1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Lịch sử: Công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo ở tỉnh Khánh Hòa từ năm 1996 đến năm 2005

204 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo ở tỉnh Khánh Hòa từ năm 1996 đến năm 2005
Tác giả Trần Trọng Đạo
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Thị Thu Hương, TS Nguyễn Trọng Thúc
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 204
Dung lượng 64,23 MB

Nội dung

Đề tài đã làm rõ một số nội dung cơ bản của công tác xây dựng Đảng ở các -vùng có đông đồng bào theo đạo Thiên chúa miền Bắc như: đặc điểm chủ yếu của vùng đồng bào theo đạo Thiên chúa ở

Trang 1

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẢN TRỌNG ĐẠO

CONG TÁC PHAT TRIEN DANG

TRONG DONG BAO CAC TON GIAO O TINH KHANH HOA

TU NAM 1996 DEN NAM 2005

HÀ NOI - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẢN TRỌNG ĐẠO

CONG TÁC PHAT TRIEN DANG TRONG DONG BAO CAC TON GIAO O TINH KHANH HOA

TU NAM 1996 DEN NAM 2005

CHUYEN NGANH LICH SU DANG CONG SAN VIET NAM

MA SO: 62 22 56 01

Người hướng dẫn khoa hoc: PGS.TS Tran Thị Thu Huong

TS Nguyễn Trọng Thóc

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

Lời cam đoan

Luận án này là công trình nghiên cứu của tôi, với sự hướng dẫn của

PGS TS Trần Thị Thu Hương, TS Nguyễn Trọng Thóc Các tài liệu, số liệu

sử dụng trong luận án đều trung thực và có nguôn øôc.

Hà Nội, ngày tháng 02 năm 2015

Tác giả luận án

Tran Ti rong Dao

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN

DE TÀI LUẬN ÁN 222222 2222 T22 n2 He xen rước

1.1 Các công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.2 Những van dé luận án tập trung nghiên cứu :222 22222222 re

Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHÍ ĐẠO THỰC HIỆN

CÔNG TÁC PHÁT TRIEN DANG TRONG DONG BAO CAC TON GIÁO

CUA DANG BO TỈNH KHANH HOA TỪ NAM 1996 DEN NAM 2000

2.1 Yêu cầu khách quan của công tác phát triển Dang trong đồng bao

các tôn giáo ở tỉnh Khánh Hòa 112111111111 eo

2.1.1 Vai trò, tầm quan trọng và những yếu tổ tác động đến công tác phát

triển Dang trong đồng bào các tôn giáo trên địa ban tỉnh Khánh Hoa

2.1.2 Thực trạng công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo của

Đảng bộ tỉnh Khanh Hòa từ khi tái lập tỉnh đến năm 1996

2.2 Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lãnh đạo thực hiện công tác phát triển

Đảng trong đồng bào các tôn giáo từ năm 1996 đến năm 2000

2.2.1 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh -5-222222212222121222221211cee

2.2.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện 222221221222222.11212102.12211 xe

2.2.3 Kết quả công tác kết nạp đảng viên là tín đồ các tôn giáo _

Chương 3 ĐÁNG BỘ TÍNH KHÁNH HÒA THỰC HIỆN CÔNG TÁC

PHÁT TRIEN DANG TRONG DONG BAO CAC TON GIÁO TỪ NĂM

2001 DEN NAM 2008 11

3.1 Yêu cầu khách quan tăng cường phat triển Dang trong đồng bao

các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 2222eee

3.1.1 Chủ trương của Đảng về công tác phát triển Đảng trong đồng bào các

tôn giáo những năm đầu thế kỷ XXI 2-2222222227122222.22.22073.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa và những vấn đề đặt ra đối

với công tác phát triển Đảng trong đồng bao các tôn giáo

73

73

Trang 5

3.2 Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa day mạnh công tác phát triển Dang trong

đồng bào các tôn giáo đáp ứng yêu cầu mới (2001 - 2005) 84

3.2.1 Chủ trương của Dang bộ tỉnh 22.2222222122222222211.2.22121eee 84 3.2.2 Quá trình chỉ đạo thực WiG1 ce essesesssnentntentnentnntstentnttannensnivatnetanveee 933.2.3 Kết qua công tác kết nạp đảng viên là tín đồ các tôn giáo 102Chương 4 MOT SO NHẠN XÉT VÀ KINH NGHIEM CHU YÊU 112

4.1 MOt 86 mh an -ỪỌŸÃ 1124.1.1 Về chủ trương của Dang bộ -21222221211122112121 enree 112

4.1.2 Quá trình chi đạo thực hiện 2 222222222222222220172221210122.-e 118

4.2 Một số kinh nghiệm chủ yeu ccccsccsmnnsnnnnnnnnnnninnnninninnnn 1314.2.1 Kinh nghiệm về quá trình dé ra chủ trương và giải pháp của Đảng bộ tỉnh 1314.2.2 Kinh nghiệm về quá trình chi đạo thực hiện 2-2.22 2.2222222172220 135

KẾT LUẬN -: 22222222222 1221 nnnngH H2 He He Heeeeeree 144DANH MỤC CÔNG TRINH KHOA HOC CUA TAC GIA LIEN QUAN DEN

LUẬN ÁN - 2 222122222 1022022 222m 22 n2 H2 n2 H222 de 147TÀI LIEU THAM KHẢO -2 2212222222 1.2 221211212 eesei 148PHU LỤC -: 2222222120222 HH2 222tr reereue 160

Trang 6

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đồ 2.1: thống kê số liệu tín đồ được tạo nguồn từ năm 1996 đến năm 2000

Biểu đồ 2.2: thống kê số liệu tín đồ được học bồi dưỡng kết nạp Đảng từ năm

1996 đến năm 2000 -222222222222222222211122022 e6

Biéu đồ 2.3: thống kê số liệu đảng viên là tín đồ tôn giáo của tỉnh Khánh Hòa

được kết nạp từ năm 1996 đến năm 2000 222222222222222222222-.E.2

Biểu đồ 2.4: cơ cau độ tuổi của đảng viên là tín đồ các tôn giáo tinh Khánh

Hòa được kết nạp từ năm 1996 đến năm 2000 -2222 22s,Biểu đồ 2.5: cơ cấu trình độ học van, chuyên môn nghiệp vụ của đảng viên là

tín đồ các tôn giáo tỉnh Khánh Hòa được kết nạp từ năm 1996đến năm 2000 . :2222222222222.2.1.11 1e

Biéu đồ 3.1: thống kê số liệu đảng viên là tin đồ các tôn giáo trên cả nước

Biểu đồ 3.2: thống kê số liệu tin đồ được tạo nguồn từ năm 2001 đến năm 2005

Biểu đồ 3.3: thống kê số liệu tin đồ được học bồi dưỡng kết nạp Dang từ năm

2001 đến năm 2005 2222222222122222.2 22222Biểu đồ 3.4: thống kê số liệu đảng viên là tín đồ các tôn giáo của tỉnh Khánh

Hòa được kết nạp từ năm 2001 đến năm 2005 (theo Đảng bộ)

Biểu đồ 3.5: thống kê số liệu đảng viên là tín đồ các tôn giáo của tỉnh Khánh

Hòa được kết nạp từ năm 2001 đến năm 2005 (theo tôn giáo và

năm kết nạp) 22 222222222221212221121112211122212 2e ae seo

Biểu đồ 3.6: cơ cau độ tuổi của đảng viên là tín đồ các tôn giáo tinh Khánh

Hòa được kết nạp từ năm 2001 đến năm 2005 22222222222

Biểu đồ 3.7: cơ cấu trình độ học van, chuyên môn nghiệp vụ của đảng viên là

tín đồ các tôn giáo tỉnh Khánh Hòa được kết nạp từ năm 2001

đến năm 2005 22222222222222221220222222 reBiểu đồ 3.8: thống kê số liệu đảng viên là tin đồ các tôn giáo tinh Khánh Hòa

được kết nap từ năm 1996 đến năm 2005 1822222 152Biéu đồ 4.1: thống kê số liệu đảng viên là tin đồ các tôn giáo tỉnh Khánh Hòa

và dang viên là tin đồ các tôn giáo bình quân cả nước

Biểu đồ 4.2: thống kê số liệu đảng viên là tín đồ các tôn giáo tỉnh Khánh Hòa và

đảng viên là tín đồ các tôn giáo bình quân cả nước (theo tôn giáo)

Biểu đồ 4.3: thống kê số liệu đảng viên là tín đồ Công giáo của một số tỉnh,

thành và tỉnh Khánh Hòa năm 2000 55-5552222:222222xszz-e,

70 77 99

Trang 7

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân,

nhân dân lao động và toàn thé dan tộc, một tô chức chặt chẽ, thống nhất, lấy chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ namcho mọi hành động Dang ra đời là do đòi hỏi khách quan của cuộc đấu tranh chống

chủ nghĩa thực dân xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho đồng

bao, làm cho “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” Đề hoàn thành

sứ mệnh lịch sử cao cả này, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, phảiluôn chăm lo xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và t6 chức là yêu cầu khách

quan, nhiệm vụ thường xuyên của Đảng.

Công tác phát triển đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng của công tác xây

dựng Đảng, bởi Đảng muốn tổn tại, tiếp tục giữ vững và tăng cường vai trò lãnh

đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, mở rộng ảnh hưởng của mình với

xã hội, Đảng phải thường xuyên chăm lo, coi trọng công tác này Nhận thức được

tầm quan trọng của vấn đề, từ khi ra đời đến nay, Đảng luôn chăm lo công tác phát

triển đảng viên mới, coi đây là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên của công tác xây

dựng Đảng Trong quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, cũng như trong

xây dựng đất nước đã chứng minh: vai trò và năng lực lãnh đạo của Đảng không chỉ

phụ thuộc chất lượng đội ngũ đảng viên, mà còn phụ thuộc vào SỐ lượng đảng viên.

Có đảng viên, mới có tô chức dang, số lượng đảng viên lớn là cơ sở dé xây dựng

Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng.Đặc biệt là phát triển Dang trong đồng bao các tôn giáo, không những có giá trị chocông tác xây dựng Dang, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến dau của Dang màcòn góp phần quan trọng trong thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết

tôn giáo có hiệu quả hơn.

Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, công tác phát triển đảng viên đối với cácgiai tang trong xã hội nói chung, với đồng bao tôn giáo nói riêng được Hồ Chí Minh

đề cập đến và Đảng Cộng sản Việt Nam có chủ trương, các quy định, hướng dẫn cụ

Trang 8

-4-thé Tuy nhién, dén nay, việc thực hiện con nhiều hạn chế, có nhiều nội dung cần

tiếp tục nghiên cứu, qua đó góp phần đây mạnh công tác phát triển Đảng trong đồng

bào các tôn giáo - nhân tố đảm bảo nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với mọi

giai tầng trong xã hội

Là một tỉnh ven biển Nam Trung bộ, Khánh Hòa có vi trí địa chính tri quan

trọng trong phát triển kinh tế biển và an ninh quốc phòng, đồng thời là một tỉnh có

đa dân tộc, đa tôn giáo Đồng bảo các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa phần

lớn sống tập trung thành các cụm dân cư ở các đô thị và vùng núi, những địa bàn

quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng Với sốlượng tín đồ lớn cùng đặc điểm cư trú, đồng bào các tôn giáo trên địa bàn tỉnhKhánh Hòa là một lực lượng xã hội quan trọng, là bộ phận của khối đại đoàn kết

toàn dân tộc và nhân tố góp phần giữ vững én định chính trị, trật tự an toàn xã hội

và thúc đây sự phát triển kinh tế của địa phương Do vậy, công tác tôn giáo là mộtlĩnh vực quan trọng đối với tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt khi đất nước bước vào thời kỳđôi mới toàn diện, đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Từ khi đổi mới đất nước (1986), đặc biệt sau Nghị quyết số 24 - NQ/TW ngày

16 tháng 10 năm 1990 của Bộ Chính trị về tang cường công tác tôn giáo trong tinh

hình mới, hoạt động của các tôn giáo cả nước nói chung, Khánh Hòa nói riêng ngày

càng 6n định, gắn kết tốt giữa dao với đời Đồng bào các tôn giáo trên địa ban tỉnhKhánh Hòa tích cực lao động sản xuất, có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế,văn hóa - xã hội, giữ vững ôn định chính trị và an ninh - quốc phòng, đặc biệt là

công tác từ thiện nhân đạo của tinh Da phần đồng bào luôn thê hiện tinh thần trách

nhiệm trong việc xây dựng xã hội ngày càng phon vinh, quê hương, đất nước ngàycàng giàu mạnh, một số tín đồ có ý thức chính trị tốt được các tô chức cơ sở đảng

quan tâm tạo nguồn, bồi dưỡng và kết nạp vào Đảng Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố

chủ quan từ chính giáo hội và việc làm của một số tín đồ, chức sắc các tôn giáotrong lịch sử cũng như hiện tại dẫn đến sự nhìn nhận của một bộ phận cán bộ, đảngviên và quần chúng nhân dân còn thành kiến với các tôn giáo, trước hết với Cônggiáo, Tin lành Thực tế này là một nguyên nhân quan trọng làm công tác phát triển

Trang 9

-5-Đảng trong đồng bào các tôn giáo chưa tương xứng với vai trò, vị trí và những đónggóp của đồng bào cho sự phát triển chung của tỉnh Qua thực tiễn công tác và lao

động sản xuất, một bộ phận tín đồ, chức sắc luôn thể hiện thái độ chính trị tốt, tin

tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và có nhiều đóng góp thiếtthực cho địa phương, nhưng chưa được các chi bộ đảng, các tô chức chính trị - xã

hội quan tâm bồi dưỡng, tạo điều kiện để phan đấu trở thành đảng viên của Đảng

Đi sâu nghiên cứu công tác phát triển Dang trong đồng bao các tôn giáo ở một

chặng đường lịch sử tỉnh Khánh Hòa thực hiện đây mạnh công cuộc đổi mới, góp

phần làm phong phú, sinh động thêm bức tranh lịch sử Đảng bộ tỉnh Khánh Hòatrong công cuộc đổi mới; góp phần nhận diện rõ hơn những ưu điểm, khiếm khuyếttrong công tác tôn giáo nói chung, công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôn

giáo nói riêng, từ đó có phương hướng, giải pháp phát huy những thành công, tháo

gỡ những hạn chế, khiếm khuyết, nhằm đưa tỉnh Khánh Hòa phát triển đúng tiềmnăng, vi thế của một tỉnh có nhiều lợi thế ở vùng duyên hải Nam Trung bộ Do vậy,tác giả chọn van đề Công tác phát triển Dang trong dong bào các tôn giáo ở tỉnh

Khánh Hòa từ năm 1996 đến năm 2005 làm đề tài luận án Tién sĩ Lịch sử, chuyên

ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và quá trình tổ chức, chỉ đạo thựchiện của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa về công tác phát triển đảng viên trong đồng bào

các tôn giáo từ năm 1996 đến năm 2005

2.2 Pham vi nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu: dé tài nghiên cứu công tác phát trién đảng viên mới

là tín đồ Phật giáo, Công giáo và Tin lành trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa - ba tôn giáođược du nhập từ nước ngoài vào và có số lượng tín đồ lớn, chiếm tỉ lệ 96,89% tổng

tín đồ các tôn giáo, 24,56% dân số toàn tỉnh

Công tác phát triển đảng viên trong đồng bao các tôn giáo được nghiên cứutrong đề tài gồm:

Trang 10

Thứ nhất, việc quán triệt quan điểm của Đảng, đề ra chủ trương và các giảipháp thực hiện công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo của Đảng bộ

các tôn giáo (số lượng và cơ cấu đảng viên mới kết nạp)

- Không gian nghiên cứu của đề tài là tỉnh Khánh Hòa, bao gồm 15 Đảng bộtrực thuộc: thành phố Nha Trang, thành phó Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa, cáchuyện: Vạn Ninh, Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn; Khối Cơ quantỉnh, Khối Doanh nghiệp tỉnh, Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh,Liên đoàn Quy hoạch và Tài nguyên nước miền Trung, Trường Đại học Nha Trang

- Thời gian nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu từ năm 1996 đến năm 2005

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài làm rõ quá trình lãnh đạo công tác phát triển Đảng trong đồng bào cáctôn giáo từ năm 1996 đến năm 2005 của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa, góp phan tôngkết thực tiễn - một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ

đổi mới; trên cơ sở đó đúc kết một số kinh nghiệm chủ yếu làm cơ sở lịch sử cho

quá trình hoạch định chủ trương cũng như chỉ đạo thực hiện công tác phát triểnĐảng trong đồng bào các tôn giáo ở tỉnh Khánh Hòa có hiệu quả hơn thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ:

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác phát triển Đảng trong đồng bàocác tôn giáo tỉnh Khánh Hòa từ năm 1996 đến năm 2005

- Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm chủ yếu của đồngbào các tôn giáo ở tỉnh Khánh Hòa; thực trạng công tác phát triển Đảng trong đồng

bào các tôn giáo trước năm 1996.

Trang 11

- Làm rõ thực trạng công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo tỉnhKhánh Hòa (từ chủ trương đến quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh) từ năm

1996 đến năm 2005 thông qua việc tìm hiểu công tác này ở hai nhiệm kỳ Đại hội

Đảng bộ tỉnh: Đại hội lần thứ XIII, nhiệm kỳ 1996 - 2000; Đại hội lần thứ XIV,

nhiệm kỳ 2001 - 2005.

- Nhận xét một số mặt đạt được, chỉ rõ những hạn chế, khiếm khuyết và đúc kết

kinh nghiệm từ thực tiễn công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo tỉnhKhánh Hòa từ năm 1996 đến năm 2005

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac - Lénin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác pháttriển Dang nói chung, phát triển Dang trong đồng bào các tôn giáo nói riêng Đồngthời, luận án tham khảo, kế thừa kết quả của các công trình khoa học nghiên cứu đã

công bố

Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn là thực trạng quá trình lãnh đạo công tác phát

triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa từ năm 1996đến năm 2005 Đồng thời, sử dụng kết quả khảo sát trực tiếp và báo cáo về công tác

phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo của các cấp ủy đảng địa phương, Tỉnh

ủy và các số liệu thống kê có liên quan

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện dé tài, tác giả sử dụng những phương pháp nghiêncứu cơ bản: phương pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp so sánh, đối chiếu; phươngpháp phân tích và tổng hợp, thống kê, khảo sát thực tiễn và điều tra xã hội học,phương pháp lược đồ hóa

5 Đóng góp mới của luận án

- Hệ thống hóa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh và Dang Cộng sản Việt Nam về công tác phát triển Dang trong đồng bao

các tôn giáo.

Trang 12

- Làm rõ một số đặc điểm cơ bản của đồng bào các tôn giáo trên địa bàn tỉnhKhánh Hòa tác động tới công tác phát triển Đảng trong những năm đây mạnh công

cuộc đôi mới toàn diện

- Phục dựng lại quá trình Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa dé ra chủ trương, chỉ đạothực hiện công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo từ năm 1996 đếnnăm 2005.

- Chỉ rõ một số mặt đạt được, những hạn chế, khiếm khuyết và đúc kết kinh

nghiệm từ thực tiễn công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo trên địabàn tỉnh Khánh Hòa từ năm 1996 đến năm 2005

6 Ý nghĩa của luận án

Luận án cung cấp những cứ liệu từ tông kết thực tiễn công tác phát triển Đảng

trong đồng bào các tôn giáo cho các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận các cấp củatinh Khánh Hòa, góp phan bồ sung, hoàn thiện việc xây dựng chủ trương, kế hoạch vàchỉ đạo thực hiện công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo thời gian tới

Luận án có thé làm tài liệu tham khảo nghiên cứu vấn đề tôn giáo nói chung,công tác phát triển Dang trong đồng bao các tôn giáo nói riêng

7 Kết cầu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận

án, Kết luận, Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, Tàiliệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được kết cầu gồm 3 chương, 6 tiết

Trang 13

Chương 1

TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIEN QUAN DEN DE TÀI LUẬN ÁN1.1 Các công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Vấn đề quan trọng của công tác tôn giáo giai đoạn hiện nay là công tác pháttriển đảng viên đối với tín đồ các tôn giáo - một nội dung quan trọng của công tác

xây dựng Đảng đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí

Minh, sự quan tâm của Dang Cộng sản Việt Nam trong quá trinh lãnh đạo cách

mang; cũng như của nhiều nhà khoa học với các công trình nghiên cứu có giá trị lýluận và thực tiễn cao Có thé chia các công trình khoa học theo các nhóm sau đây:

1.1.1 Các công trình khoa học nghiên cứu về công tác xây dựng Đảng trong

vùng có đông đồng bào các tôn giáo

- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2002), Van dé tôn giáo và chính sáchtôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

Sau khi làm rõ các nội dung về tôn giáo trong đời sống xã hội, tình hình tôn giáo ở

Việt Nam, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, các tác giả đã

dành chuyên đề thứ tư để nói về van dé đảng viên với tín ngưỡng tôn giáo được thé

hiện ở năm nhiệm vụ cơ bản (trang 105 - 108) Đồng thời, các tác giả chỉ ra việc kết

nạp đảng viên và chế độ sinh hoạt Đảng cho đảng viên là tín đồ các tôn giáo được

thực hiện như quy định hiện hành của Đảng, trường hợp đặc biệt thì tỉnh, thành ủy

quyết định theo hướng dẫn riêng

- Mach Quang Thắng (2006), Van dé đảng viên và phát triển đảng viên trongnên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lý

luận chính trị, Hà Nội Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả dành 2 trang

(trang 163 - 164) khái quát sơ lược kết quả công tác phát triển đảng viên ở vùngđồng bảo các tôn giáo của một số tỉnh miền Trung - Tây Nguyên như: Quảng Bình,Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, PhúYên, Khánh Hòa, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum Trên cơ sở số liệu có được, tác giảnhận định: chất lượng đội ngũ đảng viên mới kết nạp trong những năm gần đây từng

- 10

Trang 14

-bước được nâng lên, bảo đảm tiêu chuẩn, nhất là tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị,

về lịch sử chính trị, đạo đức, lối sống Do đó, sự tín nhiệm của quần chúng và trình

độ, năng lực lãnh đạo, quản lý của đảng viên được nâng lên, nhờ đó phần lớn đảng

viên đã hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Đề tài: Vấn đề xây dựng Đảng ở một số vùng có đông đồng bào theo đạo

Thiên Chúa ở miễn Bắc hiện nay, cơ quan chủ trì Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh (1995) - Học viện Chính trị quốc gia Hồ ChíMinh Đề tài đã làm rõ một số nội dung cơ bản của công tác xây dựng Đảng ở các

-vùng có đông đồng bào theo đạo Thiên chúa miền Bắc như: đặc điểm chủ yếu của

vùng đồng bào theo đạo Thiên chúa ở miền Bắc và ảnh hưởng tới công tác xây dựngĐảng: nội dung chính của công tác xây dựng Đảng gồm: công tác vận động quần

chúng theo tôn giáo; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyềnđịa phương về công tác tôn giáo; công tác xây dựng lực lượng nòng cốt trong hệ

thống chính trị vùng giáo; công tác xây dựng, phát triển Mặt trận Tổ quốc và các tôchức đoàn thé trong vùng có đông đồng bao theo đạo Thiên chúa; van đề kết nạp

đảng viên gốc tôn giáo

Trên cơ sở nội dung công tác xây dựng Đảng, đề tài đánh giá khái quát thực

trang của tổ chức cơ sở đảng ở một số vùng có đông đồng bao theo đạo Thiên Chúa

của miền Bắc như Nam Định, Ninh Binh, Hà Nam và dé ra các giải pháp phathuy ưu điểm, khắc phục hạn chế, trong đó có nội dung cần đây mạnh công tác xâydựng Đảng nói chung, phát triển đảng viên mới là quần chúng giáo dân nói riêng

- Đề tài: Mi quan hệ giữa chính trị và tôn giáo trong thời kỳ mở rộng giao lưuquốc tế và phát triển nên kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước

ta hiện nay, cơ quan chủ trì: Trung tâm Khoa học về Tín ngưỡng và Tôn giáo (1998)

- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sau khi làm rõ một số nội dung như:quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa

chính trị và tôn giáo; giới thiệu kinh nghiệm xử lý mối quan hệ giữa nhà nước với tôn

giao ở một số nước trên thế giới; chính sách và việc thực hiện chính sách tôn giáo củaĐảng, Nhà nước Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1997 , các tác giả đưa ra ba giải

Trang 15

-11-pháp dé giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo, trong đó, có giải -11-pháptăng cường xây dựng lực lượng chính trị trong các vùng tôn giáo trọng điểm và xâydựng Đảng nói chung, phát triển đảng viên là tín đồ các tôn giáo nói riêng.

Van dé phát triển đảng viên trong dong bào các tôn giáo, các tác giả khái quát

những đóng góp cùng sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ đảng viên là

tín đồ các tôn giáo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và xây dựng đấtnước Tuy nhiên, công tác phát triển Đảng ở vùng tôn giáo trong những năm 80 đến

90 của thế kỷ XX gặp một số khó khăn như: số lượng đảng viên là tín đồ các tôngiáo giảm, nhiều tổ chức cơ sở đảng ở vùng có đông đồng bào các tôn giáo nhiều

năm không kết nạp được đảng viên là tín đồ, trong khi số đảng viên bị khai trừ, xóatên hoặc xin ra khỏi Đảng tăng Đề khắc phục hạn chế, theo các tác giả, cần thựchiện tốt một số giải pháp cơ bản: quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng về công tác phát triển đảng viên là tín

đồ các tôn giáo; giải quyết tốt mối quan hệ giữa vai trò, trách nhiệm của người đảngviên với nhu cầu đời sống tâm linh, cần có hướng dẫn cụ thé về việc đảng viên tham

gia sinh hoạt tôn giáo; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối tượng Dang, đây mạnh

công tác phát triển đảng viên trong các tôn giáo, tuy nhiên, tránh tình trạng coi trọng

số lượng, phải chú ý chất lượng và xem xét điều kiện cụ thể từng vùng, miền, từngtôn giáo; ở những vùng tôn giáo trọng điểm, cần có kế hoạch đào tạo, sử dụng cán

bộ, tạo nguồn cán bộ đảng viên là tín đồ tôn giáo lâu dai

- Đề tài: Công tác xây dựng Đảng ở những vùng có đông đồng bào theo đạo

Thiên chúa ở các tỉnh phía Nam hiện nay, cơ quan chủ trì: Viện Xây dựng Đảng

(1999) - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Trong nghiên cứu của mình, các

tác giả chỉ ra những nội dung cơ bản của công tác xây dựng Đảng ở những vùng có

đông đồng bao theo đạo Thiên chúa Đề tài nghiên cứu và làm rõ những đặc điểm

cơ bản của vùng Công giáo miền Nam và ảnh hưởng tới công tác xây dựng Đảng:

giáo dan phân bé chủ yếu tập trung quanh các đô thị lớn; cộng đồng dân cư khôngthuần nhất, luôn có sự biến động, thay đôi, đặc biệt từ năm 1954 đến nay; đa sé giáo

dân có quan hệ với chính quyên của chê độ cũ trước đây và cộng đông Công giáo

- 12

Trang 16

-Việt Nam ở nước ngoài hiện nay; mối quan hệ giữa giáo dân, giáo sỹ, giáo hội Cônggiáo với cán bộ Đảng, chính quyền còn nhiều khoảng cách, định kiến, mặc cảm;

giáo hội Công giáo miền Nam đang đây mạnh phong trào thế tục hóa, thích nghi với

thời đại theo tinh than của cộng đồng Vatican II Nội dung chính của công tác xâydựng Đảng bao gồm công tác vận động quần chúng theo đạo Thiên chúa; công tác

lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về công tác tôngiáo; công tác xây dựng lực lượng nòng cốt trong hệ thống chính trị và tăng cường

sỐ lượng, chất lượng các đoàn viên, hội viên của các tô chức đoàn thể trong hệ

thống chính trị vùng giáo; vẫn đề kết nạp đảng viên gốc tôn giáo

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đánh giá thực trạng tô chức cơ sở đảng,đội ngũ đảng viên gốc tôn giáo ở những vùng có đông đồng bào theo đạo Thiên

chúa các tỉnh phía Nam Về ưu điểm: cấp ủy đảng cơ sở nhiều nơi đã động viênđảng viên sống cùng với đồng bào các tôn giáo giữ vững bản lĩnh chính trị, phát huy

vai trò lãnh đạo ở cơ sở và tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiệncho đảng viên an tâm sinh hoạt tôn giáo bình thường; nhiều đảng viên gốc tôn giáo

giữ vai trò cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt ở các cơ sở; nhiều đảng viên đã thé

hiện và nêu cao phâm chất tốt đẹp của người đảng viên cộng sản, có trách nhiệmvới công việc, với địa phương Về hạn chế: không có tổ chức cơ sở đảng toàn tong;đảng viên gốc tôn giáo ít; đảng viên gốc tôn giáo phần lớn là cán bộ trong quân đội,

ở các cơ quan về nghỉ hưu sinh hoạt tại địa phương, không có đảng viên trẻ; một số

đảng viên nghỉ hưu là tín đồ Thiên Chúa giáo yếu kém phải đưa ra khỏi Đảng Từthực trạng này, các tác giả đưa ra chín giải pháp khắc phục, trong đó có nội dungđây mạnh công tác phát triển đảng viên mới là quần chúng giáo dân, tiến tới xóatình trạng xã, thôn “trắng đảng viên” - “đây là một trong những nhiệm vụ quantrọng bậc nhất của công tác xây dựng Đảng ở những vùng có đông đồng bào theođạo Thiên Chúa giáo ở miền Nam”

- Luận án Tiến sĩ Khoa học Lịch sử: Công tác vận động giáo dân của tổ chức

cơ sở đảng (cấp xã) ở đông bằng Bắc Bộ nước ta hiện nay của Hoàng Mạnh Đoàn

(2002) đưa ra quan niệm về chất lượng, nội dung và phương thức vận động đồng

Trang 17

-13-bào giáo dân Nội dung cơ bản của công tác này là tuyên truyền, giáo dục, thuyếtphục giáo dân hiểu đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật củaNhà nước để nâng cao nhận thức, tạo sự nhất trí, ủng hộ của giáo dân; tổ chức,hướng dẫn và tạo điều kiện để giáo dân nâng cao nhận thức, trình độ văn hóa, kiếnthức, khoa học kỹ thuật, nhất là thế hệ trẻ; vận động, tô chức, hướng dẫn giáo dân

tích cực tham gia các phong trào cách mạng, chấp hành tốt đường lối, chủ trương,chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; động viên giáo dân thực hiện tốt

phong trào xây dựng nếp sống văn hóa khu dân cư, day lùi các tệ nạn xã hội, hủ tụclạc hậu; động viên giáo dân tích cực xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kếtcác tôn giáo, đoàn kết với người không theo tôn giáo; hướng dẫn giáo dân ý thức tựgiác, tự quản, đồng thời nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động đấu tranh chống âmmưu, thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo của các lực lượng chống phá Đảng vàNhà nước; tổ chức, hướng dẫn giáo dân tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng,

chính quyền ở cơ sở Chất lượng công tác vận động giáo dân thê hiện việc giáo dân

nắm vững và thực hiện đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và phápluật của Nhà nước; nhận thức đúng và có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, con

đường di lên chủ nghĩa xã hội ma Dang đã lựa chọn; phát động được phong trao

hành động cách mạng sôi nỗi, vận động quần chúng giáo dân tích cực, hăng hái laođộng, sản xuất dé nâng cao đời song vat chat va tinh than, nang cao trinh d6 dan tri,giữ gin an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở; việc đề cao và thực hiệnhiệu quả quy chế dân chủ

Dé đánh giá đúng chất lượng công tác vận động giáo dân, theo tác giả có bốntiêu chí cơ bản: mức độ tham gia của chủ thể vào công tác vận động giáo dân; đốitượng tiếp nhận sự vận động; về nội dung, phương thức, phương châm công tác vậnđộng giáo dân; về hiệu quả của các chủ trương, biện pháp vận động giáo dân

Một vấn đề khác được tác giả nêu ra đó là đặc điểm của tổ chức cơ sở đảngcấp xã vùng giáo ở đồng bằng Bắc Bộ với ba loại hình chỉ bộ: chi bộ xen kẽ (đảngviên không theo đạo xen kẽ với đảng viên gốc tôn giáo), chỉ bộ có 100% đảng viên

gôc tôn giáo, chi bộ không có đảng viên gôc tôn giáo mặc dù có giáo dân sinh sông

14

Trang 18

-trên địa bàn Về chi bộ xen kẽ: phần lớn số đảng viên gốc tôn giáo là những người

đã nghỉ hưu, hoặc ở quân đội hết nghĩa vụ quân sự chuyền về sinh hoạt tại địaphương, số đảng viên trẻ rất ít Một số đảng viên gốc tôn giáo thuộc các chỉ bộ nàytrong tư tưởng thiếu ôn định, vẫn băn khoăn là đảng viên có được đi lễ nhà thờ hay

không? Có được làm phép Bí tích không? Có được xưng tội trước Cha không?

Thậm chí có đảng viên còn đặt van dé chọn một trong hai đi theo đạo hay theo

Đảng Với chỉ bộ chỉ có đảng viên gốc tôn giáo: số lượng đảng viên ít (10 đến 15

đảng viên) chủ yếu là những cán bộ, nhân viên trước đây đi công tác, trong biên chếNhà nước nay đã nghỉ hưu hoặc bộ đội phục viên và đã cao tuổi, số kết nạp mới tạiđịa phương tất ít trong khi, một bộ phận thanh niên gốc tôn giáo không có ý thứcphan dau vào Đảng, không thiết tha vào Đảng - đây là khó khăn trong công tác pháttriển đảng viên là tín đồ các tôn giáo ở đồng bằng Bắc Bộ

- Tác giả Nguyễn Văn Giang (2003) trong Luận án Tiến sĩ Khoa học Lịch sử:Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên vùng có đồng bào Công giáo ở các tỉnh venbiển đông bằng Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay, đã làm rõ quan niệm, tiêu chí

đánh giá chất lượng và những yếu tổ tác động đến đội ngũ đảng viên Theo đó, có

ba tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ đảng viên: chất lượng đảng viên, số lượng

và cơ cấu đội ngũ đảng viên, cùng năm yếu tố tác động là: thành tựu của công cuộcđổi mới; thực tiễn của Công giáo và hoạt động Công giáo ở các tinh ven biên đồngbằng Bắc Bộ: thuận lợi và khó khăn, phức tạp của hoạt động đan xen giữa hai cộng

đồng theo và không theo tôn giáo; đặc điểm về tổ chức và hoạt động của các chi bộ,

đảng bộ cơ sở vùng có đồng bào Công giáo; đặc điểm của đội ngũ đảng viên vùng

có đồng bào Công giáo

Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá và yếu tố tác động, tác giả chỉ ra thực trạng

đội ngũ đảng viên là tín đồ Công giáo thé hiện ở: các tinh ven biển đồng bằng Bắc

Bộ có số lượng đảng viên là tín đồ Công giáo lớn, đặc biệt ở ba tỉnh Nam Định,

Thái Bình, Ninh Bình với số lượng 4.805 đảng viên (trong đó, Nam Định là tỉnh có

số đảng viên gốc Công giáo nhiều nhất nước với 3.393 đảng viên - số liệu thống kê

năm 2000) Tuy nhiên, số lượng và phân bố của bộ phận đảng viên này chưa đáp

- 15

Trang 19

-ứng tốt yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương Tỉ lệ đảngviên là người Công giáo trong cộng đồng giáo dân Công giáo thấp Còn một số xã,phường, thị trấn có giáo dân nhưng chưa có đảng viên là người Công giáo, trong đó

có những xã đông giáo dân (gần 100% giáo dân) Ở các đảng bộ xã, phường, thịtrần phần lớn đảng viên là người Công giáo được kết nạp trong các đơn vị quân đội,

cơ quan, doanh nghiệp nhà nước chuyên về địa phương lao động sản xuất hoặc nghỉhưu Số đảng viên là người Công giáo kết nạp tại địa phương chủ yếu trong thời kỳ

kháng chiến chống Mỹ, đến nay phần lớn đã cao tuổi, số đảng viên trẻ tuôi và mớikết nạp ít Trong khi, nhiều địa phương phải đưa một số đảng viên là người Cônggiáo ra khỏi Đảng vì các lý do khác nhau (từ năm 1996 đến năm 2000, huyện Hải

Hậu kết nạp được 69 đảng viên là người Công giáo nhưng phải đưa ra khỏi Dang 87

đảng viên là người Công giáo) - thực tiễn này, làm cho số đảng viên là người Cônggiáo có xu hướng giảm Từ thực trạng này, tác giả nêu lên tầm quan trọng của việc

đây mạnh công tác phát triển đảng viên là tín đồ Công giáo với nhiều biện pháp cụ

thể như: tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảngviên và nhân dân về phát triển đảng viên là người Công giáo; xây dựng và tổ chứcthực hiện kế hoạch phát triển đảng viên

- Các Luận văn Thạc sỹ Khoa học Lịch sử: Đảng bộ Đồng Nai lãnh đạo thựchiện chính sách tôn giáo đổi với đạo Thiên Chúa trong thời kỳ đổi mới (1986 - 1998),tác gia Nguyễn Thi Thu Hiền (1999); Nâng cao năng lực lãnh dao và sức chiến đấucủa tổ chức cơ sở đảng ở vùng có đông đồng bào theo đạo Thiên chúa ở tỉnh DongNai hiện nay, tác giả Phanh Thanh Kiều (2000), đã làm rõ một số vấn đề cơ bản như:

tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền chỉ ra đặc điểm cơ bản, vai trò, vị trí của đạo Thiên

chúa trong đời sống chính trị - xã hội ở Đồng Nai và quan điểm chỉ đạo, chủ trươngcủa Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trong việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạoThiên chúa Tác giả Phanh Thanh Kiều xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của

tổ chức cơ sở đảng với tư cách là nền tang của Đảng, hạt nhân chính trị 6 cơ sở

Bên cạnh việc làm rõ các vấn đề trên, các tác giả đều nêu lên thực trạng tô chức

cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên gốc tôn giáo của tỉnh Đồng Nai Theo đó, phần lớn

16

Trang 20

-đảng viên gốc tôn giáo trong tỉnh tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, có phẩmchất đạo đức tốt, sống trung thực, lành mạnh, có trách nhiệm với công việc đượcgiao; nhiều đảng viên gốc tôn giáo luôn thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu và

một số giữ chức vụ cán bộ chủ chốt ở cơ sở vùng giáo Tuy nhiên, một số đảng viên

gốc tôn giáo vẫn tự ti, mặc cảm, cho rằng có sự phân biệt đối xử, ít được cấp trên tin

cậy; một số tư tưởng thiếu kiên định, thậm chí có hiện tượng xin ra khỏi Đảng đểđược đi lễ nhà thờ và tham gia các hoạt động tôn giáo khác; một số đảng viên không

khai báo với tô chức về bản thân là tín đồ tôn giáo, tự ý đi lễ nhà thờ và thực hiện cácnghỉ lễ tôn giáo; lực lượng đảng viên gốc tôn giáo rất ít (khoảng 1%), phần lớn là cán

bộ nghỉ hưu, nghỉ mất sức, hoặc bộ đội phục viên, SỐ đảng viên là người tại chỗ ít;đội ngũ đảng viên gốc tôn giáo phần lớn tuổi đời khá cao, trình độ chuyên môn, nănglực còn nhiều hạn chế; công tác phát triển đảng viên là tín đồ các tôn giáo gặp nhiềukhó khăn thé hiện ở: đến 9/1998, toàn tinh Đồng Nai có 218 dang viên /19.624 tín đồ

tôn giáo; công tác kết nạp đảng viên gốc Thiên chúa qua các năm: 1991 kết nạp được

5 đảng viên, 1992 - 2 đảng viên, 1993 - 10 đảng viên, 1994 - 8 đảng viên, 1995 - 3 đảng viên, 1996 - 110 đảng viên, 1997 - 36 đảng viên

Đề khắc phục những hạn chế trên, theo các tác giả cần thực hiện các giải phápchủ yếu: từng đảng bộ, chi bộ cần ý thức rõ tầm quan trọng và đề cao tinh thần tráchnhiệm, có kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng nhân tô mới, tiên tiến là tín đồ các tôn giáo

dé kết nạp vào Dang, trong đó chú trọng tang lớp thanh niên tôn giáo; trong các buổihọp, các đảng viên có là tín đồ tôn giáo phải thông báo với chi bộ về tình hình giáodân của xứ đạo mà mình sinh hoạt, đưa ra đánh giá của bản thân, từ đó phát hiện quầnchúng ưu tú dé giới thiệu phục vụ công tác phát triển Dang và là một kênh thông tin

dé cấp ủy nam tình hình chính trị - xã hội vùng tôn giáo

- Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lich sử: Công tác tu tưởng cua tổ chức cơ sở

đảng đổi với đồng bào theo đạo Thiên chúa ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đông Nai

hiện nay, tác giả Huỳnh Chí Thắng (2000) đã khái quát thực trạng tư tưởng và côngtác tư tưởng của tô chức cơ sở đảng đối với đồng bao theo đạo Thiên chúa ở huyệnThống Nhất, tỉnh Đồng Nai với một số điểm nồi bật:

- 17

Trang 21

-Thủ nhất, tư tưởng của đồng bào theo đạo Thiên chúa nhìn chung ồn định,đồng bào yên tâm lao động sản xuất, chăm lo cải thiện đời sống và phấn khởi trước

công cuộc đổi mới của đất nước Các hoạt động xã hội nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa,

phong trào bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội được đồng bào hưởngứng Tuy nhiên, nhiều hoạt động của giáo hội và giáo dân chưa tuân theo chủtrương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có giáo hội đã huy động tín

đồ đấu tranh đòi cơ sở thờ tự, đòi quyền lợi cá nhân một cách bất hợp pháp

Thứ hai, công tác tư tưởng của tô chức cơ sở đảng đối với đồng bào theo đạo

Thiên chúa: công tác tư tưởng đối với quần chúng và chức sắc nhìn chung là tốt, góp

phan 6n định tình hình tôn giáo ở địa phương Công tác phát triển đảng viên ở vùng

có đông đồng bào theo đạo Thiên chúa được quan tâm đúng mức Trong ba năm, từ

1997 đến 1999, toàn huyện đã kết nạp được được 20 tín đồ Thiên chúa vào Đảng

Dé phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, tác giả chi ra các giải pháp chủ yếu:quán triệt chủ trương công tác tư tưởng của Đảng dé vận dụng sát hợp với điều kiện

và hoàn cảnh cụ thé của tổ chức cơ sở đảng ở một huyện với phần lớn dân cư là

giáo dân Nâng cao nhận thức chính trị, trình độ dân trí, đồng thời quan tâm giảiquyết nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của đảng viên và đồng bào theo đạoThiên chúa Đổi mới nội dung, phương pháp công tác tư tưởng đối với đồng bào

theo đạo Thiên chúa Từng bước nâng cao hiệu lực và vai trò quản lý của chính

quyền cơ sở trên lĩnh vực tôn giáo Cải tiễn và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ,đây mạnh phát triển đảng viên mới gốc tôn giáo nhằm tăng cường thực lực và nâng

cao hiệu quả làm công tác tư tưởng đối với đồng bào theo đạo Thiên chúa

Đối với công tác phát triển đảng viên mới gốc tôn giáo và vùng tôn giáo, theo

tác giả, cần nắm vững mục đích của công tác phát triển Dang; tổ chức cơ sở dang,

trước hết là chi ủy cần xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nghiêm túc; đảng

ủy chủ động mở các lớp tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức cho đồng bào các tôngiáo; phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng: Đoàn Thanh niên, Hội

Phụ nữ ; phân công đảng viên giúp đỡ quần chúng vào Đảng, giúp đỡ đảng viên

mới trở thành đảng viên chính thức.

Trang 22

-18 Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chính tri: Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấucủa tổ chức cơ sở đảng nông thôn vùng có đông đông bào Công giáo ở tỉnh Nam

Định trong giai đoạn hiện nay - thực trạng và giải pháp của Bùi Hữu Dược (2003)

đã xác định quan niệm, tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổchức cơ sở đảng, thực trạng và các yếu tố tác động đến năng lực lãnh đạo, sứcchiến đấu của tô chức cơ sở đảng nông thôn vùng có đông đồng bào Công giáo tỉnh

Nam Định.

Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ đảng viên và công tác phát triển đảngviên vùng giáo, tác giả chia ba loại hình tô chức cơ sở đảng với các đặc điểm:

Về chỉ bộ toàn tòng (100% đảng viên gốc tôn giáo): toàn tỉnh Nam Định có 93

chi bộ thuộc loại hình này, chiếm 10,1% tổng số chỉ bộ ở nông thôn Đảng viên

trong các chỉ bộ này phan lớn thuộc các gia đình Công giáo có truyền thống cáchmạng hoặc con em đảng viên gốc tôn giáo, có phẩm chất chính trị tốt, kiên định,tích cực, có uy tin trong quan chúng nhân dân tại các chi bộ này, công tác pháttriển đảng viên gốc tôn giáo được chú trọng và đạt kết quả khá tốt

Về chỉ bộ gồm đảng viên gốc tôn giáo và đảng viên không theo tôn giáo: sô chi

bộ này phô biến, chiếm khoảng 80% tổng số chi bộ ở nông thôn, đảng viên gốc tôn

giáo ít (đưới 4%) và phan lớn là những người đã nghỉ hưu, nghỉ mat sức hoặc quânđội xuất ngũ, đảng viên gốc tôn giáo được kết nạp tại địa phương ít Đảng viên gốctôn giáo thuộc loại hình chi bộ này tính năng động thấp, sự kiên định về lập trường

tư tưởng không cao, ngại va chạm, tính tự ti cao và sự tác động, tính lan tỏa, uy tin

với giáo dân không cao công tác kết nạp Đảng ở loại hình chi bộ này it, dang cóchiều hướng giảm

Chi bộ không có đảng viên góc tôn giáo: loại hình chi bộ này ít (dưới 8%),đảng viên còn nhiều biểu hiện phân biệt giữa theo và không theo tôn giáo công tácphát triển đảng viên gốc tôn giáo còn định kiến, thiên lệch, chưa phát huy đượcnhân tố mới trong giáo dân Nhìn chung, công tác phát triển đảng viên gốc tôn giáocủa tỉnh đang gặp nhiều khó khăn, có xã nhiều năm, thậm chí tới 10 năm không

phát triên được đảng viên gôc tôn giáo, nhiêu xã không có đảng viên gôc tôn giáo

Trang 23

-19-trong khi có đông giáo dân Số đảng viên gốc tôn giáo ở một số tổ chức cơ sở đảngđang giảm sút (toàn tỉnh năm 1990 có 5.000 đảng viên gốc tôn giáo, đến 2002 còn

3.552 đảng viên), lý do của tình trạng này là: một số vi phạm kỷ luật bị đưa khỏi

Đảng (đa số là tuôi trẻ, khoảng 80%), sé gia yéu xin miễn sinh hoạt, một số bị thanquyên giáo lý chi phối xin ra khỏi Đảng Thực tế này làm cho tỉ lệ đảng viên Công

giáo của tỉnh thấp, trong khi tín đồ Công giáo chiếm 21% dân số, đảng viên là tín đồCông giáo chiếm 4,06% tông số đảng viên của tỉnh

Dé phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, tác giả đã chỉ ra các giải pháp chủyếu: nâng cao nhận thức về sự lãnh đạo của Đảng và vai trò, chức năng của tổ chức

cơ sở đảng ở nông thông vùng giáo Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấucủa cấp ủy đảng Đôi mới phương thức lãnh dao của tổ chức cơ sở đảng ở nông thônvùng giáo Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Nâng cao năng lực và phẩm chấtcủa đảng viên Gắn xây dựng Dang với xây dựng chính quyền, tăng cường công tác

dân vận, đây mạnh hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thê chính trị - xã

hội (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân ) Tăng cường sự lãnh đạo và

kiểm tra của cấp ủy cấp trên

1.1.2 Các công trình nghiên cứu dé cập đến công tác phát triển Đảng trong

dong bào các tôn giáo

- Tác giả Ngô Hữu Thao (1999), trong nghiên cứu về Phdt triển Đảng trongcác vùng đông bào theo đạo Thiên Chúa, Tạp chí Xây dựng Đảng, Số 4/1999, đãkhái quát một số vấn đề đáng lưu ý của công tác này: số lượng đảng viên gốc tôngiáo không nhiều, tỷ lệ đảng viên trong cộng đồng giáo dân thấp so với các khu vựcdân cư không có tôn giáo; ở những nơi có số lượng đông giáo dân, bình quân 107giáo dân mới có 1 đảng viên, trong khi ở cộng đồng dân cư không tôn giáo thì tỉ lệ

này là 22/1 Công tác phát triển đảng viên có sự giảm sút về số lượng, tuổi đời bình

quân của đảng viên cao Chất lượng đảng viên xét về học vấn và trình độ lý luận

chính trị còn thấp so với đảng viên ở các khu vực khác

Từ thực trạng trên, dé làm tốt công tác phát triển Dang trong các vùng đồngbào theo đạo Thiên Chúa nhăm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đáp ứng yêu cầu

20

Trang 24

-tinh hình mới, tac giả đưa ra các giải pháp: Mot là, giao dục thường xuyên cho cán

bộ, đảng viên các kiến thức cơ bản về tôn giáo nói chung và Thiên Chúa giáo nóiriêng: kiến thức về chủ nghĩa vô thần khoa học và nội dung chính sách tín ngưỡng,tôn giáo của Đảng và Nhà nước Hai /à, hạn chế, tiến tới xóa bỏ thành kiến vớiThiên Chúa giáo nói chung và đảng viên gốc tôn giáo nói riêng của một số cán bộ

đảng viên và tô chức cơ sở đảng Ba là, hoàn thiện các tô chức đoàn thé - nhất là tô

chức Đoàn Thanh niên ở các vùng Thiên Chúa giáo, trong đó, chú trọng vấn đề cốtcán, chức năng nhiệm vụ cụ thể của tô chức và kinh phí cho các tô chức hoạt động.Bon là, đảng viên gốc tôn giáo được phép đi lễ nếu có nhu cầu, Trung ương cần cóquy định cụ thể hơn về việc đảng viên được tham gia một số hoạt động tôn giáo

Năm là, Trung ương nên có hướng dẫn cụ thể sát thực hơn về tiêu chuẩn kết nạp, về

kỷ luật đảng viên đối với những người gốc tôn giáo ở các vùng có đông đồng bào

theo đạo Thiên Chúa.

- Trong nghiên cứu về Công tác phát triển đảng viên ở vùng Công giáo tỉnhNam Định, Tạp chí Xây dựng Đảng, Số 10/2000, tác giả Nguyễn Văn Giang (2000),

đã khái quát thực trạng đảng viên gốc tôn giáo ở tỉnh Nam Định và kết quả công tác

phát triển đảng viên vùng có đông đồng bào Công giáo từ năm 1997 đến năm 2000với 215 đảng viên gốc tôn giáo được kết nạp Từ kết quả đạt được, tác giả rút ra một

số kinh nghiệm chủ yếu: Thứ nhất, phải đôi mới nhận thức của cán bộ, đảng viên,

đặc biệt là cán bộ cấp ủy cơ sở về công tác phát triển đảng viên là tín đồ, đề cao

trách nhiệm của các chi bộ và sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp uy cap trên Thir hai, day

manh viéc tao nguồn, tích cực bồi dưỡng, giúp đỡ đối tượng kết nạp đảng Thir ba,

khi xét kết nạp đảng viên gốc tôn giáo phải đảm bảo tiêu chuẩn, thực hiện đúngnguyên tắc đã quy định, đồng thời có tính đến đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của từng

trường hợp 7 tu, xây dựng chi bộ, đảng bộ vùng giáo trong sạch, vững mạnh

-nhân tô có sức hấp dẫn quần chúng phấn đấu vào Đảng

Công tác phát triển đảng viên trong vùng Công giáo ở Nam Định đạt kết quaquan trọng như trên, theo tác giả là bởi các đảng bộ thường xuyên đưa vấn đề phát

triên đảng viên là một nội dung trong các cuộc họp của đảng bộ và giao chỉ tiêu cụ

- 21

Trang 25

-thé về phát triển đảng viên cho từng chi bộ, coi việc thực hiện chỉ tiêu là một trongnhững tiêu chí hàng đầu khi đánh giá, phân loại chi bộ Trong công tác kết nap dang

viên là tín đồ Công giáo, các cấp ủy đảng thực hiện đúng các quy định của Đảng

nhưng không máy móc, cứng nhắc mà xem xét từng trường hợp cụ thê như: có thểkết nạp vào Đảng những đối tượng có trình độ văn hóa cấp II hoặc đã sinh con thứ

ba, nhưng phải cam kết và có kế hoạch học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyênmôn lên ngang mức yêu cầu và bảo đảm không sinh con thứ tư

- Tác gia Bảo Trung (2010), trong nghiên cứu về Phá triển đảng viên là người

có đạo và dân tộc thiểu số, Tạp chí Xây dụng Đảng, Số 7/2010, đã khái quát kết

quả, hạn chế và giải pháp thúc đây công tác phát triển đảng viên là tín đồ các tôngiáo ở Việt Nam Về kết quả: đến năm 2010, số đảng viên là người theo các tôn

giáo cả nước chiếm khoảng 1,8% tổng số đảng viên toàn Đảng Năm 2005, số đảng

viên là tín đồ các tôn giáo kết nạp mới chiếm tỉ lệ 1,86% tổng số đảng viên mới kếtnạp; đến năm 2008 tỉ lệ này đạt 2,53% Bên cạnh kết quả đạt được, công tác pháttriển đảng viên là tín đồ các tôn giáo còn hạn chế lớn: tỉ lệ đảng viên mới kết nạp là

tín đồ các tôn giáo so với tổng số đảng viên mới kết nạp có sự chênh lệch lớn giữacác vùng.

Đề khắc phục hạn ché, qua đó thực hiện hiệu qua hơn công tac phat triển đảng

viên trong đồng bào các tôn giáo thời gian tới, tác giả chỉ ra năm vấn đề cần giải

quyết: Thi nhát, giải quyết tốt van đề về nhận thức: người theo các tôn giáo là côngdân có tín ngưỡng tôn giáo, quyền và nghĩa vu của đồng bao có tín ngưỡng, tôn giáo

được thể hiện ở sự phan dau vừa là “người chân chính yêu nước, đồng thời là chân

chính tín đồ” Về mặt tín ngưỡng, người theo các tôn giáo có quyền tự do hành lễcủa một tín đồ; về mặt chính trị - xã hội, là công dân nên phải bình đăng VỚI Các

công dân khác về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc phụng sự Tổ quốc, trách nhiệm

đối với Nhà nước và xã hội Thứ hai, hàng năm, các tổ chức cơ sở đảng tiến hànhkhảo sát số lượng, chất lượng quan chúng ưu tú dé xây dựng kế hoạch về công táctạo nguồn và phát triển đảng viên nói chung, chú trọng đối tượng là tín đồ các tôngiáo nói riêng Dé kế hoạch phát triển đảng viên đạt kết quả, cấp ủy cơ sở cần phân

Trang 26

-22-công cấp ủy viên hoặc những đảng viên chính thức có kinh nghiệm trong -22-công tácdang, am hiểu tôn giáo, có uy tín đối với đồng bao về sinh hoạt tại dia bàn dé xây

dựng nòng cốt Thi ba, thường xuyên theo dõi, năm chắc tâm tư, nguyện vọng

chính đáng của đồng bào các tôn giáo dé giải quyết kịp thời đúng quan điểm, đườnglối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm giữ vững ôn định tình hình

an ninh chính trị ở cơ sở, giúp đồng bào “sống tốt đời đẹp đạo”, “sống Phúc âm

giữa lòng dân tộc”, “kính Chúa yêu nước” 7# tu, cấp ủy cấp trên cơ sở cần chỉ

đạo các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện đối mới nội dung, phương pháp,hình thức, xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với đối tượng là tín đồ các tôngiáo, người dân tộc thiêu số như: bố trí thời gian mở các lớp bồi dưỡng nhận thức

về Đảng tại cơ sở phù hợp với đặc điểm của các lớp cảm tình đảng, hỗ trợ kinh

phí coi đây là một giải pháp để tạo nguồn và nâng cao chất lượng nguồn kết nạpđảng viên Những địa phương khó khăn về nguồn phát triển đảng viên, vận dụng

điểm (1.2b) Quy định số 23 - QD/TW để kết nạp những quan chúng có trình độ học

vấn tôi thiểu là tiêu học Thứ năm, cấp ủy cấp trên cơ sở cần có các nghị quyếtchuyên đề về công tác dân tộc, tôn giáo, các chương trình phối hợp chung giữa các

tổ chức chính trị - xã hội, các phong trào quần chúng với hoạt động của các hội

đoàn tôn giáo.

- Nghiên cứu về Sóc Trăng phát triển đảng viên trong chức sắc tôn giáo, Tạp

chí Xây dựng Đảng, Số 7/2010, sau khi khái quát tình hình tôn giáo, chủ trương và

quá trình chi đạo thực hiện công tác phát triển đảng viên là tin đồ, chức sắc tôn giáocủa Tinh ủy, tác giả Kiều Linh nêu cách làm mới trong công tác tạo nguồn, quyhoạch, cử quần chúng ưu tú là chức sắc đi dự các lớp bồi dưỡng nhận thức về Dang,

“các chức sắc là cảm tình đảng không có điều kiện dự lớp học tập trung, huyện ủy

cử giám đốc hoặc phó giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện về tận cơ sởtrực tiếp truyền đạt và cung cấp tài liệu để cảm tình đảng tự nghiên cứu, viết thu

hoạch gửi thường trực huyện ủy và trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện để đượcxét, cấp giấy chứng nhận Các cấp ủy còn phân công những đảng viên có trình độ,

có kinh nghiệm công tác đảng giúp đỡ, bồi dưỡng cảm tình dang trong thực tién ”

Trang 27

-23-Cách làm mới, phù hợp của Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng đã đạt được kết quả đángkhích lệ: đến năm 2010, Đảng bộ đã kết nạp được 1.075 đảng viên là tín đồ các tôn

giáo, trong đó có 8 đảng viên là chức sắc Phật giáo Nam Tông Kết quả đạt được đã

góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tô chức đảng, tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng ở khu dân cư.

Trên cơ sở kết quả đạt được, dé tiép tục thực hiện hiệu quả công tác kết nạp

đảng viên là chức sắc tôn giáo, tác giả chỉ ra bốn giải pháp: Mét là, công tác tạonguồn, bồi dưỡng kết nap đảng viên là tín đồ, chức sắc các tôn giáo phải gắn với

củng có tổ chức cơ sở đảng, kiện toàn đội ngũ cấp ủy, bí thư chi bộ ở những địa bàn

có đông đồng bào theo các tôn giáo, tạo sự thống nhất trong cấp ủy, tổ chức đảng vàđảng viên về ý nghĩa quan trọng của công tác phát triển đảng viên trong tín đồ và

chức sắc tôn giáo Hai ld, quy hoạch phát triển đảng viên trong quan chúng tin đồ,cấp ủy các cấp cần chú trọng đến các chức sắc, nhà tu hành có uy tín, có khả năng

vận động quần chúng và tín đồ tôn giáo cùng thực hiện chủ trương, chính sách củaĐảng và pháp luật của Nhà nước Ba /à, phải làm tốt công tác vận động, tuyên

truyền, giáo dục, rèn luyện các chức sắc, nhà tu hành hiểu đúng chủ trương của

Đảng, giác ngộ lý tưởng cách mạng, từ đó có động cơ đúng đắn, tự nguyện đứngtrong đội ngũ của Dang dé phan đấu cho mục đích, lý tưởng của Dang, sống tốt đời,

đẹp dao, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Bon là, cần phát huy vai trò các đoàn thé nhân dân, thông qua việc cô vũ, động viên

các đoàn viên, hội viên tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước dé lựachọn những nhân tố mới, những quần chúng là tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ưu túgiới thiệu dé các tô chức dang xem xét kết nạp vào Đảng

- Tác giả Nguyễn Hữu Khuyến (2013) nghiên cứu về Phát triển đảng viên là

người có đạo ở Lâm Đông, Tạp chí Xây dựng Đảng, Số 1/2013 đã khái quát tình

hình tôn giáo, chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện của Tỉnh ủy cùng kết quả

đạt được Về kết quả đạt được: từ năm 2005 đến năm 2013, Đảng bộ tỉnh Lâm

Đồng đã kết nạp được trên 1.500 đảng viên là tin đồ các tôn giáo Số đảng viên là

tín đồ các tôn giáo đã phát huy tác dụng tốt, là cầu nối dé đồng bào các tôn giáo hoà

- 24

Trang 28

-nhập rộng rãi với cộng đồng các dân tộc trong tỉnh Một số đảng viên sau khi kếtnạp được bầu cử giữ các chức vụ chủ chốt trong hệ thống chính trị cơ sở như chủ

tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường; bí thư đoàn thanh niên; chủ tịch, phó

chủ tịch hội nông dân, hội phụ nữ Đây là nét mới trong công tác phát triển đảngviên vùng đồng bào các tôn giáo tỉnh Lâm Đồng

Từ kết quả đạt được, tác giả rút ra ba kinh nghiệm chủ yếu: Ä⁄6/ ld, các tô chức

cơ sở đảng, chính quyên, mặt trận và các đoàn thé tích cực lãnh đạo công tác tư

tưởng Từ các hoạt động phong trào của tổ chức minh dé phát hiện, xây dựng cáchạt nhân điển hình qua đó bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển dang viên Hai /à, từng tôchức cơ sở đảng, chi bộ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ dé xây dựng quy chế vàphân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp ủy viên theo dõi các chi bộ trực thuộc, nam

bat tư tưởng của từng đảng viên, thường xuyên nhắc nhở dang viên là tin đồ tôn

giáo tham gia sinh hoạt tôn giáo day đủ, nhất là các buổi lễ của tôn giáo Ba Id, các

tổ chức cơ sở đảng thường xuyên giáo dục đảng viên là tín đồ tôn giáo rèn luyện,

giữ vững lập trường, phẩm chat chính trị, dao đức lối sống.

Trên cơ sở kết quả đạt được và kinh nghiệm rút ra, để tiếp tục thực hiện cóhiệu quả công tác phát triển đảng viên trong đồng bào các tôn giáo ở tỉnh Lâm Đồngthời gian tới, tác giả chỉ ra các định hướng cơ bản về công tác tư tưởng của các cấp

ủy cơ sở, chỉ bộ đối với đồng bảo các tôn giáo nói chung, đảng viên là tín đồ nói

riêng: trách nhiệm của đảng viên là tín đồ khi tham gia các hoạt động tôn giáo;nhiệm vụ của các cấp ủy đảng, nhất là cấp uỷ cơ sở trong việc đổi mới nội dung,phương thức hoạt động; tăng cường vai trò của Mặt trận và đoàn thể các cấp

1.1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến công tác phát triểnĐảng trong đồng bào các tôn giáo ở tỉnh Khánh Hòa

Nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa nói chung, lãnhđạo công tác xây dựng Đảng nói riêng, trong đó có nội dung công tác phát triển

Đảng trong các tầng lớp nhân dân, bao gồm cả đồng bào các tôn giáo đã được đềcập đến trong nhiều sách, các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ tỉnh và lịch

sử các ban ngành, địa phương, tiêu biêu:

Trang 29

-25 Nguyễn Văn Khánh và tập thé tác giả (2003), Tim hiểu giá trị lịch sử và vănhóa truyền thống Khánh Hòa 350 năm, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hoa (2002), Khánh Hoa 350 năm hình thành và

phát triển, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủyKhánh Hòa (2004), Khánh Hòa 15 năm xây dựng và phát triển (1989 - 2004) Các công trình này đã bước đầu khái quát về truyền thống lịch sử, văn hóa, tôn

giáo ở Khánh Hòa, trong đó có đề cập đến kết quả công tác xây dựng Đảng của

Đảng bộ tỉnh từ năm 1989 đến nay Đặc biệt, trong tài liệu về Khánh Hòa 15 nămxây dựng và phát triển (1989 - 2004) của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có bốn bài viết(trang 101 - 111) khái quát kết quả công tác tư tưởng, công tác tô chức - cán bộ,công tác kiểm tra, công tác vận động quần chúng của Đảng bộ Khánh Hòa Trong

đó, các tác giả bước đầu đề cập đến công tác phát triển đảng viên với một số kếtquả cụ thể: năm 2003 có 914 đảng viên được kết nạp (trong đó có 19 đảng viên là

tín đồ tôn giáo), tăng gấp 3 lần so với số đảng viên được kết nạp năm 1990, kết

quả nay đã góp phan làm cho số tổ chức cơ sở dang tăng lên đáng kể; toàn Dang

bộ tỉnh có 618 tô chức cơ sở đảng, tăng 10,55% so với năm 1989, 137/137 đơn vịhành chính xã đều có tổ chức cơ sở dang; 1.648 thôn, khóm, tổ dân phố có đảng

viên, chiếm trên 79,35% tổng số thôn, khóm, tổ dân phố toàn tỉnh; 1.466 thôn,

khóm có tô chức đảng, chiếm 70,58% thôn, khóm toàn tinh Năm 1989 số tổ chức

cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh chỉ chiếm 17%, đến cuối năm 2003 tăng lên80,4%; số tô chức cơ sở đảng diện yếu kém năm 2003 chỉ chiếm 2,3%, giảm

22,21% so với năm 1989.

- Các công trình nghiên cứu về lịch sử địa phương như: Ban Chấp hành Đảng

bộ tỉnh Khánh Hòa (2007), Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh

Hoa giai đoạn 1975 - 2005; Ban Thường vụ Dang ủy Khối cơ quan Dân ChínhĐảng tỉnh Khánh Hòa (2007), Lịch sử Đảng bộ Khối cơ quan Dân Chính Đảng tỉnh

Khanh Hoa giai đoạn 1989 - 2005; Ban Tổ chức Tỉnh ủy Khánh Hòa (2010), Nhữngchặng đường xây dựng và trưởng thành (1930 - 2010); lịch sử các ban Đảng trực

thuộc Tỉnh ủy: Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo; lịch sử Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

26

Trang 30

-Việt Nam tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh; lịch sử Đảng bộ các huyện, thành phé, đềumiêu ta lại quá trình lãnh đạo trực tiếp, toàn điện mọi lĩnh vực ở tinh Khánh Hòa,

trong đó có lãnh đạo công tác xây dựng Đảng nói chung, phát triển Đảng nói riêng

của Tỉnh ủy và các Đảng ủy trực thuộc với những con số cụ thể thuộc các giai tầng,trong đó có đảng viên là tín đồ các tôn giáo

Trong công trình nghiên cứu về Lịch sử Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa giai đoạn

1975 - 2005, các tác giả đã miêu tả lại bức tranh tổng thể về công tác lãnh đạo mọi

mặt của Đảng bộ tỉnh, trong đó có nội dung xây dựng Đảng từ năm 1996 đến năm

2005 với một số kết quả cụ thé:

Thứ nhất, nhiệm ky Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (1996 - 2000): Tinh ủy,

Ban Thường vụ Tinh ủy và các cấp ủy đảng trong tỉnh luôn xác định công tác đổimới và chỉnh đốn Dang, nâng cao năng lực lãnh dao và sức chiến dau của Dang vừa

là yêu cầu trước mắt, vừa là yêu cầu lâu dai đối với Dang cam quyên Thực tiễn cho

thấy, hầu hết đảng viên của Đảng bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, kiên định

mục tiêu xã hội chủ nghĩa, giữ vững và phát huy tư cách người đảng viên cộng sản,

tích cực lao động, công tác, học tập, có ý thức kỷ luật tốt, giữ gìn đạo đức, lối sốnglành mạnh Nhiều cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần vượt qua mọi khó khăn, thử

thách, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, chống cái xấu, cái ác, góp phần giữ

vững đạo đức cách mạng, truyền thong tốt đẹp và bản sắc văn hóa dân tộc.

Công tác đôi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấucủa Đảng được Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cùng các cấp ủy đảng trong tỉnh coitrọng Đến năm 2000, toàn tỉnh có 14 Đảng bộ cấp huyện và tương đương, 40 Đảngđoàn, Ban Cán sự, Ban Đảng trực thuộc Tỉnh ủy; có 584 tô chức cơ sở đảng và

15.700 đảng viên; số lượng đảng viên tăng 21,3% so với nhiệm kỳ 1991 - 1995 Qua

phân loại hàng năm cho thấy, chất lượng tô chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh

và chất lượng đảng viên đủ tư cách được nâng lên Năm 1995, tỷ lệ tổ chức cơ sở

đảng trong sạch vững mạnh chỉ đạt 43,06%, năm 1999 tăng lên 61,1%, trong đó 123chi bộ, Đảng bộ cơ sở đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh tiêu biéu 5 năm liền; tỷ lệ

tổ chức cơ sở yếu kém giảm, năm 1999 chỉ còn 4,25% (1995 là 13,5%)

- 27

Trang 31

-Công tác phát triển đảng viên đạt nhiều kết quả quan trọng, từ năm 1996 đếngiữa năm 2000, toàn tỉnh kết nạp 3.012 đảng viên, tăng 65,3% so với nhiệm kỳ

1991 - 1995 Trong đó, 87,6% đảng viên có trình độ học vẫn từ cấp ba trở lên, hơn40% đảng viên là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Công tác kiểm tra Đảng có nhiều chuyền biến tích cực Các cấp ủy quan tâmchỉ đạo chặt chẽ đối với công tác kiểm tra Ủy ban kiểm tra các cấp hoạt động dần

đi vào nề nếp, bảo đảm đúng quy trình, bám sát nhiệm vụ kinh tế - xã hội và công

tác xây dựng Đảng Một số vụ việc lớn được kiểm tra và xử lý kịp thời; chất lượng

đội ngũ cán bộ kiểm tra được nâng lên Từ năm 1996 đến năm 2000, toàn Đảng bộ

xử lý bằng các hình thức kỷ luật 679 đảng viên, trong đó khai trừ khỏi đảng 96trường hợp, 20 trường hợp bị truy tố trước pháp luật

Thứ hai, nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (2001 - 2005): phát huythành quả đạt được, Tỉnh ủy tiếp tục chỉ đạo đây mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốnĐảng; hoạt động của hệ thống chính tri tiếp tục được đổi mới Đoàn kết trong Đảng

được giữ vững và không ngừng củng có, tăng cường; dang viên và các tổ chức cơ sởđảng được kiểm tra, đánh giá thường xuyên, đúng thực chất hơn Việc tổ chức thực

hiện Nghị quyết 17 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về một số giải pháp

chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương và chế độ trách nhiệm của cán bộ đảng viên, công chức,

viên chức trong thi hành nhiệm vụ, phục vụ nhân dân bước đầu đạt một số kết quả.

Công tác củng có, xây dựng tổ chức cơ sở đảng được các cấp ủy chú trọng, cónhiều chuyên biến Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh luôn tăngqua các năm, tính đến đầu năm 2005 đạt 77,5%, đảng viên đủ tư cách phát huy tácdụng tốt đạt 68,26% Công tác phát trién đảng viên có nhiều tiến bộ, tính đến hếttháng 12/2005, toàn Đảng bộ kết nạp được 4.991 đảng viên, đưa tổng số đảng viên

trong Đảng bộ lên 20.155 người.

Quá trình tô chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) và kết luận Hộinghị Trung ương 4 khóa IX về đây mạnh cuộc vận động xây dựng chỉnh đón Đảng đạt

một số kết quả bước đầu Công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộđược chú trọng Phương thức lãnh đạo, lề lối công tác của các cấp ủy đảng, nhất là Tỉnh

ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy được đôi mới, sâu sát thực tê, năm vững cơ sở

- 28

Trang 32

-Ngoài các công trình nghiên cứu trên, dé cập đến công tác phát triển đảng viêntrong đồng bào các tôn giáo ở Khánh Hòa, còn một số bài viết đăng trên các báonhư: Cam Ranh phát triển đảng viên là người có đạo, Báo Nhân dân, số 18620,ngày 3 tháng 8 năm 2006, tác giả Đức Lương; Công tac phát triển đảng viên làngười có đạo ở Khánh Hòa: những kết quả bước dau, Báo Khánh Hòa, ngày 08tháng 1 năm 2010, tác giả Tiến Thọ Trong hai bài viết này, các tác giả đã nêu kháiquát kết quả đạt được, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn công tácphát triển Đảng trong đồng bảo các tôn giáo ở thành phố Cam Ranh nói riêng, tỉnh

Khánh Hòa nói chung.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề cho thấy, một số nội dung về công tác xây dựng Đảng

ở vùng có đông đồng bào các tôn giáo nói chung, phát triển Đảng trong tín đồ, chức sắc

các tôn giáo nói riêng được nhiều tác giả đề cập với một số kết quả bước đầu, cụ thê:

- Công tác xây dựng Đảng ở vùng có đông đồng bào các tôn giáo với nhữngnội dung cơ bản được xác định: công tác vận động giáo dân thực hiện chủ trương,

đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác lãnh đạo, chỉđạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về công tác tôn giáo; vấn đề nângcao năng lực lãnh đạo và sức chiến dau của tổ chức cơ sở đảng; xây dựng lực lượngnòng cốt trong hệ thông chính trị và tăng cường số lượng, chất lượng đoàn viên, hộiviên của các t6 chức đoàn thé trong hệ thống chính trị vùng giáo; nâng cao chấtlượng đội ngũ đảng viên; công tác phát triển đảng viên là tín đồ các tôn giáo

- Chủ trương, quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả công tác phát triển đảngviên trong đồng bào các tôn giáo ở một số địa phương như: tỉnh Kiên Giang, thànhphố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Nam Định, tỉnh Ninh Bình, tỉnh Thái Bình,tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Gia Lai, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Sóc Trăng Đồngthời, các tác giả đã chỉ ra một số giải pháp đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác

phát triển đảng viên là tín đồ, chức sắc tôn giáo như: tác giả Nguyễn Văn Giangtrong nghiên cứu về Công tác phát triển đảng viên ở vùng Công giáo tỉnh Nam

định, tác giả Kiều Linh trong nghiên cứu về Sóc Trăng phát triển đảng viên trongchức sắc tôn giáo, tác giả Mạnh Tiến trong nghiên cứu về Đổi mới công tác pháttriển Đảng vùng giáo huyện Lương Tài

Trang 33

-29 Một số hạn chế, khó khăn chung của công tác phát triển Đảng trong đồng bàocác tôn giáo ở nhiều địa phương:

Một là, về nhận thức: nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và đồngbào các tôn giáo về chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước còn hạn

chế; còn có định kiến, thiếu tin tưởng đối với đồng bào các tôn giáo, không muốn

kết nạp chức sắc tôn giáo vào Đảng do sợ ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo, sứcchiến đấu của tổ chức đảng: một số tín đồ các tôn giáo còn băn khoăn cho rằng khiđứng trong hàng ngũ của Đảng sẽ hạn chế hoạt động của tín đồ theo giáo luật

Hai là, công tác tạo nguồn: phần lớn đoàn viên, thanh niên là tín đồ các tôn

giáo đi làm ăn xa hoặc di học ở các trường đại học, cao đăng, trường nghề, sau khi

tốt nghiệp thường không trở về làm việc tại địa phương; số còn lại ở địa phươngkhông đủ điều kiện về trình độ học vấn để xét kết nạp theo quy định của Điều lệĐảng; một số tín đồ tích cực, có uy tín nhưng vi phạm chính sách dân số, kế hoạchhóa gia đình Một số đảng viên, tổ chức cơ sở đảng chưa quan tâm đến công tác taonguồn là tín đồ các tôn giáo

Ba là, số lượng đảng viên là tín đồ các tôn giáo được kết nạp còn ít, tỉ lệ kết

nạp so với số được bồi dưỡng chưa cao, có đảng bộ trong nhiều năm không phát

triển được đảng viên, ít phát triển nữ đảng viên là tín đồ các tôn giáo

- Kinh nghiệm từ thực tiễn công tác phát triển Dang trong đồng bao các tôn

giáo ở một số tỉnh: tỉnh Đồng Nai, tỉnh Lam Đồng, tỉnh Gia Lai, tỉnh Tây Ninh, tỉnh

Đắk Lắk, tỉnh Sóc Trăng

- Về công tác xây dựng Dang nói chung, phát triển Đảng trong đồng bao cáctôn giáo ở tỉnh Khánh Hòa nói riêng, bước đầu được đề cập trong một số công trình

nghiên cứu với một vài số liệu cụ thể Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu đầy đủ,

toàn diện về vấn đề này, có chăng chỉ là các bài viết mang tính tuyên truyền được

đăng trên các bao.

Các kết quả nghiên cứu trên được tác giả kế thừa, vận dụng vào thực tiễn

nghiên cứu về công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo ở tỉnh KhánhHòa từ năm 1996 đến năm 2005

- 30

Trang 34

-1.2 Những van đề luận án tập trung nghiên cứu

Mặc dù, đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác xây dựng Đảng nóichung, phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo nói riêng, nhưng còn nhiều vấn

đề đặt ra chưa được đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và hệ thống như:

- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương

của Đảng về công tác phát triển Dang trong đồng bào các tôn giáo

- Nghiên cứu đặc điểm của đồng bào các tôn giáo ở một tỉnh, thành cụ thể của

Việt Nam nói chung, Khánh Hòa nói riêng - những đặc điểm có tác động tích cực,hạn chế công tác phát triển đảng viên là tín đồ các tôn giáo

- Nghiên cứu việc quán triệt quan điểm của Đảng về phát triển Đảng trong

đồng bào các tôn giáo, từ đó đề ra chủ trương và chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ ở

các tỉnh, thành.

- Đánh giá chủ trương và quá trình chi đạo thực hiện công tác phát trién Dangtrong đồng bảo các tôn giáo của một Đảng bộ thuộc tỉnh, thành ở Việt Nam nói

chung, Khánh Hòa nói riêng.

- Nghiên cứu công tác tạo nguồn, bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện và quản lýquan chúng ưu tú là tín đồ các tôn giáo dé kết nạp vào Dang; việc thực hiện kết nap

đảng viên là tín đồ các tôn giáo

- Vấn đề đảng viên là tín đồ tôn giáo tham gia các sinh hoạt tôn giáo Chấtlượng đảng viên mới kết nạp là tín đồ các tôn giáo thé hiện trước hết ở trình độ học

van Cơ cau đảng viên mới kết nap là tin đồ các tôn giáo (về độ tuổi, nghề nghiệp,

thành phan ) Đức tin tôn giáo của đảng viên là tín đồ, chức sắc các tôn giáo Ythức chính trị, tư tưởng của đảng viên là tín đồ, chức sắc các tôn giáo

Từ kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra đối với công tác phát triển Đảngtrong đồng bào các tôn giáo thời gian qua nhưng chưa được nghiên cứu một cách

toàn diện, hệ thống, trong luận án của mình, tác giả sẽ làm rõ các vẫn đề cơ bản sau:

- Nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và

chủ trương của Đảng về công tác phát triển Dang trong đồng bào các tôn giáo - cơ sở

lý luận cho việc dé ra chủ trương, chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa

Trang 35

-31 Chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của đồng bào các tôn giáo trên địa bàn tỉnhKhánh Hòa có tác động tích cực hoặc hạn chế công tác phát triển Đảng.

- Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đề ra chủ trương, lãnh đạo thựchiện công tác phát triển Dang trong đồng bào các tôn giáo từ năm 1996 đến năm

2005, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân

- Đánh giá chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện, rút ra những kinh nghiệm

từ thực tiễn công tác phát triển Đảng trong đồng bảo các tôn giáo của Đảng bộ tỉnh

Khánh Hòa từ năm 1996 đến năm 2005

Trang 36

-32-Chương 2

CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆNCONG TÁC PHÁT TRIEN DANG TRONG DONG BAO CÁC TON GIÁO

CUA DANG BO TINH KHANH HOA TU NAM 1996 DEN NAM 2000

2.1 Yêu cầu khách quan của công tác phát triển Dang trong đồng bào các

tôn giáo ở tỉnh Khánh Hòa

2.1.1 Vai trò, tam quan trọng và những yếu tô tác động đến công tác pháttriển Đảng trong đồng bào các tôn giáo tỉnh Khánh Hòa

Xây dựng Đảng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với các chính đảng nóichung, đặc biệt với các Đảng Cộng sản cầm quyên bởi công tác này quyết định sự tồntại và phát triển của Đảng Nội dung cơ bản của công tác xây dựng Đảng Cộng sản

cam quyền gồm: xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tô chức, đạo đức và văn hóa

Phát triển Dang là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng, làviệc làm thường xuyên, là biện pháp dé nâng cao chất lượng, số lượng đảng viên;phát triển Đảng về tổ chức cơ sở dang; phát triển ảnh hưởng của Đảng đối với xãhội (tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng); phát triển ảnh hưởng của Đảng đối vớicộng đồng quốc tế

Phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác xâydựng Đảng, là toàn bộ hoạt động của các tổ chức đảng từ khâu tuyên truyền, vận

động, tạo nguồn, bồi dưỡng, quản lý nguồn và kết nạp quần chúng vào Dang; giáo

dục đảng viên dự bị trở thành đảng viên chính thức theo đúng quy trình, thủ tục

nhằm tăng cường số lượng và chất lượng đảng viên, góp phần tăng cường sứcmạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu của

cách mạng trong mỗi giai đoạn lịch sử.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh và Đảng

Cộng sản Việt Nam về phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo

Công tác phát triển đảng viên trong tín đồ các tôn giáo, vấn đề có ý nghĩa lý

luận và thực tiễn quan trọng với các Đảng Cộng sản được các nhà kinh điên của chủ

Trang 37

-33-nghĩa Mác - Lênin nghiên cứu, xây dựng Trong tác phẩm Điểu lệ của Liên đoàn

những người Cộng sản năm 1853, C Mác xác định mục đích của Liên đoàn là lật

đồ giai cấp tư sản, lập nền thống trị của giai cấp vô sản, tiêu diệt xã hội tư sản dé

xây dựng một xã hội mới không có giai cấp, không có chế độ tư hữu, không có bóclột Đề thực hiện thắng lợi sứ mệnh này, Liên đoàn cần kết nạp vào tô chức củamình mọi đối tượng xã hội khi đáp ứng điều kiện:

Lối sống và hoạt động phù hợp với mục đích ấy: nghị lực cách mạng vàlòng nhiệt thành trong tuyên truyền; thừa nhận chủ nghĩa cộng sản; khôngtham gia vào mọi tô chức - chính trị hoặc dân tộc - chống cộng sản, và cónghĩa vụ báo cáo với cơ quan lãnh đạo hữu quan về việc tham gia vào một

số tô chức nào đó; phục tùng các nghị quyết của Liên đoàn; giữ bí mật mọi

công việc của Liên đoàn; được chi bộ nhất trí kết nạp [77, tr 732]

Kế thừa, phát triển lý luận của Mác trong thời đại mới, V.I.Lênin đã cụ thể hóa

công tác phát triển Đảng với từng đối tượng, trong đó có tín đồ các tôn giáo Theo

Lênin, để tăng cường khối đoàn kết các giai tầng trong xã hội và chống tư tưởngcực đoan, biệt phái, cần kết nạp tín đồ các tôn giáo vào Đảng Một công dân có tínngưỡng, tôn giáo hoàn toàn có thê trở thành đảng viên của Đảng khi người đó chấpnhận và đấu tranh cho cương lĩnh của Đảng, đồng thời không dùng cơ sở đảng đểtuyên truyền cho tôn giáo Bởi giữa người cộng sản và người có tín ngưỡng, tôngiáo có khác nhau về thế giới quan, nhưng không tất yêu dẫn đến khác nhau hoặcđối lập về quan điểm chính trị, người có cũng như không có tín ngưỡng, tôn giáo

vẫn có thé cùng nhau phan đấu cho một mục tiêu chính trị chung nhất định Trong

bài Về thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo, V.I.Lênin viết:

Chúng ta không những phải sẵn sàng kết nap, mà còn cố gắng dé thu hútvào Đảng dân chủ - xã hội tất cả những công nhân nào còn tin ở thượng

đề Chúng ta nhất định phản đối bất cứ một sự xúc phạm nhỏ nao đến

những tín ngưỡng tôn giáo của họ, việc kết nạp này để giáo dục họ theo

tinh thần cương lĩnh của chúng ta, chứ không phải để họ tích cực chốnglại cương lĩnh ấy [69, tr 520]

34

Trang 38

-Công tác kêt nạp đảng không chỉ với tín đô ưu tú, mà cả chức sac tiên bộ Trả

lời câu hỏi, một linh mục có thể trở thành đảng viên Đảng Dân chủ - xã hội, Đảng

của những người vô sản được không? V.I.Lênin cho răng:

Không nên nhất loạt, và bat cứ trong trường hợp nào, cũng tuyên bố rangcác linh mục không thể trở thành đảng viên Đảng dân chủ - xã hội, nhưnglại càng không nên nhất loạt tuyên bố ngược lại Nếu có một linh mụcnào lại cùng đi với chúng ta dé cùng hoạt động chính tri, tận tam làm tronnhiệm vụ của mình trong đảng và không chống lại cương lĩnh của đảng,

thì chúng ta có thể kết nạp người ấy vào hàng ngũ Đảng dân chủ - xã hội,

bởi vì trong những điều kiện ấy, mâu thuẫn giữa tinh thần của cương lĩnhĐảng ta và các nguyên tắc của cương lĩnh ấy với những tín ngưỡng tôn

giáo của linh mục đó có thé vẫn chỉ là mâu thuẫn riêng của người đó, là

việc riêng của bản thân người đó thôi; còn như đem kiểm tra các đảng

viên của mình xem có phải trong người họ không có mâu thuẫn giữa quan

điểm của họ với cương lĩnh của Đảng không, thì một tổ chức chính trị

không thể nào làm được [69, tr 520].

Từ quan điểm chủ nghĩa Mác - Lénin, có thé thấy dé tăng cường sức mạnh và

tính chiến đấu của Đảng, dé thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử, Đảng cần kết nạp

vào hàng ngũ của minh tat cả những tin đô ưu tú và chức sac tiên bộ.

Kế thừa, phát triển chủ nghĩa Mác - Lénin về công tác phát triển Đảng đối với

tín đô các

Minh nói:

tôn giáo, trong bai nói chuyện tại lớp Chỉnh huấn cán bộ trí thức, Hồ Chi

Có anh em hỏi một người Công giáo có thể vào Đảng Lao động được

không? Có Người tôn giáo nào cũng được, miễn là trung thành, hăng hái

làm nhiệm vụ, giữ đúng kỷ luật của Đảng Nước ta kinh tế lạc hậu, kỹthuật kém, tôn giáo là duy tâm, cộng sản là duy vật, nhưng trong điều

kiện hiện tại, người theo đạo van vào Đảng được [79, tr 115].

Có thể nói, theo Hồ Chí Minh đồng bao mọi tôn giáo đều có thể vào Dang,

miễn là luôn trung thành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, trung thành với

- 35

Trang 39

-Đảng và nhân dân Việc kết nạp đồng bào các tôn giáo vào -Đảng cũng là để tăngcường sức mạnh và tính chiến đấu của Đảng, bởi theo Người: Đảng ta là trí tuệ, là

danh dự và lương tâm của dân tộc.

Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện Việt Nam, Hồ ChíMinh không coi sự khác nhau về thế giới quan tất yêu dẫn đến sự đối lập về lập

trường và thái độ chính tri Sự thong nhat y kiến dé xây dựng cảnh cực lạc dưới cõi

trần, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc ở hiện thực quan trọng hơn việc

thống nhất có hay không thiên đường, có hay không thần thánh Quan điểm nàynhận được sự đồng tình từ các tôn giáo, thể hiện ở đường hướng: “Đạo pháp - Dân

tộc và Chủ nghĩa xã hội” của giáo hội Phật giáo, “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc,gắn bó với vận mệnh của quê hương ” của giáo hội Công giáo, “Sống Phúc âm,phụng sự Thiên chúa, phụng sự Tổ quốc” của hội thánh Tin lành, “Phụng đạo - Yêu

nước và gan bó với Dân tộc” của Phật giáo Hòa Hảo, “Nước vinh - Dao sáng” của

đạo Cao Đài

Quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh và trên cơ

sở thực tiễn đất nước, ngày 20/6/1994, Ban Bi thư Trung ương Dang ra Thông báo

số 76 - TB/TW về việc Sinh hoạt tôn giáo của đảng viên có đạo và kết nạp đảng

viên là người có đạo (Thông báo số 76) Chủ trương này được cụ thé hóa bằng

Hướng dẫn số 03 - HD/TCTW ngày 14/4/1995 của Ban Tổ chức Trung ương vềviệc Đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo và phát triển đảng viên là ngườigốc đạo (Hướng dẫn số 03) Từ thực tiễn thành tựu, hạn chế của quá trình thực hiệnhai văn kiện trên và dé công tác phát triển Dang trong đồng bào các tôn giáo đạt kếtquả tốt, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng giai đoạn mới, ngày 28/9/2004,

Bộ Chính trị ra Quyết định số 123 - QD/TW về Một số điểm về kết nap đảng viên

đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo (Quyết định

số 123) Sau đó, Ban Tổ chức Trung ương đã cụ thé hóa Quyết định số 123 bang

Hướng dẫn số 40 HD/BTCTW ngày 08/4/2005 về Thực hiện Quy định số 123 OD/TW ngày 28/9/2004 của Bộ Chính trị: Một số điểm về kết nap đảng viên doi với

-người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo (Hướng dẫn số 40)

- 36

Trang 40

-Chủ trương của Đảng về công tác kết nạp đảng viên đối với đồng bào các tôngiáo thé hiện nhất quán, xuyên suốt trong các văn kiện trên là:

- Về phương châm kết nap:

Coi trọng chất lượng, không chạy theo sỐ lượng, dam bảo chặt chế về tiêu

chuẩn, nguyên tắc, thủ tục, quy định của Đảng

Kết nạp đảng viên gắn liền với củng cố, xây dựng và nâng cao sức chiến dau,năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng, làm trong sạch đội ngũ đảng viên và bảo vệchính trị nội bộ Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của tô chức đảng trên địa bàn, khudân cư, góp phần 6n định sinh hoạt tôn giáo và thắt chặt mối quan hệ giữa Dang với

đồng bào các tôn giáo

- Điều kiện, tiêu chuẩn xét kết nap:

Chi xem xét, kết nạp quan chúng là người có đạo trong những tôn giáo đãđược Nhà nước công nhận Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để kết nạp vào Đảng theoquy định của Điều lệ Đảng

Người được kết nạp phải thực sự là quần chúng ưu tú, đã được rèn luyện thử

thách trong công tác, có khả năng thuyết phục, gương mẫu thực hiện và vận động

quần chúng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;được cán bộ, đảng viên và đông đảo đồng bào có đạo, không có đạo ở nơi công tác,nơi cư trú tín nhiệm; có kha năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của người đảng viên

Người xin vào Đảng không có những van đề vi phạm lịch sử chính trị vànhững vấn đề chính trị hiện nay theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bi thư

Những yếu tô tác động đến công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôngiáo tỉnh Khánh Hòa

Thứ nhất, tác động cua điều kiện tự nhiên

Là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, Khánh Hòa nằm ở vùng cực Đông của Việt

Nam với diện tích 5.197 km’, phía bắc giáp tinh Phú Yên, nam giáp tinh Ninh

Thuận, tây giáp tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Lâm Đồng Là tỉnh có phần vươn xa nhất rabiển Đông trên cả đất liền và hải đảo, địa hình Khánh Hòa tương đối đa dạng, phứctạp: thấp dần từ Tây sang Đông, có rừng núi, đồng bằng, miền ven biển, hải đảo

Ngày đăng: 05/06/2024, 16:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN