Van đềbản quyền và bảo vệ bản quyền hiện chỉ do một phòng chức năng thuộc Trungtâm Quảng cáo và Dịch truyền thông phụ trách, bên cạnh đó, Đài TNVN cũngchưa có đầy đủ các bộ quy chế, quy
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ QUỲNH CHI
VAN DE BAO VỆ BẢN QUYEN CHUONG TRÌNH PHÁT THANH
TREN NEN TANG SO CUA DAI TIENG NÓI VIỆT NAM
Hà Nội - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ QUỲNH CHI
VAN ĐÈ BẢO VỆ BẢN QUYEN CHUONG TRÌNH PHÁT
THANH TREN NEN TANG SO CUA DAI TIENG NÓI VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch Hội đồng
PGS.TS Đinh Văn Hường TS Nguyễn Thị Thúy Hằng
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu cua riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Dinh Văn Hường Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bat
cứ công trình nghiên cứu nào trước đây Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội dong về két quả luận văn của mình.
Tác giả luận văn
Lê Thị Quỳnh Chi
Trang 4LOI CAM ON
Trong quá trình thực hiện luận van này, tôi đã nhận được sự hop tác,
giúp đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới:
Cac thay, cô của Viện Đào tao Báo chi và Truyén thông đã giảng dạy,truyền đạt những kiến thức quý báu giúp tôi có được nên tang kiến thức vữngchắc trước khi thực hiện luận văn
Dac biệt, tôi xin chân thành cam ơn PGS.TS Định Văn Huong, can bộ
hướng dan, đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Các dong chí lãnh đạo, các dong nghiệp Đài TNVN và Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền thông đã tạo điều kiện tham gia khảo sát vàCung cấp tài liệu, đóng góp những ÿ kiến quý báu
Lanh đạo và chuyên gia các tô chức, công ty: Trung tâm Bản Quyên số
- Hội Truyền thông số Việt Nam, Công ty Luật Phan Law Vietnam, Công ty
cổ phan Dịch vụ Bản quyên; Cục Bản quyên tác giả - Bộ Văn hóa- Thể thao và
Du lịch; đã tham gia trả lời phỏng vấn và cung cấp dữ liệu theo yêu cau của
tác giả
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ung hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù tôi đã có gắng bằng hết khả năng của mình, song chắc luậnvăn van còn nhiễu thiếu sót Kính mong nhận được ÿ kiến đóng góp dé luậnvan được hoàn thiện hơn, tham khảo và ung dung vào thực tiễn nhằm góp phan xây dựng Đài TNVN ngày càng lớn mạnh, phát triển bên vững.
Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, năm 2023
Tác giả luận văn
Lê Thị Quỳnh Chi
Trang 5MỤC LỤC
\)/9Ê7 000 7
1 Tính cấp thiết của đề tài - ¿+ 2 E222 1EEE211211211271711211211 11111 7
2 Tinh hinh nghién 03: 1 9
3 Mục đích va nhiệm vụ của dé tai cecceccscccssessesssessessessesssessessessuesseeseesessesssseseeseess 14
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2 ¿+ E+EE+EE+EE+EE+EzEeEEerkerkerxrrkrree 15
5 Phương pháp nghiÊn CỨU << x11 v1 TT HH HH HH ng gi 16
6 Đóng góp của đề tài -: + sec s ExEE122112112712211211211111121121111 111 1xxere 17
7 Kết cau của luận văn - ¿+ 2s ©E2EEEE9EEEEEE21221271717112111171711 2111110 17
CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE VAN DE BAO VE BẢN QUYEN
CHUONG TRINH PHÁT THANH TREN NEN TANG SÓ - 18
L.1 Cac Khai mie 0.0 cccceseceseeceeeesnecsceceseeceseeesaeceseeceseessseeseeenseeseseeees 18
1.1.1 Phát thanh và đặc điểm của phát thanh cescecsessccssssssesssesssesssessesssesssessssssesssessses 18
1.1.2 Chương trình phát tÏAHHHh - xxx TT HH Hàn Hàng ng 22
1.1.3 NÊN tảng SỐ - 2-5-5 SE EEEEEEEEEE211211E112211211211211.11.11.11.1 11a 24
1.1.4 Bản quyên và bảo vệ bản QUy€D cecsecssesssessssssesssesssesssssssssesssessssssesssssssesstsssesssecs 24 1.2 Cơ sở pháp luật về bản quyền 2-2 £+S+E+EE£EE£EE£EEEEEEerkerkerkrrxvex 25 1.2.1 Trên thé giới - Set EEEEEE 1112111111111 T11 1.1121.111 1tr 25
IÐ XYY.'Ñ4 28m 29
1.3 Chủ thé, đối tượng, nội dung, biện pháp bảo vệ bản quyền 30 1.3.1 Chủ thể bảo vệ bản qHVÊN + 2S S£+EE‡E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrtkee 30 1.3.2 Đối tượng bảo vệ bản QUYEN ocessesssessesssesssesssesssesssssessssssssssisssesssessesssesstecsessses 31
1.3.3 Nội dung bảo vệ bản QUYEN cescescecsessesseessessesseessessessessusssessessecssessessesssessessesseess 31 1.3.4 Các biện pháp bảo vệ bản QUy€D ceeccseccsesssesssessssssesssesssessesssesssessssssesssesssessssses 32 TIỂU KET CHƯNG 2-2 ©5£©S£+SE+2EE£EEEEEEEEEEEEEEEEESEECEEEEEEEErkrrrkrrrrree 34
CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ
BẢN QUYÈN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TREN NEN TANG SO CUA
DAI TIENG NÓI VIET NAM 2-25- 222 2E SEE 2122112711221 2112121121 cre 35
2.1 Giới thiệu về Đài Tiếng nói Việt Nam, các nền tảng số và chương trình
phát thanh: - c0 211211 1111111113111 1 0111 11g11 H1 T11 HH TH HH ng Hy 35
2.1.1 Đài Tiếng nói Việt NAM ccscssscssssssesssesssessssssssssssssecsssssusssecssecsusssssssecssessessesssecs 35
2.1.2 Các nén tảng số của Đài TNỮN 5-5 St SE 2121121121111 1E ctyee 35
Trang 62.1.3 Quy định quy chế về bản quyền của Đài TINVN 555 Scccccccccrrses 40 2.2 Thực trạng bị vi phạm bản quyền chương trình phát thanh trên nền tảng
số của Dai Tiêng nói Việt Ñam G1 HH 1S n HH TH ng HH ky 40
2.2.1 Đối tượng khảo SÁI s55 EtÉEEEEEEEEEEEEEEEEEEE111111112111111 111111111 te 40 2.2.2 Các hình thức vi phạm bản Quy csccsecsscsssesssesssssesssessssssssssssssecssessssssesssessseess 41
2.3 Thực trạng công tac bao vệ ban quyền chương trình phát thanh trên nền
tang sô của Đài Tiêng nói Việt NÑam - 0 22 12t S 2g re 51
2.3.1 Chit thé na nnẽaẽ n 5I 2.3.2 Đối tượng bảo vệ bản qHyÊMN - 5-55 SE EEEE VỀ 2112112111111 11.110 52 2.3.3 Nội dung bảo vệ bản qHVỄMM - 55+ S5t22tSEEEE SE 2E 2122121111 crree 52 2.3.4 Biện pháp bảo vệ bản QUYEN - - 5S SEEEEEEEEE1121121111111111 110 54
2.4 Đánh giá chung - TH TH TH HT Hệ 57 2.4.1 Thành công và nguyên NNAN << kg nH ng krt 57
2.4.2 Hạn chế và nguyên nÌÂN - 2-5-5 SE‡SE+E+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkerkrree 59
I)I298:42310921019) c0 ã0015 61
CHUONG 3 MOT SO VAN DE DAT RA VÀ GIẢI PHAP, KHUYEN NGHỊ
NHAM NANG CAO HIEU LUC BAO VE BAN QUYEN CHUONG TRINH62
PHAT THANH TREN NEN TANG SO CUA DAI TNVN 62 3.1 Một số vấn đề đặt ra - 2c s2 2E 212211211 211711211211 211111 erre 62
3.2 Nhóm giải pháp cơ bản - - c1 vn vn TH ng HH ng ket 64
3.2.1 VỀ quản Wr cecccceccecceccessessesesssssssessessessessessssssssssussssessessesussussssssssessessessesseseeeecaes 64 3.2.2 Vé quy định, quy trình sản XHẤT - c-52S£SESt‡EEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkerkrree 65
3.2.3 Phân công trách nhiệm và quy trinh XI ÏÚ SĂG Sex sissereseeree 66
3.2.4 Về quy định sử dụng âm thanh, âm nhạc có bản quyỄh -5-55-55¿ 67 3.2.5 Đăng ký bản quyên chương trinh cecccceccsscescessesessessessessessessesssssesessessessessessesseaee G7 3.2.6 Về chế độ báo cáo, vận hành -ccccctccccttrtttEktirrrttriirrrriirirrieg 68
3.2.7 Về truyền thông nội ĐỘ - +: ©5¿++e+E+EEEEEEEEE 2 1221211211211, 68 3.2.8 Về truyền thông đối NGO -55-©5c 5e SE EtéEEE 2E EEE21211211121 112111, 72 3.2.9 Ung dụng công cụ công nghệ hỗ trợ trên nên tảng sỐ - ©5552 75 3.3 Khuyến nghị đối với Đài TNVN 2-5252 2S tk EErererererrrey 83
3.3.1 Hop tác, liên kết với các cơ quan chức HĂNg +52 e+ccScecterererses 83
3.3.2 Tự động hóa quy trình xử lý giữa chủ sở hữu bản quyên với Cục Phát thanh
Truyền hình, Cục An toàn thông tin và các nhà cung cấp dich vụ Internet 84
Trang 73.3.3 Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà mước thành lập liên minh bảo vệ bản
quyên chương trình phát tÏHHAHhh 5: 5-55 SE+S£‡E££E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrrres 87 3.3.4 Tang cường trợ giúp pháp lý trong vấn đề bảo vệ bản quyên 87 3.3.5 Tăng cường hop tác quốc tế trong bảo hộ quyên tác giả -: 88 3.3.6 Giải pháp tài chính và các giải pháp kết hợp khác nhằm gia tăng bảo vệ bản
quyên nội dung của Đài Tiêng noi Viet ÑNGHH Ăn tk hi rrree 89
TIỂU KET CHUONG 3 -222c 2222 2E r2 1 1 re 95 KET LUẬN - 2-5252 2S 2E21122127171121122121111211211 1111112111111 erre 96
TÀI LIEU THAM KHẢO 5-52 2S EE‡EE2EE2EEEEEEEE211211711 111.1 cExeE 100
Trang 8DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT Viết tắt Tiếng Việt
VOV Đài Tiếng nói Việt Nam
TNVN Tiêng nói Việt Nam
VOVAMS Trung tâm Quảng cáo và Dich vụ Truyền thông
VOVLive Hệ thống nội dung số của Đài Tiếng nói Việt Nam
VTV Đài Truyền hình Việt Nam
Report IBáo cáo
IVTC Now Hệ thông nội dung sô của Đài Truyền hình Kỹ thuật số
VTC
VTC News Báo điện tử của Dai Truyền hình Kỹ thuật số VTC
VTC Đài Truyén hình Kỹ thuật sô VTC
VOVTV Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam
VOVGTHN Kênh VOV Giao thông Ha Nội
IVOVGT TPlKênh VOV Giao thông Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 9DANH SÁCH HÌNH ẢNH
STT Tén hinh Trang
Hinh 2.1: Trang truyenhinhonline.net vi pham ban quyén cua VOV 42
Hinh 2.2: Trang sử dung trái phép nội dung VOV và có traffic khá | 43
cao
Hình 2.3: Các kênh phát thanh của VOV được lẫy nguyên sóng trên | 43
mobiradio.vn
Hinh 2.4: Doc truyện đêm khuya trên trang chia sẻ Soundcloud.com | 44
Hình 2.5: Traffic trang Radioplus.vn có traffic khá tốt 45
Hình 2.6: Chuyên mục Cửa s6 tình yêu trên trang giả mao lấn at trên | 46
Tiktok
Hình 2.7: Luong view “khủng” trên Kênh Chuyện thâm kin 47
Hình 2.8: Thống kê vi phạm bản quyền chương trình 48
Hình 2.9: Kênh Tik tok TieuKan lây nguyên phóng sự của VTC Now | 49
để đăng lại
Hình 2.10: Kênh youtube sử dụng logo VOVlive lam ảnh đại diện | 50
kênh và đăng lại các nội dung của VOV3 Hình 2.11: | Chủ sở hữu Vovdigital.vn 51
Hình 2.12: | Chu sở hữu Vovlive.vn 51
Hình 2.13: | Bao cáo vi phạm ban quyén về thương hiệu chương trình 54
Hình 2.14: | Quy trình ra soát và xử lý van dé vi phạm bản quyên trên | 55
VOVLive
Hình 2.15: | Sử dụng Content ID dé rà soát và theo dõi tinh trạng vi | 56
phạm bản quyền bản ghi nhạc hiệu của Đài TNVNHình 3.1: Bắt đầu quá trình kiêm tra và trả kết quả của Công cụ bảo | 80
vệ bản quyền audio/video Vguard
Trang 10Hình 3.2: Kiêm tra bản quyền trên các kênh YouTube, website (có | 80
âm thanh) của Công cụ bảo vệ bản quyền audio/video
Vguard
Hinh 3.3: Kiém tra ban quyén trén Tiktok cua Cong cu bao vé ban | 81
quyén audio/video VguardHinh 3.4: Kiém tra ban quyên trên Twitter của Công cụ bảo vệ bản | 81
quyên audio/video Vguard
Hinh 3.5: So khớp thời gian trùng khớp cua các file trên web do Công | 82
cụ bảo vệ bản quyền audio/video Vguard thực hiện.
Hình 3.6: So khớp thời gian trùng khớp của các file trên TikTok do | 82
Công cụ bảo vệ bản quyên audio/video Vguard thực hiện.
Hình 3.7: Mô hình Tự động hóa quy trình xử lý giữa chủ sở hữu bản | 85
quyền với Cục Phát thanh Truyền hình, Cục An toàn thôngtin và các nhà cung cấp dịch vụ internet
DANH SÁCH BANG BIEU
STT Tén bang Trang
Bang 3.1: Biêu mau thông kê sử dụng các tac phâm trong thang 67
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chuyên đổi số đã, đang là xu thế tất yêu diễn ra mạnh mẽ trong hầu hếtcác lĩnh vực kinh tế - xã hội hiện nay Là lĩnh vực phản ứng nhạy bén với mọibiến động của đời sống kinh tế - xã hội, báo chí truyền thông cần đi đầu trong công cuộc chuyên đổi số quốc gia Thực hiện chủ trương chuyền đổi số quốc gia của Chính phủ, ngày 06/4/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 348/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược “Chuyên đổi số báo chí đến năm
2025, định hướng đến năm 2030” mục tiêu được đặt ra là toàn bộ các cơ quanbáo chí đều đưa nội dung lên các nên tảng số Theo đó, đến năm 2030, 100%
cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng sốtrong nước) 90% cơ quan báo chí sử dụng nên tảng phân tích, xử lý dữ liệutổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo dé tối ưu hóa hoạt động, nhằm
mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn,
hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cáchmạng của Đảng, sự nghiệp đôi mới của đất nước; đảm bảo vai trò dẫn dắt,định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gianmạng: đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; tạo nguồn thu mới; thúc dayphát triển ngành công nghiệp nội dung số
Một trong những thách thức lớn đổi với chuyên đổi số báo chí đó chính
là van nạn vi phạm bản quyền nội dung số, theo đó hiện tượng vi phạm quyềnpháp lý được cấp cho người tao ra hoặc sở hữu nội dung số dé kiểm soát việc sao chép, phân phối và sử dụng nó trong môi trường số hóa đang diễn ra phd biến với tốc độ cao, tính chất ngảy càng nghiêm trọng, phức tạp, phạm vingày càng rộng Đây chính là rào cản lớn đối với chuyên đôi số báo chí ở các
cơ quan báo chí hiện nay.
Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số trở thành vấn đề cấp bách
với mọi nhà báo, mọi cơ quan báo chí Khi bảo vệ được quyên tác giả là đảm
Trang 12bảo rằng các nhà báo, các tác giả được công nhận và được trả nhuận bút xứngđáng cho lao động nghiệp vụ báo chí của họ Điều này thúc đây sự sáng tạo vàđầu tư cho hoạt động sáng tạo nội dung báo chí, tạo động lực cho các nhà báo
và các cơ quan báo chí dau tư vào các dự án phát triển nội dung, các dự án đôimới sáng tạo báo chí Bảo vệ bản quyền báo chí giúp ngăn chặn hiện tượng ăn cắp các chất liệu báo chí, giả mạo báo chí để lan truyền các thông tin sai lệch,xuyên tạc, tin giả mạo, thúc đây một nền báo chí với “hàng thật” và “hangchất lượng cao” Bảo vệ bản quyền báo chi là điều kiện tiên quyết dé bảo vệnguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hìnhkinh doanh nội dung số, góp phan giải bài toán về kinh tế báo chí truyền
thông ở các cơ quan báo chí hiện nay.
Tình trạng vi phạm bản quyền các chương trình phát thanh, truyềnhình, ấn phẩm điện tử nói riêng đang không ngừng gia tăng, dưới nhiều chiêuthức tinh vi, khó kiểm soát Các nội dung của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng
không tránh khỏi tình trạng này Trải qua chặng đường 78 năm hình thành và
phát triển, là đơn vị báo chí Quốc gia duy nhất phát triển mô hình truyền thông đa phương tiện bao gồm đầy đủ cả bốn loại hình báo chí (báo nói, báohình, báo điện tử, báo in), Đài Tiếng nói Việt Nam đang sở hữu một lượng tuliệu lớn và vô cùng quý giá Vậy nhưng hiện tại, có rất nhiều chương trình củaĐài đang bị vi phạm bản quyền Tình trạng này đặc biệt xảy ra trên nền tang
số với các chương trình đặc sắc của Đài như “Đọc truyện đêm khuya”, “Cửa
số tình yêu”, “Tiếng thơ”, các tác phẩm nghệ thuật thu âm và lưu trữ tại ĐàiTNVN, các chương trình trên kênh VOV giao thông, các phóng sự truyềnhình của Đài Truyền hình KTS VTC
Khảo sát sơ bộ, hiện nhiều kênh trên các nền tảng như Youtube,Facebook, Tiktok cũng như website không phép hoặc các nền tảng OTT đãđăng tải nguyên vẹn, hoặc cắt những trích đoạn hấp dẫn nhất và thực hiệnhành vi viết lại tiêu đề dẫn đến làm sai lệch thông tin gốc với mục đích thu
Trang 13hút người xem Thậm chí, có website đã sử dụng toàn bộ kho âm nhạc của
Đài TNVN để đăng tải và thu phí Điều này khiến uy tín của Đài bị ảnhhưởng và đặc biệt làm thất thoát nguồn thu lớn trên các nền tảng số
Chính vì vậy việc ứng dụng các giải pháp, biện pháp kỹ thuật công
nghệ và con người để bảo vệ bản quyền các nội dung phát thanh của ĐàiTNVN trên nén tảng số là một nhu cầu vô cùng cấp thiết
Mặt khác, hiện nay, Đài TNVN chưa thực sự quan tâm tới van dé bảo
vệ ban quyền các chương trình phát thanh của Đài trên nền tảng số Van đềbản quyền và bảo vệ bản quyền hiện chỉ do một phòng chức năng thuộc Trungtâm Quảng cáo và Dịch truyền thông phụ trách, bên cạnh đó, Đài TNVN cũngchưa có đầy đủ các bộ quy chế, quy định về quản lý, khai thác và bảo vệquyền sở hữu trí tuệ, vì vậy, tác giả thấy rất cần thiết dé nghiên cứu, đề xuấtban hành khung pháp lý về sở hữu trí tuệ, tiễn tới triển khai các biện phápđồng bộ dé bảo vệ bản quyền cho nội dung của toàn Đài trên nền tảng số hiện
nay và trong thời gian tới.
Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Van dé bảo vệ ban quyền chương trình phát thanh trên nền tảng số của Đài TNVN” làm luận văn
của mình.
2 Tình hình nghiên cứu:
Trong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ bản quyền nội dung ở ViệtNam đã được sự quan tâm, chú ý của giới học thuật Nhiều tài liệu với nhiềucấp độ nghiên cứu như: Sách, bài viết, tọa đàm, hội thảo, luận án, luận văn về vẫn đề bảo vệ bản quyền nội dung, có thể kế đến một số tải liệu như:
- Sách “Quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ và chuyên giao” - Phùng TrungTập, NXB Công an nhân dân, xuất ban năm 2005, được sửa đồi, bổ sung năm
2009 và năm 2019 Trong đó, PGS.TS Phùng Trung Tập đã giành Phần thứ
ba dé đưa ra các khái niệm về bản quyền như quyền tác giả, tác pham, cũngnhư quan hệ pháp luật của các quyên nay
Trang 14- Sách “Quản lý tập thể quyền tác giả và quyền liên quan” - MiHályFicsor, do Cục bản quyền tác giả Văn học Nghệ thuật xuất bản năm 2006.Cuốn sách sẽ cung cấp cho người đọc các khái niệm cơ bản, vai trò và ý nghĩacủa hệ thống quản lý tập thể, chức năng của các tổ chức quản lý tập thé, việccấp phép, thu và phân phối tiền bản quyền ở các nhóm khác nhau, sự giám sátcủa chính phủ, chương trình hợp tác phát triển của WIPO (Tổ chức Sở hữu trítuệ Thế giới).
- Sách “Hài hòa lợi ích bản quyền - pháp luật và thực thi” - Vũ MạnhChu, NXB Thế giới năm 2009 Cuốn sách gồm ba phan: “Pháp luật hoànthiện”, “Thực thị hoàn hảo”, “Du khảo văn hóa - bản, quyền” Cuốn sáchnhắn mạnh việc cân bằng lợi ích các chủ thé quyền là yêu cầu của việc xây
dựng và hoàn thiện pháp luật cũng như đòi hỏi thực thị bảo hộ có hiệu quả
quyền tác giả và quyền liên quan Quyền lợi của nha sáng tạo phải được bảo
VỆ trong quan hệ khuyến khích các nhà khai thác, kinh doanh tài sản trí tuệ và
công chúng thụ hưởng Nó không chi là van đề của mỗi quốc gia ma còn là van dé của toàn cầu.
- Sách “Quyền tác giả và hoạt động xuất bản” - Emmanuel Pierrat, do
Hồ Thiệu và Nguyễn Đức Tiếu dịch, NXB Hội nhà văn năm 2007 Cuốn sáchgiúp độc giả hiểu rõ hơn về quyền tác giả Hệ thống loại hình các tác phẩmđược bảo hộ Các quyền được cấp bởi sở hữu văn học và nghệ thuật Tác giả
Emmanuel Pierrat cho rang, cuốn sách sẽ tạo nên được sự cảnh giác và phản
xạ kịp thời, và trả lời những câu hỏi nảy sinh về quyền tác giả trong thực tếxuất bản.
- Giáo trình “Giáo trình quyền tác giả, quyền liên quan trong hoạt động xuất bản” - Vũ Mạnh Chu, Vũ Thùy Dương, NXB Thông tin và Truyền thôngnăm 2019 Giáo trình hệ thống kiến thức sở hữu trí tuệ về quyền tác giả vàquyên liên quan, được vận dụng trong lĩnh vực xuất bản Giáo trình đã chuyên
tai có hệ thông, từ các nội dung đại cương vê quyên tac giả, quyên liên quan
10
Trang 15và những nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ của tác giả, của các tổ chức,
cá nhân đến các nội dung xác định tài sản trí tuệ của nhà xuất bản, sự cần thiếtphải bảo vệ, cũng như việc áp dụng các biện pháp dé bảo vệ quyên
- Giáo trình “Giáo trình luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” - Trường Đại học
Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân năm 2017 Giáo trình đưa ra tổng quan
về khái niệm sở hữu trí tuệ, đặc điểm của quyền sở hữu tri tuệ và pháp luật về
sở hữu trí tuệ Trình bay các van dé liên quan đến việc xác lập cũng như chuyền giao quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, vi phạm pháp luật về sở hữu trí
tuệ và xử lý vi phạm
- Giáo trình “Giáo trình luật sở hữu trí tuệ” - Lê Đình Nghị, Vũ Thị Hải
Yến, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2016 Ngoài nội dung tổng quan về quyền
sở hữu trí tuệ Giáo trình còn đi sâu trình bày các quy định luật về sở hữu trítuệ trong một số lĩnh vực: Quyền tác giả và quyên liên quan, quyền sở hữucông nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại
Việt Nam
- Giáo trình “Pháp luật và đạo đức báo chí” - Nguyễn Thị Trường
Giang (chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2020 Cuốn sách làhọc liệu bồ trợ học tập và giảng dạy môn học Pháp luật và đạo đức báo chí tạiHọc viện Báo chí và tuyên truyền Giáo trình giới thiệu tổng quan về pháp
luật và luật báo chí; Luật báo chí năm 2016; Đặc biệt, tác giả đã dành riêng
một phần để giới thiệu về quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động báo chí, xuấtbản; Cơ sở lý luận của vấn đề đạo đức báo chí; Các quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới và Việt Nam.
- Luận án Tiến sĩ “Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của Tòa án
nhân dân ở Việt Nam hiện nay” — Tác giả: Nguyễn Huy Hoàng, 2022 Luận
án làm rõ các vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật bảo hộ quyền tác giả vàthực tiễn bảo vệ QTG thông qua xét xử tại Toa án Việt Nam, từ đó, đề xuấtđịnh hướng và giải pháp nhăm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp
11
Trang 16dụng pháp luật trong bảo vệ quyền tác giả tại Toà án ở Việt Nam.
- Hội thảo "Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số" diễn ra vào ngày 13/9/2023, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam và Báo Đại biểu Nhân dân tô chức Tại hội thảo, các đạibiểu đã tập trung thảo luận VỀ co SỞ pháp lý, khoa học, thực tiễn về vai trò củabảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số; làm rõ thực trạng vi phạm bảnquyền tác phẩm báo chí hiện nay, đặc biệt là thực trạng khai thác bản quyền
số Dua ra giải pháp hữu hiệu dé bảo vệ bản quyền báo chí, đặc biệt trong môitrường số; nâng cao năng lực bảo vệ, khai thác bản quyền tác phẩm báo chí
trong thời đại 4.0 cho các tòa soạn và nhà báo.
- Hội thảo “Khai thác và thực thi bản quyền trên không gian mạng” diễn ravào ngày 26/10/2023 tại TP Hồ Chi Minh Tại Hội thảo, các đại biéu đã thảoluận và trao đôi về các quy định pháp luật và thực tiễn việc thực thi cơ chế gỡ
bỏ nội dung vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng.Cùng với đó, đây là dip để trao đổi kinh nghiệm với một số quốc gia về cơchế gỡ bỏ nội dung vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên không gianmạng qua đó đưa ra các đề xuất, giải pháp tại Việt Nam từ đó đưa ra các kiếnnghị, giải pháp về khai thác và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan trên
không gian mạng.
~
- Luận văn Thạc sĩ
nay (Khảo sát tại VTV, VTC, HTV từ tháng 6/2013 — 6/2014” — Tác giả:
“Van dé bản quyền trên Truyền hình Việt Nam hiện
Nguyễn Thị Thu Giang (2015), Học viện Báo chí và Tuyên truyền Đề tài đãnghiên cứu thực trạng thực thi bản quyền Truyền hình tại Việt Nam hiện nay,
từ đó rút ra đánh giá, nhận định cơ bản bản quyền Truyền hình và đề xuất cácgiả pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động bản quyền Truyền hình và đềxuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động bản quyền Truyền hình
- Luận văn thạc sĩ: “Van đề bản quyền truyền hình tại Đài truyền hình
12
Trang 17Việt Nam hiện nay” — Tác giả: Nguyễn Xuân Phúc (2015), Học viện Báo chí
và Tuyên truyền Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về bản quyền truyền hình ởViệt Nam Đề tai đã khái quát về diện mạo các vấn dé bản quyên truyền hình
ở Việt Nam nói chung và Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng hiện nay Qua
đó, đề tài nhằm đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp cụ thé nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này trong thời gian sắp tới.
- Luận văn Thạc sĩ: “Vấn đề bảo vệ bản quyền chương trình truyền
hình trên internet của Đài PTTH Vinh Long” — Tác giả: Nguyễn Văn Phúc
(2020), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đề tài đi sâu tìm hiểu và làm
rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề bản quyên, vấn đề vi phạm bản quyềnchương trình truyền hình trên internet Qua đó, đề xuất các giải pháp nhămnâng cao hiệu quả việc bảo vệ bản quyền các chương trình truyền hình trên
internet của Đài PTTH Vĩnh Long.
- Luận văn Thạc sĩ: “Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số ở Việt Nam” — Tác giả Nguyễn Văn Bình (2018), Đại học Huế Đề tài đã đưa ra những quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền liên quan dưới góc độ quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bảnghi âm, ghi hình và quyền của người biểu diễn; quyền của nhà sản xuất bảnghi âm, ghi hình và quyền của tổ chức phát sóng Tác giả cũng đưa ra nhữnggiải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo vệ bản quyên, nângcao hiệu quả áp dụng quy định về bảo vệ bản quyền liên quan ứng dụng vàothực tế.
Những năm qua, tại Đài TNVN cũng như các đơn vị đang có rất ít côngtrình nghiên cứu về giải pháp bảo vệ bản quyền của các chương trình phátthanh và truyền hình Tại Đài Tiếng nói Việt Nam chỉ có một đề tài nghiêncứu liên quan lĩnh vực bản quyền Đó là:
- Đề tài “Thực hiện pháp luật về quyền tác giả tại Đài Tiếng nói Việt Nam
- thực trạng và giải pháp” (MS: NCTK-TNVN 04/2016) Tác giả: Trịnh Bá Uy.
13
Trang 18Đề tài khoa học nêu trên đã thu thập tài liệu, kết quả; đánh giá hiệu quảviệc thực hiện pháp luật về Sở hữu trí tuệ, trọng tâm là về quyền tác giả,quyền liên quan tại Đài TNVN đồng thời đề xuất Lãnh đạo Đài ban hành quyđịnh về thực hiện pháp luật về quyên tác giả, quyền liên quan tại Đài TNVN,đảm bảo việc chấp hành pháp luật, phù hợp thực tiễn của Đài Tuy nhiên,
công trình này nghiên cứu đã khá lâu (năm 2016), cùng với đó công nghệ
thông tin với sự ra đời của các mạng xã hội đã khiến vẫn đề bảo vệ bản quyềnnảy sinh nhiều vấn đề mới chưa được giải quyết
Vấn dé bảo vệ bản quyên, đặc biệt là bản quyền về nội dung phát thanhtrên nền tảng số mặc dù không còn mới trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, lĩnhvực này vẫn còn khá mới mẻ, phần lớn mới chỉ nghiên cứu trên lĩnh vực truyền
hình mà chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách công phu
và đầy đủ ở cấp độ một luận văn thạc sĩ hay một luận án tiễn sĩ riêng vấn đề bảo vệ bản quyền nội dung phát thanh Vì vậy, tác giả hy vọng với sự đầu tư vànghiên cứu nghiêm túc, tâm huyết luận văn thạc sĩ về dé tài “VAN DE BẢO
VỆ BAN QUYEN CHUONG TRÌNH PHÁT THANH TREN NEN TANG
SO CUA DAI TIENG NÓI VIET NAM”, sẽ là một tài liệu tham khảo có giá
trị cả về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, trước hết cho
hệ thống phát thanh nói chung và Đài TNVN nói riêng
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những van dé lý luận liên quan đến đề tài, bước đầuhình thành khung lý thuyết cho vấn đề bảo vệ bản quyền chương trình phátthanh trên nền tảng số của Đài TNVN, qua đó tác giả khảo sát, đánh giá thựctrạng (thành công, hạn chế, nguyên nhân) của vấn đề này, từ đó đề xuất nênmột số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu lực bảo vệ bản quyềnchương trình phát thanh trên nên tảng số của Đài TNVN trong hiện tai và thời
gian toi.
14
Trang 19Các nhiệm vụ này liên quan mật thiết, tác động và hỗ trợ lẫn nhau
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong giới hạn của luận văn này, tác giả sẽ nghiên cứu những vấn đề vềbảo vệ bản quyền chương trình phát thanh trên nền tảng số của Đài TNVN
- Thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu về thực trạng vi phạm bản quyềnđối với các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Trong luận văn này tác giả tập trung khảo sát, nghiên cứu, đánh giá một
số chương trình phát thanh được đưa lên nền tảng số VOVlive như Cửa sổtình yêu, Đọc truyện đêm khuya, Chuyện thâm kin, Dân ca và nhạc cô truyén
Một số nội dung tin tức phát sóng trên các kênh sóng của Đài Truyền
15
Trang 20hình Kỹ thuật số VTC (VTCI, VTC16) được đưa lên nền tảng nội dung số
VTV Now.
Tác giả chọn nội dung trên dé khảo sát bởi đây là những chương trình
đã có tuôi đời lâu năm của Dai TNVN, cùng với đó luôn nhận được sự quan
tâm và tương tác lớn của khán thính giả cả nước Thời gian nghiên cứu khảo
sát: Từ tháng 9/2022 — đến hết tháng 9/2023 (đây là khoảng thời gian hai hệ thống nội dung số VOV Live và VTC Now đã rất quyết liệt trong công tác bảo vệ và xử lý các trường hợp vi phạm bản quyền trên nền tảng số)
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Dựa trên cơ sở học thuyết của Chủ nghĩa Mác — Lénin, Tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối của Đảng, pháp luật quốc tế và Việt Nam về báo chí và van đềbảo vệ bản quyền trên báo chí, lý luận về quản trị và các lý luận liên ngành liên
quan khác.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích, nghiên cứu, tổng hợptham khảo các tài liệu liên quan đến đề tài, đặc biệt là những công trình
nghiên cứu, giáo trình, tài liệu chuyên khảo, luận án, luận văn.
- Phương pháp thống kê: Thu thập, thống kê các số liệu từ đó đưa ranhững phân tích chi tiết về van đề nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích cụ thé các van dé sau đótổng hợp và đưa ra những nhận xét đánh giá.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn các lãnh đạo cơ quan báo chí,nhà quản lý báo chí, các chuyên gia trong lĩnh vực bản quyền dé làm rõ thựctrạng vi phảm bản quyền chương trình phát thanh trên nền tảng số của ĐàiTNVN nhằm tìm được các giải pháp thực tế và hiệu quả nhất
- Phương pháp quan sát, trải nghiệm: là sự tham gia của tác giả trực tiếpvào các tòa soạn để quan sát, ghi nhận và xử lý các trường hợp vi phạm bản quyền chương trình phát thanh trên nền tảng số của Đài TNVN.
16
Trang 216 Đóng góp của đề tài
- Đề tài có đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn đối với lĩnhvực bảo vệ bản quyền chương trình cho một cơ quan truyền thông chủ lực đa
phương tiện ở Việt Nam.
- Luận văn đề xuất những giải pháp cấp thiết và khả thi nhằm bảo vệbản quyền chương trình phát thanh trên nền tảng số của Đài TNVN
- Những dir liệu trong luận văn có thé làm tài liệu tham khảo cho các cơquan báo chí, các cấp lãnh đạo trong việc đưa ra các chiến lược, sách lược, đề
án về van đề bảo vệ bản quyền chương trình
- Dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên báo chí, những người quan
tâm đến lĩnh vực này
- Có tính hữu ích cho tác giả luận văn và Đài TNVN
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về van dé bảo vệ bản quyền chương trình phátthanh trên nền tảng số
Chương 2: Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác bảo vệ bản
quyền chương trình phát thanh trên nền tảng số của Đài Tiếng nói Việt Nam
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp, khuyến nghị nâng caohiệu lực bảo vệ bản quyền chương trình phát thanh
Nội dung luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự các chương nói trên.
17
Trang 22CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE VAN DE BẢO VỆ BẢN QUYEN CHƯƠNG
TRÌNH PHÁT THANH TRÊN NÈN TẢNG SÓ
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Phát thanh và đặc điểm của phát thanh
Có nhiều định nghĩa, cách thức, quan điểm tiếp cận loại hình báo nói(phát thanh), hiện vẫn chưa có một cách hiểu đồng nhất về khái niệm này
Trong cuốn Các thể loại báo chí phát thanh, tác giả Xminốp chorang: “phát thanh là sự noi tiếp tự nhiên kinh nghiệm đã tích lũy của loàingười trong việc phản ánh và tổ chức thông tin xã hội”, “là kênh chuyển tảinhững nghệ thuật âm thanh khác, bằng lời thoại, chuyển tải những khối lượnglớn hoạt động sáng tao của minh”, “là sản phẩm của thực tế ngôn ngữ mới,
sự ton tại của ngôn ngữ trong éphia (không trung) ” [42, tr 9]
Tác giả Phạm Thành Hưng, người dịch cuốn Thuật ngữ Báo chítruyền thông cho rằng: “Phá thanh là một phương tiện truyền thông đạichúng dựa trên nguyên tắc kỹ thuật truyền âm thanh dé chuyển tải các
chương trình tin tức, tri thức, nghệ thuật tới đông đảo công chúng thính giả cũng như cho các nhóm thính giả đặc thù” [22, tr 104]
GS Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Truyền thông đại chúng đưa ra kháiniệm: “Phát thanh (radio) là loại hình truyền thông đại chúng, trong đó nộidung thông tin được chuyển tải qua âm thanh Âm thanh trong phát thanh baogốm lời nói, âm nhạc, các loại tiếng động làm nên hoặc minh họa cho lời nói như tiếng mưa, gió, nước chảy, sóng vỗ, chim hót, tiếng vỗ tay, tiếng ôn đường pho, v.v ” [29, tr 104]
PGS.TS Nguyễn Văn Dững cho răng: “Phá thanh là kênh truyền thôngđại chúng sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thong truyền dan truyền di âmthanh tác động trực tiếp vào thính giác người tiếp nhận Chất liệu chính củaphát thanh là nghệ thuật sử dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc trong việc tái
18
Trang 23hiện cuộc sống hiện thực ” [16, tr 111]
Trong cuốn Báo phát thanh của Phân viện Báo chí và Tuyên truyền,khái niệm báo phát thanh được dùng từ việc mở rộng và phát triển khái niệmbáo chí “Báo phát thanh được hiểu nhự một kênh truyễn thông, một loại hìnhbáo chí điện tử hiện đại mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng thé giới âm thanh phong phú và sinh động (lời nói, tiếng động, âm nhạc) để chuyển tải thông điệp nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh, tác
động vào thính giác cua công chúng ” [16, tr 51]
Báo phát thanh cũng có một tên gọi khác là báo nói Điều 3, khoản 4
Luật Bao chí năm 2016 định nghĩa: “Báo nói là loại hình bảo chí sử dụng
tiếng nói, âm thanh, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tang kỹ thuật ứng
dung công nghệ khác nhau ”.
Như vậy, các cách định nghĩa phát thanh của các chuyên gia trên thế giới và ở Việt Nam tuy có khác nhau cách tiếp cận nhưng đều thống nhất
điểm chung về phát thanh, đó là tính chất truyền tải thông tin thông qua âm
thanh Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ, phát thanh không chỉ truyền phát thông tin thông qua sóng điện từ và hệ thống truyền thanh màcòn đến được với công chúng thông qua cáp, vệ tinh và đặc biệt là qua nền
tảng Internet.
Do đó, tác giả luận văn kế thừa và phát triển khái niệm phát thanhtương đối như sau: “Phát thanh là loại hình báo chí sử dụng tổng hợp lời nói, tiếng động, âm nhạc để chuyển tải thông tin qua truyền dẫn, phát sóngtrên các hạ tang kỹ thuật ứng dựng công nghệ khác nhau ”
Với định nghĩa trên cho thấy, phát thanh mang những đặc điểm riêng biệt, có thê thấy rất rõ khi so sánh với các phương tiện truyền thông đại chúngkhác, các đặc điểm của phát thanh đó là:
Truyền tải thông tin qua âm thanh tổng hopPhát thanh mang âm thanh tổng hợp tác động trực tiếp vào thính giác
19
Trang 24của con người Âm thanh tổng hợp của phát thanh gồm có: lời nói, tiếng động
và âm nhạc Đây là đặc trưng quan trọng nhất, giúp phân biệt báo phát thanh
với các loại hình báo chí khác.
So với truyền hình, loại hình báo chí này cũng sử dụng âm thanh,
nhưng âm thanh của truyền hình chỉ là yếu tô bổ trợ cho hình ảnh Hình ảnh là
ngôn ngữ số một của truyền hình Âm thanh phải gắn với hình ảnh và bổ sung
hay làm sáng tỏ cho các hình ảnh đó Còn âm thanh của phát thanh là âm
thanh tổng hợp, không bi phụ thuộc vào hình ảnh hay chữ in nên có nhiều ưuthé để khai thác sử dụng Âm thanh tông hop có khả năng chuyền tai thông tinnhanh, dễ dàng thực hiện, tái hiện cuộc sống một cách sinh động và chânthực, kích thích trí tưởng tượng, gây không khí và gợi lên tâm trạng Nguồn
“tài nguyên” này còn đem lại sức phản ánh không giới hạn, mang lại cho nhà
báo khả năng khai thác tự do và phong phú.
Thông tin nhanh
Phát thanh của kỷ nguyên làn sóng điện có khả năng đưa thông tin
nhanh, tạo ra sự tiếp nhận đồng thời trên diện rộng Sóng điện từ với tốc độtương đương tốc độ ánh sáng (gần 300.000km/s) cùng với hệ thống truyền
thanh nhanh chóng đưa âm thanh từ người nói tới đông đảo công chúng.
Phát thanh trong đời sống hiện đại không chỉ sử dụng làn sóng điện đểtruyền tải thông tin mà còn tận dụng tính chất ưu việt của Internet, cáp và vệtinh dé tạo ra sự nhanh nhạy trong truyền dẫn Nói cách khác, phát thanh dang
sử dụng da dang nén tang kỹ thuật dé đáp ứng nhu cầu và điều kiện tiếp nhận
của con người.
Tính quảng bá
Tính quảng bá chính là khả năng tiếp cận đông đảo công chúng Vì thế,
kỹ thuật phát thanh không chỉ giúp thông tin nhanh mà còn giúp đưa thông tin
trên diện rộng Thông tin của phát thanh có thé đến với hàng triệu triệu ngườicùng lúc Sóng của phát thanh lan truyền theo hình sin (truyền hình truyền
20
Trang 25sóng theo hình thắng) cho phép phát thanh đến được cả với những địa hìnhphức tạp, những vùng xa xôi, hẻo lánh mà truyền hình khó vươn tới Phát
thanh có sức mạnh đặc biệt trong việc truyền phát thông tin theo diện rộng
nhằm tạo ra hiệu ứng xã hội một cách nhanh chóng, trở thành loại hình báo
chí mang tính xã hội hóa cao.
Tinh riêng tu, thân mật
Nhờ sử dụng âm thanh tổng hợp bao gồm lời nói, tiếng động và âm nhac, phát thanh chuyền tải thông tin cùng với sự biéu cảm, cho phép thể hiệntâm trang và thái độ, tinh cảm nên sống động hơn han các hình thức thông tinbăng ấn phẩm Sử dụng nguồn tài nguyên vô tận của cuộc sống là âm thanh,
phát thanh đem đến những âm thanh của cuộc sống, tái hiện thực tiễn một
cách sống động và chân thực Sự phối hợp với âm nhạc còn mang lại sự tiếp
nhận dễ dàng, thú vị và hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, dù phát thanh hướng tới đông đảo công chúng nhưng cách
thức tác động lại như một người nói với một người, với sự thân ái, trò chuyện.
Tiếp nhận thông tin qua radio thường có tính riêng tư, thân mật Hạn chếkhông có hình ảnh lại trở thành một ưu thế của phát thanh khi truyền thông vềnhững vấn đề mang tính tế nhị, riêng tư như tình dục và sức khoẻ sinh sản,tình bạn, tình yêu, gia đình, ứng xử trong cuộc sống Việc không phải xuất
hiện trên màn hình, lộ diện gương mặt giúp cho công chúng dễ dàng và thoải
mái chia sẻ các vẫn đề của mình hơn
Tỉnh tiện lợi trong tiếp nhậnPhát thanh được coi là loại hình báo chí duy nhất giúp con người có thểvừa tiếp cận thông tin vừa duy trì các hoạt động sống khác Mọi người đều có thé vừa làm công việc nào đó vừa nghe phát thanh Họ có thé bỏ chiếc radionhỏ vảo túi và đi đến mọi nơi và nghe Trên đường từ nhà đến nơi làm việc,
họ có thê tiếp nhận bản tin của phát thanh để biết được những sự kiện, van đềđang diễn ra trong đời sống Tận dụng đặc điểm này, nhiều Đài phát thanh
21
Trang 26trên thế giới đã mở kênh phát thanh giao thông đề phục vụ người dân ở các đô
thị lớn, có mật độ tham gia giao thông đông Các kênh phát thanh giao thông
cập nhật thông tin theo “giờ cao điểm”, chỉ dẫn người dân các lộ trình giaothông hợp lý, mở rộng hiểu biết, giúp họ giải trí, thư giãn, trở thành người banđường tin cậy của công chúng Trong đời sống hiện đại, việc sử dụng nhiều ô
tô và phương tiện giao thông công cộng khiến cho con người gần gũi với phát
thanh hơn Chính tính tiện lợi đã giúp phát thanh lưu giữ công chúng trong
bối cảnh nhiều loại hình truyền thông mới ra đời và lớn mạnh
1.1.2 Chương trình phát thanh
Thuật ngữ “chương trình” có nghĩa là “toàn bộ nói chung những dự
kiến hoạt động theo một trình tự nhất định và trong một thời gian nhất định”.Khác với chương trình nói chung, chương trình phát thanh là kết quả của quátrình giao tiếp truyền thông giữa những người làm phát thanh với thính giả
trong môi trường xã hội rộng lớn Nói cách khác, chương trình phát thanh là
sự hội tụ giữa nhu cầu, thị hiểu của công chúng với mục đích và ý tưởng sángtạo của nhà truyền thông qua phương tiện truyền thông radio Bên cạnh việc cung cấp thông tin, chương trình phát thanh còn hàm chứa những giá trị tưtưởng, văn hóa đặc thù của dân tộc, quốc gia, giai cấp hay tầng lớp xã hội cụthé Những giá trị này được truyền tải qua hàng loạt yéu tổ hợp thành chươngtrình như: nội dung thông tin, hình thức thể hiện, phương thức sản xuất, kếtcau chương trình
Trong một đài phát thanh, tùy theo tiêu chí khác nhau, có thể tổ chứcsản xuất ra nhiều dạng chương trình, với phong cách khác nhau, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng, nhiều chiều của thính giả.
Trong thực tế đang có nhiều tiêu chí phân loại khác nhau, dẫn đến sựxuất hiện của nhiều chương trình phát thanh khác nhau trên một kênh sóng.Điều này cũng tạo ra nhiều quan niệm khác nhau về chương trình phát thanh
PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn Báo phát thanh định nghĩa:
22
Trang 27“Chương trình phát thanh là sự liên kết, sắp xếp hợp lý tìn, bài, băng tư liệu
âm nhạc trong một thời lượng nhất định được mở đầu bằng nhạc hiệu, kếtthúc với lời chào tạm biệt nhằm lap ứng yêu cầu của cơ quan bdo phát thanh,đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất đối với người nghe” [16, tr 216]
Trong cuốn Lý luận báo phát thanh, tác giả Đức Dũng cho răng:
“Chương trình phát thanh là sự sắp xếp hợp lý các thành phan tin, bài, băng
âm thanh trong một chỉnh thể với khoảng thời gian xác định nhằm đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền của cơ quan phát thanh và mang lại hiệu quả cao nhấtđổi với người nghe” [15, tr 103]
Cuốn Báo phát thanh lý thuyết và kỹ năng cơ bản, PGS.TS Đinh ThịThu Hằng đưa ra khái niệm: “Chương trình phát thanh là một chỉnh thể trong
đó các thành phan tin bài, âm nhạc, lời dẫn được bồ trí, sắp xếp một cách hợp lý trong một khoảng thời gian xác định quả cao nhất đối với ngườinghe” nhằm đáp ứng nhiệm vụ của cơ quan truyền thông và mang lại hiệu
[21, tr 153]
Trong cuỗn Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh, tác giả
Lois Baird cho rang, chương trình “/a thudt ngữ diễn đạt một sự kết hợp
không xác định nhiều thể loại, và có thé hiểu theo nghĩa den là một phan bat
kỳ của chương trình phát thanh” [25, tr 179]
Nhìn chung các khái niệm trên đã đề cập đến những yếu tố căn bản,những thuộc tính của chương trình phát thanh đó là: trật tự kết cấu, nội dungthông tin, hình thức thé hiện, thể loại tác phẩm, ngôn ngữ loại hình, thờilượng chương trình, mục tiêu của chủ thê truyền thông, nhu cầu của đối tượngtiếp nhận Trên cơ sở kế thừa và phát triển những quan điểm nghiên cứu vềchương trình phát thanh trước đây thì: Chương trình phát thanh là sự tổchức, sắp xếp hợp lý các thành phan tin, bài, lời dẫn, phát biểu của nhânvật, tư liệu (lời nói, tiếng động, âm nhạc) trong một chỉnh thể, với thờilượng nhất định, nhằm thực hiện mục tiêu tuyên truyền của cơ quan phátthanh và đáp ứng nhu cầu thông tin da dạng, nhiều chiều của người nghe
23
Trang 281.1.3 Nần tảng số
Theo Quyết định số 186/QD-BTTTT ngày 11/02/2022 của Bộ Thôngtin và Truyền thông: Nền tang số là hệ thống thông tin phục vụ các giao dich
điện tử trực tuyến hoạt động theo mô hình sử dụng công nghệ số để tạo môi
trường mạng cho phép nhiều bên cùng tham gia để giao dịch, cung cấp dịch
vụ cho các tổ chức, cá nhân, có thé sử dụng ngay, đơn giản, thuận tiện, linhhoạt theo yêu cầu, đễ dàng phổ biến trên diện rộng, các bên tham gia khôngcần tự đầu tư, quản lý, vận hành, duy trì.
Nền tảng số là “hạ tầng mềm” của không gian số, giải quyết các bài toán cụ thé của chuyển đôi số, tạo lập và lưu trữ dữ liệu người dùng; càng
có nhiều người sử dung thì dé liệu càng nhiều, chi phí càng rẻ, giá trị tạo
ra càng lớn.
1.1.4 Bản quyền và bảo vệ bản quyền
Từ điển Oxford nhắn mạnh khái niệm bản quyền (copyright) là quyềnlợi hợp pháp và độc quyền của tác giả gốc trong một thời gian giới han dé in
ấn, xuất bản, biểu diễn, làm phim hay ghi âm các tác phâm nghệ thuật, văn
học, âm nhạc
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bố sung 2009,2019), bản quyền (quyền tác giả) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tácphẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu Thông thường đối với tác phâm củamình ngay tại thời điểm mà tác giả tạo ra sản phẩm Các cá nhân khác khôngđược xâm phạm đến các quyền của tác giả về quản lý, sử dụng, khai thác giá trị của tác phâm nếu chưa được đồng ý.
Trong đó, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệthuật, khoa học; đối tượng quyên liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộcbiểu dién, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang
chương trình được mã hóa.
Các cá nhân, tô chức nắm giữ bản quyền được quyền sử dụng cũng nhưkhai thác các lợi ích liên quan của sản pham Do đó mà pháp luật cũng bảo vệ
24
Trang 29cho các quyền lợi cơ bản của họ Các đối tượng nắm giữ bản quyền được quyđịnh cụ thể trong hệ thống pháp luật quốc gia, qua đó nó cũng có giá trị côngnhận trên quốc tế và được bảo vệ.
Các lĩnh vực được bảo hộ bản quyền bao gồm:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sach giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thê hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm sân khẩu;
- Tác phẩm điện anh và các tác phẩm được tạo ra theo phương pháp
tương tự; ;
- Tác phâm tao hình, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh, tranh triển lãm;
- Tác phâm kiến trúc;
- Ban họa dé, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc,
công trình khoa học;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Theo đó, bảo vệ bản quyền có thể hiểu người sở hữu hợp pháp có quyền kinh tế dé ủy quyền hoặc ngăn chặn việc sử dụng tác pham đó trongcông việc, trong một số trường hợp, dé nhận tiền thù lao cho việc sử dụng tácphẩm của họ Bên cạnh đó, chủ sở hữu bản quyền tác phâm có thé cắm hoặc
Ủy quyền, ví dụ như: việc tái tạo dưới nhiều hình thức khác nhau, chăng hạn
như xuất ban, in hoặc ghi âm; tổ chức buồi biểu diễn công cộng (vở kịch, tácpham âm nhac); làm bản ghi (dưới dạng đĩa, DVD); phát sóng bằng đài phátthanh; dich sang ngôn ngữ khác; chuyền thé cuốn tiêu thuyết thành kịch ban phim;1.2 Cơ sở pháp luật về bản quyền
1.2.1 Trên thế giới
Công ưóc Berne
Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật được kýtại Berne (Thụy Si) năm 1886, lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác gia
25
Trang 30giữa các quốc gia có chủ quyền Nó được hình thành sau các nỗ lực vận độngcủa Victor Hugo Trước khi có công ước Berne, các quốc gia thường từ chốiquyền tác giả của các tác phẩm ngoại quốc Vi dụ, một tac phâm xuất bản ở một quốc gia được bảo vệ quyền tác giả tại đó, nhưng lại có thé bị sao chép vaxuất bản tự do không cần xin phép tại quốc gia khác.
Các quốc gia tuân thủ công ước Berne công nhận quyên tác giả của cáctác phâm xuất bản tại các quốc gia khác cùng tuân thủ công ước này Quyềntác giả, theo công ước Berne là tự động: không cần phải đăng ký tác quyên,không cần phải viết trong thông báo tác quyền Ngoài ra, những quốc gia ký
công ước Berne không được đặt ra các thủ tục hành chính sách nhiễu các tác
giả trong việc thụ hưởng tác quyền (Các quốc gia ký công ước Berne vẫn có quyền áp đặt các luật lệ riêng cho các tác giả trong nước họ hoặc từ những
nước không ký công ước này).
Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau đó Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ công ước đượcphép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn, như Cộng đồng châu Âu đã làmnăm 1993 Hoa Kỳ cũng gia han tác quyên, như trong Đạo luật Kéo dài Bảnquyền Sonny Bono năm 1998
Một số nước tuân thủ phiên bản cũ của công ước Berne cho phép tácgiả được hưởng suốt đời cộng 70 năm Thời hạn này có thé giảm đối với một
số loại tác phẩm nghệ thuật (như điện ảnh) hoặc đối với các tác phẩm làcông trình của một cơ quan thì thời hạn tác quyền là 95 năm sau lần xuất bảnđầu tiên.
Ngày 26 tháng 7 năm 2004, chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia
nhập Công ước Berne Trong văn kiện này, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam tuyên bố bảo lưu các quy định tại Điều 33(1) của Công ước Berne
và áp dụng chế độ ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo Điều II và Điều III của Phụ lục Công ước Berne Công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2004.
26
Trang 31Công ước Brussels
Các Quốc gia ký kết Công ước Brussels (1974) nhằm cam kết tiễn hànhcác biện pháp thích dang dé ngăn chặn việc phân phối bat kỳ tín hiệu mangchương trình nào trên hoặc từ lãnh thổ nước mình của bất kỳ nhà phân phốinào mà các tín hiệu đã được phát đến hoặc qua vệ tinh là không chủ định dànhcho họ Nghĩa vụ này được áp dung trong trường hợp tô chức gốc mang quốctịch của Quốc gia ký kết khác và đối với tín hiệu được phân phối là tín hiệu đã
mã hoá Tại bất kỳ Quốc gia ký kết nào mà việc áp dụng các biện pháp củaCông ước thì bị giới hạn về thời gian, thì thời hạn của việc áp dụng đó sẽđược ấn định theo pháp luật quốc gia của Quốc gia đó Tổng Thư ký LiênHiệp quốc được thông báo bằng văn bản về thời hạn đó vào thời điểm phêchuẩn, chấp nhận hay gia nhập, hoặc trong vòng 6 tháng từ khi luật hoặc sựsửa đối của luật này có hiệu lực, nếu pháp luật nước đó có hiệu lực hoặc được sửa đôi sau đó.
Công ước Geneva
Công ước Geneva là văn bản được ký kết ngày 29/10/1971, gồm 13 điều Nội dung chính của Công ước quy định nghĩa vụ cho mỗi quốc giathành viên về việc bảo hộ các nhà sản xuất bản ghi âm mang quốc tịch củacác quốc gia thành viên khác chống lại việc làm bản sao, nhập khẩu và pháthành chúng mà không được sự đồng ý của nhà sản xuất bản ghi âm
Các quốc gia nhập Công ước sẽ khuyến khích tác giả trong nước sángtạo ra nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, vì không những được phổbiến ở trong nước ma còn được phô biến ở nước ngoài Bên cạnh đó, nhờ có được cơ sở pháp lý về nguyên tắc quốc tế nên việc trở thành thành viên của ai Công ước cũng là điều kiện quan trọng dé thu hút đầu tư nước ngoài trong cáclĩnh vực kinh tế, thúc đây phát triển thương mại với các nước trên thế giới Đó
là chưa kể đến việc xuất phát từ chính thực trạng bảo hộ quyền tác giả các nhàsản xuất ở Việt Nam chưa thực sự tốt Vì vậy cần phải tham gia công ước dé
27
Trang 32qua đó thực hiện những biện pháp chung như quy định của thé giới.
Công ước quốc tế bảo hộ người biểu diễn — ROMENội dung cua Công ước Rome (1961) nham bảo hộ các chương trìnhbiểu diễn nghệ thuật, âm nhạc của người sản xuất các chương trình này Cácnghệ sĩ trong các loại hình biểu diễn như diễn viên điện ảnh, ca sĩ, nhạc sĩ,
nghệ sĩ múa được ngăn chặn các hành vi mà họ không muốn như truyền
thanh, thông tin cho công chúng về buổi biểu diễn của họ, thu âm, ghi hình chương trình biéu diễn của minh.
Đối với người sản xuất chương trình âm nhạc có quyền cho phép hoặckhông cho phép người khác gián tiếp hoặc trực tiếp sao chép chương trình thuthanh Các tô chức truyền thanh có quyền cho hoặc không cho phép phát lại
chương trình.
Căn cứ vào Công ước Rome, việc bảo hộ các nhà sản xuất chương trình
thu thanh, chống sao chép bất hợp pháp là việc mỗi nước thành viên tham gia Công ước phải bảo hộ người sản xuất chương trình này Nhà sản xuất cóquyền chống lại việc nhập khẩu các tác phẩm sao chép Thời hạn bảo hộ cácquyền của nhà sản xuất trong lĩnh vực này tối thiểu 20 năm kê từ lần đầu tiên
ấn định hoặc xuất bản lần đầu tiên tác phẩm thu thanh
Đối với quyền tác giả, Hiệp định bản quyền (WCT, 1996), có quy định:Bất kỳ các thành viên nào đều phải tuân thủ các quy định tại Luật (Paris) năm
1971 của Công ước Beme Các đối tượng được bảo hộ gồm chương trình máytính; biên tập dư liệu hoặc các tư liệu khác Các quyền của tác giả gồm:Quyền phân phối, quyền cho thuê, quyền thông tin với công chúng Nướcthành viên của Công ước phải thực hiện các thủ tục thực thi theo luật quốc gianhằm chống lại bat kỳ hành vi nào vi phạm quyên tác giả được quy định trong
Hiệp định.
Hiệp ước quyền tác giả WIPO (The WIPO Copyright Treaty - WCT)Hiệp ước là một hiệp định đặc biệt theo Công ước Berne liên quan đến
28
Trang 33việc bảo vệ các tác phẩm và quyền của các tác giả trong môi trường kỹ thuật
số được ký vào năm 1996 Theo quy định trong Hiệp định này, thì nghệ sĩbiểu diễn như diễn viên điện ảnh, ca sĩ, nhạc sĩ có quyền tài sản trong quan hệsao chép lại, phân phối, cho thuê, phố biến Các nghệ sĩ có quyền truyềnthanh, truyền thông đến công chúng, quyén thu ghi Nhà sản xuất chươngtrình có quyền: Sao ghi lại; phân phối; cho thuê; phô biến
Theo Hiệp định WIPO về biểu diễn và thu thanh, nghệ sĩ biéu diễn vànhà sản xuất các chương trình thu thanh thì nghĩa vụ của một nước tham giaCông ước phải đối xử với công dân của một nước khác cùng tham gia côngước có các quyền tương tự như quyền của công dân nước mình
Hiệp ước này cung cấp cơ sở pháp lý đáng ké cho thương mại điện tửlành mạnh Họ duy trì các ngành công nghiệp bản quyền quốc gia, thu hút đầu
tư và bảo vệ sự sáng tạo ở trong nước Hiệp ước này hiện nay có 110 quốc giathành viên Việt Nam gia nhập Hiệp ước WTC nhằm tăng cường bảo vệ cácquyên liên quan của người biểu dién và nhà sản xuất bản ghi âm trong môi trường kỹ thuật số, đồng thời đáp ứng các cam kết của Việt Nam trong cácHiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết gần đây
1.2.2 Tai Việt Nam
Quyền tác giả tại Việt Nam đã được quy định chi tiết trong Bộ luật Dân
sự năm 2015, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đôi, bỗ sung năm 2009)
và Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy địnhchi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, bổsung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyềnliên quan (Nghị định số 22/2018/NĐ-CP) Theo đó, quyền tác giả là quyềncủa tô chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu(khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005)
Pháp lý về bản quyền trên các nền tảng xuyên biên giới ở Việt NamChính phủ vừa ban hành Nghị định 70/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
29
Trang 34điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP quy định chỉ tiết thi hành một số điềucủa Luật Quang cáo, trong đó, sửa đổi, bổ sung Điều 13 về hoạt động cungcấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam từ ngày 15/9, các nềntảng xuyên biên giới (như Facebook, Google, TikTok ) sẽ bị siết chặt, nhữngquảng cáo quy phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 điều 8 Luật An ninhmạng, điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ phải gỡ bỏ trong vòng 24 giờ.
Và mới đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26/4/2023 hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyên tác giả, quyền liên quan.
Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Sở hữu trí tuệ năm 2005; Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật Sở hữutrí tuệ năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảohiểm, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 và Luật sửa đôi, bố sung một số điều củaLuật Sở hữu trí tuệ năm 2022 về quyên tác giả, quyên liên quan Trong đó,nghị định đã bố sung rõ các loại hình tác phẩm báo chi được bảo hộ quyền tácgiả quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ là tác pham cónội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi
nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận các thê loại báo
chí khác nhăm dang, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc cácphương tiện khác (Chi tiết ở phụ lục 1)
Như vậy, trên thế giới và Việt Nam đã ban hành khá đầy đủ, hệ thốngcác văn bản pháp lý về bản quyền, là cơ sở quan trọng cho việc thực thi trênthực tế.
1.3 Chủ thể, đối tượng, nội dung, biện pháp bảo vệ bản quyền
Trang 35Chủ thé bảo vệ bản quyền ở đây có thé là các t6 chức, cá nhân, chủ sởhữu các tác phẩm cần được bảo hộ bản quyên.
1.3.2 Đối tượng bảo vệ bản quyền
Đối tượng bảo vệ bản quyền bao gồm tác phâm văn học, nghệ thuật,khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu
diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang
chương trình được mã hóa.
1.3.3 Nội dung bảo vệ bản quyền
Theo quy định sở hữu trí tuệ thì bảo vệ bản quyền gồm 02 nội dung đó
là bảo vệ quyền nhân thân của tác giả và bảo vệ quyên tài sản của chủ sở hữutác phâm (quy định tại Điều 18, 19, 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi,
bố sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2009) Cụ thể như sau:
Thứ nhất, quyên nhân thân
Về mặt bản chất thì đây là những quyền gắn liền với tac giả và không thé chuyển giao được, trừ quyền công bố tác phẩm Quyền nhân thân gồmnhững quyền sau:
- Đứng tên trên tac phẩm; được nêu tên khi tác phẩm được công bố,
Day là những quyên có thé chuyền giao được Gồm những quyên sau:
- Làm tác phâm phái sinh
- Biểu dién tác phẩm trước công chúng
- Sao chép tác phẩm
- Phân phối, nhập khâu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm mà minh sở hữu
31
Trang 36- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng
- Cho chủ thể khác thuê bản gốc hoặc bản sao đối với các tác phẩm
điện ảnh, chương trình máy tính của mình
1.3.4 Các biện pháp bảo vệ bản quyền Biện pháp chủ sở hữu tự bảo vệ quyên tác giảĐây biện pháp cần thiết đầu tiên của chủ sở hữu đối với tác phẩm củamình Pháp luật về sở hữu trí tuệ cũng ghi nhận quyền này Tại Khoản 1 Điều
198 Luật sở hữu trí tuệ, đó là:
“Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây
dé bảo vệ quyên sở hữu trí tuệ của mình:
a) Ap dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tô chức, các nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệphải cham dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường
thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thâm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác củaphấp luật có liên quan”
Bảo vệ quyên sở hữu công nghiệp đổi với tác phẩm bang biện pháp
hành chính, dân sự, hình sự
- Biện pháp hành chính: Tại Điều 221 Luật sở hữu trí tuệ có quy định
rõ về nội dung này, khi có các dấu hiệu đối tượng sở hữu công nghiệp bị xâmphạm năm trong phạm vi điều luật thì sẽ bị xử phạt hành chính đối với các
hành vi xâm phạm đó.
- Biện pháp dân sự: Đối với biện pháp này, việc áp dụng xử lý hành vixâm phạm theo yêu cầu của chủ thé sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp,ngay cả trong việc hành vi đó đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính, hình
sự Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự theo quy định của pháp luật về
tố tụng dân sự
32
Trang 37- Biện pháp hình sự: Đây là hình thức xử phạt nặng nhất khi mà hành vi
xâm phạm đối tượng sở hữu trí tuệ mà có cau thành tội phạm Điều này được
ghi nhận tại Điều 212 Luật sở hữu trí tuệ “ Cá nhân thực hiện hành vi xâmphạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cau thành tội phạm thì bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự”.
33
Trang 38TIỂU KET CHUONG 1Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã trình bày, hệ thống hóa cáckhái niệm về phát thanh, chương trình phát thanh, nền tảng số và bản quyên.Bên cạnh đó, tác giả đã đề cập đến những cơ sở pháp luật về bản quyền cảtrên thé giới và Việt Nam Trong chương 1 cũng đã làm rõ về chủ thé, đối
tượng bảo vệ bản quyên, để từ đó đưa ra được nội dung cũng như phương
thức bảo vệ bản quyền.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến bảo hộbản quyền tác giả nhằm bảo vệ những thành quả lao động sáng tạo của cánhân, tô chức Tuy nhiên, hoạt động thực thi bảo hộ bản quyền nói chung, bảnquyền các sản pham báo chí (gồm cả báo nói, báo hình, báo điện tử) nói riêngcòn gặp nhiều khó khăn, tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra ở nhiều mức độ
khác nhau.
Có thể thấy, việc bảo vệ bản quyền là một hoạt động quan trọng và
cũng là thách thức lớn nhất đối với những sản pham sáng tạo Việt Nam là một trong 10 quốc gia có vi phạm bản quyền lớn nhất trên thé giới (đứng thứ 8/10) Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, những sángtạo ngày càng được phổ biến rộng rãi đến với công chúng, đáp ứng nhu cầutỉnh thần ngày càng cao của người dân nhưng cũng đặt ra thách thức lớn vềbảo vệ quyền tác giả
Với những nội dung đã được hệ thống hóa ở chương 1 sẽ là tiền đề, cơ
sở cho những nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng ở chương 2.
34
Trang 39CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ BẢN
QUYEN CHUONG TRÌNH PHÁT THANH TREN NEN TANG SO CUA
DAI TIENG NOI VIET NAM
2.1 Giới thiệu về Đài Tiếng nói Việt Nam, các nền tảng số và chương
trình phát thanh
2.1.1 Đài Tiếng nói Việt Nam
Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) ra đời vào ngày 7/9/1945, là cơ quanthuộc Chính phủ, là đài phát thanh quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đaphương tiện thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đườnglối của Dang và chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phan giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tỉnh thần của nhân dân băng các chương trìnhphát thanh và các loại hình báo chí, truyền thông đa phương tiện khác
Qua 78 năm xây dựng, chiến đấu, rèn luyện, trưởng thành, từ một kênhsóng và ba chương trình phát thanh ban đầu băng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếngPháp, phát trên máy sóng trung 300W và cả tín hiệu Moóc-xơ, đến nay ĐàiTNVN đã lớn mạnh, hiện dai với đầy đủ 4 loại hình báo chí (Báo nói, báo
hình, báo điện tử, báo in), có 8 kênh phát thanh, trong đó có 2 kênh phát 13
thứ tiếng dân tộc thiêu số và 13 thứ tiếng nước ngoài; 17 kênh truyền hình; 2
báo điện tử; 1 báo in; 6 cơ quan thường trú ở 6 khu vực trong nước và 13 co
quan thường trú ở các khu vực trên thế giới; một nhà hát ca múa nhạc; haitrường cao đắng phát thanh, truyền hình
2.1.2 Các nền tảng số của Đài TNVN
Trên môi trường số, Đài TNVN có sự hiện diện rất đông đảo, thương
hiệu VOV cũng trở nên quen thuộc với người dùng Internet, các kênh mạng
xã hội trên Facebook, YouTube, Zalo có lượng người theo dõi lớn Có thể kê
dén một sô đơn vi nôi bật như sau:
35
Trang 40Báo điện tứ VOV News
Ra đời vào ngày 3/2/1999, Báo điện tử VOV (tiền thân là Báo điện tửVOV News) là sự khởi đầu của Đài Tiếng nói Việt Nam trong việc nắm bắt
xu thế phát triển của truyền thông hiện đại, chuyển Đài Tiếng nói Việt Nam từmột cơ quan báo chí đơn thuần về phát thanh sang mô hình cơ quan truyền
thông đa phương tiện.
Mỗi năm, trên hai bản tiếng Việt và Tiếng Anh, Báo điện tử VOV xuấtbản trung bình 80.000 tin, bai, có lượng người đọc đến từ 225 quốc gia, vùnglãnh thổ trên toàn thế giới Từ tháng 8/2005 VOV News bắt đầu phát thanhtrực tuyến 4 hệ phát thanh của Đài TNVN: hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp(VOVI); hệ Văn hóa - Đời sống - Khoa giáo (VOV2); hệ Âm nhạc và Thôngtin - Giải trí (VOV3); hệ Phát thanh Đối ngoại (VOVS) từ 5h đến 24h hàngngày Đến năm 2012, các kênh VOVI (Thời sự), VOV2 (Văn hóa Xã hội),
VOV3 (Âm nhạc), VOVTV (Truyền hình VOV) được xây dựng thành
những chuyên trang, có tên miền riêng trực thuộc Báo điện tử VOV
Theo thống kê của SimilarWeb, thang 8/2020, báo điện tử VOV thu hút5,71 triệu lượt truy cập, có tổng tong 9,87 triệu lượt đọc tin/bài va nằm trongtop 33 báo điện tử có lượng truy cập cao nhất Việt Nam
Bên cạnh đó, báo điện tử VOV còn xuất hiện trên các kho ứng dụng diđộng của Apple App Store (các thiết bị chạy hệ điều hành iOS), Google Play(thiết bị chạy hệ điều hành Android) Tuy nhiên, số lượng cài đặt chưa nhiều.Theo thống kê, các ứng dụng này đều thu hút dưới 10.000 lượt cài đặt
Theo số liệu cập nhật đến ngày 29/3/2023, trên mạng xã hội, Báo điện
tử VOV sở hữu trang Fanpage Facebook có tổng cộng 434 nghìn lượt theo
dõi; kênh YouTube chính thức có 49,2 nghìn lượt theo dõi; Kênh Tiktok Báo điện tử VOV: 1,1 triệu lượt theo dõi.
Báo điện tử VTC News
Báo điện tử VTC News chính thức ra mắt vào ngày 21/8/2008, trực thuộc
36