Trong khi đó, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện cuộc vậnđộng thành lập Đảng dưới góc độ lịch sử sử học, điều này thực sự cần thiết để phảnánh được quá trình nghiên cứu cuộc vận
Trang 1ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HO THỊ LIÊN HƯƠNG
MOT SO VAN DE LICH SU SU HOC
LUẬN ÁN TIEN SĨ LICH SỬ
Hà Nội - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Hoàng Hồng
Các số liệu trong luận án là trung thực, bảo đảm tính khách quan Các tài liệu
tham khảo có nguồn gôc, xuât xứ rõ ràng.
Tác giả luận án
Hồ Thị Liên Hương
Trang 4lệ tạo thêm nhiều động lực cho tôi quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này.
Tôi xin được gửi lời cám ơn đến quý Thầy Cô trong Bộ môn Lý luận sử học,
đặc biệt là PGS.TS Phan Phương Thảo - Trưởng Bộ môn va TS Dinh Thị Thùy Hiên
đã không quản ngại luôn cho tôi những đóng góp sâu sắc về chuyên môn, cũng như
các công việc liên quan trong quá trình hoàn thành luận án Tôi cũng xin được gửi lời
tri ân đến PGS.TS Tran Kim Dinh đã luôn quan tâm, động viên và những giải đápnhững thắc mắc của tôi
Dé hoàn thành luận án này, những đóng góp của quý Thay Cô trong và ngoàikhoa Lịch sử, các chuyên gia là vô cùng quý báu và đó là một phần quan trọng để tôi
có được kết quả như ngày hôm nay Tôi xin phép gửi lời cám ơn chân thành đến:PGS.TS Vũ Quang Hiển, PGS.TS Nguyễn Thị Mai Hoa, GS Đỗ Quang Hưng,
PGS.TS Lê Văn Thịnh, TS Đặng Kim Oanh và TS Nguyễn Văn Khoan.
Tôi xin được tỏ lòng biết ơn đến tập thể Thầy Cô trong khoa Lịch sử, nơi đãcho tôi cơ hội được gắn bó ké từ những ngày đầu mới vào trường đến ngày hôm nay.Tôi xin được gửi lời cắm ơn sâu sắc đến Thầy Cô trong Ban Chủ nhiệm Khoa, đặcbiệt là PGS.TS Vũ Văn Quân - Trưởng khoa Lịch sử Thầy luôn tạo điều kiện, khích lệtỉnh thần vượt khó, không ngừng vươn lên trên con đường học trò đã lựa chọn Tôi cũngxin gửi lời cám ơn chân thành đến ThS.Trinh Văn Bằng, ThS Bùi Thị Bích Ngọc, là
những đồng nghiệp trân quý, người anh, người em luôn đồng hành cùng tôi trong suốt
quá trình hoc tập cũng như thực hiện luận án nay Xin chân thành cam ơn sự giúp đỡ
nhiệt thành của PGS.TS Trần Thiện Thanh, PGS.TS Đặng Hồng Sơn, PGS.TS Phạm
Trang 5Văn Thủy, TS Đỗ Thị Thanh Loan, TS Trương Thị Bích Hạnh, TS Hoàng Thị Hồng
Nga, TS Phạm Minh Thé, TS Hồ Thanh Tâm
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Nhà trường, các phòng chứcnăng, các bộ phan phụ trách của trường Đại học KHXH&NV đã giúp tôi có được điềukiện nâng cao trình độ học vấn của mình, cũng như các công việc liên quan trong quá
trình thực hiện luận án.
Tôi xin dành một lời cám ơn sâu sắc đến các trung tâm, cơ sở cung cấp nguồn
tài liệu: Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Lịch sử Quân sự,
Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Khoa Lịch sử,Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Hà Nội, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ươngĐảng Xin cám ơn chị Bùi Thanh Huyền cán bộ Trung tâm Thông tin Thư viện Đạihọc Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình khai thác tư liệu
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cám ơn đặc biệt đến gia đình Bố me, anh chị
em hai bên gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc cho gia đình nhỏ của tôi Chồng vàhai con là điểm tựa và cũng là động lực phan đấu không ngừng của bản thân tôi
Tác giả luận án
Hồ Thị Liên Hương
Trang 6MỤC LỤC
1 Lý do chọn đề tài ¿- ¿- csSE SE E 1911211211215 2121111111111111 111111111111 6
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - 5 55+ + x++vE+sekseeeseesse 8
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ¿- 2 2 2+ +EeEE#EE+EE+EEEEEEEEEEeEEeEkerkrrkrrerei 9
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 2-5522 £+£x+£xzE+zEesrxerxezes 10
5 Đóng góp của đề tài -¿- ¿5c St t EEEE1911011211211 2111111111111 11 111111111 1111 re 12
6 Cấu trúc luận án -:-++++++2E++++tt2EEEYttEEEEErtEEE.rttttrirrtrirrrriirrriirrre 12Chương 1 TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN DEN
DE TAI LUAN AN 00775 dd 14
1.1 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 2 ¿52 5 x+c<+zszez 141.1.1 Cac công trình liên quan đến lịch sử sử học lịch sử Việt Nam cận hiện đại và
lịch sử sử học Đảng Cộng sản Viet N@IH SG ng key 14
1.1.2 Các công trình liên quan đến lich sử nghiên cứu cuộc vận động thành lập Dang 281.2 Khái quát kết quả nghiên cứu và những van đề luận án tập trung giải quyét 321.2.1 Khái quát kết quả nghién CUU - + 2-5252 +EeSE‡EE‡EEEEESEEEEEEEEEEEEEerkerkerkerses 321.2.2 Những vấn dé luận án tập trung giải quyẾL 2-©5e©ce+cccecterterrserserrees 33Tiểu kết chương 1 2 £ +52 S£+keSEEEEEEEE 1211211215 217171111111 111.1111111 1e 34
Chương 2 NGHIÊN CỨU VE CUỘC VAN ĐỘNG THÀNH LẬP DANG
CONG SAN VIỆT NAM - GÓC NHÌN ĐỊNH LƯỢNG -: 362.1 Nghiên cứu cuộc vận động thành lập Đảng trên các tạp chí: những số liệu
lon r 36
2.1.1 Về số lượng bài viết trên ba tap Chí - 2: 5+©52+St+EE+EEc£E+EEEEEeEErresrkerkeres 362.1.2 Về hệ thống tác iG cececsecsesssessessesssessesssssessessessusssessessessusssessessssssessessecsessseeseeseess 392.1.3 Về hệ thong tài liệu sử dụng trong các nghiÊH CỨU -©cc©ce+ce+csscecss 452.2 Các xu hướng nghiên cứu về cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam54
2.2.1 Xu hướng nghiÊn CU CÍHH «cv KH TH ng ngàn 54
2.2.2 Nghiên cứu các vấn để lịch sử cụ thể -e-c-ct+tcckcEEEEkEEEEEEEEkrkerkerrrkerrvee 58Tiểu kết chương 2 - +: +52 SE+EE9EE2E52EE219E192191111211211111111111111 21.11.1111 E11xe 65
Trang 7Chương 3 TRI THỨC LICH SỬ VE CUOC VAN ĐỘNG THÀNH LAP DANG
CONG SAN VIỆT NAM 5 5c ST 211211211211 11011011211211211 211111111 1 re 673.1 Những yếu tố tác động đến cuộc van động thành lập Đảng 67
3.1.1 Cách mang Tháng Mười Nga ( I9 Ï7)L chi tre 67
3.1.2 QUOC té CONG SAI nh ga 693.1.3 Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam nửa cuối thé kỷ XIX, dau thé kỷ XX 133.1.4 Các phong trào đấu tranh chống Pháp -:- 5c ©5c©c2cscceEtezkcereerkerkeres 793.2 Nguyễn Ai Quốc tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam 843.2.1 Hành trình đến với chủ nghĩa Mác - Lénin của Nguyễn Ai Quốc (1911-1920) 843.2.2 Hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1921 - 1929 873.2.3 Nội dung tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ai QuUỐC -: ¿-2-c555c552 933.3 Vai trò của một số chiến sĩ cách mang trong cuộc vận động thành lập Dang973.3.1 Thế hệ cách mạng dau tiên của Việt Nam tại các lóp huấn luyện ở Quảng Châu 97
3.3.2 Những cá nhân có liên quan tới hội nghị thành lập Đảng 102
3.4 Các tổ chức yêu nước và cộng sản ở Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt
Nam được thành lập - - - c 222211231121 1111 1311111821111 01111 81 81 1x xe, 107
3.4.1 Sự ra đời và phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên 107 3.4.2 Sự ra đời và phân hóa của Tân Việt Cách mang Đảng 110
3.4.3 Các tổ chức CONG SAN 5c St SE ESEEEEEEEEEEEE111111 1111110111111 rreg 111
3.5 Dang Cộng sản Việt Nam ra đời - ccc ceeeseeeneceeesceeseeeaeeeaeeeeeeaeeeaes 114
3.9.1 Hội nghị hợp nhất các tổ chức CONG SỈT Ăn iệt 1143.5.2 Cương lĩnh Chính trị dQu tiÊN - 5: 5+SES£+E£‡ESEESEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrrrkerkee 116
3.5.3 Y nghia Hội nghị thành lập Đảng và sự ra đời của Đảng 119
Tiểu kết chương 3 -¿- 2 252222 2E2EE XE EEE12112112112112111111 111111111 1 cye 122
Chương 4 MOT SO VAN DE CÓ Ý KIEN CHUA THONG NHAT 1234.1 Những yếu tố tác động đến cuộc vận động thành lập Đảng 1234.1.1 Vai trò của Quốc tế cộng sản đổi với hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản 23
Trang 84.1.2 Tính chất, đặc điểm của xã hội Việt Nam, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam
trước khi Đảng 1 đỜI HH HH Hệ 128
4.1.3 Những điều kiện và quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 135
4.2 Hội nghị thành lập Đảng - - À2 ST HH HH ng rêu 139
4.2.1 Thời gian diễn ra Hội nghị thành lập Đảng, - 5+5 5cccsce+czeczeceeei 1394.2.2 Về địa điển diễn ra Hội nghị thành lập Đảng -2-525sccccccccscsee 1454.2.3 Thành phan tham dự Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng SAN - 1484.3 Cương lĩnh chính trị đầu tiên - - 2: 52 SE+S£+E£E+EeEEEEEEEErEkrrrrrerrees 1524.3.1 Việc xác định bản Cương lĩnh đâu tiên 2©-e+cc++ce+Esrerkerrerrsersee 1524.3.2 Người soạn thảo Cương lĩnh chính trị đâu tiên -z©-e+ceeceecccscssred 162
4.3.3 Cơ sở lý luận của Cương Tin cv Hiệp 163
4.3.4 Cương lĩnh chính trị đâu tiên và Luận cương chính trị tháng 10/1930 166Tiểu kết chương 4 2-2-2 £+SE+SEE SE XE EEE1011211211211 11111111111 111.1 c1 ty 173KET LUẬN 2-5251 2x2 22121211211 27121121121111111 21111111111 11k 174
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐÉN
00.9.) — 182
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHÁO 2-22 522E+2££+£Ez+£Eezzxrzzeee 183
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT
Chữ viết tắt Chữ viết day đủ
ĐDCSLĐ Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
DCSVN Dang Cộng sản Việt Nam
HVNCMTN Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
TCNCLS Tap chí Nghiên cứu Lich sử
NXB Nhà xuất bản
TCLSĐ Tạp chí Lịch sử Đảng
TCLSQS Tap chí Lich sử Quân sự
TVCMĐ Tân Việt Cách mạng Đảng
VNTNCMDCH Viét Nam Thanh nién Cach mang Đồng chí Hội
VNQDĐ Việt Nam Quốc dân Đảng
Trang 10Biểu đồ 2.4: Số lượt trích dẫn từ các tác phẩm của C.Mác - Ang ghen, Lênin, Stalin,
Mao Trạch Đông trên ba tạp CÍ - 5 + 1xx vn ng ng Hàn rệt 49
Biểu đồ 2.5: Số lượng bài viết theo vấn đề trên ba tạp chí (giai đoạn 1955 - 2015) 56Biểu đồ 2.6: Số lượng bài viết về Nguyễn Ái Quốc phân bé theo nội dung trên ba tạp chí 59
Biểu đồ 2.7: Số lượng bài viết về hoàn cảnh lịch sử cuộc vận động thành lập Đảngtrên ba tạp Chi VIẾK - ¿- ¿- -kStềEE2EE9E12E121215111111111211215 111111111111 1 111111 1 gye 61Biểu đồ 2.8: Số lượng bài viết về các nhân vật lịch sử liên quan tới cuộc vận động
thành lập Đảng trên ba tap Chí - G5 1 E911 13101 1191011 9111901019 HH 64
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Lịch sử sử học là một lĩnh vực quan trọng trong nghiên cứu lịch sử nói
chung và trong công tác lý luận sử học nói riêng Theo Hà Văn Tan, nói đến lịch sử
sử học là nói đến lịch sử của tỉnh thần lịch sử, của nhận thức lịch sử và cách biênsoạn lịch sử qua các thời kỳ khác nhau, trên các không gian khác nhau của thế giới[Hà Văn Tan, 2012, tr.12] Lich sử sử học giúp ta thay được quá trình hình thành vàphát triển của khoa học lịch sử, những đặc trưng cơ bản của các thời đại sử học, sựtiến triển của tư tưởng sử học, của phương pháp sử học trong diễn trình lich sử lâudài Với việc đánh giá tổng kết thành tựu cũng như hạn chế của khuynh hướng sửhọc, quan điểm của nhà sử học, của nền sử học; khăng định tính hiệu quả của phươngpháp nghiên cứu; chỉ ra những khoảng trống tri thức sẽ giúp nâng cao nhận thức lịch
sử, đồng thời hỗ trợ rất lớn vào quá trình định hướng nghiên cứu Việc nâng cao nhậnthức lịch sử là yếu tố quan trọng nhất đề khiến lịch sử gần với hiện thực hơn, đầy đủhơn, khách qua hơn, từ đó, lịch sử sẽ làm tốt vai trò dự báo Như vậy, lịch sử sử họcgóp phần quan trọng thúc đây sự phát triển của khoa học Lịch sử Khi nghiên cứu vềlịch sử sử học của một vấn dé cụ thé sẽ có được nguồn tri thức chuyên sâu về vấn đề
đó, đây chính là cơ sở để đánh giá chính xác khuynh hướng sử học của các nhànghiên cứu, có thê khai thác các yếu tố tích cực và hạn chế những yếu tố tiêu cực củaphương pháp sử học trong nghiên cứu trước, xác định và giải quyết tốt các vấn đềcòn đặt ra trong nghiên cứu Với tam quan trọng của việc nghiên cứu lịch sử sửhọc, sử học Việt Nam đã có những công trình về lịch sử sử học mang tính khái quát,
hoặc cụ thể Những kết quả đã đạt được trong nghiên cứu lịch sử sử học Việt Nam là
to lớn, tuy nhiên chưa có nhiều công trình nghiên cứu lịch sử sử học về những vấn đềlịch sử cụ thé, đặc biệt là những van đề thuộc lịch sử sử học Việt Nam cận hiện dai
và lịch sử ĐCSVN.
1.2 Hồ Chí Minh từng nói lịch sử của Đảng là “một pho lịch sử bằng vàng”[Hồ Chí Minh toàn tập, 2011, tr.404] ĐCSVN ra đời là bước ngoặt lớn trong lịch sửcách mạng Việt Nam, cham dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và lực lượng lãnh
Trang 12đạo, đưa cách mạng Việt Nam phát triển và giành những thắng lợi vĩ đại Với nhữngđặc điểm và ý nghĩa ra đời quan trọng của Đảng, cuộc vận động thành lập Đảng thu
hút sự quan tâm đông đảo của các nhà nghiên cứu lịch sử Đảng nói riêng và lịch sử
Việt Nam nói chung Trong hơn nửa thế kỷ, đã có một số lượng lớn những công trìnhnghiên cứu liên quan đến vấn đề này được công bó Những công trình này rất phongphú, đa dang về cả hình thức và nội dung, trong đó có nhiều công trình bước đầu tổngkết được thành tựu của các nghiên cứu đi trước, phản ánh sự thay đồi trong nhận thứclịch sử về cuộc vận động thành lập DCSVN Bên cạnh những tri thức có sự thốngnhất, nhiều vấn đề đã được nhìn nhận, đánh giá lại và không ít vấn đề còn có quanđiểm khác biệt Trong khi đó, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện cuộc vậnđộng thành lập Đảng dưới góc độ lịch sử sử học, điều này thực sự cần thiết để phảnánh được quá trình nghiên cứu cuộc vận động thành lập Đảng trong sự phát triểnchung của nền sử học Việt Nam hiện đại một cách khái quát, hệ thong va toan diénnhất, từ đó có thé gợi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo
1.3 Trong quá trình nghiên cứu về cuộc vận động thành lập Đảng, có xu hướng,những nghiên cứu mang tính cập nhật nhất, chuyên sâu và liên tục, thê hiện được quanđiểm cá nhân của các nhà sử học thường được đăng tải trên các tạp chí khoa học, trong
đó tập trung chủ yếu trên ba tạp chí khoa học lịch sử: TCNCLS, TCLSĐ va TSLSQS.TCNCLS là tạp chí khoa học ngành Lich sử với bề dày về thành tựu và uy tín, là cơ quanngôn luận của giới sử học Việt Nam ra đời sớm nhất từ những năm 50 thế kỷ XX.Những van đề được phản ánh trên TCNCLS rất phong phú, phản ánh quá trình nhậnthức các vấn đề lịch sử với nhiều bồi đắp, thay đổi trong đó có 100 bài viết về LSĐ liên
quan tới cuộc vận động thành lập Đảng (từ 1954-2015) TCLSĐ với tư cách là tạp chí
khoa học chuyên ngành với chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu lý luận về chủ nghĩaMác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những tư liệu mới về lịch sử DCSVN, về HồChí Minh, góp phần phục vu sự nghiệp cách mạng của Đảng đã công bố nhiều kết quanghiên cứu mới, góp phan làm sáng tỏ, bổ sung, phát triển nhiều van đề thuộc lịch sửĐảng TCLSĐ - diễn đàn lớn của khoa học lịch sử Đảng - là tạp chí có số lượng nhiềunhất các nghiên cứu liên quan tới cuộc vận động thành lập ĐCSVN trong số các tạp chí
Trang 13khoa học lịch sử với 176 bài (từ 1983 đến 2015) TCLSQS là tạp chí chuyên về lịch sửquân sự, tập trung vào vấn đề về lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự Lịch sửquân sử và lich sử DCSVN có mối quan hệ chặt chẽ, vì thế, trên Tạp chí này vẫn cónhững công bố về lich sử DCSVN, trong đó có 29 bài viết có liên quan tới cuộc vậnđộng thành lập Đảng với nhiều bài viết có giá trị, thể hiện những nhận thức mới hoặc
có tư liệu dẫn tới những nhận thức mới về cuộc vận động thành lập ĐCSVN
Việc xem xét quá trình nghiên cứu về cuộc vận động thành lập ĐCSVN trên batạp chí về lịch sử có uy tín khoa học cao và bề dày truyền thống vượt trội đưới góc độlich sử sử học sẽ làm rõ được những thành tựu nghiên cứu, những khoảng trống tri
thức còn tồn tại và cần được lấp day Việc chi ra những van đề có ý kiến khác biệt
không chỉ có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu tri thức lịch sử tiếp sau mà còn đóng
góp vào việc nhận diện tư liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
Với những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài Cuộc vận động thànhlập Đảng Cộng sản Việt Nam: Một số van đề về lich sử sử học làm đề tài luận ánTiến sĩ Sử học, chuyên ngành Lịch sử sử học và Sử liệu học
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu: Lầm rõ những tri thức lịch sử đã được tích lũy, chỉ ra
những vấn đề còn có những ý kiến khác nhau, những khoảng trống nhận thức và gợi
mở vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về cuộc vận động thành lập Đảng Từ đó, đưa racái nhìn khái quát, hệ thống, tương đối toàn diện về lịch sử nghiên cứu cuộc vận động
thành lập Đảng.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thống kê, hệ thống hóa, định lượng hóa các nghiên cứu về cuộc vận độngthành lập Đảng trên TCNCLS, TCLSD và TCLSQS ở những chiều cạnh khác nhau
- Tong hop các tri thức lich sử đã đạt được về cuộc vận động thành lập DCSVNtrên các bài viết ở ba tạp chí
- Tổng hợp các quan điểm, ý kiến còn chưa thống nhất về quá trình vận động
thành lập ĐCSVN.
- Luận giải về những tri thức lịch sử chưa thống nhất, những vấn đề ít được đềcập hoặc những khoảng trống trong nghiên cứu về cuộc vận động thành lập DCSVN
Trang 143 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình và kết quả nghiên cứu về cuộcvận động thành lập ĐCSVN qua các bài viết trên TCNCLS, TCLSĐ, TCLSQS
Pham vi nghiên cứu
Các công trình được khảo cứu là những công bố trên TCNCLS, TCLSĐ và
TCLSQS Các nhà khoa học thường có hai xu hướng, một là trước khi ra chuyên
khảo, các nhà khoa học sẽ công bố những kết quả nghiên cứu mang tính cập nhật vàchắt lọc nhất trên các tạp chí chuyên ngành; hai là trong quá trình nghiên cứu, cácnhà khoa học sẽ công bố một phần kết quả đạt được Với xu hướng như vậy,TCNCLS, TCLSD và TCLSQS được các nhà khoa học có định hướng nghiên cứu về
lịch sử DCSVN ưu tiên lựa chọn Ba tạp chí này trở thành những tạp chí chuyên
ngành uy tín và là diễn đàn khoa học lớn của giới nghiên cứu lịch sử với các công bốmang tinh cập nhật, thé hiện đậm nét những kết quả nghiên cứu của nhiều loại hình
Về thời gian: thời gian bắt đầu khảo sát của luận án là khi các tạp chí ra đời (có
kế đến những nội san hay tập san tiền thân của tạp chí) Trong đó, TCNCLS ra đời từnăm 1959 (với tiền thân là Tập san Nghiên cứu Văn - Sử - Dia từ 1954); TCLSD rađời năm 1983 (tiền thân là Nội san Nghiên cứu Lịch sử Đảng) và TCLSQS ra đờinăm 1986 (tiền thân là tờ Nghiên cứu Lịch sử Quân sự ra đời năm 1982) Trong quátrình thống kê, chúng tôi tiến hành thống kê trên Tập san Nghiên cứu Văn - Sử - Dia
từ 1955 và TCLSQS từ năm 1988 bởi đây là năm đầu tiên trên tập san và tạp chí cóbài viết liên quan tới cuộc vận động thành lập Đảng Đối với TCLSĐ, do khó khăntrong tiếp cận tài liệu, không thé tiếp cận đầy đủ các số nội san của Tạp chí, chúng tôitiễn hành thống kê bắt đầu năm 1983, năm ra đời của Tạp chí và cũng là năm đầu tiênTạp chí có bài viết liên quan tới cuộc vận động thành lập DCSVN Thời gian kết thúckhảo sat là năm 2015 - năm kỉ niệm 85 năm thành lập DCSVN, và là năm có nhiềucông trình nghiên cứu về lịch sử Đảng và cuộc vận động thành lập Đảng xuất hiện.Năm 2015 đặt dấu mốc trong quá trình tích lũy tri thức về cuộc vận động thành lậpDCSVN với nhiều tri thức mới, nhận thức mới, đánh dau 60 năm nghiên cứu về cuộcvận động thành lập Đảng tính từ công trình đầu tiên về nội dung này trên TCNCLS
Trang 15(1955) Nhiều nội dung của cuộc vận động đã có đủ độ lùi cần thiết để được các nhànghiên cứu tiếp cận, phản ánh chân thực, đầy đủ và toàn diện.
Về nội dung: Luận án khảo cứu quá trình nghiên cứu về cuộc vận động thànhlập ĐCSVN với mốc mở đầu là năm 1920 - năm có nhiều sự kiện chính trị quantrọng, đánh dấu bước chuyên biến mạnh mẽ về tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc từ chủnghĩa yêu nước đến với CN M-LN và bắt đầu các hoạt động truyền bá CN M-LN vàoViệt Nam; mốc kết thúc là đầu năm 1930 với sự kiện thành lập DCSVN Các nộidung cơ bản được dé cập: 1 Xu hướng nghiên cứu (nhận diện dưới góc độ thống kê
định lượng bài nghiên cứu trên ba tạp chí); 2 Tri thức lịch sử đã được tích lũy bao
gồm một số nội dung chính: yếu tố quốc tế và trong nước tác động đến cuộc vậnđộng thành lập DCSVN; vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thànhlập Dang; sự ra đời của các tổ chức cộng san ở Việt Nam trước khi thành lập Dang;hội nghị thành lập Đảng ; 3 Ý kiến tranh luận và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về
cuộc vận động thành lập Đảng.
Luận án nhận diện và đánh giá quá trình nhận thức về cuộc vận động trên ba tạpchí trong một giai đoạn, trong một vài trường hợp cần thiết, để làm rõ hơn nội dung
nghiên cứu, luận án có thé mở rộng hơn so với phạm vi đã nêu.
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu
- TCNCLS, TCLSD, TCLSQS là nguồn tài liệu chính của luận án
- Những nghiên cứu liên quan đến cuộc vận động thành lập ĐCSVN đã đượccông bố ngoài ba tạp chí trên là nền tảng tri thức quan trọng dé người viết kế thừa, sosánh, đối chiếu trong những trường hợp cần thiết
- Tài liệu lưu trữ, hồi ký, tài liệu khác dé tiễn hành lí giải những khác biệt vàtìm câu trả lời cho những nội dung chưa thống nhất
- Các công trình nghiên cứu đã được công bồ liên quan đến luận án
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở áp dụng một số phương pháp nghiên cứu:
10
Trang 16- Phương pháp lịch sử, phương pháp logic là hai phương pháp được sử dụng
trong toàn bộ luận án Hai phương pháp này giúp luận án có cái nhìn xuyên suốt diễn
trình nghiên cứu cuộc vận động thành lập Đảng trong lịch sử sử học Việt Nam với
đầy đủ nội dung và hình thức trong một logic chặt chẽ, từ đó thấy rõ được những thayđối, bé sung và những đặc thù hay phô biến, cũng như đặc điểm trong nghiên cứu
- Chương 1, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp,nghiên cứu văn ban dé đánh giá tình hình nghiên cứu về lich sử sử học Việt Nam valịch sử sử học về cuộc vận động thành lập Đảng
- Chương 2, tiếp cận van dé dưới góc độ định lượng, chúng tôi sử dụng chủ yếuphương pháp thống kê, phương pháp hệ thống và phương pháp phân tích nội dungđịnh lượng Phương pháp thống kê là phương pháp hữu hiệu trong xử lý tư liệu đámđông Đây là phương pháp thu thập, xử lý, phân tích về mặt “lượng” của các hiệntượng dé tìm hiểu bản chat và tính quy luật vốn có của chúng trong những điều kiện
và thời gian cụ thé Tác giả sử dụng phương pháp này dé lựa chon thu thập, xử ly 305công trình nghiên cứu trong tổng số gần một nghìn công trình có nội dung xoay xung
quanh cuộc vận động thành lập Đảng trên TCNCLS, TCLSĐ, TCLSQS từ khi các tạp
chí ra đời đến năm 2015 Sau khi đã thống kê được 305 bài nghiên cứu, chúng tôi sửdụng phương pháp hệ thống nhằm phân loại các vấn đề trong nội dung nghiên cứu và
đặt chúng trong một logic chặt chẽ Phương pháp phân tích nội dung định lượng được
sử dụng trong việc kiểm đếm số lần xuất hiện của các từ khóa trọng tâm của cuộc vậnđộng thành lập đảng Phương pháp này được sử dụng kết hợp với phương pháp thống
kê, phương pháp hệ thông đem đến kết quả tin cậy
- Trong chương 3 và chương 4 của luận án, chúng tôi sử dụng phương pháp so
sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp các tri thức và các nguồn tài liệu đã được sửdụng để nghiên cứu về cuộc vận động thành lập Đảng trong 305 bài viết trên 3 tạpchí, từ đó tìm thấy được những nội dung tương đồng, những dị biệt trong nghiên cứu
và bước đầu luận giải những khác biệt từ nguồn tư liệu
- Luận án còn sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp một số chuyên gia nhưGS.TS Đỗ Quang Hưng, PGS.TS Vũ Quang Hiên, TS Nguyễn Văn Khoan từ đó làm
11
Trang 17rõ hơn một số nội dung, tư liệu và phương pháp nghiên cứu trong các công bố về
cuộc vận động thành lập Đảng trên ba tạp chí.
5 Đóng góp của đề tài
Về sử liệu: Từ việc chỉ rõ, so sánh, đối chiếu, hệ thống hóa những nguôn sử liệuđược nhà nghiên cứu sử dung trong các công bố, luận án cung cấp cơ sở dữ liệu phục vụnghiên cứu về lịch sử ĐCSVN, lịch sử sử học Việt Nam thời kỳ hiện đại
Về tri thức lịch sử: Thứ nhất, luận án bước đầu nhận diện một cách tương đốikhái quát về lịch sử nhận thức quá trình vận động thành lập Đảng Thứ hai, dưới góc
nhìn định lượng, luận án phân tích hoạt động nghiên cứu cuộc vận động thành lập
Đảng trên nhiều phương diện, đưa đến bức tranh tông thé hoạt động nghiên cứu trên
ba tạp chí trong bối cảnh phát triển của nền sử học Việt Nam từ 1954 đến 2015 Thứ
ba, luận án khăng định sâu thêm những tri thức lịch sử đã thống nhất, đem đến cáinhìn tương đối toàn diện, tổng quát và có hệ thống về cuộc vận động thành lập Đảngđược phản ánh trong những công bồ trên ba tạp chí Thứ tư, luận án chỉ ra những van
đề còn có những ý kiến chưa thống nhất, những “khoảng trống”, những vấn đề ítđược nhắc đến, sự thay đôi nhận thức của nhà sử học trong cùng một vấn đề nghiêncứu Những kết quả của luận án sẽ góp phần gợi mở kha năng và thúc day quá trìnhnghiên cứu về cuộc vận động thành lập Đảng nói riêng và lich sử ĐCSVN nói chung
vê giảng dạy: Luận án cũng có thể trở thành một tài liệu tham khảo có giá trịđối với việc đào tạo một số chuyên ngành như Lịch sử sử học và Sử liệu học, Lịch sửĐảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử Việt Nam cận hiện đại, Hồ Chí Minh học, Chínhtrị học Luận án cũng có thể là một tài liệu tham khảo cho các tác giả trong quá trìnhbiên soạn những tài liệu cơ bản như giáo trình đại học, sách giáo khoa phô thông cóliên quan đến cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1920-1930
6 Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến dé tài luận ánChương 2: Nghiên cứu về cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam -
Góc nhìn định lượng
12
Trang 18Chương 3: Tri thức lịch sử về cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt NamChương 4: Một số vấn đề có ý kiến chưa thống nhất
Ngoài ra, trong luận án còn có các mục Lời cam đoan, mục lục, danh mục chữ
viết tắt, danh mục các bảng và biéu đỏ, tài liệu tham khảo và phan phụ lục
13
Trang 19Chương 1
TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CUU
LIEN QUAN DEN DE TAI LUAN AN
1.1 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Các công trình liên quan đến lịch sử sử học lịch sử Việt Nam cận hiện đại
và lịch sứ sứ học Đảng Cộng sản Việt Nam
Cuộc vận động thành lập Đảng vừa là một nội dung thuộc lịch sử Việt Nam cận hiện đại vừa là một nội dung phản ánh của lịch sử ĐCSVN với tư cách một
chuyên ngành mang tính chất tương đối độc lập so với lịch sử Việt Nam Việc xem
xét những công trình nghiên cứu về lịch sử sử học Việt Nam cận hiện đại và lịch sử
sử học ĐCSVN giúp chúng tôi có thể nhìn nhận những công trình nghiên cứu cuộcvận động thành lập Đảng dưới góc độ lịch sử sử học vừa chi tiết, cụ thể, vừa khái
quát và toàn diện.
Xác định được tầm quan trọng của nghiên cứu lịch sử sử học, đã có nhiềucông trình nghiên cứu về lịch sử sử học Việt Nam và lịch sử sử học ĐCSVN Khixem những công trình lịch sử sử học Việt Nam cận hiện đại có thể phân ra làm hainhóm: nhóm công trình lịch sử sử học Việt Nam đề cập tới sự hình thành, phát triểncủa khuynh hướng sử học Mác xít - khuynh hướng sử học chi phối những công trìnhnghiên cứu về cuộc vận động thành lập Đảng và nhóm công trình đề cập tới thànhtựu, hạn chế trong nghiên cứu lịch sử DCSVN hoặc cụ thé hơn là cuộc vận động
thành lập Đảng.
Về nhóm công trình thứ nhất:
Từ CMTT năm 1945 lịch sử dân tộc đã bước đầu được chú trọng nghiên cứu.Sau khoảng hai ba mươi năm, những năm 60, 70 thế kỷ XX, các nhà sử học đã cónhững công trình tông kết quá trình phát triển của nền sử học dân tộc Các công trìnhnày thường là những công trình đánh giá bao quát về toàn bộ mọi lĩnh vực của nền sửhọc, trong đó có đề cập tới sự hình thành, phát triển của “nền sử học cách mạng”, “sử
học mác xít” Trân Huy Liệu là nhà nghiên cứu sớm đê cập tới sự phát triên của
14
Trang 20khuynh hướng sử học Mác xít ở Việt Nam Tháng 10/1968, Trần Huy Liệu phát biêutại Đại hội lần thứ IV của Hội các nhà sử học nước Cộng hòa dân chủ Đức tạiLeipzig, nêu lên bốn đặc điểm của khoa học lịch sử Việt Nam Trong đặc điểm thứhai, Trần Huy Liệu làm rõ, từ khi tiếp thu lý luận Mác - Lênin, nền sử học Việt Nam
đã dần được hình thành và gắn liền với công tác cách mạng Đặc biệt, từ sau CM TTnăm 1945, ở Việt Nam đã phát triển nền sử học mác xít thay thế cho sử học thực dânphong kiến [Trần Huy Liêu, 1969, tr.59] Cùng chung quan điểm với Trần Huy Liệu,Nguyễn Hoàng cũng khang định, trước năm 1945, ở Việt Nam đã có nhiều tác pham
sử học do những chiến sĩ cách mạng biên soạn (trong đó có Nguyễn Ái Quốc),CMTT (1945) đã “khai sinh ra nền sử học cách mạng Việt Nam” - nền sử học được
vũ trang bằng hệ tư tưởng mác xít - lêninnít, lấy sự nghiệp của quan chúng làm đốitượng nghiên cứu và vì lợi ích của nhân dân, của chủ nghĩa xã hội để hoạt động.Trong bài viết 1945 - 1985, Một bước phát triển của nên sử học cách mạng Việt Namtrên TCNCLS, khi cho rang trong 40 năm (1945-1985) hàng loạt van dé đã được giới
sử học Việt Nam đi sâu phát hiện thêm tài liệu mới, nghiên cứu, lý giải, rút ra những
kết luận khoa học nhằm tiến thêm một báo cáo về nhận thức lịch sử, Nguyễn Hoàng
`
A 66
có nhắc đến van dé về “nguén gốc, vi trí, vai trò và sứ mệnh lich sử của giai cấp côngnhân, về Dang của giai cấp công nhân và lãnh tụ của Đảng của giai cap công nhân vàlãnh tụ của Đảng, của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc ta” [Nguyễn Hoàng,
1985, tr.48-53] Như vậy, Trần Huy Liệu, Nguyễn Hoàng đã chỉ ra được mốc thờigian quan trọng chính thức xác lập nền sử học Mác xít ở Việt Nam là năm 1945,bước đầu đề cập tới đặc điểm cơ bản nhất của nền sử học Việt Nam, nhưng chưa thực
sự có những phân tích chuyên sâu Năm 1980, Văn Tạo viết bài Ba mươi năm pháttriển của nên sử học Việt Nam (1945-1980) đăng trên TCNCLS Bài viết tông kết 7van đề cơ bản mà nền sử học Việt Nam dat được những thành tựu, mặc dù không cónhận định riêng về lĩnh vực nghiên cứu lịch sử Đảng nhưng có nêu thành tựu liênquan đến nội dung của lịch sử DCSVN và cuộc vận động thành lập Dang: “Sw ra đờicủa giai cấp công nhân Việt Nam, vị trí, vai trò và sứ mệnh lịch sử cua no” Van Tạo
cho biệt, sử học Việt Nam đã tập trung làm rõ vi trí, vai trò và sứ mệnh lịch sử của
15
Trang 21giai cấp công nhân thông qua đảng tiên phong đã không tách rời với vị trí, vai trò của
Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong quá trình Hồ Chí Minhtiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê nin, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên tham
gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, hoạt động tích cực trong phong trào công sản và
công nhân quốc tế, và thành lập ra “Dang Mác xít - Léninnit chân chính của giai cap
công nhân Việt Nam” [Văn Tạo, 1980, tr.8].
Trần Huy Liệu, Nguyễn Hoàng, Văn Tạo đã đưa ra nhận định, từ CMTT năm
1945, ở Việt Nam đã chính thức hình thành và phát triển nền sử học mác xít Mặc dùtrong điều kiện đất nước có chiến tranh, nhưng trong những năm 50, 60, 70 thế kỷ
XX nền sử học mác xít ở Việt Nam không ngừng phát triển Các tác giả cũng chỉ ranhững nội dung được tập trung nghiên cứu trong giai đoạn đầu sau CTTT của nền sử
học, tuy nhiên, chưa di vao lí giải nguyên nhân của hiện tượng Trong những năm 50,
60, 70 thế kỷ XX, nền sử học đã vận dụng lý luận, phương pháp luận sử học mác xít,
kế thừa các thành tựu đi trước và tiến hành song song hai nhiệm vụ: vừa phát triểnnền sử học cách mạng, vừa thực hiện đấu tranh, vạch trần những luận điệu bóp méo,xuyên tác lịch sử Việt Nam, phê phán sử học phong kiến, tư sản, sử học của ngụy
quân Hơn nữa, khi cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN càng giành
thắng lợi sẽ càng đặt ra yêu cầu nhận thức về giai cấp công nhân với tư cách là giaicấp lãnh đạo cách mạng, là một trong hai động lực mạnh mẽ trong cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Với những lí do như
vậy, các công trình sử học khi bàn về những nội dung liên quan đến cuộc vận độngthành lập Đảng đã rất tập trung làm rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và sứmệnh lãnh đạo của ĐCSVN Cũng cần thấy răng, khuynh hướng sử học mác xít và xuhướng tập trung nghiên cứu lịch sử giai cấp công nhân không chỉ xuất hiện ở ViệtNam mà còn xuất hiện cả ở các nước trong khối xã hội chủ nghĩa trong thời gian này
Khi đất nước bước vào giai đoạn Đổi mới, nền sử học Việt Nam có điều kiệnthuận lợi dé tiếp tục phát triển Trần Kim Dinh là nhà nghiên cứu có nhiều nhất công
bồ liên quan tới khuynh hướng sử học mác xít ở Việt Nam được công bố liên tục từnăm 1988 cho đến năm 2019 gồm: bài viết Sự hình thành khuynh hướng sử học Mác
16
Trang 22xit ở Việt Nam [Trần Kim Dinh, 1988, tr.53-57]; luận án Sử học Việt Nam giữa thé kỷXIX đến 1945 [Trần Kim Dinh, 1993, tr.1-10]; bài viết Nguyễn Ai Quốc - Người đặtnên móng cho sự hình thành khuynh hướng sử học Mác xít ở Việt Nam trước năm 1945trong sách Một số vấn dé lich sử sử học Việt Nam do Đại học Quốc gia Hà Nội xuấtbản năm 2015; và gần đây nhất, NXB Dai học Quốc gia xuất bản cuốn Lich sử sử họccủa hai tác giả Hoàng Hồng, Trần Kim Dinh [Hoang Hồng, Trần Kim Dinh, 2019,tr.301-313] Các nghiên cứu của Trần Kim Đỉnh đi sâu phân tích và làm rõ quá trìnhhình thành khuynh hướng sử học mác xít ở Việt Nam trước năm 1945 Dau thé kỷ
XX, khi thực dân Pháp xâm lược và biến Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, ởViệt Nam xuất hiện những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội dẫn tới sự hình thành,tồn tại của nhiều khuynh hướng sử học, nhiều thể loại cùng với sự chuyền biến trong
tư tưởng sử học, phương pháp nghiên cứu, biên khảo lịch sử Bên cạnh khuynh
hướng sử học phong kiến đã phát triển hàng nửa thế kỷ, sử học Việt Nam xuất hiện
khuynh hướng “sử học mới” và khuynh hướng sử học mác xít Những nghiên cứu
của Trần Kim Dinh chỉ rõ, quá trình khuynh hướng sử học mác xít ở Việt Nam hìnhthành gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng, quá trình truyền bá CN M-LN vàotrong nước của Nguyễn Ái Quốc và quá trình xác lập tư tưởng vô sản Nguyễn ÁiQuốc trở thành nhà sử học mác xít đầu tiên của Việt Nam, là người đầu tiên nghiêncứu và giới thiệu lịch sử dân tộc theo quan điểm mác xít Cũng nhắc đến những tácphẩm sử học của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 thế kỷ XX (như Trần HuyLiệu, Văn Tạo, Hoàng Phong ) nhưng Trần Kim Đỉnh đi sâu vào phân tích và làm
rõ thể loại, thé tài, tư liệu, nội dung, phương pháp luận trong các tác phẩm này, đồngthời, ông cũng đã chỉ ra một số nguồn tài liệu quan trong mà những người cộng sản
Việt Nam sản sinh ra như Văn kiện Đảng, sách, báo cách mạng trong những năm
1930-1945 Từ đó, ông đưa ra những nhận định về mục đích, đối tượng, phương pháp
nghiên cứu của sử học mác xít Sử học mác xít là sử học của nhân dân, vì nhân dân.
Mục đích của sử học cách mạng là tìm ra quy luật lịch sử, từ đó xác định đường lốichiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam Với phương pháp duy vật biện
chứng, sử học cách mạng đã phục dựng và trả lại những giá trị chân xác của lịch sử
17
Trang 23dân tộc mà sử học tư sản, sử học phong kiến đã bóp méo hoặc xuyên tạc Trước năm
1945, sử học mác xít ở Việt Nam đã ra đời với những tác phẩm đầu tiên gắn liền với
tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc Khi Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp, sử học
cách mạng chưa có điều kiện để xây dựng hệ thống hoàn chỉnh từ nghiên cứu đếnxuất bản, chưa có những công trình chuyên khảo hay phản ánh toàn diện lịch sử dântộc nhưng đã tạo dựng được nên tảng vững chắc cho sự phát triển của sử học Việt
Nam sau CMTT năm 1945.
Như vậy, nhóm công trình lịch sử sử học Việt Nam đề cập tới sự hình thành,phát triển của khuynh hướng sử học mác xít chiếm số lượng không nhiều Sự hình
thành khuynh hướng sử học mác xít trước năm 1945 đã được tập trung nghiên cứu.
Sự phát triển khuynh hướng sử học này sau năm 1945 mới chỉ dừng lại ở những nhận
định, phân tích khái quát Chưa có công trình nao thực sự di sâu và làm rõ những đặc
điểm, sự phát triển của khuynh hướng sử học mác xít ở Việt Nam, đặc biệt là trongnhững năm đầu thế kỷ XXI - những năm xuất hiện ngày càng nhiều những công bố
về cuộc vận động thành lập ĐCSVN
Về nhóm những công trình lịch sử sử học Việt Nam có tông kết những thànhtựu, hạn chế trong nghiên cứu lịch sử DCSVN nói chung hoặc cuộc vận động thànhlập Đảng nói riêng Nhóm các công trình này xuất hiện ngay từ những năm 60 thế kỷ
XX cho đến những năm 2000 thế kỷ XXI Trong năm 1960, 1978 có hai công trình lànhững đánh giá, tổng kết sau 7 năm và 15 năm thành lập Ban Nghiên cứu Văn SửĐịa Bài viết Những vấn dé của lịch sử cận hiện đại được dé xuất và nghiên cứu
trong 7 năm qua Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (1960) khi nhìn nhận những nghiên cứu
của giới sử học Việt Nam trong 7 năm về lịch sử Đảng, Hồng Quang đã điểm lại têntuổi (như Trần Huy Liệu, Minh Tranh, Nguyễn Hồng Phong, Văn Tân, Văn Tạo )
và một số công trình tiêu biểu về lịch sử Đảng Cuốn sách được Hồng Quang đánhgiá quan trọng trong nghiên cứu lịch sử Đảng và có đề cập tới cuộc vận động thànhlập Đảng là Dự thảo lịch sử cách mạng cận đại Việt và Lịch sử tám mươi năm chốngPháp của Trần Huy Liệu [Hồng Quang, 1960, tr.18-27] Những đánh giá về sự pháttriển của nền sử học Việt Nam trong 7 năm mới dùng lại ở nhận định khái quát nhất.Mặc dù vậy, những nhận định của Hong Quang đã phản ánh thực trạng của công tác
18
Trang 24nghiên cứu lịch sử Đảng khi đó Trong một thời gian không dài từ khi ra đời 1960), Ban Nghiên cứu Văn Sử Dia đã trở thành một co sở nghiên cứu khoa học
(1953-hàng đầu Cán bộ nghiên cứu sử học không chỉ tăng về số lượng mà đã được đào tạonâng cao trình độ chuyên môn, đã xuất hiện thế hệ đầu tiên những nhà nghiên cứu vềlịch sử, trong đó có lịch sử Đảng Vấn đề thành lập Đảng và nhiều vấn đề nghiên cứukhông được đề cập công khai dưới thời Pháp thuộc đã được nghiêm túc nghiên cứu
Trong giai đoạn này, lịch sử Đảng chưa thực sự trở thành một chuyên ngành mà chủ
yếu vẫn lồng ghép trong những nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cận hiện đại Bài viết
Những thành tựu nghiên cứu của Viện Sử học Việt Nam trong những năm qua và phương hướng tới (1978) của Văn Tạo đánh giá những thành tựu nghiên cứu của Ban
Nghiên cứu Văn Sử Địa và sau là viện Sử học dài hơi hơn bài nghiên cứu của Hồng
Quang 18 năm và chia ra làm hai giai đoạn 1953-1964, 1965-1978 Văn Tạo chỉ ra
những vấn đề “bước đầu đi vào giải quyết” của Viện sử học từ năm 1953 đến 1964 vớivấn đề có nội dung liên quan tới cuộc vận động thành lập Đảng như sự ra đời và pháttriển của giai cấp công nhân Việt Nam, sự ra đời của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam,Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam trong lịch sử dân tộc, liên minh công nôngtrong cách mạng Việt Nam và vai trò của Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc và lịch sửcách mạng Việt Nam [Văn Tạo, 1978b, tr.3-17] Đánh giá về những công trình từ 1965đến 1978, theo Văn Tạo, Viện Sử học và TCNCLS có ba phương hướng chính Ởphương hướng chính thứ hai “nghiên cứu về quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam”, trong ba hướng dé tài được phân bồ, hướng dé tài đầu tiên - vai trò củaĐCSVN và Hồ Chí Minh trong quá trình chuyển biến từ cách mạng dân tộc dân chủlên cách mạng xã hội chủ nghĩa - đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Những nghiêncứu về Dang đi vào các van đề như quá trình thành lập Dang, từ “Đường cách mệnh”,tuần báo “Thanh niên” đến “Luận cương chính trị” năm 1930 của Đảng ( ) Nhữngnghiên cứu về Hồ Chủ tich có chuyên đề về vai trò của Hồ Chí Minh, trong đó cónhiều nội dung liên quan tới cuộc vận động thành lập Đảng như Hồ Chí Minh với việctiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, con đường đi tìm chân lýcủa Hồ Chí Minh dẫn tới việc thành lập DCSVN [Văn Tạo, 1978b, tr.7] Bài viết
cũng tông kêt những nghiên cứu về giai cap công nhân và vê cách mang tháng Mười
19
Trang 25Nga (1917) [Văn Tạo, 1978b, tr.7] Như vậy bài viết bước đầu làm rõ được tình hìnhnghiên cứu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và một số nội dung của
cuộc vận động thành lập Đảng nói riêng.
Từ năm 1953, các nhà nghiên cứu bắt đầu tập trung vào một số van đề của lịch
sử Đảng, trong đó có nhiều công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân, tư sản Từnăm 1965 trở đi, chủ đề nghiên cứu được mở rộng hơn Đặc biệt, sau khi Hồ Chí Minhmắt, nghiên cứu về vai trò của Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam, trong việcthành lập DCSVN được day mạnh Tuy nhiên, bài viết chưa đi vào lí giải về việcnghiên cứu lịch sử Đảng được mở rộng từ những năm 60 thế kỷ XX Một trong nhữngnguyên nhân nghiên cứu lịch sử Đảng được đây mạnh là do Nghị quyết của Đại hộitoàn quốc lần thứ II của Đảng (9/1960) đã đặt vẫn đề nghiên cứu lịch sử Đảng là mộttrong những công tác rất quan trọng của Đảng Ngày 24/01/1962, Bộ Chính trị (khóaII) ra Nghị quyết 41-NQ/TW thành lập Ban Nghiên cứu Lich sử Dang Trung ương.Nghị quyết này đã khai sinh ra ngành khoa học xã hội mới: khoa học Lịch sử Đảng.Trong cơ cấu tổ chức của ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương có Vụ 1920-
1954 với chức năng nghiên cứu, biên soạn về lịch sử Đảng thời kỳ chuẩn bị thành lậpĐảng đến hết cuộc kháng chiến chống Pháp Đồng thời, từ năm 1969 tờ Nội san
Nghiên cứu Lịch sử Đảng đã ra đời trở thành diễn đàn khoa học của ngành Lịch sử
Đảng, thu hút nhiều công bố của các nhà nghiên cứu lịch sử Đảng
Sau bài tổng kết của Văn Tạo, năm 1983, Trường Chinh khi đó là Ủy viên BộChính trị Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng nhà nước đã có bài phát biểu nhân 30
năm ngày thành lập Ban Nghiên cứu Lich sử, Dia lý, Văn học Việt Nam đăng tải trên
TCLSD Bài viết nhắn mạnh, trong 30 năm hình thành và phát triển của Ban Nghiên
cứu Lịch sử, ĐỊa lý, Văn học Việt Nam sau đó là Viện Sử học, Tập san Văn Sử Địa,
Tạp chí NCLS, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng trực thuộc BCHTƯ Đảng nền sử họcViệt Nam đạt nhiều thành tựu, trong đó có giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản liênquan đến cuộc vận động thành lập ĐCSVN như về lịch sử giai cấp công nhân, về lịch
sử ĐCSVN [Trường Chinh, 1983, tr.4-5] Do đây là bài viết chung thành tựu của cả
ba ngành Văn, Sử, Dia nên những nhận định, đánh giá dừng lại ở những mức độ đánh
giá chung nhất, không có minh chứng cụ thê
20
Trang 26Đến năm 1991, nghiên cứu Sie học với đổi mới hay là đổi mới sử học (Một cáinhìn từ lịch sử cận đại Việt Nam) của Dinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh tiếp tụcđánh giá về sử học miền Bắc trong 35 năm Bài viết đưa ra những lĩnh vực, cáchướng nghiên cứu mới dé sử học có thé làm tròn nhiệm vụ nghiên cứu lịch sử cận đạiViệt Nam trong thời kỳ Đổi mới, trong đó có một số vấn đề có liên quan tới sự vận
động thành lập Đảng như vấn đề về vị trí, mối quan hệ của giai cấp công nhân trong
khối liên minh công nông, vấn đề về quy luật ra đời của Đảng, vấn đề về việc nghiêncứu và đánh giá vai trò, vị trí của các giai cấp trong phong trào giải phóng dân tộc.Theo Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, cho đến những năm 1990, giới nghiêncứu mới chỉ chú trọng đến giai cấp công nhân, còn các giai tầng xã hội khác, nhất làtầng lớp trí thức, và các tô chức chính tri của tiểu tư sản và tư sản thì “bị xem nhẹ, cókhi còn bị né tránh” nhưng trên thực tế các tổ chức chính trị đóng vai trò nòng cốtcho phong trào giải phóng dân tộc từ sau chính trị thế giới thứ nhất đến năm 1930,như Hội Phục việt, Dang Thanh niên, TVCMĐ, VNQDĐ lại là các tổ chức yêu nước
và cách mang của tang lớp trí thức và tiêu tư sản tiễn bộ [Đinh Xuân Lâm, NguyễnVăn Khánh, 1991, tr.10-14] Tuy nhiên, bài viết không lí giải nguyên nhân của hiệntượng này Không những đưa ra thành tựu, khoảng trống nghiên cứu của nền sử học,bài viết còn đưa ra những lĩnh vực, các hướng nghiên cứu mới dé sử học có thé làmtròn nhiệm vụ nghiên cứu lịch sử cận đại Việt Nam trong thời kỳ Đôi mới, trong đó
có một số vấn đề có liên quan tới sự vận động thành lập Đảng như vị trí, mối quan hệ
của giai cấp công nhân trong khối liên minh công nông; quy luật ra đời của Đảng;đánh giá vai trò, vị trí của các giai cấp trong phong trào giải phóng dân tộc
Luận án Tap san Nghiên cứu Van Sử Địa (6/1954-1/1959) và Tạp chí Nghiên
cứu Lich sử (3/1959-12/1992) - Một số van dé về lich sử sử học (1994) của HoàngHong là một trong số it luận án bảo vệ theo chuyên ngành Lịch sử sử học và dựa trênnguồn tư liệu từ chính TCNCLS Mặc dù luận án tập trung tìm hiểu vấn đề về các xuhướng nghiên cứu, quá trình tích lũy tri thức lịch sử; van đề phương pháp luận; van
đề tác giả trên TCNCLS và tập san tiền thân nhưng trong quá trình tác giả phân loại
2697 bài viết thành 14 đề mục dé thực hiện nghiên cứu, không có đề mục riêng về
21
Trang 27cuộc vận động thành lập Đảng Đề tìm hiểu sự nghiên cứu về cuộc vận động thànhlập Đảng, có thé xem xét kết qua của luận án trong việc thống kê, tong kết quá trìnhtích lũy tri thức về nhân vật lịch sử, giai cấp công nhân, lịch sử văn hóa và tư tưởng.
Trên cơ sở những kết quả đề tài Tim hiểu tiến trình sử học Việt Nam hiện đại(2003) do Hoàng Hồng chủ trì có thé thay được quá trình nghiên cứu về mặt địnhlượng và tri thức lịch sử một số vấn đề liên quan tới lịch sử ĐCSVN và cuộc vậnđộng thành lập Đảng Đề tài chỉ ra, từ năm 1986 đến năm 1995, một số vấn đề lịch sửđược nhìn nhận đánh giá lại, trong đó có van đề về các bản Cương lĩnh năm 1930 củaĐảng Không chỉ dừng lại khảo sát trên TCNCLS, đề tài đã tiếp cận, thống kê cáccông trình sử học của nhiều nhà xuất bản tại Hà Nội và chỉ ra 36 bài viết về ĐCSVNtrên TCNCLS từ 1954 đến 1995, về giai cấp công nhân trong những năm 1950, 1960
và các tập sách viết về lịch sử Đảng Khi bàn về lĩnh vực nhân vật lịch sử trong sửhọc Việt Nam 1955-1995, đề tài chỉ ra Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là nhân vật
có số lượng bài nghiên cứu (58 bài) và số sách xuất bản (10 sách) lớn nhất trong cácnhân vật lịch sử Một trong những nội dung được tập trung nghiên cứu về Hồ ChíMinh là quá trình tìm đường cứu nước và sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vàoViệt Nam Theo thống kê của đề tài, ngoài Hồ Chí Minh không có nhân vật đóng vaitrò quan trọng đối với cuộc vận động thành lập Đảng nào khác có số lượng công trình
từ 3 nghiên cứu trở lên Với một nghiên cứu công phu, đề tài đã cho thấy những kếtquả nghiên cứu về cuộc vận động thành lập Đảng đặt trong mối tương quan vớinhững nội dung nghiên cứu khác của sử học Việt Nam Đề tài không chỉ có sự phânđịnh về mặt nội dung mà còn làm rõ được sự phát triển của quá trình nghiên cứu vềmặt thời gian, giai đoạn lịch sử: 1945-1954, 1954-1975, 1975-1995 và tong kết nền
sử học cả miền Bắc và miền Nam khi đất nước chưa thống nhất Nhận định nghiêncứu về giai cấp công nhân đã đạt được những thành tựu trong giai đoạn 1954-1975,
đề tài bước đầu giải thích nguyên nhân sử học Việt Nam lại tập trung nội dung này(do điều kiện miền Bắc được giải phóng và đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu lịch sửĐảng, về xác định vai trò lãnh đạo của cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạothông qua chính dang của mình) Tổng kết những công trình về cuộc vận động thành
22
Trang 28lập Đảng không phải mục tiêu mà đề tài khoa học này hướng đến Những tổng kếtnày chỉ nằm trong nội dung mô tả khái quát quá trình nhận thức lịch sử của nền sửhọc Việt Nam từ năm 1945-1995 Vì vậy, dù đề tài đã có những nhận định rất sát vớilịch sử sử học cuộc vận động thành lập Đảng nhưng không đầy đủ, toàn diện, dừnglại đánh giá ở một số nội dung nhất định.
Đề tài Các tác gia sử học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 (Khu vực miềnBắc) (2004) của Phan Phương Thảo là đề tài duy nhất tìm hiểu về các tác gia sử họctiêu biéu theo quan diém mác xít với hai thé hệ: thế hệ trưởng thành từ trước CMTT
1945 và thế hệ những sử gia đầu tiên được đào tạo và trưởng thành ở các trường đạihọc của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Đề tài thống kê và chỉ rõ công trìnhnghiên cứu về DCSVN của các tác gia thé hệ thứ nhất như Tran Văn Giàu - ngườitiên phong trong nghiên cứu về giai cấp công nhân Việt Nam, Trần Huy Liệu và chỉ
ra được đối với các sử gia tiêu biểu trong thế hệ đầu tiên được đào tạo của chế độViệt Nam dân chủ cộng hoa, 36 lượng bai viết về DCSVN tương đối ít, chỉ có 4 bai,chiếm 0,3%, một số tác giả viết về chủ đề này như Văn Tân, Nguyễn Công Bình.Lượng bài viết về ĐCSVN của thế hệ những nhà nghiên cứu lịch sử ngay sau năm
1945 gồm 32 bài viết, (chiếm 2,34% tổng số bài viết của các tác gia thé hệ này) Điềuđáng tiếc là dé tài chỉ khảo sát được một số sử gia tiêu biểu nhất và trong một thờigian ngắn (1945-1975), trong không gian gói trọng trong khu vực miền Bắc
Phan Huy Lê có nhiều bài viết tổng kết sự phát triển của nền sử học Việt Nam:
Sử học Việt Nam thành tựu và những vấn đề đặt ra (số 146 năm 2003, Tạp chí Xưa
và Nay), Thúc day sự phát triển của sử học Việt Nam (số 237 năm 2005, Tap chí Xưa
va Nay), 45 năm hoạt động của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (số 11 năm 2010,TCLSĐ) Bài viết Sử học Việt Nam: 50 năm nhìn lại (2016) trên Tạp chí Xưa và Nay
đã tong két những tiễn bộ, thành tựu và hạn chế của sử học Việt Nam trong quan hệ
đồng hành giữa sử học cả nước với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cập nhật nhất.
Bài viết chỉ rõ những tiễn bộ, thành tựu về cơ cầu chuyên môn, cơ sở dao tạo, đội ngũnhững người làm công tác sử học, và về nghiên cứu khoa học Không chỉ đánh giánhững thành tựu sử học với sự phát triển theo bề rộng, tác giả chỉ ra 6 nội dung là
23
Trang 29những nghiên cứu theo chiều sâu và một số phát hiện có giá trị góp phần nâng caonhận thức về lịch sử dân tộc Trong đó, “nghiên cứu Lịch sử Đảng ĐCSVN là một
thành tựu của sử học thời hiện đại Ngoài bộ Lịch sứ Đảng Cộng sản Việt Nam được
bồ sung và tái bản, các văn kiện và tư liệu cũng được sưu tầm và hệ thong trong cáccông trình đồ sộ như: Hồ Chí Minh toàn tập, Văn kiện Đảng toàn tập ” [Phan Huy Lê,
2016, tr.5-12] Công trình nghiên cứu của nhà sử học Phan Huy Lê là một trong
những công trình tổng kết nền sử học Việt Nam mang tinh cập nhật nhất Bài viếtkhông những chỉ ra tên công trình nghiên cứu lịch sử Đảng tiêu biểu mà còn chỉ rađược thành tựu về mặt tập hợp tư liệu của lịch sử Đảng Tuy nhiên, nhận định của bàiviết dừng lại ở đánh giá chung về toàn bộ ngành lịch sử Đảng đặt trong bối cảnh củatoàn bộ nền sử học Việt Nam, không tập trung vào những công trình viết về lịch sử
Đảng giai đoạn vận động thành lập Đảng.
Cuốn Sở học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa (2012) là tậphợp 69 bài viết trong hội thảo Sử học Việt Nam trong bối cảnh toàn cau hóa và hộinhập quốc tế: những van dé lý luận và phương pháp tiếp cận có một số bài viết có đềcập tới những kết quả nghiên cứu liên quan tới lịch sử DCSVN như: So sánh nguồn
sử liệu trong nghiên cứu Lich sử ĐCSVN của Vũ Quang Hiển; Không có sự khác
nhau giữa Chánh cương và Luận cương của Đảng năm 1930 (qua khảo cứu Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2 (1930)) của Ngô Dang Tri
Thứ hai, những công trình phản ánh nội dung liên quan đến lịch sử sử học
DCSVN.
Các công trình tiếp cận đối tượng nghiên cứu dưới góc độ lịch sử sử hocDCSVN chiếm số lượng khá khiêm tốn, tuy nhiên sử học Việt Nam có nhiều côngtrình chỉ ra quá trình nghiên cứu, biên soạn, thay đôi nhận thức hoặc những thànhtựu, hạn chế trong công tác nghiên cứu lịch sử Đảng trong một hay nhiều năm, trên
quy mô cả nước hay quy mô ở một đơn vi, một hay một vài tỉnh, thành.
Viện Lịch sử Đảng đã tổ chức nhiều Hội nghị khoa học tổng kết công tácnghiên cứu lịch sử Đảng Trong năm 1986, Hội nghị khoa học toàn quốc về lịch sửĐảng thời kỳ 1954 - 1960 được tô chức, tại Hội nghị, Trần Quang đã viết bài và có đề
24
Trang 30cập đến kết quả nghiên cứu lịch sử Đảng theo Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trịTrung ương Đảng về soạn thảo cuốn Lich sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Sơ thảo, tập
I, 1920-1954 (xuất bản năm 1982) Đây là cuốn lich sử Đảng chính thức đầu tiênđược viết dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị viết về giai đoạn diễn ra cuộc vận độngthành lập Đảng [Trần Quang, 1986, tr.30-36] Tuy nhiên, nội dung chính cua bai viết
là tổng kết công tác nghiên cứu lịch sử Đảng trong thời kỳ 1954-1960, ngoài việc nêulên sự ra đời của cuốn lịch sử Đảng trên, bài viết không đề cập tới nghiên cứu lịch sử
Đảng trong các giai đoạn khác.
Nguyễn Thành có hai nghiên cứu nêu lên quá trình viết về lich sử Đảng: Viết vềlịch sử Đảng ta trước Cách mạng Tháng Tám 1945 (2004) và Những người dau tiênviết lịch sử Đảng (2006) trên TCLSĐ Nguyễn Thành chỉ rõ cá nhân và cơ quan viếtlịch sử Đảng từ năm 1930 đến năm 1945 với những tác phẩm cụ thê Trong đó nhữngngười đầu tiên được kể đến lần lượt là Nguyễn Ái Quốc, Tran Văn Giàu, NguyễnVăn Tao, Ha Huy Tập Đặc biệt, khác với quan điểm phô biến cho rằng Hồng ThếCông - Ha Huy Tập là người đầu tiên viết lich sử Dang thì Nguyễn Thanh khangđịnh, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người đầu tiên biên soạn lịch sử Đảng vớibáo cáo gửi BCH QTCS, Ban phương Đông của QTCS và thư gửi BCHTƯ Đảng về
phong trào cách mạng ở Đông Dương Theo Nguyễn Thành, những tài liệu này chính
là biên niên sử về các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng [Nguyễn Thanh, 2004, tr 6-20], [Nguyễn Thành, 2006, tr50-53].
Nguyễn Trọng Phúc trong bài viết Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng
và những vấn dé đặt ra không chỉ cho biết quá trình nghiên cứu, biên soạn lịch sửĐảng từ những năm 30, 50, 60, 80 thé kỷ XX, đến năm 2012, ma còn làm rõ quá
trình chỉ đạo và thực hiện những chỉ đạo của Đảng trong công tác lịch sử Đảng (bao
gồm lich sử toàn Đảng và lich sử các đảng bộ địa phương) tại các cơ quan nghiên
cứu, biên soạn lịch sử Đảng [Nguyễn Trọng Phúc, 2012, tr.13-19].
Chỉ thị 15-CT/TW ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Tăng
cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam là bản Chỉ thị riêng đâu tiên vê công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng.
25
Trang 31Sau Chỉ thị 15-CT/TW, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng được đây mạnh.
Đã có nhiều bài viết tổng kết công tác thực hiện Chỉ thị này đăng trên TCLSĐ như:Tổng kết công tác lịch sử Đảng năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ năm 2004[Nguyễn Trọng Phúc, 2004, tr.7-14]; Phát huy kết qua 3 năm thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW day mạnh hơn nữa công tác lich sử Đảng [Nguyễn Hữu Cát, 2006, tr.10-14];
Ngành Lịch sử Đảng thực hiện Chỉ thị 15 cua Ban Bi thư Trung ương Đảng [Hoàng
Thị Kim Thanh, 2012, tr.46-51]; Tổng kết 15 năm thực hiện Chi thị số 15-CT/TW
“Về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộngsản Việt Nam” Thành tựu, hạn chế và một số giải pháp [Nguyễn Danh Tiên, 2017,tr.9-13] Các bài viết làm rõ thành tựu, hạn chế trong việc nghiên cứu, biên soạnlịch sử Đảng một cách toàn diện, đầy đủ, cập nhật nhất tại thời điểm công bồ trên tất
cả các phương diện: tổ chức, nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy, đào tạo Nhiều côngtrình (sách, đề tài nghiên cứu các cấp, kỷ yếu hội thảo ) được thống kê và làm rõquá trình thay đổi nhận thức một số vấn đề khoa học Đặc biệt, hầu hết trong cácnghiên cứu này đều nhấn mạnh đến những đóng góp của TCLSĐ và Viện Lịch sửĐảng - cơ quan nghiên cứu hàng đầu về lịch sử ĐCSVN Viết về Viện Lịch sử Đảng
có nhiều nghiên cứu trong những dịp kỉ niệm thành lập Viện như: Viện Lịch sử Đảng
- những chặng đường xây dựng và phát triển [Nguyén Trọng Phúc, 2002, tr.26-31];
Công tác nghiên cứu khoa học Viện Lịch sử Đảng trong 45 năm xây đựng và phát
triển [Nguyễn Thanh Tam, 2007, tr.56-59]; Viện Lịch sw Đảng - 45 năm hoạt động
và trưởng thành [Nguyễn Hữu Cát, 2007, tr.46-51]; Nửa thé kỷ hoạt động, trưởng
thành của Viện Lịch sử Đảng - thành tựu và kinh nghiệm [Nguyễn Mạnh Hà, 2012,
tr.7-12] Các nghiên cứu làm rõ quá trình ra đời, hình thành và phát triển của ViệnLịch sử Đảng; tổng kết những thành tựu của Viện về nghiên cứu khoa học; giảngdạy, đào tạo; tư liệu và xuất bản, trong đó có TCLSĐ Một số sách tiêu biểu củaViện Lịch sử Đảng có liên quan đến nội dung của cuộc vận động được tông kết trong
các nghiên cứu như: các tập Sự kiện lịch sử Đảng; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
Sơ thảo, Tập I, 1920-1954 (Sự Thật, H.1981) - cuốn sử chính thức đầu tiên của Đảng;Các Đại hội đại biểu toàn quốc và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam (1930-2006)
26
Trang 32Nguyễn Trọng Phúc có bài viết Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng vànhững van dé đặt ra đăng trên TCLSD năm 2012 [Nguyễn Trọng Phúc, 2012, tr.13-19] Với cách đi theo tiến trình thời gian từ khi cuốn sách đầu tiên về lịch sử Đảng ra
đời (1933) - Sơ thảo lịch sử phong trào cộng sản ở Đông Dương của Hà Huy Tập —
cho đến năm 2012, bài viết đã bao quát được may chục năm công tác nghiên cứu,
biên soạn lịch sử Đảng với sự ra đời của các cơ quan nghiên cứu, biên soạn và những
công trình lịch sử Đảng đã được xuất bản Bài viết trong quá trình làm rõ chủ trươngcủa Đảng về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngành lịch sử Đảng đã gián tiếp làm rõnguyên nhân thúc day công tác nghiên cứu lịch sử Dang từ Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ III (1960) và Chỉ thị số 15 CT/TW Về tang cường và nâng cao chất
lượng nghiên cứu biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2002) Tuy nhiên, nội
dung bài viết thiên về phân tích bối cảnh thúc đây quá trình nghiên cứu lịch sử Đảnghơn thành tựu cụ thé của ngành lịch sử Đảng và cuộc vận động thành lập Đảng
Năm 2017, bài viết 55 năm ngành lịch sw Dang Cộng sản Việt Nam Thành tựu
và một số kinh nghiệm của Nguyễn Ngọc Hà trên TCLSĐ tổng kết công tác lịch sửĐảng trên ba phương diện: bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ; nghiên cứu khoa học;giảng dạy, đào tạo và tuyên truyền giáo dục về lịch sử Đảng từ khi Ban Nghiên cứulịch sử Dang Trung ương ra đời (1962) đến năm 2017 Nguyễn Ngoc Hà chỉ ra, cáccông trình tiêu biểu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của Viện Lịch sử Đảng,trong đó có những sách viết về thời kỳ vận động thành lập Đảng và tổng kết, đánh giá
vai trò của Tạp chí Lịch sử Đảng với tư cách diễn đàn khoa học, cơ quan ngôn luận,
tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa, quảng bá về lịch sử Đảng [Nguyễn Ngọc Hà, 2017,tr.3-8] Các công trình được kế đến gồm công trình chuyên luận, công trình sưu tam
tư liệu, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp Những kết quả nghiên cứu của các côngtrình đã đem đến một cái nhìn toàn diện về thành tựu trong công tác nghiên cứu, biênsoạn lịch sử Đảng, từ đó có thể đặt những thành tựu nghiên cứu về cuộc vận độngthành lập Đảng trong mối liên hệ với toàn bộ sự phát triển và những thành tựu của
ngành lịch sử Đảng.
27
Trang 331.1.2 Các công trình liên quan đến lịch sử nghiên cứu cuộc vận động thành
lap Dang
Một số bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, các luận văn, luận án
đã tổng kết những nghiên cứu liên quan tới một hoặc một vài nội dung của cuộc vận
động thành lập Đảng (dưới góc độ lịch sử sử học hoặc dạng lịch sử nghiên cứu vẫnđề) Chúng tôi cố gắng thống kê và mô tả một cách đầy đủ nhất những công trìnhmang tính chất như vậy
Các bài viết trên một số tạp chí hoặc công bồ tại các hội thảo, hội nghị có tổngkết những nghiên cứu liên quan tới cuộc vận động thành lập Đảng không phải ít.Trong phan viết này, chúng tôi nhắc đến những công trình tổng kết tương đối kĩlương hơn, đề cập trực tiếp những nội dung của cuộc vận động thành lập Đảng Bàiviết Một số tư liệu về An Nam Cộng sản Đảng với việc thống nhất các lực lượng cáchmạng ở Việt Nam năm 1930 (1998) của Không Đức Thiêm trên TCNCLS chỉ rõnhững nghiên cứu còn có ý kiến chưa thống nhất, đồng thời đưa ra những nhận địnhcủa tác giả về sự hình thành tô chức, mục tiêu của ANCSD và việc thành lập DCSVNdau năm 1930 Bài viết Vé nơi thành lập Dang Cộng sản Việt Nam năm 1930 (1998)của Chu Đức Tính trên TCLSĐ chỉ ra những công trình trong và ngoài nước công bố
từ những năm 90, những tài liệu có nêu lên địa điểm thành lập Đảng và đưa ra nhữngquan điểm của tác giả Đây có thé được đánh giá là công trình khảo cứu công phu vàđầy đủ nhất về địa điểm thành lập Đảng Bài viết đã dựa trên nhiều nguồn tư liệu,trong đó có nguồn tư liệu thực địa đáng tin cậy Bài Van dé thời gian diễn ra Hội
nghị thành lập Dang Cộng sản Việt Nam (2012) của Dinh Xuân Lý trên TCNCLS
tổng kết các cuốn sách về lịch sử Đảng, về tư tưởng Hồ Chí Minh, kỷ yếu hội thảo cónội dung viết về ngày thành lập Đảng Tác giả thống kê và chỉ rõ bảy nhóm nghiêncứu với các nhận định khác nhau về ngày thành lập Đảng Trước Đinh Xuân Lý, chưa
có công trình nào có sự khảo cứu kỹ lưỡng, công phu, chỉ tiết về thời gian diễn ra hộinghị thành lập Đảng như vậy Trong ?7rở lai việc hợp nhất các tổ chức cộng sản ởViệt Nam dau năm 1930 (2015) trên TCLSĐ, Phạm Xanh chỉ ra 4 nội dung còn có sựkhác biệt trong nghiên cứu về cuộc vận động thành lập Đảng: Thứ nhất, vai trò của
28
Trang 34Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn trong việc hợp nhất; Thứu hai, vai trò, vị trí củanhững đại diện hai đảng tại Hội nghị hợp nhất; Thứu ba, Hội nghị hợp nhất diễn ra
vào ngày 6/1 hay ngày 3/2; Thứ tư, cơ sở lý luận của những văn kiện lịch sử thông
qua trong Hội nghị hợp nhất Không những chỉ rõ những quan điểm khác nhau củacác nhà nghiên cứu, Phạm Xanh đã đưa ra những tài liệu mới và quan điểm của cá
nhân về những nội dung trên.
Bài viết Đổi mới sử học - Một số nhận diện bước đầu (2016) của Hoàng Hồngnêu ra những chuyền biến trong nhận thức một số vấn đề lịch sử đưới tác động củacông cuộc Đổi mới ở Việt Nam Bài viết nhìn nhận các van đề dưới góc độ lịch sử sửhọc, trong đó có đề cập tới những nhận thức mới của giới sử học khi đánh giá vềCương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930) và Luận cương tháng 10 (1930).Trong khuôn khổ một bài nghiên cứu 13 trang, nội dung được đề cập mang tính chấtkhái quát [Hoàng Hồng, 2016, tr.572-583]
Như vậy, mặc dù đã chỉ ra được kết quả của các nghiên cứu đi trước nhưngcác bài viết này tiếp cận nội dung vấn đề dưới góc độ lịch sử, chỉ ra những nghiêncứu theo lịch sử nghiên cứu vấn đề mà không tiếp cận dưới góc độ một công trìnhlịch sử sử học Cũng do đối tượng nghiên cứu cụ thé của từng bài viết, các công trình
chỉ dừng lại làm sáng tỏ một hay một vài nội dung, không phải toàn bộ nội dung của cuộc vận động thành lập Đảng.
Trong những công trình về lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
đã xuất hiện một số luận văn, luận án có đề tài nghiên cứu gần với nội dung của cuộc
vận động thành lập Đảng.
Luận án Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở ViệtNam (1921 - 1930) (1989) của Phạm Xanh thống kê những công trình trực tiếp hoặcgián tiếp tới việc truyền bá CN M-LN vào Việt Nam - một trong những nội dungquan trọng trong cuộc vận động thành lập Đảng Những công trình đề cập trực tiếptới dé tài luận án được kể đến với số lượng không nhiều Cuốn sách duy nhất đượcnhắc đến là Việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam của Phạm Như Cương,
Lê Si Thắng, X.A.Mkhilarian, V.G.Burov, I.A.Ognetov do NXB Khoa học ấn hành
29
Trang 35năm 1983 Phạm Xanh đã kế đến những công trình trên tạp chí chuyên ngành liênquan tới việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam (1921 — 1930), và hailuận án Phó Tiến sĩ Khoa học Lịch sử liên quan tới đề tài Theo đó, các công trìnhđược Phạm Xanh kê đến đã thu thập và xử ly tư liệu, phân tích và làm sáng tỏ nhiềukhía cạnh liên quan tới quá trình truyền bá CN M-LN, cũng chính là những nội dungcủa cuộc vận động thành lập Đảng như: các cuộc đấu tranh tư tưởng cuối thế kỷ XIXđầu thế kỷ XX, mối quan hệ giữa phong trào giải phóng dân tộc với CMTM Nga(1917), vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc truyền bá tư tưởng mác xít vào Việt
Nam [Phạm Xanh, 1989, tr.5-6] Luận án được bảo vệ năm 1989 nên tính cập nhật
của đề tài là vấn đề cần được cân nhắc
Luận án Sự hình thành tư tưởng Hô Chi Minh về cách mạng giải phóng dântộc (1911 - 1945) (1996) của Nguyễn Đình Thuận tông kết thành tựu nghiên cứu tưtưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc trong và ngoài nước NguyễnĐình Thuận thống kê những công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế, chỉ rõ một
số bài nghiên cứu của Trịnh Nhu, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Trọng Phúc - nhóm tácgiả của dé tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về van dé dân tộc và cách mạng giải phóng dântộc (KX.02.12) đã công bố trên TCLSĐ số 4/1994 Thông qua việc thống kê, mô tacác công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan tới nội dung của luận án, trong đónhiều công trình viết về giai đoạn 1911-1930, một bức tranh khái quát nhất về tình
hình nghiên cứu cuộc vận động thành lập Đảng được phản ánh [Nguyễn Đình Thuận,
1996, tr.3-10] Tuy nhiên, Nguyễn Đình Thuận chưa đánh giá khái quát về tình hình
nghiên cứu theo giai đoạn lịch sử mà dừng lại ở việc chỉ ra các công trình nghiên cứu
cụ thé liên quan đến đề tài luận án
Hai luận án có nội dung tương đối gan với nội dung cuộc vận động thành lập
DCSVN là luận án của Hoàng Văn Tuệ và Phạm Quốc Thành Luận án Nguyễn ÁiQuốc với vấn dé thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 1920 - 1930 (1998) của HoàngVăn Tuệ có mục đích góp phần làm rõ quá trình vận động thành lập Đảng và sự khácnhau trong tư tưởng thành lập một Đảng kiểu mới ở một nước thuộc địa, nửa phongkiến, nông nghiệp lạc hậu so với các nước mà chủ nghĩa tư bản phát triển (những
30
Trang 36năm 1920 - 1930) Khái quát tình hình nghiên cứu về Hồ Chí Minh và ĐCSVN, đặcbiệt trong thời kỳ 1920 - 1930 gắn với cuộc vận động thành lập Đảng kiểu mới ở ViệtNam, Hoàng Văn Tuệ thống kê đầy đủ, công phu những công trình khăng định vaitrò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị về chính tri, tư tưởng và tô chức tiến tớithành lập DCSVN; khang định sự kế thừa, phát triển và sáng tạo của Nguyễn ÁiQuốc đối với học thuyết Mác - Lênin về Đảng ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến
và công trình phản ánh các văn kiện do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghịthành lập Đảng nhất trí thông qua Hoàng Văn Tuệ còn chỉ ra những vấn đề thốngnhất và những vấn đề chưa được đề cập hoặc nếu có thì ý kiến còn tản mạn, chưanhất quán, chưa đầy đủ, hay thiếu chính xác cho đến năm 1998 Một số vấn đề chưađược làm rõ hoặc đề cập tản mạn được Hoàng Văn Tuệ chỉ ra như thời điểm, địađiểm bắt đầu những tư tưởng về Đảng của Nguyễn Ái Quốc; thời điểm bắt đầu, cáchthức, dung lượng, trình tự của quá trình truyền bá CN M-LN về nước; quá trìnhchuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức là có tuần tự hay đan xen, hòa quện vớinhau; quá trình Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cách mạng Việt Nam; nhữngđặc sắc trong việc xác định và hoàn chỉnh đường lối cách mạng, việc giải quyết mốiquan hệ giữa giai cấp và dân tộc của Nguyễn Ái Quốc; những nhìn nhận, đánh giáđúng mức về ảnh hưởng của điều kiện quốc tế, trong đó có quan điểm của Đại hội VI(1928) QTCS Các sự kiện còn có những ý kiến và lí giải khác nhau như tên tổ chứctiền thân của Đảng, ngày ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, ngày thành lậpĐảng, địa điểm tiến hành Hội nghị hợp nhất [Hoang Văn Tuệ, 1998, tr.12-13] ViệcHoàng Văn Tuệ chỉ ra được những vấn đề còn chưa thống nhất có giá trị lớn trong
nghiên cứu cuộc vận động thành lập Đảng dưới góc độ lịch sử sử học.
Luận án Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2014) của PhạmQuốc Thành chỉ ra những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vai trò của
Hồ Chí Minh đối với sự hình thành DCSVN Trong một số công trình tiêu biểu đượctác giả luận án tổng kết có cuốn sách Máy vấn dé lich sử Việt Nam tái hiện và suynghĩ do NXB Chính trị Quốc gia ấn hành Cuốn sách có nội dung phần 3 về Nguyễn
Ai Quoc với sự kiện thành lập Đảng Vê sách của tác giả nước ngoài, Pham Quoc
31
Trang 37Thành đã tổng kết chi tiết nội dung hai cuốn sách: Dong chí Hồ Chí Minh củaCôbêlép xuất bản năm 1985 và Hồ Chi Minh giải phóng dân tộc và đổi mới củaFuruta Motoo xuất bản năm 1997 Sau khi đi vào chỉ tiết các công trình nghiên cứu
có liên quan đến đề tài luận án, Phạm Quốc Thành khăng định việc nghiên cứu quátrình sáng lập ĐCSVN của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện ở các công trình với mức
độ, phạm vi, góc độ khác nhau va đạt được những kết quả nhất định Bên cạnh việc
tong kết một số kết quả tiêu biểu của các công trình như đã đề cập đến quá trình tìmđường cứu nước, truyền bá CN M-LN vào Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc; nhữngcống hiến, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình sáng lập DCSVN, đặc biệttrong Cương lĩnh chính trị, Phạm Quốc Thành cũng chỉ ra một số vấn đề chưa được
đề cập một cách sâu sắc trong các nghiên cứu về Nguyễn Ái Quốc gồm: vai trò của lýluận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc; quá trình truyền bá lý luận giải phóngdân tộc của Nguyễn Ái Quốc vào nước ta; những nhân t6 góp phần dé Nguyễn ÁiQuốc tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam; những phát triểnsáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình sáng lập DCSVN; sự chủ động củaNguyễn Ái Quốc trong sáng lập ĐCSVN [Phạm Quốc Thành, 2014, tr.23]
1.2 Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
1.2.1 Khái quát kết quả nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu những công trình khoa học trên có thể thấy, lịch sử sử học
Việt Nam cận hiện đại, lịch sử sử học ĐCSVN, lịch sử nghiên cứu về các nội dungcủa cuộc vận động thành lập Đảng là một đề tài được nhiều nhà khoa học nghiên cứu
Những công trình về lịch sử sử học Việt Nam đã làm rõ quá trình hình thành,phát triển của khuynh hướng sử học mác xít - khuynh hướng sử học chi phối nhữngnghiên cứu về cuộc vận động thành lập Đảng trên ba tạp chí mà luận án này đề cậpđến Đồng thời, trong một số công trình mang tính khái quát nhất về lịch sử sử họcViệt Nam và lịch sử sử học ĐCSVN cũng đã ít nhiều đề cập tới kết quả, thành tựunghiên cứu quá trình hình thành Đảng, tới những vấn đề của cuộc vận động thành lập
Đảng Thông qua việc khảo cứu bước đâu các công trình vê lịch sử sử học này có thê
32
Trang 38thấy nội dung cuộc vận động thành lập Đảng được phản ánh trong tổng thể nhữngvấn đề nghiên cứu của các tạp chí, trong lịch sử ĐCSVN và trong sử học Việt Nam.
Những công trình có liên quan tới lịch sử nghiên cứu cuộc vận động thành lập
Đảng đã có những đóng góp về nhận thức lịch sử Các tác giả chỉ ra những nghiêncứu trong và ngoài nước liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới một hoặc nhiều nội
dung của cuộc vận động thành lập Đảng Có nghiên cứu không chỉ dừng lại việc
thống kê hay mô tả nội dung của các công trình mà còn tong kết những tri thức đã có,những nội dung cần tiếp tục làm rõ về nội dung của cuộc vận động
Như vậy, nghiên cứu về lịch sử sử học Việt Nam cận hiện đại, lịch sử ĐCSVN
và nghiên cứu cuộc vận động thành lập Đảng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọngtrên nhiều phương điện, về mặt lí luận và tri thức lịch sử Nhưng những công trìnhnghiên cứu về khuynh hướng sử học mác xít tập trung nhiều vào giai đoạn hình thànhcủa khuynh hướng này, chưa có công trình đi sâu làm rõ được mục tiêu, đặc điểm củakhuynh hướng sử học mác xít trong thời kỳ Đôi mới và hội nhập, nhất là những năm
2000 Chưa có công trình nào tiếp cận cuộc vận động thành lập DCSVN dưới góc độlịch sử sử học Hầu hết những công trình tiếp cận nội dung của cuộc vận động thànhlập Đảng dưới góc độ của nghiên cứu lịch sử Đảng, nghiên cứu tư tưởng Hồ ChíMinh hay nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận hiện đại Một số bài viết có đề cập tới kếtquả nghiên cứu về những nội dung liên quan tới cuộc vận động thành lập Đảng
nhưng mang tính rời rạc Sự khảo cứu quá trình nghiên cứu cuộc vận động chưa được
tiến hành đầy đủ, toàn diện, nhất là trên các tạp chí chuyên ngành lịch sử trong mộtkhoảng thời gian đủ dài Việc chỉ ra những van đề thong nhất, van dé còn tiếp tục cầnđược giải quyết chưa được hệ thống hóa và cập nhật
1.2.2 Những van đề luận án tập trung giải quyết
Tìm hiểu về cuộc vận động thành lập DCSVN dưới góc độ lịch sử sử học, kế
thừa những thành tựu nghiên cứu của các học giả đi trước, trân trọng những đóng góp
của các học giả, luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết các van dé sau:
Một là, thông qua thống kê định lượng, luận án làm rõ sự xuất hiện số lượng
các bài viêt vê cuộc vận động theo thời gian trên ba tap chí, sô lượng tac giả nghiên
33
Trang 39cứu về cuộc vận động, chỉ ra và thống kê nguồn tài liệu, số lượng tài liệu các tác giả
sử dụng trong nghiên cứu, xu hướng nghiên cứu về cuộc vận động thành lậpDCSVN, chỉ rõ xu hướng nghiên cứu chung và xu hướng nghiên cứu trong một sốnội dung cụ thê
Hai là, làm rõ quá trình nghiên cứu, thay đổi hay bổ sung, hoàn chỉnh và điđến thống nhất trong một số tri thức lịch sử về cuộc vận động thành lập Đảng; chỉ ranhững van đề còn chưa thống nhất, những van dé ít được dé cập, những khoảng trống
cần tiếp tục làm rõ; từ đó có cái nhìn khái quát, hệ thông, toàn diện về lịch sử quá
trình nhận thức cuộc vận động thành lập Đảng được thé hiện trên TCNCLS, TCLSĐ
và TCLSQS.
Ba là, luận án nhận diện những nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu củamột số nhà khoa học khi nghiên cứu về cuộc vận động thành lập Đảng ĐI vào sosánh, đối chiếu những nguồn tư liệu khác nhau giữa các nghiên cứu, phân tích bốicảnh nghiên cứu của các tác giả, luận án bước đầu luận giải nguyên nhân sự thốngnhất hoặc không thống nhất trong các công trình trên ba tạp chí, từ đó, gợi mở nhữnghướng khai thác tư liệu, phương pháp nghiên cứu cho những nghiên cứu tiếp sau
Tiểu kết chương 1
Nghiên cứu tổng quan cho thấy lịch sử sử học Việt Nam, lịch sử sử họcDCSVN, lịch sử nghiên cứu về các nội dung của cuộc vận động thành lập Đảng làmột đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm Quá trình nghiên cứu diễn ra liên tục
từ những năm 50, 60 thế kỷ XX, đến những năm 1990, đặc biệt là những năm 2000quá trình này được thúc đây mạnh mẽ hơn
Một số công trình nghiên cứu về lịch sử sử học Việt Nam, lịch sử sử họcDCSVN đã làm rõ quá trình hình thành, phát triển của khuynh hướng sử học Mác xít
và ít nhiều đề cập tới lịch sử nghiên cứu quá trình hình thành Đảng, tới những vấn đề
Trang 40nhất là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về kết quả nghiên cứutoàn bộ quá trình vận động thành lập Đảng Dựa trên một sỐ công trình đã được tổngkết, đánh giá, phần nào thấy được những vấn đề được tập trung nghiên cứu, vấn đềcòn ít công bố liên quan hoặc những khoảng trống lịch sử Từ thành tựu và nhữngmặt còn tồn tại của các công trình nêu trên, luận án dé ra cụ thé bốn vấn dé sẽ giảiquyết: xu hướng nghiên cứu; tri thức lịch sử đã thống nhất; những vấn đề có ý kiếnkhác nhau, cần tiếp tục nghiên cứu; tư liệu và phương pháp nghiên cứu về cuộc vận
động thành lập Đảng.
35