1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Công tác thủy nông ở tỉnh Vĩnh Yên thời Pháp thuộc

130 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công tác thủy nông ở tỉnh Vĩnh Yên thời Pháp thuộc
Tác giả Nguyen Thuy Hien
Người hướng dẫn TS. Truong Thi Bich Hanh
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 35,24 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề taicce.ceeccecceccescsscesscssessessssecssessessessessssessessessessessessessesssseeses | 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và các nguồn tư liệu (9)
  • 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiÊn CỨU.........................-- - -- << +2 11+ 1111k kg re, 9 4. Đối tượng, phạm vi nghiên Cứu....................---2- ¿5£ 2 £+E£+EE+EE+EE+EEeEEerEezEerrerrsrr 9 5. Phương pháp nghiÊn CỨU.......................... ..- -- + +11 E1 E91 91 1191 9v ng net 10 6. Đóng góp của luận VĂT......................... ..- - -- c2 1n TH TH ng ng ng 11 7. Bố cục của luận VAN v.eeeececesececsesesececsesececsesesecsesesececsesvsucassvsueaeassnsesarsveesecavaveees 11 )/2810Ẽ222577Ẽ 11 (17)
  • CHUONG 1: BOI CANH LICH SỬ VA DIEU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG (20)
    • 1.1.1. Khái quát quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (20)
    • 1.1.2. Quá trình hình thành tinh Vĩnh Yên........................ 2 2 2 s2 s+zE2£E£E£z£z+z+ze 15 1.2. Vài nét về điều kiện tự nhiên va đặc điểm dân cư của tinh Vinh Yên (23)
    • 1.2.1. Điều kiện tự nhiên....................... - ¿tt SE+EEEESEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkrkrrkererree 17 1. Đặc điểm địa hình .......................---- 2 + ©+++Exc2EEEEE2EEEEE 21x21 2EEEEEeEkerkrrrkee 17 2. Thiên nhiên nhiệt đới âm gió mùa ..........................-- 2-2-5 5+£s2s£+z++z+cs2 19 3. Thổ nhưỡng.......................----- 2-2 52+ E2EE+EE£EEEEEEEEEEE211211211211717111. 21.1. xe 23 1.2.2. Đặc điểm dân cư.......................------:- 5£ ©5£+SE+E1SEEEEEEEEEE1211211211211 11111121. 11x ee 24 1.3. Công tác thủy nông trước năm 18Š4..........................-- -- 5< c++++E*seiseseeeseererree 28 Tiểu kết chương I..........................-- 2-2-2 ©S£+E2+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEE121121121171 7121.21.11 xe 33 CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC THỦY NÔNG Ở VĨNH YÊN TỪ NĂM 1890 90/79 .6L 1“. ...4...................,.Ỏ. 35 2.1. Chính sách nông nghiệp của thực dân Pháp thời thuộc dia (25)
    • 2.1.1. Chính sách nông nghiệp của thực dân Pháp ở Việt Nam (43)

Nội dung

Trong chiến lược khai thác thuộc địa trên quy mô lớn của chính quyền thực dân nhằm vơ vét, tận dụng tối đa các thế mạnh về điều kiện tự nhiên,đặc điểm xã hội, thế mạnh kinh tế của các vù

Lý do lựa chọn đề taicce.ceeccecceccescsscesscssessessssecssessessessessssessessessessessessessesssseeses | 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu và các nguồn tư liệu

Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, nông nghiệp, trước hết là trồng trọt, luôn giữ vị trí quan trọng trong toàn bộ nén kinh tế và xã hội, có ảnh hưởng to lớn tới đời song sản xuất và tinh than của người dân Bên cạnh nguồn tư liệu sản xuất không thể thay thế là đất, các hoạt động canh tác chỉ có thể phát triển một cách thuận lợi khi nó có sự kết hợp nhuan nhuyễn, chặt chẽ và hợp lý giữa năm yếu tố: không khí, chất dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng và nguồn nước Trong đó, nước có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cây trồng, đảm bảo cho toàn bộ quá trình sinh sống của các chất hữu cơ bên trong thực vật được hoạt động bình thường.

Việc thiếu nước hay thừa nước đều gây ra những ảnh hưởng xấu tới năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản Chính vì vậy, điều hòa, duy trì lượng nước phù hợp trên các cánh đồng, hay gọi chung là công tác thủy nông, luôn là ưu tiên hàng đầu của các cấp chính quyền cũng như nông dân Việt Nam.

Sau nhiều thé kỷ “nhòm ngó” Việt Nam, dưới ảnh hưởng của chính sách

Viễn Đông của Napoléon III, ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nỗ súng tan công vịnh Đà Nẵng Công cuộc xâm lược Việt Nam của Pháp chính thức bắt đầu Hơn hai thập kỷ sau đó, với hai bản hiệp ước là Harmand và Patenôtre, Việt Nam về cơ bản đã mat đi quyền độc lập quốc gia Dưới ảnh hưởng của chính sách cai trị của thực dân Pháp, kinh tế Việt Nam có nhiều chuyền biến, đồng thời, địa giới hành chính Việt Nam cũng có nhiều thay đổi Cho tới trước thập niên 90 của thế kỷ XIX, địa danh Vĩnh Yên chưa xuất hiện trong lịch sử, tên gọi Vĩnh Yên chỉ xuất hiện khi người Pháp xâm chiếm được Bắc Kỳ và từng bước thiết lập quyền kiểm soát ở nơi đây Trong chiến lược khai thác thuộc địa trên quy mô lớn của chính quyền thực dân nhằm vơ vét, tận dụng tối đa các thế mạnh về điều kiện tự nhiên, đặc điểm xã hội, thế mạnh kinh tế của các vùng thuộc địa, công tác thủy nông tại Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Yên nói riêng là vấn đề rất được người Pháp quan tâm.

Cuối thé kỷ XIX, đầu thé ky XX, công tác thủy nông của người Pháp tại tỉnh

Vĩnh Yên được thực hiện tương đối đồng bộ, tập trung vào hai vấn đề chính là trị thủy (ngăn nước sông tràn vào các cánh đồng gây tình trạng ngập úng kéo dài và thoát ngập úng do mưa bão) và dẫn thủy nhập điền (đưa nước tới các đồng ruộng).

Những hoạt động đó góp phần mang lại kết quả tích cực cho kinh tế tỉnh Vĩnh Yên nhưng bản thân nó vẫn còn tồn tại không ít những hạn chế do yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan Nghiên cứu chính sách khai thác thuộc địa của chính quyền Liên bang Đông Dương nói chung, công tác thủy nông của người Pháp tại Vĩnh Yên giai đoạn này nói riêng có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn Điều này không chỉ góp phần làm rõ những thay đổi trong kinh tế nông nghiệp trồng trọt của tỉnh mà còn góp thêm vào hoạt động nghiên cứu về công tác thủy nông mà người Pháp thực hiện tại Việt Nam trong suốt thời kỳ Pháp thuộc.

Nghiên cứu về công tác thủy nông tại tỉnh Vĩnh Yên là một vấn đề hấp dẫn nhưng không ít phức tạp Vấn đề này tuy đã được trình bày, mô tả trong một số tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài và tiếng Việt nhưng nhìn chung vẫn còn sơ lược và thiếu tính hệ thống Chính vì vậy, đây vẫn là một khoảng trống cần phải tiếp tục nghiên cứu Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Công fác thủy nông ở tỉnh Vĩnh Yên thời Pháp thuộc ” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lich sử Việt Nam của mình.

2 Tông quan tình hình nghiên cứu và các nguôn tư liệu

Có thê nói, cho tới những năm đầu thế kỷ XXI, nghiên cứu về thủy nông tỉnh Vĩnh Yên còn là một khoảng trống cần được khỏa lấp, còn thiếu những nghiên cứu bài bản, đầy đủ và hệ thống về vấn đề này Tuy nhiên, thông qua những nghiên cứu chung về kinh tế cũng như thủy nông tại Đông Dương và Bắc Kỳ thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, vấn đề thủy nông tại Vĩnh Yên phần nào được nhắc tới ít nhiều Đây là cơ sở quan trọng góp phan “vén màn” bức tranh thủy nông của tỉnh, là nền tảng bước đầu cho nghiên cứu thủy nông Vĩnh Yên nói riêng, kinh tế

2.1 Nghiên cứu của tác giả nước ngoài

Vùng đất Việt Nam ngày nay từng là một trong những xứ thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Pháp, chính vì vậy, nghiên cứu về Bắc Kỳ nói riêng, Đông Dương nói chung trong giai đoạn trước năm 1945 là chủ đề được nhiều học giả nước ngoài, trước hết là học giả Pháp, quan tâm Trong đó, vấn đề nông nghiệp và thủy nông, là các van đề cơ bản va căn cốt trong nên kinh tế Việt Nam, đã được nhiêu trí thức tiến hành nghiên cứu và công bồ rộng rãi.

Năm 1912, cuỗn Revue de Géographie (Tạp chi địa ly) [108], bao gồm nhiều bài viết của các tác giả về van dé địa lý trên thế giới, được xuất ban lần thứ sáu.

Trong lần xuất bản này, tạp chí có ba bài viết tập trung vào các chủ đề: tưới nước ở châu thé Bắc Ky; tưới nước ở Valais; cuộc sống của thô dân châu Mỹ (Indiens) ở Chaco (Nam Mỹ) Theo đó, phan 1 của tác phẩm với tên gọi “L'irrigation dans le delta du Tonkin” (Thủy lợi ở châu thé Bắc Kỳ) của Chassigneux (1912), tác giả tập trung trình bày về bốn van dé sau: hạn hán ở châu thổ Bắc Ky; các điều kiện địa lý của thủy lợi; các công trình được thực hiện dưới các triều đại An Nam; các công trình được thực hiện dưới chế độ bảo hộ của Pháp Thông qua đó, bức tranh về thủy lợi, thủy nông tại khu vực miền Bắc Việt Nam trước năm 1910 phần nào được hé lộ.

Tiếp đó, trước sự tàn phá của trận lũ năm 1915, Kỹ sư Peytavin [109] đã gửi một bản báo cáo tới chính quyền Liên bang Đông Dương với nội dung về tình hình trận lũ và những khuyến nghị của bản thân mình Bản báo cáo sau được xuất bản thành sách Rapport sur la crue du Fleuve Rouge et les inondations du Tonkin en 1915 (Báo cáo về lũ sông Hồng và các trận lụt ở Bắc Kỳ năm 1915) Với kết cau 5 chương mục, Peytavin đưa người đọc di từ khái lược chung về sông Hồng và đồng bang sông Hồng, tới trận lũ sông Hồng trong tháng 7/1915, lũ lụt ở châu thé Bắc Ky năm 1915, nghiên cứu tóm tắt về van đề nguồn nước tại châu thé sông Hong và cuối cùng ông đi tới những kết luận chung, tổng kết lại ý kiến của bản thân mình. Đê điều tại khu vực Bắc Kỳ luôn là vấn đề được chính quyền và các học giả

Pháp dành nhiều sự quan tâm Năm 1930, tại Hà Nội, J Gauthier [96] cho xuất bản một chuyên khảo về chủ đề này với tên gọi Digues du Tonkin (Đê điều tại Bắc Kỳ) Cuốn sách được chia thành 2 phần với 6 chương, trình bày tương đối cụ thé, chi tiết về đặc trưng địa lý của vùng Bắc Kỳ va sông Hong và những chương trình đê điều khá quy mô của chính quyền thực dân, trong đó tập trung nhất vào chương trình năm 1926 Thông qua cuốn sách, công tác trị thủy của người Pháp tại Bắc Kỳ, trước hết là dap đê, được thé hiện rõ nét.

Một năm sau đó, Tổng thanh tra Công chính Đông Dương A A Pouyanne cho ra mắt cuốn ⁄ ’*hydraulique agricole au Tonkin (Thủy nông tại Bắc Kỳ) [72].

Theo đó, diện mạo khu vực châu thé Bắc Kỳ, tam quan trọng của dòng sông Hồng đối với đời sống kinh tế - xã hội, những công trình thủy nông tại Bắc Kỳ được thiết lập bởi người Pháp từng bước được làm rõ.

Nghiên cứu về nông nghiệp, thủy nông tại Bắc Kỳ nói chung, tỉnh Vĩnh Yên còn được viết trong các sách như: Les eaux, disciplinées ont mis en déroute la famine (Việc quy hoạch thủy lợi đã giúp day lùi nạn đói) [97], Xứ Đông Dương

[10], Người nông dân châu thổ Bắc Ky [14], Le problème économique Indochinois (Các van dé kinh tế Đông Duong) [73], The Economic Development of French Indochina (Sự phát triển của kinh tế Đông Duong thuộc Pháp) [92], Géographie de L’Indo-chine: physique, économique et politique (Dia ly Đông Dương: hình thé, kinh té va chinh tri) [93], Economique agricole de l'Indochine (Kinh té nong nghiệp Đông Dương) [98] v.v Bên cạnh đó, những van dé nay còn được dé cập thông qua một số báo, tạp chí, tập san như: Bulletin économique de l'Indochine (Tập san kinh tế Đông Dương) [74-90], L 'Exrême Orient (Viễn Đông) [101-105], Les Cahiers Coloniaux (Tập san thuộc dia) [106], L "Eveil Economique de |’Indo- chine (Sự thức tỉnh kinh tế Đông Dương) [100], v.v

2.2 Nghiên cứu của tác gia Việt Nam

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiÊn CỨU . - << +2 11+ 1111k kg re, 9 4 Đối tượng, phạm vi nghiên Cứu -2- ¿5£ 2 £+E£+EE+EE+EE+EEeEEerEezEerrerrsrr 9 5 Phương pháp nghiÊn CỨU - + +11 E1 E91 91 1191 9v ng net 10 6 Đóng góp của luận VĂT - - c2 1n TH TH ng ng ng 11 7 Bố cục của luận VAN v.eeeececesececsesesececsesececsesesecsesesececsesvsucassvsueaeassnsesarsveesecavaveees 11 )/2810Ẽ222577Ẽ 11

Lam rõ công tác thủy nông của người Pháp ở tỉnh Vĩnh Yên trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Trên cơ sở đó, rút ra những điểm tích cực, hạn chê và đặc diém của công tác này.

Với mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận văn là:

Thứ nhất, sưu tầm, giới thiệu, phân loại và đánh giá các tài liệu có liên quan tới đề tài của luận văn.

Thứ hai, làm rõ bối cảnh lịch sử và điều kiện thực hiện công tác thủy nông tại tỉnh Vĩnh Yên Từ đó làm rõ những tiền đề cho công tác thủy nông của chính quyên thực dân tai tỉnh.

Thứ ba, làm rõ chính sách và mục tiêu khai thác thuộc địa của người Pháp, trước hết là trong ngành kinh tế nông nghiệp, từ đó lý giải nguyên nhân và làm rõ công tác thủy nông của người Pháp ở Vĩnh Yên từ những năm 90 của thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX.

Thứ tư, rút ra một số nhận xét về những tác động tích cực cũng như những điểm còn tồn tại trong công tác thủy nông của thực dân Pháp tại Vĩnh Yên, cũng như những đặc điêm của công tác này.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đôi tượng nghiên cứu của luận văn là công tác thủy nông của chính quyên

Pháp tại tỉnh Vĩnh Yên trong khoảng thời gian đề tài xác định.

Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu về công tác thủy nông tỉnh Vĩnh

Yên thời Pháp thuộc trong giai đoạn từ năm 1890 (tỉnh Vĩnh Yên được thành lập) tới trước năm 1945 (Cách mạng tháng Tám giành thang lợi).

Phạm vi không gian: Tinh Vĩnh Yên với 5 đơn vị hành chính trực thuộc là: phủ Vĩnh Tường, huyện Bình Xuyên, huyện Lập Thạch, huyện Tam Dương và huyện Yên Lạc! Ngày nay, các đơn vị hành chính này có địa giới trực thuộc thành phố Vĩnh Yên, huyện Bình Xuyên, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô, huyện Tam Đảo, huyện Tam Dương, huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc của tỉnh Vĩnh

Phạm vi nội dung: Công tác thủy nông tại tỉnh Vĩnh Yên với hai vấn đề chính:

Thứ nhất, công tác thủy nông trong luận văn được hiểu là toàn bộ những chính sách, ý tưởng, đề xuất, kiến nghị, công trình xây dựng v.v của chính quyền thực dân Pháp có liên quan đến thủy nông tỉnh Vĩnh Yên.

Thứ hai, công tác thủy nông trong luận văn bao gồm hai hoạt động căn bản là trị thủy (phòng chống ngập lụt trên các cánh đồng) và dẫn thủy nhập điền (đưa nước tới các đồng ruộng) Cần phân biệt rõ khái niệm này với thuật ngữ “hệ thống thủy nông”? vẫn thường được sử dụng trong đời sống hiện nay.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chính được sử dụng trong luận văn nham tái hiện những sự kiện lịch sử.

Phương pháp lịch đại, đồng dai, so sánh, đối chiếu nhằm làm rõ những thay đổi trong diện mạo thủy nông tỉnh Vĩnh Yên thời kỳ trước và từ sau những năm 90 của thế kỷ XIX, đồng thời, đặt công tác thủy nông tại tỉnh Vĩnh Yên trong so

! Trong khoảng thời gian từ 1913 tới 1923, tỉnh Phúc Yên và các đơn vị trực thuộc được sáp nhập vào tỉnh Vĩnh

Yên Tuy nhiên, trong phạm vi nội dung của đề tài, tác giả không đi vào nghiên cứu.

? Là một hệ thống liên hoàn từ công trình đầu mối đến công trình kênh mương các cấp dé dẫn nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp

10 sánh với công tác thủy nông của người Pháp ở các khu vực khác thuộc Bắc Kỳ,

Trung Kỳ và Nam Kỳ.

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn đem lại những nhận thức tương đối hệ thống về công tác thủy nông thủy nông của người Pháp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Yên từ những năm 90 của thế kỷ XIX tới trước Cách mạng tháng Tám (năm 1945).

Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ bổ sung thêm tư liệu nghiên cứu về lịch sử tỉnh Vĩnh Yên, sau này là tỉnh Vĩnh Phúc trong khoảng thời gian bản lề của lịch sử Việt Nam thời cận đại, góp phần làm sáng tỏ tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Yên nói riêng, khu vực Bắc Ky và Việt Nam nói chung thời kỳ cận dai.

Cuối cùng, mặc dù nghiên cứu về thủy nông tỉnh Vĩnh Yên cách ngày nay đã hơn một thế kỷ, song nhiều nội dung, bài học kinh nghiệm về trị thủy, dẫn thủy nhập điền, cung cấp, phân phối nước tưới cho đồng ruộng vẫn còn nguyên giá trị về mặt lý luận và thực tiễn, nhất là đối với một quốc gia mà kinh tế nông nghiệp có vai trò chủ đạo như Việt Nam

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu trúc thành ba chương:

Chương 1: Bối cảnh lịch sử và điều kiện thực hiện công tác thủy nông ở tỉnh

Chương 2: Công tác thủy nông ở Vĩnh Yên từ năm 1890 tới năm 1945

Chương 3: Nhận xét về công tác thủy nông tại tỉnh Vĩnh Yên thời Pháp thuộc

BOI CANH LICH SỬ VA DIEU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG

Khái quát quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp

Cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, phong trào tìm tới các vùng đất mới hay còn được gọi là phát kiến địa lý nỗ ra mạnh mẽ tại nhiều nước châu Âu, trước hết là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha Mục tiêu của các cuộc phát kiến địa lý không năm ngoài hai vấn đề “hạt tiêu và truyền giáo”, tức là nguồn nguyên liệu và truyền bá giáo lý của đạo Kitô, hiểu rộng hơn là vấn đề kinh tế và tôn giáo Điều đó đặt ra yêu cầu cho những nước này cần sớm tìm được các tuyến hải thương mới nhăm đáp ứng nhu cau bản quốc, đích đến của họ là phương Đông, nơi được mệnh danh là vùng đất của vàng bạc, hương liệu và nhiều loại xa xỉ phẩm khác Mối liên hệ giữa thị trường châu Á và thị trường châu Âu được hình thành từ rất sớm Các bang chứng khảo cô học chỉ ra rang, từ thé ky VII đã diễn ra các tuyến buôn bán liên vùng, xuyên vùng, liên lục địa với sự xuất hiện của các tuyến hải thương trải rộng từ sườn Đông châu Phi qua Ấn Độ Dương, tới bờ Tây Thái Bình Dương, nối vịnh Ba Tư, Hồng Hải, An Độ, Malacca, Đông Nam Á và Đông Bắc Á Trong mạng lưới hải thương quốc tế đó, Việt Nam với những lợi thế về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý, cũng như các sản phẩm thủ công tinh xảo, luôn giữ vai trò chiến lược, là một điểm đến lý tưởng cho các thương nhân phương Tây trong công cuộc khám phá những vùng đất mới.

Các cuộc phát kiến địa lý ban đầu chỉ là những đoàn thuyền chuyên chở hàng hóa do các thương nhân, nhà hàng hải khởi xướng và được sự chấp thuận của các vua châu Âu Những chuyến hành trình này mang trên mình nhiệm vụ tìm kiếm vàng bạc, các mặt hàng xa xỉ phẩm của phương Đông vốn rất được ưa chuộng ở châu Âu, đồng thời, trên những con tàu này cũng thường chở theo các tu sĩ của

12 đạo Kitô nhằm truyền giảng giáo lý tới các vùng đất chưa được khai sáng bởi Kinh Thánh Dần dan, các chuyến hải trình đó được đặt dưới quyền kiểm soát của các Công ty Đông Ẩn!.

Không nam ngoài xu hướng trên, nước Pháp cũng có những hành động nhằm tìm kiếm và thiết lập sự ảnh hưởng của mình lên các vùng đất mới Năm 1663, Hội Thừa sai Paris (La Société des Missions Etrangéres de Paris - MEP) được thành lập với nhiệm vụ dao tao các nhà truyền giáo tương lai Tiếp đó, năm 1864, vua Louis XIV cho mở Công ty Đông An Pháp (La Compagnie Francais des Indes Orientales - CIO), hoạt động tại các khu vực cua châu Á, chủ yếu là An Độ Mục tiêu của người Pháp trong nỗ lực mở rộng quyền kiêm soát lên những vùng đất mới, trước tiên là phương Đông nhằm tập trung vào hai vấn đề: mở rộng thương mại và “đem vinh quang về cho nước Pháp” qua truyền giáo [12; tr 93] Trong đó, MEP và CIO là hai công cụ quan trọng nhất dé Pháp đạt được mục đích.

Nửa đầu thế kỷ XVI, một số đoàn thuyền phương Tây bắt đầu tiến tới Việt Nam Trước tiên là những thương thuyền của Tây Ban Nha, Bồ Dao Nha, Hà Lan tìm cách tiếp cận với chính quyền Đàng Trong và chính quyền Đàng Ngoài nhằm đạt được những mục đích kinh té và tôn giáo Trước tình hình đó, với mục tiêu khẳng định vị thế đất nước và nâng cao sức cạnh tranh với các quốc gia châu Âu, người Pháp cũng thiết lập những kế hoạch hướng tới phương Đông, trong đó có Việt Nam Mặc dù chính quyền Pháp đã có những động thái tiếp cận Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII nhưng họ chỉ thực sự đặt mối quan tâm tới Việt Nam khi bị Anh gạt khỏi thị trường Ấn Độ rộng lớn, đặc biệt, năm 1843 chính khách người Pháp Francois Pierre Guillaume Guizot cho rằng: “Nước Pháp phải có hai cái đảm bao ở Viễn Đông là vùng biển Trung Hoa và Việt Nam” [34; tr 210] Có thê nói, ngay từ đầu Việt Nam vẫn luôn là mục tiêu dé Pháp bành trướng, xâm chiếm thị trường hơn là mục đích tôn giáo, khai hóa văn minh như họ vẫn luôn rao giảng Tuy nhiên, công cuộc chinh phục Việt Nam của Pháp chỉ thực sự bắt đầu vào nửa cuối thế kỷ

! Công ty Đông An là tên của một số công ty tại châu Âu đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền sở tại Theo đó, các Công ty Đông Ấn được trao quyên buôn bán độc quyền với khu vực châu Á Những Công ty Đông Án tiêu biểu trong lịch sử là: Công ty Đông Ấn Anh, Công ty Đông Ấn Hà Lan v.v

Thế kỷ XIX, Việt Nam đã trở thành một quốc gia thống nhất về cương vực, thị trường, kinh tế v.v sau hơn 200 năm dat nước bị chia cắt bởi cục diện Nam - Bắc phân tranh Trong thời kỳ này, Việt Nam nam dưới sự kiểm soát của triều đình nhà Nguyễn - triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam Có thé nói, thời gian trị vì của các vua nhà Nguyễn là giai đoạn đánh dấu nhiều mốc thăng trằm trong lịch sử Việt Nam Nhìn chung, bức tranh kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn là đa dạng, phức tạp, đôi khi như tự mâu thuẫn giữa cái tiến bộ và bao thủ, lạc hậu, giữa cái mạnh và cái yếu.

Thời Gia Long, mối quan hệ giữa người Pháp và triều đình nhà Nguyễn còn khá tốt đẹp Tuy nhiên, dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, mối quan hệ đó ngay càng lỏng lẻo do các vi vua này tỏ thái độ nghi ki với người Pháp va thi hành những chính sách “đóng cửa”, hạn chế thiết lập quan hệ ngoại giao trên tất cả các lĩnh vực với phương Tây Đồng thời cũng do phía Pháp ngày càng bộc lộ rõ tham vọng ở Việt Nam, các giáo sĩ phương Tây thé hiện sự ủng hộ các thé lực chống đối triều đình như Lê Văn Khôi, Hồng Bảo v.v Ngày 16/9/1856, tàu chiến Catinat đưa phái viên Pháp cầm quốc thư tới cửa biên Da Nẵng nhưng triều đình Huế lo ngại không chịu tiếp đón Sự kiện này được Napoléon III cho răng là hành động “làm nhục quốc kỳ Pháp” và lay làm cớ dé quyết định can thiệp vào Việt Nam bằng vũ trang vào tháng 7/1857 Bên cạnh đó, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của bộ phận dư luận Công giáo Pháp ở Việt Nam, họ còn lay cớ “bênh vực đạo”,

“truyền bá văn minh Công giáo” Tuy nhiên, những hành động xâm lược của thực dân Pháp tại Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu vào tháng 8/1858.

Theo đó, ngày 31/8/1858, lực lượng quân sự Pháp do Đô đốc Rigault de Genouilly chỉ huy phối hợp với lực lượng quân Tây Ban Nha đóng ở Philipines tiễn tới trước cửa biển Da Nang Trước đó, theo thỏa thuận Pháp - Tây Ban Nha, ngày 25/12/1857, Bộ trưởng Chiến tranh Tây Ban Nha ra lệnh cho tư lệnh trưởng ở Philipines “chuẩn bị sẵn sàng dé khi nào vị Đô đốc Pháp Rigault de Genouilly yêu cầu thì cho xuống tàu một tiểu đoàn quân bộ 1.000 người, cùng với hai đội ky binh, mỗi đại đội 150 người và một trung đội pháo binh 100 người” [49; tr.

57] Sở di Da Nẵng được chon làm địa điểm tan công đầu tiên là bởi nơi đây có

14 một vi trí quân sự quan trọng với hải cảng sâu và rộng, thuận tiện cho tàu chiến hoạt động Đồng thời, Đà Nẵng chỉ cách Huế 100 km về phía Nam, nếu chiếm được Đà Nẵng, điều đó có nghĩa là liên quân Pháp - Tây Ban Nha tạo ra sự uy hiếp lớn đối với triều đình Huế.

Rạng sáng ngày 1/9/1858, cuộc xâm chiếm Việt Nam của Pháp đã chính thức bắt đầu Ý định ban sơ của người Pháp trong công cuộc thiết lập quyền kiểm soát ở Việt Nam là nhanh chóng chiếm được Da Nẵng dé có thé dé dàng mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra toàn Việt Nam Tuy nhiên, do không đạt được mục tiêu đó nên

Rigault de Genouilly quyết định chuyển hướng tan công trước hết vào Nam Kỳ.

Sau một thời gian dài với nhiều hoạt động quân sự được triển khai, ngày 25/8/1883, Hiệp ước Harmand (còn được gọi là Hiệp ước Quý Mùi) được ký kết tại Sứ quán Pháp ở kinh thành Huế giữa đại diện Pháp Francois Jules Harmand với đại diện Việt Nam là Trần Đình Túc, Nguyễn Trọng Hợp Theo đó, triều đình nhà Nguyễn chấp nhận sự bảo hộ của Pháp, đất nước Việt Nam là thuộc địa của Pháp, toàn bộ quyền lực chính trỊ, quân sự, ngoại giao (bao gồm cả mối quan hệ với nhà Thanh) sẽ do người Pháp kiểm soát Địa giới hành chính Việt Nam cũng thay đổi theo hướng có lợi cho thực dân Pháp v.v Ngày 6/6/1884, Hòa ước Patenôtre (còn được gọi là Hòa ước Giáp Thân) được ký kết nhằm hoàn thiện những điều khoản của Hiệp ước Harmand Tham gia ký kết bản hiệp ước này có đại diện nhà Nguyễn là các đại thần Phạm Thận Duật, Tôn Thất Phan, Nguyễn Văn Tường và đại diện Pháp là Sứ than Jules Patenôtre des Noyers Ngay từ điều 1 của hòa ước đã nêu rõ Việt Nam thừa nhận và chấp thuận nên bảo hộ của Pháp “Những biểu hiện quyền lực còn lại của chế độ phong kiến Việt Nam độc lập, ké cả ấn vàng nặng 5.9 kg của Nguyễn Anh đúc từ khi khai lập nhà Nguyễn năm 1802 cũng bị nau chảy ra trước khi chứng kiến của các quan chức cao cấp thực dân” [34; tr 224].

Như vậy, với bản Hiệp ước Harmand và Hiệp ước Patenôtre, Việt Nam đã mất đi quyên độc lập quốc gia.

Quá trình hình thành tinh Vĩnh Yên 2 2 2 s2 s+zE2£E£E£z£z+z+ze 15 1.2 Vài nét về điều kiện tự nhiên va đặc điểm dân cư của tinh Vinh Yên

Công cuộc xác lập địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Yên là một quá trình lâu dài Đó là sự chia định, sáp nhập các đơn vị hành chính diễn ra liên tục trong suốt

15 mấy mươi thé ky dé hình thành nên tinh Vĩnh Yên vào giai đoạn cuối thé ky XIX, đầu thế kỷ XX Thời đại Hùng Vương, vùng đất sau này là tỉnh Vĩnh Yên trực thuộc quận Giao Chỉ Bước sang thời kỳ quân chủ Việt Nam, chính quyền trung ương các thời kỳ liên tục thay đổi địa giới hành chính và tên gọi các đơn vị Dưới thời nhà Lý, tỉnh Vĩnh Yên trực thuộc lộ Quốc Oai; thời nhà Trần, vùng đất này thuộc lộ Đông Đô và tran Tuyên Quang Thời Lê Thánh Tông, vùng đất sau là tỉnh Vĩnh Yên thuộc phủ Phú Bình của thừa tuyên Thái Nguyên, phủ Tam Dai

(hoặc Tam Đới) và phủ Doan Hùng của thừa tuyên Son Tây! Theo sách Dong Khánh du dia chí, nửa sau thé kỷ XIX, khu vực sau này là tỉnh Vĩnh Yên trực thuộc hai tỉnh Thái Nguyên và Sơn Tây |4; tr 24] Như vậy, cho tới trước thập niên 90 của thế ky XIX, địa danh Vĩnh Yên chưa xuất hiện trong lịch sử Việt Nam, tên gọi Vĩnh Yên chỉ xuất hiện khi người Pháp xâm chiếm được Bắc Kỳ và từng bước thiết lập quyền kiểm soát ở nơi đây.

Tháng 10/1890, Toàn quyền Đông Dương Jules Georges Piquet ký quyết định thành lập tỉnh Vĩnh Yên” trên cơ sở pháp lý của Hiệp định Patenôtre (1884),

Sắc lệnh ngày 17/10/1887 về việc tổ chức xứ Đông Dương, các kết luận của hội đồng bổ nhiệm bởi nghị định ngày 22/9/1890 nhằm nghiên cứu thành lập các tỉnh mới được tách từ Sơn Tây, Bắc Ninh, Hà Nội và Nam Định Theo đó, địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Yên được xác định gồm: phủ Vĩnh Tường, huyện Bạch Hạc,

Lập Thạch, Tam Dương, Yên Lạc và Yên Lãng, tách từ tỉnh Sơn Tây; huyện Bình

Xuyên được tách từ tỉnh Thái Nguyên; một phần huyện Kim Anh (thuộc tỉnh Bắc

Ninh) được nhập vào huyện Yên Lang Tinh ly của Vĩnh Yên đặt tai làng Hương

Canh của huyện Tam Dương [130] Lý giải về sự kiện này của chính quyền thực dân, Trần Xuân Hùng cho rằng, trong quá trình áp đặt bộ máy cai trị và đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân, người Pháp nhận ra rằng địa thế của các tỉnh (đặc biệt là tỉnh Sơn Tây) quá rộng, trong khi vùng đất Vĩnh Yên lại có truyền thống lich sử và văn hóa lâu đời, vậy nên khi các phong trào kháng Pháp né ra

! Trước năm 1469, thừa tuyên Sơn Tây có tên là thừa tuyên Quốc Oai.

? Một số tài liệu cho rằng tháng 10/1890, chính quyền Pháp thành lập đạo Vĩnh Yên Tuy nhiên, căn cứ theo các tài liệu lưu trữ tiếng Pháp, thời kỳ này, don vị hành chính mà chính quyền thực dân cho thành lập là La province de Vinh Yen - tỉnh Vĩnh Yên, không phải Le dao de Vinh Yen - đạo Vĩnh Yên.

16 mạnh mẽ tại khu vực cách xa tỉnh ly (ngăn cách bằng sông Hồng) thi rất khó dé dẹp yên [20] Chính vì vậy, việc thu hẹp địa giới hành chính của các tỉnh lớn và thành lập tỉnh Vĩnh Yên là điều cần thiết trong công cuộc thực dân hóa của chính quyền Pháp.

Sáu tháng sau đó, ngày 12/4/1891, Toàn quyền Đông Dương quyết định xóa bỏ tỉnh Vĩnh Yên, toàn bộ các đơn vi hành chính trực thuộc tỉnh được sáp nhập vào tỉnh Sơn Tây Tiếp đó, ngày 29/12/1899, tỉnh Vĩnh Yên được tái thành lập theo quyết định của Toàn quyền Paul Doumer, gồm toàn bộ các phủ, huyện đã được xác lập vào năm 1890, tỉnh ly đặt tại xã Tích Sơn (huyện Tam Dương) Hai năm sau đó, toàn bộ huyện Yên Lãng được tách ra khỏi tinh Vĩnh Yên dé thành lập một đơn vi hành chính cấp tỉnh mới, lay tên là Phúc Yên Tính tới trước năm 1945, tỉnh Vĩnh Yên có 5 đơn vị hành chính trực thuộc là: Phủ Vĩnh Tường! gồm 10 tổng, 86 xã; Huyện Bình Xuyên gồm 6 tổng, 33 xã; Huyện Lập Thạch gồm 11 tong, 70 xã; Huyện Tam Dương gồm 10 tổng, 55 xã; Huyện Yên Lạc gồm 8 tong,

1.2 Vài nét về điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân cư của tỉnh Vĩnh Yên

Vĩnh Yên là vùng đất nằm ở khu vực châu thô Bắc Kỳ nên những đặc trưng địa lý và dan cư của tỉnh cũng mang những đặc điểm chung của khu vực Căn cứ theo địa giới hành chính các tỉnh Bắc Kỳ năm 1927, tỉnh Vĩnh Yên có vị trí giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phúc Yên, Sơn Tây và Hà Đông Các đường ranh giới tự nhiên của tỉnh gôm dãy núi Tam Đảo, sông Hông và sông Lô.

Điều kiện tự nhiên - ¿tt SE+EEEESEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkrkrrkererree 17 1 Đặc điểm địa hình . 2 + ©+++Exc2EEEEE2EEEEE 21x21 2EEEEEeEkerkrrrkee 17 2 Thiên nhiên nhiệt đới âm gió mùa 2-2-5 5+£s2s£+z++z+cs2 19 3 Thổ nhưỡng . - 2-2 52+ E2EE+EE£EEEEEEEEEEE211211211211717111 21.1 xe 23 1.2.2 Đặc điểm dân cư . :- 5£ ©5£+SE+E1SEEEEEEEEEE1211211211211 11111121 11x ee 24 1.3 Công tác thủy nông trước năm 18Š4 5< c++++E*seiseseeeseererree 28 Tiểu kết chương I 2-2-2 ©S£+E2+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEE121121121171 7121.21.11 xe 33 CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC THỦY NÔNG Ở VĨNH YÊN TỪ NĂM 1890 90/79 6L 1“ .4 ,.Ỏ 35 2.1 Chính sách nông nghiệp của thực dân Pháp thời thuộc dia

Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam nói chung, châu thé Bắc Kỳ và tỉnh Vĩnh Yên nói riêng là một quá trình lâu dài, phức tạp, gắn liền với sự hình thành và phát triển của vỏ trái đất Ba giai đoạn chính của quá trình này gồm: giai đoạn tiên Cambri, giai đoạn Cô kiên tạo và giai đoạn Tân kiên tạo Mỗi giai

! Theo một số tài liệu, Vinh Tường trước năm 1919 được gọi là phủ nhưng từ sau năm 1919 đã được đổi (hành huyện Tuy nhiên, sách Dia dir các tỉnh Bac Kỳ và các tài liệu lưu trữ được việt trong giai đoạn 1920-1945 đêu gọi Vĩnh Tường là phủ Vĩnh Tường.

17 đoạn đều đánh dấu sự chuyền biến về các yếu tố khác nhau của vấn đề địa lý Việt Nam Theo các nhà khoa học, giai đoạn cuối cùng - Tân kiến tạo mới chỉ bắt đầu cách đây khoảng 65.000.000 năm và còn diễn ra cho tới tận ngày nay Trong thời kỳ nay, địa hình Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ của sự vận động núi Alpes, dãy Himalaya Một trong những hệ quả quan trọng nhất của giai đoạn này là hoạt động xâm thực, bồi tụ được đây mạnh, hệ thong sông suối bồi dap nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn như châu thổ Bắc Kỳ.

Châu thé Bắc Kỳ được bồi tụ phù sa bởi hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô Do tác động của tự nhiên và con người nên trên châu thé đã hình thành các khu ruộng cao bạc màu, các 6 trũng ngập nước và những ô ruộng được bồi tụ phù sa hàng năm Bao quanh châu thé là hai day núi cao ở phía Đông Bắc va Tây Bắc Vùng núi Đông Bắc năm ở phía Đông của châu thổ với bốn cánh cung lớn là Sông Gam, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, mở ra ở phía Bắc và phía Đông, chum lại ở day Tam Đảo Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả, phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, phía Tây là các day núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tiếp nối là các núi đá vôi với độ cao trung bình Sự vận động địa chất gây ra các lớp nứt gãy, cũng như sự “bao bọc” của các dãy núi cao xung quanh đã quy định đặc trưng địa hình của châu thổ Bắc Kỳ là trũng Theo Trần Quốc Vượng, nếu không nhắn mạnh điểm này, coi như không hiểu sự phân bố các làng ở châu thổ Bắc Bộ và nền nông nghiệp kèm theo chúng [69; tr 488].

Tỉnh Vĩnh Yên thuộc vùng trung du, một mặt giáp núi, mặt khác lại giáp đồng bằng, thấp dần từ phía Đông Bắc xuống Tây Nam và được chia thành ba dạng địa hình đặc trưng: Địa hình núi thấp và trung bình khá phức tạp do bị chia cắt mạnh Địa hình đôi núi tập trung ở một phần huyện Lập Thạch va dãy Tam Đảo thuộc huyện Tam Dương Vùng núi thuộc huyện Lập Thạch có vị trí nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, là khu vực đổi núi thấp với độ cao núi trong khoảng từ 100 tới 600 m, cao nhất là đỉnh núi Sáng Day Tam Dao có các đỉnh núi với độ cao trung bình hơn 1000m và đồi núi thấp cao 100-700m, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, sườn dốc

18 và ngắn Dia hình tại các khu vực nay bị xâm thực, chia cắt và bào mòn mạnh tạo ra nhiều suối và thác nước có lưu lượng nước lớn Nguồn nước này hau hết đều chảy vào trong các ao, hồ, sông thuộc địa bàn tỉnh. Địa hình đồi trung du có khả năng phát triển các giống cây công nghiệp, cây ăn quả và day mạnh hoạt động chăn nuôi, bao gồm các gò đôi và bãi bồi thấp trũng Do tác động của địa hình thoải, nằm ở hạ lưu của một số con sông, khả năng thoát nước vào mùa lũ kém nên tại khu vực này đã hình thành nên nhiều hồ, đầm tự nhiên. Địa hình đồng bằng được bồi đắp bởi phù sa sông nên đất đai màu mỡ, thuận lợi cho các công tác canh nông Khu vực đồng bằng lại được chia thành hai nhóm chính là vùng phù sa cũ và phù sa mới, thường được gọi là vùng trong đê và ngoài đê Khu vực này bao gồm các vùng đất ven sông Hồng, sông Lô và sông Cà Lỗ tập trung ở phủ Vĩnh Tường, huyện Yên Lạc, huyện Lập Thạch Các dòng sông không chỉ hỗ trợ cho công tác tưới tiêu trên các đồng ruộng mà còn giúp tiêu úng khi mùa mưa tới Tuy nhiên, do địa hình thấp nên khi lượng nước từ các con suối trên dãy Tam Đảo đồ về quá nhanh và nước từ ao, hồ, đầm, sông dâng cao thì khu vực này cũng thường xảy ra tình trạng ngập lụt.

1.2.1.2 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Khí hậu của Việt Nam nói chung và Bắc Kỳ nói riêng là kiểu khí hậu nhiệt đới 4m gió mùa do lãnh thổ năm trong khu vực nội chí tuyến, tổng lượng bức xa lớn, nhiệt độ trung bình năm khá cao (tại vĩ tuyến 20° Bắc là 25,2°C vào đầu thế ky XX) [14; tr 63], độ âm trong không khí lớn, cân bằng âm luôn dương Do vị trí địa lý nằm sát với Thái Bình Dương rộng lớn nên những tính chất khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa được điều hòa hơn bởi sự ảnh hưởng của khí hậu hải dương, sự khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và sự nóng bức của mùa hạ phần nào được giảm bớt, thêm vào đó, lượng mưa và độ am cũng được tăng cường Cân bằng âm luôn dương, độ âm trong không khí đạt mức 80%.

Lượng mưa trung bình hàng năm đo được tại châu thô Bắc Kỳ cũng khá cao, đạt mức khoảng 1.700 mm [14; tr 64] Do ảnh hưởng của chế độ khí hậu, nên trong một năm Bac Ky có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng

19 ầm, mưa nhiều Nhà khoa học người Pháp Pierre Gourou đã chia phân bố lượng mưa trong năm của châu thô Bắc Ky ra thành ba mùa [14; tr 67-71]: i Từ tháng 10 tới thang 12, mưa ít, hau như không có mưa, độ 4m tương đối thấp (dưới 80%). ii Từ tháng 1 tới tháng 4, mưa ít nhưng độ 4m trong không khí lại đạt đỉnh (đặc biệt vào tháng 3 và tháng 4 hăng năm) Một đặc trưng thời tiết quan trọng diễn ra trong thời ky nay đó là sự xuất hiện của những con mưa phùn Mưa phin cho phép người dân khu vực này có thê cấy thêm vụ lúa vụ chiêm và một số loại hoa màu ít cần tát nước như lạc, đậu tương, ngô v.v ili Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, hoặc kéo dai sang tháng 10.

Những cơn mưa lớn trong thời kỳ này có thé phát triển thành dông hoặc bão, gây lụt ở đồng ruộng và đặt ra van đề cần phải thoát nước nhanh chóng dé tránh gây ngập úng cho các loại cây trồng.

Sự phân chia các mùa theo lượng mưa ở châu thô Bắc Kỳ của Pierre Gourou chi mang tính chất tương đối và có sự thay đổi theo từng năm, có những năm mưa bão diễn ra muộn vào tháng 6 và kéo dai cho tới tận tháng 11 Mưa nhiều và độ âm không khí cao là một thuận lợi cho công tác canh nông, tuy nhiên do cấu trúc địa hình nên những năm ít mưa cũng có thê gây ra tình trạng hạn hán cho vùng bờ cao của phía Đông Bắc châu thé Đây có thé là nguyên nhân lý giải cho sự xuất hiện của những công trình thủy nông đầu tiên phục vụ cho việc tưới tiêu được người Pháp thiết lập ở khu vực này Mặc dù vậy, căn cứ trên đặc điểm khí hậu Việt Nam, Pierre Gourou cho rằng: “Châu thổ Bắc Kỳ khốn đón vì thừa nước chứ không phải vì thiếu nước Việc đắp đê, rút nước là những công việc còn giúp ích hơn tát nước Nói như thế không có nghĩa thủy lợi là vô ích, nhưng chỉ nên coi nó vào hàng thứ ba” [14; tr 79].

Nhận định của Pierre Gourou được đưa ra trên cơ sở của đặc trưng khí hậu

Việt Nam, bên cạnh đó, ông cũng đã cân nhắc tới những hiểm họa có thể gây ra bởi nước do mạng lưới sông ngòi dày đặc Sở đĩ, số lượng sông ở Việt Nam nhiều là do chịu sự chi phối của hai yếu tố ngoại lực và nội lực gồm: ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới âm gió mùa, lượng mưa trung bình năm cao, lượng boc hơi ít; bên

20 cạnh đó là do tác động của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình, góp phần hình thành nên các thung lũng sông Ngoài ra, do đặc điểm địa lý có nhiều đôi núi (chiếm khoảng 75% diện tích lãnh thổ) nên các sông thường có độ dốc lớn, tốc độ dòng chảy tương đối cao Khu vực châu thô Bắc Kỳ có hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình giữ vai trò chi phối, quy định nhiều đặc trưng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân bản địa Trong đó, sông Hồng có vi trí quan trọng hơn cả.

Sông Hồng có tổng chiều dài hơn 1.100 km, bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Sơn của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc ngày nay), đoạn chảy qua Việt Nam dài khoảng 556 km [16; tr 795] Diện tích lưu vực của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam là 61.400 km’, với độ dốc bình quân khoảng 29,9% Day là độ dốc lưu vực có tỷ lệ khá lớn khi so sánh với các con sông lớn khác trong lãnh thổ như: sông Băng

Giang là 20,1%, sông Ky Cùng là 18,8%, sông Thái Bình là 16,1%, sông Mã là

17,6%, sông Đồng Nai là 4,6% [60; tr 125-133] v.v Sự hiện điện của sông Hồng ở châu thô Bắc Kỳ đã mang tới những tác động có tính chất tích cực và bên cạnh đó là một số điểm tiêu cực cần được khắc phục Chính sự màu mỡ của sông Hong là yếu tô rất quan trong góp phan hình thành nên châu thé phù sa Bắc Ky, thuận lợi cho công tác trồng trọt, hình thành nên nền văn minh lúa nước Tuy nhiên, bên cạnh đó là sự “hung dữ” của dòng sông, đe dọa ngập lụt trên diện rộng khi mùa lũ tới Theo Pierre Gourou, lũ sông Hồng chứa đựng ba điều gây nguy hiểm cho đời song sinh hoạt va san xuất của cư dân bản địa [14: tr 85]: i Nhiều con lũ nỗi lên nối tiếp nhau trong cùng một mùa khiến con người khó có thể ứng phó kịp thời. ii Khối lượng nước chuyên trở trong mùa lũ và tốc độ dòng chảy lớn tạo ra nguy cơ vùng châu thé dễ bị ngập tng. iii Lũ lên quá nhanh.

Chính sách nông nghiệp của thực dân Pháp ở Việt Nam

Ngày 6/6/1984, đại điện của nhà Nguyễn và chính quyền Pháp ký Hiệp ước Patenôtre công nhận quyền bảo hộ của Pháp tại Việt Nam Với bản hiệp ước này, triều đình Huế không còn tồn tại như một triều đại phong kiến độc lập, các vấn đề kinh tế, chính trị, quân sự v.v của Việt Nam nằm dưới sự kiểm soát của thực dân Pháp Tháng 10/1887, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập Liên bang Đông Dương Liên bang Đông Dương ban đầu gồm Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ (ba xứ này thuộc Việt Nam ngày nay) và Cao Miên, sau đó thêm Ai Lao và nhượng địa thuê Quảng Châu Loan Toàn quyền Đông Dương chịu trách nhiệm về mọi vấn đề trong liên bang trước Bộ trưởng Bộ Thuộc địa, Thủ tướng, Tổng thống và Nghị viện Pháp Có nhiều quy định ngặt nghèo về quyền hạn của các quan toàn quyên, tuy nhiên trên thực tế Toàn quyền Đông Dương nam giữ quyền lực tối cao ở Đông Dương Quyền lực đó bao gồm cả quyền hành pháp và quyền lập pháp.

Cơ quan trực thuộc Phủ Toàn quyền được gọi là Nha hay Tổng nha, là những cơ quan chuyên trách một vấn đề nào đó: Hội đồng tối cao Đông Dương!, Hội đồng phòng thủ Đông Duong”, Ủy ban tư vấn về Mỏ, Nha Dân chính Đông Dương v.v Chịu trách nhiệm về nông nghiệp - ngành kinh tế quan trọng hàng đầu trong công cuộc khai thác thuộc địa tại Đông Dương là Ban kinh tế, sau đôi tên thành Nha Canh công và Thương mại Đông Duong (Direction de |’ Agriculture et du Commerce de l”Indochine), co quan nay tiếp tục đôi tên và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ trong những thời kỳ tiếp theo Bên cạnh đó, thực dân Pháp cũng cho thành lập nhiều viện nghiên cứu và cơ quan tư vẫn nông nghiệp khác như:

! Có chức năng thảo luận, tư vấn, góp ý cho Toàn quyền Đông Dương các vấn đề ở Đông Dương nhằm tạo ra cơ chế cai trị, khai thác tối ưu nhất.

? Nghiên cứu, đề xuất, thực hiện các vấn đề về tổ chức quân đội và bảo vệ xứ thuộc địa Đông Dương sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

3 Chịu trách nhiệm về các công việc hành chính, duyệt ngân sách ở liên bang.

Cục Túc mễ Đông Dương (chuyên nghiên cứu về các giống lúa), Tổng Thanh tra

Nông - Lâm nghiệp và Chăn nuôi, Viện nghiên cứu Nông nghiệp Đông Dương v.v Những vấn đề về thủy nông không thuộc trách nhiệm, quyền hạn của Nha Canh nông mà thuộc về Tổng nha Công chính Đông Dương (Direction générale des Travaux publics de l’Indochine), năm 1911 cơ quan nay được đổi tên thành Nha Tổng thanh tra Công chính Đông Duong (Inspection générale des Travaux publics de l’Indochine) Đó là đơn vị chịu trách nhiệm về các vấn dé công chính trên toàn Đông Dương, trực thuộc Phủ Toàn quyền Nhìn chung, Nha Tổng thanh tra Công chính Đông Dương được tổ chức như sau: Ban Thư ký; các phòng phụ trách những vấn đề chung như hành chính, tài chính v.v.; nhóm phụ trách các vấn dé cầu cống, đường sá và các hoạt động ven biên; nhóm phụ trách van đề thủy nông trên các đồng ruộng, cấp thoát nước trong các đô thị, phân phối điện; nhóm phụ trách các công việc của đường sắt; nhóm phụ trách việc xây dựng, tôn tạo, sửa chữa các tòa nhà lớn được sử dụng làm công sở.

Nhìn lại quá trình lịch sử từ khi nước Pháp bắt đầu tiến hành các cuộc phát kiến địa lý khám phá những vùng đất mới, có thé nói, một trong những mục tiêu bat biến và quan trọng nhất của người Pháp khi tiến hành xâm chiếm và khai thác các thuộc địa, trong đó bao gồm Việt Nam, là vấn đề kinh tế Họ muốn biến những khu vực này trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa, đồng thời là nơi cung cấp nguyên liệu, tài chính, trở thành “bàn đạp” cho sự phát triển kinh tế của chính quốc Nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động ngoại thương của Việt Nam nói riêng trong thời kỳ Pháp thuộc thê hiện đặc trưng quan trọng của nền kinh tế thuộc dia: chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô và là thị trường tiêu thụ hàng hóa cho chính quốc, cũng như một số cường quốc khác trên thế giới lúc bấy giờ Nhìn nhận các hoạt động kinh tế của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa có thé thay những hoạt động nay bộc lộ rõ tư duy kinh tế của Pháp là đầu tư với mức thấp nhất và thu hồi lợi nhuận với mức cao nhất có thê Chính vì vậy, tại các thuộc địa của mình, người Pháp luôn chú trọng đầu tư vào việc phát triển các thế mạnh sẵn có của khu vực, tập trung day mạnh các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ hơn là các ngành công nghiệp nặng nhăm tôi thiêu hóa mức vôn đâu tư, đông

36 thời cũng nhằm tránh tình trạng các thuộc địa có thể cạnh tranh trực tiếp với chính quốc.

Trong những năm cuối thế kỷ XIX, nền kinh tế Việt Nam nói chung chưa có sự chuyên biến rõ rệt do người Pháp còn “bận rộn” với công cuộc thiết lập quyền kiểm soát, bình định Việt Nam Tuy nhiên, từ sau hiệp ước Patenôtre, đặc biệt là từ năm 1897 với việc Paul Doumer trở thành Toàn quyền Đông Dương, nền kinh tế và xã hội Việt Nam có những chuyền biến tương đối rõ nét Sự chuyên biến đó là kết quả của hai chương trình khai thác thuộc địa được thực hiện từ năm 1897.

Chương trình khai thác thuộc địa lần một do Paul Doumer đề ra bao gồm bảy điểm chính! với hai mục tiêu chủ yếu là kinh tế và chính trị - quân sự Có thể nói, ý định trong việc bành trướng lãnh thô tại khu vực Viễn Đông hay rộng hơn là khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Pháp phần nào cũng nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, khang định vị thé quốc gia trên trường quốc tế, tăng cường khả năng đối đầu với đối thủ truyền thống một số nước châu Âu như Anh, Đức v.v và cường quốc mới đang trỗi dậy là Nhật Bản Chương trình bảy điểm của Paul Doumer được đánh giá là tương đối cứng rắn, dù vậy nó vẫn được xem như

“xương song” chiến lược khai thác Đông Dương của thực dân Pháp trong suốt nửa đầu thé ky XX Trái ngược với chủ trương cai trị cứng rắn của các viên Toàn quyền như Paul Doumer, Antony Wladislas Klobukowski v.v., một số Toàn quyền khác như Paul Beau, Albert Sarraut v.v lại thể hiện thái độ ôn hòa hơn nhiều, họ thi hành chính sách “hòa hợp với người bản xứ”, vai trò của người dân xứ thuộc địa được nâng cao hơn dù điều đó được bộc lộ chủ yếu 0 tang lớp thượng lưu.

Có thể nói, sự chuyên biến trong cơ cấu kinh tế Việt Nam trong thời kỳ trước năm 1945 là một trong những hệ quả của hai chương trình khai thác thuộc địa.

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tốc độ và quy mô đầu tư vốn của bộ phận tư bản vào nên kinh tế Việt Nam còn “nhỏ giọt”, tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc Chiên tranh thê giới thứ nhât và xu thê đâu tư mạnh vào các thuộc địa,

! Một số điểm nỗi bật gồm: tổ chức Phủ Toàn quyền và các bộ máy cai trị địa phương; cung cấp cho Đông Dương những công cụ phát triển kinh tế, các hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thủy và cảng để phát huy giá trị của những xứ này; tăng cường sản xuất và thương mại thuộc dia bằng cách thúc day công cuộc khai thác thuộc địa của người Pháp và tạo thêm việc làm cho người bản xứ v.v

37 trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai, giới tư bản đã tăng mức đầu tư lên rất nhiều lần Cơ cau vốn đầu tư và hướng đầu tư cũng có sự khác biệt Nếu như trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, vốn đầu tư cho nền kinh tế Việt Nam chủ yếu đến từ nguồn vốn nhà nước, còn nguồn vốn mang tính chất tư nhân còn khá ít, thì từ năm 1919, nguồn vốn đã đa dạng hơn trước, bao gồm: vốn của chính phủ, vốn của các quỹ tín dụng và vốn tư nhân Trong cơ cấu vốn tư nhân cũng xuất hiện sự thay đổi trong hướng đầu tư giữa hai cuộc khai thác thuộc dia Nếu trong giai đoạn trước, mức độ đầu tư mà ngành nông nghiệp nhận được còn xếp sau nhóm ngành công nghiệp, khai thác mỏ, giao thông vận tải, thương mai, thì từ sau năm 1918, ngành nông nghiệp đã vươn lên vị trí số một

Trong chiến lược khai thác thuộc địa tại Việt Nam, chính quyền thực dân Pháp tập trung khai thác những yếu tố kinh tế vốn là thế mạnh của Việt Nam như ngành kinh tế nông nghiệp trồng trọt và khai thác mỏ Điều này càng được nhấn mạnh hơn nữa trong bối cảnh từ sau năm 1918 khi nước Pháp bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhu cầu về nông sản cũng như sản phâm từ các mỏ quặng tăng cao Tháng 5/1918, Albert Sarraut đưa ra kế hoạch phát triển hệ thong cơ sở hạ tầng nhằm tạo đà cho sự phát triển của các ngành kinh tế thuộc dia dé phục vụ cho các ngành kinh tế chính quốc, trong đó chú trọng phát triển nông cụ và hạ tầng cho ngành kinh tế nông nghiệp Trong thời kỳ này, tại Việt Nam, nhiều công trình thủy nông theo hướng hiện đại hóa, phù hợp với điều kiện địa lý của vùng đã được thực dân Pháp thiết lập bởi họ hiểu được nước có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cây trồng và là một trong những yếu tố căn cốt không thể thay thế được trong đời sông thực vật, đảm bảo cho toàn bộ quá trình sinh song của các chat hữu cơ bên trong thực vật hoạt động bình thường Sự chú trọng đầu tư của người Pháp vào ngành kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam phần nào thê hiện tam quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế thuộc địa Điều này bộc lộ khá rõ qua hoạt động xuất khâu của Việt Nam thời Pháp thuộc.

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, gạo luôn là mặt hàng quan trọng trong cơ cau hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam Năm 1860, sau một năm chiếm được thành Gia Định, từ cảng Sài Gòn, người Pháp cho xuất khâu 58.00 tan gạo Bước

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Số dân đinh tại 6 phủ, huyện cua tỉnh Vĩnh Yên năm 1903 [59] - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Công tác thủy nông ở tỉnh Vĩnh Yên thời Pháp thuộc
Bảng 1.1 Số dân đinh tại 6 phủ, huyện cua tỉnh Vĩnh Yên năm 1903 [59] (Trang 33)
Bảng 3.1: Tình hình diện tích trồng cây lúa tại tỉnh Vĩnh Yên trong cùng kỳ tháng 9 - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Công tác thủy nông ở tỉnh Vĩnh Yên thời Pháp thuộc
Bảng 3.1 Tình hình diện tích trồng cây lúa tại tỉnh Vĩnh Yên trong cùng kỳ tháng 9 (Trang 81)
Bảng 3.2: Tình hình diện tích gieo trồng cây lúa tại tỉnh Vĩnh Yên - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Công tác thủy nông ở tỉnh Vĩnh Yên thời Pháp thuộc
Bảng 3.2 Tình hình diện tích gieo trồng cây lúa tại tỉnh Vĩnh Yên (Trang 82)
Hình 2: Bản đô ba mạng lưới tưới nước bằng trọng lực tại Bắc Kỳ - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Công tác thủy nông ở tỉnh Vĩnh Yên thời Pháp thuộc
Hình 2 Bản đô ba mạng lưới tưới nước bằng trọng lực tại Bắc Kỳ (Trang 125)
Hình 4: Mot phan mang lưới tưới nước tại Vinh Yên - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Công tác thủy nông ở tỉnh Vĩnh Yên thời Pháp thuộc
Hình 4 Mot phan mang lưới tưới nước tại Vinh Yên (Trang 127)
Hình 5: Bên trong xi phông Vũ Di (dang bi tắc nghẽn bởi cát và bùn) - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Công tác thủy nông ở tỉnh Vĩnh Yên thời Pháp thuộc
Hình 5 Bên trong xi phông Vũ Di (dang bi tắc nghẽn bởi cát và bùn) (Trang 127)
Hình 7: Làm nền mặt đê có sử dung các phương tiện bằng máy - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Công tác thủy nông ở tỉnh Vĩnh Yên thời Pháp thuộc
Hình 7 Làm nền mặt đê có sử dung các phương tiện bằng máy (Trang 128)
Hình 9: Thiét điện cắt ngang cho thấy những chỗ được gia cố liên tiếp - Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Công tác thủy nông ở tỉnh Vĩnh Yên thời Pháp thuộc
Hình 9 Thiét điện cắt ngang cho thấy những chỗ được gia cố liên tiếp (Trang 130)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w