Ở góc độ khoa học, nghiên cứu “Hop tác nội bộ ASEAN về van dé Biển Đồngtừ sau Chiến tranh Lạnh đến nay” nhằm tái hiện và đánh giá một cách đầy đủ mốiquan hệ phức tạp giữa các nước trong
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HOÀNG HAI
Chuyên ngành: Lich sử Thế giớiMã số: 8229010.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS DƯƠNG VĂN HUY
HÀ NỘI, 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan dé tài luận văn “Hợp tác nội bộ ASEAN về vấn đề BiểnĐông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay” là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự
hướng dẫn tận tình của PGS.TS Dương Văn Huy.
Các số liệu, dẫn chứng được sử dụng trong đề tài là trung thực, khách quan,được trích dẫn đầy đủ, đảm bảo tính khoa học Nếu có bất cứ gian dối khoa học nàotrong luận văn, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn
Hoàng Hải
Trang 4dạy, giúp đỡ cho tác giả và nhiều cá nhân, tổ chức khác.
Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt sâu sắc tới thầy giáo - PGS.TS
Dương Văn Huy - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam Thay là người đã định hướng và đặt những nền tảng khoa học quan trọngnhất cho quá trình nghiên cứu đề tài luận văn của tôi
Tiếp đến, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô giáo công táctại Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội, nhất là các thầy cô giáo thuộc Bộ môn Lịch sử Toàn cầu của Khoa Sự
hướng dẫn, chia sẻ tận tình của các thầy cô trong quá trình học tập đã giúp tôi hoàn
thiện hơn tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị em học viên, các nhànghiên cứu đi trước hiện đang công tác ở trong và ngoài Khoa Lịch sử đã có nhiều
chia sẻ, hỗ trợ quá trình học tập, nghiên cứu của tôi thời gian vừa qua.
Cuối cùng, sự khích lệ, tạo điều kiện của gia đình là yếu tố rất quan trọng, tạo
động lực cho bản thân tôi hoàn thành được nhiệm vụ khoa học tại Khoa Lịch sử,trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Một lân nữa, tôi xin chân thành cảm ơn.
Trang 5MỤC LỤCDANH MỤC BANG CHỮ CAI VIET TAT e- se -s°ss©cssesssesseessesse 3
MỞ ĐẦU 5£ E713 E714 07244 077141092941 92941 02914 092281etp 7
1 Lý do lựa chọn đề tài -¿- ¿5c ExEEEEE2112E1271211211211211111211211 11111 x xe 7
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu - 2 2 2£+£+E£+EE+EE+EE£+EE£EE+EEzE+zEerrxerxee 83 Mục tiêu, đối tượng và phạm Vi nghiÊn CỨU - 5 55+ + + ++skEseeeeeeeeeeeers 134 Cách tiếp cận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu - 5-52 14
5 Khunng phan 0:3 176 Đóng góp của đề tai eecececcceseessessesssessessessecssessessessecssessessessessessessessesseessesseesees 197 Bố cục của để tài s-ccctcnt tt 1 E1 111111111151111511111111111111E11 1.111.111 19Chương 1:
NHÂN TO TÁC ĐỘNG DEN HỢP TÁC NỘI BỘ ASEAN VE VAN DE BIENDONG wecsssssssssssssccsssssscsssssssssecssesssssssscsssssssssssssssssssseseseessnsecssesssssnesssesssssneesessesssneesses 20
1.1 Khái quát về Biên Đông và quá trình tranh chấp Biển Đông 201.2 Vai trò của hợp tác đa phương trong giải quyết van đề Biên Đông 271.3 Dau ấn ASEAN đối với vấn đề Biển Đông 2-2 2+scxecxerxerxerxsree 291.4 Tác động của nhân tố nước lớn - 2-2 2 £+E£EE+EE+EE£EE+E+£EE£EzEerkerxerxsree 321.5 Tác động từ sự chuyên biến trong bối cảnh quốc tế ¿2 5 s22 37
1.6 Tiểu kết chương L - ¿22-52 SE+SE2EE2EEEEEE2112112717171121121111211 2111110 41Chương 2:
THUC TIEN HỢP TÁC NỘI KHOI ASEAN VE VAN ĐÈ BIEN ĐÔNG TỪ
SAU CHIẾN TRANH LẠNH TỚI NAY ccsssssssssssssscsssssscsnscssccsscenscenscssceascenscesees 482.1 Nhận thức của các thành viên ASEAN trong giải quyết van đề Biên Đông 482.2 Hợp tác nội bộ ASEAN về van đề Biển Đông giai đoạn 1992 đến 2002 55
Trang 62.3 Hợp tác giải quyết van đề Biển Đông giai đoạn 2002 đến năm 2012 612.4 Hợp tác nội bộ ASEAN về van đề Biển Đông từ năm 2012 đến nay 672.5 Tiểu kết chương 2 veececceccsccsscsssssessessessesesscsessessessessesecsvssessessesucsuesusssssessesseesessease 73
Chương 3:
ĐÁNH GIA VE HOP TÁC NỘI BO ASEAN VE VAN ĐÈ BIEN ĐÔNG VABÀI HỌC KINH NGHIEM CHO VIET NAM e sc-s©cssccsscssecse 74
3.1 Đánh giá kết quả hợp tác nội bộ ASEAN về van đề Biển Đông 74
3.2 Đánh giá tac đỘNg c1 3S 3119111111 11111111 111111111 TH HH TH Hư TH rệt 71
3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt ÏÑam - G1 S21 ng ng re 80
3.4 Tidu két ChUONg can - 4 89
0009000575 90TÀI LIEU THAM KHẢO - °-s- s£ << se ©2££Ss£EseEseEssesserserscsser 9431000092 102
Trang 7DANH MỤC BANG CHỮ CAI VIET TAT
Association of South East Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A
ASEAN Defence Ministers Meeting
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN
ASEAN Defence Ministers Meeting Plus
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộngASEAN Foreign Ministers' Meeting
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEANASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN
Asean Maritime Forum
Dién dan Hang hai ASEAN
Australia; United Kingdom; United StateLién minh 3 quốc gia Úc, Anh, Mỹ
Code of Conduct
Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông
Commission on the Limits of the Continental Shelf
Uy ban Lién Hop Quoc vé Ranh giới thêm lục địa
Declaration on Conduct of the Parties in the South China SeaTuyén bó về ứng xử các bên ở Biển Dong
Expanded ASEAN Maritime Forum
Diễn đàn Hang hai ASEAN mở rộng
East Asia SummitHội nghị Cap cao Đông A
Trang 8SEATO
Europe Union
Liên minh Châu Au
Exclusive Economic Zone
Vùng Đặc quyên kinh tếGross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
Permanent Court of Arbitration
Tòa án Trọng tai thường trực
United Nations Convention on Law of the SeaCông ước Liên Hop Quốc về Luật biển
Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia
Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam A
ASEAN-China Senior Officials' Meeting
Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN - Trung QuốcSingle Draft Negotiating Text
Dự thảo Dam phán duy nhấtSoutheast Asia Treaty OrganizationTổ chức Hiệp ước Đông Nam Á
Trang 9MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài
Chiến tranh Lạnh đi đến hồi kết đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, không khí
căng thắng trên bình diện toàn cầu giữa hai hệ thống tuy cơ bản đã chấm dứt nhưng
những mam mống bat 6n tại các điểm nóng trên vòng cung liên lục địa và liên đạidương van còn tôn tại Trật tự thế giới có nhiều chuyên biến theo các xu thé lớn: từ“hai cực” tới “nhất siêu đa cường” dé rồi tiếp tục chuyển hóa theo hướng “đa cực”
như ngày nay Các quốc gia tại những khu vực “nóng” có nguy cơ bất ổn buộc phải
thích ứng với việc tự tìm cách giải quyết những vấn đề sống còn của họ Trong xu
thế chung đó, các quốc gia Đông Nam Á cũng không phải ngoại lệ Quá trình tái
phân chia lại khu vực ảnh hưởng của các cường quốc sau Chiến tranh Lạnh đưaBiển Đông dần nóng trở lại Vùng biển này trở thành một trong những điểm nóng
có tác động lớn tới cục diện khu vực và quá trình hình thành nên một trật tự mới
trên phạm vi toàn cầu Sự phát triển phi đối xứng giữa các thế lực biển trong khu
vực dẫn tới việc giải quyết van đề Biển Đông dan vượt quá khả năng của từng quốcgia trong khu vực Đông Nam Á
Do đó, sự liên kết, hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN thông qua nhiều
cơ chế khác nhau nhằm cùng giải quyết vấn đề Biển Đông đã được quan tâm thời
kỳ hậu Chiến tranh Lạnh Trải qua thời gian, điểm nóng tại Biển Đông đã và đangthúc đây sự gắn kết giữa các quốc gia Đông Nam Á trong việc tìm kiếm những giảipháp mới nhằm duy trì hòa bình, ôn định khu vực trước sức ép từ nhiều thé lực bên
ngoài Bản thân Việt Nam với tư cách một quốc gia năm trong khu vực Đông NamÁ, nơi là cầu nối giữa hai bộ phận Đông Nam Á lục địa và Đông Nam A biển đảo,
trong chiến lược phát trién của mình, Việt Nam xác định có những lợi ích sống còntại Biển Đông Bởi lẽ đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện những van đề liênquan đến vùng biển chiến lược này luôn được các nhà hoạch định chính sách và giớikhoa học trong nước đặc biệt coi trọng Từ đó, nhu cầu nhận thức về mối quan hệ
nội bộ của các quốc gia ASEAN trong việc giải quyết van đề Biển Đông trở thành
một chủ đề khoa học có nhiều ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Trang 10Ở góc độ khoa học, nghiên cứu “Hop tác nội bộ ASEAN về van dé Biển Đồngtừ sau Chiến tranh Lạnh đến nay” nhằm tái hiện và đánh giá một cách đầy đủ mốiquan hệ phức tạp giữa các nước trong khối ASEAN với nhau khi cùng giải quyếtvan đề Biển Đông trong 3 thập kỷ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, góp phangiải quyết được những câu hỏi khoa học lớn: Tại sao ASEAN phải cùng tham giagiải quyết van đề Biển Đông? Mối quan hệ giữa các quốc gia ASEAN liên quan đến
van đề Biển Đông đã chuyên biến như thé nào trong khoảng thời gian đó?
Về thực tiễn, nghiên cứu mối quan hệ nội bộ giữa các quốc gia ASEAN trong
việc giải quyết van đề Biển Đông từ sau Chiến tranh Lạnh góp phan khỏa lấp những
khoảng trống khoa học còn tôn tai Cụ thé hơn, đó là những khoảng trống hiểu biết
về cách thức, tiến trình hợp tác giải quyết van đề Biển Đông của Hiệp hội các quốcgia Đông Nam Á Đồng thời, luận văn đóng góp thêm những nhận thức căn bản về
cách giải quyết một vấn đề có tính thời sự rất nóng nhằm phục vụ giới hoạch địnhchính sách, cung cấp một kênh tham khảo cho các nhà nghiên cứu về Biển
Đông và ASEAN.
Trong bối cảnh hiện nay, van đề Biển Đông có tính thời sự đặc biệt, thườngxuyên trở thành tâm điểm chú ý của không chỉ khu vực mà còn ở bình diện toàn cau.Hơn nữa, đây lại là một vấn đề vô cùng phức tạp liên quan đến không gian sinh tồn
đặc biệt quan trọng của Việt Nam, do vậy việc nghiên cứu mối quan hệ nội bộ
ASEAN trong giải quyết van đề Biên Đông có ý nghĩa rất lớn trong việc hoạch định
các chính sách phù hợp cho quá trình bảo vệ những lợi ích chính đáng của Việt
Nam tại vùng biển chiến lược này
Từ những ý nghĩa khoa học và thực tiễn như vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài“Hop tác nội bộ ASEAN về van đề Biển Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay”làm đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử
2 Tong quan tình hình nghiên cứu
Quan hệ quốc tế khu vực Đông Nam A và van đề tranh chấp Biển Đông luôn
là những vân đê nóng thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu trong và ngoài nước Do
Trang 11vậy, số lượng các công trình nghiên cứu về các đối tượng này là vô cùng nhiêu.Trong số đó, cũng đã có không ít các công trình nghiên cứu đi trước phác thảo sơ bộ
mối quan hệ giữa các quốc gia Đông Nam Á liên quan đến vấn đề Biển Đông
Trong nước: Những nghiên cứu về ASEAN với van đề Biên Đông có thé kếđến như tác giả Trần Khánh với nghiên cứu “Vai trò của ASEAN trong ngăn ngừa
xung đột ở Biển Đông” (Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10 (151), 2012), trong đó tác
giả cho răng, các nước ASEAN từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước đã có những nỗlực tập thê, tạo ra các định chế nhằm góp phần hòa giải mâu thuẫn, ngăn ngừa xung
đột leo thang tại vùng biển này Trên thực tế, các định chế như Tuyên bố ASEAN
về Biển Đông năm 1992, DOC năm 2002 và Bản Hướng dẫn thực hiện DOC năm2011, Tài liệu Quan điểm của ASEAN về các thành tố cần có của COC năm 2012và các kênh đối thoại và hợp tác an ninh đa phương khác như ARF, EAS, ADMM +v.v đã góp phần xây dựng lòng tin, thúc đây hợp tác hòa bình, tạo những cơ sởchính trị, pháp lý cho sự ra đời COC - một cơ chế hữu hiệu cho ngăn ngừa xung độtvà quản lý khủng hoảng tai vùng biển này Đây là phạm vi hoạt động địa chính trị,trách nhiệm và quyền lợi của ASEAN
Tác giả Dương Văn Huy trong nghiên cứu “ASEAN với giải quyết vấn đề BiểnĐông” (Tạp chí Cộng sản, Số 989, 5-2022) cho rằng trong những năm gan đây, van
dé Biển Đông đang là tâm điểm của khu vực Đông A với nhiều lợi ích đan xen phứctạp và ngày càng tác động mạnh mẽ đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), nhất là vai trò trung tâm của Hiệp hội trong hợp tác khu vực Chính vìvậy, đây là một trong những thách thức chủ yếu đối với ASEAN trong vai trò giải
quyết các tranh chấp ở Biển Đông
Một nghiên cứu khác của tác giả Dương Văn Huy có tựa đề “Quan điểm, lập
trường và phản ứng của một số quốc gia Đông Nam Á về vấn đề Biển Đông hiện
nay” (Tạp chí Cảnh sát Biển Việt Nam, 4 (22), 2017) Tác giả cho rằng vấn đề tranhchấp chủ quyền ở Biên Đông là nhân tố đe doa lớn nhất đối với van đề chính trị vàan ninh ở khu vực Đông Nam Á Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền ở khu vựcbiển khu vực này ngày càng nóng và phức tạp, rat dé bùng lên thành những vụ xung
Trang 12đột vũ trang Điều đó không chỉ đe dọa tới an ninh khu vực, mà còn đe dọa tới vấnđề an ninh mang tính toàn cầu do vị trí địa - chiến lược vô cùng quan trọng của khuvực Biển Đông trên bàn cờ quốc tế ASEAN, với tư cách là tổ chức mang tính khu
VỰC CỐ vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa gia tăng khả năng xung đột và thúc
đây tiễn trình giải quyết tranh chấp biển, đảo bằng con đường hòa bình và trên cơ sởluật pháp quốc tế Tuy nhiên, ASEAN ngày càng bị “tê liệt” trước Trung Quốc đốivới vấn đề Biển Đông, điều này cho thấy trong nội bộ các thành viên của khối đangcó những lập trường, quan điểm khác nhau, đó cũng là lý do các quốc gia ĐôngNam A có những phản ứng khác nhau đối với van đề Biên Đông hiện nay
Nghiên cứu của tác giả Hoàng Khắc Nam có tựa đề “Hệ thống xung đột ở Biển
Đông: Thực trạng và đặc điểm” (Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 (143), 2012), trong
đó tác giả đã phân tích về thực trạng và đặc điểm xung đột Biển Đông trên ba khíacạnh chủ yếu như: (i) từ cái nhìn lịch sử, địa lý và luật pháp quốc tế mà các bên liênquan minh chứng cho chủ quyền của họ ở khu vực Biển Đông; (ii) từ góc nhìn anninh - chính trị quốc tế dé nghiên cứu về các khả năng xung đột và đánh giá nhữngrủi ro đối với mỗi quốc gia, khu vực cũng như quan hệ quốc tế; (iii) cái nhìn chủ
yếu từ quan điểm kinh tế để nghiên cứu đánh giá tiềm năng kinh tế ở Biển Đông
trong vận tải biển, các nguồn tài nguyên biển, đặc biệt là dầu khí Trên cơ sở phântích hệ thống xung đột Biên Đông và những đặc điểm của hệ thống xung đột quốc tếở đây, tác giả nhận định rằng, “hệ thống mâu thuẫn ở Biển Đông rất phức tạp và còn
kéo dai Tuy các mâu thuẫn ở đây tương đối lớn và sâu sắc nhưng triển vọng không
quá bi quan Trong các mâu thuẫn đều có những yếu tố kiềm chế và những tác nhâncho việc điều hòa lợi ích, hạn chế tranh chấp”
Cũng liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, công trìnhnghiên cứu “Quá trình tranh chấp chủ quyên cua các bên ở quan đảo Trường Sa từ
năm 1988 đến 2020” của hai tác giả Nguyễn Thị Quế và Bùi Đức An (đồng chủbiên) đã có nhiều đóng góp trong việc phác thảo yêu sách và quá trình tranh chấpchủ quyên tại quần đảo Trường Sa giữa các bên Do không phải là đối tượng nghiên
cứu chính của hai tác giả, môi quan hệ nội bộ của các quôc gia Đông Nam A chỉ
10
Trang 13được đề cập một cách mờ nhạt Hơn nữa, phạm vi nghiên cứu tập trung vào khu vựcquan đảo Trường Sa, chưa bao quát toàn bộ van đề tranh chấp tại Biển Đông.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu về quá trình xác lập chủ quyền của Việt Namở Biển Đông có thé kế đến như: Nguyễn Nhã (2002), Quá trình xác lập chủ quyén
của Việt Nam tai quan đảo Hoàng Sa và Trường Sa (luận án tiến si), trường Daihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn, Dai học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;
Nguyễn Thị Hanh (2013), Những hành động khang định và thực thi chủ quyễn củaViệt Nam ở Biển Đông giai đoạn 1884 - 1954: Một cách tiếp cận từ nguồn tài liệu
lưu trữ Pháp (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 4, 2013)
Hay một số nghiên cứu của các học giả Việt Nam về quan điểm chính sáchcủa các nước bên ngoài với Biển Đông như: Nguyễn Thái Giang (2017), “Chứnhsách của Nhật Ban đối với Biển Đông: Tác động và triển vọng (Tạp chí Nghiên cứuQuốc tế, Số 4 (111), tháng 12-2017); Nguyễn Thanh Minh “Quan điểm của Nhật
Ban về Biển Đông và những tác động đối với Trung Quốc” (Tạp chí Nghiên cứu
Quốc té, Số 3 (119), tháng 9-2017); “Biển Đông - Hop tác vì an ninh và phát triểntrong khu vực” do tác giả Đặng Đình Quý chủ biên (Nxb Thế giới, Hà Nội, 2010);Phạm Cao Cường chủ biên cuốn sách về “Chính sách Biển Đông của Mỹ trong bối
cảnh moi” (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2020), v.v.
Ngoài ra, có khá nhiều bài nghiên cứu được công bố liên quan đến vấn đềBiển Đông, nhất là các bài về địa chính trị Biển Đông và chính sách của các nướclớn; vai trò của ASEAN trong ngăn ngừa xung đột và cách thức khăng định, thực thi
chủ quyền của các nước, nhất là của Việt Nam đối với vùng biến tranh chấp này Cụ
thé, các bài viết như: “7ranh chấp Biển Đông nhìn từ góc độ địa chính trị” (Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam A, Số 2, 2012); “Vai tro của ASEAN trong ngăn ngừa xungđột ở Biển Đông” (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam A, Số 10, 2012); “Những căn cứ
lịch sử và pháp lý về việc khẳng định và thực thi chủ quyên của Việt Nam ở Biển
Đông qua các giai đoạn lich sử” (Kỷ yêu Hội thảo Quốc tế tổ chức tại Busan, HànQuốc tháng 5/2013) của tác giả Trần Khánh; “Phân tích hoạt động và chính sách
của Mỹ đối với van dé chủ quyên ở Biển Đông” (Thông tin Quân sự, Số 12, 2010)
11
Trang 14của tác giả Nguyễn Thu Mỹ; “Su gia tang can dự của Mỹ ở Biển Đông” (Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 12, 2011) của tác giả Trần Lê Minh Trang; “Quan
điểm của Ấn Độ về tranh chấp chủ quyên ở Biển Đông và tác động của nó đến quanhệ Việt Nam - An Độ” (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam A, Số 1, 2013); Vo Xuan
Vinh, Realizing a Code of Conduct for Maintaining and Promoting Peace and
Stability in South China Sea, World Focus (India), No.390, June 2012 va Vo Xuan
Vinh, 2013, India’s Stand on the East Sea/South China Sea Disputes and Its
Implications, World Focus (India), No 397, January 2013; “Tranh chấp bãi cạnScarborough va cách thức đấu tranh đòi chủ quyên của Philippines ở Biển Đông”
(Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 5, 2013) của tác giả Lê Thị Thanh Hương v.v
Một số đề tài nghiên cứu về ASEAN với vấn đề Biển Đông tại Học viện
Ngoại giao như tác giả Pham Thanh Hằng đã thực hiện đề tài “ASEAN trong van déBiển Đồng” vào năm 2011 Đề tài bước đầu đã nêu ra một số cơ chế hoạt động củaASEAN và việc vận dụng các cơ chế đó trong vấn đề Biển Đông Các cơ chế được
tác giả chỉ ra bao gồm: Các cơ chế hoạt động nội khối; các cơ chế ASEAN+ Ngoài
việc chỉ ra cách vận dụng các cơ chế này, đề tài cũng đưa thêm quá trình ASEAN
vận dụng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) Đề tài này đã có
những đóng góp nhất định trong việc tìm hiểu, nhận định mối quan hệ nội bộ giữacác nước ASEAN trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông từ sau Chiến tranh Lạnh
đến năm 2010
Tác giả Nguyễn Trọng Thanh với đề tài “Vai trò của ASEAN trong việc giảiquyết tranh chấp Biển Đông từ năm 1992 đến 2015” đã làm rõ hơn một số cơ sởpháp lý của ASEAN trong giải quyết tranh chấp Biển Đông, bao gồm: Hiệp ướcThân thiện và Hop tác Đông Nam A; Hiến chương ASEAN trong việc giải quyết
van đề Biển Đông; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông: Bản Quy tắc
hướng dẫn thực hiện tuyên bố DOC và Tuyên bố của ASEAN về nguyên tắc 6 điểmcho van đề Biển Đông Trên cơ sở đó, dé tài đã phác thảo một số dau ấn quan trọngcủa ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông giai đoạn 1992 - 2015 Tuy
nhiên, do đề tài tập trung chủ yếu vào vai trò và tác động của ASEAN, do vậy mối
12
Trang 15quan hệ nội bộ giữa các nước trong khu vực được đưa ra trong đề tài vẫn còn để ngỏnhiều vấn đề.
Nghiên cứu ngoài nước: Nghiên cứu của tác giả Christopher Roberts có tựađề “The South China Sea: Beijing’s Challenge to ASEAN and UNCLOS and the
Necessity of a New Multi-Tiered Approach” (The RSIS Working Paper series, No.
307 The S Rajaratnam School of International Studies (RSIS), 29 August) Trong
nghiên cứu nay, tác giả đã xem xét các tranh chấp ở Biển Đông va chủ yếu tập trungvào các diễn biến ké từ năm 2013 khi Philippines đệ đơn lên Tòa trọng tài Thường
trực Trong đó, bài viết xem xét cách ASEAN và Trung Quốc phản ứng với quy
trình trọng tài và tiềm năng để ASEAN đạt được vị trí thống nhất, hiệu quả trong
tương lai Bài viết cũng dựa trên các phân tích đánh giá triển vọng và khả năng tác
động của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) Một sỐ các nghiên cứu khác như
Nghiên cứu cua tác giả Munmun Majumdar: “The ASEAN Way of ConflictManagement in the South China Sea” (Strategic Analysis Volume 39, 2015 - Issue 1),trong đó xem xét quá trình quan lý xung đột của ASEAN ở Bién Đông đã được tiến
hành như thế nào, liệu cách thức của ASEAN có thé quản lý hiệu quả tranh chấp,
trong đó Trung Quốc là một bên đóng vai trò chính và quan trọng hay không
Nghiên cứu lập luận rằng căng thắng gia tăng ở Biển Đông là kết quả trực tiếp củasự thay đổi cán cân quyên lực trong khu vực do sự bat cân xứng giữa Trung Quốcvà các thành viên ASEAN Trung Quốc đã lợi dụng những nỗ lực của ASEAN dé
xây dựng một bộ quy tắc ứng xử dựa trên cách thức của ASEAN; Cùng nhiều
nghiên cứu khác như: tác gia Rodolfo C Severino với “ASEAN and the South China
Sea” (Security Challenges Vol 6, No 2 (Winter 2010), pp 37-47); tác giả Leszek
Buszynski với “Chinese Naval Strategy, the United States, ASEAN and the South
China Sea” (Security Challenges Vol 8, No 2 (Winter 2012), pp 19-32); v.v.
3 Mục tiêu, đối tượng va phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là làm rõ quá trình hợp tác nội bộ giữa các thành viên
ASEAN về van đề Biển Đông kể từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, từ đó có thé
13
Trang 16nhận thức rõ hơn vai trò và vị trí của ASEAN đối với vấn đề Biển Đông Đồng thời,
luận văn cũng rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
3.2 Đối tượng nghiên cứuLuận văn tập trung nghiên cứu hợp tác nội bộ giữa các quốc gia thành viên
ASEAN về van dé Biển Đông
3.3 Pham vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu mối quan hệ nội bộgiữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với nhau trong việcgiải quyết những van dé ở Biên Đông - một vùng biên có vị trí kết nối hai đại dươnglớn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Về thời gian nghiên cứu: đề tài luận văn lựa chọn thời gian nghiên cứu từ sauChiến tranh Lạnh cho tới nay Nhất là từ thời điểm năm 1992, khi ASEAN ra tuyênbố đầu tiên về vấn đề Biển Đông tai Manila, trở thành sự kiện mang tính khởi đầu
cho quá trình đoàn kết toàn khu vực trong việc giải quyết van đề Biển Đông Từ đó
cho đến nay, tình hình Biên Đông đã xuất hiện nhiều thách thức mới, tiềm ấn nhiềunguy cơ bất ôn khiến mối quan hệ nội bộ của các quốc gia ASEAN có những
chuyên biến phức tạp
Nội dung nghiên cứu: Quan hệ trong nội bộ các nước thành viên ASEAN thé
hién rat da dang trén nhiéu linh vuc, tuy nhién van dé nghiên cứu cua luận văn taptrung vào mối quan hệ của các nước ASEAN liên quan đến việc cùng nhau giảiquyết van đề Biên Đông
4 Cách tiếp cận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận
Luận văn sử dụng cách tiếp cận của khoa học lịch sử, trong đó nghiên cứuphân tích theo lịch đại (thời gian lịch sử) dé tìm ra tính vận động của quá trình lịchsử của van đề nghiên cứu Nghiên cứu phân tích đồng đại nhằm đánh giá bối cảnh(bên trong và bên ngoài) tác động đến vấn đề nghiên cứu Đồng thời, luận văn cũng
dựa trên cách tiếp cận nghiên cứu của ngành quan hệ quốc tế dé phân tích Mặt khác,
14
Trang 17luận văn dựa trên cách tiếp cận của chủ nghĩa duy vật biện chứng khi nghiên cứumỗi quan hệ nội bộ của các nước ASEAN trong việc giải quyết van đề Biển Đông.Thể hiện ở việc, tác giả đã nhìn nhận các van dé theo những hệ thống nhất định mà
ở đó các yêu tố có tác động qua lại lẫn nhau trên cơ sở nhiều tầng lớp lợi ích, từ lợiích của các quốc gia cho đến lợi ích của khu vực và toàn cầu cũng như các lớp lợiích khác Dé hạn chế được những thiên kiến chủ quan trong quá trình nghiên cứu,
tác giả luận văn lấy lợi ích chung của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
làm trung tâm dé phân tích thay vi lấy lợi ích của Việt Nam hay của một quốc giabat kỳ làm trung tâm
Có thé nói, luận văn dựa trên cách tiếp cận liên ngành và đa ngành trên cơ sởchuyên ngành sâu của khoa học lịch sử dé phân tích chủ dé nghiên cứu
Đối với tên gọi Biển Đông: Biển Đông là tên gọi của Việt Nam, tên gọi quốctế là South China Sea (Biển Nam Trung Hoa), đây là cách gọi chính thức của BiểnĐông thé hiện trong các tại liệu pháp lý quốc tế, chăng hạn như của Liên Hợp Quốchoặc trong các văn bản chính thức như Công hàm của các nước: Trung Quốc gọiBiển Đông là Nanhai (Nam Hải), Philippines gọi Biển Đông là Biển Tây Philippines
Đối với vấn đề Biển Đồng được sử dụng trong luận văn ở đây chủ yếu đề cậpđến những tranh chấp ở Biển Đông tác động đối với an ninh và an toàn ở khu vựcnhư: franh chấp chủ quyên lãnh thổ giữa các bên có yêu sách chủ quyén, tranhchấp các vùng biển, tranh chấp nguôn tài nguyên ở Biển Đông, tranh chấp địachính trị ở Biển Đông Những tranh chấp này tác động trực tiếp đối với ASEAN.Đồng thời, luận văn cũng xác định ASEAN không phải là một bên có yêu sách chủquyền, khối này thực hiện chính sách trung lập đối với các tranh chấp, nhưng có vaitrò quan trọng trong việc quản lý các tranh chấp để không ảnh hưởng đến cục diệnan ninh khu vực Và van đề Biển Đông cũng là vấn dé của ASEAN, cho nên khốinày có trách nhiệm tham gia vào quản lý van đề Biên Đông
4.2 Nguồn tài liệuĐề tài “Hợp tác nội bộ ASEAN về van đề Biên Đông từ Chiến tranh Lạnh đến
15
Trang 18nay” tập trung nghiên cứu thông qua các nguồn tài liệu sau:
Nguồn tư liệu sơ cấp gồm: Các tuyên bố chung đưa ra sau các kỳ hội nghị củaASEAN liên quan đến vấn đề Biển Đông, nhất là các Hội nghị thượng đỉnh củakhối; các thông báo của ASEAN và các tổ chức quốc tế khác liên quan đến vấn đềgiải quyết tranh chấp ở Biển Đông; các bài phát biéu của nhân vật cấp cao các nước,
các tổ chức khu vực, quốc tế trình bày về vấn đề Biển Đông; các văn bản luật liên
quan đến Biển Đông của các quốc gia, các tổ chức khu vực và quốc tế v.v Các tàiliệu sơ cấp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình nghiên cứu của đề tài,
có tính quyết định đến việc đảm bảo tính khoa học của luận văn
Nguồn tài liệu thứ cấp gồm: Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa họctrong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; tài liệu tham khảo đặc biệt
số ra hằng ngày của Thông tân xã Việt Nam; nguồn tài liệu từ các tạp chí khoa họctrong và ngoài nước; các bài báo trên các trang mạng chính thống tại Việt Nam và
quốc tế có liên quan tới vấn đề nghiên cứu Các tài liệu thứ cấp này góp phần mở
rộng thêm các góc nhìn tham khảo, giúp tác giả đánh giá được đầy đủ hơn về những
thành quả đã nghiên cứu được.
4.3 Phương pháp nghiên cứu
Nhằm thực hiện đề tai “Hợp tác nội bộ ASEAN về van đề Biên Đông từ sauChiến tranh Lạnh đến nay”, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu.Trong đó, phương pháp cơ bản nhất, xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên cứu là
phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Với phương pháp lịch sử, dé tài sẽ tái hiện quá trình hợp tác nội bộ của các
nước thành viên ASEAN về vấn đề Biển Đông theo từng giai đoạn cụ thé gắn vớibối cảnh đặc trưng riêng của mỗi giai đoạn lịch sử đó Với phương pháp logic, đềtài sẽ khái quát hóa, hệ thống hóa các van dé trong quá trình cùng nhau giải quyết
van đề Biển Đông của ASEAN trong giai đoạn nghiên cứu Phương pháp lịch sửgóp phan tái hiện van đề nghiên cứu một cách day đủ theo tiến trình thời gian, cònphương pháp logic giúp các van dé được thé hiện một cách tổng quát, day đủ nhưng
16
Trang 19tránh được những tiểu tiết vụn vặt không liên quan hoặc ít liên quan đến mục tiêu
nghiên cứu của luận văn.
Phương pháp quan trọng thứ hai mà luận văn đã vận dụng là phương pháp hệ
thống - cấu trúc Về lý luận, phương pháp hệ thống - cấu trúc nghiên cứu các vấn đề
trong sự toàn vẹn của nó Cụ thể trong đề tài “Hợp tác nội bộ ASEAN về vấn đề
Biển Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay” một mặt tác giả đi vào nghiên cứu quátrình hợp tác nội bộ của ASEAN liên quan đến việc giải quyết vấn đề Biển Đôngtrong tổng thê nỗ lực giải quyết chung của khu vực và thế giới Mặt khác, tác giảcũng xem xét quá trình giải quyết vấn đề Biển Đông của Hiệp hội các quốc giaĐông Nam Á trong mối liên hệ với định hướng giải quyết riêng của từng quốc gia
thành viên, đồng thời xem xét các thành tố này trong mối quan hệ tác động nhiều
chiều hướng với nhau
Ngoài ra, dé củng có hệ thống luận cứ, luận chứng và làm tăng tính khách
quan, tạo góc nhìn đa chiều về vấn đề nghiên cứu, luận văn còn sử dụng các phương
pháp như: phương pháp định tính - định lượng: phương pháp phân tích - tong hợp;phương pháp so sánh; phương pháp thống kê và một số phương pháp nghiên cứu khác
5 Khung phân (ích
Làm rõ mối quan hệ nội bộ ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp tại BiểnĐông từ sau Chiến tranh Lạnh cho đến nay là một vấn đề khoa học phức tap, rất khódat được một kết quả vừa toàn diện vừa chỉ tiết Dé đạt được những mục tiêu nghiên
cứu của đề tài, tác giả đã lựa chọn góc nhìn của Khoa học lịch sử thay vì các ngành
khoa học khác Tuy nhiên, việc vận dụng hệ thống lý luận của các ngành khoa họccó liên quan ở một mức độ nhất định là điều cần thiết để đề tài hạn chế được nhữngkhiếm khuyết khoa học Trường phái khoa học xuyên suốt quá trình thực hiện đề tàidựa trên quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, lấy lợi ích chung của Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) làm trung tâm Mặc dù vậy, việc nghiên
cứu một van dé lớn của khu vực nhìn từ một tác giả Việt Nam chắc chắn sẽ cónhững kiến giải không đồng nhất với các nhà khoa học, các học giả đến từ cácquốc gia khác
17
Trang 20Đi sâu vào nội dung của đề tài, trước hết, tác giả đánh giá lại một cách toàndiện các nhân tố có tác động đến mối quan hệ nội bộ ASEAN trong việc giải quyếtvan đề Biển Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay Trong đó, tác giả làm rõ nhữngyếu tố bên trong cũng như các yếu tô bên ngoài Cả hai yếu tố đều có tác động lớnđến van đề nghiên cứu Tam quan trọng của các yếu tố đôi khi có sự luân chuyềnvai trò cho nhau qua các thời điểm lịch sử Có giai đoạn yếu tô bên trong có tácđộng lớn nhất Ngược lại, cũng có những giai đoạn yếu tố bên ngoài tỏ ra có vai tròquyết định đến những kết quả đạt được trong hợp tác nội bộ ASEAN liên quan đếnvan đề giải quyết tranh chap ở Biển Đông.
Trên cơ sở đánh giá những yếu tổ tác động đến van đề nghiên cứu, tác giả đã
có gắng phân kỳ van đề làm ba giai đoạn tương ứng với ba chiều hướng phát triển
khác nhau của mối quan hệ nội bộ ASEAN Giai đoạn thứ nhất từ sau Chiến tranhLạnh đến năm 2002, đây là giai đoạn ASEAN mở rộng, quan hệ đoàn kết được gâydựng một cách đầy đủ Những thành công trong hợp tác nội bộ được minh chứng
bằng việc ASEAN và Trung Quốc đã thông qua được Tuyên bố chung về ứng xử
của các bên tại Biển Đông Ở giai đoạn thứ 2 từ năm 2002 đến năm 2012, hợp tácnội bộ ASEAN tiếp tục phát triển nhưng đã nảy sinh ra nhiều vấn đề bất đồng Nhấtlà sự thiếu nhiệt tình của các quốc gia không có tranh chấp trực tiếp tại Biên Đông.Sự bất đồng đó khiến quá trình giải quyết tranh chấp bị chững lại Đỉnh điểm là việcHội nghị Cấp cao ASEAN năm 2012 tại Campuchia không ra được tuyên bố chung
Giai đoạn thứ ba, từ năm 2012 đến nay là giai đoạn các nước ASEAN nỗ lực khắc
phục những nhược điểm của giai đoạn trước đó, từng bước di đến một tinh thầnchung cho Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC), đồng thời tìm kiếm thêm cácgiải pháp mới cho việc giải quyết tranh chap tại Biển Đông bằng biện pháp hòa bình
Với phương pháp lịch sử và phương pháp logic cùng việc vận dụng đa dạng
nhiều phương pháp nghiên cứu khác, quá trình hợp tác nội bộ ASEAN trong việcgiải quyết tranh chấp Biên Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay đã được phácthảo Từ những kết quả nghiên cứu đó, tác giả đã đưa ra những đánh giá chung vềthành công, những hạn chế cũng như lý giải thêm về những vấn đề này Đồng thời,
18
Trang 21tác giả đã có những đánh giá ban đầu về tác động hai chiều đối với ASEAN và ViệtNam, đưa ra những gợi mở cho quá trình nghiên cứu tiếp sau.
6 Đóng góp của đề tài
Quá trình hoàn thành những mục tiêu nghiên cứu ban đầu đã đề ra giúp luậnvăn có những đóng góp nhất định cả về khoa học lẫn thực tiễn Một mặt, luận văntái hiện một cách toàn diện về quá trình hợp tác nội bộ ASEAN trong việc giảiquyết van đề Biển Đông đứng dưới góc nhìn của Khoa học lich sử Mặt khác, luận
văn góp thêm những đánh giá mới trên cơ sở kế thừa được những thành tựu nghiên
cứu đã được các học giả trong và ngoài nước thực hiện về quá trình hợp tác nội bộgiữa các thành viên ASEAN trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông từ sau Chiếntranh Lạnh đến nay
Luận văn cũng đã đánh giá được những thành công và hạn chế của mối quanhệ nội bộ giữa các quốc gia thành viên ASEAN trong việc ứng phó với những diễnbiến phức tạp ở Biển Đông ba thập kỷ qua
Bên cạnh đó, luận văn có một số đóng góp nhất định về mặt tư liệu, giúp bổ
sung thêm một số nguồn tài liệu có giá trị khoa học; góp phần hệ thống hóa các
nguôn tư liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Luận văn sau khi được hoàn thành sẽ góp phần bổ sung thêm một kênh thôngtin tham khảo cho việc nghiên cứu về ASEAN và van đề Biển Đông cho các nha
nghiên cứu, các học viên có quan tâm.
Chương 3: Đánh giá về hợp tác nội bộ ASEAN về van đề Biên Đông và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam
19
Trang 22Chương 1:NHÂN TO TÁC ĐỘNG DEN HỢP TÁC NOI BỘ ASEAN
VE VAN DE BIEN ĐÔNG
Bién Đông luôn là điểm nóng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các “thế lực”ở khu vực, quốc tế Do vậy, mối quan hệ nội bộ của ASEAN liên quan đến vấn đề
Biển Đông chịu sức ép rat lớn từ các yếu tô bên trong lẫn bên ngoài.1.1 Khái quát về Biển Đông và quá trình tranh chấp Biển Đông
1.1.1 Khái quát về Biển Đông
Về địa lý, Biên Đông là một trong những biên lớn nhất thế giới với diện tíchkhoảng 3,5 triệu km” Ở phía Bắc, Biển Đông nối liền biển Hoa Đông qua eo biểnĐài Loan; phía Đông Bắc giáp Biển Philippines (Thái Bình Dương); phía Tây Nam
tiếp giáp An Độ Dương qua eo biển Malacca; phía Nam giáp Biển Java (Indonesia)
Với vị trí như vậy, Biển Đông là cầu nối chiến lược giữa hai đại đương lớn là ẤnĐộ Dương và Thái Bình Dương Các quốc gia, vùng lãnh thô tiếp giáp trực tiếp với
Biển Đông bao gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Indonesia,
Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia Tại Biên Đông có hai quốc
gia quan đảo lớn nhất thế giới là Indonesia cùng Philippines; trung tâm Biển Đông
có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; có hai vịnh lớn là Vịnh Bắc Bộ ở phía TâyBắc, Vịnh Thái Lan ở phía Tây Nam
Biển Đông có cấu trúc đảo và quần đảo vô cùng đa dạng với hàng vạn hòn đảo
lớn nhỏ trong đó Indonesia là quốc gia có số đảo lớn nhất, tiếp đến là Philippines.Riêng Việt Nam có trên 4.000 hòn đảo, khoảng 75% số đảo tập trung ở khu vựcBiên Đông Bắc
Năm trong khu vực khí hậu cận nhiệt gió mùa, có dòng chảy biến động theomùa tương đối phong phú, đồng thời vùng thềm lục địa Biển Đông có nhiều kiểuhình sinh thái khác nhau gắn với quá trình vận động kiến tạo phức tạp góp phần tạonên nguôn tài nguyên biển đặc biệt dồi dào, đa dang Đáng chú ý là nguồn dau, khí
20
Trang 23đốt và các loại khoáng sản có giá trị khác Nhiều cuộc khảo sát, thăm dò đã xác địnhđược trữ lượng dầu khoảng II tỷ thùng và khoảng 5,38 nghìn tỷ mét khối khí tựnhiên Ngoài ra vẫn còn khoảng 12 tỷ thùng dầu và khoảng 4,53 nghìn tỷ mét khốikhí tự nhiên chưa được khai phá [66] Bên cạnh đó, các kim loại hiếm như thiếc,titan, ziricon, vonfram, brom, sắt, đồng cũng có trữ lượng đáng kể, cùng một sốkhoáng sản khác, trong số đó, không thê không nhắc đến nguồn tải nguyên đất hiếm
- loại tài nguyên đang rất được quan tâm trong những năm gần đây Các cuộc khảo
sát đã cho thấy Biển Đông có trữ lượng đất hiếm dồi dào Với nguồn tài nguyênthiên nhiên phong phú, tiềm năng lợi ích mà Biển Đông có thể mang lại cho cácquốc gia là rất lớn Điều này đặt ra nhiều vấn đề cho việc xác định quyền lợi ích của
các bên trong dòng chảy lịch sử đương đại.
về yếu tố địa chiến lược của Biển Đông, gan với vi tri dia lý đặc biệt, BiểnĐông là nơi kết nối các trung tâm kinh tế - chính trị lớn của thế giới Eo biểnMalacca (phía Tây Nam Biển Đông) có tầm quan trọng tương đương với kênh đào
Suez (liên lục địa Á - Phi); hay kênh đào Panama (Trung Mỹ) Điểm chung của các
eo biển này đều là nơi kết nối các văn minh đại đương lớn Ở đó, mọi quốc gia trên
thế giới đều muốn duy trì sự hiện diện lợi ích của họ Không những vậy, Biển Đôngcòn là cánh cửa kết nối hai châu lục: châu Đại Dương và châu Á
Đứng dưới góc độ địa kinh tế, xuyên suốt quá trình lịch sử hàng thế kỷ, Biển
Đông đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giao thương toàn cau Điều
này càng có ý nghĩa hơn khi các quốc gia, vùng lãnh thổ liên khu vực Đông Á
-Đông Nam Á đều là những chủ thể có thế mạnh về thương mai, giá tri xuất - nhập
khẩu lớn hang đầu thế giới Hơn nữa, nguồn tài nguyên đa dang và dồi dào ở BiểnĐông có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của khu vực Điều này không chỉtạo ra cuộc đua tranh giữa các nước Đông Nam Á và Trung Quốc, mà còn kích hoạt
một cuộc đua mở rộng với sự tham gia của nhiều quốc gia bên ngoài khác Bởi vậy,Biển Đông đã và đang trở thành điểm nóng tài nguyên theo sau khu vực Trung
Cận Đông.
21
Trang 24Ở góc độ địa chính tri, Biển Đông là khu vực có sự ton tại của một siêu cườngtoàn cầu (Trung Quốc) Trung Quốc đang ngày càng thé hiện rõ vai trò của một
trung tâm chính trị mới của thế giới từ sau Chiến tranh Lạnh Trung tâm này tất yếu
sẽ thu hút cuộc xâm lấn của các thé lực cạnh tranh khác, đặc biệt là Mỹ Trong hoàncảnh đó, Biển Đông trở thành một trong những khu vực giao thoa quyền lực giữa
các siêu cường, khiến Biển Đông ân chứa trong mình nhiều mầm mống bat ồn.Những vấn đề cạnh tranh giữa các quốc gia Đông Nam Á không chỉ là vấn đề của
riêng các nước nay ma còn có nguy cơ trở thành công cụ cho các nước lớn sử dung
nhằm làm bat 6n tình hình chính tri của khu vực nhằm phục vụ lợi ích của họ
Gắn với những yếu tố địa chính trị phức tạp đó, Biển Đông đã và đang trở
thành một khu vực tồn tại nhiều thách thức an ninh, quốc phòng cả truyền thống lẫnphi truyền thống Điều đó đòi hỏi các quốc gia phải xây dựng chính sách biển một
cách hết sức cân trọng.1.1.2 Khái quát quá trình tranh chấp ở Biển Đông
Trong lịch sử, quá trình gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ của các cường quốc tại
khu vực Biển Đông đã sớm được triển khai Điều đó khang định những giá trị địa
chính trị quan trọng của Biển Đông đối với khu vực và thế giới suốt hàng thế kỷ qua
Ngay từ thế kỷ XIX, các cường quốc tư bản trong quá trình bành trướng, xâm chiếm
các thị trường thuộc địa đã dé tâm tới Biển Đông Cuộc cạnh tranh giữa các cườngquốc trên Biển Đông ít nhiều đã được ghi nhận Trong chiến tranh thế giới lần thứhai, phần lớn Biển Đông chịu sự kiểm soát của Nhật Bản Sau khi Nhật Bản đầuhàng, sự phân chia lại ảnh hưởng trên Biển Đông diễn ra vô cùng phức tạp
Trong Chiến tranh Lạnh, khi các nước trong khu vực Biên Đông còn chưa pháttriển hoặc đang phải tập trung mọi nguồn lực giành lại nền độc lập, hòa bình, thốngnhất, Mỹ trở thành siêu cường kiểm soát phần lớn vùng biển này Cho đến thập niên
70 của thé kỷ XX, khi nguy cơ thất bại của Mỹ trên chiến trường Việt Nam đã hiện
hữu, các nước trong khu vực đã chuẩn bị sẵn cho cuộc dua thay thế Mỹ hiện diện tạiBiển Đông Đó cũng là thời điểm đánh dấu sự trở lại của Trung Quốc Họ là bênchủ động hơn trong quá trình banh trướng tại Biển Đông, thậm chí nước nay đã sử
22
Trang 25dụng biện pháp vũ lực cho tham vọng của họ Các nước khác tuy cùng tham gia
cuộc đua tranh lấp đầy khoảng trống quyền lực tại Biển Đông với Trung Quốc
Nhưng với tiềm lực có hạn, hầu hết các nước Đông Nam A đều không có được đầy
đủ những gì mà họ mong muốn Hệ quả dẫn đến những tranh chấp kéo dài cho đến
ngày nay.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, tranh chấp Biên Đông tuy không còn kéotheo các xung đột vũ trang, nhưng mức độ phức tạp không hé giảm Cu thể, BiểnĐông đang là khu vực có tranh chấp cả ở góc độ song phương lẫn đa phương: giữaViệt Nam và Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan) về quần đảo Hoàng Sa; giữa ViệtNam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia va Brunei về quần đảo Trường Sa! Bên
cạnh đó, các nước trong khu vực cũng có những tranh chấp tại các khu vực biển
khác ngoài hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Ngoài ra, trước năm 2000, Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn có những tranh
chấp, mâu thuẫn trên Vịnh Bắc Bộ Vấn đề này chỉ được giải quyết khi hai nước ký
được Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ vào ngày 25/12/2000 Hay tranh chấp giữaViệt Nam và Thái Lan tại khu vực phía Tây Nam Biển Đông, phía cửa Vịnh TháiLan Đến năm 1997, các tranh chấp cũng đã được giải quyết thông qua sự kiện hainước ký Hiệp định về ranh giới thềm lục địa và vùng đặc quyền về kinh tế ViệtNam - Thai Lan Cho đến thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, tranh chấp trên biểngiữa các quốc gia Đông Nam Á về cơ bản đã được giải quyết, các nước lần lượt kýkết được các hiệp định phân định ranh giới biển Vấn đề tranh chấp lớn nhất còn tồntại là các tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước ASEAN có liên quan, đặc biệt
là với: Việt Nam, Malaysia, Philippines, Indonesia va Brunei.
Tháng 5/2009 Trung Quốc chính thức gửi lên Uy ban Liên Hop Quốc về Ranhgiới thềm lục địa (CLCS) “Báo cáo về thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý củanước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” Đồng thời, họ liên tục gửi công hàm phản
! Cho đến nay, Trung Quốc đã chiếm giữ trái phép toàn bộ quan đảo Hoàng Sa với 23 đảo, bãi đá và cát Còn
tại quần đảo Trường Sa, Việt Nam đang kiểm soát 22 đảo và bãi; Trung Quốc giữ 8 đảo; Philippines 8 đảo;
Malaysia 5 đảo và Dai Loan | đảo tên là “Thái Bình” (Việt Nam gọi là đảo Ba Bình) cũng là đảo lớn nhất
của quân đảo Trường Sa.
23
Trang 26đối hồ sơ của các nước khác như Việt Nam, Malaysia va Philippines” Trong cácCông hàm này của Trung Quốc có kèm theo một bản đồ “hình lưỡi bò” (đườngchữ U) 9 đoạn và cho rằng “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối vớicác quần đảo ở biên Nam Trung Hoa (Biển Đông) và có quyền chủ quyền, quyền tài
phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển” [48].
Đề đạt được tham vọng mở rộng ảnh hưởng trên biển, Trung Quốc đã tăng
cường sử dụng nhiều biện pháp như gia tăng lực lượng chấp pháp tại các khu vựctranh chấp, gây sức ép lên một số công ty đa quốc gia đang hợp tác thăm dò, khaithác dầu khí với Việt Nam cũng như Philippines, bao gồm cả những công ty lớn củaNga và Mỹ; tiến hành nhiều cuộc tập trận với quy mô lớn trên Biển Đông; ra sức
xua đuôi các tàu đánh bắt cá của ngư dân các nước ASEAN; cho tàu hải giám cắt
cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 2 của Việt Nam; lập thành phố Tam Sa vàcho phát hành bản đồ đường Lưỡi bò, liên tục điều các tàu chiến và tàu hải giámxâm phạm lãnh thỏ, quấy rối hoạt động bình thường của các nước, nhất là của ViệtNam và Philippines; khuyến khích cũng như hỗ trợ các tàu cá của họ đánh bắt trái
phép trên các vùng biển các nước Đông Nam A; phong toa bai can Scarborough cuaPhilippines (2012) và thực hiện chương trình “du lịch Tây Sa” (Hoang Sa) (2013).
Các hành động này đã đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản của Công ước LuậtBiển (UNCLOS) năm 1982 và Tuyên bố Ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) năm2002 mà Trung Quốc đã ký
Cùng với các hành động trên, Trung Quốc cũng không ngần ngại va chạm vớitàu của Mỹ đang hoạt động tại Biển Đông? Va chạm giữa Trung Quốc và Mỹ ngày
càng gia tăng từ thập niên thứ hai của thế kỷ XXI trong bối cảnh khoảng cách sức
mạnh giữa hai cường quốc này ngày càng thu hẹp Để thực hiện tham vọng lớn? Ngày 06/5/2009 Việt Nam và Malaysia cùng trình lên CLCS Báo cáo chung về thềm lục địa mở rộng củahai nước Bên cạnh đó, Việt Nam cũng gửi một HỖ sơ riêng của mình Ngày 07/5/2009, Trung Quốc gửi
Công hàm phản đối các Hồ sơ trên và đến ngày 11/5/2009, nước này trình lên CLCS Báo cáo về thềm lụcđịa mở rộng của họ và lần đầu tiên công khai yêu sách “đường chữ U” 9 đoạn bằng cả văn bản lẫn bản đồ.Ngày 05/4/2011, Philippines gửi Công hàm lên CLCS phản đối Hồ sơ của Trung Quốc 10 ngày sau
(14/11/2011), Trung Quốc gửi Công hàm phản đối lại Công hàm ngày 05/4/2011 của Philippines.
3 Như vụ va chạm của tàu Ngư chính Trung Quốc với tàu Giám sát đại dương USNS Impreccable của Mỹ
vào tháng 3/2009; giữa tàu ngâm Trung Quoc với tàu Khu trục My US John S McCain vào tháng 6/2009
24
Trang 27trong việc thâu tóm toàn bộ khu vực Biển Đông, Trung Quốc đã đây nhanh tốc độ
hiện đại hóa hải quân, không quân, tăng cường xây dựng các cơ sở quân sự lẫn dân
sự trên đảo Hải Nam cũng như các đảo mà nước này chiếm đóng bat hợp hợp trênBiển Đông Các cuộc tập trận nhằm tăng cường kinh nghiệm kiểm soát biển cho
quân đội được Trung Quốc tiến hành thường xuyên, quy mô ngày càng lớn và
không ngần ngại mở rộng phạm vi tới các khu vực nhạy cảm, nơi các nước lân cận
đã tuyên bố chủ quyền trong đó có Việt Nam
Không những vậy, Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố Biển Đông là một
phần của “lợi ích cốt lõi” về chủ quyền của họ, kiên quyết đòi đàm phán songphương với từng quốc gia có yêu sách Điều này không chỉ làm cho các nước trong
khu vực lo ngại, mà còn kích thích sự can dự của nhiều nước ngoài khu vực, trongđó có Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga, những nước có lợi ích chiến lược và tham
vọng dia chính tri tại khu vực này.
Ngoài Trung Quốc đại lục, Đài Loan cũng là một bên theo đuổi việc tranh
chấp tại quần đảo Trường Sa Từ năm 1956 đến nay, Đài Loan vẫn chiếm đóng đảoBa Bình - một hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa Tháng 2/1992, TrungQuốc ra Luật Lãnh hải (Chinese Territorial Waters Law) thì đến ngày 21/5/1992,Đài Loan cũng ra một luật lãnh hải cùng có nội dung quy định các đảo và quần đảo
nói trên thuộc quyền của họ Mặc dù Trung Quốc đại lục và Đài Loan có mâu thuẫn
chính trị với nhau, nhưng trong quá trình Trung Quốc cho các lực lượng chiếm các
vị trí của Việt Nam tại Bãi Chữ Thập họ đã nhận sự tiếp tế của Đài Loan tại đảo BaBình, nơi Đài Loan đang chiếm giữ Như vậy, có thể nhận thấy rằng, lập trườngBiển Đông của Đài Loan cũng gắn chặt với lập trường Biển Đông của Trung Quốc
lục địa.
Ngoài Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan), Philippines cũng có nhiều thamvọng tranh chấp tại quần đảo Trường Sa Năm 1951, Tổng thống PhilippinesQuirino tuyên bố rằng: quần đảo Spratly (tức Trường Sa) thuộc về Philippines vìPhilippines có vị trí địa lý gần với quần đảo này Tuy vậy, lý lẽ mà Philippines đưara đã không được luật pháp quốc tế chấp nhận Từ năm 1968 đến 1975, Philippines
25
Trang 28đã cho quân chiếm một số đảo lớn có cây cối và nước ngọt tại Trường Sa như cácđảo Thị Tứ, Loại Ta, Vĩnh Viễn, Song Tử Đông Tiếp đến, năm 1979, Tổng thống
Philippines khi đó là ông Marcos (cha) công bố Sắc lệnh ký ngày 11/6/1979 gộp
toàn bộ quần đảo Trường Sa (trừ đảo Trường Sa) vào trong một đơn vị hành chính,gọi là Kalayaan, thuộc lãnh thổ Philippines Tính đến năm 1980, Philippines đãchiếm 8 đảo đá, xây dựng 2 sân bay nhỏ, 3 căn cứ lục quân, khoanh vùng biển
410.000 km? ở phía Đông của Biển Đông, coi đó là lãnh hải và vùng đặc quyền kinh
tế của mình
Đối với Malaysia, tháng 12/1979, Chính phủ Malaysia xuất bản bản đồ gộpvào lãnh thé Malaysia khu vực phía Nam Trường Sa, bao gồm đảo An Bang và
Thuyền Chai đã từng do quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ Trong 2 năm 1983
- 1984, Malaysia cho quân chiếm đóng 3 bãi ngầm ở phía Nam Trường Sa là HoaLau, Kiệu Ngựa, Kỳ Vân Năm 1988, họ đóng thêm 2 bãi ngầm nữa là Én Đất vàThám Hiểm Đến nay, số điểm đóng quân của Malaysia lên đến 7 điểm nằm ở phía
Nam quan dao Trường Sa, tat cả đều là các rạn san hô
Ngoài ra, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông còn diễn ra tại vùng biển TâyNam quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia,
Indonesia, Philippines và Brunei.
Về cái gọi là “đường lưỡi bò” đã được Chính quyền Tưởng Giới Thạch côngbố, xuất bản tài liệu về đường 11 đoạn này từ cuối năm 1947 Tuy nhiên, tại thờiđiểm đó, công bố của Chính quyền Tưởng vấp phải sự phản đối của Chính phủ
Pháp Năm 1949, sau khi Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, họ cũng đã có tuyên
bố về “đường lưỡi bò” tương tự như Đài Loan (nhưng thay vì 11 đoạn thì Chu AnLai lược bỏ còn 9 đoạn vào năm 1953) Tất nhiên, đây là một việc làm hoàn toànkhông có cơ sở pháp lý và thực tế đã bị các nước trong khu vực và dư luận quốc tếkiên quyết phản đối
Tháng 5/2009, Trung Quốc lần đầu tiên chính thức công khai đường yêu sách“đường chín đoạn” của mình trên Biển Đông Nhưng hiển nhiên là họ không théchứng minh được cơ sở pháp lý của yêu sách này Không những vậy, Trung Quốc
26
Trang 29đã cho thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để
trực tiếp quản lý ba quần đảo: Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọilà Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa) Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc thực hiện chươngtrình hỗ trợ công dân của họ sử dụng các đảo không người năm trong khu vực Việt
Nam tuyên bố chủ quyền Hành động này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của ViệtNam, nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Việt Nam đã xảy ra
Không chỉ Trung Quốc, Philippines và Malaysia cũng có những động thái làm
phức tạp thêm tình hình Thang 3/2007 của Thủ tướng Malaysia Abdullah Badawiđến Đảo Hoa Lau, hay như sự kiện Tổng thống Gloria Arroyo ky thông qua Dự luật
Đường cơ sở của Philippines coi Trường Sa là một phần trong hệ thống các đảo của
Philippines Các sự việc này đã bị Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan phản đối mạnh
mẽ Tương tự, chuyến thăm của người đứng đầu Chính quyền Đài Loan Trần ThủyBiển đến đảo Ba Bình cũng khiến Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Việt Namphản đối
Ngoài tranh chấp chủ quyền biển đảo, vấn đề Biển Đông còn liên quan đến
quá trình gia tăng hiện diện của các nước lớn đặc biệt là Mỹ Các nước lớn khác
như Ấn Độ, Nhật Bản, Australia, Nga cũng có những tác động ở mức độ thấphơn, làm tình hình Biển Đông trở nên ngày càng phức tạp
1.2 Vai trò của hợp tác đa phương trong giải quyết van đề Biển Đông
Trong quan hệ quốc tế, hợp tác đa phương và hợp tác song phương (hoặc
ngoại giao đa phương và ngoại giao song phương) là hai phương thức ngoại giao
khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau Các quốc gia trên thế giới đềuvận dụng linh hoạt hai phương thức ngoại giao này nhằm đạt được những lợi ích màhọ mong muốn
Về định nghĩa, ngoại giao đa phương là một phương thức ngoại giao, trong đó
có sự tham gia của ba chủ thê trở lên trong quan hệ quốc tế (chủ yếu là quốc gia dân tộc) vào quá trình đàm phán, thương lượng, ra quyết sách trong cùng một thờiđiểm và đáp ứng nhiều đòi hỏi khác nhau trước một van dé cụ thé [9, tr 49] Trong
-27
Trang 30khi đó, hình thức hoạt động ngoại giao giữa hai chủ thé trong quan hệ quốc tế được
gọi là ngoại giao song phương Hai hình thức ngoại giao này luôn tồn tại song hành
và có những biéu hiện phong phú trong hệ thông quan hệ quốc tế toàn cầu.
Đối với van đề Biên Đông, vai trò của hai hình thức hợp tác này được thé hiện
da dang, nhiều mức độ Biển Đông vốn là một vùng biển rộng lớn, nơi có sự chồngchéo về lợi ích giữa nhiều quốc gia trong khu vực Hợp tác song phương chắc chắn
là một cơ chế hợp tác quan trọng trong việc giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa haiquốc gia Nhưng tranh chấp tại Biên Đông lại không phải là van đề của riêng cặp
quan hệ nào, mà có sự liên quan chặt chẽ giữa nhiều bên, đặc biệt là 5 bên: Trung
Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei Đồng thời, vấn đề này cũng thu hút
sự quan tâm, liên đới của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác Do vậy, để giải quyết
được triệt dé tranh chấp tại Biển Đông, hợp tác đa phương giữ vai trò bao trùm, cótác động chi phối đến các mối quan hệ song phương còn lại Nói cách khác, hợp tác
đa phương có vai trò tạo dựng nên khung cơ sở, mở ra định hướng nhất quán chocác mối quan hệ song phương tiến tới giải quyết dứt điểm mâu thuẫn tại Biển Đông,
hướng đến một khu vực hòa bình, ồn định, hợp tác cùng phát triển
Tuy nhiên, tầm quan trọng của hợp tác đa phương trong quan điểm của cácquốc gia ASEAN không han giống nhau Trong khi các nước không liên quan trựctiếp đến tranh chấp tại Bién Đông nhắn mạnh đến tinh cấp thiết của cơ chế hợp tácđa phương thì nhóm các nước có tranh chấp lại tỏ ra thận trọng trong việc vận dụngcơ chế hợp tác này Ví dụ, Việt Nam cho rằng: đối với những vấn đề tại những khuvực chỉ liên quan trực tiếp tới hai nước thì phải giải quyết qua cơ chế song phương,còn những vấn đề liên quan đến lợi ích của nhiều nước thì cần phải xử lý thông qua
cơ chế hợp tác đa phương Có nghĩa rằng, Việt Nam không muốn đa phương hóanhững vấn đề riêng trong quan hệ của Việt Nam với bất kỳ một bên nào liên quan
đến tranh chap tại Biên Đông
Như vậy, mặc dù hợp tác đa phương có vai trò bao trùm trong quá trình giải
quyết van đề Biển Đông Nhưng, việc coi trọng hợp tác đa phương ở mức độ như
28
Trang 31thế nào đối với các quốc gia ASEAN cũng có sự khác nhau Điều này ít nhiều đã có
tác động đến quá trình hợp tác nội bộ các quốc gia Đông NamÁ trong suốt 30 năm qua
1.3 Dau ấn ASEAN đối với van đề Biến Đông1.3.1 Khái lược quá trình phát triển của ASEAN
ASEAN được thành lập ngày 08/8/1967 Việc thành lập ASEAN trong bốicảnh ở Đông Nam A đã và đang tồn tại tổ chức SEATO do Mỹ dẫn dắt có ý nghĩaquan trọng trong việc khăng định mong muốn có được tiếng nói độc lập đầu tiêncủa 5 nước sáng lập Từ thời điểm đó, ý thức tự giải quyết các vấn đề của khu vựcđã được các nước trong khu vực quan tâm và quyết tâm thực hiện Tuy nhiên, suốtthời kỳ Chiến tranh Lạnh, ASEAN vẫn là tổ chức không đại diện cho tiếng nói củatoàn bộ khu vực Đông Nam Á Thậm chí, có những thời điểm, quan điểm củaASEAN đi ngược với lợi ích của các nước Đông Dương Sự chi phối của van đề ýthức hệ trong quan hệ của 6 nước ASEAN tại thời điểm đó với các nước còn lại vẫn
còn tổn tại
Một trong những bước chuyển quan trọng của ASEAN cần nói tới sự kiện
Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và Tuyên bố về sự Hòa hợp
ASEAN được thông qua năm 1976 - năm tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần
đầu tiên Đây là những văn bản pháp lý có ý nghĩa to lớn, thể hiện mong muốn thúcđây hòa bình, ôn định khu vực sau khoảng thời gian dài khủng hoảng do các cuộc
xung đột, chiến tranh tại Đông Nam Á.
Nội dung TAC gồm 5 chương, 20 điều, nêu mục đích, nguyên tắc, cam kết củacác quốc gia thành viên duy trì quan hệ thân thiện, hợp tác và giải quyết hòa bình
các tranh chấp Văn bản này trở thành nền tảng cho việc xây dựng chuẩn mực ứngxử giữa các quốc gia ở khu vực, mở ra một chương mới gắn với hòa bình, thân thiện,
hợp tác cởi mở giữa các nước thành viên tham gia Hiệp ước Đây cũng là một cơ sở
quan trọng góp phần tạo dựng lòng tin, đoàn kết khu vực, đưa tất cả các quốc giaĐông Nam Á cùng gia nhập vào ASEAN giai đoạn sau
29
Trang 32Bên cạnh đó, nhờ việc giải quyết tốt đẹp vấn đề Campuchia, cùng với nhu cầuhợp tác phát triển nằm trong xu thế chung của thế giới, yêu cầu về việc đoàn kết
Đông Nam Á trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Sau những bất đồng trong thời kỳ
chiến tranh Đông Dương, các nước trong khu vực hiểu rằng sự chia rẽ không có lợicho tiến trình phát triển chung của Đông Nam Á Hơn nữa, quá trình toàn cầu hóasau Chiến tranh Lạnh đã bước vào giai đoạn bùng nd Đề tận dụng được thời cơ
quan trọng này, các nước hiểu rằng không có cách nào khác ngoài việc phải mởrộng phạm vi hợp tác của tô chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A Lần lượt,
Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia đã gia nhập ASEAN từ năm 1995 cho tới
1999 Từ đây, ASEAN chính thức là tổ chức bao trùm tất cả các thành viên ĐôngNam Á (trừ trường hợp Đông Timor tách ra độc lập sau đó ít năm) Năm 2015,Đông Timor trở thành quan sát viên của ASEAN và đến năm 2022, Hội nghị cấp
cao ASEAN đã thống nhất nguyên tắc kết nạp Đông Timor trở thành thành viênchính thức thứ 11 của tổ chức này [38]
Ngay từ cuối năm 1997, Tầm nhìn ASEAN 2020 đã được các nước thành viên
thông qua Từ đó, định hướng phát triển ASEAN trong những năm đầu thế kỷ XX
đã được định hình Các mục tiêu cu thé trên các lĩnh vực trong đó có quan hệ đối
ngoại đã được ASEAN vạch rõ Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với quá trìnhhợp tác nội bộ liên quan đến việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông
Đến nay, trải qua 30 năm phát triển kế từ sau Chiến tranh Lạnh, ASEAN đãtrở thành một trong những tô chức khu vực thành công của thé giới Hiệp hội cácquốc gia Đông Nam Á đã xây dựng được một cơ chế hợp tác giúp nâng tầm vị thế
của khu vực, tạo dựng được cán cân quyền lực đối xứng với các thế lực bên ngoài.Đó là cơ sở đặc biệt cần thiết trong việc đảm bảo duy trì lợi ích của các quốc gia
thành viên
1.3.2 Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết vẫn đề Biên Đông
Năm trong định hướng phát triển chung của ASEAN, việc các nước thành viênhợp tác cùng nhau giải quyết van đề Biển Đông vừa là trách nhiệm đối với tổ chức
vừa là nhiệm vụ tât yêu đôi với các quôc gia trong khu vực Vân đê Biên Đông thời
30
Trang 33gian qua đã vượt qua khả năng tự giải quyết của bất kỳ quốc gia nào Do đó, vai tròcủa ASEAN trong việc giải quyết vấn đề Biên Đông càng được bộc lộ:
Thứ nhất, ASEAN đóng vai trò làm cân bằng tương quan lực lượng tại BiểnĐông Đông Nam A là khu vực chung sống của 11 quốc gia với điểm chung đều là
các nước vừa và nhỏ Một số tuy đã vươn lên vị thế cường quốc tầm trung Tuynhiên, nếu so sánh với các cường quốc trong khu vực, các nước Đông Nam Á vẫn
còn yếu hơn rất nhiều Do vậy, nếu đơn độc trong cuộc đua tranh lợi ích, các nướcĐông Nam A hiển nhiên sẽ không có lợi thế trước các cường quốc Việc ASEAN hình
thành và phát triển là điều đã giúp giải quyết được van đề mat cân bằng lực lượng
Thứ hai, ASEAN tạo ra các cơ chế ràng buộc các quốc gia thành viên phảituân thủ Tránh dé tình trạng lợi ích của quốc gia này làm tổn hại đến lợi ích chínhđáng của quốc gia khác Các quyết định của ASEAN sau khi được các thành viên
bàn bạc, thông qua là định hướng chung cho các nước Đông Nam Á Tránh tìnhtrạng các quốc gia này đơn phương thực hiện chính sách biển đi ngược lại với tinh
thần chung của khu vực
Thứ ba, ASEAN là cơ chế giúp các quốc gia thành viên tăng cường hiểu biết,
lòng tin vào nhau Đồng thời thiết lập nên kênh trao đổi thông tin thường xuyên,
giúp các nước thành viên dễ dàng cùng nhau xử lý các bất đồng trên biển Đảm bảomối quan hệ giữa nội bộ các quốc gia Đông Nam Á liên quan đến lợi ích trên Biển
Đông được duy trì én định, thiện chí
Trên thực tế, ASEAN là lựa chọn khả thi nhất mà các nước Đông Nam Á cóthể lựa chọn trong bối cảnh khu vực bị phân hóa mạnh mẽ trong thời ky Chiến tranhLạnh Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, sự phát triển không đồng đều giữa cácquốc gia xung quanh Biển Đông mà đặc biệt là sự trỗi dậy mạnh mẽ của TrungQuốc khiến áp lực đối với các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc ngày một lớn
Một số quốc gia đã từng dựa vào thế lực bên ngoài nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ chovan đề Biển Đông nhưng thất bại Bài học đó khiến các nước Đông Nam A hiểurang, chỉ có thé đoàn kết nội bộ giữa các nước Đông Nam A mới có thé duy trì được
6n định khu vực, từng bước gỡ rối, giải quyết bài toán tranh chấp Biên Đông
31
Trang 341.4 Tác động của nhân tố nước lớn
1.4.1 Nhân tô Trung Quốc ở Biển Đông
Trung Quốc có mối liên hệ lịch sử đặc biệt với khu vực Đông Nam Á cũngnhư Biển Đông Đối với Bắc Kinh, Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đặc biệt trênmọi lĩnh vực từ kinh tế - chính trị, văn hóa, quân sự Về kinh tế, khu vực ĐôngNam Á - nơi có trên 500 triệu dân là thị trường rộng lớn, luôn là đối tác kinh tếhàng đầu của Trung Quốc kể từ sau Chiến tranh Lạnh Phan lớn Biển Đông là một
bộ phận quan trọng của khu vực Đông Nam Á, đây là vùng biển có vai trò quan
trọng đối với hệ thống giao thương toàn cầu Đối với một siêu cường thương mạinhư Trung Quốc, việc đảm bảo sự ổn định vừa gia tăng anh hưởng của họ tại khu
vực này là điều rất cần thiết
Không những vậy, kể từ sau Chiến tranh Lạnh, mặc dù bước vào giai đoạn trỗi
dậy mạnh mẽ, nhưng Trung Quốc luôn bị Mỹ kiềm chế hầu hết các con đường ra
biển Vành đai Nhật Bản - Hàn Quốc - Đài Loan - Philippines mà Mỹ tạo ra luôn trởthành chiếc vòng kim cô kìm hãm Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài
Trong hoàn cảnh đó, con đường dễ dàng nhất mà Trung Quốc có thể sử dụng chỉ
còn Biên Đông, thông qua khu vực Đông Nam A Những điều đó tất yêu dẫn đến
mâu thuẫn lợi ích với các quốc gia ASEAN, nhất là nhóm quốc gia có tranh chấp tại
Biển Đông
Quan hệ Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á liên quan đến vấn đề BiểnĐông đã có nhiều thay đổi trong và sau Chiến tranh Lạnh Từ chỗ gây sức ép vũ lực,Trung Quốc đã chuyên sang hợp tác hòa bình và thỏa hiệp, tuy nhiên trên thực tếkhông có bước lùi đáng kể nào trong chiến lược của Bắc Kinh với các đối thủ phíaNam [16, tr 267] Ở góc độ kinh tế, mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc đối với cácquốc gia Đông Nam A cũng có nhiều sự thay đổi Nếu như thập niên cuối thé kyXX, Trung Quốc vẫn chỉ là một đối tác bình thường của các quốc gia Đông Nam Á
thì bước sang thế kỷ XXI, mọi thứ đã thay đổi với tốc độ nhanh chóng Từ đối tác
kinh tế trong nhóm đầu của các nước ASEAN cho đến khí trở thành đối tác kinh tế
32
Trang 35lớn nhất, Trung Quốc chỉ mat 10 năm ké từ khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược
của ASEAN (năm 2003).
Rõ ràng, phương án xâm nhập Đông Nam Á bằng kinh tế của Trung Quốc đãđạt những thành tựu lớn Điều mà chính sách hiếu chiến trong những thập kỷ 70, 80
của thé kỷ XX không thé đạt được Trung Quốc cũng là quốc gia đầu tiên ngoài
ASEAN tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), đi đầutrong việc bảo vệ vai trò trung tâm của ASEAN bang các hành động thực tế [27].Trung Quốc đã tỏ rõ thiện chí của họ trong quan hệ với các nước láng giềng ĐôngNam A Tat nhiên rằng, đó là những bước đi cần thiết nhằm tạo đà cho những thamvọng riêng của Bắc Kinh trong các giai đoạn tiếp theo
Cùng với việc gia tăng ảnh hưởng kinh tế đối với các quốc gia Đông Nam Á,
Trung Quốc đồng thời gia tăng sự hiện diện tại Biển Đông Một mặt, họ muốn đánhgiá phản ứng của các nước trong khu vực và tính hiệu quả của quá trình xâm lấnkinh tế Mặt khác, Trung Quốc muốn từng bước thực hiện chiến lược “tằm ăn dâu”tại Biến Đông, mở rộng phạm vi kiểm soát của họ đối với Biển Đông Trong quátrình mở rộng đó, Trung Quốc lợi dụng sự ủng hộ của các nước không có tranh chấptrực tiếp tại Biển Đông, gây cản trở cho các quyết sách chung của ASEAN liênquan đến việc giải quyết tranh chấp tại vùng biển này Bang cách như vậy, Trung
Quốc trở thành nhân tố có tác động lớn nhất đối với mối quan hệ nội bộ giữa cácnước Đông Nam Á
1.4.2 Nhân tô Mỹ ở Biển Đông
Biển Đông vốn đã thu hút sự quan tâm của Mỹ từ rất sớm và thực tế, Mỹ đãhiện diện thường xuyên tại khu vực này từ cuối thế kỷ XIX, tiếp tục duy trì thườngxuyên trong Chiến tranh Lạnh Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ duy trì quan điểm trunglập, không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp tại Biển Đông Nhưng đến cuối
thập niên đầu của thé kỷ XXI, lập trường của Mỹ tại Biển Đông đã thay đổi Mỹ xác
định họ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố tự do hanghải, đảm bảo hoạt động thương mại biển [21, tr 108] Cho đến nay, Biển Đông van
giữ vai tro quan trọng trong chiên lược toàn câu của Mỹ Vai trò của Biên Đông lại
33
Trang 36càng trở nên đặc biệt hơn ké từ thời Tổng thống Obama với chính sách xoay trụcsang châu Á - Thái Bình Dương và sau đó là Chiến lược “Ân Độ Dương - Thái
Bình Dương tự do và mở” thời Tổng thống Donald Trump Lý giải cho sự can dự
ngày càng sâu của Mỹ vào khu vực Biển Đông cần nói đến một số vấn đề sau:
Thứ nhất, lý do quan trọng hàng đầu hiện nay đó là Mỹ cần Biển Đông trong
chiến lược dài hạn kiềm chế Trung Quốc Sau Chiến tranh Lạnh, tốc độ phát triển
nhanh chóng của Trung Quốc đã day lên những lo ngại đối với giới tinh hoa của Mỹ.Nếu như Nga là đối thủ trước mắt của Mỹ thì Trung Quốc được xác định là đối thủ
tiềm tàng, lâu dài của Mỹ trong thế kỷ XXI Khác với Nga, Trung Quốc hội tụ đầy
đủ mọi tiềm năng trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là kinh tế Họ đủ sức chiến thắng
Mỹ một cách toàn diện trong một cuộc đua toàn cầu Dé giữ được vị thế siêu cường
số 1 toàn cầu, Mỹ buộc phải gây dựng được một phòng tuyến vững chắc vây quanhTrung Quốc để kiềm tỏa nước này Do vậy, vai trò của Biển Đông không hề thuakém so với các tiền đồn chiến lược khác tại khu vực Đông Á của Mỹ
Thứ hai, Philippines là đồng minh quan trọng của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á
Bản thân Philippines cũng chính là nước tham gia trực tiếp trong việc tranh chấpquyền lợi ở Biển Đông Do đó, Mỹ can thể hiện vai trò là chỗ dựa vững chắc choquốc gia đồng minh Tuy nhiên, lợi ích của Mỹ tại Biển Đông đôi khi không đồngnhất với lợi ích của Philippines Điều đó khiến quan hệ giữa Mỹ và nước đồng minhtại Đông Nam Á không phải không có những mâu thuẫn Mỹ coi trọng việc kiềmchế Trung Quốc, đưa nó trở thành ưu tiên hàng đầu Về phía Philippines, có nhữngthời điểm nước này không sẵn sàng đánh đổi các lợi ích của đồng minh dé làm day
lên căng thăng với Trung Quốc
Thứ ba, các quốc gia vây quanh Biển Đông là mắt xích quan trọng trong chuỗicung ứng toàn cầu Không chỉ đóng vai trò là “đại công xưởng”, các quốc gia nàycòn là một thị trường tiêu thụ đặc biệt lớn với tổng dân số chiếm tới gần 30% dân số
toàn cầu Là siêu cường thương mại số 2 thế giới, cũng là nước có mức nhập siêu
lớn nhất thế giới, Mỹ không thé không chủ động gia tăng ảnh hưởng tại Biển Đông một trong những khu vực biển quan trọng bậc nhất đối với giao thương toàn cầu
-34
Trang 37Một kịch bản gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa tại Đông Nam Á là tín hiệu rấtxâu đối với nền kinh tế Mỹ.
Với những lý do như vậy, Mỹ không thể đứng ngoài các vấn đề lớn tại BiểnĐông Sự can dự của Mỹ vào Biển Đông sẽ tịnh tiến gia tăng theo thời gian và tỷ lệ
thuận với đà phát triển của Trung Quốc - đối thủ chiến lược của Mỹ trong thế kỷ
XXI Sự gia tăng ảnh hưởng của Mỹ tại Biển Đông có tác động hai mặt, nhưng đốivới sự 6n định của Biển Đông thì điều đó mang đến nhiều tác động tiêu cực hơn làtích cực Trước hết, Mỹ sẽ làm suy yếu vai trò trung tâm của ASEAN, tăng cườngtìm kiếm, lôi kéo các nước Đông Nam Á vận hành theo ý đồ của Mỹ Điều này sẽ
đe dọa đến sự đoàn kết, thống nhất của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
1.4.3 Nhân tổ các nước lớn khác (Nga, Nhật Ban, An Độ, EU )
So với các siêu cường như Mỹ và Trung Quốc, tham vọng của các nước lớn
khác không đủ lớn, nhưng bởi vai trò mang tính toàn cầu của Biển Đông, các nước
nay cũng đều có gắng “có cô phần” tại Biển Đông
Đối với trường hợp của nước Nga, mối quan tâm tới Biển Đông nói riêng vàkhu vực Đông Nam Á nói chung đã bị xem nhẹ trong thập niên cuối thế kỷ XX
Cho đến “thời đại” Putin, định hướng châu Á mới được quan tâm trở lại Trong đó,
Nga có mối quan hệ tốt đẹp, truyền thống với Việt Nam, Lào và quan hệ quân sựsâu sắc với Myanmar Tuy nhiên, đối với vấn đề Biển Đông, Nga không có nhiều
lợi ích ở khu vực này Hơn nữa là nước có quan hệ đặc biệt với cả Việt Nam vàTrung Quốc - 2 nước đang có tranh chấp trực tiếp tại Biển Đông, Nga sẽ tìm cách
né tránh việc can thiệp vào vấn đề Biển Đông Nga chủ trương nâng cao sự hiểu biếtlẫn nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc thông qua đàm phán mà không đi sâu phântích nguyên nhân của những diễn biến hiện nay Cách tiếp cận của Nga đối với cácxung đột lãnh thé dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thé của
các quốc gia, tính bất khả xâm phạm của biên giới và luật pháp quốc tế Nga tuân
thủ nghiêm ngặt quan điểm trung lập về các vấn đề lãnh thổ và biên giới mà Ngakhông có tranh chấp [28]
35
Trang 38Đối với Ấn Độ, lợi ích kinh tế mà Ấn Độ thừa hưởng từ con đường biển qua
Biển Đông là không nhỏ, đặc biệt là thương mại biển Không những vậy, ké từ khi
chính sách hướng Đông của An Độ được định hình, một khu vực Biển Đông ồn
định là điều nước này ưu tiên đóng góp New Delhi hiểu rằng, Biển Đông năm trongsự kiểm soát của bất kỳ cường quốc nào cũng đều không có lợi đối với chiến lượctrỗi dậy của Ấn Độ Do vậy, cùng với chính sách “Hành động hướng Đông”, chínhsách của An Độ đối với Biển Đông tập trung hướng đến các mục tiêu: đảm bảo duytrì tự do hàng hải; ủng hộ giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trên biển bằng cácbiện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LiênHợp Quốc về Luật biên; phản đối sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, duytrì hòa bình, ổn định khu vực Trong quan hệ với ASEAN, tương tự như TrungQuốc, An Độ đã thiết lập quan hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A từ rấtsớm, ngay từ sau Chiến tranh Lạnh kết thúc Đồng thời, quan hệ song phương ẤnĐộ - ASEAN đã được nâng cấp thành quan hệ đối tác chiến lược năm 2012.ASEAN có vị trí rất quan trọng đối với chiến lược trỗi dậy của cường quốc Nam Á.Trong lịch sử, Đông Nam Á vốn là vùng đất giao thoa văn hóa, cạnh tranh quyềnlực giữa Trung Quốc và Án Độ Bản thân Ấn Độ ngày nay cũng chưa từ bỏ truyền
thống ấy Tiến về phía Đông là điều đã được xác định, tăng cường ảnh hưởng tạiĐông Nam Á là việc làm tất yếu phục vụ chiến lược đó Do vậy, chính sách của Ấn
Độ đã và đang đi theo hướng ủng hộ lập trường của ASEAN nhằm đây các thế lựckhác (nhất là Trung Quốc và Mỹ) ra ngoài Mặc dù vậy, Ấn Độ không giống vớiMỹ và Trung Quốc, họ không có lực lượng hải quân hiện diện thường xuyên tạivùng biển này Do đó, chính sách Biển Đông của Ấn Độ chủ yếu mang tính hìnhthức chính trị, chưa có nhiều đột phá
Đối với các nước có tiềm lực đáng ké tại Đông A như Nhật Ban hay Hàn Quốc,
là các đồng minh thân cận của Mỹ, hai nước này cũng bị cuốn theo chiến lược kiềm
chế Trung Quốc của Washington Trên tinh thần đó, Nhật Ban va Han Quốc có xuhướng ủng hộ các quan điểm cứng rắn với Trung Quốc tại ASEAN Không chỉdừng lại ở việc hỗ trợ tinh than, Nhật Bản và Han Quốc tích cực hỗ trợ các đơn vị
36
Trang 39chấp pháp của các nước Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) các loại tàu tuần tra,
nhằm tăng cường khả năng ứng phó với các hành động từ phía Trung Quốc
Đối với Châu Âu, các nước Châu Âu trước đây có mối quan hệ kinh tế sâu sắcvới Nga Nhưng ké từ năm 2014, EU buộc phải chuyên hướng sang Trung Quốc và
Đông Nam Á do hệ lụy từ cuộc đối đầu giữa Nga và Phương Tây tại Ukraine Tuynhiên, với tư cách thị trường lớn thứ ba trên thế giới, châu Âu không thể không
tham gia vào cuộc đua lợi ích tại Biển Đông
Một nhân tố đặc biệt mới được đánh giá sẽ có tác động rất lớn đối với tình
hình tại Biển Đông đó là AUKUS - Liên minh quân sự gồm 3 nước Mỹ, Anh và
Australia AUKUS được thành lập năm 2021 ngay lập tức thu hút được sự chú ý
của giới nghiên cứu cũng như chính phủ các nước trên thế giới Có nhiều đánh giákhác nhau về tác động của việc hình thành liên minh này Nhà nghiên cứu CollinKoh, trường Nghiên cứu quốc tế S Rajaratham của Singapore nhận định: “AUKUS
không thé làm thay đổi gì van đề các hoạt động quân sự nước ngoài ở vùng Biển
Đông và cũng không tác động đáng ké các cuộc đàm phán về COC” [1] Tuy nhiên,đối với các nhà nghiên cứu thận trọng khác, quan điểm về AUKUS hoàn toàn ngượclại Không khó để nhìn ra mục tiêu thành lập AUKUS là nhằm vào Trung Quốc Vànơi va chạm tiềm tàng giữa tổ chức liên minh này với quá trình mở rộng ảnh hưởng
của Trung Quốc cũng chính là Biển Đông Việc thành lập AUKUS tạo ra một mốilo mới cho các nước trong khu vực Đông Nam Á và cả Trung Quốc
Nhìn chung, nhiều kênh thông tin hiện nay đang có xu hướng thôi phồng nhân
tố Trung Quốc gây phức tap tình hình Biển Đông mà coi nhẹ các nhân tố bên ngoài,
điều này không hoàn toàn hợp lý Thay vào đó, các bên liên quan cần đánh giá mộtcách phù hợp tat cả các tác nhân dé hoạch định một chính sách Biển phù hợp
1.5 Tác động từ sự chuyến biến trong bối cảnh quốc tế
Sự trỗi dậy của một Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ và sự củng cố vai trò, vị
thê của Mỹ ở khu vực, cùng với đó là cạnh tranh chiên lược Trung - Mỹ ở khu vực
châu Á - Thái Bình Dương, trong đó một trong những tâm điểm ở Đông Nam Á
37
Trang 40ngày một quyết liệt hơn Yếu tố này tác động mạnh mẽ đến hợp tác của nội khốiASEAN về van dé Biển Đông Việc nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc với tu
cách là nền kinh tế thứ hai của thế giới và hành động quả quyết, mạnh bạo của họ
trong các vấn đề khu vực và thế giới ở ngưỡng cửa thập niên thứ hai của thế kỷ XXInhư một tác động làm dịch chuyển nhanh, mạnh và lớn nhất trong cán cân quyềnlực thé giới nói chung, châu A - Thái Bình Dương nói riêng trong lịch sử thế giới
đương đại, và đương nhiên làm thu hẹp tầm ảnh hưởng của nhiều nước lớn trước hết
là Mỹ và Nhật Ban Gan đây, Trung Quốc đang gia tăng củng có chiến lược toàncầu và thúc đây tiến trình trở thành “lãnh đạo” khu vực châu Á - Thái Bình Dương
không còn e ngại né tránh những cuộc tranh luận trực diện với Mỹ - nước được xác
định là đối thủ cạnh tranh chiến lược không chỉ ở châu Á - Thái Bình Dương, mà cả
tầm toàn cầu Trên thực tế, đến nay Trung Quốc đã trở thành một đầu tầu kinh tế
châu Á với ưu thế tiềm năng vượt trội Nhật Bản và có thực lực quân sự mạnh nhấttrong các nước châu Á
Trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ và gia tăngảnh hưởng ngày càng lớn đối với khu vực Trong lĩnh vực kinh tế, tính đến thời
điểm năm 2010, Trung Quốc về cơ bản đã vượt Nhật Bản, trở thành cường quốc
kinh tế thứ hai thế giới Đây là cột mốc đánh giá bước tiễn vượt bậc, chưa có tiền lệcủa Trung Quốc Trong thương mại quốc tế, Trung Quốc từ vi trí 32 với chưa đầy21 tỷ USD vào năm 1978 đã trở thành cường quốc xuất nhập khâu đứng thứ 2 trên
thế giới, chỉ sau Mỹ vào năm 2010 với con số gần 3.000 tỷ USD [73] Chưa dừng
lại, chỉ sau đó 3 năm, Trung Quốc đã lần đầu tiên vượt Mỹ trở thành cường quốcthương mại số 1 thế giới [51] Sự bùng nỗ ngoại thương này trước hết là kết quảhợp tác có hiệu quả của Trung Quốc với các nhà đầu tư của Hồng Kông, Đài Loanvà người Hoa Đông Nam A Chính sự bùng nổ thương mai và thang dư mau dịch
lớn làm cho Trung Quốc trở thành nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới Với con
* Đến quý II 2010, GDP của Trung Quốc đạt tới con số khoảng 5.500 tỷ USD, gấp 265 lần so với 30 năm
trước đó Dén năm 2021, con sô này đã vượt mộc 17.000 tỷ USD.
38