Tuy nhiên bên cạnh đó QLNN về báo chítại tỉnh Thanh Hóa còn nhiều vấn đề cần quan tâm như: Công tác chỉ đạo, địnhhướng thông tin báo chí trong một số trường hợp còn chưa theo kịp tính th
TINH VE BAO CHÍ - TRUYEN THONG HIỆN NAY1.1.1 Những khái niệm cơ bản được sw dung trong luận văn
1.1.1.1 Khái niệm về quản lý nhà nước Cuộc cách mạng khoa học công nghệ bùng nỗ cùng với quá trình toàn cầu hoá đang ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội (năng lực cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sang tạo, thu thập, xử lý và trao đổi thông tin) Nhiều nước phát triển đã nắm bắt được cơ hội ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy thế mạnh, tạo ra những biến đổi vượt bậc đưa quốc gia vững mạnh tiễn nhanh về phía trước Không nằm ngoài xu thế, Việt Nam đã xây dựng và từng bước thực hiện chiến lược phát triển công nghệ thông tin, báo chí - truyền thông Thông qua việc xác định báo chí - truyền thông là mũi nhọn nhằm quảng bá và thúc day phát triển nền kinh tế, cùng với đó công tác quan ly nhà nước trên lĩnh vực này đặt ra nhiều van dé cần giải quyết Dé hiểu sâu sắc hơn, chúng ta cần nắm vững những lý luận liên quan tới quản lý nhà nước về báo chí - truyền thông, nhất là trên phạm vi cấp tỉnh.
Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER), Một số vấn đề chung về quản lý hành chính nhà nước, Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2017, đưa ra định nghĩa: “Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tô chức và điều chỉnh băng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp tiến hành dé thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì an ninh trật tự, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân”.
Vì thế, ta có thể hiểu: Quản lý nhà nước là hoạt động chỉ huy, điều hành,thực thi quyên lực nhà nước trên cơ sở quy định của pháp luật và đảm bảo thích ứng với diéu kiện khách quan do tất cả các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) xác lập và tiễn hành theo một trật tự 6n định để tổ chức và điều chỉnh các quả trình xã hội, hành vi hoạt động của công dân theo những mục tiêu ma tang lớp cam quyên theo đuổi.
1.1.1.2 Khái niệm về báo chí Có thê thấy rõ, thuật ngữ báo chí tiếng Việt được hình thành trên cơ sở của 3 nguyên tắc sau: (i) Xây dựng thuật ngữ báo chí dựa trên cơ sở tiếng Việt: Thuật ngữ hóa từ thông thường (ii) Xây dựng thuật ngữ báo chí dựa vào tiếng nước ngoài: Phiên âm (iii) Xây dựng thuật ngữ báo chí vừa dựa trên cơ sở tiếng Việt vừa dựa vào tiếng nước ngoài: Sao phỏng và Ghép lai Tại Khoản 1, Điều 3, Luật Báo chí số 103/2016/QH13 (được Quốc hội thông qua ngày 05/4/2016) chỉ rõ: “Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thé hiện băng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử”.
Nhìn chung, báo chi là các loại hình truyền thông đại chúng (gồm báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử) trong lĩnh vực hoạt động thông tin, phản ánh bộ mặt của toàn bộ đời sống chính trị và tỉnh thần của xã hội; được cơ quan thẩm quyền cấp phép hoạt động, có tính định kỳ, phát hành rộng rãi, chuyển tải thông tin mới một cách nhanh nhất đến công chúng, có ảnh hưởng rộng lớn trong xã hội.
1.1.1.3 Khái niệm về truyền thông
Truyền thông xuất hiện và phát triển cùng quá trình của xã hội loài người và trở thành hiện tượng xã hội pho biến; giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, tác động và chi phối đến mọi lĩnh vực khác nhau của đời song xã hội Truyền thông luôn giàu sức mạnh trong việc cung cap thông tin đời sống, pháp luật, mang toàn bộ tri thức trên thế giới cho toàn dân Phương tiện truyền thông giúp đông dao độc giả có thé giải trí, học tập cách sống điều tốt đẹp phạm vi toàn cầu.
Truyền thông được nhiều tác giả đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, có thé kế tới Chris Fill (ở lĩnh vực marketing) với quan niệm: “Truyền thông tiếp thị là một quá trình quản lý thông qua đó một tổ chức dé thu hút khán giả, khách hàng khác nhau cho tổ chức Bằng cách hiểu môi trường truyền thông của một khán giả, tô chức đó sẽ tìm cách phát triển và thé hiện thông điệp cho các nhóm đối tượng xác định của họ, trước khi đánh giá và hành động dựa trên các phản ứng Bằng cách truyền đạt thông điệp có giá trị đáng kể, họ khuyến khích khán gia để cung cấp phản ứng thái độ và hành vi” [20, tr 41].
PGS, TS Nguyễn Văn Dững nhận định răng: “Truyền thông ở bình diện tổng quát được hiểu là quá trình liên tục trao đồi thông tin, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng kinh nghiệm giữa hai bên hoặc nhiều người nhằm góp phan nâng cao thay đổi nhận thức, mở rộng hiểu biết, tiến tới thay đổi thái độ và hành vi của công chúng - nhóm đối tượng phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững” [7, tr 14].
Có thé nói, uyên thông là quá trình trao đổi, chia sẻ, tương tác thông tin giữa hai hoặc nhiều người với nhau về các vấn đề trong mọi lĩnh vực; tăng cường sự hiểu biết lần nhau, thay đổi nhận thức thông qua giáo dục, thuyết phục, tổ chức đông đảo công chúng xã hội và nhân dân trên nên tảng các dịch vụ trực tiếp và trực tuyến tham gia giải quyết các van dé kinh tế, văn hóa, xã hội đặt ra dựa vào các thông tin có giá trị của những người tham gia.
1.1.1.4 Khái niệm quản lý nhà nước về báo chi - truyền thông
Quan lý nhà nước được coi là một dạng quan lý xã hội đặc thù, sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sông xã hội, do các cơ quan hành chính trong bộ máy nhà nước cầm quyền thực hiện với mục đích đáp ứng nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự 6n định và phát triển của xã hội Trong đó, quản lý nhà nước về báo chí - truyền thông chịu sự quản lý công vụ của bộ máy hành pháp, mang tính quyền lực, tính tổ chức cao, được điều chỉnh bằng pháp luật, vừa mang tính phố biến, vừa mang tính đặc thù quản lý ngành nghề.
Tại Điều 25 của Hiến pháp năm 2013, quy định rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” Thực tế, quản lý nhà nước về báo chí - truyền thông đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, và trong khuôn khổ của pháp luật; phải bắt kịp trình độ phát triển của phương tiện kỹ thuật, công nghệ truyền thông hiện đại; đồng thời, quản lý phải chứa đựng hàm lượng công nghệ cao và đội ngũ cán bộ quản lý phải hiểu và sử dụng được công nghệ báo chí - truyền thông hiện đại Do đó, quản lý nhà nước về báo chí - truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phải phù hợp với cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của công chúng nhưng không dẫn đến khuynh hướng thương mại hóa tràn lan và sự lũng đoạn của dong tiền.
Tại Điều 7, Luật Báo chí số 103/2016/QH13 (được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 05/4/2016; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017), quy định rõ cơ quan quản lý nhà nước về báo chí:
“1 Chính phủ thống nhất quan lý nhà nước về báo chí.
2 Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.
3 Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.
4 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương”.
Tóm lại, có thé hiểu: Quản lý nhà nước về báo chí - truyền thông là hoạt động chỉ huy, diéu hành, thực thi quyên lực nhà nước trên cơ sở quy định của pháp luật đối với hoạt động của các loại hình báo chí - truyền thông thông qua giáo duc, thuyết phục công chúng trên nên tảng các dịch vụ trực tiếp và trực tuyến tham gia giải quyết các vấn dé kinh tế, văn hóa, xã hội đặt ra; đồng thời, thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo cơ chế hành chính được Nhà nước giao nhằm đảm bảo mục tiêu của tang lớp cam quyền theo đuổi.
Trên cơ sở những văn kiện của Đảng ta, có thê thấy những quan điểm sau đây cần được nhận thức, quán triệt và thực hiện trong quá trình quản lý nhà nước về báo chí cũng như họat động báo chí.
O THANH HOA HIEN NAY2.1 Tổng quan về địa bàn tỉnh Thanh Hóa
2.1.1 Về điều kiện tự nhiên, địa lý, kinh tế, xã hội Tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiên hơn 11.120 km? (đứng thứ 5 toàn quốc), dân số trên 3,7 triệu người (đứng thứ 3 toàn quốc); toàn tỉnh có 27 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 02 thành phó, 02 thị xã, 23 huyện với 559 xã, phường, thị trấn; có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, trung chuyên Bắc - Nam, có vai trò kết nỗi vùng đồng băng sông Hồng, vùng Tây Bắc với Bắc Trung Bộ Tinh Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miễn Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phó Hồ Chí Minh 1.560km Phía Bắc giáp với ba tinh Sơn La, Hoà Binh và
Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tinh Hua Phan (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61% diện tích toàn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thống Sông Mã, Sông Bạng, Sông Yên và Sông Hoạt Độ cao trung bình từ 5- 15m, xen kẽ có các đôi thấp và núi đá vôi độc lập Đồng bằng Sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng.
Trong khi đó, vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh,với bờ biển dài 102 km, địa hình tương đối bằng phăng Chay dọc theo bờ biển là các cửa sông Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3-6 m, có bãi tắm Sam Sơn nỗi tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoa (Tinh Gia) ; có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển Đặc điểm về vị trí địa lý trở thành một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Được sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, khoa học và toàn diện của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thời gian qua tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả toàn diện trên các lĩnh vực: Kinh tế - xã hội; quốc phòng - an ninh; công tác xây dựng Đảng 5 năm liên tục tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt hai con số, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12,5%; quy mô GRDP của tỉnh đứng thứ 8 cả nước, cao nhất trong các tinh Bắc Trung bộ Thu ngân sách Nhà nước đạt 18,1% (là một trong các tỉnh có tốc độ tăng thu ngân sách cao nhất cả nước); một số ngành công nghiệp then chốt của tỉnh, như lọc hóa dầu, nhiệt điện, sản xuất xi măng được hình thành và ngày càng phát triển.
Các hoạt động văn hóa - xã hội tại tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có nhiều chuyền biến tích cực, chất lượng an sinh xã hội được đảm bảo Công tác quản lý, sử dụng tài nguyên được quan tâm, hoạt động bảo vệ môi trường được chú trọng Công tác xây dựng, triển khai các dé án, cơ chế, chính sách nhăm cụ thé hóa các Nghị quyết của Đảng được chỉ đạo quyết liệt và đạt kết quả quan trọng ở các địa phương.
Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính được triển khai đồng bộ, đảm bảo tinh gọn, hiệu qua; cải cách hành chính được đây mạnh; kỷ luật, kỷ cương hành chính tiếp tục được tăng cường trên toàn bộ địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quốc phòng - an ninh được củng có, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tạo thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển Chất lượng thâm định, phô biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý được nâng lên; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được tăng cường Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu về tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công; giải phóng mặt bang các dự án sử dụng đất có nhiều chuyên biến tích cực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 xảy ra với diễn biến phức tạp; thiên tai, lũ lụt bất thường diễn ra ở tỉnh Thanh Hóa, đã tác động mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội tại nhiều địa phương (hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng) Tỉnh Thanh Hóa nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh;
Sự Vào cuộc đồng bộ, kip thời của cả hệ thong chinh tri; su đồng tình, ủng hộ, tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh Qua đó, tỉnh Thanh Hóa đã vượt qua khó khăn, vừa thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội Tổ chức thành công nhiều sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh, nhất là Đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.
Trong thành tích chung đó, có sự đóng góp quan trọng của công tác tuyên truyền được thực hiện sâu sắc bởi các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo trên địa bàn tỉnh Về tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 của tỉnh: Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2021 đạt 8,85%, thuộc nhóm 5 tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước Trong đó, nông, lâm, thủy sản có bước phát triển toàn diện.
Thanh Hóa Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc nhóm những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm, đời sống vật chat và tinh than của Nhân dân được nâng lên; quốc phòng - an ninh được đảm bảo; công tác xây dựng Đảng ngày càng được tăng cường rộng khắp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2.1.2 Về đặc điểm văn hóa - lịch sử Theo chiều đài văn hóa - lịch sử, tỉnh Thanh Hóa là vùng đất địa đầu của vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, đây là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi khởi phát của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam.
Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, mảnh đất xứ Thanh trở thành điểm hội tụ của nhiều tộc người với những sắc màu văn hóa đa dạng Chính đặc điểm lịch sử, vị trí đã giúp tỉnh lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vat thé, phi vật thé vô cùng quý giá, là nguồn tài nguyên to lớn dé phát triển du lịch Tinh Thanh Hóa là cái nôi hội nhập giữa nền văn hóa ngàn năm đến từ phương Bắc với văn hóa bản địa và văn hóa phương Nam truyền ra, dé tạo nên nét đặc thù gọi là Văn hóa xứ Thanh Và trong tiến trình lịch sử lâu dai, người dân Thanh Hóa đã đưa nền văn hóa của mình đạt đến đỉnh cao với nhiều mảng màu đặc sắc, đa dạng có, đặc trưng riêng.
Ngày nay, khi nói về Thanh Hóa, nhiều người ví nơi đây như một Việt Nam thu nhỏ với ba vùng miền đặc trưng (miền núi, đồng băng và vùng biển) Theo dòng thời gian, biến động lịch sử, những trầm tích lịch sử - văn hóa đã kết tinh, lắng đọng, hòa quyện vào nhau dệt nên bức tranh di sản đa sắc, đa thanh, độc đáo, hấp dẫn; tạo nên xứ Thanh được ghi dấu ấn sâu đậm về “địa điểm nhiều kỷ niệm về quá khứ giàu truyền thống và vĩ đại” Là đồng bằng sông Mã phì nhiêu, tươi tốt, nơi phát hiện ra nền văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ; một dải bờ biển kéo dài hơn
102 km với đậm đặc những giá trị văn hóa vùng biển đặc trưng và miền Tây xứ Thanh với thế núi cao, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc anh em Thanh Hóa là một trong những địa phương sở hữu số lượng di sản lớn nhất cả nước (hơn 1.500 di tích được kiểm kê và trên 700 di sản văn hóa phi vật thé được nhận diện).
Di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa rất phong phú, đa dạng, trong đó chủ yếu là các di tích lịch sử, văn hóa (bằng chứng khách quan, chứa đựng dấu ấn của các thời đại, thể hiện sinh động những giá trị tỉnh thần của cộng đồng dân cư).
NHÀ NƯỚC VE BAO CHÍ - TRUYEN THONG Ở THANH HÓA3.1 Một số vấn đề đặt ra từ thực tế khảo sát Trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) bùng nô hiện nay, cuộc cạnh tranh giữa các loại hình báo chí là hết sức khốc liệt, đặc biệt trong từng loại hình báo chí Các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh về báo chí - truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cần tự đặt ra cho mình những chiến lược phát triển, trọng tâm thúc đây những cơ quan báo chí phản ánh hiện thực tốt hơn, lay được niềm tin từ công chúng Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh phải giúp các đơn vị báo chí - truyền thông truyền thống với những lợi thế và những hạn chế của mình có những thay đổi tích cực dé cùng cạnh tranh lành mạnh với các loại hình báo chí — truyền thông hiện đại khác.
Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước cấp tỉnh về báo chí - truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, triển khai phỏng vấn sâu, thu thập ý kiến, điều tra xã hội học và tổng kết thực tiễn trong suốt quá trình làm việc với các cơ quan liên quan, tác giả thấy một số vấn đề đặt ra như sau:
Mot là, xu hướng thông tin mở rộng hiện nay, khi mang xã hội ngày càng có ảnh hưởng lớn tới nhu cầu và định hướng tin tức của người đọc, quản lý nhà nước cấp tỉnh về báo chí - truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phải đối mặt với việc cân đối giữa các mô hình truyền thống và hiện đại bởi báo chí - truyền thông dạng in ấn bị hạn chế về số lượng trang, số chữ, khổ báo, chậm do in ấn Khiến loại hình truyền thống này gặp những khó khăn, hạn chế nhất định so với các loại hình báo chí - truyền thông mới và hiện đại khác.
Hai là, quản lý nhà nước cấp tỉnh về báo chí - truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn thiếu một hành lang pháp lý đầy đủ.
Ba là, năng lực của cán bộ làm công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý nhà nước cấp tỉnh về báo chí - truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn nhiều hạn chế, bat cập, chưa đáp ứng được yêu cau, nhiệm vụ trong tình hình mới Trong khi, sự phát triển nhanh chóng của báo điện tử, mạng xã hội, phát thanh, truyền hình hiện nay đã khiến báo chí - truyền thông truyền thống phát hành giảm, nguồn thu quảng cáo hạn chế, gặp khó khăn về kinh tế; qua đó, khó thu hút được nhân sự tốt
(nhất là, những phóng viên có khả năng phát hiện ra những van đề “nóng”).
Bốn là, công tác quản lý nhà nước cấp tỉnh về báo chí - truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có đặt ra những mục tiêu về chất lượng nhân sự cho các cơ quan báo chí - truyền thông địa phương nhưng trình độ, năng lực của đội ngũ nhà báo tại tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là nhà báo “chuyên trách” còn hạn chế: chế độ lương, phụ cấp, trang thiết bị, điều kiện làm việc cho đội ngũ nhà báo còn thiếu thốn Do đó, các đề tài, vấn đề phản biện của nhiều cơ quan báo chí - truyền thông tại tỉnh Thanh Hóa còn khu biệt, chưa thông tin chuyên sâu, da chiều, chưa theo đến cùng vụ viéc, vẫn đề; quan tâm chưa đầy đủ việc tham gia hoạch định chính sách, các vấn đề về văn hóa, giáo dục Đề phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục tồn tại hạn chế trên, trong thời gian tới cần có chiến lược day mạnh công tác quản lý nhà nước cấp tỉnh về báo chí - truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa một cách bài bản, sâu rộng đưa nội dung của các Nghị quyết về báo chí - truyền thông vào cuộc sống Chú trọng tuyên truyền thực hiện 6 nhiệm vụ trong tâm và 3 khâu đột pha của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 03/2/2021 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 58- NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tam nhìn đến năm 2045; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ
Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá về vùng đất và con người xứ Thanh, tạo sự lan tỏa sâu rộng đến bạn bè, du khách Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cần sát sao trong công tác triển khai thực hiện Đề án Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025.
3.2 Định hướng phát triển và yêu cầu công tác quản lý nhà nước về báo chí - truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
3.2.1 Định hướng phát triển công tác quản lý nhà nước về báo chí — truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Thứ nhất, quán triệt, nâng cao nhận thức của cấp ủy, tô chức dang và dang viên trong các cơ quan báo chí - truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa về vị trí, vai trò, trách nhiệm của báo chí cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với báo chí - truyền thông cấp tỉnh, bảo đảm báo chí - truyền thông trên địa bàn tinh Thanh Hóa phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng.
Thứ hai, đôi mới nội dung, phương thức chỉ đạo, định hướng, cung cấp thông tin bảo đảm kịp thời, chính xác, toàn diện, phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tiễn tại tỉnh Thanh Hóa; giữ vững kỷ luật, kỷ cương, chấp hành chỉ đạo, định hướng thông tin, nhất là đối với những vấn đề có tính chất quan trọng, phức tạp, nhạy cảm.
Thứ ba, có cơ ché kiểm soát quyền lực dé phòng chống tiêu cực trong hoạt động báo chí - truyền thông cấp tỉnh; trong đó, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí - truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong việc dé cơ quan báo chí - truyền thông, người làm báo có nhiều sai phạm, vi phạm pháp luật.
Thứ tu, chân chỉnh, xử lý nghiêm vi phạm pháp luật trong hoạt động báo chí
- truyén thông tại tinh Thanh Hóa; khắc phục tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích,
“thương mại hóa”, “báo hóa” tạp chí điện tử, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; biéu hiện tư nhân núp bóng chi phối hoạt động báo chí - truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Thứ năm, day mạnh công tác xây dựng Dang; phát huy vai trò lãnh đạo của Dang; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng va đảng viên trong cơ quan báo chí - truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhất là người đứng đầu cấp ủy tại các cơ quan liên quan.
Thứ sáu, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực quản lý; tăng cường trách nhiệm của Hội Nhà báo tỉnh Thanh
Hóa trong giáo dục đạo đức nghé nghiệp; day mạnh việc theo dõi, kiểm tra, kết luận và xử lý đối với người làm báo vi phạm dao đức nghề nghiệp; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, kịp thời biểu dương, nhân rộng các tập thé, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua và hoạt động báo chí - truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Thứ bảy, các cơ quan báo chí - truyền thông cần tích cực, chủ động trong công tác phối kết hợp chặt chẽ và hiệu quả trong hệ thống báo chí - truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
3.2.2 Khuyến nghị déi với công tác quản lý nhà nước cấp tinh về báo chí - truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Một là, Thường trực Tỉnh ủy cần sát sao trong công tác chỉ đạo, giám sát về chính trị, tư tưởng trong hoạt động báo chí - truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; giao trách nhiệm cụ thể cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với cơ quan quản lý hiệp y điều kiện, tiêu chuẩn đối với lãnh đạo cơ quan báo chí - truyền thông (kiên quyết không hiệp y bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cơ quan báo chí khi chưa đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định); có ý kiến với cơ quan chủ quản về các hành vi vi phạm của cơ quan báo chí - truyền thông; thực hiện nghiêm quy định của Đảng về xử lý trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan báo chí - truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khi dé xảy ra vi phạm, sai phạm.