Ở một số bàiviết khác như: "Mét số vấn dé về việc giao bản án cua Tòa an cap sơ thẩm theo luật t6 tụng hình sự", của tác giả Trần Văn Độ đăng trên Tạp chí TAND, số 8 tháng 4/2007, trong
Trang 1VŨ GIA LAM
NGUYEN TẮC HAI CAP XÉT XU
TRONG TỔ TUNG HÌNH SU VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 62 38 40 01
fou VIEN
(7 | LF UAN AN TIEN SĨ LUẬT HOC
Người hướng dan khoa hoc: TS Dang Quang Phuong
TS Truong Quang Vinh
HA NOI - 2008
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận
khoa học của luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIA LUẬN AN
Vũ Gia Lâm
Trang 3Chương 1: NHỮNG VAN DE CHUNG VE NGUYEN TAC HAI CAP
XÉT XU TRONG TO TUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
‘Khai niệm, nội dung, ý nghĩa của nguyên tac hai cap xét xử
trong tố tụng hình sự Việt Nam
Khái quát lịch sử nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng hình
sự Việt Nam trước khi han hành Luật Tổ chức Tòa án nhân
dân năm 2002 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003
Chương 2: QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT TÓ TỤNG
HÌNH SỰ VIỆT NAM VE NGUYEN TAC HAI CAP XÉT
XỬ VÀ THỰC TIEN THI HANH
Quy định hiện hành của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về
nguyên tắc hai cấp xét xử
Thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về nguyên tắc hai
cap xét xử trong tô tụng hình sự Việt Nam
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NANG CAO HIỆU QUA NGUYEN TAC
HAI CAP XÉT XU TRONG TO TUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
l | ` 2 c ° A r 7
Điêu kiện dé thực hiện có hiệu qua nguyên tac hai cap xét xử.
và yêu cầu đối với các giải pháp nâng cao hiệu quả nguyên tắc/
này trong công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam |
ene Ld ` cA [4 A A ` x A ° ve 4 is
Giải pháp hoan thiện pháp luật tô tụng hình su và đôi mới tô
chức Tòa án nhân dân theo nguyên tắc hai câp xét xử |
Cac giai pháp khác nâng cao hiệu quả nguyên tac hai cap xét xử
Trang 4DANH MỤC TỪ VIET TAT
: Tòa án nhân dân
: Tòa án nhân dân tối cao
: Tòa án quân sự : Tòa án quân sự trung ương
: Tổ tụng hình sự: Viện kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
: Xã hội chủ nghĩa
Trang 5Lượng án tồn đọng tại Tòa án nhân dân cấp huyện các
năm từ năm 2002 đến năm 2005 và năm 2007 (năm 2006
không thống kê chỉ tiết)
Số lượng án sơ thâm tồn đọng tại Tòa án nhân dân cấp tinh các
năm từ năm 2002 đến năm 2005 và năm 2007 (năm 2006
không thống kê chỉ tiết)
Tỷ lệ số vụ án đã giải quyết, xét xử phúc thâm/ tổng số vụ
án đã xét xử sơ thâm trong các năm từ năm 2002 - 2007
Tỉ lệ sửa án và hủy án sơ thâm của Tòa án phúc thẩm trên
tong số bị cáo đã xét xử phúc thâm trong các năm từ năm
2002 - 2007
Tình hình giải quyết án ở cấp phúc thẩm - tỷ lệ án đã giải
quyết, xét xử và án tồn đọng so với số lượng án thụ lý
trong các năm từ năm 2002 đến năm 2007
So lượng án chưa giải quyét, xét xử phúc thâm/ sô vụ an |
thụ lý tại các Tòa án cấp tỉnh các năm từ năm 2002 đến
năm 2005 và năm 2007
Số lượng án chưa giải quyết, xét xử/ số vụ án thụ lý tại ba
tòa phúc thâm Tòa án nhân dân tối cao các năm từ năm
2002 đến năm 2007
Diễn biến tình hình hủy án phúc thẩm giữ nguyên án sơ
thâm qua việc giám đốc thâm, tái thẩm của Tòa án nhân
dân tôi cao
Trang 6Tỉ lệ số vụ án đã giải quyết, xét xử phúc thâm / tổng số vụ
án đã xét xử sơ tham trong các năm từ năm 2002 - 2007
Ti lệ số kháng cáo, kháng nghị bị rút và tỷ lệ giữ nguyên
án sơ thâm/ số bị cáo đã thụ lý, xét xử của Tòa án cấp
phúc thâm toàn ngành trong các năm từ năm 2002 - 2007
Tỉ lệ sửa án và hủy án sơ thâm của Tòa án cấp phúc thâm
trong các năm từ năm 2002 - 2007
Ti lệ vụ án đã giải quyết, xét xử phúc thâm và tỷ lệ vụ án
chưa giải quyết, xét xử phúc thâm / tổng số vụ án Tòa án
cấp phúc thấm đã thụ lý trong các năm từ năm 2002 đến
năm 2006
Chất lượng xét xử phúc thâm qua công tác giám đốc thâm,
tái thâm của Tòa án nhân dân tối cao trong các năm từ
năm 2002 đến hết quý 3 năm 2004
Trang 71.Tính cấp thiết của đề tài
Xét xử là hoạt động nhà nước đặc biệt do Tòa án tiến hành nhằm giải quyếtcác vụ án hình sự, dân sự, lao động, kinh tế, hành chính theo một trình tự pháp lýnhất định, trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ lợi ích củaNhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của xã hội, của tổ chức và côngdân Trong hoạt động xét xử các loại vụ án thì xét xử các vụ án hình sự có ý nghĩa
rất quan trọng, vì đây là hoạt động giải quyết quan hệ giữa Nhà nước và người thựchiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhằm xác định trách nhiệm hình sự đối vớingười đó Đặc điểm của hoạt động xét xử các vụ án hình sự là có thé đưa đến mộthậu quả pháp bat lợi cho người bị xét xử cũng như những người khác có liên quan
Vì vậy, bản án, quyết định của Tòa án (Hội đồng xét xử) khi xét xử phải đảm bảo
chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Tuy nhiên, không phải trong mọi
trường hợp ngay từ đầu phán quyết của Tòa án đã đảm bảo được yêu cầu này Do
đó, pháp luật quy định các thủ tục tố tụng xét xử khác nhau sao cho một vụ án cóthể được xét xử ở các cấp khác nhau nhằm mục đích giải quyết đúng đắn vụ ánhình sự Việc quy định và thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử là một tat yếu khách
quan phù hợp với quy luật của nhận thức và thực tiễn xét xử Lịch sử lập pháp của
nước ta đã có quy định việc thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử từ ngay sau khiCách mạng Tháng 8 thành công, được thé hiện trong các sắc lệnh quy định về tôchức các Tòa án và thâm quyền của Tòa án Đặc biệt, trong Luật Tổ chức TANDngày 14/7/1960, lần đầu tiên có một điều luật quy định về nguyên tắc này (Điều 9).Mặc dù trong các Luật Tô chức TAND tiếp theo (ban hành trong các năm 198],1992) hoặc trong BLTTHS năm 1988 cũng như các luật sửa đổi bổ sung một sốđiều của Bộ luật này (ban hành trong các năm 1990, 1992, 2000) nguyên tắc hai cấpxét xử không còn được quy định trực tiếp trong một điều luật riêng như trong Luật
Trang 8Tổ chức TAND năm 1960, nhưng vẫn được quy định gián tiếp trong các chế địnhpháp luật vé thủ tục xét xử sơ thâm, phúc thâm và thực tiễn xét xử vẫn áp dụngnguyên tac này ở những mức độ nhất định Có thé nói, đây là một nguyên tắc tố tụngđược quy định rất sớm nhưng việc nhận thức và áp dụng trong thực tiễn không phảilúc nào cũng đúng đắn và thống nhất Thực tế cho thấy trong một thời gian tương đốidai ké từ năm 1958 khi Quốc hội ra quyết định thành lập TANDTC đến trước khi banhành BLTTHS năm 2003, về thủ tục tố tụng cũng như về tổ chức Tòa án, nhất là cácquy định về thâm quyền của Tòa án, ở Việt Nam dường như ton tại đến ba cấp xét
xử, đó là cấp sơ thâm, cấp phúc thâm và cấp giám đốc thâm Cá biệt có vụ án hình sựđược giải quyết bởi nhiều hơn ba cấp xét xử (sơ thâm ở Tòa án cấp huyện, phúc thâm
ở Tòa án cấp tỉnh, giám đốc thâm tại Tòa hình sự TANDTC và Hội đồng thâm phánTANDTC) Điều này dẫn đến việc giải quyết các vụ án hình sự bị kéo dài, ảnh hưởngkhông nhỏ tới lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của các
cơ quan, tô chức hữu qua, tất yếu sẽ làm chậm phát huy hiệu quả giáo dục ý thứcpháp luật và phòng ngừa tội phạm của hoạt động xét xử Về chất lượng xét xử cũng
còn nhiều hạn chế, tình trạng tồn đọng án, xét xử oan, sai vẫn còn không ít Trên
phương diện lý luận, hiện nay đáp án cho một số câu hỏi liên quan đến nguyên tắc
này như: thế nào là cấp xét xử; cấp xét xử là hình thức tổ chức toà án để xét xử
hay là hình thức tổ chức tố tụng để xét xử; cần tổ chức xét xử theo mấy cấp và tôchức như thế nào để đảm bảo xét xử đúng đắn, khách quan, hạn chế tới mức thấpnhất tình trạng xét xử sai, loại trừ việc xét xử oan, bảo đảm lợi ích Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tô chức? vẫn còn những quanđiểm khác nhau Một trong các lý do của thực trạng đó đã được xác định tại Nghịquyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược xây dựng vahoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 là
" thiết chế đảm bảo thi hành pháp luật còn thiếu và yếu công tác nghiên cứu
lý luận về pháp luật chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn", Đứng trước tình hình đó,việc nghiên cứu về "nguyên tắc hai cấp xét xử trong to tụng hình sự Việt Nam” một
cách toàn diện cả về lý luận và thực tiền, xác định những hạn chê, vướng mắc trong
Trang 9này hoàn toàn phù hợp với quan điểm được Bộ Chính trị xác định tại Nghị quyết số
48-NQ/TW ngày 24/5/2005 là:
Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tô chức và hoạt động của các
cơ quan tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng của Chiến lược cảicách tư pháp; xác định đúng, đủ quyền năng và trách nhiệm pháp lý chotừng cơ quan, chức danh tư pháp Trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tổ
chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, bảo đảm Tòa án xét xử độc lập,
đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh; phân định thâm quyền xét xửcủa Tòa án sơ thâm và Tòa án phúc thâm phù hợp với ngưyên tắc hai cấp
xét xử Hoàn thiện cơ chế quản lý Tòa án nhân dân địa phương theo hướng
bảo đảm tính độc lập giữa các cấp Tòa án trong hoạt động xét xử
Việc nghiên cứu nguyên tắc này cũng phù hợp với chiến lược cải cách tưpháp đến năm 2020 được Bộ Chính trị xác định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW
ngày 02/6/2005, trong đó ghi rõ "sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến
lĩnh vực tư pháp phù hợp với mục tiêu của Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư
pháp, " và "xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thâm quyền và hoàn thiện tô chức,
bộ máy các cơ quan tư pháp Trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạtđộng của Tòa án nhân dân Tổ chức hệ thống Tòa án theo thâm quyền xét xử,
không phụ thuộc vào đơn vi hành chính”.
Trang 10Nội xuất bản năm 2007 chỉ đề cập đến mục đích việc quy định nguyên tắc, nộidung cơ bản của nguyên tắc hai cấp xét xử trong phần "các nguyên tắc cơ bản của
tố tụng hình sự” mà chưa có sự nghiên cứu một cách hệ thông về lý luận, nhữngđảm bảo pháp lý cho việc thực hiện nguyên tắc cũng như thực tiễn thi hànhnguyên tắc này trong TTHS Có thể nói, từ khi quy định nguyên tắc hai cấp xét xửtrong Luật Tổ chức TAND năm 2002 và BLTTHS năm 2003 đến nay chưa có mộtcông trình nghiên cứu có tính chuyên sâu về nguyên tắc hai cấp xét xử cả về lýluận và thực tiễn thi hành với tính chất là một nguyên tắc tố tụng độc lập Tra cứuWebsite www luathinhsu.hoa.org.vn của GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa - Trường Đạihọc Luật Ha Nội và Website www nlv.gov.vn cua Thư viện Quốc gia, chúng tôithấy chưa có bat kỳ một luận án thạc sĩ hay luận án tiến sĩ luật học nào nghiên cứu
về nguyên tắc hai cấp xét xử Tìm hiểu trong tổng mục lục hàng năm của một số
tạp chí chuyên ngành có uy tín hiện nay như Tạp chí Luật học, Tạp chí TAND,
Tạp chí Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) thì thấy rằng ở cấp độ những bài viết,bài nghiên cứu cũng có một số tác giả trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến nguyên
tắc này nhưng dưới các góc độ khác nhau Ví dụ: Tác gia Trần Văn Độ - Tòa án
Quân sự Trung ương (TAQSTU) với hai bài nghiên cứu gồm: "Từ nguyên tắc hai
cấp xét xử đến việc tô chức tòa án các cấp" đăng trên Tap chí Nghiên cứu lậppháp, Văn phòng Quốc hội số 10/2004; "Nguyên tắc hai cấp xét xử và việc ápdụng nguyên tac đó vào việc tổ chức tòa án các cáp" đăng trên Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật số 5/2007 Đây là những bài nghiên cứuhiếm hoi, trực tiếp về nguyên tắc hai cấp xét xử Những bài viết nói trên đã cócách tiếp cận vấn đề cần nghiên cứu một cách khoa học, tác giả đã có những nét
khái quát về cấp xét xử, nguyên tắc hai cấp xét xử, các yêu cau đặt ra dé thực hiện
có hiệu quả nguyên tắc hai cấp xét xử và việc vận dụng nguyên tắc hai cấp vàoviệc tô chức hệ thống tòa án các cấp Tuy nhiên các công trình nghiên cứu nàychưa thé đề cập một cách toàn diện và có hệ thong cả trên phương diện lý luận vàthực tiễn thi hành nguyên tắc này ma mới chỉ dừng lại ở những vấn dé có tính
định hướng về nguyên tac hai cap xét xử Gan đây cũng có một sô tác giả nghiên
Trang 11hình sự Việt Nam" (bảo vệ cấp Nhà nước tháng 5/2007) có đề cập đến nguyên tắc haicấp xét xử dưới góc độ tô chức Tòa án dé xét xử sơ thâm và phúc thẩm có hiệu quả
và chất lượng, hạn chế tình trạng vi phạm nghiêm trọng pháp luật trong quá trình giảiquyết vụ án nhằm hạn chế lượng đơn từ, khiếu nại đề nghị giám đốc thẩm và hạn chế
số lượng án bị kháng nghị giám đốc thẩm; một số tác giả khác như Lê Thúc Anh vớibài "Cai cách tư pháp với việc sớm hình thành tòa án sơ thẩm khu vực" đăng trênTạp chí TAND, số 20 tháng 10/2007 cũng chỉ đề cập đến lý do tại sao phải thành lậptòa án sơ thâm khu vực và nêu hướng tô chức tòa án khu vực theo tinh thần cải cách
tư pháp mà chưa nêu rõ cần tô chức như thé nao loại tòa án cấp này Ở một số bàiviết khác như: "Mét số vấn dé về việc giao bản án cua Tòa an cap sơ thẩm theo luật
t6 tụng hình sự", của tác giả Trần Văn Độ đăng trên Tạp chí TAND, số 8 tháng
4/2007, trong đó với việc xác định rõ đối tượng và hình thức giao bản án, những hạnchế trong quy định của BLTTHS về việc giao bản án đã làm rõ ý nghĩa pháp lý và ý
nghĩa chính trị xã hội của việc giao bản án của Tòa án cấp sơ thâm dưới góc độ bảo
đảm nguyên tắc hai cấp xét xử Ngoài ra còn một số tác giả khác như Trần CôngPhàn với bài "7ì iép tục hoàn thiện các quy định cua Bộ luật T 6 tung hình sự VỀ xét xửphúc thẩm", tác giả Hồ Đức Anh với bài "Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tổtụng hình sự năm 2003 về phạm vi tranh luận và chủ thể tranh luận tại phiên tòa sơthẩm"; tác giả Vũ Thanh Long với bài "Về thẩm quyên của Tòa án cấp phúc thâmquy định tại khoản 3 Điều 249 Bộ luật TỔ tụng hình sự" đăng trên Tạp chí Kiểm sát,
số 20 tháng 10/2007 (số chuyên đề về hoàn thiện các quy định của BLTTHS theođịnh hướng cải cách tư pháp) và rất nhiều bài viết khác đăng trên các tạp chíchuyên ngành Nội dung các bài viết này chủ yếu là nghiên cứu các vấn đề có liênquan đến nguyên tắc hai cấp xét xử như vấn đề hoàn thiện pháp luật về thủ tục xét xử
sơ thâm, phúc thâm theo hướng cải cách tư pháp được đề ra trong các nghị quyết củaĐảng Các bài viết nói trên đều chỉ tiếp cận với nguyên tắc hai cấp xét xử trong một
phạm vi và mức độ giới han, hau như không dé cập đên nguyên tac này về lý luận và
Trang 12thực tiên, không nghiên cứu vê nội dung, ý nghĩa cũng như các điều kiện dam bảo thực hiện và thực hiện có hiệu quả nguyên tac hai cap xét xử, các giải pháp nâng cao hiệu
quả nguyên tắc chưa được đê cập một cách toàn diện, có những vân đề còn chưa được
nghiên cứu hoặc dù đã déyién nhưng còn so sai, can có sự nghiên cứu sâu sắc hơn.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là từ việc nghiên cứu những vân đê lý luận và thực tiên về nguyên tắc hai câp xét xử, luận án đề xuât những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tac nay Dé đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án phải giải quyêt những nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ một số van dé lý luận về nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTHSnhư khái niệm, nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc hai cấp xét xử; khái quát lịch sửphát triển của nguyên tắc hai cấp xét xử từ sau năm 1945 cho đến trước khi banhành Luật Tổ chức TAND năm 2002 và BLTTHS năm 2003
- Làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo thực hiệnnguyên tắc hai cấp xét xử trong TTHS và thực tiễn thi hành, làm rõ những vướng
mắc, hạn chế trong việc thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử và tim ra các nguyênnhân của những vướng mắc hạn chê đó.
- Đề xuất những giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng caohiệu quả thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTHS Việt Nam
4 Doi tượng và phạm vi nghiên cứu
an
Đối tượng nghiên cứu của luận là các van dé lý luận về nguyên tắc hai cấp
xét xử; quy định của pháp luật TTHS Việt Nam và pháp luật một số quốc gia trên
thế giới về nguyên tắc hai cấp xét xử; thực tiễn thi hành (thực tiễn xét xử và tô
chức việc xét xử ở câp sơ thâm, phúc thâm) trong những năm gân đây.
Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung chủ yêu vào những vân đê sau:
- Nghiên cứu các quan diém lý luận khác nhau về xét xử, cap xét xử nguyên tac hai cap xét xử trong TTHS đê xây dựng khái niệm vê nguyên tac hai
cap xét xử.
Trang 13- Tham khảo kinh nghiệm pháp luật nước ngoài về nguyên tắc hai cấp xét
xử chủ yếu là nghiên cứu pháp luật TTHS của Liên bang Nga, Cộng hòa nhân dânTrung Hoa, Cộng hòa Pháp là các quốc gia có hệ thống pháp luật TTHS có nhữngnét tương đồng với pháp luật TTHS của Việt Nam
- Nghiên cứu thực tiễn thi hành nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTHSViệt Nam những năm gần đây, chủ yếu là một số năm trước và sau khi BLTTHS
năm 2003 có hiệu lực thi hành (từ năm 2002- 2007)
- Về giải pháp nâng cao hiệu quả nguyên tắc hai cấp xét xử, luận án tậptrung nghiên cứu các giải pháp chủ yếu: hoàn thiện pháp luật; tăng cường công tácgiải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật; đôi mới tô chức hệ thống Tòa án và nângcao năng lực người tiến hành tố tụng
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về Nhà
nước và pháp luật, về xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp; những
thành tựu của các ngành khoa học như triết học, các học thuyết chính trị và pháp
lý, khoa học luật TTHS, luật hình sự, tội phạm học, tâm lý tư pháp
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phươngpháp hệ thống, lịch sử, phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp
thống kê, phương pháp chuyên gia, phương pháp lý luận kết hợp với thực tiễn
6 Những đóng góp mới của luận án về khoa học và thực tiễn
Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống và toàndiện về nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTHS Việt Nam Luận án đã làm sáng tỏnhững van dé lý luận về xét xử và cấp xét xử trong tố tụng nói chung và TTHS
Trang 14nói riêng, xác định rõ vê khái niệm, nội dung và ý nghĩa của nguyên tac hai cap xét xử trong TTHS
Luận án nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc cácquy định của pháp luật TTHS về nguyên tắc hai cấp xét xử và thực tiễn thi hànhnguyên tắc nay trong những năm gan đây; xác định rõ những hạn chế, bất cậptrong thực tiễn thi hành nguyên tắc hai cấp xét xử, xác định rõ nguyên nhân của
những hạn chê, vướng mặc đó.
Luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về thủtục tố tụng, về tổ chức hệ thông Tòa án và những giải pháp khác nhằm nâng caohiệu quả thực hiện nguyên tắc này trong thực tiễn Những giải pháp đưa ra dựatrên cơ sở khoa học và thực tiễn, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng vàNhà nước về cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Vé khoa học, với việc làm sáng tỏ những van đề lý luận về xét xử và cấp
Xét XỬ trong tố tụng nói chung và TTHS nói riêng, xác định rõ khái niệm, nộidung và ý nghĩa của nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTHS, các điều kiện đảmbảo thực hiện có hiệu quả nguyên tắc này, luận án góp phân thống nhất nhận thức
và hoàn thiện lý luận về cấp xét xử và nguyên tắc hai cấp xét xử; với việc nghiêncứu về nguyên tắc hai cấp xét xử trong mối quan hệ giữa các quan điểm khácnhau dé đưa ra kết luận về nội dung của đề tài, luận án có thê dùng làm tài liệu
tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy, học tập khoa học luật tại các trường đại học luật hoặc các cơ sở có nghiên cứu và đảo tạo luật.
Về thực tiễn, trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách toàn diện và sâu sắccác quy định của pháp luật TTHS về nguyên tắc hai cấp xét xử và thực tiễn thihành nguyên tắc này trong những năm gần đây, luận án đề xuất giải pháp hoànthiện các quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng, về tổ chức hệ thống Tòa án và
Trang 15động lập pháp và thi hành pháp luật về xét xử về hình sự, góp phần giải quyếtnhững vướng mắc hiện nay trong thực tiễn thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xửtrong tổ tụng hình sự.
& Ấ Fa A r
8 Ket cau cua luan an
Ngoai phan mở dau, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung luận án bao gồm 3 chương, 7 mục
Trang 16Chương |
NHỮNG VAN DE CHUNG VE NGUYEN TAC HAI CAP XÉT XỬ
TRONG TO TUNG HINH SU VIET NAM
1.1 KHAI NIEM, NOI DUNG, Y NGHIA CUA NGUYEN TAC HAI CAP XET
XỬ TRONG TO TUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1.1 Khai niệm nguyên tắc hai cap xét xử trong tô tung hình sự
Để đưa ra khái niệm về nguyên tắc hai cấp xét xử, trước hết phải nghiêncứu làm rõ các khái niệm xét xử, cấp xét xử và khái niệm nguyên tắc TTHS
Theo Từ điển tiếng Việt, xét xử là hoạt động "xem xét và xử các vụán" [110, tr 1148]; theo Từ điển Luật học, xét xử là:
Hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp lý của vụ việc nhằm đưa ramột phán quyết về tính chất, mức độ pháp lý của vụ việc, từ đó nhân
danh Nhà nước đưa ra một phán quyết tương ứng với bản chất, mức độ
trái hay không trái pháp luật của vụ việc (xét xử vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính ) [101, tr 869].
Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ pháp lý thông dụng, xét xử là "hoạtđộng của Tòa án tại phiên tòa để xem xét các chứng cứ và căn cứ vào pháp luật,
xử lý vụ án bằng việc ra bản án và các quyết định của Tòa án" [24] Theo tác giảĐào Trí Úc thì "hoạt động xét xử là hoạt động nhân danh quyền lực nhà nướcnhằm xét xử, đánh giá và ra phán quyết về tinh hợp pháp và tinh đúng dan củahành vi pháp luật hay quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp và mâu thuẫn giữacác bên có lợi ích khác nhau trong các tranh chấp hay mâu thuẫn đó" [94, tr 34]
Như vậy, "xét xử” trước hết được hiểu một cách thông nhất là hoạt động
của Tòa án - một cơ quan trong bộ máy nhà nước, được giao thực hiện chức năng
tư pháp của Nhà nước X.X A-lếch-xây-ép cho rằng: xét xử là hoạt động đặc trưng
Trang 17của Tòa án, nhằm xem xét và giải quyết những vụ việc pháp lý khác nhau về hình sự,dân sự, kinh tế, hôn nhân và gia đình, lao động [112, tr 144] Theo quy định củapháp luật Việt Nam, việc xét xử của Tòa án được thực hiện bằng một Hội đồng xét
xử (HDXX) có đặc điểm khác biệt so với các hoạt động nhà nước khác, trong mọitrường hợp đều phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ, thống nhất các quy định của phápluật tổ tụng về thắm quyên, trình tự, thủ tục tiến hành Kết quả xét xử thé hiện dưới
hình thức bản án hoặc quyết định của HĐXX, phù hợp với sự thật khách quan đã
được xác định của vụ án Đặc biệt, bản án của HDXX nhân danh Nhà nước có hiệu
lực bắt buộc đối với tất cả các cơ quan, tổ chức và những người tham gia tố tụng cóliên quan Việc xét xử được Tòa án thực hiện về bản chất khác hắn hoạt động hòagiải đối với các tranh chấp và vi phạm pháp luật nhỏ trong nhân dân của các tổ chứchòa giải ở cơ sở hiện nay, cũng như khác rất nhiều so với hoạt động phân xử cáctranh chấp kinh tế của Trọng tài kinh tế trước đây Trong đó khác biệt nhất là về trình
tự, thủ tục tiến hành cũng như hiệu quả, tính bắt buộc phải tuân thủ các phán quyết
của Tòa án Bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thực hiện chủ yếu bằng SỨCmạnh cưỡng chế của Nhà nước, còn phán quyết của Trọng tài kinh tế hay thỏa thuận
đạt được khi hòa giải các tranh chấp nhỏ của tổ chức hòa giải ở cơ sở, chủ yếu
được thực hiện dựa trên sự tự nguyện của các bên liên quan Mặt khác, hoạt động
phân xử của Trọng tài kinh tế trước đây cũng như hoạt động hòa giải của các tổ hòagiải ở cơ sở hiện nay chỉ đơn thuần là một hình thức hoạt động của cơ quan quản lýnhà nước (Trọng tài kinh tế), hay của tổ chức xã hội (Tổ chức hòa giải ở cơ sở), màkhông phải là hoạt động để thực hiện chức năng tư pháp của Nhà nước Do vậy,
phạm vi tác động và ảnh hưởng của các hoạt động này, tính ràng buộc, tính cưỡng
chế của các phán quyết hay thỏa thuận giữa các bên tham gia khó có điều kiện đảmbảo "Như vậy hơn bất ky một dạng hoạt động nao của Nhà nước, hoạt động xét xửphản ánh trực tiếp và sâu sắc bản chất của Nhà nước" [28, tr 61] Theo cách thức tổ
chức thực hiện quyền lực nhà nước hiện nay, có thể khang dinh rang hoạt động xét
xử chỉ do một cơ quan duy nhất là Tòa án tiến hành Vì vậy, theo chúng tội, xét xửnói chung có thể được hiểu là: Dạng hoạt động đặc biệt của Nhà nước do Tòa án
Trang 18tiễn hành theo trình tự, thủ tục và các nguyên tac nhất định nhằm giải quyết khách
quan, toàn diện, đây du các vụ an hình su, dân sự, kinh tế, lao động băng việc
ra ban án nhân danh Nhà nước hoặc ra các quyêt định khác dé giải quyét vụ an.
Từ khái niệm xét xử nói chung trên đây, xét xử vụ án hình sự được hiéu là: Dạng hoạt động đặc biệt của Nhà nước do Tòa án tiên hành theo trình tự, thủ tục và các nguyên tặc nhát định nhăm giải quyêt các vu an hình sự băng việc ra
bản án, quyết định theo quy định của pháp luật
Xét xử là hoạt động của Tòa án, một hoạt động đặc trưng của việc thực
hiện chức năng tư pháp của Nhà nước Hoạt động này được tiến hành theo cáchthức (thủ tục) nhất định dựa trên các nguyên tắc tố tụng hết sức nghiêm ngặt Bởi
lẽ, kết quả của nó ảnh hưởng rất lớn đến quyên và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổchức có liên quan Pháp luật TTHS hiện hành quy định chế độ hai cấp xét xử vàđảm bảo thực hiện bằng việc quy định về thủ tục tố tụng và tổ chức hệ thống Tòa
án theo cấp xét xử Tương ứng với việc tô chức hệ thống Tòa án xét xử ở cấp sơthâm có các quy định về thủ tục tố tụng sơ thẩm; tương ứng với tô chức hệ thốngTòa án xét xử ở cap phúc thẩm có các quy định về thủ tục té tung phúc thâm
Về khái niệm xét xử sơ thâm, hiện nay đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau:Thứ nhất, sơ thầm là "xét xử một vụ án với tư cách là Tòa án ở cấp xửthấp nhất" [110, tr 869]
Thứ hai, xét xử sơ thâm "xét xử lần đầu, bản án và quyết định của Tòa án
sơ thâm sau khi tuyên án 15 ngày, nếu không có kháng cáo và kháng nghị theo
quy định của pháp luật thì sẽ có hiệu lực pháp luật được thi hành” [24, tr 482].
Thứ ba, "sơ thâm là việc xét xử vụ án ở Tòa án cấp tỉnh, huyện mà bản án
do các Tòa án này tuyên xử có thé bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúcthầm trong thời hạn luật định" [21, tr 153]
Thứ tư, xét xử sơ thâm "là một từ Hán - Việt, có nghĩa là lần đầu tiên đưa
vụ án ra xét xử tại một Tòa án có thâm quyên" [101, tr 870]
Trang 19Thứ nam, sơ thâm là:
Xét xử lân đâu đê giải quyét tat ca những van dé liên quan trong vụ án.
Khi xét xử sơ thâm, Tòa án xem xét và giải quyết mọi vẫn đềcủa vụ án bằng việc ra bản án và quyết định Hội đồng xét xử có Hộithầm nhân dân tham gia Trong thời gian kháng cáo, kháng nghị, bản án
và quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng cáo,kháng nghị theo trình tự phúc thâm [88, tr 220-221]
Các khái niệm trên về xét xử sơ thâm déu ít nhiêu chứa đựng những nội
dung hợp lý về thủ tục xét xử này Tuy nhiên, nêu xem xét riêng rẽ thi thay rang mỗi khái niệm cụ thê chưa thê làm toát lên ban chat của xét xử sơ thâm, hay chưa thật sự chính xác về xét xử sơ thâm.
Khái niệm thứ nhất là hợp lý khi được đặt trong mối quan hệ với kháiniệm về cấp xét xử và chế độ hai cấp xét xử ở nước ta hiện nay Tuy nhiên, khái
niệm này mang nặng tính hình thức mà chưa nêu được nội dung thuộc về bản chất
của xét xử sơ thâm là xét xử vụ án lần đầu, bản án, quyết định do Tòa án sơ thâmtuyên chưa có hiệu lực pháp luật (HLPL) ngay vì còn có thê bị kháng cáo, kháng
nghị theo thủ tục phúc thâm
^
Khái niệm thử hai tuy đã phân nào khắc phục được hạn chê của khái niệm
thứ nhất, nhưng chưa chính xác ở chỗ không phải 15 ngày sau khi tuyên án không
có kháng cáo, kháng nghị là bản án, quyết định đã có HLPL và được thi hành, mà
có khi phải sau thời hạn dài hơn Ví dụ: Trường hợp Viện kiểm sát (VKS) cấp trên
trực tiếp của VKS cấp sơ thâm kháng nghị, thời hạn kháng nghị được luật quy
định là đài hơn (30 ngày ké từ ngày tuyên án), hoặc trong trường hợp vì những lý
do khách quan mà người kháng cáo không thể thực hiện quyền kháng cáo của
mình trong thời hạn luật định và kháng cáo này được Tòa án cấp phúc thâm chấp
nhận thì thời hạn kháng cáo là dài hơn 15 ngày kế từ ngày tuyên án, hoặc từ ngày
nhận bản sao bản án hay ngày bản án được niêm yết.
Trang 20Khái niệm thứ ba hợp lý hơn cả nhưng chưa thật sự hoàn chỉnh, vì có thé
không đúng trong những trường hợp có các Tòa án khác được thành lập, hoặc Nha
nước trao quyền xét xử sơ thẩm cho các Tòa án khác ở đơn vị hành chính cao hơncấp tỉnh, cấp huyện Ví dụ, trước đây Tòa hình sự TANDTC, TAQSTƯ được giaothâm quyền xét xử sơ thâm đồng thời là chung thâm
Chúng tôi thấy khái niệm thứ tư và thứ năm là tương đối hợp lý khi cho
răng, xét xử sơ thâm là việc xét xử lần đầu đối với một vụ án hình sự, bản án,
quyết định của lần xét xử này chưa có HLPL ngay Bởi vì, đây là lần đầu nhữngvấn đề thuộc về nội dụng vụ án hình sự được giải quyết bằng việc ra bản án hoặcquyết định mà bản án, quyết định đó có thể bị kháng cáo, kháng nghị để xét xử lại
ở cấp xét xử cao hơn Ngay cả trong trường hợp có bản án sơ thâm, phúc thâm bịTòa án phúc thâm, giám đốc thâm hủy dé xét xử lại ở cấp sơ thâm thì vụ án vẫn làxét xử lần đầu, vì mọi phán quyết về nội dung vụ án được xét xử đó đã bị phủnhận (hủy) hoàn toàn Mặt khác, theo quy định của pháp luật TTHS về các trườnghợp hủy án sơ thâm, phúc thâm dé điều tra lại hoặc xét xử lại ở cấp sơ thẩm, có
thể khăng định rằng kết quả của hoạt động điều tra, xét xử trước đó đều bị phủ
nhận và quá trình tô tụng (điều tra hoặc xét xử) sẽ phải tiến hành lại từ đầu Ví dụ:Khoản 5 đoạn 2 Điều 250 BLTTHS về quyền hủy bản án sơ thâm để điều tra lạihoặc xét xử lại quy định "trong thời hạn mười lăm ngày, kế từ ngày hủy bản án sơthẩm, hồ sơ vụ án phải được gửi cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thâm dégiải quyết theo thủ tục chung"; Điều 252 BLTTHS quy định: "Sau khi Tòa án cấpphúc thấm hủy bản án sơ thâm dé điều tra lại hoặc xét xử lại thì Cơ quan điều tiễnhành điều tra lại, Viện kiểm sát truy t6 lại và Tòa án cấp sơ thâm xét xử lại vụ ántheo thủ tục chung"; Điều 289 BLTTHS quy định:
Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án hoặcquyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại thì trong thời hạnmười lăm ngày kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyểncho Viện kiểm sát cùng cấp dé điều tra lại theo thủ tục chung
Trang 21Nếu Hội đồng giám đốc thấm quyết định hủy bản án hoặc
quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại vụ án ở cấp sơ thẩm
hoặc ở cấp phúc thẩm thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyếtđịnh, hồ sơ vụ án phải được chuyên cho Tòa án có thẩm quyền dé xét
xử lại theo thủ tục chung.
Từ những phân tích và lý giải ở trên, để đảm bảo sự phù hợp với nội dungcủa nguyên tắc hai cấp xét xử, thể hiện rõ tính chất của xét xử sơ thâm, theochúng tôi xét xử sơ thâm có thé được hiểu là: Xét xử lan dau vụ án hình sự, khi xét
xử, Tòa án giải quyết mọi vấn đề thuộc nội dung vụ án bằng việc ra bản án, quyếtđịnh, bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thấm có thé bị kháng cáo, kháng nghị déxét xử lại Toà án cấp phúc thẩm theo quy định của pháp luật to tụng
Để thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, pháp luật quy định bản án, quyếtđịnh sơ thâm của Tòa án chưa có HLPL sau khi tuyên án, trong thời hạn luật định,nêu có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án có thâm quyền phải mở phiên tòa phúcthâm dé xét xử lại vụ án
Về khái niệm xét xử phúc thâm, theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngônngữ học, phúc thâm được hiểu là việc Tòa án cấp trên xét xử lại một vụ án do cấpdưới đã xử sơ thâm mà có chống án [110, tr 790-791]; theo Từ điển Giải thíchthuật ngữ luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội, phúc thâm là việc Tòa án cấptrên trực tiếp xét lại bản án, quyết định sơ thâm chưa có HLPL của Tòa án cấpdudi bị kháng cáo hoặc kháng nghị [88, tr 209-210 ]; theo Từ điển Giải thích thuậtngữ pháp lý thông dụng, xét xử phúc thâm là xét lại bản án hay quyết định sơthâm bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật, bản án và quyết địnhcủa Tòa phúc thâm có HLPL ngay khi tuyên án [24, tr 482]
Có thé thay rang, cả ba khái niệm về phúc thẩm nói trên đều có điểm chưahợp lý Khái niệm niệm thứ hai và thứ ba cho rằng phúc thâm là việc xét lại chứkhông phải là việc xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định sơ thâm chưa có HLPL
bị kháng cáo, kháng nghị Khái niệm niệm thứ nhất và thứ hai chưa chỉ rõ thâm
Trang 22quyền xét lại vụ án theo thủ tục phúc thâm thuộc về Tòa án nào, mà chỉ nêu chungchung là do Tòa án cấp trên thực hiện Do đó, dù đều ít nhiều chứa đựng nhữngyêu tô hợp lý về thủ tục phúc thẩm như đều chỉ rõ đối tượng, cơ sở pháp lý làmphát sinh thủ tục phúc thâm, nhưng theo chúng tôi, các khái niệm đó cho thấyphúc thâm chưa được hiểu đầy đủ trên các phương diện của nó
Thứ nhất, nói đến xét xử phúc thâm trước hết là nói đến việc xét xử lạimột vụ án đã được xét xử ở cấp sơ thâm (cấp xét xử thứ nhất) nhưng bản án, quyếtđịnh của Tòa án cấp sơ thâm bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm
trong thời hạn luật định.
Thứ hai, hiện nay hệ thong Tòa án nước ta được tô chức theo nguyên tắchành chính - lãnh thé nên Tòa án có thâm quyền xét xử phúc thâm là Tòa án cấptrên trực tiếp của Tòa án đã xét xử sơ thâm Tuy nhiên, khi hệ thống Tòa án được
tô chức lại không theo nguyên tắc hành chính-lãnh thé nữa mà tổ chức theo cấpxét xử thì Tòa án có thâm quyền xét xử phúc thâm lúc đó sẽ không còn là Tòa áncấp trên trực tiếp của Tòa án cấp sơ thâm nữa mà là Tòa án có thâm quyền xét xử
ở cấp thứ hai, cấp phúc thâm
Thứ ba, việc xét xử phúc thâm thực chất là việc kiểm tra tính hợp pháp
của bản án, quyết định chưa có HLPL vì bị kháng cáo, kháng nghị và xét xử lại vụ
án về nội dung Khi xét xử phúc thâm, HDXX phúc thâm không chỉ có quyền giữnguyên bản án sơ thâm, hủy bản án sơ thâm mà còn có thé sửa bản án, quyết địnhcủa Tòa án cấp sơ thâm Vì vậy, dé không làm mất tính én định của bản án, quyếtđịnh sơ thẩm cũng như ảnh hưởng tới quyền lợi của người tham gia té tụng, xét
xử phúc thẩm chỉ tiễn hành đối với vụ án mà bản án, quyết định sơ thảm chưa cóHLPL vi bị kháng cáo, kháng nghị Mặt khác, dé tránh tinh trạng việc giải quyết
vụ án bị kéo dài, làm ảnh hưởng tới lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợiích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, cũng như đảm bảo thực hiện đúngđắn, triệt dé nguyên tắc hai cấp xét xử, việc xét xử ở cấp phúc thâm là chung thâm
(tức là cap xét xử cuôi cùng: bản án cua Tòa án phúc thâm có HLPL ngay sau khi
Trang 23tuyên án; quyết định của Tòa án cấp phúc thâm có HLPL ngay sau khi ra quyết
định) Như vậy, xét trên phương diện bảo đảm thực hiện nguyên tắc hai cấp xét
xử, cấp phúc thâm được coi là cấp xét xử thứ hai Từ phân tích trên, chúng tôi đưa
ra khái niệm về xét xử phúc thâm như sau: Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấpphúc thẩm xét xử lại vụ án đã được xét xử tại Tòa án cấp sơ thẩm mà bản án,quyết định sơ thấm bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tỖ tụng.Khi xét xử, Tòa án cấp phúc thẩm xem xét, giải quyết vụ án theo nội dung khángcáo, kháng nghị, bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án,quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ra quyết định
Về bản chất, xét xử là hoạt động nhận thức thế giới khách quan bằng cách
sử dụng các tai liệu thực tế để tái hiện theo một trình tự nhất định một hoặc nhiều
sự việc đã diễn ra trong quá khứ Từ đó đánh giá và kết luận về bản chất của sự việc,
xác định căn cứ cho việc ra phán quyết về sự phải, trái, đúng, sai của hành vi con
người Trong TTHS, hoạt động này nhằm mục đích xác định hành vi bị truy tô cóxảy ra hay không; nếu xảy ra thì hành vi có câu thành tội phạm không: bị cáo (hoặc
các bị cáo) có phạm tội hay không, phạm tội gì, theo khung hình phạt nào, tính
chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và người phạm tội, mức độ tráchnhiệm của người thực hiện tội phạm ra sao Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin về nhận thức thì con người có thé nhận thức được thế giới khách quan Tuynhiên, nhận thức của con người là một quá trình vận động và phát triển, giống như
sự vận động và phát triển của chính thế giới khách quan Nhận thức của con ngườiđúng hay sai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó đáng kể là yếu tổ thời giandành cho việc nhận thức, trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm của chủ thểthực hiện Xét xử là hoạt động chủ yếu dựa trên tư duy của các thành viên HĐXX,theo quy định của pháp luật chỉ diễn ra trong một thời gian cụ thể, với những điềukiện đảm bảo nhất định Đặc biệt, trong nhiều trường hợp xét xử được thực hiện với
sự không đồng đều vẻ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm củaThâm phán, Hội thẩm Vì thế, quyết định của Thân: phán, Hội thâm có thé chưa đúng
Trang 24dan, chính xác ngay từ lan xét xử dau tiên Mặt khác, hoạt động xét xử mà kết quảđược thê hiện trong các bản án, quyết định có tính bắt buộc có thé ảnh hưởng lớntới quyền và lợi ích của các chủ thê tham gia tố tụng Trong đó có các quyền hết sứcquan trọng như quyền được tôn trọng và bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tự do, danh
dự, nhân phẩm của công dân, các lợi ích của Nhà nước cũng như của các cơ quan,
tổ chức Cho nên, hoạt động xét xử tự nó đã đòi hỏi phải có sự cân nhắc thận
trọng, kỹ lưỡng hơn so với các lĩnh vực hoạt động khác của Nhà nước và các hoạt
động xã hội khác Van dé quan trọng là, cần tìm ra một giải pháp khả dĩ hạn chếđến mức thấp nhất và tiễn tới loại trừ những vi phạm và sai lầm xảy ra trong thựctiễn xét xử Một trong các giải pháp hiệu qua là tô chức hệ thống Toà án sao chomột vụ án có thể được xét xử ở nhiều cấp khác nhau Trên cơ sở quy định rõ ràng,
cụ thê vẻ thủ tục tố tụng tương ứng với các cấp xét xử, nhằm đảm bảo việc xem xét
kỹ lưỡng, thận trọng và khách quan các tình tiết thực tế của vụ án không chỉ một
lần mà có thé nhiều lần, đảm bảo tính đúng dan của các phán quyết trước khi chúngđược đưa ra thi hành Như vậy, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, cơ quan, tổ chức mới được bảo vệ; hiệu quả xét xử mới được phát huy ở
mức cao nhât, hệ thông Tòa án mới vận hành thực sự có hiệu lực và hiệu quả.
Nhiều quốc gia trên thé giới hiện nay áp dụng nguyên tắc một vụ án đã xét
xử có thể được xét xử lại một hoặc nhiều lần nữa, nhằm tạo điều kiện đánh giáthật kỹ lưỡng, thận trọng các tình tiết của vụ án để đảm bảo sự chính xác của bản
án, quyết định về nội dung vụ án Tuy nhiên, hoạt động xét xử cũng như các hoạtđộng tố tụng khác còn phải đáp ứng yêu cầu kịp thời, dirt khoát Bởi lẽ, lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức cũng có thể bị ảnh
hướng nếu việc giải quyết vụ án của Tòa án bị kéo dài Do đó, hầu hết các quốc
gia quy định vụ án được xét xử theo hai cấp là cấp sơ thâm và cấp phúc thâm
Về khái niệm "cấp xét xử", trên phương diện lý luận gần như chưa được
dé cập đến trong khoa học pháp lý Việt Nam, mặc dù trong pháp luật TTHS cũng
như tô chức hệ thông Tòa an van dé cap xét xử được thường xuyên-nhặc tới.
Trang 25Trong khoa học pháp lý của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết trướcđây, cấp xét xử được quan niệm như là "giai đoạn xem xét vụ án tại Tòa án vớithâm quyền xác định" [93, tr 126] Qua nghiên cứu các quy định về xét xử trongcác văn bản quy phạm pháp luật tổ tụng ở Việt Nam trước đây, chúng tôi thấy đâycũng là cách hiểu có tính phổ biến về cấp xét xử của các nhà làm luật Việt Nam.Theo đó, cấp xét xử được hiểu một cách đơn thuần là một khái niệm tố tụngchung, thể hiện một giai đoạn xét xử nhất định trong quá trình giải quyết các vụ
án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động Quan niệm như vậy về cấp xét
xử sẽ dễ dẫn đến sự nhận thức sai làm về cách thức tổ chức hệ thống Tòa án, cũngnhư quy định về thủ tục xét xử và thâm quyên của Tòa án khi xét xử hoặc xét lại
vụ án Cụ thé, trong một thời gian dài, bằng các quy định của luật TTHS và Luật
Tổ chức TAND, xét trên hai phương diện thâm quyền và tô chức của Tòa án,dường như chúng ta đã cho rằng có ba cấp xét xử ton tại trong TTHS, đó là: cấp
xét xử sơ thâm; câp xét xử phúc thâm; câp xét xử giám đôc thâm, tái thâm.
Việc thực hiện chế độ xét xử theo các cấp xét xử khác nhau thé hiện quanđiểm của Nhà nước trong tổ chức tố tụng, nhằm đảm bảo việc xét xử các vụ án đượcchính xác, khách quan, bảo dam các quyên và lợi ích hợp pháp của công dân Hiệnnay, đa số các quốc gia trên thế giới đều thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử và
quy định các thủ tục tố tụng cũng như tô chức hệ thống Tòa án phù hợp để thực
hiện nguyên tắc này Theo chúng tôi, cấp xét xử không đơn thuần chỉ là thủ tục tốtụng để các Tòa án căn cứ vào đó tiến hành xét xử các vụ án mà còn là cách thức
tổ chức hệ thong Tòa án theo thứ bậc khác nhau, dé xét xử và xét xử lại vụ ántrong những trường hợp nhất định Bởi lẽ, nói đến từ "cấp" có thé hiểu theo nghĩa
là loại, hạng trong một hệ thống [110, tr 124] (xếp theo trình độ cao thấp, trêndưới) tức là nói đến sự xác định thứ bậc của một sự vật, một hiện tượng hoặc mộtthiết chế nào đó tổn tại trong tự nhiên cũng như trong xã hội Cấp xét xử là "hìnhthức tổ chức tô tụng, thể hiện quan điểm của Nhà nước về xét xử các vụ án nhằmđảm bảo tính chính xác, khách quan trong phán quyết của Tòa án, bảo vệ các
Trang 26quyên tự do, dân chủ của công dân" [14, tr 46] Do vậy, nói đến cấp xét xử trướchết là nói đến sự xác định về thủ tục tố tụng dé xét xử và tổ chức hệ thống Tòa ántheo một thứ bậc nhất định (cấp xét xử thứ nhất, cấp xét xử thứ hai ) để có thểxét xử một vụ án hình sự nhiều lần trong các thời điểm khác nhau, với thẩm quyềnxét xử và thủ tục xét xử nhất định Việc phân cấp xét xử trong tô tụng xét xử nóichung và TTHS nói riêng phải đảm bảo các yêu câu sau:
Thứ nhát, dam bao tính chính xác của việc xét xử Việc xét xử nói chung
và xét xử về hình sự nói riêng đều ít nhiều ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tô chức Việc xét xử đòi hỏi phải thận trọngnhằm đưa ra phán quyết đúng đắn Trong xét xử vụ án hình sự phải đảm bảo bản
án, quyết định của Tòa án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Tuy nhiên, hoạtđộng xét xử trên phương diện là một dạng hoạt động nhận thức của HDXX có thékhông chính xác ngay trong lần xét xử đầu tiên vì nhiều lý do khác nhau Do vậycần có cơ chế phù hợp dé kiểm soát và đánh giá lại kết quả của việc nhận thức ởlần xét xử đầu tiên này, trên cơ sở đó tiếp tục quá trình nhận thức về nội dung vụ
án, nhằm đưa ra kết luận đúng đắn về vụ án đó Cơ chế phù hợp và đảm bảo hiệuquả cao nhất chính là tổ chức tố tụng xét xử theo "cấp xét xử", để xét xử và xét xửlại vụ án một hoặc một số lần nữa, đảm bảo giải quyết vụ án thật sự khách quan,toàn diện và đầy đủ
Thứ hai, đảm bảo việc xét xử phải nhanh chóng, kịp thời Việc giải quyết
vụ án cần nhanh chóng vì nếu dé kéo dài, chắc chắn quyên lợi của người tham gia
tố tụng sẽ bị ảnh hưởng, các thiệt hại mà tội phạm gây ra cho các quan hệ xã hội
được luật hình sự bảo vệ sẽ chậm được khôi phục, hiệu quả giáo dục ý thức pháp
luật và phòng ngừa tội phạm sẽ bị hạn chế Do vậy, việc phân cấp xét xử nhằmđảm bảo cho một vụ án có thể được xét xử nhiều lần ở các cấp xét xử khác nhau làcần thiết, nhưng không nên tổ chức nhiều cấp xét xử mà chỉ cần tổ chức hai cấpxét xử, để một vụ án đã được xét xử ở cấp xét xử thứ nhất có thé được xét xử lạimột lần nữa ở cấp xét xử thứ hai là phù hợp
Trang 27Thứ ba, dam bao tinh chuyên môn của hoạt động xét xử Việc phan định
thâm quyền xét xử giữa Tòa án cap nay với Tòa án cấp khác theo các thủ tục tô tụng
khác nhau sẽ giúp cho Thâm phán có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu hơn về mộtlĩnh vực tố tụng xét xử, nam vững các kỹ năng cần thiết về thủ tục tố tụng, dam baochuyên môn hóa hoạt động xét xử Việc phân cấp xét xử sé có điều kiện thuận lợi dé
cơ cau và dao tạo, bồi dưỡng đội ngũ Tham phán chuyên trách ở từng cấp xét xử, hanchế và tiến tới loại trừ tình trạng Thâm phán kiêm nhiệm (xét xử các loại án khácnhau ở cấp huyện, xét xử theo các thủ tục tố tụng khác nhau ở cấp tỉnh) như hiện nay.Khi sự chuyên môn hóa đã ở mức độ cao thì chắc chăn hiệu quả xét xử cũng đượcnâng lên Việc phân cấp xét xử và tổ chức hệ thống Toa án theo thứ bậc với chứcnăng, nhiệm vụ và thâm quyền xét xử theo thủ tục tố tụng khác nhau sẽ giúp đổi mớiquan hệ giữa các cấp Tòa án, từ mối quan hệ chủ yếu mang tính tổ chức hành chínhgiữa cấp trên và cấp dưới chuyển sang chủ yếu là quan hệ tố tụng, vì thế càng đảmbảo tính độc lập khi xét xử của các cấp Toà là Từ những phân tích trên, chúng tôiđưa ra khái niệm về cấp xét xử như sau: Cap xét xử là hình thức tổ chức tố tụng dé
xét xử và xét xử lại các vụ án, hình thức tổ chức tổ tụng này được đảm bảo thực
hiện bằng việc quy định các thủ tục to tụng xét xử cụ thé và tổ chức hệ thong Tòa án
có thẩm quyên xét xử theo các thủ tục t6 tụng xét xử khác nhau, nhằm xét xử các vụ
án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động được đúng dan, khách quan
Theo quy định của pháp luật TTHS Việt Nam, chúng ta có hai cap xét xử
là câp sơ thâm và câp phúc thâm, từ khái niệm về câp xét xử đã nêu trên, các câp xét xử này được hiéu như sau:
Cap sơ thẩm là hình thức 16 chức t6 tụng dé xét xử lân đầu vụ án hình sự,bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có thé bị kháng cáo, kháng nghị dé xét
xu lại một lân nữa ở cấp phúc thẩm;
Cấp phúc thẩm là hình thức tổ chức t6 tụng dé xét xử lại vụ án hình sự màbản án, quyết định của cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định củapháp luật, bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thấm có HLPL ngay
Trang 28Từ các khái niệm về cấp xét xử, xét xử so thẩm, xét xử phúc thâm, cấp xét
xử sơ thấm, cấp xét xử phúc thâm nói trên, theo chúng tôi Tòa án cấp sơ thâmđược hiểu là: Tòa án xét xử ở cấp thứ nhất, có thẩm quyên xét xử lan dau vụ án,ban án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có thé bị kháng cáo, kháng nghị trongmột thời hạn nhất định dé xét xử lại ở Tòa án cấp xét xử thứ hai là Tòa án cấpphúc thấm
Cũng trên cơ sở các khái niệm nói trên, Tòa án cấp phúc thâm được hiểulà: Tòa án xét xử ở cấp thứ hai, có thâm quyền xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyếtđịnh sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó bị kháng cáo, khángnghị theo quy định của pháp luật tô tung, bản án của Tòa án cấp phúc thẩm cóhiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm có
có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ra quyết định
Mối quan hệ giữa xét xử ở cấp sơ thâm và xét xử ở cấp phúc thâm:
- Xét xử ở cap sơ thâm là xét xử lân đâu vụ án hình sự, tại cap xét xử này tat cả những van đê thuộc nội dung vụ án lan đâu được xem xét, đánh giá và két luận;
- Xét XỬ Ở cấp phúc thâm là xét xử lại vụ án được xét xử ở sơ thẩm mabản án, quyết định sơ thâm bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật
tô tụng;
- Mục đích của xét xử sơ thâm là xét xử đúng người, đúng tội, áp dụngđúng pháp luật, bảo đảm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân, cơ quan, tô chức;
- Mục đích của xét xử phúc thấm là kiểm tra lại tính có căn cứ của bản án,quyết định sơ thâm và xử lại vụ án về nội dung nhằm phát hiện, sửa chữa nhữngsai lầm, vi phạm của cấp sơ thâm dam bảo việc xét xử đúng đắn, khách quan
- Cơ sở pháp lý làm phát sinh hoạt động xét xử tại cấp sơ thâm là quyếtđịnh truy tố của VKS, quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án Quyết định truy
tô cũng đông thời xác định giới hạn xét xử của Tòa án câp sơ thâm;
Trang 29- Cơ sở pháp lý làm phát sinh hoạt động xét xử tại cấp phúc thẩm là
kháng cáo của bị cáo, của người tham gia tố tụng khác theo quy định của phápluật tố tụng, kháng nghị của VKS Nội dung kháng cáo, kháng nghị cũng đồng
thời xác định phạm vi xét xử của Tòa án cấp phúc thâm Tuy nhiên vì phúc thẩm
là xét xử lại vụ án mà cấp sơ thâm đã xét xử, để đánh giá tính có căn cứ của cácphán quyết mà cấp sơ thâm đã đưa ra, vì vậy Tòa án cap phúc thẩm không thể xét
xử vượt ra ngoài phạm vi những vân dé ma cap sơ thâm đã xem xét và quyết định.
Nghiên cứu quy định của các hệ thông pháp luật khác nhau cho thấy,nguyên tắc hai cấp xét xử đã được xác lập rất sớm Nguyên tắc này được ghi nhậntrong các công ước quốc tế, các văn bản pháp lý quan trọng khác, đặc biệt là Côngước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 16/12/1966 của Đại hội đồngLiên Hợp Quốc (Việt Nam gia nhập Công ước này năm 1982) Trong khoản 5Điều 14 Công ước này ghi rõ "bất cứ người nào bị kết án là phạm tội đều cóquyền yêu cầu Tòa án cấp cao hơn xem xét lại bản án và hình phạt đối với mìnhtheo quy định của pháp luật" Tại Điều 81 Phan thứ tám Quy chế Rôm về Tòa ánhình sự quốc tế cũng xác định: "Bản án có thể bị công tổ viên hoặc người bị kếttội kháng cáo phù hợp với quy tắc về tô tụng và chứng cứ dựa trên cơ sở thiếu sựcân đối giữa tội phạm và bản án" [50] Điều 83 quy định: "Khi tiến hành việc xemxét theo quy định tại Điều 81 và điều này, Hội đồng phúc thẩm có tất cả các quyềnhạn của Hội đồng xét xử" [50]
Điều 354 khoản 4 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001 quy định: "Người
bị kết án, người được Tòa án tuyên vô tội, những người bào chữa và người đạidiện hợp pháp của họ, công tô viên, người bị hại và người đại diện của họ cóquyền kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án" [100, tr.150]; khoản
3 Điều 354 quy định: "Kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa
án cấp sơ thâm và Tòa án cấp chống án chưa có hiệu lực pháp luật được xem xéttheo thủ tục phúc thâm" [100, tr.150] Điều 5 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001cũng giải thích một số thuật ngữ được sử dụng trong Bộ luật này như "Tòa án cấp
Trang 30sơ thâm": Tòa án tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo nội dung của sự việc và
có thâm quyền ra bản án cũng như các quyết định trong quá trình trước khi xét
xử đối với vụ án; "Toà án cấp phúc thâm": các Toà án chống án và các Toà ánphúc thâm; "cấp phúc thâm": Tòa án giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục phúc
thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thâm và Tòa án cấp chống ánchưa có HLPL bị kháng cáo, kháng nghị; "Cấp giám đốc thâm": Tòa án giảiquyết vụ án hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định củacác Tòa án đã có HLPL bị kháng cáo, kháng nghị Cách giải thích này cho thấytrong TTHS của Liên bang Nga, một vụ án hình sự về nguyên tắc cũng được xét
xử theo hai cấp là cấp sơ thâm và cấp phúc thấm Bộ luật TTHS Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa năm 1980(sửa đổi 17-3-1996) không trực tiếp quy định nguyêntắc hai cấp xét xử, nhưng gián tiếp quy định nguyên tắc này bằng việc quy định
thâm quyên xét xử của các cấp Tòa án, theo thủ tục tố tung sơ thẩm và phúc thâm,
giám đốc thâm
Cộng hòa Pháp cũng áp dụng nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTHS
Chính qua nguyên tắc bình đẳng của công dân, Hội đồng Bảo
hiến đã ghi nhận nguyên tắc hai cấp xét xử Trong Quyết định ngày 19
và 20/01/1981 (An ninh và Tự do), Hội đồng Bảo hiến đã phê phán haiđiều của văn bản luật được đệ trình Hai điều luật này quy định người bịhại kháng cáo phúc thẩm có thé đưa ra yêu cầu mới nếu có lý do chínhđáng về việc yêu cầu đó chưa được đưa ra ở cấp sơ thấm và quy địnhngười bị hại trong giai đoạn phúc thẩm có quyền yêu cầu bồi thườngthiệt hại lần đầu tiên nếu có lý do chính đáng về việc yêu cầu đó chưađược đưa ra ở cấp sơ thâm Trong cả hai trường hợp, Hội đồng Bảo hiến
đã nhận thấy sự vi phạm nguyên tắc bình dang: Sự thực hiện quyền mới
mà nhà làm luật mang lại sẽ gây ra sự bất bình đăng trước Tòa án bởi vì,tùy theo ý chí của người yêu cầu bồi thường mà bị cáo sẽ được hưởng
hoặc không được hưởng hai cấp xét xử về vấn đề dân sự [113, tr 504]
Trang 31Nhu vậy, nguyên tắc hai cấp xét xử có giá tri gần như hiến định Điều 1BLTTHS Cộng hòa Pháp (theo Luật số 2000 - 516 ngày 15/6/2000) quy định rõ:
"Bat cứ người nào bị kết án đều có quyền yêu cầu tòa án khác xem xét lại việc kếttội" Văn bản này ghi nhận trong nội luật quyền được xét xử theo hai cấp tronglĩnh vực hình sự và cụ thể hóa quyền đó bằng việc quy định kháng cáo, khángnghị phúc thâm đối với bản án của Tòa án đại hình
Sự thực hiện quyền được xét xử theo hai cấp đòi hỏi phải giữ gìn tính kháchquan cho Thâm phán của cấp xét xử thứ hai: Họ không thé là người đã xét xử vụ
án ở cấp thứ nhất [1 13, tr 505] Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử,
dù vẫn còn những sự khác biệt do nhiều yếu tố, hệ thống Tòa án của đa số các quốcgia cũng được tô chức theo mô hình phù hợp với những đòi hỏi của nguyên tắc này
Qua nghiên cứu hệ thống tô chức Tòa án của nhiều quốc gia trên thế giới,
có thé đưa ra nhận xét rằng, nguyên tắc hai cấp xét xử cũng đã được thừa nhận vàthực hiện tại hầu hết các nước thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau trên thếgiới Tuy nhiên, cũng ton tại một thực tế là mặc dù hau hết các quốc gia trên thé
giới đều thùa nhận và áp dụng nguyên tắc hai cấp xét xử, nhưng cách thức t6 chức
Tòa án dé thực hiện nguyên tắc này cũng có nhiêu điểm không giỗng nhau
Ở các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật XHCN như Liên Xô cũ, các nướcĐông Âu trước đây, Việt Nam, Trung Quốc hiện nay, hệ thống Tòa án được tô chứcchủ yếu the› nguyên tắc hành chính - lãnh thổ Cụ thể, các Tòa án thường được tôchức thành Tòa án trung ương và Tòa án địa phương như ở Việt Nam, Trung Quốc
và một số qiốc gia khác Trên cơ sở đó, tùy theo đặc điểm về địa lý lãnh thô, dân cư
cũng như sz phân định địa giới hành chính mà các Tòa án địa phương lại được tô
chức thành zác cấp khác nhau, có thé là hai cấp gồm Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấphuyện The cách tổ chức này, một Tòa án có thể được giao quyền xét xử khácnhau như: Tòa án tối cao, Tòa án cấp tỉnh vừa có thâm quyền xét xử sơ thâm,phúc thâm vừa có thâm quyền xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thâm,
tái thâm; Ta án cap huyện, cap xét xử thâp nhât hiện nay ở các quoc gia theo hệ
Trang 32thống pháp luật XHCN chi có quyền xét xử sơ thẩm Ví dụ: về tổ chức và thẩmquyền xét xử của Tòa án nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Luật Tổ chức TANDnăm 1979 (sửa đổi năm 1983) và BLTTHS năm 1980 (sửa đổi 17-03-1996) quyđịnh như sau:
Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất Tòa án này có thâmquyền hướng dẫn áp dụng pháp luật, xét xử sơ thâm những vụ án đặc biệt, có tầmquan trọng quốc gia, xét lại các bản án, quyết định đã có HLPL của TAND cấp cao.Điều 22 BLTTHS (sửa đổi) của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1996 quyđịnh: "Tòa án nhân dân tối cao xử sơ thâm những vụ án lớn trên phạm vi toàn
quốc"[5].
Tòa án nhân dân cáp cao, tổ chức tai đơn vị hành chính cấp tỉnh, thànhphố khu tự trị trực thuộc trung ương có thâm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án quantrọng xảy ra trong địa bàn mình quản hạt Đó là các vụ án lớn mang tính chất toàntỉnh, thành phố, khu tự trị trực thuộc chính quyền trung ương "Điều 21 BLTTHS(sửa đối) của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1996": xét xử phúc thâm
bản án, quyết định sơ thắm của Tòa án nhân dân trung cấp bị kháng cáo, kháng
nghị; xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân
trung cấp bị kháng nghị
Tòa án nhân dân trung cấp, tô chức tại đơn vị hành chính là thành phố
thuộc tỉnh, xét xử sơ thâm các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật, như các
vụ án phản cách mạng và xâm phạm an ninh quốc gia, những vụ án hình sự thông
thường có hình phạt là chung thân hoặc tử hình, các vụ án do người nước ngoài
thực hiện hay có liên quan đến người nước ngoài (Điều 20 BLTTHS sửa đổi củanước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1996) Tòa án này còn xét xử phúc thâmcác vụ án hình sự của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị hay xét lại những
vụ án của Tòa án câp dưới bị kháng nghị giám đôc thâm.
Tòa án nhân dan sơ cap tô chức tại các đơn vị hành chính cap huyện, xét xử
sơ thâm các vụ án không thuộc thâm quyền của Tòa án cấp trên [108, tr.129-133],
Trang 33đó là những vu hình sự thông thường, trừ những vụ thuộc thâm quyền của Tòa án
nhân dân cấp trên theo quy định của Bộ luật này (Điều 19 BLTTHS sửa déi của
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1996).
Mô hình tổ chức và thắm quyền xét xử của các Tòa án tại nước Cộng hòanhân dân Trung hoa hiện tại không khác gì so với hệ thống Tòa án của Việt Namtrong những năm trước đây, tất cả các cấp Tòa án kế cả TANDTC đều có thâmquyên xét xử sơ thâm về hình sự Về nguyên tắc, một vụ án hình sự cũng có théđược và chỉ được xét xử ở hai cấp xét xử, đó là xét xử lần đầu ở cấp sơ thâm vàlần thứ hai tại cấp phúc thâm nếu có kháng cáo, kháng nghị Tuy nhiên, giống nhưquy định trước đây của pháp luật Việt Nam, hiện nay ở nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa những vụ án hình sự do TANDTC xét xử sơ thâm không áp dụngnguyên tắc hai cấp xét xử Có lẽ chính vì vậy, pháp luật TTHS quy định thâmquyền xét xử của TANDTC rất hạn chế
Ở các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật án lệ (common law), Tòa án được tôchức theo cấp xét xử gồm Tòa án tối cao, các Tòa án phúc thẩm và các Tòa án sơ
thẩm Tòa án tối cao thực hiện chức năng phá án, nghĩa là không xét xử và phán
quyết về vấn đề có tội hay không có tội mà chỉ xem xét, xác định về tính hợp pháp
hay không hợp pháp của bản án bị kháng án; các Tòa án phúc thẩm xét xử phúc
thâm; các Tòa án sơ thâm xét xử sơ thâm các vụ án theo thâm quyên Vi dụ: hệthống Tòa án của Hoa Kỳ, do Hoa Kỳ là một Nhà nước liên bang, hiện tại duy trìhai hệ thông pháp luật là pháp luật liên bang và pháp luật của các bang nên về tôchức các Tòa án nước này được cấu trúc thành hai hệ thống: Hệ thống Tòa án liênbang và hệ thống Tòa án bang [92, tr 52-55]: Hệ thống Tòa án liên bang, bao gồm:
Tòa án khu vực liên bang, thành lập tại mỗi bang dé xét xử sơ thâm các vụ
án của liên bang tại tiêu bang Các vụ án do các Tòa án này xét xử có thê bị khángcáo, kháng nghị phúc thâm lên một trong các Tòa án phúc thâm lưu động liên bang
Tòa án phúc thẩm hưu động liên bang do Quốc hội thành lập dé xét xửphúc thâm các bản án, quyết định chưa có HLPL của Tòa án khu vực liên bang bị
Trang 34kháng cáo, kháng nghị Các Tòa án này có thâm quyền về lãnh thé không hạn chếtrong phạm vi biên giới các bang Các vụ án đã được Tòa án phúc thâm lưu độngliên bang vét xử có thê bị khang cáo, kháng nghị lên Tòa án tôi cao liên bang.
Tea án tối cao liên bang, cơ quan xét xử cao nhất của Hoa kỳ, phán quyếtcủa Tòa án này là chung thâm, có hiệu lực pháp lý cao nhất Nhìn chung Tòa ántối cao lién bang chỉ giải quyết những van đề đặc biệt quan trọng liên quan đếnHiến pháp và các vu án đã được Toà phúc thẩm liên bang hoặc Tòa án tối cao
bang xét xử bị kháng cáo, kháng nghị.
Hệ thống Tòa án bang được thành lập ở các bang, tổ chức và hoạt độngtheo pháp luật của bang đó, bao gồm:
Tòa án tối cao bang có thâm quyền xét xử đối với các bản án của các Tòa
án cấp dưới của bang đó bị kháng cáo, kháng nghị Song, quyết định của Tòa ánnày chưa phải đã là quyết định cuối cùng Trường hợp nội dung vụ án có liên
quan đến các vấn đề mà pháp luật liên bang quy định thì quyết định đó có thể bị
Tòa án tôi cao liên bang xem xét lại như một vụ án của liên bang.
Tòa án phúc thám bang có nhiệm vụ xét xử lại vụ án mà Tòa án sơ thâm bang đã xét xử nhưng bị kháng cáo, kháng nghị Sô lượng Tòa phúc thâm ở môi
bang cũng có thể không giống nhau
Tòa sơ thâm bang có thầm quyên xét xử sơ thâm các vụ án thuộc thâm quyên xét xử của bang, sô lượng và tên gọi của các Tòa này cũng không giông nhau giữa các bang.
Với cách tô chức hệ thông Tòa án tương đôi phức tạp như trên, ở Hoa Kỳ
về nguyên tac một vụ án hình sự dù được xét xử ở Tòa án của liên bang hay ở Tòa
’ + ~ x z A z 4 eK z ` z 7 1A A 2
án của bang cũng đêu có thê được xét xử ở hai cap khác nhau là xét xử lân đâu ở
cấp sơ thâm, lần thứ hai ở cấp phúc thầm nếu có kháng cáo, kháng nghị
Cách tổ chức đặc trưng của Tòa án các quốc gia theo hệ thống pháp luậtlục địa (legal law) là tổ chức Tòa án theo cấp xét xử kết hợp với nguyên tắc hành
Trang 35chính-lãnh thé Theo cách tổ chức này, hệ thống Tòa án bao gồm Tòa án tối cao
có chức năng xét xử phúc thâm và phá án; Tòa án cấp thứ hai có chức năng xét xửphúc thâm các vụ án của tất cả các Tòa án cấp dưới; Tòa án cấp thứ ba gồm cácloại Tòa án có chức năng xét xử sơ thâm Điển hình là tổ chức hệ thống Tòa ánCộng hòa Pháp, hệ thống Tòa án và thẩm quyền xét xử về hình sự của Pháp như
sau [34, tr 222], [109, tr 204-210]:
Các Tòa án hình sự cap sơ thẩm, do ở Pháp có sự phân loại tội phạmthành các tội vi cảnh, khinh tội, trọng tội nên ở cấp này có ba loại Tòa án hình sựcấp sơ thâm, đó là: Téa án cáp sơ thấm thẩm quyền hẹp hay còn gọi là Tòa vicảnh (Tribunaux de Police) có thâm quyền xét xử sơ thâm các vụ án về tội vicảnh, tội vi cảnh là hành vi phạm tội mà pháp luật quy định hình phạt tiền khôngquá hai mươi nghìn frăng (Điều 521 BLTTHS), khi xét xử chỉ có một Tham phánchủ tọa (Điều 523 BLTTHS), mọi hành vi phạm tội vi cảnh, dù là hành vi táiphạm đều có thé được xét xử theo thủ tục rút gọn quy định tại chương này (Điều 523BLTTHS), quyết định của Thâm phán chỉ là phạt tiền (Điều 525 BLTTHS)
Bản án của Tòa án vi cảnh có thé bị kháng cáo, kháng nghị lên Tòa phúc thâm
(Điều 525 BLTTHS)
Tòa án sơ thẩm rộng quyên hay còn gọi là Tòa án tiểu hình, có phạm vithâm quyền rộng trong địa hạt tinh và đối với các tỉnh lớn thường tô chức hai haynhiều Tòa án này Tòa án tiêu hình xét xử các tội phạm ít nghiêm trọng (khinh tội)(Điều 381 BLTTHS - Luật số 92-1366 ngày 10/12/1992) Bản án của Tòa án tiểuhình có thé bị kháng cáo, kháng nghị lên Tòa phúc thâm (Điều 496 BLTTHS)
Tòa đại hình sơ thẩm, không phải là Tòa án hoạt động thường xuyên màđược thành lập theo phiên xét xử đại hình đối với các tội nghiêm trọng (trọng tội)Theo tinh thần Điều 370 BLTTHS Cộng hòa Pháp năm 1957, bản án của Tòa đạihình là chung thâm và chỉ có thể bị kháng cáo lên Tòa phá án, chứ không thẻ bịkháng cáo để xét xử phúc thâm "khi tuyên án, nếu cần, chủ tọa phiên tòa thông
báo cho bị cáo biệt có quyên khang cáo lên tòa phá án va thời hạn kháng cáo”
Trang 36(Điều 370 BLTTHS) Tuy nhiên, Luật số 2000-516 ngày 15/6/2000 quy định: bản
án của Tòa đại hình sơ thẩm có thé bị kháng cáo, kháng nghị lên Tòa đại hìnhphúc thâm để đảm bảo nguyên tắc xét xử theo hai cấp [113, tr 505]
Tòa án cap phúc thẩm vệ hình sự, Tòa án phúc thâm về hình sự là bộ phậnnằm trong Tòa phúc thâm, có thâm quyền xét xử phúc thâm các bản án, quyếtđịnh của Tòa án hình sự cấp đưới bị kháng cáo, kháng nghị Khi xét xử, Tòa này
có quyền xem xét và đưa ra quyết định đối với bản án bị kháng cáo, cả ở khíacạnh sự việc (nội dung) lẫn khía cạnh luật pháp (tính hợp pháp) Quyết định về sựviệc là quyết định cuối cùng (chung thâm), quyết định về khía cạnh luật pháp còn
có thé bị kháng cáo lên Tòa thượng thầm
Tòa thượng thấm hay Tòa phá án (Cour de Casation) không có quyền xét
xử về khía cạnh sự việc, mà chỉ có quyền xem xét lại khía cạnh pháp luật nào đócủa vụ án đã xét xử tại Tòa án cấp dưới Tòa án này khi xét xử có thé công nhậnbán án bị kháng cáo, kháng nghị hoặc làm vô hiệu hóa về khía cạnh pháp luật nào
đó của vụ án (phá án), bằng việc trả lại vụ án về dé xét xử lại ở Tòa án khác cùngloại và cùng cấp Và thực chất tòa phá án không xử lại vụ án mà chỉ xem xét, xác
định Tòa án cấp dưới đã hiểu và áp dụng đúng các quy định pháp luật và các
nguyên tắc pháp luật hay chưa mà thôi Về cơ chế giải quyết kháng cáo, kháng
nghị của Tòa phá án, tác giả Jean-Claudericci đã viết:
Khi nhận được đơn kháng nghị, kháng cáo chống lại một bản
án nào đó, Tòa phá án có thể chọn một trong hai cách xử lý công nhậnbản án hoặc phá bản án đó Nếu Tòa công nhận bản án thì bản án đó làban án cuối cùng Trong trường hợp thứ hai, Tòa phá án có thé phá bản
án mà không cho xử lại (khả năng này ít khi xảy ra: không còn gì để xửnữa) hoặc phá bản án (toàn phần hay một phan) bằng cách giao vụ việccho một Tòa án cùng cấp với Tòa đã ra bản án, thường là cho một Tòaphúc thâm khác, xét xử lại Bởi vì không phải là cấp xét xử thứ ba nên
Trang 37Tòa pha án không tự minh xử lai vụ việc mà giao việc nay cho các Toa
án xét xử về mặt nội dung (sơ thâm, phúc thâm) [35, tr 149]
Như vậy, ở nước Cộng hòa Pháp, Tòa thượng thẩm hay Tòa phá án cũnggiống như Tòa án có thâm quyền giám đốc thấm ở Việt Nam và đa số quốc giatrên thế giới hiện nay, thực chất chỉ có thâm quyền xét lại vụ án ở khía cạnh ápdụng pháp luật mà không xử lại vụ án về nội dung Đây là biểu hiện rõ nét nhất vềviệc tôn trọng và đảm bảo thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng của
quoc gia này.
Có thé nói, nguyên tắc hai cấp xét xử được áp dung gần như là phô biếntrong các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới, nhưng qua nghiên cứu cách
tô chức Tòa án cũng như thủ tục tố tụng để xét xử của nhiều quốc gia cho thấycũng có những điểm khác nhau nhất định Ví dụ: có quốc gia áp dụng thủ tục rútgọn trong xét xử các vụ án hình sự, rút ngăn về thời gian, giản lược về thủ tục, cơ
cầu một Thâm phán xét xử mà không cần có HĐXX để đảm bảo xét xử kịp thời,
hiệu quả, áp dụng thủ tục xét xử sơ thâm đồng thời là chung thâm để hạn chế việckháng cáo, kháng nghị phúc thâm như Cộng hòa Pháp đối với các tội vi cảnh, các
vụ kiện tranh chấp có giá ngạch thấp có quốc gia quy định việc mặc cả thú tội dé
xét xử nhanh, kịp thời các vụ án hình sự, giảm bớt lượng án bị kháng cáo bởi bị
cáo như Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên bang Đức
Pháp luật TTHS Việt Nam quy định trực tiếp nguyên tắc hai cấp xét xử
trong luật tổ chức Tòa án và BLTTHS (Điều 11 Luật Tổ chức TAND năm 2002,Điều 20 BLTTHS năm 2003) Đồng thời quy định các thủ tục tố tụng và tô chức
hệ thống Tòa án tương ứng với các thủ tục xét xử để xét xử các vụ án, Đây không
phải lân dau tiên nguyên tac hai cap xét xử được quy định trong Luật Tô chức
TAND và BLTTHS mà trước đó nguyên tắc này cũng đã từng được quy địnhtrong Luật Tổ chức TAND năm 1960 Tuy nhiên, vì những lý do nhất định nêncác văn bản pháp luật thay thế Luật Tổ chức TAND năm 1960 không chính thứcquy định lại nguyên tắc này Việc tái quy định nguyên tắc hai cấp xét xử trong
Trang 38Luật Tổ chức TAND năm 2002 va BLTTHS năm 2003 là một tat yếu khách quan.Bởi lẽ, đây là một nguyên tắc tô tụng tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển chungcủa nên tư pháp hiện đại Dé có khái niệm chính xác về nguyên tắc hai cấp xét xử,cần phải xác định như thế nào là nguyên tắc tố tụng hình sự
Tổ tụng hình sự là hoạt động áp dụng pháp luật của Cơ quan điều tra,VKS, Tòa án Dé đảm bảo các hoạt động này hoàn toàn tuân thủ pháp luật, khách
quan, một yêu cầu tất yếu đặt ra là các cơ quan tiến hành tô tung phải hoạt động
trong khuôn khổ các nguyên tắc tố tụng Theo Từ điển tiếng Việt, nguyên tắc nóichung được hiểu là "điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạtviệc làm" [110, tr 694] Theo đó "nguyên tắc" trước hết phải là những quy định
có tính cơ bản và có hiệu lực bắt buộc đối với một người, một tập thể khi làm mộtviệc gì đó Hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con ngườimuốn đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao trước hết phải tuân thủ các nguyên tắcnhất định Hoạt động TTHS là việc giải quyết quan hệ pháp luật hình sự được xáclập giữa Nhà nước với người phạm tội, kết quả của hoạt động TTHS có thé hạn
chế hay tước bỏ một số quyên cơ bản của công dân, ảnh hưởng rat nhiều đến
quyên và lợi ich của họ Do đó, các nguyên tắc tố tụng càng được tuân thủ nghiêm
chỉnh và triệt để thì khả năng hạn chế các vi phạm, sai lầm trong quá trình xét xử
càng lớn Hiện nay, trong khoa học pháp lý TTHS, nguyên tắc TTHS thường đượchiểu là "những phương châm, định hướng, chỉ phối toàn bộ hay một số hoạt động
TTHS và được các văn bản pháp luật TTHS ghi nhận" [52, tr 5] Theo chúng tôi,
cách hiểu như vậy là tương đối hợp lý nhưng chưa toàn diện Bởi lẽ, cách hiểu nàychưa cho thấy hết cơ sở pháp lý của các nguyên tắc tô tung, tinh chất bắt buộc củachúng cũng như bản chất của chế độ Nhà nước, bản chất chế độ tố tụng được phảnánh qua các nguyên tắc này Do vậy, chúng tôi đưa ra khái niệm về nguyên tắc
TTHS như sau:
Nguyên tắc tố tụng hình sự là những quy định pháp luật cơ bản có tinhbắt buộc chung, xác định phương châm và định hướng cho toàn bộ quá trình tổ
Trang 39tung hay mot số hoạt động to tung nhất định, thé hiện bản chất của chế độ Nhànước, bản chất của tố tụng hình sự, được quy định trong Bộ luật tỗ tụng hình sự
và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Hệ thong nguyên tắc TTHS rất đa dạng và giữa chúng đều có mối quan hệvới nhau Hiện nay, hoạt động TTHS được đảm bảo bởi nhiều nguyên tắc trong đó
về lập pháp nguyên tắc hai cấp xét xử là một nguyên tắc mới được quy định trongBLTTHS cũng như Luật Tô chức TAND Đây là sự thê hiện cụ thé quan điểm củaNhà nước trong tổ chức tổ tụng nhằm đảm bảo xét xử các vụ án hình sự đượcchính xác, kịp thời trên cơ sở tôn trọng lợi ich của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp
pháp của công dân, cơ quan, tô chức.
Như đã phân tích, để đảm bảo việc xét xử đúng đắn, kịp thời nhằm bảo vệ
có hiệu quả lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơquan, tô chức, một vụ án có thể được xét xử ở hai cấp là cấp sơ thâm và cấp phúcthâm Đây là một nguyên tắc được áp dụng phô biến hiện nay tại các quốc gia trênthế giới, trong đó có Việt Nam Không phải trong mọi trường hợp nhận thức củaHĐXX về vụ án hình sự đã có thé đúng đắn ngay từ đầu Thực tiễn, khi tiến hành
tổ tụng nói chung và khi xét xử nói riêng xuất hiện rất nhiều nguyên nhân có thédẫn đến việc cơ quan tiễn hành tố tụng, người tiễn hành tố tung đưa ra những phánquyết không chính xác về vụ án Giải pháp khắc phục và loại trừ những sai lầm, thiếusót trong xét xử là phải có cơ chế thích hợp dé kiểm tra, đánh giá lại kết quả của hoạtđộng xét xử sơ thâm, kịp thời phát hiện, sửa chữa những sai lầm của HĐXX sơ thâm.Việc quy định thủ tục xét xử lại ban án, quyết định chưa có HLPL của Tòa án cấp sơthâm khi có kháng cáo, kháng nghị ở cấp xét xử cao hơn thực sự đã tạo ra cơ ché nay.Theo chúng tôi, việc quy định một thủ tục tố tụng nhằm đảm bảo cho vụ án hình sự
đã xét xử sơ thâm có thể được xét xử lại ở cấp xét xử cao hơn là một tat yếu kháchquan Nhưng không cần thiết phải xét xử lại nhiều lần mà chỉ nên quy định xét xử lạimột lần ở cấp phúc thâm Hoạt động xét xử về hình sự phải kịp thời mới sớm khôi
phục các thiệt hại mà tội phạm gây ra cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
Trang 40vệ Phán quyết của HĐXX cần mau chóng được thi hành mới kịp thời phát huyhiệu quả răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm, tăng cường pháp chế Mặtkhác, quy định chỉ có hai cấp xét xử sẽ đảm bảo được tính 6n định và hiệu lực củabản án, quyết định của Tòa án, nâng cao tinh thần trách nhiệm của HDXX Đồngthời thé hiện tính dứt khoát của tố tụng xét xử, tránh được tinh trạng kéo dài quátrình xét xử, gây lãng phí về thời gian, tiền bạc của Nhà nước và của những ngườitham gia tố tụng khác có liên quan Từ những phân tích trên, chúng tôi đưa ra kháiniệm về nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTHS như sau:
Nguyên tac hai cấp xét xử trong tô tụng hình sự là tư tưởng chủ đạo, cótính bắt buộc chung, thê hiện quan điểm có tính định hướng của Nhà nước trong việc
tô chức t6 tụng để xét xử các vụ án hình sự, được quy định trong pháp luật t6 tung
hình sự, trong đó xác định một vụ án hình sự được xét xứ lần đầu ở cắp sơ thẩm
(cấp xét xử thứ nhất)có thé được xét xử lại và chỉ có thể được xét xử lại một lần
nữa ở cấp phúc thẩm (cấp xét xử thứ hai) néu có kháng cáo, kháng nghị theo quyđịnh của pháp luật tố tụng hình sự, nhằm giải quyết đúng dan, kịp thời vụ án, bảo
đảm lợi ích Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tô chức
Việc quy định nguyên tắc hai cấp xét xử cũng không có nghĩa là nguyên
tắc này bắt buộc phải thực hiện trong mọi trường hợp Bởi lẽ, như vậy sẽ mặcnhiên phủ nhận khả năng nhận thức thế giới khách quan của con người, đồng thời
dé làm nảy sinh quan điểm cho rằng phiên tòa xét xử ở cấp sơ thẩm chỉ là phiêntòa trù bị của phiên tòa sẽ được mở ở cấp phúc thâm Điều đó sẽ rất nguy hiểm vì
có thé dẫn tới tình trạng thiếu trách nhiệm của những người xét xử ở Tòa án cấp
sơ thấm (cấp xét xử thứ nhất) vì tư tưởng cho rằng đẳng nào bản án, quyết địnhcủa mình cũng bị xét xử lại ở cấp cao hơn Việc xét xử ở cấp phúc thẩm sẽ không
là bắt buộc đối với các vụ án đã xét xử ở cấp sơ thâm nếu bản án, quyết định củaHĐXX sơ thâm không có kháng cáo, kháng nghị Trong trường hợp này, khi hết
thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định mà không có kháng cáo, kháng
nghị, bản án, quyết định sơ thảm sẽ có HLPL và được thi hành Đối với những