tình hình mối quan hệ hai nước, từ đó đề xuất, phân tích những triển vọngtrong quan hệ hợp tác giữa hai nước đến năm 2022, hướng tới kỷ niệm 30năm thiết lập quan hệ ngoại gia Việt Nam -
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận vănY nghia khoa hoc Luận văn góp phan hệ thống hóa cơ sở lý luận về quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục giữa hai quốc gia nói chung và giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc nói riêng; là đóng góp mới trong việc đem đến một cái nhìn chung nhất, tương đối toàn diện về mối quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2020, cùng với những đánh giá và dự báo.
Với những thông tin liên quan được thu thập và cập nhật, trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu chính thống, cùng với sự phân tích, nhìn nhận khách quan và khoa học, luận văn sẽ cung cấp bức tranh toàn cảnh quan hệ giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực giáo dục giai đoạn từ 2000 - 2020 Đồng thời, luận văn phân tích những điểm tích cực và hạn chế của mối quan hệ này Qua đó cung cấp những thông tin can thiết, là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho người làm công tác giáo dục, hoạch định chính sách và những ai quan tâm.
Cau trúc của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được cau trúc thành 3 chương Cụ thể:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc
Chương 2 Thực trạng hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc và kết quả của quá trình hợp tác giai đoạn 2000 - 2020.
Chương 3 Nhận xét hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc 2000-
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE HOP TÁC GIÁO DỤC VIET NAM - HAN QUOCCác hình thức hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn QuốcHợp tác quốc tế trong giảng dạy và nghiên cứu từ trước đến nay là cốt lõi của các hoạt động quốc tế hóa trong các cơ sở giáo dục Các Chính phủ, quốc gia ở nhiều khu vực địa chính trị trên thế giới đã chấp nhận hợp tác như một cách đê nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hệ thông giáo dục đât nước.
Trong điều kiện quá trình quốc tế hoá phát triển nhanh chóng như hiện nay, quy mô hợp tác quốc tế giữa các cơ sở giáo dục ngày càng phát triển với tốc độ nhanh nên hiện có nhiều cách phân loại về cách hình thức hợp tác giáo dục quốc tế.
Về các hình thức hợp tác giáo dục giữa các quốc gia, Kiselova, Mariia M và các cộng sự (2020) đã chỉ ra rằng: hiện nay hợp tác giáo dục quốc tế giữa các quốc gia bao gồm cả giáo dục đại học có các hình thức chủ yếu sau: trao đổi quốc tế (sinh viên, học sinh), giáo viên hay giảng viên, nhà khoa học; tổ chức hội nghị, bàn tròn, hội nghị chuyên dé; trao đổi thông tin và dit liệu về nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục [103] Tuy nhiên ở Việt Nam,
Luật Giáo dục năm 2019 quy định chung về các hình thức hợp tác, đầu tư của nước ngoài về giáo dục tại Việt Nam bao gồm:
+ Liên kết giáo dục, đảo tạo;
+ Thành lập văn phòng đại diện;
+ Thành lập cơ sở giáo dục;
+ Các hình thức hợp tác, đầu tư khác [khoản 3, điều 108, Luật Giáo dục năm 2019].
Hiện nay, tại Việt Nam lĩnh vực và phạm hợp tác trong giáo dục quốc tế nhiều nhất là ở bậc đại học và sau đại học, Luật Giáo dục đại học của Việt Nam đã quy định về các hình thức hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học, gồm:
2) Thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam;
3) Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyền giao công nghệ, tô chức hội nghị, hội thảo khoa học;
4) Tư vấn, tài trợ, đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị;
5) Bồi dưỡng, trao đôi giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và người học;
6) Liên kết thư viện, trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo, khoa hoc và công nghệ; cung ứng chương trình đào tạo; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ;
7) Tham gia các tô chức giáo dục, khoa học, hội nghề nghiệp khu vực và quốc tẾ:
8) Mở văn phòng đại diện co sở giáo dục đại học của Việt Nam ở nước ngoài;
9) Các hình thức hợp tác khác theo quy định của pháp luật” [Điều 44 Luật Giáo dục đại học năm 2012, sửa đồi, bỗ sung năm 2018].
Trên cơ sở quy định của Việt Nam về các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã thực hiện các hình thức hợp tác giáo dục chủ yếu sau:
1) Liên kết dao tao Theo Điều 45 Luật Giáo duc đại học năm 2012, “liên kết đào tao với nước ngoài là việc xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác đảo tạo giữa cơ sở giáo dục đại học Việt Nam với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, nhằm thực hiện chương trình đào tạo dé cap van bang hoặc cấp chứng chỉ, nhưng không hình thành pháp nhân mới” [Điều 45, khoản 1, Luật Giáo dục đại học năm 2012].
Trên thực tế, nhiều trường đại học của Việt Nam đã thực hiện liên kết đào tạo với các trường đại học của Hàn Quốc như: Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh liên kết với Trường Đại học Seokyeong; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân liên kết với Trường Đại học Dongseo; Trường Đại học Ngoại thương liên kết với Trường Kinh doanh quốc tế Sol Bridge, Trường Đại học Ngoại ngữ Busan với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh thực hiện quy chế “Double degree”(bằng học liên kết), sinh viên học 2 năm tại Việt Nam, 2 năm tại Hàn Quốc đã tạo nhiều thuận lợi cho sinh viên trong việc học tập, nghiên cứu [58]; Trường Dai học Ngoại Ngữ Han Quốc
16 đã kết nghĩa với hai trường thuộc hai ĐH Quốc gia là ĐH KHXHNV Hà Nội và ĐH KHXHNV Thành phó Hồ Chí Minh từ năm 1990 - 1991.
2) Thành lập cơ sở giáo dục
Trên cơ sở mỗi quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, năm 1996, ngôi trường được Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam đầu tiên đã được khánh thành nhằm tiếp tục đây mạnh hơn nữa mối quan hệ hữu nghị Việt - Hàn.
Tiếp đó, các cơ sở giáo dục của Hàn Quốc tại Việt Nam hoặc hợp tác Việt - Hàn đã được thành lập khá nhiều ở Việt Nam như: Trường quốc tế Hàn Quốc Hà Nội; Trường Quốc tế Hàn Quốc tai Thành phố Hồ Chí Minh;
Trường Cao đăng nghé Việt - Hàn Nghệ An; Trường Cao dang nghề Việt - Hàn tại Bắc Giang: Trường Cao đăng nghề Việt - Han tỉnh Quảng Tri, Trường
Kỹ thuật công nghiệp Việt - Hàn và Trường Kỹ thuật cơ điện Quy Nhơn
Tư vấn, tài trợ, đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị Đây là hình thức hợp tác trong đó Chính phủ và nhiều trường đại học,4) Bồi dưỡng, trao đổi giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và người học Đây là hình thức hợp tác trong đó phía Hàn Quốc thành lập Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation) hoặc Bộ Ngoại giao cấp học bồng cho sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý Việt Nam sang học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tai Hàn Quốc Ngoài ra còn có các tổ chức khác như Quỹ Học bồng và Văn hóa Việt Nam của Viện Phát triển Giáo dục Quốc tế Hàn Quốc đóng góp vào việc duy trì và phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia trong tương lai, hay Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (Korea International Cooperation Agency viết tắt là KOICA) Thậm chí nhiều tập đoàn nhà nước và tư nhân lớn ở Hàn Quốc cũng tham gia vao quá trình cấp học bồng cho sinh viên học sinh Việt Nam: Công ty Điện tử Samsung, Công
17 ty Xây dựng Booyoung Học bổng GKS (Global Korea Scholarship), Quỹ học bồng tài năng nghệ thuật Châu Á (AMA), Quỹ Posco Cheongam cũng góp phần thúc đây mối quan hệ tốt đẹp giữa Hàn Quốc và khối các nước ASEAN Bên cạnh đó, hình thức này còn được các trường học (nhất là các trường đại học) của Hàn Quốc và Việt Nam thực hiện thông qua trao đôi giảng viên, sinh viên theo đó sinh viên của mỗi nước sẽ học một sỐ kỳ học nhất định (thường là 4 kỳ) ở Hàn Quốc và một số kỳ nhất định (thường là 4 kỳ) ở Việt Nam.
5) Hợp tác đào tạo ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Hàn Quốc; đây mạnh phát triển ngành Việt Nam học và Hàn Quốc học. Đây là hình thức hợp tác trong đó các trường học, cơ sở giáo dục, đảo tạo Việt Nam phối hợp với giảng viên người Hàn Quốc dé đào tạo tiếng Hàn Quốc cho học sinh, sinh viên của Việt Nam cũng như đảo tạo tiếng Việt cho học sinh, sinh viên Hàn Quốc, đồng thời đây mạnh phát triển ngành Việt Nam học tại các trường đại học ở Hàn Quốc cũng như ngành Hàn Quốc học tại các trường đại học phía Việt Nam.
Chăng hạn, khoa tiếng Hàn tại Đại học Hà Nội bắt đầu từ tháng 9/1997 với tư cách là đào tạo ngoại ngữ 2 Tại trường Đại học sư phạm ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội bắt đầu từ năm 1994, tiếng Hàn được giảng dạy tại trường như một môn ngoại ngữ 2 Hai năm sau, trường bắt đầu đào tạo khóa Cao đăng tiếng Hàn rồi chuyên lên đại học Đến năm 1997, Nhà trường ra quyết định thành lập Bộ môn Tiếng Hàn Quốc, bắt đầu đào tạo Khóa cử nhân tiếng Hàn đầu tiên hệ chính quy (33 sinh viên) Một trung tâm đảo tạo tiếng Hàn và Hàn Quốc học nổi tiếng khác của Việt Nam là Trường ĐH KHXHNV Thành phó Hồ Chí Minh với Bộ môn Hàn Quốc học (thành lập năm 1994) thuộc Khoa Đông phương học Trong năm học 1992 - 1993, Khoa Ngữ Văn thuộc Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường ĐH KHXHNV Hà Nội) chính thức mở chuyên ngành Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc với thời gian
18 đào tạo là 2 năm Năm 1993, Trường tiếp tục mở chuyên ngành Hàn Quốc học thuộc Khoa Đông phương học, còn Trung tâm Văn hoá và Đào tạo tiếng Hàn cũng được mở tại Trường DH Sư phạm, DH Quốc gia Hà Nội nhằm phục vụ cho sinh viên Ngữ Văn và một số người quan tâm đến Hàn Quốc Ngoài ra, Ban Nghiên cứu Hàn Quốc học cũng được Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
(thuộc Viện KHXH Việt Nam) thành lập vào ngày 23 tháng 2 năm 1998.
Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyền giao công nghệ, tô chức hộinghị, hội thảo khoa học. Đây là hình thức hợp tác trong đó các trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo của Việt Nam và Hàn Quốc cùng nhau tô chức các Hội thảo khoa học quốc tế hoặc sinh viên, giảng viên, cán bộ nghiên cứu của Việt Nam được cử sang Hàn Quốc dé thực hiện nghiên cứu khoa học, nhận chuyên giao công nghệ, tham dự các hội thảo quốc tế hoặc ngược lại sinh viên, giảng viên, cán bộ nghiên cứu của Hàn Quốc được cử sang Việt Nam dé thực hiện nghiên cứu khoa học, phối hợp thực hiện chuyển giao công nghệ, tham dự các hội thảo quốc tẾ Day mạnh nghiên cứu về Hàn Quốc tại Việt Nam, thành lập Hội nghiên cứu Hàn Quốc tại Việt Nam Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những trường có hoạt động hợp tác về KHCN cũng như GDĐT khá sớm với các trường đại học và viện nghiên cứu Hàn Quốc Khởi đầu là các đề tài hợp tác song phương của Trường với một sỐ trường bạn trong các lĩnh vực khoa học cơ bản như Vật lý, Sinh học, Hoá học và một số ngành công nghệ mới như Công nghệ Sinh học, Công nghệ Môi trường Từ đầu năm 1997, các nhà khoa học thuộc Khoa Vật lý của Trường đã phối hợp với các chuyên gia của ĐH Chonbuk thực hiện những nghiên cứu khoa học đầu tiên về quang tử và khoa học vật liệu, tiếp đến là công nghệ hoá học, công nghệ phân tử và tế bào, công nghệ enzym-protein, vat lý nhiệt độ thấp, công nghệ môi trường và chiết xuất nam Linh chi cùng một số dược liệu khác
Năm 1994, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tô chức Hội thảo khoa học “Những vấn đề văn hoá Việt Nam - Hàn Quốc”, với 42 báo cáo tham luận đề cập đến các vấn đề văn hoá giữa hai nước Năm 1996, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 2 với tiêu đề:
“Những vấn đề văn học và ngôn ngữ Việt Nam - Hàn Quốc” với 36 báo cáo tham luận khoa học Năm 1998, Khoa Đông phương học, Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo
“Nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Hàn” đã thu hút được đông đảo các nhà khoa học đến từ nhiều cơ sở nghiên cứu và đảo tạo ở Việt Nam và Hàn Quốc.
7) Liên kết thư viện, trao đôi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ; cung ứng chương trình đào tạo; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ. Đây là hình thức hợp tác trong đó, các trường học, cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam, Hàn Quốc biếu/tặng nhau hoặc trao đổi nhau các ấn phẩm, tài liệu, kết quả hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ; trao đôi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ; cung ứng chương trình dao tạo.
1.4 Nhân tố tác động đến hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc 1.4.1 Các nhân tô bên ngoài
Toàn cau hoá và xu thé quốc tế hoá giáo dục Toàn cầu hóa giúp tạo ra một kỷ nguyên hội nhập giữa các dân tộc, thúc đây quan hệ giữa các công dân từ các quốc gia trên mọi lĩnh vực văn hóa - giáo dục, kinh tẾ - thương mại Bên cạnh đó, toàn cầu hóa còn thúc đây các chương trình hợp tác xuyên quốc gia, trong giáo dục, đó có thể là chương trình trao đổi sinh viên, trại hè quốc tế, chương trình giảng dạy đào tạo từ xa, Trước tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa, thé giới xuất hiện một nhóm những công dân toàn cầu Họ là những người sống và làm việc tại các quốc gia khác nhau, có thé có nhiều quốc tịch, hoạt động trong các công ty đa quốc
20 gia, công ty xuyên quốc gia, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ Một số tổ chức giáo dục tiên tiến trên thế giới (chủ yếu ở bậc sau đại học) đã bắt đầu xây dựng chương trình/giáo trình giảng dạy chuẩn bị và rèn luyện phẩm chất cá nhân cho thế hệ công dân toàn cầu này Kiến thức và kinh nghiệm mà những công dân toàn cầu có được là từ thực tiễn cuộc song va quá trình rèn luyện của họ ở nhiều quốc gia khác nhau Những con người này vừa học tập vừa hỗ trợ dao tạo, tham gia giảng dạy trên khắp thế giới Như vậy, rõ ràng nhu cầu và khả năng phục vụ cho nền giáo dục quốc tế của các thế hệ công dân toàn cầu đã góp phân tác động tích cực, thúc đây hợp tác giáo dục quốc tế ở nhiều nước trên thé giới nói chung và thúc day hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc nói riêng bởi lẽ cả Việt Nam và Hàn Quốc đều không thé đứng ngoài xu thế chung này.
Toàn cầu hóa về giáo dục, đào tạo và xu thế quốc tế hoá giáo dục là xu thé khách quan, thiết yếu và sống còn trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia Trong một thế giới không ngừng biến đổi, nhiệm vụ của nền giáo dục là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao để thích ứng, tồn tại và phát triển Muốn hoản thành tốt nhiệm vụ đó, “các trường đại học trên thế giới nói chung, châu Á nói riêng cần phải tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế dưới nhiều hình thức khác nhau dé tiếp cận nền giáo dục đại học hiện đại”
Nhu cầu quốc tế hóa khiến các trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo không thé phát triển mà không chú trọng tới hợp tác và hoạt động theo những chuẩn mực quốc tế nhằm dat được sự thừa nhận, đồng thời duy trì khả năng cạnh tranh của mình trong môi trường toàn cầu Việc sở hữu một nền khoa học công nghệ mạnh sẽ giúp các quốc gia thuận lợi hơn trong việc quảng bá chương trình giáo dục, thu hút nhân tài trong bối cảnh cạnh tranh trên thế giới đang ngày càng khốc liệt Mỗi quốc gia muốn nâng cao phát triển nền khoa học công nghệ của nước mình đòi hỏi phải tiêp cận nên khoa học tiên bộ từ những
21 quốc gia khác, theo đó hoạt động hợp tác giáo dục quốc tế bậc đại học về công nghệ thông tin sẽ càng được đây mạnh Đây cũng là nhân tố tác động dẫn đến đòi hỏi có sự hợp tác giáo dục quốc tế giữa Việt Nam - Hàn Quốc.
Các trường học, co sở giáo dục, dao tạo của cả Việt Nam và Hàn Quốc khi thực hiện hợp tác giáo dục đều có thê góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút nhân tài vào trong hoạt động giáo dục của nhà trường Vì vậy, tăng cường hợp tác giáo dục trở thành nhiệm vụ quan trọng đối với cả Việt Nam và Hàn Quốc, là cơ sở đề tăng cường tình hữu nghị và hợp tác trên mọi lĩnh vực.
Cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động đến giáo dục Cuộc cách mạng khoa học công nghiệp 4.0 đã góp phần vào việc thúc đây lực lượng sản xuất thế giới phát triển mạnh mẽ và cùng với giáo dục đã có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn với sự hình thành nền kinh tế tri thức Nền kinh tế tri thức xuất hiện đã tác động tích cực trở lại đến giáo dục, trong đó đòi hỏi mỗi người phải luôn bổ sung tri thức mới Trong thời đại thông tin,
“nền kinh tế tri thức tạo ra những biến đổi rất sâu sắc và nhanh chóng cho nên giáo duc phải nhằm mục tiêu phát triển toàn điện con người một cách bền vững, đòi hỏi vả tạo điều kiện cho con người phát triển, coi trọng cá tính và bản lĩnh, phát huy tiềm năng cực kỳ phong phú của con người” [85] Và để làm được điều này, mỗi quốc gia không thê chỉ tự phát triển bên trong về giáo dục mà cần phải tăng cường hợp tác quốc tế, khu vực trên lĩnh vực này để trao đôi, học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ và chia sẻ lẫn nhau giữa các bên.
Mỗi quốc gia muốn phát triển nền khoa học công nghệ của nước mình đòi hỏi phải tiếp cận nền khoa học tiến bộ từ những quốc gia khác, theo đó hoạt động hợp tác giáo dục sẽ càng được đây mạnh Như vậy, rõ ràng, xu hướng hợp tác giáo dục của thế giới và khu vực có tác động tích cực khiến các quốc gia trên thế giới và trong từng khu vực tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác giáo dục quốc tế Không ít các nghiên cứu chỉ ra rằng, nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của hợp tác quốc tế trong giáo dục đóng vai
22 trò quan trọng trong việc xây dựng năng lực quốc gia và tăng cường năng lực hợp tác giữa các nền văn hóa Các nhà khoa học cho rằng chia sẻ tri thức ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua sự gia tăng dân số trí thức.
Toàn cầu hóa, chuyền đổi sang nền kinh tế tri thức và quốc tế hóa các cơ sở giáo dục đòi hỏi sự nỗ lực hợp tác quốc tế [94], đó đó, hợp tác quốc tế cũng là một giải pháp cho vấn đề đánh giá kiến thức một cách độc lập, chuyên giao và trao đối kiến thức, lựa chọn đối tac và tài trợ khuyến khích hình thức hợp tác này và sự khác biệt về văn hóa là một lợi thế khi hợp tác [99].
THỰC TRẠNG HỢP TÁC GIÁO DỤC VIỆT NAM - HAN QUOC TỪ NĂM 2000 DEN NĂM 20202.1 Chủ trương, đường lối tăng cường hợp tác giữa hai nước 2.1.1 Chủ trương, đường lỗi tăng cường hợp tác giáo dục quốc té của
Việt Nam Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi giáo dục là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối nội và đối ngoại Chiến lược phát triển giáo dục 2001 -
2010 của Việt Nam ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ quy định tại mục 7 phần 5 về các giải pháp phát triển giáo dục ghi rõ nội dung về đây mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục với mục tiêu lớn là
“khuyến khích mở rộng và đây mạnh các quan hệ hợp tác về dao tạo, nghiên cứu với các trường, các cơ quan nghiên cứu khoa học có uy tín và chất lượng cao trên thế giới nhằm trao đổi những kinh nghiệm tốt, phù hợp với điều kiện Việt Nam và tăng thêm nguồn lực phát triển giáo dục” [81] Đồng thời, các nhiệm vụ được đặt ra là: huy động nguồn lực từ hợp tác quốc tẾ, xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục; tăng số dự án viện trợ, vốn vay; hợp tác đầu tư xây dựng một số trung tâm công nghệ cao trong các cơ sở đào tạo đại học; nhập thiết bi thí nghiệm khoa học tiên tiến để nâng cao hiệu quả của công tác dao tạo và nghiên cứu khoa học; phát triển các dự án hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu; trao đôi thông tin, tô chức các hội thảo, hội nghị quốc tẾ Đây chính là chủ trương, đường lối chiến lược chung mà từ đó nhiều văn bản quy phạm pháp luật cơ sở pháp lý để quan hệ hợp tác giáo dục quốc tế ở Việt Nam nói chung và quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc nói riêng được hình thành như:
- Luật GDĐH 2012, sửa đổi bổ sung năm 2018;
- Quyết định số 77/2007/QD-BGDDT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Dao tao ban hành quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn băng của người Việt Nam do cơ sở giao dục nước ngoài câp đã được sửa đôi,
32 bồ sung tại Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Nghị định 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 quy định về việc hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
- Nghị định 124/2014/NĐ-CP Sửa đổi Khoản 6 Điều 31 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
- Nghị định 86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2018 quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục thay thế Nghị định số 73/2012/ND- CP ngày 26/9/2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và Nghị định 124/2014/NĐ-CP ngày 29/12/2014 của
Chính phủ sửa đổi khoản 6 Điều 31 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.
Các văn bản pháp lý nêu trên đã quy định rất nhiều nội dung quan trọng, là cơ sở pháp lý dé các trường học, cơ sở giáo duc, dao tao của Việt Nam thực hiện hợp tác giáo dục quốc tế với các nước trên thế giới nói chung và với Hàn Quốc nói riêng như: Liên kết giáo duc và dao tạo với nước ngoài;
Liên kết giáo dục và Liên kết dao tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài; Cơ sở giáo dục có von đầu tư nước ngoài; Loại hình, thời hạn hoạt động, trình tự cho phép thành lập, quyền và nghĩa vụ của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; Thâm quyên, thủ tục thẩm định điều kiện về giáo dục dé cap giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; Đảm bảo chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; Tham quyên, hồ sơ, thủ tục cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; Hồ sơ, thủ tục, thâm quyền cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục có von đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Điều kiện, hồ sơ, thâm quyên, thủ tục cho phép hoạt động giáo dục; Đình chỉ hoạt động, giải thé, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài
2.1.2 Chủ trương, đường lỗi tăng cường hop tác giáo dục quốc tế của Hàn Quốc
Chính phủ Hàn Quốc luôn chú trọng đến giáo dục và đào tạo, thường xuyên khuyến khích việc hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng giáo dục trong nước cũng như quảng bá văn hoá, giáo dục ra các nước như một nguồn sức mạnh mềm của Hàn Quốc Đặc biệt, Chính phủ Hàn Quốc rất chú trọng vấn đề đa dạng hóa, quốc tế hóa và hiện đại hóa trong giáo dục Hàn Quốc đã có quy định về chuẩn hóa, hiện đại hóa cụ thé qua việc phát triển công nghệ thông tin và công nghệ hóa giáo dục theo chuẩn quốc tế Hàn Quốc cũng rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên hướng tới chuẩn quốc tế trong các văn bản liên quan tới chiến lược phát triển giáo dục Hàn Quốc. Đề thu hút sinh viên quốc tế đến Hàn Quốc học tập, chính phủ Hàn Quốc quyết định tập trung đầu tư để nâng cao chất lượng các trường đại học trong nước Từ năm 1999, Hàn Quốc đã có dự an Brain Korea 21 (Trí tuệ Hàn Quốc 21) nhằm tạo ra những “trung tâm trí tuệ” về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và các lĩnh vực tri thức khác Chính phủ cho phép Bộ giáo dục mời nhiều học giả nước ngoài giúp sức để chuyền đổi các trường đại học Han Quốc thành những trường đại học hay viện nghiên cứu đạt đăng cấp thé giới Một dự án xây dựng trường đại học “toan cầu” hoàn toàn mới cộng tác với một số học viện của Mỹ được Nhà nước hỗ trợ sẽ được triển khai Khi dự án trường đại học đăng cấp thế giới bat đầu được triển khai, Bộ Giáo dục Han Quốc đã ký hợp tác với các trường đại học Mỹ và mời hàng trăm vị giáo sư nước ngoài đến giảng dạy Hay như Du học Hàn Quốc (2004) đã được thành lập để thu hút sinh viên quốc tế đến Hàn Quốc bằng cách cung cấp một chương trình học bồng lan rộng hơn, thiết lập cơ sở và cung cấp thông tin ở một số Trung tâm Giáo dục Hàn Quốc ở nước ngoài, cung cấp nhiều khóa học bằng tiếng Anh và chỗ ở tốt hơn cho sinh viên Cuối cùng, vào năm 2008, Dự
34 án Đại học theo định hướng nghiên cứu tiêu chuẩn quốc tế đã được đưa ra (Dự án WCU), trong đó các nhà nghiên cứu hàng đầu từ nước ngoài được tuyên dụng dé hợp tác với các học giả Hàn Quốc trong việc thực hiện nghiên cứu về đổi mới công nghệ Với mục đích quốc tế hóa giáo dục đại học, năm 2007, Quốc hội đã thông qua Quy chế hoạt động ngoại khóa giữa các trường đại học trong và ngoài nước, lần đầu tiên các trường đại học Hàn Quốc cung cấp các khóa học liên kết với nước ngoài và trao bằng đại học với một trường đại học nước ngoài [22, tr I 1].
Bên cạnh những chính sách cụ thé như trên, dé thu hút nhân tài và chất xám từ bên ngoài, ngay từ những năm dau của thé kỷ XXI, Hàn Quốc rất chú ý đến việc thu hút nhân tài trẻ tuổi ở các nước bằng con đường cấp học bổng du học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với chế độ rất ưu đãi cho những người tài năng trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ Hàn Quốc đưa ra các chính sách cấp “thẻ vàng” cho các nhà khoa học là người nước ngoài vào làm việc tại Hàn Quốc, băng nhiều chính sách ưu đãi như trả lương cao, hỗ trợ về phương tiện di lại, nhà ở Hằng năm, chính phủ Hàn Quốc dành nhiều suất học bổng cho các nghiên cứu sinh là người nước ngoài có đủ điều kiện đến nghiên cứu các ngành công nghệ cao ở Hàn Quốc, đặc biệt là trong những lĩnh vực khoa học kĩ thuật mà Hàn Quốc vốn có thế mạnh Ưu đãi trải thảm đỏ thủ hút nhân tai cũng là một trong những chính sách mà chính phủ Han
Quốc đã thực thi và gặt hái được không ít thành công.
Vào năm 2020 Hàn Quốc đã chi khoảng 210 triệu đô tương đương! 1% tong vốn hỗ trợ chính thức (ODA) vào phát triển giáo dục, tuy nhiên con số này vẫn giảm 23% so với năm 2019 (271 triệu USD) Hàn Quốc coi giáo dục là một lĩnh vực then chốt mà thông qua đó, họ có thể hỗ trợ các nước đối tác đạt được các Muc tiêu Phát triển Bên vững (SDGs) Năm 2020, Hàn Quốc đã chuyển song phương 193 triệu USD, tương đương 92% vốn ODA cho giáo dục, cao hơn mức trung bình của DAC là 70% [22] Qua đó minh chứng rằng,
Hàn Quốc rất chú trọng vào quan hệ hợp tác giáo dục với các quốc gia khác trên thế giới Điều này nó được chứng minh qua việc giáo dục cũng đã trở thành một phần quan trọng trong chính sách hướng Nam của chính phủ Hàn Quốc (The implementation of South Korea's Southern Policy, viết tắt là NSP).
Gan đây nhất là cải cách giáo dục Hàn Quốc đưa nền giáo duc của Han Quốc đến năm 2020 có thể đạt đến trình độ của các nước công nghiệp pháp triển nhất trên thế giới và hợp tác quốc tế trong giáo dục dao tạo cũng đã được đề cập đến Ngoài ra, hợp tác phát triển giáo dục cũng được đề cập đến trong Chiến lược giáo dục quốc gia lan thứ Nhat (2001-2005) và Chiến lược giáo dục quốc gia lần thứ Hai (2006-2010): Phát triển nguồn nhân lực; Chiến lược giáo dục thông minh (2011-2015) va Chiến lược giáo duc kỷ nguyên 4.0
2.1.3 Một số văn bản thoả thuận hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc
Bên cạnh những chủ trương, đường lối tăng cường hợp tác giáo dục quốc tế của riêng từng nước Việt Nam và Hàn Quốc, hai nước cũng đã có các văn bản ký kết cấp Nhà nước đây mạnh việc hợp tác giáo dục quốc tế của Việt Nam - Hàn Quốc Đây là cơ sở quan trọng hình thành các quan hệ hợp tác giáo dục giữa các trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo của hai nước Việt
Nam và Hàn Quốc trong giai đoạn 2000-2020 Dưới đây là một số văn bản, thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đã được kí kết:
- Hiệp định Hợp tác Giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc ký kết tháng
- Tuyên bố chung Việt Nam - Hàn Quốc ngày 24/8/2001;
- Hiệp định Hợp tác Giáo dục va dao tạo ngày 31/05/2005;
- Hiệp định hợp tác Giáo dục và Đào tạo Việt Nam - Hàn Quốc năm 2005.
tháng 10 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và phát triểnThiết lập các quỹ học bồng, tài trợ nghiên cứu, bồi dưỡng, trao đổigiảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và người học
Các hoạt động này được thúc đây thông qua các chương trình học bổng từ Chính phủ và các cơ sở giáo dục, các tô chức hữu nghị, doanh nghiệp Han Quốc Có thé kế đến sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác quốc tế của Hàn Quốc (KOICA), Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation), hoặc từ các doanh nghiệp Hàn Quốc như Samsung, LG, Postco
Quỹ Giao lưu Hàn Quốc hang năm đều có chương trình cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam đi nghiên cứu và học tiếng Hàn Quốc song, thời gian đầu, số lượng học bồng là rất ít Năm 2000 Quỹ Giao lưu Hàn Quốc chỉ tài trợ 4 học bồng Đầu năm 2002, một số trường ĐH của Hàn Quốc và Việt
Nam đã thực hiện “Quy chế công nhận điểm lẫn nhau”, điển hình là việc Trường Đại học Ngoại ngữ Busan bắt đầu thực thi quy chế học vị hai trường (Double Degree) với Trường DH KHXHNV Thành phố Hồ Chí Minh Theo đó, sinh viên hai trường này học 2 năm 4 học kỳ tại trường mình rồi sang
42 học tiếp 2 năm 4 học kỳ còn lại ở trường kia, sau đó hai trường đều trao học VỊ (bang cử nhân) cho từng sinh viên theo hoc Ngoài học bồng của các trường DH, nhiều Giáo sư Hàn Quốc đã dành những suất hoc bồng riêng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ nên số lượng sinh viên đến du học ở Hàn Quốc ngày một tăng Bên cạnh hình thức nhận hoc bong từ phía Hàn Quốc, nhiều sinh viên Việt Nam đã đến Hàn Quốc du học bằng kinh phí tự túc Về phía Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành quy chế dùng quỹ học bồng nhà nước để đào tạo sinh viên nước ngoài Năm 2002 là nam đầu tiên Việt Nam dao tạo cho 3 sinh viên Hàn Quốc băng học bồng Nhà nước tại Hà Nội, cũng trong năm này đã có 20 sinh viên của Trường Đại học Ngoại ngữ Busan theo học tại
Thành phố Hồ Chí Minh [52, tr.60].
Trong vấn đề trao đổi chuyên gia, chuyên viên, sinh viên, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đóng vai trò quan trọng Từ năm 2001 -
2007, KOICA đã mời tổng số 2.100 người Việt Nam sang Hàn Quốc, chia sẻ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc, đào tạo nguồn nhân lực giỏi cho Việt
Nam Bên cạnh đó, chương trình trao đôi học giả còn được thực hiện bởi Quỹ Nghiên cứu nâng cao Hàn Quốc (KEAS) dưới sự tài trợ của SK và một số nhà tài trợ Hàn Quốc khác Chương trình này bắt đầu được thực hiện từ năm 2000, dành cho các học giả đến từ các nước châu A (không kể Nhật Bản) KFAS có văn phòng đại diện tại Việt Nam, đặt tại ĐH Quốc gia Hà Nội, mỗi năm dành cho Việt Nam 4 suất tài trợ nghiên cứu [52, tr.61].
Sự phát triển trong mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai quốc gia còn thé hiện băng sé lượng lưu hoc sinh Trước kết là về phía Hàn Quốc, hiện nay có một số lượng lớn số du học sinh Việt Nam đang theo học Theo số liệu của đơn vị thống kê giáo dục và đại học Hàn Quốc, năm 2019, số lượng sinh viên Việt Nam đang học tập tại Hàn Quốc đã lên tới 37.426 người, tăng hơn 10.000 người so với năm ngoái và tăng gấp 14 lần so với năm 2009 [10] Năm 2020, gần 36.000 sinh viên Việt Nam đang du học tại Hàn Quốc và chiếm tỷ lệ cao nhât vê tông sô lưu học sinh quôc tê tại Han Quôc.
43 Ở chiều ngược lại con số lưu học sinh Hàn Quốc tại Việt Nam còn khá khiêm tốn Theo như báo cáo Cục Hợp tác quốc té, giai doan 2016-2021, Viét Nam có 155 cơ sở giáo duc tiếp nhận, đào tạo hơn 45.000 lưu học sinh nước ngoài đến từ 102 quốc gia và vùng lãnh thổ Trong đó, 26,6% lưu học sinh
Hiệp định và 73,4% lưu học sinh ngoài Hiệp định Trung bình hàng năm có từ
4.000 đến trên 6.000 lưu học sinh được tiếp nhận mới vào Việt Nam (năm 2019 đông nhất với trên 6.300) Do ảnh hưởng của COVID-19, trong hai năm 2020, 2021, chi tiếp nhận khoảng 3.000 lưu học sinh mỗi năm Lưu học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam chu yếu là trình độ đại học và các khóa ngắn hạn Số lưu học sinh học trình độ thạc sĩ, tiễn sĩ khá khiêm tốn; LHS học tiến sĩ chủ yếu là lưu học sinh Lào, Campuchia, một số LHS Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản học ngành Việt Nam học [45] Theo số liệu thống kê hiện nay có khoảng 800 lưu học sinh Han Quốc tại Việt Nam và phần lớn đi theo diện tự túc, còn con số theo diện học bong Chính phủ hay các nguồn khác thì còn khá khiêm tốn [64]. nN ° ° ` nw
Số du hoc sinh tại Han Quốc
15 Số du học sinh tại Hàn Quốc
RS œ 3 we ° Ũ Ks ve oe bà
Row & è ° là ằ SS we x 4đ wv
Hình 1 Ty lệ sinh viên quốc tế theo học tại Han Quốc
Nguôn: Học viên tông hop so liệu từ Báo cáo của Vụ Nhập cu Han Quốc
2.2.5 Hợp tác đào tạo ngôn ngữ tiéng Việt và tiếng Hàn Quốc; đẩy mạnh phát triển ngành Việt Nam học và Hàn Quốc học
Ké từ khi Hàn Quốc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, xuất phát từ việc nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam nên nhu cầu phiên dịch viên thông thạo tiếng Việt ngày càng gia tăng.
Phía Hàn Quốc, tiếng Việt và ngành Việt Nam học cũng được triển khai đào tạo tại: Khoa Đông Nam Á học - Trường Đại học Ngoại ngữ Busan, Khoa Việt Nam học - Trường Đại học Chungwoon, Khoa tiếng Việt - Trường Đại học Ngoại ngữ Hankuk, Khoa Việt Nam học - Trường Đại học Youngsan;
Truong DH chuyên ngữ Sung Sim; Trường DH Công nghiệp Chyong Un; DH
Lién hiép Than hoc chau A; Truong Cao hoc Khu vuc Quốc tế (thuộc DH Ngoại ngữ Hàn Quốc), Khoa Lịch sử phương Đông của Trường Cao học - ĐH Quốc gia Seoul; Trung tâm Nghiên cứu Đông - Tây; Viện Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Đối ngoại của Hàn Quốc (KIEP) hằng năm tuyên sinh và đào tạo từ 40 - 80 sinh viên [36].
Việt Nam và Hàn Quốc tăng cường hợp tác giáo dục thông qua các chương trình giảng dạy tiếng Hàn ở Việt Nam cũng như nhiều lưu học sinh Việt Nam đã tốt nghiệp đại học, cao học và tiễn sĩ tại Hàn Quốc. Đối với Việt Nam, việc phát triển ngành Hàn Quốc học giúp cho quan hệ giao lưu và hợp tác về văn hoá - khoa học giữa hai nước Việt - Hàn ngày càng phát triển với: Khoa Ngữ Văn thuộc Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường ĐH KHXHNV Hà Nội) chính thức mở chuyên ngành Ngôn ngữ và
Văn hóa Hàn Quốc với thời gian đào tạo là 2 năm; chuyên ngành Hàn Quốc học thuộc Khoa Đông phương học; Trung tâm Văn hoá và Đào tạo tiếng Hàn cũng được mở tại Trường DH Sư phạm, DH Quốc gia Hà Nội nhằm phục vụ cho sinh viên Ngữ Văn và một số người quan tâm đến Hàn Quốc; Ban Nghiên cứu Hàn Quốc học thuộc Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (thuộc Viện KHXH Việt Nam); Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc của Trường ĐH KHXHNV Hà
Nội; Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc của Trường ĐH KHXHNV Thành phố Hồ Chí Minh [4, tr.50] Hay khoa tiếng Hàn tại Dai học Hà Nội trở thành một bộ môn chính và chính thức tuyển sinh vào năm học 2002 Tại trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa NN&VH Hàn Quốc chính thức được thành lập vào năm 2012, đánh dấu một mốc son mới trong lịch sử phát triển của Khoa cũng như của Trường Đại học Ngoại ngữ [28].
Một trung tâm đào tạo tiếng Hàn và Hàn Quốc học nổi tiếng khác của Việt Nam là Trường ĐH KHXHNV Thành phố Hồ Chí Minh với Bộ môn Hàn Quốc học Ngày 20 tháng 1 năm 2015, Giám đốc DH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã ký Quyết định nâng cấp Bộ môn Hàn Quốc học thành Khoa Hàn Quốc học trực thuộc Trường ĐH KHXHNV Đội ngũ cán bộ, giảng viên của
Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyền giao công nghệ, tô chức hộinghị, hội thảo khoa học
Hàn Quốc có thế mạnh là ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng thực tế ảo hướng tới nền giáo dục thông minh, trong khi đó, nền giáo dục của Việt Nam đã và đang có nhu cầu rất lớn trong việc phát triển các mô hình đào tao hiện đại, hiệu quả Vì vậy, trong quá trình hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn
Quốc có nhiều điểm có thể bé trợ cho nhau, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và dao tao, mang lại phồn thịnh bền vững cho cả hai quốc gia.
Thời gian qua, là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài số một tại Việt Nam, Hàn Quốc cũng đầu tư lớn trong lĩnh vực giáo dục và đảo tạo, đặc biệt là giáo dục đại học với khoảng 66 triệu USD/ tổng số 62 dự án — chiếm khoảng 9% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực này (số liệu tính đến tháng 10 năm 2017) [3].
Các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc cũng có những bước phát triển nhanh kê từ khi Hiệp định Hợp tác KHCN giữa hai chính phủ được ký kết tại Seoul.
Năm 2002, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có quan hệ hợp tác với nhiều đối tác tầm cỡ của Hàn Quốc như Viện KHCN Hàn Quốc (KIST), Viện K-JIST, ĐH KHCN Pohang, các trường ĐH
Chonbuk, Sunmoon, InJe, Seoul, Myongji Trong đó hang năm trường đã gửi nhiều nhà khoa học, sinh viên của Trường sang Hàn Quốc nghiên cứu, học tập, đồng thời đón nhận nhiều nhà khoa học, sinh viên của các trường, viện nước bạn sang phối hợp thực hiện nghiên cứu, tham dự hội thảo quốc té chuyên ngành Cùng với Trường Dai học Khoa hoc Tự nhiên Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng có những hoạt động tích cực trong hợp tác KHCN Một trong những thành quả đáng ghi nhận của Trường là đã hợp tác với Viện KIST thành lập Trung tâm Hợp tác Công nghệ Công nghiệp
Việt Nam - Hàn Quốc ( viết tắt là KITECH HUT) được Chính phủ Hàn Quốc tài trợ Cuối năm 2009, được sự hỗ trợ của Viện KHCN Việt Nam và sự hợp tác từ các nhà khoa học của DH Quốc gia Seoul, Hàn Quốc, Viện Vật lý đã tô chức “Hội thảo Việt Nam - Hàn Quốc về Quang tử tiên tiến” Các nhà khoa học đã trình bày báo cáo khoa học, trao đôi kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực KHCN quang tử và các ứng dụng của chúng Các nhà khoa học của DH Quốc gia Seoul đề nghị phối hợp với Viện KHCN Việt Nam va Viện Vật lý dé tiép tục tổ chức Hội thảo Việt Nam - Han Quốc về Quang tử tiên tiến vào các năm sau, lần lượt tại Việt Nam và Hàn Quốc, nhằm phát triển các hình thức hợp tác giữa hai bên trong nghiên cứu và phát triển (R&D) KHCN và đào tạo Để xúc tiến các hoạt động nghiên cứu khoa học, như đã trình bày, bên cạnh các cơ sở đảo tạo Hàn Quốc học ở mỗi bên, các trung tâm nghiên cứu chuyên sâu đã ra đời Đó là Ban Nghiên cứu Hàn Quôc học thuộc
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (thuộc Viện KHXH Việt Nam); Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc của Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Các cuộc toạ đàm, hội thảo khoa học giữa hai nước thường xuyên được to chức ở nhiều co sở trong nước, trong đó phan lớn được diễn ra ở các trường có dao tạo Hàn Quốc học Năm 2000, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo với tiêu đề “Văn hoá Việt Nam - Hàn Quốc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Năm 2001, Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Thành phó Hồ Chí Minh tô chức Hội thảo khoa học quốc tế với tiêu đề: “Các vấn đề ngôn ngữ, văn hoá và xã hội Hàn Quốc” do KF tài trợ Năm 2008, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã phối hợp tô chức Hội thảo quốc tế Hàn Quốc học khu vực châu A - Thái Binh Dương lần thứ 9 tại Hà Nội Năm 2012, Bộ môn Hàn Quốc học - Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo tiêu đề: “Ngành Hàn Quốc học ở Việt Nam 20 năm giảng dạy và nghiên cứu” do Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu châu Á, Đại học Quốc gia Hà Nội và Quỹ Giáo dục Cao học Hàn Quốc tài trợ [14] Năm 2014, Viện Nghiên cứu Đôn g Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Nghiên cứu Hàn Quốc học Trung ương đã tô chức Hội thảo “Nghién cứu Hàn Quốc tại Việt Nam: thành quả và phương hướng” Năm 2017, Trường Đại học Hà Nội kết hợp với Hội Nghiên cứu Khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam tô chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Giảng dạy ngôn ngữ, văn hóa Hàn
Quốc và nghiên cứu Hàn Quốc học tại Việt Nam” dưới sự tài trợ của Quỹ
2.2.7 Liên kết thư viện, trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ; cung ứng chương trình đào tạo; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ và hop tác, giao lưu văn hoá giữa các trường học Đến năm 2020, nhiều trường đại học của Việt Nam đã xúc tiến việc kết nghĩa và tăng cường liên kết thư viện, trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ; cung ứng chương trình đào tạo; trao đôi các an pham, tài liệu và kết quả hoạt động dao tạo, khoa học va công nghệ và hợp tác Đồng thời, các trường cũng thực hiện giao lưu văn hóa với các trường ĐH của Hàn Quốc Trong đó, Đại học Ngoại ngữ Sungshim đã kết nghĩa với ba trường ĐH lớn của Việt Nam là Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh va DH Sư phạm Hà Nội Khoa Lịch sử của Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế tăng cường giao lưu, hợp tác với Khoa Lịch sử của ĐH Inha - Hàn Quốc từ năm 2008; Khoa Đông phương học của Trường Đại học Lạc Hong với Dai học Gachon từ năm 2013; Trường Đại hoc Bà Rịa - Vũng Tàu và Đại học Quốc gia Hankyong từ năm 2015; Trường ĐH
Nguyễn Trãi với Đại học Deajin, Dai hoc KyungIL, Dai học Kyungdong, Dai học Sunmoon từ năm 2017 Ngoài việc trao đổi giảng viên, sinh viên, liên kết đào tạo, giao lưu văn hóa văn nghệ, các khóa bồi dưỡng ngôn ngữ và văn hóa ngắn han , một số hoạt động chuyên môn mang tính học thuật như các hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học giữa các trường đã được tô chức tại Việt
Hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc đã được thành lập từ năm 2007 (Vietnamese Students' Association in Korea, viết tắt là VSAK) với rất nhiều chương trình hoạt động thường niên như: Chương trình Tết xa quê 2020, 2021; Hội thảo khoa học ACVYS 2019; Đại hội thé dục thé thao; Ngày hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc; Hội thảo đặc biệt năm 2020 với chủ đề
“Tinh hình phat triển hiện tại và sự hợp tác Hàn Quốc-Việt Nam”, tham dự các Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc Đây chính là cơ hội dé lưu học sinh Việt Nam giới thiệu, quảng bá những nét đẹp về con người, văn hóa, đất nước Việt Nam với nhân dân Hàn Quốc Truyền tải thông điệp về một Việt Nam thân thiện, mến khách với bạn bè quốc tế, đồng thời tiếp thu và giới thiệu thành tựu về khoa học công nghệ mới đến với Việt Nam Hỗ trợ các cơ quan đại diện của Việt Nam thiết lập các mối quan hệ hợp tác, giao thương bên chặt hơn nữa giữa Việt Nam và Hàn Quốc Nhận xét về vai trò của sinh viên Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc đã phát biểu: “chính các bạn sinh viên Việt Nam tại các trường đại học trên khắp Hàn Quốc đã góp phần vào sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị Việt - Hàn” [127].
Tiểu kết chương 2 Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên lĩnh vực giáo dục đào tạo là một trong những nội dung hợp tác mang tính chiến lược của cả hai nước Các hoạt động này đã được triển khai mạnh mẽ, lĩnh vực hợp tác được mở rộng, nội dung và mức độ hợp tác ngày càng được nâng cao Những thành tựu đó một lần nữa khang dinh tam quan trọng cua hợp tác giáo dục trong việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc, hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trên thực tế, tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tao giữa hai quốc gia còn rất lớn Với tốc độ phát triển nhanh chóng của nén giáo dục, hợp tác với Hàn Quốc chắc chắn sẽ mang lại những thuận lợi cho Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước Vì vậy, trong thời gian tới, hợp tác giáo dục giữa hai quốc gia cần được quan tâm hơn nữa của hai Chính phủ, các cấp, các ban ngành liên quan của cả hai nước, của các tổ chức, cá nhân và các cơ sở giáo dục đại học, thực hiện theo nguyên tắc bình đăng, cùng có lợi nhằm củng cố và làm phong phú hơn mối quan hệ hữu nghị, đôi tác giữa Việt Nam và Han Quoc.
NHẬN XÉT VÈ HỢP TÁC GIÁO DỤC VIỆT NAM - HAN QUOC 2000-2020 VÀ TRONG TƯƠNG LAIKết quả của quá trình giao lưu và hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc3.1.1 Thuận lợi trong hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc
Có thé nhận xét rằng, mối quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Han Quốc giai đoạn 2000-2020 đang trên đà phát triển và có rất nhiều điều kiện thuận lợi để có thể đây mạnh hơn nữa trong thời gian tới Những thuận lợi của quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc thé hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa hai quốc gia là tiền đề quan trọng nhất đây mạnh các hoạt động hợp tác giáo dục giữa hai bên.
Việt Nam - Hàn Quốc hiện là đối tác quan trọng của nhau Bản chất của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc là cùng có lợi cho cả hai dân tộc và góp phần vào hòa bình, ồn định, thịnh vượng chung của khu vực và trên thế giới Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, cùng hướng tới sự phát triển bền vững của quan hệ song phương, hai bên đã kế thừa và tiếp nối những thành tựu đạt được, củng cố nền tảng hợp tác cùng có lợi, tích cực, sáng tạo thúc đây, mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giao lưu, hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Đối với Việt Nam, Hàn Quốc là đối tác quan trọng hàng đầu, chiều ngược lại, Việt Nam là đối tác trọng tâm trong Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc Đặc biệt từ năm 2020, khi Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN và được bầu vào vị trí Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Hàn Quốc ngày càng đánh giá cao vai trò của Việt Nam đối với sự thành công của Chính sách hướng nam mới, đối với hợp tác song phương, đa phương ở khu vực và toàn cầu Hiện nay, Hàn Quốc là nhà đầu
52 tư lớn nhất vào Việt Nam, tính đến tháng 2 năm 2022, có hơn 9.000 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn luỹ kế là 75 tỷ USD [112] Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng xếp thứ hai về đối tác ODA, thứ ba về kim ngạch thương mại song phương và là quốc gia tiếp nhận lao động Việt Nam lớn nhất Trên bình diện khu vực, kim ngạch thương mại của hai nước chiếm hơn 40% tổng kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc với ASEAN [117] Hàn Quốc cũng có nhóm cộng đồng lớn nhất đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam với khoảng 170.000 người vào năm 2020 Ngược lại, sinh viên Việt Nam năm trong nhóm sinh viên nước ngoài du học Hàn Quốc lớn nhất, chiếm khoảng 23,37% (37.426) và đứng thứ 2 về tỉ lệ, chỉ sau Trung Quốc (44,37%) [129] Người lao động Việt Nam nằm trong nhóm lực lượng lao động nước ngoài lớn nhất và cộng đồng người Việt Nam cũng nằm trong nhóm cộng đồng người nước ngoài sôi động và lớn nhất tại Hàn Quốc với khoảng 200.000 người [131] Lực lượng này đóng vai trò không nhỏ là cầu nối gan liền hai dân tộc và là nhân tổ tích cực đóng góp cho tương lai hai nước.
Hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã góp phần tích cực vào tình hữu nghị của hai nước, làm cầu nối quan trọng cho sự phát triển các mối quan hệ hữu nghị khác thông qua các cuộc giao lưu hợp tác giữa các trường đại học, trao đổi chuyên gia, chuyên viên, sinh viên trong việc đây mạnh nghiên cứu Hàn Quốc học, Việt Nam học.
Thứ hai, Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về lịch sử và văn hóa.
Về điểm tương đồng trong văn hóa lịch sử như đã phân tích ở các chương trước chúng ta có thê thấy đó là cùng ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước, sự tương đồng trong âm thực và ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa đến chữ viết, cùng hệ tư tưởng Nho giáo, chính điều này cũng ảnh hưởng lớn đến quan điểm giáo dục của Nhà nước ở cả Việt Nam lẫn Hàn Quốc.
Bên cạnh đó những bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc được rút ra từ việc phát triển kinh tế - văn hóa - giáo dục vẫn còn nguyên giá trị đối với Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay Nhiều van dé của Hàn Quốc gặp trong quá khứ đã và đang diễn ra tại Việt Nam cho nên bài học của Hàn Quốc trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục, chắc hăn sẽ hữu ích đối với Việt Nam Chúng ta không chỉ học hỏi kinh nghiệm trực tiếp của Hàn Quốc mà còn qua Hàn Quốc có thê phân tích khả năng áp dụng kinh nghiệm của phương Tây, đặc biệt là Hoa Kì, vào thực tiễn giáo dục của Việt Nam.
Ngoài ra về mặt truyền thống, từ xưa đến nay Chính phủ hai nước đều đặc biệt coi trong phat trién giáo duc, mức chi tiêu dành cho giáo dục tại hai quốc gia lần lượt là 4,1% và 4,5% GDP (năm 2019) [107] Bên cạnh đó, hai quốc gia cũng có hệ thống giáo dục khá tương đồng về các cấp và thời gian từ tiêu học đến đại học, thạc sĩ, tiến sĩ Đó là hệ thống 5-4-3 đối với hệ phổ thông và cũng tương đồng trong đào tao đại học và sau đại học 4-2-3 Day là điều kiện rất thuận lợi để nền giáo dục hai quốc gia dễ dàng hợp tác, trao đôi lẫn nhau.
Thứ ba, cơ sở quan hệ lâu dài với Han Quốc trước hết là lợi ích kinh tế, chính trị và an ninh.
Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc hiện nay nhờ những nỗ lực chung của hai nước đã được xây dựng trên cơ sở mới bình đăng, cùng có lợi Do đó, vấn đề lợi ích quốc gia của Việt Nam trong quan hệ với Hàn Quốc phải được nêu lên hàng đầu Hiện nay mối quan hệ giữa hai quốc gia đang được thúc đây lên một tang cao moi, quan hé đối tác chiến lược Ở khía cạnh chính trị, quan hệ Doi tac hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc ngày càng phát huy hiệu quả, thực chất; tin cậy lẫn nhâu, và mối quan hệ hữu hảo ấy không ngừng được củng cố thông qua hàng loạt các chuyến viếng thăm lẫn nhau giữa các cấp lãnh đạo từ cấp Nhà nước, địa phương với nhiều hình thức linh hoạt Đặc biệt gần đây nhất là chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong Seug tháng 11/2020 và các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc trong khuôn khổ các diễn đàn quốc tế Hop ứác kinh tế luôn là
54 điểm sáng và là trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước từ trước tới nay Hai bên đã thiết lập và tham gia nhiều cơ chế hợp tác song phương và đa phương Hàn Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài FDI lớn nhất tại Việt Nam với hơn 9.100 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 72,3 tỷ USD, là đối tác lớn thứ 2 về thương mại với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt 65 tỷ USD, là nhà cung cấp viện trợ phát triển chính thức
(ODA) song phương lớn thứ hai cua Việt Nam, riêng giai đoạn 2016 - 2020 đã cam kết cung cấp 1,5 tỷ USD [44] Đối với an ninh quốc phòng giữa hai bên cũng đã đạt được những thành quả tốt trên nhiều lĩnh vực như: trao đổi đoàn, đào tạo cán bộ, an ninh biển, khắc phục hậu quả bom, mìn sau chiến tranh tại Việt Nam, tham vấn ủng hộ nhau trên các diễn đàn đa phương Qua đó minh chứng rằng mọi hoạt động quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đều phải xuất phát từ lợi ích quốc gia để đem lại hiệu quả thiết thực cho đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục va dao tao Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thứ tư, nhu cau hợp tác giữa giáo dục giữa hai quốc gia đã được
Chính phi hai bên quan tâm thực hiện.
Ngay từ ở Nghị Quyết Trung ương Đảng lần thứ 3, khoá VII năm 1993 khang định: “Khoa học va công nghệ, giáo dục và dao tạo là quốc sách hang đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 2, khoá VIII, năm 1996 khang định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” Quan điểm này tiếp tục được khăng định thông qua các chủ trương phát triển và giải pháp cải thiện giáo dục trong các văn kiện của Đảng Công sản Việt Nam sau này Đặc biệt trong bối cảnh quốc tế hóa và toàn cầu hóa về giáo dục như hiện nay, quan điểm này càng được thê hiện rõ Đổi mới giáo dục và quốc tế hóa giáo dục, tăng cường hợp tác giáo dục với các quôc gia khác trên thê giới là yêu câu đặt ra đôi với nên giáo dục
55 của Việt Nam hiện nay Do đó, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và yêu cầu của chính mỗi quốc gia mà hai bên đã kí nhiều thỏa thuận hợp tác về giáo dục và cũng đã đạt được không ít thành quả, qua đó hình thành đội ngũ lao động có chất lượng cao với những kiến thức mới, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, từ đó góp phan thực hiện vao sự phát triển kinh tế xã hội.
Như đã phân tích cả hai quốc gia đều có nhiều yếu tố thuận lợi dé phát triển hợp tác giáo dục dựa trên việc khai thác những thế mạnh của mình, từ đó biến nó thành những lợi ích cụ thể Trước hết, chúng ta có thể thấy, hiện nay
Tác động của hợp tác quốc tế về giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc 1.Tác động của hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc đối với quan hệngoại giao của hai nước
Hop tác Việt - Hàn trên lĩnh vực giáo dục đã góp phan tích cực vào tình hữu nghị của hai nước, làm cầu nối quan trọng cho sự phát triển các mối quan hệ hữu nghị khác thông qua các cuộc giao lưu hợp tác giữa các trường đại học, trao đổi chuyên gia, chuyên viên, sinh viên trong việc đây mạnh nghiên cứu Hàn Quốc học, Việt Nam học.
Hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc cũng góp phần thúc đây hiểu biết liên văn hóa giữa hai nước, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu và đôi mới Trao đôi kinh nghiệm trong hoạt động giáo dục cũng góp phần thúc đây hiểu biết lẫn nhau, không chỉ trong phạm vi hẹp là các trường học, các cơ sở giáo dục ma còn là giữa hai quốc gia, hai nền văn hóa Đó là do nguyên tắc kiến tạo xã hội sẽ được thực hiện hóa thông qua giáo dục và ở đây những người tham gia cùng nhau hình thành một nền văn hóa hẹp về các đối tượng chung [104].
Những thành quả đạt được trên hai lĩnh vực văn hóa, giáo dục trong quan hệ hợp tác Việt - Hàn mang lại những lợi ích cho cả hai phía Chính nhờ hợp tác giáo dục mà không chỉ các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục gắn bó lẫn nhau mà còn giúp lãnh đạo, nhân dân hai nước xích lại gần nhau Bởi lẽ giáo dục là chìa khóa, là động lực cho phát triển của cá nhân, ở mức độ cao hơn là ở mỗi quốc gia Việc phát triển ngành Hàn Quốc học ở Việt Nam cũng như Việt Nam học, học tiếng Việt ở Hàn Quốc đã giúp cho việc giao tiếp giữa người Việt Nam và Hàn Quốc với nhau trở nên thuận lợi hơn, tạo tiền đề cho việc giao lưu, hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực khác.
3.2.2 Tác động của hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc đối với Việt Nam
Hợp tác giáo dục Việt - Hàn giúp nâng cao chất lượng giáo dục cũng như cơ sở vật chất của một số trường đại học, trung tâm, viện nghiên cứu và cả các trường phô thông tại Việt Nam thông qua việc Hàn Quốc hỗ trợ xây dựng, tài trợ về cơ sở vật chất cho Việt Nam trong van đề phát triển giáo dục về chất lượng và cơ sở vật chất, kỹ thuật Thông qua các hình thức hợp tác đa dang, phong phú giữa hai nước như: trao đổi tài liệu thông tin, nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm, giảng bài, tô chức tọa đàm, hội nghị, hội thảo khoa học quy mô, tầm cỡ quốc tế; hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc tạo điều kiện giúp Việt Nam đây mạnh hơn nữa quá trình hội nhập với quốc tế và khu vực về giáo dục, đảo tạo.
Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục thông qua các cuộc hội thảo là nguồn khơi cho những sáng tạo về nghiên cứu khoa học Về phía Việt Nam, chúng ta được nhận viện trợ của Hàn Quốc dé tiến hành công tác nghiên cứu về Hàn
Quốc, được tiếp cận với một nền văn hóa mới và giáo dục tiên tiến Hợp tác giáo dục giữa hai nước còn tạo cơ hội dé Việt Nam nâng cao hoạt động khoa học công nghệ, đây mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển kinh tế cũng như giúp cho Việt Nam tham khảo, vận dụng những kinh nghiệm quý báu về phát triển giáo dục, dao tạo của Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc cũng góp phần xây dựng, hình thành đội ngũ lao động có chất lượng cao, đạt chuẩn toàn cau với những kiến thức mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Các trường đại học Việt Nam khi thực hiện hợp tác giáo dục với Hàn
Quốc đã góp phần cải thiện năng lực quản trị nhà trường phù hợp với yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế cũng như học tập kinh nghiệm quản trị của Hàn Quốc dé nâng cao hiệu quả quản trị của trường mình Đồng thời, với sự hỗ trợ cả về tài chính, công nghệ và nhân lực của các trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo Han Quoc trong quan hệ hợp tác, các trường học, cơ sở giáo dục, dao tạo của
Việt Nam được tăng cường năng lực tài chính, công nghệ và các giảng viên, chuyên gia giỏi của Hàn Quốc Tất cả các yếu tố đó đã giúp các trường đại học của Việt Nam nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và đứng vào danh sách các trường đại học có chất lượng của thế giới.
Các giảng viên và sinh viên Việt Nam khi làm việc và học tập trong các ngôi trường có hợp tác quốc tế với Hàn Quốc cũng có thêm nhiều cơ hội giao lưu văn hóa và hiểu biết thêm về văn hoá Hàn Quốc cũng như quảng bá hình ảnh, văn hoá của Việt Nam đối với người Hàn Quốc.
3.2.3 Tác động của hop tác giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc đối với Hàn Quốc
Về phía Hàn Quốc, hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc giúp Hàn
Quốc có thêm nhiều cơ hội để quảng bá văn hóa, giáo dục của mình ở Việt
Nam dé ngày càng nâng vi trí của mình trên trường quốc tế Đặc biệt, lĩnh vực giáo dục có thể ảnh hưởng tới lĩnh vực văn hóa, tư tưởng và chính trị, do những con người được đào tạo trong các hệ thong giao duc, nhất là giáo dục đại hoc và sau đại học có thé sẽ là những nhân tố thay đổi vận mệnh nhiều quốc gia, tạo ảnh hưởng tư tưởng, văn hóa lên những nhân vật này sẽ gây được ảnh hưởng lớn trong tương lai.
Trên thực tế, hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2000- 2020 đã tạo điều kiện dé Hàn Quốc khang định thêm vi thế, vai trò của một nước tiên tiễn về giáo dục thông qua việc giúp đỡ nhiều mặt cho Việt Nam trong lĩnh vực này, qua đó góp phần lan tỏa, quảng bá sức mạnh “thương hiệu” Hàn Quốc - một đối tác tin cậy đến các quốc gia ở Đông Nam Á.
Hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc cũng có vai trò, ý nghĩa tích cực với các trường học, các cơ sở giáo dục, đảo tạo của Hàn Quốc Việc hợp tác giáo dục với các trường học, các cơ sở giáo dục, đào tạo của của Việt Nam giúp các trường học của Hàn Quốc mở rộng ảnh hưởng, nâng cao vị thế và sự cạnh tranh trong hệ thống giáo dục quốc tế.
Hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc cũng có ý nghĩa tích cực với các giáo viên, giảng viên và sinh viên, học sinh Hàn Quốc Đó là, khi tham gia hợp tác giáo dục với các trường học, cơ sở giáo dục, dao tạo của Việt
Nam, các giáo viên, giảng viên và sinh viên, học sinh Hàn Quốc cũng có thêm nhiều kinh nghiệm giảng dạy và học tập trong môi trường học thuật quốc tế, mở rộng hiểu biết về nền văn hóa, giáo dục của Việt Nam Hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc đã giúp cho Hàn Quốc có một đội ngũ chuyên gia, chuyên viên am hiểu về nhiều mặt từ lịch sử, văn hóa đến kinh tế, xã hội, luật pháp thể chế của Việt Nam là nguồn lực quan trọng, cần thiết trong việc thúc day quan hệ hợp tác giữa hai nước.
3.3 Một số gợi ý nhằm thúc day hợp tác giáo dục cho Việt Nam Đề thúc đây quan hệ hợp tác giáo dục đại học Việt Nam - Hàn Quốc,
KET LUẬNVới sự phát triển của quá trình hội nhập quốc tế, xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hội nhập quốc tế về hợp tác giáo dục là vô cùng quan trọng và nó đã trở thành một xu thế tất yếu phù hợp với yêu cầu của thời đại Do đó việc Việt Nam chú trọng đến vấn đề quốc tế hóa giáo dục, mở rộng đối tượng liên kết, hợp tác trong giáo dục đảo tạo là điều tất yếu, và Hàn Quốc đã trở thành một trong những đối tác quan trọng để hợp tác giáo dục do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan.
Trong chương một của luận văn, tác giả đã hệ thống và làm rõ các vẫn đề lý luận liên quan đến hợp tác về giáo dục, trong đó là việc đưa ra các cơ sở lý luận về hoàn cảnh thế giới và xu thế toàn cầu hóa cũng như quan hệ song phương giữa Việt Nam - Hàn Quốc là co sở đề thực hiện nghiên cứu về thực trạng hợp tác giáo dục giữa hai quốc gia, đây chính là nội dung chính của chương 2.
Bên cạnh đó, việc phân tích và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện vấn đề hợp tác giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc từ đó đưa ra các nhận xét làm cơ sở cho việc xây dựng một số xu hướng gợi ý nhằm thúc đây hợp tác giáo dục cho Việt Nam và Hàn Quốc.
Trên cơ sở các cơ sở lý luận về chính sách hợp tác quốc tế, vấn đề tự chủ trong giáo dục, thực trạng hợp tác quốc tế về giáo dục, tác giả luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của các chủ thể, đối tượng liên quan đến thực hiện chính sách hợp tác quốc tế về giáo dục giữa Việt Nam và Hàn Quốc, trên cơ sở đó góp phần hoàn thiện các bước thực hiện triển khai trong hoạt động hợp tác, quan tâm đến việc nâng cao năng lực của các chủ thé cũng như hoan thiện hệ thống các văn bản liên quan đến hợp tác quốc tế về giáo dục nói chung và hợp tác với Hàn Quốc trong vấn đề này nói riêng.
Dé công tác hợp tác quốc tế về giáo dục giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt hiệu quả, cần có sự kết hợp chặt chẽ các giải pháp, sự phối hợp của các cấp, các ngành, các cơ quan, ban, ngành, các cơ sở giáo dục, các tổ chức, doanh nghiệp và ý thức trách nhiệm, sự quyết tâm của giảng viên, sinh viên có nhu cầu du học qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, đáp ứng yêu cầu mục tiêu phát triển hệ thống giáo dục nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.