1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Công cuộc khẩn hoang và phát triển kinh tế ở huyện Hải Lăng (Quảng Trị) từ 1558 đến 1885

145 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 38,43 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Công cuộc khẩn hoang và phát triển kinh tế ở huyện Hải Lăng (Quảng Trị) từ 1558 đến 1885 nhằm đi sâu tìm hiểu công cuộc khẩn hoang ở huyện Hải lăng từ 1558 đến 1885, qua đó nhằm rút ra được những đặc điểm về công cuộc khẩn hoang huyện Hải Lăng, thành quả đạt được do công cuộc khẩn hoang mang lại.

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYEN TH] MINH THIEN

CÔNG CUỘC KHẢN HOANG VÀ PHÁT TRIÊN

KINH TẾ Ở HUYỆN HẢI LĂNG (QUẢNG TRỊ) TU 1558 DEN 1885

LUAN VAN THAC SI SU HOC

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYÊN THỊ MINH THIỆN

CÔNG CUQC KHAN HOANG VA PHAT TRIEN

KINH TE O HUYEN HAI LANG (QUANG TRI) TU 1558 DEN 1885

Chuyên ngành: LICH SU VIET NAM

Mã số: 6 22 03 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS THAI QUANG TRUNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,

các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực,

được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố

trong bat ky một công trình nào khác

Tác giả

Trang 4

TS Thái Quang Trung đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, định hướng nghiên cứu cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đảo tạo Sau đại học - Trường

Đại học Sư phạm Huế; quý thầy cô giáo trong hai khoa Lịch sử Trường Đại học Sư

phạm Huế và Đại học Khoa học Huế

Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi luôn nhận được sự hỗ tr

về kinh phí và tạo điều kiện về thời gian của UBND tỉnh Tây Ninh, Sở GD & ĐT

tỉnh Tây Ninh, Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp Trường THPT Quang Trun Tôi xin ghỉ nhận sự giúp đỡ đó với lòng biết ơn sâu sắc

Tôi xin trân trọng cảm ơn đến nhiều cơ quan, ban ngành đã cung cấp tư liệu \g quá trình nghiên cứu: Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Bảo tàng tỉnh Quảng Trị,

iện ủy huyện Hải Lăng, Ủy ban nhân dân huyện Hải Lăng, Phòng Văn hóa - lông tin huyện Hải Lăng, Ủy ban nhân dân các xã ở Hải Lăng, Thư viện huyện Hải Lăng, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Thư viện Trường Đại học Sư phạm

Huế, Thư viện Trường Đại học Khoa học Huế, Phòng tư liệu khoa Lịch sử Trường

DHSP Huế, Phòng tư liệu khoa Lịch sử Trường ĐHKH Huế

trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tâm của các bậc cao niên tại các làng mà tôi đi điền dã khảo sát Cuối g thời, xin duro

cùng, xin tr ân đến các bậc tiền nhân đã xây dựng nên mảnh đất Lãng; xin được bày tỏ lòng thành kính biết ơn đến bố mẹ, anh chị em, người th

luôn ở bên động viên và khích lệ để tôi an tâm học tập và nghiên cứu khoa học cảm ơn bạn bè xa gần đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong học tập

Trang 5

MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề -2122.7727 7 re 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu "`

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ++:222 2 2 -.rcec.Ÿ

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 10 6 Đóng góp của đề tà 7 Bồ cục luận văn NỘI DUNG

Chwong 1: KHAI QUAT VE MANH DAT, CON NGI HUYỆN HẢI LANG (QUANG TRI) VA CONG CUQC KHAN HOANG TRUOC

NĂM 1558

1.1 Điều kiện tự nhiên — 7

1.2 Vùng đất Hải Lăng trước thế kỷ XIV woe

1.2.1 Dấu vết con người thời tiền và sơ sử trên đất Hải Lăng 16

1.2.2 Dấu tích văn hóa Chămpa ở Hải Lăng 19

1.3 Quá trình thay đổi địa giới hành chính Hải Lăng qua các thời kỳ 22 1.4 Công cuộc khai khẩn và lập làng ở Hải Lăng trước năm 1558 24 1.4.1 Khái quát về lich sử - xã hội Hải Lăng (thế kỷ XIV - 1558) 24 1.4.2 Công cuộc khai khẩn hình thành làng xã Hải Lăng (trước năm 1558) 26 Chương 2: CONG CUQC KHAN HOANG PHAT TRIEN LANG XA 6

HUYEN HAI LANG (QUANG TRI) TU’ 1558 DEN 1885

2.1 Khái quát vùng đất Hải Lăng từ 1558 dén 1885

Trang 6

2.2 Công cuộc khẩn hoang lập làng ở Hải Lang tir 1558 đến 1885 2.2.1 Lực lượng tham gia khẩn hoang 2.2.2 Các hình thức tổ chức khẩn hoang lập làng 2.2.3 Thành quả công cuộc khẩn hoang ở Hải Lăng

2.3 Một số nhận xét về quá trình thành lập làng xã ở Hai Lang

Chương 3: KINH TẾ Ở HUYỆN HẢI LĂNG (QUẢNG TRỊ) TỪ 1558 DEN 1885 3.1 Kinh té néng nghigp ecco snnsnsententntnstnneeenensennee 58 3.1.1 Tình hình ruộng đất 3.1.2 Hoạt động trị thủy, thủy lợi . 222-2 rrrrrrerrereree.TỢ, 3.1.3 Trồng trọt, chăn nuôi 3.2 Kinh tế thủ công nghiệp 3.3 Kinh tế thương nghiệp

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TÁT CIN Công thương nghiệp ĐHKH Đại học Khoa học ĐHSP Đại học Sư phạm

ĐKĐDC Dong Khanh dia dư chí DNNTC Đại Nam nhất thông chí

ĐNTL Đại Nam thực lục

DVSKTT Đại Việt sử ký toàn thư

GD Giáo dục

KDDNHDSL Kham dinh Đại Nam hội điện sự lệ

KHCN & MT Khoa học Công nghệ và Môi trường Mẫu (10 sào) 4.894 m 4016 NXB Nhà xuất bản ỐCCL Ö châu cận lục PBTL Phủ biên tạp lục PL Phụ lục Sông Thạch Hãn fÐ_ [ Số 1, trang phụ lục I chú thích TCN Trước Công nguyên “Thước (10 tắc) 04m Tắc (10 phân) 004m Truong 10 thước (4m), TP Thanh pho

2i"9feam 21 mẫu I sao 9 thước 6 tắc 4 phân [I.tr 69] Tài liệu số Ï trang 69

475 tâm 1km

Trang 8

1 Lý đo chọn đề tài

Hon 300 năm từ giữa thế kỷ XVI đến nửa cuối thế kỷ XIX các chúa Nguyễn

và các vua Nguyễn đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam Trên

hành trình xuyên qua ba thế kỷ nhiều thử thách nghiệt ngã nhưng cũng đầy kiêu

hãnh ấy, Đoan quận cơng Nguyễn Hồng cùng các chúa Nguyễn, vua Nguyễn đã có

nhiều đóng góp cho việc xây dựng vùng đất phía Nam, thống nhất lãnh thổ, phát

triển kinh tế - chính trị - văn hóa Trong đó, không thể không kể đến công lao của công cuộc khẩn hoang thành lập làng xã và phát triển kinh tế - văn hóa

Khẩn hoang là nhân tố cực kì quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước

của dân tộc Việt Nam; là yếu tố quan trọng đề phát triển kinh tế, điều tiết dân cư, đồng thời bảo vệ biên cương Tổ quốc, chống nguy cơ xâm lược của ngoại xâm

Chưa bao giờ sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - ngư

nghiệp, sự hưng thịnh của quốc gia phong kiến Đại Việt lại xa rời nhiệm vụ khân

hoang Vì thế, lịch sử khẩn hoang rất được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Tuy

không phải là vấn đề mới được đặt ra nhưng nghiên cứu về khẩn hoang vẫn mang ý

nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc

Hải Lăng là huyện đồng bằng nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Trị; là quê

hương có nhiều di tích lịch sử văn hóa lâu đời Nơi đây nỗi tiếng là mảnh đất giàu

truyền thống yêu nước, cách mạng, là “vựa lúa” của Quảng Trị và là nơi có đời sống

văn hóa phong phú

Trai qua bao biến có thăng trằm của lịch sử, với đức tính cần cù, chịu khó, thông

minh, sáng tạo đã hình thành cho con người Hải Lăng một bản lĩnh không chịu khuất

phục trước khó khăn, gian khô đề vượt lên chiến thắng thiên tai, địch họa

Vì vậy, việc nghiên cứu khôi phục một cách tương đối có hệ thống những gì

xảy ra trong quá khứ là vấn đề cần thiết Ngoài ý nghĩa là một công trình nghiên

cứu lịch sử địa phương nó còn thể hiện lòng biết ơn đối với tiền nhân, biết ơn những người khai sơn phá thạch, thau chua rửa mặn để con cháu ngày nay và mai sau tận

Trang 9

còn góp phần giúp cho nhân dân Hải Lăng, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu hơn, yêu hơn

về quê hương, biết trân trọng những gì tốt đẹp diễn ra trong quá khứ, niềm tự hào

đối với nơi "chôn nhau cắt rốn” cảng tăng lên gấp bội Từ đó, thế hệ trẻ ý thức hơn nữa trách nhiệm của mình, góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh

Hải Lăng cũng là nơi tôi sinh ra và lớn lên *Ôn cố tri tân” ông cha ta vẫn

thường dạy, với mong muốn hiểu hơn về quê hương, về những gì liên quan đến

công cuộc khai sơn phá thạch, cải tạo ruộng đồng, phát triển kinh tế tạo lập từng

làng xã cụ thể, để rồi hình thành huyện Hải Lăng như diện mạo ngày nay

Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Công cuộc khẩn hoang và phát

triển kinh tế ở huyện Hải Lăng (Quảng Trị) từ 1558 đến 1885” làm đề tài luận

văn Thạc sĩ Sử học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Do tính chất quan trọng của vấn đề khẩn hoang, phát triển kinh tế trong lịch sử Việt Nam nói chung, dưới thời kỳ cằm quyền của chúa Nguyễn, vương triều Tây Sơn, triều Nguyễn nói riêng Từ lâu, vấn đề này được nhiều học giả trong và ngoài nước chú ý nghiên cứu, có nhiều công trình đã công bố

* Về vấn đề khẩn hoang

Những sách chuyên khảo về khân hoang miền Thuận - Quảng rất ít Tuy nhiên, luận án Phó Tiến sĩ “Công cuộc khai khẩn và phát triển làng xã ở Bắc Quảng Nam từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII” được bảo vệ thành công năm 1996 của tác giả Huỳnh Công Bá là một công trình nghiên cứu về khan hoang không những đóng góp về mặt khoa học mà còn giá trị thực tiễn sâu sắc Mặc dù, luận án nghiên cứu về Bắc Quảng Nam nhưng đó là những định hướng quan trọng

để bản thân tham khảo khi nghiên cứu công cuộc khẩn hoang huyện Hải Lăng

Trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học có những bài viết liên quan đến làng

Trang 10

Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng” trong Nghiên cứu Hué, tap 4,

tr 72-15, “Một số kết quả từ 20 năm nghiên cứu làng xã miễn Trung ” trong Kỷ yếu

Hội nghị khoa học Đại học Huế lần thứ nhất, 2002, tr 26-31; năm 2008, trong Kỷ

yếu Hội thảo khoa học “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam

từ thể kỹ XII đắn thế kỷ XIX” với sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu vẻ lịch sử Việt Nam thời cổ, trung và cận đại đã nghiên cứu đánh giá lại chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trên nhiều lĩnh vực, Thái Quang Trung có bài “7hưận Hóa dưới thời Đoan quận cơng Nguyễn Hồng”: năm 2010, trong Kỷ yêu Hội thảo khoa học

“Thuận Hóa - Phú Xuân Thừa Thiên Huế 700 năm hình thành và phát triển" Huỳnh

Công Bá góp phần vào hội thảo bài viết: “Mọi số kết quả nghiên cứu về loại hình

khẩn hoang Thuận - Quảng” Gần đây, trong Hội thảo khoa học “Quảng Trị - đắt

dựng nghiệp của chúa Nguyễn Hoàng (1558 - 1613)” do Ủy ban nhân dân tỉnh

Quảng Trị phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức vào tháng 9 năm 2013

Vài nét về chính

đã tập hợp một số bài viết chuyên sâu có liên quan đến đề tài như:

sách an dân thời Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc Nguyên " của Nguyễn Minh Dang

và Hồ Thị Minh Hà, “Tâm nhìn của chúa Tiên Nguyễn Hoàng” của Trần Thị M:

“Dầu ấn của chúa Tiên Nguyễn Hoàng trên vùng đất Thuận Hóa - Quảng Trị” của

Thai Quang Trun;

Nguyễn, công lao của chúa Tiên Nguyễn Hoàng đối với vùng đất Đàng Trong

nêu bật vị trí vùng đất Quảng Trị đối với đại nghiệp của họ

Ban chấp hành Đảng bộ các cấp từ tỉnh đến huyện, xã đã tiến hành biên soạn lịch sử Đảng bộ Các lịch sử Đảng bộ của tỉnh, huyện, xã chủ yếu nghiên cứu thời

gian từ 1930 đến 2010 nhưng ở mỗi công trình cũng có thẻ cung cắp những nét khái

quát về sự hình thành làng xã Đặc biệt, quyển “Lịch sứ xã Hải Thiện ” được biên soạn rất kỹ về quá trình tụ cư, tình hình ruộng đắt thời phong kiến

Các công trình nghiên cứu nói trên đã khái quát những vấn đề cơ bản của khân

hoang Do vậy, về mặt khoa học có giá trị cung cấp những cơ sở lý luận, vạch ra

Trang 11

có các công trình sau: “Tim hiểu chế độ rưộng đắt Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX” của tác giả Vũ Huy Phúc (1979), “Chế độ ruộng đắt Việt Nam” (2 tập) của tác giả

Truong Hitu Quynh (1982), “Tinh hinh ruộng đắt nông nghiệp và đời sống nhân

dân dưới thời Nguyễn ” do Trương Hữu Quýnh và Đỗ Bang chủ biên (1999) các tác phẩm đã trình bảy một cách hệ thống các loại hình sở hữu ruộng đất, bao gồm

phần pháp chế, các chính sách của triều đình, những tác động của của các chính

sách ruộng đắt đối với yêu cầu phát triển của lịch sử Đây là công trình nghiên cứu

ruộng đất trên cả nước nên chưa đi sâu từng địa phương cụ thể

Ngoài ra, còn có rất nhiều chuyên khảo liên quan đến kinh tế - xã hội được công bố như: “7ình hình kinh tế - xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn” của Nguyễn Thế Anh; Li Tana với “Xứ Đàng Trong Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam

thế kỷ 17 và 18” gồm 7 chương, đề cập nhiều vấn đề có tính khai phá về sử liệu như

kinh tế, chính tri, xã hội, quân sự, tiền tệ, dân số; “Làng xã Việt Nam một số vấn đẻ kinh tế - xã hội - văn hóa” của Phan Đại Doãn

Liên quan đến đề tài có một số bài nghiên cứu về kinh tế được đăng trên các

kỷ yếu khoa học, tạp chí như: Năm 1987, trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 1 - 2,

Bùi Thị Tân có bài viết:

Kinh (Thuận Hải - Bình Trị Thiên) hôi th kỷ: XIIII" đã phân tích về hình thức phân

chia ruộng đất cơng qua bản Khốn ước khắc trên bản gỗ năm Cảnh Hưng, Giáp

'È một hình thức phân chia ruộng đất công ở làng Phú

Ngọ (1774); năm 1994, tiếp tục nghiên cứu ruộng đất ở Hải Lăng, Bùi Thị Tân trên

tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6 có bài viết: “Tình hình ruộng đất và phương pháp

sử dụng ruộng đất công ở làng Câu Hoan (huyện Hải Lăng - Quảng Trị) thế ký

XIY”; năm 1995, trên tạp chí Cửa Việt đăng bài: “Phương thức sử dụng công điển ở Câu Hoan” của Bùi Thị Tân

Các luận văn, khóa luận tốt nghiệp liên quan đến đề tài

Những vấn đề tổ chức chính quyển, kinh tế như thủ công nghiệp, thương nghiệp, chợ làng Quảng Trị hay lịch sử một số làng ở Hải Lăng được các luận văn, khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu khá nhiều như:

Thứ nhất, một số đề tài khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về làng xã ở Hải Lăng

Trang 12

tác giả Lê Văn Duẫn (1985), “Quá trình hình thành và phát triển của các làng xã Hải Lâm - Triệu Hải - Bình Trị Thiên dưới thời phong kiến ” - Lê Thanh Hà (1985), “Bước đầu tìm hiểu làng Cổ Lãy trước Cách mạng tháng Tám 1945” - Nguyễn Gia Đông

(1986), “Bước đâu tìm hiểu làng Câu Nhỉ (Hải Lăng - Bình Trị Thiên) thời phong kiến ”

- Dương Thị Hồng (1987), “Làng Diên Sanh trước Cách mạng tháng Tám 1945” - Nguyễn Thành Nhân (1994), “Làng Thuận Nhơn (Hải Vĩnh - Hải Lăng - Quảng Trị) trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Nguyễn Thị Minh Thiện (2008) các khóa luận trên đã trình bày quá trình thành lập làng Long Hưng, Phú Long, Mai Đàn, Xuân Lâm, Trường Phước, Cô Lũy, Câu Nhi, Diên Sanh, Thuận Nhơn

Thứ hai, một số luận văn nghiên cứu về Quảng Trị có liên quan đến kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp ở Hải Lăng như: “Các nghề thú công truyền thống

của người Việt ở Quảng Trị” của tác giả Lê Đình Hào (2001) trong đó có đề cập

đến nghề nấu rượu ở Kim Long (Hải Quế), nghề làm bánh ướt ở Phương Lang (Hải

Ba) Luận văn “Mạng lưới chợ ở tỉnh Quảng Trị thể kỷ XVI - XIX” của Nguyễn Thị

Mỹ Linh (2012) viết về hệ thống chợ làng cùng hoạt động của nó (chủ yếu nội

thương) trên địa bàn Quảng Trị Trong đó, có đề cập chợ làng của huyện Hải Lăng

Hai năm sau (2014) Phạm Nhân Đức tiếp tục mở rộng hướng nghiên cứu với đề tài

*Thương nghiệp Quảng Trị thế kỷ XI - XIX” không chỉ nghiên cứu hoạt động nội

thương mà còn hoạt động ngoại thương đã cung cấp nhiều tư liệu cho đề tài

n một

Như vậy, những công trình nghiên cứu kể trên mới chỉ đề cập khía

cạnh liên quan đến nội dung của đề tài Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào

nghiên cứu về công cuộc khẩn hoang và phát triển kinh tế huyện Hải Lăng (1558 -

1885) một cách toàn diện, cu thé Trên cơ sở kế thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu

đi trước, luận văn hy vọng nghiên cứu một cách hệ thống vẻ công cuộc khẩn hoang và

phát triển ế huyện Hải Lãng từ 1558 đến 1885

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Trang 13

Kinh tế ở huyện Hải Lăng từ 1558 đến 1885: Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, ngư nghiệp

3.2 Phạm vỉ nghiên cứu

'Về thời gian: Từ năm 1558 khi Nguyễn Hoàng đặt chân đến vùng đất Ái Tử

đến năm 1885 nước ta hoàn toàn rơi vào tay thực dân Pháp Đây là khoảng thời gian quan trọng trong lịch sử khẩn hoang Hải Lăng, đem lại cho Hải Lăng diện mạo gần như hoàn chỉnh mả chúng ta được biết hiện nay

'VỀ không gian: Tương ứng địa bản huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị ngày nay 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây, trên cơ sở hệ thống hóa các nguồn

tư liệu hiện có, muốn đi sâu tìm hiểu công cuộc khẩn hoang ở huyện Hải Lăng từ 1558

đến 1885 Qua đó, nhằm rút ra được những đặc điểm về công cuộc khẩn hoang huyện

Hai Lang, thành quả đạt được do công cuộc khẩn hoang mang lại

Nghiên cứu công cuộc khẩn hoang ở huyện Hải Lăng từ 1558 đến 1885 góp phần hiểu thêm những đóng góp của các chúa Nguyễn, Tây Sơn, vua Nguyễn Đó

cũng chính là góp phần tìm hiểu lịch sử dân tộc sâu sắc, toàn diện hơn

Góp phần hiểu thêm địa chí tỉnh Quảng Trị trong đó có huyện Hải Lăng

Làm cho thế hệ trẻ Hải Lăng hiểu hơn về lịch sử quê hương, góp phần giáo

dục bồi dưỡng cho họ lòng tự hào, tình yêu đối với quê hương

Luận văn cũng hy vọng giúp ích phần nào cho những ai quan tâm đến lịch sử

làng xã Việt Nam, lịch sử di dân khai khan đất Thuận Hóa 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trình bày khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Hải Lãng và phân tích tác động của nó tới công cuộc khẩn hoang ở huyện Hải Lăng (1558 - 1885)

‘Trinh bay và phân tích quá trình khẩn hoang ở huyện Hải Lăng (1558 - 1885)

Trình bày và nhận xét thành tựu công cuộc khân hoang trên 2 bình diện: Thiết

lập xã hi

„ mở rộng đất đai và tiến bộ về kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, ngư nghiệp)

Trang 14

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1 Nguôn tài liệu

~ Nguồn tài liệu thư tịch

Đây là nguồn tư liệu rất quan trọng đối với đề tài, bao gồm các bộ sử như: Đại

Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội

điển sự lệ của Quốc sử quán triều Nguyễn Các bộ địa chí như: Ô châu cận lục của

Dương Văn An, Phú biên tạp lục của Lê Q Đơn, Hồng Việt địa dự chí của Phan

Huy Chú, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định, Đại Nam nhất thong chi, Dong Khánh địa dự chí của Quốc sử quán triều Nguyễn đây là những tác phẩm mang tính lịch sử - địa chí khảo tả một cách khá chính xác về vùng đất

Hải Lăng nói riêng và cả nước nói chung, cung cấp cho luận văn nhiều thông tin về thời gian, sự kiện, các chính sách liên quan đến Hải Lãng

- Một số sách, kỷ yếu, tạp chí có bài viết liên quan và Luận văn, Khóa luận tốt nghiệp như đã đề cập ở phần lịch sử vấn đề

~ Nguồn tài liệu trên các website

- Nguồn tài liệu điền dã

+ Tư liệu văn bản: Các văn bản Hán Nôm, Quốc ngữ được lưu giữ tại các cơ quan trung ương và địa phương, làng xã ở Hải Lăng như địa bạ, gia phả, khoán ước,

hương ước, văn tế

+ Tư liệu truyền miệng: Đây là loại tư liệu có độ chính xác không cao, bắt

buộc người nghiên cứu phải sàng lọc, đối chiếu, so sánh bao gồm: lời kể của các cụ cao niên ở các làng, thơ ca, hò, về được truyền tụng trong nhân dân

5.2 Phương pháp nghiên cứu

~ Phương pháp luận: Tuân thủ phương pháp luận sử học macxit (phương pháp lịch sử và phương pháp logie) nhằm đảm bảo tính khách quan, khoa học, biện

chứng khi xem xét sự vật, hiện tượng ~ Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

+ Phương pháp điền dã, điều tra khảo sát thực địa, thu thập tài liệu thành văn

và tư liệu truyền miệng thông qua ký ức của nhân dân Hải Lăng để khai thác tư liệu

Trang 15

+ Sử dụng các phương pháp đồng đại, lịch đại để kiểm chứng, so sánh, đối

chiếu các nguồn tư liệu nhằm tìm ra những thông tin cần thiết, chính xác phục vụ

cho đề tài, nhất là xác định khoảng thời gian ra đời, tồn tại của các làng

+ Phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, khái quát nhằm rút ra những nhận

xét có tính chất bao quát, thể hiện các mối liên hệ cũng như bản chất của sự vật - cụ

thể ở đây là quá trình ra đời các làng xã, sự phát triển kinh tế ở huyện Hải Lăng sau

công cuộc khẩn hoang

6 Đóng góp của đề tài

~ Góp phần khôi phục lại bức tranh quá trình khân hoang lập làng, mở rộng

diện tích đất canh tác, cải tạo đất đai của nhân dân huyện Hải Lăng Từ đó, rút ra

những bài học vận dụng công tác khuyến nông, phát triển kinh tế - xã hội hiện nay

, quá trình khai phá và định cư

~ Bước đầu rút ra một số đặc điểm cơ bản về việc hình thành làng xã ở huyện

~ Nêu rõ công lao khẩn hoang của người Hải Lăng

~ Góp phần đánh giá công lao của chính quyền chúa Nguyễn, Lê - Trinh, Tay Sơn, triều Nguyễn trong lịch sử dân t

- Kết quả nghiên cứu của luận văn là một tài liệu tham khảo cho công tác day

và học lịch sử địa phương Đề tài cung cấp một số tư liệu cho những ai muốn tìm hid huyện Hải Lăng nói riêng và làng xã cô truyền nói chung 7 Bố cục luận văn kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; nội Ngoài các phần mở đi

dung của luận văn được kết cấu làm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về mảnh đất, con người huyện Hải Lăng (Quảng Trị) và

công cuộc khẩn hoang trước năm 1558

Chương 2: Công cuộc khẩn hoang phát triển làng xã ở huyện Hải Lăng

(Quảng Trị) từ 1558 đến 1885

Chương 3: Kinh tế ở huyện Hải Lăng (Quảng Trị) từ 1558 đến 1885

Trang 16

NỘI DUNG

Chương 1: KHÁI QUÁT VE MANH DAT, CON NGUOI HUYEN HAI LANG

(QUANG TRI) VA CONG CUQC KHÁN HOANG TRƯỚC NĂM 1558 1.1 Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Hải Lăng là huyện nằm về cực Nam tỉnh Quảng Trị, có tọa độ địa lý

16°33°40"" dén 16°48’ vĩ độ Bắc và 10794°10'” đến 108°23'30°* kinh độ Đông, cách thành phố Đông Hà về phía Nam 21km, cách thành phố Huế về phía Bắc 50km; phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp huyện Đakrông, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Bắc giáp thị xã Quảng Trị và huyện Triệu Phong Theo miêu tả của

sách Đại Nam nhất thống chí:

Huyện Hải Lăng cách đạo 17 dặm về phía Đông Nam; Đông Tây cách

nhau 38 dặm, Nam Bắc cách nhau 70 dặm; phía Đông đến địa giới

huyện Phong Điển 24 dặm, phía Tây đến địa giới 2 huyện Đăng Xương

và Thành Hóa 14 dặm, phía Nam đến động núi 47 dặm, phía Bắc đến biển 23 dặm [48, tr.100]

- Điều kiện tự nhiên

Địa hình và sông ngòi: Đặc trưng của địa hình Hải Lăng là thấp dần từ Tây sang Đông, chia thành 3 vùng chủ

(30%); vùng cồn cát, bãi cát ven biển (11%)

u: vùng gò đồi và núi (59%); vùng đồng bằng

Ving gò đồi và núi: Phân bố ở khu vực phía Tây của huyện thuộc địa bàn chủ

yếu các xã Hải Phú, Hải Lâm, Hải Trường, Hải Sơn, Hải Chánh Mô tả về núi sông

hai huyện Đăng Xương và Hải Lăng sách Đồng Khánh địa dw chí chép: “Hai huyện có nhiều núi, nhưng không có núi nào lớn” [56, tr.1388|,

'Vùng đồng bằng: Nằm giữa vùng gò đồi, cồn cát và bãi cát, bao gồm địa bàn

các xã Hải Quy, Hải Xuân, Hải Vĩnh, Hải Thiện, Hải Thành, Hải Tân, Hải Hòa, thị

trấn Hải Lãng và một phần các xã Hải Phú, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Thọ, Hải

Trường, Hải Sơn, Hải Chánh, Hải Dương, Hải Quế, Hải Ba

Trang 17

'Vùng cồn cát, bãi cát ven biển: Nằm giữa đồng bằng và Biển Đông, thuộc các xã Hải An, Hải Khê và một phần các xã Hải Dương, Hải Quế, Hải Ba, độ cao trung bình 6 - 7m Đắt đai chủ yếu là cồn cát và bãi cát

Sông ngòi: Hải Lăng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bó đều khắp trong

huyện Do phụ thuộc địa hình tự nhiên nên hầu hết các sông suối có đặc điểm là

ngắn, hẹp và dốc Mùa khô nước xuống thấp, mùa mưa nước dâng nhanh

Trên địa bàn huyện có các con sông chính đó là: Sông Thạch Hãn, sông Vĩnh

Định, sơng Ơ Lâu, sơng Ô Giang, sông Lương Điền, sông Nhùng, sông Bến Đá (!”'

Trong đó, sông Thạch Hãn và Vĩnh Định được sách Đại Nam nhất thống chí đánh

giá là hai đại xuyên lớn của Quảng Trị, vua Minh Mạng (1836) cho khắc hình tượng trên Thuần Đinh

Các con sông này có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp nước tưới và tiêu úng

về mùa lũ, điều hòa lượng nước trong khu vực, cung cấp một lượng lớn phủ sa để tạo ra những cánh đồng màu mỡ, làm cho Hải Lăng trở thành vựa lúa lớn của tỉnh đồng thời sự phân bổ đều các dòng sông theo hướng Tây Nam - Đông Bắc (Sông:

Thạch Han, Nhing, Bén Đá, Thác Ma, Ô Lâu) và hướng Tây Bắc - Đông Nam

(sông Vĩnh Định) đã tạo thành mạng lưới giao thông thủy liên hoàn với hệ thống bến đò dọc, đỏ ngang đưa người và hàng hóa giao lưu giữa các vùng trong huyện, trong tỉnh, ngoài tinh cũng như xây dựng các công trình tưới tiêu, đảm bảo nguồn

nước sinh hoạt, các hoạt động sản xuất khác, đời sống văn hóa Đây cũng là một

trong những nhân tố quan trọng góp phần vào công cuộc khai khẩn dat đai, định cư của các làng xã ở Hải Lăng

Ngồi hệ thống sơng trên, trên địa bàn huyện còn có một số hồ, phá quan

trọng, phục vụ phát triển sản xuất và đời sóng dân sinh như: Đập Trấm, Khe Chanh,

Miếu Bà, Thác Heo, Khe Rò, Phú Long, Khe Khế

Phá Hải Lăng: Ở xã Diên Sanh, huyện Hải Lăng Phía Đông ôm lấy kênh dài Phía Tây liền với đôi múi, lại có đền Thủy Tộc sừng sững ở phía Nam, tòa tháp Trung Đan cao vòi vọi bên mặt Tây Bắc Cá tôm

nhưng nhúc là nguồn lợi của cư dân [2, tr25]

Trang 18

Khí hậu

Bồn mùa thường ẩm, tháng giêng tháng 2 khí trời hòa ẩm; tháng 3 khí

trời nóng dẫn, tháng 4 tiết tiểu mãn, thỉnh thoảng cũng có lụt; thang 5, tháng 6 và tháng 7 gió Nam thôi mạnh; thắng 8, tháng 9 khí trời mắt dần, thường có mưa lũ; tháng 10 trong những ngày mông 3, 13 và 23 thường bị lụt Trong một năm nửa mùa thu sang mùa đông thường mưa

nhiều, nửa mùa xuân về sau thường nắng nhiều, từ tháng trọng đông

(tháng 11) trở về sau, khí rét nhưng không giá buốt, cây cối không rụng

lá, khí trời đã ấm; tháng 12 sắm bắt đâu dậy [48, tr.110]

Đây là vùng đất được xếp vào một trong những nơi khí hậu khắc nghiệt, là nơi

giao hoà của nhiều đặc điểm khí hậu hai miền Nam Bắc Nằm ở vĩ độ thấp nên mùa

đông ở đây ngắn và rét ít; mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam (gió Lào) và khô nắng kéo đài, dễ gây hạn hán Các tháng mùa hè nhiệt độ trung binh 30°C nóng nhất là các tháng 6, 7, 8 có khi nhiệt độ lên đến 39 - 40%C độ Các tháng mùa

đông nhiệt độ trung bình 259C, tháng thấp nhất 1§°C, có khi xuống tới 12 - 13C

Lượng mưa không ổn định tính cả năm khoảng 2500 - 2700mm, bão lụt cũng thường xảy ra trong thời gian này, đôi khi có gió lốc

Sự cách trở về địa lý, sự ảnh hưởng của khí hậu đã làm cho đời sống sản xuất

của nhân dân gặp nhiều khó khăn, muốn có được miếng cơm manh áo đòi hỏi người

dan Hai Lăng phải cần cù chịu khó một nắng hai sương, phải đoàn kết để vượt qua

mọi trở ngại xây dựng đời sóng ấm no

Đất đai và các loại lâm, th, thủy, hải sản

Về đất đai: Toàn huyện có 11 nhóm đất, gồm 15 loại đất như: Nhóm đất còn

cát ven biển: thích hợp trồng rừng phòng hộ, hoa màu; nhóm đắt phù sa được bồi và phù sa ngòi, suối: thích hợp trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trồng lúa; nhóm phù sa không được bồi: thích hợp cho trồng màu và cây công nghiệp ngắn

ngày; đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa

nước: thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ phì nhiêu trung bình có thể trồng lúa, màu và

cây công nghiệp ngắn ngày; nhóm đắt phù sa glây, thung lũng dốc tụ, đất lay: ding để trồng lúa nước và nuôi trồng thủy sản; nhóm đất than bùn; nhóm đất xám bạc

màu, đắt nâu vàng trên phủ sa cổ [112]

Trang 19

Đất đai được chia nhiều loại theo kết cấu của đia hình như trên tạo nên nhiều

loại lâm, thổ, thủy hải sản Đất vùng gò đồi và núi thì thích hợp chăn muôi, trồng

hoa màu và các loại cây đặc sản như: Hồ tiêu, mít, chè, lúa nếp

Ở vùng đồng bằng: Sự đa dạng các loại đất (11 loại) là điều kiện thuận lợi đẻ

phát triển sản xuất nông nghiệp Đắt phù sa được các con sông bồi đắp rất thích hợp

trồng lúa nếp, lúa tẻ năng suất cao Phù sa cũng làm cho xóm làng có những vườn

tược xanh tươi với đủ loại rau quả Các loại đất bãi ven sông thường dùng trồng dâu, trồng bông và các loại hoa màu như khoai, sắn, ớt, đậu, bắp, mía, rau xanh

VỀ lâm sản: Hải Lăng có nhiều lâm sản quý như gỗ lim, kiền kiền, gõ, thông,

tốc hương, các loại mây, tre, nứa, cây dược liệu và các loài thú quý hiếm như voi,

hổ, hươu, nai, công, chim trĩ Trong /foàng Việt địa dự chí, Phan Huy Chú đã mô tả các loại gỗ quý ở phủ Triệu Châu (Triệu Phong) trong đó có Hải Lăng như sau:

Trên rừng có nhiều gỗ quý, có thứ sắc vàng rất bên chắc, có thẻ đóng

thuyền được vì khi thả xuống nước nó lại nôi, gọi là gỗ kiền kiên, thân nó cao thẳng mà rắn, thở gỗ lại nhẫn, chịu mưa gió được lâu, làm trụ chôn xuống đất có khi cả trăm năm không mục Lại có thứ gỗ gọi là hoa lê, cành lá sum suê, chất gỗ cũng như kiền kiền vậy, [19, tr.T]

'Về thủy, hải sản: Hệ thống sông ngòi, hồ, đầm phá và nhất là Hải Lăng có bờ

biển dài 13.5 km dọc theo hai xã Hải An và Hải Khê, ngư trường đánh bắt rộng, không bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của địa phương đã cung cấp nguồn thủy hải sản phong phú như: Các loại tôm, cua, cá sông, lươn, cá Hồng, cá Mú, cá Thu,

cá Ngừ, mực Ông, mực Nang, ốc các loại và nhiều loại đặc sản quý khác

Khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của Hải Lăng phần lớn thuộc nhóm không kim loại, chủ yếu các loại khoáng sản như: Than bùn trữ lượng không lớn

nhưng nhiệt lượng có thể đạt tới 3.500 kcal/kg, chất lượng tương đối tốt có thê dùng

làm chất đốt và sản xuất phân vi sinh và được phân bố trên địa bàn các xã Hải Thọ,

Hai Vinh, Hai Thượng, Hải Thiện; đất sét phân bồ dọc hai bên bờ sông Nhùng, mỏ

sét lớn nhất là ở Hải Thượng được dùng để sản xuất gạch, ngói Ngoài ra, còn có

i, ct xây dựng, phân bố tại các con sông rải

rác ở nhiều nơi trong huyện, trong đó tập trung nhiều ở dọc theo các con sông lớn

Trang 20

Như vậy, với địa hình có đầy đủ các dạng: Núi đồi, sông ngòi, đằm phá, biển cả đã tạo cho Hải Lăng một hệ sinh thái động thực vật phong phú với các loại lâm, thổ, thủy, hải sản Góp phần vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, ngư nghiệp

1.2 Vùng đất Hải Lăng trước thế kỹ XIV

1.2.1 Dấu vết con người thờ

và sơ sử trên đất Hải Lăng

Từ buổi nguyên sơ, dấu vết con người thời tiền và sơ sử đã xuất hiện ở Quảng

Trị trong đó có Hải Lăng

Trong hai mùa điền dã năm 1993 - 1994 của Trung tâm Văn hóa Việt Nam và Bao ting Quang Tri, các nhà Khảo cổ học đã tìm thấy những công cụ đồ đá cũ

thuộc nền Văn hóa Sơn Vi ở Của, Carol, Cồn Cỏ và đồ đá giữa thuộc nền Văn hóa

Hòa Bình, Bắc Sơn ở Lao Bảo, Khe Sanh, Tân Lâm Việc tìm thấy các di tích hậu

kỳ đồ đá cũ ở Quảng Trị phân bố ở vùng miễn núi lẫn hải đảo gần bờ là một thành

tựu lớn của khảo cổ học Việt Nam Là minh chứng khá thuyết phục về sự tồn tại

người nguyên thủy trên đất Quảng Trị

Những viên đá cuội gia công có dấu vết tham gia của con người vốn là

công cụ chặt vô định hình, hình múi bưởi, những tropper được ghè đềo

ở một đầu hay một hoặc hai rìa cạnh; những mũi nhọn, bàn nghiên,

chày nghiền, những vỏ ốc núi, ắc suối đã chặt đit đã viết nên trang sử

vùng đất Quảng Trị thời kỳ cách ngày nay 1 vạn rười đến 3 vạn năm

[68 tr.16]

Ở Hải Lăng những dấu tích thời đá cũ chưa được tìm thấy nhưng những dấu

tích của con người nguyên thủy thời hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí đã được phát hiện rải rác ở Hải Thiện, Hải Vĩnh, Hải Xuân, Hải Thọ, Hải Trường, Hải Lâm, Hải Quy như:

a Dia điểm Cồn Chùa (Câu Hoan - Hải Thiện): Năm 1992 các nhà nghiên cứu

cùng nhân dân địa phương đã phát hiện và thu lượm được nhiều mảnh gốm thô, bở,

năm 1993 tiến hành khảo sát lại và cho thấy trên bề mặt các ngôi mộ ở cồn cát ven

bàu có rất nhiều mảnh gốm cổ bao gồm:

Gốm rất thô: Xương pha nhiều cát và bã thực vật, độ nung thấp, lớp áo gốm có

màu đỏ sẫm hay vàng xám và đã bị bong nhiều Hầu hết là những mảnh gốm vỡ vụn

Trang 21

nên khó xác định loại hình Tuy nhiên, trong đó có một số mảnh vỡ ở miệng cho thấy

chúng thuộc kiểu miệng mép vê tròn và loe ra ngoài, thành miệng uốn cong đều

Gốm hơi thô: Thường có màu đỏ gạch, xương gốm được lọc kỹ hơn có pha

cát và bã thực vật, độ nung vừa phải

Gốm mịn: Xương màu đỏ, độ nung khá cao Thỉnh thoảng người dân còn nhặt

được những chiếc rìu đá mài có vai và họ cho đó là những lưỡi “Tam sét”

Trên cơ sở những dấu hiệu này, “các nhà nghiên cứu cho đây là điểm văn hóa

Sa Huỳnh muộn, có niên đại cách ngày nay khoảng 4000 đến 5000 năm ” [22, tr.76]

b Địa điểm Thuận Đức (Hải Vĩnh): Người dân nhặt được nhiều rìu đá, bôn đá

nhưng do chưa hiểu hết giá trị của nó nên họ đề thất lạc, hiện còn giữ 5 chiếc:

Chiếc thứ nhất thuộc rìu có vai, toàn thân được mài nhẫn, rìu dài 4.9em, lưỡi

rộng 4.3cm, chuôi dài 2cm, thân dày 1.lem

Chiếc thứ hai thuộc rìu có vai, rìu dai 5.4em, lưỡi rộng 3.5em, thân dảy I.lem, rìu được chế tác từ loại đá silie có vẫy sét, màu xám xanh Toàn thân được mài

nhưng chưa xóa hết vết ghè đềo

Chiếc thứ ba là bôn "hình răng trâu” có vai, lưng cong khum, lưỡi mai vat từ bụng ra lưng tạo thành rìa sắc Bôn dải 8.4cm, lưỡi rộng 4.3em, dày 1.4cm

Chiếc thứ tư là bôn tứ giác bằng loại đá cứng hạt thô Bơn được mài tồn thân song vẫn còn một vài vết ghè đềo nhỏ Kích thước khá lớn thân dải 9.5cm, lưỡi rộng 4.7em, thân dày 1.7em

Chiếc thứ năm thuộc loại rìu có vai xuôi Thân dài 7.9em, lưỡi rong 4.2cm, day 1.7em [59, tr.281]

c Địa điểm Động Cát Tiên (Trà Lộc - Hải Xuân) nhân dân nhặt được 2 chiếc rìu đá có vai hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Trị có ký hiệu QT 622/Ð 2972

Chiếc thứ nhất là chiếc rìu có vai xuôi, được chế tác từ đá silic màu xám trắng, lưng cong khum Thân rìu dài 2.6em, thân rộng 3.7em, lưỡi rộng 4cm, dài chuôi tới eo 2em, rộng chuôi 1.5em Rìu được mài toàn thân, nhưng vẫn chưa

xóa hết vết ghè đẽo

Chiếc thứ hai là rìu tứ giác có vai xuôi, được chế tác từ đá silic, lưng cong

khum Cl

dài phần thân và chuôi 7cm, lưỡi rộng 4.2cm, chuôi rộng 2.3cm Rìu được mài nhưng vẫn chưa xóa hết vết ghé déo

Trang 22

Ngoài ra, trong đợt khảo sát tháng 3/1992, Đoàn nghiên cứu đã phát hiện ở đây 2 hiện vật:

Chiếc rìu tứ giác được làm bằng đá cứng, hạt mịn có màu trắng đục Rìu dài 8.Icm, rộng lưỡi 5cm, rộng đốc 2.7cm, dày 1.8cm Toàn thân được mài nhẫn, hai bên rìu vẫn có những vết ghè Rìu đã bị sứt mẻ đôi chỗ ở trên thân, đốc và lưỡi, hai

bên rìa và đốc bị bào mòn khá nhiều

Chiếc bôn có hai vai xuôi không đều nhau được làm bằng đá cứng hạt mịn, màu trắng Bôn dài 7.6em, rộng chuôi 2.2em, rộng eo 2.6cm, rộng vai 4.2cm, rộng lưỡi 4.9em, dài chuôi 2.5cm, dày 1.4cm, góc vai 150°, góc lưỡi 370, Bôn bị sứt mẻ

khá nhiều, lưỡi bị mài mòn

Bên cạnh Động Cát Tiên tại xóm Trại thôn Trà Lộc các em nhỏ chăn trâu cũng

nhặt được 2 chiếc bôn đá

Chiếc thứ nhất là bôn có vai, toàn thân dài 10cm, lưỡi rộng 4.7cm, thân dày 1.3cm, lưng cong trông gần giống như một lưỡi cuốc nhỏ

Chiếc thứ hai thuộc bôn có vai, thân dải 6.3em, lưỡi rộng Sem, thin diy 1.5em, được chế tác từ loại đá silic màu xám xanh [59, tr.281]

d Tại thôn 4 (Hải Thọ): Ông Nguyễn Thuần trong khi cuốc đất trồng hoa màu

ở một doi cát gần nhà đã nhặt được một chiếc rìu tứ giác dài 8.3m, lưỡi rộng

5.3cm, chuôi dai 2.9em

Những chiếc rìu đá, bôn đá có vai hoặc tứ giác được mài cẩn thận, kích thước

tương đối nhỏ, chế tác từ các loại đá cứng và đồ gốm phân bố rải rác trên vùng đồng

bằng Hải Lăng, bên cạnh các con sông, cồn cát, bàu ruộng đã chứng tỏ cư dân

nguyên thủy ở đây sống chủ yếu bằng nông nghiệp kết hợp với đánh bắt cá ven

sông Có thể nói rằng, điều kiện khí hậu, đất đai, sông ngồi ở vùng đồng bằng đã tạo

nên một sự hấp dẫn kỳ lạ đối với cư dân nguyên thủy, khiến cho họ có sự quần cư

ngày cảng rộng khắp và đông đúc không chỉ ở Hải Lăng mà trên toàn vùng đồng

bang ven biển

Tiếp đến là những công cụ bằng đồng của thời đại kim khí được tìm thấy ở Hải Lệ có niên đại khoảng 2000 - 3000 năm BP, di chỉ Cồn Om (Thượng Xá - Hải Thượng) (V - VIII TCN) Đặc biệt là

iệc phát hiện ra Trồng đồng Heger I ở Trà

Trang 23

Lộc năm 1998, do ơng Hồng Cơng Sơn (Diên Khánh - Hải Dương) trong quá trình

đào đất tìm phế liệu ở khu vực Rú Cát, xóm Phường, làng Trà Lộc tìm thấy Hiện

được cắt giữ ở Bảo tàng Quảng Trị mang số kiểm kê 1464/KL483 Trống được các nhà khoa học xác định có niên đại cách ngày nay khoảng 2500 năm

Mặc dù, không phải là trung tâm của văn hóa Đông Sơn nhưng sự hiện diện

của Trống đồng Đông Sơn thuộc loại Heger I được tìm thấy ở Trà Lộc (Hải Lăng)

và An Khê (Gio Linh) rất quý hiếm tại vùng đất này đã nói lên sự lan tỏa của văn

hóa Đông Sơn trên vùng đất Quảng Trị nói chung và Hải Lăng nói riêng [111]

Những phát hiện trên của Khảo cô học ở vùng đất Hải Lăng dù chưa thể nói là

đầy đủ, chưa phải là điểm dừng càng không phải là những kết luận cuối cùng nhưng

những gì đã có chúng ta có thẻ khẳng định rằng dấu vết con người nguyên thủy đã xuất hiện nơi đây ít nhất là thời hậu kì đá mới

1.2.2 Dấu tích văn hóa Chămpa ở Hải Lăng

Năm 111 trước Công nguyên, nhà Hán thay thế họ Triệu xâm lược và cai trị nước Âu Lạc Ngoài hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, nhà Hán lập thêm quận Nhật Nam Quận Nhật Nam là mảnh đất từ Hoành Sơn vào đến Quảng Nam Chia thành 5 huyện: Tây Quyển, Chu Ngô, Tỷ Cảnh, Lô Dung và Tượng Lâm Đến đời Đông Hán, năm 192 một lãnh tụ nhân dân bộ lạc Dừa (Khu Liên) ở phía Bắc đã lãnh đạo

nhân dân lật đồ ách đô hộ nhà Hán, thành lập tiểu quốc Lâm Áp Đến thế kỷ IV, hai

tiểu quốc Lâm Ap và Panduranga đã hợp nhất, hình thành vương quốc Chămpa Lợi dụng sự suy yếu của chính quyền phong kiến Trung Quốc đô hộ, các thế lực của

Chămpa mở rộng địa bản bàn ra tận Hoành Sơn Toàn bộ đất Hải Lăng lúc ấy thuộc

vương quốc Chămpa cho đến đầu thế kỷ XIV Chính vì lẽ đó, Hải Lăng mang trong

mình nhiều dấu tích van hoa Champa

Qua nhiều cuộc khai quật, tìm hiểu, nghiên cứu đã phát hiện được nhiều dấu

tích liên quan đến kiến trúc đền tháp Chăm (Câu Hoan, Trung Đơn, Trà Lộc), các

tác phim điêu khắc Chăm, thủy lợi cỗ (Trà Lộc), chiếc vò dạng đất nung, dạng sành, dạng bán sứ Những chiếc vò được chôn theo cụm từ 3 - S chiếc, bên trong có dấu tích than tro và các đồ tủy táng như công cụ bằng kim loại, đồ gốm thô đã thể hiện sự tiến bộ trong đời sống văn hóa của cư dân Chăm cô tại vùng đất Hải Lăng

Trang 24

Thỉnh thoảng người dân còn tìm thấy ở gần các khu tháp Chăm xưa nhiều đồ bán sứ

Trung Hoa (Quảng Đông) dưới các thế kỷ VII - IX - XI như gốm sứ Hán, Lục triều,

Đường đây là những bằng chứng về sự định cư lâu dài, liên tục của các tằng lớp

cu dân dọc dải cồn cát trong (Tiểu trường sa) nói chung Hải Lăng nói riêng

Điều này cũng góp phần minh chứng rằng: Ngay từ giai đoạn sớm ở khu vực

này, cư dân Chămpa cô đã chủ động hướng mình ra biển và chủ động giao lưu tiếp

xúc bên ngoài, cụ thể là với người Hoa qua cảng Mỹ Thủy, đặc biệt là cảng Cửa Việt (Triệu Phong)

Trải qua thời gian cùng với sự biến động mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên, xã

hội nên các đền tháp hiện nay chỉ còn tồn lưu dưới dạng phế tích nhưng những di

vật còn lại như: Tượng Siva ở Trâm Lý thuộc phong cách E1 (VIID, bộ tượng mang phong cách Đồng Dương (IX) ở chùa Diên Thọ, phủ điêu thủy quái Makara (XI) ở Trung Đơn, Yoni khoét thủng, Linga, các di vật mộ táng, mộ vò ở Văn Trị cũng đủ phản ánh nhiều khía cạnh lịch sử, văn hóa, nghệ thuật

Qua những tư liệu được mơ tả trong Ơ châu cận lục, Phú biên tạp lục; các nhà khảo cổ học người Pháp như Henri Parmentier, Madeleine Colani, linh mục

Léopold Michel Cadière đầu thế kỷ XX và gần đây nhất là một số cán bộ Trường

Đại học Khoa học Huế đã phần nào khôi phục lại bức tranh về ba tòa tháp Chăm

từng tổn tại trên đất Hải Lăng đó là:

Khu đền tháp Chăm Câu Hoan: Có niên đại vào giữa thế kỷ IX (thuộc phong cách nghệ thuật Hòa Lai muộn, Đồng Dương sớm) - được xem là 1 trong 4 cum tháp (Dương Lệ, Hà Trung, An Xá, Câu Hoan) tương đối lớn của vùng châu Ô xưa

Khu đền này nằm trên một đồi cát có tên gọi là Cồn Chùa, phía Bắc làng Câu Hoan

(Hải Thiện) Những di vật ngày nay còn thấy được là: cạnh ngôi chùa Đồng Lâm ở

góc Đông Bắc có một ngôi miéu Bà Giang được xây dựng bằng gạch, vôi mang

phong cách người Việt vào thế kỳ XVI - XVIII Bên trong thờ một Linga, một bệ đá

và một phiến đá có hình mặt người nhô ra trên bề mặt Linga bằng đá sa thạch, cao

0.9m, ngang thân 0.4m, có ba phần: để vuông, giữa có hình bát giác, đầu hình chỏm

cầu, được tạo dáng đẹp, còn nguyên vẹn Phién da det, trên đầu có dáng hình trụ,

cao 0.53m, rộng 0.48m, gắn liền với bệ, bề mặt có hình mặt người nhô hẳn ra phía

Trang 25

ngoài mà một nửa thân trên bị sứt vỡ nên đã được đắp lại bằng vôi Hình tượng này là thuộc một pho tượng bán phủ điêu, miệng rộng, môi dày, cổ đeo chuỗi hạt, thùy

tai dài đeo một hoa tai hình rắn 3 đầu Bệ đá được trang trí bằng họa tiết dây leo

cuốn hình Bên cạnh miéu Bà Giang con có một Yoni đã vỡ đôi nhưng còn thấy rõ

một cạnh vuông dài 0.95m, dày 0.2m, dài vòi 0.3m, rãnh sâu 2.5cm Ở giữa gắn một Linga khoét thủng tạo ra một ô vuông có cạnh 0.5m [68, tr.181-182]

Khu đền tháp chăm Trung Đơn (Hai Thành): Được ghỉ chép trong Ô châu cận lực ngoài câu chuyên về việc thi xây tháp với dân làng Dương Lệ còn được mô tả

khá tường tận: “Pháp Trung Đan ở xã Trung Đan huyện Vũ Xương Phía Tây là đô

núi khuất khúc, phía Nam có đầm phá mênh mông, phía Đông là sông nước bao

bọc Tháp cao khoảng trăm thước Khách trèo lên tham quan có cảm giác được bay

bồng chín tầng mây, mắt thu hết nghìn dặm Đây quả là nơi danh thắng cúa huyện

Vũ Xương " [2, tr.92] Sách Phủ biên tạp lục cũng chép rằng: “Tháp Trung Đan ở xã Trung Đan, huyện Võ Xương, cao đến 100 thước” [24, tr.130],

Mắy dòng tư liệu trên cho thấy vào giữa thế kỷ XVI khi vùng đất của Hải

Lăng đã thuộc về người Việt thì ngôi tháp Chăm Trung Đơn vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn Đến đầu thế kỷ XX, khi khảo sát tại khu vực đền tháp Trung Đơn L.Cadiére chi con thay “những vết tích đồ nát của tháp được xác định ở cuối làng,

về phía Tây trong một bụi rậm gọi là Lùm Tháp Đồng gạch có đường kính 40m,

cao 4m ” [68, tr.189] Hiện tại, trên nền khu đất của tháp Trung Đơn xưa chỉ còn

một gò đất ken dày, ngói vỡ có diện tích 8000m3, Tại trung tâm gò đắt, nhiều chỗ

vết tích nền móng vẫn còn Những viên gạch có độ nung không cao, màu vàng nhạt,

kích cỡ 22xI6x4em Sau khi ngôi tháp bị đổ, người dân lập lên xung quanh đó

những ngôi miều đề thờ những hiện vật đá rơi vãi và thần hóa các tượng này Có 3

ngôi miếu là miếu Ông Voi, Ông Hồ, Đá Thần Ở miếu Ông Voi có một bức phù điêu thủy quái Makara Thông qua việc thẩm định phong cách nghệ thuật của phù điêu Makara, có thể quần thể kiến trúc này thuộc giai đoạn Trà Kiệu (XD) Đây là

một ngôi đền tháp xây dựng khá muộn trên đất Quảng Trị khi mà châu Ma Linh (Bắc Quảng Trị) đã thuộc về người Việt

Trang 26

Tháp Chăm Trà Lộc: Di tích nằm trên triền đồi cát phía Tây Nam làng Trà Lộc (Hải Xuân) Khu vực này có tên là Lùm Giảng Địa điểm nảy là nơi tọa lạc của một công trình kiến trúc tháp Chăm mà ngày nay đã bị dé nat và hoang phế Di vật còn lại là một bệ Yoni dưới dạng kép được ghép lại bởi 2 phần: Phần dưới là một tảng đá sa thạch hình vuông có cạnh đài 0.7m, dày 0.4m, đây chính là bệ dưới của

'Yoni Phần trên chính là ngẫu tượng Yoni được tạo nên bằng cách khoét lõm phần

dưới để chồng lên trên mặt bệ Kích thước Yoni thuộc loại trung bình, dài 0.88m, rộng 0.77m, dày 0.12m, dai vòi 0.37m [68, tr.208]

Như vậy, cùng với sự tồn tại nhiều dấu ấn văn hóa Chămpa trên vùng đất dọc

theo hai bên dải cồn cát trong, trong đó có ngôi đền tháp Trà Lộc - Câu Hoan -

Trung Đơn cho chúng ta thấy đây là một khu vực quần cư đông đúc và có một bề dày lich sử của một bộ cư dân Chăm thuộc châu Ô xưa

1.3 Quá trình thay đổi địa giới hành chính Hải Lăng qua các thời kỳ

Theo các nguồn thư tịch cổ vùng đất Hải Lang ngày nay dưới thời Văn Lang -

Âu Lạc nằm trong bộ Việt Thường, 1 trong 15 bộ của nước Văn Lang Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép: “Thuận Hóa xưa là bộ Việt Thường Thị, đây là phên dậu thứ tư về phương Nam " [7I, tr.44]

Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược Âu Lạc Năm ¡11 TCN, nhà Hán thay thế

họ Triệu xâm lược và cai trị Âu Lạc Hải Lăng thuộc quận Nhật Nam

Sau cuộc khởi nghĩa của Khu Liên (192) giành thắng lợi, một tiêu quốc độc

lap ma thu tịch Trung Hoa gọi là Lâm Áp thành lập, người Chăm gọi nước mình là

Champa Dén thé ky IV vương quốc Chămpa thống nhất, mở rộng địa bàn bàn ra

tân Hoành Sơn Vùng đất Hải Lăng lúc ấy thuộc vương quốc Chãmpa cho đến đầu

thé ky XIV

Năm 1306, cuộc hôn nhân giữa công chúa Huyền Trân và vua Chế Mân với

sinh lễ là châu Ô và châu Lý (Ri) Năm 1307, vua Trần cho đổi tên làm châu Thuận,

châu Hóa và sát nhập vào bản đồ Đại Việt Hải Lăng thuộc châu Thuận (gồm 6

huyện: Vũ Xương, Đan Điền, Kim Trà, Tư Vang, Điện Bàn, An Nhơn), lúc bấy giờ

Hải Lăng có tên là An Nhơn

Trang 27

Dưới thời Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đặt làm Thuận Hóa thừa tuyên Năm Hồng Đức 21 (1490) định lại bản đồ thiên hạ làm 13 xứ thừa tuyên, Thuận Hóa thừa tuyên lúc này có hai phủ Tân Bình (2 huyện, 2 châu) và Triệu Phong (6 huyện, 2 châu) Huyện Hải Lăng thuộc phủ Triệu Phong có *7 ứổng 75 xã " [24, tr.54] Có lẽ, dưới thời Lê Thánh Tông tên gọi Hải Lãng ra đời Đến đời nhà Mạc vẫn giữ nguyên và có 49 xã, thôn [2, tr.56]

Năm 1558, Đoan quận cơng Nguyễn Hồng vào trấn thủ Thuận Hóa Huyện

Hải Lăng vẫn giữ tên gọi và gồm có 5 tổng (67 xã 6 phường 4 thôn 2 tộc): “Hoa La, An Thu, An Da, Cau Hoan, An Khang” (24, tr.101]

Năm 1801, Nguyén Ánh lấy hai huyện Hải Lăng và Đăng Xương của phủ

Triệu Phong hợp với huyện Minh Linh của phủ Quảng Bình để lập dinh Quảng Trị Từ đó, huyện Hải Lăng chính thức thuộc địa phận Quảng Trị Năm Minh Mạng thứ 8 (1827) đổi dinh Quảng Trị thành trấn Quảng Trị, năm thứ 12 (1831), trấn Quảng Trị đổi thành tỉnh Quảng Trị, huyện Hải Lăng thuộc tỉnh Quảng Trị Năm Minh Mạng thứ 17 (1836) cắt tổng An Nhơn và ba thôn Phương Lang, Phú Hải, Thuận , Anh

Hoa (tong An Thái) và phần lớn tổng Hoa La (trừ Trí Lễ, Thạch Hãn, Long Hưng,

Tích Tường, Như Lệ) nhập về huyện Đăng Xương Năm Minh Mạng thứ 18 (1837)

đời huyện ly Hải Lăng từ thôn An Tiêm đến thôn Trí Lễ Năm Tự Đức thứ 4 (1851)

lại dời huyện ly đến thôn Diên Sanh Năm Tự Đức thứ 5 (1852) lay ba thôn, phường của huyện Hải Lăng hợp với 29 xã, thôn của hai huyện Đăng Xương và Địa Linh

Đầu (tổng An Lưu) về huyện Hải Lang Cat tng An Dã và 2 làng Tam Hữ

lập thành tổng Cam Đường (sau đổi thành Cam Vũ) đặt thuộc huyện Thành Hóa do phủ Cam Lộ kiêm lý Năm Tự Đức thứ 6 (1853), nhập Quảng Trị và Thừa Thiên, lập đạo Quảng Trị, giải thể phủ Triệu Phong, giảm viên tri huyện Hải Lăng và Đăng Xương, giao công việc của huyện cho đạo kiêm lý Năm 1876 lập lại tỉnh Quảng Trị gồm hai phủ Triệu Phong, Cam Lộ và 4 huyện trong đó huyện Hải Lăng vẫn giữ tên cũ, đặt lại huyện Hải Lăng do phủ Triệu Phong thống hạt như trước Thời vua Đồng Khánh huyện Hải Lăng gồm 4 tổng: “4n Thái, Câu Hoan, An Thư, An Nhân ” [56, tr.1385]

Trang 28

1.4 Công cuộc khai khẩn và lập làng ở Hải Lăng trước năm 1558 1.4.1 Khái quát về lịch sử - xã hội Hải Lăng (thế ký XIV - 1558)

Năm 1306, vua Chămpa là Chế Mân dâng đắt châu Ô, châu Lý làm sính lễ xin

cưới Huyền Trân công chúa Cuộc hôn nhân chính trị này đã mở rộng lãnh thỏ Đại

Việt vào đến địa đầu Quảng Nam (bờ bắc sông Ly Ly) Năm 1307, vua Trần Anh Tông cho đổi tên châu Ô, châu Lý làm châu Thuận, châu Hóa và sát nhập vào bản đồ Đại Việt Hải Lăng thuộc về chủ quyền Đại Việt quản lý; đồng thời sai Hành khiển Đoàn Nhữ Hài đến “nuyền dự đức ý, chọn người trong bọn họ (người bản xứ)

làm quan, cấp ruộng đất, miễn tô thuế 3 năm đề vỗ vẻ” [36, tr.219] Trên cơ sở đó,

cư dân người Việt vào đây định cư Mở đầu quá trình hình thành làng xã trên vùng

đất này Tại Hải Lăng, sau đám cưới Huyền Trân người Việt đã định cư ở đây Theo

Phả ký tộc Nguyễn Văn (Diên Sanh) ghỉ rõ: “Họ chúng ra thời vua Trần Anh Tông (1306 - 1313) ngài thiy tổ từ kinh đô Thăng Long vào châu Ô khai phá " [16, tr.38] Tiền khai khẩn họ Lê - “Lê Công Biên vào lập nghiệp ở làng An Khang (An Thái)

đầu thế thế kỷ XIV, tạ thế ngày 15/4 năm Bính Thìn 1376” [29, tr.151] Nhưng có

thể nhận thấy

nhiều do những biến động, tranh chấp đất đai giữa Đại Việt và Chămpa Thực tế là

ig: Viée di dân thời kỳ này diễn ra chậm, làng Việt được lập chưa

sau đám cưới Huyền Trân - Chế Mân dân các thôn La Thủy, Tác Hồng, Đa Bồng

không chịu theo Sau khi Chế Mân mắt quan hệ Việt - Chăm không còn yên bình Liên tục các năm 1312, 1314, 1324, 1352, 1362 vua tôi nhà Trần nhiều lần phải cằm

quân đối phó quân Chămpa, thậm chí lợi dụng sự suy yếu của nhà Trần cuối thế kỷ

XIV quân Chămpa nhiều lần tấn công, cướp phá Thăng Long Vùng Thuận Hóa

trong đó có Hải Lăng trở thành bãi chiến trường của hai thế lực, làng mạc bị tàn phá

và hoang vu trở lại Năm 1402,

Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa Từ đấy, vùng châu Thuận không còn là phên dậu của đất

ồ Quý Ly mở rộng đất Chiêm Động, Cổ Lũy, thành lập 4 châu

nước Nhà Hỗ thực hiện chính sách khuyến khích cư dân Việt vào khai hoang lập làng, sửa con đường Thiên lý từ Tây Đô vào Hóa Châu, nhờ đó tạo điều kiện phát triển làng Việt ở Thuận - Quảng Cho đến đầu thé ky XV, “xét Minh Chí thì đời

Trang 29

Năm 1407, sau cuộc kháng chiến chống Minh thất bại của nhà Hồ, nhà Minh thi hành chính sách cai trị, bóc lột nặng nề Nhân dân trong vùng không cam chịu, luôn luôn nỗi dậy chống lại chính quyền đô hộ Minh, hưởng ứng tích cực các cuộc

khởi nghĩa của Trần Ngỗi, Trần Qúy Khoáng Đặc biệt khi nghĩa quân Lam Sơn tiến

vào địa bàn này, nhân dân Hải Lăng đã đóng góp sức người, sức của cho cuộc

kháng chiến mà dấu tích còn lưu truyền đến ngày nay là chùa Quan Khố (Câu Nhị) -

vốn là nơi cắt giữ lương thực, vũ khí cho cuộc kháng chiến chống Minh Về sau, ngài Bùi Dục Tài đệ đơn lên triều đình xin mảnh đất này cho làng, thành lập chùa, dân làng gọi là “Quan Khổ tự”

Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, đất nước được hưởng thái bình, nhà Lê rất chú trọng miễn biên viễn xa xôi Lê Thái Tổ đã cử một số trọng thần vào trắn thủ Thuận Hóa với nhiệm vụ bảo vệ vùng trọng trần phía Nam, tổ chức ôn định đời sống nhân

dân, tăng cường việc di dân khai hoang phục hóa, thành lập làng xã mới Theo thống kê của Nguyễn Trãi trong Dư địa chí (1435), phủ Triệu Phong có 6 huyện, 2 châu, 444 xã Trong đó, “Hải Lăng có 54 xã, 8 thôn, 28 động, Vũ Xương có 95 xã, 3 thôn, Š sách” [TI, tr.44] RO ràng, so với 79 xã của phủ Thuận Hóa từ thời Hồ đến thời Lê, làng xã Hải Lăng tăng lên đáng kể

Quan hệ giữa Đại Việt và Chămpa diễn ra khá phức tạp Chămpa đối với Đại

'Việt khi thì quy phục, khi thì quấy phá, thường chống phá nhiều hơn Điều này ảnh hưởng rất lớn đến vùng đất này Do đây là vùng phên dậu phía Nam của nước Đại

Việt nên Thuận Hóa vẫn thường xuyên bị nạn cướp phá của người Chăm Chỉ từ sau năm 1471, khi Lê Thánh Tông đại thắng quân Chămpa, mở rộng biên giới đến phía định

Bắc đèo Cù Mông, xứ Thuận Hóa mới thực sự hết nạn binh đao, xã hị

Nhà Lê đẩy mạnh chính sách di dân vào Thuận Hóa Cũng vào thời gian này trên địa bàn Hải Lăng hàng loạt làng xã được thành lập, định hình một cách căn bản

Trong Phú biên tạp lục Lê Quý Đôn viết: “Xét Thiên Nam dự hạ tập của bản triều có chép rằng trong đời Hồng Đức định bản đô Phú Triệu Phong 6 huyện 2 châu

là: ; huyện Hải Lăng 7 tổng 75 xã; huyện Vũ Xương 8 tong 53 xã [24, tr.54]

Nam 1527, Mac Dang Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc Nhiều quan lại cũ của nhà Lê phản ứng kịch liệt, tổ chức lực lượng nhằm “phỏ Lé, diệt Mạc ”, tiêu

Trang 30

biểu là năm 1533, An Thành hầu Nguyễn Kim tìm được một người trong tôn thất

tên là Lê Duy Ninh tôn phò lên ngôi, lấy hiệu là Lê Trang Tông (1533 - 1548), nhà

Lê trung hưng từ đó, đóng đô ở Thanh Hóa; hình thành cục diện Nam - Bắc triều

phân tranh Tình trạng phân liệt đã khiến quan lại, nhân dân Hải Lăng nói riêng và những vùng khác nói chung có sự phân hóa: hoặc công nhận nhà Mạc, hoặc đi theo

“phỏ Lê”, hoặc trung lập về quê Vùng Thuận Hóa có nhiều biến động, nhà Mạc

phải liên tục cử quân đi đánh dẹp các cuộc nỗi dậy, ổn định tình hình Tuy nhiên, đến năm 1554, trong cuộc giao tranh với quân nhà Lê ở Thuận Hóa quân Mạc bị

thất bại, quan tướng Mạc phần lớn bị giết “Duy tướng Hồng Bơi giữ đầu nguồn

Hải Lăng kháng cự năm năm không hàng Tướng của ông là Hướng dương bá

Phạm Đức Trung ngầm đầu hàng nhà Lê bắt ông giết đi (1554) ” [24, tr.57] Tắm

lòng trung nghĩa của ông được vua, quan nhà Mạc, người đời khâm phục Từ đó,

nhà Lê nắm quyền cai quản vùng đất này

Sau hơn hai thế kỷ xây dựng, Hải Lăng chỉ được điểm xuyến sơ lược trong

Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Dư địa chí của Nguyễn Trãi, mãi đến năm

1553 qua tác phâm Ô cháu cận lục do Dương Văn An nhuận sắc, bức tranh kinh tế -

xã hội, các làng xã của Hải Lăng mới được khắc họa rõ nét và đó là kết quả của quá trình xây dựng qua các thời Trần - Hỗ - Lê - Mạc

1.4.2 Công cuộc khai khẩn hình thành làng xã Hải Lăng (trước năm 1558)

Lực lượng khẩn hoang bao gồm nhiều lực lượng có nguồn gốc khác nhau: Thứ nhất, là cư dân Việt ra đi từ đất Bắc Về nguồn gốc, rất nhiều làng xã đều

cho là “tự Bắc dị lai” Tuy nhiên, qua một số gia phả còn lưu lại, có thể xác định họ vốn có quê hương bản quán từ Thăng Long, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An trong đó gốc Thanh - Nghệ là chủ yếu Ví dụ: Ở Diên Sanh thủy tổ họ Nguyễn

Van - Thăng Long, họ Phan (Phan Khắc Tống) - làng Nho Lâm, Lai Mạc, họ Trần Văn

(Trin Nhu Ong) - Hai Duong (xã La Giang, huyện Tứ Kỳ); ở Lam Thủy thủy tổ họ Nguyễn (Nguyễn Đinh) - Châu Hoan; ở An Thái thủy tô họ Lê (Lê Công Biên) - Hà Đông (Thường Tín), ở Cổ Lũy thủy tổ họ Nguyễn Gia, Nguyễn Viết, Nguyễn Đạo, Nguyễn Đặng, Nguyễn Sỹ - Cô Loa (phủ Từ Sơn, huyện Đông Ngạn, tỉnh Bắc Ninh); ở Phương Lang thủy tổ họ Võ (Võ Công Lữ, Võ Công Đường) - Nghệ An (làng Trường

Trang 31

Cát, huyện Nam Đàn); ở Câu Nhi thủy tổ họ Bùi (Bùi Trành) - Nam Định (làng Đông "Nhĩ, huyện Vọng Dinh), ho Pham (Pham Duyén) - châu Hoan, họ Lê (Lê Thành) - Bắc Ninh, họ Đào (Đào Thức) - Nam Định, họ Trương (Trương Hậu) - Tuyên Quang; ở Trà Trì họ Lê - Thanh Hóa; ở Trường Sanh thủy tổ họ Lê (Lê Thời Danh), Võ (Võ Trạch

Thủ), Nguyễn (Nguyễn Quang Huy) - Nghệ An

'Về thành phần dân cư gồm rất nhiều hạng người: Trước hết, lúc sơ khởi những

cư dân được xem là người đặt nhát cuốc vỡ hoang đầu tiên trên vùng đắt mới phải kể đến đó là những chiến binh, quan lại, những người tiên phong trong hành trình mở mang bờ cõi qua các thời đại Lý, Trần, Hồ, Lê Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, lớp

người đó đã tự nguyện ở lại vùng đất mới Họ tiến hành khân hoang điền thỏ, tap hop và kêu gọi dân đỉnh đến làm ăn sinh sống, lập nên phường hiệu, làng xã như: Ba vị có công đầu trong việc lập ra làng Câu Hoan đều là văn võ cao cấp của triều đình, đó là ngài Lê Xuân Đô, Đặng Đức Hầu, Đặng Đức Đạt: “Đồ tổng binh đồng tri phủ tước Thuân phong hầu Đặng Quý Công và Quốc Tử Giám lịch đông tri phú Đạt Đức hằu

Đăng Quý Công ” [15, tr.18] Ngài Nguyễn Huy tổ tiên họ Nguyễn Gia, Nguyễn Sỹ, Nguyễn Đặng ở Cổ Lũy là một võ tướng từng theo vua Lê Thánh Tông đóng quân ở

Thuan Hóa, rồi tiến đánh cửa Thị Nại được dân làng tôn thờ, vua Duy Tân năm thứ 7

sắc phong: “Đại lang chỉ thân, tiên tiền triễu, Tiền khai canh

Tiếp đến, là những người nông dân nghèo khổ hay một bộ phận cư dân có của

theo chiếu gọi của triều đình đã chiêu mộ dân đỉnh vào đây khai khẩn như: Ngài Bùi Trành kêu gọi được 20 người lập nên làng Câu Nhỉ; bản Di chúc của họ Trần Văn (họ thứ 7 làng Diên Sanh) lập vào năm Vinh Khánh nguyên niên (1729) ghi ring:

“Ngài thủy tổ ho Tran Lăn tên là Trần Như Ông, nguyên ở xứ Bắc tại xã La Giang,

huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương Do vùng đắt phía Bắc lúc bấy giờ đông đúc dân cư

tụ họp và có nhiều thế lực ganh đua, khó bê làm ăn sinh sống nên bèn đưa vợ là

Dinh Thị Tiên và con là Trần Như Độ vượt biển đi tìn vùng đất mới đề ở Đầu tiên,

đến xã Diên Thọ (tục gọi là Kẻ Diên), thuộc huyện Lợi Điều [16, tr38] Bên cạnh đó, còn có tù nhân bị kết án lưu đày, những kẻ trộm cướp, những nghịch đảng

bị pháp luật truy đuôi đã phiêu bạt đến đây lánh nạn Những phần tử bắt mãn xã hội

cũng hòa chung vào dòng người tiền vào Nam để kiếm chỗ dung thân

Trang 32

‘Tom lại, những cư dân trên xuất phát từ thân phận, hoàn cảnh và bằng nhiều

con đường khác nhau họ đã từng bước tiến dần về phía Nam Hình thành nên các

làng xã đầu tiên, tồn tại và phát triển cho đến hôm nay

Thứ hai, là cư dân bản địa - tiền trú (Chiêm nhân) Chiêm nhân là tên gọi biểu

thị các cộng đồng sống trong địa vực gọi là Chiêm Thành, trong đó có cả cư dân

Malayo - Polynesia (Chăm), Môn - Khơme, Hoa, Việt - Mường hay nói một cách khác, từ gọi là Chiêm nhân được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản cổ, chỉ

nên hiểu đây là một từ phiếm xưng đẻ chỉ bộ phận cư dân sống trên đất Chiêm

Thành Thời Trần, Hồ, đầu thời Lê người Chiêm vẫn còn lại khá nhiều nhất là bộ

phận Vaishya, Sudra [69] Điều này được nhắc đến trong Dư địa chí: “Dân vùng

này nhiễm tục cũ của người Chiêm, tính hung hãn, quen khổ sở” [7I, tr45], hay rõ

nhất là qua bản Thủy Thiên làng Câu Nhỉ: “Ông Phạm Quán nói: Xử thứ Chiêm nhân đa nhỉ bình nhân thiểu - Xứ này người Chiêm nhiều mà bình nhân ít" [32,

tr§5] Nhưng cho đến 1553, người Chăm chỉ được ghi nhận khơng mấy rõ nét qua Ơ châu cận lục: “Người làng La Giang còn nói tiếng Chiêm, mặc váy Chiêm thì gái

làng Thúy Bạn” [I, tr.69] Ở Hải Lăng, hiện nay không tìm thấy những người mang

dòng họ Chăm, có thể về sau do biến động chiến tranh người Chăm lui dần về phía

Nam hoặc bị Việt hóa

Lực lượng người bản địa - tiền trú này đã có đóng góp rất lớn trong việc cải

tạo, hình thành nên vùng đất này mà dấu ấn văn hóa còn để lại khá rõ nét như đã đề

cập ở phần trên

Hình thức tô chức khẩn hoang

Quá trình nhập cư, khai hoang lập làng của người Việt buổi đầu diễn ra có sự

công cư với cư dân Chiêm Theo logic bình thường khi có cuộc đụng đầu giữa kẻ

“mạnh” và người “yếu” trong các cuộc chiến tranh thời phong kiế

điền thế hoặc chịu sự thống trị của kẻ chiến thắng là điều phổ biến và dễ nhận thấy „ thì hiện tượng

Trang 33

ra chỉ mang tính chất chính trị, ngoại giao Tầng lớp bị va chạm quyền lợi và không thể tương sinh là bộ phận Brahman, Kshatriya Còn đại bộ phận cư dân nông nghiệp còn lại vẫn cư trú và mưu sinh Vì vậy, khi người Việt đến canh phá, lập làng họ

phải tương nhượng và bình đẳng thương thuyết với người tiền trú chứ không phải

với tư cách là kẻ chiến thắng để tự cho mình quyền tước đoạt, chiếm đoạt ruộng đất

của người khác Như bản 7y Thiên cho biết: “Lúc đến xứ Ô châu mà ngày trước

tôi đã từng sống với người Chiêm Thành đã gây được tình cảm quen biết, ăn ở với nhau nên lúc này đến đây không có gì trở ngại” [32, tr84] Quá trình cộng cư đó

dẫn đến những cuộc giao lưu, giúp đỡ tạo nên sự thân thiện: “Người Chiêm thường

tới lui, ta hết lòng giúp đỡ họ, tiếp đãi họ khi gặp khó khăn Những ngày lễ tết họ

hay mang thổ cẩm đến tặng cho ta, ta không hề tiêu phí, ít lâu ta dôn lại đem trình

với quan trên đem dâng vua làm quà Vua Thái Tổ ban khen cho ta chức Cẩm đề Lê quan” (32, tr.84]

Công cuộc khẩn hoang của người Việt lúc đầu tập trung nơi vùng đồng bằng phù sa màu mỡ, đất bãi bồi ven các dòng sông Họ đã có kết với nhau đề canh phá h cư bởi đây tuy là vùng đồng bằng nhưng đa số là thấp

ruộng đất, lập làng

trũng, thiên nhiên còn hoang dại, thú dữ còn nhiều, khí hậu khắc nghiệt Vai trò của

các dòng họ được đề cao (Khai canh, Khai khân) Điều này không chỉ đơn thuần là

bảo vệ ruộng đất mà còn bảo vệ văn hóa truyền thống của mình trước cộng đồng

bản địa Họ ý thức rất rõ “Xứ này người Chiêm nhiều mà bình nhân it, sợ sau này

sinh hạ con cháu người Sở kẻ Tễ nhuốm theo phong tục họ” [32, tr.85] Tuy nhiên, người Việt cũng tiếp thu những thành tựu kinh tế

văn hóa của người Chăm như

công cụ sản xuất, hệ thống thủy lợi, cách thức lấy nước ngọt, tiếp thu và Việt hóa

văn hóa Chăm (ngôn ngữ, kiến trúc, thờ cúng)

Trong các hình thức khân hoang do Nhà nước tô chức thì hình thức đồn điền

dưới thời nhà Lê (1481) là nổi bật nhất nhằm mở rộng diện tích cày cấy, tăng nguồn thu nhập cho nhà nước Phủ Triệu Phong là I trong 43 sé dén điền của cả nước Các

đồn điền đều có chánh phó sứ trông coi Tùy mà mộ dân nghèo không có

ø, lưu tắn hay tù binh, lực lượng bị tủ đầy đến đây khai hoang đất đai thành ruộng đồng và thành lập làng xã Đồn điền viên phải bỏ sức khai phá đất đai cho

Trang 34

nhà nước Khi đã thành ruộng thì giao một phần cho họ cày cấy theo thân phận nông nô, tá điền Ruộng đồn điền thuộc sở hữu trực tiếp nhà nước, sau khi khai phá xong nhà nước cho thành lập làng xã, ruộng đắt đó thành ruộng công của xã thôn Trên thực tế chính sách này có tác dụng tích cực, vừa giữ yên, vừa cải tạo con người, lại tăng thêm nhân khẩu để khai phá dat đai, đẩy nhanh tiến trình khai hoang lập làng

Ngoài chính sách di dân tập trung, lập đồn điền thì nhà nước còn luôn khuyến

khích, đôn đốc dân đi khai hoang, đảm bảo an ninh, ghi nhận kết quả khân hoang

của nhân đân Về phía nhân dân, ngoài tù nhân tội phạm là đại bộ phận dân nghèo

hưởng ứng các chiếu di cư vào Nam với mong muốn cuộc sống khẩm khá hơn

Một hình thức mở đất phổ biến ở Thuận - Quảng nói chung, Hải Lăng nói

riêng là hiện tượng “ưng đất”, “thực trưng ” khá phô biến

Các làng xã được thành lập trước năm 1558

Bằng các hoạt động “ưng khẩn” và lập xã hiệu, lần lượt các làng xã ra đời đã

tạo nên một bức tranh sống động, một quang cảnh sằm uất cho một vùng đất mới

Theo danh mục trong tác phẩm Ô châu cận lục, huyện Hải Lăng có 49 xã, huyện Vũ

Xương có 59 xã Số lượng làng xã này so với số lượng xã trong ?w địa chí của

Nguyễn Trãi và Thiền Nam dư hạ tập Lê Quý Đôn trích dẫn thi it hon Nhung do

không có danh sách cụ thê của hai tác phẩm trên nên đề tài sử dụng danh mục làng

xã trong Ô châu cận lục (2 bản dịch Trần Đại Vinh, Hoàng Văn Phúc và Văn

Thanh, Phan Đăng) đề đối chiếu với các làng xã ở Hải Lăng hiện nay, qua đó có thể

xác định các làng được thành lập trước năm 1558 như sau:

Long Déi (Long Hung), Thai Nai (Bai Nai), An Khang (An Thái), Hoàng Xá (Thượng Xá), Trâm Hốt (Trâm Lý), Hương Lan (Văn Vận), Trà Trì Thượng (Trà Tri), Tra Tri Hạ (Trả Lộc), Lam Thủy, Phương Lang, Cổ Lũy, An Nghi (Đa Nghỉ) Đan Quế, Hội Khách (Hội Yên), Toàn Giao (Kim Giao), Diên Cát (Diên Khánh), Đông Dương, An Nhơn, Hoa Viên (Xuân Viên), Trung Đan, Câu Hoan, Diên Sanh, Mai Đàn, Xuân Lâm, Câu Nhi, Văn Qũy, Hà Lô, Vĩnh Hưng (Hưng Nhơn), An Thơ, Cổ Kinh (Phú Kinh), Đoan Trang (Trường Sanh), Tiểu Khê (Mỹ Khê, Thâm Khê)

Trang 35

Nhận xét: Qua hai bản dịch và hiệu chú Ô chư cận lục của Trần Đại Vĩnh, Hoàng Văn Phúc (NXB Thuận Hóa, Huế, 2001) và của Văn Thanh, Phan Đăng (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009) về cơ bản tên làng xã xác định tương đối

thống nhất Tuy nhiên, vẫn có một số khác biệt liên quan đến Hải Lăng Một la, ling

Doan Trang dịch giả Trần Đại Vinh cho rằng không còn, dịch giả Văn Thanh ghỉ chú là làng Mỹ Chánh (Hải Chánh) hiện nay Nguồn tư liệu Hán Nôm tại làng Trường Sanh còn lưu giữ cho biết Doan Trang chính là làng Trường Sanh (còn gọi tên khác là Đâu Trang hay Kim Đâu) Trong Châu bộ của làng Trường Sanh lập vào năm Hoằng Định thứ 6 (1605) ghỉ rõ:

Triệu Phong phủ, Hải Lăng huyện, Đoan Trang xã Lê Thời Danh, Võ Trạch Thú đẳng, do tự Hồng Đức niên gian Lê vị trước chí Quang Hưng

thập tứ (1591), Hoằng Định lục niên (1605), tiền tu tả kiến canh địa bộ,

hậu khai báo chúc thơ tô nghiệp, các họ khai canh bao chiếm điền thổ

các sở cập lưu hoang, thượng tự sơn lâm thổ trạch, hạ cập điền thư như

khê hác tích thúy kỳ như hai hoat dang khai (17, tr.33)

Hai là, Tiểu Khê dịch giả Trần Đại Vinh ghi chú là Thâm Khê (Hải Lăng),

dich giả Văn Thanh ghi chú là Mỹ Khê (Triệu Phong)

Ba là, Thượng Nguyên dịch giả Trần Đại Vinh ghi chú là Thượng Nguyên (Hải Lâm) Nhưng theo chúng tôi, Thượng Nguyên không phải là Thượng Nguyên thuộc xã Hải Lâm hiện nay vì làng Thượng Nguyên chính thức có tên phường hiệu

Thượng Nguyên vào đầu thế kỷ XX Vốn trước đây nó có tên là Phường Nại thuộc sự quản lý của xã Đại Nại do con cháu họ Nguyễn, họ Trần lên đây khai phá

Ngoài ra, các làng Đại Nại, An Thái, Văn Vận, Mai Đàn, Xuân Lâm qua tìm

êu họ đều lưu truyền rằng thủy tô của họ lúc đầu đều dừng chân ở Vùng Nà, Dong

L vùng Của thuộc xã Ba Lòng (Đakrông), Cam Chính, Cam Nghĩa

Tram, Dong

(Cam Lộ) ngày nay Khai phá được một thời gian, sau đó do điều kiện làm ăn khó

khăn, khí hậu khắc nghiệt, rừng thiêng nước độc nên họ tìm kiếm vùng đất mới và

dừng chân lập nghiệp ở các làng như hiện nay

Trang 36

Tiểu kết:

Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, sông

ngòi đã ảnh hưởng khá rõ nét và toàn diện đến công cuộc khẩn hoang, phát triển

kinh tế cũng như đời sống cư dân Hải Lăng Bên cạnh những thuận lợi cho sự định

cư, phát triển kinh tế, điều kiện tự nhiên phần lớn không mắy thuận lợi nhất là khí

hau khắc nghiệt, hằng năm người dân phải đối mặt với thiên tai, bão lụt, hạn hán

Kể từ sau cuộc hôn nhân chính trị giữa công chúa Huyền Trân và vua Chế Mân (1306) với sính lễ là châu Ô, châu Lý (Rí) Hải Lăng thuộc về sự quản lý của Đại Việt, cũng là quá trình người Việt di cư vào đây khai khẩn, dựng làng Dĩ nhiên,

khi người Việt đến tụ cư, đây không phải là mảnh đất vô chủ Trước đó, mảnh đất

này từng ghỉ dấu là nơi sinh sống của người nguyên thủy, người Chăm nhưng đối với người Việt đây vẫn là một vùng đất xa xôi, khó khăn, nguy hiểm, thường xuyên

xảy ra chiến tranh Người Việt đến đây chủ yếu là binh lính, t nhân, nông dân Bên

cạnh các đợt di dân có tổ chức của triều đình thì phần lớn là các cuộc chuyển cư tự

phát do nghèo đói, chiến tranh Bằng các hình thức “trưng đất”, lập đồn điền các làng xã dần ra đời, kết quả đến trước năm 1558 có 32 làng xã thành lập

Trang 37

Chương 2: CÔNG CUỘC KHẮN HOANG PHÁT TRIÊN LÀNG XÃ

O HUYEN HAI LANG (QUANG TRI) TU 1558 DEN 1885

2.1 Khái quát vùng đất Hải Lăng từ 1558 đến 1885

Nam 1558, giữa lúc cuộc chiến tranh Nam triều - Bắc triều đang diễn ra gay gắt,

người con con trai thứ của cựu thần Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ

Thuận Hóa Hải Lăng cũng như vùng Thuận Hóa thực sự chuyển mình và có bước

phát triển nhanh chóng bắt đầu khi Đoan quận cơng Nguyễn Hồng vào trần thủ

Vào Thuận Hóa, ông đã chọn Ái Tử (Quảng Trị) làm nơi đặt thủ phủ đầu tiên

của mình Năm 1570, ông kiêm nhiệm luôn trấn thủ Quảng Nam Trong suốt 55 năm

trấn thủ đất Thuận - Quảng và hơn 60 năm chỉnh chiến, Nguyễn Hoàng đã chứng tỏ là nhà chính trị tài ba, khôn ngoan, vừa là một vị tướng đầy mưu lược Với tim long

nhân đức và sự khéo léo, ông đã thu phục được hào kiệt, vỗ an dân chúng Hơn nửa

thế kỷ dưới sự trấn trị của Đoan quận cơng Nguyễn Hồng, vùng đất Thuận Quảng/Hải Lăng ngày càng khởi sắc, kinh tế phát triển, dân chúng an cư lạc nghiệp,

văn hóa phổn thịnh, công cuộc khẩn hoang thành lập làng xã theo đó cũng thuận lợi

Sau khi Nguyễn Hoàng mắt chúa Nguyễn Phúc Nguyên nói ngôi vẫn đóng

dinh ở Trả Bát (Quảng Trị) cho đến 1626 mới dời về Phước Yên (1626 - 1636), các

chúa Nguyễn về sau tiếp tục di chuyển về Kim Long (1636 - 1687), Phú Xuan 1

(1687 - 1712), Bác Vọng (1712 - 1738), Phú Xuân 2 (1738 - 1775), bắt đầu một thời kỳ mới và chính thức ly khai với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài Từ đây, Ái Tử - Trà Bát - Dinh Cát không còn giữ vị thé là dinh tran thủ phủ của họ Nguyễn, nhưng

các chúa Nguyễn về sau vẫn sử dụng dinh trấn cũ như một căn cứ tiền tiêu, với tên

gọi là Cựu Dinh, Ngoại Dinh Ở Hải Lăng, vùng đất hai bên bờ sơng Ơ Lâu được

xem là địa bàn trọng yếu về quân cơ, có thê lập phòng tuyến chống quân Trịnh ở

Dang Ngoài lâu dài nên đã cho lập tại đây phòng thủ rất kiên cố Quốc sử quán triều Nguyễn ghỉ lại rằng: “7ừ hủ sở cũ trở lên phỏng 15 dặm đến phường Câu Nhỉ có

lity đất cũ; tương truyền hôi đầu quốc triều, binh sĩ Đàng Ngoài vào xâm lấn, nêm

đắp lãy từ đầu nguôn này ven bờ phía Nam sông đến sông Vân Trình để chống cự, nay dấu vết vẫn còn ” [48, tr.172] Những dấu tích phòng tuyến nay còn để lại nhiều

Trang 38

nơi dọc bờ sơng Ơ Lâu Như ở Lương Điền vẫn còn các địa danh: Bãi Voi, Trưa

Ngựa, Mô Súng, Nương Phủ, Cồn Kho Đây là những nơi có dấu tích liên quan

đến một số doanh trại của các chúa Nguyễn Đó chính là nơi luyện tập, kho tàng,

nơi ở của binh lính, nơi tập của voi, ngựa Trong đó vị trí trung tâm, trọng yếu,

nơi ở của quan quân của chúa Nguyễn chính là các địa điểm: Nương Phủ, Ao Phủ,

Sân Phủ nay là phần đất nhà thờ họ Lê Văn

Dưới thời Nguyễn Hoàng, tổ chức chính quyền và khu vực hành chính ở

Thuận - Quảng vẫn như cũ, chịu sự chỉ phối chính quyền Dang Ngoài: “?huận Hóa

gồm 2 phủ, 9 huyện, 3 châu; Quảng Nam có 3 phủ, 9 huyện ” [49, tr.29] Năm 1614,

Nguyễn Phúc Nguyên nối nghiệp, đã thải hồi các quan lại do chúa Trịnh cất cử và

cải tổ bộ máy chính quyền Năm 1692, Nguyễn Phúc Chu chủ trương tách Đảng

Trong thành một nước riêng, tự xưng là Đại Việt Quốc vương nhưng việc không

thành Tiếp nói ý đồ đó, năm 1774 chúa Nguyễn Phúc Khoát tự xưng vương, thành lập một triều đình riêng

Thế kỷ XVII, mặc dù chịu cảnh binh đao, loạn ly do cuộc nội chiến Trịnh -

Nguyễn (1627 - 1672) nhưng nhìn chung dưới thời chúa Si Nguyễn Phúc Nguyên,

chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần, chúa Nghĩa Nguyễn

Phúc Thái, chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu tình hình kinh tế, xã hội và đời sống nhân

dân Hải Lăng cũng như Đàng Trong tiếp tục ồn định, phát triển Là miền đất hứa

thu hút lực lượng dân nghèo phía Bắc vào đây lập nghiệp Nhưng từ giữa thế kỷ

XVIII trở đi, giống như Đàng Ngoài, nền thống trị của họ Nguyễn ở Dang Trong

cũng nhanh chóng bước vào con đường suy sụp, biểu hiện: Bọn quan lại, địa chủ ra

sức cướp đoạt, chấp chiếm ruộng đất tư của nông dân và ruộng đất công làng xã

L chế

Người nông dân mắt đắt, mắt mùa, đói kém bỏ làng lưu vong ngày một nhiề

độ thuế khóa nặng nề và phức tạp Mỗi người dân phải nộp hàng chục thứ thuế Hệ

thống quan lại thu thuế rất cồng kènh; giai cấp thống trị sống xa hoa truy lac

“Nguyễn Phúc Khoát xây dựng nhiều lâu đài cung điện nguy nga, quan nhỏ bắt

chước quan to, nhà chạm khắc, tường xây đá, trướng đều bằng lụa, họ coi vàng

như cát, hạt gạo như bùn” [S, tr426] Đặc biệt là khi quyền hành rơi vào tay

Trương Phúc Loan, đời sống nhân dân ngày cảng điêu đứng, cùng kiệt, họ oán ghét

Trang 39

chế độ thống trị hà khắc họ Nguyễn Hải Lăng cũng nằm trong tình trạng chung đó

Nhiều cuộc nôi dậy chống họ Nguyễn nỗ ra, tiêu biểu, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nô

ra ở ấp Tây Sơn (Bình Định) năm 1771 đã nhanh chóng ảnh hưởng khắp cả Đàng Trong Phong trào Tây Sơn làm cho chính quyền họ Nguyễn ở Thuận Hóa lâm vào

tình trạng chính trị khủng hoảng Lợi dụng tình thế nguy ngập của chúa Nguyễn ở

Phú Xuân, cuối năm 1774 chúa Trịnh cử tướng Hoàng Ngũ Phúc đem 3 vạn quân đánh vào Phú Xuân Tại Hải Lăng, ở các địa bàn sông Độc Giang, xã Lương Phúc (Lương Điền), xã Diên Sinh (Diên Sanh) đã xảy ra một trận chiến ác liệt, quân Nguyễn thua to Cuộc đánh chiếm Phú Xuân diễn ra thuận lợi nhưng không thu phục được nhân dân Thuận Hóa/Hải Lăng bởi các hành động bạo ngược, vơ vét của

quân đội Đàng Ngoài Vì thế, các cuộc nôi dậy chống chúa Trịnh lại tiếp tục diễn ra

Nhân dân các làng ở Hải Lăng, Đăng Xương nô nức tham gia cuộc khởi nghĩa

chống quân Trịnh do Ca Lâm và Huyền Mộc (1775), Chu Viêm (1776) chỉ huy với

các trận đánh được tổ chức ngay trên nhiều địa bàn như: Diên Sanh, Trung Đơn, cảng Lam Thủy Đồng thời nhân dân các làng ở Hải Lăng cùng nhân dân trong vùng tích cực tham gia nghĩa quân Tây Sơn giải phóng Dinh Cát năm 1786, chống

lại quân xâm lược Mãn Thanh trên đất Bắc năm 1789

Sau khi én định tình hình, vua Quang Trung bắt đầu thực hiện những chính

sách đối nội, đối ngoại: Trắn áp bọn phản loạn trong nước, xây dựng chính quyền

mới, khôi phục và phát triển kinh tế, chinh đốn và cải cách văn hóa, hòa hiếu với nhà Thanh, Xiêm La, Vạn Tượng Tuy nhiên, những chính sách tiến bộ đó thực hiện chưa được bao lâu thì vua Quang Trung đột ngột qua đời (1792) Nội bộ Tây Sơn rơi vào tình trạng mâu thuẫn và chia rẽ Nhân đó, Nguyễn Ánh phản công quân Tây Sơn và giành thắng lợi

Nam 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm

kinh đô Triều Nguyễn chính thức được thành lập Đất nước được thống nhất,

nhưng những hậu quả của các chiến tranh kéo dài, chính trị bất ôn, kinh tế khó khăn

đã ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến đời sống nhân dân Tình trạng đó buộc các vua

nhà Nguyễn phải có những chính sách đúng đắn, phù hợp tình hình nhằm ôn định

Trang 40

quan tâm Các vua triều Nguyễn, đặc biệt là những vị vua đầu triều như Gia Long, Minh Mạng đã tiến hành cải cách hành chính, xây dựng bộ máy chính quyền theo hướng trung ương tập quyền Đề ra nhiều chính sách phát triển kinh tế nhất là nông

nghiệp như: cám bán ruộng đắt công, chú trọng công tác trị thủy, làm thủy lợi, đây

mạnh khai hoang Bên cạnh những thành công vẫn còn những hạn chế Triều

Nguyễn đang loay hoay tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng về cơ cấu của chế độ

phong kiến do các triều đại trước dé lại Năm 1858, thực dân Pháp nỗ súng xâm lược nước ta, buộc triều Nguyễn tập trung vào công cuộc giữ nước Đứng trước kẻ thù

xâm lược mới với tiềm lực và thủ đoạn chiến tranh khác khiến cho triều Nguyễn lúng

túng trong chiến lược “thủ đề hòa” đề rồi thất bại, buộc phải ký hết điều ước này đến

điều ước khác, cuối cùng là đầu hàng thực dân Pháp thông qua Hiệp ước Quý Mùi

(1883) và

Huế, do Tôn Thất Thuyết đứng đầu, vẫn quyết tâm đánh Pháp

Sau khi Kinh thành Huế thất thủ (đêm mồng 4 rạng ngày 5/7/1885), Tôn Thất

lệp ước Giáp Than (1884) Nhưng bộ phận chủ chiến trong triều đình

Thuyết rước vua Hàm Nghỉ và đoàn tùy tùng ra Tân Sở (Quảng Trị) Tai đây, ngày 13/7/1885, vua Hàm Nghỉ ban Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân phò vua giúp

nước, đánh đuổi ngoại xâm Chiếu Cần Vương vừa ban ra đã có hàng ngàn nghĩa

Ang lên Tân Sở Tiêu biều nghĩa binh thôn Trí Lễ dưới sự chỉ

binh từ các làng Hải

huy của hai ông Đào Sĩ Từ và Lê Thanh Xuyến đã chiến đấu anh dũng với quân

Pháp ở Bàu Vạc, Ba Quân và đồng Rôộ:

lệch lực lượng, sau khi đội trưởng Đào Sỹ Từ hy sinh, đội quân yêu nước Trí Lễ dần

dần tan rã Thực dân Pháp ra lệnh châm lửa “thiêu sát” cả làng, khiến nhân dân phải

thu được một số thuyền lương Do chênh bỏ chạy tán lạn nhiều nơi Mấy tháng sau, do không có kế sinh nhai, nhân dân trở về quy thuận, bị địch hành hạ và buộc phải phải đổi tên làng là Quy Thuận, dân làng

nói trại thành Quy Thiện Ở Long Hưng có ông Trần Ngọc Té, là đội trưởng đội võ

binh bảo vệ Hoàng gia, sau khi đưa vua Hàm Nghỉ lên Tân Sở, hưởng ứng Chiếu

Cần Vương, ông về quê vận động, kêu gọi nhân dân đoàn kết, đứng dậy đấu tranh

chống Pháp, địch phát hiện cho lính vây bắt nhưng ơng đã thốt được Tỉnh thằn gan dạ, dũng cảm của các tướng lĩnh cũng như nghĩa quân - những người nông dân

áo vải đã làm cho Pháp chịu nhiều tổn thắt

Ngày đăng: 31/08/2022, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN