Trong giai đoạn này, Tòa án xét xử lại những vụ án mà bản án và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị, thông qua đó nhằm kịp thời phát hiện và khắc p
Trang 1- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỞNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Phan Thị Thanh Mai
PHÚC THẤM:
TRONG TO TUNG HINH SU VIỆT NAM
CHUYEN NGANH: Luật hình su
Trang 2\Thong báo về việc kháng cáo, kháng nghị và hau qua
của việc kháng cáo, kháng nghị
Bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị
-Quyền hạn của Tòa án cấp phúc thẩm
Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ
31
38
3840
42 44 50 51 52
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài và tình hình nghiên cứu
: Phúc thẩm là một giai đoạn quan trọng trong tố tụng hình sự Việc quy định đầy đủ, hợp lý và việc áp dụng đúng đắn, thống nhất các chếđịnh về phúc thẩm góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của tố tụnghình sự Trong giai đoạn này, Tòa án xét xử lại những vụ án mà bản án
và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc
kháng nghị, thông qua đó nhằm kịp thời phát hiện và khắc phục những sai lầm, thiếu sót của Tòa án cấp dưới cả về nội dung cũng như về hìnhthức tố tụng; đảm bảo sự công bằng của pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhànước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo và những
người tham gia tố tụng khác
Sự phát triển của các chế định về phúc thẩm gắn liền với sự pháttriển của pháp luật tố tụng hình sự nước ta Sau Cách mạng tháng Tám,ngay từ những ngày đầu thành lập nước, thủ tục phúc thẩm đã được quy
định và áp dụng trong hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố
tụng và ngày càng được hoàn thiện Ngày 28/6/1988, BLTTHS đầu tiên
da dược ban hành, các quy định về phúc thẩm được tập hợp có hệ thống,
khoa học trong Chương XXII và XXHI của BLTTHS
Tuy các quy định về phúc thẩm đã có một quá trình phát triển lâu
dài va đã được pháp điển hóa trong BLTTHS cũng như đã qua hai lần sửa
đổi bổ sung vào những năm 1990 và 1992, nhưng các quy định của pháp
luật về thủ tục phúc thẩm chưa được thật đầy đủ, chính xác và hoànchỉnh Mặt khác, những hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về nhữngquy định của pháp luật tố tụng hình sự về phúc thẩm được đề cập đếntrong các báo cáo sơ kết, tổng kết của TANDTC, trong các thông tư liênngành của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ vẫn còn nhiềuthiếu sót, chưa đầy đủ dẫn đến hạn chế trong việc áp dụng luật như: Chưa
có khái niệm đầy đủ, chính xác về phúc thẩm; quyền kháng cáo, khángnghị và việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị chưa quy địnhđầy đủ và chặt chế; phạm vi xét xử phúc thẩm chưa được giải thích rõràng; thủ tục phiên tòa phúc thẩm chưa được quy định cụ thể mà chỉ áp
Trang 5dụng tương tự thủ tục phiên tòa sơ thẩm; quyền hạn của hội đồng xét xử chưa rõ ràng; chưa xác định rõ những căn cứ để Tòa án cấp phúc thẩm
thực hiện những quyền hạn của mình v.v
Do có những điểm chưa đầy đủ, hoàn thiện trong quy định của phápluật về phúc thẩm, cùng với việc hướng dẫn giải thích của các cơ quan có
thẩm quyền chưa rõ ràng, đầy đủ nên đã dẫn đến việc còn nhiều quan
điểm không thống nhất, nhiều cách hiểu khác nhau đối với cùng một vấn
đề và dẫn đến việc vận dụng thiếu thống nhất trong thực tiễn xét xử của
các cấp Tòa án, làm hạn chế hiệu quả của xét xử phúc thẩm Nhiều
trường hợp do những vướng mắc bởi các quy định của pháp luật không rõ
ràng hoặc do cách hiểu không thống nhất dẫn đến việc các sai lầm của
Tòa án cấp dưới không được khắc phục kịp thời, không bảo vệ đượcquyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo và những người tham gia tố tụng
khác, làm giảm uy tín của Tòa án và làm cho mục đích của phúc thẩm
không đạt được.
Việc nghiên cứu đề tai này có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn
hiện nay, khi BLTTHS đang chuẩn bị được sửa đổi, đồng thời đáp ứng
được yêu cầu của dé tài cải cách tư pháp mà miột trong những nội dung
cơ bản đó là: "Phản định thẩm quyền xét xử giữa Tòa án cấp huyện, cấp
tỉnh, Tòa án tối cao dua trên nguyên tắc hai cấp xét xi", theo đúng tinhthần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCHTW Dang khóa VIII: "Thực
hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, bỏ thủ tục sơ chung thẩm của TANDTC
Xem: Chuyên dé đổi mới các co quan tư pháp: Những uấn dé lý luận va thực tiễn Bộ
Tư pháp 1994, tr 11.
Trang 6khác, luận án nghiên cứu sinh của tác giả Phạm Gia Cương Ở các góc độ
tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung các công trình nghiên cứu đã làm
sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn xét xử phúc thẩm.Mặc dù vậy vẫn còn rất nhiều những vấn đề lý luận và thực tiễn cần được
tiếp tục đi sâu nghiên cứu Vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện,
bao trùm toàn bộ giai đoạn phúc thẩm, đề xuất được những giải pháp hợp
lý trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn đối với những vấn đề còn
vướng mắc là một yêu cầu thiết yếu, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi
BLTTHS đang chuẩn bị được sửa đổi, đồng thời đáp ứng được yêu cầu
của cải cách tư pháp.
Những lý do nêu trên đã giải thích cho tính cấp thiết của đề tài mà
chúng tôi đã lựa chọn để nghiên cứu
2 Mục dích, phạm vi, nhiệm vụ và phương phápnghiên cứu
Mục dich va phạm vi nghiên cứu:
Trên cơ sở các quy định của pháp luật trước khi ban hành BLTTHScũng như những quy định của pháp luật tố tụng: hiện hành về phúc thẩm
và thực tiễn áp dụng các chế định này trong hoạt động xét xử những năm
gân đây, chúng tôi đặt ra cho mình mục đích nghiên cứu những vấn đề cơbản về thủ tục phúc thẩm, liên hệ với thực tiễn xét xử và dé xuất nhữngkiến nghị cần thiết để bổ sung, hoàn thiện pháp luật tố tụng về phúcthẩm
Phúc thẩm là một chế định có nội dung rộng và phức tạp liên quan
đến nhiều chế định khác trong pháp luật tố tụng hình sự Bởi vậy, trongphạm vi của một luận án cao học, không thể xem xét và giải quyết mọivấn đề một cách sâu sắc và toàn diện Chúng tôi chỉ dừng lại ở phạm vitrình bày những vấn đề cơ bản của phúc thẩm và tập trung đi sâu nghiên
cứu làm rõ tính chất của phúc thẩm; kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm;
phạm vi xét xử phúc thẩm và quyền hạn của Tòa án khi xét xử phúcthẩm
Nhiệm vu nghiên cứu:
Trang 7Với mục đích và phạm vi nghiên cứu trên, chúng tôi tập trung giải
quyết những vấn đề sau đây:
- Nghiên cứu bản chất pháp lý của các chế định cơ bản về phúcthẩm
- Xác định các đặc điểm của trình tự phúc thẩm, so sánh với trình tự
sơ thẩm và giám đốc thẩm, tái thẩm, trên cơ sở đó đưa ra khái niệm phúcthẩm
- Phân tích các quy định của pháp luật BLTTHS hiện hành về phúcthẩm và những điểm còn hạn chế trong quy định hiện hành
- Liên hệ với thực tiễn áp dụng và đề xuất các giải pháp khắc phụcvướng mắc nhằm hoàn thiện pháp luật về phúc thẩm
Phương pháp nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài này được tiến hành trên cơ sở phương phápluận Mac-Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, cácquan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước phápquyền, cải cách hệ thống tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật Ngoài
phương pháp luận trên, chúng tôi còn sử dụng.các phương pháp nghiên
cứu như: Phân tích, tổng hợp, diễn giải và quy nạp, phương pháp so sánh,phương pháp lịch su, phương pháp hệ thống, phương pháp lý luận kết hợpthực tiễn
Để hoàn thành đề tài, chúng tôi còn dựa vào thực tiễn xét xử các vụ
án hình sự của các cấp Tòa án ở nước ta những năm gần đây và tham
khảo ý kiến của một số nhà nghiên cứu lý luận và các cán bộ thực tiễn
xết xu
3 Kết quả nghiên cứu và cái mới của luận án
Kết quả nghiên cứu và cái mới của luận án thể hiện ở chỗ tác giả đãnghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống các chế định phúc thẩm,đưa ra được khái niệm phúc thẩm trên cơ sở phân tích những dấu hiệuđặc trưng của nó; phân tích nghiên cứu những nội dung cơ bản của chếđịnh phúc thẩm Trên cơ sở lý luận, tổng hợp các quan điểm một cách có
chọn lọc và phê phán, tác giả đã liên hệ với thực tế xét xử và đề xuất
Trang 8những kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật về phúc
thẩm và những kiến nghị khác
Với kết quả khiêm tốt đã đạt được, chúng tôi hy vọng luận án này
có thể được sử dụng cho việc nghiên cứu tham khảo trong quá trình sửađổi, bổ sung BLTTHS Luận án còn có thé dùng làm tài liệu tham khảotrong học tập, giảng dạy, nghiên cứu và hoạt động thực tiễn cau Tòa án.
Mặt khác, do thời gian gấp, trình độ nghiên cứu có hạn, tài liệutham khảo hạn chế nên kết quả nghiên cứu chắc không tránh khỏi nhữngđiểm còn thiếu sót
4 Cơ cấu của luận án
Cơ cấu của luận án bao gồm:
Trang 9CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG
1.1 KHÁI NIỆM PHÚC THẤM
Phúc thẩm là một giai đoạn tố tụng độc lập trong tố tụng hình sự
Việt Nam Trong luật tố tụng hình sự, khái niệm phúc thẩm là một khái
niệm phức tạp, bao gồm nhiều nội dung, nhiều vấn đề khác nhau nhưng
cho đến nay vẫn chưa được các nhà khoa học pháp lý quan tâm nghiên
cứu một cách thỏa đáng Có nhiều tác giả khi nghiên cứu về phúc thẩm
không đưa ra khái niệm phúc thẩm mà chỉ nghiên cứu những quy địnhcủa pháp luật về phúc thẩm Có một số quan điểm về phúc thẩm được
đưa ra nhưng chưa thật đầy đủ, hoàn chỉnh Vì vậy, cho đến nay chưa có
được khái niệm phúc thẩm một cách hoàn thiện, phan ánh đầy đủ bản
chất của phúc thẩm
Trong cuốn "Thuật ngữ pháp lý phổ thông" (Nxb Pháp lý - 1987) cóđưa ra khái niệm: "Xét xứ phúc thẩm là một biện pháp của Tòa án cấptrên kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án và quyết định
của Tòa án cấp dưới chưa có hiệu luc pháp luật bi kháng cáo hoặc kháng
(1
nghị al
Quan điểm này đã nêu được đối tượng va căn cứ của phúc thẩm
nhưng chưa nêu được mục đích của phúc thẩm và có một cách hiểu khác
về tính chất của phúc thẩm so với thực tế xét xử phúc thẩm của nước ta
Theo quan điểm này, phúc thẩm chỉ là việc Tòa án cấp trên kiểm tra tính
hợp pháp và có căn cứ của bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
mà chưa đề cập đến chức năng xét xử lại về nội dung của Tòa ấn cấpphúc thẩm
Quan điểm thứ hai được nêu trong Giáo trình luật tố tụng hình sự
của Trường đại học Luật Hà Nội cho rằng: "Phúc thẩm là một giai đoạncủa tố tụng hùnh sự, trong đó Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại những bản
°) Thuật ngữ phap lý phổ thông - Nxb Pháp ly, 1987, tr 285.
Trang 10án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo
hoặc kháng nghị")
Quan điểm nay cũng nêu được đối tượng va căn cứ của phúc thẩm nhưng cũng không nêu được mục đích của phúc thẩm và chưa xác định
rõ tính chất của phúc thẩm "xé/ /ai" có nghĩa là gì.
Theo chúng tôi, để có được một khái niệm đầy đủ, hoàn chỉnh vềphúc thẩm, chúng ta cần phải làm rõ được những vấn đề sau đây:
pháp luật bi kháng cáo hoặc kháng nghị"
Tính chất của phúc thẩm được thể hiện rõ qua những nét đặc trưng
cơ bản của phúc thẩm, qua những nét đặc trưng đó, chúng ta có thể thấy
rõ được sự khác biệt về tính chất giữa phúc thẩm với các hình thức xét xử
khác.
- Nét đặc trưng thứ nhất của phúc thẩm đó là quyền kháng cáo của
bị cáo và những người tham gia tố tụng khác Sau khi xét xử sơ thẩm, bản
án và quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật ngay, bị cáo vànhững người tham gia tố tụng còn có quyền được yêu cầu xét xử lại mộtlần nữa ở Tòa án cấp trên trực tiếp.(Thông qua kháng cáo, họ thể hiện sựbất đồng và những quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án ở cấp sơ
thẩm, đồng thời đề đạt những nguyện vọng, những yêu cầu cau mình đối
với Tòa án cấp phúc thẩm
Quyền kháng cáo được thể hiện qua việc bị cáo và những ngườitham gia tố tụng khác được quyền kháng cáo đối với bất kỳ bản án sơ
thẩm nào (trừ trường hợp xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm tai Tòa
Gido trừnh luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trường dai học Luật Hà Nội - Nxb Công
an nhân dân, 1997, tr 9.
Trang 11hình sự TANDTC và Tòa án quân sự trung ương) Theo tinh thần củaNghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương Dang khóa VIII
đã nêu rõ: "Thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, bỏ thủ tục xét xử sơ chung thẩm của TANDTC và TAOSTW”(nhằm mục đích đảm bảo quyền kháng cáo cho bị cáo và những người tham gia tố tụngkhác.
Để tạo điều kiện cho bị cáo và những người tham gia tố tụng khác
thực hiện tốt quyền kháng cáo của mình, khi tuyên án, Hội đồng xét xử
phải giải thích cho bị cáo và những người khác về quyền kháng cáo và họ
phải được giao ban sao bản án trong thời hạn 15 ngày Đối với bị cáo vànhững người tham gia tố tụng khác vắng mặt tại phiên tòa, thời hạnkháng cáo chỉ được tính từ ngày họ được giao nhận bản sao bản án hoặctrích lục án; hoặc từ ngày bản sao bản án được niêm yết tại trụ sở chínhquyền địa phương nơi cư trú hoặc làm việc cuối cùng của họ
Quyền kháng cáo của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác
không chỉ được thể hiện qua các quyền của họ mà còn được thể hiện qua
nghĩa vụ của Tòa án trong việc giải quyết kháng cáo của họ Trongtrường hợp kháng cáo hợp lệ thì dù kháng cáo được thực hiện dưới hình
thức nào, với bất kỳ căn cứ hoặc lý do gì, Tòa án cấp phúc thẩm cũng
phải mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét, giải quyết kháng cáo đó, việcchấp nhận hay bác bỏ kháng cáo hợp lệ phải được giải quyết tại phiêntòa Nếu không chấp nhận kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm cũng phảinói rõ lý do của việc không chấp nhận
Tòa án cấp phúc thẩm không được làm xấu di tình trang của bi cáo
nếu không có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của người bị
hại theo hướng bất lợi cho bị cáo Quy định này đảm bảo cho bị cáo yêntâm thực hiện quyền kháng cáo của mình mà không lo sợ điều đó có thểgây hậu quả bất lợi
- Đặc trưng thứ hai của phúc thẩm được thể hiện qua nhiệm vụ củaTòa án cấp phúc thẩm |[Tòa án cấp phúc thẩm kiểm tra tính hợp pháp va
có căn cứ của bản án và quyết định sơ thẩm, đồng thời xét xử lại về mặtnội dung Tính hợp pháp của bản án thể hiện ở chỗ nó phải phù hợp vớipháp luật hình sự về mặt nội dung, định tội, lượng hình và phải phù hợp
với những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về mặt hình thức, đảm
Trang 12bảo về thủ tục tố tụng về thẩm quyền, về quyền và nghĩa vụ tố tụng củangười tham gia tố tụng v.v Tính có căn cứ của bản án và quyết định thểhiện ở chỗ các chứng cứ đưa ra để chứng minh vụ án phải phù hợp với
những sự kiện thực tế của vụ án đã xảy ra
Tòa án cấp phúc thẩm không chỉ xem xét lại bản 4n mà còn là xét
xử lại vụ án Xét xử lại vụ án về mặt nội dung ở cấp phúc thẩm là đi sâu
xác định lại thực chất của vụ án.|Trên cơ sở đánh giá lại những chứng cứ
đã thu thập được ở cấp sơ thẩm và xét những chứng cứ mới, cấp phúc
thẩm có thể có được những quyết định về những vấn đề về nội dung vụ
án và những vấn đề có liên quan khác như định tội, lượng hình, xác định
mức bồi thường v.v Những quyết định này có thể giống hoặc khác sovới quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm Đây là điểm khác biệt của phúc
thẩm so với giám đốc thẩm hoặc tái thẩm Tòa án cấp giám đốc thẩm
hoặc tái thẩm chỉ kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của những bản
án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà không xét xửlại về nội dung Trong trường hợp Tòa án cấp giám đốc thẩm sửa án theohướng giảm nhẹ, có quan điểm cho rằng đó là xét xử lại, theo chúng tôi,Tòa án cấp giám đốc thẩm chỉ xem xét trên cơ sở hồ sơ, tài liệu, nếu thấy
có sai lầm nghiêm trọng trong việc ấp dụng các điều khoản của Bộ luật
hình sự thì sửa lại cho đúng (theo hướng giảm nhẹ) Thực chất, đó cũngchỉ là xem xét lại vụ án về mặt áp dụng luật chứ không phải là xét xử lại
về nội dung
- Nét đặc trưng thứ ba của phúc thẩm đó là phạm vi xét xử phúcthẩm Tòa án cấp phúc thẩm xem xét trong phạm vi kháng cáo, khángnghị, trong trường hợp cần thiết có thể xem xét các phần khác không bị
kháng cáo, kháng nghị Theo quy định này, việc xem xét trong phạm vi kháng cáo, kháng nghị là trách nhiệm còn việc xem xét ngoài phạm vi
kháng cáo kháng nghị là quyền của Tòa án cấp phúc thẩm Đây cũng làđiểm khác biệt của phúc thẩm so với các thủ tục xét xử khác, khi xét xử
sơ thẩm, Tòa án không được xét xử ngoài phạm vi của quyết định truy tốcua Viện kiểm sát, con khi giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, phạm vi xét xử
lại là toàn bộ vụ án mà không phụ thuộc vào nội dung của kháng nghị.
Trang 13- Nét đặc trưng thứ tư của phúc thẩm là trình tự xét xử lại vụ án Nếu như nét đặc thù của giám đốc thẩm là Tòa án chủ yếu căn cứ vào cdc tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xem xét lại tính có căn cứ và hợp pháp của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phúc thẩmtiến hành xét xử lại vụ án bằng một phiên tòa công khai xét xử theonguyên tắc trực tiếp và bằng lời nói.
Bị cáo và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị bắtbuộc phải được Tòa án triệu tập đến phiên tòa để Tòa xét hỏi Tòa án cấpphúc thẩm thông qua việc xem xét những chứng cứ, tài liệu được đưa raxem xét công khai tại phiên tòa và qua việc xem xét lời trình bay va
những lý lẽ tranh luận của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác,
xem xét ý kiến của kiểm sát viên để ra bản án và những quyết định cần
thiết khác Tại phiên tòa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khácđược thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình Khác với giámđốc thẩm hoặc tái thẩm, phiên tòa không phải công khai, việc triệu tập bịcáo và những người tham gia tố tụng khác không phải là bắt buộc và nếu
có được triệu tập, họ cũng không có các quyền như tại phiên tòa sơ thẩm
và phúc thẩm :
- Nét đặc trưng thứ năm của phúc thẩm ,đó là việc bổ sung và xem
xét những chứng cứ mới Giám đốc thẩm và tái thẩm xét lại bản án vàquyết định đã có hiệu lực pháp luật trên cơ sở chứng cứ, tài liệu có trong_ hồ sơ vụ ấn nên vấn đề bổ sung xem xét chứng cứ mới không được đặt ra
TDo việc phúc thẩm không chỉ là kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của
bản án và quyết định mà còn xét xử lại vụ án về nội dung, nghĩa là xemxét tính đúng đắn về mặt thực chất, vì vậy, pháp luật quy định bị cáo vànhững người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị có quyền xuất trìnhnhững chứng cứ mới để bảo vệ quyền lợi cho mình không phụ thuộc vàonhững chúng cứ họ đã đưa ra tại phiên tòa sơ thẩm (vi du: Bi cáo có thé
khai khác với những tình tiết họ đã khai tại phiên tòa sơ thẩm) J>
Viện kiểm sát cấp phúc thẩm cũng có thé tu mình hoặc theo yêu cầucủa Tòa án tiến hành điều tra bổ sung thu thập thêm những chứng cứ mới
để làm sáng tỏ những vấn đề về nội dung vụ án Chứng cứ cũ và mới đều
Trang 14được xem xét tại phiên tòa và là căn cứ để Tòa án cấp phúc thẩm ra bản
án hoặc quyết định
Qua việc phân tích những nét đặc trưng của phúc thẩm ta có thể thấy rõ được tính chất của phúc thẩm và sự khác biệt của phúc thẩm với
các hình thức xét xử khác Theo chúng tôi, Điều 201 BLTTHS về tinh
chất của phúc thẩm cần phải quy định như sau: "Phúc thẩm là việc Tòa
án cấp trên trực tiến xét xử lại những vụ án mà một phần hoặc toàn bộbản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo
hoặc kháng nghĩ".
1.1.2 Đối tượng của phúc thẩm
Như trên đã trình bày, đối tượng của phúc thẩm không phải là những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật mà chính làcác vụ án đó Việc xét xử phúc thẩm không chỉ là xét lại tính hợp pháp và
có căn cứ của các bản án và quyết định sơ thẩm trên cơ sở chứng cứ, tài
liệu có trong hồ sơ vụ án mà là xét xử lại về nội dung thực chất của vụ án
đó Việc xét xử lại đó cũng không chỉ trong phạm vi những phần bản án
bị kháng cáo, kháng nghị và có thể xem xét cả những phần khác ngoài
phạm vi kháng cáo, kháng nghị trong sự xem xét tổng thể nói chung của
vụ án Vì vậy, đối tượng của phúc thẩm là những vụ án mà bản án hoặcquyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc khángnghị Nếu bản án hoặc quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo phúcthẩm hoặc kháng nghị phúc thẩm thì không thuộc thẩm quyền của Tòa áncấp phúc thẩm mà thuộc đối tượng kháng nghị giám đốc thẩm hoặc táithẩm và chỉ có thể được xem xét lại theo các thủ tục đó
| Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xét xử lại những vụ-án mà bản án hoặcquyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật mà bị kháng cáo, khángnghị Việc xác định bản án hoặc quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luậthay chưa cũng là một vấn đề phức tạp và có nhiều ý kiến khác nhau Đểxác định được bản án hoặc quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luậthay chưa ta phải căn cứ vào thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm:Nếu còn trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị, bản án hoặc quyết định
sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; nếu hết thời hạn kháng cáo, kháng
hở ` A 2 ⁄ 2 2 ` Z HH ^⁄ r
nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án và quyết định sơ
11
Trang 15thẩm có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành Do thời hạn kháng
cáo, kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên không giống
nhau, vì vậy, việc xác định bản án hoặc quyết định sơ thẩm có hiệu lực
pháp luật hay chưa trong nhiều trường họp không phải là dé dàng Vấn đềnày chúng tôi xin được đề cập cụ thể trong phần "thời hạn kháng cáo,kháng nghị phúc thẩm"
Trong một số trường hợp đặc biệt, những vụ án mà bản án sơ thẩmhoặc một phần bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật thậm chí đã đượcđưa ra thi hành vẫn có thể được Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại D6 là
những trường hợp sau:
- Trong trường họp kháng cáo quá hạn: Khi đã quá thời hạn khángcáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị, bản án hoặc quyết
định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành Hoặc sau khi
đã xét xử phúc thẩm xong, bản án và quyết định phúc thẩm có hiệu lựcpháp luật ngay sau khi tuyên án, Tòa án cấp phúc thẩm mới nhận được
kháng cáo quá hạn và xét thấy có lý do chính đáng nên đã chấp nhậnkháng cáo quá hạn Như vậy, trong trường hợp này, Tòa ấn cấp phúcthẩm phục hồi quyền kháng cáo cho bị cáo và những người tham gia tố
tụng khác khi họ có lý do chính đáng và Tòa án cấp phúc thẩm phải xét
xử những vụ án mà bản án hoặc một phần bản án đã có hiệu lực phápluật Quy định này nhằm đảm bảo quyền kháng cáo và thể hiện tính nhânđạo của luật tố tụng hình sự nước ta
- Trường hợp thứ hai: Trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm xemxét ngoài phạm vi kháng cáo, kháng nghị Nếu chỉ có kháng cáo, khángnghị đối với một phần của bản án thì phần bản án không bị kháng cáo,
kháng nghị khi hết thời hạn kháng cáo hoặc kháng nghị sẽ có hiệu lực
pháp luật và được đưa ra thi hành Mặc dù vậy, trong trường hợp cầnthiết, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn xem xét cả những phần vụ án không
trong phạm vi kháng cáo, kháng nghị nếu có căn cứ để giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự cho bị cáo Quy định này cũng thể hiện tính nhân đạo củaluật tố tụng hình sự nước ta, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho b
cáo.
Trang 16Cả hai trường hợp đặc biệt mà Tòa án cấp phúc thẩm xem xét cảnhững vụ án mà bản án hoặc một phần bản án sơ thẩm đã có hiệu lựcpháp luật đều là những trường hợp nhằm để đảm bảo quyền tố tụng và lợi
ích hợp pháp cho bị cáo mà không ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của
bất kỳ người tham gia tố tụng nào khác, thể hiện tính nhân đạo trong
pháp luật tố tụng của nước ta |
1.1.8 Căn cứ để tiến hành phúc thẩm
Nguyên tắc hai cấp xét xử không có nghĩa là bất kỳ vụ án nào cũng
cần phải qua cả hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm Theo quy định tại
Điều 204 BLTTHS: "Tòa án cấp trên trực tiếp chỉ xét lại những ban án
hoặc quyét định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bi kháng cáo hoặckháng nghị" Như vậy, căn cứ để tiến hành phúc thẩm là kháng cáo,kháng nghị phúc thẩm Hay nói cách khác, căn cứ làm phát sinh trình tựphúc thẩm là kháng cáo kháng nghị phúc thẩm Căn cứ tiến hành phúcthẩm cũng là một dấu hiệu để phân biệt phúc thẩm với các hình thức xét
xử khác Nếu như căn cứ để tiến hành xét xử sơ thẩm là quyết định truy
tố của Viện kiểm sát, căn cứ tiến hành giám đốc thẩm và tái thẩm làkháng nghị của những người tiến hành tố tụng có thẩm quyền, là nhữngcan cứ mang tính chất quyền lực Nhà nước thì trình tự phúc thẩm ngoài
căn cứ phát sinh là kháng nghị của Viện kiểm sát còn có thể được phát
sinh bởi kháng cáo của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác
| Trong thực tiễn, có những bản án hoặc quyết định sơ thẩm không bi
kháng cáo, điều đó không hoàn toàn có nghĩa là vụ án đã được xét xửđúng người, đúng tội, đúng pháp luật mà vì lý do bị cáo và những ngườitham gia tố tụng khác đã không biết thực hiện quyền kháng cáo của
mình Trong những trường hợp đó, Viện kiểm sát vẫn phải có trách
nhiệm chủ động trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ kháng nghị, phát
hiện những sai lầm, thiếu sót trong việc xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm,
bao vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của công dân Có những
vụ án có sai lầm nhưng do bị cáo và những người tham gia tố tụng khôngkháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị vì không phát hiện được sailầm hoặc kháng cáo, kháng nghị quá muộn nên không được Tòa án cấptrên xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm Trong những trường hợp đó,
13
Trang 17những người có thẩm quyền cần phải xem xét qua công tác kiểm sát xét
xử, giám đốc xét xử, nếu phát hiện có căn cứ phải kháng nghị theo thủtục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm để sửa chữa những sai lầm đó
| Tòa án cấp sơ thẩm nếu trong quá trình xét xử phát hiện có những
sai lầm, thiếu sót nhưng không thể tự mình giải quyết, khắc phục thì saukhi xét xử xong cũng phải có trách nhiệm trao đổi với Viện kiểm sátcùng cấp để Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nếu Việnkiểm sát không kháng nghị thì Tòa án cấp sơ thẩm phải báo cáo lên Tòa
án cấp trên trực tiếp về những sai lầm, thiếu sót đó để xét lại bằng thủ tục
giám đốc thẩm Nói tóm lại, căn cứ để tiến hành phúc thẩm là kháng cáo,kháng nghị phúc thẩm, nếu không có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩmthì sẽ không phát sinh trình tự phúc thẩm, mọi sai lầm, thiếu sót trong
bản án phải được khắc phục, sửa chữa bằng hình thức tố tụng đặc biệt đó
là giám đốc thẩm hoặc tái thẩm )
{ Mục đích của phúc thẩm nhằm sửa chữa những sai lầm trong bản án
và quyết định sơ thẩm chưa có hiéu lực pháp luật bi kháng cáo, kháng
nghị; dam bảo cho việc áp dụng pháp luật được đúng đắn, thống nhất,bao vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân }
| Mục đích trước hết của phúc thẩm đó là sửa chữa những sai lầm
trong các bản án và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật Tòa
án cấp phúc thẩm, trong khi kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ và
trong quá trình xét xử lại vụ án về nội dung, có khả năng phát hiện nhữngsai lầm, những vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp
sơ thẩm, nhanh chóng khắc phục và sửa chữa những sai lầm, thiếu sót
đó Bằng quyền hạn của mình, Tòa án cấp phúc thẩm không chỉ sửa chữasai lầm của Tòa án cấp dưới một cách gián tiếp qua việc hủy để điều tra
hoặc xét xử lại, Tòa án cấp phúc thẩm còn có quyền trực tiếp sửa chữacác sai lầm, thiếu sót đó qua việc sửa án và hủy, đình chỉ vụ án Nếu xét
Trang 18thấy việc áp dụng pháp luật hình sự, dân sự về nội dung có sai lầm hoặc
sự đánh giá của Tòa án cấp sơ thẩm không đúng với thực chất của vụ án,
Tòa án cấp phúc thẩm có thể sửa án theo hướng tăng nặng hoặc giảmnhẹ Nếu có căn cứ theo luật định, Tòa án cấp phúc thẩm hủy và đình chỉ
vụ án.
Phúc thẩm trong tố tụng hình sự là một hình thức giám đốc của Tòa
án cấp trên đối với hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới | Bằng VIỆC xét
xử phúc thẩm, Tòa án cấp trên khắc phục những sai sót của Tòa án cấpdưới, qua đó hướng dẫn Tòa án cấp sơ thẩm hiểu và vận dụng đúng phápluật, bản án phúc thẩm phải là mẫu mực để Tòa án cấp sơ thẩm học tập,rút kinh nghiệm Để làm tốt được nhiệm vụ này, Tòa án cấp phúc thẩmphải ra bản án và quyết định đúng pháp luật, việc cải sửa án sơ thẩm, hủy
án hoặc y án sơ thẩm phải rất chính xác Tuy nhiên, trong thực tiễn xét
xử những năm vừa qua không ít bản án hoặc quyết định phúc thẩm không
đúng pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, không những
không giúp Tòa án cấp sơ thẩm sửa chữa thiết sót, sai lầm trong việc ápdụng pháp luật mà còn dồn gánh nặng công việc cho Tòa án cấp giámđốc thẩm Thậm chí, có những trường hợp Tòa'án cấp sơ thẩm xử đúng,Tòa án cấp phúc thẩm xét xử sai, bị Tòa ấn cấp giám đốc thẩm hủy ánphúc thẩm và chấp nhận án sơ thẩm xử đúng, làm cho vai trò của Tòa áncấp phúc thẩm không được phát huy và mục đích của phúc thẩm không
đạt được Chính vì vậy, việc nâng cao tính chính xác của bản án hoặc
quyết định phúc thẩm là việc phải tiến hành thường xuyên và phải coi là
nhiệm vu trọng tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự
-Bằng việc sửa chữa những sai lầm, thiếu sót trong bản án và quyếtđịnh của Tòa án cấp dưới, Tòa án cấp phúc thẩm còn thực hiện mục đíchbảo vệ lợi ích của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo và của
các công dân khác, đảm bảo không để lọt tội phạm, không làm oan người
VÔ tdi | N
Nếu cấp sơ thẩm bỏ lọt tội, xử quá nhẹ, buộc bồi thường khôngđúng pháp luật, làm thiệt hại cho Nhà nước và các tổ chức xã hội, khôngđảm bảo sự cương quyết triệt để trong đấu tranh phòng chống tội phạm,không đảm bảo sự chuyên chính của Nhà nước thì Tòa án cấp phúc thẩm
15
Trang 19phải tiến hành cải sửa lại cho đúng trong điều kiện luật định để đảm bảo lợi ích của xã hội Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm xử không đúng người,
đúng tội, xét xử oan người vô tội, quyết định bồi thường sai dẫn đếnviệc làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo và những
người tham gia tố tụng, Tòa án cấp phúc thẩm phải kịp thời, nhanh chóng
khắc phục những sai sót đó của Tòa án cấp dưới, phải cải sửa hoặc hủy
án để đình chỉ vụ án hoặc để tiến hành điều tra, xét xử lại, dam bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, của những người tham gia tố tụng
và của mọi công dân khác.
Từ những vấn đề đã trình bày ở trên, chúng tôi cho rằng khái niệm
phúc thẩm cần phải bao hàm đầy đủ các nội dung sau:
"Phúc thẩm là một giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó Tòa án cấptrên trực tiép xét xứ lại những vụ án mà một phần hoặc toàn bộ ban án
hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc
kháng nghị nhằm khắc phục sai lầm của Tòa án cấp dưới, đảm bdokhông để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo đảm áp dụngthống nhất phápluật, bdo vệ lợi ích xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp cua
= z N4 # Prd ` - A aft
bi cao, NZUOL tham gia tô tung va mol CON dân a
1.2 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHAT TRIEN CUA QUY PHAM
PHAP LUAT VE PHUC THAM TRONG PHAP LUAT TO TUNG
HINH SU VIET NAM
Cách mang tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chu cộng
hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ta đời, mở ra
một thời kỳ mới trong lịch sử phát triển của dân tộc ta Ngay sau khigiành được độc lập, chính quyền cách mạng đã nhanh chóng xây dựng bộmáy Nhà nước cách mạng để kịp thời lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo
vệ nhà nước non trẻ, nhằm kịp thời trừng trị những phần tử phản cáchmạng, giữ gìn an ninh chính tri, an toàn xã hội Cùng với các tổ chức, co
quan khác, hệ thống Tòa án cũng đã nhanh chóng được xây dựng có
nhiệm vụ xét xử các loại tội phạm Tòa án ra đời là công cụ đắc lực phục
vụ cho Nhà nước đề trấn áp tội phạm.
Trang 20Tòa án quân sự được thành lập tạt Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòntheo Sắc lệnh 33/SL ngày 13/9/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký NhữngTòa án này là tiền thân của Tòa án nhân dân sau này Cùng với sự ra đờicủa Tòa án với tu cách là cơ quan xét xử của Nhà nước, việc xét xử phúc
thẩm cũng đã được quy định và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, phù hợp với quá trình phát triển của đất nước, phù hợp với
nhận thức và yêu cầu thực tiễn của xã hội
- Giai đoạn thứ nhất: Từ tháng 8/1945 đến 1959 (trước khi có
Luật tổ chức Tòa án nhân dan 1960).
Sau khi giành độc lập, để bảo vệ thành quả cách mạng trấn áp bọn
tội phạm, Nhà nước ta đã thành lập Tòa án quân sự với chức năng, nhiệmvụ: "Xét xử tất cả những người nào phạm mội việc gì có phương hại đến
nên độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa" (Điều 2 Sắc lệnh33/SL ngày 13/9/1945) Trong hoàn cảnh đất nước lúc đó, để kịp thời trấn
áp bọn tội phạm trấn áp bọn phan cách mạng, thực hiện chuyên chínhnhà nước, Sắc lệnh đã quy định việc xét xử của Tòa án quân sự là chungthẩm, các bản án được thi hành ngay, đương sự không có quyền chống
án Tuy nhiên, đối với các bản án tuyên xử tử các đương sự vẫn có quyềnchống án Điều 3 Sắc lệnh này quy định: "Những quyết định của Tòa án
quân sự sẽ được thi hành ngay không có quyền chống án, trừ các bản án
tuyên xử tử" Có thể nói, việc xét xử phúc thẩm đã có cơ sở hình thành
Các sắc lệnh được ban hành sau đó như Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 về
tổ chức các Tòa án và các ngạch thẩm phán, Sắc lệnh 51/SL ngày
17/4/1946, Sắc lệnh 112/SL ngày 28/6/1946 đã có những quy định cụ thể
về xét xử phúc thẩm, đề ra nguyên tắc hai cấp xét xử và những quy định
cụ thể khác về việc kháng cáo, kháng án khuyết tịch và thẩm quyền của
Tòa án khi xét xử phúc thẩm
Ngày 9/11/1946, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông
qua Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta Hiến
pháp 1946 ra đời có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử lập pháp của Nhà
nước ta, bản Hiến pháp cũng đã quy định việc thành lập các Tòa án,trong đó có Tòa án phúc thẩm, đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử vàquyền chống án của bị cáo (Điều 63 Hiến pháp 1946)
17
LA 445
Trang 21Sau khi Hiến pháp 1946 ra đời, các văn bản pháp luật về phúc thẩm
tiếp tục được ban hành cụ thể hóa nguyên tắc hai cấp xét xử Sắc lệnh số 85-SL ngày 22/5/1950 quy định: "Công tố viên có quyền kháng cáo cảviệc Hình và việc Hộ” (Điều 15) "Về việc hình, người bị thiệt hai cóquyền kháng cáo để xin tăng hình phạt, tiên bồi thường và các khoản bồihoàn" Thông tư số 1828-VHC ngày 18/10/1955 của Bộ Tư pháp vềquyền chống án và thời hạn chống án, quy định rõ những người có quyền
chống án, kháng án, khuyết tịch và thời hạn thực hiện các quyền đó.Trong thời kỳ kháng chiến, vì điều kiện giao thông liên lạc khó
khăn, để dam bao cho việc xét xử được kịp thời nên có ủy ban hànhchính liên khu đã ủy quyền cho các Tòa án nhân dân tỉnh xử chung thẩmmột số việc hình - hộ không đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử Sau
ngày hòa bình lập lại công tác xét xử ngày càng phức tap, cần có sự lãnh
đạo tập trung thống nhất, cho nên về mặt tổ chức cần phải theo đúng các
nguyên tắc đã được các văn bản pháp luật quy định Thông tư số1459/HCTP ngày 19/8/1955 đã nhấn mạnh: "Vguyên tắc hai lần xét xử làmột trong những nguyên tac tố tung của nhân dân cần phải duoc bdodam" Riêng đối với các vụ phạm pháp về chính tri, từ sau Cách mangtháng Tám, theo Sắc lệnh số 21 ngày 14/2/1946 và Sắc lệnh số 156/SLngày 17/11/1950 vẫn chỉ xử một cấp và chung thẩm ngay Do nhân dân
ta mới giành được chính quyền phai đối phó với tình hình gay go phứctạp và phải bắt tay vào cuộc kháng chiến trường kỳ ác liệt, trong hoàncảnh đó, một số nguyên tắc pháp lý dân chủ chưa được thực hiện đầy đủ.Sau ngày hoà bình lập lại, trong hoàn cảnh mới, Dang và Nhà nước tachủ trương mở rộng dân chủ nên thống nhất Tòa án quân sự với hệ thốngTòa án thường, đồng thời thống nhất áp dụng nguyên tắc hai cấp xét xử.Sắc lệnh số 12-SL được ban hành ngày 30/3/1957 đặt Tòa án nhân dân
phúc thẩm và sửa đổi thẩm quyền xét xử các vụ án chính trị của Tòa ánnhân dân Sắc lệnh nói trên giao cho Tòa án nhân dân tỉnh thẩm quyền
xét xử sơ thẩm về các vụ án chính trị là phúc đáp được yêu cầu thực tế,đồng thời giải quyết tình trạng bất hợp pháp là chế độ ủy quyền xét xử,
chế độ này không còn lý do tồn tại nữa trong hòa bình và trong khi chúng
ta tăng cường chế độ pháp trị dân chủ Mặt khác, các Tòa án nhân dân
phúc thẩm va Toa án nhân dân tinh đã được dần dần tăng cường thì việc
Trang 22xét xử hai cấp đối với các vụ phạm pháp chính trị không gặp khó khăn,trở ngại nhiều như trước Nguyên tắc hai cấp xét xử cần được thực hiệnđầy đủ đối với các vụ án chính trị cũng như đối với các việc bình thường
khác.
Thông tư số 1458/HCTP ngày 19/8/1955 của Bộ Tư pháp có đặt vấn
đề biệt lệ trong việc thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử đối với các vụ án
hộ và hình thường "7a án nhân dân phúc thẩm nếu nhận thấy tính chất quan trọng của vụ án, thấy cân phải do Tòa án nhân dân phúc thẩm xửthì có thể giữ lại để xử sơ thẩm và chung thẩm ngay" Sau đó, do sự phát
triển của tổ chức tư pháp và do chủ trương bảo đâm đầy đủ quyền bàochữa của bị cáo và các đương sự khác, vì vậy, biệt lệ nói trên cần đượcbãi bỏ Theo Sắc lệnh số 12 không nói đến trường hợp biệt lệ, đối với các
vụ án hình và hộ đều nhất luật thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử
Tóm lại, trong giai đoạn đầu của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộnghòa mặc dù phải thực hiện nhiệm vụ cách mạng quan trọng là chiến đấuchống thù trong giặc ngoài, nhưng Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng xây
dựng bộ máy Nhà nước, trong đó có cơ quan xét xử là Tòa án và thực
hiện hai cấp xét xử cũng như đã có những quy định cụ thể về việc xét xử
phúc thẩm Thực hiện tốt việc xét xử lại những bản án bị kháng cáo làm
cho nhân dân ngày càng tin tưởng vào chế độ xã hội và hệ thống pháp
luật mà Nhà nước ta đang xây dựng.
- Giai đoạn thứ 2: Tir 1960 đến 1988 (trước khi có BLTTHS
Liat tổ chức Tòa án nhân dân ngày 14/7/1960 Kể từ khi hệ thống Tòa án
được thành lập đến nay mới có Luật tổ chức, đánh dấu bước phát triểnmdi của ngành Tòa án
Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 đã kế thừa truyền thống hai
cắp xét xử của Sac lệnh số 13 năm 1946 và nguyên tắc này trở thành
nauyên tac luật định TANDTC tiếp tục ra những văn ban hướng dẫn việc
19
Trang 23xét xử phúc thẩm như: Công văn số 507/TC ngày 2/4/1963 về thủ tục gửi
hồ sơ án bị kháng án hoặc bị kháng nghị; Công văn số 1932/NCPL ngày
4/9/1963 giải đáp về thủ tục kháng cáo, kháng án; Công văn số
2014/NCPL ngày 18/11/1963 về giải quyết don kháng cáo quá han; Công
văn số 244/TC ngày 1/3/965 về quyển hạn của Tòa án phúc thẩm
Ngày 19/5/1967, TANDTC ra Thông tư số 03-NCPL, lần đầu tiên hướngdẫn có hệ thống về trình tự tố tụng phúc thẩm hình sự Văn bản này đãđáp ứng một đòi hỏi cấp thiết trong hoàn cảnh pháp luật về trình tự tốtụng hình sự của ta còn thiếu nhiều quy định (về thời hạn kháng cáo,
kháng nghị, về quyền thu thập tài liệu trước khi mở phiên tòa đã góp
phần bảo đảm việc xét xử ở các Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm ngày
càng nhanh chóng hơn, tạo điều kiện cho Tòa án nhân dân xét xử đúngngười, đúng tội, đúng pháp luật và kịp thời Việc xét xử lại vụ án về nộidung cho phép Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm phát hiện và tự mình sửa
chữa những sai lầm của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm, đâm bảo phương
châm chính xác, không oan, không lọt trong công tác xét xử Mặc dùvậy, Thông tư số 03 ngày 19/5/1967 vẫn còn nhiều điểm hạn chế khi quyđịnh Tòa án cấp phúc thẩm phải xét xử lại toàn bộ vụ án; quyền củanhững người tham gia tố tụng còn chưa được đảm bảo đầy đủ; quyền hạncủa Tòa án cấp phúc thẩm quy định chưa cụ thể v.v Vi vậy, trên cơ sở
rút kinh nghiệm việc thực hiện Thông tư 03, TANDTC xây dung bảnhướng dẫn về trình tự tố tụng phúc thẩm về hình sự (kèm theo Thông tư
số 19-TATC ngày 2/10/1974) để thay thế văn ban cũ, với những quy địnhtương đối đầy đủ và hợp lý hơn
Văn bản này gồm hai phần:
Phần I: Xác định chức năng của Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm làxét xử lại những vụ án đã được xét xử theo trình tự sơ thẩm, khi bản ánchưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hay kháng nghị Nhiệm vụ cụ thểcủa Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm là thẩm tra lại tính chất hợp pháp và
có căn cứ của bản án sơ thẩm và xét xử lại vụ án về nội dung
Phần II: Quy định những vấn đề cụ thể trong trình tự tố tung phúcthẩm hình sự: Kháng cáo và kháng nghị; thủ tục xét xử ở cấp phúc thẩm;
Trang 24quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm trả về để xử lại, sau khihủy bản án sơ thẩm cũng bị kháng cáo, kháng nghi.
Bản hướng dẫn này đã có tác dụng tích cực trong việc hướng dẫn
hoạt động của các Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm Đảm bảo việc xét xửphúc thẩm được nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo sự phối hợp giữa Tòa án
và Viện kiểm sát trong xét xử phúc thẩm nhằm mục đích sửa chữa nhữngsai lầm của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm, xét xử đúng người, đúng tội,
đúng pháp luật, đồng thời đảm bảo quyền của những người tham gia tố
tụng Văn bản này là cơ sở quan trọng để phát triển và hoàn thiện thànhnhững quy định của BLTTHS về phúc thẩm.
Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất Để có thể áp dụng
thống nhất pháp luật trong cả nước, áp dụng các văn bản pháp luật ở
miền Nam cho phù hợp đường lối chính sách của Đảng, ngày 2/7/1976,
Quốc hội khóa VI kỳ họp thứ nhất đã ra nghị quyết quy định: "Ở miền
Nam chưa có sẽ áp dụng những văn bản miền Bắc đã có, như vậy, kể từthời điểm này, việc xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được áp dụng thốngnhất trong cả nước Trong giai đoạn cách mạng mới này, để phù hợp vớitình hình mới, Hiến pháp 1980 đã ra đời thay thế cho Hiến pháp 1959.Tuân theo những quy định của Hiến pháp 1980, Luật tổ chức Tòa án
nhân đân 1981 đã được ban hành ngày 4/7/1981 tại kỳ họp thứ nhất Quốc
hội khóa VII Về cơ bản, chức năng, nhiệm vu của phúc thẩm vẫn được
duy trì như trước đây, mặc dù trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1981
không quy định nguyên tắc hai cấp xét xử nữa
Điều 28 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1981 quy định về thẩmquyền của Tòa phúc thẩm TANDTC đã nêu rõ: "Phúc thẩm những bản
án và quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương và cấp tương đương"
Điều 31 và Điều 34 quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấptỉnh: "Phúc thẩm những bản án và quyết định sơ thẩm của các Tòa án
nhân dân quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh".
Tóm lại: Trong giai đoạn 1960-1988, việc xét xử phúc thẩm vụ án
hình sự đã được quy định rõ ràng, tiến bộ hơn nhiều so với giai đoạn trước.
2
Trang 25- Giai đoạn thứ 3: Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ 1988-1997.
Năm 1985, Bộ luật hình sự ra đời đánh dấu bước phát triển quan
trọng trong lịch sử lập pháp của Nhà nước ta sau 40 năm giành được độclập Sau đó, BLTTHS cũng đã được thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hộikhóa VIII (ngày 25/6/1988), đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi củacông cuộc cải cách tư pháp, đây là BLTTHS đầu tiên của nước ta.BLTTHS đã giành toàn bộ Chương XXII và Chương XXIII quy định thủtục về phúc thẩm Đây là những quy định hoàn thiện và đầy đủ nhất của
nước ta kể từ ngày thành lập nước Đến nay qua hai lần sửa đổi bổ sung,
các chế định về phúc thẩm ngày càng được hoàn thiện phù hợp với thựctiễn xét xử, góp phần tích cực nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án, kịpthời khắc phục những sai lầm trong công tác xét xử, đảm bảo lợi ích của
xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án và các đương sự
khác.
Trang 26CHUONG 2
NHUNG QUY DINH CUA PHAP LUAT HIEN HANH
VE THU TỤC PHÚC THẤM
9.1 KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ PHÚC THẤM
Thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, sau khi Tòa án cấp sơ thẩm
tuyên án, bản án và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay
mà Viện kiểm sát, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác còn cóquyền kháng cáo, kháng nghị để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử
lại.
Thông qua kháng cáo, kháng nghị, Viện kiểm sát, bị cáo và người tham gia tố tụng khác biểu thị sự bất đồng quan điểm của mình đối vớiviệc giải quyết vụ án của Tòa ấn cấp sơ thẩm Kháng cáo là một hìnhthức quan trọng để bị cáo và những người tham gia tố tụng bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình Kháng nghị là một hình thức pháp lý đểViện kiểm sát thực hiện quyền kiểm sát xét xử đối với hoạt động xét xử
của Tòa án Luật tố tụng hình sự nước ta đã có những quy định cụ thể về
những vấn đề có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị như: Chủ thể của
quyền kháng cáo, kháng nghị; thủ tục, thời hạn kháng cáo, kháng nghị;thông báo về kháng cáo, kháng nghị cũng như việc bổ sung, thay đổi và
rút kháng cáo, kháng nghị |
— 9.1.1 Chủ thể của quyền khang cáo, kháng nghị
Việc quy định chủ thể có quyền kháng cáo, kháng iighi và phạm vi
quyền của các chủ thể đó là một vấn đề rất quan trọng Trên cơ sở những
quy định đó, các chủ thể thực hiện quyền của mình và cũng trên cơ sở
các quy định đó, Tòa án xem xét việc kháng cáo, kháng nghị có hợp lệhay không Tùy theo quy định của từng nước mà những chủ thể có quyền
kháng cáo, kháng nghị và phạm vi quyền của họ có những điểm khácnhau nhưng nói chung vấn đề đó đều dược quy định rõ ràng, cụ thể trongBLTTHS Ví du: Điều 325 BLTTHS của Liên bang Nga, và từ Điều 351
23
Trang 27đến Điều 355 BLTTHS Nhật Bản, Điều 129 BLTTHS của nước Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa À1
- Về quyên bháng cáo theo thủ tục phúc thẩm (Điêu 205
BLTTHS Việt Nam)
Những người có quyền kháng cáo được quy định cụ thể như sau:
Bị cáo và đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo đối với bản
án và quyết định sơ thẩm, họ có quyền kháng cáo tất cả các quy địnhtrong bản án sơ thẩm Nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người cónhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì họ vẫn có quyền kháng cáo,đồng thời, đại diện hợp pháp và người bào chữa của họ cũng có quyền
kháng cáo để bảo vệ quyền lợi cho bị caó, đây là quyền kháng cáo độclập, không phụ thuộc vào yêu cầu của bị cáo Trong luật của một số nướclại quy định về việc kháng cáo thay cho bị cáo Ví dự: Điều 353 BLTTHSNhật Bản quy định: "Người đại điện hợp pháp hoặc người quản ly bị cáo
có thể kháng cáo thay mặt bị cáo", hay Điều 355 quy định: "Người đạiđiện theo ủy quyên hoặc luật su bào chữa ở cấp xét xử ban đầu có thé
kháng cáo thay mặt bị cáo".
Người được Tòa án tuyên là vô tội có quyền kháng cáo phần lý do ban án đã tuyên là họ vô tội, trong trường hợp này họ có quyền khángcáo về căn cứ mà Tòa án đã áp dụng để tuyên là họ vô tội
- Người bị hại, đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án
hoặc quyết định sơ thẩm Nếu người bị hại là người chưa thành niên hoặc
là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì đại diện hợp phápcủa họ cũng có quyền kháng cáo Trong trường hợp người bị hại chết thì
đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo để bảo vệ quyền lợi cho
người bị hại đã chết, phạm vi quyền kháng các của những người nàycũng như quyền của người bị hại
Trước đây, theo Thông tư số 19-TATC ngày 2/10/1974 quy định:
Người bị hại không có quyền kháng cáo theo hướng giảm nhẹ cho bị cáo,quy định này là không hợp lý và hạn chế quyền của người bị hại Trongnhiều trường hợp, việc người bị hại kháng cáo theo hướng giảm nhẹ làmong muốn tự nguyện của họ, không phải do bi dụ dé hoặc ép buộc.Thực tế có nhiều trường hợp người bị hại là người thân thích đối với bị
Trang 28cáo (bố, mẹ, vợ (chồng), con ) Việc quy định cho họ có quyền kháng cáo theo hướng giảm nhẹ cho bị cáo không chỉ đảm bảo quyền kháng cáocủa họ mà còn phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc ta Vì vậy,BLTTHS của nước ta đã không hạn chế hướng kháng cáo của người bị
hai
Nguyên đơn dân su, bị đơn dân sự va đại diện hop pháp của họ cóquyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm có liên quan đến
quyền lợi, nghĩa vụ của họ
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện
hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có
liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ
- Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm (Điều 206).
Ngoài việc quy định về quyền kháng cáo, Luật tố tụng hình sự Việt
Nam còn quy định về quyền kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát Điều 206 BLTTHS quy định: "Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiép có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm".
Kháng nghị của Viện kiểm sát đối với bản án hoặc quyết định chưa
có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm không chỉ là quyền mà còn
là hình thức để Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ của mình trong lĩnh
vực kiểm sát xét xử Viện kiểm sát kháng nghị nhằm yêu cầu Tòa án cấptrên trực tiếp xem xét lai ban án hoặc quyết định sơ thẩm mà mình cho là
không có căn cứ hoặc chưa đúng pháp luật.
Về quyền kháng nghị trong TTHS của một số nước có những điểm
khác với quy định của Việt Nam Theo luật tố tụng hình sự của nướcCộng hòa nhân dân Trung Hoa, chỉ có Viện kiểm sát cùng cấp có quyềnkháng nghị (Điều 130 BLTTHS Trung Hoa), hay luật tố tụng hình sựNhật Bản quy định luật sư thực hiện chức năng công tố có quyền kháng
nghị (Điều 373)
Kháng nghị phúc thẩm cũng có điểm khác so với kháng nghị giámđốc thẩm và tái thẩm: Chủ thể có quyền kháng nghị phúc thẩm là Việnkiểm sát cùng cấp với Tòa án đã xử sơ thẩm và Viện kiểm sát cấp trên
trực tiếp; chủ thể có quyền kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm là Việntrưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc cấp trên nữa, Viện trưởng
25
Trang 29Viện kiểm sát cùng cấp không có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
Viện kiểm sát được tổ chức và hoạt động theo hệ thống ngành dọc, cấp dưới phải phục tùng cấp trên nên trong trường hợp có mâu thuẫn giữa hai bản án kháng nghị của hai Viện kiểm sát mà vì một lý do nào đó,
Viện kiểm sát cấp trên không ra lệnh rút kháng nghị của Viện kiểm sát
cấp dưới thì đối với phần mâu thuẫn, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ chấp
nhận để xét kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên Trường hợp hai bản
kháng nghị có tính chất bổ sung cho nhau thì Tòa án cấp phúc thẩm chấp
nhận để xét cả hai bản kháng nghị“
2.1.2 Thủ tục và thời hạn kháng cáo, kháng nghị
(Điều 207-208)
- Thủ tục khang cáo, khang nghĩ:
Nội dung của quyền kháng cáo, kháng nghị là cơ sở để Tòa án cấpphúc thẩm xét lại bản án hoặc quyết định sơ thẩm Vì vậy, việc kháng
cáo, kháng nghị phải được thể hiện bằng những hình thức hợp a va
theo một thủ tục luật định với Tòa án có thẩm quyền
Người kháng cáo có thể thực hiện việc kháng cáo của mình dưới haihình thức: Bằng đơn hoặc trực tiếp trình bày Người kháng cáo phải gửi
đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm Trong trườnghợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại giam phải bảo đảm cho bị
cáo thực hiện quyền kháng cáo Bị cáo gửi đơn kháng cáo thông qua Ban
giám thị trại giam và Ban giám thị trại giam phải tiếp nhận và gửi ngayđơn kháng cáo của bị cáo đến Tòa án đã xử sơ thẩm Người kháng cáocũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm về việc khángcáo Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó Dù kháng cáo dướihình thức nào, nội dung kháng cáo cũng phải ghi rõ thời gian kháng cáo,
tư cách tố tụng của người kháng cáo, kháng cáo về vấn đề gì, lý do khángcáo và yêu cầu của người kháng cáo
© Xem: Hệ thống hóa luật lệ vé tố tụng hành sự TANDTC (1976-1979), tr 214.
Trang 30Viện kiểm sát phải kháng nghị bằng văn bản gửi đến Tòa án đã xử
sơ thẩm Trong bản kháng nghị phải nêu rõ ngày kháng nghị, kháng nghị
về vấn đề gì, lý do và yêu cầu của Viện kiểm sát.
- Thời han khang cáo, khang nghị:
Việc kháng cáo, kháng nghị phải được thực hiện trong thời gian luậtđịnh, nếu quá hạn, kháng cáo, kháng nghị bị coi là không hợp lệ và
không được chấp nhận (trừ trường hợp kháng cáo quá hạn có lý do chính
đáng).
Luật tố tụng hình sự các nước đều quy định rõ về thời hạn khángcáo, kháng nghị Thời hạn này có thể mang tính chất ổn định, không thayđổi như trong luật tố tụng hình sự của Trung Hoa, Nhật Bản nhưngcũng có thể có những thời hạn khác nhau trong những trường hợp khácnhau Ví du: Luật tố tụng hình sự Pháp quy định: Về nguyên tắc, thời hạnyêu cầu phúc thẩm là 10 ngày trừ trường hợp bất khả kháng, từ ngàytuyên án hoặc tống đạt bản án Thời hạn yêu cầu phúc thẩm đôi khi kéodài, vi du: Thời hạn kháng nghị phúc thẩm của chánh biện lý viện công tố
là 2 tháng Thời hạn yêu cầu phúc thẩm cũng có thể rất ngắn: 24 giờ đối với bản án tuyên thả tự do cho bị cáo hoặc liên quan tới việc kiểm tra tư
pháp
Trong luật TTHS Việt Nam, thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ
ngày tuyên án Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thờihạn kháng cáo được tính từ ngày bản sao bản án được giao cho họ hoặcđược niêm yết Thời hạn kháng cáo được tính kể từ ngày đầu tiên saungày tuyên án Trong trường hợp Tòa án xét xử vắng mặt người kháng
cáo thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên sau ngày giao bản sao bản án
hoặc trích lục bản án cho người đó, hoặc tính từ ngày bản án được niêmyết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc làm việccuối cùng của người đó Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày lễ, tết,
cơ quan nhà nước không làm việc thì ngày cuối cùng được tính là ngày
cơ quan nhà nước làm việc lại.
Việc xác định thời điểm người kháng cáo thực hiện quyền kháng
cáo căn cứ vào ngày họ đến Tòa án nộp đơn kháng cáo hoặc kháng cáo bang miệng Nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo
27
Trang 31được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì Trongtrường hợp đơn kháng cáo gửi qua Ban giám thị trại giam thì ngày khángcáo được tính căn cứ vào ngày Ban giám thị nhận được đơn.
Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày tuyên án, cách tính thời hạn kháng nghị và xác định thời điểm kháng nghị tương tự như cách tính thời hạn kháng cáo và xác định thời điểm kháng cáo.
- Kháng cdo qua han (Điều 209)
Kháng cáo, kháng nghị chỉ được chấp nhận khi được thực hiện trong
thời hạn luật định, tuy nhiên, Tòa án cũng có thể chấp nhận kháng cáo
quá hạn nếu có lý do chính đáng Về vấn đề này, luật tố tụng hình sự của
các nước cũng có những quy định khác nhau Có nước không quy định về
kháng cáo, kháng nghị quá hạn (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa), có nướclai chấp nhận ca kháng cáo và kháng nghị quá hạn (phục hồi quyềnkháng cáo, kháng nghị khi có lý do chính đáng) (Điều 362 BLTTHS NhậtBản 1991)
Theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, việc kháng cáo quá hạn có thể
được chấp nhận, nếu có lý do chính đáng Lý do chính đáng là lý dokhiến người có quyền kháng cáo không thể thực hiện được quyền của
mình trong thời hạn luật định (như bị bệnh hiểm nghèo, bị tai nạn phải đicấp cứu ngay hoặc bị cản trở khách quan khác, không thể kháng cáo
trong thời hạn luật định) Trong những trường hợp này, người kháng cáo
quá hạn phải nói rõ lý do kháng cáo quá hạn và ngay sau khi cản trởkhông còn nữa phải làm đơn kháng cáo ngay Tòa án đã xử sơ thẩm xácđịnh về lý do kháng cáo quá hạn Tòa án, cấp phúc thẩm xem xét và
quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn Viện
kiểm sát cùng cấp đựoc thông báo để có thể tham gia việc xét đơn kháng
cáo quá hạn đó) Nếu việc kháng cáo quá hạn được chấp nhận thì Tòa
án cấp phúc thẩm tiến hành xét xử phúc thẩm theo quy định chung Nếuđơn kháng cáo quá hạn không được chấp nhận thì bản án sơ thẩm có hiệu
lực pháp luật.
Xem: Các van bản vé hình sự, dân sự va tố tụng - TANDTC 1990, tr 137.
Trang 32Luật không quy định về việc kháng nghị quá hạn, cần phải coi mọitrường hợp kháng nghị quá hạn là không hợp lệ Bất cứ một sự chậm trễnào cũng làm ảnh hưởng đến công tác xét xử và làm giảm hiệu lực thi
hành bản án hoặc quyết định: Chỉ chấp nhận kháng cáo quá hạn vì lý do
dam bảo tính nhân dao của pháp luật, dam bao quyền lợi cho bị cáo và người tham gia tố tung\chit không thể chấp nhận những sự vi phạm thời hạn của chính cơ quan tiến hành tố tụng Trong trường hợp cần thiết khi
có căn cứ, sau khi bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật, Viện kiểm sát cấp trên thực hiện quyền kháng nghị theo thủ tụcgiám đốc thẩm hoặc tái thẩm
2.1.3 Thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị và
hậu qua của việc kháng cáo, kháng nghị (Điều 210, 211
BLTTHS)
- Thông báo uề uiệc khdng cáo, kháng nghị (Điều 220).
Khi có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp sơ thẩm cần phải thông
báo cho những người tham gia tố tụng biết có kháng cáo, kháng nghị nội
dung tóm tắt của kháng cáo, kháng nghị về những phần có liên quan đến
quyền lợi của họ Việc thông báo này là để họ có thể cung cấp thêm
những tài liệu làm sáng to vụ án, chuẩn bị tốt hơn cho việc bảo vệ quyền
lợi hợp pháp của mình Riêng đối với bị cáo, việc thông báo về khángcáo, kháng nghị còn là để họ chuẩn bị tốt hơn cho việc thực hiện quyềnbào chữa tại phiên tòa phúc thẩm
Tòa án cấp sơ thẩm cũng phải thông báo cho Viện kiểm sát trong
trường hợp có kháng cáo của bị cáo và các đương sự khác Sau khi nhậnđược thông báo về kháng cáo, kháng nghị, Viện kiểm sát và những ngườitham gia tố tụng có quyền phát biểu ý kiến của mình bằng văn bản hoặc
cung cấp thêm tài liệu, có liên quan đến vụ án và gửi cho Tòa án cấp
phúc thẩm
Về trách nhiệm thông báo kháng nghị, vấn đề này còn có những ýkiến khác nhau Có ý kiến cho rằng Viện kiểm sát là người kháng nghịthì Viện kiểm sát phải có trách nhiệm gửi kháng nghị cho Tòa án đã xét
xử sơ thẩm và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.Người nhận được kháng nghị biết được lý do kháng nghị, nội dung cụ thể
a
Trang 33của kháng nghị, trên cơ sở đó họ chuẩn bị ý kiến gửi Tòa án cấp phúc thẩm hoặc trình bày tại phiên tòa Nếu để Tòa án cấp sơ thẩm thông báo
thì nội dung thông báo sẽ không đầy đủ, người bị kháng nghị không
chuẩn bị được ý kiến của mình trước phiên tòa
Có ý kiến lại cho rằng cần quy định việc thông báo kháng nghị vẫn giao cho Tòa án cấp sơ thẩm nhưng ngoài việc thông báo cần có quy
định: Kháng nghị phải được gửi cho người bị kháng nghị và người có liênquan đến việc kháng nghị và việc này nên giao cho người đã kháng nghị
(Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp).
Theo chúng tôi, việc thông báo về kháng cáo, kháng nghị đã đượcquy định thuộc trách nhiệm của Tòa án đã xử sơ thẩm là đúng đắn Tòa
án cấp sơ thẩm nơi đã ra bản án hoặc quyết định sơ thẩm và cũng là nơi nhận đơn kháng cáo, kháng nghị và làm thủ tục để chuyển hồ sơ lên Tòa
án cấp phúc thẩm néw việc thông báo kháng cáo, kháng nghị vừa thuận
tiện, vừa đảm bảo tính chính xác, nếu để Tòa án cấp sơ thẩm thông báo
kháng cáo còn Viện kiểm sát thông báo kháng nghị là phức tạp một cáchkhông cần thiết
- Hậu qua của uiệc kháng cáo, kháng nghị (Điều 211).
Trong thời gian kháng cáo, kháng nghị, toàn bộ bản án chưa có hiệulực pháp luật Khi đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị, nếu có khángcáo, kháng nghị đối với toàn bộ bản án thì toàn bộ bản án sơ thẩm chưa
có hiệu lực pháp luật và chưa được đưa ra thi hành Riêng đối với trườnghợp bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị một phần theo trình tự
phúc thẩm thì còn có những quan điểm khác nhau về hậu quả của kháng
cáo, kháng nghị.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Bản án sơ thẩm dù chỉ bị kháng cáo,kháng nghị một phần nhưng phải coi toàn bộ bản án chưa có hiệu lựcpháp luật vì theo quy định của Điều 214 BLTTHS: "Nếu xét thấy canthiết thì Tòa án cấp sơ thẩm có thể xem xét các phần khác không bịkháng cáo, kháng nghị", khoản 2 Điều 221 BLTTHS cũng quy định:
a’ ⁄ x ⁄ ` yA ^“ ⁄ NA 7+ ` * ⁄
"Nếu có căn cứ, Tòa án cấp phúc thẩm có thể giảm hình phạt hoặc áp
Xem: Dinh Văn Quế - Thủ tục phúc thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam Nxb.
Chính trị quốc gia 1998, tr 46.
Trang 34dung điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn cho ca những bị cáo không khángcáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghĩ".
Quan điểm này cho rằng, nếu coi phần bản án không bị kháng cáo,
kháng nghị có hiệu lực pháp luật là vô nghĩa vì thực tế nó vẫn được Tòa
án cấp phúc thẩm xem xét lại
Quan điểm thứ hai cho rằng: Chỉ phần bản án sơ thẩm bị kháng cáo,kháng nghị theo trình tự phúc thẩm mới chưa có hiệu lực pháp luật, phần
cón lại sẽ phát sinh hiệu lực sau khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị
Quan điểm này phù hợp với Điều 211 và khoản | Điều 226 BLTTHS, baođâm tính ổn định tương đối của bản án và đảm bảo cho việc thi hành án
được nhanh chóng, kịp thời phát huy tác dụng thiết thực của việc xét xử
Còn việc Tòa án cấp phúc thẩm quyết định cả về những phần của bản án
sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo nguyên tắc không làm xấu
đi tình trạng của bị cáo là đặc thù của phúc thẩm Việt Nam, nét đặc thù
đó thể hiện tính nhân đạo trong pháp luật tố tụng hình sự của nước ta.Chúng tôi đồng ý với quan điểm này
Khi có kháng cáo hoặc kháng nghị bản án sơ thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo hoặc kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày hết hạn kháng cáo, khángnghị Các Tòa án cấp sơ thẩm phải chấp hành nghiêm chỉnh quy địnhnày, vì nếu Tòa án cấp sơ thẩm chậm gửi hồ sơ thì việc xét xử phúc thẩm
sẽ bị chậm trễ, gây ảnh hưởng đến lợi ích của những người có quyền lợi
hợp pháp trong vụ án.
2.1.4 Bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị
(Điều 212 BLTTHS)
Luật tố tụng hình sự nước ta không chỉ quy định về quyền kháng
cáo, kháng nghị mà còn quy định cho các chủ thể của quyền kháng cáo,kháng nghị có quyền được bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị
Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáohoặc Viện kiểm sát có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghịnhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo, rút một phần hoặc
toàn bộ kháng cáo, kháng nghị Trong trường hợp rút toàn bộ kháng cáo,
kháng nghị tại phiên tòa thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ
31
Trang 35Về việc bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị, TANDTC cóhướng dẫn như sau: "Sau khi có kháng cáo, kháng nghị cho đến trước khi
hội đồng xét xứ nghị án, người đã kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đãkháng nghị có quyền bổ sung hoặc thay đổi kháng cáo, kháng nghị nhưng
không được làm xdu hơn tinh trạng của bi cáo
Người đã kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã kháng nghị về tội nào thì
có quyền bổ sung hoặc thay đổi kháng cáo, kháng nghị của mình về tội
đó Còn đối với những tội chưa có kháng cáo, kháng nghị thì không được
bổ sung hoặc thay đổi
Làm xấu hơn tình trạng của bị cáo là làm cho bị cáo có thể bị Tòa
án cấp phúc thẩm phạt nặng hơn, áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng
hơn hoặc tăng mức bồi thường so với quyết định cud Tòa án cấp sơ thẩm
Do đó, người đã kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã kháng nghị theo hướng
giảm nhẹ cho bị cáo so với quyết định của Tòa án cap sơ thẩm, thì khôngđược bổ sung, thay đổi theo hướng tăng nặng cho bị cáo Nếu đã kháng
cáo hoặc kháng nghị theo hướng tăng nặng hình phạt thì không được bổsung thêm hình phạt khác hoặc thay bằng loại hình phạt hoặc nặng
n(Ì H À TA a ns ⁄ Lên Z Z sl Quy định về việc bổ sung, thay đối, rút kháng cáo, kháng nghị
hơn
phúc thẩm có những điểm khác so với quy định ở trình tự giám đốc thẩm.
Theo quy định tại Điều 210 BLTTHS, nội dung của kháng cáo, khángnghị được thông báo trước cho bị cáo để bị cáo có thể chuẩn bị tốt cho
việc bào chữa tại phiên tòa, cung cấp thêm những chứng cứ, tài liệu cho
Tòa án cấp phúc thẩm để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, nếu bổ
sung kháng cáo, kháng nghị theo hướng làm xấu đi tình trạng của bị cáo
mà bị cáo không được thông báo trước sẽ làm cho bị cáo bị động không
có điều kiện để bảo vệ quyền lợi của mình Quy định tại Điều 212BLTTHS chính là nhằm dam bảo cho việc thực hiện quyền bảo chữa cho
bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm Tính chất của giám đốc thẩm là xét lạibản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật về mặt áp dụng phápluật, phạm vi xem xét là toàn bộ bản án, không phụ thuộc vào kháng
nghị, giai đoạn này cũng không có sự tham gia và thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của bị cáo Vì vậy, chủ thể kháng nghị có thể bổ sung,
°) Các uăn ban vé hình sự, dân sự va tổ tụng - TANDTC - 1990, tr 138
Trang 36thay đổi kháng nghị theo bất kỳ hướng nào mà, không bị hạn chế bởi
nguyên tắc “không làm xấu ải tình trạng của bị cáo"
Quy định về việc "bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị nhưngkhông được làm xấu hon tình trạng của bị cáo" có nhiều cách hiểu và
giải thích khác nhau
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: Tất cả những bổ sung, thay đổi theo
hướng bất lợi cho bị cáo (về hình sự, dân sự, án phí, xử lý vật chứng )
đều là "lam xấu đi tình trang của bị cdo".
- Quan điểm thứ hai (như hướng dẫn của TANDTC) cho rằng: "Làm
xdu đi tình trạng của bị cáo" là làm cho bi cáo có thé bị Tòa án cấp phúc
thẩm phạt nặng hơn, áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn hoặc
tăng mức bồi thường so với quy định của Tòa án cấp sơ thẩm Vì vậy,không được bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị theo hướng đó
- Quan điểm thứ 3 cho rang: "Làm xấu đi tình trạng cua bị cáo"
phải được hiểu là đưa đến những bất lợi cho bị cáo về mặt hình su.
Theo chúng tôi, các quan điểm nói trên đều còn có những điểm
chưa được thỏa đáng
Quan điểm thứ nhất đưa ra khái niệm về "lam xấu hơn tình trạng
cua bi cdo" quá rộng BỊ cáo là đối tượng buộc tội trong vụ án hình sự,tình trạng của bị có có trở nên xấu hơn hay không phải được xác định bởimối quan hệ của họ với các chế tài hình sự Còn những vấn đề giải quyết
về bồi thường thiệt hại (trong trường hợp không dẫn đến việc tăng tráchnhiệm hình sự) chỉ đơn thuần là việc giải quyết về dân sự, phải tuân theonhững nguyên tắc và quy định của luật dân sự và tố tụng dân sự, nên
không thể coi mọi bổ sung, thay đổi về phần dân sự là "Jam xấu di tình
trạng của bị cáo"
Quan điểm thứ hai vừa rộng lại vừa hẹp Về phần dân sự, quan điểm
này cũng như quan điểm trên cho rằng, tất cả mọi trường hợp yêu cầutăng mức bồi thường là "lam xấu hon tinh trạng cua bị cdo" là qua rộng
€ Xem: Nguyễn Đức Mai - Thế nào là làm xấu hơn tình trang của bị cáo trong xét xử phúc thdm Tạp chí toa án nhân dân 8/1994.
®) Xem: Lưu Tiến Dũng - Xung quanh uấn dé sửa đổi nội dung khang nghị, rút khang
nghị Tạp chi tòa adn nhân dân 7/1992, tr 21.
33
Trang 37Nhưng về mặt hình sự, quan điểm này lại quá hẹp, chỉ đề cập đến những
trường hợp yêu cầu tăng hình phạt, áp dụng điều khoản về tội nặng hơn
mà không đề cập đến những trường hợp khác cũng làm xấu di tinh trạng
của bị cáo như yêu cầu kết tội bị cáo được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên vô
tội, yêu cầu phat tù giam thay cho tà nhưng cho hưởng án treo, yêu cầucho miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt đối với những người đã
được Tòa án cấp sơ thẩm cho miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt như vậy là làm hạn chế quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghịcủa các chủ thể |
Quan điểm thứ ba xác định bổ sung kháng cáo, kháng nghị theohướng "làm xấu đi tình trạng của bị cáo" là làm cho bị cáo có thể bị bấtlợi về mặt hình sự còn theo hướng có thể bị bất lợi về mặt dân sự khôngphải là "Jam xấu di tình trạng của bị cáo" Theo quan điểm này, việc giải
quyết bồi thường trong vụ án hình sự thực chất là giải quyết về dân sự,
pháp luật cho phép hoặc có thể giải quyết vấn dé dân sự trong vụ án hình
sự hoặc có thể tách phần giải quyết bồi thường thành một vụ kiện dân sự
và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự (khoản 2 Điều 166 BLTTHS)
Khi một vấn đề có thể giải quyết bằng cách này hoặc cách khác (trong vụ
án hình sự hoặc bằng vụ kiện dân sự) thì các quan hệ pháp luật đối với
vấn đề đó phải bình đẳng và cách giải quyết phải như nhau Điều 60 Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định: "Trước hoặc trongphiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền sử đổi nội dung đãkháng cáo hoặc rút kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền sửa đổi nội dung
đã kháng nghị hoặc rút kháng nghị" Như vậy, việc bổ sung kháng cáo,kháng nghị về mặt dân sự, các chủ thể có thể bổ sung theo bất kỳ hướng
nào, vì nếu theo hướng có lợi cho bên nguyên đơn tức là không có lợi cho
bị đơn và ngược lại, quyền của đương sự nào cũng phải được tôn trong
như nhau theo nguyên tắc bình đẳng giữa các đương sự nên không thể
giới hạn quyền bổ sung kháng cáo, kháng nghị của các chủ thể Theo
chúng tôi, quan điểm này đã phân biệt rõ hai loại quan hệ pháp luật hình
sự và dân sự là hai loại quan hệ pháp luật khác nhau và là đối tượng điềuchỉnh của những ngành luật khác nhau, việc giải quyết các quan hệ đó
cũng bằng những quy định khác nhau, cả về nội dung và hình thức Vì
vậy, việc bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị theo hướng tăng mức
Trang 38bồi thường thiệt hại đối với bị cáo cần phải được xem xét theo quy địnhtại Điều 60 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự là hợp lý.
Tuy vậy, việc tác giả khẳng định việc giải quyết vấn dé bồi thường
thiệt hại thực chất là việc giải quyết về dân sự, tách rời vụ án hình sự là
không đúng trong mọi trường hợp Những vấn đề dân sự phát sinh trong
vụ án hình sự có thể chỉ là việc giải quyết bồi thường thiệt hại đơn thuần,nhưng cũng có nhiều trường hợp mức độ thiệt hại do hành vi phạm lộigây ra sẽ ảnh hưởng đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị cáo, vì -vậy, việc giải quyết bồi thường thiệt hại lại ảnh hưởng đến việc giải quyết
vụ án hình sự Phải giải quyết các trường hợp khác nhau đó bằng những
cách giải quyết khác nhau, tùy thuộc vào việc các vấn đề đó do các quan
hệ pháp luật nào điều chỉnh
Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng, việc bổ sung, thay đổi
kháng cáo, kháng nghị theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo là
việc bổ sung, thay đổi đó có thể dẫn đến tình trạng bất lợi về mặt hình sựđối với bị cáo Không hạn chế quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị theo hướng tăng mức bồi thường, nhưng việc chấp nhận bổ sung
kháng cáo, kháng nghị về tăng mức bồi thường ¢hi là chấp nhận hợp lệ về
mặt hình thức, còn việc Tòa án cấp phúc thẩm có được sửa án theo hướngtăng mức bồi thường hay không lại phải đảm bảo những điều kiện về việc
sửa án theo hướng tăng nặng Cần chú ý phân biệt trường hợp sửa tăngmức bồi thường không dẫn đến việc tăng trách nhiệm hình sự và trườnghợp tăng mức bồi thường dẫn đến tăng trách nhiệm hình sự cho bị cáo
phải có những điều kiện khác nhau (chúng tôi xin được trình bày kỹ tạiphần: Quyền hạn của Tòa án cấp phúc thẩm) ~
Một vấn đề nữa cần xem xét, đó là về hướng dẫn của Thông tư sốO1/TTLN ngày 8/12/1988 của TANDTC và VKSNDTC có những điểmkhông đúng như tinh thần của điều luật Điều 212 BLTTHS quy định việc
bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị không bị hạn chế về tội danh
mà bị cáo đã kháng cáo hoặc bị kháng táo, kháng nghị chỉ cần việc bổsung, thay đổi đó không làm xấu đi tình trạng của bị cáo Còn trongThông tư 01 lại hướng dẫn: "Người đã kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã
kháng nghị về tội nào thì có quyền bổ sung kháng cáo, kháng nghị của
35
Trang 39mình về tội đó, còn đốt với tội chưa có kháng cáo, kháng nghị thì không
được bổ sung" Như vậy, phạm vi của quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo,kháng nghị theo Điều 212 BLTTHS rộng hon so với hướng dẫn củaThông tư 01 Nói cách khác, Thông tư này đã làm hạn chế Điều 212 BLTTHS Trong trường hợp bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm xét xử về nhiều
tội, nếu như trước đó bị cáo chỉ kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị
về tội này thì theo tinh thần của Điều 212 BLTTHS, bị cáo đó hoặc Viện
kiểm sát và những người đã kháng cáo đối với bị cáo đó vẫn có quyền bổ
sung kháng cáo, kháng nghị của mình về những tội khác của bị cáo theohướng có lợi cho bị cáo hoặc không làm xấu ởi tình trạng của bị cáo
Nhưng cũng trường hợp đó, theo Thông tư 01 thì việc bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị về những tội khác lại không được chấp nhận, kể
cả trường hợp việc bổ sung đó không làm xấu đi tình trạng của bị cáo
Việc nội dung điều luật và Thông tư hướng dẫn không thống nhấtnhư vậy rõ ràng làm ảnh hưởng đến việc áp dụng trong thực tế xét xử
Theo ý kiến của chúng tôi, việc người kháng cáo hoặc Viện kiểm sát bổ
sung kháng cáo, kháng nghị về tội mà trước đó chưa kháng cáo hoặckháng nghị mà không làm xấu di tình trạng của bị.cáo cần phải đượcchấp nhận giải quyết theo tinh thần của Điều 212 BLTTHS TANDTC và
VKSNDTC nên xem xét để có hướng dẫn hợp lý hơn về vấn đề này
- Về uiệc rút khang cáo, khang nghị
Sau khi kháng cáo hoặc kháng nghị, những người kháng cáo hoặc
Viện kiểm sát đã kháng nghị có thể rút một phần hoặc toàn bộ khángcáo, kháng nghị trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm
Luật tố tụng hình sự của một số nước cũng có quy định về việc rút
kháng cáo, kháng nghị Ví du: Luật tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang
Nga quy định: Trước khi bắt đầu phiên tòa phúc thẩm, Viện kiểm sát cấptrên có quyền rút kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới Việc rút khángcáo (không có kháng cáo khác) hoặc kháng nghị sẽ dẫn đến việc đình chỉtiến hành xét xử phúc thẩm (Điều 338) Luật tố tụng hình sự Nhật Bảncũng quy định về việc từ chối hoặc rút kháng cáo, kháng nghị và người
đã từ chối hoặc rút kháng cáo, kháng nghị không được đưa ra kháng cáo,kháng nghị mới đối với cùng vụ án đó (Điều 359 - Điều 361)
Trang 40Luật tố tụng hình sự của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trướcđây cũng quy định về việc rút kháng cáo, kháng nghị với những nội dung
khác nhau về thời hạn rút và điều kiện rút Về thời hạn rút: Có thể rút
trước khi xét hỏi (Điều 369 Bộluật tố tụng hình sự Rumani); trước khi
nghị án (khoản 2 Điều 250 BLTTHS Tiệp Khắc); trước khi tuyên quyếtđịnh (Điều 361 BLTTHS Nam Tư) Một số nước có quy định điều kiện
rút kháng cáo, kháng nghị, ví du:
- Kháng cáo, kháng nghị vì mục đích của bị cáo chỉ được rút nếu có
sự đồng ý của bị cáo (khoản 3 Điều 244 BLTTHS Ba Lan, khoản 3 Điều
250 BLTTHS Tiệp Khắc - trừ trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị)
- Luật sư của bị cáo không có quyền rút kháng cáo nếu không có sựđồng ý của bị cáo (khoản 4 Điều 319 BLTTHS Bungari)
- Luật sư của người chưa thành niên có thể rút kháng cáo của mình
nếu có sự đồng ý của người chưa thành niên đó và đại diện hợp pháp của
phúc thẩm, vì vậy, nếu các chủ thể đã rút kháng cáo, kháng nghị thì căn
cứ để xét xử phúc thẩm không còn nữa Có thể rút kháng cáo, kháng nghịvào trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm trước khi nghị án, nếu
rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị thì phiên tòa phải được đình chỉ
Đối với trường hợp rút một phần kháng cáo, kháng nghị theo hướngbất lợi cho bị cáo, ví dụ như Viện kiểm sát kháng nghị yêu cầu tăng hình
phat và giảm mức bồi thường cho bị cáo Sau đó, Viện kiểm sát rút kháng
nghị về phần bồi thường thiệt hại, việc rút này là bất lợi cho bị cáo Cóquan điểm cho rằng, phải coi đây là trường hợp thay đổi kháng cáo,kháng nghị và việc thay đổi này là không hợp lệ vì vi phạm nguyên tắc
"làm xấu di tình trạng của bi cáo" Quan điểm nay không có căn cứ, bởi
vì, như ví dụ nêu trên, Viện kiểm sát rút kháng nghị về phần bồi thường
37