TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
LÊ ĐĂNG KHOA
HỆ THONG CAC VAT QUYEN TRONG PHAP LUAT DAN SU VIET NAM
CHUYEN NGANH: LUAT DAN SU & TO TUNG DAN SU MA SO: 9 38 01 03
NGUOI HUONG DAN KHOA HOC: 1 PGS TS BUI ĐĂNG HIẾU 2 TS HOANG THI THUY HANG
HA NOI - 2018
Trang 2PHAN MỞ DAU
PHAN TOM LƯỢC TONG QUAN TINH HINH NGHIÊN CUU 1 Đánh giá về công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
2 Câu hỏi nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu, định hướng nghiên cứu
của Luận án
Chương 1 - LÝ LUẬN CHUNG VE VAT QUYEN 1.1 Khái lược một số van đề về vật quyền
1.2 Những đặc điểm pháp lý của vật quyền 1.3 Những nguyên tắc của vật quyền
1.4 Phân loại vật quyền và mối liên hệ giữa các vật quyền 1.5 Một số quyền không được coi là vật quyền
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 2 - QUYEN SỞ HỮU - VAT QUYEN GOC TRONG HE THONG CAC VAT QUYEN
2.1 Khai niệm quyên sở hữu
2.2 Nội dung quyén sở hữu
2.3 Đặc diém, vi trí, vai trò của quyền sở hữu trong hệ thông các vatquyên
2.4 Căn cứ xác lập và thực tiễn xác lập quyền sở hữu KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 3 - CAC VAT QUYEN KHAI THÁC LỢI ÍCH TỪ TÀI SAN CUA NGƯỜI KHÁC
3.1 Khái quát chung về các vật quyên liên quan đên việc khai thác lợi
ích từ tài sản của người khác
Trang 33.3 Quyền bề mặt 3.4 Quyền địa dịch
KET LUẬN CHUONG 3
Chương 4— VAT QUYEN BAO DAM 4.1 Khái lược chung về vật quyền bảo dam 4.2 Khái niệm va đặc điểm vật quyền bao dam 4.3 Căn cứ xác lập vật quyền bảo đảm
KET LUẬN CHUONG 4
Chương 5 - KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE VAT QUYEN
5.1 Các kiến nghị cụ thé liên quan đến các vat quyền
5.2 Các kiến nghị liên quan đến thực thi pháp luật về vật quyền PHAN KET LUẬN
DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO
DANH MUC CAC CONG TRINH DA NGHIEN CUU Phu luc 1 — Bang so sanh cac vat quyén han ché
Phụ lục 2 — Chi tiết Tong quan tình hình nghiên cứu
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ rang và được trích dẫn đầy đủ theo quy định Những kết luận khoa học của luận án là của cá nhân tôi, chưa từng công bố trong bat kỳ công trình nào khác.
Tác giả Luận án
Lê Đăng Khoa
Trang 6Chế định vật quyền chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật dân sự các nước trên thế giới nói chung Các vật quyền chỉ được xuất hiện khi mà xã hội đạt đến một trình độ phát triển nhất định Các vật quyền có đặc tính cho phép một chủ thê tác động trực tiếp, nhanh chóng đến tài sản mà không bị cản trở bởi người khác Do vậy, pháp luật dân sự cần quy định các loại quyền này một cách cụ thể, định danh và ghi nhận nội hàm các quyền một cách phù hợp nhất trong điều kiện xã hội nhất định Pháp luật dân sự phải ghi nhận các vật quyền dé bảo đảm quyên, lợi ích hợp pháp cho các bên chủ thé trong
giao lưu dân sự.
BLDS năm 2005, sau một thời gian thực thi, cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định, cần được chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp, ví dụ như quy định về quyền sở hữu, quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề hay một số chế định khác Quyên sở hữu được quy định trong Điều 164 BLDS năm 2005 bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt Tuy nhiên, điều kiện kinh tế nước ta ngày càng phát triển và ngày càng được mở rộng, việc ghi nhận quyền sở hữu như thế nào và nội hàm quyền này bao quát được đến đâu cũng cần phải nghiên cứu làm rõ, để có thể đáp ứng được thực tế của đời sống kinh tế - xã hội Khi làm rõ quyền của chủ sở hữu thì mới là điều kiện thuận lợi dé cho chủ sở hữu thực hiện việc chuyển giao cho người khác quyền được khai thác sử dụng tài sản của mình, vừa thu được lợi ích kinh tế, vừa bảo đảm quyền năng tuyệt đối của chủ sở hữu tác động lên tài sản Do vậy, cần nghiên cứu vấn đề nêu trên để đưa ra quy định phù hợp nhất đối với quyền sở hữu BLDS năm 2015 đã có những chỉnh sửa, b6 sung BLDS năm 2005 để làm rõ hơn nhiều vấn dé trong pháp luật dân sự, ví dụ bổ sung chế định về chiếm hữu, các quyền khác đối với tài sản, các chế định liên quan đến hợp đồng.v.vv Những sửa đổi, bổ sung của BLDS năm 2015 cũng có nhiều những điểm mới nhưng đến thời điểm hiện tại lại chưa có nhiều thời gian dé triển khai thực thi trong thực tế đời sống xã hội.
Trong đời sống dân sự, việc sử dụng khai thác tài sản của người khác là một hiện tượng bình thường Pháp luật dân sự cần tạo ra cơ chế pháp lý dé chủ sở hữu thuận tiện, dễ dàng cho phép người khác khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản của mình mà vẫn đảm bảo được quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu Ví dụ, trong lĩnh vực BĐS, chủ sở hữu cho phép người khác khai thác thửa đất của mình, xây nhà chung cư trên đất, xây
Trang 7lợi của người được cấp quyền Hoặc ví dụ trong việc xử lý tài sản bảo đảm của người nhận bảo đảm, các khoản nợ vay cần được xử lý một cách thuận tiện, linh hoạt thông qua việc pháp luật cho phép người nhận bảo đảm được tác động trực tiếp đến tài sản mà không bị ràng buộc bởi bat kỳ ai, ké cả từ người bảo đảm tài sản Do vậy, pháp luật cũng cần tạo ra cho người nhận bảo đảm những cơ chế pháp lý, những quyền năng phù hợp nhất dé thực hiện Những van dé nêu trên là những van dé còn nhiều bat cập mà quy định của BLDS năm 2005 chưa thé bảo đảm quyền lợi cho các bên trong các quan hệ dân sự, chưa thê tạo hành lang pháp lý cũng như chưa tạo ra cách xử sự hợp lý nhất cho các bên chủ thé đó Rõ ràng, BLDS năm 2005 được thực thi sau khoảng 10 năm đã bộc lộ những bất cập nhất định, không còn đáp ứng được đòi hỏi từ thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội từ những giao lưu dân sự mới nảy sinh, cũng như chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyền tài sản từ chủ sở hữu đến người khác dé khai thác, sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất Do vậy, đặt ra yêu cầu cần phải có những sửa đổi, bổ sung các quy định của BLDS năm 2005 dé đáp ứng được với thực tế đời sống xã hội Trong đó, cần phải ghi nhận, sửa đổi và bố sung những quyền đối với tài sản trong pháp luật dân sự dé đảm bảo
cho chủ sở hữu cũng như người không phải chủ sở hữu khai thác, sử dụng, hưởng hoa lợi,
lợi tức từ tài sản đó một cách nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả nhất.
Ngoài ra, các vật quyền cần được nghiên cứu làm rõ về mặt lý luận dé có thé góp phần xây dựng BLDS Việt Nam hoàn chỉnh hơn, phù hợp hơn, tiếp cận được với pháp luật dân sự của các nước khác trên thế giới Đồng thời, nghiên cứu về vật quyền cũng góp phần làm rõ về học thuyết pháp lý về vật quyền và trái quyền để vận dụng tốt nhất lý thuyết vật quyền — trái quyền vào trong pháp luật dân sự Việc vận dụng lý thuyết trên đem lại lợi ích chung cho hệ thống pháp luật dân sự đứng từ phương diện lập pháp và phương diện thực tiễn Về cấu trúc pháp luật, trên cơ sở phân biệt giữa vật quyền và trái quyên, nhà làm luật có điều kiện xây dựng các chế độ pháp lý tương ứng cho các quyền tài sản có tính chất khác biệt, để các chủ thể có thể lựa chọn áp dụng phù hợp với hoàn cảnh cụ thê trong giao lưu dân sự Ở góc độ thực tiễn, vận dụng lý thuyết vật quyền — trái quyền giúp phát huy tốt trong việc khai thác, sử dụng các loại tài sản, nhăm tìm kiếm lợi nhuận, tạo điều kiện thuận lợi cho tài sản của các chủ thé được đưa tài sản vào khai thác
hiệu quả trên thị trường.
Trang 8vật quyền Trên thực tế, hiện tại chưa có những công trình nghiên cứu một cách bao quát nhất về những van đề mang tính lý luận đối với các vật quyền Do vậy, dé đáp ứng cho việc ghi nhận một cách phù hợp, hợp lý, hữu hiệu các vật quyền trong BLDS thì cần có những nghiên cứu sâu, làm rõ về mặt lý luận đối với các vật quyền đó Nhiều van dé lý luận cần được nghiên cứu như quan niệm chung về các vật quyền, các đặc tính vốn có của vật quyền, các nguyên tắc của chúng, mối liên hệ chung của các vật quyền trong một chỉnh thê thống nhất, hoàn chỉnh.
Với những yêu cầu bức thiết đặt ra như đã nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đi sâu nghiên cứu đề tài “Hé thống các vật quyên trong pháp luật dân sự Việt Nam” Kết quả nghiên cứu của đề tài mong muốn đạt được là xây dựng được hệ thống các vật quyên,
xây dựng và hoàn thiện quy định cụ thể về các vật quyền, tạo lập được cơ sở lý luận
chung về hệ thống các vật quyền, góp phần kiến nghị đối với việc chỉnh sửa, bố sung BLDS, đồng thời là tài liệu phục vụ cho mục đích học tập, giảng day và nghiên cứu sâu hơn về các vật quyên trong thời gian sau này.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thời gian qua, cũng đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu của Luận án, điển hình như cuốn sách tham khảo “Nghiên cứu về tài sản trong luật dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Điện do Nbx Trẻ TP Hồ Chí Minh ấn hành năm 2000; Cuốn “Quyên sử dung hạn chế bat động sản liên kê và tranh chấp ranh giới” của TS Trần Thị Huệ do Nxb Tư pháp xuất bản năm 2010; Bài viết “Chế định vật quyên: Cơ sở lý luận và kha năng vận dụng vào Luật Việt Nam” của tác gia Nguyễn Ngọc Điện đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2010; Bài viết: “Van dé sở hữu, quyên sở hữu và hướng hoàn thiện pháp luật vé sở hữu ở Việt Nam” của PGS.TS Dương Đăng Huệ trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật - Số chuyên đề Sửa đổi, b6 sung BLDS, năm 2010; Bài viết “Quá trình phát triển của khái niệm quyên sở hữu” của PGS.TS Bùi Đăng Hiểu đăng trên tạp chí Luật học, số 5 năm 2003; Bài viết của TS Ngô Huy Cương: “ ý /ởng về chế định quyên hưởng dung trong Bộ luật Dân sự tương lai của Việt Nam” đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật 2010; Bài viết “Dia dich theo pháp luật một số nước” của tác giả Phạm Công Lạc đăng trên tạp chí Luật học, số 4/2001; Bài
việt “Luận bàn về “Quyên sở hữu bê mặt” dưới góc độ vật quyên ” của tắc giả Nguyên
Trang 9cạnh cụ thé mà có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của Luận án.
Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về vật quyền mà mới chỉ có một số công trình đề cập liên quan đến một số khía cạnh nào đó về lý luận về vật quyền hoặc liên quan đến một vật quyền cụ thé Các van đề về khái niệm vật quyền, đặc điểm chung của vật quyền, đặc điểm riêng của một số vật quyền, nguyên tắc xác lập vật quyền đều chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, trong một mối liên hệ cụ thể Một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến một số nội dung đã nêu nhưng chỉ đừng lại ở góc độ nêu lên van đề mà chưa đưa ra kết luận cụ thé về những nội dung mang tính lý luận về vật quyên.
Hiện tại, các công trình nghiên cứu cũng chưa tiếp cận vật quyền dưới góc độ là một hệ thống các quyền năng mà trong đó có chứa đựng những mối quan hệ hữu cơ, nội tại với nhau Các mối liên hệ giữa các vật quyền cũng chưa được làm rõ, đồng thời vị trí từng vật quyên trong hệ thong vật quyền cũng chưa được thê hiện một cách day đủ ở các
công trình nghiên cứu trước đây.
Bên cạnh đó, chưa có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu các vật quyền cụ thé như quyền bề mặt, quyền hưởng dung, quyền địa dịch, các vật quyền bảo dam Các công trình nghiên cứu trước đây cũng chưa làm rõ được khái niệm, đặc điểm, chưa làm rõ được nội hàm của từng vật quyền cụ thé nên dẫn đến việc pháp luật thực định khi quy định về vật quyền còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, còn có phan chồng chéo.
Trên đây là những nét đánh giá khái quát chung nhất về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của Luận án Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài sẽ được làm rõ hơn ở Phần tổng quan tình hình nghiên cứu của luận án (Phụ lục 2)
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án*Muc dich nghién cứu:
- Luận án nghiên cứu nhằm khái quát chung về lí luận về vật quyền; xây dựng
được hệ thống các vật quyên; tìm ra mối liên hệ của các nhóm vật quyền; xây dựng được
định nghĩa, đặc điểm, nội hàm cụ thể của từng vật quyền cụ thê.
*Nhiém vụ nghién ciru:
- Nghiên cứu khái quát chung về vật quyền, nghiên cứu những đặc tinh, sự hình
thành vê các vật quyên.
Trang 10về các quyền năng cụ thé trong hệ thống vật quyền.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án *Đối twong nghiên cứu:
- Nghiên cứu các quy định về vật quyền trong luật pháp hiện hành của một số quốc gia trên thế giới, đồng thời nghiên cứu về các quy định về vật quyền trong pháp luật La Mã thời kỳ cô đại dé tìm hiểu quy định chung về các vật quyền, rút ra điểm can nghiên cứu tiếp thu và vận dụng.
- Nghiên cứu các quy định về vật quyền trong các BLDS được áp dụng trên lãnh thổ nước ta từ những thời kỳ trước đây.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự nước ta hiện nay về các vật quyền và thực tiễn thực thi các quy định pháp luật này trong thực tiễn, chủ yêu là các quy định
trong BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015.
*Pham vi nghién ciru:
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật dan sự Việt Nam từ khi có BLDS áp
dụng ở nước ta và các văn bản hướng dẫn liên quan.
- Nghiên cứu thực tiễn thực thi các quy định của BLDS năm 2005 và những vướng mắc, bất cập khi thi hành Bộ luật này.
- Nghiên cứu các quy định của BLDS năm 2015 về những nội dung có liên quan đến chế định vật quyền.
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, phương pháp biện chứng duy vật về mối quan hệ giữa các hiện tượng, sự vật, giữa con người với xã hội, đồng thời dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng xã hội tự do, dân chủ, công băng và bảo đảm quyên con người.
Bên cạnh đó, luận án đã sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu khoa học
cơ bản khác sau đây:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, khái quát hoá: Phương pháp này được sử dụng dé tổng hợp, phân tích những hạn chế, bat cập trong các quy định của BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 và những bắt cập trong việc thực thi các quy định pháp luật có liên quan
đên dé tài nghiên cứu của luận án Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp khái
Trang 11- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Luận án sử dụng phương pháp này đề đối chiếu, so sánh quy định pháp luật dân sự của Việt Nam và của các nước khác có liên quan đến
đề tài nhằm học tập kinh nghiệm, luận thuyết, cách thức vận dụng, quy định về các vật
quyền để xây dựng được những vấn đề có tính lý luận về hệ thống vật quyền cũng như xây dựng được những quy định hoàn thiện nhất về các vật quyên.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo lấy ý kiến chuyên gia trong và ngoải nước để nắm bắt được kinh nghiệm, học hỏi tri thức, kiến thức về các vấn đề cần được làm sáng tỏ trong đề tài luận án.
- Phương pháp biện chứng lịch sử: Phương pháp này được sử dụng nhằm nghiên cứu, tong hợp các van đề của đề tài mà đã được dé cập, nghiên cứu, hình thành trong lịch sử từ trước đến nay.
6 Những đóng góp mới của luận án
- Xây dựng được những nội dung cơ bản về lý luận của vật quyền, góp phần tạo ra cơ sở pháp lý dé có thé vận dụng vào các quy định của pháp luật thực định.
- Xây dựng được khái niệm vật quyền, khái niệm hệ thống vật quyền, các nguyên
tắc chung của vật quyền, các đặc điểm pháp lý của vật quyền.
- Làm rõ được mối liên hệ của các vật quyền trong hệ thống vật quyền đồng thời làm rõ được vị trí, vai trò to lớn của quyền sở hữu trong hệ thống vật quyên.
- Chỉ rõ được vị trí của các vật quyền thông qua việc phân loại vật quyền trên những tiêu chí cụ thê.
- Làm rõ được nội hàm các vật quyền cụ thể như quyền bề mặt, quyền hưởng dụng, quyền địa dịch.
- Luận án cũng luận giải được một số quyền không nên được coi là vật quyền dựa trên các đặc điểm pháp lý chung của vật quyền.
- Đưa ra được khái niệm về vật quyền bảo đảm, đặc điểm chung của vật quyền bảo dam, từ đó tạo ra cơ sở dé kiến nghị sửa đồi, bố sung thêm vật quyền bảo đảm vào trong
- Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận về vật quyền, nghiên cứu sinh đưa ra được những kiến nghị nhằm sửa đôi, bổ sung và hoàn thiện quy định của pháp luật dân sự liên
quan dén các vật quyên cụ thê.
Trang 12- Trên cơ sở xây dựng được khái niệm, đặc điểm và nội hàm cụ thê của từng loại vật quyền từ đó góp phần vào thực tiễn xây dựng pháp luật, góp phần hoàn thiện quy định về các vật quyên.
- Góp phan sửa đôi, b6 sung, hoàn thiện pháp luật dân sự và BLDS 2005.
- Là tài liệu cho việc giảng dạy, nghiên cứu của các nhà khoa học, làm tài liệu
tham khảo cho những người làm công tác thực tiễn, sinh viên chuyên ngành luật 8 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung luận án bao gồm: Phần Tóm lược tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 1 Lý luận chung về vật quyền
Chương 2 Quyền sở hữu — Vật quyền gốc trong hệ thống các vật quyền Chương 3 Các vật quyền khai thác lợi ích từ tài sản của người khác Chương 4 Các Vật quyền bảo đảm
Chương 5 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vật quyền
Trang 13Tổng quan tình hình nghiên cứu được trình bày theo các nội dung cụ thé tại Phụ lục 2 Trong Phụ lục 2, nghiên cứu sinh trình bày cụ thé và chi tiết về Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến dé tài Nội dung của Phần Tổng quan này gồm 3 phan cụ thể: (1) Phần 1 — nêu rõ các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu; (2) Phan 2 — Đánh giá các công trình liên quan đến dé tài nghiên cứu theo từng van đề ma Luận án cần nghiên cứu; (3) Phần 3 — Nêu rõ các vấn đề mà nghiên cứu sinh cần nghiên cứu tiếp tục và những van dé mới mà Luận án nghiên cứu chỉ ro.
Trong phần tóm lược tổng quan tình hình nghiên cứu, nghiên cứu sinh trình bày tóm tắt những nội dung liên quan đến việc đánh giá các công trình nghiên cứu, đưa ra câu hỏi nghiên cứu, giải thiết nghiên cứu và đưa ra định hướng nghiên cứu mới của Luận án.
1 Đánh giá về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án
1.1 Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến những van đề chung về vật quyền
Bài viết “Sự cần thiết của việc xây dựng chế định vật quyén và trái quyén trong luật dân sự” đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 23/ 2010 và bài viết “Lợi ích của việc xây dựng chế định vật quyên đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tài sản” đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 2+3/ 2011 của cùng tác giả Nguyễn Ngọc Điện cũng đã phân tích về khái niệm vật quyền và nêu ra những đặc điểm cơ bản của nó Tác giả đã nêu lên quan niệm về vật quyền được hiểu là quyền được chủ thể (người có quyền) thực hiện trực tiếp và tức thì trên một vật mà không cần vai trò trung gian của người
PGS.TS Dương Đăng Huệ đã nêu ra khái niệm về vật quyền cần được hiểu dưới hai góc độ chủ quan và khách quan Dưới góc độ chủ quan, vat quyền là quyền của một chủ thé nhất định đối với một tài sản nhất định, cho phép chủ thể nay trực tiếp thực hiện các quyên năng được pháp luật thừa nhận đối với tài sản đó Theo nghĩa này, vật quyên là quyên đối vật, khác với trái quyên là quyên của một người yêu câu một người khác
thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định (quyên đối nhân) Dưới góc độ
khách quan thi vật guyễn là toàn bộ các quy phạm pháp luật quy định về vật với tư cách
'Duong Đăng Huệ (2015), “Nên sử dụng khái niệm vật quyền trong Bộ luật dân sự”, Nghiên cứu lập pháp, số 13(293), tr 5.
Trang 14các hạn chế mà người có vật quyên phải tuân thủ khi thực hiện các quyển năng của
Bài viết “Áp dung nguyên tắc vật quyên nhằm khắc phục những hạn chế của chế định tài sản và quyên sở hữu trong Bộ luật Dân sự” của tác giả Vũ Thị Hồng Yến trên
tạp chí Luật học, số đặc biệt, năm 2015 cũng đề cập chung đến lý luận về vật quyên Bài
viết đưa ra các nguyên tắc của chủ thuyết vật quyền: nguyên tắc luật định; nguyên tắc tuyệt đối; nguyên tắc công khai; nguyên tắc tin cậy; nguyên tắc trừu tượng tách biệt Tác giả đã phân tích khá cụ thé về các nguyên tắc trên của vật quyên.
Bài viết “Ché định vật quyên và vấn dé sửa đổi phan “tài sản và quyên sở hữu” trong BLDS năm 2005 của Việt Nam” của TS Hoàng Thị Thúy Hằng đăng trên tạp chí luật học số 4/ 2013 cũng đã tiếp cận vật quyền với các nguyên tắc nêu trên Đồng thời, tác giả còn nêu lên đặc trưng của các vật quyền: quyền ưu tiên giữa các vật quyền; quyền ưu tiên đối với trái quyền; quyền theo đuổi; quyền yêu cầu mang tính vật quyền” Đây là những gợi mở có giá trị trong việc xây dựng các vật quyền và sửa đổi, bổ sung BLDS
năm 2005.
Kết luận: Các công trình nghiên cứu về lý luận của vật quyền nêu trên bước đầu đã khái quát tiếp cận về khái niệm vật quyền, làm rõ tính chất, nguyên tắc của vật quyên,
đưa ra các loại vật quyền nhưng chưa thật sự đưa ra được khái niệm chung về vật quyên,
chưa nghiên cứu làm rõ được hệ thống các nguyên tắc của vật quyền, chưa đưa ra cách thức phân loại các vật quyền theo tiêu chí phù hợp nhất Van dé này còn nhiều quan điểm
khác nhau về việc phân định các loại vật quyền, chưa tìm ra được mối liên hệ cụ thể giữa
các vật quyền với nhau.
1.2 Đánh giá các công trình liên quan đến quyền sở hữu 1.2.1 Khái niệm quyén sở hữu
Luận án tiến sĩ “Quyên sở hữu của cá nhân và phương thức bảo vệ” của tác giả Hoàng Ngọc Thỉnh (Đại học Luật Hà Nội, 2001) đã nghiên cứu rất cụ thể về quyền SỞ hữu của cá nhân Tác giả đã đưa ra được khái niệm quyền sở hữu dưới một số góc độ nhất định Tác giả đã khăng định: “Quyên sở hữu là một phạm trù pháp lý, phản ánh các
“Duong Đăng Huệ (2015), tldd, tr 6 a
"Hoang Thi Thuy Hang (2013), “Chê định vật quyên và van đê sửa đôi phân “tài san và quyên so hitu”trong BLDS2005 của Việt Nam”, Luật học, sô 4, tr 19.
Trang 15quan hệ sở hữu trong một chế độ xã hội nhất định, là tổng hợp các qui phạm pháp luật diéu chỉnh các quan hệ sở hữu trong xã hội Các quy phạm pháp luật về sở hữu xác nhận, qui định và bảo vệ các quyền lợi của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định
Nà 2 4
đoạt tài sản”.
Luận án Phó tiến sỹ khoa học (1996) “Quyên sở hữu của công dân ở Việt Nam” của tác giả Hà Thị Mai Hiên đã nêu lên những quan điểm về quyền sở hữu Tác giả đã đi nghiên cứu về quyền sở hữu và từ đó nghiên cứu về quyền sở hữu của công dân Việt Nam Theo tác giả, chế định quyền sở hữu cần được xác định rõ thông qua các khách thé của quyền sở hữu Tác giả khang định: “tat cả những diéu đó chứng tỏ sự lỗi thời và không thể tiếp tục sự quan niệm nội dung quyên sở hữu với ba quyên năng như trước đây” Tác giả nêu lên các quan điểm khác nhau về quyền sở hữu Theo đó, quan niệm về quyền sở hữu được nhìn nhận theo 3 hướng: 1- Dua khái niệm ngắn gọn về quyền sở hữu, trong đó chỉ nhân mạnh hạt nhân co bản của nó; 2- Không thé đưa ra khái niệm duy nhất về quyền sở hữu Cần phân biệt khái niệm sở hữu trong các ngành luật khác nhau: luật Nhà nước, luật dân sự, luật kinh tế; 3- Các tác giả của các nước theo hệ thống công luật “Common Law” cố gắng đưa ra khái niệm có tính chất tổng hợp bằng cách liệt kê hàng loạt quyền năng của chủ sở hữu.
Trong bài viết “Quá trình phát triển của khái niệm quyên sở hữu” của PGS.TS Bùi Đăng Hiếu đăng trên tạp chí Luật học số 5 năm 2003 đã khái quát được về quyền sở hữu trong quá trình phát triển của nó Trong bài viết này, tác giả đề cập đến khái niệm quyền sở hữu đưới góc độ là mức độ xử sự (quyền năng) mà pháp luật cho phép chủ sở hữu được thực hiện các hành vi nhất định (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) lên tài sản theo ý chí của mình Dưới góc độ này, tác giả đã chỉ ra các thế hệ của quyền sở hữu, hay là các bước phát triển của quyền sở hữu Đóng góp về mặt lý luận, tác giả đã làm rõ được các cách thức biểu hiện quyền sở hữu Tác giả cho rằng, khái niệm quyền sở hữu đòi hỏi không chỉ bổ sung thêm quyền năng mà cần phải có một bước thay đổi cơ bản về cách hiểu khái niệm quyền sở hữu Tức là, khái niệm quyền sở hữu trong tương lai có thé sẽ không liệt kê quyền năng mà chỉ liệt kê các hạn chế của chủ sở hữu.
Các công trình nghiên cứu đều chỉ ra rằng, khái niệm quyền sở hữu hiện tại đang được sử dụng là bước phát triển lớn so với trước đây Khái niệm này được khái quát bởi
“Hoàng Ngọc Thinh (2001), Quyên sở hữu của cá nhân và phương thức bảo vệ, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại họcLuật Hà Nội, tr.25.
Trang 16nội hàm của quyền sở hữu gồm ba quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt Tuy nhiên, các công trình cũng đưa ra nhận xét răng với sự phát triển kinh tế xã hội ngày nay thì dần dần cơ chế ba quyền năng nêu trên sẽ không bao quát hết khái niệm quyền sở hữu Do vậy, kết quả nghiên cứu của Luận án này cũng hướng đến đưa ra một cách nhìn nhận khái niệm về quyền sở hữu một cách phù hợp hơn Hơn nữa, các công trình nêu trên chỉ mới nghiên cứu thuần tuý về quyền sở hữu dưới góc độ là quyền năng của một chủ thê nhất định đối với tài sản nhưng chưa có nghiên cứu nào thê hiện được mỗi liên hệ giữa quyền sở hữu này với các vật quyền khác, chưa có công trình nào nghiên cứu để đưa ra xác định được vị trí của quyền sở hữu trong hệ thống các vật quyền trong pháp luật dân sự.
1.2.2 Nội dung, đặc điểm, căn cứ xác lập quyên sở hữu
Về nội dung quyền sở hữu được nhiều công trình nghiên cứu và chỉ ra nội hàm cụ thé của quyền này gồm ba quyên năng là quyền chiếm hữu, quyên sử dụng, quyên định đoạt Trong quá trình hoàn thiện quy định về quyền sở hữu từ BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 đều đề cập đến nội dung quyền sở hữu bao gồm ba quyền năng nêu trên.
Đối với đặc điểm của quyền sở hữu: có rất ít công trình khoa học chỉ ra và phân tích cụ thé đặc điểm của quyền sở hữu Các công trình nghiên cứu chỉ mới nhìn nhận khái quát về tính chất của quyền sở hữu, không đi sâu nghiên cứu về đặc điểm của quyền sở hữu Đặc điểm của quyền sở hữu được đề cập rất sơ lược trong Giáo trình Luật La Mã, do TS Nguyễn Ngọc Điện làm chủ biên, xuất bản năm 2009 Tại trang 17 của Giáo trình này: “Quyên sở hữu trong luật cổ điển có tính chất pháp định, vĩnh viễn, độc quyên và tuyệt đối” Việc đề cập đến những đặc điểm của quyền sở hữu như trên rất sơ lược và khái quát Thời gian qua, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về đặc điểm của quyền sở hữu dưới góc độ là một vật quyên.
Đối với căn cứ xác lập quyền sở hữu: Luận van “Căn cứ xác lập quyên sở hữu của
ca nhán trong Bộ luật Dân sự năm 2005” của ThS Lê Vĩnh Long (ĐH Luật Hà Nội,
2013) đã xem xét quyền sở hữu dưới góc độ quyền của một cá nhân đối với tài sản của người đó Về đánh giá chung, Luận văn chỉ mới nêu ra những bat cập của các quy định pháp luật trong việc xác lập quyền sở hữu trong những trường hợp cụ thê mà pháp luật quy định Trên cơ sở đó, Luận văn nêu ra các hướng hoàn thiện các quy định về xác lập quyền sở hữu trong các trường hợp cụ thể theo quy định của BLDS năm 2005 và thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật này.
Trang 17Bài viết của TS Nguyễn Minh Tuấn có nhan đề “Những vấn dé can sửa đổi, bồ sung trong chế định quyên sở hữu của Bộ luật dân sự năm 2005” đăng trên tạp chí Luật học số 3 năm 2013, đã làm rõ một số vấn dé lý luận liên quan đến quyền sở hữu Qua phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn trong đời sống, tác giả chỉ ra sự cần thiết phải quy định về chiếm hữu thực tế Bên cạnh đó, tác giả khang định BLDS năm 2005 quy định 6 hình thức sở hữu là chưa hợp lý Tác giả cho rằng, cần phải tiếp cận về cách phân loại hình thức sở hữu theo phương thức thực hiện quyền của chủ sở hữu thì cau trúc của Phần tài sản và quyền sở hữu trong BLDS sẽ đảm bảo tính khoa học và phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính tương đồng với pháp luật của các quốc gia trong khu vực và trên thé giới.
Kết luận chung: Dé phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, quan hệ sở hữu cần được hoàn thiện hơn, đặc biệt trong đó cần hoàn thiện về chế định quyền sở hữu Một số vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng lại khái niệm quyền sở hữu phù hợp hơn với quá trình phát triển và thay đổi của đời sống kinh tế xã hội Các công trình trên vẫn chủ yếu nhìn nhận quyên sở hữu dưới góc độ nội hàm gồm ba quyền năng mà chưa nhìn nhận quyền sở hữu dưới góc độ toàn diện hơn, cũng chưa đưa ra việc lý giải quyền sở hữu
rộng hơn hoặc dưới góc độ là vật quyền mạnh mẽ nhất Đồng thời, các công trình nói trên
cũng chưa đề cập đến những đặc điểm của quyền sở hữu một cách rõ ràng, sâu sắc, chưa làm rõ mỗi liên hệ giữa quyên sở hữu với các vật quyền khác.
1.3 Đánh giá các công trình liên quan đến quyền hưởng dụng 1.3.1 Khái niệm quyền hưởng dụng
Các bài viết, bài báo, nghiên cứu về quyền hưởng dụng thời gian qua là chưa có nhiều Luận văn thạc sỹ “Quyển đối vật trong luật tư La Mã va ảnh hưởng đổi với pháp
luật Việt Nam hiện hành ” (2010) của tắc giả Lê Thị Liên Hương cũng đã có những tìm
hiểu về quyền này Trong Luận văn này, tác giả nghiên cứu quyền này dưới tên gọi là quyền dụng ich cá nhân Theo đó, tác giả đưa ra được khái niệm chung về quyén này và nêu rõ được nội hàm của quyền nay.
Quyền hưởng dụng cũng được đề cập đến trong cuốn sách “Tìm hiểu pháp luật nước ngoài - Luật La Ma” của tác giả TS Nguyễn Ngọc Dao Trong cuốn sách này, tác giả cũng nêu rõ về các dạng servitus cá nhân (quyền dụng ích cá nhân) bao gồm các
quyên năng như đã nêu ở trên.
Trang 18Trong bài viết “Y ưởng về chế định quyền hưởng dung trong Bộ luật dân sự tương lai của Việt Nam” của TS Ngô Huy Cương đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề năm 2010 đã phân tích được nhiều khía cạnh về quyền hưởng dụng Tuy tác giả đã đi sâu phân tích về quyền hưởng dụng nhưng chưa đưa ra được cụ thể về khái niệm quyền hưởng dụng được hiểu như thế nào Tác giả chi đề cập đến quyền hưởng hoa lợi cho phép người được cấp thụ hưởng tất cả hoa lợi tự nhiên (natural fruit) và hoa lợi dân sự (civil fruit) từ tài sản”.
Các nghiên cứu trên mới chỉ đừng lại ở góc độ nêu lên các quyền năng hàm chứa trong nội dụng của quyền dụng ích cá nhân (servitus cá nhân) Các công trình nghiên cứu cũng mới nêu khái quát về cách thức mà pháp luật La Mã quy định về quyền hưởng dụng mà chưa làm rõ được quyên này trong thực tiễn xây dựng pháp luật dân sự ở Việt Nam.
1.3.2 Nội dung, đặc điểm, căn cứ xác lập quyền hưởng dụng
Các công trình đã nêu trên cũng chưa nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về đặc điểm của quyền hưởng dụng Tuy nhiên, các công trình trên cũng có những tìm hiểu, nghiên cứu về bản chất của quyền hưởng dụng.
Về căn cứ xác lập quyền hưởng dụng, các công trình còn có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này Theo giáo trình Luật La Mã (Trường Đại học Luật - 2003) cho rằng quyền dung ích được xác lập theo ý chi của chủ sở hữu tài sản thông qua hành vi pháp lý đơn phương của họ (di chúc) hoặc theo hợp đồng giữa chủ sở hữu và người được hưởng dụng ích Quyền dụng ích còn có thê được xác lập theo quy định của pháp luật thông qua tòa án” Tuy nhiên, theo tác giả Ngô Huy Cương thì căn cứ xác lập quyền hưởng dụng dựa trên căn cứ là hành vi pháp lý giữa những người đang sống hoặc di chúc Ngoài ra, căn cứ xác lập quyên hưởng dụng có thể phát sinh bởi hiệu lực của pháp luật và được gọi là quyền hưởng dụng theo luật định”.
Các công trình nêu trên đều chưa đề cập những đặc điểm đặc trưng của quyền hưởng dụng Các công trình nghiên cứu trên chưa thống nhất được về nội hàm quyền hưởng dụng, căn cứ xác lập quyền này và cũng chưa có nhiều công trình đề cập đến thực tiễn xác lập quyền hưởng dụng.
"Ngô Huy Cương, “Ý tưởng về chế định quyền hưởng dụng trong Bộ luật dân sự tương lai của Việt Nam”, Dân chủvà pháp luật, tldd, tr 21.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật La Mã, NxbCông an Nhân dân, Hà Nội, tr.81.
a Ngô Huy Cương (2010), “ở tưởng về chế định quyền hưởng dụng trong Bộ luật dân sự tương lai của Việt Nam”,tldd, tr 23.
Trang 19Kết luận chung: Các công trình nghiên cứu thời gian qua đã đề cập đến nhiều khía cạnh của quyền hưởng dụng nhưng nhìn chung chưa làm rõ được khái niệm của quyền này, bản chất, đặc trưng và nội hàm của quyền này, mối liên hệ nội tại quyền hưởng dụng với quyền sở hữu Những công trình nghiên cứu trên bước đầu đã làm rõ được việc định hình quyền hưởng dung là một vật quyền và cũng là những gợi mở dé tiếp tục nghiên cứu về quyền này.
1.4 Đánh giá các công trình liên quan đến quyền bề mặt 1.4.1 Khái niệm quyén bê mặt
Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Ngọc Mai (2014) với tiêu đề “Quyên bê mặt -Một số van dé lý luận và thực tiễn” (Đại học Luật Ha Nội) đã đi sâu phân tích tìm hiểu nhiều khía cạnh liên quan đến quyền bề mặt Tác giả cũng đã nêu lên được quá trình hình thành quyền bề mặt Thông qua phân tích các quy định về quyền bề mặt của các nước như Nhật, Thái Lan, Hà Lan tác giả đã nêu lên được những nhận xét chung về quyền bề mặt Tuy nhiên, tác giả lại chưa đi đến một khái niệm chung cụ thể về quyền bề mặt là gì và nội hàm của nó được thể hiện như thế nào Tác giả Lê Thị Ngọc Mai cũng đã nêu rõ về đặc điểm của quyền bề mặt dưới góc độ là một vật quyền và nêu lên đặc điểm đặc trưng riêng của quyền này Dưới góc độ là một vật quyền, quyền bề mặt được nhìn nhận bởi hai đặc điểm cơ bản là trực tiếp tác động lên đối tượng và được tôn trọng bời người thứ ba Đặc điểm riêng của quyền bề mặt: quyền bề mặt mang đặc điểm riêng của một vật quyền phụ thuộc; quyền bề mặt và quyền sở hữu đất thuộc về các chủ thê riêng biệt; quyền bề mặt có tính dài hạn; có tính danh nghĩa.
Bài viết “Luận bàn về quyên sở hữu bê mặt dưới góc độ vật quyên” của tác giả Nguyễn Hải An đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2010 đã nêu lên những nét cham phá về quyền bề mặt Tại trang 17 tạp chí Dân chu và Pháp luật số 4 năm 2010, tác gia cho rằng: “Quyên sử dung đất là quyên tài sản đặc biệt, mặc dù là quyên sử dụng nhưng người sử dung dat dưới góc độ giao lưu dân sự, kinh tế có những quyên như quyên chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thé chấp, bảo lãnh, góp vốn, tang cho, thừa kế Những quyên này thực chất là quyên của chủ sở hữu, chứ không phải quyên sử dụng như tên gọi” Tác giả phân tích những quy định pháp lý về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu đối với tài sản trên đất Tác giả phân biệt về quyền sở hữu tài sản trên đất gan liền với quyền sử dung đất và quyền sở hữu tài sản trên đất không gan liền với quyền
sử dụng dat Tác giả cũng chỉ ra răng, người sử dung dat vê mặt pháp lý và người sử
Trang 20dụng đất về mặt thực tế có sự khác biệt nhau Pháp luật thừa nhận quyền sử dụng đất là quyền tài sản có giá trị, người sử dụng đất hợp pháp có các quyền tài sản nhất định đối với quyền sử dụng đất Nếu trên dat có tài sản thuộc quyên sở hữu của họ nữa thì họ có hai quyên đối với hai khối BĐS tách biệt trên một mảnh đất Nếu dem tách bạch hai quyên đối với hai BDS thì họ có quyền chuyển giao một trong hai quyên đó, vi dụ ban
nhà mà không bán đất Tac giả cũng nêu rõ, quyền sở hữu đối với tài sản trên đất không
phải là tuyệt đối, không bảo vệ được quyền sở hữu đối với chủ sở hữu tài sản Tác giả nhận định, với quy định hiện hành về luật đất đai và BLDS năm 2005 thì sẽ có nhiều bất cập trong thực tiễn thực thi pháp luật.
Cuốn sách “Nghiên cứu về tài sản trong luật dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Điện do Nhà xuất bản Trẻ - TP Hồ Chí Minh xuất bản năm 2000 cũng có những nội dung liên quan đến quyền bề mặt Trong cuốn sách, tác giả có nêu lên những ý tưởng cơ bản ban đầu về quyền bề mặt Tác giả không sử dụng khái niệm “quyền bề mặt” mà sử dụng khái niệm “quyền sở hữu bề mặt” Tác giả đã có những nhận định chung về quyền sở hữu bề mặt Theo đó, guyén sở hữu bê mặt, trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, là quyên sở hữu của một người không có quyên sử dung đất đối với các tài sản gắn lién với đất do’ Tác giả cũng nêu lên một số van đề về căn cứ xác lập quyền sở hữu bề mặt, chế độ pháp lý đối với quyền sở hữu bề mặt Tác giả có nhiều nghiên cứu liên quan và có giá trị cho việc hoàn thiện quy định về quyền bề mặt.
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến quyền bề mặt dưới nhiều góc độ khác nhau Có những công trình đã đưa ra quan điểm về khái niệm quyên bé mặt, về đối tượng tác động của quyên, về các cách thức khác nhau quy định về quyền bề mặt Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu cũng chưa thống nhất được với nhau về đối tượng tác động của quyền bề mặt.
1.4.2 Nội dung, đặc điểm, căn cứ xác lập quyền bê mặt
Nội dung của quyền bề mặt được đề cập đến phần nào trong các công trình nghiên cứu đã nêu trên Nội dung của quyền bề mặt còn được nêu rõ hơn trong Chuyên đề “Giới thiệu nội dung cơ bản của chế định vật quyên” được đăng trên tạp chí Thông tin Khoa học pháp lý của Viện Khoa học Pháp lý — Bộ tư pháp số 5-2015.
“Nguyễn Hải An (2010), “Luận bàn về “Quyền sở hữu bề mặt” dưới góc độ vật quyền, Dân chi và Pháp luật, Sốchuyên đê Sửa đôi, bô sung Bộ luật Dân sự, tr l8.
*Nguyén Ngọc Điện (2000), Nghiên cứu về tài san trong Luật Dan sự Việt Nam, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, tr.387.
Trang 21Luận văn thạc sỹ của tác Lê Thị Ngọc Mai lại có những quan điểm riêng về quyền bề mặt Theo đó, tác giả cho rằng, quyên bê mặt là quyền được sử dụng bê mặt đất của người không phải là chủ sở hữu đất dé xác lập và thực hiện quyên sở hữu đối với các tài
sản gắn lién với đất ° Tác giả chi rõ đôi tượng của quyền là phần không gian mà các tài
sản sắn liền với đất có thé tạo lập được từ việc thực hiện quyền bề mặt Hơn nữa, tác giả còn chỉ ra căn cứ xác lập quyền bề mặt thông qua thỏa thuận giữa chủ đất và người có quyền bề mặt; căn cứ xác lập thông qua hành vi pháp lý đơn phương Trong luận văn, tác giả còn nêu được căn cứ cham dứt quyền bề mặt.
Các công trình trên đã nghiên cứu liên quan đến nội dung quyền bề mặt, tìm hiểu đối tượng tác động của quyên, căn cứ xác lập quyền này, khái lược mối liên hệ giữa quyền bé mặt với quyền sở hữu của chủ sở hữu BĐS.
Kết luận chung: Các tác giả nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về quyền bề mặt, nêu lên được những đặc điểm của quyền này Tuy nhiên, các công trình vẫn chưa có quan điểm thống nhất về đối tượng tác động của quyền, chưa thống nhất được nội dung của quyên này, chưa làm rõ được mối liên hệ giữa quyền hưởng dụng với các vật quyền khác Việc còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về quyền bề mặt, đặc biệt trong bối cảnh nước ta vẫn còn quy định về quyền sử dụng dat dai, dẫn đến cần phải nghiên cứu quyền bề mặt một cách cụ thê hơn về mặt lý luận và trên thực tiễn thực thi quyền này.
1.5 Đánh giá các công trình liên quan đến quyền địa dịch 1.5.1 Khái niệm quyên địa dịch
Luận án tiến sĩ “Quyền sử dung hạn chế bat động sản lién kê” của tác giả Pham Công Lạc là công trình nghiên cứu công phu về quyền của chủ sở hữu xác định đối với việc sử dụng BĐS liền kề nhằm thỏa mãn một số nhu cầu nhất định Trong Luận án, tác giả đã luận giải về quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề trong pháp luật dân sự Việt Nam từ việc nghiên cứu về quyền địa dịch trong pháp luật dân sự một số nước trên thế giới Tác giả cho răng: “ dich quyên là một trong các hạn chế quyên sở hữu Dịch quyên theo quy định của luật tư pháp La Mã là một dạng quyên đối với tài sản của người khác được thiết lập, nhằm tạo sự tiện ích cho việc khai thác một mảnh đất nhất định hay có lợi ích
Trang 22Cuốn sách “Nghiên cứu về tài sản trong luật dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Điện tiếp cận quyền địa dịch từ khía cạnh khá tổng quát Tác giả tiếp cận quyền này dưới góc độ là các hạn chế đối với việc thực hiện quyền sở hữu Tác giả đã xây dựng và tiếp cận nhiều vấn đề liên quan làm nền tảng cho quyền sử dụng hạn chế
BĐS liền kề như khái niệm về CỌC mốc, hàng rào, hào, rãnh, kênh, mương, bờ bao, vách
tường ngăn cách các BĐS Trên cơ sở đó, tác giả tiếp cận quyền và nghĩa vụ của láng giềng Như vậy, tác giả đã tiếp cận về quyền địa dịch ở một khía cạnh rộng lớn hơn, đi từ cái tong quát dé đi đến cái cụ thé hơn Với góc nhìn như vậy, tác giả cũng đã tiếp cận việc sử dụng BĐS liền kề với góc độ do luật định hoặc do tác động của con người Tuy nhiên, tác giả chưa nêu rõ được khái niệm thế nào là quyền địa dịch mà chỉ nêu cu thé về quyền và nghĩa vụ láng giềng Với hai góc độ trên, tác giả đều quan tâm đi sâu phân tích về: điều kiện xác lập quyền sử dụng BĐS liền kề, thực hiện quyền sử dụng BĐS liền kè, cham dứt quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kè
Các công trình nêu trên đã nghiên cứu quyền địa dịch dưới nhiều tên gọi khác nhau như quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề, quyền và nghĩa vụ láng giéng Tuy nhiên, các công trình trên chưa có công trình nào nêu cụ thê khái niệm khái quát về quyền địa dịch, chưa nêu rõ bản chất của quyền này mang tính chất của vật quyên như thế nào.
1.5.2 Nội dung, đặc điểm, căn cứ xác lập quyên địa dịch
Sau khi phân tích khái niệm và các đặc điểm co bản của quyên địa dịch theo pháp luật các nước, tác giả Phạm Công Lạc đã nêu rõ về quá trình phát triển quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề ở Việt Nam Từ đó, tác giả khái quát nêu lên được căn cứ phát sinh quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề va căn cứ cham dứt quyền này Theo đó, quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề được xác lập theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp
Cuốn sách chuyên khảo “Nghiên cứu về tài sản trong Luật Dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Điện đã làm rõ được nhiều nội dung có ý nghĩa thực tiễn trong việc xây dựng quyền địa dịch trong pháp luật dân sự Tác giả đã đưa ra nguyên tắc: mọi BĐS đều phải thông thương với cộng đồng Trên cơ sở đó, tác giả cho răng mọi BĐS tư nhân đều có giới hạn Trên cơ sở những nguyên tắc về BĐS bị vây bọc, tác giả đã đưa ra và phân tích nhiều nội dung liên quan đến quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề hay quyền
địa dịch.
Trang 23Trong cuốn sách tham khảo “Quyển sử dung hạn chế bat động sản liền kê và vấn dé tranh chấp ranh giới”, tác giả Trần Thị Huệ đã nêu lên khái niệm về ranh giới BĐS, ranh giới BĐS liền kề đồng thời phân tích về căn cứ xác lập và cham dứt quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề Tác giả nêu lên căn cứ xác lập quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề được thực hiện thông qua thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật Căn cứ chấm dứt quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề: BDS lién ké với BĐS của chủ sở hữu đang thực hiện quyên sử dụng hạn chế BĐS liền kê nhập làm một; chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất
không còn nhu cau sử dụng BDS liền kê; trường hợp BĐS không còn ”
Về nội dung, đặc điểm của quyền địa dịch đã được đề cập nghiên cứu trong một số công trình đã nêu trên Các công trình cũng đã nêu lên các căn cứ xác lập và chấm dứt quyền này Tuy nhiên, các công trình nêu trên chưa nêu rõ về đặc điểm của quyền này, mối liên hệ nội tại quyền này với quyền sở hữu của chủ sở hữu dat.
Kết luận chung: Các công trình trên đã nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau về quyền địa dịch nhưng chưa nhìn nhận cụ thể về nội hàm của quyền địa dịch, chưa làm rõ quyền địa dịch thé hiện mối quan hệ giữa các chủ sở hữu các BĐS liền ké hay là sự phiền lụy bởi các BĐS liền kề với nhau Các công trình còn có nhiều quan điểm khác nhau chưa thống nhất về tên gọi của quyên, chưa làm rõ đặc điểm của quyền này dưới góc độ
vật quyền, chưa làm rõ được mối liên hệ cu thé với quyền sở hữu dat.
1.6 Đánh giá các công trình liên quan đến vật quyền bảo đảm 1.6.1 Vấn đề lý luận về vật quyền bảo đảm
Các công trình nghiên cứu về vật quyền bảo đảm đã có những nghiên cứu về mặt lý luận đồng thời cũng đánh giá về quy định của pháp luật và những bắt cập trong thực tiễn thực thi pháp luật Trong bài viết: “Vat quyên bảo đảm — Những van dé lý luận đặt ra trong quá trình cải cách pháp luật dân sự ở nước ta” (2010), tác giả Hồ Quang Huy nêu những hạn chế của pháp luật dân sự liên quan đến các biện pháp bảo đảm Trong bài viết tác giả nêu lên việc chưa quy định về vật quyền bảo đảm trong pháp luật dân sự, chưa đảm bảo các nguyên tắc của vật quyền bảo đảm đã dẫn đến việc có nhiều vướng mắc trong thực tiễn thực thi pháp luật dân sự trong thời gian qua.
Trong bài viết: “Loi ich của việc xây dựng chế định vật quyên đối với việc hoàn thiện hệ thông pháp luật tài sản”, tác giả Nguyễn Ngọc Điện đã nêu rõ về hai nhóm biện
!? Trần Thị Huệ (2010), Quyên sử dung hạn ché bat động sản liên kê và vấn dé tranh chấp ranh giới, Nxb Tư pháp,tr.25 — 30.
Trang 24pháp bảo đảm nghĩa vụ bằng tài sản đặc định Hai nhóm này bao gồm cầm có, thế chấp Biện pháp cầm cé và thé chấp được nhìn nhận dưới góc độ vật quyền dé bao đảm tốt hơn lợi ích cho người nhận cầm cé thé, chấp Tác giả làm rõ hơn về tính chất đối vật của quyền nhận cầm cô và thế chấp Trong luật Việt Nam hiện hành, thé chap, cam cố là quan hệ hợp đồng giữa hai con người, chứ không phải là quan hệ giữa một người và một tài sản Việc cầm cố, thé chấp có tác dụng “treo” quyền định đoạt của chủ sở hữu, hay nói cách khác là đặt việc thực hiện quyền đó dưới sự giảm sát nghiêm ngặt của chủ nợ Hệ quả là khó bảo vệ được tốt cho chủ nợ khi mà con nợ không có thái độ hợp tác trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ Mặc dù, chủ nợ có quyền kiện đòi tài sản thông qua Tòa án nhưng sẽ rat tốn thời gian, tiền của và công sức Nhìn dưới góc độ vật quyên, trong trường hợp nghĩa vụ có bảo đảm không được thực hiện thì chủ nợ có bảo đảm có quyền kê biên và bán tài sản rồi thu hồi nợ từ tiền bán tài sản Quyền đó phải được tôn trọng bởi tat cả mọi người, ké cả chủ sở hữu tài sản Dưới góc độ này, chắc chan rằng khoản nợ của chủ nợ sẽ được bảo đảm tốt hơn và chủ nợ yên tâm hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi
ích của mình.
Các tác giả đưa ra nhiều kiến nghị khác nhau trong việc xây dựng hệ thống giao dịch bảo đảm, xây dựng vật quyền bảo đảm nhưng tựu chung lại nêu bật được một SỐ ý kiến sau:
(1) Cần tiếp cận giao dịch bảo đảm từ nguyên lý của vật quyền bảo đảm;
(2) Nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện kết cấu trong BLDS khi quy định về vật quyền bảo đảm, tập trung làm rõ các vấn đề như: Cách thức xác lập vật quyên bảo đảm; Nội dung, phạm vi của vật quyền bảo đảm; Các nguyên lý được áp dụng đối với vật quyền bảo đảm; Căn cứ cham dứt vật quyền bảo đảm;
(3) Cần làm rõ nguyên tắc pháp lý phản ánh bản chất của vật quyền bảo đảm: quyền theo đuôi (người có quyền đối vật (trong đó bao gồm cả vật quyền bảo đảm) được phép thực hiện quyền của mình trên vật, mà không phụ thuộc vào chủ thé chiếm hữu tài sản); quyền ưu tiên (người có quyền đối vật được ưu tiên thực hiện quyền của mình trên vật trước tất cả những người khác Trong trường hợp nhiều người có quyền đối vật cùng loại trên cùng một tài sản, thì người có quyền đối vật được xác lập trước có quyên ưu tiên so với những người có quyền đối vật được xác lập sau);
(4) Nghiên cứu, hoàn thiện các quy định chưa phù hợp của BLDS hiện hành về
các vân đê như: tang cường khai thác giá tri kinh tê của tài san bao dam; mở rộng phạm
Trang 25vi tài sản là đối tượng của quyền cầm cố; thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thé chấp quyền sử dung đất và thời điểm xác lập quyền thé chấp; xác định “bên thứ ba” trong mối quan hệ với hai bên trong quan hệ vật quyền bảo đảm; tăng cường hiệu lực thực thi các quy định về xử lý tài sản bảo đảm (quyền của bên nhận bảo đảm; thủ tục xét xử các vụ án tranh chấp về tài sản bảo đảm).
1.6.2 Đánh giá về các nghiên cứu cụ thể liên quan đến cầm cố, thế chấp, cam
git tài sản:
e Van dé liên quan dén cam cô:
Trong luận văn thạc sỹ “Cẩm có và thé chấp dé bảo dam thực hiện nghĩa vu dân sự”, tac giả Phạm Công Lạc (1996) đi sâu phân tích các yếu tố của cầm cố.
Trong luận văn thạc sỹ “Cam cố tài sản — Một số vấn dé ly luận và thực tiên”, tac giả Nguyễn Anh Tuấn (Đại học Luật Hà Nội, năm 2013) đã chỉ ra được những điểm khác biệt trong quy định của BLDS năm 2005 so với BLDS năm 1995 về đối tượng của biện pháp bảo đảm cầm có.
Trong bài báo “Về đối tượng cẩm cổ” của tác giả Phạm Công Lạc đăng trên tạp chi Luật hoc năm 1996, tác giả đã nêu quy định về cầm cố tài sản Theo đó, cẩm cố tài sản là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của minh cho bên có quyên dé bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự; nếu tài sản có đăng ký quyên sở hữu thì các bên có thé thỏa thuận, bên cam có van giữ tài sản cam cô hoặc giao cho người thứ ba giữ.
Quyên tài sản được phép giao dịch cũng có thé được cam cé'* Cầm cô tài sản cũng đã
được quy định cụ thé trong BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 nhưng chỉ được quy định dưới góc độ là một phương thức dé dam bảo việc thực hiện nghĩa vụ mà chưa được nhìn nhận dưới góc độ là một vật quyền.
Các công trình nghiên cứu chỉ nhìn nhận cầm cô như một biện pháp bao đảm thực
hiện nghĩa vụ trong một mối quan hệ nghĩa vụ về tài sản nhất định mà chưa đưa ra được
khái niệm quyền cầm cô dưới góc độ là một vật quyền Khái niệm về cầm cô nêu trong pháp luật, trong các công trình trên chỉ dừng lại việc mô tả cầm cô là một quá trình dịch chuyên tài san dé bảo việc thực hiện một nghĩa vụ tài sản nhất định.
Về nội dung, đặc điểm của cầm cố: trong luận văn luận văn thạc sỹ “Cam cố tài sản — Một số vấn dé lý luận và thực tiễn”, tác giả Nguyễn Anh Tuấn (Đại học Luật Hà
Nội, năm 2013) đã nêu cụ thê: Thi nhái, đôi tượng của cam cô phải là một tài sản chiêm
3 Pham Céng Lac (1996), “Về đối tượng cầm cố”, Luật học, sỐ chuyên đề về BLDS, tr.35.
Trang 26giữ thực tế được (vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản); Thi? hai, biện pháp cầm cố có giá trị pháp lý khi chuyển giao tài sản cầm cố; 7# ba, xử lý tài sản cầm cô hiệu quả đảm bảo ngay quyền của bên nhận cầm cô Bên nhận cầm cố có quyền xử lý tài sản dé bù đắp cho lợi ích của mình khi mà bên cầm cố không thực hiện nghĩa vụ, thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ Tuy tác giả cũng đã đề cập coi biện pháp cầm cô như là một biện pháp bảo đảm an toàn nhất cho lợi ích của người nhận cầm cô nhưng tác giả chưa đề cập đến người nhận cầm cé cần được bảo đảm mạnh mẽ trong việc xử lý tài sản, có toàn quyền định đoạt tài sản với tư cách như là một chủ sở hữu dé bù đắp cho tồn thất của mình khi ma người cầm cố không thực hiện nghĩa vụ, thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ.
Kết luận chung: Phần lớn các kiến nghị của các công trình nghiên cứu đều đề cập đến cầm có như là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà chưa nhìn nhận hay quy định quyền của người nhận cầm có là một vật quyền dé đảm bảo bảo vệ tốt
hơn cho người nhận cầm cố Do vậy, từ khái niệm, nội hàm của quyên, căn cứ xác lập
quyền này đều được xây dựng dưới góc nhìn của một quan hệ nghĩa vụ về tài sản, chưa xây dựng được quyền này dưới dang một vật quyền, đồng thời chưa thé hiện được mỗi liên hệ cụ thể giữa quyền này với quyên sở hữu của chủ sở hữu.
e Vấn đề liên quan đến thế chấp:
Luận án tiễn sỹ “Tài sản thé chấp và xử lý tài sản thé chấp theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” của tác giả Vũ Thị Hồng Yến (Dai học Luật Hà Nội -2013) đã nghiên cứu về tài sản thế chấp và cách thức xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật Việt Nam Luận án đã đề cập đến khái niệm tài sản, tài sản thế chấp, đặc điểm pháp lý của xử lý tài sản thế chấp Luận án đã nghiên cứu và chỉ ra những bất cập của pháp luật hiện hành về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp.
Luận văn thạc sĩ luật học “Thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật dân sự Việt Nam và Cộng hòa Pháp” của tắc giả Hoàng Thị Hải Yến bảo vệ năm 2004, đã nêu lên các vấn đê lý luận về thế chấp trong pháp luật Việt Nam và dưới góc độ so sánh với pháp luật của Pháp Luận văn chỉ rõ: đối tượng của thế chấp trong pháp luật Pháp không phải là các tài sản, mà là các quyền đối vật (droit réel) Dé có thé được thé
Trang 27chấp, quyền đối vật phải tồn tại và không bị tranh chấp trong thời điểm thực hiện thế
chấp 'Ÿ.
Bài báo “Thé chấp tài sản theo pháp luật của Pháp va Thái Lan” của tác giả Nguyễn Minh Oanh đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3/2011 đã phân tích rất cụ thé về việc thé chấp tài sản được quy định trong hai bộ luật dân sự Pháp và Thái Lan Trên cơ sở đó, bài báo đưa ra một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam Tác giả phân tích dé thấy khái niệm thé chấp tài sản của pháp luật Việt Nam có sự khác biệt với thé chấp
tài sản trong pháp luật của cộng hòa Pháp.
Các công trình đều nghiên cứu nhiều van đề quan trọng liên quan đến thé chấp tai sản nhưng hầu hết đều chưa đưa ra khái niệm về quyền của người nhận thế chấp tài sản dưới góc độ là một vật quyền Công trình nghiên cứu khá toàn diện về thế chấp tài sản như luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Thị Hồng Yến cũng chỉ mới gợi mở nên quy định quyền nhận thé chap tài sản như một vật quyền bảo đảm.
Về nội dung, đặc điểm thé chấp: Bài báo “Thế chấp tài sản theo pháp luật của Pháp và Thái Lan” của tác giả Nguyễn Minh Oanh đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3/2011 cũng đã nêu rõ được tài sản mang đi thế chấp, phạm vi bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, thứ tự ưu tiên thanh toán.
Kết luận chung: Các công trình nghiên cứu trên chỉ mới đề cập đến quyền của người nhận thé chấp trong việc xử lý tài sản bảo đảm nhăm đảm bảo cho việc thu hồi các khoản cho vay của mình Các công trình chưa nêu lên được quyền của người thé chấp là một loại vật quyền bảo đảm, chưa đưa ra được đặc điểm chung của loại vật quyền này, chưa tạo được cơ chế xử lý tài sản này một cách hợp lý trên cơ sở lý luận về vật quyên Các công trình này chỉ mới nghiên cứu quyền của người thế chấp, người nhận thế chấp trong mối quan hệ nghĩa vụ về tài sản mà chưa nhìn nhận quyền này dưới góc độ là một
vật quyền, nên chưa nêu rõ được khái niệm, bản chất, nội dung của quyên, căn cứ xác
lập, thực hiện quyền này.
e Về quyên cầm øiữ
Bài viết “Cam giữ tài sản có phải là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vu dân sự” của tác giả Bùi Đức Giang đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 22 (2014) đã nêu lên quy định về quyền cầm giữ trong pháp luật dân sự của Pháp và Anh.
Ị4 Hoàng Thị Hải Yến (2004), 7 hé chap bao dam thực hiện nghĩa vu trong pháp luật dân sự Việt Nam và cộng hoaPháp, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội, tr.30.
Trang 28Bài báo “M6t số vấn dé về cầm giữ tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2005” đăng trên tạp chí Luật học số 11/2014 của tác giả Nguyễn Văn Hợi đã phân tích về quyền của bên cầm giữ tài sản Tác giả đưa ra nhiều cách nhìn nhận khác nhau về cầm giữ tài sản
trong BLDS năm 2005, Luật thương mại năm 2005, Bộ luật hàng hải năm 2005, Nghị
định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm Trong bài viết của mình, tác giả Nguyễn Văn Hợi đã nêu rõ về đối tượng của cầm giữ tài sản là tài sản nhưng có nhiều điểm chưa tương đồng giữa các quy định về vấn đề này Bài viết cũng nêu rõ phạm vi, thời hạn của cầm giữ tài sản, quyền của bên cầm giữ tài sản Theo đó, quyền của bên cầm giữ tài sản gồm có: (1) quyền cầm giữ toàn bộ hoặc một phan tài sản; (2) quyền thu hoa lợi, lợi tức từ tài sản cẦm giữ; (3) quyền yêu cầu bên có tài sản bị cầm giữ thanh toán các chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản đó.
Cả hai bài báo cũng nêu lên căn cứ chấm dứt quyền cầm giữ: (1) theo thỏa thuận của các bên; (2) bên cầm giữ vi phạm nghĩa vụ bảo quản giữ gìn tài sản cầm giữ; (3) bên có tài sản bị cầm giữ hoàn thành nghĩa vụ.
Các công trình nghiên cứu về cầm giữ cũng chưa làm rõ được quyền cầm giữ có được coi là vật quyền hay không.
Kết luận chung về vật quyền bảo đảm: Về mặt lý luận về vật quyền bảo đảm chưa được các công trình nghiên cứu một cách cụ thé, chỉ mới có một vai công trình đề cập đến một cách khái quát Các vật quyền bảo đảm chưa được nghiên cứu từ khái niệm, nội dung quyên, đặc điểm, căn cứ xác lập các quyền này, mối liên hệ cụ thé với quyền của chủ sở hữu tài sản cũng chưa được đề cập, đi sâu nghiên cứu.
2 Câu hỏi nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của
luận án
2.1 Các câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu
BLDS cần được xây dựng dựa trên những học thuyết pháp lý nhất định để thuận lợi cho việc áp dung và thực thi các quy định của pháp luật Lý thuyết vật quyền - trai quyền đã tồn tại từ rất lâu đời trong pháp luật La Mã vẫn chứa đựng nhiều yếu tô tích cực, mang nhiều giá trị pháp lý mà nhiều nước trên thế giới đã vận dụng để xây dựng pháp luật dân sự như Pháp (BLDS Napoleon 1804 nổi tiếng), Nhật Bản, CHLB Đức, Vương quốc Hà Lan Do vậy, cần nghiên cứu về vật quyền để có thé học hỏi và vận dụng dé bố sung, hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay.
Cau hỏi nghiên cứu chủ yêu của luận an:
Trang 29Có tồn tại các vật quyền trong pháp luật dân sự có mối liên hệ nội tại với nhau dé hình thành nên một hệ thống các vật quyền hay không?.
Cần phải làm rõ các vấn đề lý luận chung về vật quyền như khái niệm, đặc điểm, nội dung của các vật quyền cụ thê là gì?.
Giả thiết nghiên cứu của Luận án:
- BLDS Việt Nam đã có quy định về các quyền đối vật, nhưng thực tẾ sự ghi nhận này còn chưa day đủ về số lượng quyên, chưa dựa trên những nền tảng lý luận vững chắc dé thé chế hoá các quyên này vào trong pháp luật dân sự.
- Những vấn đề lý luận cơ bản về vật quyền cần phải nghiên cứu làm rõ như khái
niệm, đặc điểm, nguyên tắc, phân loại, mối liên hệ của các vật quyền để làm rõ được về
mặt lý luận cũng như tạo cơ sở dé thé chế hoá vào các quy định pháp luật Trên cơ sở đã nêu, Luận án đi sâu làm rõ về mặt lý luận chung như sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về vật quyền như khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, phân loại, mối liên hệ giữa các vật quyền.
- Làm rõ khái niệm, nội hàm, đặc điểm, căn cứ xác lập của các vật quyền cụ thé trong hệ thống vật quyên.
- Nghiên cứu một số bat cập về quy định liên quan đến vật quyền và vướng mắc trong thực thi các vật quyên trong thực tiễn.
- Kiến nghị hoàn thiện về mặt lý luận về vật quyền và kiến nghị nhăm hoàn thiện
pháp luật dân sự.
2.2 Những định hướng nghiên cứu mới của luận an:
- _ Về lý luận vật quyền
Luận án nghiên cứu về sự tồn tại khách quan của các vật quyên trong pháp luật dân sự, làm rõ lý do cần thiết để xây dựng hệ thống vật quyền trong pháp luật dân sự Việt
Nam Luận án nghiên cứu, làm rõ khái niệm về vật quyên, hệ thống các vật quyên,
nghiên cứu về những đặc điểm pháp lý cơ bản của vật quyền, nghiên cứu, làm rõ những nguyên tắc của các vật quyền, làm rõ được mối liên hệ giữa các vật quyền với nhau trong tong thể hệ thong các vật quyên.
- _ Về quyền sở hữu
Luận án nghiên cứu nhằm chỉ rõ vị trí của quyền sở hữu trong hệ thống các vật
quyên, làm rõ nội dung quyên sở hữu, đặc điêm pháp lý của quyên sở hữu, làm rõ môi
Trang 30quan hệ giữa quyền sở hữu với các vật quyền khác, làm rõ căn cứ xác lập quyền sở hữu trong mối liên hệ với thực tiễn xác lập quyền này.
- _ Về quyền hưởng dụng
Luận án đi sâu nghiên cứu nhằm chỉ ra khái niệm, nội hàm quyền hưởng dụng, làm rõ đặc trưng của quyền hưởng dụng, đưa ra và phân tích các căn cứ xác lập trong mỗi liên hệ với thực tiễn xác lập quyền hưởng dụng, tìm hiểu mối liên hệ giữa quyền hưởng dụng với quyền sở hữu và các vật quyền khác.
- _ Về quyền bề mặt
Luận án tiếp tục làm rõ hơn nữa về khái niệm quyên bề mặt, đặc điểm pháp lý của quyền này, chỉ rõ đối tượng tác động của quyên này, nêu rõ vị trí của quyền bề mặt trong mối liên hệ giữa quyền bề mặt với quyền sở hữu của chủ sở hữu BĐS, làm rõ căn cứ xác lập quyền bề mặt trong mối liên hệ với thực tiễn xác lập quyền này.
- _ Về quyền địa dịch
Luận án nghiên cứu bản chất của quyền địa dịch, khái niệm của quyền địa dịch, làm rõ đặc điểm pháp lý của quyền địa dịch, phân loại quyền địa dịch, làm rõ mối liên hệ của quyền này với quyền sở hữu và các vật quyền khác, tiếp tục nghiên cứu về căn cứ xác lập quyền địa dịch liên hệ với thực tiễn xác lập quyên này.
- _ Về các vật quyền bảo đảm
Luận án nghiên cứu về những cơ sở lý luận về vật quyền bảo đảm, chỉ ra những đặc tính của vật quyền bảo đảm, làm rõ mối liên hệ giữa các vật quyền bảo đảm với quyền sở hữu của chủ sở hữu tai sản, làm rõ các căn cứ xác lập các vật quyền nay.
- Két quả nghiên cứu
Luận án thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên Từ đó, Luận án đưa ra những kiến nghị về việc hoàn thiện cơ sở lý luận về hệ thống vật quyền, kiến nghị
hoàn thiện về việc quy định các vật quyền cụ thể, kiến nghị sửa đôi, bô sung, hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành, tạo cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn về lý luận về vật quyền cũng như nghiên cứu sâu hơn về các vật quyền cu thé, phục vụ công tác nghiên
cứu và giảng dạy cho các cơ sở dao tạo luật.
Trang 31Chương 1 - LÝ LUẬN CHUNG VE VAT QUYEN 1.1 Khái lược một số vấn đề về vật quyền
1.1.1 Khái niệm về vật quyền
Trong đời sống dân sự, chủ sở hữu có quyền tác động trực tiếp lên các loại tài sản của mình để phục vụ cho những mục đích hoặc thoả mãn những lợi ích nhất định của mình Ngược lai, các chủ thé khác ngoài chủ sở hữu cũng có quyền tác động lên tài sản của một chủ sở hữu nhất định khi mà các chủ thể này được chủ sở hữu cho phép Các quyền đối với tài sản như trên gọi chung là các vật quyền Các vật quyền là những quyền được tồn tại một cách khách quan trong đời sống xã hội dân sự Theo lẽ tự nhiên, con người muốn tồn tại được thì phải tim mọi cách dé đáp ứng các nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần của mình Trước tiên, các nhu cầu vật chất, tinh than cơ bản của con người phải kế đến như có lương thực dé ăn, có nhà dé ở, có quần áo dé mặc, có xe cộ dé đi lại, có ruộng vườn dé cày cấy.v.vv Con người bằng lao động mà tác động vào thế giới tự nhiên dé tạo ra các vật nham đáp ứng được nhu câu của mình Trong thế giới vat chat, các vật chất có thé sẵn có trong tự nhiên (đất đai, nước, kim loại ) hoặc cũng có thê do hoạt động lao động của con người tạo nên (xe cộ, nhà cửa, quần áo ) Các tài sản thời
ool A
kỳ sơ khởi của loài người chủ yếu tồn tại đưới dang “vật”, thông thường va chủ yếu là
các vật hữu hình như nhà cửa, bàn chế, thức ăn, Thời kỳ này chưa xuất hiện các loại tài
sản mang tinh chất vô hình như quyên tài sản, quyền sở hữu trí tuệ
Dé các vật này có thé đáp ứng được nhu cầu cho minh thì người có vật phải được quyền làm chủ nó, tức là phải có toàn quyền tác động trực tiếp lên vật theo ý chí và nguyện vọng của mình, đồng thời phải có quyền bảo vệ trước những hành vi xâm phạm từ người khác và phải có quyền ngăn cản những người khác xâm phạm cũng như quản lý,
khai thác, sử dụng tài sản đó Nhà nước phải thông qua pháp luật mà quy định cho họ
những quyền nhất định trong việc ứng xử đối với tài sản của mình (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) cũng như cấm, ngăn chặn những người khác thực hiện các hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện quyền của người có vật Tóm lại, Nhà nước phải có quy định về chế định quyền sở hữu dé tao ra cơ sở pháp lý cho người có tai sản thực hiện việc thống trị đối với tài sản của mình và ngăn chặn được người khác xâm phạm đến quá trình chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản của chủ sở hữu Pháp luật các
nước trên thê giới nói chung đêu mong muôn đảm bảo cho mọi công dân có được những
Trang 32quyền cơ bản quan trọng nhất của con người, trong đó có quyền đối với tài sản hợp pháp
của mình.
Phải nói rằng van dé sở hữu luôn là van dé then chốt trong pháp luật dân sự không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với tất cả các nước khác trên thế giới Khi đời sống xã hội phát triển cao hơn, các loại tài sản không chỉ đơn thuần là những vật hữu hình mà còn bao gồm cả những tài sản mang tính chất vô hình Các quan hệ tài sản luôn xuất phát từ quan hệ sở hữu và cũng vì quan hệ sở hữu, quan hệ sở hữu là tiền dé, là xuất phát điểm
cho tinh hợp pháp của các quan hệ khác`Š Trong sự phát triển chung của xã hội dân sự,
nhu cầu của con người ngảy càng cao thì cần phải có những cách thức đa dạng, khác nhau để con nguoi có thể đạt được những lợi ích vật chất, tinh thần nhất định cho mình Một sự thật hiển nhiên trong đời sống xã hội là nhu cầu của con người ngày càng tăng cao, ngày càng đa dạng, phong phú nhưng thực tế trái ngược là không phải bất kỳ người nao cũng có được tài sản của riêng minh dé nhằm thỏa mãn những nhu câu vật chat, tinh thần mà mình mong muốn Do vậy, trong thực tiễn các chủ thể có thể thỏa mãn nhu cầu
của mình thông qua việc sử dụng tài sản của người khác Ngược lại, chủ sở hữu tài sản
cũng có thé cho phép người không phải là chủ sở hữu thực hiện việc khai thác, sử dụng tài sản của mình trong những điều kiện nhất định phù hợp với ý chí của chủ sở hữu và đồng thời không vi phạm các quy định của pháp luật Cử sở hữu tài sản có thé cho người khác một vài quyên trên tài sản của mình và người này được phép thực hiện các quyên ấy trên tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo ý chí chủ sở hữu Các quyên này có nội dung khác nhau, có phạm vi áp dụng khác nhau nhưng đều giống nhau ở chỗ chúng đều phái sinh từ quyền sở hữu và có nội dung hẹp hơn quyển sở
Vậy, có thé khang định răng ngoài quyền sở hữu tài san của chủ sở hữu thì vẫn tồn tại những loại quyền khác đối với tài sản Các loại quyền này cho phép các chủ thể không phải là chủ sở hữu có quyền khai thác, sử dụng tài sản của chủ sở hữu để đạt được những lợi ích nhất định Các quyền này đều có mối liên hệ chung với quyền sở hữu và được phái sinh từ quyền sở hữu của chủ sở hữu tai sản Tóm lại, một xã hội dân sự phát triển đến một trình độ nhất định thì điều kiện khách quan đưa lại là có sự tồn tại các quyền đối với
''Trần Thị Huệ, “Quyên sở hữu và quyền năng của chủ sở hữu ”, chuyên đề cho Hội thảo khoa học cấp Trường doBộ môn Luật Dân sự, Khoa pháp luật dân sự tô chức ngày | L/ 12/2007.
''Dương Đăng Huệ (2015), “Nên sử dụng khái niệm vật quyên trong Bộ luật Dân sự ”, tldd, tr 5.
Trang 33tài sản, trong đó bao gồm quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản và các quyền tài sản khác đối với tài sản của một chủ sở hữu nhất định.
Các loại vật quyền đã được ghi nhận từ cách đây hằng trăm năm khi mà các quan hệ dân sự được phát triển mạnh mẽ Pháp luật La Mã đã có những quy định gan voi nhom hành vi cu thé tac động lên tai sản va chia thành hai nhóm Trong các nguén luật La Mã, nhóm thứ nhất của quyén tài san được gọi là jura in re (vật quyên), nhóm thứ hai — in persona (quyên đối với cá nhân) Từ thời gian đó, vật quyên hay jura in re được xác định như là một tập hợp các nguyên tắc, xác lập thẩm quyên trực tiếp và thường xuyên của các chủ thể riêng biệt đối với một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
Như vậy, vật quyền (real right) và quyền yêu cầu (right under an obligation - trái quyền) đã được tổn tại từ trong pháp luật La Mã Thông qua các quy định về vật quyền, pháp luật La Mã cho phép các chủ thể có quyền được phép tác động một cách trực tiếp và thường xuyên đối với vật để thỏa mãn lợi ích của mình Các luật gia La Mã không nêu ra các định nghĩa và thuật ngữ vật quyền nhưng khái niệm vật quyền và trái quyền đã tồn tại từ thời kỳ La Mã (cách đây hơn 2000 năm) Đến thời ky cận đại, BLDS đầu tiên và nỗi tiếng trên thế giới (Bộ luật Napoleon — 1804) cũng đã ghi nhận về các vật quyền ngay
trong phần thứ 2 (Vật quyền) của Bộ luật này Do vậy, có thể khăng định khái niệm vật
quyền được xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn đời sống xã hội Nó la sản phẩm tat yếu của lịch sử chứ không phải tư duy ngẫu hứng của các luật gia'Š
Vậy, có thé hiểu khái niệm vật quyền dưới nhiều góc độ khác nhau Theo nghĩa
thông thường, có thể hiểu khái niệm vật quyền thông qua việc nhìn nhận sự đối lập giữa
vật quyền và trái quyền Trong quan niệm la tỉnh, vật quyên (jus in re) được hiểu là quyên được chủ thể (người có quyên) thực hiện trực tiếp và tức thì trên một vật mà không
can vai trò trung gian của một người khác `” Dưới góc độ cụ thé nào đó, vật quyền có
tính chất tuyệt đối và đối lập với tính chất tương đối của trái quyền Do vật quyền có tính chất tuyệt đối nên tất cả mọi người phải tôn trọng quyền của người có vật quyền Trong khi đó, tính chất tương đối của trái quyền cho phép trái chủ tác động, yêu cầu đối với một chủ thé xác định, tức là trái quyền có hiệu lực đối với một người hoặc một nhóm người nhất định mà không phải là đối với tat cả mọi người.
Nguyen Ngọc Đào(2000), Ludt La Ma, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai, tr 32.
“hụt ://baophapluat.vn/nhip-cau/dai-dien-bo-tu-pha el -giai-khai-niem-vat-quyen-va-trai-quyen-209439 html Bàiviét: “Dai dién B6 Tu phap ly giai khái niệm “vật quyền” và “trái quyền” Truy cập 15/1/2017
Neuyén Ngọc Điện (2010), “Sự cân thiết của việc xây dựng chế định vật quyên, trải quyên trong luật dân sự” Tạp
chí nghiên cứu lập pháp, sô 23 (184) tháng 12/2010, trang 56.
Trang 34Vật quyền cho phép chủ thể có vật quyền tác động trực tiếp lên vật mà không phải thông qua bat kỳ một người nào khác hay nói cách khác vật quyền thé hiện rõ mối quan hệ giữa chủ thé của vật quyền đối với vật Trong khi đó, người có trái quyền không được tác động trực tiếp lên vật mà chỉ có quyền yêu cầu đối chủ thê khác nhằm tác động đến vật hay cụ thé là trái quyền thé hiện mối quan hệ giữa các chủ thé trong việc chuyên dịch tài sản Qua việc phân biệt vật quyền và trái quyền, chúng ta có thé nhận thấy những tinh chất khác biệt của vật quyền với nghĩa là quyền tác động trực tiếp, tuyệt đối lên tài sản của một chủ thé nào đó (người là chủ sở hữu hoặc không phải là chủ sở hữu tải sản).
Ngoài ra, khái niệm vật quyền cần được nhìn nhận ở hai góc độ chủ quan và khách quan Theo nghĩa chủ quan thì vật quyền là quyên của một chủ thé nhất định doi với một tài sản nhất định, cho phép chủ thể này trực tiếp thực hiện các quyên năng được pháp luật thừa nhận đổi với tài sản đó Theo nghĩa khách quan thì vật quyên là toàn bộ các quy phạm pháp luật quy định về vật với tu cách là đối tượng của quyêễn ” Dé hiểu rõ hơn khái niệm vật quyền thì cần làm rõ được đối tượng tác động của các vật quyền bao gồm những gi? Nội dung của vật quyền chính là thé hiện cụ thé mối quan hệ giữa chủ thé của quyền (là con người) và đối tượng của quyền (vật) Trên thực tế, đối tượng của quyền (vật) đã có những chuyền biến nhất định cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của xã hội khi mà của cải trong xã hội được làm ra nhiều hơn, đa dạng hơn, phong phú hơn Do vậy, đối tượng của quyền là vật không còn phù hợp nữa trong thực tiễn đời sống ngày nay, bởi đối tượng của quyên có thé là những tài sản mang tính chất hữu hình (xe, quần áo, đồ ăn ) và tài sản mang tính chất vô hình (quyền sử dụng đất, quyền đối với phát minh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa.v.vv ) Như vậy, khái niệm tài sản được hiểu bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá,
quyên tai sản”' không thé bao trùm hết được các loại tài sản trong giao lưu dân sự Tdi
sản là một phạm trù động mà phạm vi của nó có thé thay đổi theo các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nhất định Tài sản hữu hình là vật Còn tài sản vô hình là quyên Tài sản vô hình hay còn gọi là quyên tài sản bao gồm: quyên đổi vật (vật quyên);
A Ae A re A ` A 2 ~ z All
quyên doi nhân (trai quyên); va quyên sở hữu trí tuéTM.
°° Dương Đăng Hué(2015), “Nên sử dụng khái niệm vật quyền trong pháp luật dân sự ”, tlđd, tr 5.“'Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015
? Ngô Huy Cương, “Tổng luận về chế định tài sản trong Dự thảo Bộ luật Dân sự 2005 sửa đổi”, Kỷ yêu Toa đàmkhoa học “Chế định tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng trong dự thảo Bộ luật dân sự sửa đôi”, Khoa Luật Đại hoc QuốcGia Hà Nội, tháng 02/ 2015.
Trang 35Với việc nhìn nhận về tài sản như trên, có thé thay đối tượng của vật quyền không chỉ đơn giản là “vật hữu hình” như quan niệm trong pháp luật thời kỳ trước đây Một số nhà nghiên cứu cho rang, đối tượng của vật quyên không chỉ được hình dung là một vật
cụ thể, mà vật quyên được hiểu là quyên của một chủ thé đối với một tài sản”, cho phép
chủ thé trực tiếp thực hiện các quyền năng được pháp luật thừa nhận đối với một tài sản Có thể làm rõ hơn về khái niệm vật quyền thông qua việc nghiên cứu quy định về tài sản trong pháp luật La Mã được ghi nhận trong cuốn sách “A manual of the priciples of Roman Law relating to persons, property and obligation” xuất bản từ năm 1915 bởi nhà xuất bản W Green & Son, Edinburgh Vat (res) trong luật La Mã không chỉ là vật với nghĩa “vật chat” và “hữu hình” mà còn bao gom cả những thứ “phi vật chất” và “vô hình ” giống như quyên đổi với tài sản Nói cách khác, vật (res) trong luật La Mã dùng dé chỉ tat cả những thứ mà có thé là đối tượng của một quyên hoặc thông qua nó để các quyền được thực hiện bởi các chủ thé, bao gôm các đổi tượng vật chất (vat) và tài sản vô
hình (quyên) như quyên thừa kế, dịch quyễn, “”.
Từ những lập luận trên, theo quan điểm của nghiên cứu sinh, khái niệm “vá quyên” cần được hiểu theo nghĩa rộng, vật guyên là những quyển phải có day ai những đặc tính như tinh doi vật, tinh tuyệt đối, tính đeo đuổi và có nội hàm được biếu hiện là quyên của một chủ thể bằng hành vì của mình tác động trực tiếp lên tài sản nhằm thoả mãn những nhu cầu, lợi ích của mình.
Với cách hiểu chung nhất về vật quyền như trên có thé đưa đến khái niệm chung về hệ thống vật quyên trong pháp luật dân sự Việt Nam Vậy, hệ thong vật quyển trong pháp luật dân sự Việt Nam là tập hợp các vật quyên trong pháp luật dân sự và có môi liên hệ hữu cơ với nhau Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, hệ thống vật quyền có tính mở, bởi lẽ, hệ thống pháp luật dân sự ở mỗi nước trên thế giới có sự ghi nhận khác nhau về các loại vật quyền trong pháp luật dân sự Nhìn chung, phần lớn pháp luật dân sự các nước trên thế giới đều ghi nhận các vật quyền điển hình như quyền sở hữu, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, quyền địa dịch và các vật quyền bảo đảm.
1.1.2 Quy định về vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam
*3Gullifer (L.) (ed), Goode on Legal Problems of Credit and Security, Sweet & Maxell, 4° edn, 2008, paras, 106 and107 and 1-17 and seq.
®R.D Mellville (1915), A manual of the priciples of Roman Law relating to persons, property and obligation, W.Green & Son, Edinburgh Publisher, page 197.
Trang 36Có thé khang định rằng, quyền của một chủ thé nhất định đối với tài sản của mình cần được pháp luật bảo vệ và phải được tôn trọng từ các chủ thê khác trong xã hội là một tất yêu khách quan trong đời sống xã hội dân sự Những quyền cơ bản của một chủ thé đối với tài sản của mình đã được ghi nhận ở văn bản luật có giá tri cao nhất và cơ bản nhất đó là Hiến pháp Các bản Hiến pháp của nước ta được ban hành vào các năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 đều có những quy định ghi nhận những quyền cơ bản nhất của công dân, trong đó có quyền sở hữu tài sản Ngay từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1945, bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nước ta đã ghi nhận rất cụ thé tại Điều thứ 12: “Quyên tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm” Đến Hiến pháp 2013, các quyền cơ bản này lại được ghi nhận cụ thé hơn, vi dụ Điều 32 quy định “7 Mọi người có quyên sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phan vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế; 2 Quyên sở hữu tr nhân và quyên thừa kế được pháp luật bảo hộ”; Điều 34 quy định: “Moi người có quyên tự do kinh doanh trong những ngành nghệ mà pháp luật không cam” Như vậy, pháp luật nước ta đã dam bảo cho mọi công dân có được những quyền cơ bản quan trọng nhất của con người, trong đó có quyền đối với tài sản
hợp pháp của mình.
Tìm hiểu trong lịch sử các BLDS được áp dụng trên lãnh thé Việt Nam qua nhiều thời kỳ trước đây cũng đều đã có những quy định về vật quyên Điển hình, Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 đã có nhưng quy định chung về quyền sở hữu, quyền ứng dụng thu lợi (Điều 556), Quyền dùng và quyên ở (Điều 588), Quyền địa dịch (Điều 602) Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật 1936 cũng có quy định khá đầy đủ về các vật quyền như Điều thứ 629
về địa dịch; Điều thứ 1512 về cầm cố; Điều thứ 1527 về thế chấp Ở một góc độ nào
đó, chúng ta có thé nhìn thấy ở thời kỳ Pháp thuộc các vật quyền đã được ghi nhận trong pháp luật dân sự thông qua các Bộ luật nêu trên Các vật quyền đã được ghi nhận rất cụ thể, rõ ràng trong pháp luật thời Pháp thuộc, tạo thành những quyền tài sản để phục vụ cho một xã hội dân sự phát triển ở thời kỳ này Để minh chứng cho nhận định này, có thể viện dan một số điều luật quy định trong bộ Hoàng Việt Trung Kì hộ luật 1936 Cụ thé, Điều thứ 464 Hoàng Việt Trung Ki hộ luật quy định như sau: “Các thir vi quyền sỏ- dung thuộc về bat động sản mà thành ra bat động sản là: A) Những vật quyên thuộc về bat động sản như sau này: 1) quyên sở hữu; 2) quyên hưởng dung thu lợi; 3) quyên dùng và quyên ở; 4) quyên cho thuê dai hạn; 5) quyên địa dich; 6) quyên cam cô bat động san; 7)
Trang 37quyên để đương; B) quyên di kiện dé đòi một bất động sản” Điều thứ 469 quy định: “Các thứ vì pháp luật chỉ định mà là động sản là: 1) Những vật quyên thuộc về động sản va quyên di kiện dé đòi hay là truy về một động sản; 2) Những cô phần trong một hội buôn hay phường hội; 3) Các nghiệp bổn buôn bản ”
Như vậy, có thê thấy rằng pháp luật dân sự giai đoạn này đã có hầu hết các quy định về vật quyền Các quy định về vật quyền góp phần đảm bảo cho đời sống giao lưu
dân sự thời kỳ này sôi động và phong phú hơn giai đoạn xã hội trước đó.
Do điều kiện, hoàn cảnh đất nước xảy ra cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, để điều hành Nhà nước và điều chỉnh các giao lưu dân sự trong điều kiện mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký nhiều sắc lệnh, trong đó có Sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 Theo đó, những quyên dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành sự nó đúng với quyên lợi của nhân dân Điều 14 Sắc lệnh 97/SL quy định: “Tat cả các diéu khoản trong dân pháp điển Bắc Kì, dân pháp điển Trung Kì, Pháp quy giản yếu 1883 (Sắc lệnh ngày 3 tháng 10 năm 1883) thi hành ở Nam Ki, và những luật lệ theo sau, trải với những diéu khoản trên này đều bị bãi bở” Như vậy, kế từ sau khi ban hành Sac lệnh 97/SL thì vai trò của các BLDS thời Pháp thuộc trước đây chỉ còn được áp dụng hạn chế ở phạm vi những điều luật phù hợp với quy định tại Sắc lệnh trên Tuy nhiên, do điều kiện đất nước tiễn hành chiến tranh kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 — 1954, cùng với điều kiện về kinh tế - xã hội nghèo nàn ở giai đoạn này, giao lưu dân sự trong xã hội chưa được day manh nén việc xây dựng và ban hành các quy định về pháp luật dân sự là không nhiều Hệ qua là, các quy định của pháp luật về vật quyền cũng không được chú trọng xây dựng trong giai
đoạn này.
Hiến pháp 1959 ra đời, quyền sở hữu của công dân được ghi nhận nhưng thời gian ngay sau đó đất nước ta tiễn hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, tat cả sức người, sức của đều được tập trung ưu tiên cho mục tiêu cao cả là giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, cho nên các quan hệ dân sự ít có điều kiện phát triển, không có các văn bản pháp luật để thể chế hoá quyền sở hữu của công dân Các quan hệ xã hội mang tính dân sự trong giai đoạn này ít được chú trọng và phải chịu ảnh hưởng sâu sắc của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, biện pháp hành chính được sử dụng phổ biến làm biến dang các quan hệ dân sự Có thé nói, ngoài việc quyền sở hữu được ghi nhận trong Hiến pháp 1959, gần như các vật quyền khác đều không được ghi nhận trong các văn bản pháp luật Giai đoạn 1954-1975, Nhà nước chủ yếu tập trung công cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng nền
Trang 38kinh tế được kế hoạch hoá tập trung, việc điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu thông qua biện pháp hành chính, mệnh lệnh, dẫn đến, các quan hệ kinh té mang tinh chat dan su thời kỳ này gan như không phát triển Trong bối cảnh đó, các vật quyền không được ghi nhận một cách cụ thê và hầu như không có những văn bản pháp luật quy định về các vật quyền ngoài quyền sở hữu Trong giai đoạn chiến tranh, đất nước ta bị chia tách thành hai miền Nam, Bắc Xã hội ở Miền Nam, dưới chế độ Việt Nam Cộng hoà, đã được điều
chỉnh và tuân thủ theo các quy định của Bộ Dân luật 1972 Bộ Dân luật 1972 cũng đã ghi
nhận phân loại tài sản thành động sản và BĐS, từ đó thiết lập nên hệ thống các vật quyền trên động sản và BĐS Ví dụ cụ thể, Điều 369 Bộ Dân luật 1972 quy định: “ Các vát quyên trên bất động sản: quyên sở hữu; quyên dung ích; quyền cư ngụ và hành dung; quyền thuê trường kỳ; quyên dia dịch; quyên thé chấp; quyên dé đương ”.
Có thé nói, chế định vật quyền đã từng được áp dụng trên phạm vi lãnh thé đất nước ta vào từng giai đoạn lịch sử nhất định Xét về mặt thời gian, các quy định liên quan đến chế định vật quyền đã được áp dụng trên lãnh thổ nước ta trong những giai đoạn lịch sử nhất định Tuy nhiên, giai đoạn ké từ đất nước ta hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước cho đến khi ban hành BLDS năm 1995 thì những quy định về vật quyền chưa được xây dựng thành hệ thống chặt chẽ, chưa được ghi nhận day du trong hé thong phap luat
dân sự.
BLDS Việt Nam các năm 1995 và 2005 đều không có quy định về chế định vật quyền nhưng trong những Bộ luật này vẫn ghi nhận những quyền cơ bản trong hệ thong vật quyền như quyền sở hữu, quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề Trong một số ban Dự
thảo sửa đôi BLDS năm 2005 đã có ghi nhận về chế định vật quyền, ví dụ: Dự thảo lần 2
và Phương án 2 của Dự thảo lần 3 có quy định “Phần thứ 2 — Vật quyền”, Dự thảo lần
4,5,6 thì có quy định “Phan thứ 2 — Quyền sở hữu và các vật quyền khác”?” Như vậy, có
thê thay tư duy xây dựng pháp luật dân sự trên cơ sở hệ thống vật quyên - trái quyền đã được hình thành trong quá trình phát triển của luật dân sự cho đến nay Tuy nhiên, BLDS
năm 2015 được thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm
2017 thì lại ghi nhận “Phan thứ 2 — Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản” Mặc du pháp luật thực định không ghi nhận về chế định vật quyền nhưng bản chất các quyền mà
°° Xem: Dự thảo sửa đôi Bộ luật dân sự 2005 từ lần 1 đến lần 9
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT DUTHAO LUAT/VIew_ Detail.aspx?ltemID=58§8§&LanID=l 191&TabIndex=1
Trang 39BLDS năm 2015 ghi nhận đều chính là vật quyền Việc không sử dụng khái niệm vật
quyền trong BLDS năm 2015 vì những lý do khác nhau nhưng không làm mất đi bản chất thật sự của các vật quyền được ghi nhận trong BLDS năm 2015, đó chính là các quyền sở hữu, quyền đối với BĐS liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt Việc không sử dụng thuật ngữ “vật quyền” trong BLDS năm 2015 để quy định cho các quyền đối vật có thé sẽ có những hạn chế trong việc lột tả bản chất của các vật quyền này Tuy nhiên, trong điều kiện pháp luật hiện hành của Việt Nam, việc sử dụng khái niệm vật quyền còn có nhiều quan điểm trái chiều Dé dung hoà những quan điểm đó, pháp luật dân sự bằng cách nao đó phải ghi nhận được những tư tưởng, luận điểm, đặc tính, nguyên tắc của vật quyén trong điều kiện không sử dụng thuật ngữ “vật quyền” trong BLDS.
Dé làm rõ van dé nay, chúng ta cần nhìn nhận tông quan chung nhất về mỗi quan hệ giữa các yếu tố: chủ thé trong luật dân sự, vật, hành vi Trong quan hệ tài sản mà luật dân sự điều chỉnh gồm quan hệ: (1) giữa người với người; (2) giữa người với vật Theo cách hiểu truyền thống, quan hệ giữa người với người là quan hệ đối nhân, là cơ sơ để hình thành nên “quyền đối nhân” Quan hệ giữa người với vật là quan hệ đối vật, là cơ sở hình thành nên“quyền đối vat” hay “vật quyền” Trong vật quyền, người có vật quyền được trực tiếp thi hành, ngay lập tức, không vấp phải sự cản trở nào khác trên tài sản là đối tượng của quyền Quyền sở hữu là vật quyền quan trọng nhất và là trung tâm của hệ thống vật quyền Xé/ về cả ngôn ngữ và cả về mặt pháp lý, câu nói “tôi có quyên sở hữu ngôi nhà ” là một câu nói có nghĩa hoàn chỉnh và thể hiện hoàn toàn được mối quan hệ
giữa người chủ sở hữu và vật (ngôi nhà) mà không phải thêm một ai khác vào câu nói đó“” Nếu pháp luật không thừa nhận thuật ngữ “vật quyền” thì khó có thé làm nổi bật
được mỗi quan hệ giữa chủ sở hữu và vật trong ví dụ vừa nêu Thực tế là, luật dân sự là ngành luật mang tính triết lý cao, có tính lý luận và là ngành luật căn bản của hệ thống luật tư Nếu không sử dụng thuật ngữ “vật quyên ” thì khó có thể tìm được một thuật ngữ nào khác có thé thay thé mà có khả năng mô tả chính xác tinh chất của loại quyên được
thi hành trực tiếp trên vật” That là một sự đáng tiếc khi BLDS năm 2015 đã không sử
dụng thuật ngữ “vật quyền”, mà thay vào đó sử dụng thuật ngữ “Quyên sở hữu va các
quyên khác đôi với tài sản”.
°° John E C Brierley (1997), Cases and Materials Relating to Civil Law Property IA, McGill University, p viii.“Ngô Huy Cuong, “Tong luận về chê định tài sản trong Dự thao Bộ luật Dân sự 2005 sửa doi”, tldd.
Trang 40BLDS năm 2015 quy định Phan thứ 2 — “Quyền sở hữu va quyền khác đối với tai sản” Việc quy định như trên có những điểm chưa hợp lý Nếu quy định hai về “Quyền sở hữu” và “Quyền khác đối với tài sản” thì vô hình chung đã đặt quyền sở hữu “đứng ngang hàng” với các vật quyền khác mà không thấy được mối liên hệ có tính phái sinh giữa quyền sở hữu với các vật quyền khác Quy định tiêu đề “Quyền khác đối với tài sản” mà nội hàm chỉ ghi nhận ba quyền là quyền bề mặt, quyền hưởng dụng, quyền đối với BĐS liền kề như trong BLDS năm 2015 thì lại chưa thé hiện đúng va đầy đủ ý nghĩa của cụm từ tiêu đề Cụm từ “quyền khác đối với tài sản” còn có thể được hiểu ngoài những quyền đã nêu trên còn có thé bao gồm rất nhiều quyền khác, có thé kế đến như quyền của bên thuê trong hợp đồng thuê tài sản, quyền của bên giữ tài sản trong hợp đồng gửi giữ tài sản, quyền của bên vận chuyền trong hợp đồng vận chuyên tài sản.v.vv Như vậy, có thể nói việc sử dụng thuật ngữ trong BLDS năm 2015 tại Phần thứ hai của Bộ luật này chưa thê biểu đạt đúng và day đủ về các vật quyên.
Mặc dù BLDS năm 2015 không ghi nhận và sử dụng thuật ngữ “vật quyền” nhưng trong Bộ luật này lại quy định về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản Về nhận thức chung thì quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản được quy định tại Phần thứ hai BLDS năm 2015 lại chính là những vật quyền Có thể khăng định răng, có sự tồn tại khách quan của các quyền của một chủ thê đối với vật (tài sản) trong đời song dân sự Việc tồn tai khách quan của các quyền nay sẽ không bị hạn chế bởi tên gọi ma pháp luật mỗi quốc gia đưa ra để xây dựng khái niệm về các quyền đối vật Ví dụ: Pháp luật dân sự các nước Pháp, Nga, Đức sử dụng tên gọi “vật quyền” trong khi pháp luật Việt Nam sử dụng cụm từ “quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản” để nói về các vật
quyên; Hay pháp luật dân sự các nước Pháp, Nhật sử dụng cụm từ “địa dịch” thì pháp
luật Việt Nam sử dụng cụm từ “quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề”, hoặc “quyền đối với BĐS liền kề” để chỉ cùng một nội dung quyén Tuy nhiên, van dé đặt ra là cần đưa ra một khái niệm định danh phù hợp để biểu thị cho các quyền đối với tài sản mà có tính
trực tiếp, tuyệt đối, không phụ thuộc vào người khác như đã nêu trên Có thé thay rang,
khai niém vat quyén đã tồn tại từ cách đây rất lâu và có tính lịch sử của nó Do vậy, thuật ngữ “vật quyền” cũng sẽ là thuật ngữ phù hợp dé diễn đạt nội ham tat cả các quyền đối vật ân chứa trong khái niệm này Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau mà pháp luật dân
sự Việt Nam đã không được thống nhất sử dung thuật ngữ “vật quyền” trong BLDS.