Trong khi đó, một Dang mới 15 tuổi đời vừa mới giành đượcchính quyền, một Nhà nước non trẻ chưa hề có trong tay bất kỳ một kinh nghiệmquản lý đất nước và một Mặt trận đang trên đà phát t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẢN THỊ QUANG HOA
LUẬN AN TIEN Si LICH SỬ
HA NOI - 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẢN THỊ QUANG HOA
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62 22 03 13
LUẬN AN TIEN Si LICH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC:
PGS.TS NGUYEN DINH LE
XAC NHAN NCS DA CHINH SUA THEO QUYET NGHI
CUA HỘI DONG DANH GIA LUẬN AN
Người hướng dẫn khoa hoc Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiên sĩ
PGS.TS Nguyễn Đình Lê GS.TS Nguyễn Văn Khánh
HÀ NỘI - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Tên dé tài luận án không trùng với bat cứ nghiên cứu nào đã được công bố Các tàiliệu, số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, khách quan, rõ ràng về xuất xứ
Những kết quả nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bat kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận án
Trần Thị Quang Hoa
Trang 4LOI CAM ON
Bản luận án này đã được hoàn thành với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn
bè đồng nghiệp, gia đình và người thân
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Nguyễn Đình Lê - người
hướng dẫn khoa học chính cho luận án của mình Trong quá trình thực hiện luận án
tôi đã được Thây chỉ bảo, hướng dẫn từ ý tưởng, phương pháp và cách tiếp cận rấttận tình và đầy trách nhiệm
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS Lê Mậu Hãn - người đã cho tôi ý tưởng,
động viên khích lệ dé tôi có thể hoàn thành luận án của mình
Xin cảm ơn thầy cô giáo và đồng nghiệp tại Khoa Lịch sử, đặc biệt là bộmôn Lịch sử Việt Nam cận hiện đại, nơi tôi gan bó từ khi còn là sinh viên rồi cao
học và nghiên cứu sinh đã chỉ bảo, góp ý cũng như quan tâm động viên tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện luận án này
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo, đồng nghiệp tại khoa Khoa họcChính trị đã luôn chia sẻ, động viên, giúp đỡ ủng hộ và tạo điều kiện dé tôi có thé
hoàn thành luận án của mình.
Tôi cũng muốn dành cơ hội này dé gửi lời cảm ơn tới cán bộ, nhân viên công
tác tai Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng lànhững nơi lưu trữ tài liệu sốc quan trọng cho luận án; Thư viện Đại học Quốc gia,Thư viện Quốc gia Việt Nam, đặc biệt là thư viện khoa Lịch sử đã nhiệt tình cung
cấp tư liệu cho tôi
Cuối cùng, xin dành lời cảm ơn từ trái tim tới gia đình, bè bạn, đặc biệt là bó
mẹ, chồng và hai con vì đã luôn động viên cả về tỉnh thần và vật chất làm động lực
cho tôi hoàn thành công việc của mình.
Xin trân trọng cảm on!
Tác giả luận án
Trần Thị Quang Hoa
Trang 52 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - 6 <5 E113 E+ ESEEEEErkksskrskrske 5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -¿- 2¿+¿+++2+++2x++zxtzxxerxezrxezrxees 5
4 Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu - -:- 2 2 2+ £+E£Ee+xe£xerzrszxez 6
5 Đóng góp của luận ái - cece css k1 TH TH TH TH HH crờ 8
6 Bố cục của luận AN eceecceccesessesessessssecseseceesessesesseseesesersussesessesassusavsesarsecevsnsaenss 9
Chương 1 TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
DEN DE TÀI LUẬN ÁN -s ss<cs<©sseEssersetxsersstrsetrserksersserserssersee 10
1.1 Khái niệm về hệ thống chính trị -2- 22 ++2++2+++£x+2Ex+zE+vrxezrxezrxerseee 10
1.1.1 Khái niệm VỀ chính tri cccccesscsscessessesssessessessesssessessecsssssessessessssssessessesseesees 101.1.2 Khái niệm về hệ thong chính tị - + 2 e+se++++++E+E++xzEezxerxerxee 101.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, luận án - 11
1.2.1 Các công trình viết về hệ thong chính trị Việt Nam cua các tác giả
VIỆT NAM DAN CHỦ CỘNG HÒA 1945-1946 -. -s-ss©ss©ssecsse 23
2.1 Sự ra đời của các thành tố thuộc hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa trước Cách mang Tháng Tám (1945) - - 5 5c + Eskeeksserseeeek 23
2.1.1 Đảng cộng sản Viet NGIH SG HH kg kiệt 23
2.1.2 Mặt trận dân tộc thống nhất và các đoàn thể xã hội :-:5- 27
2.1.3 Sự tìm tòi một mô hình Nhà nước thích hỢpD « c<<<<cx+ssx+ 35
2.2 Xây dựng hệ thống chính trị trong những năm đầu giành chính quyền 42
2.2.1 Bồi cảnh lịch sử -ccc cccscSxttEEEttrttEtrrttttrrtttrrrrrtrrirrireierii 422.2.2 Bước đầu xây dựng hệ thống chính trị - 2 s+cs+ce+cc+eezeerceei 452.2.3 Hoạt động của hệ thống chính trị ( I9445- I946,) -c<c<<< +: 72
Tid Ket CNUONG 00890NNNnnnh an ẽaaaa 77
Trang 6CHƯƠNG 3 KIỆN TOÀN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THÓNG CHÍNH TRỊ
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TRONG THOT KỲ 1947-1954 79
3.1 Bối cảnh lịch sử -cc¿-+c+xct tt HH HH 79 3.2 Hệ thống chính trị trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp g ph5§hšèị:hhitdi4Ả 83
3.2.1 Kiện toàn hệ thong chính trị -. c- c5e+ceceEeEkEEEEekrrrrrerrees 83 3.2.2 Hoạt động của hệ thong chính trị trong những năm 1947-1950 94
3.3 Hệ thống chính trị những năm cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp l5 98
3.3.1 Xây dung hệ thong Chính tri ving MANN ececcesesesceeseeseeseeseeseeseeeneeneesees 98 3.3.2 Day mạnh hoạt động cua hệ thống chính trị phục vụ kháng chiến, 12.8.1712 NA ẽa.eaaa 110
3.4 Cấu trúc của hệ thong chính tri Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 112
NT N) PP SN NA h nHa Ô 128 CHUONG 4 MOT VAI NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIEM LICH SỬ 130
4.1 Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1954) 130
4.1.1 Tính nhất nguyên và chỉ do Đảng cộng sản lãnh đạo -.- 130
4.1.2 Các thành tổ của hệ thong chính trị do Dang cộng sản lập ra 131
4.1.3 Hệ thong chính trị mang tính nhân dân sâu sắc - 132
4.1.4 Hệ thống chính trị được tổ chức rộng khắp, chặt chẽ 134
4.1.5 Các thành tổ trong hệ thống chính trị có địa vị pháp lý vững chắc 135
4.1.6 Tự hoàn thiện mình để đáp ứng nhu câu th28ực tiễn đặt ra 136
4.2 Một số kinh nghiệm được út ra 2-2 52+ 2+EE+EE£EEtEEEEEEEEEEEEerEkrrkerkrree 137 4.2.1 Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội 137
4.2.2 Giữ vững va tăng cường vai tro lãnh đạo của Đảng 139
4.2.3 Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các thành to trong hệ thong 2/17/1877 1 TẠI 4.2.4 Phát huy dân chủ trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống 777/077 143
9510007012012 ÒỎ 145 DANH MỤC CÁC CONG TRINH KHOA HỌC CUA TÁC GIÁ
LIÊN QUAN DEN LUẬN ÁN -sc-s<©cs©csscsevsseEssersetrserssereserserssere 149
TÀI LIEU THAM KHẢO - 2< 2£ s2 ©Ss£Ss£EsseEssexserssersserseessers 150
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC TU VIET TAT
Dang cong san DCS
Dang Dan chu DDC
Uy ban nhan dan U.B.N.D
Uy ban Viét Minh U.B.V.M
Trang 8MỞ DAU
1 Lý do chọn đề tài
Công cuộc Đổi mới từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX đã mang lại nhiềuthành tựu to lớn, đưa đất nước Việt Nam bước vào một giai đoạn lịch sử mới Song,
dé đạt mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam giàu mạnh, hiện đại, công băng, dân
chủ, văn minh, có thé “sánh vai các cường quốc năm châu”, còn nhiều vấn đề cần
giải quyết Một trong những van đề đó là việc hoàn thiện thé chế chính tri đáp ứng
đòi hỏi thực tiễn phát triển của dân tộc Lich sử chỉ ra rằng, khi hệ thống chính trịphù hợp và vững mạnh thì đất nước sẽ vượt ra khỏi mọi hoàn cảnh dù là khó khăn,cam go nhất Lịch sử chính trị Việt Nam thời ky 1945-1954 là minh chứng cho nhậnthức này Đây là một giai đoạn mang tính bước ngoặt, khi cuộc kháng chiến chống
Pháp với tinh chất toàn dân, toàn diện đồng thời gắn liền với tiến trình xây dựng và
hoàn thiện hệ thống chính trị mới Mặc dù đã cố gắng hết sức dé tránh cuộc chiến
n6 ra, nhưng với dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, Việt Nam đã phải tiễn hành
kháng chiến trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn do thù trong giặc ngoài, do nạnđói, sự lạc hậu Trong khi đó, một Dang mới 15 tuổi đời vừa mới giành đượcchính quyền, một Nhà nước non trẻ chưa hề có trong tay bất kỳ một kinh nghiệmquản lý đất nước và một Mặt trận đang trên đà phát triển trong một tình thế xã hộiđầy rẫy mâu thuẫn và phân tách sâu sắc dưới tác động của nhiều phe phái chính trị
là một bức tranh tổng thể cho hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay
sau khi Cách mang Tháng Tám thành công Hơn bao giờ hết, sự 6n định và vữngmạnh của hệ thống chính tri là đòi hỏi sống còn cho việc đảm bảo giữ vững nền độc
lập dân tộc mới giành được.
Trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” và trước yêu cầu của thực tiễn, dưới sựlãnh đạo của Đảng cộng sản mà đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, một hệ thongchính trị mới đã được kiến lập đủ sức lãnh đạo cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi vẻvang Sự ra đời và hoàn thiện của hệ thống chính trị này gắn liền với quá trình lãnhđạo cuộc kháng chiến và nó được điều chỉnh hết sức linh hoạt để đáp ứng nhữngyêu cầu thực tiễn đặt ra Chính những yếu tố này đã làm cho hệ thống chính trị ViệtNam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1945-1954 trở thành nhân tố quyết định đưa cáchmạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Quá trình hoàn thiện của hệthông chính trị Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã để lại những kinh nghiệm lịch sử hết
Trang 9sức quý báu Vì vậy, việc nghiên cứu về hệ thống chính trị giai đoạn 1945-1954
trong điều kiện đất nước đang xây dựng, củng có hệ thống chính trị hiện nay có ýnghĩa khoa học thực tiễn sâu sắc
Với những lý do trên, tôi đã chọn: “Hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủCộng hòa (1945-1954)” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành lịch sử Việt Nam
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Chỉ rõ hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1954) bao gồmnhững thành tổ nào, sự hình thành và hoạt động của hệ thống trong thời gian ké trên
Rút ra một số nhận xét về vai trò của hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đối với giai đoạn lịch sử 1945-1954
Nêu một số kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng hệ thống chính trị Việt
Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nêu bối cảnh lịch sử của việc hình thành và xây dựng hệ thông chính tri Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1954).
Nêu rõ cơ cấu của hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ
1945-1954.
Trình bày quá trình hoàn thiện và vận hành của các yếu tố trong hệ thống
chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ 1945-1954.
Trinh bày quá trình hoạt động tổng thé của hệ thống chính trị Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa (1945-1954)
Nêu lên vai trò, đóng góp của hệ thống chính trị thời kỳ 1945-1954 với cuộckháng chiến chống Pháp, vai trò của nó trong lịch sử hệ thống chính trị Việt Namthời đại Hồ Chí Minh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối fượng nghiên cứu của luận án là hệ thong chinh tri Viét Nam Dan chu
Céng hoa giai doan 1945-1954.
Giới han phạm vi nghiên cứu
Nội dung luận án đề cập đến hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa(1945-1954), tập trung làm rõ các vấn đề sau:
- Sự ra đời của các thành tố trong hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa;
Trang 10- Quá trình hoàn thiện và vận hành của hệ thống chính trị trong giai đoạn
đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã chính
thức đánh dấu sự ra đời của một hệ thống chính tri hoàn chỉnh có đầy đủ các thành
tố Mốc cuối là năm 1954 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc tagiành thắng lợi
Về mốc lịch sử phân kỳ của hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
(1945-1954), tác giả luận án chia ra thành các mốc như sau:
Từ 1945-1946: Hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được xâydựng và hoạt động trong năm đầu tiên
Từ 1947-1950: Hệ thống chính trị tiếp tục được hoàn thiện và giải quyết cácvấn đề do lịch sử đề ra
Từ 1951-1954: Hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục cónhững biến đổi và hoàn thiện, đóng vai trò to lớn trong thắng lợi của cuộc khángchiến chống Pháp
Về không gian nghiên cứu: luận án chủ yêu đề cập đến hệ thống chính trị ởvùng tự do và chỉ trình bày hệ thống chính trị ở cấp trung ương, hệ thống cấp cơ sở
sẽ chỉ đề cập phần nào
4 Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
Nguôn sử liệu: Nguồn sử liệu bao gồm: các tư liệu liên quan đến Đảng cộng
sản, Chính phủ và các tô chức chính trị xã hội nằm trong hệ thong chinh tri Viét
Nam, tham gia vào quá trình giành và giữ chính quyền trước và sau 1945; một số
báo chính tri
Tại Việt Nam hiện nay, phần lớn các tư liệu gốc liên quan đến dé tài luận ánchủ yếu tập trung ở các Phông Phủ Thủ tướng và Việt Nam dân quốc công báo từnăm 1945 đến năm 1955 thuộc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia HI Cục Lưu trữ Vănphòng Trung ương Đảng là nơi lưu nhiều tài liệu về Đảng Cộng sản Việt Nam vàcác lãnh tụ Đây được coi là nguồn tư liệu gốc liên quan trực tiếp đến đề tài về hệthong chính tri Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và có thê khái quát như sau:
Trang 11- Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, thông tư, thông cáo của Đảng liên quan
đến van đề xây dựng Đảng nói riêng và sự lãnh đạo của Dang trong vấn đề xây
dựng hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ này.
- Các chỉ thị, tuyên cáo, thông điệp, thông tư của Chính phủ, Mặt trận, của
Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến việc thành lập, hoàn thiện các thành tố trong
hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Các biên bản cuộc họp của Hội đồng Chính phủ trong thời kỳ 1945-1954liên quan đến vấn đề tổ chức và kiện toàn các thành tố trong hệ thống chính tri, đặcbiệt là về Chính phủ
- Các sắc lệnh của Chính phủ liên quan đến vấn đề tổ chức và kiện toàn các
cơ quan trung ương và địa phương.
- Các bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến vấn đề xây dựng
Đảng, xây dựng Nhà nước và Mặt trận.
Các tài liệu khác cũng đóng vai trò quan trọng bao gồm:
Bộ Văn kiện Đảng toàn tập (54 tập) là một tài liệu có giá tri to lớn đối vớiluận án vì đây là cả một kho tàng về lý luận và thực tiễn của cách mạng Việt Namdưới sự lãnh đạo của Đảng Trong phạm vi giới hạn thời gian nghiên cứu của đề tàiluận án, tác giả tập trung nghiên cứu từ tập 1 đến tập 15 của bộ Văn kiện Đảng toàntập do NXB Chính trị Quốc gia xuất bản trong những năm 1999-2002 Bên cạnh đó,
bộ Hồ Chí Minh toàn tập và một số trước tác khác của các nhà lãnh đạo Đảng như
Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp v.v cũng được coi là nguồn tư liệu hết sức quan trọng
Cùng với đó, do nhu cầu thường xuyên hoàn thiện, đổi mới hệ thống chính trị
trên cơ sở đánh giá, tong kết quá trình hình thành và phát triển, các cơ quan trung
ương đã lần lượt cho ra đời hàng loạt các ấn phẩm, trong đó phải kể đến bộ Biên
niên lịch sử Chính phủ Việt Nam, Lịch sử Quốc hội Việt Nam, Lịch sử Mặt trậnDân tộc thống nhất Việt Nam, Biên niên sự kiện lịch sử Mặt trận Dân tộc thong nhat
Việt Nam Đây thực sự là nguồn tư liệu có giá trị giúp tác giả luận án có thé đưa ra
cái nhìn tổng thé về quá trình ra đời và phát trién của hệ thống chính trị Việt Namcũng như mối quan hệ và sự vận động giữa các thành tố trong hệ thống
Trang 12Ngoài ra, luận án còn chọn lọc một số ghi chép của các nhân vật từng có quá
trình hoạt động trong hệ thống chính trị thời kỳ này, như Hồi ký của Trần Huy Liệu
- người từng tham gia trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay Nhật ký
của Bộ trưởng Lê Văn Hiến
Tác giả luận án còn tiếp cận khối lượng sách, tạp chí, tư liệu sách báo, cáccông trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, đặc biệt là báo chícách mạng như Công báo, Cứu quốc, Sự thật đã giúp nghiên cứu sinh hình dungtoàn diện hơn về các van đề xây dựng hệ thống chính trị cũng như những chỉ đạocủa Đảng, Nhà nước, Mặt trận đối với cuộc kháng chiến chống Pháp
Phương pháp nghiên cứu:
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng quan điểm, phương pháp luậncủa chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Luận án chủ yếu sử dụng
phương pháp lịch sử, kết hợp phương pháp logic Sự kết hợp của hai phương phápnày sẽ giúp tác giả luận án tái hiện điều kiện, quá trình hình thành các thành té trong
hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện đại trước Cách mạng Tháng Tám, sự hoàn thiện
và vận hành của nó sau Cách mạng Tháng Tám.
Tác giả luận án cũng sử dụng các phương pháp chuyên biệt: phương pháp
phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh và hệ thống hóa, và phương pháp liênngành: chính trị học - lịch sử, xã hội học - chính tri đề chỉ rõ bản chất mỗi quan hệgiữa các thành tố trong hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng nhưvai trò tương hỗ của chúng đối với nhau và đối với cuộc kháng chiến chống Pháp
5 Đóng góp của luận án
Luận án trình bày một cách toàn diện về hệ thống chính trị Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa thời kỳ 1945-1954 trong bối cảnh các điều kiện lịch sử, kinh tế, vănhóa, xã hội của Việt Nam từ năm 1945-1954 dé xem xét quá trình hình thành, củng
cé và vận hành của hệ thống này
Luận án làm rõ quá trình hoàn thiện, tác động qua lại của từng thành tố trong
hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ 1945-1954, trong đó làm rõ
vai trò nổi bật của Dang cộng sản đối với các thành tổ còn lại
Trên cơ sở phân tích về vai trò, vi trí, cơ cau, đặc điểm của hệ thống chính trịViệt Nam, luận án sẽ rút ra một số kinh nghiệm tham khảo cho quá trình đôi mới về
hệ thong chinh tri hién nay
Trang 136 Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết
cau thành 04 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến dé tài luận án
Chương 2: Xác lập và vận hành của hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa 1945-1946.
Chương 3: Kiện toàn và hoạt động của hệ thong chính tri Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa trong thời kỳ 1947-1954.
Chương 4: Một vài nhận xét và kinh nghiệm lịch sử.
Trang 14Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIEN QUAN DEN DE TÀI LUẬN ÁN
1.1 Khai niém vé hé thong chinh tri
1.1.1 Khái niệm về chính trị
Hệ thong chính trị vốn là một khái niệm được dùng trong rất nhiều ngànhkhoa học như khoa học chính tri, khoa học quan lý, triết học, xã hội học, sử học
nghiên cứu về tô chức và thực thi quyền lực chính trị của xã hội loài người
Chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng bao gồm hệ tư tưởng chính trị, nhànước, đảng phái Chính trị xuất hiện khi xã hội phân chia giai cấp dựa trên cơ sở hạtầng kinh tế nhất định Và như vậy, chính trị là tổng hợp những mối quan hệ chính
trị, ý thức chính trị, hệ tư tưởng chính trị, các thiết chế chính trị, t6 chức chính trị
và con người chính trị.
1.1.2 Khái niệm về hệ thong chính trị
Nói đến hệ thống là nói đến một tổng thé được cấu thành từ nhiều yếu tố có
sự liên hệ được thống nhất và hợp lại thành thứ lớp chặt chẽ như hệ thống chính
sách, hệ thong quân đội, hệ thong tô chức, hệ thong quan chức Hệ thống chínhtrị gắn liền với đời sống chính trị của quốc gia, khu vực và rộng lớn hơn là của quốc
tế Trong nghiên cứu này, khái niệm về hệ thong chính tri chỉ được sử dụng với ham
nghĩa là hệ thong chính tri trong phạm vi quốc gia.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “hệ thong chính tri” được chính thức nêu ra trong vankiện, tài liệu của Đảng tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa VI(3-1989), được sử dụng chính thức trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VII (1991) Trước đấy, các thuật ngữ “chuyên chính vô sản”, “hệ thống chuyênchính vô sản” được sử dụng dé chỉ hệ thống và cơ cau của các cơ quan quyền lựclãnh đạo và quản lý xã hội Khái niệm hệ thống chính trị cũng chỉ được đưa ra đầy
đủ trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộitại Đại hội VII Một trong những khái niệm mang tính chính thống của Đảng cộngsản Việt Nam được đồng chí Nguyễn Phú Trọng nêu trong bài Đổi mới tu duy lýluận vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội như sau: “Hệ thong chính trị ở nước tabao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thê chính trị - xã hội, trong
đó Đảng giữ vai trò lãnh đạo, Nhà nước đóng vai trò quản lý, Mặt trận Tổ quốc và
10
Trang 15các đoàn thể chính trị - xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy quyền làm
chủ của nhân dân” [188, tr.2]
Từ điển Bách khoa Việt Nam đưa ra định nghĩa hết sức ngắn gọn: “hệ thống
chính trị là tổng thé những tô chức thực hiện quyền lực chính trị được xã hội chính
thức thừa nhận” [194, tr.254]
Trên cơ sở tổng hợp một sỐ quan niệm về hệ thống chính trị, có thể định
nghĩa hệ thống chính trị như sau: Hệ thống chính trị là tong thể những tổ chức gomnhà nước, các đảng phái, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia vào quá trình hìnhthành chính sách nhà nước, thực thi các quyên lực chính trị nhằm duy trì và pháttriển chế độ xã hội
Định nghĩa này được nghiên cứu sinh sử dụng làm công cụ để giải quyết
những nhiệm vụ nghiên cứu của luận án này Nó có thể không phù hợp với những
nghiên cứu khác nhưng là cơ sở dé xem xét sự tồn tại, vận động và biến đổi của hệ
thong chinh tri dién ra trong thuc tiễn của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1954.
Với định nghĩa trên thì khi nghiên cứu hệ thống chính tri Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa thời kỳ 1945-1954, tác giả tập trung xem xét các nhân tố: Đảng cộng sản
Việt Nam, Nhà nước (gồm Quốc hội và Chính phủ), Mặt trận Tổ quốc.
1.2 Tống quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, luận án
1.2.1 Các công trình viết về hệ thông chính trị Việt Nam của các tác giả trong nước1.2.1.1 Các công trình viết về hệ thống chính trị Việt Nam của các nhà lãnh đạo
Đảng, Nhà nước
Trong quá trình hình thành hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,trước hết phải đề cập đến vị trí, vai trò của Hồ Chí Minh Là linh hồn của cuộccách mạng giành và giữ độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh không chỉ là nhà hoạt độngthực tiễn mà còn là nhà tư tưởng có rất nhiều bài viết đề cập đến vấn đề xây dựngchính quyền và hệ thống chính trị của nước Việt Nam mới Các bài viết của Ngườitập trung về vấn đề hoàn thiện Đảng, bộ máy Nhà nước, các tổ chức chính trị xã
hội trước và sau Cách mạng Tháng Tám, đặc biệt là thời gian ngay sau khi Cách
mạng Tháng Tám thành công Có thé kê đến các bài viết: Cách tổ chức Ủy bannhân dân{ 126, tr.13]; Chính phủ là công bộc của dân| 126, tr.22]; Thư gửi Uy bannhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng| 126, tr.56]; Ý nghĩa của Tổng tuyển cửi| 126,tr.133]; Thư gửi các đông chi Bắc B6[127,tr.71-75], Thư gửi các dong chí Trung
II
Trang 16Bộ|[ 127, tr.76-79] Cac bài viết của Người giúp chúng ta hình dung khá rõ hành
trình công phu xây dựng và hoàn thiện Đảng, Chính phủ, các tổ chức chính trị xãhội từ những ngày đầu Cách mạng
Nhiều nhà lãnh dao Dang và Nhà nước cũng đồng thời là những tác giả những nhà lý luận cách mạng như Trường Chinh, Lê Duan, Pham Văn Đồng, Võ
-Nguyên Giáp Đây vừa là các nhà hoạt động chính trị, trực tiếp tham gia xây dựng
Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đồng thời cũng vừa là các nhà lý luận để lại nhiều tácphẩm liên quan đến vấn đề xây dựng và củng có hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủCộng hòa Đồng chí Trường Chinh với các tác phẩm Cách mạng dân tộc dân chủnhân dân ở Việt Nam[ I§];Cách mang tháng Mười và cuộc đấu tranh của nhân dânViệt Nam cho độc lập dân tộc; Kháng chiến nhất định thắng lợi [19] ; đồng chí LêDuẫn với các tác phẩm Một vài đặc điển của cách mạng Việt Nam(1967); Dưới lá cờ
vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiễn lên giành thắng lợi
mới|29] ; đồng chí Võ Nguyên Giáp với Những năm tháng không thé nảo quên[68], Khu giải phóng; Cứu quốc; Đội quân giải phóng; Điện Biên Phu[66]; Những
chặng đường lịch sử|67]; Chiến dau trong vòng vây[65]; Chiến tranh bảo vệ dân tộc
và Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc(1979)
Các tác phẩm trên cũng soi tỏ quan điểm của các nhà lý luận cách mạngtrong việc giải quyết vấn đề dân tộc, dân chủ, vấn đề chính quyền của cách mạng
Việt Nam, và qua đó làm rõ mối liên hệ mật thiết trong suốt chiều dài lịch sử giữacác thành tố trong hệ thống chính trị
Từ đại hội VI của Đảng, với chủ trương đổi mới, trong đó có đổi mới về hệ
thống chính trị và nhận thức lại bài học lịch sử trong vấn đề xây dựng và bảo vệ đất
nước, bản thân các nhà lãnh đạo cách mạng lão thành đã có những tác phẩm tổngkết tư duy lý luận, hoạt động của Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh trong lịch sử.Trong số đó phải ké đến các tác phẩm Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng ViệtNam[22] của Trường Chinh, Về chiến tranh nhân dân Việt Nam của Lê Duan,Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh[59] của Pham Văn Đồng, Tir
tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam [69] của Võ Nguyên Giáp,
Đi theo con đường của Bác của Văn Tiến Dũng[36], Các tác phẩm này đã cungcấp cho người đọc những nhìn nhận toàn diện hơn, sâu sắc hơn về sự ra đời và
trưởng thành của Đảng, Chính phủ và các tô chức chính trị xã hội dưới sự dẫn dắt
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng
12
Trang 17Nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước đã thúc
đây việc nghiên cứu dé tông kết những bài học kinh nghiệm trong suốt quá trìnhdựng nước và g1ữ nước Đề thực hiện mục đích này, bộ Van kiện Đảng toàn tập,Lịch sử Chính phủ, Hồ Chí Minh toàn tập đã ra đời Bộ lịch sử Đại cương Việt Nam
từ khởi thủy cho đến 2006 cũng được biên soạn lại và xuất bản Mới đây nhất, Viện
Sử học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã cho ra đời 15 tập lịch sử
Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000 Đây cũng là những cơ sở dé việc nghiên cứu
về chính trị Việt Nam nói chung, hệ thống chính trị Việt Nam nói riêng ngày càng
được day manh
1.2.1.2 Các công trình viết về hệ thống chính trị Việt Nam của các nhà nghiên cứu
trong nước
Dé cập tổng thé về các thành to hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa xuất hiện trong các bộ lịch sử như Đại cương lịch sử Việt Nam [74], Lịch
sử Việt Nam [211,212,213] các tập bài giảng về chính trị như: Chinh tri học Việt
Nam [88], Tập bài giảng Chính trị học [91], Lịch sử tư tưởng chính trị [90] giáo
trình Đường lỗi cách mạng của Đảng cộng sản Việt nam (2010)
Một số công trình nghiên cứu khác đã đi sâu hơn về sự hình thành và phát
triển của hệ thống chính trị trong lich sử Có thé ké đến các công trình tiêu biểu nhưNhững đặc trưng cơ bản của bộ máy quản lý đất nước và hệ thong chính trị nước tatrước thời kỳ đổi mới của GS TSKH Vũ Minh Giang [63]; Mô hình tổ chức vàhoạt động của hệ thong chính trị một số nước trên thé giới của PGS TS Tô HuyRứa [162] Các công trình này đã đưa ra những khái niệm khác nhau về hệ thôngchính trị cũng như dựa trên thực tiễn đời sống chính trị Việt Nam dé đưa ra cái nhìntổng quát nhất về hệ thống chính tri, đặc thù của hệ thống chính trị Việt Nam Trong
cuốn Thể chế chính trị Việt Nam: Lịch sử hình thành và phát triển của Lưu Văn An
[3] cũng đã trình bày về thé chế chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn1945-1954 và các giai đoạn sau này, ké cả sau đổi mới Phan đề cập đến thể chế
chính trị giai đoạn 1945-1954 đã có sự đầu tư kỹ càng, nhất là ở nội dung về sự hình
thành và hoàn thiện của các thành tố Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã
hội, từ đó đưa ra những nhận xét về đặc điểm của thể chế chính trị giai đoạn này
Cuốn Những đặc trưng cơ bản của bộ máy quản lý đất nước và hệ thốngchính trị nước ta trước thời kỳ đổi mới của Vũ Minh Giang đã chỉ ra được bản chat,
13
Trang 18đặc trưng của bộ máy quản lý đất nước và hệ thống chính trị mang đậm tính chất
dân chủ nhân dân giai đoạn này, đồng thời cũng đã bước đầu đề cập đến vai trò củacác thành tổ trong hệ thống đối với cuộc kháng chiến kiến quốc
Ngoài các công trình đề cập về các vấn đề chung và tổng thể sự hình thành
hệ thống chính trị Việt Nam, cũng cần nhắc đến các công trình viết về từng thành tốtrong hệ thống chính trị thời kỳ 1945-1954
Nhóm công trình viết về vai trò lãnh dao của Đảng doi với hệ thong chính
trị giai đoạn 1945-1954
Đã có rất nhiều công trình viết về vai trò, vị thế của Đảng trong quá trình xâydựng và hoàn thiện hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1954).Đáng chú ý trong số này là tuyển tập các bài viết Đảng cộng sản Việt Nam - nhữngtrang su vẻ vang (1930-2002) của Tạp chí Lich sử Dang [89] tập hợp những bài viết
của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các nhà nghiên cứu đăng trên Tạp chí
Cộng sản trong suốt 20 năm Đây thực sự là nguồn tư liệu quý giá tông kết lại toàn
bộ quá trình Đảng lãnh đạo dân tộc trước và sau thời kỳ đổi mới Đến năm 2010,
Học viện Chính trị Quốc gia cho ra mắt công trình Đảng cộng sản Việt Nam 80 năm
xây dựng và phát triển [86] trong đó tập hợp bài viết của các nhà nghiên cứu tổngkết lại những thành tựu đạt được và những vấn đề đặt ra đối với Đảng cộng sản Việt
Nam hiện nay Qua hai công trình này, người đọc có thé hình dung quá trình Danglãnh đạo cách mạng nói chung và lãnh đạo hệ thong chính tri nói riêng trong suốtchặng đường tranh đấu và trưởng thành của mình
Cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên biệt về Đảng trong hệ thốngchính trị cung cấp cho người đọc cái nhìn sâu sắc hơn về Đảng và hệ thống chínhtri Công trình “Thé chế Đảng cam quyển - một số vấn dé lý luận và thực tiễn”
[166] của Đặng Đình Tân đã chỉ rõ trong các mối quan hệ chính tri thì quan hệ giữa
Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý là quan trọng nhất, chi phối toàn bộ hoạt động
của đời sống chính trị - kinh tế - xã hội Tác giả tập trung đi sâu vào đặc điểm, nộidung thê chế Đảng lãnh đạo Nhà nước Việt Nam trước đổi mới, trong đó có giai
đoạn 1945-1954, tuy nhiên, nội dung về vị thế của Đảng, phương thức lãnh đạo củaĐảng và mối quan hệ của Đảng đối với các thành tố khác còn khá mờ nhạt
Trong công trình Đảng cộng sản - Những vấn dé lý luận và mô hình tổ chức
bộ máy của Lưu Văn Sùng xuất bản năm 2011 [165], bên cạnh những vấn đề lý luận
14
Trang 19về phát triển Đảng, tác giả đã nghiên cứu sâu hơn về vị thế của Đảng cộng sản Việt
Nam trong hệ thống chính trị
Nhóm công trình nói về bản chất, đặc trưng, chức năng của Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước
giai đoạn 1945-1954
Nhóm công trình viết về sự ra đời và hoàn thiện của Chính phủ, quá trìnhkiện toàn tổ chức bộ máy từ Cách mạng Tháng Tám thành công đến kháng chiến
chống thực dân Pháp thắng lợi đã góp phan làm rõ quá trình hoàn thiện hệ thống
chính trị thời kỳ này Hoạt động của chính quyền địa phương, của quân đội cũng đãgop phần vào sự ôn định và phát triển của hệ thống chính tri Bộ Biên niên lịch sử
Chính phú Việt Nam (1945-2005) [8] cùng với tập lIcủa bộ Lich sử Chính phú Việt
Nam [10] sẽ được tác giả luận án tập trung khai thác vì nó gắn liền với nội dung
nghiên cứu.
Ngoài ra, phải kê đến hàng loạt các công trình có giá trị khác như: Nhà nướccách mạng kiểu mới ở Việt Nam của Nguyễn Trọng Phúc [152], Chính phú ViệtNam 1945-2003 [160] của Dương Duc Quảng, Chính phú Việt Nam từ 1945 đến
nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII (2007-2011) Trong cuén Nhà nước cách mạng kiểu
mới ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Trọng Phúc [152] đã chỉ rõ vai trò của Nhà nước
kiểu mới Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp
Sự ra đời của Quốc hội Việt Nam đã đánh dấu sự trưởng thành vững chắc của
hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nó cũng tạo cơ sở bảo đảm tínhhợp hiến, hợp pháp của các thành tố trong hệ thống chính trị Với vị trí quan trọngnhư vậy, nghiên cứu về lịch sử ra đời và hoạt động của Quốc hội sẽ góp phần làmsáng tỏ quá trình hoàn thiện hệ thống chính trị thời kỳ 1945-1954 Tài liệu liên quan
đến nội dung này, ngoài bộ Văn kiện Quốc hội toàn tập, tập 1(1945-1960) [161], là
các cuôn 60 năm Quốc hội Việt Nam [208], Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946-1960
[210], Quốc hội và các thiết chế trong Nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa ViệtNam [209] của Văn phòng Quốc hội Ngoài ra, còn phải kế đến công trình Lịch sử
lập hiến Việt Nam của Thái Vĩnh Thắng [172], trình bày một cách toàn diện hơn vềhoạt động của Quốc hội trong cả chặng đường lịch sử, đồng thời tái hiện quá trình rađời của Hiến pháp, pháp luật nhằm tạo dựng công cụ pháp lý cho Nhà nước Việt NamDân chủ Cộng hòa lãnh đạo cuộc kháng chiến kiến quốc đi đến thắng lợi
15
Trang 20Nhóm công trình viết về sự ra đời của tổ chức chính trị - xã hội.
Giai đoạn 1945-1954 là thời kỳ phát triển vô cùng sôi động của các tổ chứcchính trị - xã hội Tuy nhiên, đối với việc hình thành và hoàn thiện hệ thống chính triViệt Nam Dân chủ Cộng hòa thì vai trò đặc biệt quan trọng thuộc về Mặt trận ViệtMinh, Hội Liên việt Bên cạnh đó, các tô chức Công đoàn, Hội Nông dân, Thanh
niên, Phụ nữ, các tổ chức Tôn giáo, dân tộc thiêu số và các đảng phái chính trị khác
cũng đóng góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp chung, và hoạt động của các
tổ chức này cũng mang lại những tư liệu quý giá cho đề tài nghiên cứu
Cuốn Lich sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam quyên I (1930-1954)[202] là công trình có tính khái quát cao về về quá trình hình thành và phát triển của
Mặt trận Dân tộc thống nhất qua từng thời kỳ lịch sử với những tên gọi khác nhau
Ra đời từ chủ trương của Đảng và trở thành một nhân tổ không thé thiếu góp phanhoàn thiện hệ thống chính trị Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, Mặt trận dân tộc thốngnhất đã có vai trò vô cùng to lớn trong quá trình xây dựng và bảo vệ chính quyền,tạo nền móng vững chắc cho sự tồn tại và phát trién của Dang
Ngoài ra, còn phải kế đến các công trình khác như Mat trận Tổ quốc ViệtNam: những chặng đường lịch sử của Nguyễn Van Bình [15], Tư tưởng Hồ ChíMinh về đại đoàn kết và Mặt trận đoàn kết dân tộc của Nguyễn Bích Hạnh vàNguyễn Văn Khoan [78], Mặt trận dân tộc tộc thống nhất Việt Nam, quá khứ vàhiện tại của Trần Hậu [80], Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, những chặng
đường lịch sử [185]
Nhóm công trình viết về Hồ Chí Minh - người sáng lập hệ thong chính trị
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Hàng loạt các công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh của các học giả trongnước đã lần lượt ra đời Hàng trăm công trình lớn nhỏ viết về Hồ Chí Minh giaiđoạn 1930-1954 như Hồ Chi Minh nhà tư tưởng lỗi lạc [176] của Song Thanh, HồChí Minh với việc xây dựng Đảng về trí tuệ [158] của Phạm Ngọc Quang, Hồ ChíMinh với tiến trình lịch sử dân tộc [108] của Phan Ngọc Liên, Ho Chí Minh với sựnghiệp xây dựng va to chức hoạt động của Chính phủ Việt Nam của Phan Hữu Tích
và Trần Đình Thắng, Nghiên cứu những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Nhà
nước và Pháp luật [116] cua Nguyễn Ngọc Minh, Ho Chí Minh với cuộc kháng
16
Trang 21chiến chống thực dân Pháp [62] của Nguyễn Minh Đức, Sức mạnh dân tộc của
cách mạng Việt Nam dưới anh sang tu tưởng Hồ Chí Minh[76] của Lê Mậu Han;Tác giả Phạm Xanh có các công trình: Nguyễn Ái Quốc và quá trình truyền bá chủnghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam, Hồ Chí Minh: Dân tộc và Thời đại Viết về hoạtđộng đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh có cuốn “Hoạt động doi ngoại của Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chong thực dân Pháp” của Đặng Văn Thái
[170], và “Hồ Chí Minh và quan hệ ngoại giao Việt Pháp thời kỳ 1945-1946” của
Lê Kim Hải [71] Các tác phẩm đã phân tích khá sâu sắc tài năng thao lược, vai
trò lãnh đạo của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam Thông qua các tácphẩm này có thể hình dung khá đầy đủ về những bước đi day sáng tạo, những hành
động quyết đoán nhưng vô cùng khéo léo của Người trên cương vị lãnh tụ dẫn dắt
dân tộc qua những chặng đường gian nan, có lúc trong tình thế ngàn cân treo sợi tóccủa cuộc đấu tranh giành và giữ nền độc lập cho nước nhà Chính Hồ Chí Minh làngười có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc kiến tạo nên hệ thống chính tri Việt
Nam thời ky này.
Chắc chắn còn nhiều công trình tác giả luận án chưa có điều kiện giới thiệu,nhưng nhìn chung, liên quan đến đề tài hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộnghòa đã có nhiều nghiên cứu có giá trị ở trong cũng như ngoài nước Tuy nhiên, nhưtrên đã trình bày, vẫn còn không ít vấn đề đặt ra chưa được giải quyết hoặc chưa đạtđược sự đồng thuận trong giới nghiên cứu
1.2.2 Các công trình viết về hệ thông chính trị Việt Nam của các tác giả nước ngoài
Vấn đề hệ thống chính trị Việt Nam thời kỳ 1945-1954 cũng đã được đề cậptrong nhiều công trình của các học giả nước ngoài Trong cuốn Con rồng lâm trận
(Vietnam - a Dragon Embattled) của tác giả Joseph Buttinger [225] đã lý giải, mô tả
về các nhân tố tác động đến sự ra đời của các thành tố trong hệ thống chính trỊ thời
kỳ trước và sau 1945 và kéo dài đến tận thời kỳ kháng chiến chống Mỹ Cuốn sáchđưa ra một góc nhìn từ bên ngoài về bản chất Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa, về tổ chức Đảng cộng sản thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám Có thể coi đây
là cuốn sách lịch sử chính trị Việt Nam công phu nhất vào thời điểm nó được xuất
bản Trong chương VIII với tựa đề Giải pháp Báo Đại (The “Bảo Đại Solution”) và
chương IX với tựa đề That bại về chính trị và quân sự (Political Failure andMilitary Decline), tác giả đã phân tích về sự nhượng bộ chính trị của Việt Minh dé
17
Trang 22tạo lập được một chính phủ phù hợp nhất trong bối cảnh vô cùng phức tạp lúc đónhằm tập hợp được tối đa sức người, sức của cho việc bảo vệ thành quả Cách mạng
và cho cuộc kháng chiến tiếp đó đi tới thắng lợi
Trước đấy, vào năm 1952, Phillippe Devillers - một nhà sử học người Pháp
đã có nhiều công trình viết về Việt Nam - cho ra mắt cuốn Lịch sử Việt Nam
1940-1952 (Histoire du Vietnam de 1940-1940-1952 [237]) Trong cuốn sách này, Phillippe
Devillers đã có những phân tích khá sâu sắc về các biến chuyền của nền chính trịViệt Nam và tác động từ các chính sách của người Pháp đối với quá trình biến
chuyên này Sau này, ông còn có những tác phẩm khác rất có giá trị về mặt lịch sử
chính trị như: Hơn hai mươi năm với Việt Nam (Vigt an et plus avec le Vietnam
1945-1969), hay cuốn Paris - Sài Gòn - Hà Nội đã được dịch sang tiếng Việt.Phillippe Devillers đã có những trang viết chân thực phản ánh quá trình đấu tranhcủa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với các thế lực bên ngoài nhằm giữvững vị thế của mình Những cuốn sách của Phillippe Devillers là những tài liệu có
giá trị về mặt lịch sử.
Một tác giả người Pháp khác cũng từng có thời gian hoạt động tại Việt Nam
giống như Phillippe Devillers va sau này đã có những nghiên cứu về Việt Nam là
Paul Mus Mus được coi là người đầu tiên đã phân tích nguyên nhân xã hội - chính
trị sâu xa của Cách mạng Tháng Tám trong tác pham Vietnam: Sociologie d’uneguerre [239] xuất bản năm 1952 Đồng quan điểm với Joseph Buttinger vàPhillippe Devillers, Mus đã coi sự phá vỡ cơ sở và cấu trúc kinh tế - xã hội ViệtNam của thực dân Pháp là nguyên nhân day phong trào yêu nước càng trở nên mạnh
mẽ Tác phẩm của ông một lần nữa giúp người đọc hình dung được rõ hơn nhữngđiều kiện lịch sử - xã hội cho sự hình thành một hệ thống chính trị mới ở Việt Nam
sau Cách mạng Tháng Tám.
Một cuốn sách khác mang tựa đề Chính quyền và Cách mạng ở Việt Nam
(Government and Revolution in Viet Nam) [226] của học giả nước ngoài từng làm
nhân viên đại str quán Anh tại Sài gòn là Dennis J Duncanson cũng dé cập đến lịch
sử Việt Nam từ khởi thủy cho đến thời kỳ chống Mỹ trong đó có hoạt động của
Đảng cộng sản, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Không thể không nhắc đến một tác giả là David Marr, nhà sử học nỗi tiếng
đã đoạt nhiều giải thưởng cho các công trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam Với hai
18
Trang 23công trình Truyền thống Việt Nam qua thử thách 1920-1945 (Vietnam: Tradition on
Trial 1925-1945) [233] xuất bản năm 1981 và Việt Nam 1945: Sự tìm kiếm quyénlực (Vietnam 1945: The Quest for Power) [234], tác giả đã tái hiện quá trình biếnđổi xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách cai trị của thực dân Pháp Sự biếnđổi diễn ra sâu rộng trên mọi lĩnh vực: truyền thống xã hội, đạo đức, chính tri, kinh
tế, tôn giáo, văn hóa đã thực sự làm nảy sinh những yếu tố quan trọng tạo tiền đềcho cuộc Cách mạng Tháng Tám Nếu như Joseph Buttinger trong Việt Nam - Con
rong lâm trận rat coi trọng vai trò của Đảng cộng sản đối với thành công của Cách
mạng Tháng Tám thì David Marr trong tác phẩm của mình lại cho rằng những biến
đổi về ý thức chính trị và xã hội mới thực sự có vai trò quyết định đối với thắng lợicủa cuộc cách mang này Đến công trình Việt Nam 1945: Sự tim kiếm quyên lực thì
David Marr đã trình bày được khung cảnh lẫn diễn tiến giành quyền lực của Việt
Minh và sự hình thành Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tác giả đã mô tả,
phân tích vị thế chính trị của Chính phủ Việt Nam trong cơn lốc tranh giành ảnh
hưởng chính tri của các thế lực ngoại bang, đặc biệt là Trung Quốc, Pháp, Mỹ ở
Việt Nam vào thời điểm đó
Ngoài ra, còn phải kế đến những công trình của các tác giả nước ngoài khác
đã được dịch ra tiếng Việt mà một ví dụ là “Tai sao Việt Nam” của A.Patti [143],
cuốn sách châm phá bức tranh về những đấu tranh đầy gian khổ, khôn khéo của
Hồ Chí Minh và của Việt Minh nhằm kiến thiết và gìn giữ nền Cộng hòa Dân chủ
non trẻ.
Các nhà nghiên cứu ở nước ngoài cũng đã dành nhiều tâm sức nghiên cứu về
tổ chức Đảng cộng sản trước và sau Cách mạng Tháng Tám nham lý giải tại saokhuynh hướng vô sản và Đảng Cộng sản lại thắng thế trong cuộc đấu tranh với các tưtưởng, phe nhóm khác giành quyền lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam
Nổi bật nhất trong hướng nghiên cứu này có Việt Nam thời Pháp đô hộ (Le
Vietnam sous la domination francaise) của Nguyễn Thế Anh xuất bản năm 1970 và
đã được dịch ra tiếng Việt [2] Tác giả đã dành một phần khá lớn trong cuốn sách
nay dé phân tích về các phong trào yêu nước suốt thời kỳ thực dân Pháp đô hộ.Phong trào cộng sản được tác giả nhìn nhận là một phong trào có sự khác biệt rất
lớn so với các phong trào yêu nước khác vì nó khởi phat từ Nga Xô (tu dùng cua
tác giả) và được Nga Xô hỗ trợ Theo tác giả, chính nhờ sự thức thời, sự nhạy bén,
19
Trang 24linh hoạt trong các bước tiến - thoái mà Đảng cộng sản đã vượt qua những giai đoạn
khó khăn tưởng chừng không thé qua được dé rồi trở thành lực lượng thâu tóm đượcsức mạnh toàn dân và đưa sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi hoàn toàn
W Duiker được coi là nhà sử học Mỹ có nhiều nghiên cứu xuất sắc về ViệtNam Ong đã dành rất nhiều thời gian nghiên cứu về Đảng cộng sản, ảnh hưởng củachủ nghĩa cộng sản đối với Việt Nam Tác phẩm sớm nhất của ông là Quốc té cộng
sản với chủ nghĩa cộng sản Việt Nam (Comintern and Vietnamese communism)
xuất ban năm 1975, và đến năm 1981 ông lại cho ra mat cuén Những người cộng
sản giành chính quyên ở Việt Nam như thế nào (The Communist Road to Power in
Vietnam) Trong cuốn sách này, tác giả đã sử dụng rất nhiều nguồn tư liệu đánh giá
lại chiến lược cách mạng cộng sản trong lịch sử cận hiện đại Việt Nam Vào năm
2000, ông lại cho xuất bản một cuốn sách về Hồ Chí Minh trong đó ông đã đề cập
kỹ càng về vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc kiến tạo và vận hành hệ thống
chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Không thể không nhắc đến một tác giả khác người Mỹ cũng đã có công trình
đồ sộ về lich sử cách mạng Việt Nam rất có giá tri là Woodside Alexander với cuốnCommunity and Revolution in Modern Vietnam [236] Trong cuốn này, ông đã nêulên ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với Hồ Chí Minh nói riêng và cáchmạng Việt Nam nói chung Ông cũng đã đề cập đến sự ra đời của Nhà nước ViệtNam Dân chủ Cộng hòa và tác động của nó đối với lịch sử
Ngoài ra, còn có thể kế đến Vietnamese communism, 1925-1945 (1982) [232]của Huynh Kim Khánh, một cuốn sách đã có gang tái hiện sự chuyên biến về chấtcủa phong trào chống thực dân ở Việt Nam trong khoảng thời gian này Đặc biệt,cuốn sách đã trình bày quá trình trưởng thành của Đảng cộng sản Việt Nam từ một
tô chức các thanh niên cấp tiễn đưới sự dẫn dắt của Hồ Chí Minh đã trở thành lực
lượng chính trị quan trọng nhất.
Tại Trung Quốc, nghiên cứu về thé chế chính trị Việt Nam trước và sau đổi
mới cũng đã được đề cập trong nhiều công trình Năm 2006, tác giả Bạch Xương
Thế đã cho ra đời cuốn Nghién cứu chế độ kinh tế, chính trị Việt Nam [242] trong
đó đề cập chủ yếu đến chế độ và cơ cấu chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội và nông
thôn của Việt Nam Cuốn sách có phần đi sâu vào nội dung: Tổng luận đối với
Đảng và cơ quan Nhà nước, Quôc hội, chê độ tư pháp, chê độ viên chức, chê độ
20
Trang 25chính trị nông thôn giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về sự hình thành và vận
hành của hệ thống chính trị Việt Nam Một nghiên cứu đáng chú ý khác là Nhân to
ảnh hưởng tới sự hình thành thể chế chính trị Việt Nam của Chu Anh Hoa [241] đã
trình bày về những nhân tổ ảnh hưởng tới sự hình thành thé chế chính trị của ViệtNam Bài viết đã đi sâu phân tích các yếu tố như: hoàn cảnh chiến tranh, truyềnthống chính trị đã tác động như thế nào đối với sự hình thành thể chế chính trị ViệtNam Đặc biệt thú vị là bài báo đã phân tích ảnh hưởng của kiêu mẫu thé chế chínhtrị Trung Quốc, Liên Xô đối với thể chế chính trị Việt Nam Bài báo đã góp một gócnhìn mới mẻ về sự hình thành của hệ thống chính trị Việt Nam hiện đại
1.2.3 Kết quả nghiên cứu và những van đề cần giải quyết
1.2.3.1 Kết quả nghiên cứu
Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã cung cấp một nguồn tư liệu lớnkhông chỉ được khai thác từ trong nước mà còn từ các nguồn lưu trữ nước ngoài chophép tác giả luận án kế thừa những thành quả quan trọng sau:
- Bối cảnh lịch sử xã hội cho sự hình thành các nhân tố của hệ thống chính
- Vai trò của từng thành tố và của cả hệ thống chính trị đối với cách mạng
Việt Nam thời kỳ này.
Tuy nhiên, từ đây có thé thấy, còn một số vấn dé cần phải làm rõ trong lịch
sử hình thành hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như sau:
- Hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không phải hình thành
trong cùng một thời điểm, mà nó được kiến tạo dần dần từng bước trong quá trình
dau tranh giải phóng dân tộc Rất nhiều công trình trình bày về sự ra đời của DangCộng sản Việt Nam và quá trình dẫn dắt của Đảng đi đến thắng lợi Cách mạng
Tháng Tám Tuy nhiên, nhiều công trình, đặc biệt là các công trình của các nhànghiên cứu nước ngoài lại coi thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợimang tính chất “tình cờ” vô hình chung đã làm giảm đi vị thế của Đảng trong quátrình lãnh đạo cách mạng nói chung và kiến lập hệ thống chính tri nói riêng Mặt
21
Trang 26khác, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, do nhiều yếu tố chủ quan,khách quan, Đảng đã phải rút vào hoạt động bí mật và không xuất hiện hợp pháptrong hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ 1945-1951 Khoảng trốnglịch sử này cũng đã tạo ra những cách nhìn nhận khác nhau về vị thế của Đảng trong
hệ thong chinh tri
- Các công trình dé cập đến hệ thống chính tri đưới nhiều góc độ khác nhaunhư lịch sử hình thành các thành tó, quá trình hoàn thiện của hệ thống, vai trò của
nó đối với cách mang Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu về hệ thống chính trị Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1954) có sự kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử
với một số lý thuyết về khoa học chính trị nên phần lớn các công trình này (cả trong
và ngoài nước) đều dừng ở việc đề cập đến từng thành tố riêng lẻ của hệ thống mà
chưa làm rõ được mối liên hệ tổng thể Các vấn đề cơ cấu, đặc trưng va sự tương hỗcủa các thành tố trong quá trình hoàn thiện và vận hành của hệ thống chính tri cònchưa được nghiên cứu day đủ
1.2.3.2 Những vấn dé đặt ra can giải quyết
Trong nghiên cứu này, với sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu lịch sử và
lý thuyết về khoa học chính trị, tác giả sẽ tập trung để giải quyết các vấn đề sau:
- Lam rõ các van đề chung về quá trình hình thành và xác lập hệ thống chính
trị nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1954).
- Trinh bày mô hình, cấu trúc, tô chức và cơ chế vận hành của các thành tốtrong hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1945-1954; chỉ ramối liên hệ cũng như làm rõ vai trò, vị thế của từng thành tổ trong hệ thống, đặcbiệt là vai trò, vị thế thực sự của Đảng đối với hệ thống thời kỳ này
- Chỉ ra những đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
(1945-1954).
- Đánh giá những tác động của hệ thống cũng như của từng thành tố trong hệ
thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với Cách mạng Việt Nam giai thời
kỳ 1945-1954, từ đó nêu ra những bài học lịch sử.
22
Trang 27Chương 2 XÁC LẬP VÀ VẬN HÀNH CỦA HỆ THÓNG CHÍNH TRỊ
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 1945-1946
2.1 Sự ra đời của các thành tố thuộc hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa trước Cách mạng Tháng Tám (1945)
2.1.1 Đảng cộng sản Việt Nam
Quá trình cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam đã tạo nên nhiều biến đổi vềkinh tế, chính trị, xã hội Một trong những biến đổi rõ rệt nhất là sự ra đời của các
giai cấp mới trong xã hội, đó là giai cấp công nhân và tư sản Chính từ hai giai cấp
này đã nảy sinh hàng loạt các phong trào chống Pháp bên cạnh các phong trào củagiai cấp cũ là phong kiến và nông dân
Một điều cần nói đến là, sự tiếp xúc với phương Tây, dù qua một cánh cửa hẹp
và rất tôi tệ là chế độ thực dân Pháp, đã tạo cơ hội hoặc thúc đây cho sự xâm nhậpcủa những luồng tư tưởng mới, tác động đến đời sống tinh thần người Việt nói chung
và đặc biệt mạnh mẽ đến các phong trào yêu nước nói riêng Có thể thấy dấu ấn đậm
nét của luồng tư tưởng dân chủ tư sản ở các phong trào tiêu biểu của Phan Bội Châu,
Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học Cũng như vậy là sự xuất hiện của chủ nghĩaMác - Lênin như là cơ sở, nền tảng lý luận cho phong trào cộng sản Việt Nam
Dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa Mác - Lênin, một trào lưu cách
mạng mới xuất hiện đi kèm với sự ra đời của một loạt tổ chức cộng sản đầu tiên.Trước hết phải kế đến Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời ngày 17-6-1929; tiếpđến là An Nam Cộng sản Đảng được thành lập vào tháng 7-1929 và đến tháng 9-
1929 Đông Dương Cộng sản liên đoàn ra đời! Như vậy, từ tháng 6-1929 đến tháng
9-1929, nghĩa là chi trong vòng 4 tháng?, đã có tới 3 tổ chức cộng sản liên tiếp ra
đời Điều đó cho thấy ảnh hưởng vô cùng sâu sắc của chủ nghĩa Mác - Lênin đốivới phong trào yêu nước và điều kiện về chính trị, tư tưởng cho việc thành lập Đảng
Cộng sản đã thực sự chín mudi.
Sự có mặt cùng lúc tới 3 tổ chức Cộng sản như nêu trên không thé tao được
sự thông nhất, hơn nữa, dé tập hợp lực lượng trong thời kỳ này, các tổ chức cộng
! Tính khoa học và cách mạng trong đường lối cứu nước của Nguyễn Ái Quốc cuốn hút cả những Đảng viên của Đảng Tân Việt và một số đảng viên của Việt Nam Quốc dân Đảng ngả sang con đường cách
mạng vô sản.
?Về vấn đề này các tài liệu ghi không giống nhau Hiện nay một số sách viết là từ tháng 6 năm 1929 đến
tháng 1 năm 1930
23
Trang 28sản phải cạnh tranh khốc liệt với rất nhiều tổ chức đảng phải cách mạng khác như:
Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đảng Tân Việt
Với uy tín của mình, Nguyễn Ái Quốc đã hợp nhất thành công các nhómcộng sản thành một Dang lay tên là Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930.Hội nghị hợp nhất này đã thông qua Cương lĩnh của Đảng bao gồm: Chánh cươngvăn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi của Nguyễn ÁiQuốc với tư cách là đại diện của Quốc tế Cộng sản Đảng Cộng sản Việt Nam gửi
các văn kiện này tới công nhân, nông dân, đồng bào, đồng chí cả nước nhân dịp
- Về lực lực lượng cách mạng: đoàn kết tất cả các giai cấp, lực lượng tiến bộ,
cá nhân yêu nước dé tập trung chống dé quốc và tay sai
- Về phương pháp cách mạng: phải sử dụng con đường cách mạng bạo lực
- Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp,lây lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hànhđộng Đảng kết nạp thành viên theo tiêu chí: “tin theo chủ nghĩa cộng sản, chươngtrình Đảng và Quốc tế cộng sản, hăng hái tranh đấu và dám hy sinh, phục tùngmệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận Đảng” [40,tr.7] Nhiệm vụ của Đảng viên là “tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và cô động quầnchúng theo Đảng” và “tham gia mọi sự tranh đấu về chính trị và kinh tế của côngnông”, “kiếm và huấn luyện đảng viên mới” Chế độ kỷ luật của Đảng cũng đượcđưa ra thé hiện tính nghiêm minh của tô chức: “Đảng viên ở nơi này đi nơi khácphải xin phép Dang và theo cơ quan nơi đó dé làm việc”, “bất cứ vấn đề nào đảngviên đều phải hết sức thảo luận và phát biêu ý kiến, khi đa số đã nghị quyết thì tat cả
đảng viên phải phục tùng mà thi hành” và “cách xử phạt người có lỗi trong Đảng do
hội chấp hành ủy viên trong cap Dang hay đại biểu đại hội định” [40, tr.9]
24
Trang 29Cương lĩnh chính trị không chỉ thé hiện tính khoa học và cách mạng của một
tổ chức đảng mới ra đời mà còn định hình khuôn khổ đấu tranh cho một tổ chứcDang cộng sản với 565 đảng viên [183, tr.44] Việc lay chủ nghĩa Mác - Lênin làmnòng cốt, dau tranh giành độc lập tự do và có kỷ luật nghiêm minh làm cho Dangcộng sản Việt Nam không chỉ đơn thuần là đảng đại diện cho giai cấp vô sản màcòn chính thức trở thành một Đảng chính trị Nhưng dé trở thành đảng cam quyền
và tạo dựng nên một hệ thống chính tri mới thì Dang còn phải trải qua một giai đoạn
dau tranh, trưởng thành cả về lý luận và tổ chức dé đi tới năm giữ quyền lực chính
chính trị đang hoạt động cùng thời với Đảng cộng sản thì sự thống nhất này không
phải là điểm nhắn mà chính là nền tảng tư tưởng, những mục tiêu chính trị và chươngtrình hành động cụ thé của Đảng cộng sản mới đem lại ưu thế vượt trội Với nền tảng
là chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tiễn
cách mạng Việt Nam, với phương thức tập hợp lực lượng và phương pháp đấu tranhthích hợp, Đảng cộng sản Việt Nam đã trải qua rất nhiều thăng trầm nhưng vẫn tỏ rõ
là một đảng cách mạng, đảng chiến đấu và hành động vì sự nghiệp giải phóng giaicấp, giải phóng dân tộc Trước Cách mạng Tháng Tám, Việt Nam có tới hơn 10 đảngchính tri hoạt động nhưng chỉ có Đảng cộng sản là đủ uy tín lãnh đạo toàn thể dân tộcđứng lên giành lấy độc lập như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Từ 1931 đến 1945, phong
trào cách mạng ở Việt Nam luôn luôn do Dang ta lãnh đạo” [50, tr 14].
Trên thực tế, ngay sau khi ra đời, Đảng cộng sản đã lãnh đạo cao trào cách
mạng 1930 và đạt được thắng lợi nhất định Cao trào này đã đề lại những bài học vôcùng quý giá cho Đảng về vấn đề xây dựng lực lượng, phương thức tiến hành đấu
tranh cách mạng, xây dựng chính quyền địa phương và nó có ảnh hưởng to lớnđối với các giai đoạn cách mạng sau này Vào thời điểm này, cách mạng đã bị dìmtrong biển máu, tô chức Dang bị ton that nặng nề với hang trăm đảng viên bị bắt và
bị giết trong các nhà tù Tuy nhiên, với kỷ luật nghiêm minh và tinh thần kiên trung
25
Trang 30của các đảng viên, đến 1934, tổ chức Đảng đã được phục hồi và phát triển thêm ở
nhiều nơi; ảnh hưởng của Đảng ngày càng lan rộng Chính sự khôi phục và pháttriển nhanh chóng này đã tạo điều kiện cho Đảng tiến hành Đại hội đại biéu lần thứ
I vào tháng 3-1935 Tại Đại hội này, Đảng đã phân tích, đánh giá tình hình trong
nước và quốc tế, trên cơ sở đó đề ra 3 nhiệm vụ chủ yếu là củng có, phát trién Đảng;tranh thủ quan chúng rộng rãi; chống chiến tranh dé quốc Đây cũng là Đại hội đầutiên bầu ra một Ban chấp hành Trung ương với cơ cấu gồm 13 ủy viên, đồng chí Lê
Hồng Phong được bầu làm Tổng bí thư Sự ra đời của Ban chấp hành Trung ương
cũng đã đánh dấu sự khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến địa
phương, tạo đà cho sự nghiệp lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân, nôngdân và các tầng lớp khác
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đến thời kỳ 1936-1939, phong trào cách mạngViệt Nam đã có những bước phát triển mới Với những điều kiện thuận lợi mới, Dang
đã mở Cuộc vận động Dân chủ và lập Mặt trận dân chủ Đông Dương Thời kỳ này,
Đảng triệt dé lợi dụng hình thức nửa bí mật và nửa công khai để đấu tranh Vớinhững chủ trương, đường lối thích hợp, Đảng cộng sản đã thu hút được đông đảo các
tầng lớp nhân dân dé tạo nên một lực lượng cách mang hùng hậu Đến 1939, chiến
tranh thế giới II bùng nỗ đã làm thay đổi tình hình cả trong và ngoài nước Dé quốcPháp sau khi tham gia chiến tranh đã phát xít hóa bộ máy cai trị ở Đông Dương và ra
suc vo vét sức người, sức của phục vụ cho cuộc chiến Tình hình của Đông Dương
đã có nhiều thay đổi Trước tình hình đó, Đảng đã triệu tập Hội nghị Trung ương lần
thứ 6 vào tháng 11-1939 Hội nghị đã chỉ rõ, sự gia tăng bóc lột va đàn áp cach mạng
của thực dân Pháp đã day các mâu thuẫn càng trở nên gay gắt Do đó, giải phóng dântộc khỏi ach dé quốc là nhiệm vụ cấp bách và là mục tiêu chiến lược của cách mạng
Việt Nam Hội nghị chỉ rõ công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ quan trọng đồng thời
chủ trương chuyên hoạt động của Dang từ công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp sang
hoạt động bí mật Những chủ trương của Hội nghị này đã được bồ sung, hoàn chỉnh ở
Hội nghị Trung ương thang 11-1940, đặc biệt là Hội nghị trung ương tháng 5-1941.
Hội nghị trung ương VIII đưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, trên cơ sở đánh giátinh hình trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi, đã xác định “Trong lúc này, khẩuhiệu của Đảng ta là trước hết phải làm sao giải phóng cho được các dân tộc Đông
Duong ra khỏi ach áp bức của giặc Pháp - Nhật” [45, tr.1 12].
26
Trang 31Bên cạnh việc xác định phải đây mạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh
hơn nữa bằng việc ra điều lệ mới, Hội nghị cũng xác định phương thức đấu tranh cụthé là kết hợp dau tranh chính trị với dau tranh vũ trang và “Cuộc cách mạng ĐôngDương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang” [45, tr.129], từ đó Đảng cónhững bước di cụ thể nhằm chuẩn bị lực lượng cho cuộc Tổng khởi nghĩa Như vậy,tùy vào hoàn cảnh thực tiễn, Đảng đã có những phương hướng, mục tiêu trước mắtnhưng vẫn đảm bảo mục tiêu chiến lược, từ đó đưa ra những hình thức đấu tranh cụ
thể: vận động chính trị hay đấu tranh bằng bãi công, mít tinh Khi điều kiện đã
chín mudi thì tiến hành xây dựng lực lượng nhằm tiễn tới đấu tranh vũ trang Sự ra
đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã thực sự cho thấy chủ trươngđấu tranh bằng bạo lực của Đảng đã được chuẩn bị chu đáo
Nhờ những đường lối, chủ trương mềm dẻo, phù hợp với tình hình thực tiễn,
Đảng cộng sản Việt Nam đã vượt qua rất nhiều gian nan thử thách, vượt qua cảkhủng bố trắng Qua 15 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng cộng sản Việt Nam
đã tận dụng mọi thời co dé nam lấy quyền lực chính trị từ từng phần đến hoàn toàn
Nhờ sự chuẩn bị kỹ càng về lực lượng, Đảng cộng sản đã lãnh đạo nhân dân cả
nước tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công và trở thành Dang camquyên Trước Cách mạng Tháng Tám, ở Việt Nam có nhiều Đảng chính trị hoạt
động, nhưng chỉ có Đảng cộng sản - với đường lỗi và chủ trương đúng dan - đã vượtlên trên tất cả dé trở thành Đảng đủ uy tín lãnh đạo toàn thé dân tộc đứng lên giànhlay độc lập Nhờ thành qua này mà Đảng cộng sản Việt Nam đã trở thành Đảng camquyền từ sau cách mạng Và cũng chính từ thời điểm này, hệ thống chính trị ViệtNam Dân chủ Cộng hòa đã chính thức hình thành Ở đây, Đảng vừa là nhân tố kiếntạo, đồng thời Đảng cũng trở thành một thành tố trong hệ thong chinh tri Viét Nam
Dan chu Cong hoa.
2.1.2 Mặt trận dân tộc thống nhất và các đoàn thé xã hội
Trước năm 1930, các phong trào yêu nước đã thu hút được một lực lượng
nhất định tham gia vào cuộc đấu tranh giành độc lập của mình Nhưng vì nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan, các phong trào này đều chịu thất bại Mộttrong những nguyên nhân quan trọng là vấn đề tập hợp lực lượng Sau này Đảng đãnhận định: “Thoạt tiên, vì quyền lợi va địa vi trực tiếp bị dé quốc Pháp xâm phạm,giai cấp phong kiến Việt Nam lãnh đạo cách mạng chống dé quốc Pháp Phong trào
27
Trang 32Cần Vương, Văn Thân của phong kiến quan liêu (1884-1895) thất bại thì các phong
trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, mưu bạo động của Duy Tân, “Việt Nam
Quang Phục Hội”, có tính chất phong kiến Duy Tân (1905-1917) tiếp theo Đồngthời chiến tranh du kích của nông dân Yên Thế (1893-1913), phong trào kháng thuếcủa nhân dân Trung kỳ (1907) và khởi nghĩa Thái Nguyên (1917) nỗ ra Song vìkhông lập được mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp, không tổ chứcđược quần chúng rộng rãi, không có cương lĩnh và chính đảng của giai cấp tiền tiếnlãnh đạo, chỉ hô hào cô động “đánh Tây” mà không chú ý cải thiện dân sinh, khôngphát triển chiến tranh du kích, không xây dựng và mở mang căn cứ địa cách mạng,v.v., nên những cuộc vận động trên đây đều thất bại” [50, tr.84]
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ nhất vào tháng 10-1930 đãthông qua Cương lĩnh chính trị về cách mạng tư sản dân quyên, ra “Án nghị quyếtcủa Trung ương toàn thé Đại hội” về van đề phan dé và Điều lệ đồng minh phản dé
ở Đông Dương Với nhận thức Đảng muốn hoàn thành sứ mệnh của mình trongcuộc cách mang thì phải “tổ chức ra những đoàn thể độc lập (công hội, nông hội,v.v.)” [40, tr.100] nên Hội nghị đã đưa ra Điều lệ các tổ chức quan chúng như Cônghội, Nông hội, Thanh niên cộng sản, Phụ nữ Liên hiệp hội, Đồng minh phản dé ở
Đông Dương, Hội cứu tế đỏ Điều lệ này cho thấy sự chú trọng của Đảng trong việc
xây dựng các tô chức chính trị - xã hội phù hợp nhằm tập hợp lực lượng và đưa
phong trào của các lực lượng này từ giai đoạn tự phát thành tự giác.
Trước khi tổ chức Mặt trận dân tộc ra đời thì các đoàn thê xã hội đã ra đời từrất sớm Trước hết phải kế đến Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thànhlập từ 1925 được coi là hình thức đầu tiên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh Đến 1931, tại Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng, Trung
ương Dang bàn về tổ chức tập hợp thanh niên yêu nước và chỉ rõ: “can kíp tổ chức
ra Cộng sản Thanh niên Đoàn, Đảng cần kíp đánh tan cái thái độ hờ hững lãnh đạm
với vấn đề đó” [154, tr.90] Vì lúc này, phong trào của Đoàn thanh niên đã phát
triển rộng khắp trên cả 3 miền, ước tính số lượng lên tới 15.000 đoàn viên [107] Sự
ra đời của Đoàn Thanh niên đã đáp ứng nhu cầu cấp bách của thanh niên yêu nước
về một tổ chức cho mình trong quá trình đấu tranh cách mạng Trong thực tiễn cácgiai đoạn cách mạng sau này, Đoàn Thanh niên đã góp phần to lớn vào thắng lợicũng như tạo đà cho Mặt trận ngày càng phát triển
28
Trang 33Bên cạnh sự ra đời và phát triên của phong trào thanh niên thì sự lớn mạnh
của phong trào công nhân và ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin đã làm cho các
cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng thé hiện rõ ý thức giai cấp và mục đíchchính trị Từ hoạt động này, các tổ chức công đoàn đầu tiên trong lịch sử phong tràocông nhân nước ta đã lần lượt xuất hiện dé rồi nhanh chóng được củng cố, kiện toàn
về cơ câu nhằm đáp ứng các nhu cầu thực tiễn đặt ra Công hội đỏ ra đời từ thựctiễn đó và đến “ngày 20-1-1931 tại Sài Gòn, đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu
tiên của Đảng đã triệu tập Hội nghị công nhân Đông Dương lần thứ I vạch ra
phương hướng tổ chức và dau tranh cho phong trào công nhân và công đoàn” [186]
Chính Công hội đỏ đã trở thành hạt nhân của phong trào Xô viết - Nghệ Tĩnh trong
những năm 1930-1931 Mặc dù phong trào thất bại nhưng qua thực tiễn này, Cônghội đỏ đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc và ngày càng trưởng thànhdưới sự dẫn dắt của Đảng cộng sản
Cũng từ năm 1929, tổ chức của nông dân mang tên Nông hội đỏ đã đượcthành lập tại tinh Hà Đông “Đồng chí Bùi Sinh Chan là đảng viên của Đông Dươngcộng sản Đảng đã tuyên truyền, tập hợp được một số thanh niên nông dân, thành lập
một tổ chức quan chúng Sau đó, Nông hội đỏ da được tô chức ở rất nhiều tinh,
thành Những năm 1930-1931, bên cạnh phong trào công nhân, phong trào nông
dân dưới sự vận động của nông hội đỏ đã góp phan quan trọng thúc đây khí thé cáchmạng lên đến cao trào Trước sự lớn mạnh của hội nông dân, Hội nghị lần thứ nhấtBan Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 10/1930 đã đề ra nhiệm vụ: “Phảichỉnh đốn nông hội lại cho có hệ thong theo điều lệ mới va dự bị việc tổ chức ĐôngDương Tổng nông hội” [40, tr.115] Xuất phát từ nhiệm vụ này, Dang đã ra Nghịquyết về thành lập Tổng Nông hội Đông Dương và thông qua Điều lệ Tổng Nông
Hội Đông Dương gồm 8 điều trong đó nêu rõ mục đích "Thống nhất hết thay Tông
Nông Hội Đông Duong dé tranh dau bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân va
đề thực hiện cách mạng thé địa" [40, tr.158] Tổng Nông hội Đông Dương đã đánhdấu sự ra đời chính thức của t6 chức tranh đấu của giai cấp nông dân, góp phan to
lớn vào thắng lợi của cách mạng sau này
Ra đời muộn hơn so với các tô chức khác là Hội phụ nữ cứu quốc Trước khi
Đảng cộng sản được thành lập, phụ nữ đã tham gia tích cực vào phong trào tranh đâu và trở thành hội viên của các tô chức tiên thân của Đảng, các tô chức Công hội
29
Trang 34đỏ, Nông hội đỏ v.v Từ thực tiễn này, Đảng đã coi phụ nữ là lực lượng quan trọng
của cách mạng và đề ra phương hướng thành lập một tổ chức dành riêng cho phụ
nữ Ngày 20/10/1930, Hội Phụ nữ đã được thành lập.
Một tổ chức rộng lớn khác đã ra đời ngay sau khi Đảng được thành lập đó
là Mặt trận dân tộc thống nhất với nhiều tên gọi khác nhau tùy vào từng giai đoạn
lịch sử:
Hội phản dé dong minh - hình thức đâu tiên cua Mặt trận dân tộc thống nhất
Thực hiện chủ trương của Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10-1930, Ban
Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã chính thức ra chỉ thị thành
lập Hội phan dé Đồng minh - hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhấtViệt Nam, vào ngày 18-11-1930 Từ nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền, Chỉ
thị đã nêu rõ công nhân và nông dân là động lực chính của cách mạng nhưng vẫn
nhắn mạnh sự cần thiết phải tô chức thu hút toàn dân thành một lực lượng thật rộng,thật kín có vai trò quyết định đối với thắng lợi của cách mạng [40, tr.227] Chỉ thị
cũng nêu rõ: “Cách mạng ở Đông Dương đã có cao trào rồi” cần phải vận động, tập
hợp và tổ chức lực lượng “quảng đại quần chúng” thì mới làm cho “phong trào cáchmang ở Đông Dương sẽ mạnh mẽ khắp nơi dé trả lời cho đế quốc Pháp một cách
xác đáng” [40, tr.232] Phương thức tập hợp lực lượng là từ trên xuống và từ dưới
lên, làm sao đảm bảo sự thích ứng với từng hoàn cảnh thực tiễn để tập hợp lựclượng cách mạng trong quần chúng
Hội phản dé Đồng minh được coi là hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trậndân tộc thống nhất Việt Nam Sau khi thành lập Hội, phong trào đấu tranh dâng cao
và dẫn đến cao trào Xô viết - Nghệ tĩnh 1930-1931 và đây cũng chính là lần đầutiên trong lịch sử cách mạng, công nhân cùng nông dân đã kết thành một khối, tạo
nên một sức mạnh đáng kể và đã gây được tiếng vang lớn Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, các phong trào của đoản thể nhân dân đã phát triển vượt bậc và chuyên từ
tính chất tự phát sang tự giác Thực tiễn này đã mang lại những bài học quý giá cho
việc tập hợp lực lượng cách mạng sau này.
- Cuộc vận động thành lập Mặt trận Nhân dân phản dé Đông Dương
Sau khi Xô viết Nghệ Tĩnh bị đàn áp, đến những năm 1934-1935, Đảng dầndần được phục hồi, phong trào đấu tranh cũng dần được khôi phục và phát triển
ngày càng đi vào chiêu sâu, “sô lượng các cuộc đâu tranh tăng hơn 1,5 lân so với
30
Trang 35năm 1933” [202, tr.151] Tại Pháp, sự thắng thé của Mặt trận Bình dân đã tạo điềukiện thuận lợi nhất định cho phong trào đấu tranh của Việt Nam Nắm bắt thời cơnày, vào tháng 3/1935, Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã tiến hành Đạihội lần thứ I nhằm củng cố Đảng và khắc phục những sai lầm “tả khuynh” trongviệc xây dựng Mặt trận Tại Đại hội này, Dang đã thông qua nghị quyết về công tácvận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, binh sĩ và về tô chức hoạt độngcủa Phản dé liên minh.
Đến tháng 7-1936, Đảng đã tô chức Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tại
Thượng Hải Tại Hội nghị này, Đảng đã xác định, với mục tiêu và nhiệm vụ trực tiếp
trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chống
chiến tranh thì phải tập hợp lực lượng một cách rộng mở nhất Hội nghị đã di đếnquyết định thành lập Mặt trận Nhân dân phản dé Đông Dương bao gồm: “các giaicấp, các đảng phái, các đoàn thé chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, các dântộc ở xứ Đông Dương dé đòi cùng nhau tranh đấu, dé đòi hỏi những kiểu dân chủ donsơ” [44, tr.144] để tập trung mũi nhọn đấu tranh vào bọn phản động thuộc địa, tay sai
của chủ nghĩa phát xít.
Như vậy, Đảng đã có nhìn nhận, đánh giá đầy đủ và xác đáng hơn về vị trí
chiến lược của công tác Mặt trận, từ đó có chủ trương linh hoạt dé tập hop lực
lượng một cách rộng rãi, lôi cuốn mọi tầng lớp dù là tạm thời, vào cuộc đấu tranhgiành độc lập Cũng do thuận lợi của tình hình thực tiễn mà Đảng quyết định thayđổi hình thức tổ chức và phương pháp dau tranh của quan chúng Theo đó, từ tổchức bí mật và dau tranh bat hợp pháp là chủ yếu chuyền sang tô chức và dau tranhcông khai hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai để tạo ra “những
cơ sở cho hoạt động quần chúng nhăm theo đuôi những yêu sách đặc biệt và những
yêu sách chung cho toàn thé dân cư” [44, tr.134] Vấn đề xây dựng và củng cố Mặt
trận cũng luôn luôn là vấn đề được Đảng quan tâm đặc biệt, thé hiện trong các chỉ
đạo của mình như: Chung quanh vấn dé chiến sách mới (30-11-1936), Thư gửi các
đảng viên của Đảng và các Đoàn Thanh niên cộng sản Nam K} (16-11-1936), Chủ
trương tổ chức mới của Dang (2-3-1937)
Từ giữa năm 1936 trở đi, phong trào quan chúng phát triển rộng rãi và đạtđược những kết quả nhất định Phong trào quần chúng ngày càng mạnh, các hộiquần chúng ngày thêm mở rộng, sự lãnh đạo quần chúng ngày càng thêm phức
31
Trang 36tạp Trong tô chức đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ đã đạt được nhiều kết quả quan
trọng, nhưng vẫn còn xuất hiện tình trạng cô độc, hẹp hòi về tô chức Đứng trướctình hình mới, tại Hội nghị Trung ương vào tháng 3-1938, Đảng đã đề ra nhiệm vụ
lập Mặt trận dan chủ va coi đây là “nhiệm vụ trung tâm cua Dang trong giai đoạn hiện tai” [44, tr.350] Mặt trận đã bao ham trong mình mọi lực lượng không phân
biệt cách mạng, quốc gia hay cải lương, không phân biệt người Pháp hay ngườiViệt chỉ cần cùng chung một mục đích chống chủ nghĩa phát xít và bọn phản động
Pháp giành tự do dân chủ, cải thiện dân sinh và bảo vệ hòa bình thế giới Do vậy,
“đây cũng là hình thức tổ chức Mặt trận mang tính chất rộng rãi nhất, khắc phục
được những dấu vết của chủ nghĩa “tả khuynh”, cô độc, hẹp hồi của thời kỳ trước
đó” [202, tr.242] Mặt trận đã trở thành một bộ phận của Mặt trận nhân dân thếgidi, đồng thời có hình thức tô chức như một Mặt trận dân tộc thống nhất chốngchủ nghĩa đế quốc ở Đông Dương
Sau khi Mặt trận được thành lập, phong trào cách mạng đã có những bước
phát triển sôi nổi và đạt được nhiều kết quả quan trọng, “làm cho Đảng có cơ sở
quan chúng rộng rãi” [44, tr.352] Khi Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp sụp dé,
các phong trào Mặt trận Dân chủ bị siết chặt buộc Đảng phải rút vào hoạt động bí
mật nhưng vẫn chỉ đạo Mặt trận duy trì các hoạt động công khai và bán công khai
như tham gia dau tranh nghị trường, xuất ban báo chí
- Mặt trận Thống nhất dân tộc phản dé - tổ chức tiền thân của Mặt trận
Việt Minh
Sau khi chiến tranh thế giới II bùng nổ, Hội nghị Trung ương Dang tháng
11-1939 đã xác định chủ trương tập hợp mọi lực lượng vào nhiệm vụ giải phóng
dân tộc và nhiệm vụ quan trọng lúc này là tiến hành thành lập Mặt trận dân tộc
thống nhất phản đề Đông Dương thay cho Mặt trận Dân chu Mặt trận là “hình
thức liên hiệp tất cả các dân tộc Đông Dương dưới nền thống trị đế quốc Pháp, tất
cả các giai cấp, các đảng phái, các phần tử phan dé muốn giải phóng cho dân tộc,
dé tranh đấu chống dé quốc chiến tranh, chống xâm lược phát xít, đánh đồ đề quốc
Pháp, vua chúa bốn xứ và tất cả bọn tay sai của dé quéc đòi hòa bình, com áo,thực hiện nền độc lập hoàn toàn cho các dân tộc Đông Dương với quyền dân tộc tự
quyết” [44, tr.537] Hội nghị cũng nhấn mạnh nhiệm vụ chính trị của công tác
quân chúng là tô chức quân chúng nhân dân vào các hội, như: Hội phản đê, Hội
32
Trang 37phản chiến, Nông hội, Công hội, Binh hội Tô chức tốt các hội quan chúng chính
là dé củng cô Mặt tran
Thời kỳ này phong trào quần chúng đã phát triển rộng khắp và bắt đầu xuấthiện hình thức cao hơn là sử dụng bạo lực cách mạng, tiêu biểu là khởi nghĩa BắcSơn Điều này cũng báo hiệu phong trào quần chúng đã bước sang giai đoạn mới,giai đoạn phối hợp thống nhất hành động giữa các lực lượng quần chúng trên mọi
mặt, quan chúng được võ trang và tiến đến giành chính quyền Đến hội nghị Trung
ương lần thứ VII họp vào tháng 11-1940, vấn đề này đã được làm rõ hơn Hội nghị
chủ trương song song với việc mở rộng Mặt trận, phải lựa chọn những người hăng
hái nhất trong các đoàn thé của Mặt trận, tổ chức các đội tự vệ, “trực tiếp VÕ trangcho dân chúng”, tổ chức nhân dân cách mạng quân, tiến lên “võ trang bao độnggiành lấy quyền tự do độc lập” [45, tr.58]
Mặt trận Việt Minh ra đời tạo tiền dé quan trọng cho cuộc Tổng khởi nghĩa
di đến thắng lợi cuối cùng
Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc đã về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng
Việt Nam và chủ trì Hội nghị trung ương VIII vào tháng 5-1941 Hội nghị đã nhận
định rõ tình hình thế giới có nhiều thay đổi, còn trong nước thì: “Quyên lợi tat cagiai cấp bị cướp giật, vận mạng dân tộc bị nguy vong không lúc nào bằng” [45,tr.112] Hội nghị đã chỉ rõ mối quan hệ thiết yếu giữa quyền lợi dân tộc và giai cấptrong đó chỉ rõ nếu không giải phóng được dân tộc thì quyền lợi của giai cấp cũngkhông bao giờ giải quyết được Từ nhận định nay, Đảng chủ trương giải quyết van
dé dân tộc không phải chung trên toàn Đông Dương mà trên phạm vi từng nước dé
“làm sao đánh thức được tinh thần dân tộc xưa nay trong nhân dân (hơn hết là dân
tộc Việt Nam)” [45, tr.122] Đây cũng là cơ sở cho sự đôi mới hình thức tên gọi của
Mặt trận dân tộc thống nhất.
Từ chủ trương của Hội nghị, theo sáng kiến của Hồ Chí Minh, một mặt trận
mới ra đời lấy tên là Việt Nam độc lập Đồng minh gọi tắt là Việt Minh, được thànhlập tại Pắc Bó (Cao Bằng) vào ngày 19-5-1941 Việt Minh là một mặt trận dân tộcthống nhất rộng rãi, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, các đảng phái chính trịnhư: Hội công nhân cứu quốc, Hội nông dân cứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc, Hộithanh niên cứu quốc, Hội quân nhân cứu quốc, Hội phụ lão cứu quốc, Hội nhi đồngcứu quốc Đảng Cộng sản Đông Dương cũng là một thành viên của Mặt trận Việt
Minh Với 10 chính sách được ban ra vừa ích nước, vừa lợi dân nên có một sô tô
33
Trang 38chức chính tri yêu nước đã tham gia làm thành viên của mặt trận Việt Minh như
Đảng Dân chủ Việt Nam Các khẩu hiệu của Mặt trận Việt Minh, như: “săm vũ khíđuôi thù chung”, “phá kho thóc của giặc Nhật dé cứu đói cho dân” đã thu hút đôngđảo lực lượng chính trị quần chúng tạo ra một cao trào đánh Pháp, đuổi Nhật
Mặt trận đã áp dụng chính sách mềm dẻo để thu hút mọi lực lượng có thé
tranh thu được, đồng thời phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù chính nhằm tiêu diệt
chúng Có thé khang định, Mặt trận Việt Minh là hình thức mặt trận rộng rãi nhất sovới các hình thức Mặt trận trước đó Nó không chỉ kế thừa những phương pháp tập
hợp lực lượng trước đây của Mặt trận mà còn mở rộng hết mức có thể và có những
phương thức tập hợp lực lượng phù hợp với nguyện vọng chung của quần chúng nên
đã thực sự thu hut được moi lực lượng tham gia Điều cần nhấn mạnh ở đây là ảnhhưởng của vai trò cá nhân Hồ Chí Minh là vô cùng to lớn đối với sự hình thành vàphát triển của Mặt trận Việt Minh Bản thân hình ảnh của Người đã thực sự có sức
hút rất lớn đối với quần chúng và Người đã không chỉ trở thành linh hồn cho Đảng,
mà còn là ngọn cờ tập hợp lực lượng quan chúng tham gia vào Mặt trận Việt Minh
Mặt trận dân tộc thống nhất đã trải qua rất nhiều lần thay tên qua các thời kỳcách mạng khác nhau, và mỗi lần như thế, Mặt trận lại có những chuyền biến trongchiến lược tập hợp lực lượng nên ngày càng được mở rộng và góp phần to lớn vàothắng lợi của Cách mạng Tháng Tám Chính thăng lợi này, về phần mình, lại nângcao tầm vóc của Mặt trận, đưa Mặt trận bước lên vũ đài chính trị và chính thức trởthành một nhân tố quan trọng trong hệ thống chính trị Trong quá trình xây dựng vàcủng có Chính phủ, Mặt trận đã có vai trò quan trọng góp phan tạo dựng nên Chínhphủ hợp hiến, hợp pháp
Nhìn lại quá trình xây dựng Mặt trận thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám,
có thể thấy những biến chuyền cần ghi nhận như sau:
Nếu như thời kỳ đầu, trong việc tập hợp lực lượng Đảng chú trọng đến vấn
đề giai cấp và đặt ra các khẩu hiệu mang tính chất khu biệt như “ruộng đất cho dâncày” “đánh đồ dé quốc, phong kiến” và coi mặt trận là tô chức dành cho nhữngngười bị áp bức, bóc lột nên chưa thực sự thu hút được đông đảo quần chúng thamgia, thì về sau này, từ thực tiễn cách mạng đặt ra, Đảng đã có những thay đổi, điềuchỉnh phù hợp từ tên gọi cho đến khẩu hiệu, mục đích để quy tụ được lực lượng
cách mạng một cách rộng mở nhat.
34
Trang 39Đảng luôn đa dạng hóa các hình thức tập hợp lực lượng cũng như phương
pháp hoạt động tùy vào điều kiện lịch sử cụ thé Đồi tên Mặt trận, chuyển hoạt động
từ bí mật sang bán công khai rồi công khai hoặc chuyên đôi từ đấu tranh chính trịsang kết hợp dau tranh chính trị với đấu tranh vũ trang là biểu hiện sinh động chochiến lược, sách lược tập hợp lực lượng của Đảng
Đảng cộng sản Việt Nam, từ việc xác định là lực lượng lãnh đạo của phong
trào cách mang, đã đặt mình vào vi trí thành viên cua Mặt tran nhằm đi đến mục
tiêu lớn lao nhất là giải phóng dân tộc Điều này không chỉ làm Đảng cộng sản Việt
Nam liên minh được với nhiều đảng phái chính trị mà còn thu hút toàn bộ lực lượng
dân tộc vào cuộc tranh đấu Mặt khác, Đảng đã không ngừng tự hoàn thiện, phát
triển, nâng cao năng lực lãnh đạo phong trào quan chúng, lãnh đạo Mặt trận dé đưacuộc cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng, như Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Đảngkhông thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một
bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thành nhất Chỉ trong đấu tranh và
công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và
năng lực lãnh dao của Đảng, thì Dang mới giành được dia vi lãnh đạo” [44, tr.508].
Có thé khang định, cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận và cácđoàn thể chính trị xã - hội là nhân tố nền tảng kiến tạo nên hệ thống chính trị Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng Tháng Tám.
2.1.3 Sự tìm tòi một mô hình Nhà nước thích hợp
Những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng, vấn đề cơ bản của mọicuộc cách mạng là van đề chính quyền Cách mạng chính trị là giành chính quyền,đây là mục tiêu trực tiếp và là tiền đề để đi tới mục tiêu lâu dài là xây dựng chế độ
xã hội mới Như vậy, xây dựng chính quyền cũng chính là nhằm đảm bảo gìn giữthành quả cách mạng, xây dựng nên một xã hội tương ứng dé thé hiện tính ưu việt
của chế độ mới Y tưởng về một nhà nước kiểu mới đã sớm được hình thành như taiLuận cương chính trị của Dang 1930 chỉ rõ: “Sự cốt yêu của tư sản dân quyền cách
mạng thì một mặt là phải tranh đấu dé đánh dé các di tích phong kiến, đánh dé cáccách bóc lột tiền tư bồn và dé thực hành thé dia cách mạng triệt để, một mặt nữa là
đánh đồ đề quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập Hai mặt
dau tranh có liên lạc mật thiết với nhau, vì có đánh đồ dé quốc chủ nghĩa mới pháđược cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thô địa được thắng lợi; mà có phá tan
35
Trang 40chế độ phong kiến thì mới đánh đồ được dé quốc chủ nghĩa Muốn thực hành được
những điều cốt yếu ấy phải dựng lên chính quyền xô viết công nông Chỉ có chínhquyền xô viết công nông mới là khí cụ rất mạnh mẽ đánh đồ dé quốc chủ nghĩa,phong kiến, địa chủ, làm cho dân cày có đất mà cày, làm cho vô sản có pháp luậtbảo hộ quyền lợi cho mình” [40, tr.94] Như vậy, Dang và Nguyễn Ái Quốc đãkhăng định dứt khoát từ rất sớm vấn đề cơ bản nhất của cuộc cách mạng là giànhchính quyền nhà nước Đây không chỉ là sự vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩaMác - Lênin, mà còn là chỉ dẫn quan trọng có tác dụng soi đường cho cuộc đấutranh giành độc lập và đặc biệt cho quá trình xây dựng và củng cố Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa sau này.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, cũng đã có thời kỳ Đảng đưa ra mô
hình nhà nước, thể nghiệm quyền làm chủ của nhân dân lao động trong thực tế Đó
là mô hình Nhà nước Xô viết trong phong trào cách mạng 1930-1931 Trong phongtrào này, chính quyền Xô viết ở một số địa phương ra đời tại những nơi chính quyền
thực dân và phong kiến bị tan rã trước làn sóng đấu tranh của quần chúng cách
mạng ở Nghệ Tĩnh như huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn,Nghi Lộc, Hưng Nguyên và Diễn Châu Mặc dù chưa hề có kinh nghiệm thực tiễn,
nhưng qua học hỏi trên sách báo về chính quyền Xô viết nước Nga, chính quyền đã
ban bố những chính sách mới tạo dựng dau ấn riêng của chính quyền kiêu mới Cácchính quyền Xô viết đã kiên quyết tran áp phản cách mang, ban bố quyền tự do dânchủ cho nhân dân, thu ruộng dat công điền, công thé chia cho dân cày nghèo, bãi bỏcác thứ thuế do đề quốc đặt ra, tổ chức cho nhân dân phối hợp, giúp đỡ nhau trongsản xuất, lập các lớp học chữ quốc ngữ, vận động nhân dân xóa bỏ các tệ nạn xãhội, các hủ tục mê tín dị đoan Sự thay đồi toàn diện cả về chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội tạo nên một bức tranh sống động về một cuộc sống mới Tuy nhiên,
do những yếu tố chủ quan và khách quan nên cuối cùng Xôviết Nghệ Tĩnh đã thất
bai Mặc dù vậy, Xôviết Nghệ Tinh đã dé lại nhiều bài học quan trọng cho việc xây
dựng chính quyền Nhà nước sau này
Tư tưởng chỉ đạo về thành lập chính phủ dân chủ cộng hòa được chính thức
đưa ra tại Hội nghị trung ương VI năm 1939.Trong Văn kiện của Hội nghị đã có
những phân tích sâu sắc về tình hình thế giới, về tình hình và thái độ các giai cấp
xã hội, các đảng phái va xu hướng chính tri trong nước Đặc biệt hơn, Văn kiện đề
36