâm tới vấn đề nguồn gốc tộc người Max Weber đã nêu quan điểm về tộc người, tính tộc người dựa vào một yếu

tố quan trọng là nguồn gốc chung (shared descent) Richard A Schemerhorn nhận

định cộng đồng tộc người là nhóm người có cùng tổ tiên (dù tổ tiên này là có thực hay chỉ là tưởng tượng), có “ký ức về một quá khứ lịch sử chung” [Richard A Schemerhorn, 1970, tr 12-14] Các nhà nghiên cứu Frederik Barth và Charles Keyes

cho rằng yếu tố quan trọng làm căn cứ để xác định tộc người (ethnic group) là những ranh giới tộc người (ethnic boundaries), mà ranh giới này được tạo bởi sự tự nhận (self-ascription) của người dân chứ không phải những thuộc tính văn hóa mà người

khác gán cho họ [Charles Keyes, 1997, tr 152] Ủng hộ quan điểm của Clifford

Geertz [1963] về việc căn cước tộc người có tính tiền định (primordial quality), Charles Keyes cho rằng tính tộc người (ethnicity) hàm chứa giả định rằng sự khác nhau giữa các tộc người là cái gì đó vốn có sẵn từ trước (given-ness) Tuy nhiên, ông

nhấn mạnh rằng “tính có sẵn” của sự chia sẻ nguồn gốc của các cá nhân trong một tộc người không phải là sản phẩm của sự kế tục huyết thống về mặt sinh học mà đây lại là sản phẩm của thực hành văn hóa Ông giải thích cụ thể: "Cơ chế hình thành một

Trang 33

dòng dõi nguồn gốc chung giữa những người tự nhận là có cùng căn cước tộc người không phải là nhờ một phả hệ ghi nhận mối liên hệ với một tổ tiên chung - như đối với những nhóm thân tộc Mà những mối liên hệ với tổ tiên xa xưa của một tộc người

lại được thiết lập thông qua những tự sự (narratives) kể về gốc gác, quá trình di cư,

và đặc biệt là sự thống khổ do kẻ khác gây ra" [sđd, tr 153] Một cách cụ thể, ông cho rằng các tự sự này không chỉ tồn tại trong các câu chuyện, mà thông qua nhiều dạng thức thực hành văn hóa khác nhau, như “các bài hát, folklore, các lễ kỉ niệm những sự kiện lịch sử, những tiết mục biểu diễn sân khấu, những sáng tạo nghệ thuật,

và lịch sử thành văn của tộc người” [sđd, tr 153] Có thể thấy rằng Charles Keyes

trong định nghĩa thuộc Từ điển nhân học Blackwell đã nêu quan điểm về tộc người

của một số nhà nhân học Mỹ trong những thập niên gần đây, nhấn mạnh vai trò của những tự sự về nguồn gốc tộc người đối với việc xác định tộc người, tính tộc người

Theo quan niệm này, tính tộc người được xác định dựa trên sự giả định (assumption)

về gốc gác, tổ tiên chung của các thành viên, mà sự hình dung về gốc gác, tổ tiên chung này được thiết lập thông qua các tự sự về nguồn gốc được lưu truyền thông qua các câu chuyện và các thực hành văn hóa Quan điểm của Charles Keyes cũng

được nhiều nhà nghiên cứu khác chia sẻ Anthony D Smith trong công trình Nguồn

gốc tộc người của các quốc gia cho rằng: cốt lõi của tính tộc người (ethnicity) nằm ở

bộ bốn “những huyền thoại, những ký ức, những giá trị và những biểu tượng”

(myths, memories, values and symbols) [Anthony D Smith, 1987, tr 15] Ông đặc biệt nhấn mạnh phức hợp “huyền thoại – biểu tượng” (myth-symbol complex) và cái

mà ông gọi là mythomoteur – tức huyền thoại nền tảng định hướng cộng đồng tộc

người trong việc biểu hiện toàn thể những niềm tin và tâm tư, tình cảm mà những thế

hệ trước trao truyền tới thế hệ sau Khác với những người từng xem tộc người như một thực thể đóng kín, hoặc như đơn vị lưu giữ văn hóa, ông cho rằng tính tộc người

về bản chất chủ yếu mang tính huyền thoại (mythic) và biểu tượng (symbolic) Ông

nhấn mạnh rằng, những chiều kích của cộng đồng tộc người được thể hiện ở một cái tên chung, huyền thoại về nguồn gốc chung, lịch sử chung, văn hóa đặc trưng chung,

sự gắn bó với một lãnh thổ cụ thể, tinh thần đoàn kết, mà đặc biệt quan trọng là

huyền thoại về nguồn gốc chung (common myth of descent) [Anthony D Smith, 1987] Anthony D Smith với quan điểm tiếp cận dân tộc học biểu tượng (ethno-

symbolist approach) cũng nhấn mạnh vai trò của các huyền thoại và các biểu tượng

trong việc duy trì mối liên hệ nội bộ tộc người trong suốt tiến trình thời gian Ông ghi nhận vai trò quan trọng của các huyền thoại về nguồn gốc trong việc cố kết cộng

Trang 34

đồng tộc người1

Theo ông, huyền thoại về nguồn gốc cùng với ký ức tập thể có vai trò quan trọng trong việc duy trì mối liên hệ gắn kết giữa các thành viên trong một cộng đồng tộc người trong suốt quá trình thời gian [John Hutchinson, 1996, tr 10]

Có thể thấy rằng trong mấy thập niên vừa qua, các nhà nhân học Mỹ và Tây Âu

đã hết sức chú trọng ý niệm về nguồn gốc tộc người trong vấn đề xác định căn cước tộc người Lý thuyết dân tộc học Xô Viết cũng thừa nhận vai trò, ý nghĩa của nguồn gốc tộc người đối với việc hình thành ý thức tộc người, với quan niệm “vấn đề nguồn gốc có thể không tham gia nhiều vào bản sắc tộc người nhưng lại là yếu tố cơ bản hình thành nên ý thức tộc người” [Nguyễn Văn Chính, 2016, tr 139] Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng thể hiện sự ý thức về vai trò của vấn đề nguồn gốc tộc người trong việc xác định căn cước tộc người Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Chính nhận định rằng “các yếu tố như ngôn ngữ và đặc điểm văn hóa có thể dễ dàng tan biến trong quá trình hội nhập kinh tế - xã hội, nhưng cái làm cho người ta nhận ra bản sắc của mình chính là ý thức về nguồn cội, về một lịch sử chung” [Nguyễn Văn Chính, 2016, tr 139]

Ở Việt Nam, trong lịch sử, việc phân loại các tộc người đã được thực hiện bởi các chính quyền phong kiến, các chính thể đại diện ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam từ thời Pháp thuộc cho đến năm 1975 [Frank Proschan, 1997; Patricia Pelley, 1998; Oscar Salemink, 1991; Keith Weller Taylor, 2001; Tổng cục Thống kê, 1979]

Từ khi thống nhất đất nước (1975) cho đến nay, chính quyền nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vai trò chủ đạo trong việc phân loại các tộc người ở Việt Nam Trong thực tiễn, ở Việt Nam, ý niệm về nguồn gốc tộc người cũng đã được các nhà dân tộc học tính đến khi xác lập các tiêu chí để phân loại tộc người Công cuộc phân loại tộc người ở Việt Nam đã được tiến hành từ những năm 1970 bởi các nhà dân tộc học Các tiêu chí được thống nhất để sử dụng trong việc xác định thành phần tộc người ở Việt Nam đó là: 1 Sự cộng đồng về mặt ngôn ngữ, 2 Có các đặc điểm chung về sinh hoạt – văn hóa, 3 Có ý thức tự giác tộc người [Lê Sĩ Giáo, 2012, tr 137] Trong hệ tiêu chí này, yếu tố nguồn gốc tộc người có thể được xem xét như là một phần trong tiêu chí về ý thức tự giác tộc người, tham gia vào việc xác định căn cước tộc người của mỗi cá nhân Ý thức về tổ tiên, gốc gác nhận được sự lưu tâm ở

1 Trong luận án Tiến sĩ Tâm lý học về tính cố kết cộng đồng của người Tày vùng núi phía Bắc Việt Nam, Dương Hải Hưng đã định nghĩa sự cố kết cộng đồng “là sự thống nhất của các mối quan hệ giữa các thành viên nhóm như một chỉnh thể, được tạo thành bởi sự tin tưởng lẫn nhau, sự hấp dẫn xúc cảm lẫn nhau, sự thống nhất các giá trị và mục đích chung của cộng đồng” Kết quả phân tích của tác giả cũng khẳng định yếu

tố nguồn gốc dân tộc có ảnh hưởng lớn tới sự cố kết cộng đồng [Dương Hải Hưng, 2012, tr 24]

Trang 35

các mức độ khác nhau trong quá trình xác định căn cước tộc người của người dân các tộc người thiểu số ở Việt Nam Đơn cử, trong những năm 1970, nhà nghiên cứu Hoàng Hoa Toàn trong bài viết “Mấy suy nghĩ về tiêu chuẩn xác minh thành phần dân tộc ở miền Bắc nước ta” đã cho rằng ý thức về cộng đồng tộc người ở nước ta thường được thể hiện ở các mặt: 1 Một tên gọi quen thuộc, có tính chất tiêu biểu chung, 2 Quan hệ nguồn gốc chung, thủy tổ chung, quê hương chung, 3 Một số đặc trưng văn hóa Bài viết đã cho thấy các nhà dân tộc học Việt Nam đã lưu ý đến vai trò của các huyền thoại về nguồn gốc tộc người trong việc xác định thành phần tộc người1

[Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, 1975, tr.186-187]

Như vậy, nhiều nghiên cứu lý luận trong và ngoài nước đã ghi nhận vai trò quan trọng của huyền thoại về nguồn gốc tộc người trong việc xác định căn cước tộc người của người dân Dựa trên cơ sở lý luận này, ở phần sau của luận án, chúng tôi

sẽ tìm hiểu các tự sự về nguồn gốc và các thực hành văn hóa của các tộc người ở Việt Nam biểu hiện quan niệm về tổ tiên, quê gốc, quá trình di cư của tộc người, Đây được xem là những khía cạnh cụ thể của nguồn gốc, dòng dõi chung mà các thành viên trong cộng đồng tộc người chia sẻ, và là những yếu tố góp phần xác định căn cước tộc người của người dân

Vì căn cước tộc người không được xác định bởi các thuộc tính tĩnh tại, bất biến

mà nó gắn với quá trình nhận đồng (identification process) của mỗi cá nhân Căn cước tộc người (ethnic identity) là “cấp độ cá nhân của sự nhận đồng với hoặc thuộc

về một cộng đồng nào cụ thể” [John Hutchinson, 1996, tr 5] Đó là quá trình một cá nhân nhận mình là thành viên của một tộc người Căn cước tộc người không chỉ

được định hình (formed) mà còn được chuyển hóa (transformed) trong một quá trình

liên tục, trong quan hệ với cách mà con người được đại diện trong các hệ thống văn hóa xung quanh; đó là một quá trình định vị mang tính quan hệ và luôn tiếp diễn chứ không phải là một sản phẩm nhất thành bất biến [Stuart Hall, 1992] Ý thức về nguồn gốc tộc người – một trong những căn cứ để xác định căn cước tộc người, cũng có thể biến đổi, chuyển hóa trong các bối cảnh, các quan hệ cụ thể mà chủ thể của nó tham gia Do đó, trong luận án này, chúng tôi không chỉ tìm hiểu các quan niệm của các tộc người về nguồn gốc thể hiện trong các tự sự dân gian, biểu hiện trong các thực

1 Bài viết này cũng đề cập cụ thể truyền thuyết “Pú Lương Quân” của người Tày Cao Bằng, truyền thuyết

“Bàn Hồ” của người Dao, truyền thuyết “Đẻ đất, đẻ nước” của người Mường) Bài viết cũng bàn về ký ức về quê hương của các tộc người thiên di từ các nước láng giềng vào nước ta, như: “Dân tộc Mèo 1 , Cờ Lao, Bố Y, Thủy,… đều từ Quý Châu sang Dân tộc Lô Lô từ Vân Nam sang, ngày nay mỗi khi có người chết còn tổ chức

lễ tiễn đưa vong linh về quê cha đất tổ”

Trang 36

hành văn hóa mà còn tìm hiểu về các động thái (dynamics) của huyền thoại nguồn

gốc của tộc người ở Việt Nam trong xã hội đương đại, để nhận biết sự chuyển hóa ý thức về nguồn gốc của các tộc người trong các bối cảnh cụ thể

Hiện nay, theo hệ thống phân loại chính thức của nhà nước thì cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam bao gồm 54 tộc người, trong đó người Kinh là tộc người đa số, các tộc người khác là tộc người thiểu số1 Bảng danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam đã được ban hành theo quyết định 121/TCTK ngày 2/3/1979 của Tổng cục Thống kê (xem Phụ lục 1) Một điểm đáng lưu ý là có những tộc người được hợp thành bởi nhiều nhóm địa phương khác nhau Nhà dân tộc học Phan Hữu Dật cho rằng: “văn hóa tộc người không thuần nhất mà thường có sự phân hóa và khác biệt nhất định theo địa phương”, “không có tộc người, văn hóa tộc người chung chung,

mà đó là tổng hòa của những sắc thái chung và riêng của các nhóm địa phương của tộc người”, và “hầu hết các tộc người ở nước ta, kể cả tộc Việt, đều tồn tại các nhóm địa phương”; ông cũng đánh giá một số nhóm địa phương của tộc người có “sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa không nhiều lắm” – như các nhóm địa phương của người Thái – Thái Trắng, Thái Đen, Thái Mộc Châu, Thái Thanh Nghệ, và cũng có một số nhóm địa phương của tộc người có “sự khác biệt ngôn ngữ và văn hóa lớn hơn nhiều”, như với các nhóm địa phương của người Hmông (Hmông trắng, Hmông đen, Hmông hoa,…), người Dao (Dao tiền, Dao quần trắng,…) [Phan Hữu Dật,

2016, tr 68-69] Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi căn cứ theo các tài liệu chính thức, hiện hành của nhà nước và các tài liệu dân tộc học đã được xuất bản để xác định một nhóm địa phương thuộc về tộc người nào, từ đó, các tự sự dân gian, các thực hành văn hóa của nhóm địa phương đó được xếp tộc người tương ứng Chẳng hạn, tác phẩm của người Nguồn được xếp vào phần của người Kinh2, tương tự với người Dao quần chẹt (tộc người Dao), người Cơ Lao đỏ (tộc người Cơ Lao), người Chăm H’roi (tộc người Chăm), người Pa Cô (tộc người Tà Ôi), người Ca Dong (tộc người Xơ Đăng), người Nùng Dín (tộc người Nùng), người Cao Lan (tộc người Sán

1 Trong cộng đồng quốc gia đa tộc người, có cộng đồng tộc người đa số và cộng đồng tộc người thiểu số Theo

Thomas Hylland Eriksen, khái niệm “các tộc người thiểu số” (ethnic minorities) chỉ bắt đầu xuất hiện cùng với

sự hình thành của các nhà nước hiện đại (modern nation state) “Thiểu số” chỉ có nghĩa trong bối cảnh một nhà

nước, trong quan hệ với tộc người đa số Có những tộc người là thiểu số ở Việt Nam nhưng lại là tộc người đa

số ở quốc gia khác (chẳng hạn như người Thái là tộc người thiểu số ở Việt Nam nhưng lại là tộc người đa số ở Thái Lan) Đặc biệt, có nhiều tộc người không chỉ hiện diện ở Việt Nam mà còn có mặt ở nhiều quốc gia khác, các tộc người xuyên biên giới, mà theo Jean Michaud, khái niệm dân tộc thiểu số khó có thể áp dụng một cách hoàn hảo với một số tộc người xuyên biên giới ở Việt Nam [Jean Michaud, 2006]

2 Thông tin người Nguồn là nhóm địa phương của người Kinh có trong tài liệu của Phan Hữu Dật [2016, tr 69] Thông tin về các nhóm địa phương khác của các tộc người được đối chiếu theo Danh mục thành phần dân tộc Việt Nam (được trích lại ở Phụ lục 1)

Trang 37

Chay), người Thủy, người Thu Lao (tộc người Tày), người Mày (tộc người Chứt), người Đan Lai (tộc người Thổ), các nhóm địa phương của người Hmông (tộc người Hmông), các nhóm địa phương của người Thái (tộc người Thái),… Trong các tài liệu

mà chúng tôi tiếp cận, tên của các tộc người tồn tại dưới nhiều danh xưng và cách viết khác nhau Chúng tôi căn cứ vào các tài liệu đã được công bố của nhà nước và các công trình nghiên cứu dân tộc học đã được xuất bản chính thức để quy các tên gọi này về một cách viết thống nhất Ví dụ, các tên Hmông, Hmông, Mèo,… đều được quy về một cách viết là Hmông, các tên Mnông, Mơ Nông,… được quy về thành Mnông, các tên Raglai, Rốc Lai,… được quy thành Ra Glai1,

Các tộc người ở Việt Nam được phân theo các ngữ hệ, các nhóm ngôn ngữ khác nhau Trong phần nghiên cứu lý luận về huyền thoại, chúng tôi đã chỉ ra mối liên hệ giữa huyền thoại và ngôn ngữ Một số nhà nghiên cứu thậm chí còn tiếp cận huyền thoại như là ngôn ngữ Do đó, có thể đặt ra giả thiết rằng những tộc người thuộc cùng một nhóm ngôn ngữ thì huyền thoại của họ có thể có những điểm tương đồng Trong luận án này, chúng tôi phân loại các tộc người ở Việt Nam theo tám nhóm ngôn ngữ: Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường; Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me; Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, Nhóm ngôn ngữ Ka Đai; Nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao; Nhóm ngôn ngữ Mã Lai – Đa Đảo; Nhóm ngôn ngữ Hán ; Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến dựa theo tài liệu của Bùi Xuân Đính [Bùi Xuân Đính, 2012, tr 42]

1.1.2.2 Về cộng đồng quốc gia – dân tộc Việt Nam

Tương tự như với thuật ngữ "tộc người", thuật ngữ quốc gia (nation) cũng có

nhiều cách hiểu khác nhau Có một số nhà nghiên cứu xem quốc gia như là thực thể được giới hạn bởi lãnh thổ cụ thể, với các cá nhân có chung thể chế chính trị, văn hóa Một số nhà nghiên cứu lại xem quốc gia như những cấu trúc mang tính tưởng tượng Đặng Nghiêm Vạn cho rằng “cấu thành của các quốc gia là sự hợp nhất của những nhóm người có nguồn gốc khác nhau, được định hình trên một lãnh thổ nhất định” [Đặng Nghiêm Vạn, 2001, tr 18] Nhấn mạnh quốc gia như một cộng đồng của những cư dân có chung lãnh thổ, chia sẻ một hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, nhà nghiên cứu Vương Xuân Tình cho rằng cộng đồng quốc gia – dân tộc là “siêu

1 Trong Việt Nam văn học toàn thư, tập 1, Hoàng Trọng Miên có tuyển chọn một số truyện của người Rốc Lai

[Hoàng Trọng Miên, 1959] Sau này, có tài liệu xuất bản đưa các truyện của người Rốc Lai vào phần của tộc người Gia Rai Tuy nhiên, theo bản đồ có trong tài liệu Khảo cứu về tên người Thượng tại Việt Nam [E H Adkins, 1962, tr 17], người Roglai (với âm đọc tương tự như Rốc Lai - TGLA) cư trú chủ yếu ở khu vực Khánh Hòa (gần với khu vực cư trú truyền thống của người Ra Glai), trong khi người Jerai (tức Gia Rai) lại sinh sống chủ yếu ở khu vực Pleiku (khá xa so với khu vực sinh sống của người Ra Glai) Như vậy, chúng tôi cho rằng tên gọi Rốc Lai ứng với tên gọi của tộc người Ra Glai hiện nay

Trang 38

cộng đồng dân cư, được hình thành và phát triển trên cơ sở nhiều nhóm cư dân có chung lãnh thổ; thống nhất về hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội; sử dụng chung một ngôn ngữ1; chia sẻ những giá trị chung về văn hóa và được sự quản trị của một nhà nước” [Vương Xuân Tình, 2016c, tr 3] Ông nhận định đó “là một cộng đồng kiến tạo, hay rõ hơn, cộng đồng chính trị - xã hội –văn hóa”, “có sự tác động mạnh mẽ của chính trị, tức sự quản trị của nhà nước”[tlđd, tr 3] Các văn bản của nhà nước Việt Nam cũng xem xét quốc gia như một cộng đồng chính trị - xã hội – văn hóa của những người có chung lãnh thổ, mà rõ ràng nhất, như Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam” (Điều 5, khoản 1) Có thể thấy rằng, quan niệm chủ đạo của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đó là quốc gia là cộng đồng của các cư dân, các tộc người sinh sống trên một lãnh thổ cụ thể, có chung sự quản trị của nhà nước

Nếu như theo quan niệm của các nhà nghiên cứu Việt Nam, cộng đồng quốc gia – dân tộc là một cấu trúc định hình với vai trò kiến tạo của nhà nước theo chiều từ

trên xuống (top down process) thì một số học giả nước ngoài khi bàn về cộng đồng quốc gia – dân tộc lại chú trọng đến sự nhận thức, nhận đồng (identification process) của các cá nhân đối với quốc gia theo chiều từ dưới lên (bottom up process) Theo Benedict Anderson, quốc gia (nation) “là một cộng đồng chính trị mang tính tưởng

tượng”, bởi “các thành viên của quốc gia dù nhỏ nhất cũng không hề biết hầu hết các thành viên khác, gặp gỡ hay nghe về những người kia, nhưng trong tâm thức của mỗi người vẫn có sự hình dung về việc mình thuộc chung một cộng đồng” [Benedict Anderson, 2006, tr 5-6] Cùng chung tư tưởng với Benedict Anderson, nhà nghiên cứu Anthony P Cohen cho rằng cộng đồng được xem như là một cấu trúc mang tính

tinh thần/ tưởng tượng (community as a mental construct) Ông khẳng định cộng đồng là một cấu trúc mang tính biểu tượng (symbolic construct) hơn là một cấu trúc mang tính kết cấu (structural construct) Ông cho rằng cộng đồng tồn tại trong tâm

trí của các thành viên của nó; nét khác biệt, ranh giới của các cộng đồng nằm trong tâm trí, trong những ý nghĩa mà người ta gắn cho nó [Anthony P Cohen, 1993]

Anthony D Smith nhận định quốc gia (nation) là “một nhóm người có lãnh thổ hoặc

quê quán có tính lịch sử và có chung những huyền thoại và ký ức, một nền văn hóa

1 Thực tế, một số cộng đồng quốc gia – dân tộc có nhiều hơn một ngôn ngữ chính thức, chẳng hạn như Canada

có hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp và tiếng Anh, Thụy Sĩ có ba ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Italia

Trang 39

đại chúng; một nền kinh tế, và những quyền cũng như nhiệm vụ chung cho tất cả các thành viên” [Anthony D Smith, 2000, tr 110] Chia sẻ với quan điểm của Benedict Anderson và Anthnoy P Cohen, Anthony D Smith cũng cho rằng “quốc gia là một cộng đồng tồn tại dựa vào ý tưởng, sự hình dung rằng người ta cùng thuộc về một lãnh thổ cụ thể, dù thực sự có đúng là thế hay không” Ông cho rằng đó là “một cộng đồng được lãnh thổ hóa, một cộng đồng của huyền thoại, ký ức, và biểu tượng”; “các thành viên của quốc gia đó chia sẻ - ở mức độ nhiều hay ít - những huyền thoại, những ký ức, những biểu tượng, những truyền thống khác với những điều này ở các quốc gia khác”[Alex Stark, 2013] Nhấn mạnh về vai trò của các huyền thoại về nguồn gốc trong việc cố kết cộng đồng quốc gia, Anthony D Smith nói rằng: “Mối quan hệ giữa quá khứ, nhất là quá khứ tộc người [“ethnic past”] với quốc gia hiện tại

là hết sức quan trọng” [sđd, tr.110] Ông khẳng định huyền thoại về nguồn gốc tộc

người có vai trò quan trọng tạo nên mối liên hệ giữa các tộc người trong một quốc gia Quốc gia không chỉ được định nghĩa bằng huyền thoại và ký ức, nhưng những điều này (huyền thoại và ký ức) lại tạo nên những điều kiện thiết yếu của một quốc gia: không thể có căn cước nếu như không có ký ức, không có mục tiêu tập thể nếu như không có huyền thoại, và căn cước, mục tiêu hay định mệnh là những thành tố quan trọng trong sự định nghĩa một quốc gia [Anthony D Smith, 1987, tr 2]

Huyền thoại về nguồn gốc, các câu chuyện lí giải nguồn gốc của các tộc người

có vai trò quan trọng trong sự định hình khối cộng đồng quốc gia – dân tộc Đáng chú ý, các huyền thoại này không phải chỉ là các di sản của quá khứ, mà luôn được tái tạo trong đời sống đương đại Theo Anthnoy P Cohen, mặc dù sự củng cố cộng đồng là do các nhu cầu cấp thiết của đời sống đương đại, nhưng sự diễn tả mang tính biểu tượng về cộng đồng lại luôn liên hệ với quá khứ, truyền thống Quá khứ được

xem như là một nguồn tài nguyên (resource) mà người ta kiến tạo một cách có chọn

lọc cho hài hòa với hiện tại [Anthony P Cohen, 1993] Các huyền thoại nguồn gốc

về tộc người, huyền thoại nguồn gốc của quốc gia cũng luôn được tái tạo trong hình

thức các “truyền thống được sáng chế” (invented tradition) – một khái niệm được đề

xuất bởi Eric Hobsbawm:

“Truyền thống được sáng tạo là một tập hợp những thực hành, thông thường được chi phối bởi những quy định đã được chấp nhận và một tập hợp nghi lễ hay biểu tượng mà những tập hợp này có một số giá trị và quy tắc ứng xử, một cách tự nhiên những tập hợp này là sự tiếp nối quá khứ lịch sử một cách phù hợp… Dù sao, những truyền thống được sáng tạo có những tham chiếu tới quá khứ lịch sử, nhưng

Trang 40

đôi khi sự tiếp nối truyền thống lại mang tính hư cấu Một cách ngắn gọn, truyền thống được sáng tạo thích ứng với những tình huống mới mang dáng dấp của những truyền thống lâu đời, hay tái tạo lại quá khứ của những truyền thống lâu đời bằng cách lặp đi lặp lại mang tính bắt buộc giả tạo”

[Nguyễn Thị Hiền, 2013, tr 876] Eric Hobsbawn nhận định đầu thế kỷ XIX có sự bùng nổ của những truyền thống được sáng chế về quốc gia: xây dựng tượng đài, các cuộc thi thể thao, các lễ hội quốc gia và những thứ tương tự Đó là những sự sáng chế mang tính chính trị xã

hội, được các kiến trúc sư văn hóa (cultural engineer) tạo ra Những kiến trúc sư này

tạo ra những biểu tượng, những huyền thoại, những nghi lễ, và những câu chuyện lịch sử chủ yếu nhằm đáp ứng thị hiếu của quần chúng [Anthony D Smith, 2000, tr 96] Không chỉ có những biểu tượng mới được tạo ra, như quốc kỳ, quốc ca, mà cả

sự nối tiếp lịch sử (historical continuity) cũng được chế tạo [Eric Hobsbawm, 1983,

tr 7] Các truyền thống được chế tạo này tồn tại và thu hút với quần chúng bởi chúng liên hệ chặt chẽ với những truyền thống đã được thừa nhận, thêm nữa, lại có thêm sức mạnh của huyền thoại, sự sinh động của các biểu tượng,… Huyền thoại nói chung và huyền thoại về nguồn gốc nói riêng cũng thuộc về kho tàng truyền thống của các quốc gia, và theo như Eric Hosbawm, các huyền thoại cũng được chế tạo, làm mới theo nhu cầu của công chúng đương đại, với vai trò của những “kiến trúc sư văn hóa” Trong luận án này, chúng tôi sẽ vận dụng lý thuyết về sự chế tạo truyền thống để tìm hiểu sự biến chuyển, những động thái của huyền thoại về nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam trong xã hội đương đại

Như vậy, các nghiên cứu nhân học mà chúng tôi trình bày ở trên khi định nghĩa

về cộng đồng quốc gia - dân tộc đã nhấn mạnh vai trò của huyền thoại nguồn gốc đối với ý thức về quốc gia Điều quan trọng khi nhìn nhận về cộng đồng quốc gia - dân tộc đó là nó tồn tại trong ý nghĩ, sự hình dung của những thành viên về việc mình cùng thuộc về một lãnh thổ, cùng thuộc về một cộng đồng, cùng chung ký ức lịch sử Cộng đồng quốc gia – dân tộc được củng cố bởi các huyền thoại, trong khi các huyền thoại luôn biến đổi cùng với những truyền thống được sáng chế về quốc gia trong thời đương đại

Tiếp cận các huyền thoại về nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam với lý thuyết của ngành nhân học văn hóa, chúng tôi quan niệm rằng huyền thoại nguồn gốc

có vai trò quan trọng trong việc xác lập ý thức tự giác tộc người, ý thức về quốc gia của mỗi cá nhân Huyền thoại nguồn gốc không chỉ tạo nên những động lực hành

Ngày đăng: 21/09/2020, 20:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w