Về lịch sử vấn đề, nghiên cứu về các tác phẩm văn học thuộc thời đại thứnhất của văn học Việt Nam trong CTGDPT ở bộ môn Ngữ văn, tác giả Hoàng ThịHường với khóa luận tốt nghiệp “Khảo sát
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHAO SÁT THỜI ĐẠI THỨ NHAT CUA VĂN HỌC
VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN
PHO THONG TỪ 1985 DEN NAY
Chuyên ngành: Van học Việt Nam
Mã số: 8229030.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS Trần Ngọc Vương
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đỗ Thúy Hằng, học viên cao học khóa QH - 2021 - X , Khoa Văn hoc,
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu cá nhân dưới sựhướng dẫn khoa học của GS.TS Trần Ngọc Vương, là giảng viên khoa Văn học,Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn là sựtrung thực, không sao chép ở bất cứ công trình nào khác Vì vậy, tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm trước cam kết cá nhân
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Học viên cao học
Đỗ Thúy Hằng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành luận văn này, tôi xin bay tỏ lòng kính trong và lời cảm ơn sâusắc tới GS.TS Trần Ngọc Vuong , người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, tập thé giảng viên,cán bộ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ, góp ý, tư vấn vàtạo điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu và học tập tại trường
Tôi xin tri ân sự động viên, khích lệ và ủng hộ của gia đình, người thân, ban
bè và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, giúp tôi yên tâm và có thêm động lực déhoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Học viên cao học
Đỗ Thúy Hằng
Trang 51 Lido 9o: 08 1a 4
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu ¿- ¿+ ©+++++£++2E++Ex++Ex++zxtzxeerxrerxrrrrees 6
3 Mục đích, nhiệm vụ nghién CỨU - 56 5+1 E1 E1 E9 1E kg nh rưp 10
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -¿ ¿ + ++2++2zx+zx++zx+zrxezrxerseee 11
5 Phương pháp nghién CỨU - 5c 1S 1E 9v 1 1 HH ng gưệp 12
6 Bố cục bài nghiên cứu - + + +++++EE+EE+EEEEE2EEEE1E71211211217121 tre 12Chương 1 SO SÁNH ĐÓI CHIẾU CHƯƠNG TRÌNH THỜI ĐẠI
THỨ NHAT CUA VĂN HỌC VIET NAM BAC PHO THÔNG 13
1.1 So sánh, đối chiếu chương trình thời đại thứ nhất của văn học Việt Nam
bậc trung NOC CƠ SỞ 5 SH HH HH vn 13
1.1.1 Khảo sát thời đại thứ nhất của văn học Việt Nam trong chương trình
GDPT 2018 với chương trình SGK 2006 bậc trung NOC CƠ SỞ -<<<5 13
1.1.2 Những điển mới trong thời đại thứ nhất của văn học Việt Nam trongchương trình GDPT 2018 bậc trung NOC CƠ SỞ ĂẶSĂĂSSSSSSsiseikrressersere 20
1.2 So sánh, đối chiếu chương trình thời đại thứ nhất của văn học Việt Nam
bậc trung học phổ thông ¿2 2 £ £+S£+E£EE£EE#EEEEEEEEEEEEEEEEEE2E712111 222 xe, 22
1.2.1 Khảo sát thời đại thứ nhất của văn học Việt Nam trong chương trình
GDPT 2018 với chương trình SGK 2006 bậc trung học phổ thông - -. 22
1.2.2 Những điểm mới trong thời đại thứ nhất của văn học Việt Nam trongchương trình GDPT 2018 bậc trung học phổ thông -+©2©-sc++ccczce+csze: 26
Tiểu kết chương I sessesseessessessssssessesssessessessssssesvesssssssssessesssssessscsscsasssessscsscsacsssessesseess 28
Trang 6Chương 2 ĐÁNH GIÁ CHUONG TRÌNH THỜI ĐẠI THỨ NHAT
CUA VĂN HỌC VIỆT NAM Ở BAC PHO THONG . . -« <¿ 29
2.1 Những điểm đã làm được ¿- 2 + +x+EE+EE2EEEEE2E12E7171712111 1.1.1 xe 29
2.1.1 Thực hiện mục tiêu chương trình giáo AUC «-«-«cs<<<ccsexss 29
2.1.2 Nội dung Chương ITÌHH, «ch HH Hệp 312.1.3 Phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện trong nhà trường 352.2 Những điểm tôn tại - ¿52525222 SE EEEEEE121121121121121111111 111.11 44
2.2.1 Thực hiện mục tiêu chương trình giáo AU ««-«ccc<scxssessses 44 2.2.2 Nội dung Chương ẨrÌHÌH kg TH HH nhiệt 462.2.3 Phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện trong nhà trường 48Tid ket CHWONG 2 cecessecsessessssessessessessessesvessessesssssssssssssessessessesscsessssssssssscsscssesssssesseass SIChương 3 NHUNG KIÊN NGHỊ DOI VỚI CHUONG TRÌNH TRUNG HOC
PHAN THỜI DAI THU NHAT CUA VĂN HỌC VIET NAM 523.1 Về nội dung chương trimh ¿- 2 2 5£ +ESE+EE+EE+EE£EE2EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrerrerree 523.2 Phương pháp, cách thức tô chức thực hiện trong nhà trường 59
Tiểu kết chương 3 vessecsvessessessvessessesssessessessssssessesssssssssesscssessssscsscsaesassescsscsacsssesscsscess 728000.900257 73TÀI LIEU THAM KHẢO 2< 5£ <2 se se ss£EseExseEssersserserssersee 76
PHAN PHU LUC CÁC BANG BIEU THONG KE
Trang 7DANH MỤC VIET TAT
Chữ viết tắt Nội dung
CTGDPT Chương trình giáo dục phổ thông
GDPT Giáo dục phô thông
Trang 8MO DAU
1 Li do chon dé tai
Thời dai thứ nhất của Van học Việt Nam là khái niệm định khung toàn bộ
Văn học Việt Nam Khi tiến hành việc phân kì, một số nhà nghiên cứu hiện thời đã
dé nghị chia toàn bộ lich sử văn học Việt Nam thành hai thời đại văn học lớn, laymốc phân giới là những năm bản lề của hai thé ki XIX - XX Với cách phân kì nhưthế, toàn bộ lịch sử văn học viết Việt Nam từ lúc ra đời cho đến thế kỉ XIX thuộcthời đại thứ nhất, mang những đặc điểm nội tại của một quá trình vận động và pháttriển, phân biệt về nguyên tắc những tiêu chí hệ hình với sự tồn tại và vận động,phát triển của văn học viết Việt Nam từ đầu thế kỉ XX cho tới nay - thời đại thứ haicủa lịch sử văn học viết Việt Nam, thuộc hệ hình thứ hai trong lịch sử văn học dântộc [74, tr 12] Vậy cai gi dé phân biệt hai thời đại của văn học Việt Nam? Đó chính
là ngôn ngữ Thời đại thứ nhất - văn học trung đại là thời đại văn học chữ HánNom Con thời đại văn hoc thứ hai là thời dai văn học chữ quốc ngữ
Có thể thấy, trong tiến trình lịch sử của văn học dân tộc, thời đại thứ nhất củaVăn học Việt Nam - Văn học trung đại có một vị trí đặc biệt quan trọng Suốt hàngnghìn năm phát triển, văn học thời đại thứ nhất đã phản ánh mọi mặt về đất nước vàcon người Việt Nam Một nền văn học được ra đời từ chính quá trình đấu tranh
dựng nước, gitr nước vi đại của dân tộc, với cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân
văn thé sự sâu sắc Thông qua đó, mỗi thế hệ học sinh có thé hiểu được đời sống,
nét đẹp trong tính cách và con người Việt Nam qua mỗi thời kì lịch sử, vun đắp
niềm tự hào về truyền thống của cha ông Chính từ thời đại thứ nhất của văn họcViệt Nam, những truyền thống lớn trong văn học dân tộc đã hình thành, phát triển
và ảnh hưởng rất rõ đến sự vận động của văn học hiện đại
Trong tổng thé của chương trình GDPT, môn Văn luôn giữ một vai trò quantrọng, là then chốt của nền giáo dục Ngày 26 tháng 12 năm 2018, quan điểm xâydựng chương trình GDPT môn Ngữ văn được ban hành, đồng thời Thông tư số32/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nêu rõ: “Chươngtrình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu
điêm của các chương trình môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành”.
Trang 9Và theo chương trình GDPT mới, môn Ngữ văn chỉ còn 6 tác phẩm bắt buộc gồm:Nam quốc sơn hà ( Bài thơ Thần), Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiểu,Van tế nghĩa sĩ Can Giuộc và Tuyên ngôn độc lập Như thé, đã có 5 trong 6 tácphẩm bắt buộc thuộc thời đại thứ nhất của văn học Việt Nam.
Trên phương diện lịch sử, những văn bản thuộc giai đoạn văn học này được
lựa chọn đưa vào day học trong chương trình phổ thông ra đời cách đây hơn trăm
năm, có văn bản ra đời cách đây cả ngàn năm như Nam quốc sơn hà Van đề dạy
-học phần Văn -học thuộc thời đại thứ nhất của Văn -học Việt Nam trong nhà
trường, từ lâu đã là một thách thức lớn đối với giáo viên và học sinh nhất là trong
xã hội hiện đại Việc giảng dạy tác phẩm Văn học thuộc thời đại thứ nhất của Vănhọc Việt Nam trong nhà trường có một vị trí quan trọng trong việc hình thành
nhân cách của tuôi trẻ, với những ưu thế nhất định trong việc điều chỉnh hành vi
đạo đức của con người.
Trong giáo dục tại trường phô thông, chương trình là “một vấn đề cực kìquan trọng, trực tiếp liên quan đến nhiều vấn đề trọng yếu khác về nội dung, mụcđích, phương pháp và đối tượng giáo dục” Đối với môn Ngữ văn, chúng tôi chọn
thời đại thứ nhất của văn học Việt Nam dé nghiên cứu bởi theo giáo sư Trần Dinh
Sử: “ Đây là giai đoạn hình thành và phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam, là giaiđoạn hình thành các truyền thống lớn về tư tưởng và nghệ thuật” Văn học giai đoạnnày là tinh hoa, cốt cách của dân tộc Việt Nam Đó là sự kết tinh tư duy, trí tuệ củacha ông, là điểm lưu giữ tâm hồn tô tiên người Việt, là nơi hội tụ linh hồn bản sắcvăn hóa cội nguồn Nhưng thực tế, van đề còn nhiều băn khoăn, trăn trở chính làchất lượng dạy học văn học thời kì này Nguyên nhân chính có thê thấy là do việc
tiếp nhận tác phẩm văn học thời đại thứ nhất của văn học Việt Nam của người hiện
đại đã xảy ra một sự lệch pha lớn giữa tác phẩm và sự mong đợi của độc giả Hơnnữa, trong các kì thi, hau như không có sự xuất hiện của các tác phẩm thuộc mang
văn học này và cũng ít được giáo viên, học sinh quan tâm.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Khảo sát thời đại thứ nhất
của văn học Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn phô thông từ 1985 đến nay”
đê khái quát, nhận xét, nhìn nhận lại toàn bộ việc lựa chọn nội dung, sắp xêp câu
Trang 10trúc chương trình, các văn bản văn học thời đại thứ nhất của văn học Việt Namtrong CTGDPT từ1985 đến nay.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra những kiến nghị, đề xuất để việc giảng dạy
văn học trung đại Việt Nam trong trường phổ thông đạt hiệu qua hon Đồng thời,đây cũng là cơ hội giúp bản thân chúng tôi tự nâng cao kiến thức về thời đại thứnhất của văn học Việt Nam, có cái nhìn sâu sắc hơn về CTGDPT 2018, nhất làmảng Văn học trung đại Bên cạnh đó, là giáo viên trực tiếp giảng dạy, chúng tôinghiên cứu đề tài này vừa là dé rút kinh nghiệm cho bản thân, vừa là tham gia đóng
góp ý kiến cho các nhà biên soạn SGK Thiết nghĩ, luận văn vì thế có tính thực tiễn,
cần thiết cho việc thực hiện chương trình GDPT 2018
2 Lịch sử van đề nghiên cứu
Về chương trình SGK, từ khi giành được độc lập đến nay, giáo dục phốthông Việt Nam đã trải qua những dot thay đổi, chỉnh lý sách giáo khoa Có thé kế
đến các đợt cải cách năm 1956, 1976, 1981-1988, từ 2006 đến 2008 gần đây nhất
là đổi mới chương trình giáo dục pho thông 2018, được thực hiện từ năm học2020-2021 (lớp 1), 2021-2022 (lớp 2,6), dự kiến 2022-2023 (lớp 3,7,10)
Về thực tiễn, thực tế ghi nhận đợt đôi mới sách giáo khoa pho thông (Từ
2006- 2008) diễn ra khá toàn diện trong phạm vi cả nước, Nhà nước và Bộ giáo
dục đã phát huy tính dân chủ của mọi tầng lớp nhân dân, của giáo viên và học
sinh Đến nay, chương trình giáo dục phô thông mới 2018 đã đi vào thời kì thựchiện ở cấp Tiểu học và THCS Hầu hết giáo viên các cấp học đều được tập huấn,hướng dẫn giảng dạy chương trình này Có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau vềchương trình GDPT mới được đăng tải ở trên các báo: Văn học tuổi trẻ, điện tử,
Văn nghệ Đặc biệt, ngày 22-3-2018, Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học-Nghệ
thuật Trung ương đã tô chức Tọa đàm khoa học “Góp ý chương trình giáo dục phổthông môn Ngữ văn” dưới sự chủ trì của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ đã thu nhận rấtnhiều ý kiến xoay quanh các van đề sau: Về việc lựa chọn các tác pham bắt buộctrong chương trình: PGS.TS Phạm Xuân Thạch, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn Hà Nội, thành viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
Trung ương cho hay, sau khi được công bố trên các phương tiện truyền thông dai
Trang 11chúng, chương trình GDPT môn Ngữ văn đã nhận được nhiếu ý kiến đóng góp tậptrung vào việc lựa chọn các tác phẩm vào hệ thống ngữ liệu của chương trình phôthông, đặc biệt là 6 tác phâm bắt buộc.
Về mặt nội dung chương trình, nhiều vấn đề mang tính cốt lõi của chươngtrình GDPT 2018 môn Ngữ văn cần được thảo luận, trao đổi GS Đinh XuânDũng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuậtTrung ương cũng cho rằng: “Cả một nền văn học hơn 10 thé kỷ (chưa kế đến vănhọc dân gian Việt Nam) mà chỉ có 6 tác phẩm bắt buộc là điều khó chấp nhận”,
“những tác pham này chủ yếu tập trung vào hai giá trị cốt lõi là yêu nước và nhân
đạo là phù hợp nhưng lại đơn điệu về thé loại và có phan bất cân xứng giữa cácgiai đoạn văn học” [27] GS Hà Minh Đức nêu ý kiến: “Ban soạn thảo nên cânnhắc bé sung thêm số lượng tác phẩm bắt buộc, đặc biệt là giai đoạn hiện đại décân đối hon về thể loại, các giai đoạn văn học cũng như giá tri tư tưởng của tácphẩm” [27] Không phủ nhận điều này, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống trình bày: “Đúng
là 6 tác phâm này nghiêng về chủ đề, cảm hứng yêu nước và nhân đạo, chưa đa
dạng về thể loại Ngoài 6 tác phẩm có vị trí rất đặc biệt này, với trên 2.500 giờNgữ văn từ lớp 1 đến lớp 12, SGK còn phải dạy hàng trăm tác phẩm, trích đoạntác phẩm nữa với nhiều chủ đề, nhiều thể loại khác nhau, tạo thành hệ thống tri
thức văn học hoàn chỉnh”[63] Hơn nữa, ông cho rằng “tốt nghiệp trung học phổ
thông, học sinh phải biết một số tác phâm tiêu biểu của dân tộc nhưng van cònnhiều thời lượng trong chương trình để giáo viên và học sinh có thé chọn nhữngtác phâm đương đại phù hợp với sở thích, tâm lý lứa tuổi của các em”[38] Về cáctác phẩm văn học thuộc thời đại thứ nhất của Văn học Việt Nam trong chương trìnhNgữ văn mới, Phan Thế Hoài, giáo viên trực tiếp đứng lớp bày tỏ suy nghĩ “Ngoạitrừ văn bản Tuyên ngôn độc lập thì 5 tác phẩm còn lại thuộc thời kỳ trung đại.Trong quá trình dạy học, chúng tôi nhận thấy người dạy không mấy hứng thú vàngười học thì thờ ơ, học chiếu lệ vì những tác phẩm này rất khó cảm nhận (quánhiều điển tích, điển có, lại viết bang chữ Hán, chữ Nôm )” [20] Ở một góc nhìnkhác, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, chủ biên môn Ngữ văn đã có cuộc trao đổi vớiphóng viên và đã khang định đó là “những tác phẩm không thé thay thế” Bởi, các
Trang 12tác phẩm này “có vị trí và tầm quan trọng bậc nhất về tư tưởng yêu nước, tự hào dântộc và giá trị nhân văn; có vi trí và ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tỉnh thần của dân
tộc; có giá trị và tác động lâu bền đối với nhiều thế hệ” Đó cũng là những áng văn
tiêu biéu cho hình thức các thé loại “văn, sử, triết bat phân”, mang nhiều giá trị đặcsắc của lịch sử văn học dan tộc; tư tưởng của các tác phẩm này vẫn có ảnh hưởngsâu sac và hiện vẫn truyền được cảm hứng cho giới trẻ Đó có thé coi là một trongnhững yêu cầu bắt buộc về một số tác pham mà học sinh phô thông cần phải biết
Về tính mở của chương trình, PGS.TS Pham Quang Long băn khoăn: “Đành
rằng, quy định theo hướng mở sẽ tăng quyền chủ động cho người dạy và người học
Tuy nhiên, nếu mở quá cũng sẽ tiềm ẩn những nhân tổ khó kiểm soát, gây khó khăntrong việc đánh giá, thi cử” [27] Đồng quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Bá Thành,
ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: “Nếu chỉ chọn 6 tác phâm là bắt buộc học, còn lại là
tự chọn thì sẽ tạo nguy cơ loạn về sách giáo khoa Mỗi trường, mỗi địa phương sẽ
lựa chọn và biên soạn theo cách của mình Các kỳ thi quốc gia về môn Ngữ văn sẽkhó đạt được sự thống nhất về định hướng đề thi” [27] Về kiểm tra, đánh giá,
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống khăng định: “đề thi môn Văn sẽ không kiểm tra những tácphẩm đọc được trên lớp mà phải là một văn bản tương tự”[S9]
Về những khó khăn, bất cập, có nhiều bài viết, nhận xét, đánh giá từ nhà
nghiên cứu, giáo viên, người sẽ trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn mới đề
cập khi thực hiện chương trình Ngữ văn mới Chang hạn như bài viết Chương trình
Ngữ văn mới sẽ khó và nặng kiến thức hơn rất nhiều, Nguyễn Nguyên đã nhận định
“môn Ngữ văn tới đây đòi hỏi giáo viên, học sinh phải đầu tư thêm rất nhiều bởikiến thức không được giảm tải mà những nội dung mới, khó thì nhiều hơn chươngtrình hiện hành”[39] Cụ thể: những tác phẩm của chương trình Ngữ văn trung học
phô thông hiện hành được đưa xuống cấp trung học cơ sở, đưa thêm một số bài thơ
Đường luật, một số vở kịch nước ngoài cho chương trình lớp 8 va lớp 9 Ngoài việcđưa một số tác phẩm văn học nặng hơn chương trình hiện hành thì yêu cầu học sinh
về các kĩ năng viết cũng cao hơn trước Cấp trung học phổ thông cũng đưa vào
nhiều đơn vị kiến thức cao hơn hiện hành Và người viết kết luận “Vậy là, trong
tương lai, học sinh chi cần học một mình môn Văn hết cấp phô thông cũng có thé
Trang 13thành những “nhà thơ”, “nhà báo” ” [39] Bên cạnh đó, một số tác giả khác cócách nhìn nhận ở cả hai phương diện: ưu điểm và hạn chế Tác giả Tiêu Nhi trong
bài viết Liệu chương trình ngữ văn mới có “vừa thừa vừa thiếu”? đã nhận định
“chương trình xây dựng xuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần có của ngườihọc, xây dựng theo định hướng mở, linh hoạt, nhằm hình thành va phát triển cáchtiếp nhận văn bản, phương pháp đọc cho người học”[40] Đồng thời khăng định ưuđiểm của chương trình ở mang Văn học trung dai: “Năm tác phẩm trung đại (Bàithơ Than, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiểu, Văn tế nghĩa sĩ Can
Giuộc), giá tri về mặt nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của nó mang lại quá tuyệt vời”
[40] Cũng trong bài viết, tác giả có trích dẫn nhận định của TS Văn học Trịnh ThuTuyết: “Quan sát 6 tác phâm bắt buộc trong dự thảo chương trình ngữ văn mới, cóthể thấy nội dung, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, đặc trưng thể loại chưa thật cânđối” Bởi vì, trong 6 tác phẩm bắt buộc trong chương trình GDPT đã có đến 5 tác
phẩm thuộc dòng văn học trung đại, còn lại một tác phẩm thuộc văn học hiện đại(Tuyên ngôn độc lập) Các tác phẩm khác (ngoài 6 tác phẩm trọng tâm trên) sẽ để
trong phụ lục: Như thế sẽ nâng cao tính linh hoạt ở mỗi trường giảng dạy, tạo thuậnlợi cho những học sinh có thiên hướng KHXH&NV, nhưng vô tinh lại thiếu tínhthống nhất trong người day và người học vì từng điều kiện cụ thé sẽ có trường chọn
dạy bài này mà không dạy bài kia và ngược lại Ngoài ra, bài viết cũng nêu rõ hạn
chế của chương trình GDPT mới: “thiếu văn học dân gian - dòng văn học khởi đầu,
vô cùng quan trọng Văn học hiện đại lại tiếp tục thiếu những tác phẩm trong thời kì
xây dựng chế độ xã hội mới, với những con người mới, tư tưởng mới mà đã ănsâu vào bao thế hệ người dân Việt Nam ta”[40] Về những khó khăn trong việc dạy
các tác phẩm thuộc thời đại thứ nhất của văn học Việt Nam, GS Nguyễn Thanh
Hùng trong Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn chương đã chỉ ra nguyên nhân của thựctrang đó là do khoảng cách thâm mĩ trong quá trình tiếp cận tác phẩm Cụ thé là do:
“tri thức chuyên ngành, trình độ văn hóa, đặc điểm tâm lý của cá nhân, của thế hệ
và của thời đại khi tiếp nhận văn học” [24, tr.51] Như vậy, việc thực hiện chươngtrình Ngữ văn mới yêu cầu mỗi giáo viên phải điều chỉnh khoảng cách thâm mĩ saocho “phù hợp nhất”, không phải chỉ cần giảng giải tường tận về tác phẩm, phơi bày
Trang 14toàn bộ cái hay, cái đẹp của tác phâm là nâng cao hiệu quả tiếp nhận của người học.
Tất cả các bài viết trên tuy chưa khai thác sâu vào văn học trung đại Việt
Nam trong chương trình Ngữ văn từ 1985 đến nay nhưng đã chạm ít nhiều đến Văn
học và phương pháp dạy học Ngữ văn ở bậc học phổ thông
Về lịch sử vấn đề, nghiên cứu về các tác phẩm văn học thuộc thời đại thứnhất của văn học Việt Nam trong CTGDPT ở bộ môn Ngữ văn, tác giả Hoàng ThịHường với khóa luận tốt nghiệp “Khảo sát sự lựa chọn và trình bày các tác giả, tácphẩm văn học trung đại trong SGK Văn trung học pho thông từ 1945 đến nay”(năm 2011) [25] đã nêu những tổng kết, đánh giá bước đầu về sự lựa chon tác giả,tác phâm văn học trung đại trong SGK Ngữ văn trung hoc phố thông từ 1945 đếnSGK cải cách năm 2006, từ đó chi ra sự thay đổi qua các thời kì dé chỉ ra và đánhgiá chiều hướng của sự thay đổi Văn học trung đại Việt Nam trong sách Ngữ vănTHPT mới - một số đánh giá và kiến nghị - luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn ThịThơ (năm 2010) [65] đã nhìn nhận lại và đánh giá toàn bộ việc lựa chọn nội dung,
sắp xếp cấu trúc chương trình, nội dung và cách giảng dạy các văn bản văn học
trung đại Việt Nam, từ đó đã đưa ra những đề nghị dé việc giảng day văn học trungđại Việt Nam trong trường phô thông dé đạt hiệu quả cao hơn, ở chương trình SGKcải cách năm 2006.
Tóm lại, nghiên cứu về việc lựa chọn các tác giả, tác phẩm thuộc thời đại thứnhất của văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn là không mới nhưng trong
phạm vi luận văn, thời dai thứ nhất của Văn học Việt Nam trong chương trình SGK
Ngữ văn phổ thông từ 1985 đến nay để khảo sát, nghiên cứu lại là van đề có tínhmới Cho đến nay, những tài liệu nghiên cứu, đánh giá hệ thống về văn học trung
đại được chọn giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông, nhất là ở chương
trình giáo dục phô thông mới 2018 ở bộ môn Ngữ Văn là rất hiếm Vì thế, chúng tôi
chủ yếu tự nghiên cứu, tìm tòi theo phương pháp riêng
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Chúng tôi nghiên cứu khảo sát thời đại thứ nhất của văn họcViệt Nam - phan văn học trung đại trong CTGDPT từ 1985 đến CTGDPT mới2018; đi tìm những ưu điểm, nhược điểm, nội dung và cách tổ chức giảng dạy bộ
10
Trang 15phận văn học này trong chương trình SGK từ 1985; chỉ ra những kế thừa, nhất làtinh ưu việt của sự đổi mới đồng thời nêu lên những hạn chế còn tồn tại Từ đó,
chúng tôi đã tìm hiểu sự vận động liên tục trong việc nhận thức, tiếp nhận tác phẩm
văn học truyền thống của người hiện đại Những đánh giá khoa học, khách quantrên cơ sở lí luận và thực tiễn là cơ sở để chúng tôi đưa ra những đề xuất với Bộgiáo dục, với các đơn vị làm sách nhằm xây dựng những bộ sách giáo khoa Ngữ văntốt nhất, phù hợp với việc dạy - học trong điều kiện thực tiễn hiện nay
- Nhiệm vụ
+ So sánh nội dung và cách tô chức thực hiện chương trình Văn học
trung đại Việt Nam trong chương trình GDPT 2018 và trong chương trình
sách giáo khoa cải cách 2006 - 2008
+ Đánh giá về nội dung chương trình và việc thực hiện CTGDPT 2018.
+ Nhận định về đôi mới nội dung và phương pháp dạy học hiện nay
+ Kiến nghị với các nhà làm SGK và Bộ giáo dục - dao tạo
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là khảo sát việc lựa chọn, phân bô các tácgiả, tác phẩm thuộc thời đại thứ nhất của văn học Việt Nam trong SGK phổ thông:cấp THCS và cấp THPT Phần văn học thuộc thời đại thứ nhất của văn học Việt
Nam trong chương trình và SGK từ 1985: SGK cải cách mới 2006-2008 và chương
trình Ngữ văn thuộc CTGDPT 2018.
Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu các tư liệu tiêu biểu vềthời đại thứ nhất của văn học Việt Nam trong CTGDPT mới 2018 đối sánh với vănhọc trung đại Việt Nam trong chương trình và sách giáo khoa mới 2006-2008 Cụ
Về cơ bản, từ năm 1985, thời kì chuyển giao sang giai đoạn đổi mới, SGK
giai đoạn này bắt đầu có sự cải cách lần thứ 2, từ năm 1981-1982, thực hiện cải
11
Trang 16cách sách giáo khoa lớp 1, kéo dài đến năm 1989 thì bắt đầu làm sách THPT trong
ba năm (1989-1991) Và các bộ sách đó được sử dụng trong 10 năm, đến năm 2000thì chỉnh lý hợp nhất thành một bộ Lần cải cách SGK lần thứ ba, từ 2002-2008,việc biên soạn SGK giai đoạn này được triển khai theo chương trình khung năm
2000 Đến năm 2006, sau khi hoàn thành việc xuất bản SGK từ lớp 1 đến lớp 9,chương trình chỉ tiết cũng được hoàn thành Do đó, chương trình 2000 còn được gọi
là chương trình 2006 Cũng bởi đó, khi tiến hành nghiên cứu, khảo sát chương trìnhSGK từ 1985 đến nay, chúng tôi thống nhất chỉ khảo sát chương trình 2006, đốisánh với chương trình 2018 có tính mới đột phá so với SGK các lần cải cách từ
1985 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài Khảo sát thời đại thứ nhất của văn học Việt Nam trongsách giáo khoa phổ thông từ 1985 đến nay, chúng tôi đã sử dụng các phương phápnghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp phân loại và hệ thống
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp nghiên cứu loại hình văn học
- Một số thao tác khi khảo sát: tập hợp, phân tích và khái quát tư liệu, khảo
sát thông kê, lập bang so sánh, nhận xét, đánh giá dé thấy sự khác biệt của các bộ
sách, đồng thời đưa ra các bình luận đánh giá và ý kiến, quan điểm cá nhân
6 Bố cục bài nghiên cứu
Bên cạnh phần mở đầu, phần kết luận, phần thư mục tài liệu tham khảo, bàinghiên cứu có nội dung gồm 3 chương:
Chương 1 So sánh, đối chiếu chương trình thời đại thứ nhất của văn họcViệt Nam bậc phô thông
Chương 2 Đánh giá chương trình thời đại thứ nhất của văn học Việt NamNamở bậc phô thông
Chương 3 Những kiến nghị đối với chương trình thời đại thứ nhất của văn
học Việt Nam Nam trong sách giáo khoa phổ thông
12
Trang 17Chương 1 SO SÁNH DOI CHIEU CHUONG TRÌNH THỜI ĐẠI THỨ NHÁT
CUA VĂN HỌC VIỆT NAM BAC PHO THONG
Ngày 5/5/2018, chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành (từ đây gọi tắt
là Chương trình GDPT 2006) do Bộ GD - ĐT ban hành kèm theo quyết định
16/2006/QD-BGDDT Và ngày 26/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành
Chương trình giáo dục phổ thông cùng với Thông tư số 32/2018/TTBGDĐT Chương trình Giáo dục phổ thông mới (từ đây gọi tắt là Chương trình GDPT2018) Với mục tiêu đổi mới, Chương trình GDPT2018 đã vừa kế thừa và pháttriển những ưu điểm của Chương trình GDPT 2006, lại vừa khắc phục những hạnchế, những van dé chưa phù hợp của chương trình này Những van dé cần khắcphục, đổi mới cũng chính là những điểm mới chủ yếu của Chương trình GDPT
-2018 so với Chương trình GDPT 2006 Phản hồi từ phía giáo viên phổ thông về
những khó khăn khi thực hiện chương trình SGK hiện hành tập trung nhiều nhất ở
bộ phận văn học trung đại - thời đại thứ nhất của văn học Việt Nam Bộ phận vănhoc này đưa vào dạy ở các lớp 7, 8, 9, 10 chưa that sự phù hợp với tư duy, trình
độ, tâm lí lứa tuổi Bởi văn hoc trung đại gan với các van dé tu tưởng, van hoa,văn tự của một hình thai xã hội đã qua, phần lớn là hình thức văn chương bác học,khó phổ cập đại trà Tuy nhiên, với yêu cầu phát triển năng lực, văn học trung đại
nếu được thiết kế hợp lí vẫn hoàn toàn đáp ứng tốt và hiệu quả Văn học trung đại
Việt Nam trước nay chỉ đưa vào học những tác phẩm theo một số chủ đề hạn hẹp,cách khai thác thiên về nội dung tư tưởng, dé gây nhàm chán, khô cứng Chang
hạn chủ đề yêu nước, vốn có nhiều nội dung phong phú nhưng SGK chỉ khai thác
theo hướng, yêu nước là chống ngoại xâm Trong chương trình mới, từ những yêu
cầu mới là chú trọng tính thực tiễn, SGK mới có thể sẽ ưu tiên giới thiệu nhiều
hơn tác phẩm văn học hiện đại
1.1 So sánh, đối chiếu chương trình thời đại thứ nhất của văn học Việt Nam
bậc trung học cơ sở
1.1.1 Khảo sát thời đại thứ nhất của văn học Việt Nam trong chương trình GDPT
2018 với chương trình SGK 2006 bậc trung học cơ sở
13
Trang 181.1.1.1 Chương trình SGK 2006 bậc trung học cơ sởChương trình GDPT 2006 môn Ngữ văn rất chú trọng rèn kỹ năng Dạy
học các văn bản văn chương rất thuận lợi để hình thành kỹ năng sử dụng ngôn
ngữ, tạo lập văn bản, sử dụng các phép tu từ, trong đó dạy học văn học Việt Nam
trung đại có vai trò lớn đối với việc sử dụng ngôn ngữ Bởi vì, trong tiếng Việt cókhoảng 2/3 trở lên là từ Hán - Việt Đây là bộ phận từ ngữ có nguy cơ bị sử dụngsai nhiều nhất Việc tiếp thu những tác phẩm văn học Việt Nam trung đại gópphần hạn chế tình trạng này
về chương trình, toàn bộ phần văn học trung đại Việt Nam được dạy họctrong chương trình THCS là 22 bài, gồm các thé loại: truyện ngắn, truyện truyền
kỳ, thơ, tiểu thuyết chương hồi, hịch, cáo, chiếu, tấu Văn học trung đại trongchương trình Ngữ văn 2006 bậc trung học cơ sở tập trung chủ yếu ở lớp 7, học kì
1 với những bài thơ chữ Hán và chữ Nôm; lớp 8 có thêm thể loại chiếu, cáo, hịch,tấu; lớp 9 với thê loại truyện ngắn (truyền kì) và truyện thơ Bảng tóm lược các tácphâm/đoạn trích văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 2006 bậc trung học
cơ sở Bảng 1.1
Về nội dung, văn học trung đại Việt Nam nổi bật lên một số chủ đề lớn như
chủ đề về đất nước, về con người, về thiên nhiên vừa mang đặc điểm chung của
văn học Việt Nam, vừa mang đặc điểm riêng của văn học trung đại Chương trình
Ngữ văn 2006, cấp trung học cơ sở đã thể hiện đầy đủ các chủ đề của văn học trungđại qua các thể loại đặc trưng của bộ phận văn học này: chiếu, hịch, cáo, thơ
Chủ dé đất nước có nội dung phong phú đa dang, nhưng nỗi bật lên là ý thức
về độc lập dân tộc Ý thức độc lập dân tộc là biểu hiện cao cả nhất, thiêng liêng nhất
của lòng yêu nước ở một đất nước phải bỏ ra một phan ba thời gian tiến hành các
cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc Chủ đề này thể hiện qua ba tácpham Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô dai cáo - ba tác phẩm trọng tâm
của chương trình Ngữ văn hiện hành và cũng là trọng tâm của chương trình Ngữ
văn mới Theo dự thảo Ngữ liệu Ngữ văn của chương trình mới thì các tác phẩmnày là ba trong số sáu văn bản bắt buộc Có thể nói từ Nam quốc son hà qua Hịch
tướng sĩ đến Bình Ngô dai cáo là ba chặng đường phát triển của cùng một chân lí
14
Trang 19độc lập dân tộc của “nước Đại Việt ta” Điểm chung của ý thức độc lập dân tộctrong Nam quốc sơn hà và Bình Ngô đại cáo là ý thức về chủ quyền, về cương vực
lãnh thé Ở Binh Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi tiếp tục khang định sự độc lập về cương
vực lãnh thổ đã từng được thể hiện trong Nam quốc sơn hà, khi tác giả viết: “Núisông bờ cõi đã chia” Ở Bình Ngô đại cáo, ý thức độc lập dân tộc đã phát triển của
so với Nam quốc sơn hà là ở sự toàn điện và sâu sắc hơn Chính vì vậy, ở Namquốc sơn hà tác giả khăng định độc lập, chủ quyền dựa vào “thiên thư”, còn NguyễnTrãi, một mặt vẫn dựa vào chân lí khách quan, mặt khác, sau hơn bốn thế kỉ giành
độc lập, Đại Việt có những triều đại tồn tại ngang hàng với phương Bắc, người viết
có đủ tiền đề lịch sử để chứng minh chủ quyền dân tộc dựa vào lịch sử
Và tiêu biểu cho sức mạnh của lòng yêu nước cũng chính là khang định chân
lí về sự tồn tại của độc lập dân tộc Ở bài thơ Nam quốc sơn hà, tác giả khẳng định
kẻ thù vô cớ xâm lược nước ta, đi ngược lại chân lí, lẽ phải nên sẽ thất bại hoàntoàn, “thất bại sạch trơn”: “Nhu hà nghịch lỗ lai xâm phạm / Nhữ đẳng hành khan
thu bại hư” Tư tưởng chủ đạo của Hịch tướng sĩ là nêu cao tinh thần quyết chiến,
quyết thắng kẻ thù xâm lược và quyết chiến quyết thắng kẻ thù trong ta, khi ở hàngngũ tướng sĩ còn có tư tưởng cầu hòa (thực chất là đầu hàng), cầu an, hưởng lạc.Trong Bình Ngô dai cáo, tác giả lây “chứng cớ còn ghi” dé làm sáng tỏ sức mạnhcủa chính nghĩa - sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập dân tộc: kẻ thì thất bại, kẻthì tiêu vong khi xâm lược nước Đại Việt ta.
Chủ dé người phụ nữ là một chủ đề lớn qua các tác phẩm, trích đoạn tác
phẩm thuộc thời đại thứ nhất của văn học viết Việt Nam được dạy học ở trung học
cơ sở và trung học phố thông Ở trung học cơ sở, chủ đề người phụ nữ có trong cáckiểu loại văn bản, từ văn bản tự sự - tự sự bằng văn xuôi (Người con gái NamXương của Nguyễn Dữ), tự sự bằng thơ (các trích đoạn Truyện Kiéu của Nguyễn
Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiều), đến văn bản trữ tinh (Bánh trôinước, các trích đoạn Chinh phụ ngâm khúc) Nỗi bật lên trong chủ đề người phụ nữ
là bi kịch và vẻ đẹp của người phụ nữ được phan ánh qua các tác phẩm Di cùng với
bi kịch là tiếng nói cảm thương, còn đi cùng với vẻ dep là tiếng nói khẳng định, ngợi
ca người phụ nữ Những bi kịch của người phụ nữ có khi là bi kịch riêng của giới
15
Trang 20phụ nữ nhưng cũng có khi là những đau khổ chung của những con người nhỏ bé, bị
áp bức Có thê thay ở Chuyện Người con gái Nam Xương, đó là bi kịch của ngườiphụ nữ, bi kịch về số phận con người Đó là bi kịch ca về thể chất (lam lũ vất vả) vàtinh thần (không làm chủ số phận) của người phụ nữ trong Bánh trôi nước bi kịchnhân phẩm trong Mã Giám Sinh mua Kiểu (trích Truyện Kiểu) Vẻ đẹp của ngườiphụ nữ cũng là nội dung nổi bật trong chủ đề về người phụ nữ Ở Chuyện người congái Nam Xương, đó là vẻ đẹp của tiết hạnh, thủy chung Ở Bánh trôi nước, đó làngười phụ nữ đẹp cả về hình thức và tâm hồn Ở trích đoạn Chi em Thúy Kiểu là vẻ
đẹp lí tưởng về nhan sắc và tài năng của người phụ nữ
1.1.1.2 Chương trình Ngữ văn 2018 bậc trung học cơ sở Chương trình GDPT 2018 môn Ngữ văn phân chia nội dung dạy học theo 2 giai đoạn: Giai đoạn giáo duc cơ bản dành cho học sinh bậc trung học cơ sở và giaiđoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp dành cho bậc bậc trung học phô thông
Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình GDPT 2018 môn Ngữ văn có nhiệm
vụ giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc
sống, phát triển năng lực ngôn ngữ và học tập tốt các môn học khác, hình thành vàphát triển năng lực văn học, biểu hiện đặc thù của năng lực thẩm mĩ; dong thời bôi
đắp về tư tưởng, tình cảm dé học sinh phát triển vé nhân cách, tâm hôn Kiến thứctiếng Việt và văn học được lông ghép trong quá trình dạy học đọc - hiểu, viết, nói
và nghe Các văn bản được lựa chọn, sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận củahọc sinh ở mỗi cấp học [5, tr 3]
Mục tiêu của môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở trong Chương trình GDPT
2018 là giúp học sinh phát triển những phẩm chất và năng lực chung, năng lực đặcthù như năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học Mục tiêu là thực hiện được các yêucầu: cần nhận biết, phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch và một số tiểuloại cụ thể; nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức vàbiện pháp nghệ thuật gan với mỗi thé loại văn học; nhận biết được đặc điểm cơ bancủa ngôn ngữ văn học; đọc hiểu được hình tượng văn học, nội dung và hình thứccủa tác phẩm văn học; nhận biết được giá tri biểu cảm, giá trị nội dung, giá tri thâm
mĩ; có thê tạo ra được một sô sản phâm văn học.
16
Trang 21Văn học trung đại trong chương trình GDPT 2018 bậc trung học cơ sở bắt
đầu ở lớp 8 với yêu cầu nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát
cú và thơ tứ tuyệt luật Đường như: bố cục, niêm, luật, van, nhip, déi O lớp 9, yêu
cầu nhận biết và phân tích rõ được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: khônggian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời kê chuyện, yếu tố kì ảo; nhậnbiết và phân tích được một sé yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật,lời thoại nhân vật [Bảng 1.2]
111.3 Sự khác nhau về thời đại thứ nhất của văn học Việt Nam trong
chương trình GDPT 2018 với chương trình SGK 2006 bậc THCS.
Về mục tiêu môn Ngữ văn trong chương trình GDPT 2006, GS Đỗ NgọcThống cho thấy ba mục tiêu sau: thư nhất về kiến thức “trang bị cho HS những kiếnthức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là TiếngViệt) và văn học (trọng tâm là văn học Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển
của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước” Mục tiêu thứ hai về kĩ năng là hình thành và phát triển năng lực
sử dụng Tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thâm mĩ Mục tiêu thứ ba về tìnhcảm là bồi dưỡng tinh than, tình cảm như tình yêu với Tiếng Việt, yêu thiên nhiên,gia đình, lòng tự hào dân tộc ” GS Trần Đình Sử có nhận xét: “Dạy văn là dạycho học sinh năng lực đọc, kỹ năng đọc để học sinh có thé đọc - hiểu bất cứ văn bảnnào cùng loại” và hướng tới ba mục tiêu như trên Như vậy, mục tiêu của chương
trình Ngữ văn 2006 hướng đến ba yếu tố: kiến thức, năng lực (kĩ năng) và thái độ
Việc trang bị kiến thức được coi là mục tiêu đầu tiên, cho thay chương trình đã taptrung nhắn mạnh kiến thức mà chưa chú trọng đến hình thành năng lực, kĩ năng cho
học sinh.
Trong chương trình GDPT 2018, môn Ngữ văn là môn học công cụ, có ưuthế vượt trội trong việc phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực cảm thụ văn học,một biểu hiện cụ thể của năng lực thẩm mĩ Các phẩm chất được nêu lên trongchương trình tổng thể 2018 đêu có thể thông qua môn Ngữ văn để phát triển, rènluyện cho hoc sinh [69, tr 5] Cũng bởi vậy, môn Ngữ văn đã hướng đến 2 mục tiêuchung Thứ nhất, đó là hình thành và phát triển những phẩm chat trọng yếu cho HS
17
Trang 22như: yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ; bồi đắp tâm hồn, hìnhthành nhân cách và phát triển cá tính Môn Ngữ văn không chỉ giúp học sinh khám
phá bản thân và thế giới quanh mình mà còn thấu cảm con người, có quan niệm
sống và ứng xử nhân ái, cao đẹp; có đời sông tâm hồn tinh tế, phong phú, có tìnhyêu đối với tiếng Việt và Văn học; có ý thức về truyền thống cội nguồn và bản sắcvăn hóa của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị đặc sắc của văn hoáViệt Nam; có tinh thần học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hộinhập quốc tế Thứ hai, môn Ngữ văn có vai trò giúp học sinh phát triển toàn diện
các năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo, năng lực tự chủ và tự học Tiêu biểu, môn Ngữ văn giúp học sinh pháttriển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng Nghe, Nói, Đọc,Viết; có hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và Văn học,phát triển, bồi đắp tư duy hình tượng và tư duy logic khoa học, có thể tạo lập cácvăn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản
phẩm giao tiếp và các giá trị thâm mĩ nói chung trong cuộc sống, góp phần hình
thành học van cơ bản của một người có văn hoa
Mục tiêu của chương trình GDPT 2018 có những điểm khác so với mục tiêucủa chương trình GDPT 2006 Trong chương trình môn Ngữ văn 2006, mục tiêu
chung và mục tiêu mỗi cấp học bao gồm 3 nội dung: về kiến thức, kĩ năng, thái độ
Với mục tiêu môn học đã đề ra, việc dạy học phải bắt đầu, thông qua những kiến
thức phố thông cơ bản về tiếng Việt, văn học và bằng các hoạt động Đọc, Nghe,
Nói, Viết các kiểu loại văn bản Còn ở chương trình 2018, hệ thống kiến thức cơbản về tiếng Việt và Văn học là phương tiện để đạt được các mục tiêu phát triển
phẩm chất và năng lực Mục tiêu của cấp học sau được hiểu là tiếp tục phát triển
phẩm chat và năng lực của cấp học trước, nhưng có thêm một số yêu cầu cao hơncấp trước, vì thế mục tiêu cấp sau chỉ nêu thêm các biểu hiện nâng cao và mở rộngcho mỗi cấp đề tránh trùng lặp do phải nhắc lại
Mục tiêu Chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018 đã có sự điều chỉnh như
dé cao, chú trọng mục tiêu hình thành và phát triển năng lực môn Ngữ văn với việc
sử dụng thành thạo bốn kĩ năng cơ bản: Đọc, Viết, Nói và Nghe Cùng với đó, việc
18
Trang 23lựa chọn kiến thức Văn học, tiếng Việt đã hướng tới việc phục vụ cho yêu cầuphát triển năng lực và không quá chú trọng tính hệ thống (như hệ thống lịch sử vănhọc, hệ thống ngôn ngữ ) Bên cạnh đó, các yêu cầu cần đạt còn được xây dựng
dựa trên mục tiêu của chương trình môn học Chương trình Ngữ văn trước đây
thường được xây dựng dựa trên hệ thống kiến thức của hai lĩnh vực nghiên cứu làVăn học, tiếng Việt và ngữ liệu gồm chủ yếu các tác phẩm văn học được sắp xếptheo trục thời gian Trong chương trình Ngữ văn 2018, yêu cầu cần dat thực chat là
Sự cụ thé hóa mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực cho người học
Đối với bộ phận văn học trung đại, có sự khác biệt cơ bản sau đây giữa chương
trình Ngữ văn 2006 và chương trình Ngữ văn 2018
Về nội dung chương trình, môn Ngữ văn 2006 hướng đến đạt được chuankiến thức, kĩ năng và phần này được xây dựng sau khi đã có SGK, phụ thuộc vàoSGK Đồng thời, ngữ liệu trong SGK là được ấn định sẵn, các tác phẩm văn học
được cấu trúc theo tiễn trình lịch sử văn học
Trong Chương trình GDPT 2018 môn Ngữ văn, cấu trúc nội dung được xâydựng tập trung vào mục tiêu phát triển năng lực và như vậy, trục chính của chươngtrình là trục kĩ năng: đọc, viết, nói và nghe Thông qua rèn luyện kĩ năng thì HSđược trang bị kiến thức Văn học và tiếng Việt, ngôn ngữ Những kiến thức đó
vẫn cần thiết nhưng sẽ thông qua rèn luyện kĩ năng mà có Hơn nữa, chương trình
có định hướng mở về ngữ liệu để trên cơ sở của SGK, giáo viên có thê chủ động,tích cực và hứng thú thiết kế kế hoạch bài dạy đa dạng, sáng tạo, phù hợp với điều
kiện cụ thể của cơ sở giáo dục nói chung và với sở trường, khả năng của từng cánhân nói riêng.
Điểm khác biệt lớn nhất về văn bản tác phẩm của chương trình 2018 so vớichương trình 2006 là tính mở của ngữ liệu Quyết định số 404/QD- TTg ngày 27tháng 3 năm 2015 về phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáodục phổ thông có ghi rõ: “Chương trình mới phải xác định cụ thể nội dung và yêucâu cần đạt đối với mỗi lớp nhưng không quá chỉ tiết dé căn cứ vào chương trìnhbiên soạn được nhiều SGK” Với tính mở của chương trình 2018, không chỉ người
biên soạn SGK mà giáo viên cũng có quyên chọn văn bản làm ngữ liệu dạy học và
19
Trang 24HS được quyền đề xuất một số tác phẩm văn học dé thảo luận trong giờ thực hành.Điều này vừa giúp người soạn sách và giáo viên thực hiện được ý đồ thiết kế bài
học sáng tạo theo cách của mình, vừa giúp chương trình gắn bó hơn với cuộc sống,
gan gũi với HS, tạo hứng thú học tập cho HS nhiều hơn
Tuy vay, dé bao đảm nội dung giáo dục cơ bản, cốt lõi và thống nhất trên cảnước, chương trình GDPT 2018 môn Ngữ văn có sự lựa chọn và b6 sung một SỐtác phẩm có vị trí quan trọng, tiêu biểu cho thành tựu Văn học dân tộc qua các giai
đoạn trên cơ sở kế thừa chương trình GDPT 2006, bên cạnh các tác phâm văn học
được học trong chương trình GDPT 2006 Từ đó, danh mục các tác phẩm dạy họctrong nhà trường trong chương trình mới được đưa ra, gồm 3 loại: ác phẩm bắtbuộc (tác giả SGK và giáo viên bắt buộc thuc hiện theo quy định của chươngtrình), “ác phẩm bắt buộc lựa chọn (tác giả SGK và giáo viên bắt buộc lựa chọntrong số tác phẩm cùng cấp độ theo quy định của chương trình), téc phẩm gợi ýlựa chọn (tác giả SGK và giáo viên tự lựa chọn trong và ngoài danh sách gợi y
của chương trình).
Trong 6 tác phẩm bắt buộc của chương trình Ngữ văn 2018 đã có 5 tác phẩmvăn học trung đại: Nam quốc sơn hà (Thời Lý), Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn,Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiểu của Nguyễn Du, Văn tế nghĩa sĩ
Can Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu Điều này đã góp phan khang định vị trí của
thời đại thứ nhất của văn học viết - văn học trung đại trong lịch sử văn học Việt
Nam Bên cạnh đó, xuất hiện ở phan bắt buộc lựa chọn với tên tuôi các tác giả văn
học trung đại tài năng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, NguyễnĐình Chiêu, Nguyễn Khuyến
1.1.2 Những diém mới trong thời đại thứ nhất cia văn học Việt Nam trong
chương trình GDPT 2018 bậc trung học cơ sở
1.1.2.1 Mục tiêu chương trìnhMục tiêu dành cho cấp THCS đã được CTGDPT 2018 ở môn Ngữ văn nêu
rõ là tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đãhình thành ở cấp tiểu học với các yêu cầu cần đạt cao hơn Mục tiêu cốt lõi của giai
đoạn này là: “học sinh có năng lực sử dụng tiếng Việt thành thạo dé giao tiếp hiệu
20
Trang 25quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hìnhthành và phát triển năng lực văn học, năng lực thâm mĩ; qua đó bồi dưỡng tư tưởng,tình cảm dé học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách”.[5,tr3] Cùng với đó, chươngtrình đã chú ý phát triển năng lực Văn học với yêu cầu: nhận biết các thé loạitruyện, thơ, kí, kịch và một số tiêu loại cụ thể; nhận biết được đặc điểm của ngônngữ văn học, nhận biết và phân tích tác dụng của những yếu tố hình thức và nghệthuật gắn với thể loại văn học; phân tích được tính hình tượng, nội dung và hìnhthức của tác phẩm văn hoc; nhận biết được giá tri biểu cảm, giá trị nhận thức, giá tri
thâm mĩ; có thé tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học [5,tr6]
Đối với bộ phận văn học trung đại, chương trình chỉ yêu cầu thực hiện đốivới học sinh lớp 8,9 Trong khi chương trình cũ đa phần được thực hiện ở lớp 7,8,9.Đồng thời, chương trình 2018 đặt ra mục tiêu cụ thé về khai thác thé loại văn học,không bắt buộc hay yêu cầu một tác phẩm cụ thể nào Như ở lớp 8,9, chương trình
Ngữ văn 2018 đã nêu mục tiêu về năng lực văn học: “nhận biết được kịch bản vănhọc, tiêu thuyết và truyện thơ Nom, thơ cách luật và thơ tự do, bi kịch và hài kịch;
hiểu được thông điệp, tư tưởng, tình cảm và thái độ của tác giả trong văn bản; nộidung và hình thức của tác phẩm văn học, hình tượng văn học; nhận biết và phân tíchđược tác dụng của một số yếu tô hình thức và biện pháp nghệ thuật thuộc mỗi thêloại văn học; nhận biết một số nét khái quát về lịch sử văn học Việt Nam; hiểu tácđộng của văn học với đời sống của cá nhân” [5,tr 10]
Như vậy, ở cấp THCS, hoc sinh cần đạt được mục tiêu tìm hiểu, khai thác về
văn học trung đại ở các thé loại: tiểu thuyết và truyện thơ Nôm, thơ cách luật
1.1.2.2 Cấu trúc, nội dung chương trìnhTrong chương trình GDPT 2018, bậc trung hoc cơ sở thuộc giai đoạn giáodục cơ bản: “Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩnăng đọc, viết, nói và nghe Kiến thức về tiếng Việt và văn học được tích hợp trongquá trình dạy học Đọc, Viết, Nói và Nghe Ở mỗi cấp học, các ngữ liệu được lựachọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh” [5, tr3] Chươngtrình không quy định các tác phâm văn học cụ thê mà hướng đến việc đáp ứng yêu
cầu cần đạt và nội dung dạy học theo mô hình Bang 1.3
21
Trang 26Điểm khác biệt cơ bản có tính đổi mới là kiến thức tiếng Việt, Văn học đượclồng ghép, phân bó, tích hợp trong khi dạy Đọc, Viết, Nói và Nghe Văn học trungđại trong CTGDPT môn Ngữ văn 2018 đã nêu lên những yêu cầu cần đạt cụ thê vềthé loại theo từng lớp học cụ thé bảng 1.4 và bang 1.5
Nhu vậy, ở cấp trung học cơ sở, học sinh chủ yếu tìm hiéu, khai thác về vănhọc trung đại ở các thê loại: tiéw thuyết và truyện thơ Nôm, thơ cách luật Nhà biênsoạn sách, giáo viên có thể chọn lựa bất cứ tác phẩm nào cùng thê loại đều được
1.2 So sánh, đối chiếu chương trình thời đại thứ nhất của văn học Việt Nambậc trung học phố thông
Theo giáo sư Trần Đình Sử, văn học trung đại Việt Nam là giai đoạn hình
thành và phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam, là giai đoạn hình thành các truyềnthống lớn về tư tưởng và nghệ thuật Văn học trung đại Việt Nam chính là tinh hoa,
hồn cốt của dân tộc Việt Nam Một nền văn học đã kết tinh tư duy, trí tuệ của cha
ông, đã lưu giữ tâm hồn cha ông của người Việt Nam, là nơi tụ hội bản sắc văn hóacội nguồn Nhưng, khi bàn về chất lượng dạy học Văn học trung đại trong cácnhà trường phô thông hiện nay thì đó một vấn đề rất đáng lo ngại được đặt ra đốivới mỗi nhà giáo dục Học sinh lớp 12 hầu hết không có hứng thú với văn họctrung đại, thậm chí không ấn tượng nhiều về bộ phận văn học này dù đã học ở lớp
10 và I1 Nguyên nhân cốt lõi của thực trạng đang xảy ra này có lẽ do việc tiếpnhận tác pham văn học trung đại của người hiện đại đã xảy ra một su lệch pha lớn
giữa sự đón đợi của tác phẩm và tầm chờ đợi của độc giả nên chưa tạo được sự quan
tâm, chú ý của người học, kê cả người dạy Van đề ở đây là trong chương trình mới,
làm thế nào dé phan văn học trung đại có được sự quan tâm, hứng thú đối với hoc
sinh, giáo viên, mang lại hiệu quả học tập cho người học.
1.2.1 Khảo sát thời đại thứ nhất của văn học Việt Nam trong chương trìnhGDPT 2018 với chương trình SGK 2006 bậc trung học phổ thông
1.2.1.1 Về cấu trúc chương trình
Trong bai Khái quát văn học Việt Nam từ thế ki X đến hết thế ki XIX, văn
học trung đại trong chương trình GDPT Ngữ văn 2006 được sắp xếp theo tiến trìnhlịch sử văn học, qua 4 giai đoạn: Thế kỉ X- hết thé ki XIV; Thế ki XV - hết thé kiXVII; Từ thế ki XVII- Nửa đầu thé ki XIX; Cuối thé ki XIX [24;104] Và trong
22
Trang 27từng giai đoạn, các tác phẩm được sắp theo cụm thé loại như Trữ tình (thơ, phú,ngâm khúc); Nghị luận (cáo, tựa, văn bia); Tự sự (Sử kí, truyện văn xuôi, truyện thơ
Nôm) Với mục tiêu là chương trình vừa giúp học sinh nhận biết tiến trình văn học
su, thay duoc tién trinh van động, biến đổi và phát triển của nền văn học trung đạiViệt Nam, vừa chú ý đến quá trình phát triển thể loại văn học trung đại Việt Nam.Nhưng trên thực tế, phần văn học trung đại trong chương trình và sách giáo khoaNgữ văn 10 và 11 chưa chú ý nhiều đến tiêu chí tiến trình lịch sử văn học, chủ yếuđược sắp xếp theo cụm thê loại Có thể thấy, trong chương trình Ngữ văn lớp 10
sách cơ bản, tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi lại sắp xếp sau bài thơ
“Bảo kính cảnh giới 43” Khi thiết kế bài dạy “Bảo kính cảnh giới số 43” giáo viênphải hình thành học sinh những kiến thức về tác gia Nguyễn Trãi Vì học sinh khó
có thé hiểu được tinh thần, cảm xúc chính xác của bài thơ này nếu không hiểu đượccon người Nguyễn Trãi, không nắm được hoàn cảnh ra đời của tập “Quốc âm thitập Không chỉ vậy, chương trình lại có một tiết dành cho tác gia Nguyễn Trãi ở
đầu học kì II Một tác phâm khác, bài thơ “Độc Tiểu Thanh Kf’ của Nguyễn Du
cũng được dạy trước tác phâm Truyện Kiều Và tình trạng sắp xếp không theo tiếntrình lịch sử Văn học cũng diễn ra như vậy trong hai bộ sách nâng cao Nhiềutrường hợp SGK sắp xếp học văn bản văn học trước rồi mới học tác giả sau như
trường hợp của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiêu, Nguyễn Khuyến
Nguyên nhân có thé là do một tác giả có thê thành tựu ở nhiều thé loại, phải đảm bảo
tính hệ thống thể loại thì tất yếu một tác giả phải bị “chia nhỏ” ra thành nhiều phần,
nghĩa là tính lịch sử đã bị phá vỡ Như Nguyễn Trãi, ông vừa thành công ở thơ chữ
Hán, phú chữ Hán, vừa thành công ở thơ Nôm Đường Luật, lại đặc biệt thành công ởthể văn chính luận.Tuy nhiên, làm như vậy sẽ phá vỡ tính hệ thống tiến trình lịch sử,đảo lộn thứ tự thời gian, làm cho giáo viên cảm thấy vướng mắc vì không tránh khỏilặp lại kiến thức và bồi đắp kiến thức lich sử văn học cho học sinh
Dé khắc phụ tinh trạng trên, chương trình Ngữ văn 2018 đã thực hiện trướchết ở mục tiêu chương trình: “được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc khôngquy định chỉ tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về
đọc, việt, nói và nghe cho moi lớp; quy định một sô kiên thức cơ ban, côt lõi vê
23
Trang 28tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dântộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quéc”[5,tr 4] Và phần văn
học trung đại đã được sắp xếp theo cụm thê loại đề đạt được mục tiêu chương trình
Điều đó cho thấy ưu điểm của chương trình Ngữ văn 2006 đã có sự kế thừa Đối vớicác tác gia thành công ở nhiêu thê loại như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, dé khắc phụctình trạng các tác phẩm của cùng một tác giả bị “xé lẻ” trong chương trình cho phùhợp với đặc trưng thé loại, chương trình 2018 đã dành hắn một chủ đề riêng cho cáctác gia này Cụ thể là tác gia Nguyễn Trãi (lớp 10) và tác gia Nguyễn Du (lớp 11)
Về văn học trung đại trên thế giới nói chung và với văn học trung đại Việt
Nam nói riêng thì “thể loại là nhân vật chính, nhân vật số một của tiễn trình vănhọc” [56, tr9] Thẻ loại có vai trò trong việc thể hiện tính quy phạm và chức năngvăn bản Trong văn học trung đại, thê loại có vị trí quan trọng Mỗi thể loại là mộtphong cách khá 6n định, bền vững trong quá trình phát triển của văn học trung dai
Về việc phân chia các thể loại của văn học trung đại, có nhiều quan niệm khác nhau
Và chia thé loại theo cách nào cũng chi mang tinh chất tương đối Trong Máy vấn
dé thi pháp văn học trung đại Việt Nam của GS.Trần Đình Sử, hệ thống thể loạiđược trình bày là bao quát và hợp lí hơn cả Trong đó, các văn bản văn học trungđại Việt Nam đã được GS.Trần Đình Sử đã chia thành bốn hệ thống:
- Các thé tho trữ tình: Thơ trữ tình Hán - Nôm, ngâm khúc, hát nói
- Phú và các thê loại văn học trung đại: Thể phú Hán và Nôm, Chiếu, cáo, sách,
dụ, hich, Thể tấu, biểu, sé, đối sách, khải, nghị, Thư, luận, biện thuyết, Văn tế, điều
văn, minh, bi, chí, Tự, bạt; Truyện, trạng; Ki, tạp kí, kí sự
- Thê loại truyện chữ Hán: Truyện thần linh, anh tú, kì quái; Truyện truyền kì; Tiểu
thuyết chương hồi
- Truyện thơ chữ Nôm và diễn ca lịch sử : Truyện thơ Nôm; Truyện diễn ca lịch sử
Trong chương trình Ngữ văn 2018, các cụm thể loại đều được đưa vào, phân
bố ở các khối lớp Cụ thể như sau
- Lớp 10: thơ trữ tình, cáo, truyện ngắn
- Lớp 11: truyện thơ Nôm, truyện, kí, kịch.
- Lớp 12: truyện truyền kì
24
Trang 29Bên cạnh đó, chương trình có định hướng mở về ngữ liệu, không áp đặt tácphẩm cụ thé cho từng thé loại Tuy nhiên, dé bao đảm nội dung giáo dục cốt lõi và
thống nhất trên cả nước, chương trình đã quy định một số văn bản bắt buộc và văn
bản bắt buộc lựa chọn, cùng với những văn bản gợi ý dé tác giả sách giáo khoa vàgiáo viên lựa chọn Chúng tôi nhận thấy chương trình có sự cân nhắc đối với trườnghợp những tác giả thành công ở nhiều thể loại Khi đó, chương trình yêu cầu chọnmột thé loại tiêu biểu nhất của tác giả dé dạy hoc Có thé thấy, dé giảng về NguyễnTrãi, nhất thiết phải chon “Bình Ngô dai cáo”, giảng về Nguyễn Du nhất định phảichọn Truyện Kiều
Cấu trúc chương trình 2018 phần văn học trung đại đã có đóng góp tiếp theo là
đã đưa vào chương trình một số văn bản gợi ý lựa chọn mới, chưa có trong chươngtrình 2006 Tiêu biểu như : Truyện thơ Nôm (Bich Câu kì ngộ ), văn nghị luận (Thwlại dụ Vương Thông - Nguyễn Trãi), thơ (Ông nghè tháng Tám - Nguyễn Khuyến) Điều này làm cho chương trình mới có tính mở, giúp cho người dạy và học có thé
tham khảo thêm nhiều tác phẩm văn chương dé trải nghiệm qua từng thể loại
1.2.1.2 Về nội dung chương trìnhNội dung tri thức về thời kì văn học trung đại, tri thức về tác giả, tác phẩmvăn học trung đại được lựa chọn và giới thiệu là những nội dung chính của chươngtrình văn học trung đại Hai chương trình đều có bài học riêng về tác gia văn học:Nguyễn Trãi và Nguyễn Du Sự khác nhau cơ bản về nội dung văn học trung đạigiữa chương trình 2018 so với chương trình 2006 được thé hiện chủ yếu qua hệthống thé loại và tác phẩm được sử dụng trong chương trình Cu thể như sau:Bảng 1.6
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 2018 - CÁP THPT
Các tác phẩm văn học trung đại bắt buộc ở cấp THPT
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiêu
- Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
- Truyện Kiéu của Nguyễn Du
Ngoài ra, các chương trình còn có các yêu cầu về thé loại và các tác phẩm bắtbuộc lựa chọn, các tác phẩm gợi ý lựa chọn như bảng sau: bảng 1.7
25
Trang 3012.2 Những diém mới trong thời đại thứ nhất của văn học Việt Nam trong
chương trình GDPT 2018 bậc trung học phổ thông
1.2.2.1 Mục tiêu chương trìnhMục tiêu của chương trình GDPT 2018 môn Ngữ văn câp THPT nêu rõ: tiếptục phát triển phâm chat và năng lực đã được hình thành ở THCS với các yêu cầucần đạt cao hơn: đọc hiểu nội dung tường mình thì can có năng lực đọc hiểu nghĩahàm ẩn của các loại văn bản với mức độ khó hơn thé hiện qua dụng lượng, nội
dung và yêu cau đọc; đọc hiểu với yêu cầu phát triển tư duy phản biện; vận dụng
được các kiến thức về đặc điểm ngôn từ văn học, các xu hướng - trào lưu văn học,
phong cách tác giả, tác phẩm, các yếu to bên trong và bên ngoài văn bản dé hình
thành năng lực đọc độc lập [5, tr6] Bộ phận văn học trung đại xuất hiện ở cả 3 khốilớp 10,11,12 theo hệ thống thể loại cùng với các bộ phận văn học khác (hiện đại,hậu hiện đại ) Chương trình không chú trọng đến từng tác phẩm hay giai đoạnvăn học theo tiến trình lịch sử mà chú ý đến các thé loại văn học với các yêu cầucần đạt cho cả 3 khối lớp 10,11,12 như sau:
“Dựa trên những hiểu biết về phong cách nghệ thuật và lịch sử văn học, HSphân tích và đánh giá văn bản văn học, nhận biết được đặc trưng của hình tượng văn
hoc và một số điểm khác biệt giữa hình tượng văn học với các loại hình tượng nghệ
thuật khác (kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc); nhận biết và phân tích được một
số đặc điểm phong cách nghệ thuật trong văn học dân gian, trung đại và hiện đại; ; nhận biết và phân tích được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, câu chuyện, cốt
truyện và cách kế chuyện; phong cách nghệ thuật của một số tác giả, tác pham lớn
HS tạo lập được một số kiêu văn bản văn học thể hiện khả năng biểu đạt cảm
xúc và ý tưởng của mình bằng hình thức ngôn từ mang tính thâm mĩ”.[5, tr 11]
Như vậy, cũng như các bộ phận văn học khác, văn học trung đại ở cấp THPT
xuất hiện ở cả ba khối lớp, đóng vai trò là công cụ giúp học sinh phát triển năng lựcchung và năng lực đặc thù của môn Ngữ văn.
1.2.2.2 Vẻ nội dung chương trình
Trong chương trình GDPT 2018, bậc THPT thuộc giai đoạn giáo dục địnhhướng nghề nghiệp.“Chương trình củng cố và phát triển nối tiếp các kết quả củagiai đoạn giáo dục cơ bản, dé học sinh nâng cao năng lực văn học và năng lực ngôn
26
Trang 31ngữ, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản thôngtin, văn bản nghị luận có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ năng viet; tiép tuc
bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách, tâm hồn để học sinh trở thành người công
dân có trách nhiệm Trong mỗi năm học, học sinh có định hướng KHXH và NV
được chọn học một số chuyên dé học tập Các chuyên dé này nhằm tăng cường, bổtrợ kiến thức về văn học, ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đápứng nhu cầu, sở thích và định hướng nghề nghiệp của học sinh” [5, tr 4]
Đối với bộ phận văn học trung đại, chương trình Ngữ văn 2018 cấp trung học
phô thông nêu lên những yêu cầu cần đạt cụ thể về thể loại theo từng lớp học cụ thể:
Chuyên dé: TẬP NGHIÊN CỨU VA VIET BAO CAO VE MOT
VAN DE VAN HOC TRUNG DAI VIET NAM
12 Truyén truyén ki
Chương trình THPT không có sự phan ki rõ rệt các giai đoạn văn học, các
thê loại xuất hiện hầu hết ở chương trình toàn cấp Điều này giúp cho người dạy vàngười học định hướng cụ thẻ, rõ ràng hệ thống thi pháp thể loại Tuy nhiên, sự phân
kì văn học theo tiến trình lịch sử đã bị phá vỡ Việc này phần nào gây lúng túng cho
cả người học và người dạy khi phải đặt tác phẩm vào hoàn cảnh lịch sử ra đời để
hiêu một cách sâu sắc, thâu đáo hon.
27
Trang 32Tiểu kết chương 1Việc so sánh đối chiếu chương trình thời đại thứ nhất trong SGK và chương
trình phổ thông từ 1985 thông qua các bộ sách 2006 -2008 đã so sánh nội dung và
cách tô chức thực hiện chương trình Văn học trung đại Việt Nam trong chương trìnhGDPT 2018 và trong chương trình sách giáo khoa cải cách 2006 — 2008 đồng thờiđánh giá về nội dung chương trình và việc thực hiện CTGDPT 2018 Điểm khácbiệt cơ bản có tính đổi mới là kiến thức tiếng Việt, Văn học được lồng ghép, phân
bố, tích hợp trong khi dạy Đọc, Viết, Nói và Nghe Văn học trung đại trongCTGDPT môn Ngữ văn 2018 đã nêu lên những yêu cau cần đạt cụ thé về thé loạitheo từng lớp học cụ thê
28
Trang 33Chương 2 ĐÁNH GIÁ CHUONG TRÌNH THỜI ĐẠI THỨ NHAT
CUA VĂN HỌC VIỆT NAM O BAC PHO THONG
2.1 Những điểm đã làm được
2.1.1 Thực hiện mục tiêu chương trình giáo dục
Nền giáo dục cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến nay chúng ta đã trải qua
bốn lần thay đổi SGK: lần thứ nhất năm 1950, lần thứ hai năm 1954, lần thứ ba năm
1981 và lần thứ tư năm 2002 Năm 1981, nhằm thống nhất nền giáo dục chung cho
cả nước, chương trình giáo dục phô thông được xây dựng 12 năm Thực hiện nghịquyết của Bộ Chính trị, Bộ Giáo dục Việt Nam cho tiến hành biên soạn bộ SGKmới Bộ SGK lúc này có tên đơn giản, ngắn gọn là “Văn” Năm 2002, nhằm đápứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, SGK được biên soạn theohướng tích hợp giữa các phân môn Văn- Tiếng Việt- Tập làm văn, có tên gọi là
“Ngữ văn” Việc biên soạn và xuất bản SGK được thực hiện theo hình thức cuốnchiếu: 2002 là lớp 1 - lớp 6; 2003 là lớp 2 - lớp 7; 2004 là lớp 3 - lớp 8; 2005 là lớp
4 - lớp 9; 2006 là lớp 5 Theo lộ trình trên, đến năm 2008 đã hoàn thành việc biênsoạn xuất bản sách giáo khoa 12 lớp
Trải qua các thời kì, chương trình giáo dục phố thông luôn có sự kế thừa và
đổi mới trước hết về mục tiêu chương trình Trong phạm vi luận văn, chúng tôi
khảo sát chủ yếu chương trình Ngữ văn 2018 trong sự so sánh với chương trình
2006 và chương trình trước đó, chương trình chỉnh lí hợp nhất 2000
Việc tích hợp ba phân môn: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn vào một chỉnh
thé gọi là Ngữ văn là sự đáp ứng yêu cầu tích hop của chương trình Ngữ văn theo
xu hướng mới Chương trình chỉnh lí hợp nhất 2000 đã hướng đến việc rèn luyện kỹnăng đọc văn, làm văn và củng cô phát triển kỹ năng tiếng Việt cho HS
Chương trình GDPT Ngữ văn 2006 đã có sự kế thừa ở chương trình 2000 khinêu lên 03 mục tiêu:Thứ nhất là: HS có những kiến thức pho thông, cơ bản, hiệnđại, có tính hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là tiếng Việt) và văn học (trọng tâm làvăn học Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển của tâm lý lứa tuổi và yêu cầuđào tạo đáp ứng nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước Thứ hai là : hình thành và phát triển ở HS học sinh những năng lực sử dụng
29
Trang 34tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ ; phương pháp học tập, tư duy logic,đặc biệt là phương pháp tự học ; năng lực vận dụng những diéu đã học vào cuộcsống Thứ ba là: bồi đắp cho HS tình yêu tiếng Việt, yêu văn học, văn hoá dân tộc;lòng tự hào, tự tôn dân tộc; ý chí tự lập, tự cường ; tình yêu quê hương, gia đình,thiên nhiên, đất nước, lí tưởng xã hội chủ nghĩa ; tỉnh thân dân chủ, nhân văn ; giáodục cho HS trách nhiệm công dân, tinh than hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức tôntrọng và phát huy các giá trị văn hoá cốt lõi cua dân tộc và nhân loại [5, tr 4] Tuy
có sự kế thừa nhưng ở mục tiêu thứ hai, chương trình 2006 đã có sự định hướng cụ
thể hơn trong việc phát triển năng lực cho học sinh, phát triển năng lực tự học, làm
việc độc lập, tư duy sáng tạo của HS Đây cũng là mục tiêu cơ bản hàng đầu trong
chương trình Ngữ văn 2018.
Kế thừa và phát triển các chương trình trước đó, chương trình Ngữ văn
2018 nêu lên mục tiêu chung và các mục tiêu các cấp học, tập trung vào 2 nội
dung: phẩm chất và năng lực Mục tiêu chung của môn học Ngữ văn trong chươngtrình GDPT 2018 gồm:
a) Hình thành và bồi đắp cho HS những phẩm chất tốt đẹp như yêu nước,
nhân ái, trung thực, chăm chỉ, và trách nhiệm; bôi dưỡng tâm hôn, hình thành nhân
cách và phát triển cá tính Chương trình môn Ngữ văn tạo điều kiện đê HS khám
phá bản thân và thể giới xung quanh, thấu hiểu con người, có quan niệm sống và
ứng xử nhân văn; có đời sóng tâm hỗn phong phú; có tình yêu đối với tiếng Việt vàvăn học; góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có ý thức về cội
nguồn và bản sắc của dân tộc; có tinh thân tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và
kha năng hội nhập quốc tế
b) HS được phát triển các năng lực chung như năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Đặc biệt, từ
chương trình môn Ngữ văn, HS được phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn
học: rèn luyện các kĩ năng nói, nghe, đọc, viết; phát triển tư duy hình tượng va tu
duy logic, góp phần hình thành học vấn cơ bản, cốt lõi của một người có văn hoá:
có hệ thống kiến thức pho thong nên tảng về tiếng Việt và văn học, tạo lập được cácvăn bản thông dụng; tiếp nhận và biết đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các
sản phẩm giao tiếp và các giá tri thẩm mĩ nói chung trong cuộc song [5, tr 5]
30
Trang 35Mục tiêu của chương trình GDPT 2018 có những điểm khác với mục tiêu củachương trình GDPT 2006 Trong chương trình GDPT 2018, phương tiện để đạt
được mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực là hệ thống kiến thức tiếng Việt va
văn học Mục tiêu của cấp học sau sẽ là tiếp tục phát triên phẩm chat và năng lựccủa cấp học trước, nhưng có thêm một số nội dung yêu cầu cao hơn Mục tiêu cấphọc sau chỉ nêu thêm các biểu hiện nâng cao và mở rộng cho mỗi cấp đề tránh trùnglặp do phải nhắc lại
Đáp ứng các mục tiêu phát trién phẩm chat và năng lực học sinh mọi thời
đại, bộ phận văn học trung đại góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình Ngữ
văn 2018 nhằm phát triển các phẩm chất: yêu mước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực
và frách nhiệm; bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, ý thức cho bao thế hệ con ngườiViệt Nam Đó là tinh thần yêu nước, sức mạnh của sự đoàn kết dân tộc trong Namquốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo đã góp phần làm nên những chiếncông hiển hách, thé hiện niềm tự hào dân tộc, khang định nền độc lập muôn đời
của đất nước
Với định hướng tiếp cận năng lực trong dạy học tác phẩm văn học trung đạiViệt Nam, học sinh được phát triển năng lực thâm mỹ và ngôn ngữ Năng lực thâm
mỹ giúp người học nhận biết, phân tích, đánh giá, sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật
và cuộc sống Phân tích, đánh giá các tác phẩm trung đại giúp học sinh có tâm hồn
thanh tao, trong sáng, phát huy phẩm giá nhân văn của con người Bên cạnh đó, cáctác phẩm trung đại hướng tới mục tiêu phát triển năng lực ngôn ngữ cho người học.Con người không chỉ sử dụng kỹ năng ngôn ngữ thành thạo mà còn có ý thức sâusắc, khả năng nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống, sống hữu ích và tiếp thunhanh chóng văn hóa Việt Nam và văn minh nhân loại.
2.1.2 Nội dung chương trình
Trước đây, trong một thời gian khá dài, sách giáo khoa bộ môn Ngữ vănđược chia làm ba phân môn với ba cuốn sách: Văn học, Tiếng Việt và Làm văn Bộsách giáo khoa của ba phân môn này qua nhiều lần thay đôi: cải cách, cải tiễn, đếnhai bộ sách dùng ở hai miền: một của khoa Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội và một
của Hội Nghiên cứu va Giảng day Văn học thành phố Hồ Chí Minh, rồi sách chỉnh
31
Trang 36lý hợp nhất năm 2000 Những bộ sách ấy tồn tại cho đến năm 2003 với cấp Trunghọc phô thông, khi ngành Giáo dục bắt đầu chương trình thí điểm dạy học theo quan
điểm tích hợp, và từ đó khi biên soạn mới với tên gọi Mgữ văn với ba phân môn Van
học, Tiếng Việt và Làm văn được tích hợp trong một bài giảng, trên một văn bảnđọc hiểu ở cả hai cấp Trung học cơ sở và Trung hoc phổ thông Từ năm 2006,chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn cấp Trung học cơ sở được thực hiện vớihai cuốn sách giáo khoa Ngữ văn (tập 1 và tập 2) Đối với cap Trung học phổ thông,chương trình được thực hiện đại trà trên toàn quốc với hai bộ sách: cơ bản và nâng
cao tương ứng với hai chương trình phân ban: Ban Khoa học Xã hội và Ban Khoa
học Tự nhiên Mỗi bộ cũng có hai cuốn tương ứng với hai học kỳ
So với chương trình chỉnh lí hợp nhất năm 2000, chương trình Ngữ văn 2006
vẫn giữ lại các bài: Khái quát văn học trung đại và Ôn tập văn học trung đại Việt
Nam, các văn bản còn lại được thé hệ qua bảng so sánh sau: Bảng 2.1
Từ bảng so sánh trên, số lượng văn bản văn học trung đại ở chương trình
2006 có giảm so với trước nhất là các văn bản thuộc thể loại trữ tình Nhiều tác
phẩm sử dụng trong dạy học chính thức ở chương trình cũ, nay cắt bỏ như: Tung giáhoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Dục Thúy Sơn (Nguyễn Trãi), Moi trâu (Hồ XuânHương), Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiểu (Trích Truyện Kiểu - Nguyễn Du), Văn tế
Trương Quynh Như (Pham Thai), Kiêu binh nổi loạn (Trích Hoàng Lê nhất thống
chí của Ngô Gia văn phái), Xúc cảnh (Trích Ngư tiêu y thuật van đáp của Nguyễn
Đình Chiêu), Mong hai tết viếng cô Kí (Trần Tế Xương), Thu vịnh, thu ẩm (Nguyễn
Khuyến); Các văn bản sử dụng trong đọc thêm của chương trình cũ, nay cắt bỏ gầnhết Việc lược bỏ này có lẽ nham cân đối lại các văn bản thuộc những thé loại khácnhau trong chương trình, giúp người học hình dung bao quát hơn về diện mạo của
văn học trung đại nước nhà.
Chương trình Ngữ văn 2006, phần văn học trung đại (chương trình chuẩn)đưa mới vào tổng số 18 văn bản văn học (kế cả văn ban học chính thức và văn bảnđọc thêm) Trong đó, ở lớp 10 có 12 văn ban: Vận nước (Sư Pháp Thuan), Cáo tatthị chúng (Sư Mãn Giác), Hing trở về (Nguyễn Trung Ngạn), Nhàn (Nguyễn BinhKhiêm), Hưng Đạo Đại Vương Tran Quốc Tuan (Trích Đại Việt sử kí toàn thư -
32
Trang 37Ngô Si Liên), Thai Sw Ti ran Thi Độ (Trích Đại Việt sử kí toàn thư - Ngô Sĩ Liên),Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên (Trích Truyén ki mạn lục - N guyén Dữ), Tựa
Trích diễn thi tập (Hoàng Đức Luong), Hiển tài là nguyên khí quốc gia (Thân
Nhân Trung), Tình cảnh lẻ loi của người chỉnh phụ (Trích Chỉnh phụ ngâm - DangTrần Côn, Đoàn Thị Điểm dịch), Các trích đoạn trong Truyện Kiều (Nguyễn Du):Nổi thương mình, Chí khí anh hùng, Thê nguyễn và ở lớp 11 có 6 văn bản: Bài cangắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát), Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiều), Vịnh khoa thi
Hương (Trần Tế Xương), Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự - Lê HữuTrac), Chiếu cầu hiên (Ngô Thì Nhậm), Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ);
đưa hai văn bản từ học chính thức sang học thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn
(Chu Mạnh Trinh), Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến); điều chuyển bài Tự tinh(Hồ Xuân Hương) lên học ở lớp 11 thay cho học ở lớp 10 của chương trình cũ
Ngoài ra, chương trình thực hiện phân hóa bằng cách đưa vào chương trình
nâng cao một số văn bản mà chương trình cơ bản không học hoặc đọc thêm Cụ thé,
đối với chương trình ở bộ sách nâng cao, ngoài việc đưa thêm các văn bản mới như
trong bộ sách Ngữ văn (chuẩn), còn thêm một số văn bản khác: Hàn Nho phong vịphú (Nguyễn Công Trứ), Nổi sau oán của người cung nữ (Trích Cung oán ngâmkhúc - Nguyễn Gia Thiéu), Phẩm bình nhân vật lịch sử (Lê Van Huu), Thai phó Tô
Hiến Thành (Trích Đại Việt sử lược), Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa (Trích Phạm
Tải - Ngoc Hoa) Cha tôi (Trích Đặng Dich Trai ngôn hành lục - Dang Huy Trú),
Tiến sĩ giấy (Nguyễn Khuyến), Đổng Mẫu (Trích tuồng Sơn Hậu)
Các văn bản tác phẩm văn học trung đại Việt Nam tuyên chọn sách giáokhoa Ngữ văn chỉnh lý hợp nhất 2000 được xếp theo tiến trình phát triển của lịch sử
văn học, theo từng giai đoạn Mỗi giai đoạn văn học đều có các bài đọc thêm Phần
văn học trung đại Việt Nam ở bậc Trung học phổ thông, học sinh sẽ được học vàocuối học kỳ một của lớp 10 đến đầu cuối học kỳ một của lớp 11 Điều này giúp họcsinh thuận tiện trong việc khai thác tác phẩm văn học gan liền với bối cảnh lich sử,văn hóa, xã hội của thời đại mà nó ra đời.
Sách giáo khoa chương trình 2006 ở cả hai bộ cơ bản và nâng cao đã có sự
kê thừa và cải tiên so với chương trình trước đó Trong sách Wgữ văn cơ bản và
33
Trang 38nâng cao, xác tác phẩm văn học trung đại được chọn theo thé loại nhưng cũng đượcsắp xếp theo tiến trình lịch sử văn học Trong sách Wgữ văn nâng cao, có thêm phần
nâng cao ở một số phương diện, dù được biên soạn theo chương trình chuẩn Việc
bổ sung thêm một số thể loại văn mới như thể loại sử ki, văn bia, tựa, chiếu, điêutran đặc biệt việc tăng cường một sỐ lượng đáng kế văn ban nghị luận (Cáo,chiếu, diéu tran, tựa ) đã đem lại những hiệu quả đáng kể: Giúp tăng cường banchất văn hóa của văn học, văn học không chỉ được nhìn nhận từ bản chất tham mi
ma còn được xem xét trong bản chat văn hóa; thay được tính chat phong phú, đa
dạng, toàn diện của nên văn học trung đại Việt Nam
Có thé nói, thay đổi đáng ké của nội dung chương trình 2006 về phan vănhọc trung đại Việt Nam trước hết là các bài học được biên soạn theo quan điểm tíchhợp: xuất phát từ một văn bản đọc hiểu đề triển khai việc dạy và học các phân mônVăn học, Tiếng Việt và Làm văn Ở chương trình bậc THCS, các nội dung dạy học
được tô chức theo kiêu văn bản Đến THPT, chương trình được tích hợp theo cụmthé loại bám sát vào các giai đoạn lịch sử Bên cạnh đó là việc đa dạng hóa nội dung
tri thức thông tin, đặc biệt là tri thức về hệ thống thể loại văn học trung đại ViệtNam, giúp giáo viên và học sinh THPT có cái nhìn toàn diện, bao quát hơn về diệnmạo văn học truyền thống của dân tộc mình
Ưu điểm của chương trình 2018 là thiết kế một chương trình thống nhất,
xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 nối kết, liên thông, tạo thành một chỉnh thể chương
trình chặt chẽ, có hệ thống, khoa học và phát triển có trình tự Chương trình bám
sát vào một trục duy nhất là trục kĩ năng dé hình thành và phát triển năng lực vừanêu theo các mức độ khác nhau, phù hợp với trình độ và lứa tuổi của HS ở cáccấp/ lớp khác nhau Như vậy, chương trình 2018 sẽ không có sự lặp lại các tác giả,tác phẩm giữa các khối lớp với nhau như chương trình trước Chang hạn, thơ Nômcủa Hồ Xuân Hương đã được dạy ở chương trình cấp Trung học cơ sở thì sẽ không
có sự xuất hiện của nội dung này ở cap Trung học phé thông Bên cạnh đó, phanvăn học trung đại trong chương trình GDPT được sắp xếp theo nhóm thé loại,không theo tiến trình lịch sử như các chương trình trước đó Thế nên, chương trình
có định hướng mở về ngữ liệu, không áp đặt tác phẩm cụ thé cho từng thể loại
34
Trang 39Các bộ sách giáo khoa khi biên soạn cũng đặc biệt chú trọng cung cấp cho họcsinh những hiểu biết về đặc trưng thé loại được thé hiện trong phan Tri thức ngữ
văn ở đầu mỗi bài học
Trước đây, chương trình được thực hiện băng một bộ sách thống nhất trên cảnước Với chương trình mới (2018), Bộ Giáo dục và Dao tạo chi ban hành khungchương trình, nêu lên các nội dung cốt lõi cần dạy và học Các tác giả SGK và giáoviên có thể tự chọn những văn bản cụ thé nhằm đạt được mục tiêu bài học, mục tiêuchương trình môn học Chương trình sẽ theo hướng mở Giáo viên có thể tự chọn
bất kì bộ sách nào cũng như sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau về cùng một
van dé/ dé tài mà bản thân nhận thấy phù hợp với địa phương, giúp cho việc day vàhọc đạt hiệu quả.
Ngoài ra, chương trình Ngữ văn 2018 thực hiện phân hóa bằng nội dungchương trình với các yêu cầu khác nhau Bắt đầu vào cấp Trung học phổ thông, học
sinh sẽ được học chương trình phân hóa bằng các chuyên đề học tập mở rộng,chuyên sâu về các phần tiếng Việt, làm văn và văn học, nhằm đáp ứng nguyện
vọng, xu hướng của cá nhân HS Như vậy trên cơ sở khung chương trình cơ bản,
HS có thé lựa chọn theo các thiên hướng tự nhiên hay xã hội tùy vào năng lực, sởtrường của mình.
2.1.3 Phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện trong nhà trường
Việc dạy và học các văn bản văn học trung đại Việt Nam trong chương trình
phô thông cho đến nay vẫn còn là nỗi trăn trở cho người dạy lẫn người học Bởi lẽ,
việc giải mã và truyền đạt những thông điệp của những tác phẩm mà người xưa đãgởi gam qua từng câu chữ cho người học, người tiếp nhận thời hiện đại hiéu được,
cảm được là vấn đề khó khăn Nguyên nhân trước hết là do rào cản về ngôn ngữ,
bởi tat cả những văn bản được các soạn giả tuyển chọn đưa vào sách giáo khoa đều
là những tác phẩm đạt trình độ mẫu mực, có tính cô điền, là tinh hoa của văn họcquá khứ, tất cả được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, có phần xa lạ với ngôn ngữ tiếngViệt hiện đại hôm nay Thứ đến, khi tiếp nhận văn bản, để hiểu và cảm được nộidung của nó, người đọc cần phải hiểu rõ môi trường văn hoá thời trung đại; tư duy
của con người thời trung đại; tư tưởng và ý thức hệ chính thống thời trung đại gắn
35
Trang 40với Phật - Lão - Nho cùng quan niệm Tam giáo đồng nguyên; nắm được hệ thốngthé loại có tính quy phạm; hiểu được các điển có điển tích trong các tác phẩm Vi
thé, chương trình văn học trung đại qua các giai đoạn cũng đã có những thay đổi
cho phù hợp hơn với tình hình dạy và học ở mỗi thời kì.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp tiếp cận tác phẩm cũng như phương phápdạy học văn đang được sử dụng dé day hoc van hoc trung dai trong các nha trườngViệt Nam như: phương pháp tích hop, tiếp cận tác pham dưới góc nhìn văn hóa,phương pháp xã hội học ; phương pháp thuyết trình, đọc diễn cảm, phương pháp
so sánh trong phân tích văn học, dạy học nêu vấn đề, phương pháp gợi mở, thảo
luận Nhưng không một phương pháp nào là toàn năng, cũng không có phương pháp nào là vô dụng, bởi vậy, trong dạy học văn nói chung và dạy học văn họctrung đại nói riêng, giáo viên cần căn cứ vào đặc trưng từng bài học, từng đối tượnghọc dé lựa chọn phương pháp dạy học hợp lí hoặc kết hợp vận dụng nhiều phương
pháp dé có thé phát huy đồng bộ thế mạnh của các phương pháp
Có thé nhận thay một số cải tiến về phương pháp day học trong chương trình
và sách giáo khoa 2006 so với chương trình và sách giáo khoa trước đó Ba phân môn
Văn học, Tiếng Việt và Làm văn đã được kết hợp trong các bài học của một bộ sáchgiáo khoa Từ một văn bản làm ngữ liệu dé từ đó đọc hiểu, rèn kỹ năng làm văn va
cung cấp tri thức về Tiếng Việt Điều này, ngay trong Lời nói đầu của sách giáo khoa
Ngữ văn 10 nâng cao, tập 1, các soạn giả đã nêu rõ: “Dé rèn luyện năng lực đọc - hiểu
văn bản được tốt, sách giáo khoa sắp xếp các tác phâm, đoạn trích theo thể loại, phù
hợp với từng thời kỳ lịch sử văn học, cung cấp tri thức về tác giả, tác phẩm, chú thích
từ ngữ, nêu các câu hỏi hướng dẫn học bài, bổ sung bài tập nâng cao, tri thức đọc
-hiểu Các bài khái quát về lịch sử văn học, về tác gia tiêu biểu sẽ giúp cho việc hiểu
văn học Việt Nam tương đối có hệ thống Học sinh được cung cấp một số kiến thức
lý luận văn học sơ lược dé đọc - hiểu văn ban văn học Trong các hoạt động đọc, cácnăng lực ay sé dugc tich hop, tao thanh nang luc doc mét cach ding dan, sâu sắc va
có văn hoá” [45, tr 3] Với nguyên tắc dạy học tích hợp và phát huy tính tích cực, chủđộng của học sinh, hai bộ sách giáo khoa Ngữ văn chương trình 2006 chú trọng thiết
kế các hoạt động học tập cho học sinh trong tất cả các bài học
36