Đế chế III và Chiến tranh thế giới thứ II 14 L15 Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ II đối với nước Đức 23 L5 CHÍNH SÁCH CUA CÁC NƯỚC DONG MINH ĐỐI VỚI NƯỚC ĐỨC SAU CHIẾN 30 TRANH THẾ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYÊN THỊ LIÊN HƯƠNG
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ
LIÊN BANG ĐỨC SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Trang 2MỤC LỤC
TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU 5
| MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 5
Z4 LICH SỬ NGHIÊN CUU VẤN DE, CÁC NGUỒN TƯ LIEU 7
VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 1]
CHƯƠNG 1: HẬU QUA CUA CUOC CHIẾN TRANH THE GIỚI THỨ II 14
ĐỐI VỚI NƯỚC ĐỨC VÀ HIỆP ƯỚC POTSDAM
1.1 HẬU QUA CUA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨII ĐỐI VỚI NƯỚC ĐỨC 14 14
¡ h lR Đế chế III và Chiến tranh thế giới thứ II 14
L15 Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ II đối với nước Đức 23
L5 CHÍNH SÁCH CUA CÁC NƯỚC DONG MINH ĐỐI VỚI NƯỚC ĐỨC SAU CHIẾN 30
TRANH THẾ GIỚI THỨII VÀ HIỆP ƯỚC POSDAM
1.2.1 Những thoả thuận của các nước Đồng minh về chính sách đối 32
với nước Đức trước khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc
L228 Hiệp ước Potsdam 4]
CHƯƠNG 2: THỜI KỲ TẠO TIỀN ĐỀ CHO SỰRA ĐỜI 54
CỦA NHÀ NƯỚC CHLB ĐỨC
24 MỤC TIÊU CHIẾN LUGC CUA CAC NƯỚC THÀNH VIÊN KHOI DONG MINH 54
TRONG VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NƯỚC ĐỨC
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨII
211 ] Chính sách “open door” và chiến thuật trì hoãn các kế hoạch 54
hậu chiến cụ thể của Mỹ
212 Chính sách “giới hạn” của Anh ea
313 Chính sách đa chiều của Liên Xô 63
99 CUỘC “CHIẾN TRANH LẠNH” VÀ SUPHAN CHIA NƯỚC ĐỨC 68 2.2.1 Su khởi phat của cuộc “Chiến tranh lạnh” 68
22.2 Hoàn thiện tổ chức BIZONE, cải cách tiền tệ ở phía Tây và 78
“xung đột Berlin”
Trang 32026-3 Quá trình phân chia nước Đức
2.3 SỰ PHỤC HOI ĐỜI SONG CHÍNH TRI, KINH TẾ, VĂN HOA-XA HỘI 6 DUC
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨII
2.3.1 Về tổ chức quản lý hành chính ở khu vực chiếm đóng
pa) Quá trình trừng phạt tội phạm chiến tranh va dân chủ hoá
đời sống chính trị, xã hội ở Đức
2.3.2.1 Toà án trừng phạt tội phạm chiến tranh Numberg và quá trình
thanh toán những ảnh hưởng của tư tưởng Quốc xã 2.3.2.2 Quá trình dân chủ hoá đời sống chính trị, xã hội Đức
2.3.3 Qúa trình tái thiết kinh tế
2.3.4 Sự khởi phát của văn học - nghệ thuật
CHƯƠNG 3: SỰRA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC
3.1 “Các van ban Frankfurt”
33 Hội đồng Nghị viện và Bộ luật co ban
96 99
99
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 MỤC ĐÍCH,Ý NGHĨA VÀ YÊU CẦU CUA ĐỀ TÀI
Nam ở trung tâm Châu Au, nước Đức là một trong những trung tâm
văn hoá của nhân loại Dân tộc Đức đã sản sinh ra nhiều nhân vật lịch sử
nổi tiếng, nhiều nhà bác học vĩ đại, nhiều lãnh tụ cách mạng kiệt xuất (KarlMarx, F.Engels, K.Liebnecht), nhiều nha tư tưởng lớn (L.Feuerbach,
G.W.Hegel, J.G.Herder, I.Kant ), danh nhân van hoá thế giới (J.W.Von
Goethe, Schiller, Bach ) Lịch sử Đức có nhiều sự kiện tác động mạnh mẽ
đến lịch sử thế giới, nhất là trong thế kỷ XX Lịch sử Đức là biểu hiện sinh
động về sự tương phản sâu sắc giữa các mặt đối lập: Tiến bộ và phản động
Nhân đạo và bạo tàn, Văn minh và dã man, Phồn vinh và đổ nát Lịch sử
Đức là một bộ phận cấu thành quan trọng của Lịch sử thế giới Đặc biệt là ở
thời kỳ Can-Hién đại, các sự kiện lịch sử diễn ra ở Đức đã khắc hoa rõ nét
các trào lưu Cách mạng, những mâu thuẫn đối kháng và cuộc đấu tranh gay
gắt giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa hai phe Xã hội chủ
nghĩa và Tư bản chủ nghĩa Những sự kiện lịch sử như Cách mạng tư sản
Đức, sự ra đời của nhà nước Cộng hoà đầu tiên ở Đức (Cộng hoà Weimar),
sự hình thành chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến và chủ nghĩa phát xít Đức, hai cuộc chiến tranh thế giới, cuộc "chiến tranh lạnh" giữa hai phe, sự phân chia nước Đức và sự hình thành đồng thời hai Nhà nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ II đã là những đề tài lôi cuốn bao thế hệ các nhà sử học thế giới Những bài học lịch sử có ý nghĩa lớn được rút ra từ những sự kiện trên đã đưa Lịch sử Đức vào vị trí quan trọng trong chương trình giảng dạy
Lịch sử thế giới ở các trường Đại học, Cao đẳng và Phổ thông trung học ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta.
Việt Nam và Đức (cả CHDC Đức trước đây và CHLB Đức ngày nay) vốn có mối quan hệ hữu nghị và hợp tác từ lâu Do hoàn cảnh lịch sử, Việt
Nam là nước có nhiều người sử dụng tiếng Đức nhất ở khu vực Đông Á và
Trang 5Đông Nam Á Trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Cộng hoà Liên bang Đức có mong muốn tăng cường quan hệ kinh tế, văn hoá, khoa học
công nghệ với Việt Nam Do đó cũng có rất nhiều người có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về Việt Nam Tương tự như vậy, ở Việt Nam cũng có nhiều
người, đặc biệt là những người làm công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy, quan tâm đến lịch sử, văn hoá Đức, đến hệ thống chính trị của Nhà
nước CHLB Đức.
Trong khi đó ở Việt Nam, ngoại trừ một số bài báo, một số thông tin
dịch từ tài liệu của Đức, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về
lịch sử nước Đức Nghiên cứu về Trung Âu, nhất là về Đức dường như là
mảng trống Điều đó hiển nhiên dẫn đến tình trạng thiếu sách vở, tư liệu
phục vụ cho người học, người đọc, người có nhu cầu tìm hiểu về lich sử
nước Đức Vì vậy, một Luận án nghiên cứu về lịch sử Đức chắc chắn sẽ có
ích cho việc tìm hiểu, nghiên cứu, học tập và giảng dạy chuyên ngành Lịch
sử thế giới ở các trường Đại học và Cao đẳng Nó góp phần bổ sung cho hệthống giáo khoa, giáo trình, hệ thống tư liệu cho sinh viên ở các trường Đạihọc, làm nguồn tư liệu tham khảo cho các đồng nghiệp khi nghiên cứu
những đề tài liên quan Ngoài ra, nó còn phục vụ cho các độc giả có nhu
cầu tìm hiểu về nước Đức và góp phần tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau về lịch
sử và văn hoá giữa hai dân tộc Việt Nam và Đức.
Thời kỳ hau Chiến tranh thế giới thứ II từ 1945 đến 1949 là thời kỳ
có nhiều sự kiện, sự việc lịch sử trọng đại quyết định vận mệnh của dân tộc
Đức và là thời kỳ hình thành những yếu tố cơ bản quyết định sự ra đời và
định hướng phát triển của hai Nhà nước Đức sau này Đây cũng là thời kỳ
có quan hệ quốc tế phức tạp, thời kỳ đánh dấu sự tan rã của Liên minh chống phát xít được hình thành trong Chiến tranh thế giới thứ I, là thời kỳ
bắt đầu những mâu thuẫn nghiêm trọng giữa hai hệ tư tưởng chủ yếu của
thời đại, giữa hai hệ thống Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa Không
Trang 6chỉ các sự kiện xảy ra ở Đức mà nhiều sự kiện liên quan đến các mối quan
hệ quốc tế diễn ra trong suốt thời kỳ "chiến tranh lạnh” được bat đầu từ việc
hình thành đồng thời hai nhà nước Đức sau Chiến tranh Thế giới thứ II
Chính vì vậy mà chúng tôi đã chọn đề tài "Quá trình hình thành Nhà
nước Cộng hoà Liên bang Đức sau Chiến tranh Thế giới thứ II
(1945-1949)" làm đề tài cho Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử của mình
Đề tài Luận án đã đặt ra các yêu cầu cần được giải quyết sau:
- Lam sáng tỏ hoàn cảnh lịch sử, các nguyên nhân chủ quan va
khách quan dẫn đến việc chia cắt nước Đức và sự hình thành đồng
thời hai Nhà nước Đức sau Chiến tranh Thế giới thứ II, trong đó
có Nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức.
- Néu bật những yếu tố cơ bản (truyền thống và hiện đại) cấu thành
nên hệ thống chính trị của Nhà nước CHLB Đức.
- Đánh giá sự ra đời của Nhà nước CHLB Đức trong bối cảnh lịch
sử đương thời.
Nhằm giải quyết tốt các yêu cầu đặt ra của đề tài chúng tôi đã phải
tìm chọn cho mình một phương pháp nghiên cứu có hiệu quả và phải tập
hợp, hệ thống một khối lượng tư liệu, tài liệu đa dạng và phong phú bằng
tiếng Việt và tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Đức.
2 LỊCH SỬNGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ, CÁC NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CÚU
2.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề và các nguôn tư liệu:
Các vấn dé của lịch sử Đức hầu như chưa được nghiên cứu chuyên sâu ở nước ta Chúng tôi chưa tìm thấy và cũng không được biết một Luận
án Tiến sĩ hoặc một Luận văn Cử nhân, hay một đề tài nghiên cứu khoa học nào đã nghiên cứu về "Quá trình hình thành Nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức sau Chiến tranh Thế giới thứ II (1945-1949)" từ trước đến nay tại Việt Nam Những đề tài có tính chất liên quan cũng chỉ giới hạn ở một vài bài
Trang 7đăng báo, tạp chí chuyên ngành hoặc tạp chí của trường Đại học Tổng hợp
Hà Nội cũ Nguồn tư liệu bằng tiếng Việt chủ yếu bao gồm một số chương
mục mang tính đại cương trong một số cuốn sách giáo khoa, giáo trình
đang được sử dụng trong việc giảng dạy tại một số trường Đại học, ví dụ
như cuốn "Lịch sử thế giới hiện đại (1917-1995)" của tập thể tác gia do
Nguyễn Anh Thái làm chủ biên được Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm
1998, cuốn "Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới", "Luật Hiến pháp các
nước tư ban" của Khoa Luật, Dai học Quốc gia Hà Nội, cuốn tư liệu được
dich từ tiếng Anh " Những bí ẩn của Chiến tranh Thế giới thứ H" Một số
sách, bài báo viết về Chiến tranh Thế giới thứ II và các mối quan hệ quốc
tế thời kỳ sau chiến tranh như cuốn "Chiến tranh Thế giới thứ II” của Giáo
sư Nguyễn Huy Quý, NXB Sự Thật 1985, "Thế giới trong 50 năm qua
(1945-1995) " của cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch do Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia phát hành, "F.D.Roosevelt và Chiến tranh Thế
giới thứ II (1939-1945)” của Giáo sư Nguyễn Quốc Hùng, Tạp chí Châu Mỹ
ngày nay số 26-1995
Đương nhiên là người Đức rất quan tâm đến những đề tài liên quan đến
việc chia cắt nước Đức và sự hình thành đồng thời hai Nhà nước Đức sau
Chiến tranh Thế giới thứ II và cũng có tương đối nhiều người đã đi sâu nghiên cứu khía cạnh này hay khía cạnh khác của những vấn đề trên song giữa họ vẫn
còn rất nhiều quan điểm bất đồng Các kết quả nghiên cứu đã được công bố
cho thấy, quan điểm nghiên cứu của người Mỹ khác với của người Nga, của
người Anh, người Pháp khác với của người Đức, của người Tây Đức khác với
của người Đông Đức Đặc biệt là sự kiện tái thống nhất nước Đức vào năm
1990 đã buộc nhiều người phải nhìn lại việc chia cắt nước Đức trước đây Năm
1991, khi có dịp qua Cộng hoà Liên bang Đức, có cơ hội tiếp xúc với một Giáo sư chuyên về Lịch sử Đức hiện đại tại Trường Đại học Tổng hợp Passau, Giáo sư P.Steinbach, tôi đã được ông gợi ý nghiên cứu về thời kỳ hậu chiến ở
Trang 8Đức với tư cách là người Việt Nam Bởi nếu tác giả không phụ thuộc vào một
yêu cầu chính trị nào, không thuộc phe Đồng minh và cũng chẳng phải là
người Đức, ông hy vọng nghiên cứu sẽ khách quan hơn chăng Đồng quan
điểm với ông là ý kiến của Giáo sư R.Steininger, người mà tôi có dịp gặp khi
ông qua thăm Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội một năm sau đó Đề tài luận án cụ thể của chúng tôi được tập thể các
Giáo sư, giảng viên thuộc Bộ môn Lịch sử thế giới, Khoa Lịch sử Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn thông qua Trước khi hoàn thành Luận án
này, tôi đã thực hiện với tư cách chủ trì một công trình nghiên cứu khoa học
cấp trường (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) đề tài "Chính sách của các
nước Đồng minh đối với nước Đức sau Chiến tranh Thế giới thứ II qua tài liệu
lưu trữ đã được công bố" (đã được nghiệm thu) và một bài báo về "Hậu quả
của Chiến tranh Thế giới thứ II đối với nước Đức" trên tạp chí Lịch sử Quân
sự Một trong những khó khăn khi thực hiện đề tài Luận án là chúng tôi hầu
như không có tư liệu bằng tiếng Việt (các công trình có liên quan của người đi
trước hoặc tài liệu tham khảo đã được dịch ra tiếng Việt) Nguồn tư liệu chủ yếu phục vụ Luận án này là tài liệu lưu trữ, sách, bài báo, tranh, ảnh của các
nhà sử học người Đức viết bằng tiếng Đức được Nghiên cứu sinh mang về
bằng con đường cá nhân, sau đó phải tự xử lý thông qua vốn tiếng Đức của
mình Ngoài ra còn có một số không nhiều tài liệu bằng tiếng Anh (của các
nhà nghiên cứu người Anh và Mỹ) được (cá nhân) dịch ra tiếng Việt Các tư
liệu bằng tiếng Đức chủ yếu là các tài liệu lưu trữ của các nước Đồng minh đã
được công bố, hồi ký của các chính khách cao cấp đã trực tiếp tham dự các sự
kiện như : "Erinnerungen 1945-1953" của K Adenauer, Stuttgart 1965,
"Memoiren" của Churchill , Stuttgart 1954, "Memoiren" của H Truman,
Stuttgart 1955, "Uber den Grossen Vaterlandischen Krieg der Sowjetunion",
cua W.Stalin, Berlin (O) 1952, "Memoiren eines Diplomaten" của G.F
Kennan, Govert Verlag, Stuttgart 1968 Những cuốn sách nay có chứa dung
Trang 9nhiều tài liệu lưu trữ quan trọng, có tính chính xác cao về tư liệu song nhiều
khi còn có những bình luận, đánh giá chưa thật sự khách quan, thiên về chỉ
trích đối phương và bảo vệ những quan điểm của quốc gia mà họ đại diện.
Những tài liệu chủ yếu khác được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công trình nghiên cứu là hồi ức của người Đức; kỷ yếu các hội nghị, hội thảo
về các đề tài liên quan đến thời kỳ hậu chiến ở Đức; các bài báo, ảnh lưu trữ
được công bố trên các sách báo, các tạp chí khoa học giáo dục và đặc biệt là
sách thông sử, sách chuyên đề, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề
tai được xuất ban ở ca Đông-và Tây Đức như "Deutsche Geschichte" của Giáo
sư sử học CHDC Đức J.Streisand, (Ost ) Berlin 1984, một cuốn thông sử Đức
được các nha sử học của ca Đông- và Tây Đức đánh giá cao Cuốn "Deutsche
Geschichte 1945-1961" của Giáo sư người Áo R.Steininger, người đã từng qua
làm việc tại Khoa Lịch sử-Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội được xuất ban tại Frankfur/M năm 1983 hoặc cuốn "Die doppel
Staatsgrudung” của nhà sử học CHLB Đức C.Klessman do NXB
Vandenhoeck & Ruprecht xuất ban năm 1991, cuốn "Entscheidung in
Deutschland" của L.D.Clay, Frankfurt/M 1950, cuốn "Die Alliierten und die
Teilung Deutschlands, Konflikt und Entscheidungen 1941-1948" của H.Graml, Fischer Taschenbuch Verlag, Frankfurt/M 1985, "Die Teilung der
Welt 1941-1945" của W.Loth, Munchen 1985, "Westdeutschlands Weg zur
Bundesrepublik 1945-1949", Beitraege von Mitarbeitern des Instituts fur
Zeitgeschichte, Munchen 1976 là những cuốn sách đã được tái ban nhiều lần
ở Đức và những tài liệu được sử dụng với tần số cao trong các bài báo, các
công trình nghiên cứu khoa học lịch sử ở Đức và Châu Âu
Hệ thống hoá các tài liệu tham khảo ta sẽ nhận thấy rằng quan điểm
nhận thức của các tác giả rất khác nhau Đương nhiên trong quá trình nghiên
cứu, tác gia Luận án chỉ lựa chọn và sử dụng những số liệu, thông tin cần thiết
chứ không bị phụ thuộc vào quan điểm của bất kỳ tác giả nào
Trang 102.2.Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lịch sử nhằm mục đích làm sáng tỏ những sự kiện, sự việc,
những vấn đề đã xảy ra trong quá khứ để trong phạm vi có thể tái hiện lại
những dấu ấn của quá khứ một cách tương đối đây đủ, tương đối khách quan
Nhằm thực hiện được những yêu cầu đặt ra của đề tài, chúng tôi phải sử dụng các nguồn sử liệu và các tri thức cơ sở chuyên ngành và liên ngành Một trong
những phương pháp thực hiện đề tài của chúng tôi là phân tích sử liệu học
gồm hai hướng chủ yếu là mở rộng tối đa các nguồn sử liệu : chữ viết, hình
ảnh, hiện vật và xây dựng một hệ thống phương pháp và kỹ thuật để khai
thác và xử lý ở mức tối đa các nguồn sử liệu Trên cơ sở các nguồn sử liệu có
được, chúng tôi phân tích, lý giải, đánh giá, so sánh, bình luận và rút ra kết
luận nhằm phục dựng lại những nét cơ bản của đối tượng nghiên cứu Đồng
thời phương pháp hệ thống cũng được sử dụng để sắp xếp, trình bày các kết
luận một cách có chọn lọc, có logic phù hợp với yêu cầu của đề tài Mọi phương pháp nghiên cứu được vận dụng dựa trên các nguyên tắc phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác-Lênin: nguyên tắc tính đảng, nguyên tác lịch sử,
nguyên tắc tổng hợp và toàn diện.
3 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Luận án của chúng tôi hy vọng sẽ có một số đóng góp chủ yếu sau:
* Tập hợp và xử lý một cách có hệ thống các tài liệu, tư liệu phần lớn là
bằng tiếng nước ngoài liên quan đến vấn đề phân chia nước Đức cũ và hình
thành hai Nhà nước Đức mới sau Chiến tranh Thế giới thứ II, một đề tài lần
đầu tiên được nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam.
* Luận án góp một phần lấp khoảng trống mảng nghiên cứu các đề tài
lịch sử về Đức ở nước ta
* Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được bổ sung vào giáo trình, làm tài liệu giảng dạy chuyên đề cho sinh viên chuyên ngành Lịch sử thế giới,
Trang 11làm tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp khi nghiên cứu về những vấn đềliên quan.
Luận án có bố cục như sau:
Ngoài phan Mở dau và Kết luận, Luận án được chia thành 3 chương:
Chương 1 trình bày về hậu quả do cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II đối với
nước Đức và các chính sách đối với nước Đức của các nước Đồng minh đặc biệt là văn bản Hiệp ước Potsdam Đây có thể được coi là chương trình bày
hoàn cảnh lịch sử nước Đức thời điểm sau Chiến tranh Thế giới thứ II.
Chương 2 có nội dung phản ảnh và phân tích toàn bộ quá trình hình thành
các tiền đề chủ quan và khách quan cho sự ra đời của Nhà nước CHLB Đức.
Phan dau của chương này trình bày về mục tiêu chiến lược thực chất là những
toan tính của các nước thành viên khối Đồng minh cụ thể là của Liên Xô và
các cường quốc phương Tây (Anh, Pháp, Mỹ) trong việc hoạch định chính sách đối với nước Đức sau Chiến tranh Thế giới thứ II Day là một trong
những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa Liên Xô và các nước
phương Tây mà hậu quả trực tiếp nước Đức phải gánh chịu là sự phân chia nước Đức Chương này đồng thời trình bày sự phục hồi đời sống các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá-xã hội ở Đức sau Chiến tranh Thế giới thứ II Thành tựu của quá trình này được coi là điều kiện chủ quan cho sự ra đời của nhà
nước CHLB Đức.
Chương 3 trình bày toàn bộ quá trình chuẩn bị các cơ sở pháp lý cho sự ra
đời của Nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức như các Văn bản của lực lượng
chiếm đóng, Bộ Luật cơ bản của CHLB Đức, việc thành lập các cơ quan chính
quyền Đức và đánh giá ý nghĩa của sự kiện thành lập Nhà nước Cộng hoa
Liên bang Đức trong bối cảnh lịch sử đương thời.
Đây là một đề tài phức tạp không chỉ đối với người nghiên cứu nước ngoài mà còn gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu lịch sử ở Đức Một
Trang 12trong những khó khăn chúng tôi gặp khi thực hiện đề tài là việc tiếp cận, tập hợp và xử lý các nguồn tư liệu, tài liệu, sách báo bang tiếng nước ngoài, chủ
yếu là tiếng Đức trong khi tài liệu bằng tiếng Việt hau như không có Cũngbởi không có điều kiện tiếp xúc nhiều với các chuyên gia về Lịch sử Đức và
chưa có nhiều người nghiên cứu chuyên sâu về các đề tài có liên quan nên việc
học hỏi kinh nghiệm, tham khảo kiến thức của người đi trước là rất hạn chế Luận án của chúng tôi được hoàn thành cùng với nỗ lực của bản thân nghiên
cứu sinh là sự giúp đỡ tận tình của các Giáo sư, Giảng viên và các đồng nghiệp
thuộc Khoa Lịch sử và Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng-Trường Đại
học khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đặc biệt là của
hai Phó giáo sư Nguyễn Quốc Hùng và Nguyễn Văn Hàm là những thày trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu sinh thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thày, các bạn đã giúp tôi hoàn
thành Luận án này và rất mong muốn nhận được những ý kiến bổ sung
nhằm làm cho Luận án của tôi được hoàn thiện hơn
Ha Nội, thang 5 năm 2001
Nguyên Thị Liên Huong
Trang 13CHƯƠNG 1: HẬU QUA CUA CUỘC CHIẾN TRANH THE GIỚI
THỨ II ĐỐI VỚI NƯỚC ĐỨC VÀ HIỆP ƯỚC POTSDAM
1.1 HẬU QUẢ CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II ĐỐI VỚI NƯỚC
ĐỨC
1.1.1.Dé chế III và Chiến tranh thế giới thứ II
Cuộc Cách mạng dân chủ tư sản Đức tháng Mười Một năm 1918 đã
đánh dấu chấm hết cho Dé chế Dé nhị, một Nhà nước Liên bang dưới sự thống trị của Phổ? được Bismarck” lập nên vào tháng 01.1871 Ra khỏi cuộc Chiến
tranh thế giới thứ I (1914-1918), nước Đức tuy bại trận, suy yếu nhưng chưa
hoàn toàn bị diệt vong Các nước phương Tây còn muốn sử dụng nước Đức
như là một con đập ngăn làn sóng cách mạng đang có khả năng tràn sang phía
Tây từ nước Nga Xô viết, Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới ra
đời sau Cách mạng Tháng Mười 1917 Trong bối cảnh đó, Cộng hoà
WeimarẺ), một nước Cộng hoà có nền dân chủ kiểu phương Tây chính là cơ hội để nước Đức tồn tại và phát triển Song Hitler và đảng Quốc xã của hắn đã
phá bỏ cơ hội đó Các thế lực phản động cực đoan đã làm tan rã Cộng hoà
Weimar, thể chế Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đức sau 14 năm tồn tại.
Dé chế Đệ tam, Nhà nước chuyên chế của Hitler được hình thành bat
đầu từ việc lên nắm quyền của Hitler vào ngày 30.01.1933 với tham vọng hình
thành một Nha nước Đại Đức, một đế quốc Đức hùng mạnh nắm vi trí thống
trị ở châu Âu Về bản chất, Đế chế Đệ tam là Nhà nước độc tài chuyên chế
của liên minh tư bản độc quyền và chủ nghĩa phát xít, trong đó các quyền tự
do, quyền dân chủ, quyền con người hoàn toàn bị triệt tiêu Khủng bố công
khai và tuyên truyền mị dân là hai công cụ cơ bản để duy trì hệ thống thống trị
của Hitler.Theo đuổi học thuyết phân biệt chủng tộc phản động, lạm dụng
quyền tự quyết dân tộc và tư tưởng đại Đức, hiếu chiến và tàn bạo, Hitler đã
buộc các nước trên thế giới liên minh chống lại nước Đức phát xít trong Chiến
Trang 14Nghị viện của nước Cộng hoà này đã không còn hoạt động Bởi ngay từ năm
1930, Hindenburg đã nhiều lần bổ nhiệm và bãi nhiệm Thủ tướng nước Cộng
hoà mà không cần phải thông qua Nghị viện Đảng Công nhân xã hội chủ
nghĩa dân tộc Đức (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei-gọi tat là
NSDAP hoặc NAZI) của Hitler lên cầm quyền trong lúc phan lớn xã hội Đức không còn quan tâm đến việc bảo vệ nền dân chủ : Quân đội của Cộng hoa
Weimar ngay từ những ngày đầu đã tồn tại như một “nhà nước trong nhà
nước”; tầng lớp tư sản đã đứng đằng sau Hitler từ trước khi y lên làm Thủ
tướng; nền nông nghiệp Đức đã từ lâu chịu sự ảnh hưởng của Dang NAZI;
hàng ngũ quan chức thì làm như thể việc Hitler lên làm Thủ tướng là hợp
pháp; các dang công nhân và nghiệp đoàn suy yếu nghiêm trong vì nạn thất nghiệp triền miên trong khi đảng Xã hội và đảng Cộng sản lại coi nhau như
thù địch Mặt khác đảng NAZI ngày càng gây được ấn tượng tốt đối với các
cử tri Đức Nó đã trở thành một phong trào độc lập, một phong trào đã từng
tuyên bố quyết rửa được “vết nhục Versailles” , một phong trào không liên
quan, không phụ thuộc vào Nghị viện, vốn là một cơ quan nhà nước đang bị
chỉ trích là không có khả năng khắc phục được tình trạng khủng hoảng kinh tế
trầm trong của nước Đức Chương trình hành động của đảng này được xây dựng trên cơ sở của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tư tưởng “cộng đồng dân tộc”
và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, đặc biệt là bài trừ người Do thái Tư tưởng
của đảng Quốc xã được tuyên truyền sâu rộng trong moi tang lớp xã hội Ví
dụ: Trong một cuốn sách dạy nhạc của học sinh tiểu học có bài hát có lời như
" Tran đẫm mồ hôi, bụng đói cồn cào Bàn tay day than và bụi bẩn Hãy đứng
Trang 15dậy gia nhập đoàn quân, san sàng chiến đấu vì chủng tộc Khi bọn Do thái do
máu là lúc chúng ta được tự do "[58,tr 123].
Ngày 27.02.1933, Hitler cho tay chân gây ra vụ cháy Nhà quốc hội
Đức'® rồi vu khống cho những người Cộng sản, tao cơ hội để y sử dụng "Chỉ
thị về tình trạng khẩn cấp" để vô hiệu hoá các Đạo luật cơ bản Tuy vậy, đảng
của Hitler vẫn chưa giành được đa số phiếu trong lần bau cử Nghị viện ngày
5.3.1933 Sau đó, bằng thủ đoạn khống chế, de doa, Hitler đã kiếm được đủ số
phiếu cân thiết để cho ra đời "Luật toàn quyền hành động” Luật này cho
phép Chính phủ, một cơ quan không có thẩm quyền ban hành Luật, trong khoảng thời gian 4 năm được ban hành Luật và sửa đổi Luật mà không cần sự
phê chuẩn của Nghị viện và Hội đồng nhà nước Đó là cở sở pháp lý để Hitler
vô hiệu hoá hệ thống chính quyền ở các bang và xây dựng một hệ thống quản
lý riêng của dang NAZI bên cạnh hệ thống quản lý Nhà nước ở trung ương.
Ngay từ thời kỳ này, về mặt quyền hạn, Nhà nước đã được coi là Nhà nướccủa đảng NAZI trong đó Hitler đóng vai trò là một Thủ tướng độc tài Mùa hè
năm 1933, sau khi đập tan các nghiệp đoàn và các đảng khác, dang NAZI đã
độc quyền chiếm giữ quyền lực chính trị ở Đức Bằng cách đưa ra kế hoạchtrang bị hỗ trợ cho các cơ sở kinh tế và huỷ bỏ quyền tự quyết khi đưa ra cácbiểu thuế suất, Hitler đã giành được sự ủng hộ của những tập đoàn kinh tế còn
lại Bằng việc cho các tập đoàn kinh tế vay tín dụng của Nhà nước, Hitler đã
làm được một việc mà trước đó Nghị viện Weimar không thể làm được là làm
sống lại các hoạt động sản xuất đang bị tê liệt và từng bước thanh toán được
nạn thất nghiệp Tiếp đó, vào năm 1936, Kế hoạch 4 năm nhằm trang bị quân
đội và phát triển kinh tế phục vụ chiến tranh đã được Hitler tuyên bố tại Đại
hội Dang Quốc xã vào ngày 9.9.1936 với mục tiêu do Hitler đề ra là chuẩn bitiềm năng sắn sàng tiến hành cuộc chiến phục thù Lúc này Hindenburg đã
qua đời và Quân đội Đức đã nằm trong vòng kiểm soát của Hitler Quyền lực
của Hitler ngày càng được củng cố và hắn đã có đủ các điều kiện để thực hiện
Trang 16các ý tưởng điên rồ của mình Nhằm tập trung quyền lực kinh tế vào tay Nhà nước, đảng Quốc xã thực hiện việc kiểm soát các tập đoàn sản xuất tư nhân, hạn chế quyền tự chủ của các doanh nghiệp và tịch thu tài san của người Đức
gốc Do thái Bắt đầu từ tháng 4 năm 1933, các cửa hiệu Do thái đã bị tẩy chay,
người Đức gốc Do thái bị phân biệt đối xử và việc bài trừ Do thái đã đạt đỉnh
điểm vào đêm 9.11.1938, một đêm đi vào lich sử nước Đức với cái tên
“Reichskristallnacht-dém thuỷ tinh của Dé chế”, một đêm được đánh dấu
bằng sự giết chóc, đốt phá day máu và nước mat đối với người Đức gốc Do thái Đêm mùng 9 rạng ngày 10.11.1938, theo lệnh của J.Goebbels, Bộ trưởng
Tuyên truyền Quốc xã, tất cả cửa hàng và nhà ở của người Do thái trên toàn
nước Đức đều bị bao vây và đốt cháy, tất cả những ai chống cự đều bị giết, tra
tấn hoặc bắt vào các trại tập trung Chỉ riêng đêm hôm đó đã có khoảng hơn
26.000 người bị bat đi, thiệt hai vật chất lên tới hàng trăm tỷ mark.
Về đối ngoại, mục tiêu cụ thể duoc Hitler dé ra từ những nam
1924/1925 khi hắn viết trong cuốn “Mein Kampf-Cuộc chiến đấu của tôi” là
"giành lại những phần đất đã mất bằng một cuộc chiến đẫm máu và không phải chỉ khôi phục lại đường biên giới năm 1914 mà còn lấy lại đất đai của Đế
quốc German thần thánh cách đây 6 thế kỷ Hướng về phía Đông, trước hết là
nước Nga và các vùng lân cận Kết cục của quyền lực của người Do thái ở Nga
cũng là kết cục của Nhà nước Nga Sau khi đã chiếm được không gian sinh
tồn ở phía Đông, nước Đức sẽ chiếm được vi trí xứng đáng trên thế giới, một
ngày nào đó sẽ trở thành bá chủ hoàn cầu "[61, tr.283] Nhằm che giấu ý đồ
của mình, lúc đầu Hitler tuyên bố trước công luận rằng y nhân danh nước Đức
yêu cầu xoá bỏ những ràng buộc của Hiệp ước Versailles đối với nước Đức và
đòi quyền tự quyết cho người Đức Điều này phù hợp với nguyện vọng của đông đảo người dân Đức nên y đã nhận được sự hưởng ứng cuồng nhiệt ở
trong nước Trong khi đó, các cường quốc thắng trận trong Chiến tranh thế
Trang 17nghĩ rằng không thể tước bỏ vĩnh viễn quyền tự quyết của người Đức nên đã không có sự phản đối cương quyết khi Hitler lên cảm quyền Hitler còn ký
một Hiệp ước về Hải quân với Anh Bằng chiến thuật đó Hitler đã có được một
thời gian dài chuẩn bị cho chiến tranh mà không gặp phải sự chống đối nào
đáng kể cả ở trong và ngoài nước Sau khi hình thành khối Trục Berlin-Rom
và liên minh với Nhật vào năm 1936, Hitler đã bắt đầu kế hoạch phục thù
bằng việc ban hành qui chế quân dịch, kiện toàn quân đội, đặc biệt là tăng cường sức mạnh của không quân; đưa quân vào khu vực phi quân sự
Rheinland; “sáp nhập” nước Áo vào nước Đức, không công nhận Nhà nước
Tiệp và định kế hoạch chiếm đóng vùng Sudeten của Tiệp Nhằm thực hiện
âm mưu đó, chúng kích động cho 3,5 triệu kiều dân Đức sống ở vùng Sudeten
đòi quyền tự quyết, gây mâu thuẫn căng thẳng với Chúnh phủ Tiệp dẫn đến
cuộc "Khủng hoảng Sudeten" Lợi dung cơ hội đó, Hitler quyết định phát
động chiến tranh xâm lược, đòi cắt Sudeten trả về Đức Hitler công khai tuyên
bố với hàng ngũ chỉ huy quân đội Đức "quyết định dứt khoát sẽ đánh gục Tiệp
bằng hành động quân sự trong thời gian gần nhất" Theo đề nghị của Thủ
tướng Anh Chamberlein, Mussolini đã thuyết phục Hitler đồng ý ngồi vào bàn
thương thuyết Anh và Pháp đã thuyết phục được chính phủ Tiệp đồng ý cát
bỏ vùng Sudeten với hy vọng món quà đó có thể làm nguội cái đầu hiếu chiến
của Hitler Ngày 30.9.1938, đại diện bốn nước Anh, Pháp, Italia và Đức là Chamberlein, Thủ tướng Pháp E.Daladier, Mussolini va Hitler đã ký kết Hiệp
ước Munchen, Sudeten ngay lập tức bị quân đội Đức chiếm đóng và nước Tiệp
nhỏ bé nhận được một "bảo đảm về biên giới" cho mình Song, tháng 3 năm
1939, nước Đức phát xít đã đánh chiếm Tiệp Khắc, giành được vị trí chiến
lược quan trọng để có thể phát động chiến tranh về phía Đông Lúc đầu Đức cũng tìm cách liên minh với Ba Lan để tiến hành một cuộc chiến tranh chống
lại Liên Xô, nhưng khi không đạt được mục đích thì Hitler quyết định tấn
công Ba Lan Dé tránh được sự tham chiến của Liên Xô ngay từ dau, Hitler dé
Trang 18nghị ký Hiệp ước bất khả xâm phạm với Liên Xô, một nước được coi là kẻ thù
chính của nước Đức phát xít Trong khi đó, nhằm tránh phải đụng đâu đồng
thời với hai kẻ thù lớn là Đức và Nhật ở hai mặt trận phía Tây và phía Đông.Liên Xô đã đồng ý ký Hiệp ước này vào ngày 23.8.1939 Những ngày cuối
tháng 8 năm 1939, nhận thức được nguy hiểm của cuộc chiến tranh đang đến
gần, các nước Italia, Anh, Pháp đã liên lạc với các nhà cầm quyền nước Đức
đề nghị tổ chức một Hội nghị quốc tế để bàn bạc những vấn đề liên quan đến
đòi hỏi của Đức với mục đích là ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới songkhông được chấp nhận Sự kiện Đức tấn công Ba Lan ngày 01.9.1939 đã mở
dau cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ II, một cuộc chiến tranh tàn bạo nhất trong lịch sứ thế giới hiện đại Chi hai ngày sau đó, Anh và Pháp đồng thời
tuyên chiến với Đức, song cả hai đều không có một động thái quân sự nào để
giúp Ba Lan vốn là đồng minh của họ Bằng cuộc chiến chớp nhoáng, Đức đã đánh bại Ba Lan chỉ vài tuần sau đó và bắt đầu thực hiện chính sách cai trị dã
man đối với người Ba Lan Chúng tiến hành tàn sát các trí thức để không còn
người có thể lãnh đạo các phong trào phản kháng; trục xuất dân Ba Lan đang
sinh sống ở các vùng phía Tây nước này ra khỏi nơi ở của họ và đưa kiều dân Đức từ các vùng giáp Liên Xô đến nhằm sáp nhập các khu vực này vào Đức;
tổ chức các cuộc tàn sát, khủng bố đối với người Ba Lan và người Do thái
Vào tháng 4 năm 1940, sau khi chính phạt được các nước Nauy va Dan mach,
phát xít Đức bat đầu tấn công các nước trung lập phía Tây là Hà Lan, Bi và
Luxemburg Ngay sau đó, ngày 5.6.1940, quân đội Đức đã chọc thủng phòng
tuyến Paris, Chính phủ Pétain quá hèn nhát đã đâu hàng quân đội Đức vào ngày 14.6.1940.
Trong số các chính khách phương Tây duy có Thủ tướng Anh Winston Churchill là cương quyết dùng hết khả năng và ý chí để chống lại nước Đức phát xít xâm lược Sau khi chiếm được Pháp, Hitler đề nghị ký một Hoà ước với Anh nhưng không được phía Anh chấp nhận, Hitler ra lệnh chuẩn bị tấn
Trang 19công Anh Cuộc không chiến của Đức đối với Anh bat đầu vào tháng 8 nam
1940 và kết thúc vào tháng 5 năm 1941 với sự thiệt hại to lớn của cả hai bên.
Không quân Đức bị thiệt hại nặng nề, 2265 máy bay bị bắn rơi, hàng ngàn phi
công được đào tạo một cách tốt nhất đã bị chết hoặc bị bắt giam, nước Đức
phải từ bỏ ý định làm chủ bầu trời nước Anh Vào thời điểm này, Hitler nhận
định chỉ có Liên Xô là nước duy nhất có khả năng trở thành đồng minh của
Anh ở lục địa Châu Âu và là kẻ thù chính của nước Đức phát xít nên y quyết
định lên kế hoạch tấn công Liên Xô Kế hoạch lẽ ra đã được thực hiện sớm
hơn song y đã quyết định lui lại để tấn công Nam Tư và xâm lược Hy Lạp vào
tháng 4 năm 1941 nhằm hỗ trợ phát xít Italia, đồng minh của Đức trong khối
Trục Ngày 22.6.1941, vi phạm "Hiệp ước bất khả xâm phạm” đã ký giữa Liên
Xô và Đức, Hitler đã quyết định tấn công Liên Xô, bắt đầu thực hiện mục tiêu
chính trị đã ấp ủ từ lâu của hắn là chinh phạt và tiêu diệt Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, kẻ thù chính của chủ nghĩa phát xít Hitler Đồng
thời với việc kéo quân sang đánh Liên Xô, phát xít Đức đã thực hiện nhữngbiện pháp cực kỳ dã man hòng tiêu diệt các dân tộc phía Đông bị chúng coi là
các dân tộc hạ đẳng Chúng lập một hệ thống các trại tập trung ở Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc và ở các vùng do chúng kiểm soát để giam giữ và tra tấn họ Theo
thống kê chưa đây đủ, cho đến hết chiến tranh, trong số hơn 7,2 triệu người bị
giam giữ ở các trại tập trung chỉ có khoảng 500 nghìn người sống sót Điển
hình như trại Auschwitz ở Ba Lan có khoảng ba triệu người Do thái bị chết
trong các buồng xả ga Ngoài mặt trận, diễn biến cuộc chiến có biến đổi, mùa
Đông nam 1941, quân đội Đức bị Hồng quân Liên Xô chặn lại trước Moskva
cùng lúc Đức tuyên chiến với Mỹ sau vụ quân đội Nhật tiến công Mỹ tại Pearl
Harbor Cục diện chiến tranh thay đổi và thất bại của Đức đầu năm 1943 tại
Stalingrad đánh dấu bước ngoặt mới trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại củaLiên Xô ở phía Đông và mở đường cho quân đội Liên Xô tiến quân phản công
về phía Tây Sau khi các nước Đồng minh phương Tây đổ bộ và chiếm đóng
Trang 20các kế hoạch “vĩ đại” của y để có quyền tồn tại như một dân tộc thượng đẳng
song bản thân y đã tự sát để trốn chạy trách nhiệm của mình tại boong-ke của
hắn vào ngày 30.4.1945 Một tuần sau đó, ngày 8.5.1945, đại diện quân đội
Đức đã ký vào "Văn kiện tuyên bố đầu hàng không điều kiện” trước sự có mặt
của các đại diện Đồng minh, chấm dứt cuộc Chiến tranh thứ giới thứ II ở
Châu Âu.
Đối với nhân dân Đức, thời kỳ tồn tại chế độ độc tài phát xít Hitler làthời kỳ đen tối nhất trong lịch sử nước Đức và thất bại của nước Đức trong
Chiến tranh Thế giới thứ II là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử nước Đức Dĩ
nhiên người ta không thể tách rời thời kỳ này với lịch sử nước Đức mà ngược lại người ta có thể tìm thấy ở những Dé chế trước đó những gốc rễ sâu xa của
chế độ bạo tàn này Ngay từ nửa cuối thế kỷ thứ XIX, sau thất bại của Cách
mạng Tư sản Đức 1848/49 và sau khi nước Ao bị sáp nhập với Phổ 1866, Dé
chế Đức II được thành lập (1871) và đã thôn tính được các nước ở Tây Nam
Phi (1884), những kẻ cầm quyền ở Đức đã ra sức đàn áp phong trào công nhân
và những người dân chủ xã hội Đức Dù đã có thời điểm là đảng chính tri lớn
nhất ở Đức, có công đầu trong việc lật đổ Bismarck (3.1890) song đảng Xã
hội dân chủ Đức vẫn bị lực lượng cơ hội chia rẽ thành nhiều trào lưu khác
nhau dẫn đến sự suy yếu của phong trào công nhân Đức Trong khi đó chủ
nghĩa tư bản Đức đã bước vào thời kỳ phát triển của chủ nghĩa đế quốc, chúng
đòi phải phân chia lại thế giới, lập kế hoạch thôn tính các nước ở Cận Đông,
Bắc Phi nhằm vơ vét tài nguyên thiên nhiên, hòng nắm giữ quyền lực thế giới.
Cổ xuý cho tư tưởng bá quyền Đức, một số người nghiên cứu khoa học xã hội
Trang 21Đức như G Ratzenhofer, L.Woltmann đã vận dụng học thuyết Tiến hoá của
sinh vật (học thuyết Darwin) để giải thích xã hội và lịch sử xã hội loài người.
Hai nguyên tắc được họ vận dụng nhiều nhất là đấu (ranh vi sự sinh tôn và chọn lọc tự nhiên Họ cho rằng, cũng như các loài sinh vật khác, con người
phải chiến đấu với nhau để giành giật không gian sinh tồn; chiến tranh, dịch
bệnh huỷ diệt con người, những kẻ mạnh thắng kẻ yếu (cá lớn nuốt cá bé) là
điều tất yếu phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên Tư tưởng phản động này
gắn liền với thuyết phân biệt chủng tộc, phân chia loài người thành các dan
tộc thượng đẳng và dân tộc hạ đẳng, trong đó dân tộc thượng đẳng như dân
tộc Đức có quyền tiêu diệt và nô dịch các dân tộc khác Đó là mầm mống của
chủ nghĩa bài trừ Do thái cực đoan, là giấc mộng xây dựng một Nhà nước Đại
Đức, một xã hội cộng đồng không có mâu thuẫn đối kháng mà chỉ có một trật
tự xã hội theo hệ thống mệnh lệnh và phục tùng, là tham vọng giành giật
quyền lực thế giới Tất cả những yếu tố trên đã được Hitler kết hợp lại trong hoàn cảnh mâu thuẫn xã hội gay gắt của những năm 30 và càng trở nên cực
đoan hơn sau khi Hitler lên cầm quyền Cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II do
bọn NAZI phát động đã để lại cho thế giới những hậu quả vô cùng nặng nề :
Trong số 110 triệu binh lính tham gia chiến tranh thì có 1/7 tổng số bị thiệt mạng, từ 20 đến 30 triệu dân thường bị chết trong các trận ném bom và trong các trại tập trung của phát xít, trong số đó có hơn 5,5 triệu người Do thái [58,
tr.45] Ngày 7.12.1970, trong một chuyến thăm Ba Lan, Thủ tướng Đức Willy
Brandt đã đến đặt vòng hoa và quỳ trước Đài tưởng niệm những người Do thái
đã chết trong các trại tập trung của phát xít - các "Ghetto" ở Balan Hành động này được coi là hành động tạ lỗi của nước Đức với các nước nạn nhân của Chiến tranh Thế giới thứ II Các nước Liên Xô, Ba Lan, Nam Tư bị mất hơn 1/4dan số, hàng triệu người không có nha ở; phố xá, đường cầu bị phá huỷ
nặng nề, ôtô, tàu hoa hầu như không còn hoạt động; phan lớn các nhà máy
công nghiệp ngừng hoạt động; lương thực, thực phẩm, thuốc men thiếu thốn
Trang 22nghiêm trọng Và nước Đức, nước phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về cuộc
chiến tranh này cũng không tránh khỏi những thiệt hại nặng nề.
1.1.2 Hậu quả của Chiến tranh Thế giới thứ II đối với nước Đức bại
trận
Năm 1999, người dân Cộng hoà Liên bang Đức đã long trọng kỷ niệm
50 năm ngày thành lập CHLB Đức Người Đức có thể tự hào về một nước Đức
dân chủ, có nền kinh tế phát triển vào bậc nhất ở châu Âu có mức sống bình
quân được xếp thứ hạng cao trên thế giới, song cũng không thể quên được
rằng Nhà nước này đã được dựng lên từ đống tro tàn của cuộc Chiến tranh Thế
giới thứ H, từ nỗi thống khổ của người dân Đức sau 12 năm chịu sự thống trị
của chế độ phát xít và nỗi mặc cảm của một dân tộc đã châm ngòi cho cuộc
chiến tranh tàn bạo nhất trong lịch sử loài người Cuộc chiến tranh nhằm
chiếm “không gian sinh tồn” và nhằm tạo dựng một “đế chế Đại Đức hùngmạnh” đã kết thúc bằng sự đầu hàng không điều kiện của quân đội Đức ngày
8.5.1945 trước quân đội Đồng mitih Cho dù là nước gây chiến nhưng những
người dân vô tội Đức cũng phải chịu bao hậu quả chiến tranh nặng nề Trước
hết đó là sự tàn phá vật chất của chiến tranh có thể thống kê được:
8,3 triệu người bị thiệt mạng,
12 triệu người phải rời bỏ quê hương bản quán ra đi để tránh sự khủng
bố của chế độ phát xít, để tránh chiến tranh,
7,5 triệu người không có nhà ở,
24 % lãnh thổ (so với năm 1937) bị cắt ra, nhập vào các nước khác,
131 thành phố, thị xã bị ném bom, trong đó có những tran để lại hậu
quả khủng khiếp như trận Mỹ ném bom thành phố Dresden ngày 13.2.1945
làm ít nhất là 35 nghìn người bị thiệt mạng; trận Hamburg, con số đó là 40 nghìn người.
Trang 23Ngay từ tháng 5 năm 1942, không quân Mỹ-Anh đã bat đầu tiến hành
ném bom xuống các thành phố của Đức, các cuộc ném bom càng được tăng
cường trong năm 1943 và các trái bom Mỹ đầu tiên đã rơi xuống Berlin vào tháng 11 năm 1943 Cho đến đầu năm 1944, không quân Mỹ-Anh đã làm chu
bầu trời nước Đức Thậm chí, trước khi tiến hành ném bom Berlin, Chính phủ
Mỹ đã cho dựng một Làng Đức (German Village) ở vùng sa mạc hoang vắng
của tiểu bang Utah của Mỹ đề làm mô hình cho máy bay Mỹ tập ném
bom.Tác giả của công trình này là một kiến trúc sư người Đức gốc Do thái tên
là Erich Mendelsohn và nhân công lao động là các tù nhân của nhà tù tiểu
bang Utah Mô hình là thành phố Berlin được thu nhỏ một cách chính xác từ
cấu trúc cho đến vật liệu xây dựng nhằm thử nghiệm khả năng, hiệu quả của
các trận ném bom thật Mặc dù ngay từ đầu chiến tranh, người Mỹ luôn khẳng
định là không quân của họ không bao giờ tấn công vào những dân thường mà chỉ có nhiệm vụ huỷ diệt những mục tiêu quân sự hoặc công nghiệp quân sự
nhưng trên thực tế, ở mô hình của họ có cả 6 tiểu khu nhà ở tiêu biểu cho
những khu lao động của Berlin, nơi tập trung đông người nghèo nhất ở Châu
Âu Kế hoạch ném bom các thành phố Đức được Mỹ và Anh phối hợp, họ sẽ
tấn công thành hai đợt: đợt đầu tiên nhằm "chiếm Berlin bằng không chiến" của không quân Hoang gia Anh(RAF) từ tháng 11.1943 đến tháng 3.1944 và
đợt hai là "trận tấn công sấm sét” vào tháng 2.1945 Tướng không quân
A.Harris còn hứa với dân Anh rằng sẽ "ném bom Berlin không ngơi không
nghỉ cho đến khi trái tim của nước Đức phát xít ngừng đập" Kết quả của đợt
đầu là 1,5 triệu người Berlin trở thành vô gia cư và khoảng một vạn người thiệt mạng Sau trận Hitler cho ném bom London, Churchill yêu cầu Mỹ cung cấp
thêm bom để tiếp tục tấn công Berlin và Roosevelt đã đồng ý Roosevelt còn
nói với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Morgenthau: "Chúng ta phải cứng rắn với
nước Đức, tôi muốn nói là nước Đức chứ không phải chỉ riêng bọn phát xít.
Hoặc là chúng ta phải "triệt san" dân tộc Đức, hoặc là chúng ta phải cư xử sao
Trang 24cho nó không thể đẻ ra những hậu duệ lại tiếp tục lặp lại những trò trong quá
khứ”[58, tr 157] Trận tấn công tháng 2.1945 làm 3000 người Berlin thiệt mạng 10 ngày sau đó, thành phố Dresden chim trong lửa khói và trận ném bom Hamburg tiếp theo đã cướp đi mạng sống của gần 4 vạn người dân Đức.
Thật ra, bên cạnh mục đích tiêu diệt các cơ sở kinh tế quân sự Đức, việc ném bom dữ dội các thành phố Đức của không quân Anh-Mỹ còn nhằm mục đích
để cho Liên Xô và các nước khác thấy được "sức mạnh của không quân
Anh-My" và chính khía cạnh nay đã trở thành vết đen trong cuộc chiến tranh
"chính nghĩa" của Anh và Mỹ Sau chiến tranh, tại các thành phố lớn, tỷ lệ nhà
ở bị phá huỷ được thống kê như sau :
Thành phố Berlin : đại 'ấi Thành phố Hamburg : 53,5 % Thành phố Koeln: 70 %
Thanh phố Dortmund : 65,8 %
Hệ thống giao thông bi tan phá nang nề : Cho đến tháng 5 năm 1945 chỉ
có 1.000 km trong tổng số 13.000 km đường còn có thể đi lại được : hầu như
toàn bộ đường thuỷ và các cảng bị phong toả
Các nhà máy, xí nghiệp một phần bị phá huỷ, một phần bị tháo dỡ thiết bị rơi vào tình trạng hoàn toàn tê liệt cho đến cuối năm 1946 Sản phẩm công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 sản lượng công nghiệp năm 1936 Tổng thu
nhập quốc nội năm 1946 là 32 ty RM so với 76 tỷ RM của nam 1939 [31,
tr.26].
Tuy vậy, điều mà người dân cảm nhận rõ nhất sau chiến tranh chính là cái đói Tại các thành phố bị tàn phá, lượng lương thực, thực phẩm dự trữ cạn kiệt, người ta tràn về các làng quê và các thành phố nhỏ để tìm kiếm, để đổi những
đồ có giá trị lấy miếng ăn hàng ngày Lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc
men và các vật dụng sinh hoạt hàng ngày đều phải mua bằng tem phiếu.
Những chuyến hàng viện trợ của Liên Xô, một nước cũng đang phải chịu hậu
Trang 25quả chiến tranh vô cùng nặng nề, va của Mỹ chi phan nào giảm bớt nguy cơ
nạn đói đang hoành hành Nạn đầu cơ tích trữ và chợ đen phát triển, người ăn
xin nhan nhản ngoài đường phố Bình quân dinh dưỡng tính theo đầu người là dưới 1.000 calorien một ngày Lấy ví dụ ở Munchen, thuộc vùng do Mỹ kiểm
soát, là vùng tương đối khá hơn so với các vùng khác, khẩu phan của một
người lớn được cung cấp trong một tuần là :
350 gam thịt
100 gam mỡ
1500 gam bánh mì đen và 400 gam bánh mì trắng
15,5 gam pho-mat 31,5 gam vang stta
25 gam “vi ca-phé” va 2,5 kg khoai tay
Điều đó có nghĩa là người dân không có ăn sáng va bữa trưa là nửa lít
cà-phê loãng với một lát bánh mì nướng, bữa tối có thể là cháo bột hoặc khoai tây
hoặc một lát bánh mì tuỳ điều kiện trong nhà và người ta lúc nào cũng có cảm
giác đói Lương một công nhân kỹ thuật là 230 RM thì giá nửa cân bơ là 240
RM, giá một đôi giày là 700 RM Học sinh tiểu học mỗi tuần được ăn kẹo hoặc mứt hai lần và phải uống thêm vitamin thay thức ăn để chống suy dinh
dưỡng Không chỉ đói mà tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống đều thiếu :
điện, củi đốt sưởi, quần áo, sách vở, xăng dầu và nhất là nhà ở Chính cái đói
và tình trạng sinh hoạt thiếu thốn đã gây ra các bệnh dịch và nạn trộm cắp ở
khap nơi trên đất Đức Lấy ví dụ trong vùng do Mỹ kiểm soát, năm 1938 cứ
trong một vạn người thì có 39,1 người mắc các bệnh lao, tả, ly thì năm 1946
con số nay đã lên tới 72,1 người Số thanh thiếu niên phạm tội tăng chưa từng
có, riêng ở Berlin năm 1937 có khoảng hơn 12 nghìn vụ trộm cắp, đến năm
1946 con số nay đã là hơn 110 nghìn vụ Có người còn cho rằng tỷ lệ phạm pháp của thanh thiếu niên giữa thời kỳ hậu chiến của Chiến tranh Thế giới thứ
Trang 26I và thời kỳ hậu chiến của Chiến tranh Thế giới thứ II bằng đúng với tỷ lệ hậu
quả chiến tranh của hai cuộc chiến mà nước Đức phải gánh chịu.
Một hậu quả chiến tranh nặng nề khác đã trở thành vấn đề xã hội khi đó
là việc hồi hương của người Đức từ nước ngoài trở về Trước và trong chiến
tranh có khoảng 12 triệu người Đức di cư dưới ba hình thức chủ yếu : Một là
những người sinh sống ở các nước Trung và Đông Âu, hai là những người bị
trục xuất hoặc trốn ra khỏi nước Đức thời ky Hitler cầm quyền và ba là những
người di tản tránh các trận ném bom từ các thành phố lớn Theo Hiệp ước
Potsdam, tất cả người Đức đang cư trú tại khu vực phía đông sông Oder và
sông Neisse, ở các nước Tiệp Khác, Nam Tư, Rumani và Hungari đều phải trở
về Đức Lan sóng hồi hương gây nên sự xáo trộn về dia lý chưa từng có trong
lịch sử nước Đức Hơn II triệu người Đức hồi hương đã trở thành vấn đề xã
hội không chỉ vì họ cần có nhà ở, lương thực, thực phẩm, chăm sóc xã hội mà
còn vì họ cần cả việc làm để nuôi sống gia đình và bản thân trong khi họ
không phải là lực lượng lao động cần thiết đối với thời kỳ hậu chiến vì phân
lớn họ là người già, phụ nữ và trẻ em Lý do đơn giản là số lượng đàn ông
thanh niên đã ngã xuống trong chiến tranh đã làm thay đổi tương quan giữa
đàn ông và phụ nữ : cứ 100 đàn ông thì có 125 phụ nữ và số đàn ông thiếu lại
rơi vào lứa tuổi từ 25 đến 40 Làn sóng hồi hương trở thành gánh nặng đối với
nước Đức và làm tình trạng xã hội trở nên xấu hơn Ngoài ra còn hàng triệu
binh lính Đức bị bắt làm tù binh, bị đi đày, bị lao động khổ sai ở các vùng
khác nay trở về quê Những người này còn bị cô lập trong xã hội, việc hoà
nhập với cộng đồng của họ còn phải kéo dài nhiều năm sau đó Hầu hết
những người hồi hương chỉ được sắp xếp ở trong những ngôi nhà thiếu tiện
nghi sinh hoạt, không có việc làm, không có thu nhập, không có tương lai,
ngày hai bữa họ được phát một khẩu phần ăn ít ỏi ở các bếp ăn công cộng.
Những nạn nhân chiến tranh này đã làm dân số tăng vọt mặc dù chiến tranh đã
cướp đi sinh mạng của hàng triệu con người
Trang 27Hậu quả chiến tranh còn để lại dấu ấn nặng nề cho mỗi gia đình người
Đức Người ta cho rằng tính đến tận ngày nay chưa bao giờ gia đình người
Đức lại chao đảo như thời ky sau Chiến tranh thế giới thứ II Trong số 14 triệu
gia đình thì chỉ có 8 triệu gia đình có nhà ở Hầu hết các gia đình đều bị xé lẻ, phân tán hoặc thiếu vắng người cha trong chiến tranh do bị bắt, do chết bom,
chết trận Trải qua nhiều năm xa cách, thói quen và tình cảm gia đình thay
đổi các thành viên trong gia đình phải đấu tranh với cuộc sống khổ cực, với những đòi hỏi tâm sinh lý khác nhau của mỗi người để tồn tại Nhiều trẻ em
cảm thấy xa lạ ngay trong gia đình minh; Uy tín của cha mẹ thay đổi, người
cha vắng nhà lâu ngày, mọi trách nhiệm đổ lên vai người mẹ, người mẹ quá vất vả không còn thời gian để giáo dục con cái Tỷ lệ ly hôn tăng : năm 1939
cứ 10 nghìn người dân thì có 8,9 vụ ly hôn, năm 1948 con số này đã là 18,8
vụ Con số các gia đình không có đàn ông (không có người cha) cũng tăng
theo và trong những gia đình này nguồn thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào công
việc của người me và những đứa con lớn trong nhà [57, tr.59].
Sự nghèo đói sau chiến tranh còn tác động đến thái độ chính trị của
người dân Đối với một bộ phận người Đức thì rõ ràng là thất bại hoàn toàn
của phát xít Đức đồng thời cũng là kết thúc cua Đế chế Dé tam, là sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít, là cơ hội để nước Đức làm lại từ đầu, là hy vọng về
một nền dân chủ lâu dài và bền vững trên mảnh đất này Song đa số người Đức
qua phút mặc cảm tội lỗi ban đầu đã trở nên thờ ơ với chính trị, thất vọng với
lực lượng tiếp quản, không tin tưởng vào tương lai sáng sua hơn của nước Đức,
thậm chí có đến một nửa số dân Đức được hỏi đã cho rằng chủ nghĩa xã hội
dân tộc của Hitler có ý tưởng tốt song được thực hiện một cách tồi tệ Theobáo cáo của cơ quan tình báo Mỹ thì có đến 67% người Đức trả lời rằng họ
không quan tâm đến chính trị vì chính trị dẫn đến chiến tranh, 90% cho rằng
trong tương lai người Đức chẳng cần đến chính trị Điều đó cho thấy rằng
cuộc đấu tranh chính trị tư tưởng ở nước Đức sau chiến tranh không chỉ là
Trang 28cuộc đấu tranh giữa lực lượng Đồng minh với người Đức mà còn là cuộc đấu tranh giữa người Đức với người Đức nữa.
Tình hình nước Đức sau chiến tranh đã được mô tả bằng từ “thời điểm
số không”: Có thể hiểu là hầu hết tất cả đều bị tàn phá, cả giá trị vật thể nhưnhà cửa, đường xá, các cơ sở công nghiệp và các giá trị phi vật thể như
truyền thống, như văn hoá, những giá trị chuẩn mực như Dân tộc, Uy tín, sựCần cù, Nề nếp sau khi đã bị chế độ phát xít lợi dụng Người Đức sẽ phải làm
lại từ đầu với con số 0 Cũng có thể hiểu “thời điểm số không” là thời điểm tư
tưởng và hệ thống của chủ nghĩa phát xít vô nhân tính đã hoàn toàn bị tiêu
diệt, là cơ hội để người Đức giã từ quá khứ, làm lại từ đầu, cùng nhau xây
dựng một xã hội hoàn toàn mới Thái độ chung của người Đức là muốn quên
đi tất cả những gì thuộc về quá khứ song không dễ gì quên được.Bốn mươi
năm sau chiến tranh, Tổng thống Đức Richard Weizsaecker tuyên bố :
“Không ai có thể quên được những đau khổ nặng nề mà nhiều người phải
hứng chịu từ ngày 8.5.1945 và những ngày sau đó Nhưng chúng ta không
được phép coi kết cục cuộc chiến là nguyên nhân dẫn đến việc phải di tản, bị trục xuất và bị mất tự do Nguyên nhân sâu xa nằm ở thời kỳ trước khi xảy ra
cuộc chiến và xa hơn nữa ở thời điểm bat đâu của chế độ bạo tàn đã gây ra
cuộc chiến Chúng ta không được phép tach rời ngày 8.5.1945 với ngày 30.1.1933”158, tr 1221.
Song hậu quả nặng nề nhất mà chính sách hiếu chiến và các hành động
bạo tàn của Hitler để lại cho nước Đức là sự mất lòng tin của các quốc gia
khác đối với nước Đức Không một quốc gia nào, cả phương Đông và phương
Tây và cả nhiều người Đức có thể tin rằng một nước Đức đã hai lần châm ngòi
cho hai cuộc chiến tranh thế giới lại có thể trở thành một nước Đức thống
nhất, hoà bình và hữu nghị Đó cũng là một trong những cơ sở để các nước
Đồng minh thắng trận hoạch định chính sách hậu chiến đối với nước Đức mà
hệ quả trực tiếp của nó là sự phân chia nước Đức Thực ra có thể nói rằng,
Trang 29Chiến tranh Thế giới thứ II đã kết thúc được hơn nửa thế kỷ nhưng hậu quả
của nó thì vẫn còn tồn đọng cho đến tận những năm 2000 Kể từ khi chiến
tranh kết thúc, những nạn nhân của chế độ phát xít, đặc biệt là những người
Do thái, không ngừng đấu tranh đòi có sự đền bù hợp lý cho những gì họ đã
mất trong thời kỳ phát xít và trong chiến tranh Để có thể tránh một vụ kiện
tập thé của người Do thái, vừa qua 16 doanh nghiệp lớn của nước Đức đã lập
ra một quỹ và cam đoan bồi thường cho bất kỳ ngươì Do thái nào đã từng bị
cưỡng chế lao động trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ II với tổng số tiên
khoảng 1,7 tỷ USD Đây cũng chỉ là một phần vật chất rất nhỏ thuộc về trách
nhiệm của người Đức trước lịch sử còn những mất mát, thiệt hại phi vật thể
của những người Do thái và người dân các nước Đông Âu thì họ chẳng thể nào
đền bù được [24].
1.2 CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH ĐỐI VỚI NƯỚC ĐỨC BẠI
TRAN SAU CHIẾN TRANH VÀ HIỆP UOC POTSDAM
Chiến tranh thế giới thứ II do nước Đức phát xít châm ngòi kéo dài từ
năm 1939 đến năm 1945 được coi là cuộc chiến tranh tan bạo nhất trong lịch
sử thế giới hiện đại Cuộc chiến tranh này đã kết thúc bằng sự đầu hàng không
điều kiện của phát xít Đức trước các đại diện của các cường quốc Đồng minh
vào ngày 8.5.1945 Từ thời điểm đó cho đến khi thành lập hai Nhà nước Đức,
nước Đức, nước phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về cuộc chiến tranh này,
không thể tự mình quyết định vận mệnh tương lai của mình mà hoàn toàn phụ
thuộc vào những quyết định và chính sách của các nước Đồng minh.Các nướcĐồng minh bao gồm các nước thuộc khối chống phát xít, chống khối Trụcgồm các nước phát xít Đức, Nhật, Italia và các nước tay sai của chúng trong
Chiến tranhThế giới thứ II mà lực lượng trụ cột và đại diện chủ yếu là các
nước Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp Đây cũng là lực lượng thể hiện sự đoàn kết
của các nước và các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới chống lại nguy
cơ diệt chủng các dân tộc nhược tiểu, chống lại chế độ phát xít tàn bạo, cùng
Trang 30nhau bảo vệ nền hoa bình thế giới Một trong những ý nguyện chung của các
nước Đồng minh là tìm ra biện pháp nhằm tiêu diệt hoàn toàn nguy cơ gây chiến của các lực lượng hiếu chiến Đức, không để chúng có thể làm tổn hai
đến nền hoà bình thế giới một lần nữa
Chính sách đối với nước Đức đã được các nước Đồng minh họp bàn
chuẩn bị từ trước khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc Các nước Liên Xô,
Mỹ, Anh đã gặp nhau nhiều lần để bàn về việc đầu hàng không điều kiện của
nước Đức phát xít, về tương lai nước Đức, về chính sách đối với nước Đức bại
trận sau chiến tranh Các cuộc hội đàm, hội nghị quan trọng như gặp gỡ giữa
Roosevelt, Tổng thống Mỹ và Churchill, Thủ tướng Anh tại Casablanca vào
tháng 2.1943 (Đại nguyên soái Stalin vì diễn biến phức tạp của cuộc chiến
tranh Vệ quốc chống phát xít xâm lược đang diễn ra trong nước nên không đến dự); Hội nghị các Ngoại trưởng tại Moskva vào tháng 10.1943; Hội nghị Thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia gồm Stalin, Roosevelt và Churchill tại Teheran vào cuối tháng II và đầu tháng 12.1943; Hội nghị Jalta vào tháng
2.1945 và Hội nghị Potsdam vào tháng 8.1945 đã bàn về kế hoạch đối với
nước Đức trong thời hậu chiến Sau này người ta cũng nhắc nhiều đến một người đã có công lớn trong việc thiết lập và bảo tồn mối quan hệ mang tính
lich sử giữa Anh-Mỹ-Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ H, đó là Harry
Hopkins, trợ lý của Tổng thống Mỹ Roosevelt trong khoảng thời gian 6 năm
Trong khi người Anh phân vân trước những chiến thắng dồn dập của phát xít
Đức thì chính Hopkins đã có mặt ở London, dùng lời lẽ khôn khéo khơi dậy
lòng tự tôn dân tộc của họ Ông đã chiếm được được sự ngưỡng mộ của Thủ
tướng Anh Churchill Khi Đức tấn công Liên Xô, ông đã khẳng định rằng,
Hồng quân Liên Xô có thể đánh bại quân đội Đức Bằng sự thẳng thắn và hiểu
biết của mình, ông được Stalin thực sự tôn trọng Cũng chính ông là người
thuyết phục Tổng thống Mỹ rằng, nước Pháp láng giéng cận ké của nước Đức
cũng sẽ có vai trò quan trọng trong việc chiếm đóng nước Đức thời hậu chiến.
Trang 31Hon cả vai trò một Bộ trưởng ngoại giao, ông là người được Tổng thống phái
đi gặp Churchill và Stalin trước mỗi cuộc gặp gỡ và là người chủ trương hợp
tác lâu dài với Liên Xô
Việc dựng lại và phân tích một cách tổng thể và rõ ràng chính sách của các nước Đồng minh đối với nước Đức là một vấn đề không đơn giản vì các nước Đồng minh tuy trên thực tế đã có lúc ké vai sát cánh bên nhau chống phát xít nhưng có nhiều bất đồng về quan điểm vì họ là đại diện cho các lực
lượng chính trị, các quyền lợi giai cấp và các hệ tư tưởng khác nhau Các cuộc
gặp gỡ, các văn bản được ký kết một mặt thể hiện sự thống nhất đồng thời làm
lộ rõ sự bất đồng ngày càng sâu sắc giữa các nước thành viên khối Đồng minh Mỗi thành viên của khối Đồng minh, cụ thể là các nước Liên Xô, Mỹ, Anh,
Pháp đều có những suy tính nhằm bảo vệ quyền lợi riêng của dân tộc mình
trong việc hoạch định và thực hiện sách lược hậu chiến đối với nước Đức sau
này.
1.2.1 Những thoả thuận của các nước Dong minh về chính sách đối
với nước Đức bại trận trước khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc
Năm 1943 được coi là năm bản lề của Chiến tranh thế giới thứ II Trong
khoảng nửa năm đầu, lực lượng của khối Trục vẫn còn gặt hái được một vài
thắng lợi : Ở châu Á, sau khi chinh phục được Đông Nam Á, Nhật đã vào đến
trước cửa ngõ Ấn Độ và Úc Đại Lợi; Quân đoàn đánh chiếm châu Phi của Đức
đã vào cách Alexandria 100km, kênh đào Suez và khu vực dầu mo Cận Đông
đã ở trong tam tay quân Đức Đợt tấn công mùa hè vào Liên Xô đã đưa quân
đội Đức đến Stalingrad bên sông Wolga và đến tận Kaukasus Song nửa năm
sau, chiến cục thay đổi, Liên Xô đã là lực lượng chiến đấu chủ yếu ở châu
Âu.Trong tháng 11, Hồng quân Liên Xô đã choc thủng toàn bộ chiến tuyến
của Đức sau đó vây chặt các cánh quân gồm 220 ngàn tên phải tử thủ theolệnh của Hitler Ngày 2.2.1943, các đội quân phát xít buộc phải đầu hàng ở
khu vực cuối cùng của Stalingrad: tròn 100 ngàn tên bị tiêu diệt, 90 ngàn tên
Trang 32bị bắt sống, chỉ có 35 ngàn tên bị thương vượt vòng vây chạy thoát.Từ sau
trận này quân Đức chỉ còn tính đường rút lui Cùng trong năm 1943, Liên Xô
giải phóng Ukraina Tại Châu Au, cũng trong tháng 11.1942, Mỹ và Anh đã
sử dụng những đạo quân lớn để đánh quân Đức ở Marốc và Angiêri Tháng
5.1943, Quân đoàn châu Phi của Đức gồm 250 ngàn tên đã phải dau hàng ở
Tuynidi Kết cục chiến tranh đang đến gần đặt các nước Đồng minh trước nhiệm vụ phải chuẩn bị kế hoạch nhằm bảo đảm cho nền hoà bình thế giới và
kế hoạch sắp xếp lại trật tự thế giới sau chiến tranh, đặc biệt là ở khu vực
Trung Âu Hàng loạt Hội nghị được nhóm họp, ở đó có những quyết định
được nhất trí thông qua, nhưng cũng có rất nhiều điều phải bỏ sang một bên vì
bất đồng giữa các nước Phương Tây và Liên Xô lớn hơn khả năng thoả hiệp
giữa hai phe Song nhìn chung các văn bản các Hội nghị này đã thể hiện gần
như đây đủ nội dung cơ bản chính sách của các nước Đồng minh đối với nước
Đức bại trận thời kỳ sau Chiến tranh Thế giới thứ II Có thé kể đến các văn
bản quan trọng như "Văn bản Hội nghị Teheran", các văn bản của "Hội đồng
Tư vấn Châu Âu" và "Tuyên bố và Thoả thuận Jalta".
Tiếp theo Hội nghị của các Ngoại trưởng tai Moskau vào tháng 10 nam
1943, từ ngày 28.11 đến 01.12.1943, ba nguyên thủ quốc gia của Liên Xô, Anh và Mỹ là Stalin, Churchill và Roosevelt đã gặp nhau tại Teheran để bàn
về kế hoạch phối hợp tấn công những cuồng vọng cuối cùng của chủ nghĩa
phát xít và chuẩn bị chính sách cho thời hậu chiến Phát xít Đức đã tìm mọi
cách để phá hoại cuộc gặp gỡ này, ví dụ: chúng đã vạch ra kế hoạch ám sát
các nguyên thủ rất tinh vi, đã có những dự định ném bom khu vực Hội nghị
nhưng không thành công do lực lượng an ninh các nước Đồng minh làm việc
rất có hiệu quả Ba cường quốc tranh cãi nhiều về các vấn đề như việc cắt trả một số phần đất của nước Đức cho nhiều quốc gia : Đông Phổ và phần đất phía đông sông Oder sẽ vĩnh viễn bị cắt khỏi lãnh thổ Đức, dân Đức hiện đang sinh sống ở những vùng đó sẽ phải di chuyển về Đức; nước Phổ sẽ bị chia nhỏ
Trang 33và không được phép quản lý vùng Ruhr và các trung tâm sản xuất than và
thép; nước Đức phát xít sẽ không bao giờ có thể hồi sinh Những vấn đề này
còn tiếp tục được đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị Jalta tháng 2.1945 và rất ít khi các ý kiến được thống nhất ngay từ đầu Ngay trong nội bộ
chính phủ của Mỹ và Anh cũng còn có những ý kiến rất khác nhau về mục
đích của việc phân chia nước Đức Trong buổi gặp đầu tiên tại Teheran, Tổng
thống Mỹ Roosevelt đã đưa ra một kế hoạch nhằm chia nước Đức thành 5 nhà
nước độc lập và 2 khu vực đặt dưới quyền kiểm soát của quân Đồng minh Bộ
trưởng Tài chính Mỹ Morgenthau” thì lập một chương trình gọi là cần thiết để ngay chặn khả năng nước Đức có thể châm ngòi cho cuộc chiến tranh thế giới
thứ ba Theo đó, tiềm năng công nghiệp của Đức sé bị triệt tiêu, một phan
rộng lớn đất đai của Đức sẽ bị cắt trả về cho Balan và Pháp, phần đất còn lại sẽ
được chia thành hai Nhà nước và một khu vực quốc tế, thực chất là do quân
Đồng minh kiểm soát Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ J.F.Byrnes thì phản đối kế
hoạch phân chia nước Đức mà chỉ muốn làm suy yếu nước Đức thông qua việc
phân tán về kinh tế và chính trị và thành lập tổ chức Liên bang Còn Thủ tướngAnh Churchill thì chỉ lo sợ nghĩ rằng nếu ý tưởng của Roosevelt được thựchiện thì sau khi Mỹ rút quân về nước (khoảng sau 2 năm) chỉ có Liên Xô là
lực lượng chính trị và quân sự mạnh nhất ở Châu Âu, ông ta không tán thành
việc thành lập những Nhà nước không có khả năng tồn tại độc lập tại Trung
Âu vì rất lo sợ những Nhà nước này có thể sẽ bị ảnh hưởng của Liên Xô.
Churchill đề nghị để các Bang phía Nam Đức gồm Sachsen, Bayern, Pfalz,
Baden và Wuerttemberg lập thành một cực đối trọng với Phổ Những Nhà
nước này sẽ kết hợp với Áo và Hungari tạo thành "Liên minh Donau" (gồm
các nước bên bờ sông Danuyp) Stalin cực lực phản đối một kiểu Nhà nước
như vậy Các nhà ngoại giao Anh cũng phản đối việc chia cắt nước Đức, chỉ
có các tướng linh Anh là đồng tình vì họ cho rằng một nước Đức thống nhất sẽ
dễ dàng tấn công các nước khác kể cả Liên Xô, ngược lại nếu chia nhỏ nước
Trang 34Ww mn
Đức ra thi một mặt nó sé làm suy yếu nước Đức, mat khác nó cũng là “sự bao
đảm của bảo đảm một khi có nguy cơ Xô viết” Một mặt họ lo sợ một nước
Đức hùng mạnh sẽ là nguy cơ đối với họ, mặt khác họ muốn sử dụng nước
Đức như là một lá chắn để chống lại ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu Song
khi chiến sự tiếp diễn ngày càng ác liệt thì người ta dan dan ít quan tam hơn đến kế hoạch phân chia nước Đức Sau này, tại Hội nghị Jalta, Stalin một lần
nữa đề cập đến vấn đề này, tuy nhiên ông không đưa ra một kế hoạch cụ thể (ông là người duy nhất không đưa ra một kế hoạch chia cất nước Đức cụ thể
nào) mà chỉ yêu cầu đưa thêm vào "Van ban đầu hang không điều kiện” của Đức một câu “Các nước Đồng minh sẽ đề ra các biện pháp nhằm giải trừ quân
bị, phi quân sự hoá và chia cắt nước Đức nếu họ thấy cần thiết cho hoà bình và
ổn định trong tương lai ” Nhưng Văn bản trên trong thực tế cũng không được
đem ra sử dụng vào ngày 8.5.1945 Còn Roosevelt thì van nhac lại tại Jalta
rằng ông ta vẫn thấy kế hoạch của ông ta là hợp lý song cũng không làm gì
thêm để đi đến một quyết định cụ thể Ngoài ra, Hội nghị còn bàn về một số
vấn đề liên quan đến biên giới Ba Lan và Đức, ví dụ như việc Liên Xô đề nghị
kéo dài biên giới Ba Lan về phía Tây để bù vào phần đất phía Tây Liên Xô có
khoảng 6 triệu người Ukraina và Bạch Nga sinh sống đã bị Ba Lan chiếm giữ
từ những năm 1920/1921 nay sẽ được Liên Xô thu hồi Nhìn chung, Hội nghị Teheran chỉ là khúc dạo đầu, còn quyết định cuối cùng của các Nguyên thủ
quốc gia nằm ở các văn bản cuộc gặp gỡ Jalta và Hội nghị Potsdam sau này
Vào tháng 01 năm 1944, Héi đồng Tu vấn Chau Ai (European Advisory
Commission-EAC) bao gồm dai diện của ba cường quốc đã nhóm hop tạiLondon Hội nghị này bàn về những kế hoạch cho thời gian ngay sau khi phátxít Đức đầu hàng Những kế hoạch được thoả thuận trong Hội nghị London
sẽ được Churchill, Roosevelt va Stalin phê chuẩn tại Hội nghị Jalta vào tháng
2.1945 Theo các kế hoạch hậu chiến, nhằm bảo đảm có thể kiểm soát chặt
chẽ nước Đức, trước mắt, các nước Đồng minh sẽ chiếm đóng hoàn toàn lãnh
Trang 35thổ Đức trong khoảng thời gian chưa xác định Ngày 12.9.1944, ba nước Mỹ,
Anh và Liên Xô đã ký một Nghị định thư chia nước Đức thành ba vùng do ba
nước chiếm đóng Theo đó, lãnh thổ nước Đức được giới hạn theo đường biên
giới được định từ trước chiến tranh, ngày 31.12.1937, tức là trước khi Đức
thực hiện việc chiếm đóng các quốc gia khác Điều đó có nghĩa là cả Áo, vùng
Sudeten và các vùng đất khác đã bị Đức sáp nhập vào lãnh thổ của mình năm
1938 và trong suốt thời gian chiến tranh sẽ được trả về cho "chu cũ" Liên Xô
sẽ chiếm đóng phần “phía Tay’’ gồm cả tỉnh Đông Phổ nằm ở phía Đông
đường biên được định trên tấm bản đồ “Map A” kèm theo (xem phụ lục) Đường biên này đồng thời đã là ranh giới giữa các Bang và các tỉnh của nước
Đức, sau này là đường biên giới chính thức giữa Cộng hoà Dân chủ Đức và
Cộng hoà Liên bang Đức, là ranh giới giữa hai khối Đông- và Tây Au, ranh
giới giữa hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa ở châu Âu Đối với
Thủ đô Berlin, Nghị định thư có dành ra những điều khoản đặc biệt: Berlin
không thuộc vào vùng kiểm soát của Liên Xô (mặc dù nằm ở phía Đông và
thành phố sau này hoàn toàn do Hồng quân Liên Xô đánh chiếm), mà bị chia
thành ba khu vực chiếm đóng của ba nước Anh, Mỹ, Liên Xô Trên thực tế,
Nghị định thư bát đâu có hiệu lực sau ngày phát xít Đức đầu hàng, ngày
9.5.1945 Sau ngày 26.7.1945, một Hiệp định bổ sung đã công nhận nước
Pháp cũng là một nước thắng trận do tính đến những chiến tích của Pháp dưới
sự chỉ huy của Tướng De Gaulle đã tổ chức nhiều đơn vị lớn đánh sang Đức
sau khi nước Pháp được giải phóng vào tháng 8 năm 1944 Và nước Pháp cũng
nhận được quyền kiểm soát một phần nước Đức va một phân Berlin từ các
vùng kiểm soát của Anh và Mỹ.
Một văn bản khác của EAC được ban hành ngày 14.11.1944 qui định cụ
thể việc tổ chức hệ thống kiểm soát nước Đức: Tại các khu vực chiếm đóng
của mỗi nước, các Tổng chỉ huy sẽ thực hiện quyền tối cao của mình căn cứ
vào sự chỉ đạo của Chính phủ họ Để quản lý các vấn đề chung của nước Đức,
Trang 36một Hội đồng Kiểm soatTM được thành lập bao gồm các Tổng tư lệnh quân đội
các nước Đồng minh Hội đồng này có chức năng bảo đảm sự thống nhất hànhđộng của các Tổng tư lệnh các khu vực chiếm đóng ở mức độ có thể, giám sát
hoạt động của cơ quan hành chính Trung ương Đức sẽ làm việc dưới sự chỉ
đạo của Hội đồng Kiểm soát và lãnh đạo các cơ quan hành chính Berlin Các
quyết định của Hội đồng này phải được các thành viên Hội đồng nhất trí thông
qua Sau này, khi nước Đức bị chia thành các khu vực chiếm đóng, Hội đồng
Kiểm soát đã được tuyên bố thành lập và chính thức đi vào hoạt động
Ngày 4.2.1945, khi nguyên thủ của ba nước Liên Xô, Anh, Mỹ gặp
nhau tại Krim để nhóm họp Hội nghị Jalta thì quan đội ba nước đã tiến vào sát
cửa ngõ của Đức Trước đó, ngày 21.10 1944, Aachen là thành phố đầu tiên của Đức đã bị chiếm đóng, Hồng quân Liên Xô đã bắt đầu tấn công Đông
Phổ, Schlesien và Berlin Trong Hội nghị này các thành viên đều có chung
một cảm giác tận hưởng chiến thắng đầu tiên.
Các nước Đồng minh đã thảo luận và đi đến kết luận về những kế hoạch
quân sự của ba nước Đồng minh nhằm đánh bại kẻ thù chung là phát xít Đức.
Bộ chỉ huy quân sự của ba nước Đồng minh đã có các cuộc gặp gỡ hàng ngày
trong thời gian Hội nghị Những cuộc thảo luận này được coi là thoả mãn về mọi mặt và đi đến kết luận là mọi cố gắng quân sự của ba nước Đồng minh
sẽ được phối hợp chặt chẽ hơn và các cuộc trao đổi thông tin giữa các Bộ chỉ
huy quân sự các nước sẽ tiếp tục được tiến hành Việc ấn định thời gian, phạm
vi và phối hợp các cuộc tấn công mới với hiệu quả lớn hơn của các lực lượng
bộ binh và không quân từ 4 phía Đông, Tây, Bắc, Nam vào trung tâm nước
Đức đã được hoạch định chi tiết với sự nhất trí tuyệt đối Các kế hoạch quân
sự chung sẽ được công bố vào giờ “G” và họ đều rất tin tưởng rằng sự hợp tác
chặt chế của ba Bộ chỉ huy quân sự đã đạt được trong hội nghị này sẽ rút ngắn thời gian chiến tranh lại Các Tổng Tư lệnh quân đội ba nước đã thoả thuận
Trang 37với nhau về việc tiếp tục tiến hành các cuộc thảo luận trong tương lai nếu các
nước cho là cần thiết
Hội nghị cũng đã ra tuyên bố: Nước Đức phát xít đã bị cáo chung và
quân đội phát xít Đức sẽ phải trả giá đắt hơn cho thất bại của mình nếu chúng
tiếp tục tim cách phản khang một cách vô vọng.
Về việc chiếm đóng và kiểm soát nước Đức, các nước Đồng minh đã
thống nhất về chủ trương và kế hoạch để buộc nước Đức phát xít phải dau
hàng không điều kiện sau khi bị đánh bại hoàn toàn Theo kế hoạch đã thoả
thuận, lực lượng của ba cường quốc sẽ chiếm đóng các khu vực đã được phân
chia Có thể sẽ có một Hội đồng trung ương được lập ra nhằm quản lý và kiểm
soát phối hợp gồm các tư lệnh của ba nước với trụ sở chính đóng tại Berlin.
Bên cạnh đó ba nước thống nhất việc mời Pháp nhận kiểm soát một khu vực
và là thành viên thứ tư của Hội đồng nếu Pháp muốn Ranh giới khu vực kiểm
soát của Pháp sẽ được bốn Chính phủ quyết định thông qua đại diện của mình
tại Hội đồng Tư vấn Châu Âu.(Cùng trong Hội nghị này, các nước Đồng minh
cũng phân chia Triều Tiên vừa được giải phóng khỏi ách thống trị của phát xít
Nhật thành hai khu vực chiếm đóng với phương thức tương tự như vậy Bán
đảo Triều Tiên bị chia thành hai miền, phía Bắc vĩ tuyến 38 do Liên Xô kiểm
soát, phía Nam vĩ tuyến 38 do Mỹ kiểm soát Năm 1948, ở khu vực do quân
đội Mỹ chiếm đóng, Cộng hoà Triều Tiên được thành lập Cùng năm đó, ở miền Bắc cũng tuyên bố thành lập Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên).
Một trong những mục tiêu không thay đổi của các nước là tiêu diệt chủ
nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít Đức, làm cho Đức không bao giờ có
thể xâm hại nền hoà bình thế giới một lần nữa; quyết giải trừ và xoá bỏ toàn
bộ lực lượng quân sự Đức, đập tan vĩnh viễn Bộ chỉ huy quân sự Đức, thủphạm phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức, tiêu diệt toàn bộ cơ sở quân sự Đức,
phá huỷ hoặc kiểm soát tất cả các cơ sở công nghiệp Đức phục vụ chiến tranh;
tất cả các tội phạm chiến tranh sẽ bị trừng trị một cách công minh, nhanh
Trang 38chóng đưa ra yêu cầu bồi thường vật chất các thiệt hại chiến tranh do Đức gây
ra; xoá bỏ các đảng phát xít, luật phát xít, tổ chức phát xít; Tất cả ảnh hưởng
của chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt sẽ được loại bỏ khỏi các cơ sở
công cộng và đời sống văn hoá, kinh tế Đức; cùng nhau thực hiện biện pháp
cần thiết cho hoà bình và ổn định thế giới tương lai Họ tuyên bố không có ý
định tiêu diệt dân tộc Đức song chỉ khi chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân
phiệt bị thủ tiêu tận gốc thì người Đức mới có hy vọng có được cuộc sống ổn
định và một vị trí xứng đáng trong cộng đồng các dân tộc.
Về sự bồi thường thiệt hại chiến tranh do Đức gây ra, các nước đã xác
định mức độ thiệt hại do Đức gây ra với các nước Đồng minh va thống nhất
cho rằng Đức có nhiệm vụ bồi thường vật chất trong phạm vi có thể Những
nước được nhận bồi thường đầu tiên là các nước phải gánh chịu hậu quả nặng
nề của cuộc chiến tranh đồng thời có công lớn trong việc đánh bại phát xít
Đức Việc bồi thường có thể được tiến hành bằng ba hình thức: thanh toán một
lần từ tài sản quốc gia của Đức, cung cấp hàng hoá hằng năm trong thời hạn
nhất định hoặc sử dụng nhân công Đức Một Hội đồng chuyên giải quyết việc bồi thường thiệt hại chiến tranh sẽ được thành lập Hội đồng này sẽ bàn bạc về
phạm vi và biện pháp bồi thường thiệt hại do Đức gây ra đối với các nước Đồng minh Hội đồng bao gồm đại diện của các nước Liên Xô, Mỹ và Anh sẽ
được thành lập tại Moskva trong thời gian thích hợp.
Về vấn đề Ba Lan: Các nước khẳng định một lần nữa ý nguyện chung
là đều mong muốn có một nước Ba Lan tự do độc lập và dân chủ được thành
lập Kết quả thảo luận đã đi đến thống nhất các điều kiện thành lập một Chính phủ thống nhất dân tộc Ba Lan lâm thời được ba nước công nhận
Ba nguyên thủ quốc gia cho rằng biên giới phía Đông Ba Lan (giáp với
Liên Xô) cần chạy theo đường Curzon (gọi theo tên của Ngoại trưởng Anh từ
năm 1920) với một chút thay đổi ở một số khu vực, mở thêm khoảng 5-8 km
có lợi cho Ba Lan Công nhận việc Ba Lan sẽ thêm lãnh thổ ở phía Bắc và phía
Trang 39Tây, thực chất là chuyển một phần lãnh thổ Đức vào chủ quyền của Ba Lan để
bù vào phần đất phía Đông Ba Lan bị Liên Xô đòi lại
Hội nghị Jalta được các chính khách phương Tây đánh giá là Hội nghị
thành công nhất của các cường quốc Đồng minh Cố vấn của Tổng thống Mỹ
Harry L.Hopkins đã nói với nhà sử học Mỹ R.E.Sherwood: "Chúng tôi thực
lòng tin rằng một ngày mới đã bat dau, ngày mà chúng tôi đã chờ doi, đã nói đến từ nhiều năm nay Chúng tôi hoàn toàn tin chắc rằng chúng tôi đã giành
được thang lợi lớn đầu tiên cho hoà bình-"chúng tôi” ở đây là tất cả loài ngườivăn minh trên thế giới Người Nga đã tỏ rất biết điều và có tầm nhìn chiến
lược và cả ngài Tổng thống và chúng tôi đều tin chắc rằng chúng ta có thể
chung sống hoà bình với họ trong tương lai" [66, tr.712] Ca Thủ tướng Anh
W.Churchill cũng tỏ ra vô cùng phấn khởi khi nhớ lại sự kiện này: "Rời Krim
ra về, tôi có cảm giác rằng Nguyên soái Stalin va các nhà lãnh đạo Xô viết
mong muốn được chung sống với những nền dân chủ phương Tây trên cơ sở
bình đẳng và hữu nghị Tôi chưa từng thấy có Chính phủ nào dám chịu trách
nhiệm có thể mang lại nhiều bất lợi cho mình như Chính phủ Xô viết ở nước
Nga Cuộc gặp gỡ tại Krim đã củng cố mạnh mẽ niềm tin cho chúng tôi Sự
gắn bó và hiểu biết lẫn nhau giữa các cường quốc Đồng minh ngày càng sâusắc hơn "[34, tr.70]
Như vậy, ngay từ khi chiến tranh vẫn còn tiếp diễn với qui mô và cường
độ lớn trên toàn bộ lãnh thổ châu Âu, các nước Đồng minh đã họp bàn để định
đoạt số phận của nước Đức sau này Điều đó chứng tỏ các nước trong khối
Đồng minh đã rất quyết tâm, thống nhất và tin tưởng chắc chắn vào thang lợi của họ đối với nước Đức phát xít Với “Trát tw Jalia“, Mỹ và Liên Xô, hai
cường quốc mạnh nhất trong khối Đồng minh đã đạt được một số mục tiêu
chiến lược của mình Mỹ đã có thể chi phối được cục diện thế giới thông quaviệc khống chế các nước Tây Âu và Nhật Bản Liên Xô thì đạt được ba mụctiêu lớn : Mội là, bảo đảm điều kiện tồn tại và phát triển của Liên Xô; Hai là,
Trang 40thu hồi được đất đai của Đế quốc Nga bị mất trước đây trong Chiến tranh
Nga-Nhật 1904/1905 và trong cuộc Chiến tranh chống ngoại xâm và nội phản
1918-1920 va ba là, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở Châu Âu và
Châu Á, thiết lập một vành đai an toàn bao quanh phía Tây, Đông và Nam Liên Xô Trong thời gian tiếp theo đó, do có nhiều bất đồng về quan điểm
chính trị, về tư tưởng, về quyền lợi, giữa các nước Đồng minh đã nảy sinh ra
các mâu thuẫn ngày càng gay gắt và Hiệp ước Potsdam vừa là sự thoả thuận,
vừa bộc lộ sự bất đồng giữa một bên là các nước Mỹ, Anh, Pháp và một bên là
Liên Xô.
1.2.2 Hiệp ước Potsdam
Ngày 25.4.1945, lịch sử cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II lật sang trang
mới, quân đội Nga và quân đội Mỹ (đã đổ bộ lên Normandie từ 6.6 1944) gap
nhau tại Torgau, bên bờ sông Elbe, trên đất Đức Lúc này, biết là sẽ thất thủ, Hitler chỉ định Thống soái (Grossadmiral) Doenitz thay thế mình làm Quốc trưởng và tự sát ngày 30.4.1945 Ngày 2.5.1945, Hồng quân Liên Xô chiếm
Thủ đô Berlin, một kết cục thảm bại đối với quân Đức là điều không thể tránh
khỏi.
Ngày mùng 7.5.1945, đại diện quân đội Đức, đại tướng Jodl, Tổng tham
mưu trưởng quân đội Đức đã ký vào "Văn bản đầu hàng không điều kiện" của
tất cả lực lượng hai, lục, không quân Đức tai Dai bản doanh của quân đội Mỹ
ở Reims trước sự chứng kiến của Tổng chỉ huy quân đội Mỹ ở Đức
Eisenhower Văn bản nay có hiệu lực bat đầu vào lúc 0.01 giờ ngày 9.5.1945 Ngày 8.5.1945, theo yêu cầu của Stalin, lễ ký "Văn ban đầu hang không điều kiện" của nước Đức quốc xã lại được tiến hành tai Dai bản doanh của Hồng
quân Liên Xô ở Berlin-Karlshost và kết thúc vào hồi 0.16 giờ ngày 9.5.1945.
Doenitz được đưa về ở tại Murwik gần Flensburg và ngày 23.5.1945 bị Đồng
minh hạ bệ và bắt giữ Chính quyền phát xít quân phiệt của nước Đức quốc xã
hoàn toàn sụp đổ.